THI VŨ

 

Cao Bá Quát,
những ḍng thơ đẹp

 

Thế nào là thơ đẹp ? Thơ là ǵ ? Những câu hỏi như thế đánh lên nhiều lần. Được các nhà biên khảo, phê b́nh trả lời nhiều bận. Đặc biệt có một số thầy đồ văn chương hí hửng ba hoa, ê a cà kệ, say sưa theo từng cơn đồng nhập. Triệu chứng nghĩa địa ấy ngày càng chôn cất rất tử tế các nhà thơ. Chưa kể nạn độc đoán chính trị hay bè lũ trong văn học chợ trời quyết tuyệt diệt và thảm sát những Người Thơ.

Ai trong chúng ta không nghe danh Cao Bá Quát, không từng học thơ Cao Bá Quát thời trung học ? Thế nhưng Cao Bá Quát c̣n lại ǵ trong mỗi chúng ta ngoài chữ NGÔNG với vài ba giai thoại coi như «ngang tàng» ? Sức ngang tàng không ngang tàng nổi cuộc đời tẻ lạnh, đơn điệu, buồn hiu và bế tắc của mỗi chúng ta ! C̣n ḍng thơ lớn của Cao Bá Quát ? —Ít người c̣n nhớ. Thế là vô t́nh hay cố ư, chúng ta đồng lơa thảm sát một nhà thơ. Thảm sát những nhà thơ, nhà văn, nhà nghệ thuật trong đời sống, tuy vẫn bô bô đề cao văn học trên sách báo !

Chấm dứt những định nghĩa, những đàm tiếu, những giai thoại. Đến gặp thẳng người thơ bằng cách đọc thơ người, cho thơ tái sinh và người thơ sống lại. Ta sẽ có thêm bằng hữu giữa cuộc đời chợ búa, quạnh hiu.

Thơ là thực hay mộng ? Lại hỏi !

Trên mặt đất có ǵ không thực đâu. Kể cả mộng. Mộng cũng từ người sinh ra. Huyễn hay thực, chỉ là vấn đề đánh giá. «Nếu không thấy sóng dâng hùng tráng, làm sao biết tấm ḷng ngh́n phương ?» :

Bất kiến ba đào tráng

An tri vạn lư tâm ?

Thanh tŕ phiếm châu nam hạ (từ Thanh-tŕ buông thuyền xuôi nam)

Trong số những nhà thơ được ra nước ngoài, theo những đoàn sứ các thế kỷ trước, có lẽ Cao Bá Quát là người có cái nh́n quan sát kỹ nhất. Quan sát những điều mới lạ có tính thức tỉnh và sáng tạo cho quê hương con người.

Giữa bốn bức tường đen, thơ mở cánh cửa x̣a nắng hay trăng vào những thiên hà và bốn mùa cỏ cây muôn thú. Giữa các chấn song xiềng xích bản năng, thơ là ch́a khóa trí tuệ tháo cũi sổ lồng cho người về phó hội với thần linh.

Các nhà thơ của ta xưa khi ra nước ngoài thường vẫn tiếp tục vịnh cảnh, vịnh người, cảm đề, hoài niệm các chốn cũ của những vĩ nhân hay thi hào sống trước. Thơ an cư lạc nghiệp với điển cố. Không như Cao Bá Quát thường tự tỉnh trên đường : «Đi làm quan xa mới biết có loài cá lớn ngh́n dặm (1). Kiến thức hẹp ḥi khác chi nh́n con báo chỉ thấy một vằn (2) (Hoạn du tỉnh thức ngư thiên lư, Ngu kiến chân thành báo nhất ban).

Một nhà thơ cách mạng và tân thời được ca tụng ồn ào, như ông Hồ, cũng không vượt khỏi ḍng thơ tự sự. Chưa thoát khỏi tường vây sáo ngữ. Một ngục tù chữ nghĩa.

Một phần khối lượng thơ xưa, đẹp th́ có đẹp. Nhưng bấy nhiêu h́nh ảnh trau qua chuốc lại như một gian hàng bán đồ cổ : phong, hoa, tuyết, nguyệt, Hạng Vơ, Ngu Cơ, Kinh Kha, Nghiêu Thuấn, Bá Di, Thúc Tề... Để tiếp tục với Xít ta lin, Lê nin...

Ít có nhà thơ như Cao Bá Quát biết nh́n sự lạ, và dám đưa vào thơ chuyện lạ. Dù chuyện lạ ấy đôi khi chẳng thơ chút nào. Như chiếc «Tàu thủy Hồng Mao» ông thấy trên đường đi Nam Dương. Các thi sĩ khác, có lẽ sẽ không nh́n khối sắt phun khói này, v́ thơ họ bận tả sóng, mây, chân trời, góc bể...

Hẳn nhiên, ngày nay ta đâu cần đọc thơ Cao mới biết tàu thủy là ǵ. Tuy nhiên, cha ông ta đă phản ứng thế nào, cảm giác ra sao, khi thấy lần đầu một phát minh Tây phương ? Đây là điều lư thú mà nhà thơ ghi lại cho ta :

Khói ùn lên trời xanh

Tỏa cao hàng trăm thước

Uốn lượn như rng sa

Không tan khi gió thổi

Chủ thuyn sửng sốt, thủy thủ đứng lên theo

Huyên thuyên cười nói

Ta xốc áo đứng nh́n về hướng đông

Đây là hỏa thuyền Tây dương đang vùn vụt tiến lại

Cột tàu cao ngất, con quay gió đứng im

Ống khói nằm giữa nhả khói ngùn ngụt

Hai guồng quay phía dưới đập vào sóng dồn

Guồng quay, sóng vỗ, ầm ầm như sấm ran

Đi ngang, chạy ngược, nhanh như ngựa phi

Không buồm, không chèo, không người đẩy

Từ đảo Nanh Rồng, hang Đả Đỏ xa ngoài trăm dặm

Búng ngón tay đă vượt mọi lớp sóng kinh người

Đầu băi Lặc Tử (3) mây đen phủ kín

Nước triều chiều lên nhanh trước ghềnh Bạch Thạch (4)

Họ gọi trẻ đến, vểnh mũi cười nói

Quần trắng mũ cao, đứng vây quanh cột buồm

Các ngài có thấy không :

Khi nước vũng Vỹ Lư rót vào tảng đá Ốc tiêu (5)

Lửa sẽ dữ dội bốc lên thẳng mây xanh

Mở la bàn sang phương đông nên cẩn thận dè chừng !

Không như biển tây sớm hôm nước triều đều đặn.

Bài ca Tàu thủy Hồng Mao

 

Cao yên quán thanh không

Tả tác bách xích đôi

Yêu kiều thùy thiên long

Cương phong xuy bất khai

Đă sư kinh khởi thủy thủ lập

Tứ biên tiếu ngữ phân huyên hôi

Ngă diệc lăm y hướng đông vọng

Đạo thị dương phiên hỏa thuyền lư dĩ lai

Nguy tường ngật lập ngũ lạng tĩnh

Tu đồng trung trĩ phún tắc yên tồi ngôi

Hạ hữu song luân triển chuyên đạp cấp lăng

Luân phiên lăng phá ẩn kỳ sinh nội lôi

Hữu thời hoành hành đảo tật bôn mă

Vô phàm vô lỗ vô nhân thôi

Long Nha, Xích Khảm bách lư ngoại

Đàn chỉ tảo khước kinh lan hồi

Lặc Tử châu đu hắc vân hợp

Bạch Thạch than tiền mộ trào cấp

Hoán nhi ủng tị đàm tiếu lai

Tuyết khóa nga cân nhiễu tường lập

Quân bất kiến :

Vỹ Lư chi thủy hối Ốc tiêu

Kiếp hỏa trực thướng thanh vân tiêu

Khai châm đông khứ thận tự giới

Bất tỷ tây minh triêu mộ trào.

Hồng Mao hỏa thuyền ca

Chất cơ khí của tàu dạt vào thi tứ theo khói rồng uốn lượn, sóng vỗ sấm ran, trước đôi mắt ngạc nhiên người dân Nam ngơ ngác. Tuy nhiên niềm tự hào của nhà thơ phương đông không để cho ḿnh thất thần. Bốn câu thơ cuối diễn tả ư chí bất khuất long trời lở đất trước cường bạo hay xâm lược. Nước vũng Vỹ Lư bạo cuồng tới đâu, tảng đá Ốc tiêu khí phách sẽ cản ngăn đốt cháy. Có la bàn đi tới biển đông, nhưng nên cẩn thận. Thái b́nh dương không là Địa Trung Hải. Các ngài có thấy không ?

Đọc 112 bài thơ trong «Ngục trung nhật kư» của ông Hồ Chí Minh qua 18 nhà lao, nhận ra tâm sự, lao lung và thương tâm lắm. Nhưng thơ nhạt nhạt và vụn vặt thế nào ! Người tù ấy c̣n rất cậu.

Chẳng thấm thía là bao so với người tù Cao Bá Quát suốt ba năm bị tra tấn và giam hăm tại lao Thừa Phủ ở Huế. Hai người đều v́ ư chí mà bị tù. Nhưng sao Cao Bá Quát khí phách thế ? Khí phách bằng thơ và qua thái độ. Ông Hồ mượn thơ để làm quan. Cao sống thơ giữa đời.

Chỉ một bài «Đằng tiên ca» của Cao đủ xóa 112 bài tự sự vụn kia. Qua bài này, «Người thi sĩ nằm tù giữa trời đất» (Thiên địa nhất thi tù — Độc dạ cảm hoài) đă tả chiếc roi song đánh ḿnh như sau :

Sau rằm tháng chín, khí mát dịu

Trời u ám, ban mai thiếu nắng

Người tù đầu rối, ngi trên giường găy

Gió buốt lộng thốc vào áo quần

Chợt lính bộ đến, tiếng vang lanh lảnh

Thét gọi giục lên công đường

Mang gông đứng dậy bước theo

Khăn sổ, chân vội vàng

Đến cổng thấy lính canh hai hàng

Người kinh đô ngơ ngác kín tường đứng

Quan lớn một hàng, thầy biện ngồi dưới

Truyền đem h́nh cụ bày la liệt

Có chiếc roi song dài vút

Da tía, ḿnh cứng, uốn cong liền bung thẳng

Người tù nằm sấp, sợ tái người

Đầu quay nghiêng như con dê hốt hoảng

Chân tay căng thẳng, đôi mắt thất thần

Mưa vừa dứt, hơi độc bốc tới hông

Tra hỏi giờ lâu, miệng cứng đờ

Kêu trời mà than : oan ! oan !

