số đặc biệt Tết Rồng Vàng 2012
photo: Lệ-Liễu
lê thị huệ
là chữ của tôi
cầm chữ đến giữa đời
tản mạn
"If the word integration means anything,
this is what it means: that we,
with love, shall force our brothers
to see themselves as they are,
to cease
fleeing from reality and begin to change it."
James Baldwin
Tháng mười . Một khỏang trời vàng lơ lượn qua hiên nhà tôi. Nắng nhẹ phơn phớt lá ngả màu nâu. Những chú sóc trong vườn tôi lượn nhót trên thành gỗ rào, leo lên cây fig, lụm những quả fig chín mới nhất, ngoạm xanh mỏ như những cầu thủ ôm banh chiến thắng. Hai con chim đuôi hạc xanh ghé lại t́m hạt thu tâm của hoa Cali bướm gió thổi rụng tràn vườn. Tôi ngồi đong đưa với cái laptop, ly cà phê Peets thơm say. Nghĩ về điều đang đi qua với cảnh vật khu đồi thanh b́nh nằm cong lưng trên những mái nhà xanh nâu ng̣ai cửa sổ...
Tôi gơ chúng chữ lên bàn phím ….
Tôi lớn lên với những câu ca dao từ mẹ người Hà Tịnh ủ vào đầu tôi mỗi sáng và mỗi tối. Bằng những câu Hát Dặm, những câu thơ chữ Nôm cha tôi sáng tác và đọc cho nghe trong những đêm đông lạnh lẽo tôi rúc vào cái áo dạ ấm áp của ông và lâng lâng đi vào giấc ngủ khi nghe giọng Hà Tịnh ngâm nga …
Gia đ́nh tôi gốc Hà Tịnh, Bắc Trung Việt. Cha mẹ tôi trốn Communists di cư vào Nam năm 1954. Những năm tiểu học tôi học tại trường tiểu học Nguyễn Công Trứ, tên một ông quan-thơ nổi tiếng cũng gốc Hà Tịnh với tôi, ở Khu Sáu thuộc thành phố Qui Nhơn. Tôi học với các cô thầy người Huế, Bắc, và B́nh Định trong một ngôi trường nhiều thành phần học tṛ Bắc, Huế, B́nh Định, và dăm bảy học tṛ gốc Hà Tịnh, Quảng B́nh từ một xóm di cư ở Ḥa Ninh Khu Hai của chúng tôi. Ngôi trường tiểu học bé nhỏ nằm ven thị xă Biển Nhớ bài hát, nơi tôi gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong những giờ ông cùng các bạn trường Sư Phạm Qui Nhơn gần đó, đến dạy thực tập. Suốt những năm tiểu học, tôi nhớ là tôi phải phấn đấu với chiến dịch tẩy chay dân Bắc Kỳ của các bạn Trung Kỳ. Các bạn nhỏ bắn ná giây thun vào người tôi, Kẻ Bắc Kỳ Xa Lạ, và tri hô lên: “Bắc Kỳ C̣i ăn mắm ṃi ỉa không ra” . Tôi thầm phản đối: tôi đâu phải người Bắc Kỳ. Khi có bạn B́nh Định nào đến nhà tôi chơi, bạn ấy thường nói: Ủa sao mày nói cái thứ tiếng ǵ với ba má mày mà tao hỏng hỉu”. Trong lớp có một môn mà tôi rất hănh diện là ḿnh giỏi hơn các bạn B́nh Định, là môn Chính Tả. Tôi luôn luôn viết đúng chính tả nhất lớp. Cuối bài chính tả cô giáo cho “tóm tắt đại ư” và đặt thêm câu, tôi cũng thường là đứa pơ phếc luôn. Tôi thường được điểm môn Chính Tả 10/10 hoặc 9.5/10.
Lớn lên sâu đậm bởi chừng ấy vốn liếng. Khi đụng phải các thứ tiếng khác, tôi siêu nhạy.
Cảm giác nổi loạn đầu tiên của tôi là năm tôi lên lớp 7, tôi được gửi vào học một trường nữ nội trú Công Giáo . Trường Saint Paul trên băi biển Mỹ Khê Đà Nẵng. Vừa vào buổi ăn sáng đầu tiên, chúng tôi gần 100 nữ sinh nội trú trường ḍng bị đứng dậy chào một nữ tu Việt Nam bằng tiếng Pháp: Bon Jour Ma Mère. Tối đứng ngẩn người: Tại sao bà ta Việt Nam mà phải chào bả bằng tiếng Pháp vậy!
Tôi rời bỏ đạo Công Giáo năm 18 tuổi khi khám phá ra tính chất thực dân của đạo này đă xâm nhập vào đời tôi. Tôi le te đi theo các cuộc biểu t́nh chống Mỹ thời GI có mặt ở Việt Nam. Cảm giác nổi sùng đáng nhớ kế tiếp là lúc lên học Viện Đại Học Đà Lạt, tôi theo bạn vào chơi khu nội trú B́nh Minh. Khu nội trú nữ, tôi vào một căn pḥng có khoảng 7, 8 cái giường kê cho các chị sinh viên trọ học xa nhà. Mỗi chị có một cái giường và một đầu giường làm giang sơn. Bạn tôi dẫn tôi vào thăm một chị. Tôi phẫn nộ khi thấy các bạn treo toàn ảnh của Sylvia Vartan hay các mô đen cắt từ Salut les copains trên tường nữ đại học xá B́nh Minh Kiêm Ái đại học Đà Lạt. Tôi tự nhăn mày suy tư: Cái chị này vọng ngoại hết biết. Sao chỉ tôn sùng cái bọn Tây quá vậy . Những năm học đại học ở Đà Lạt, tôi hay phẫn nộ và luôn luôn ôm trong ḷng mối hận là tại sao thế giới này bị dominated bởi các giá trị và các hệ thống Tây Phương quá.
