MONA

*

VĂN ĐEN NỮ

NHỮNG NHÀ VĂN NỮ HAITI

 

Chuyện kể

của

Trần thị LaiHồng

tiếp theo loạt

Manor/Mona/Manồ

 

Tượng thi sĩ da đen Phillis Wheatney tại Boston Women’s Memorial

 Commonwealth Ave Mall

Điêu khắc gia Meredith Bergmann

 

 

Nàng Mona Tallent của Trung tâm Điều dưỡng Phục hồi ManorCare nghỉ một tuần về quê Haiti.  Khi trở lại, đem cho tôi hai mảnh san hô nhặt trên bờ biển thủ đô Port-au-Prince.  Không phải hai mảnh thường, mà hai mảnh san hô đă được sóng biển nhồi cát cửa sông đập vào đá núi mài dũa dần thành hai chữ LT, khá đều đặn. Haiti/Ayiti theo thổ ngữ Taíno bản địa có nghĩa là Đất Núi nên rất nhiều đá và san hô (*) (**) (***) (****).

 

Trong thời gian này, tôi đă t́m đọc một số tác phẩm của vài nhà văn Haitians, nên đề nghị thu xếp gặp Mona ngoài giờ làm việc để có dịp biết thêm t́nh h́nh văn học tại Haiti cũng như lưu vong hải ngoại, đặc biệt về những nhà văn nữ, v́ biết Mona cũng yêu văn học nghệ thuật ngoài nghề nghiệp chăm sóc bệnh nhân.

Phần tôi, nghề nghiệp méo mó cộng thêm tính ṭ ṃ thường vẫn bị chồng chế diễu tuy cho rằng đó là một cách mở mang trí óc tốt, tôi muốn t́m hiểu thêm về những người đàn bà Haitians vốn nổi tiếng rất can cường, giỏi chịu đựng, tuy có màu da đen nhưng trái tim lại rất trắng t́nh người.

Mona Tallent trầm ngâm nghĩ ngợi và mời hẹn gặp tại nhà.

 

Buổi gặp gỡ có cả Mục sư Stevenson chồng Mona.  Hôm đó là thời gian chồng tôi được về nhà sáu tuần sau 3 tháng lưu trú điều dưỡng tại Trung tâm Phục hồi ManorCare (**) (***) (****)

 

Hai người đàn ông hẳn cho rằng buổi gặp mặt thuộc phạm vi đàn bà.  Tuy nhiên, chồng tôi cũng đă giúp mở đầu về các nhà văn nữ da đen nổi tiếng ở Mỹ để dễ dàng cho buổi nói chuyện.  Chàng bảo:

-  Không phải đến thời Tổng thống Abraham Lincoln, Hoa kỳ mới nghĩ đến chuyện giải phóng người nô lệ da đen, kết thúc cuộc nội chiến nô lệ.  Không phải đợi lúc Toni Morrison nhà văn nữ da đen lớn nhất của thế kỷ XX được giải Pulitzer và giải Nobel Văn chương, thế giới mới chú ư đến những cây bút nữ da đen; cũng không phải đợi đến lúc Alice Walker  nhà văn nữ da đen - cũng được giải Pulitzer - chủ xướng đề cao phụ nữ, th́ người nữ mới chú trọng đến nữ quyền.

Phải nói rằng chính những nhà thơ nhà văn nữ da đen là những người mạnh dạn  chống đối vấn đề nô lệ, kỳ thị chủng tộc và chủ trương bảo vệ nhân quyền và nữ quyền.

 

Chàng nói rơ thêm:

-                  Nhà thơ da đen Frances Ellen Watkins Harper đầu thế kỷ XIX là phụ nữ da đen đầu tiên dám lên tiếng chống chế độ nô lệ và kỳ thị chủng tộc.  Bà chủ trương giải phóng người nô lệ, chủ trương bảo vệ nhân quyền và nữ quyền, đi du thuyết các tiểu bang vùng Bắc Mỹ và Canada, từng bán sách và t́m mọi cách gây quỹ giúp tổ chức đường giây bí mật giải thoát nô lệ từ Mỹ trốn qua Canada, gọi là The Underground Railroad.  Bà là phụ nữ da đen đầu tiên có tác phẩm in ấn phát hành với tập thơ đầu tay Forest Leaves - Lá Rừng – xuất bản năm 1845, cách đây 164 năm.  Sau đó, bà xuất bản 7 tập thơ và 11 sách khác.  Bà c̣n là người da đen đầu tiên được nhận vào ban giảng huấn Chủng viện Columbus, Wilberforce, tiểu bang Ohio, giữa thời cao điểm kỳ thị da đen.

Truyện Iola Leroy của bà là một trong những sách xuất bản đầu tiên của nhà văn nữ da đen tại Mỹ.  Chuyện kể Iola Leroy bị tách rời khỏi mẹ, sống cuộc đời nô lệ lao động cật lực trong xă hội kỳ thị của thế kỷ XIX.

 

B́a Iola Leroy sách đầu tiên của tác giả nữ da đen

  Frances Ellen Watkins Harper, 1892

Tôi tiếp lời:

-  Một trong những áng thơ nêu nỗi thống khổ người nô lệ của bà Harper, là bài The Slave Mother/Người Mẹ Nô lệ.  Phải là người mẹ, để thấu hiểu nỗi đau này. 

Heard you that shriek?  It rose so wildly on the air/ It seemed as if a burden’d heart was breaking in despair… (Nghe chăng tiếng thét hăi hùng thống thiết ấy?  Vang vang man dại trong không gian/ Như trái tim chĩu nặng đau thương đang tan vỡ trong vô vọng…)

He is not hers, although her blood is coursing through his veins!...They  tear him from her circling arms/ Her last and fond embrace/ Oh!  Never more may her sad eyes gaze on his mournful face…(Con chẳng của mẹ, dẫu máu mẹ đang chảy trong con!... Họ giật con khỏi ṿng tay mẹ/ khỏi ṿng ôm âu yếm cuối cùng/ Ôi!  Chẳng bao giờ nữa mắt buồn của mẹ có thể được nh́n lại nét mặt bi thảm con!)

No marvel, then, these bitter shrieks disturb the listening air; she is a mother, and her heart is breaking in despair. (Chẳng lạ lùng ǵ, khi những tiếng thét hăi hùng cay đắng thống thiết ấy khuấy động không gian đang lắng nghe/ bà là mẹ, và trái tim đang tan vỡ trong vô vọng).

 

Mona Tallent của ManorCare cảm động chớp đôi mắt đen sáng với làn mi cong dày, gật đầu:

-  Nói đến những nỗi đau của người mẹ, phụ nữ Haiti từng nếm trải chịu đựng nhiều nhục nhằn đau khổ khi làm mẹ, có khi chỉ là mẹ bất đắc dĩ v́ bị cưỡng hiếp, nhưng không phá thai mà vẫn ráng giữ và nuôi con thành người dù không biết cha là ai, như trong nhiều chuyện kể của các tác giả Haitians.  Chưa kể thêm là tại Haiti, cũng có vấn đề trọng nam khinh nữ: sinh con trai th́ nhà treo đèn báo tin vui, nhưng sinh con gái th́ mẹ nằm lẳng lặng ôm con một ḿnh không ai đoái hoài hỏi han trừ chính bà mẹ ruột.