Quan thét như sấm chuyển rung nhà

Roi quất vút bay như ánh chớp

Khi tung như hai con thuồng luồng quật bờ ao lở

Khi dừng tựa nước lạnh đổ vào nồi nước sôi

Đôi cọc sừng sững vững chắc

Tiếng rên xé dăy hành lang

Than ôi, cành hải đường đương xuân

Chẳng v́ hương cũ xóm Xương Châu (6) mà bẻ nát

Bấy giờ trời sẩm tối

Khí sương nơi góc điện tỏa ngát v́ ta

Roi song bớt giận rủ xuống

Tay chắp, ruột quặn cuốn được ngón tay (7)

Được, mất do mệnh là sự thường

Mặt mày như mọi người, sao phải đau thương ?

Ơn nhà nợ nước chưa đền đáp

Kẻ dũng cảm đâu cam chết nơi văn tự !

Chao ơi, chiếc roi song !

Mày không thấy :

Ở phía nam sông Đức giang

Trên đỉnh núi Nguyệt hằng

Có cây tùng cây bách thân tàn một nửa

Vẫn hiên ngang đứng giữa trời đông rét

Nếu có người thợ giỏi biết dùng

Th́ sá ǵ loại bồ kết, chương năo không đáng kể kia

Nỡ vào c̣n đốn chặt ?

Bài ca cái roi song

 

Cửu nguyệt vọng hậu thiên khí lương

Bạch nhật ảm thảm thần vô quang

Cơ nhân ḅng phát tọa đoạn sàng

Bi phong táp táp xuy y thường

Bộ đinh yết lai thanh lang lang

Hoán thủ thúc xúc phó sảnh đường

Phiên thần hạ giới tùy nhạn hàng

Tệ cân bất chỉnh tẩu thả mang

Nhập môn ngục tốt hiệp lưỡng bàng

Đô nhân hăi quan như đổ tường

Đại quan liệt tọa hạ nhất lang

Hô xuất ngục cụ la trí tương

Cự đằng chi tiên trường thả trường

Phu t nhục ngạnh nhụ như cương

Cơ nhân yển ngọa h́nh thương hoàng

Ḥi đầu trắc cố như kinh dương

Thủ thân cước trực lưỡng nhăn hoang

Vũ hậu tháp độc chưng bàng quang

Lương cứu vấn tấn khẩu bất trương

Khổ đạo khuất khuất hào khung thương

Quan thanh tích lịch ṭi đài lương

Điện hỏa thiểm thiểm giao phi tường

Hân như song giao bác hoại đường

Băi như lănh thủy quán cấp thang

Lưỡng mốc trác lập thế quật cường

Thân thanh thập nhị hi tu lang

Ô hô nht chi xuân hải đường

Tồi chiết bát biện Xương Châu hương

Thử thời mộ thiên quưnh thương mang

Đài giác vị ngă phi thanh sương

Đằng tiên thùy thùy khí bất dương

Củng lập nhiễu chỉ hồi nhu trường

Đắc táng mệnh dă nhân chi thường

My mục như nhân hà thích thương ?

Quốc ân gia trạch vị thiu thường

Dũng phu na tử hàn mặc trường !

Ta tai đằng tiên !

Nhĩ bắt kiến : Đức giang chi dương

Nguyệt hằng chi cương

Thượng hữu bán tử chi tùng bách

Đột ngột đổng cửu nhi tương vương

Cẩu phất khí vu tiết tượng

Cố vô thủ hồ kê thê dữ dự chương

Nhi hà tiễn phạt chi đương ?

Đằng tiên ca

Cao Bá Quát từng chú trong các bài thơ làm thời gian ở tù : «Lúc bị tra tấn, thịt da rách nát, máu chảy đầm đ́a, khiêng về th́ ngất đi, đến hai trống canh mới hồi lại».

Biệt cách với nhân gian là cảnh tù. Nhưng cảnh tù cay đắng nhất khi bạn bè, thế nhân biệt cách với ḿnh :

Sấm gầm chớp giật thân trơ trọi

Bạn hữu kinh nh́n giả tránh ngơ

Ngày 17 tháng 10, sau khi bộ Lễ tra tấn nghiêm ngặt,
gượng đau viết luôn bốn bài

Cấp lôi bôn điện nhất thân cô

Thức hữu kinh khan bất cảm hô

Thất nguyệt thập nhất nhật, thừa lễ bộ nghiêm tấn hậu,
cưỡng bệnh mạn chí tử thủ.

Có ai ngờ một người nô bộc lại giữ vẹn t́nh xưa :

Cám ơn chủ bộc Tiêu gia cũ

Gạt lệ âm thm với chủ xưa

n.t.

Đa tạ Tiêu gia cựu thời bộc

Khấp tương ôn ngữ úy vi tu

n.t.

Hoặc an ủi phần nào, trong cảnh tù đày, khi chợt có kẻ yêu thơ, biết tài thơ của ḿnh, dám đem giấy mực tới xin thơ. Hầu như ngày nay yêu thích thiết tha với thơ, với chữ như thế không c̣n nữa ?! Nhờ có người yêu thơ, Cao đă v́ họ làm thơ trong tù, và để lại cho ta nhiều bài. Như ba bài «Trường giang thiên» (Một thiên vịnh cái gông dài) mà Cao đă chú dẫn : «Cùng nhà giam, có ông chủ sự họ Nguyễn coi kho vũ khí, đem cái gông dài xin ta vịnh thơ. Tự nghĩ v́ ḿnh dại dột ngông cuồng, bị tội là đáng, c̣n dám nói ǵ ? Chỉ mừng rằng đêm khuya ḷng tự hỏi ḷng, có điều không thẹn với vật này mà thôi. Trong lúc vắng vẻ ngồi buồn, thường thường t́nh hiện ra lời, không thể nhịn được. Nay được ông này gợi ra, ta cười mà cho ngay. Gông dài ! Gông dài ! Mày biết ta chăng ? Ta cũng chẳng hợp ǵ với mày đâu ! Thiên này có ba bài».

Ba năm tù tội, hơn một lằn roi song đánh xé da. Thế mà thơ trầm tĩnh, như nhiên đến rợn người. Nỗi đau đớn cùng cực đă vượt khỏi phản ứng căm thù. V́ không chịu hạ ḿnh ngang với kẻ áp bức. Bận tâm chi những kẻ thừa hành ác độc không đáng ấy. Người thơ như tảng núi trước phong ba băo táp. Sức đón nhận hùng tráng này đẹp biết bao, hơn hẳn những lời đấu tố tầm thường. Cái đă xấu, đă gian ác, cần chi tố cáo thêm ? Chỉ cần dẹp vứt. Làm lớn măi mối tráng chí, hào tâm của con người, và là người thơ, bằng chính thái độ vươn ḿnh đứng thẳng, đứng cao, đứng một ḿnh. Như mặt trời giữa qun sao li ti.

Khuynh hướng thi ca hiện thực xă hội chắc chắn sẽ chê «Đằng tiên ca» thiếu lập trường. V́ không chỉ ra đối tượng giai cấp đấu tranh, chế độ phải đập. Nghe như có lư luận. Song chỉ là lư luận huyễn hóa, so le trước sự thực ngh́n đời. Càng lư luận kiểu đó, càng đặt ngang vàng với thau. Dần dà vàng biến mất, chỉ c̣n lại thau, thiết, thép, ch́.

Không đâu, các thi sĩ nước ta xưa chẳng đợi có chủ nghĩa hiện thực xă hội của tư trào Mắc dịch tây phương th́ mới biết làm thơ. Đă có một ḍng thơ Như Thật chảy từ ḷng dạ những nhà thơ Việt, chuyển hóa mỹ học Việt Nam vào con đường nhân đạo và văn minh. Ḍng thơ Như Thật ấy hướng thượng trong nghĩa chuyển hóa nhân sinh theo hướng đẹp, tốt và thật. Khác hẳn ḍng hiện thực xă hội gần đây, chỉ hướng viễn trong nghĩa huyễn tượng hóa nhân sinh.

Cao Bá Quát là một trong những nhà thơ đă vun trồng ḍng thơ Việt tựa như hoa mai nở sớm trước mọi cơn đông giá. «Hạt mai vứt lên triền núi, một nắm sinh sôi gửi đá xanh» (Thí tương mai tử trịch sơn gian, Nhất ác thanh tư kư bích loan — Tài mai [trồng mai]).

Trên đây ta mới chạm trán với cái nh́n của Cao Bá Quát phóng tới thế giới bên ngoài : tây phương ; và thế giới bên trong đất nước : tù tội. Nhưng thơ ông là cái nh́n và sức sống nhân đạo ở bất cứ nơi nào ông ghé mắt. Từ cảnh đến người, và là người dân đen, bằng hữu, gia đ́nh. Sự quyến luyến rất thơ ấy làm ông khác hẳn với nhiều nhà thơ nho nghiêm khắc.

H́nh ảnh người phụ nữ trong thơ ông rất được trân trọng và có đặc tính. Không chung chung như đồ vật, dù là đồ vật đẹp.

Hầu như ta chưa hề thấy người đàn bà tây phương trong thi ca Việt ở các thế kỷ trước. Cao Bá Quát là thi sĩ đầu tiên miêu tả :

Thiếu phụ phương tây áo như tuyết

Dựa vai chồng dưới ánh trăng trong

Nh́n thuyn Nam treo giăng đèn sáng

Níu áo chồng ríu rít nói năng

Trên tay ly sa biếng cầm

Gió khơi thổi lạnh se thầm ḿnh run

Nghiêng ḿnh chồng đỡ đứng lên

Biết đâu có kẻ Nam buồn biệt ly !

