Cánh Hồng, tranh Vơ Đ́nh, 1992

 

LƯỚT GIÓ-O

 

Trần thị LaiHồng

 

 

tản mạn

 

Nhiều người tưởng tên tôi là hoa Hồng, mà lại là Hồng lai giống!  Phải mất công giải thích tên chúng tôi – hàng cháu – do ông nội thâm nho đặt.  Mấy chị con ông bác th́ con gái bộ thảo – cây cỏ, c̣n mấy chị em tôi con ông chú theo bộ điểu- là chim, và mấy cô con ông chú th́ bộ châu – ngọc ngà châu báu.

 

Gia đ́nh tôi chị em là đều loài chim.  Xuân Yến cánh én mùa Xuân; Hoàng Oanh lảnh lót trên cành (đă mất); Bạch Trĩ chim trắng quư hiếm xưa là phẩm vật đem cống sang Tàu; Lai Hồng là loài di điểu mùa lạnh bay xuống miền Nam ấm áp và sang Xuân trở về chốn cũ: thấy chim Hồng trở lại là biết Xuân về; và em út Ka Lăng là con chim thánh thót hót chầu bên Đức Phật Thích Ca.

 

Dài ḍng văn tự v́ cái tên.  Mà cũng cần nói thêm chim Hồng được khắc trên hàng loạt trống đồng Đông Sơn. Đă là chim Hồng chim Hộc th́ cần gió nâng cánh mới bay cao được. 

 

Quen biết thân thiết nhau từ thập niên 80 thuở cùng chung làm chủ biên Phụ Nữ Ngày Nay với Túy Hồng, Bùi Bích Hà, Lê thị Huệ và tôi có nhiều điểm tương đồng mà cũng lắm tương khắc.  Huệ trẻ, tôi già.  Huệ hai con, tôi một.  Huệ đối đầu thách thức, tôi nhút nhát co cụm.  Huệ nóng, tôi lạnh.  Nhưng những điểm tương đồng th́ rất mạnh.

 

Nỗi đam mê đẩy chúng tôi ngày càng gần nhau dù kẻ Đông người Tây.  Tôi thẳng thắn thú nhận không có Lê thị Huệ, tôi chẳng mấy ham đem thơ văn ḿnh lên.  Có thể nói Huệ là người đầu tiên duy nhất khuyến khích thúc đẩy, bảo tôi phải viết  phải viết và viết đều viết nhiều. Trong khi có kẻ ngăn cản cho rằng đàn bà lo việc nhà không nên t́m ṭi hiểu biết, không nên có đầu óc, không nên tự do viết lách bày tỏ biểu lộ phô diễn tư tưởng.  Chắc mấy người này cho rằng đàn bà chỉ cần phô diễn thân h́nh là đủ rồi chăng?

 

Người thứ hai thúc đẩy tôi viết là Vơ Đ́nh, kiểu Xuân Diệu Mau với chứ, vội vàng lên với chứ!  Em em ơi!  T́nh Xuân đă già rồi! T́nh Xuân đă già v́ chim Hồng già.  Tuổi đời đă qua nửa thế kỷ, mau lên, mau lên!  Mỏi cánh?  Không!  Nhưng đam mê thế mà không tung cánh bay th́ có ngày … găy gục!  Chàng bảo tôi bay, cứ bay cho đă rồi sẽ về, như Đào Tiềm Vân vô tâm dĩ xuất tụ/ Điểu quyện phi nhi tri hoàn ( Mây đùn mấy đám tự nhiên/ Chim bay mỏi cánh đă quen đường về) *

 

Tôi bay. Và gió-o nâng bổng.

 

T́nh yêu văn học nghệ thuật tôi có được nhờ ông nội và ông cụ tôi thường khuyến khích.  Đại gia đ́nh chúng tôi có dành riêng chục mẫu ruộng gọi là học điền lấy hoa lợi giúp con cháu học hành. Từ nhỏ, ông cụ chúng tôi đă đặt Sách Hồng và Truyền bá Quốc ngữ để chúng tôi đọc. Bài thơ đầu tiên của tôi hồi học lớp ba Khóc Ông Nội khi người qua đời.  Mẹ tôi nhớ hết bài v́ rất yêu kính ông già chồng, và coi bài thơ rất ngây thơ của tôi là kỷ niệm khó quên vế ông.

 

Tôi say mê viết .  Viết là một nhu cầu ấp ủ trong tâm cứ trào trưc muốn tuôn xuống bàn tay.  Rất nhiều bài viết của tôi thất lạc hoặc được cầm nhầm dưới tên khác, trong số có bài thơ Trên Sóng Thái B́nh về 7 ngày lênh đênh di tản vượt biển từ Phú Quốc sang đảo Guam.  Cho đến nay, mấy thùng bản thảo bài c̣n bài mất, thất lạc hoặc dở dang, chưa soạn lại để đánh máy.

