ảnh Trần Thị Laihồng

Nguyễn hy Vọng

Cái thắc mắc ngàn đời của chữ Việt

-t hay là –c ? , nhiều người Trung và Nam không viết cho đúng, vì họ đều phát âm với – c mà thôi.! dấu hỏi hay dấu ngã, nhiều người Trung và Nam [65 % dân Việt] cũng không viết đúng được.

Đó không phải là lỗi của họ, đó là lỗi của cái chữ viết đã không viết theo đúng như nói nguyên tắc vàng ngọc của chữ viết là phải viết cho đúng với phát âm, mà không có một ngôn ngữ nào trên thế giới theo đúng cả,  "trừ ra chữ viết Tây ban nha là khá nhất “ se habla como se escriba”  “ nói cũng y hệt như viết, còn Pháp Anh Mỹ đều viết tùm lum tà la hết ! Pháp thì đọc một âm mà viết  nhiều cách:  cinq, ceint, saint, sein.

      Mỹ thì có meatmeet cũng  một âm mà hai ý nghĩa khác nhau, ngoài ra cả đống đồng âm mà khác nghĩa.  Riêng Việt và Tàu thì loạn xà ngầu; một âm Tàu thường phải viết ra cả chục cách khác nhau mới hiểu nhau được .

      Việt thì ít bị cái nạn đó hơn Tàu chỉ tương đối một đôi khi lẫn lộn thôi, vả lại xét theo văn mạch/ ý xuôi thì hiểu ngay, cứ xem e mail đó, nếu đánh mà không có dấu, ta cũng đoán hiểu được chẵng cần đến vps hay vni làm gì thêm lộn xộn vì mỗi người Việt đều có computer trong óc rồi[thông minh quá sá] nếu không tại sao không có dấu mà vẫn hiểu e mail được?!

     Thật ra, có một sự lầm lẫn lớn về tiếng Việt . Xưa ta nói, pha tiếng, pha âm là một chuyện rất thường, thí dụ xưa con người Đông nam Á nói là đặc/ đặk [ to put something on ...] và cũng viết là với –c /k chứ không phải với –t [như người Bắc bây giờ] thành thử trong cái phương trình ngôn ngữ Đông nam Á, viết như người Bắc mới là ngoại lệ.!

      Cũng như hiện nay, gần 300 triệu người Thái, Lào, Nam dương, Mã lai, Miến Điện,Việt miền Trung và Nam, và các sắc dân Mon-Khmer ở quanh vùng rừng núi của Trường sơn hùng vĩ  đều phát âm /gi-/ cả trong khi chỉ có miền Bắc[ # 30 triệu người]  phát âm là /d/ nhẹ hoặc như là /z /.

      Đó là vì tiếng Việt miền Bắc bắt chước phát âm của Hmong và Tàu Quảng đông chỉ mới  khoảng 300 năm nay thôi[ piệu ziễn—biệu diễn !] zừng zú[Hmong] – rừng rú mà ngươiø Bắc phát âm nghe như là dừng dú [sic]trong khi cả Đông nam Á vẫn giữ cái âm nguyên thủy là /gi - / tương đương với / y/ [ điều này được chính Al de Rhodes nhắc đến trong quyển từ điển của ông ta năm 1651.

      Cái chuyện hỏi ngã lại còn lạ nữa! các tiếng nói ở Đông nam Á thuộc giòng Thái xưa, kể cả Lào,  đâu có hề phân biệt được hỏi ngã đâu , họ chỉ nói và phát âm được một dấu  mà không hẳn là hỏi, cũng không hẳn là ngã, và người Việt miền Trung và Nam còn nói như họ, trong khi người bắc đã phân hóa, tách riêng rẽ ra mà phát giọng/ nhấn giọng khác hẳn đi. Bảo là họ xé lẻ cũng phải, hay bảo là họ đã tiến lên một nấc ngôn ngữ khác cũng được thôi!

      Biết bao nhiêu là cái khác nhau của tiếng Việt ba miền làm cho ta nghĩ đến cái nguồn gốc khác nhau, cái thôi nôi khác nhau, cái biến chuyển khác nhau của ba thứ dân đó chứ không phải như trong cái “wishful thinking” của các người nhắm mắt lại với thực tế mà cứ cho là tiếng Việt là[sic] thống nhất là trong sáng, là gì gì nữa, như một thứ tư tưởng ru ngủ ...những gì mình muốn cho mình nói ra như thể thật tình có luôn, trong khi sự thật chẳng hề có như vậy! có muốn tránh né sự thật cũng không được !

      Hãy nghe và đọc/phát âm của ba miền sau đây:

       “ nhạc xị-í Trịnh ...  là một nhạc xị-í chân chính, zù không còn chẹ nự-ứa, đạ xáu mươi nhăm zồi, xắp về hiu! Mấy cái chương chình đạ-á xập tiệm, lí zo zì mà vẫn  còn zung  zăng zung zẹ, nàm việc không có hĩu hiệu, thôi đi uống ziệu cho quên xầu”

hoặc là :  chén đoại em jựa jồi mắc mợ chi mà jựa nựa, đi mô mà đi túi ngày, chừ jăng? muống chi được nấy jồi bọ vợ bọ con không shợ người ta giậy miếng [ nói mỉa] hà? mầng chi thì mầng, chớ chịu không đặng nựa! hay là: yụk hớt, đi yề yới yợ miền guê, gửa gau gánh nước mà sống cho qua ngài, hớt yồi, chèng đéc ơi !

      Nếu đó không phải tiếng Việt thì là tiếng gì? không lẽ tiếng Tàu?! Cái sự thật của ngôn ngữ là đó, dù ai có bịt mắt bưng tai cũng chẳng tránh né được. chi bằng ta phải bình tĩnh xem nó như là những cái không tránh được của tiếng Việt, những cái “ bỏ thì thương, vương thì tội," mà ngôn ngữ nào cũng có, ngay tiếng Pháp cũng còn 73 tiếng địa phương chứ đâu phải chỉ có tiếng Pháp, đó là điều làm điên đầu ông Chirac tổng thống Pháp khi phải tranh luận với ông Jospin, thủ tướng Pháp về chuyện đó!

      Cái thực tế của ngôn ngữ như một cái nhằm, xóc vào tay ta, phải chịu đựng nó cho đến ngày nó bung mủ ra, không sao hơn được. Chi bằng ta hãy xem nó như cái hương vị ba miền, cái gia vị mắm muối của bữa ăn tiếng Việt để mà tìm hiểu tại sao nó lại như vậy?, thay vì sao nó lại vậy!, là hai cái thái độ khác nhau xa chừng.

      Ở đây, ta thấy được cái quan trọng của từ nguyên học Đông nam A,Ù một khoa học ngôn ngữ từ lâu bị quên lãng vì cái thành kiến sai lầm là tiếng Tàu sinh ra tiếng Việt của mấy chục thế hệ Hán Việt, mặc dù từ 90 năm nay, cái thành kiến đó đã bị những nhà ngôn ngữ học thế giới đánh gục, nhưng các học giả Việt vẫn không chịu tin , không chịu tìm tòi trong các tiếng nói ĐNÁ, mà vẫn khư chỉ biết tìm kiếm nguồn gốc và chữ nghĩa trong tiếng Tàu!

      Thành ra vô ích, vì tìm em như thể tìm chim, em đi ngã nớ mà anh tìm ngã ni, thì có tìm không ra là phải rồi!

 

      bác sĩ  Nguyễn hy Vọng M.D.

      http://www.gio-o.com/nguyenhyvong