 

Tôi nói thêm về ảnh hưởng những nỗi đau của người mẹ nô lệ:

-  Chính tiếng thét hăi hùng thống thiết của người mẹ bị cướp con trong ṿng tay ôm ấp ấy của tác giả Harper, đă đi vào tác phẩm Beloved/Thương Yêu của Toni Morrison, tác phẩm được giải Nobel văn chương. Bi thảm hơn, v́ trong tác phẩm cùa Morrison, chính mẹ cầm cưa cứa cổ con gái mới 2 tuổi, phải giết con để tránh cho con khỏi bị bắt làm nô lệ.  Beloved của Toni Morrison khai thác những đề tài phức tạp có thật trong cộng đồng nô lệ tại Mỹ, dựa trên chuyện một người mẹ suốt đời dày ṿ về tội giết con, sống trong ám ảnh ma quái tâm linh siêu thực pha trộn hiện thực cùng cực khốn khổ của người đàn bà nô lệ; và cuộc sống thăng trầm của nhiều người qua bao giai đoạn lịch sử nô lệ tại Hoa Kỳ.

 

Về tác phẩm mới A Mercy, tôi nói:

-  Cuốn A Mercy, xuất bản tháng 11 năm 2008, tác phẩm thứ 9 của Toni Morrison, lật lại vấn đề từ thế kỷ XVII, khai thác sự tàn bạo của người da trắng không những áp đặt chế độ nô lệ lên người da đen, mà c̣n cố t́nh tiêu diệt thổ dân da đỏ để chiếm đất.  A Mercy có Vườn Địa Đàng của chủ nhân da trắng, tràn ngập nét đẹp thiên nhiên nhưng đầy ác độc tàn bạo của con người.  Sống trong đó, hoặc đồng lơa chịu đưng chấp nhận, hoặc kinh khiếp vuợt thoát.  Cửa Địa Đàng mở lối, hoặc lên Thiên Đàng, hoặc xuống Địa ngục.

 

Trở lại những cây bút nữ tiền phong, tôi nhắc lại là cùng thời với bà Harper thế kỷ XIX, có bà Harriet Adams Wilson xuất bản truyện Our Nig/ Dân Đen Ta năm 1859, nhưng không được chú ư.  Cuốn sách ngủ vùi bụi phủ tuốt trên cao kệ thư viện, cho đến cả trăm năm sau mới được phát giác lôi ra và tác giả lại được truy phong đích thực là nhà văn nữ da đen đầu tiên của Hoa kỳ.

 

Trích một đoạn ngắn trong Our Nig của Harriet Wilson, khi nhân vật nữ da đen nghèo đói được một đàn ông da trắng cũng nghèo đói nhưng biết thương yêu và muốn cưới làm vợ, để biết lối viết văn giữa thế kỷ XIX, của một người nữ da đen b́nh dân tự học để biết viết biết đọc.

“You’s had trial of whitefolks any how.  They run off and left ye, and now none of’em come near ye to see if you’s dead or alive.  I’s black outside, I know, but I’s got a white heart inside.  Which you rather have, a black heart in a white skin, or a white heart in a black one?”  (Anh bị người da trắng ruồng rẫy.  Họ chạy, bỏ rơi anh, và bây giờ chẳng có ai trở lại gần coi anh chết rồi hay c̣n sống.  Tui đen bề ngoài, tui biết, nhưng tui có trái tim trắng bên trong.  C̣n anh muốn có ǵ, trái tim đen bên trong màu da trắng, hay trái tim trắng nằm trong màu da đen?) 

 

Chồng tôi nhắc tôi về cây bút nữ da đen đầu tiên có thơ trên thi đàn Anh và Hoa kỳ vào giữa thế kỷ XVIII, Phillis Wheatley (h́nh tượng đăng đầu bài).

 

Tôi kể lại tài liệu đă t́m hiểu:

-  Giữa thế kỷ XVIII tức là cách đây cả  trên 200 năm, khi Hoa Kỳ chưa độc lập, người nô lệ không được học hành chứ đừng nói là viết lách.  Bé Phillis Wheatley mới 8 tuổi bị bắt cóc bán nhưng may mắn được một gia đ́nh người Anh mua nuôi dạy.  Dạy may vá và dạy cả chữ nghĩa, tiếng La-tinh để đọc Thánh kinh, tiếng Hi lạp để biết thi ca và sử địa.  Mới 14 tuổi đă làm thơ và được đăng báo (*****).

Thuở đó không ai tin rằng người nô lệ da đen, nhất là đàn bà nô lệ lại có thể thông minh tài trí như vậy, nên gia đ́nh nuôi dạy Phillis Wheatley phải đưa cô thi sĩ trẻ tuổi ra ṭa để khảo xét tài năng trước một nhóm 17 trí thức Boston trong số có cả thống đốc tiểu bang Massachusetts. 

 

Tiếp tục sáng tác, đến năm 1773, 20 tuổi, tập thơ đầu của Phillis Wheatley được xuất bản bên Anh v́ Boston (Mỹ) kỳ thị, không chịu ấn hành. Tuy nhiên, bản kết quả khảo sát của ṭa Boston lại được in ngay trang đầu của tập thơ Poems on Various Subjets, Religious and Moral/Thơ Nhiều Đề tài, Tôn giáo và Luân lư, xác nhận giá trị tài năng tác giả.  Bà có khoảng trên 150 bài thơ, nhiều bài chưa hề đăng báo hoặc in sách.

Trong một thư gửi bạn, thi hào Voltaire của Pháp khen ngợi Phillis Wheatley: “Thơ Wheatley chứng tỏ người da đen cũng có tài thiên phú như bất cứ ai.” Chính George Washington khi chưa là Tổng thống có gặp Phillis Wheatley và cũng khen ngợi hết lời.

 

Nhờ tài năng và đức hạnh nổi tiếng tại Hoa Kỳ cũng như tại Anh, bà được trả tự do vào cuối năm 1773 ngay sau khi tập thơ đầu được ấn hành, chỉ 3 năm trước khi Hoa Kỳ thoát ṿng cương tỏa của Hoàng gia Anh và trở thành một quốc gia độc lập.

Bà Phillis Wheatley là một minh chứng người da đen b́nh đẳng với người da trắng trong khả năng sáng tạo.

 

Tôi nhấn mạnh:

-  Cần ghi nhận một thời điểm quan trọng, là thuở mới lập quốc, thoát ṿng cương tỏa của Vương quốc Anh năm 1776, Hoa Kỳ chỉ có 13 tiểu bang dọc theo bờ biển phía Bắc Địa Trung hải. Măi đến đầu thế kỷ XIX, năm 1803, Hoa Kỳ mua được lănh thổ Louisiana thuộc địa của Pháp dưới thời Đại đế Napoléon Bonaparte với giá rẻ mạt mười lăm triệu Mỹ kim.  Diện tích Hoa Kỳ vụt tăng gấp đôi, trải rộng từ phía Nam New Orleans lên tận phía Bắc giáp biên Canada, và từ phía Đông sông Mississippi sang tận dăy Rocky Mountain phía Tây. 

Những vùng phía Nam sinh sống nông nghiệp, phía Bắc kỹ nghệ.  Do nhu cầu, có chế độ mua bán nô lệ da đen, và từ đó nẩy sinh nội chiến Nam Bắc giữa thập niên 1860s, thời Tổng thống Abraham Lincoln.  Miền Bắc thắng, chấm dứt nô lệ.

Nhưng, chế độ nô lệ chết, vấn đề kỳ thị chủng tộc lại nẩy sinh.  Kỳ thị chủng tộc và phân biệt giai cấp, đàn áp và tự do: những vấn nạn của con người ngày nay.

