100 năm ngày sinh (1917 - 2017)
của kịch tác gia Vũ khắc Khoan
PHẠM VĂN LẠI
VŨ KHẮC KHOAN
kịch tác gia hiện sinh
tản mạn
GIÁO ĐẦU
Nhân ngày Giỗ lần thứ 31 (1986 * 12-9 * 2017 ) & 100 năm ngày sinh (1917* 27-2 * 2017) của Giáo sư Vũ khắc Khoan, được sự khuyến khích của một số bạn Thụ Nhân thân quen, Phạm Văn Lại (PVL tôi) mạnh dạn viết một vài hồi tưởng về Thày, với tư cách người đã từng tham gia dựng một số kịch phẩm văn học của Thày trong những năm 1970-1973 của Ban Kịch THỤ NHÂN Viện Dại Học Đà Lạt ...
Như một nén nhang được dâng lên tưởng niệm Thày.
I - HỒI TƯỞNG LẦN ĐẦU GẶP THÀY VŨ KHẮC KHOAN
Lần đầu Phạm Văn Lại (PVL tôi) được gặp Thày là vào đầu năm 1970, tại nhà Ông Phạm Lê Thúc: biệt thự số 9 đường Phạm hồng Thái Dalat . Khi đó PVL đang học lớp Đệ IC Btx. được anh bạn cùng lớp là anh Phạm Lê Vỹ , con Bác Thúc, cho về nhà ở trọ học.... Thày Khoan là ban thân thiết với bác Thúc từ hồi niên thiếu .... Nên mỗi khi Thày Khoan lên dạy học trên Viện Đại Học Dalat , Thày đều nghỉ ở nhà Bác Thúc ..... Nên PVL có nhiều dip gặp Thày. PVL chỉ có ấn tượng Thày đẹp lão . phong thái nghệ sĩ giống như pho tượng bán thân nhạc sĩ Beethoven ... Chỉ vậy thôi !
Năm sau 1970 , PVL tôi lên học năm thứ I Khóa 6 trường Chính Trị Kinh Doanh (K6 CTKD), không ở nhà Bác Thúc nữa nên không có dip gặp Thày Khoan, nhưng thật ngờ lại được gặp Thày trọn vẹn trên sân khấu Giảng dường Spellman vào đầu năm 1970 , thông qua kịch phẩm văn hoc THÀNH CÁT TƯ HÃN , do Ban kịch K4.CTKD trình diễn.
Bị hấp dẫn, lôi cuốn, mê hoặc ... với các nhân vật Đại Hãn, Sơn Ca, Thúc bột Đào , Công chúa Giang Minh .... trên sân khấu suốt từ màn Giáo đầu đến màn Vĩ thanh , cũng mong ngóng chờ đợi ,trông chờ Cổ Giã Trường như Đại Hãn .... Đặc biệt những trường đoạn độc thoại của Thành cát Tư hãn và Sơn Ca là tuyệt vời : những áng văn tuyệt mỹ của văn học việt . Sau đó PVL tôi như bị Thần Tượng mê hoặc, đi sục tìm các tác phẩm của Vũ khắc Khoan từ nhà sách, thư viện, bạn bè thân quen bên Văn Khoa (các anh Lê kim Ngữ, Nguyễn văn Minh, Nguyễn văn Tấn ...) và các anh tốt nghiệp Trường quốc gia Kịch Nghệ Saigon : Nguyễn lập Chí, Hà Bay... Kết quả đến Hè năm 1970, dã sưu tầm được những tác phẩm sau:
Thần tháp Rùa (1957)
Trương Chi - truyện ngắn
Hậu trường - kịch nói
Thằng Cuội ngồi gốc cây đa - kịch nói (1948)
Thành Cát Tư Hãn - kịch nói (1961)
Giao thừa - kịch nói (1949)
Ngộ nhận-Lộng ngôn - kịch nói (1969- Quan Điểm)
Những người không chịu chết -kịch nói (1969-An Tiêm)
Và 2 kịch phẩm dạng bản thảo , đánh máy, chưa xuất bản của Thày :
Ga xép - kịch nói
Quán cháo lú - kịch nói
PVL tôi trân quí xếp những tác phẩm trên, bên cạnh những tác phẩm đã sưu tầm được như:
+ Vang bóng một thời (1940) của Nguyễn Tuân
+ Chiếc lư đồng mắt cua (1941) của Nguyễn Tuân
+ Chùa Đàn (1946) của Nguyễn Tuân
+ Ý thức mới trong văn nghệ và triết học (An Tiêm, Sài Gòn, 1965 của Phạm công Thiện
+ Im lặng hố thẳm (An Tiêm, Sài Gòn, 1967 của Phạm công Thiện
+ Triết lý là gì? (An Tiêm, Sài Gòn, 1969), của Martin Heidegger, Phạm công Thiện dịch
+ Ngộ nhận -Albert Camus - Bùi Giáng (dịch) (1967), Nxb. Võ Tánh, Sài Gòn.
+ Bạo chúa Caligula - Bùi Giáng (dịch) (1967) Nxb. Võ Tánh, Sài Gòn.
+ Hoàng tử bé - Bùi Giáng dịch Petit Prince của Saint Exupery Nxb. An Tiêm SAIGON
+ Trong khi chờ Godot (En attendant Godot) của Vũ Ðình Phòng dịch và xuất bản Thế Giớ phát hành năm 1969-
+ Đường hay Pháo đài của Nguyễn ngọc Lan .
Mùa hè năm 1970, được gia đình cho ra Phú Quốc nghỉ hè 1 tháng, ở nhà người Anh họ, PVLtôi mang theo hành trang là 10 tác phẩm của Vũ Khắc Khoan. ... Dưới bóng mát của những rặng dừa và những ghềnh đá nhô ra biển của bãi tắm Dương Đông hoang sơ thơ mộng .... Đã ngốn sạch những áng văn chương Vũ khắc Khoan tuyệt hảo ,không sót chữ nào... Đọc những tác phẩm kịch nói , nghiền ngẫm vài ba lần .... trong tháng hè Phú Quốc, điều này có ảnh hưởng tới hoạt động của tôi với Ban Kịch Thụ Nhân của Đại Học Đà Lạt những năm về sau
II - HỒI TƯỞNG NHỮNG CẢM NHẬN KHI DỰNG TÁC PHẨM VĂN HỌC KỊCH NÓI CỦA VŨ KHẮC KHOAN
Năm học 1971 và 1972 , Ban kịch Thụ Nhân, đại học Đà Lạt, đã thành lập dược 2 năm. Ban kịch đã ổn định về tổ chức, tài chánh, nhân sự .... Đặc biệt qui tụ được một giàn diễn viên Thụ Nhân Đại học sĩ tài năng, đông đảo, hùng hậu từ các phân khoa khác nhau :
- VĂN KHOA : Nguyễn văn Minh ( Anh văn ) Lê kim Ngữ, Tuyết Mai, Ngọc Trâm, Xuân Ái, Phan Duy, Vân Hương... (Pháp văn ) Phạm thị Chính (Sư Phạm) ....
- KHOA HỌC : Nguyễn thanh Long tự Long Râu
- CHÍNH TRỊ KINH DOANH (CTKD): Nguyễn văn Xuyên, Nguyễn đức Diện (Khóa7 ) Hà văn Đính, Nguyễn thanh Toại, Nguyễn Phong... (K.8 ) Dư Bích Vân, Đỗ thanh Nhàn, Phạm ngọc Anh Tòng, Trần đại Hùng (K.6 ), Nguyễn xuân Thành tự Tư Cầy, Vi Văn Cường (K9), và Nhóm MÍT dảm nhận hậu cần sân khấu...
- Và một số diễn viên khách mời từ trường nữ trung học BÙI THỊ XUÂN : Trần Thanh Thủy , Vũ Ngọc Quỳnh, Đỗ lưu Phương Trang & Đội múa Thiên Thai (8 thành viên nữ) và 2 chị em sinh đôi Thu Hương - Ngọc Sương .
Trong 2 năm 1971 và 1972 Ban Kịch Thụ Nhân Đà Lạt đã dựng 6 kịch phẩm Văn học nổi tiếng của Việt Nam và Ngoại Quốc :
1- Trưởng già học làm sang - Bourguois Gentilhomme (1971 )- tác giả Moliere
+ đạo diễn : Lê kim Ngữ
+ diễn viên : Lê kim Ngữ , Ngọc Trâm , Xuân Ái, Long Râu...
2- Lão hà tiện - L'avare ( 1971 ) - tác giả Moliere
+ đạo diễn : Lê kim Ngữ
+ diễn viên : Lê kim Ngữ, Ngọc Trâm, Xuân Ái, Phan Duy, Long Râu.....
3- Thằng cuội ( 1972 ) tác giả : Vũ khắc Khoan
+ đạo diễn : Phạm văn Lại
+ diễn viên : Nguyễn văn Xuyên vai Cuội
Long râu vai Ông già dẫn truyện
Ngọc Quỳnh vai Bé Gái
Quỳnh Hương vai Mẹ Cuội
Phương Trang vai Hằng Nga
Các Tiên Nữ : đội múa trường Bùi thi Xuân.
4- Ngộ Nhận - Mal ' entendu ( 1971 ) - tác giả : Albert Camus - Bùi Giáng dịch
+ Đạo diễn : Phạm văn Lại
+Diễn viên : Nguyễn văn Minh - người con trai
Đỗ thanh Nhàn - người mẹ
Trần Thanh Thủy - người em gái
Long Râu - ông già câm
5- Ngộ Nhận ( 1972 ) tác giả : Vũ khắc Khoan
+đạo diễn : Phạm văn Lại
+diễn viên : Nguyễn văn Xuyên,Nguyễn văn Minh,Long Râu, Nguyễn đức Diện,Ngọc Quỳnh ...