 

Tôi chỉ mới sử dụng computer mấy năm sau này để đánh máy bài viết tay của Vơ Đ́nh in sách.  Cả anh và tôi đều thích thú thấy ḍng viết của ḿnh trào qua tay qua cây bút trải trên giấy, đọc, sửa, rồi gơ lóc cóc lọc cọc vào  máy chữ cổ lổ sĩ, khổ thân cho mấy tạp chí văn học mất công làm lại vào computer.  Bạn bè thuyết phục mới dám chịu sắm computer, và một huynh trưởng Hướng Đạo đă giúp tôi sắm cái laptop, dạy tôi đủ điều sử dụng.

 

Nhà chúng tôi tràn ngập sách báo, và thú nhận là có hơi hỗn độn v́ tôi là con mọt sách xấu ngốn một lần phải hai ba cuốn chứ không phải một, trong khi chàng thứ lớp hơn.  Tôi c̣n lôi sách từ thư viện kể cả từ các tiểu bang khác, để tha hồ sục sạo t́m ṭi, và c̣n sục sạo các mạng lưới lướt gió thỏa ṭ ṃ.

 

Báo trên trời bay tự do rộng. Bài viết tâm đắc nhất của tôi là T́m hiểu Áo Dài Việt Nam.  Bài này đăng trong tạp chí Phụ Nữ Ngày Nay của Túy Hồng, Bùi Bích Hà, Lê thị Huệ và tôi năm 1986, cách đây đă trên 20 năm.  Báo Phụ Nữ Ngày Nay dưới đất tuy thu hẹp cũng tràn qua Tây sang Đông về Việt nam và sau đó hàng năm không thiếu ǵ người đem T́m hiểu Áo Dài Việt Nam đăng lại, may ra có t́m liên lạc tác giả, ghi rơ tên và xuất xứ, nhưng cũng không thiếu ǵ báo tự nhiên  như nhiên thản nhiên… quên tên tác giả. 

 

Tôi yêu áo dài, và yêu lụa.  Tôi muốn làm đẹp áo dài, và mượn hoa lá mây trời sóng nước ḥa màu sắc vẽ và nhuộm trên lụa tơ tằm.  Chính từ ḷng yêu văn học nghệ thuật tôi t́m cách tôn vinh tột cùng vẻ đẹp của áo dài. 

 

Cánh Hồng Bay Bổng, tranh Vơ Đ́nh

 

Kể từ cùng các bạn lướt gió-o, h́nh ảnh áo dài vẽ và nhuộm trên lụa tơ tằm của tôi đi kèm bài viết rất cập nhật được tung bay khắp năm châu bảy biển. (**   ***)  Phải nói là vô số người gọi là cùng theo gió phất cờ cũng duồng gió bẻ măng, đem xào đi nấu lại cắt đầu xén đuôi thêm mắm muối, mạo muội qua mặt tác giả cái vụt để cũng tung lên lưới lên webs lên mạng với bà con thiên hạ. Có khi đem đăng nguyên con trọn bài không có h́nh ảnh lụa vẽ của tôi đi theo, có khi ngang nhiên cho vào vài h́nh chụp áo dài vẽ của ai khác lạc vào…

 

Chưa hết, v́ yêu áo dài, tôi c̣n bài Thời Trang và Lịch Sử/ Váy hay Quần/ Trái hay Phải,  kêu goi quư bà quư cô hăy trở lại truyền thống chung trên thế giới tự ngàn xưa, là phụ nữ mặc áo cài bên trái, trong khi chỉ các đấng nam nhi mặc áo cài bên phải.  Áo tả nhậm có từ thời xưa, mà bằng chứng tranh dân gian vẽ Hai Bả Trưng và Bà Triêu đều mặc áo cài bên trái, dứt khoát gột bỏ vết tích một ngàn năm bị Tàu đô hộ. ****  Bài này lên lướt gió-o mấy tuần, có người ở những trang web khác chiếu cố mượn ư mượn lời, tự nhiên, như nhiên, thản nhiên  ở đời muôn sự của chung?

 

Tôi bay trong gió, gió mấy mụ o nhọn mồm, cũng thân ái mà cũng ải ải rủa xỉa oai oái!  Nhưng nỗi đam mê văn học nghệ thuật là mẫu số chung để chúng tôi không những hiểu nhau hơn và quư mến nhau hơn, mà c̣n là sợi giây thân ái nối kết bạn văn từ khắp nơi, nói như châm ngôn của Larousse góp lại tự bốn phương, tung ra khắp bốn hướng.

 

 

Hoa Bang, cuối năm Chuột Nhắt

(Chẳng Chuột Cống, không Chuột Chù)

 

 

Chú thích:

*  Thơ ĐàoTiềm thế kỷ IV, nhà nho Lê Đạt Đông Kinh Nghĩa Thục dịch

**  http://www.gio-o.com/TranThiLaiHongAoDai.htm

***  http://www.gio-o.com/TranThiLaiHongSacLua.htm

**** http://www.gio-o.com/TranThiLaiHongThoiTrangVaLichSu.htm

 

 

http://www.gio-o.com/tranthilaihong.html

 

© gio-o.com 2009