 

Đến đây, Mục sư Stevenson năy giờ rất kiệm lời, cũng gật đầu xác nhận:

-  Chế độ nô lệ là con đẻ của thực dân, xuất phát vào thế kỷ XVI từ châu Âu: Anh, Pháp, Tây-ban-nha, Bồ-đào-nha… Các quốc gia thực dân châu Âu đem nô lệ từ những thuộc địa Phi châu qua khai thác đồn điền thuốc lá, mía, cà phê, bông vải, …hoặc buôn đi bán lại tại những thuộc địa phía Tây Đại Tây dương, và trùm qua cả Hoa Kỳ, bắt đầu từ tiểu bang Virginia và Maryland.  Trong bốn trăm năm, từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, có cả 11 triệu người Phi châu bị bắt làm nô lệ.

Những thuộc địa phía Tây Đại Tây dương bao gồm cả ngàn đảo trong quần đảo Caribbean, trong số có Cuba, Jamaica, Trinidad, Dominican, Haiti …

 

Tiếp lời chồng, nàng Mona Tallent của Trung tâm ManorCare lên tiếng:

-  Người nô lệ tại Haiti hầu hết do Tây-ban-nha và Pháp đem từ các thuộc địa Trung và Tây Phi châu, đông nhất gốc gác từ Guinea, gồm nhiều sắc tộc, khác tiếng nói, khác tín ngưỡng, khác văn hóa.  Họ có mẫu số chung là cùng bị bứng khỏi gốc rễ quê Phi châu, cùng chung màu da, cùng bị đối xử tàn nhẫn khắc nghiệt, cùng bị cấm tụ họp thờ cúng, và cùng bị bắt buộc phải rửa tội theo Thiên Chúa giáo. Từ mẫu số chung, người nô lệ xích lại gần nhau, quyết tâm đoàn kết che chở, chia sẻ, đùm bọc. Họ cố giữ truyền thống văn hóa tập tục tổ tông, dù phải theo đạo, nhưng sau nghi lễ Thiên Chúa th́ cúng tế theo nghi thức cổ truyền chung góp của người Châu Phi, và từ đó có tín ngưỡng Vodou, sự hợp nhất văn hóa nô lệ Châu Phi.

Vodou chính làTín ngưỡng Kreỵl tại Haiti.

 

Tôi có nghe về nhiều tín ngưỡng tại Haiti và nhiều quốc gia Phi châu, nhưng chưa biết tín ngưỡng Vodou.  Tôi hỏi:

-  Tín ngưỡng Kreỵl , tức là Vodou, tại Haiti quan trọng thế nào?

 

Mona giải thích bằng chuyện kể liên hệ lịch sử, như cách Krik? Krak! của người Haiti:

-                  Buổi lễ Vodou quan trọng nhất trong lịch sử Haiti mở màn cho cuộc cách mạng lật đổ chế độ thực dân, được tổ chức tại Bwa Kayiman/Bois Caiiman/Rừng Caiiman, vào tháng 8 năm 1791. Người nô lệ trích huyết thề đồng tâm quyết dành độc lập. Tranh đấu suốt 14 năm ṛng, đánh bại quân tinh nhuệ của Đại đế Napoléon, dành được độc lập năm 1804, sau 107 năm bị đô hộ (1697-1804), lấy tên nước là Repiblik Ayiti/Cộng ḥa Haiti, theo thổ ngữ xưa của người chính gốc Táino, có nghĩa là Đất Núi.  Ư nghĩa đoàn kết được tôn làm châm ngôn của quốc gia Haiti Linyon Fe Lafos/L’Union Fait la Force/Đoàn Kết tạo Sức Mạnh.

 

Đôi mắt đen Mona sáng rực sau làn mi dài cong vút khi nhắc câu châm ngôn. Nàng nhận định về việc Mỹ mua đất của Pháp chiếm tại lục địa Bắc Mỹ:

-  Haiti độc lập năm 1804, một năm ngay sau khi Pháp phải bán tất cả đất đai vùng Louisiana từng chiếm tại Bắc Mỹ, và từ đó người Mỹ có cơ hội mở rộng lănh thổ, bành trướng thế lực, bao gồm cả thế lực mua bán đàn áp bóc lột người nô lệ.

      

Mục sư Stevenson nói thêm:

       -  Người cầm đầu cuộc cách mạng da đen Haiti là Toussaint L’Ouverture.  Người Pháp hănh diện về Napoléon thế nào th́ người Haitian chúng tôi hănh diện về lănh tụ cách mạng của chúng tôi như vậy, nên chúng tôi tôn vinh Toussaint L’Ouverture là The Black Napoléon/Napoléon Đen.

Hải đảo Haiti là thuộc địa giàu nhất của Pháp, nhưng là quốc gia đầu tiên vùng biển Caribbean dành được độc lập tự do nhờ người nô lệ da đen nổi dậy và tự trị dưới quyền lănh đạo của chính người da đen.  Haiti là quốc gia đầu tiên vùng Tây bán cầu ngang nhiên đạp đổ chế độ nô lệ.

 

Đến đây, tôi nhắc lại là trong phần chuyện kể Manor/Mona/Manồ đăng trên mạng gió-o, ghi Haiti từng bị Hoa Kỳ xâm chiếm 19 năm (1915-1934) và sau đó can thiệp vào nội bộ rối loạn của Haiti, nhất là thời gian 29 năm (1957-1986) dưới chế độ độc tài tàn bạo của cha con Duvalier – Papa Doc Baby Doc – với mật vụ Tonton Macoutes mà dân chúng gọi là Uncle Gunnysack giết người không gớm tay, không phải như Ông Ba Bị chin quai mười hai con mắt hay bắt trẻ con của Việt Nam chỉ để hù dọa trẻ. Trong và sau thời gian này, có ngót 4 triệu người Haiti vượt biển trốn qua Hoa Kỳ và Canada, Dominica, Pháp, Bahamas, Cuba … tỵ nạn kinh tế và chính trị, nhất là sau khi Hoa Kỳ trở lại cùng Liên Hiệp quốc giúp đỡ viện trợ cho một Haiti kiệt quệ, nghèo đói thêm v́ thiên tai băo lụt.

 

Tôi hỏi:

-  Từ ngày độc lập đến nay đă trên 200 năm, bên cạnh chính trị hỗn loạn và kinh tế kiệt quệ, nền văn học Haiti ngày nay c̣n lại những ǵ trong tay dân?  Đàn bà Haiti ngày nay đă giúp được những ǵ cho quê hương, nhất là giới trí thức và những người cầm bút? 

 

Mục sư Stevenson đỡ lời:

-                   Chính trị và văn học tại Haiti coi như ảnh hưởng chồng chéo lên nhau trong mọi hoàn cảnh lịch sử, v́ vậy văn học Haiti chịu ảnh hưởng những cuộc chống đối, đấu tranh, nổi dậy … cũng như những biến loạn tàn sát đẫm máu của chế độ hà khắc mới.  Phải nói là người đàn bà chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nên hầu hết tác giả nữ viết về thân phận đàn bà.

