Nguyễn thị Hải Hà

 

internet

có lợi hay có hại cho văn chương mạng

và mạng văn chương

 

 

tản mạn

 

 

Văn chương là ǵ?

 

Văn chương được tự điển Webster định nghĩa như sau: “Bài viết bằng văn xuôi hay thơ, đặc biệt là những bài viết có nhân vật chính yếu và từ trí tưởng tượng.” Định nghĩa này, cũng như nhiều định nghĩa khác, mặc dù không đầy đủ cũng nhấn mạnh hai điểm chính yếu về văn chương: ngôn ngữ và nhân vật của tưởng tượng. Khi kết hợp, hai điểm này sẽ đúc kết thành thế giới tiểu thuyết, nó tương phản và khiến người đọc liên tưởng đến cuộc sống hiện thực.

 

Nguyên văn:

What is literature? Traditionally set apart from other kinds of discourse, literature has been defined by the Webster’s Universal Unabridged Dictionary as “all writings in prose or verse, especially those of an imaginative or critical character.” Although this definition, like many others, has proved to be incomplete, it does highlight the presence of two major features of literature: its language and its imaginative character. When combine, these two elements produce a fictional world that reflects and evokes reality.[1]

 

Internet là ǵ?

 

Internet (hay mạng) là ǵ. Nó bao gồm những cái máy computer (điện toán) kết hợp với nhau tạo thành “mạng lưới”của nhiều hệ thống mạng khác. Mạng giúp cho mọi người có thể biểu lộ tư tưởng và đối đáp với nhau bằng chính computer của mỗi cá nhân.

 

Nguyên văn:    

This internet consisted of wires linking computer terminals together to form a “web” of networks, which allowed people around the globe to communicate with each other via their computers.[2]

 

Định nghĩa đơn giản về Văn Chương Mạng và Mạng Văn Chương.

 

Tôi xin phép gồm chung truyện ngắn, truyện dài, tùy bút, tản mạn và các loại tương tự vào nhóm văn; thơ có vần điệu theo luật lệ và thơ tự do vào nhóm thơ. Sự quan sát của tôi về văn chương mạng và mạng văn chương chỉ giới hạn trong phạm vi tiếng Việt. Văn thơ đăng trên mạng gọi là văn chương mạng. Mạng (web) đăng văn chương, gọi là mạng văn chương. Khi dùng chữ văn mạng, tôi không khỏi nghĩ đến những nhà văn chỉ v́ bày tỏ quan điểm của họ trên blog cá nhân hay trên facebook mà đến nỗi mất mạng (nói cách khác là văng mạng).

 

Có cái gọi là văn chương mạng hay không?

 

Như đă viết ở phía trên, mọi cố gắng định nghĩa văn chương đều đưa đến một kết cục không đầy đủ. Hằng ngày vào mạng, tôi vẫn tự hỏi ḿnh muốn ǵ, t́m kiếm ǵ cái ǵ đây. Liệu chúng ta có thể t́m thấy văn chương đích thực trên mạng hay không? Nếu nói như Henry James “It takes a great deal of history to produce a little literature.[3] có nghĩa là cần rất nhiều kinh nghiệm lịch sử để có thể đúc kết thành một chút văn chương; internet mới ra đời chừng vài chục năm, lịch sử không dày, th́ làm sao t́m thấy văn chương trong cái rừng selfies, ảnh chó mèo hoa bướm, và rất nhiều quần là áo lụa.

 

Gọi một cách khái quát, văn chương mạng bao gồm tất cả văn thơ trên mạng sợ là không chính xác. Một tác phẩm nổi tiếng, trở thành đại diện cho một khuynh hướng văn chương, văn và thơ xuất bản từ trước năm 75 được đánh máy, hay scan lại, đưa lên mạng, có là văn chương mạng hay không? Có nên định nghĩa văn chương mạng là những tác phẩm chỉ xuất hiện trên mạng và chưa hề in thành sách? Và nếu đưa lên mạng trước in thành sách sau th́ nó có c̣n là văn chương mạng hay không? Đó là những câu hỏi là tôi không có câu trả lời cho thỏa đáng. Gợi ra ở đây để giới văn học giúp t́m câu trả lời.