6- Những người không chịu chết - tác giả : Vũ khắc KHOAN ( dựng lại lần thứ hai; 1972)
+ đạo diễn : Phạm văn Lại
+ diễn viên : Lê kim Ngữ : pho tượng người
Phạm văn Lại : chàng trai trong siêu thị
Tuyết Mai ( Văn khoa ) :cô gái bán hàng
Nguyễn đức Diện : người cha
Qua năm 1973 và 1974, PVLtôi đã xuống Saigon chuẩn bị tốt nghiệp cử nhân, năm thứ 4 ( sưu khảo ) và học Cao Học Quản Trị Kinh Doanh. Ban Kịch Thụ Nhân tiếp tuc hoạt động .... dàn dựng và trình diễn thêm 3 tác phẫm kịch nói của Gs. Vũ khắc Khoan do Anh Phạm thùy Nhân - Lê kim Ngữ đạo diễn :
7- Ga xép
8- Quán cháo lú
9- Thành Cát Tư Hãn : diễn lần 2 trên sân khấu Giảng đường Spellman ( lần thứ nhất do Ban kịch K.4 CTKD tiền thân Ban kịch Thụ Nhân diễn năm 1969)
Vở Thành Cát Tư Hãn là đỉnh cao của Ban kịch Thụ Nhân Dalat , gây tiếng vang lón trong giới kịch nghệ cả nước , vì đã được đại diện Viện Đại Học Dalat, đi công diễn trong Liên Hoan Giao Lưu Các Viện Đại Hoc Việt Nam năm 1974 tại thủ đô Sagon .
Giới hạn trong bài viết này, PVL tôi chỉ ghi lại một vài cảm nhận, hồi tưởng về những vở kịch của Thày Vũ khác Khoan do mình đích thân dàn dựng và trình diễn trên sân khấu Giảng đường Spellman đại học Đà Lạt.
vai Sơn Ca (Nguyễn Văn Xuyên) trong vở Thành Cát Tư Hãn
do ban kịch Thụ Nhân trình diễn trên sân khấu Spellman đại học Đà Lạt năm 1973
ban
kịch Thụ Nhân đại học Đà Lạt sau vở diễn Thành Cát Tư Hãn (1973)
đường lên giảng đường Spellman đại học Đà Lạt, photo:Wikimedia
A- TỔNG QUAN NHỮNG VỞ DIỄN CỦA KỊCH TÁC GIA VŨ KHẮC KHOAN DO BAN KỊCH THỤ NHÂN TRÌNH DIỄN
Không giống như đọc một tác phẩm ưa thích, đọc vài ba lần, nếu cần ghi chú những đoạn ưng ý làm tài liệu, rồi gấp sách lại, chuyển qua quyển khác . Dựng một kịch phẩm khác hẳn : từ khi Ban Kịch quyết định chọn vở diễn dến khi trình diễn ra mắt khán giả trên sân khấu, thì đạo diễn phải đọc đi đọc lại kịch bản không dưới 10 lần theo tiến trình thời gian dàn dựng :
- Phải đọc kỹ, để chuẩn bị hành trang xin phép Tác giả, không thuộc bài thì nguy to, nhưng được cái là Thày Khoan thường vui vè chấp thuận , chỉ nói ngắn gọn : " Tôi tin các Anh chị Ban Kịch Thụ Nhân không làm hỏng vở kịch của tôi ! "
- phải đọc kỹ, để lập Bảng Phân Vai cho thật kỹ và chuẩn xác để chọn diễn viên cho "đúng người, đúng vai". Giải thích thuyết phục cho đuợc " tại sao chọn vai này cho Anh A., Chị kia cho vai B " Không có chuyện casting , chọn vai này rồi vài ba ngày sau loại, thay thế diễn viên khác. Trong ban kịch Thụ Nhân.... Vì làm vậy là Trưởng ban, Đạo diễn hết .... đất sống , nhất là đối với các diễn viên nữ . Không có nữ diễn viên Thụ Nhân, nữ sinh trung học Bùi Thị Xuân. nào tự nguyện đi đóng kịch .... Mà Đạo diễn, Trưởng doàn sau khi ngấm ngầm quan sát, làm quen, thử giọng , tham khảo với bạn bè thân quen của dối tượng .... Rồi đối chiếu với nhân vật trong kịch bản, thấy phù hợp, mới dám mở lời mời .... Đóng kịch, nhất là các nữ sinh Bùi Thị Xuân như: Thanh Thủy, Ngọc Quỳnh, Phương Trang & 8 tiên nữ ... thì còn nhiêu khê vô cùng, gay nhất là màn thuyết phục "Ông Bà Bô" ...... Đạo diễn mà không thuộc kịch bản, thuyết trình lưu loát.... thì thất bại là cái chắc . Hồi tưởng những giai thoại chọn nữ diễn viên cho ban kịch Thụ Nhân, mà Anh Lê Cung Bắc - Phạm Thùy Nhân & PVLtôi ráp lại, viết ra phải tốn vài ba chục trang mới hết chuyện ....
- Phải đọc kỹ, để lập Bảng Phân cảnh, Phân đoạn , lên lịch tập dượt cho từng vai diễn .... trên sân khấu, ở nhà, đồi cù ,khu Năng tĩnh , bất cứ nơi nào có thể... cho đến khi tổng dượt 3 lần trên sân khấu trước ngày trình diễn chính thức.
- Phải đọc kỹ, dể lập dự trù thực hiện: y phục, hóa trang, cảnh trí , phông màn, dụng cụ, ánh sáng, âm thanh.... cho từng màn kịch, từng cảnh diễn, từng vai diễn.
Rất may, các vở diễn của Thày Vũ khắc Khoan, đều được các Giáo sư & sinh viên Việt Đại Học Dalat và các bạn bè thân hữu ... hưởng ứng nồng nhiệt, mỗi vở phải diễn 2 buối mới đáp ứng yêu cầu ..... thưởng ngoạn .
BAN KỊCH THỤ NHÂN ĐÃ KHÔNG LÀM HỎNG VỞ KỊCH NÀO CỦA THÀY KHOAN !
B- NHỮNG CẢM NHẬN VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC KỊCH NÓI CỦA KỊCH TÁC GIA VŨ KHẮC KHOAN
“Các anh diễn còn hay hơn Sinh Viên trường Kịch Nghệ của tôi”.
Thày Vũ khắc Khoan phát biểu, sau khi dự khán vở kịch Thành Cát Tư Hãn trên sân khấu Giảng dường Spellman , tháng 12-1969 do Ban Kịch K.4 CTKD - tiền thân Ban Kịch Thụ Nhân trình diễn ( trích Kỷ Yếu Khóa 4 - CTKD - phát hành năm 2017 - Anh Mai bá Phi chủ biên, Anh Nguyễn hữu Tuân thông báo cho PVL tôi ngày 26-6-2017 trên Facebook )
Để không làm hỏng những tác phẩm kịch nói của Thày giao phó , PVL tôi với tư cách là đạo diễn luôn luôn tâm niệm tìm hiểu : " Vở diễn này, trường đoạn này, nhân vật này ... Tác giả viết trong kịch bản : muốn nói điều gì ? Phải hiểu đúng, diễn cho đúng diều tác giả muốn nói .... để truyền đạt cho khán giả. Mà khán giả đa số lại là các Giáo sư, Sinh viên ... trình độ cao hơn ." Nên PVLtôi thường xuyên tham khảo ý kiến của các bậc đàn Anh như : Nguyễn Lập Chí (tốt trường Quốc Gia Kịch Nghệ Saigon năm 1967, học trò Thày Khoan ) và các Anh chị bên Văn Khoa , ban Việt Văn, Triết ... Nhất là các bạn trong Ban Kịch như các Anh : Lê Kim Ngữ, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn văn Xuyên và các diễn viên đảm nhận chính những nhân đó, một hình thức ĐẠO DIỄN TẬP THỂ ..... Chắc nhờ vậy mà Ban Kịch Thụ Nhân đã không làm hỏng vở kịch nào của Thày.
Xem kịch của kịch tác gia Vũ khắc Khoan , khán giả của Ban Kịch Thụ Nhân thưởng thức, thẩm lắng, có thể nói hạnh-phúc xem kịch ,là phương-tiện duy nhất để có thể ngưng thời-gian lại , và để xem Ban Kịch Thụ Nhân chuyển tải tư tưởng của soạn giả lên sân khấu ra sao ? Có thể nói văn bản văn-học "chết", trong khi đó, kịch bản quan-trọng hơn ở chổ nó là văn bản đang hình thành, với diễn viên, sân-khấu, v.v. Kịch có ngôn-ngữ đặc-biệt của nó, ngôn-ngữ kịch. Ngôn-ngữ đó được cụ thể và sống động qua diễn xuất. Cái khó khăn nằm ở việc nắm bắt được chất kịch, nắm được bản văn hay bắt được kịch tính như không khí, như một trình diễn, như một trò chơi. Người viết về kịch, phê-bình kịch gặp nhiều khó khăn, không thể chỉ bằng văn-bản, phải định trong không gian và thời-gian những tác động của nhân-vật và diễn văn của họ cho thấy họ là ai, muốn sẽ là ai, những lo toan, mục-đích, những diễn biến đổi ra không gian ngoài họ. Cũng vậy, người đạo diễn và cả diễn viên xuất sắc, "xuất thần", khi đã hiểu kịch bản như một tác-phẩm văn-nghệ và "ngộ" được kịch tính của tác-phẩm. Có hiểu mới diễn xuất hay, mới thoát lột được tính văn-chương, ý tác-giả và cho thấy được nét riêng của vở kịch ! Đây là điểm gay go bậc nhất khi diễn kịch của Thày Vũ Khắc Khoan , hầu như tất cả các vở diễn của Thày, Thày đều tham dự ...
