THI VŨ

dung nhan Cựu Hoàng


tạp ghi

 

Những ǵ c̣n rớt lại trong trí tưởng là một ngày ảm đạm, không nắng. Mưa bụi lay bay từ hàng mây thấp trên hoàng thành. Tất cả trầm ngâm, im lặng. Tất cả đợi chờ. Êm ái hay xót xa, buồn thương hay hy vọng ? Đợi chờ là trái câm. Không ai rơ vị chín cuối cành kia ngọt đắng ra sao.

Đó là một ngày cuối tháng Tám năm 1945. Cha tôi có lệ đi đâu cũng dẫn tôi theo, để lại trong tôi những hộc nhớ tuổi thơ lẫn lộn chuyện đời nghiêm trọng, bạc bẽo hay kịch hề.

Độc một lần tôi không được theo cha vào biên cố, mà tự ḿnh sà tới chốn mông lung lịch sử : đêm 9 tháng 3 ngày Nhật lật Tây trên toàn cơi Đông dương năm 1945.

Sáng tinh mơ hôm ấy, bà nội gọi cha lên ngay Bến Ngự xem tin tức chú Ấm thế nào. Cha phóc xe đạp ra đi. Một lát sau, chẳng biết tin đến từ đâu, bằng cách nào, cả thành phố Huế xôn xao chuyện Nhật bắt một số người Việt đem giam trong khách sạn Morin bên kia cầu Trường Tiền. Đến lượt mẹ gọi tôi chạy sang Morin xem có cha tôi trong đám người bị bắt. Đi đă lâu chưa thấy ông về.

Chạy băng qua cầu Tràng tiền tôi thấy người Việt tụ tập khá đông, x́ xào bí mật như bầy chim rúc lá trước lúc mặt trời lên. Tôi không chạy thẳng đến khách sạn Morin mà theo một đoàn người vào Ṭa Khâm. Cảnh tượng lạ lùng tuy kích động : xác một ông Tây nằm trên sân cỏ, bụng bị lưỡi lê đâm ḷi ruột đỏ ḷm, ruồi bu đậu từng đàn. Giữa tiêng xầm x́ trao đổi qua về của quần chúng « thằng Mác-bớp bị Nhựt đâm chết », trí tưởng tôi sửng sốt với « thần tượng » Tây da trắng đổ nhào.

Mối sợ Tây chấm dứt.

Bấy lâu sống theo mỹ cảm nô lệ về những h́nh bóng uy quyền của ông Tây bà Đầm, con Tây đẹp, dân Tây sang và thượng đẳng... Bỗng dưng sau một đêm nhiệt đới ngắn ngủi, chiếc gươm dài người Nhật chặt phăng ngọn kỳ đài Pháp hùng cứ phương Đông.

C̣n nhớ mỗi cuối tháng trước đấy, người kéo xe da vàng ốm o, chân không chạy lướt đường Paul Bert qua dăy phố xá lụp xụp. Ông Tây chủ nhà băng béo bự ngồi trên xe, vẻ mặt vừa tự đắc vừa nhân ái vứt những nắm xu ch́ ánh lên mặt đường nhựa. Một bầy trẻ nít cùng người lớn chạy theo giành lượm !

Hôm ấy, trước thây người Pháp ḷi ruột ở Ṭa Khâm, một thoáng nghĩ, nhưng dài tận thiên thu, tôi cảm nhận điều ǵ một đi không trở lại, một thời đại vĩnh viễn cuốn gói chẳng c̣n dịp quay đầu.

Tiếp đấy, tôi chạy ṿng sang khách sạn Morin. Người tụ tập khá đông bên lề đường, chú mục nh́n lên tầng một. Nơi các cửa sổ bỏ ngỏ nhô những mặt người Việt bị Nhật bắt. Họ soi mắt xuống mặt đường kiếm người thân để trấn an. Quân đội Nhật sợ bị đạn lạc nên tập trung tất cả người dân Huế ra đường sớm hôm ấy. Nghe nói ở cứ địa Mang Cá quân Pháp c̣n chống trả. Tôi nhướng chiếc thân nhỏ bé t́m h́nh bóng cha tôi. Ông thoáng hiện nhưng không rơ có thấy tôi chăng giữa đám người đông đặc. Tôi chỉ kịp kêu lên mấy tiêng « Ba ! Ba... » rồi nghẹn cổ khóc ṛng.