 

Tại sao không xuất bản văn chương theo cách in sách mà lại đưa văn thơ lên mạng? Có lẽ có nhiều lư do nhưng tôi chỉ nghĩ ra được vài trường hợp. Ở Hoa Kỳ, đất rộng người thưa. Người Việt sống rải rác ở khắp nơi trên đất Mỹ công việc in văn thơ thành sách không dễ dàng lắm nhưng nếu muốn vẫn có thể thực hiện được, chỉ có điều khó cạnh tranh với thị trường sách báo và phim ảnh Mỹ. Khó khăn v́ số người thuần đọc tiếng Việt mỗi ngày mỗi ít đi, c̣n người đọc song ngữ bị nhiều nguồn giải trí chi phối nên cũng lơ là trong việc đọc tiếng Việt.  In sách vẫn không khó bằng vận chuyển giao sách báo trên toàn đất Mỹ và cần có chỗ để tồn trữ sách báo in ra nhưng chưa bán hết. Người viết văn ở hải ngoại hầu như ai cũng có nghề tay mặt để kiếm sống. Không phải dựa vào việc bán tác phẩm để mưu sinh, đưa tác phẩm lên mạng để có nhiều người cùng khuynh hướng văn thơ đọc, để chia sẻ niềm vui hay biểu lộ lư tưởng cá nhân. Dân Trung quốc với số lượng dân đông sách văn chương có thể được tiêu thụ dễ dàng nhưng vẫn đưa tác phẩm lên mạng. V́ sao? Những người sống trong chế độ độc tài, không có tự do ngôn luận, quyền xuất bản là do nhà cầm quyền quyết định, để bảo vệ tự do tư tưởng và phản kháng chế độ kiểm duyệt; nhà văn chọn giải pháp đưa tác phẩm của họ lên mạng. Ngoài ra c̣n một số nhà văn muốn thử nghiệm một thể loại văn chương tiên phong, avant-garde, cũng đưa tác phẩm lên mạng.

 

Chen Cun, nhà văn gốc Thượng Hải, dù đă có tác phẩm in thành sách, trở thành nhà văn (chỉ đăng bài trên) mạng; đồng thời, ông làm chủ bút trang mạng văn chương Under The Banyan Tree (Dưới Gốc Cây Đa). Tháng 7 năm 2001, trong một bài tùy bút ông đặt câu hỏi.

 

“[…]If the highest achievementof web literature is to publish traditional books offline, if that is what qualities you as a writer and allows you to brag, then is there still a web literature? Its freedom, its randomness, and its nonutilitarian nature have already been polluted.[…]”[4]

 

Trích dịch. “[…] Nếu thành công cao quí nhất của mạng văn chương là được in ra tác phẩm, và nếu có ấn phẩm được xem là phẩm chất quí giá nhất để khẳng định bạn là nhà văn và cho phép bạn tự khoe khoang, th́ thử hỏi có cái gọi là văn chương mạng hay không? Cái tự do của văn chương mạng, cái bất kỳ, bất qui chế của nó, và đặc biệt là tính chất phi độc tài của văn chương mạng đă trở nên bị ô nhiễm[…].”

 

Chen Cun cho rằng người ta chọn xuất bản văn chương trên mạng v́ những tính chất đặc biệt của nó. Không định hướng, bất qui chế, và bất tuân độc tài. Đối với riêng tôi, chỉ đăng bài trên mạng là bởi v́ tôi sợ in sách ra chẳng ai mua.

 

Tôi biết sẽ có nhiều người không vừa ư với định nghĩa văn chương mạng. Không phải văn thơ nào trên mạng cũng xứng đáng được gọi là văn chương, nếu hiểu văn chương theo ư nghĩa truyền thống, những điều hay cái đẹp vĩnh cửu của cuộc đời chỉ có trong những tác phẩm đă trải qua sự thử thách của thời gian và c̣n lưu truyền đến ngày nay. Chúng ta hăy thử nh́n sơ qua cái lợi và bất lợi của văn chương mạng.