Cuộc tranh chấp trong tôi từ đó ngấm ngầm nối cơn. Chỉ v́ tôi nhạy cảm với việc ngôn ngữ của tôi bị đè bẹp bởi ngôn ngữ người khác. Gia đ́nh tôi có một cục chướng di truyền. Người trong gia đ́nh xử dụng tiếng Hà Tịnh. Thầy mẹ tôi và chúng tôi nói tiếng Hà Tịnh với nhau. Có lẽ v́ vậy nên sự ǵn giữ tiếng nói ḿnh trở thành một điều nhắc nhở thường trực với cá nhân tôi. Cho đến giờ này, mấy chị em trên dưới 50, 60 tuổi đời, vẫn xử dụng tiếng Hà Tịnh một cách tự nhiên với nhau.
Tôi có giọng riêng của ḿnh đến
làm nhiều người dễ nhớ. Những năm tôi
học ở Đại Học Việt Văn Văn Khoa
Đà Lạt, giáo sư Phạm Văn Diêu cháu ông Phạm
Văn Đồng thường chỉ tay qua tôi và lay: cái
chị người Hà Tĩnh kia. Các bạn bảo
chỉ có một ḿnh Lê Thị Huệ mới dám chọc
thầy Phạm Văn Diêu. Bốn năm học văn
chương Việt Nam ở đại học Đà
Lạt tôi là học tṛ cưng của hai ông hai cá tính là giáo
sư Phạm Văn Diêu và giáo sư Vũ Khắc Khoan. Ông
Vũ Khắc Khoan cho thi cuối khóa với kiểu open
book, các anh chị cứ mang nguyên quyển Cung Oán Ngâm Khúc
vào tha hồ mà chép. Nếu tôi làm được, tôi cho các
anh chị uống cà phê trong giảng đường mà
viết bài. Rất tiếc tôi không làm được
điều này. C̣n ông Phạm Văn Diêu th́ nằng
nặc: Các anh chị là dân văn chương chữ
nghĩa mà không thuộc truyện Kiều th́ nên đi qua
trường Chính Trị Kinh Doanh mà học. Học
thuộc cho tôi mấy ngh́n câu Đoạn Trường Tân
Thanh đi. Vào làm bài thi của tôi mà trích dưới 50 câu
thơ của Nguyễn Du là tôi đánh rớt. Tôi
được hai ông Mặt Trời và Mặt Trăng
trường Việt Văn Văn Khoa Đà Lạt yêu quư,
nhưng tôi lại bị ông ở giữa không yêu thích, là
giáo sư Lê Hữu Mục dạy Hồn
Bướm Mơ Tiên. Tôi nói với các bạn, course ông
Mục không hợp ư tao, tao sẽ vào viết một bài b́nh
hay hơn ổng cho ổng biết. Kết quả năm
đó tôi được 2/20 của bài thi phê b́nh tác phẩm
Hồn Bướm Mơ Tiên của nhà văn Khái Hưng.
May mà thuở ấy Viện Đại Học Đà
Lạt cho thi lại kỳ hai. Tôi lên lại Đà Lạt
trước khi thi lại, tôi mượn course chép bài
của Lưu Thị Minh, học thuộc bài, đi thi chép
lại y chang bài của thầy, tôi được
điểm 18/20 kỳ hai.
Tôi sống qua hai nước. Nước Việt Nam và nước Mỹ. Tôi sống lâu năm ở San Jose, California hơn ở tôi sống ở tất cả các tỉnh trên Việt Nam. Tôi quan sát và thấy người Mỹ để ư đến cục Ego của ḿnh mạnh khủng luôn. Ví dụ các rạp ci nê ở Mỹ toàn chiếu phim do người Mỹ sản xuất. Báo Mỹ phần lớn loan bàn tin địa phương tin nước Mỹ mà rất ít để ư chuyện các người và việc các nước, trừ khi người và việc các nước đụng đến quyền lợi của Mỹ. Các bạn Mỹ chỉ đọc sách của các tác giả Mỹ. Bọn con nít Mỹ chỉ biết các danh ca nước Mỹ. Không bao giờ cần biết danh ca Pháp, Hàn, hay Tàu. Tôn chỉ của các bạn Mỹ là “Mind your own business”. Chuyện của ai người đó lo. “It’s none of your business”, Không phải là chuyện của you. (th́ im đi!)”
Một trong những trận chiến của người Mỹ, những người tôn vinh Individualism là Chính Quyền không nên kiểm sóat sự Tự Do Cá Nhân, thường được gọi là "Less Government Control". Nhà Nước nên để người dân tự do hút x́ ke, tự do mua súng, tự do cho con nít ăn Fast Food Mc Donald vv.... Thọat nh́n th́ thấy cho giữ súng là một chuyện toa rập với khủng bố. Làm sao có thể tin được mấy tên điên khùng xách súng bắn pằng pằng chết cả lũ như biến cố sân trường Columbine ở Colorado tháng 4 năm 1999. Nhưng nghĩ kỹ th́ câu chuyện Cá Nhân Chủ Nghĩa Tôn Vinh Sự Tự Do Của Con Người trong câu chuyện có quyền giữ súng ở Mỹ là một câu chuyện lớn. Những cá nhân đại gia đầy quyền lực của Mỹ nghĩ là ḿnh có uy quyền bằng tổng thổng của một quốc gia, bằng lănh tụ của một tôn giáo, đứng đằng sau các vụ được tự do cá nhân giữ súng, luôn bảo vệ quyền lực giữ súng này. Và họ xem đấy như một sự tự do cá nhân. Họ sẽ t́m cách mua chuộc chủ quyền này với bất cứ giá nào. Khi nghĩ như thế, tôi mới thấy quyền lực cá nhân trong Chủ Nghĩa Individualism là một giá trị đáng bàn tới. Và khi đó tôi thấy quyền giữ súng của cá nhân thách thức ngang hàng với quyền của quốc hội Hoa Kỳ, là một diễn tiến văn minh thú vị của loài người làm cho tôi muốn theo dơi sự cạnh cựa giữa Quyền Lực Của Cá Nhân đấu đá với Quyền Lực Của Một Hệ Thống Tha Nhân, mà ở đây là Quốc Hội và Nhà Nước Mỹ.