Một đêm cuối tháng chín năm ấy, tôi đang ngủ vùi. Cha tôi đánh thức lúc 5 giờ sáng : « Đi ! ». Tôi lẹ làng nhảy xuống chiếc phản gỗ lim chạy theo lon xon. Cùng cha đến một ngơ hẻm có quán cóc cà phê. Nơi ấy loa phát thanh treo cao từ ngày tổng khởi nghĩa, mỗi ngày phát đi tin tức và những lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Đặc biệt sáng ấy loa phát rất sớm. Trong làn sương cuối đêm se tái, mặt trời chưa rạng hẳn, c̣n bần thần ngái ngủ nhưng tôi nghe giọng nói xa xôi, bi thống, phát lại từ đài Nam bộ : « Đồng bào ! đồng bào... Thực dân Pháp đổ bộ tái chiếm miền Nam, toàn dân đang nổi dậy... Nam bộ kháng chiến... ». Bốn chữ Nam bộ kháng chiên thần kỳ nổi trống trong tim. Và hai chữ gọi kêu « đồng bào » lúc ấy sao ư nghĩa, đầy trọng lượng và thân t́nh quá đỗi. Sáng ấy là ngày 23.9.45.

Nhưng hăy trở lại một tháng trước đó. Một ngày cuối tháng Tám ở Ngọ Môn cung thành Huế.

Tôi không giữ lại không gian sôi động biểu dương đầy nghẹt người như sau này đọc trên sách báo. Tôi chỉ nhớ một không khí trầm ngâm, căng thẳng pha lẫn lo âu dưới bầu trời ch́ bệch lất phất mưa. Người ta chờ lệnh vua tuyên chiếu, người ta lo âu bàn tán một cuộc nổi dậy, một cuộc nội chiến ?

Một ngh́n ? hai ngh́n ? ba ngh́n người ? chờ trông trên sân cỏ dài hút trước Ngọ Môn chắn bởi hai dăy nhà có chín khẩu thần công.

Lần đầu tiên tôi thấy vua Bảo Đại. Ông mặc áo hoàng bào, đầu chít khăn vàng, bước ra đứng cao trên hoàng thành nh́n về phía cột cờ phất bay lá đại kỳ quẻ ly. Tiếng ông chậm răi đọc chiếu thoái vị. Bên mặt ông, mấy người mặc âu phục trắng thắt cà vạt đen, bên tay trái một số vị trong hoàng tộc và phụ thần. Đọc xong ông trao ấn kiếm cho người mặc âu phục nhỏ thó. Sau này tôi mới biết người ấy là ông Trần Huy Liệu, đại diện Việt Minh và chính quyền lâm thời ở Hà Nội gửi vào.

Chốc chốc dân chúng hô vang đôi khẩu hiệu hay vỗ tay thưa thớt. Dường như âm thanh hôm ấy bao bọc lớp màn nhung. Chả hiểu màn nhung che khuất ḷng hay màn nhung quấn quanh ngoại cảnh. Theo năm tháng, cuốn phim trí nhớ mờ dần nét sắt nhưng ǵn nguyên ấn tượng.

Tuy sùng sục những ảnh h́nh tầm vông, chân đất dứng lên, những phấn khởi tràn bờ một mùa Thu thơm hương cách mạng, những âm vang tên tuổi Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Ái Quốc... Trong tôi, nơi đáy hồn thơ dại, thoáng lên mối buồn thương man mác hắt ngược vào từ ḷng quần chúng.

Phải thế chăng ?

Vời vợi một câu nói chân t́nh và mới lạ : Trẫm đặt ngai vàng lên bàn thờ Tổ quốc... Thà làm dân một nước độc lập c̣n hơn làm vua một nước nô lệ !

Chữ Trẫm ngày đó dội vang niềm thương quư như chữ Đồng bào thắm thiết. Lạ chưa, h́nh ảnh cao quư một v́ vua bỗng huy hoàng ngày ông thoái vị.

Đó là lần thứ nhất tôi thấy dung nhan Cựu Hoàng.

 

Hồi nhỏ biết bao lần bọn học sinh chúng tôi dứng chờ dưới nắng chang chang đón Ngài Ngự xuống sân bay Phú Bài về cung. Thầy học dặn đi dặn lại, khi xe Ngài Ngự lướt tới, tất cả đồng quỳ xuống, đầu không được ngẩng lên. Vua xa và cao ngoài tầm với của mắt. Xa hơn trời thẳm, cao hơn sao Khuê. Mơ ước thấy vua tàn theo giấc mộng trạng nguyên mất hút giữa thời Tây phương đô hộ.

Chục năm sau, tôi bị bắt v́ tham gia kháng chiến như mọi người dân yêu nước. Một người bạn học của cha tôi đă kịp thời can thiệp cứu tôi thoát cảnh chết bắn với năm người tù khác. Ông chính là tướng Nguyễn Ngọc Lễ. Sau ngày tôi ra tù, ông sợ c̣n lôi thôi với đủ thứ ban sở An ninh, Liêm phóng, Pḥng nh́... nên đưa tôi về sống trong gia đ́nh ông hai tháng ṛng trước khi tôi phải rời thành phố Huế. Lúc ấy bản doanh tướng Lễ đóng trong Đại nội c̣n gọi là Tử cấm thành. Nhà ở gần điện Kiến Trung. Từ cửa Hiển Nhơn đi vào, rẽ phía mặt. Căn biệt thự kiến trúc Tây phương này trước kia dành cho khâm sứ Jean Charles cư ngụ, người Pháp dạy dỗ ông Bảo Đại thời c̣n hoàng tử. Trong vườn có bụi chuối lạ kỳ, trái ăn thơm mùi táo tây.