 

 

                                        I.            Lợi

 

Nh́n chung, viết văn trên mạng hoàn toàn có lợi. Hầu như lợi nhiều hơn hại.

 

1.     Người viết có nhiều tự do lựa chọn. Là người sinh ra và lớn lên ở miền Nam tôi thích dùng cách viết tiếng Việt của miền Nam trước năm 1975. Viết blog, giống như ḿnh nói ḿnh nghe, không bị g̣ ép phải theo một ngôn ngữ chuẩn mực nào cả. Muốn chơi theo kiểu avant-garde, hay ra khỏi lề lối, viết tiếng Việt xen tiếng Anh, ngôn ngữ kiểu dao búa hay chân chất quê mùa, tùy ư thích.

2.     Tác phẩm được xuất bản ngay tức khắc. Người viết văn trên mạng cá nhân, blog hay facebook, tác phẩm được xuất bản ngay lập tức không cần phải xin phép hay chờ đợi được chấp thuận.  

3.     Nh́n thấy thành quả của tác phẩm ngay lập tức. Internet đưa người viết đến độc giả trên toàn thế giới; ư thức chính trị, đáp ứng thời sự, được công bố chỉ sau cái nhấp chuột. Bài thơ “Đất nước ḿnh ngộ quá phải không anh” trên Facebook của cô giáo Trần thị Lam ở Hà Tĩnh sau vụ cá chết ở Vũng Áng chỉ qua đêm biến cô giáo thành nhà thơ tên tuổi, lẫy lừng của văn chương mạng.

4.     Ranh giới văn chương bị phá vỡ. Ở khía cạnh địa lư, mạng nối liền biên giới xóa nḥa khoảng cách của đại dương và núi non. Một người viết ở Việt Nam có thể có độc giả ở Hoa Kỳ. Một người ở Hoa Kỳ có thể gởi bài đăng trên mạng văn chương ở Pháp. Người đọc có thể thưởng thức nội dung tác phẩm mà không cần biết người viết đang sống ở đâu quốc nội hay hải ngoại, không cần biết khuynh hướng chính trị, hay theo chủ trương tôn giáo nào. Ở khía cạnh tư tưởng, người viết ẩn danh sau bút hiệu có thể tự do phát biểu quan điểm chính trị của ḿnh mà không sợ bị làm hại. Người viết cũng có thể vượt qua những rào cản về tôn giáo hay phong tục để viết về các chủ đề bị cấm kỵ như  t́nh dục không phải lo ngại bị xă hội lên án.

5.     Văn chương mạng ít tốn kém. Mở một hay nhiều blogs và các trang facebooks chẳng tốn kém ǵ ngoài thời gian viết. Ngoài ra c̣n đỡ mất th́ giờ trong việc đi vận động bán sách. Thuê một trang web có tốn kém hơn, đ̣i hỏi nhiều kỹ thuật cần phải biết thiết kế trang trí và bảo tŕ nhưng tốn kém này rất nhỏ so với công việc in ấn, di chuyển, giao dịch, quảng cáo tác phẩm hay tồn kho.

6.     Dễ viết và dễ được tiếp nhận. Người đọc trên mạng thường có khuynh hướng dễ dăi trong việc đọc. Tác phẩm được nhiều người đọc chú ư thường ngắn, gọn, dễ hiểu, gây tranh căi, hay gây sốc. Người viết trên Twitter hay facebooks có thể sản xuất hàng trăm câu ngắn trong ṿng một ngày và càng update nhiều lần trong ngày càng được nhiều người đọc.

 

 

                                    II.            Bất lợi

 

Tưởng là hoàn toàn có lợi nhưng thật ra cũng có vài điều bất lợi.