Như đã liệt kê ở phần trên, trong 6 tác phẩm kịch nói của kịch tác gia Vũ khắc Khoan, Ban Kịch Thụ Nhân đã trình diễn từ năm 1969 tới năm 1974 , PVLtôi đã đạo diễn 3 vở: Những Người Không Chịu Chết ( 1971 ) Thằng Cuội và Ngộ Nhận Lộng Ngôn (1972 ) , đồng thời là KHÁN GIẢ ĐẶC BIỆT của Đại Hãn Lê Cung Bắc trong 2 vở : Thành Cát Tư Hãn( 1969 ) và Những Người Không Chịu Chết ( 1970 ) và của Đạo diễn Phạm Thùy Nhân trong 3 vở : Ga Xép, Quán Cháo Lú ( 1973 ) và Thành Cát Tư Hãn (1974 ). Khán giả đặc biệt PVL tôi được xem mỗi vở diễn ít nhất là 3 lần: 2 lần tổng dượt và 1 lần diễn chính thức . Vì vậy cảm nhận được thật nhiều ý tưởng tiềm ẩn trong mỗi tác phẩm kịch nói của Thày Vũ Khắc Khoan .
Nhưng đến nay, hơn 45 năm sau (1969 - 2017), PVLtôi không hoạt động sân khấu kịch nghệ từ sau năm 1975. Chỉ chuyên tâm vào kinh doanh theo chuyên ngành đã học là chiền đấu, vật lộn trong chiến trường kinh doanh .... Vả lại , trải qua các biến dộng của thời cuộc, dọn nhà từ Dalat xuống Biên Hòa, tới Saigon, trở lại Biên Hòa (đi kinh tế mới nuôi heo ở Long Bình ) ra Vũng Tầu .... Nên bị mất mát nhiều thứ trong cuộc đời. Trong đó quý nhất là bộ ảnh # 350 tấm hình gia đình, thời học sinh, sinh viên, gần 200 tấm kịch Thụ Nhân, toàn bộ Tủ sách văn học, kịch nói mini bị thất lạc, không còn một cuốn.
PVL tôi đã gặp tư tưởng hiện sinh trong các tắc phẩm kịch nói của Kịch tác gia Vũ khắc Khoan, với những cảm nhận cô đọng đối chứng sau :
1- JEAN PAUL SARTRE: “L’ENFER, C’EST LES UATRES – ĐỊA NGỤC, CHÍNH LÀ THA NHÂN”
Một câu nổi tiếng hàng đầu của chủ nghĩa hiện sinh. Hướng kiếp người vào cô dơn, như một dịnh mệnh. Vũ khác Khoan đã diễn đạt , mổ xẻ sự cô đơn của kiếp người một cách cụ thể chi tiết, kịch tính cao độ qua nhân vật người đàn ông PHO TƯỢNG NGƯỜI ( manequin ) trong tác phẩm kịch nói Những Người Không Chịu Chết. Sự cô dơn của kiếp người được đẩy lên tột cùng trong những trường đoạn độc thoại của pho tượng người vào ban ngày, không tiếp xúc với tha nhận, chỉ nhìn ngắm, cảm nhận hỉ, nộ, ái, ố xảy ra chung quanh, ông thích thú, khoái trá với cô đơn : “Đối thoại thích thật. Một tay tung, một tay hứng, như hại kiếm sĩ trao đổi những đường kiếm ngoạn mục. Người này đẩy một đường kiếm tới; người kia chao mình né tránh rồi phóng lại một đường kiếm trả đòn. Cứ thế. phóng kiếm, lui kiếm, đỡ đòn, phản đòn. Đối thoại thích thật.” Kiểu tự dấu võ một mình , tay phải đấu với tay trái "Song Thủ Hổ Bác " của Lão ngoan đồng Chu bá Thông .... cho tới chiều tối, khi siêu thị đóng cửa, không còn ai , thì ông pho tượng trở lại kiếp người ; cô đơn vô cùng tận, lầm lũi đi tìm cái ăn như một con chuột nhơ nhớp, thèm nghe một giọng nói , một tiếng cười , một hơi thở, thèm được nắm một bàn tay của một con người đích thực .... Phải học cách cười không thành tiếng, gọi là cười câm ...( Anh Lê Cung Bắc diễn xuất xắc trường đoạn này). Kịch tác gia Vũ khắc Khoan phải thấm nhuần tư tưởng HIỆN SINH CHỦ NGHĨA mới sáng tạo được tác phẩm kịch nói này. PVL tôi chủ quan cảm nhận như vậy .
sinh viên Đại Học Đà Lạt vào năm 1974
photo: mic_hong-K10 Chinh Tri Kinh Doanh
2- TRIẾT HIỆN SINH FRIEDERICH NIETZSCHE (1884-1900) THƯỢNG ĐẾ ĐÃ CHẾT - CON NGƯỜI TẠO RA THƯỢNG ĐẾ
2-1 "Thượng đế chính là ta. Nhà ngươi hãy mở rộng mắt mà nhìn: Trùng trùng điệp điệp là đại quân Mông Cổ, trùng trùng điệp điệp dưới lá cờ cửu vĩ của ta. Một triệu người như một. Ta xuống một lệnh. Một triệu người cúi đầu dưới lệnh của ta. Ta bảo tiến là tiến. Ta cho sống được sống. Ta bắt chết phải chết. Ta là trời, ý ta là ý trời" ( trang 53 kịch Thành Cát Tư Hãn - Vũ khắc Khoan 1961 )
2-2 Từ năm 1949 , trong tác phẩm kịch nói Thằng Cuội ngồi gốc cây đa, kịch tác gia Vũ khắc Khoan đã cho chúng ta thấy bóng dáng ,hình hài ,tính chất của một ÔNG CON TRỜI qua nhân vật CHÚ CUỘI . Người giáo-đầu thay tác-giả cho biết: "Thằng Cuội không nói dối . Nó chỉ có một tội là đã nhìn thấy những cái gì mà cái đám người đồng thời với nó, cái đám người vừa quay cuồng trên sân khấu, không nhìn thấỵ Và tự nhiên, thằng Cuội phải mang nặng cái số kiếp điêu-linh của những người đầu tiên cảm-thông với chân lý. (...) Lão thấy có rất nhiều thiện-cảm với anh chàng Cuộị Có phải là vì cái tính gan-góc rất trẻ của anh chàng một mình thui thủi đuổi theo một nhịp nhạc mà anh ta cho là Chân-Lý? Có phải là vì cái tính trong sạch mê say Lý-Tưởng của một thanh-niên? Hay có lẽ là vì quay về dĩ-vãng, lão cũng đã, một đôi lần, thấy chập chờn trước mắt những màu, sắc, nét hình của một Hằng-Nga ... của lão?".
Một Don Quixote thuần Việt .
2-3 Đến tác phẩm kịch nói Ngộ nhận-Lộng ngôn (1969- Quan Điểm) kịch tác gia VŨ khắc Khoan đã sáng tạo ra ÔNG TRỜI trên sân khấu ....
PVLtôi cố hồi tưởng lại trường đoạn này theo bộ nhớ còm cõi của mình như sau :
Trường đoạn cuối, khi Thằng CUỘI-Ông con Trời với khẩu khí - lộng ngôn , việc làm - rồ dại , suy tưởng, tranh luân - khí khái, hoang tưởng, không giống ai, như ở cõi trên .... bị những diễn viên kề cận bắt phải đi tìm ÔNG TRỜI để giải quyết những khúc mắc đã xảy ra giữa Cuội & người thân trong gia đình làng xóm, láng giềng .... Và giải thích nguồn ngon, nhân thân của Cuội , có đúng như Cuội nói không ? Ông Trời oai phong lẫm liệt ,bằng xương, bằng thịt xuất hiện trên sân khấu ..... Khán giả lặng đi , âm thanh nhỏ dần , chỉ thấy Ông Trời , Chú Cuội, Bé Gái và dân làng huơ chân, múa tay loạn xạ.... Ông Trời vò đầu , bứt tóc , ngửa mặt , giang 2 tay lên trời và la to 2 tiếng : TRỜI ƠI ! Âm thanh echo vang vọng khắp khán phòng, các diễn viên trên sân khấu bất dộng như những pho tượng, kể cả Ong Trời , Ánh sáng tràn ngập sân khấu , chiếu vào từng khôn mặt diễn viên , lộ rõ từng vết phấn sáp trang điểm trên mặt , trên tóc các diễn viên như .... phường tuồng ! Màn sân khấu vẫn chưa khép lại , khán giả như choàng tỉnh dậy sau cơn mơ, ngơ ngác .... Tất cả đứng bật dậy ồn ào, nhốn nháo ... 2 khán giả chạy vụt trèo lên sân khấu , giằng láy micro la lớn : " thế này là thế nào ? Ai bày dặt ra chuyện này ? Phải có câu trả lời đi chứ ? " Một người gầy gò bước ra , rụt rè trả lời " Không phải tôi , tôi chỉ đạo diễn theo đúng kịch bản, từng câu từng chữ " " Vậy phải mời ĐẠO DIỄN lên đây giải thích chuyện Ông Trời mà lai kêu TRỜI ƠI ! "
Bỗng đèn chiếu sáng một người đàn ông trạc ngũ tuân, dáng người chắc đậm, mặt hồng hào, phương phi ,quắc thước, dôi mắt sáng rực , mái tóc đốm bạc, bènh bồng, nghệ sĩ ....khoác áo manteau màu mỡ gà , từ từ đứng lên chậm rãi bước lên sân khấu, đứng vào giữa các diễn viên đang bất động , vẫn quay lưng về phía khán giả .... cất giọng trầm ấm vang lên rõ ràng : " ĐÚNG ! TÔI LÀ NGƯỜI ĐÃ SOẠN RA VỞ KỊCH NÀY và ĐÃ SÁNG TẠO RA NHỮNG NHÂN VẬT NÀY , kể cả ÔNG TRỜI "
Rồi Ông từ từ đi về phía hậu trường sân khấu, mất hút sau cánh gà .