Đây là khoảng thời thơ mộng nhất của t́nh người giữa chiến tranh ác liệt mà Bác và D́ Lễ nuôi nấng tâm hồn tôi. Hai người chưa hề thống trách hay nói với tôi lời ǵ về chính kiến. Phần tôi cứ giữ nguyên trong đầu chí nguyện đấu tranh theo lối ḿnh. Hết đọc sách đến tha thẩn dưới các rặng cây sầm uất hoặc qua dăy điện các đ́u hiu nơi Tử cấm thành. Có khi đứng nh́n những triều đại thịnh nộ hay tưng bừng chớp nhoáng, gầm rung rồi lặng lẽ nhập vào đoàn quân ma vỡ bóng trên chiếc ngai vàng trơ trọi nơi chiếc bệ ba tầng ở Thái Ḥa Điện âm u.

Một buổi trưa tôi nằm đọc bộ kinh Kim Cang nơi căn biệt thự ấy. Bỗng nghe tiếng nói oang oang vơ tướng của Bác Nguyễn Ngọc Lễ bên ngoài. Vụt nh́n qua cửa sổ nắng gắt, tôi ngạc nhiên thấy sừng sững trên đống gạch hoang tàn ở đại nội, ông Bảo Đại đeo kính đen, mặc com-lê trắng, đầu chải láng đứng trầm ngâm. Giai đoạn ấy biên cố « Hoàng đế hồi loan » rộn rịp thành phố Huế và xôn xao khắp nước.

Đó là lần thứ hai tôi thấy dung nhan Cựu Hoàng.

 

H́nh ảnh mặc áo hoàng bào chậm răi nói câu nói lịch sử « Trẫm thà làm dân một nước độc lập c̣n hơn làm vua một nước nô lệ » vang động măi trong tôi ; tháp tùng vào kho tàng lịch sử với Lê Lợi khởi nghĩa ; Lê Lai liều ḿnh cứu chúa, những vở kịch chúng tôi dàn dựng ở học đường thời ấy. Dù năm tháng theo ḍng tuyên truyền kháng chiến của Việt Minh làm phai lạt biểu tượng vua đă một lần duy nhất biết nhớ nước thương dân. Thời ấy đài kháng chiến Nam bộ ra rả hàng tháng ṛng câu ca dao vu hăm :

« Bảo Đại là cháu Gia Long

« Là con Khải Định là ḍng Việt gian »

để chống lại « giải pháp Bảo Đại » của Pháp.

H́nh bóng xa dọi trên hoàng cung một ngày Ngọ Môn thoái vị, nay trắng tinh âu phục dưới nắng nôi đại nội gạch đổ tiêu điều. Lịch sử gom lại những nỗi éo le.

Từ đó ông Bảo Đại đi xa miết. Hết Hoàng triều cương thổ trên Tây nguyên, đến thị trấn biển Cannes. Ông bỏ lại những b́nh nguyên, châu thổ trong ṿng lửa đạn. Tôi quên hoàng đế Bảo Đại, quên câu nói kỳ khôi một thuở, dấn đời vào cuộc sống loạn ly. Những bước chân non bấu trên lối bùn chạy giặc, Sịa, Mỹ Xá, Vân Dương, Kim Phụng... Có lần mẹ tôi mặt tái xanh, đẩy tôi và em Nhơn xuống hầm tránh bom trong nhà. Mẹ run bần bật lạy Đức Quan Âm rồi Quan Thánh Đế quân. Tôi nh́n đường nắng nghiêng qua song cửa phên tre thấy bóng những người lính Pháp, tay gờm súng, ngực đeo lựu đạn lủng lẳng. Một tên lính bật máy quẹt lửa châm vào mái tranh. Người thanh niên bị t́nh nghi, tay trói khuỷu cánh gà bước đi sau những lần báng súng thốc vào lưng. Lửa lách tách, phầng phật theo sự run sợ của mẹ, nhuốm vàng tṛng mắt ngạc nhiên của chúng tôi. Các h́nh ảnh ấy làm tôi phẫn nộ, quên mất ông vua thời thoái vị.