Ông nói:

-  Như chuyện xẩy ở Mỹ thời nô lệ với nhà thơ nữ Frances Harper, người đầu tiên duy nhất tại Haiti dám dùng sức mạnh của ng̣i bút cũng là một phụ nữ: bà Marie Vieux Chauvet, giữa thế kỷ XX. (******)  Như hầu hết trí thức Haiti, bà Chauvet hấp thụ văn hóa Pháp, và sách viết bằng tiếng Pháp, xuất bản tại Pháp.  Trong số 6 sách đă xuất bản, cuốn quan trọng nhất của bà là  Amour, Colère, et Folie/Yêu, Giận, và Cuồng, được dịch sang tiếng Anh và tái bản 2005.  Tháng 4 năm nay, 2009, cuốn này lại được Rose-Myrian Rejouis dịch sang tiếng Anh, Edwidge Danticat viết giới thiệu, xuất bản dưới tựa đề Love, Angry, Madness: A Haitian Trilogy.

 

Mục sư Stevenson cho biết thêm:

-  Người đầu tiên đọc bản thảo cuốn Amour, Colère, et Folie là Simone de Beauvoir  nhà văn nữ quyền của Pháp.  De Beauvoir nhận thấy giá trị cuốn sách, nên giúp xuất bản ngay tại Pháp.  Đây là tác phẩm đầu tiên của một người nữ dám chỉ trích chế độ tàn bạo của cha con Duvalier và mật vụ Macoutes thời đó đang áp bức khủng bố dân lành tại Haiti.  Sách gửi về Haiti th́ bị thiêu hủy, tác giả bị đuổi khỏi quê hương, chạy sang Pháp.  Cuối đời, bà viết cuốn Les Rapaces/Mănh Cầm trong thời gian lưu vong bên Mỹ từ 1971 đến 1973. Chưa in th́ tác giả qua đời, mới 56 tuổi.  Cuốn này được lén ấn hành tại Haiti năm 1986 dưới tên Marie Vieux để tránh bị tịch thu.

 

Tôi tiếp lời:

-  T́m hiểu về những nhà văn nữ thế hệ trước của Haiti, người lớn tuổi nhất là Odette Roy Fombrun năm nay 92 tuổi, sinh trưởng tại thủ đô Port-au-Prince, tốt nghiệp Đại học Sư phạm và có bằng Y tá tại Mỹ.  Bà lập hệ thống trường mẫu giáo đầu tiên dạy tiếng Haiti Créole, và chuyên viết bài xă luận về giáo dục, lịch sử, sách giáo khoa, truyện cổ và truyện trinh thám.  V́ chống đối chế độ độc tài cha con Duvalier, bà bị đày sang Phi châu 17 năm.  Hết thời Duvalier, bà trở lại quê nhà hoạt động chính trị, chủ trương nhân quyền và dân chủ, mở mang dân trí, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa mọi sắc dân nô lệ để Haiti trở thành trung tâm văn hóa quần đảo Caribbean. 

Bà lập Hiệp hội FERF/ Fonds Educatif Roy-Fombrun với ba mục tiêu giáo dục cấp mẫu giáo căn bản, giáo dục dân trí và phát huy văn học qua hệ thống thư viện lưu động.  Năm 2007, kỷ niệm 90 tuổi thọ, Hiệp hội đổi tên là FORF/Foundation Odette Roy Fombrun, vinh danh người sáng lập suốt đời phụng vụ quê hương.

 

Mona và chồng rất vui nghe biết những t́m hiểu về nền văn học Haiti. 

Mục sư nói:

-                  Những khủng hoảng chính trị, nội chiến trong nước với tàn sát thù hận xâu xé, nghèo đói, bệnh tật, bị nước ngoài khinh miệt …khiến giới trí thức Haiti cố gắng bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống tổ tiên da đen, làm sáng tỏ những thành kiến sai lạc, giải tỏa những khinh miệt.  Từ đó có trào lưu văn học về nguồn, t́m về văn học truyền khẩu với những chuyện cổ tích và huyền thoại, và nhiều sáng tác về cuộc sống xă hội Haiti, trong nước cũng như ở nước ngoài.  Nhưng, phải nhấn mạnh rằng bên cạnh chính trị, thành kiến, khinh miệt, ngôn ngữ và chữ viết là những vấn nạn lớn của văn học Haiti. 

 

Đưa tay nâng mắt kiếng, Mục sư thở dài:

-                  Mặc dầu độc lập đă trên 200 năm, tiếng Pháp vẫn là ngôn ngữ chính thức dùng trong hệ thống hành chánh, giáo dục, văn học, tức là của thành phần trí thức. Trong khi đó, hầu hết người Haitians đều nói nhưng ít đọc được tiếng Créole.  Các nhà văn nhà thơ hầu hết viết bằng tiếng Pháp và chỉ được một số độc giả có học chương tŕnh Pháp.  Một số cố gắng viết bằng tiếng Créole, nhưng không phải ai cũng đọc được loại chữ viết này, bởi tiếng Créole không thuần nhất mà có rất nhiều thổ âm thổ ngữ khác nhau.

 

Tôi cũng thở dài, và cho biết:

-                  Việt Nam chúng tôi được may mắn hơn về ngôn ngữ và chữ viết.  Thoát ách đô hộ Tàu ngh́n năm và Pháp ngót trăm năm nhưng không bị dùng chữ Tàu mà có chữ nôm thoát thai từ chữ Tàu, sau đó chẳng dùng chữ Pháp mà có chữ quốc ngữ viết theo mẫu tự La-tinh. Ngôn ngữ th́ cả nước dùng một thứ tiếng nói tuy có khác thổ âm. C̣n chữ viết chỉ có khác một số thổ ngữ phương ngữ, nhưng ai đọc cũng hiểu.  Do đó sách báo đều được dân chúng t́m đọc.

Người Việt chúng tôi lưu vong nước ngoài tỵ nạn chính trị sau cuộc nội chiến và đất nước bị cộng sản nắm quyền, hoàn cảnh khác với Haiti.  Cũng có vấn nạn chia rẽ, không những về chính trị mà c̣n v́ phân chia Nam Bắc, Nam quốc gia Bắc Cộng sản, không phải Nam Bắc nội chiến như Hoa Kỳ v́ chế độ nô lệ. Trên địa hạt văn học, người Việt nước ngoài cố công bảo vệ và phát huy văn học nghệ thuật truyền thống quốc gia đă có từ trước, trong khi cộng sản trong nước có nền văn hóa tŕ trệ, bóp méo hoặc sửa đổi, kể cả sửa lịch sử, theo cung cách tuyên truyền một chiều có lợi cho họ.  Họ c̣n t́m mọi cách cấm đoán nhập nội sách báo xuất bản ở nước ngoài.

 

Nhắc lại châm ngôn Haiti và trở về câu hỏi đầu tiên của tôi về những người viết nữ Haiti, Mona cho biết:

-  Trong ṿng trên 30 năm nay, cũng giống như người tỵ nạn Việt Nam tại Mỹ, phụ nữ Haiti lưu vong bắt đầu xuất hiện trên văn đàn Hoa Kỳ và Canada, góp phần vào văn hóa và giáo dục.  Họ chung sức làm việc theo châm ngôn Linyon Fe Laf̣s/L’Union Fait la Force/ Đoàn kết tạo Sức Mạnh.  Từ năm 2000, Hiệp hội Women Writers of Haitian Descent WWOHD /Những Nhà văn Nữ Gốc Haitians được thành lập.  Đó là một tổ chức bất vụ lợi, khuyến khích giới nữ làm thơ, viết văn, soạn kịch, in sách, hội thảo học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, dùng văn chương giáo dục cộng đồng về xă hội và văn hóa, đối tượng là phụ nữ và sinh viên học sinh, mục đích giúp người Haitians và người nước ngoài hiểu rơ những vấn nạn của phụ nữ, lưu vong cũng như c̣n nơi quê nhà.