Ánh sáng từ từ giảm cường độ ....
Màn sân khấu từ từ khép lại ...... Khán giả đứng dậy vỗ tay thật lâu, Ánh sáng bật sáng khán phòng ..... Màn sân khấu lại từ từ mở ra : tất cả diễn viên, ace. hậu cần phụ trợ sân khấu và đạo diễn ra chào , cám ơn khán giả .... như thường lệ ..... Nhưng không có Ông Soạn Giả .
Ra về và những ngày tiếp theo khán vẫn còn bàn tán xôn xao vở diễn, vì lần dầu tiên ở Việt Nam có 1 vở kịch mà cả : soạn giả, đạo diễn và khán giả đều lên sân khấu ... diễn kịch . Vở kịch En attendent Godot của Samuel Beckett và vở nhạc kịch Je'sus Super Star chỉ có khán giả lên sân khấu đối thoại với diễn viên . PVLtôi chợt nghĩ : các nhà phê bình văn học, kịch nghệ Việt Nam trong và ngoài nước còn nợ Kịch tác gia Vũ khắc Khoan về việc CÁCH TÂN SÂN KHẤU này. Những câu hỏi mà khán giả tranh luận :
a + Phải chăng đây là vở HÀI KỊCH của Thày Vũ Khắc Khoan , đưa cả Ông Trời ra giễu cợt ?
b + Hay Kịch tác gia Vũ khắc Khoan muốn nâng sụ SÁNG TẠO lên đúng tầm vị trí vốn có của sáng tạo . Hay sâu thẳm hơn CON NGƯỜI sáng tạo ra cả THƯỢNG ĐẾ - ÔNG TRỜI của Chủ nhĩa Hiện Sinh ?
PVL tôi thời sinh viên cho tác phẩm kịch nói NGỘ NHẬN - LỘNG NGÔN là 1 vở HÀI KỊCH , nhưng càng về sau , nhất là thời về hưu , suy nghĩ lại , thì nghiêng về câu b ( chủ nghĩa Hiện Sinh ) và tin một cách chủ quan : VŨ KHẮC KHOAN là KỊCH TÁC GIA HIỆN SINH
Chắc nhiều bạn còn lưu giữ được tác phẩm văn học kịch nói Ngộ nhận Lộng ngôn - của kịch tác gia Vũ khắc Khoan ( Nhà Xuất Bản Quan Điểm Saigon phát hành năm 1969 )
Các bạn đọc lại ,phân tích để cảm nhận tư tưởng và sự cách tân kịch nghệ của soan giả , để yêu quý, kính trọng, ngưỡng mộ Thày Vũ KhắcKhoan hơn . Mong thay !
3 - ENG ATTENDANT GODOT của SAMUEL BECKETT
En Attendant Godot giải Nobel Van Học 1969, được viết trong giai đoạn 1947-1949. In thành kịch bản năm 1952. Diễn lần đầu vào tháng Giêng, 1953. Bản dịch ra Anh văn là Waiting for Godot năm 1954... Vở kịch này là một cuộc cách mạng trong cơ cấu kịch, trong chất liệu kịch, và trong sự trình diễn. Thông điệp của vở kịch là sự chờ đợi.
Thuở ấy , vào thập niên 70 thế kỷ trước ,vì mê kịch PVL tôi cũng sưu tầm 1 cuốn : "Trong khi chờ Godot" (En attendant Godot) của Vũ Ðình Phòng dịch và xuất bản Thế Giớ phát hành năm 1969- dịch trước khi Samuel Beckett đoạt giải Nobel . PVL tôi đọc đi, đọc lại vài ba lần .... Nhưng không hiểu gì cả .
40 năm sau, trải qua biết bao thăng trầm cuộc sống : đối diện với bạo bệnh , với cái chết ( nằm bất động 6 tháng tren giường bênh , chuẩn bị tháo khớp chân .... đau đớn trong những cuộc phẫu thuật... Nhưng vẫn Trông Đợi- Hi Vọng vào Đấng GOD ( không phải GODOT của S. Beckett ) sẽ tới cứu thoát .... Rồi PVLtôi được cứu vào năm 2012 , phải tập : cử động tay, chân ,tập đứng , tập đi , tập ăn uống vệ sinh .... như một em bé . Nhưng vẫn TRÔNG ĐỢI & HI VỌNG ! Nhớ lại vài năm trước, theo chân bạn bè thăm viếng trại phong Dilinh, trại mồ côi sida Biên hòa , các trại cùi mồ côi Vinh Sơn ở Tây nguyên.... PVLtôi đựơc gặp gỡ những thân phận khó nghèo, bất hạnh dưới đáy xã hội .... nhưng vẫn TRÔNG ĐỢI & HI VỌNG một Godot nào đó sẽ đến, sắp đến .... Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn ! Họ thèm được gặp gỡ, nói chuyện với những người chung quanh, nhất là với những khách lạ từ xa tới....Họ níu kéo, bám víu cuộc sống mãnh liệt ! Chợt nhớ tới En attendent Godot , tôi dò tìm trên internet , may quá, PVL tôi gặp lai toàn văn bản dịch năm 1969 của Vũ dình Phòng, đọc tới đọc lui vài lần , ngộ ra tá phẩm kịch nói của S.Beckett thật phi thường, diễn tả kiếp người là TA TRÔNG ĐỢI & ĐỐI THOẠI - NÊN TA HIỆN HỮU , mặc dù các nhân vật trong kịch nói rất ít, cụt ngủn, vô nghĩa .... Và trông chờ một Godot không tới, nhưng vẫn đợi.... Vũ KhắcKhoan trong Mơ Hương Cảng đã nhận định : "Godot là đời sống - không một mục đích, nhưng luôn luôn với một tia hy vọng nào đó."
" Đêm lại xuống. Trăng lại treo. Cành cây lại trở thành mẩu thừng ám ảnh. Ý nghĩ tự tử lại vi vu hiện ra. Estragon bỗng chợt nhớ đến cái mẩu dây thừng thắt lung của mình. Bèn lôi ra ngắm nghía. Cả hai kéo co xem thử mẩu thừng có chắc không. Đứt đôi. Hy vọng cứu rỗi bằng sự tự tử tắt ngấm. Quần tụt. Hình ảnh Estragon kéo quần lên và cả hai hò hẹn với nhau lại sẽ ngồi chờ đến ngày mai là hình ảnh và những câu nói cuối cùng của vở kịch. Phi lý và ngộ nhận vẫn tiếp diễn:
Vladimir: Mặc quần vào
Estragon: Cát gì?
Vladimir: Mặc quần vào
Estragon: Mày muốn tao cởi quần ra phải không?
Vladimir: MẶC QUẦN VÀO
Estragon: (chợt nhận thấy là quần mình đã tụt): Đúng.
Hắn kéo quần lên "
( trích đoạn mở đầu hồi 2 vở kich En attendent Godot
PVL tôi vô cùng ngạc nhiên nhận thấy : Vở kịch này thành công vang dội trên sân khấu Nhà Hát Kịch Paris vào năm 1952 , và đi lưu diễn khắp Châu Âu , châu Mỹ trong thập niên 50 và 60 thế kỷ trước và đoat giải Nobel Văn chương 1969 , nhưng trước đó từ năm 1949 Ban kịch Nhà tù Pháp do S.Beckett đạo diễn, diễn viên là các phạm nhân thực thụ dã trình diễn vở kịch cả 100 buổi được hưởng ứng nồng nhiệt ....
4 - GA XÉP của VŨ KHẮC KHOAN: " Ta trông chờ , Ta tám chuyện = Ta hiện hữu "
PVL tôi cảm nhận như trên khi được xem 3 lần ( 2 buổi tổng dượt + 1 buổi chính thức ) do Phạm thùy Nhân Ban Kịch Thụ Nhân đạo diễn năm 1973 trân Sân khấu Giảng đường Spellman , lúc đó PVL tôi đã rời Dalat xuống Saigon học Cao Hoc QTKD . Nay đọc lại một số bài phê bình kịch tác gia Vũ khắc Khoan, trong đó có vở Ga Xép mà phần lớn cho là Vũ KhắcKhoan " bắt chước " S.Beckett.
PVL tôi không nghĩ như vậy :
+ Cảnh quan, thời gian trong Ga Xép được xác đinh rõ rệt : một sân ga tàu hỏa tỉnh lẻ Vn. vào thế kỷ trước .... Một đêm se lạnh, một nhóm hành khách đợi tàu quanh dống lửa hồng ồn ào ...