Cuối thập niên 80, ông Lưu Đức Trung thuộc cánh Quốc dân đảng ở Quảng Châu cuối thập niên 40, qua Paris đến ṭa soạn Quê Mẹ ở Gennevilliers gặp tôi hàn huyên mười hai lần. Ngày xưa là phú gia, ông từng nuôi ông Bảo Đại ở Hồng Kông. Trước t́nh thế mới, ông muốn “buôn vua” một lần nữa và bàn với tôi “đánh bóng” lá bài Bảo Đại. Tôi nói với ông là Ngài ngự bỏ dân đă lâu, đất nước như thế, người vượt biển như thế, chẳng thấy ngài lên tiếng, thật khó để dấy lên cái ǵ trong lúc này. Một hôm ông Trung cầm điện thoại gọi ông Bảo Đại, nói là đang bàn chuyện với Vơ Văn Ái, v.v… Tôi chỉ thoáng nghe tiếng ông Bảo Đạo hỏi ông Trung qua máy nói : Ông Ái con ai… ?

 

Thế rồi Paris một tháng đầu năm 1990.

Ỷ Lan chở tôi đến điểm hẹn. Xe chạy quanh công trường Étoile nơi dựng Khải Hoàn Môn, rẽ xuống đại lộ Marceau về cầu Alma. Gần khúc cuối dại lộ, đường tắt nghẽn. Hàng dăy xe hơi lăn rù từng tấc bánh. Nỗi bực bội thành phố gây ra cơn bệnh nóng nảy mỗi lần nghẽn xe hay trễ hẹn. Chúng tôi lẩm bẩm... lại tai nạn xe cộ hay biểu t́nh ǵ đây.

Chẳng mấy chốc một đoàn người ở chân cầu Alma từ từ tiến lên nhà thờ St Pierre de Chaillot. Các tín hữu công giáo Pháp đi đoạn đường thánh giá nhân lễ Phục sinh. Hí trường chúng tôi lúc ấy là ngồi nh́n tách bạch từng mặt người ngoan đạo bước theo dấu nguyện phúc. Tôi chợt thấy dáng một người Việt đă già, không cao lớn nhưng mập. Mặt nh́n như một Việt kiều vong quốc.

Ở Pháp, chúng tôi phân biệt du học sinh mới từ Việt Nam qua, mặt mày phơi phới, rám nắng tuy non choẹt, với giới người cư ngụ lâu năm gọi là Việt kiều. Đa số là lớp lính thợ đến Pháp từ thế chiến thứ nhất và thế chiến thứ hai hay những thương nhân giàu có đi lánh nạn binh đao. Khuôn mặt Việt kiều rất khu biệt với màu da ch́ bệch thiếu nắng, pha lẫn giữa quê kệch chất phác với tha thiết tự hào, giữa tàn phai và hiu hắt. Một bộ lạc ngái ngủ, thoái trào, tàn tạ, như cành khô trên đồng tuyết. Những chiếc bóng sắp biệt tăm giờ chạng vạng.

Người Việt kiều cặp tay một bà đầm lâm râm đọc kinh trên đường thánh giá làm tôi chú ư. Tôi thấy ông quen quá, chẳng biết gặp ông trong dịp nào. Nhưng phút trầm ngâm không lâu. Tôi giật bắn người thét lớn : « Ông Bảo Đại ! ». Ỷ Lan vội hỏi : « Đâu ? đâu ? ». Chiếc xe hơi trườn tới, tôi ngoái đầu nh́n tấm lưng người đàn ông lặng lẽ cặp tay người phụ nữ Âu đang lần chuỗi hạt đọc kinh Chúa giữa phố xá Paris ơ thờ.

Ḷng tôi thắt lại, đụng hờ một lời nói vô âm : Ôi Cựu Hoàng ! Sao Ngài chẳng bảo trọng tấm thân cho Nước ?

Đó là lần thứ ba và cũng là lần cuối tôi thấy dung nhan Cựu Hoàng. Ông vừa từ trần tại Paris hôm 31 tháng 7 năm nay, 1997.

Năm mươi hai năm sau ngày thoái vị lần thứ nhất.

Vua chết th́ gọi băng hà. Ngă xuống và rời xa. Như một v́ sao băng mất giữa trời đêm mông muội. Để lại nỗi trơ trọi trong ḷng dân thời trung đại.

Nhưng ngày nay ?

Hằng đêm trên bầu trời nhiệt đới, sao vẫn sáng từng chấm long lanh, chấp chới, như những thể thái minh quân. Thế nhưng trên khoảng đường dài khổ lụy của đất nước vừa qua, vua và vua Bảo Đại cứ liên tục thoái vị trong tâm tưởng dân đen. Tin ông qua đời biết có ai đón nhận như một cánh sao băng, cắt rách vạt đêm buồn ứa tối. Hay chỉ là nỗi ngậm ngùi nguội lạnh, không cho ông, mà cho chính thân phận trôi nổi mỗi người ?

 

THI VŨ

 

http://www.gio-o.com/ThiVu.html

 

© gio-o.com 2012