 

1.     Văn chương mạng thường bị xem là thiếu chất lượng. Người đọc thường quan niệm chỉ tác phẩm có giá trị mới được in thành sách. Tác phẩm nào không được in ra thành sách th́ cho lên mạng, để người ta đọc chơi. Đọc không tốn tiền th́ đọc dùm làm phước. Chính tôi, người viết mạng, khi đọc ấn phẩm, tôi cũng tập trung hơn, ghi chú phân tích kỹ hơn. Người viết trên mạng có thể thiếu tập trung tư tưởng, thiếu chọn lọc chủ đề, hay ngôn trở nên phóng túng. V́ là web cá nhân, blog cá nhân, người viết có thể đăng đàn hàng ngày, dịch một vài câu trong một tác phẩm lớn, đăng một hay một bài thơ ngoại quốc nổi tiếng nào đó, rồi phê b́nh một vài câu hay chửi bới các nhà văn khác. Tiếng là mạng văn chương nhưng thật ra không có tính chất văn chương.

2.     Khó t́m một tác phẩm hay trên mạng. Văn mạng để thu hút độc giả (dễ phân tâm và thường vội vàng) thường ngắn gọn, dễ hiểu, và không đề cập đến những chủ đề đ̣i hỏi người đọc phải suy nghĩ; v́ thế, dễ trở thành hời hợt nông cạn. Dễ viết, dễ xuất bản, người viết không tự đ̣i hỏi chất lượng của tác phẩm, cẩu thả trong cách hành văn hay không xét lỗi chính tả. Đa số người dùng mạng, nhất là facebook chỉ muốn giải trí, tự tán thưởng nhan sắc, hay tṛ chuyện cho vui do đó không chú ư đến sáng tác văn chương.

3.     Ít độc giả có ḷng với văn chương. Được nhiều người vào trang, bấm like, không có nghĩa là có nhiều người thật sự đọc tác phẩm. Người đọc có thể nhấn nút like mà không hề đọc. Có khi người đọc kén chọn mà tác phẩm không thu hút th́ sẽ người đọc sẽ bỏ tác phẩm dở dang.

4.     Không tạo ra nguồn lợi tức cho người viết. V́ tác phẩm được đăng trên mạng, ai cũng có thể đọc và b́nh phẩm, không c̣n cần thiết phải mua tác phẩm nữa. Sách đă in mà đưa lên mạng hay xuất bản bằng h́nh thức pdf hay ebook cũng làm giảm mức bán sách v́ tác phẩm có thể được lưu truyền trên mạng hay chuyền tay nhau bằng e-mail, tác giả không thể thu được lợi tức. Không ai có thể viết mà không có nguồn lợi tức để sống và tiếp tục dâng hiến cho đời những tác phẩm với toàn tâm toàn lực của tác giả. Không c̣n người viết văn đăng vài trên mạng th́ sẽ không c̣n mạng văn chương.

5.     Văn chương mạng dễ bị đạo văn hay trộm ư tưởng.

6.     Văn chương mạng không được lưu trữ lâu dài. Một trang mạng văn chương v́ bận bịu với cuộc sống, hay mất hứng thú có thể đóng cửa trang mạng; v́ thế tác phẩm mạng không c̣n được lưu giữ. Điều này gây khó khăn cho người nghiên cứu. Nếu trong tương lai có người muốn nghiên cứu văn học mạng th́ những tác phẩm (có thể) có giá trị văn học hay phản ánh t́nh h́nh xă hội không c̣n nữa.

 

 

                                 III.            Tương lai của văn chương mạng sẽ ra sao?

 

Một người có cái nh́n bi quan sẽ cho rằng tương lai của văn chương mạng và mạng văn chương không mấy sáng sủa. Ngày nay do sự phong phú của internet, người ta có thể t́m thấy hầu hết những ǵ cần biết mà không phải tốn tiền. Văn hóa mạng nghiễm nhiên trở thành một loại văn hóa chùa. Văn chương mạng trở thành một thứ t́nh “cho không biếu không.” Đọc “chùa” trên mạng là một điều tất nhiên. Chưa hề nghe một nhà văn mạng nhờ bán tác phẩm mà trở thành tỉ phú như J.K. Rowling tác giả của Harry Potter. Nhà văn mạng không thể tiếp tục sáng tác ngày này sang ngày khác nếu không có người đọc nghiêm túc, không được khuyến khích, không có danh tiếng, và không thể in sách v́ nếu in sách cũng không bán được. Một ngày nào đó khi nhà văn mạng nh́n lại sự nghiệp văn chương mạng của ḿnh ngẫm nghĩ “công không thành, danh chẳng đặng, tuổi trẻ bao lâu mà đầu bạc, trăm năm thân thế bóng tà dương.”[5] ắt sẽ thôi viết văn đưa lên mạng.