+ ..Ga Xép là một loại ga nhỏ, có những chuyến tàu chạy qua không thèm dừng lại. Có một số hành khác đợi ở một nơi ga xép nào đó miền rừng. Và trong khi chờ một chuyến tàu không biết bao giò đến, một vài người tìm cách "cho qua thì giờ".
+ Phục trang, hành lý, dáng vẻ, nét mặt ..... của các nhân vật trên sân khấu có cá tính rõ rệt , những câu đối thoại, trao đổi có đầu có đuôi, hào hứng
hơn những nhân vật của S. Beckett.
+ Nhân vật trong Ga Xép trông chờ chuyến tàu hỏa tới để mong được thay đổi địa điểm, không gian.... để dược đối thoại tiếp . Tàu không tới : không sao cứ tám chuyện tiếp . Hồi kết, tàu vẫn không tới, cả bọn còn dự định di chuyển lên lên 1 ga xép miền Tây nguyên , gần đó dể được ...tám chuyện tiếp và hạ màn !!!
Bởi vì tôi phải làm một cái gì trong khi chờ đợi. Tôi phải làm một cái gì đó để chứng tỏ sự có mặt của tôi. Vậy thì, hãy nghe một nhân vật của Vũ Khắc Khoan trong Ga Xép ... tám chuyện:
NGƯỜI 40:... Đâu có đó. Chỉ biết hiện giờ chỉ có chúng tôi và ông, tàu thì chưa đến, chúng ta vẫn phải đợi, chúng ta có nhiều thì giờ, quá nhiều thì giờ... để... chẳng để làm gì. Cho nên tôi xin trở lại đề nghị của tôi lúc nãy. Giới thiệu. Tự giới thiệu. Đó là một trò chơi tao nhã mà lành mạnh... trong khi... đợi tàu. Tôi xin bắt đầu trước.
Đấy là phần nhập đề, hãy nghe tiếp lý luận của kẻ chờ đợi kia. Đó là một thứ triết lý sống. Sống ở đời.
NGÀ:... Anh không tìm được cái trò nào khác à? Chơi mãi cái trò này phát ngấy lên rồi.
NGHIÊM: Còn nhiều trò. Nhưng phải đế dành. (Một lát) Mà tại sao lại ngấy? Mỗi lúc một khác chứ. (Một lát) Mà nghĩ cho kỹ thì trò nào mà chả vậy? Cũ đấy mà mới đấy. Ngấy đến tận mang tai mà vẫn phải chơi. Nói ngay như cái trò... sống chẳng hạn. Còn gì cũ rích, trơ trẽn, nhảm nhí bằng cứ thở ra rồi lại thở vô, hết ăn uống, rồi lớn lên, lấy vợ, đẻ con, rồi...
NGÀ: Rồi hết chuyện. Ít nhất thì cũng còn cái mục đó.
NGHIÊM: Có chắc không? Hay là... đến lúc hết trò, đến lúc hạ màn, đến khi diễn viên rời bỏ vai trò nhân vật... thì lại lếch thếch kéo nhau đến một xó ga xép nào đó... đợi một chuyến tàu nào đó... như chúng ta.
Và vở kịch như vậy là có đà, cứ thế, cứ thế mà lăn đi như những kiếp người, như những con tàu lăn vào đêm tối mệt mỏi của đời sống, để rồi một lúc nào đó sẽ dừng lại ở màn kết cục. Một ga xép nào đó của cuộc đời. Rồi thì một cuộc hành trình khác sẽ lại lăn đi.
TA TRÔNG CHỜ - TA TÁM CHUYỆN = TA HIỆN HỮU !
PVL tôi thiển nghĩ : đó là chủ ý , là tư tưởng hiện sinh của Kịch tác gia Vũ khắc Khoan trong Ga Xép. Mong các bạn Nử bên Văn Khoa - Việt văn Dalat .... TÁM CHUYỆN về dề tài này , chắc siêu hơn PVL tôi nhiều !
5 - VIẾT LẠI KINH THÁNH của một số TIỂU THUYẾT GIA & KỊCH TÁC GIA HIỆN SINH
5 - 1 + Anh em nhà KARAMAZOV của Dostoievsky,(NXB Nguồn Sáng 1972) ông viết tác phẩm này từ 1878 đến 1880. Dostoievsky được tôn vinh là người khời xướng dòng Tiểu Thuyết Văn Học hiện đại phương tây, dồng thời tư tưởng của Ông cũng được công nhận là có ảnh hướng tới các tiểu thuyết gia, kịch tác gia HIỆN SINH nổi tiếng như : FRIEDERICH NIETZSCHE (1884-1900), A.GIDE, Albert Camus, J.P.SARTRE ....
Thuở Sinh viên 1972 , lần đầu đọc Anh em nhà Karamazov, PVLtôi bị ấn tượng mạnh với các đoạn Dos. viết lại Kinh Thánh , mà ấn tượng nhất là chương Đại Pháp Quan ( thị kiến ALIOSA ):
Mười lăm thế kỷ sau ngày bị đóng đanh trên thập giá , Chúa Giêsu trở lại thế gian, tới thành Seville Tây Ban Nha giữa thời Pháp đình Tôn giáo tàn ác nhất. Dân chúng nhận ra Chúa Giê su ,Ngài không ở trong cung điện Giáo Hoàng mà ở giũa dân nghèo , họ vui mừng khôn xiết, rủ nhau đi theo Ngài, nghe Ngài rao giảng, được Ngài chữa bệnh... đi theo Ngài và tung hô Ngài ....y như trong Phúc âm . Viên Đại pháp quan chợt xuất hiện, ra lệnh bắt giam Chúa, dân chúng sợ một phép, im thít. Ban đêm, viên Đại pháp quan ( Giáo Hoàng ? ) một mình vào ngục tối, bảo cho Chúa biết: từ khi Chúa về trời, thế gian đã được thu xếp ổn định, Chúa đến làm cho con chiên và các đấng chăn chiên không thể sống mà không bị lương tâm trách móc. Đạo của Chúa cao siêu quá, không vừa sức các tín đồ trần thế, nhà thờ . Suy cho cùng, con người không đi tìm chúa Trời, mà tìm bánh mì trần gian. Giáo hội Chúa thiết lập , nhân danh đấng Kito, nhưng chúng tôi đã sửa dổi cho phù hợp thời đại , Chúng tôi dùng cây thập giá và thanh kiếm thiết lập Giáo Hội của mình làm một tổ chức cưỡng bức để đem lại hạnh phúc cho con người. Nước Thiên Chúa đặt nền tảng trên phép lạ, sự bí mật và quyền lực. Đối với viên Đại pháp quan, mọi vấn đề đều đã được giải quyết dứt khoát.Quần chúng nhân dân, theo lời viên Đại pháp quan, vốn yếu đuối, bất lực. Sai lầm của Chúa là không hiểu rằng con người không cần tự do bằng bánh mì. Bởi vì tự do đi đôi với lựa chọn, mà tự do lựa chọn tức là đau khổ gánh trách nhiệm. Chúa quên mất rằng "không có gì quyến rũ con người bằng tự do ý chí, nhưng cũng không có gì đau khổ hơn". Vì vậy quần chúng sẵn sàng đem đổi tự do lấy sự no đủ, yên bình. Các đấng chăn chiên cho họ một ít tự do và chủ yếu là bánh mì. "Phải, chúng tôi bắt họ làm việc, nhưng những lúc rảnh rỗi, chúng tôi tổ chức đời sống của họ như một trò chơi trẻ em, với những bài ca trẻ em, ban đồng ca, những điệu vũ hồn nhiên. Chúng tôi sẽ nói với họ rằng tội nào cũng có thể tha thứ được nếu sự phạm tội ấy được Giáo Hội chúng tôi cho phép… Ít ngày sau cũng , đám đông đó đã từng tung hô Ngài, nay quay lại phỉ báng Ngài , đưa Ngài lên Giàn Hỏa Thiêu của pháp dình tôn giao thời trung cổ ...
MỘT TƯ TƯỞNG HIỆN SINH RẤT HIỆN ĐẠI !
5 - 2 Ngộ Nhận - Mal ' entendu - tác giả : Albert Camus - Bùi Giáng dịch ( 1971 )
Ban KịchThụ Nhân trình diễn vở kich này vào cuối năm 1971,PVLtôi đạo diễn, nhưng anh Nguyễn văn Minh - Văn khoa Anh đảm nhận vai vai Chàng trai trẻ ( người con )là người cảm nhận : trong kịch bản có nhiều trường đoạn giống Tân Ước ( Kinh Thánh ) nhưng nội dung , ý tưởng thì hoàn toàn đối ngược tinh thần Phúc âm của Chuá Giêsu . Hai anh em bổ ra nửa buổi dể rà soát lại , đối chiếu từng đoạn văn, từng câu đối thoại giữa Camus và Tân ước , Đúng như anh Minh cảm nhận, thì ra Camus đã VIẾT LẠI KINH THÁNH thật diêu luyện, thật uyên bác, sắc sảo ...để thể hiện Chủ Nghĩa Hiện Sinh đương đại.Cụ thể như :
A - Viết lại dụ ngôn Đứa Con Hoang Đàng : người con trai trở về nhà không được người Mẹ và Em gái Martha đón tiếp ,với tấm lòng yêu thương vô han của người Cha như trong Phúc Âm, trái lại đứa con trai trở về Lử quán Bán Thịt Người của 2 mẹ con người đàn bà gian ác , làm thịt con mình mà không biết ....