 

Những người sáng lập:  Tiến sĩ Joanne Hyppolite hiện dạy Đại học Miami, có 2 tập truyện; bà Maude Heurtelou chủ nhà in, viết 23 sách trẻ con và 2 truyện dài toàn bằng tiếng Haitian Creole; và bà Liliane Nerette Louis, chuyên viết chuyện cổ dân gian được mệnh danh là một mèt kont/maitre des contes/master storyteller/sư tổ chuyện cổ.   Sau đó, Hiệp hội được nhiều nhà văn, nhà giáo, nhà xă hội học gia nhập, trong số có Ketsi Theodore Pharel, Fabienne Josaphat, Irmine Milord và nhiều người ẩn danh giúp đỡ âm thầm.

 

Trong số những nhà văn thuộc Hiệp hội WWOHD, Myriam Chancy với những tác phẩm giá trị như Framing Silence: Revolutionary Novels by Haitian Women (1977), Searching for Safe Spaces: Afro-Caribbean Women Writers in Exile (1977) …thuộc ḍng dơi gia đ́nh Toussaint L’Ouverture, người lănh đạo cuộc nổi dậy của nô lệ da đen chống Pháp, dành độc lập.

 

Tôi tiếp hỏi:

-  Mona có đọc nhà văn nữ trẻ nhất mới nhất của cộng đồng Haiti không?

-  Hồi này bận quá ít theo dơi và ít đọc.  Chỉ đọc Edwidge Danticat.

Đến đây, tôi góp phần đă t́m ṭi, cho biết:

-  Nhà văn nữ trẻ nhất mới nhất của cộng đồng Haiti nước ngoài là Michèle Jessica Fièvre, Tổng thư kư Hiệp hội Những Nhà Văn Nữ Gốc Haitians WWOHD. Sinh năm 1981 tại thủ đô Port-au-Prince, và tháng Tư năm nay, 2009, mới 28 tuổi.  Hồi mới 16 đă có sách đầu tiên xuất bản bằng tiếng Pháp Le Feu de la Vengence/Lửa Thù viết về xă hội Haiti chao đảo sau thời gian thống trị độc tài của cha con Duvalier.  Cuốn thứ hai La Bête/Dă thú tả xă hội thủ đô Port-au-Prince dưới nanh vuốt khát máu của bè lũ Tonton Macoutes.

 

Sang Mỹ và định cư tại Florida từ 2002, tốt nghiệp Đại học Sư phạm, Jessica Fievre dạy tiếng Pháp và tiếng Anh tại trường Nova ở Davie gần Miami, tiểu bang Florida, và tiếp tục xuất bản sách cả tiếng Anh và tiếng Pháp, viết xă luận về nhiều đề tài dành cho giới trẻ.  Đánh dấu 10 năm sáng tác, năm 2007, 26 tuổi, cô cho xuất bản 2 cuốn viết bằng tiếng Pháp: Le Fantôme de Lisbeth/Con Ma Lisbeth Les Fantasmes de Sophie/Những Ám ảnh của Sophie. Cuốn Le Fantôme de Lisbeth là những phiêu lưu dành cho trẻ con, trong khi cuốn Les Fantasmes de Sophie khai thác dục tính của một thiếu phụ vừa li dị, gây sôi nổi trong giới văn nghệ sĩ, cộng đồng trong nước cũng như lưu vong hải ngoại, nhưng Jessica Fievre tuyên bố thẳng với báo chí: “Viết, là gỡ bỏ hết mọi kiểm duyệt!” Tuy nhiên, khi đọc truyện Jessica, tôi thấy cô chẳng khai thác ǵ quá đáng về dục tính, c̣n thua xa một số nhà văn nữ Việt Nam!

 

Mục sư Stevenson tiếp lời, trở lại với những nhân vật thuộc Hiệp hội WWOHD:

-  Những tên tuổi khác trong Hiệp hội WWOHD như Nekitar Lamour, người từng tuyên bố “Ngôn ngữ người đảo Haiti từng được gọi là tiếng Créole, nay vẫn là Créole, và luôn luôn là tiếng Créole,” chưa in sách, nhưng có tiếng nói mạnh trong cộng đồng lưu vong Haiti, cùng Alia Wadden sinh hoạt trong nhiều chương tŕnh giáo dục Co-Teachers-in-Charge Chương tŕnh ESL Đại học Lesley, Cambridge, tiểu bang Massachusetts; như Marjorie Valbrun phóng viên báo Wall Street ở tuốt thủ đô D.C.; như Guitele Rahill có nhà in nhỏ và tự ấn hành cuốn Violated/ Bị Xâm phạm (2001), v́ biết khó được các nhà xuất bản tại Mỹ in ấn phát hành. 

 

Mona vui vẻ nói:

-                  Tôi có đọc bài của bà Nekitar Lamour.  Bà viết: “Chúng tôi có Edwidge Danticat trong ḍng văn học chính của Hoa Kỳ, và như thế cũng đủ.  Một ngày nào đó sẽ có nhà xuất bản Mỹ t́m hỏi c̣n ai như Danticat để mời hợp tác.”

Nàng cười, lộ hai lúm đồng tiền và khe răng hở giữa hàm trên duyên dáng như nữ diễn viên điện ảnh Laurel Hutton thập niên 50-60 trước đây, nói tiếp:

 -  Riêng tôi rất thích Edwidge Danticat.  Tuy không thuộc Hiệp hội Những Nhà Văn Nữ WWOHD, nhưng bà là người được biết, được đọc nhiều nhất và thành công nhất trong số những nhà văn nữ Haitians lưu vong nhập vào ḍng văn học chính của Mỹ.  Tôi có đọc 6 trong số 10 sách của tác giả này, và thích nhất là cuốn Breath, Eyes, Memory.

 

Sẵn đà, Mona cho biết:

-  Edwidge Danticat năm nay vừa tṛn 40, sinh năm 1969 trong thời cai trị của cha con Duvalier nên từng chứng kiến hoặc được nghe kể lại những mảnh đời tan nát dưới chế độ độc tài.

12 tuổi, đến Mỹ, chẳng nói được một tiếng Anh, chỉ nói tiếng mẹ Haitian Créole và tiếng Pháp

24 tuổi, xuất bản tác phẩm đầu tay Breath, Eyes, Memory/Hơi Thở, Đôi Mắt, Kư ức (1994) được chọn vào tủ sách Oprah Club

26 tuổi, Krik? Krak! (1995), chung kết giải văn chương National Book Award

27 tuổi, được tổ chức Granta ghi là một trong 20 “Best Young American Novelists,” năm 1996

30 tuổi, The Farming of Bones/Trại Xương (1999), đoạt giải American Book Award, được dịch sang tiếng Tây-ban-nha và tiếng Pháp

33 tuổi, After the Dance: A Walk Through Carnival in Jacmel (2002)

35 tuổi, The Dew Breaker/Người Vỡ Sương, chung kết giải PEN/Faulker Award và đoạt giải The First Story Prize, bán chạy nhất, và Behind the Mountains/Đằng sau Núi, (2004)

36 tuổi, Anacaona, Golden Flower/ Nữ hoàng Anacaona (2005)

37 tuổi, Vale of Tears: A Novel from Haiti/Thung lũng Nước Mắt (2006)

38 tuổi, Brother, I’m Dying/Em, Anh Đang Chết (2007) giải National Book Critics Circle Award Winner for Autobiography

Edwidge Danticat c̣n chủ biên The Butterfly’s Way: Voices from the Haitian Dyaspora in the United States, The Beacon Best of 2000: Great Writing by Men and Women of All Colors and Cultures.