Người đàn bà Tây dương

Tây dương thiếu phụ y như tuyết

Độc bặng lang kiên tọa thanh nguyệt

Khước vọng Nam thuyền đăng hỏa minh

Bả duệ nam nam hướng lang thuyết

Nhát uyển đề hồ thư lăn tŕ

Dạ hàn vô ná hải phong xuy

Phiên thân cánh thiến lang phù khởi

Khởi thức Nam nhân hữu biệt ly !

Dương phụ hành

Có lẽ đây là ly sữa đầu tiên xuất hiện trong văn chương chúng ta ? Và lần đầu ta mới thấy ngoài ánh sáng cảnh người đàn bà «nghiêng ḿnh đ̣i chồng nâng dậy» (Phiên thân cánh thiến lang phù khởi). Sự nũng nịu và sát ḿnh hầu như vắng bóng trong xă hội khổng giáo xưa. Nh́n cảnh ấy, thi sĩ chạnh nhớ tới vợ : Biết đâu có kẻ Nam buồn biệt ly ! (Khởi thức Nam nhân hữu biệt ly). Đằm thắm lắm. H́nh ảnh vợ hiện ra khá nhiều trong thơ văn Cao Bá Quát. Qua những bài ấy, ta biết thêm sự dịu dàng, kín đáo, nhưng không kém thiết tha của đôi cặp thời trước :

T ngày anh ra đi

Đêm đêm giường trống lạnh

Mộng lẻ bóng trăng khơi

Trời chiều sông gió thổi,

H́nh em gương đáy tráp

Aó rét giữ dành hơi

Vật xưa an ủi nhớ

Không làm ta quên nhau.

T ngày anh ra đi

 

Tự quân chi xuất hỹ

Dạ dạ thủ không sàng

Hải nguyệt chiếu cô mộng

Giang phong sinh mộ lương

Tiểu kính kư viễn khiếp

Hàn y lưu cố pḥng

Tŕ thử các tự úy

Bất khiển lưỡng tương vong !

Tự quân chi xuất hỹ

Chiếc gương nhỏ người đàn bà bỏ vào đáy tráp cho chồng trước lúc ra đi (Tiểu kính kư viễn khiếp) không chỉ để chồng soi mặt. Bóng dáng vô h́nh của vợ sẽ thấp thoáng trên mặt thủy làm vấn vương ḷng kẻ đi xa. Và người chồng cũng kín đáo để lại cho vợ chiếc áo rét nơi cô pḥng (Hàn y lưu cố pḥng). Không chỉ để chống lạnh. C̣n cả mùi da thịt làm tổ kén yêu đương bao bọc người vợ trẻ. Hơi hám ấy khiến biết bao đôi cặp xoắn xít trong đời ? Mai sau chết đi trên mặt đất, để bay măi vào cơi thinh không. Những cặp t́nh nhân t́m lại được nhau chăng, đều nhờ hơi hám ấy : mùi da thịt trần gian diệu vợi.

Chiếc gương nhỏ trong tráp người thi sĩ long đong đày đọa v́ miếng cơm manh áo, c̣n được nhắc nhở qua nhiều bài thơ khác. «Ly biệt lâu ngày mảnh gương cũ vẫn phong kín trong gói, buồn đến rũ rượi cũng không thành bóng để bạn với ngọn đèn lẻ loi». (Nại biệt hữu giam tàng cựu kính, Công sầu vô ảnh bạn cô đăng — Dữ gia nhân tác biệt thị dạ dư bệnh chuyển phát). Gương soi bộ mặt hữu h́nh của ḿnh, soi luôn cả vô h́nh là bóng người yêu. Chiếc hôn yêu dấu ngàn đời ấy đọng măi trên gương.

Tuy nhiên người thi sĩ của ta không chỉ nh́n măi phía lư tưởng. Thi sĩ cũng biết tự cười cợt với những h́nh ảnh vụng về của vợ con. Vụng về nhưng thân t́nh, thực, lưu luyến và trân trọng :

Từ xuân sang, tâm và lực đáng phàn nàn

Ṿng lưng sút, gầy không siết kể

Vào đời, thân như ngựa ngh́n dặm

Xem sách, đôi mắt là ngọn đèn muôn năm

Người vợ vụng về tựa gối chải tóc rối

Con trẻ ngây thơ kéo áo đ̣i khoanh tay để gối đầu

Cười x̣a một tiếng : muốn nhàn nhưng chưa được

Nhóm ḷ nhỏ pha trà, thanh đạm như nhà sư.

Trong lúc ốm

 

Xuân lai tâm lực lưỡng kham tăng

Tổn tận yên vi sấu bất thăng

Nhập thế chích thân thiên lư mă

Khan thư song nhăn vạn niên đăng

Chuyết thê ỷ chẩm sơ bng mấn

Trĩ tử khiên y tạ khúc quăng

Nhất tiếu na tri nhàn vị đắc

Tiểu lô tiên mính đạm như tăng.

Bệnh trung

Nhờ trân trọng mới cảm thấu hết t́nh cảm của người phụ nữ. Dù khi họ đă hóa đá v́ chờ mong, v́ sắc son chung thủy :

Đỉnh cao ḿnh đứng một ḿnh thôi

Son phai phấn lạt hết ai rồi

Người đâu tin tức không c̣n lại

Trời biển không màu mấy dặm phơi

Máu lệ ḥa trăng un khói đẫm

Dầm mây rêu biếc tóc thơm ngời

Trời già, đất cỗi, t́nh không nát

Động biếc chuông đêm đổ mấy hời.

Đá trông chng

 

Độc lập sơn đầu đệ nhất phong

Chu điêu phấn tạ vị thùy dung

Âm thư cửu đoạn nhân hà xứ

Thiên hải vô nhai lộ kỷ trùng

Huyết lệ yên ḥa minh nguyệt thấp

Hương hoàn vân tích lục đài phong

Thiên hoang địa lăo t́nh do tạc

Dạ dạ xao tàn bích đỗng chung.

Vọng phu thạch

Đó là Người đẹp trong đá trông chồng. Người đẹp ngoài đời th́ sao ? Đây là h́nh ảnh Cao Bá Quát gặp dưới ánh trăng :

Trời cao sao lác đác

Trăng sáng trong như nước

Lanh lảnh sâu mùa kêu

Gió vàng lên hiu hắt

Người đẹp thoảng trên lầu

Tựa lan can không nói

Dậy xem canh mấy rồi

Chân ngập ngừng gieo bước

Kể ǵ đêm lạnh se

Chỉ lo trăng tàn ánh

Thuở thiếp mười sáu tuổi

Đy đặn khác ǵ trăng

Lớn lên yêu sắc đẹp

Tưởng dung nhan măi c̣n

Kéo áo đùm trăng sáng

Cắt viết bức t́nh thư

Gửi người yêu tâm sự.

Đêm mười bảy dưới ánh trăng viết gấp gửi bạn

 

Thiên cao chúng t́nh hy

Minh nguyệt tĩnh như thủy

Tức tức hậu trùng minh

Sắt sắt kim phong khởi

Đường thượng hữu giai nhân

Ỷ lan sầu bất ngữ

Khởi thị dạ hà kỳ

Bộ bộ hành phúc chỉ

Bất ưu trường dạ hàn

Đăn tích nguyệt tương mỹ

Thiếp niên nhị bát thời

Doanh doanh chính tương tự

Trưởng đại ái dư nghiên

Thượng tưởng dung nhan mị

Noa y hiệt kỳ quang

Bất nhẫn nhàn phao trí

Tài tác hợp hoan thư

Kỷ tử tâm trung sự.

Thập thất dạ thừa nguyệt tẩu bút kư hữu nhân

 

Trăng đẹp quá. Mở áo hứng trăng (Noa y hiệt kỳ quang), cử chỉ của người đẹp làm ánh trăng thêm đẹp. Đẹp hơn nữa, khi trăng được cắt ra một mảnh để viết bức hoan thư cho người yêu (Tài tác hợp hoan thư). Trăng với đẹp là một. Đẹp với người đàn bà không hai. Nhưng sắc đẹp rồi cũng tàn phai, như trăng tṛn rồi khuyết. Nỗi ḷng ưu ái ấy xót thương cho người phụ nữ. Tuổi mười sáu qua mau. Giờ đây, nh́n mảnh trăng mười bảy, nhớ xưa đành vớt vát chút đẹp xưa vào vạt áo. Hoài niệm mới thơ làm sao ! Sắc tàn phai bỗng mang một vẻ đẹp khác. Chỉ người thi sĩ mới thấy và quư. Hỡi các người đẹp, trong đời nên yêu thi sĩ thôi. Thi sĩ, kẻ tụng ca t́nh yêu, ngay cả thời phai úa. Thi sĩ, nơi cất giữ ánh trăng mười sáu. Vĩnh viễn cho trần gian.

Sở dĩ trăng, gió, hoa, tuyết... trong thi ca xưa có khi thành sáo ngữ, là v́ các nhà thơ không hiện thân được sức diệu kỳ của nhan sắc thiên nhiên. Họ chỉ đem gió, trăng, hoa, tuyết vào lấp các vế trầm bổng cho câu thơ. Họ có biết đâu, gió tả như trong bài «Bắc phong kỳ lương» là cái rét buốt phương bắc dùng bêu riếu kẻ bạo ngược. Mưa tuyết bay trong bài «Vũ tuyết kỳ phi» là để bộc lộ đời sống gian khổ của binh sĩ nơi biên pḥng. Hoa trong bài «Đường đệ chi hoa» là mượn nói tới sự nương tựa đùm bọc giữa anh em. Cỏ trong bài «Thái thái phù dĩ» miêu tả hạnh phúc người phụ nữ khi sinh con đẻ cái. Đấy là những điều Bạch Cư Dị viết trong thư cho Nguyên Chẩn nói lên bề sâu ẩn của thơ. Gió, trăng, hoa, tuyết không đơn thuần sự miêu tả sáo ngữ, mà là bối cảnh bộc lộ t́nh và tâm của người theo từng cuộc sống phũ phàng hay hạnh phúc.

