BS NGUYỄN HY VỌNG
So Sánh Giọng Việt – Mường
sưu tầm & tản mạn
Việt Mường
đuờng sá tàng khả
san sẻ khan khé
sít sao khít khao
sang trọng khang tlọng
sang sông khang không
trời sáns tlời khảng
củ sắn củ khẳn
ngôi sao ngôi khao
sào lúa khào lỏ
mà sống mà khổng
cái sào cải khào
con sáo con khảo
cái sạp cải kháp
sang năm khang năm
sáp ong kháp ong
đi sau ti khau
ở sau ở khau
sau này khau ni
tháng sáu khảng khảu
sáu tháng khảu khảng
say rượu khay rão
say nắng khay đẳng
say sưa khay khưa
sặc sụa khặc khụa
sặc nước khặc đác
sắc bén khắc bén
sắm sửa khắm khửa
sẵn dịp khẳn địp
còn sức còn khức
đâm sầm tâm khầm
sấm chớp khẩm chớp
sấm động khẩm tộng
bị sưng phải khưng
cái sừng cải khầng
cái sập cải khập
sập đổ khập tổ
nằm sấp nằm khấp
sâu bọ khâu bọ
sầu lòng khầu tlòng
sáu ngày khảu ngày
sáu mươi khảu mươl
đuờng sắt tàng khắt
đang sau tàng khau
sữa mẹ khả mái
sách vở khắt pở
sây trái khây tlái
sai bảo khai pảo
sai khiến khai khiển
sạt lở khạt lở
cái nhà sàn nhà khàn
xương sườn xiêng khàn-nh
san hô khan hô
san sẻ khan khẻ
đi sang nhà ti khang nhà
sang tháng khang khảng
sang sông khang không
cái sàng cải khảng
chim sẽ chim khé
cây sen cơl khen
bông sen pông khen
đồ sành đồ khènh
đồ sứ đồ khứ
sét đánh khét tẻnh
sứt mẻ khứt mẻ
con sên con khên
cái sân cải khênh
cây si cơl khi
sinh ra khinh tha
trái sim tlái khim
sinh chuyện khinh chiển
sinh nở khinh đớ
sinh sống khinh khổng
soi gương khot gương
số mấy khố mấy
quyển sổ qiuển khố
con sông con không
sống chết khổng chít
sống sót khổng khót
bị sốt phải khốt
sói trán khól tlản
dậy sớm dởl khớm
sớm tối khởm thổl
sơn son khơn khon
sâu lắm khu lẳm /
/ su lắm
nước sôi đác khôi
súc gỗ khúc gỗ
khẩu súng khẩu khủng
sún răng khủn thăng
bát sứ pát khử
sắm sửa khẳm khứa
sợi tóc khợi thắc
hạt sướng hạt khương
sướng quá khướng quả
tuổi sữu thuổi khứu
Nhận xét
Vẫn còn một vài /kh ~ s/ trong tiếng Việt hiện nay, chưa mất đi:
khít sao - sít sao
khe khẻ - se sẽ
khụt khịt -sụt sịt
khắt khe -sắt se
khò khò -sò sò
khè khè -sè sè
Nhưng phần đông vần /kh/ của Mường đa thành ra /s/ của Việt hơn 90%
Tiếng Nghệ Tĩnh cho đến Huế rất giống với tiếng Mường, có thể nói là xưa hơn tiếng miền bắc
Về dấu giọng thì như trên đây :
Dấu hỏi của Mường đa chuyển qua dấu sắc của Việt và ngược lại
Dấu sắc của Mường chuyển qua dấu hỏi, ngã của Việt
Nói chung:
- Lúc đầu tiếng Mường không có dấu
Về sau ngàn năm trước đây có hai âm vực/ register : "ngang bằng" và "huyền"
Rồi chuyển qua giọng bắc Trung Việt với năm dấu [không có dấu ngã]
Giọng này đi ra bắc , có thêm dấu ngã , [vì ảnh hưởng giọng Tàu Quảng đông và giọng Hmong]
- Giọng Trung đi vào Nam [sự Nam tiến của tiếng nói, sinh ra các giọng miền Nam] . Xem bài "chuyển giọng từ Trung vào Nam”
Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt
BS Nguyễn Hy Vọng
http://www.gio-o.com/NguyenHyVong.html
© gio-o.com 2012