B - Viết lại các Chương ; Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu , Bữa Tiệc Ly - Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể ... Trường đoạn độc thoại đỉnh điểm của vở diễn là cảnh đứa con cầm chén rượu vang ( thực là Chén Thuốc Độc ) của Mẹ trao = y như những lời cuối của Chúa Giêsu trên đồi Golgotha , trên Thánh Giá .... Kịch tính dược đẩy đến cao điểm của sự PHI LÝ, CÔ ĐƠN, TÀN BẠO ĐAU KHỔ ..... của THÂN PHẬN KIẾP NGƯỜI .
VIẾT LẠI KINH THÁNH ĐỂ THỂ HIỆN TRIẾT LÝ HIỆN SINH là THỦ PHÁP CỦA CÁC KỊCH TÁC GIA -TRIẾT GIA HIỆN SINH ĐƯƠNG ĐẠI
5 - 3 + Jesus Christ Superstar - nhạc kịch - Andrew Lloyd Webber 1971 - PHONG TRÀO HIỆN SINH PHẢN CHIẾN HIPPIE
Jesus Christ Superstar là một vở opera rock , trình diễn lần đầu tại Broadway năm 1971 với nhạc do Andrew Lloyd Webber và lời do Tim Rice sáng tác. Câu chuyện phỏng theo phiên bản trong Phúc âm-Tân Ước của tuần cuối cùng trong cuộc đời Chúa Giê su , bắt đầu từ lúc Chúa Giê su cùng các thánh tông đồ chuẩn bị tới Jerusalem và kết thúc với cảnh đóng đinh trên Thánh Giá , Phía Ki tô Giáo phản đối vở kịch vì tư tưởng báng bổ và nhân vật Judas khiến khán giả dễ đồng cảm, phía đạo Do Thái phản đối vì phần lớn nhân vật phản diện đều là người Do Thái và cảnh đám đông tại Jerusalem kêu gọi hành hình. Tại Nam Phi, Jesus Christ Superstar bị cấm vì “phi tôn giáo”. Năm 1976 ,Tòa thánh Vatican , Giáo hội Công Giáo cũng lên tiếng cảnh báo về nội dung vở nhạc kịch này.
Superstar trình diễn tại rạp Palace tại London năm 1972, với Paul Nicholas trong vai Jesus, Stephen Tate trong vai Judas và Dana Gillespie trong vai Mary Magdalene. Phiên bản này thành công hơn nhiều, hạ màn tám năm sau đó và trở thành vở nhạc kịch diễn lâu nhất tại Vương quốc Anh đương thời, là một trong 10 vở Opera hay nhất thế kỷ 20 . PVLtôi hồi tưởng lần dầu đọc vở Nhạc kịch này, rất ấn tượng với lời mở đầu đại khái như sau : " Vào năm 1968 , nếu Chúa Giê su giáng trần, Ngài sẽ ở cùng với bọn Hippies chúng tôi ở khu phố Da Đen HARLEM - Hoa kỳ ,Ngài vẫn rao giảng Phúc Âm của Ngài cho chúng tôi Ngài cũng để râu tóc , ăn mặc , đi biểu tình phản dối chiến tranh MAKE LOVE not WAR như chúng tôi "
5 - 4 + Kịch tác gia VŨ KHẮC KHOAN VIẾT LẠI KINH THÁNH trong tác phẩm Kịch nói THẰNG CUỘI-NGỘ NHẬN LỘNG NGÔN
Niên học 1971 - 1972 , Ban Kịch Thụ Nhân dựng vở Thằng Cuội và Ngộ Nhận - Lộng ngôn. PVLtôi đảm nhận đạo diễn, quy tụ được những diễn viên hùng hậu nổi bật như:
+ Nguyễn văn Xuyên vai Chú Cuội
+ Ngọc Quỳnh vai Bé Gái - người yêu chú Cuội
+ Phuong Trang vai Hằng Nga & 8 tiên nữ
+ Long RÂU vai Ông Trời & Ông Già dẫn truyện
và Tiếng Sáo Tô Kiều Ngân .......
Phông màn, cảnh trí , phục trang đẹp..... đặc biệt Hằng Nga & đoàn tiên nữ của Trường Bùi thị Xuân Dalat . Ánh sáng chuẩn, âm thanh tốt . Hậu cần sân khấu , tổ chức,tiếp thị hùng hậu ( nhóm Mít K.6 Ctkd ) . Vở diễn thành công với những trận cười cho khán giả .... Vì đạo diễn và diễn viên trong vở diễn lấy những mảng miếng, thủ pháp sân khấu, đài từ, diễn xuất ... GÂY CƯỜI và ĐẸP ( mỹ thuật sân khấu ) làm CHỦ ĐẠO , tất cả cho đây là vở hài kịch của Thày Khoan, đưa cả Ông Trời ra chế diễu.. Khoảng một tuần sau, PVLai.tôi gặp một chấn động mạnh về tư tưởng về vở kịch này từ sự phân tích , giải thich , đối chiếu với Kinh Thánh của Anh Nguyễn văn Tấn bên Văn Khoa ban Triết, VDH Dalat , với những trao đổi cụ thể sau :
+ Vở kịch Thằng Cuội , Thày Khoan viết từ năm 1949 cho dến Ngộ Nhận-Lộng Ngôn xuất bản năm 1970 là có chủ đích liền mạch : nhân cách, tư tưởng của Thằng Cuội là một, phát triển liên tục cho đến hồi kết .... Chứng tỏ Thày Khoan rất rành Kinh Thánh , ẩn trong tính cách ngây ngô, mộc mạc, điên điên , rồ dại , lộng ngôn của Cuội .
" Thày Khoan viết lại Kinh Thánh theo tư tưởng hiện sinh giống như Dostoievky, A.Camus, Nhạc kịch Jesus Superstar : Thằng Cuội là Chúa Giê su được Việt hóa , hiện sinh trong thế kỷ 20 . Thằng Cuội luôn cho mình là CON TRỜI , quê hương đích thực ở trên Cung Quảng , có Hằng Nga và tiên nữ tuyệt trần , ở với Bé Gái và làng xóm láng giềng trong lũy tre xanh .... là TẠM BỢ , Cuội sẽ đưa Bé Gái và tất cả những người tin nơi Cuội bay lên Cung Quảng , về Trời , thoát kiếp khổ cực ở trẩn gian ... Cuội bị cho là rồ dại, ngông cuồng, ương ngạnh về Chân lý của mình .... Cuội cô đơn , Cuội đi gặp Hằng Nga & tiên nữ , Cuội như thăng hoa, bay bổng như lạc vào quê hương đích thực của mình ( phải chăng Vũ KhắcKhoan viết lại đoạn Phúc âm ; Chúa Giê su biến hình trên núi ? ) , rồi những trường đoạn của Cuội nói về cô dơn, phi lý ,hư vô, bế tắc của KIẾP LÀM NGƯỜI . Bị loài người xua đuổi = giống như chương Chúa Giê su chịu thương khó trong vườn Giệt xi ma ni , vác THÁNH GIÁ lên dồi Golgotha , chịu dóng đinh ,chết trên Thập giá . Cuối cùng Cuội hết đất sống nơi trần gian ,Cuội được Ông Trời đưa về Trời = qua trường đoạn Cuội bám cây đa , bé Gái bám theo , bật gốc đa , bay về Cung Quảng . Phải chăng Vũ KhắcKhoan đã viết lại Kinh thánh chương Chúa Giê su LÊN TRỜI trong Tân ước ? Anh Tấn tin như vậy, Anh còn cho biết không phải một mình Anh mà cả lớp Ban Triết năm 4 , khoảng 10 người có bàn thảo về vở kịch cũng thống nhất như trên, Anh Tấn đại diện trao với đạo diễn ."
Nghe xong, PVLtôi hết hồn, toát mồ hôi hột , rơi vào trạng thái chới với , vượt tẫm ... " đã làm một chuyện tày trời, vượt tầm hiểu biết của minh " . Cám ơn, từ biệt Anh Tấn đã ngộ cho đầu óc u mê , PVLai tôi sau vài ngày suy nghĩ quyết định dứt khoát : bàn giao Ban Kịch Thụ Nhân cho 2 Anh Phạm thùy Nhân và Lê kim Ngữ với lý do Nk. sau ( 1973-1974 ) PVLtôi phải về Saigon học năm thứ 4 ( sưu khảo ) chuẩn bị ra trường .... và chấm cuộc chơi kịch nghệ, sân khấu từ đây .
Sau đó vài năm khoảng 1974 , PVL tôi có dịp gặp Thày Khoan tại biệt thự gỗ của Thày ở đường Nguyễn Tri Phương Dalat (gần cây xăng Kim Cúc, đầu đèo Prenn) , hỏi Thày về chuyện Thày viết lại Kinh Thánh trong tác phẩm kịch nói Thằng Cuội và Ngộ Nhân - Lộng Ngôn , Thày trầm ngâm qua làn khói từ tẩu thuốc, ánh mắt rực sáng , chậm rãi nói :
- Có người hiểu kịch của tôi như vậy hả ?
- Thưa Thày, có nhiều sinh viên hiểu như vậy ạ !
- Thày mỉm cười , nụ cười nhếch mép, bí hiểm như Thành Cát Tư Hãn trên ngai vàng của vua chiến bại !