 

Mạng có thể truyền bá tư tưởng của một người nhanh chóng. Một tác phẩm nổi tiếng không hẳn là tác phẩm hay; nổi tiếng v́ nó gây chấn động, quá khích, hay tạo tranh luận. Tác phẩm nổi tiếng có thể bị scan và đăng trên youtube để người ta có thể đọc (không tốn tiền) và người đăng không hề nghĩ đến sự tổn thất tài chính của tác giả. Một bài biên khảo có giá trị hay một truyện ngắn của một cây bút mạng chưa nổi tiếng có thể bị in ra dưới một cái tựa đề khác, dưới cái tên của một tác giả khác, ở một nơi xa xôi cách biệt nơi tác giả đang sinh sống ít có khả năng bị phanh phui và dẫu có người biết đến cũng chẳng lên tiếng mà rước vạ vào thân. V́ những lư do kể trên nhà văn sẽ không đưa  tác phẩm lên mạng và những trang mạng văn chương dần dần có thể đi đến chỗ mai một.

 

Tuy nhiên, phái lạc quan tin là mạng văn chương sẽ tồn tại, “blogging will last because it taps into one of the most fundamental desires of many humans, which is to express their views – and to get the pleasures both selfish and selfless of knowing that others are listening and – one hopes – being enlightened and helped by the spreading of those views.”[6] Tạm dịch là: “Viết blog sẽ tồn tại bởi v́ nó khơi dậy trong ḷng người những mơ ước căn bản nhất, đó là được bày tỏ quan điểm của ḿnh – và được hưởng thụ niềm vui vừa ích kỷ vừa vị tha khi biết rằng người khác đang lắng nghe ḿnh và – người ta hy vọng rằng – nhờ nghe tiếng nói của ḿnh mà được khai phóng và sẽ giúp truyền bá tư tưởng của người viết.”

 

Ngày xưa, trước khi internet trở thành phương tiện truyền thông hữu dụng, nằm ở đầu ngón tay của những bà nội trợ và các ông đă về hưu; một người mới viết văn phải nhờ sự đỡ đầu của một (hay nhiều) nhà văn nổi tiếng. Sự thành công hay thất bại của nhà văn mới ra ḷ, sách được in hay không, được quảng cáo bom tấn hay không, bán chạy hay không, có thể nằm ở đầu môi một người có quyền hành, rỉ tai một người khác có quyền hành hơn trong giới văn học như chủ bút, chủ biên, chủ tờ báo, chủ nhà xuất bản. Ngày nay, nhà văn không c̣n phải sợ (nhiều, nhưng vẫn phải kiêng nể chút chút) những cú rỉ tai của những người đầy quyền lực nữa. Dù ǵ vẫn có thể xuất bản bằng cách đưa nó lên mạng. Không cần tác phẩm hay mới có thể nổi tiếng. Một nhà (mang tiếng là) văn có thể lên mạng phát biểu một câu lếu láo, thiên hạ chửi um lên, thế là nổi tiếng. Nếu là người đẹp (cả giai lẫn gái) cứ tụt áo, vén mông, chu mỏ cá thế là nổi tiếng. Mỗi ngày đăng đàn rảo web này sang blog kia, chửi bới thô tục như Ba Giai Tú Xuất thế là nổi tiếng. Muốn người ta biết đến sự hiện diện của ḿnh, bấm like cho thật nhiều dù không mấy ai đọc văn ḿnh, th́ cứ “add friend” “follow” “subscribe” cho thật nhiều rồi sau đó “drive-by” “like” cho thật nhiều người, như kiểu lái xe bắn tưới, không trúng người này th́ trúng người kia.

