http://photos1.blogger.com/

Còn Lại Của Chiến Tranh: sau 30 năm nội chiến Quốc-Cộng chấm dứt 1975-2005

Lời của Gió: Trong mớ hỗn loạn của tràn đầy chất liệu để viết; câu chuyện Trần Mạnh Hảo nhà văn Bắc Kỳ Nam Định trong nước muốn đối thọai với Trần Nghi Hoàng nhà văn hải ngoại Nam Kỳ Lục Tỉnh, là một đề tài đầy sát phạt.

Trần Nghi Hoàng cầm bút ở hải ngoại lâu năm. Một mình một ngựa, anh thường vắng mặt ở những chiếu văn học hải ngoại. Anh không xuất hiện trên các chiếu Hợp Lưu, chiếu Văn Học, chiếu Văn, chiếu Người Việt, chiếu Canada, chiếu Diễn Đàn Pháp, chiếu Tiền Vệ Úc ... Trong nhiều ngày tháng cũ nhếch, Trần Nghi Hoàng sống ở San Jose tự lập ra chiếu Văn Uyển với Trần Thị Bông Giấy. Hai người đàn ông và đàn bà này như hai cỗ máy hung hăng. Viết nhiều. Đớn đau cũng nhiều. Ân oán giang hồ khá phong ba bão táp. Dân văn nghệ hải ngoại có đôi khi nhắc tên đôi song ca Nghi Hoàng - Bông Giấy mà ớn sự sinh sự sự sinh của đôi này . Bây giờ đã chia ly. Trần Nghi Hoàng dọn sang nửa mặt đất Mỹ bên kia là tiểu bang Virginia.

Trần Mạnh Hảo là một ông mãnh súng vàng riêng trong nước. Nhà văn Trần Mạnh Hảo của tác phẩm lẫy lừng Ly Thân, và Trần Mạnh Hảo của những bài thơ hay. Nhưng người ta thường nói về Trần Mạnh Hảo nổi tiếng với món hàng "đụng". Mới đây nhất Trần Mạnh Hảo "đụng" Nguyễn Huy Thiệp qua vụ Hoa Thủy Tiên. Trần Mạnh Hảo là người rất "dám đụng", cũng như Trần Nghi Hoàng ở hải ngoại cũng là một người vì "dám đụng" qúa mà bị lọt sổ các chiếu văn nghệ kia. Một nhà văn sản phẩm của chế độ khép kín nghiệt ngã như chế độ Việt Nam trong mấy chục năm qua, Trần Mạnh Hảo dám viết và dám đụng, ắt anh phải có khả năng tạo nghiệp, rất lớn.

Trong lá thư gửi cho Trần Nghi Hoàng và Gió O ngày 23-3-2005, nhà thơ Trần Mạnh Hảo nói anh muốn đối thoại với nhà thơ Trần Nghi Hoàng về những đề tài đã gây cuồng nộ cho cả hai người. Nỗi cuồng nộ của hai nhà thơ cũng chính là nỗi cuồng nộ chưa chấm dứt của gần trăm triệu dân Việt Nam còn gầm ghè nhau vì cuộc nội chiến Quốc - Cộng 1954-1975 để lại.

Thời điểm là đã 30 năm. Ba mươi năm hậu chiến tranh Quốc Cộng. Một thời gian hơi dài . Nhưng những người đàn ông độc tài vẫn nắm cán cân hơi lâu hơi mạnh, nên chi những vấn đề tướm máu của Việt Nam vẫn còn bị các ông này chực chực hăm he súng đạn sẵn sàng cứa cố cho nhân dân đi tù

Thời điểm 30 năm. Có những người đàn ông cầm chữ đòi vượt tường lửa đối thoại với nhau. Tín hiệu gì đây ? Lần đầu tiên một nhà văn trong nước vươn cánh tay dài ra đến hải ngoại để phát biểu rằng anh muốn đối thoại với một nhà văn khác chính nghĩa về những đề tài mà chiến tranh đã để lại. Có phải đây là tín hiệu sáng ? Không biết. Không ai biết được điều gì sẽ xảy ra, nhưng ý nghĩ có hai người đàn ông là hai con ngựa chứng trong hai cõi trời đất đã từng muốn ăn tươi nuốt sống nhau, nay muốn hỏi thăm nhau, là một điều đầy hào hứng

Mong một điều là: nên đối thoại để thông đạt.

Gió O vẫn còn bị lựu đạn và mìn tường lửa rà rà nơi này nơi khác trên quê hương Việt Nam đấy, thưa nhà văn Trần Mạnh Hảo

Gió O
tháng 3-2005

Trần Nghi Hoàng (ngoài nước): Trần Mạnh Hảo vs Nguyễn Huy Thiệp,

Trần Nghi Hoàng: Thơ Phản Thơ hay Trần Mạnh Hảo Phản Trần Mạnh Hảo

thư Trần Mạnh Hảo (trong nước): Phê Bình Văn Học Nói Cho Cùng Cũng là "Chuyện Tử Tế"

thư Trần Nghi Hoàng (3): Khác Với "Nghề" Công An, "Phê Bình Văn Học Thực Sự" Tất Nhiên Là Chuyện Tử Tế

thư Trần Mạnh Hảo (4): KHI GÃ “CÔNG AN” TRẦN MẠNH HẢO ĐÃ BƯỚC ĐẦU “CẢI TẠO” ĐƯỢC ANH HAI HOÀNG ( TỨC QUÝ ÔNG TRẦN NGHI HOÀNG)

thư Trần Nghi Hoàng (5): CỦA ... “LỢN” VÀ NGƯỜI*