Trăng trong thơ Cao Bá Quát ở bài trên là sắc đẹp kiều diễm người đàn bà. Nhưng trăng c̣n là sông nước, là người tri kỷ liếng láu như một trí tuệ biết u mặc bỡn đùa, mà ta gặp qua «Bài ca Trăng thu trên sông Trà» :

Trăng sông Trà !

V́ ai trăng trong xanh đêm nay ?

Muôn dặm quan san một màu trắng

Ở đâu không vướng biệt ly t́nh ?

Cất chén uống mời trăng

Trăng bước vào ḷng chén

Toan uống, trăng bốc bay

Để bóng người chao lộng

Ngừng chén đặt lên bàn

Trăng long lanh trở về

Hỏi trăng sao quyến luyến không rời

Kẻ Trúc Lâm (8) cùng đường như ta, tên lính bộ ?

Đêm nay thu tới đầu sông

Nghiêng bầu chuốc rượu cùng trăng nói :

Ta về thăm bạn cũ Tồn Chân ở cửa Đà Nẵng

Sáng mai thúc ngựa vượt Cần Giờ

Đêm qua gió vàng trời thổi xuống

Móc trắng sương trong buốt tận xương

Trong đời đâu ở măi cùng nhau được

Rượu đây,

Hăy uống với trăng sông Trà

Trăng sông Trà !

Gương dầm đáy nước ḍng dâng bạc

Trượng phu chống kiếm đi như suốt

Đâu ḷng nhi nữ lúc phân kỳ !

Bài ca Trăng thu sông Trà

 

Trà giang nguyệt

Kim dạ vị thùy thanh ?

Quan sơn vạn lư hạo nhất sắc

Hà xứ bất hệ ly nhân t́nh ?

Cử bôi thí yêu nguyệt

Nguyệt nhập bôi trung hành

Hàm bôi dục yết cánh phi khứ

Chỉ hữu nhân ảnh tương tung hoành

Đinh bôi thả phục trí

Hựu kiến cô quan sinh

Vấn quân hà sự luyến luyến bất nhẫn xả ?

Ngă thị Trúc Lâm cùng đồ chi Bộ binh !

Giang đầu thử tịch phùng thu tiết

Tửu măn tu khuynh vị quan thuyết :

Đà môn cựu lữ Tồn Chân ông

Cần hải minh tiên hiểu tương biệt

Tạc dạ kim phong hà thiên khuyết

Bạch lộ thanh sương sảo xâm cốt

Nhân sinh hội ngộ an khả thường ?

Hữu tửu thả ẩm Trà giang nguyệt !

Trà giang nguyệt !

Như kính há ngân lưu

Trượng phu án kiếm khứ tiện khứ

Kỳ lộ vô vi như nữ sầu !

Trà giang thu nguyệt ca

Trăng ở đây không già cỗi với Chị Hằng, ray rứt t́nh đơn chiếc. Trăng nhanh nhảu tới lui bằng hữu. Giỡn đùa với thi nhân như những câu hỏi đáp triết học. Cất chén rượu mời trăng, trăng lọt vào ḷng chén chào đón (Cử bôi thí yêu nguyệt, Nguyệt nhập bôi trung hành). Nhưng toan uống th́ trăng lại bốc bay, để lại h́nh người uống chao lộng với bóng ḿnh (Hàm bôi đục yết cánh phi khứ, Chỉ hữu nhân ảnh tương tung hoành) Bóng và h́nh, tṛ chơi cút bắt của nhân sinh và triết lư.

Trăng và sông. Hai cái ánh và ướt làm mướt măi đêm nơi hồn người.

Sông, trong thơ Cao Bá Quát có khi miêu tả như dải khăn xanh người gái đẹp (Giang tự mỹ nhân thanh luyện đái — Ninh B́nh đạo trung), khi như lưỡi trường kiếm giữa trời xanh (Trường giang như kiếm lập thanh thiên — Hiếu quá Hương giang).

Trăng và sông, những ảnh h́nh vô hạn trong không gian thơ. Những chi hữu hạn, có giới tuyến, mới bị Cao Bá Quát thu nắm trong tay :

Sớm lên đứng núi Hoành sơn

Chiều xuống tắm khe Bàn thạch

Nhặt mỗi nơi một viên đá

Non sông không đầy vốc tay.

Tắm ở khe Bàn thạch

Triêu đăng Hoành sơn lập

Mộ há Bàn kính dục

Huề thủ lưỡng phiến thạch

Giang sơn bắt dinh cúc.

Bàn thạch kinh

Cũng thế «mây khói mười sáu ngọn núi trào ra đầu ngọn bút, nước non muôn ngh́n dặm thu vào khóe mắt thôi» (Nhăn trung sơn thủy vạn thiên lư, Bút để vân yên thập lục phong — Văn du Sài sơn...).

Giới tuyến nước non, làng cũ... sát với nhân sự, nên trong thơ Cao Bá Quát ít khi vui. Về làng cũ thấy ngậm ngùi, v́ theo với thời gian người và cảnh ngày càng thưa thớt, tàn suy :

Đầu sông ngóng mắt quê nhà

Vài ba bước nữa, sao đà thối chân

Bước đi bước lại tần ngần

Chẳng v́ đợi bạn, cáng đâu thiếu người

Bởi chưng thân chước lụy đời

Máu nồng thuở nọ nửa vời tiêu tan

Đường đời mây khói phù vân

Việc người nóng lạnh bàng hoàng tấm thân

Mũ treo ḷng vẫn phân vân

Mai sau biết dựng cổng trn về đâu

Vườn xưa ruộng cắm năm sào

Cỏ lan rậm ngát ai vào dấu chân

Càng lưa thân thích xa gn

Càng chưa dịp tiệc đăi đằng thịt ngon

Tiền đồ ly biệt đau buồn

Lặng thầm không nói chiều hôm tối trời

Bước chân vô định bồi hồi

Quê nhà gang tấc quê người trú thân.

Đường bộ về làng Đông dư, tối trời phải ngủ trọ

 

Giang đầu vọng cố hương

Cố hương vị tu trở

Như hà hành bất tiến

Nhất bộ nhất diên trữ

Phi quan phạp dư lệ

Ninh vị đẳng trù lữ

Cận lai phụ tục lụy

Tráng đồ bán tiêu tử

Thế lộ cánh yên vân

Nhân sự như hàn thử

Vị hữu quải quan kỳ

Sài môn tại hà hử

Bán mẫu cựu điền viên

Vu uế dĩ bất cử

Thân thích nhật dĩ sơ

Hà thường tốc ph́ trữ

Niệm biệt trướng tiền đ

Mặc mặc bất dục ngữ

Nhật mộ vô định tung

Do vi dị hương xứ

Sa hành để Đông dư, kư mộ lưu túc

Bước ngập ngừng không tiến về quê được, chẳng v́ chờ đợi bạn hay thiếu người vơng cán (Nhất bộ nhất diên trữ, phi quan phạp dư lệ, ninh vị đẳng trù lữ). Mà chỉ v́ ṿng tục lụy mang lấy vào người làm cho hùng khí hăng hái thuở xưa tiêu tan mất một nửa (Cận lai phụ tục lụy, tráng đồ bán tiêu tử). Khiến tới sát nách bên làng, không chỗ dừng chân, đành ngủ trọ (Nhật mộ vô định tung, do vi dị hương xứ).

Bước chân vô định bồi hồi

Quê nhà gang tấc quê người trú thân

Đó có là tâm trạng của tất cả chúng ta hôm nay ? Người trên quê hương, cũng như người nơi hải ngoại.

Nhớ làng, nhớ nước. Nhưng làng nước có nhớ ta không ? Làng nước chỉ là tên gọi. Quê hương, đất nước luôn bị bọn con buôn chính trị chiếm đóng. Khi th́ con buôn khác giống, khi th́ con buôn cùng giống. Từ thời Cao Bá Quát cho tới nay vẫn thế. Cao Bá Quát đă nhân đi xem người Thanh diễn kịch mà thát lời làm thơ chỉ trích triều đ́nh và giới sĩ phu nhu nhược thời bấy giờ :

Trên đài cao, đèn sáng như ngày

Một tiếng thét lớn, gió đêm ớn lạnh

Chàng tráng sĩ râu tua tủa nghênh ngang trong bộ giáp

Vị tướng trừng mắt ngồi trên lưng ngựa chễm chệ

Ra đời lẽ nào không có bộ mặt thật

Để vào cuộc vui đùa giỡn với mũ áo xưa

Việc ở Hổ Môn gần đây anh biết không ?

Đáng than cho những kẻ vểnh mũi ngồi xem.

Đêm xem người Thanh diễn kịch

 

Liệt cự thôi minh tối thượng đàn

Nhất thanh hám khởi dạ phong hàn

Kích tu tráng sĩ phương hoành giáp

Nộ mục tương quân dĩ cứ an

Xuất thế khởi vô chân diện mục

Phùng trường lăng tiếu cổ y quan

Hổ Môn cận sự quân tri phủ ?

Thán tức hà nhân ủng tỵ khan !

Dạ quan Thanh nhân diễn kịch trưởng

Việc ở Hổ Môn là việc nhà Thanh đem hết thuốc phiện của lái buôn Anh đốt ở Hổ Môn (1840). Chính phủ Anh xua tàu chiến bắn phá, uy hiếp triều đ́nh nhà Thanh, bắt kư «điều ước Nam kinh» bồi thường binh phí, mở 5 cửa bể, và cắt Hương Cảng cho Anh. Mở đầu việc Tây phương chinh phục Trung quốc.

Sự trợ giúp vô h́nh mà căn bản cho Tây phương xâm lược chính là tính ươn hèn và dốt nát của các triều đ́nh và sĩ phu Á châu thời ấy. Không riêng v́ chủ nghĩa đế quốc, và sức phát triển tư bản của Tây phương mà thôi. Những người có hùng tâm, tráng chí và khả năng như Cao Bá Quát đâu được dùng ?

Đời mấy kẻ mắt xanh ?