Edwidge Danticat

Tôi được dịp coi như tường tŕnh về những tài liệu đọc được:

-  Mục Văn học báo USA Today cho rằng cuốn đầu tay Breath, Eyes, Memory của Danticat được đón nhận nồng nhiệt nhất.  Trong buổi nói chuyện với phóng viên báo này, nhà văn nữ trẻ tuổi Haitian cho biết cô viết những chuyện nghe kể lại từ nhỏ, và “rất hănh diện về quá khứ, dẫu đầy đau khổ nhục nhă.”

 

Nhận định về Edwidge Danticat, sáng lập viên Joanne Hyppolite của Women Writers of Haitian Descent WWOHD cho rằng Danticat và những cây bút nữ khác viết cho thế hệ của họ, để đ̣i lại giá trị dân tộc Haitians và xác định lại h́nh ảnh quê hương Haiti.  Bà nói rằng cộng đồng người Mỹ gốc Trung Hoa có Amy Tan, th́ cộng đồng người Mỹ gốc Haiti có Edwidge Danticat.

Trong khi đó, kư giả Marjorie Valbrun báo Wall Street nhận định rằng “Edwidge Danticat được coi là Toni Morrison của thế hệ cô, và những người quanh cô rất phấn kích tiên đoán cô cũng sẽ có ngày được trao giải Pulitzer hay Nobel Văn chương.”

 

Mona đang đà hứng khởi về tác giả nữ Haitian nổi tiếng này.  Nàng nói:

-  Những tập truyện của Edwidge Danticat phản ảnh đời sống nghèo đói khổ nhục từng chứng kiến hoặc trải nghiệm qua những nhân vật bà ngoại, mẹ, d́, hàng xóm láng giềng… đổ mồ hôi, nước mắt, và máu trinh tiết cũng như máu tương tàn bạo lực, xẩy ra ngay trên đường phố hay chung quanh những trại mía bát ngát bao la và núi đồi sỏi đá.  Truyện của Danticat lồng vào nhiều phong tục tập quán, cả những chi tiết cổ tích, huyền thoại và tín ngưỡng của người Haitians.

Như tất cà các dân tộc khác, người Haitians cũng chuyện ngày xửa ngày xưa… Người kể lên tiếng Krik? Th́ cả đám người chờ đợi khao khát đồng loạt đáp Krak! 

Mona dí dỏm:

-  Krik?

Tôi trả lời:

-  Krak! 

Và chuyện kể của Edwidge Danticat được Mona Tallent thích nhất, bắt đầu:                                  

 

“Tôi đến từ một nơi, hơi thở, đôi mắt và kư ức là một, từ đó quá khứ bám đeo theo như keo dính chặt tựa tóc mọc trên đầu.  Nơi đàn bà t́m về con cái như những cánh bướm t́m về hoa vườn cũ, hay như những giọt nước mắt trong mắt lệ pho tượng thánh nữ con gái ôm trong ḷng cầu nguyện.”  Nơi chốn đó là Haiti, và người nói câu đó là Sophie, đứa con gái mới 12 tuổi, nhân vật chính của Edwidge Danticat trong tập truyện  Breath, Eyes, Memory.

Câu chuyện bắt đầu vào Ngày Của Mẹ, tại Haiti.

Đứa con gái tự làm thiệp có dán mấy cánh hoa daffodils/thủy tiên khô nhưng lại đề tặng bà d́ nuôi nấng từ nhỏ, và được bà d́ cho biết mẹ nó vừa làm giấy tờ nhờ người đưa con sang Mỹ đoàn tụ sau 12 năm xa cách. Sang New York, Sophie mới biết nó là hậu quả một cuộc cưỡng dâm trong ruộng mía, khi mẹ chỉ mới mười sáu.  Sau khi sinh nở, bà để con lại cho chị nuôi nấng, t́m cách vượt biển sang Mỹ sinh sống lao động quần quật, gửi tiền về cho chị nuôi con và mẹ già. 

Đoàn tụ cùng mẹ trong xă hội mới, cô bé Sophie phải đương đầu với trở ngại ngôn ngữ và tập tục. Lớn lên, Sophie bị mẹ theo dơi sát nút, “khám trinh” theo tục lệ cổ truyền Haiti, để bảo vệ trinh tiết, phẩm hạnh và danh dự gia đ́nh.  Sophie cho đó là một sỉ nhục, cô nổi loạn, dùng cái chày nhỏ dộng vào chỗ kín tự phá trinh, cuốn gói bỏ nhà đi theo một nhạc sĩ lớn tuổi, lấy nhau và có một đứa con gái.

Những ám ảnh về vụ “khám trinh” gây khủng hoảng đầu óc Sophie, không những làm nàng khó ḥa hợp với mẹ mà c̣n gây chứng lănh cảm mặc dầu rất yêu chồng. Trong khi đó, quá khứ bất hạnh với vụ cưỡng dâm thời mới mười sáu là ấn tượng ám ảnh bà mẹ suốt đời mất ngủ với những cơn ác mộng kinh hoàng đêm đêm bám chặt, khiến về sau bà có người thương yêu muốn lập gia đ́nh vẫn không thoát ác mộng. Khi mang thai, bà bị ám ảnh nghe cả tiếng nói của đứa trẻ trong bụng hăm dọa, cuối cùng bà tự kết liễu cuộc sống bằng cách cầm dao đâm 17 lát vào bụng để giải thoát mọi bất hạnh.  Sophie đưa mẹ về an táng trên khu núi quê nhà theo sở nguyện. 

Phần cuối truyện dồn dập những vấn nạn phụ nữ: khám trinh, cắt hạt ngọc, khâu âm hộ, cưỡng dâm, loạn dâm, bạo dâm, ung thư tử cung, ung thư vú… Riêng Sophie sau đám tang mẹ, t́m trở lại khu ruộng mía, đạp rạp găy gục vạt mía nơi xẩy ra đại nạn, giải thoát mọi ám ảnh đè nặng trong đời. Bà d́ đă kêu to bằng tíếng Créole: “Ou liberé!”/ Vous êtes libérée!Con được giải thoát rồi đó! khi nh́n cháu dẫm nát đám mía đạp đổ bao đau khổ dằn vặt.”

 

Sau chuyện kể Breath. Eyes, Memory, Mona Tallent hỏi tôi:

-  C̣n bà th́ sao?  Trong số những tác phẩm của Edwidge Danticat, bà thích nhất cuốn nào?

 

Tôi trả lời không chút suy nghĩ:

-                  Phải nói là tôi hơi thiên lệch về lịch sử và những cuộc tương tàn, nên The Farming of Bones/Trại Xương lôi cuốn tôi vừa đọc kỹ vừa t́m hiểu thêm về Haiti.

Về lịch sử, Haiti cũng bị Pháp đô hộ cả trăm năm, như Việt Nam. 

