100 năm ngày sinh (1917 - 2017)
của kịch tác gia Vũ Khắc Khoan

 

Đào Duy Thy

Thầy Vũ Khắc Khoan


Sinh năm 1917 tại Hà Nội. 1954 di tản vào Sàigòn. 1975 ty nạn nước Mỹ. 1986 qua đời tại Minnesota- Mỹ quốc.

 

Tôi cho rằng Đại học Dalat phong cảnh đẹp nhất nước, nằm trên ngọn đồi thông gió reo vi vu quanh năm- số 1 Phù Đông Thiên Vương, trước mặt là Đồi Cù cỏ non xanh mướt chạy dài ra tận Hồ Xuân Hương.


Sau những năm rong chơi đây đó, tôi trở lại Dalat với sương ngàn gió núi, đồi thông, thác ghềnh thơ mông và tôi theo học ở Đại học Dalat .Ngày ấy, trong các vị thầy quí mến như thầy Phạm văn Diêu- thầy Lê hữu Mục- thầy Trần trọng San... Nhưng nổi bật nhất là thầy Vũ Khắc Khoan dạy về môn kịch nghệ.


Vào đầu tuân, sinh viên lên Viện xem thời khóa biểu để biết giờ đi học .


Trong những vị thầy mà tôi thích nhát đó là thầy Vũ Khắc Khoan. Tôi là một sinh viên lười biếng nhưng giờ thầy không thể bỏ qua được .

Thầy trong bộ vết xanh đậm, tóc quăn, khuôn mặt chữ điền, lông mày xếch chữ đao, thầy giảng bài thao thao bất tuyệt, không nghỉ giải lao. Thầy là một nghệ sĩ chân chính, suy tư tự do , sáng tác tự do. Nghệ thuật vì nghệ thuật chứ không phải là những tên bồi bút phục vụ cho chế độ mà thời nào cũng có...

Tâm hồn thầy ưu tư lặng lẽ như một giấc mộng u buồn nơi trần thế .


Với tuổi đời thanh xuân phơi phới, thầy đã viết vở kịch Thành Cát Tư Hãn năm 1949. Nói về thuyết Định Mệnh và Thuyết Đợi Chờ.


Thành Cát Tư Hãn tự cho minh là thượng đế, là ông trời đã xua quân đi xâm chiếm các nước yêú, tiêu diệt các thế lực đối kháng .


Ông đã thành công trong việc chém giết, tàn sát loài người. Nhưng ông thất bại trước Thân Chêt.


Con người kiêu ngaọ, gian hùng, dă man ấy cũng đợi chờ Thần Chết đến gõ cửa !


Sống là đợi chờ cái chết đến mà không một ai tránh khỏi. Phật nhập Niết Bàn, vua thì băng hà, con người thì chết .


Thần Tháp Rùa thầy viế́t năm 1957 khi đất nước mình đã chia cắ́t Bắc Nam.


Miền Bắc Cọng Sản- Miền Nam Tư Bản .


Thầy đặt vấn đề cho giới trí thức tiểu tư sản và giới lao động là vô sản .


Người trí thức tiểu tư sản bị kẹt ở 2 ý thức hệ. Vô sản và Tư bản, đứng trước những thay đổi, đảo điên của thời cuộc, họ phải theo bên nào đây ? Nghệ thuật của thầy là đem chuyện hôm nay lồng vào chuyện hôm qua, mục đích là tim ra một hướng đi mới, cuộc đời mới và cuộc đời là một sân khâú- Sân khấu tái hiện lại cuộc đời của chúng ta .


Chiều Dalat mưa hoài, mưa bão đổ̉ cây, thấm đẫm những giọt nước ân tinh thầy xưa bạn cũ nay đã cuốn trôi phăng theo thời gian


" Rằng ta tự thuở nào tuổi trẻ
Nguyện không hùa theo kẻ làm cao
...

Theo thói người xưa bất phục phản
Mặc cho mây bay trên lầu cao.
Đứng đây giữa ngã tư đường
Trời im không nói Đất mù sương.


Có phải Thầy hỏi trời, Trời lặng thinh ! Có phải Thầy hỏi đất, Đất tỏ̉a mù sương


Trong nỗi tuyệt cùng cô đơn ấy đến bây giờ vẫ̃n còn hiu hắt cuối trời Âu !


Những bước chân hốt hoảng
Những bước chân ào đời
Ta thường lại đó
Ngã ba cuộc đời...
Giờ đây thưa thớt
Như lá mùa thu...
Rừng phong hạt móc sa
Đâu còn thủy lệ
Chỉ rưng rưng sầu."


Phải chăng, thượng nguồn suối nhỏ chảy về sông-Biển cả mênh mông nhận các dòng...

 

Nhân Lê Thị Huệ kêu làm số báo kỷ niệm về Thầy, em tưởng nhớ. Thầy một đấng tài hoa nay đã vĩnh viễn về miền Cực Lạc :

 

Chim lạ đậu cành phong
Hót véo von vài tiếng
Nhớ mùa Thu lá bay...
Đục - Trong giờ vô ngại
Trong ánh sáng trời hồng.


Đào Duy Thy

©gio-o.com 2017