VỸ THANH
PVL tôi minh định bài viết này : không phải là bài phê bình văn học, tríết học , càng không phải là phê bình kịch tác gia Vũ khắc Khoan ! Mà chỉ là những con chữ được cô đọng lại từ những mẩu hồi tưởng rời rạc, không đầu không đuôi được ghép lại với nhau .... Nhớ gì viết nấy , nhớ sao viết vậy ! Mong được kết thành :
+ Một ngọn nến nhỏ được thắp lên để KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH
*** 1917 * 27-2 * 2017 ***
+ Một nén hương được đốt lên để TƯỞNG NIỆM NGÀY GIỖ LẦN THỨ 31
*** 1986 *** 12 - 9 *** 2017 ***
của Thày VŨ KHẮC KHOAN kính yêu ! ! !
Phạm văn Lại
(khóa 6, Chính Trị Kinh Doanh, đại học Đà Lạt)
Bà rịa Vũng tàu + 20 tháng 8 năm 2017 * sinh nhật thứ 67
“PVL tôi”, theo tinh thần của giáo sư Vũ Khắc Khoan thường xưng mình là “Khoan tôi”
© gio-o.com 2017
----------------------------------------
Bài đọc thêm về ban Kịch Thụ Nhân Viện Đại Học Đà Lạt
Lê Huy Cầm
ĐẠO DIỄN HUỲNH PHÚC ĐIỀN VÀ NHỮNG NGÀY ĐÀ LẠT
Nguồn: Facebook Lê Huy Cầm, www.facebook.com/lehuy.cam.7
Đêm nay là đêm cuối cùng Huỳnh Phúc Điền còn ở lại với anh em bạn bè và công chúng yêu văn nghệ . Tiếc là không ở lại Sài Gòn để tham gia giây phút cảm động này , ngày mai Điền sẻ vĩnh biệt mọi người để về nơi chốn có lẽ bình yên hơn nhưng chắc rằng không thể nào Huỳnh Phúc Điền yêu quý và trân trọng hơn cái cuộc đời nghiệt ngã mà Điền đã toàn tâm toàn ý dành cho nó tới hơi thở cuối cùng .
Gần cả tháng trước , Trí từ ngoài Huế vào
ghé qua Đà Lạt báo tin Huỳnh Phúc Điền đã
được chuyển vào bệnh viện Chợ Rẫy
trong tình trạng vô cùng nguy kịch vì căn bệnh ung
thư gan tái phát . Ngồi uống với nhau mấy chén
rượu nhắc lại những kỹ niệm ngày
xưa cùng nhau lăn lộn và chia sẽ với nhau
từng gói mì tôm để cố vực lại cái nền
sân khấu èo uột của Đà Lạt mà nhớ tới
Huỳnh Phúc Điền .Cả bọn gồm tôi . MPK , Trí
Huế và Tùng ...cùng bàn với nhau phải về Sài Gòn
để thăm Huỳnh Phúc Điền lần cuối .
Trí và Tùng đã đi Sài Gòn trước , tôi và Phước
Khùng MPK sẽ xuống sau , nhưng tôi thì lu bu với
mấy giờ dạy .còn Phước khùng MPK thì bận
công việc đột xuất không đi được
nên cả hai cùng lần lữa chưa dứt khoát chọn
ngày đi . Vì thế , cứ áy náy vì nghĩ tụi
thằng Trí từ ngoài Huế còn vào thăm được
, mình ở Đa Lạt cách Sài Gòn là mấy mà không cố gắng
thu xếp !! .
Hôm thứ ba vừa rồi nhận được tin
Huỳnh Phúc Điền đã vĩnh viễn không còn
nữa , không còn lý do gì để thoái thác , hai thằng phóng
lên xe Phương Trang vượt hơn ba trăm cây
số trong đêm về Sài Gòn để thắp nén
hương tiễn biệt và chia tay người bạn ,
người em tài năng nhưng vắn số lần
cuối cùng .
Cách đây cũng gần hai chục năm , khoảng 91 ,92
gì thì phải . Cái thời điểm mà tôi chẳng
hứng thú gì với cái công việc "Cờ đèn kèn
trống" của anh công nhân viên chức ngành Văn Hoá ,
suốt ngày cứ phải ôm đàn , vác loa đi khắp
nơi hô hào sinh đẽ có kế hoạch thì Đạo
Diễn Hồng Phúc và Huỳnh Phúc Điền từ Sài Gòn
lên . Hồng Phúc thì tôi quen đã từ trước vì
hồi còn học ở trường Văn Hoá Thủ
Đức , Hồng Phúc từ trường Sân Khấu qua
dạy tụi tôi môn hình thể , sau vì cùng gu nhậu , cùng
có những suy nghĩ tương đồng , lại cùng
tuổi ( Canh Tý ) nên tôi và Hồng Phúc đã coi nhau như anh
em bạn bè , còn Huỳnh Phúc Điền thì mới gặp
mặt nhau lần đầu . Cả hai thông báo cho tụi
tôi lý do lên Đà Lạt .Trước giải phóng Đà
Lạt có một ngôi trường Đại Học không
những nổi tiếng cả Đông Nam Á vì khung cảnh
nên thơ hữu tình mà còn vì trường này còn có một
đội kịch mang tên "Thụ Nhân" đã
từng gây tiếng vang không những trong mà còn ngoài
nước vỉ những vỡ kịch xuất sắc
của mình , tiêu biểu như "Thành Cát Tư Hãn"
của Vũ Khắc Khoan ... Nơi đây đã từng là
bệ phóng cho những tài năng sân khấu như Phạm
Thuỳ Nhân, Lê Cung Bắc v .v ... Điền và Phúc muốn
cùng anh em lập một đội kịch như thế vì
cho rằng thiên nhiên và con người Đà Lạt sẽ
là trợ thủ đắc lực cho những tư duy bay
bổng của hai anh chàng lãng tử này . Nên nhớ hồi
đó , Hồng Phúc vừa đưa nhà hát Hoà Bình lên thành
một địa điểm Văn Hoá tên tuổi cả
nước nhờ kịch bản " Tình Nghệ Sĩ
" với sự góp mặt của dàn diễn viên tên
tuổi như Nguyễn Chánh Tín , Tú Trinh , Hồng Nga ,
Hồng Vân ...Còn Huỳnh Phúc Điền thì vừa mới
ra trường , vẫn còn đi tìm khoãng trời mơ
ước của riêng mình . Nhưng phía sau khuôn mặt
thư sinh ấy đã ẩn hiện một kho dự
trữ cho những sáng tạo sân khấu không bao giờ
cạn, phía sau cặp kính cận tròn tròn ấy là một
đôi mắt có thể nhìn thấy một cách tinh tế
những hình ảnh của đời thường
để hình tượng hoá nó bằng ngôn ngữ sân
khấu .
Thế là chúng tôi bắt tay vào việc với tài sản duy
nhất , niềm đam mê sáng tạo với Kịch
bản : " Cuộc Chơi " , tác giả :Huỳnh
Phúc Điền , đạo diễn : Hồng Phúc.
Nguyên cả tháng trời lăn lê bò toài trên những mãng
cỏ xanh hay dưới những tàng cây rợp mát
dưới khuôn viên trường Đại Hoc Đà
Lạt để mong tới ngày ra mắt sản phẩm
của mình .Hồng Phúc và Huỳnh Phúc Điền tuy không
có một khoản tiền thù lao nào nhưng làm việc
hầu như không hề ngơi nghĩ hay có dấu
hiệu mệt mõi ,ban ngày dàn dựng cho anh em diễn viên
còn tối về lo hoàn chỉnh lại kịch bản .
thậm chí trong từng bữa ăn , câu chuyện cũng
không tách ra khỏi công việc và kịch bản .
Cứ như thế , mỗi ngày cả bọn lặn
lội tổng cộng mười mấy cây số từ
khách sạn Lâm Viên (nơi ăn ở ) tới
trường Đại Học (nơi tập) để
từng bước tiến tới ước mơ
của mình . Bữa ăn ở Lâm Viên chỉ có hai phần
dành cho tác giả và đạo diễn nhưng lúc nào
cũng có ít nhất năm người trở lại ,
bọn tôi đi ăn theo phần vì vui quá không muốn
về nhà , phần vì cứ gần nhau lúc nào là tranh thủ
cho kịch bản tới đó .Sở dĩ phải ăn
ở KS Lâm Viên vì hồi đó trường Đại
Học không cho kinh phí (Hiệu Trưởng đi công tác) ,
thấy không có ai hổ trợ cái tối thiểu nhất
là ăn ở nên anh Lê Kim Ngữ , một thành viên của
" Thụ Nhân " cũ . làm việc tại KS Lâm Viên
tranh thủ giúp đỡ phần này , nhưng chỉ giúp
được cho hai nhân vật chủ chốt là Tác
Giả và Đạo Diễn . Còn tập phải qua trường
Đại Học , vì là Khách Sạn sợ bọn tôi la hét
làm ồn , ảnh hưởng tới khách nghĩ
dưỡng . Nói tới chuyện làm ồn thì có một câu
chuyện khôi hài trong quá trình tập mà nhắc lại
thằng nào cũng phì cười . Trong kịch bản có
một cảnh tôi đóng vai một ông già mù nuôi ngựa có
một thằng con trai hư hỏng nên khi đứa con
trai về thăm bố ( Kiều Vũ Tín đóng) tôi
đã tức giận đuổi đi . Vì nuôi ngựa nên
đạo cụ của tôi là cây liềm cắt cỏ .