Nước Mỹ đế quốc xâm lăng nước Việt Nam, tôi vẫn gh́m trong ḷng. Dù người Mỹ c̣n có chính sách cứu một nhúm dân tị nạn Cọng Sản 1975. Những người Việt Nam sang Mỹ nay có những người thành công trong nhiều lĩnh vực. Người Việt vẫn c̣n phải tranh đấu để giữ ḿnh. Nhưng ít ra tôi biết có những người bạn Trắng Đen Nâu Vàng cùng tôi tranh đấu cho lư tưởng Diversity của nước Mỹ. Nghĩa là ai là người cái giống ǵ th́ được quyền và được khuyến khích giữ ǵn cá tính và tiếng nói của ḿnh. Nghĩa là chúng tôi Trắng Đen Nâu Vàng luôn luôn lên tiếng và tranh đấu để sự có mặt của chúng tôi được b́nh đẳng và đồng đều trong sự phân chia Tiền Bạc, Lá Phiếu, Giáo Dục, Quyền Lực, vv…vv… ở khắp mọi nơi trên nước Mỹ này. Tôi biết tôi được hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ. Tôi biết tôi có thể viết, nói , và sống theo ư tôi v́ according to the First Amendment of the US Constitution, I have the right to use whatever language … nên ít ra tại trường tôi, chúng tôi tổ chức được 4 lớp tiếng Việt, và 2 lớp Văn Hóa Việt. Sinh viên ghi danh học đông không thể tả. Chúng tôi những người Việt xử dụng tiếng Việt tranh đấu để ǵn giữ bản sắc ḿnh. Thế nên Phở mới trở thành một món ăn quen thuộc khắp toàn thế giới kể từ sau năm 1975. Thế nên các web site tiếng Việt mới viết bằng tiếng Việt. Chứ nếu mà ai cũng hăm hở assimilate với tiếng Anh, tiếng Tàu, tiếng Pháp, tiếng ǵ ǵ đó... Th́ làm ǵ c̣n tiếng Việt mà khua môi gơ chữ. Th́ mai mốt mất luôn tiếng Việt. Mất luôn căn cước Việt dù ở đâu.
Người Mỹ hành xử 2 tiêu chuẩn nghịch ngược, đạo đức giả trong chính sách ngoại giao, c̣n đối nội th́ lại hô hào và bảo vệ điều ǵ các cá nhân và phe nhóm người Mỹ đề ra. Chẳng hạn nuớc Mỹ nhân danh bảo vệ ư thức hệ Dân Chủ để đi xâm lăng đánh tan tành các nước Iran, A Phú Hăn trong những thập niên cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Dù nhân danh ǵ đi nữa, người Mỹ không đạo đức ǵ khi mang quân sang nước người khác úynh nhau giết chết bao nhiêu dân xứ người ta . C̣n ở tại nước Mỹ, các chính phủ hai Đảng lại v́ triết lư Individualism của dân Mỹ, chuyện ǵ của cá nhân nào th́ kệ thây bà cá nhân đó. Ai mà kỳ thị là bị kiện ngay v́ dám xâm phạm đến đời tư của người ta. Dân Mỹ đồng tính hay không th́ đó là chuyện tự do cá nhân của người ta và Đảng Dân Chủ th́ ra sức bảo vệ dân đồng tính để chứng tỏ Đảng Dân Chủ bảo vệ tất cả mọi tiếng nói của tất cả mọi nhóm phái trên nước Mỹ. Dân Mỹ đại tư bản Đảng Cộng Ḥa th́ nhất định không cho nhà nước Mỹ mở nhà thương chăm sóc y tế cho người dân đấy là quyền lợi của bọn tư bản . Kệ chúng nó. Mặc cho bọn không tiền không đi bác sĩ nổi v́ tiền nhà thương cao th́ cũng mặc kệ luôn.
Tôi vào mạng, gia nhập một tụm tiếng Anh của Những Người Đọc Sách tôi hay chót chét trong những cuộc đấu láo trong bookclub và về các đề tài chính trị hơn. Tháng Mười, khi nghe tin Tomas Tranströmer được giải Nobel, tôi hỏi trong Câu Lạc Bộ Đọc Sách có ai quan tâm đến những tác phẩm và tác giả được giải Nobel Văn Chương không. Chỉ có một người trả lời, xin lỗi hơi lấy làm xấu hổ là ít để ư đến sách của mấy người này lắm. C̣n lại th́ phớt lờ câu hỏi của tôi.
Điều này làm tôi nhớ nhiều lần tôi hỏi các
bạn đồng nghiệp Trắng, Đen, Nâu các tác
phẩm của Pearl Sydenstricker Buck không
được dạy trong các sách giáo khoa của
trường học Mỹ. Câu trả lời bao biện
đủ lư do. Sau này tôi rành sáu câu vọng cổ về tâm
hồn nước Mỹ hơn. Tôi biết tại sao sách
của William Faulkner lại được học nhiều
hơn sách của Pearl Buck
Trên trang báo New York Times, một tờ báo uy tín hàng đầu ở Mỹ, ngày 31.12.2011 đăng một bài mô tả cảnh những người Hmong , người Mèo, sang Mỹ, nay muốn viết những ǵ về ḿnh, để duy tŕ văn hóa Mèo trên đất Mỹ. Họ viết tiếng Anh v́ họ không có chữ viết của người Mèo. Đọc bài báo này tôi biết cái máu thích hô hào giữ ǵn bản sắc ḿnh, của bọn trí thức Mỹ mới đẩy đưa New York Times cho đi những bài báo như thế này.
Là một người lăn lộn trong ngành Psychology, tôi
hơi bị méo mó khi chuyên môn đi ṃ đoán linh hồn
kẻ khác. Tôi quan tâm đến kẻ khác nhiều hơn
chính tôi ư ?. Hằng ngày tôi vẫn nhắc nhở sinh
viên khi họ vào nhờ tôi hướng nghiệp,
hướng học, hướng đời họ: You have
to take care of yourself first. Đấy là v́ công việc cứu
rỗi những linh hồn đang liêu xiêu sắp drop out hay
đang uống thuốc an thần hạng đông đô. Nhưng tôi tin là
khi tôi nhắc nhủ tha nhân hăy yêu ḿnh và tự lo cho ḿnh trước.