Về những cuộc tương tàn, Haiti bị chế độ Duvaliers bạo ngược sát hại đối lập, th́ Việt Nam phân chia Nam Bắc thời Trịnh Nguyễn phân tranh Đàng Ngoài Đàng Trong với Sông Gianh phân chia đôi bờ thế kỷ 18; qua thế kỷ 20 huynh đệ quốc cộng tương tàn kéo dài cả ba mươi năm hai bên bờ sông Bến Hải, và sau 1975 cho đến nay, ngoài chuyện lao tù cải tạo tẩy năo, chế độ cộng sản thẳng tay bóc lột dân chúng, kiểm duyệt báo chí thông tin một chiều, đàn áp sát hại đối lập …..

 

Thuở khai thiên lập địa cùng tổ tiên thổ dân Taíno, hải đảo Kiskeye/Quisqueya bị Tây-ban-nha chiếm đổi tên là Hispaniola, tranh nhau với Pháp chia hai, phía Đông thuộc Tây-ban-nha, phía Tây của Pháp.  Bà Odette Roy Fombrun năm 2000 có viết báo kêu gọi Renommons l’Ile: Quisqueya, non Hispaniola/ Rename the Island Quisqueya, not Hispaniola/ Hăy trở lại tên cũ Quisqueya, không gọi Hispaniola. 

Thuộc địa Pháp trên đảo Quiaqueya có tên Saint Dominique, nhưng người Taíno và nô lệ da đen đứng lên dành lại độc lập năm 1804 như Mục sư vừa nhắc, từ đó có tên Ayti/Haiti.  Sau Haiti, phía Đông đảo Hispaniola thuộc Tây-ban-nha cũng được độc lập và có tên Cộng ḥa Dominican.  Hai nước kề cận nhau, chia cách phía Bắc bởi ḍng sông định mệnh có tên El Rio Massacre/ The Massacre River/ Sông Tàn sát. 

Diện tích Dominican rộng gấp đôi Haiti nhưng dân số tương đương, mỗi bên khoảng trên dưới 9 triệu.  Haiti nghèo.  Người Haitians vượt sông qua kiếm sống bên nước láng giềng, bị đày đọa, khổ nhục làm thuê với giá rẻ mạt trên những cánh đồng mía bát ngát ngút ngàn cháy da xém thịt.  Khổ nhục chưa đủ, c̣n bị kỳ thị chủng tộc v́ người Haitians ít lai nên đen đậm hơn người Dominicans và bị ghét bỏ, khinh miệt.

Đến thời Tổng thống Rafael Trujillo Molina cầm quyền, rất độc tài, rất thân Hitler và bắt chước Đức quốc xă thanh lọc người Do Thái, ông ra lệnh thanh lọc người Haitians để làm trắng xứ sở. Người Haitians bị giết vứt xác trôi Sông Tàn sát, trong khi tại Việt Nam cộng sản Bắc Việt thanh lọc địa chủ, nhà giàu và trí thức, chôn hàng ngàn dân biến cố Mậu Thân ở Huế trong những mồ tập thể thực sự.

 

Tôi hỏi:

-  Krick?

Chồng tôi chưa đọc truyện này, Mục sư cũng chưa đọc nhưng biết vụ tàn sát. Mona đă đọc nhưng cũng muốn nghe lại. Cả ba người cùng đáp:

-  Krak!

 

“The Farming of Bones/Trại Xương là một tác phẩm căn cứ vào sự thật, việc thật, người thật.  Nhân vật chính là một người đàn bà bị giết trong số 30 ngàn người Haitians bị tàn sát dọc biên giới theo ḍng sông Massacre, năm 1937.  Tác giả nhiều lần về thăm quê hương và đến tận ḍng sông, dựng lại câu chuyện và cho người đàn bà sống thêm một thời gian, kể lại đời ḿnh, bên cạnh những cuộc đời khốn khó của người Haitians lưu đày trên đất Dominican, khắc khoải thao thức trăn trở với quá khứ liên hệ đến những biến chuyển lịch sử. 

 

Amabelle Désir mồ côi lúc mới 8 tuổi khi cùng cha mẹ vượt sông qua Dominican kiếm sống.  Cha mẹ chết đuối.  Amabelle được một gia đ́nh giàu có đem về nuôi để con gái họ có bạn v́ cũng mất mẹ.  Lớn lên, tuy là kẻ hầu hạ nhưng cô cũng dược đối xử tử tế trong khi hầu hết những người quen đều bị ngược đăi, khổ nhục trên ruộng mía của chính gia đ́nh này, tại vùng Alegria - có nghĩa là phúc lạc.

Amabelle nhờ nhớ lại vài kinh nghiệm của cha trước từng được coi như ông lang chữa bệnh trong làng, đă giúp cô chủ Valencia sinh đôi đầu ḷng một trai một gái mẹ tṛn con vuông trong khi bác sĩ chưa đến kịp.  Cha mẹ Amabelle từng biết dùng các loại dược thảo chữa bệnh, kiểu như thuốc nam của người Việt: lá sả. lá cam lá chanh, lá đu đủ, rau quế, củ gừng củ nghệ thanh quế … và rau cần.  Chính rau cần người Haitians thích dùng làm thức ăn, nấu thành trà uống, chà xát thay xà pḥng, nấu nước tắm đêm ba mươi Tết để đón năm mới, tắm cho trẻ sơ sinh hay tắm cho người chết trước khi tẩn liệm… là mấu chốt cuộc thanh lọc. 

Lănh đạo độc tài của Cộng ḥa Dominican tướng Rafael Trujillo cho rằng người Haitians qua lao động trên đồng ruộng nông trại mía đă “làm bẩn” đất đai Dominican.  Ông nghĩ cách thanh lọc bằt buộc người Haitians phát âm chữ perejil tiếng Tây-ban-nha gọi rau cần parsley (Mỹ)/persil (Pháp)/pèsi (Créole) v́ người Haitians không rung lưỡi khi phát âm mẫu tự r và không nói đúng âm mẫu tự j như người Dominicans và Tây-ban-nha.  Thay v́ nói perejil, họ chỉ nói pewegil.  Ai không phát âm đúng chữ perejil là bị chém đầu bằng mă tấu dùng chặt mía.

 

Amabelle có người yêu là Sebastien Onius, một chàng trai khỏe mạnh hiền lành mặt mũi ḿnh mẩy chằng chịt đầy sẹo v́ bị vỏ mía lá mía cắt đâm, tay chai cứng v́ cầm mă tấu chặt mía.  Nhưng chính hai bàn tay chai cứng thô tháp đó đă xoa dịu niềm đau lưu vong, giúp Amabelle ư thức vẻ đẹp của màu da đen ḍn tṛn lẳn, t́m lại giá trị của chính ḿnh và an b́nh cho tâm hồn, giải thoát khỏi những giấc mơ ám ảnh từ tiềm thức về kỷ niệm hăi hùng cha mẹ chới với trong ḍng Sông Tàn sát cuồn cuộn. 

Sebastien có em gái ngây thơ hồn nhiên là Mimi Micheline, và hai bạn trai thân là Joel và Yves.  Ba người bạn trên đường từ ruộng mía về th́ Joel bị tai nạn, do chồng của Valencia lái xe đụng hất xuống rănh và bỏ chạy.  Oan nghiệt bắt đầu.  Cha của Joel lẳng lặng một ḿnh đào đất chôn con, trong khi đúa bé trai sinh đôi của Valencia bỗng dưng tắt thở. 