Trắng đầu cơn sóng dữ

Ngày 16, neo thuyền ở bến Lữ Thuận,
họa thơ Trần Ngộ Hiên

Phù thế thùy thanh nhăn

Kinh ba tự bạch đầu

Thập lục nhật yết đĩnh Lữ thuận, thứ Trần Ngộ Hiên

Từ một chức quan, bị tù xuưt mang án tử h́nh, bị biếm làm tên phục dịch cho đoàn sứ ra nước ngoài, rồi đày đi dạy học. Nơi Cao đă tự than : «Mô phạm dăm ba thằng mặt trắng ; Đỉnh chung chiếc rưỡi cái lương vàng !». Đấy là cách dùng người tài của Nhà nước. Cao bị tù chỉ v́ muốn thu dụng nhân tài cho đất nước. Éo le và mâu thuẫn ! Nguyên làm Sơ khảo trường thi Thừa thiên, ông cùng bạn Phan Nhạ dùng muội đèn ḥa son chữa cho 24 quyển văn ưu tú đáng đỗ mà chỉ v́ «phạm húy» nên đánh trượt. Cái lối «học tài thi lư lịch» ấy từ triều Nguyễn tới triều Hồ vẫn chưa thay đổi. Gọi là «nhân tài» những ai giỏi nhớ hết tên húy gia đ́nh vua, hoặc thuộc làu kinh Mác Lê, thay v́ chí khí và khả năng thực ! Cao Bá Quát muốn cứu 24 nhân tài. Nhưng triều chính lại d́m đè, đánh hỏng. Giết hại luôn cả kẻ cứu nhân tài. Tất cả đó đều nhân danh «trẫm» và «đại sự quốc gia» !

Nh́n những con chim có sức bay cao mà bị nhốt trong lồng... Nh́n gông với cùm, khóc cạn từng ḍng lệ máu (Nhăn khan cao điều độc phàn lung... Lệ sái hành dương huyết bính khôngTức sự).

Trước triều đ́nh và bọn quan lại như thế, Cao chỉ biết khóc, hoặc dấy binh lật đổ. Nhưng việc không thành, v́ đa số sĩ phu và quần chúng chỉ biết chê chửi, chẳng ai dám ra tay hay tiếp tay hành động ! Buồn chăng ?  - Chẳng có chi buồn, đời là như thế. Vào đời là chọn lựa : hoặc cô đơn của kẻ trượng phu, hay cô độc của kẻ giữ riêng cho ḿnh giàu sang và quyền bính.

Câu chuyện tâm sự giữa Cao Bá Quát và một người bạn ngoại quốc ở Tân Gia Ba (Singapore) cho ta biết nỗi ḷng và quan điểm chính trị thức thời của ông trước biến động Tây phương vào Á châu. Đây là bài «Cùng với Hoàng Liên Phương nói chuyện việc hải ngoại, có điều cảm xúc, viết gấp đưa bạn» :

Quạnh hiu dưới trướng chức tham quân (9)

Ngâm tiếng «tu ngu» ngán bội phần (10) !

Khói sóng quê người thân vạn dặm

Gió trăng t́nh bạn cảnh ba xuân

Dong bè những rắp làm Trương Sứ (11)

Khoét mắt ai người viếng Ngũ Viên (12)

Ta cũng như người Trung Thổ cũ (12)

Gió tây ngoảnh lại lệ đầm khăn

Hoàng Tạo dịch

 

Tiêu tiêu liên mạc nht tham quân

Ngâm đáo tu ngu bất nhẫn văn

Vạn lư yên ba do tác khách

Tam xuân phong nguyệt thặng thùng quân

Phiếm sà mạn tự đàm Trương Sứ

Quyết nhăn bằng thùy điếu Ngũ Viên

Ngă thị Trung Nguyên cựu nhân vật

Tây phương hồi thủ lệ phân phân

Dữ Hoàng Liên Phương ngữ cập hải ngoại sự,
triếp hữu sở cảm, tẩu bút dữ chi

Thân muốn làm Trương Sứ (11), Ngũ Viên (12) giúp nước, nhưng ai nghe, ai dùng ? Biết mà không làm ǵ được. Cảm thức này đeo đẳng măi ḷng Cao :

Đành nỗi hạc gà chung chỗ đậu

Cùng đau sóng gió cơi người ta

Nâng chén viết gấp tặng ông Đoàn Tính lúc sắp lên đường

Cố ưng kê hạc đồng thê địa

Cộng chứng phong ba hiện tại thân

Đoàn Tính lâm hành bả tửu vi biệt tẩu bút dữ chi

Hoặc :

Nâng rượu toan hỏi trời

Trời cao không thể hỏi

Rằm tháng sáu dưới ánh trăng Viết gửi các bạn cũ

Ba tửu dục vấn thiên

Thiên cao bất khả vấn

Lục nguyệt thập ngũ dạ nguyêt
hạ tác phụng kư chư cố nhân

Cao thường để ư chuyện thời sự, v́ sống không rời với dân đen khổ ách. Bao nét khổ đau chấm phá trong thơ ông thành nỗi lo toan khôn dứt. Lo toan trong ư, trong thơ, trong hành động chống kháng. Cao thi sĩ như trái đất xanh biếc mỹ miều. Nhưng giữa ḷng là khối lửa sùng sục ngất trời. Ngọn lửa lo toan cho nhân thế. Ngọn lửa Bồ tát. Giữa cơi đời đói lạnh :

Khổ lạnh so ra thua khổ đói

Cám cao như ngọc, áo cam mua

Sương gió qua cầu quên rét buốt

Nghĩ người tựa cửa ngóng ta về.

Trên cầu chiều cô gái trở về

 

Tư lương hàn khổ vị đương ky

Khang ngột như châu khước điển y

Phong lộ quá kiều hồn bất ác

Ỷ môn ưng hữu vọng nùng quy

Mộ kiều quy nữ

 

Sương nặng gầu đôi mới kéo lên

Môi run, bụng lép, chiếc tơi quèn

Người tát nước trên đồng cao buổi sáng
Khương Hữu Dụng dịch

 

Vụ lư song cao tấn thủ khiên

Phúc hiêu, thần chiến, đoản xoa xuyên

Hiểu lũng quán phu

H́nh ảnh «Người vác ḥm», «Người ăn mày», «Dọc đường gặp người đói», «Ông già Phúc Lâm (ở Hà nội)» dưới triều Tự Đức kia có phải vẫn là chuyện hôm nay ?

Thất thểu chàng vác ḥm

Mơi bước lại than thở

Bỗng gặp người quan nhân

Nắm tay, nước mắt giàn giụa

Hỏi : «Anh nay làm nghề ǵ

Mười năm rồi không gặp ?»

Chàng thưa : «Thôi hết rồi !

Có ai thuê mướn đâu

Xưa có ruộng ở chân đê

i mẫu coi tạm đủ

Năm Mậu Tư mất mùa

Lang thang đi kiếm ăn

Lúc về ruộng bỏ hoang

Chức dịch đ̣i tiền thuế

Thuế nộp vẫn hạn kỳ

Ruộng rẻ cố không được

Than ôi ! bạn cũ của ông

Đành bán sức cho nhà buôn

Việc đời thường ngang trái

Ba năm không t́nh thân

Ai chả muốn khỏe mạnh

Nhưng cứ bị đánh mắng

Trên nhà đy của ngon vật lạ

Dưới (bếp) người ở gầy giơ xương

Nhà nào không có chủ

Muốn bỏ biết đi đâu ?

Nợ thuế đă lâu ngày

Tiền ở dành được mấy

Sáng nay bày tiệc rượu

Lỡ tay vỡ b́nh ngọc !

Người vác ḥm

 

Vũ vũ phụ tương tử

Nhất bộ nhất hồi thán

Hốt phùng y quan nhân

Ác thủ lệ doanh nhăn

Vấn tử kim hà cư ?

Thập niên bất tương phùng

Tự vân trường dĩ hỹ

Hề hữu nhân gia dong ?

Tích giả đê hạ điền

Thập mẫu phả dĩ phong

Tự thất Mậu Tư thu

Lữ thực vô tây đông

Qui lai điền cửu vu

Lư tư vấn thâu cang

Thâu cung hữu tŕnh kư

Tiện trị điển bất đắc

Ô hô quân cố nhân

Mại đắc thương gia lực

Nhân sự lũ quai ngộ

Tam tải vô thân t́nh

Khởi bất dục thường kiện

Xuy cấu nhật giao tinh

Đường thượng sung phi cam

Hạ tận sấu lộ tích

Thùy gia vô chủ nhân

Khứ thử dục hà thích

Tô trách nhật dĩ cửu

Dong tiền dư sổ mâu

Triêu lai lư tửu tịch

Ngộ phá lưu lư tôn !

Phu tương lử

 

Tần ngần đứng ăn xin

Không kêu ca đói lạnh

Nón rách khép che ḿnh

Mạng đời, đồng xu bé

Giữa thời thuế sưu đe

Tội đồ hay phiêu tán

Bất tài cũng người thôi

Các em đừng trêu nghịch !

Người ăn mày

 

Cái tử lập tŕ trù

Cơ hàn bất cảm hô

Y khiên song lạp phá

Mệnh đăi nhất tiền tô

Trưng liễm thời phương cấp

Phiêu lưu nhữ hạt cô

Bất tài diệc nhân dă

Nhi nữ mạc khiêu du

Cái tử

 

Một người đi thất thểu

Ảo nón rách tả tơi,

Từ phía Nam tiến lại,

Đến trước ta than hoài.

Ta gạn hỏi nông nỗi,

Rằng : «Gian nan măi thôi.

Làm nghề thuốc, nghề bói,

Đến kinh kỳ sinh nhai.

Kinh kỳ chẳng ai ốm

Thầy lang mọc khắp nơi.

Muốn quay về làng cũ

Ngh́n dặm đường xa xôi.

Ngày thứ hai bán tráp

Ngày thứ ba đói nhoài.

Gặp người những mừng hụt,

Muốn nói không ra lời.»

«Than ôi ! Hăy ngừng lệ,

Một bữa ta tạm mời.

Đời người như quán trọ,

Ung dung nào mấy ai ?

Thong thả đừng nuốt vội,

No ứ dễ hại người !»