Th́ tôi biết tôi cũng đang tự nhắc nhủ
với chính tôi. Định mệnh tôi là đầu tàu kéo
theo các toa xe lửa khác. Nên tôi cần phải khỏe
mạnh để lan tỏa sức mạnh đến
những tha nhân bên nhau. Hơi ấm của tôi lan truyền
sẽ làm cho cây cỏ khỏe mạnh, huống chi
người. Nếu như cái đương sự ấy
chỉ cần khỏe mạnh để khỏi làm
phiền tha nhân, th́ cũng đủ để tận
hưởng và bớt đau khổ đời sống
của hắn rồi. Chưa cần đến nội
lực lan tỏa cho tha nhân. Tôi nhận tôi sống méo v́
mấy cái mảnh bằng đại học kiếm
sống này.
V́ ở trong một ống méo như thế, tôi
thường quan sát người chung quanh nhiều hơn.
Nhạy cảm với những ǵ liên hệ giữa cá nhân
và tha nhân hơn, có lẽ là đúng hơn. Trong khi
điều động các bạn về một Project có nên
tiếp tục áp dụng chương tŕnh hạn chế
làm Placement Test trên các sinh viên rớt nhiều lớp hay
không. Chúng tôi nhóm 6 người căi qua căi lại nhiều quá,
tôi đề nghị các đồng nghiệp mỗi
người nghiên cứu một đại học bạn
trong vùng, xem thử họ áp dụng như thế nào,
rồi về tường tŕnh vào buổi họp giáo sư
tiếp. Vừa nói ư kiến ấy ra tôi đă bị vài
đồng nghiệp Mỹ chặn họng, tại sao
chúng ta phải care đến các trường khác. Họ có
thành phần sinh viên khác trường ta mà. Mục tiêu
của họ có thể khác mục tiêu của chúng ta mà.
Đi Paris chơi để thấy nước Pháp sang Việt Nam 100 năm thế nhưng t́m dấu vết Việt Nam được chưng bày, được kính trọng ở Paris th́ thật là thê thảm và không thấy đâu. Chỉ có cái khu chợ Tàu ở Quận 13 lác đác vài tiệm Việt Nam nghèo khổ. Người Pháp đối xử với người Việt Nam tệ đến thế th́ giờ 100 ông Jean Paul Sartre tôi cũng chả thèm thờ ổng làm ǵ. Tôi cảm thấy vết thương ḷng của tôi bị chọc ngóay khi đi Paris chơi. Lư do là tôi thấy dấu vết của Pháp ở Việt Nam th́ nhiều mà dấu vết của Việt Nam ở Pháp th́ nothing ! Chúng coi thường dân An Nam thế th́ sao ta phải học thuộc ḷng tên các nhà văn và tên các tác phẩm xứ nẫu chớ.
Sự hiểu biết về các giai
cấp cai trị của Tây Phương cho tôi hiểu là
cuộc đời này, giai cấp cai trị thảy vào
con mồi nào, là bầy sói dân chúng ngu dốt chụp
giựt thờ lạy theo. Băng đảng Nobel thảy
cục văn chương nào là thế giới vồ
vập ngợi khen âu yếm rối rít và tin chân lư cuộc đời
nằm ở đấy. Tôi không nói hội đồng Nobel
trao giải sai người. Tôi chỉ phê phán đám đông
nhân loại sao dễ bảo và dễ tin. Những ǵ ông Camus
viết chắc ǵ đă thích hợp cho một tâm hồn Á
Châu mất hướng, chắc ǵ đă thích hợp cho
một người Phi Châu khác động lực. Thế
nhưng có những ông bà trí thức thờ phượng
bất cứ cái giống ǵ của người Da Trắng
tung ra, thế là họ theo đấy không cần đặt
câu suy tư
Tôi nh́n qua thành phần trí thức và giàu sang Á Châu, họ
lại thích ngưỡng vọng những người khác thành
công hơn họ, và họ thích đứng theo phía kẻ
mạnh. Giới trí thức Việt Nam kết bè để
khoe ḿnh biết ông Jean Paul Sartre hay bà Margaret Wood, để
khoe ḿnh biết rơ những người nổi tiếng của
các nhóm mạnh mẽ khác.
Nhiều khi họ đọc, học, và hiểu Tây
Phương hơn họ hiểu chính họ.
Hội chứng White Worship thật là nan y trong các
cộng đồng Non- White, mà dân Việt Nam cũng
chỉ phản ảnh t́nh trạng tha hóa này như
nhiều giống dân khác trên thế giới. Tôi đọc
và gặp nhiều người trí thức Việt Nam mà bạn
Mỹ tôi gọi là Banana. Da vàng ruột trắng. Tâm
hồn họ tràn ngập sự sùng bái gia tài tinh thần
Tây Phương.
Trận chiến của người Việt Nam là
để cho tha nhân kiểm soát ḿnh nhiều quá.
Người Việt Nam đi xin nhà nuớc tất cả
các thứ từ xin việc cho đến xin đất
ở. Người Việt Nam tin tha nhân và nghĩ tha nhân
phải có bổn phận và nghĩa vụ giữa
người với người. Đấy là lư do Miền
Nam thua trận chiến 1975 và đổ lỗi Mỹ là tha
nhân Đồng Minh Phản Bội. (Trong khi người
Mỹ th́ thấy OK. Đánh không thắng th́ họ bỏ,
không thèm đánh. Không có quyền lợi th́ họ bỏ
đi, chả thấy "tội lỗi" ǵ trong
việc bỏ Miền Nam cả). Tôi sống lâu năm
ở Mỹ tôi có thể thấy rơ tỏng ṭng tong cái
văn hóa “miễn t́nh cảm trong công việc” của
họ. Người Mỹ thấy đúng quyền lợi,
đúng công việc th́ họ làm ,và không thấy sứt
mẻ bổn phận và t́nh cảm ǵ với người
bạn, người đồng nghiệp đă sống
chết với họ mấy chục năm. Thế
nhưng người Châu Á như người Việt Nam
lại có văn hóa là “t́nh đồng đội”, “t́nh
đồng chí”, “t́nh thầy tṛ”, là điều ǵ cao quư
cần trung thành.