Không biết tập dợt thế nào mà đang tập
nữa chừng thì bảo vệ lên ngăn không cho tụi
tôi tập , hỏi ra thì mới biết có sinh viên báo
với phòng bào vệ là có một nhóm người gây
chuyện đánh nhau ( chắc tại tôi la to quá ) và có
sử dụng cả hung khí ( cây liềm ) .Điền
phải phân bua đính chính hồi lâu thì ông bảo vệ
mới hiểu ra .
Gian khổ cả tháng trời rồi cũng tới ngày báo
cáo thành quả của mình . Nhà trường cho sử
dụng hội trường Spellman . Có Hội
trường nhưng không có âm thanh , cả bọn phân vân .
làm sao diễn được giữa hàng ngàn người
mà không hề có một thiết bị tăng âm nào ?
Nhưng bỏ cuộc thì tiếc công lao anh em mình tập
dượt . Cuối cùng tất cả quyết
định : Không có âm thanh cũng diễn .
Đêm đó thành công một cách không ngờ . Dù không có âm
thanh , tụi tôi vẫn diễn hết mình . Hình như
hiểu tấm lòng của tụi tôi , nên sinh viên đêm
đó đến rất đông nhưng họ hoàn toàn
giữ im lặng cho đến hết buổi diễn .Và
một yếu tố nữa để đưa tới
thành công , chắc chắn là nhờ sự hấp dẫn
của kịch bản mà tác giả là Huỳnh Phúc
Điền và người biến giấy trắng mực
đen thành hiện thực là Hồng Phúc. Sau đêm đó
là một đêm không ngũ để ngày mai chúng tôi lại
chia tay với Huỳnh Phúc Điền và Hồng Phúc .
Bọn tôi ở lại cố gắng duy trì thêm những
đêm diễn để chờ đợi những
nguồn tài trợ mà Hồng Phúc và Huỳnh Phúc
Điền vận động từ Sài Gòn , nhưng vì
nhiều lý do nên " Thụ Nhân " một lần
nữa tan rã.
Năm 1993 , Hồng phúc và Huỳnh Phúc Điền lại
một lần nữa lên Đà Lạt để
đồng cam cộng khổ với bọn tôi . Đó là
dịp Đà Lạt mừng 100 năm hình thành và phát
triển , Hồng Phúc nhận đạo diễn
chương trình khánh thành nhà Văn Hoá Thiếu Nhi Lâm
Đồng , có mặt của Huỳnh Phúc Điền .
Từ đó , chúng tôi có dịp là lại gặp nhau ,
nhất là Hồng Phúc có nhiều lúc từ Sài Gòn , cứ
mỗi đêm sau khi nhà hát Hoà Bình xuống đèn là Hồng
Phúc phóng lên xe về Đà Lạt , cùng tôi ra chợ đêm
ngồi giữa cái rét buốt của Đà Lạt mà nhấm
nháp từng ngụm rượu của tình bạn cho
đến khi những gánh rau cuối cùng được
chuyển đi , báo chợ đã tan , đêm sắp hết
, Hồng Phúc lại leo lên xe về Sài Gòn tiếp tục
cái sự nghiệp sáng tạo của mình .
Cho đến khi Hồng Phúc ra nước ngoài đoàn
tụ gia đình , thì Huỳnh Phúc Điền lại
một lần nữa lên Đà Lạt trong vai trò tác giả
kiêm luôn đạo diễn cho trung tâm Văn Hoá TP Đà
Lạt . Trước kia . Đà Lạt không có trung tâm
Văn Hoá , chỉ có trung tâm của tỉnh . Sau vì nhu
cầu phát triển của thành phố nên phía sau khu Hoà Bình
được sửa sang lại để làm trung tâm
triển lãm và Văn Hoá . Có thời khu này do Nông Công Diễn
, một hoạ sĩ của Đội Thông Tin Lưu
Động phòng Văn Hoá chuyển sang quản lý , anh chàng
này không hiểu vì lý do gì lại muốn có một kịch
bản đứng tên trung tâm ( lâu rồi , Lâm Đồng
cũng có một Đoàn kịch nói cũng có thể
gọi là coi được so với nhiều Đoàn khác
trong cả nước , nhưng có lẽ nhà nước
nghĩ nuôi Đoàn này không có hiệu quả nên đã cho
giải thể , anh em diễn viên đành phải về nhà
, kẻ thì đi bàn phở , người đi chụp hình
để kiếm sống , vậy mà lúc này anh chàng này
lại nổi hứng muốn gây dựng lại chắc
!!?) . Thế là anh chàng mời Huỳnh Phúc Điền từ
Sài Gòn lên dàn dựng cho mình một kịch bản.
Điền đã đem lên kịch bản " Hạ
Trắng " . Lần này đở khổ hơn lần
trước vỉ được tập trong nhà chứ
không phải ra ngoài trời như hồi ở bên
Đại Học .Nhưng trong nhà vẫn tối om om ,vì
phải tập ở trên tầng áp mái của nhà Triển
Lãm . Còn chổ ở thì không xếp được vì ngoài
khu triển lãm chỉ có một góc duy nhất để cho
bảo vệ ở ,anh chàng bảo vệ này là diễn viên
của Đoàn kịch cũ , được đào
tạo chính quy hẵn hoi , từ trường Sân Khấu
Hà Nội , quê Hải Phòng . Ngày giải phóng theo Đoàn
Văn Công tăng cường cho chiến trường B ,
giải phóng xong về Đoàn kịch Lâm Đồng , có
lúc đã là Phó Đoàn cho tới khi giải thể thì đi
làm bảo vệ .Vì không có chổ ngũ và chắc là không
có tiền thuê khách sạn cho đạo diễn nên Nông Công
Diễn đã nhờ Huỳnh Phúc Điền cùng về
ở với tôi .Điền thì quá dễ , chỉ muốn
làm được việc còn ăn ở không thành vấn
đề . Thế là 2 anh em đã có dịp cùng ở cái
tổ chim của tôi.
Chỉ có hai anh em nên tôi càng hiểu Điền hơn .
Điền hình như sinh ra là để dành cho sân khấu
. Sân Khấu chiếm hết toàn bộ suy nghĩ của
Huỳnh Phúc Điền . Điền kể : Hồi còn
ở Vĩnh Long , khi nghe tin báo mình trúng tuyển vào
trường sân khấu , đạp xe đạp đi
trên con đường làng mà cứ nghĩ mình đang
đi trong mây. Sau này vào trường rồi , thích hay
muốn học cái gì cũng liên quan tới sân khấu .
Điền đánh đàn guitar cũng khá hay , tập
cổ điển mà đánh được bài Feste Lariant là
cũng thuộc loại có hạng rồi (tremolo nghe dòn tan
) , Điền lại thích vẽ nên lúc rãnh rỗi cũng
đem màu giấy ra ngồi hý hoáy , thời gian này
Điền để lại mấy bức trên giấy ,
tuy đường nét màu sắc không như hoạ sỹ
thực thụ nhưng ý tưởng thì khó ai nghĩ ra
,Điền hay vẽ thiên thần , thiên sứ ... nên sau này
khi dựng video clip , tôi vẫn hay thấy hình ảnh thiên
thần với đôi cánh trắng bay trong không gian của
Điền . Một đạo diễn có cả tư duy
về âm nhạc và cả hội hoạ đó là thế
mạnh của Huỳnh Phúc Điền .
Rồi cũng tới ngày " Hạ trắng "
được ra mắt . Tôi còn nhớ kịch bản xoay
quanh những sinh viên học mỹ thuật , ca sỹ Nguyên
Thảo bây giờ cũng có một vai trong vở này . Hình
ảnh làm tôi nhớ mãi là Thảo trong một bộ váy
trắng trinh nguyên bước ra từ một khung tranh ,
lộng lẫy và cao sang như một thiên thần .
Đoạn kết vở diễn là đoàn sinh viên đi
thực tập đi về hướng tương lai trên
một đoàn tàu , cửa sổ đoàn tàu là những khung
tranh . Suốt kịch bản , khung tranh được làm
cảnh trí , lúc trở thành khung cửa ra vào văn phòng , lúc
là khung cửa sổ biệt thự , lúc là bức chân dung
thiếu nữ , lúc là khung cảnh núi đồi ... chỉ
là những hình chữ nhật mà Huỳnh Phúc Điền
biến ra muôn vàn hình ảnh để cho người
thưởng lãm rơi vào muôn vàn những nghĩ suy cảm
xúc . Làm việc ở Đà Lạt chỉ ngần ấy
thời gian , nhưng Huỳnh Phúc Điền đã
để lại trong lòng bạn bè không ít tình cảm và
sự nể phục .
Sau này , như một định mệnh , tên tuổi
Huỳnh Phúc Điền gắn liền với những
vide clip , sân khấu ca nhạc . Nhưng tôi còn biết
một Huỳnh Phúc Điền khác của sân khấu
Đà Lạt . Ai đó đã nói :" Sân khấu là một
thiên đường , hãy để chiếc hài bẩn
ở ngoài trước khi bước vào" .Sân khấu
Đà Lạt như một thiên đường đã
mất và sân khấu thiên đường của Huỳnh
Phước Điền đã thành sự thật ,
Điền đang bay trên đó với một niềm
đam mê cháy bỏng như lúc nào .
Ngày mai ,chắc nhiều người sẽ khóc khi ném
nấm đất cuối cùng tiễn đưa
Điền ở nghĩa tranh Bình Dương . Tối hôm
nay tôi chia tay Điền với cảm xúc như
Điền đã từng có với sân khấu . Chúc
Huỳnh Phúc Điền một chuyến đi xa thật
bình an.
Lê Huy Cầm
June 5, 2014