Dọc đường gặp người đói Ngô Lập Chi dịch

 

Vũ vũ thùy gia tử

Y phá lạp bất hoàn

Thức ṭng Nam phương lai

Hương ngă tiền đầu than

Vấn : «Tử hà sở ưu ?»

Tự vân : «Trường gian nan.»

Gia bần, nghiệp y bốc

Ngă lai tẩu Trường An

Trường An vô bệnh nhân

Quần y như khâu san

Linh đinh vọng quy lộ

Cực mục vân man man

Nhị nhật điển không níp

Tam nhập xuyết ung xan

Phùng nhân đăn ngộ hỉ

Dục ngôn thanh lũ can.»

Y ! Tử thả hưu lệ !

Nhát qũy dữ tử hoan.

Du du nghịch lữ trung

Bách niên thùy tự khoan ?

Mạn dă ! Mạc sậu yết

Bạo doanh phi tráng nhan.»

Đạo phùng ngă phu

 

Sáng t́nh cờ qua chợ Phúc Lâm

Mọi người xôn xao chạy trốn

Lớn trẻ giục nhau chuồn

«Nhanh, nhanh lên ! công sai về đấy !»

Hỏi ông lăo đứng gần

Ông lăo ghé tai đáp :

«Tôi nghèo chạy đi đâu

Đêm ngày trốn như chuột

Ông chẳng nghe ư, năm nay cấp kỳ đi bắt tráng ?

Hết hạn không c̣n ai, bắt tứ tung

Huyện quan như cha mẹ không cần xét

Nha lại đánh dân như chẻ tre

Sống trong hai huyện đă lâu đời

Ai không có tổ nghiệp, ruộng nương, nhà cửa

Năm ngoái năm nay thóc lúa mất

Bỏ đi, biết về phương nào

Xóm tây di tản, xóm đông đói

Kẻ sống mười phần c̣n một hai

Khổ phu, khổ lính, chưa hết khổ

Cháu nghèo, con dại bỏ làng đi

Thuế tôi ngạch cũ cùng khó

Chiếu lệ c̣n tăng, tôi chết thôi

Năm năm lăm tuổi, tăng một suất

Năm tôi sáu mươi, tăng suất nữa

Huống chi c̣n tăng bao loại khác

Tăng tới sang năm đào tiền đâu ?

Nghĩ các đời vua trước

Chiếu lệ lấy của dân

Quan lại không phiền dân

Làng xóm chẳng phiêu tán

Dân hết lo lắng, quan cùng vui

«Than ôi, tôi già rồi !»

(Miệng nói) tay chỉ bức tường đổ.

Ông già Phúc Lâm

 

Triêu hành ngẫu bạc Phúc Lâm tứ

Phúc Lâm phường nhân kính tẩu ty

Nam đồng tương khiếu cấp cáo bôn

Cấp cấp quan câu kim thả chí

Đê thanh vấn lân ông

Lân ông tiền tri ngữ :

Cùng lăo kim hà thích ?

Trú dạ thoán như thử

Quân bất văn, kim tuế công đinh nhật trưng đốc ?

Kỳ măn vô nhân tứ truy trục

Huyện quan phụ mẫu phất ngă sát

Tuyn tào tiên phát như chiết trúc

Thả ngă nhị huyện thùy thế cư

Thùy vô tổ nghiệp vô điền lư ?

Khứ niên thất cốc kim thất ḥa

Thệ tương khứ thử trù y dư

Đông gia cơ ngọa, tây gia tỷ

Suyễn tức vị vong thập nhất nhị

Binh đào, dịch trọng khổ vị trừ

Tử nhược điệt bần khí hương lư

Thủ thường cựu ngạch ngô dĩ nan

Lệ phục chiểu tăng ngô tử hỹ

Ngô ngũ thập ngũ tăng nhất suất

Ngô chi lục thập hựu tăng nhất

Hà huống số ngoại tăng phục tăng

Tăng tận hậu niên hà ṭng xuất

Ngô quan tiền thời vương

Thủ dân duy tại thường

Hữu lại bất thức dân

Tinh ấp mỹ tản vong

Dân vô ưu hoạn, quan diệc lạc

Hu ta lăo hỹ ! ch bại tường.

Phúc Lâm lăo

Than ôi,

Mặt trời đỏ trốn đâu

Để dân đen than thở ?

Nh́n mưa

Xích nhật hành hà đạo

Thương sinh thán kỷ hồi

Đối vũ

Làm người ở xă hội nhiễu nhương, tham nhũng, sao khổ quá. Có phải là ư than khi Cao Bá Quát làm bài thơ Vịnh chim sáo :

Chim sáo vẫn tự đắc là khôn sớm

Đem thân sống gửi trong lồng son

Chỉ v́ có thể nói được tiếng người

Đến nỗi cụt mất đầu lưỡi !

Hàn cao căng tảo tuệ

Thê thác tại chu lan

Ch vị năng nhân ngữ

Phiên giao tổn thiệt đoan

Vịnh cù dục

V́ chưng học nói tiếng người

Lưỡi xưa cắt lưỡi khiến đời hư hao !

Biết bao loại tiếng người đă làm cho người khổ ? Những tiếng, những h́nh, những điều tưởng như nghe, thấy, sờ mó được, ta đem làm sự thật. Với Cao Bá Quát, nhà thơ, nhà hành động, và cũng là nhà tư tưởng, th́ không thế. Ông răn đe ta : Coi chừng ! Tạo vật xưa nay không bám vào h́nh tướng. Núi sông sừng sững tưởng như chắc nịch kia, mới chi là một nửa của nguyên trạng thôi. Đừng chấp nửa này để mất nửa căn nguyên kia.

Ai người rót rượu hỏi trời xanh ?

Ma ni (14) ngời chiếu rạng muôn trời (15)

Tạo vật từ xưa không bám tướng

Núi sông hiển hiện nửa h́nh thôi

Đêm 23 trông trăng

 

Hà nhân chước tửu vấn thanh thiên

Thí bả ma ni chiếu đại thiên

Tạo vật bản lai vô trước tướng

Chỉ lưu nhất bán tại sơn xuyên

Nhị thập tam dạ khán nguyệt

Không chấp vào h́nh tướng, khác với quay lưng bỏ biệt. Nhà tu quay lưng. Nhà thơ không chấp. Nhà tu quay lưng với đời, để yên tâm học tập cái không chấp. Nhà thơ tu thẳng giữa đời bằng sự không chấp — không bám tướng.

H́nh hài thế gian tuy mới nửa, nhưng qua thơ Cao Bá Quát đẹp xiết bao. Yên ả một cảnh chiều, gió gào trên biển lộng hay hung hăn những cơn mưa nhiệt đới... Lối tả có khi đạt tới nghệ thuật phim ảnh. Từng hoạt cảnh khi phóng lớn khi dàn trải, gọn, đập mắt, gây ấn tượng động chấn. Người đọc thôi đọc, v́ thoắt thấy, nghe, cảm, thót ḿnh.

Ngoài giậu khói xanh tre ŕnh bóng

Khúc ca giă gạo, tiếng đ̣ rong

Khách về chia sách chung cùng đọc

Bó gối ngâm tràn thơ mới xong

Sông Hương nước xuống bờ nông dạt

Ḥn Chén chiều sa nắng nhạt hồng

Gió nồm thổi lại hồn thư thái

Động chiếc rèm treo nhẹ nửa ḷng.

Cảnh chiều thôn quê

 

Ly ngoại nhân yên trúc ngoại âm

Thung ca thanh yết trạo ca thâm

Truy du khách chi phân thư khán

Tức sự thi thành băo tất ngâm

Hương thủy mộ trào sinh thiển lại

Trản sơn hi chiếu đạm không lâm

Huân phong đa dữ nhàn phương tiện

Xuy khởi cô liêm nhất bán tâm.

Thôn cư văn cảnh

 

Bạn thấy không :

Biển xanh sóng trắng như đầu bạc

Muôn hộc thuyền tan dưới gió gào

Sấm ran chớp giật người kinh hăi

Điểm nước chim âu nổi chập chờn

Khói biển xông tràn tay núi chởm

Bạt ngàn Nam Bắc núi trùng xa

Công danh đường ấy ai nhàn nhĩ ?

Mũ lọng dềnh dang ta bước đi.

Đứng ở Đèo Ngang nh́n ra biển

 

Quân bất kiến :

Hải thượng bạch ba như bạch đầu

Nộ phong hám phá vạn hộc châu

Lôi khu điện bác hăi nhân mục

Trung hữu điểm đim phù khinh âu

Hải khí quyn sơn sơn như chi

Sơn Bắc sơn Nam thiên vạn lư

Công danh nhất lộ kỷ nhân nhàn

Quan cái phân phân ngă hành hỹ !

Hoành Sơn vọng hải ca

 

Mưa dữ đổ nghiêng trời

Sóng táp tràn lan đt

Man mác một màu sông

Tiếng đêm ḥa gió oán

Mặt trời đỏ trốn đâu

Để dân đen than thở

Khách chờ khan giọng đọc

Hơi thu giục giă ḷng.

Nh́n mưa

 

Bạo vũ khuynh thiên lậu

Phi đào táp địa lai

Thế liên giang sắc tráng

Thanh nhập dạ phong ai

Xích nhật hành hà đạo

Thương sinh khán kỷ hồi

Khách t́nh ngâm vọng viễn

Thu khí chính tương thôi

Đối vũ

 

Sấm dữ ầm vang tiếng

Khách nửa đêm giật ḿnh

Sầm sập gió tung mành

Mưa bay như tên bắn

Đẫy gối dậy khêu đèn

Đọi dầu pha nửa nước

Tranh giọt nhảy tong tong

Dưới sân chân đy ngập

Sấm gầm giận ai đây

Mưa về sao gấp thế

Trời đất dựng muôn loài

Thôi đừng làm như thế !