Trong khi nghiên cứu cho con nạp đơn đi đại học, tôi khám phá ra giới trí thứ Mỹ dẫn con đi xem trường để cho con kiếm ra một trường hợp (fit) với con. Họ xem con là chủ thể. Trường học để phục vụ cá nhân con. Trường hợp với con, con thích, phát huy được năng khiếu và cá tính của con mới là quan trọng. Danh tiếng không quan trọng bằng. Trong khi đó phần lớn cha mẹ Á Châu lại chú ư đến trường "nổi tiếng". Nổi tiếng là nhào vô cho chắc ăn. Nổi tiếng đồng nghĩa là tha nhân hay bàn đến cái tên trường ấy. Dĩ nhiên nổi tiếng và thích hợp, lại đủ tiền trang trải, hoặc được học bổng, đi chung trọn gói th́ c̣n ǵ bằng. Nhưng không phải thế. Phần lớn người Á Châu cứ thấy nổi tiếng là được trước. Không cần chú ư ǵ đến ngành học con có thích hay không. Con vào đấy học có hợp hay không. Nghĩa là cá nhân con bị đè bẹp dí trước áp lực của tha nhân v́ cái sự nổi tiếng trước đă. Tha nhân chỉ huy cá nhân con.
Cái bi kịch trí thức khó nuốt trong tôi là sự thờ phượng cái có sẵn thường chỉ mang lại cho sự hiểu biết của tôi nỗi đọa đày to lớn. Người Á Châu thường thờ phượng các đại học to lớn của Mỹ và nghĩ một người được vào Harvard hay Stanford là giỏi và là perfect. Ông Nguyễn Xuân Óanh ngày nào được vào Harvard học thế là ông giỏi giang bậc nhất thiên hạ. Sau khi ông về nước được nước Việt Nam cho làm chức lớn để cai trị nước Việt Nam ngay. Bây giờ sang sống ở Huê Kỳ và rành hệ thống giáo dục ở Mỹ, tôi hiểu ra không phải các đại học như Harvard, Yale, Standord nhận ai là người đó phải giỏi phải xuất sắc bá cháy. Họ nhận sinh viên theo nhu cầu của trường họ. Chẳng hạn mỗi năm họ nhận 30% con ông cháu cha, 30% học sinh gỉoi của nước họ, 10% sinh viên thiểu số, 3% sinh viên Châu Phi, 1% sinh viên Á Châu. Các trường như Havard, Princeton, Yale là chúa hùa sang đàn hèn, khi mà học dùng tiêu chuẩn” legacy”,”con ông cháu cha” để nhận sinh viên. Khi họ nhận các sinh viên Á Châu, con nhà giàu học giỏi, con ông cháu cha, họ vẫn nhận trước. Thế nên họ nhận con của các ông Cộng Sản đang cai trị các nước Á Châu là họ tiếp tục ủng hộ các tên độc tài nắm quyền củng cố địa vị thêm. Chứ họ nào tốt đẹp ǵ với cái mác hô hào “Dân Chủ” cho thế giới đâu nà.
Không chỉ các bạn Việt Nam, mà khi sang Japan, Korea, China,
tôi thấy các bạn Asia thờ phượng tha nhân
(nhất là thờ phượng Tây ) kinh hoàng. Chỉ các
bạn Nhật là tương đối bật ra
được chút xíu khi t́m ra được đạo
Shinto mạnh mẽ để không bị các bạn Jesus và
Buhdda hoành hành như các bạn Việt, Tàu, Hàn .
Sự dùng các giá trị tinh thần ngọai quốc như một điểm tựa tinh thần của giới trí thức Việt đă xảy ra lâu quá, nên đă trở thành thâm căn cú đế trong con người lẫn trong văn hóa Việt Nam. Mà trong Văn Hóa Tŕ Trệ Nh́n Từ Hà Nội Đầu Thế Kỷ 21 (Văn Mới, 2000), tôi đă có dịp bàn đến. Sự thờ phượng Tàu, Mỹ, Nga, hay Pháp phản ảnh văn hóa đàn áp đến từ các thế lực đế quốc trong lịch sử Việt Nam. Nó c̣n phản ảnh cha mẹ Việt Nam ăn hiếp con cái ḿnh quá đáng. Nó cũng phản ảnh đời sống thể lư Việt nam không cho con cái mỗi đứa một căn pḥng riêng để các cá nhân Việt Nam có thể thực tập sự độc lập tư duy trong căn pḥng ḿnh từ thuở bé.
Tại sao ta phải chú ư xem tha nhân sống như thế nào. Một câu hỏi lớn. Nhưng vốn là người nhạy cảm và bị sống qua nhiều môi trường va chạm khốc liệt với tha nhân, nên tôi thẩm thấu điều này sâu sắc hơn.
Là một người mẹ, tôi phải
cạnh tranh với các nguồn ảnh hưởng của
tha nhân lên con cái. Nên tôi chú ư hơn đến việc
giữ ǵn bản thân ḿnh, đừng để những
ngoại lực c̣ng tóm mất cái chính ḿnh.
Có lẽ cái sợ hăi nhất của một cá nhân nhỏ
bé là thấy ḿnh phải chống đỡ với một
hệ thống do tha nhân thiết lập đă có khuôn
đúc và nề nếp. Tôi không đồng ư không chấp
nhận hệ thống triết lư của Simone De Beauvoir th́
tôi sẽ bị thách đố của đám đông,
của nước Pháp, của những lịch sử
văn học thế giới.