 

Thế nhà văn có cần gửi bài đến mạng văn chương để được đăng không? Nhà văn vẫn sẽ t́m đến với mạng văn chương như một nơi qui tụ anh hùng của vơ lâm. Điều nhà văn có thể t́m kiếm ở những trang mạng văn chương, trong cái xoa dầu ban phép mầu của chủ biên mạng, là sự đồng cảm của những nhà văn cùng thời. Một lời khen ngợi của một nhà văn thành danh có thể củng cố ḷng tin vào khả năng viết của một người mới bắt đầu. Và dẫu tác phẩm có bị đánh cắp th́ vẫn c̣n chút an ủi là ít ra tác phẩm của ḿnh cũng hay mới có người ăn cắp.

 

Tùy theo độc giả định nghĩa thế nào là một tác phẩm lớn (hay tác phẩm để đời), có thể độc giả không bao giờ t́m thấy một tác phẩm để đời trên mạng. Riêng tôi thỉnh thoảng tôi gặp một vài truyện ngắn rất hay trên mạng, cái hay của những cây bút mới, cốt truyện hay v́ nó mang tính chất rất cá nhân hầu như độc nhất vô nhị, hay v́ nó chân chất ngây thơ như những mối t́nh của những người mới lớn, hay những suy nghĩ rất riêng chỉ có người Việt viết và người Việt hiểu. Đôi khi tôi gặp một nhà thơ vô danh, mỗi ngày làm một bài thơ chống Tàu, chống Cộng Sản, đọc rồi quên, nhưng khi đọc th́ thấy hay. Đó là những người viết văn mạng, không cần in sách bán có tiền, không cần nổi danh là nhà thơ lớn. Họ viết để giải trí, để chia sẻ nỗi ḷng, để có người đọc, hoặc chẳng để làm ǵ hết. Người viết văn và làm thơ trên mạng họ sáng tác những thứ mà họ thấy là hay, hay ít ra là họ thích đọc văn và thơ như vậy. Đó là cái duyên dáng của văn chương mạng.

 

Văn chương mạng sẽ không bị tận diệt, từ muôn đời, văn chương từ h́nh thức thể loại này chuyển hướng và biến sang h́nh thức thể loại khác. Biết đâu chừng, mai sau chúng ta sẽ có một tác phẩm thật vĩ đại, kết hợp bằng hằng triệu câu ngăn ngắn trên Twitter hay Facebook. Và nhà văn không chiếm tâm hồn độc giả bằng những tác phẩm có những đoạn văn dài lê thê không dấu chấm phết hằng chục trang mà bằng cách nắm giữ sự chú ư của người đọc và làm cho độc giả khóc hay cười hay vừa khóc vừa cười chỉ bằng ba câu hay năm câu đầu tiên. Nhà văn mạng có thể thật sự t́m thấy sự giải phóng cho chính ư nghĩ của ḿnh bị cầm tù bởi những thành kiến chồng chất từ bao nhiêu năm của nền văn hóa cổ truyền. Và của nền văn hóa phụ hệ.

 



 

[1] Literature Across Culture, 4th. Edition, Edited by Sheena Gillespie, Terezinha Foncesca, and Tony Pipolo, New York, Queensborough Community College City University of New York, page 2. @2005 Pearson Education, Inc.

[2] http://lukethebook.me/post/6797683887/the-impact-of-the-internet-on-literature

[3] Henry James (1843-1916), Hawthorne, 1, 1897.

[4] Hockx, Michel. ”Internet Literature in China”. New York. Columbia University Press. New York. p. 68. 

[5] Nguyễn Bá Trác, Hồ Trường.

[6] The Impact of the Internet on Literature, http://lukethebook.me/post/6797683887/the-impact-of-the-internet-on-literature

 

 

 

Nguyễn thị Hải Hà

 

 

http://www.gio-o.com/15NamGioO.html

 

 

 

 

© gio-o.com 2016