Nửa đêm

 

Bạo lôi điền nhất thanh

Khách tử trung dạ khởi

Táp táp phong đả liêm

Phi vũ tẩu vạn th

Thôi chm tật môn đăng

Đăng du bán nhập thủy

Cấp lựu tranh tông tông

Hạ giai nhi một ch

Lôi hống đắc vô nộ

Vũ lai nhất hà sử

Thiên địa thành vật tâm

Bất ưng phục vi nhĩ

Trung dạ thập tứ vận

 

Thơ Cao Bá Quát có khi đùa bỡn, tự nhiên. Thoát ly khỏi sự nghiêm trọng bí tiểu, kiểu hủ nho, đại cán hay tiểu cán con con :

Này bác sóng, mời xơi chén rượu

Trẻ xưa tôi thích chọc cười chơi

Bác lôi dùm núi phương tây lại

San phẳng thành đông, sẽ tuyệt vời

Chơi Hồ Tây (bài 3)

 

Khuyến nhĩ trừng ba tửu nhất chi

Thiếu niên dư tối giải nhân di

Khiên lai tây bạn sơn vưu hảo

Sản khước đông biên quách cánh nghi

Du Tây Hổ bát tuyệt

Gọi sóng là bác, xem sóng như bạn. Lư Bạch yêu sóng nước v́ ánh trăng. Cao đánh bạn với mọi sự trước mắt ḿnh. Cao mời sóng uống rượu. Hai thứ nước ấy ḥa nhau ra ǵ nhỉ ? Một thứ đậm đà, thứ kia trong trẻo. Bạn mới cùng nhau nói hết nỗi niềm riêng. Cao tâm sự với sóng rằng tính ḿnh chỉ muốn chọc cười thiên hạ. Thiên hạ trang nghiêm quá. Nh́n đi, nh́n đi, chung quanh ta toàn một lũ đạo mạo. Quan trọng hóa tới hề kịch và đạo đức giả. Lột hết áo quần ra c̣n lại ǵ ? Ngoài xác thân, c̣n cái trần truồng không thần trí. Bỏ qua đi, mời bác sóng uống rượu chơi. Bác có tiện tay, xin lôi dùm dăy núi phía tây lại đây cùng nhau chén th́ tốt quá. Và nếu bác san phẳng hộ cho bức thành ở phía đông làm choáng mắt ta, th́ hay biết bao nhiêu. Bài thơ không ngông đâu. Đó là t́nh bầu bạn giữa vũ trụ với con người.

Đùa rồi rong chơi : Đem chiếc cần không lưỡi câu dạo trên ḍng nước biếc. Chẳng có ư chi, tạm mượn giải buồn ngày xuân thôi. Thế mà lũ cá không tin ḿnh chẳng phải là ông chài, cứ nhớn nhác sợ mắc phải lưỡi câu như những người dân sợ sệt kia :

Cần không, ḍng biếc dạo rong chơi

Chẳng ỷ ǵ đâu, xuân giải sầu

Lũ cá cứ ngờ ta ngư phủ

Nhớn nhác như dân sợ mắc câu

Chơi Hồ Tây (bài 5)

 

Dục bả không can phiến bích lưu

Vong t́nh tạm tả khiển xuân sầu

Ngư nhi vị tín phi ngư phủ

Đạp đạp như dân khiếp thụ câu

Du Tây H bát tuyệt

Rong chơi đành là cốt để tiêu sầu. Nhưng với Cao Bá Quát, không chỉ thế thôi. Rong chơi là cởi bỏ bộ áo quan cách, và tấm ḷng trĩu nặng chữ nghĩa, niệm, ư, để thong dong nơi vô niệm thảnh thơi chốn trời đất. Nơi trống không sự vướng mắc.

Ta không thấy đó sao ?

Trên khoảng non sông từng qua trăm trận đánh, nay chỉ thấy một chiếc thuyền câu

Bao khách anh hùng muôn thuở, nay chỉ c̣n đám bụi !

 

Bách chiến giang sơn thặng ngư đĩnh

Vạn cổ anh hùng nht tụ trần !

Ta không thấy đó sao ?

Ngẩng mặt lên, cất lời gọi kêu thời thái cổ

Chỉ thấy ngọn cây dào dạt, gió thổi lạnh lùng

 

Ngưỡng diện cao thanh khiếu thái cổ

Hàn sao táp táp phong linh linh

Ta không thấy đó sao ?

Đời buồn hay vui tùy từng lúc

Nơi kẻ này yêu thích, người sau lại ngậm ngùi

Ln tâm, liễu nghĩa là chuyện ngu si !

Ngồi thừ ra tham thiền, để làm ǵ ?

 

Nhân thế bi hoan bắt đồng th́

Kim nhân du thưng hậu nhân bi

Tức tâm liễu nghĩa chân như si

Ngột tọa cùng thiền hề dĩ vi !

Toàn những kẻ chưa hề biết rong chơi. Chưa từng thong dong. Sao dám bô bô hai chữ tự tại ? y cũng bởi :

Khách đi không hiểu ḷng du tử

Đem thin nói măi với nhà sư

 

Hành khách bất tri du tử ư

Mạn hướng sơn tăng thuyết thiền lư

Khác chi con két trong cuốn phim kia được chủ dạy cho hai tiếng chửi Hitler : «Hitler caca !» Nhưng khi đứng trước mặt Hitler, con két chẳng biết làm ǵ khác ngoài hai tiếng chửi vô vọng.

Hớp hết từng hơi Phật đưa vào cuộc sống oanh liệt, người thơ Cao Bá Quát từng có lúc răn đe giới Phật tử từ chương môi mép, chỉ than thở măi chuyện tương chao :

Cứ bảo đời là nhà lửa

C̣n ai dám học chuyển pháp luân ?

 

Lăng truyền thế đế giai hỏa trạch

Cánh hữu hà nhân thám pháp luân ?

Vài câu trích trên đây rút từ bài thơ «Côn Sơn hành» Cao sáng tác khi lên chơi núi Côn sơn với ông bạn thơ Phạm Long Trân. Đi chơi núi, mà kỳ thực là cuộc hành hương về dấu tích tâm linh dân tộc, với thơ, với tư tưởng Việt. Tư tưởng đă cổi trói khỏi mọi ràng buộc nô lệ, bay lên như chim Hồng vượt thắng. Thong dong tự tại. Phải chăng đó là niềm tự do, an vui tối hậu của con người ? Mà Cao Bá Quát đă chứng đắc. Nhờ sống mănh liệt từng giây khắc một. Không loạn tâm dự phóng. Quá khứ với tương lai đều nằm trong hiện tại.

Ngày xuân, ta hăy sánh bước cùng Cao trở lại rong chơi Côn Sơn :

Trời xuân mênh mông

Núi xuân muôn trùng

Chiu mang bầu rượu

Khách hứng vượt lưng trời

Bạn nói : đỉnh Côn Sơn thanh tú

Ta cùng đi thăm dấu cũ

Trèo cao, vượt hiểm, ṿng lối rậm

Xa xa cḥm cổ thụ xanh um

Phanh áo, giang tay, đủng đỉnh đi

Thông reo thổi vút mối t́nh xa

Tam Thanh, Bát cảnh (16) như theo đến

Đỗng Tân, Lư Bạch (17) rộn ràng đưa

Ngẩng mặt cất lời kêu thái cổ

Cây rạt rào gió thổi vi vu

Thấp giọng ngâm bài Tử phủ

X̣a tóc bước vào chùa trên núi

Chùa có đài Phạm vương (18)

Dấu cổ lờ mờ rêu biếc phủ

Xưa Trần Công (19) thường đến dạo

Khí núi nay c̣n đẹp

Hoa lấm tấm bên cầu Thấu Ngọc (20)

Chim líu lo trong động Thanh (21)

Bài phú c Trai (22) c̣n đó, nhưng biết cùng ai nói ?

Danh cao muôn thuở phó trời xanh

Duy các thiền sư đời Trần (23) thân không nát

Đôi mắt tuệ (24) sáng ngời nh́n người hôm nay

Cứ bảo đời là nhà lửa (25)

C̣n ai dám học chuyển pháp luân (26)

Khách đi không hiểu ḷng du tử

Đem thiền nói măi với nhà sư

Có ṿ rượu trước mắt, cứ uống đi

Ta sẽ v́ bạn ca bài Hàn Sơn tử (27)

Dưới thành Cổ Phao bến Lục Đầu (28)

Hăy quay nh́n phương bắc nhớ người xưa

Trên khoảng non sông từng qua trăm trận đánh, nay chỉ thấy một chiếc thuyền câu

Bao khách anh hùng muôn thuở, nay chỉ c̣n đám bụi !

Uống, uống nữa đi ! chớ từ chối !

Đời buồn hay vui tùy từng lúc

Nơi kẻ này yêu thích, người sau lại ngậm ngùi

Lọn tâm, liễu nghĩa, chuyện ngu si

Ngồi thừ ra tham thiền, để làm ǵ ?

Uống, uống nữa đi ! chớ từ chối !

Ḱa trên đầu non, cây tùng cao đâm nhiu nhánh

Trèo lên nh́n ra tám cơi

Mây bay bát ngát trời

Chim xa rủ nhau về

Lá rụng bay phất phới

Khách du v hay ở ?

Côn Sơn hành

 

Xuân thiên hà minh mông !

Xuân sơn liên vạn trùng !

Du tử vă huề hồ

Hào hứng lăng trường không

Khách đạo Côn Sơn chi thượng thanh thả u.

Dữ tử tương tương phỏng cố du

Khóa cao độ hiểm nhiễu la kính,

Dao chỉ âm âm thương thụ đầu.

Giải y phân thủ tản bộ hành,

Tùng đào vị ngă trữ viễn t́nh.

Tam thanh, bát cảnh như truy tùy,

Đỗng Tân, Thái Bạch phân tống nghinh.

Ngưỡng diện cao thanh khiếu thái cổ

Hàn sao táp táp phong linh linh.

Đê thanh phục ngâm Tử phủ chương,

Phiên nhiên phi phát đăng sơn quynh.

Sơn quynh thượng hữu Phạm vương đài.

Cổ tích thương thương ế lục đài.

Kiến thuyết Trần công cựu du thưởng

Chí kim sơn khí y nhiên giai,

Thấu Ngọc kiều biên dă hoa tiểu

Thanh Hư động lư văn đề điểu.

Úc Trai phú tại dữ thùy luân ?

Thiên cổ cao danh phó t́nh hiệu.