Hiểu người khác là một điều cần thiết để sống với. Nhưng khi hiểu về người khác mà quên hoặc không hiểu về ḿnh th́ cá nhân sẽ bị tha hóa và sẽ thành nô lệ cho tha nhân. Cá nhân sẽ không ư thức được dưỡng chất tự ḿnh sản sanh để nuôi ḿnh bị thiếu hụt trầm trọng, mà chỉ biết hút lấy dưỡng chất của ngọai nhân để sống. Tựa như một con bệnh đánh mất khả năng miễn nhiễm của ḿnh. Rồi suốt ngày đi mua dầu cù là, mua nước cam, ăn gừng và uống multivitamine để mong ḿnh khỏe mạnh. Cá nhân sẽ mất cơ hội để làm lớn mạnh nội lực của chính cá nhân ấy. Lâu dần cơn bệnh bất lực trở thành điều đương nhiên và trở thành căn tính của các cá nhân này.
Tôi muốn chọc khoáy vào cái hội chứng tôn thờ những người đàn ông Da Trắng Phương Tây đă chết "dead-white-Western-male-canon". Để lên tiếng nói rằng các trung tâm quyền lực cứ chỉ dùng sách giáo khoa dạy nhân sinh quan của mấy ông Da Trắng chết cứng trong các lâu đài trí thức ấy. Rồi có mấy ông Da Màu cù lèo hăm hở chạy theo tôn thờ các ông Trắng í.
Những tác giả yếu cơ thường nh́n cái huy
hoàng của tha nhân và ngỡ đó là ḿnh. Tôi đọc
nhiều tác giả Á Châu đánh mất ḿnh để thành
tha nhân. Đọc truyện Kenzaburō Ōe thấy hay
nhưng thấy ông ta bị "trắng hóa" mất
rồi. Kenzaburō Ōe xử dụng món Hiện Sinh và
lối viết của Tây nên Tây mới đưa lên lănh
giải Nobel. Trong nhiều năm qua khi Tây Phương cho ông Á Châu nào
giải Nobel, họ cũng đều bảo rằng tác
giả Á Châu này ảnh hưởng cách viết hay triết
lư sống của một ông Tây Mỹ nào đấy. Nobel là
của Tây Phương và họ tuyên dương văn hóa
của họ. Cũng hiểu. Nhiều tác giả Viêt Nam
cũng thế. Nếu anh yêu Hậu Hiên Đại hay Tân
H́nh Thức đến độ hi sinh cả con
người ḿnh để phục vụ và theo đuôi
một chủ thuyết của kẻ lạ, th́ đó là
sự lựa chọn của you. Nhưng với tôi, trong
sáng tác, bất cứ cái ǵ theo đuôi, dù hay đến
đâu, đấy cũng đă mất lạc cái
đỉnh đạc của tinh thần sáng tác rồi.
Sáng tác là xin miễn theo đuôi. Miễn bắt
chước.
Nếu trong khi đi t́m ḿnh, bạn gặp đồng môn, bạn cùng theo đuổi một con đường sáng tác, th́ đó là một thú vị của bạn. Nhưng rủ nhau cùng theo đuôi những phong trào do người khác đă thiết lập th́ quá tệ. Đấy là một h́nh thức vay mượn áo ngoại để khỏa lấp sự thiếu dinh dưỡng của hồn nội.
Sự thành công của một số văn chương hội banana làm cho nhiều người ao ước và ngưỡng mộ và trở thành như họ. Nhưng trong số đó không có tôi rồi. Tôi thấy cái khỏang cách giữa văn chương hội banana và tôi xa vời vợi. They are white washed. Phần lớn những tên tuổi văn chương hội Banana được Âu Mỹ đánh bóng lên một là đă bị white washed . Hai là công cụ chính trị, cho CIA chẳng hạn, để các nước Âu Mỹ bơm lên cho công cuộc truyền bá văn hóa hoặc chính trị của họ. Linda Lê thành công trong kỹ thuật viết của Tây Phương, cũng như Kawabata, Mishima, Linh Kiện thành công khi áp dụng triết Tây và kỹ thuật viết của Tây Mỹ vào tâm hồn và tác phẩm họ. Điều các nhà văn chương hội banana viết chính là những điều mà tôi thấy nó cũ kỹ nằm ḷng trong các kỹ thuật viết của Tây Phương. Cũng conflict, cũng stererotyped về một số nguyên mẫu khai thác Psychoanalysis của Tây Phương. Cũng ảnh hưởng hoàn toàn triết Tây văn hóa Tây. Tôi sẽ không ngạc nhiên khi Linda Lê tiếp tục nhận giải này đến giải nọ của Tây Phương. Và người Pháp sẽ nỗ lực làm tất cả mọi nỗ lực để đánh bóng và đưa những nhà văn nào nằm trong ṿng ảnh hưởng của họ như Linda Lê lên. Chỉ đến khi nào thế giới - có nghĩa là Tây Phương ở đây- công nhận các giá trị của các thế giới Á Châu, Phi Châu lên ngang hàng với họ, khi đấy tôi mới nh́n nhận một thái độ công bằng trong cách tiếp nhận các tác phẩm của mọi giống người trên thế giới.
Quan sát người Tây bao che bảo trợ theo kiểu the backdoor politics đưa bà văn sĩ An Nam Dương Thu Hương lên đài danh vọng, tôi thấy lố lăng tṛ của bọn Tây muốn dương oai nước lớn biểu thị ảnh hưởng của họ vào nước khác. Bà Thu Hương được bao ăn ở bên Pháp, viết sách tố Việt Cọng. Sau một thời gian ở Pháp, ai “g̣” cách viết cho bà Thu Hương. Ai dịch sách cho bà Thu Hương ra tiếng Pháp tiếng Anh. Ai đánh bóng bà Thu Hương đưa lên các cơ quan media quốc tế. Làm ơn đi. Cái kiêu hănh của người sáng tạo ở đâu. Thà chết rồi tác phẩm mới nổi danh vẫn c̣n hấp dẫn hơn là việc phải bị mấy ông chính trị xách về chuồng đánh bóng kiểu như thế
Nói như trên, tôi không phủ nhận
đóng góp của các tác giả này cho nhân loai. Tôi chỉ nói
một phản ứng cá biệt từ phía tôi, từ quan
điểm sáng tạo và phát triển sự độc sáng
cá nhân.
