Huyền Sương
Chuyện Không Nói Ra Th́ Chẳng Ai Biết
(Trích báo – Phụ Nữ – Hội Liên Hiệp Phụ Nữ TP. Hồ Chí Minh – Số 23 (224) – 1995)
Nguồn: http://cachlamramlongmay.com/2015/12/14/chuyen-khong-noi-ra-thi-chang-ai-biet/
Trong bài Con Sâu Làm Rầu Nồi Canh in trên Báo phụ nữ số ra ngày 15 tháng 3 năm 1995, chúng tôi có phê phán tập Văn nghệ t́nh yêu và cuộc sống của Hội văn học nghệ thuật Sông Bé. Những vấn đề mà chúng tôi đă nêu ra: Tờ văn nghệ t́nh yêu và cuộc sống giấy phép số 760/BC – GPXB Bộ văn hóa thông tin (không có ngày kư?) có phải là của hội văn học nghệ thuật Sông Bé thực hiện? Hay tư nhân đă mạo danh Hội Văn hóa nghệ thuật Sông Bé đă bán giấy phép cho tư nhân? Rất tiếc đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được hồi âm của Hội Văn hóa nghệ thuật Sông Bé – điều này đă làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Hội. Trong khi đó, người có bài viết trong báo này là Ông Lê Nguyên Ngư (18 bít, 9 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) đă hai lần khẳng định bút danh Lê Tây Sơn là của ông và ông đă bị đi cải tạo v́ những bài báo kư tên này. Nói có sách mách có chứng, ông Ngư đă nêu ra quyển Văn hóa văn nghệ phục vụ chủ nghĩa thực dân Mỹ tại Nam Việt Nam từ năm 1954 đến 1975 của Trần Trọng Đăng Đàn, có ghi rơ ông Ngư có kư tên Lê Tây Sơn. Và điều quan trọng là ông Lê Tây Sơn này cũng chính là nhà văn Hồ Nam đă viết khi người đẹp nổi giận mà chúng tôi đă trích dẫn trong bài báo đă nêu. Chuyện như vậy là đă rơ. Ngoài ra, vẫn c̣n một bút danh Lê Tây Sơn nữa của ông Lương Thái Sỹ một công tác viên dịch thuật uy tín với báo chí Thành phố trong nhiều năm nay. Nhân chuyện trên, chúng tôi đặt vấn đề: Phải chăng đă đến lúc (nếu không nói là quá muộn), Bộ Văn hóa thông tin nên có một quy chế về việc sử dụng và đăng kư tên sử dụng trên sách báo? Thiết nghĩ điều này, cũng quan trọng không kém việc đăng kư bản quyền tác phẩm mà Cơ quan Bảo hộ quyền tác giả Việt Nam đă thực hiện. Nếu không thực hiện gấp rút vấn đề hệ trọng này th́ giả sử có người cố t́nh kư tên những nhân vật nổi tiếng như Chế Lan Viên, Xuân Diệu… hoặc Trương Vĩnh Kư, Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Văn Tố…th́ giải quyết sao đây? Rơ ràng nếu có ai rồi dại mạo tên như thế th́ dư luận xă hội sẽ lên án. Nhưng không lẽ, chúng ta cư xử và làm việc theo dư luận xă hội? Thật ra, vấn đề này không có ǵ mới mẻ cả. Nếu lấy công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật được kư vào ngày 9 tháng 9 năm 1886 làm mốc th́ … chuyện đă xưa như trái đất. Thế nhưng, ở nước ta việc đăng kư bảo hộ tên sử dụng trên sách báo vẫn c̣n chưa được quy định rạch rời. Không khéo, nay mai có người kư tên Nguyễn Du trên những bài thơ cỡ con cóc trong hang, con cóc nhảy ra th́ chúng ta giải quyết sao đây khi mà trong các hội thảo quốc gia về quyền tác giả chưa tính đến t́nh huống hóc xương như thế này.
Huyền Sương