Duy hữu Trần triều thiền giả bất hoại thân,

Y y tuệ nhăn chiếu kim nhân

Lăng truyền thế đế giai hỏa trạch,

Cánh hữu hà nhân thám pháp luân ?

Hành khách bất tri du tử ư

Mạn hướng sơn tăng thuyết thiền lư.

Tôn tiền hữu tửu quân thả ẩm.

Vị quân nhất ca Hàn Sơn tử

Cổ Phao thành hạ Lục Đầu tân,

Thỉnh quân bắc vọng khan tích nhân

Bách chiến giang sơn thặng ngư đĩnh,

Vạn cổ anh hùng nhất tụ trần.

Chước chước quân mạc tử.

Nhân thế bi hoan bất đồng th́.

Kim nhân du thưởng hậu nhân bi,

Túc tâm liễu nghĩa chân như si.

Ngột tọa cùng thiền hề dĩ vi ?

Chước chước quân mạc từ

Sơn tiêu phục hữu cao tùng tam lưỡng chi.

Phan trắc diếu bát hoang,

Minh vân thiên ngoại phi.

Chinh điểu tương dữ hoàn,

Lạc diệp phân phân nhi.

Du nhàn qui bất qui ?

Dữ thi hữu Phan Lung Trân du Côn Sơn,
nhân tác Côn Sơn hành vân.

 

THI VŨ

Paris, 9.1.1992

 

Chú thích :

1. Liệt tử nói : «Ở bể Điền Hải cá lớn ngh́n dặm, chiều dài cũng tương xứng» (Điền hải ngư quảng thiên lư, kỳ trường xứng chi).

2. Trong Tấn thư, chuyện Vương Huy Chi viết : «Quản trung khuy báo, thời kiến nhất ban» (nh́n con báo qua chiếc ống, thấy được một cái vằn). Ư nói kiến thức hẹp ḥi.

3. Địa danh ở Singapore.

4. Thuộc hải phận Nam Dương.

5. Tích xưa nói ở bể Đông có vịnh nước lớn, gọi là Vỹ Lư. Muôn ḍng nước đổ vào. Có tảng đá lớn gọi là c tiêu. Khi nước dồn đến th́ bốc cháy dữ dội, thiêu hủy mọi vật, nước cũng khô kiệt.

6. Hoa hải đường không thơm. Chỉ riêng cây của Ôn Đ́nh Quân trồng ở Xương Châu là có mùi thơm.

7. Nhiễu chỉ : cuốn ngón tay. Thơ Lưu Côn tặng Lữ Thẩm đời Tấn có câu : «Hà ư bách luyện cương, hóa vi nhiễu chỉ nhu» (Ngờ đâu thứ thép cứng trăm lần tôi luyện lại mềm yếu cuốn vào ngón tay được).

8. Nguyễn Tịch đời Tấn, tính phóng đạt, thường uống rượu liên miên. Nghe ở trại bộ binh có nhiều rượu ngon, liền xin vào làm hiệu úy để được uống. V́ thế có tên Nguyễn Bộ binh (Nguyễn lính bộ). Tịch cùng với các bạn khác (Kê Khang, Sơn Đào, v.v...) gồm 7 người thường đi chơi ở Rừng Trúc (Trúc Lâm). Người đời gọi là Trúc Lâm thất hiền, bảy người bạn hiền ở Rừng Trúc. Tịch thường đi chơi rất xa, thấy cùng đường th́ khóc mà về.

9. Ma ni (tiếng Phạn) kinh Phật hay dùng, là ngọc rất sáng để vào nước đục, nước hóa ra trong. Ở đây tác giả ví mặt trăng như ngọc Ma ni.

10. Dịch thoát chữ Tam thiên, tức tam thiên đại thiên thế giới. Theo thế giới quan Phật giáo, một ngh́n thế giới họp thành một «tiểu thiên”. Một ngh́n «tiểu thiên» họp thành một «trung thiên». Một ngh́n «trung thiên» họp thành một «đại thiên». Vậy một đại thiên thế giới tính ra bằng một ngàn triệu thế giới (1.000.000.000).

11. Tham quân, chức giữ văn thư trong quân đội.

12. Tu ngu : ư nói tiếng nước ngoài. Đời Tấn Hoàn công, Hác Long làm chức tham quân, coi riêng việc rợ Nam, có vịnh câu thơ rằng : «Tu ngu dược thanh tŕ» (Tu ngu nhảy vào ao trong). Hoàn công không hiểu hỏi, Hác Long đáp : Người Nam Man gọi cá là tu ngu.

13. Trương Sứ, tức Trương Khiên đời Hán, cỡi bè đi sứ nước Nhục Chi dọc đường 2 lần bị người Hung nô bắt giam. Mười năm sau mới trốn về được. Nhờ chuyến đi ấy, người Hán mới biết địa thế và tinh h́nh các nước Tây vực.

14. Đời Chiến Quốc, Ngũ Viên tự là Tử Tư làm tướng giúp vua Ngô đánh bắt được vua nước Việt về giam. Vua Việt dâng nàng Tây Thi, vua Ngô tha vua Việt. Ngũ Viên can không nghe, c̣n nghe lời gièm pha đem giết Ngũ Viên. Khi lâm h́nh, Ngũ Viên dặn rằng : «Sau khi ta chết, khoét mắt ta đem treo ở cửa thành, để ta nh́n thấy quân Việt kéo vào nước Ngô».

15. Nhân vật ở Trung Nguyên, ư Cao Bá Quát chỉ Trương Khiên và Ngũ Viên, cốt nói lên tâm sự ḿnh.

16. Tam Thanh là thắng cảnh nổi tiếng ở phía bắc Lạng sơn gồm ba động (Nhất thanh, Nhị thanh và Tam thanh). Bát cảnh là 8 cảnh đẹp nên thơ quanh Hồ Tây tả trong «Tây Hồ bát cảnh» của một nhà thơ thời Lê Vinh Hựu. Tám cảnh ấy là : 1. Bến trúc Nghi Tàm (bến tắm của chúa Trịnh Giang dưới dăy trúc ngà ở làng Nghi Tàm). 2. Rừng bàng Yên Thái, trên vùng đất làng Yên Thái do Trịnh Giang cho trồng. 3. Đàn thề Đồng cổ, do vua Lư Thái Tông (1028 - 1054) xây để hàng năm quần thần đến thề tỏ ḷng trung hiếu. 4. Phật say làng Thụy, pho tượng Phật chống gậy, dáng đi như người say rượu ở chùa làng Thụy Chương. 5. Sâm cầm rợp bóng, nghề săn chim sâm cầm quanh Hồ Tây. 6. Đng hoa Nghi Tàm, làng trồng hoa. 7. Chợ đêm Khán Xuân, Chúa Trịnh thường họp các cung nữ mở chợ đêm tại phường Khán Xuân mua vui. 8. Tiếng đàn hành cung, sau khi họ Trịnh đổ, những cung nữ c̣n lại ở hành cung vẫn gảy những điệu đàn rất du dương.

17. Đỗng Tân và Lư Bạch tức Lữ Đỗng Tân và Lư Thái Bạch, hai thi hào đời Đường. Lữ Đỗng Tân c̣n gọi là Lữ Tổ, một trong 8 vị tiên (bát tiên). Lư Thái Bạch được gọi là Trích tiên, ông tiên bị đày xuống trần.

18. Phạm vương, vị Hộ Pháp thường thấy trước các chùa thờ Phật. Đây là ở chùa Thiên Phúc trên núi Côn Sơn, nơi thờ ba vị Tổ phái Trúc Lâm đời Trần : Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang.

19. Tức Trần Nguyên Đán, tôn thất đời Trần, làm quan đến chức Nhập nội kiêm hiệu tư đồ, B́nh chương sự, Quốc thượng hầu, lúc về già về nghĩ ở Côn Sơn. Ông ngoại của Nguyễn Trăi.

20. Tên chiếc cầu ở Côn Sơn dưới động Thanh Hư.

21. Thanh Hư, tên động thờ Phật ở Côn Sơn, do Trần Nguyên Đán sửa sang làm mới để tỉnh dưỡng lúc về già

22. Ức Trai tên hiệu của Nguyên Trăi, khai quốc công thần đời Hậu Lê. Ông có làm bài «Côn Sơn Ca» nhắc lại công ơn của ông ngoại Trần Nguyên Đán. Cao Bá Quát có cùng tâm sự Nguyễn Trăi, nên nói gặp lại bài phú nhưng chẳng biết cùng ai chia sẻ.

23. Tức Trúc Lâm tam tổ : Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang.

24. Tuệ nhăn, con mắt của trí tuệ bát nhă nh́n thấu suốt thực tướng của sự vật.

25. Nhà lửa là hỏa trạch. Kinh Phật thường ví dụ cơi đời phiền năo như ngôi nhà lửa, để thúc đẩy mọi người tinh tấn tu học, sống đạo, cứu đời. Nay mở miệng cứ ba hoa than thở, một điều đời là bể khổ, một điều thế giới là nhà lửa, th́ không thể nào chuyển pháp độ người cho được.

26. Pháp luân là bánh xe pháp. Sau khi thành đạo, Phật Thích Ca thuyết pháp lần đầu nói về Tứ đế, giúp con người diệt khổ năo, chứng đạo an vui giải thoát, gọi là Phật chuyển bánh xe Pháp. Xem thêm (25).

27. Hàn Sơn tử tên một cao tăng đời Đường, tu ở động Hàn Nham trên núi Thiên Thai, không ai rơ tung tích. Lư Chỉ Dận, làm quan ở Đan Khâu nghe tiếng đến thăm, nhưng Hàn Sơn tử không tiếp, lánh chạy vào động. Cửa động tự nhiên đóng lại.

28. Thành Cổ Phao, ṭa thành cũ ở chân núi Phao Sơn, tỉnh Hải Dương, nhà Mạc sửa sang và xây dựng thêm. Bến Lục Đầu, trên sông thuộc huyện Chí Linh, Hải Dương, v́ có 6 ngọn sông đổ về nên gọi như thế.

 

 

http://www.gio-o.com/ThiVu.html

 

 

 

© gio-o.com 2014