Tôi chỉ muốn đưa ra ví dụ để dẫn chứng rằng, bắt chước – trong lĩnh vực sáng tác – là một hành v́ bị tha hóa thê thảm, chẳng bao giờ đạt được một giá trị cao. Thế tại sao các tác giả Việt Nam cứ ngưỡng vọng về Tây Tàu Mỹ để nhập cảng các mốt trí thức và gán cho nó “mới lạ” của Tây Tàu Mỹ những giá trị đích đến trong sáng tác.
Tôi đang muốn tấn công sự vọng ngoại qúa khích và ù ĺ ở các sắc dân Á Châu hoặc các sắc dân các quốc gia yếu kém khác. Sự vọng ngoại và ù ĺ tinh thần khiến họ không nổi dậy được một sức mạnh tự khắc phục và t́m ra đường đi riêng thích hợp cho chính họ.
Dĩ nhiên tha nhân có cái hay ta cần bắt chước, th́ cũng nên bắt chước. Nhất là trong trường hợp cá nhân ấy không sáng tạo và không đủ nội lực để t́m cho ḿnh một lối đi riêng. Th́ thôi đi theo lối quen đă vạch sẵn cho an toàn cuộc đời của những kẻ followers.
Tôi muốn nói một kẻ sáng
tạo có nhu cầu đi t́m cái mới. Và cái mới ấy
phải là cái đầu tiên mà y tự ṃ mẫm bằng
chính thần công lực của ḿnh. Sáng tạo có cái niềm kiêu hănh của kẻ
nghĩ ḿnh là người đầu tiên t́m ra cái mới. Mà
có th́ thiên hạ đă từng nghĩ ra điều đó
rồi. Chẳng qua là kẻ mạnh th́ tung được
tiếng nói của ḿnh xa rộng hơn. C̣n kẻ yếu
th́ không đủ duyên nghiệp và quyền lực để
thẩy tác phẩm của ḿnh như kẻ mạnh mà thôi. Một trong những thái độ tôi
thường nghe ở các nhà trí thức nhỏ bé là: “Có cái
mẹ ǵ đâu mà tự tin mà tự sướng”. Thái
độ này phản ảnh một t́nh trạng thiếu
tin tưởng vào chính ḿnh và quá nương tựa vào tha
nhân để định lượng giá trị của ḿnh.
Một người tin vào chính ḿnh th́ hắn bắt
đầu từ chính hắn. Tiền nhân hắn không
để lại một gia tài đáng hănh diện, th́ chính
hắn là người khởi đầu sự nghiệp,
là người xây viên đá đầu tiên về gia tài
ấy. Đôi khi hắn nên có một chút tính khôi hài và chút
máu phiêu lưu để tự nhủ thầm: A, tiền
nhân chưa ai viết, chưa có tác phẩm lớn, thế
ta chính là người may mắn sẽ là người
đầu tiên tạo ra tác phẩm lớn trong cộng
đồng ḿnh. Thử sức đê ! Không biết tôi hút cái chất gan lỳ
và bưởng bỉnh từ đâu, mà tôi bỗng thích phiêu
lưu. Tôi tin những cá nhân lănh tụ thường dám thách
đố những đám đông và các hệ thống
đă thiết lập. Tôi không thích làm lănh tụ, nhưng tôi
thích thái độ chấp nhận một ḿnh thách
đố những hệ thống đă được
thiết lập, và thách đố sự vững tin của
đám đông, ở những cá nhân dám đứng riêng
lẻ một ḿnh. Đấy là lư do tôi mang các khẩu
hiệu "Thách Đố. Đam Mê." vào trong
nền nhà gio-o. Trở thành chính ḿnh không phải là luôn
luôn chăm bẳm bảo vệ gia tài truyền thống.
Giữ ǵn ḿnh không có nghĩa là phải tuyên dương Công
Dung Ngôn Hạnh. Giữ cái chất Việt của ḿnh không
có nghĩa là phải ăn nước mắm mí thờ
Phật only. Tôi tin là con người cần phải
thỏa hiệp với môi trường và bơi lội
vẫy vũng trong một tư thể thỏai mái và
vừa ư. Khi cần phải thỏa hiệp để
giữ ǵn đời sống của ḿnh và những
người ḿnh yêu thương, tôi sẵn sàng trộn
lẫn cái Tây cái Ta và cứ thế tôi vẫn thấy măn
nguyện là đặt tên cho con là Ngô-Lê NamSơn. Tôi nói
Mẹ để cái tên cho con đến năm 21 tuổi,
con có thể thay tên nào con muốn. Năm con 21 tuổi
mẹ trao đời sống của con cho con. Con muốn
đổi tên con thành Alex Brown cũng chả sao. Mẹ OK
với chọn lựa của con. Ví dụ này
được dẫn chứng để cho thấy
giữ ǵn bản sắc ḿnh là một giá trị phấn
đấu để cho chính tôi cảm thấy thoái mái
với nội tại và ngoại tại con người
tôi. Chứ không thể vong thân và chạy theo tha nhân dụ
dỗ và chỉ đạo . Tôi không chạy theo phong trào
đặt tên con là Alex “cho Mỹ dễ gọi”. V́ tôi không
chấp nhận sự đánh mất ḿnh trong việc làm
vừa ḷng Mỹ để Mỹ kêu Mỹ gọi cho
dễ! Mỹ gọi cho dễ thế c̣n tôi kêu Ngô Lê Nam
Sơn cho sướng cái miệng của tôi đây th́ sao.