Cả trại xao động v́ tin dữ, càng xao động hơn về lời đồn chiến dịch tàn sát.  Chồng của Valencia là thiếu tá trong quân đội Dominican, được chỉ định chiến dịch tàn sát El Corte/ The Cutting/ Chặt Đầu.  Mọi người t́m cách trốn chạy.  Bạo động bùng nổ.  Amabelle phải trốn chạy một ḿnh, lạc Sebastien và Mimi.  Nhập bọn với Yves và 4 người không quen, vượt núi t́m đường đến ḍng sông bên kia sườn.  Dọc đường bị bắt, bị hành hạ đánh đập, nguyền rủa, bị buộc dộng nuốt rau cần… nhưng rồi cũng có người giúp dẫn lối ra bờ sông.  Cuối cùng chỉ c̣n Yves và Amabelle sống sót xuôi ḍng cuồng lưu đầy xác người trôi nổi dập dềnh.

 

Về lại quê hương, t́m gặp bà mẹ già của hai anh em Sebastien và Micheline, Amabelle cố công ḍ hỏi tin tức nhưng ai cũng bảo là cả hai đều đă bị giết.  Amabelle lại sống với những cơn mộng tiềm thức gặp lại người yêu và thấy cha mẹ chới với trong ḍng nước, trong khi Yves đêm đêm trăn trở về cái chết oan ức của hai người bạn thiết và những năm cơ cực trên ruộng mía. 

Cuối cùng, Amabelle t́m cách qua vùng Alegria bên Dominican, đến thác nước tận nguồn ḍng Tàn sát là nơi trước đây nàng và Sébastien yêu nhau lần đầu trong hang động rêu xanh lung linh ánh sáng.  Nàng hy vọng gặp lại người t́nh c̣n ẩn náu, nhưng vô vọng.

 

Quay về, qua cây cầu nối hai bờ Dominican và Haiti, Amabelle lội xuống nước, trầm ḿnh trong ḍng Tàn sát, mong được xoa dịu trong ṿng tay ôm ấp âu yếm từ những giấc mơ xưa giúp thoát nỗi hăi hùng bị chôn lún xuống đáy bùn lùng bùng sùng sục máu trào, nơi nước mắt những người đă chết từng ḥa cùng ḍng sông oan nghiệt.”

 

Khi tôi vừa dứt lời, mặt Mona đă đầm đ́a lă chă những ḍng lệ.  Mona Tallent, người nữ điều dưỡng số một của Trung tâm Điều dưỡng Phục hồi ManorCare từng được huy chương vàng và bằng khen tặng, từng được các bạn đồng nghiệp gọi Trung tâm Điều dưỡng Phục hồi với tên MonaCare thay v́ ManorCare để vinh danh nàng.  Đúng là tui đen bề ngoài, nhưng có trái tim trắng bên trong.  

Tôi cũng nghẹn ngào cố nén xúc động để đọc đoạn cuối trong Lời Cảm tạ của Edwidge Danticat:

 

Mèsi Anpil, Mucho Gracias, Thank You Very Much …

… And the very last words, last on the page but always first in my memory, must be offered to those who died in the Massacre of 1937, to those who survived to testify, and to the constant struggle of those who still toil in the cane fields.

(Đa tạ, đa tạ, đa tạ …

… Và những lời sau cùng, cuối trang nhưng luôn luôn là những lời đầu tiên trong tâm khảm tôi, phải dành dâng kính tưởng niệm những người bỏ ḿnh trong cuộc tàn sát năm 1937,  cùng cảm tạ những người c̣n sống sót minh chứng tội ác này, và cảm kích cuộc tranh đấu không ngừng của những người đến nay vẫn vất vả cực nhọc trên những cánh đồng mía bất tận.)

 

Cuối buổi nói chuyện về những nhà văn nữ da đen Haitians, Mục sư Stevenson thay đổi không khí bằng một bản nhạc calypso về Haiti của nhạc sĩ kiêm ca sĩ đen David Rudder nổi tiếng vùng hải đảo Caribbean:

Haiti!  I’m sorry! We’ve misunderstood you! For so long we looked away/ and turned our eyes around.  But one day we’ll turn our heads and look deeply inside you.

Haiti!  Xin thứ lỗi!

Chúng tôi đă hiểu lầm

Hằng bao lâu chúng tôi chẳng đoái hoài

và ngoảnh mắt giả lơ…

Nhưng một ngày chúng tôi ngoái đầu lại

và nh́n bạn sâu thấu suốt tận cùng tâm khảm.

 

 

 

 

 

Chú thích

 

(*)  LT: LaiHồng Trần, kiểu đổi ngược họ tên cha mẹ đặt, (thơ Thanh Nam, Đất Khách).  Người Mỹ tưởng Lai là tên nên viết tắt L thay v́ LHT 

(**) http://www.gio-o.com/TranThiLaiHongMONA1.htm

(***) http://www.gio-o.com/TranThiLaiHongManor2.htm

(****) http://www.gio-o.com/TranThiLaiHongManorKy3.htm

(*****)  Phillis Wheatley (1753-1784): Sinh tại Sénégal phía Tây Phi châu, khi mới 8 tuổi bị bắt cóc bán làm nô lệ đưa qua Boston, tiểu bang Massachusetts.  Được một gia đ́nh thương gia người Anh

mua và nuôi dạy.  Nhờ tư chất thông minh sáng láng, học thành thạo tiếng Latin và Hi lạp, sử, địa, tôn giáo và cố nhiên Thánh Kinh.  Năm 1767, mới 14 tuổi đă làm thơ, xúc cảm từ cái chết của một vị Mục sư hiền đức.  Bài thơ được đăng trên báo The Newpost Mercury ở Boston.

Đại học Massachussets Boston có một ṭa cao ốc mang tên Phillis Wheatley để vinh danh người phụ nữ nô lệ da đen thông minh tài trí này, và trên đường Commonwealth Ave ở Boston có tượng điêu khắc Phillis Wheatley, thuộc Đài Tưởng niệm Phụ nữ Boston (h́nh đăng đầu bài) . Nhiều người ngưỡng mộ bà đem tặng hoa, đeo xâu chuỗi vào cổ pho tượng, quàng khăn, khoác áo hoặc đội mũ khi trời trở lạnh. Thư viện Sampson Đại học Jackson Mississippi cũng có tượng đồng Phillis Wheatley.

(Tài liệu từ Wikipedia và nhiều websites khác, cùng  Boston Women’s Heritage Trail, của Polly Kaufman)

 (******)  Marie Vieux Chauvet (1917-1973) Cuốn sách đầu tay là La Légende des Fleurs/ Huyền thoại Hoa kư bút hiệu Colibri nghĩa là Chim Ruồi Hummingbird.  Sau đó là Filles d’Haiti/ Con Gái Haiti, 1954, giải Alliance Francaise, La Danse sur le Volcan/ Nhảy trên Núi Lửa, 1957, được dịch qua tiếng Anh 1959, tái bản 2004, Fonds des Nègres/ U Uẩn Da Đen, 1960, xuất bản tại Haiti và được giải France-Antilles, Amour, Colère, et Folie/ Yêu, Giận, và Cuồng, 1968, giải Deschamps, được dịch qua tiếng Anh và tái bản 2005.

 -  Suzy Castor, Le Massacre de 1937 et les Relations Haitiano-Dominicaines, Port-au-Prince, Le Natal, 1988

 

 

Trần Thị LaiHồng

Hoa Bang, Cinco de Mayo, 2009

 

 

Kỳ sau

MA NỒ

phần cuối loạt chuyện kể

MANOR/MONA/MANỒ

của

Trần thị LaiHồng