Tôi phải phục vụ tôi trước. Nhưng tôi
thỏa hiệp với tha nhân khi tôi chấp nhận cái
giới hạn của tôi là đến năm con trai 21
tuổi, con có quyền quyết định theo những ǵ
con thấy thích hợp cho nội tại và ngoại tại
của con. Trở thành chính ḿnh cũng có nghĩa là
biết tiếp nhận xă hội trong một tinh thần
cởi mở. Cái quy luật đám đông và quy luật
theo thời rất tốt để ta có thể dễ
sống. Chung quanh ai cũng dùng computer với cell phone mà ḿnh
th́ cứ chống technology không dùng th́ ḿnh chỉ có lỗ
cái đầu ḿnh. Tha nhân sống làm sao th́ ta sống làm
vậy là nguyên tắc giúp ta thích hợp với môi
trường, để dễ sống hơn. Ngữ nghĩa Việt Nam có một câu
ám hại những người sáng tạo: “Bôn ba chẳng
qua thời vận”. Câu này muốn nói “thời vận”,
yếu tố ngoại tại, yếu tố tha nhân,
quyết định sự thành bại trong đời
người. Câu này tung hô yếu tố ngoại tại tha
nhân quyết định hơn yếu tố nội
tại, “bôn ba”. Chữ “bôn ba” ở đây hiểu một
cách thông minh, là yếu tố cá nhân tranh đấu với
chính (số mệnh của) ḿnh. “Bôn ba” hiểu theo sáng
tạo, chính là cái nền hấp dẫn của sáng tạo.
V́ bản chất của sáng tạo là tranh đấu.
Bản chất của tác phẩm là conflict. Thế th́
với người sáng tác, “bôn ba” là điểm hấp
hẫn, điểm tựa của kẻ chọn lựa
sáng tác chứ. Thế nhưng xă hội Việt Nam có
vẻ hất lùa xuống hố cái điểm tựa
sống của tinh thần sáng tạo trong con người
cá nhân. Rất tiếc trong thế giới sáng
tạo, cá nhân cần phải phục vụ ḿnh
trước, nghe theo ḿnh trước, phải lắng nghe
nhu cầu phát biểu tiếng nói của ḿnh trước.
Thiên tài sáng tạo là nói cái của ḿnh mà chuyên chở
được cái universial, một cách tài hoa. Tôi thường nghĩ giá như các cá
nhân Việt Nam chịu khó t́m hiểu về chính họ
hơn là t́m hiểu về người ngọai quốc th́
họ sẽ phát triển được một
đời sống sáng tạo, tự tin, và màu sắc
hơn. Tôi biết "làm mới", "theo
mới" là một nhu cầu và là một điều
cần thiết trong con đường sáng tác. Nhưng tôi
tin có một sức sống cần thiết, quan trọng
hơn cả điều "theo mới": là
người sáng tác muốn"tự trở thành chính
ḿnh". Sáng tạo là t́m kiếm điều ǵ
mới mẻ quẳng vào đời sống, để
tung hô đời sống. Chất mới mẻ của sáng
tạo cần thiết để cuộc đời không
giậm chân tại chỗ, để trái đất
bớt cũ kỹ, và con người được khích
lệ để bước đến tương lai. Sáng
tạo là nguồn gốc của văn minh. Sáng tạo lôi
cuốn sức phiêu lưu và liều lĩnh. Mấu
đầu của sáng tạo là hấp dẫn sự quá
độ, sự dị kỳ, sự điên khùng, sự
nhám nhẩy của nó. Sáng tạo hàm chứa định
kiến. Cốt lơi của sáng tạo là tuyệt
đối. Sáng tạo rất khắc nghiệt đ̣i
hỏi không ngừng sự đi cho đến, đạt
cho được vị trí tiên phuông, dù kẻ đó
đang mấp mé ở vị thế cứu cánh hay
phương tiện của con đường sáng tạo.
Sáng tạo là đứng từ một bờ vực nhám
nhẩy thô thiển mà có thể tự bắc cầu Phù
Đổng Thiên Vương nhảy vọt sang bờ chói
sáng công tŕnh hoàn tất. Mấu cuối của sáng tạo
là ḷng say mê cái đẹp, cái tốt, cái tiến bộ, cái
bất toàn, cái điên khùng, cái ngu đần, cái thô bỉ,
cái hạnh phước.
Tôi yêu cái nỗ lực phát tỏa ra
năng lượng sáng tạo của cá nhân. Tôi yêu sự dũng cảm chiến
đấu để được làm điều ḿnh tin,
ḿnh muốn, ḿnh mơ, và ḿnh làm được. Dù
điều ấy mong manh. Dù điều ấy chỉ là
điều của riêng ḿnh. Dù điều ấy
ngược ngạo với cả thế gian. Con
người sáng tạo và độc lập trong tôi quá
sức mạnh, nên chi tôi có nhu cầu như thế. Tôi yêu vẻ đẹp của sự
đớn đau của một thân cây vẫy vùng trong
kiếp nhân sinh để hát lên lời ca, mô tả nhân
vị của ḿnh. Dù phải hát lên trong cô đơn cô
độc và có thể chết đi trước khi
tiếng hát chấp cánh bay cao. khi không cần đi t́m lănh tụ.
Đôi khi không Hăy tự t́m lấy chính ḿnh. Lê thị Huệ 10.2011 - 01.2012 http://www.gio-o.com/LeThiHue2.html © gio-o.com 2012
Sự xâm nhập và đồng hóa do tha nhân mang đến
rất mênh mông và sâu thẳm.
Chúng đến từ nền văn hóa.
Chúng đến từ tuổi thơ.
Chúng đến từ nền giáo dục.
Chúng đến từ sự va chạm và kinh nghiệm
của mỗi cá nhân.
Lâu ngày chúng thành căn tính của cá nhân đó.
Một con người được và biết
"trở thành ḿnh" là một kẻ đi t́m quê nhà
của ḿnh. Một chặng đường dài và vất
vả. Sáng tác là trải nghiệm. Đi t́m chính ḿnh là
một khổ đau và một hạnh phúc của
đường đi.
Đôi khi không phải là đi t́m nhân gian. Đôi
phải đi t́m một con đường khác. Đôi khi
không nhất thiết phải đi t́m cái lạ bên
ngoài kia.
Đôi khi không cần đi t́m đồng minh.
Đôi khi không cần một sự đồng thuận.
Đôi khi không cần t́m ai cả.