BS NGUYỄN HY VỌNG
Con Mèo Con Mẽo, Con Meo…
Con Rồng Con Rỗng Con Rông
sưu tầm & tản mạn
365 ngày con mèo qua rồi 365 ngày con rồng tới ...
Một tin tưởng kỳ quặc mà ai đó cứ cho là văn hoa văn hóa văn hòa.
Tôi cho đó là một thứ văn họa !
Bằng chứng đâu? Có ngay!
Hãy xem cái bảng so sánh dưới đây.
Đâu có mắc mớ gì đến Tàu đâu, khi thì thỏ khi thì mèo mà đi cãi nhau ỏm tỏi, hóa ra chuyện tào lao.
Nên biết là bảy triệu người Miao [Hmong] bên Tàu cũng chỉ biết là năm Mão, Mèo mà thôi, làm gì có thỏ?
Còn người Nhật thì làm gì có năm cọp, họ chỉ biết là năm con gấu!
Đầu năm ngoái 2011, BBC cũng có một bài đưa ra ý kiến của ba ông Tây và ba ông Việt, mà chả ông nào biết giải thích câu hỏi 2000 năm tại sao Việt lại Mèo mà Tàu lại Thỏ.
Chỉ nói lơ mơ lờ mờ lớ mớ ... sao vậy?
Vì cái vụ tý sữu dần mão ... là do từ gốc Bách Việt đó không phải gốc Tàu đâu [theo nghiên cứu của ông Jerry Norman nhà Đông Phương học].
Tàu đã mượn rồi đọc trẹ và viết trẹ đi.
GS Ngữ Học Nguyễn Cung Thông bên Úc Châu đã về VN cố trình bày cho chúng hiểu nhưng văn nô VC cứ lờ đi.
Cái năm tuổi Tàu cũng bắt chước theo zodiac của các dân tộc Ba Tư, Ấn Độ xưa rồi xào qua nấu lại.
Lịch Tàu xưa bắt chước theo lịch Ba Tư xưa mà có chu kỳ 12 năm và chu kỳ 60 năm rồi mãi đến nhà Chu / Châu mới bắt đầu chuyển qua bắt chước âm lịch của Ả Rập với một ít thay đổi.
Lại nữa, ngọ chỉ là trẹ âm với ngựa [VN] và với Ngor [tiếng của thổ dân Li ở đảo Hải Nam bây giờ] và cũng tương đương với âm NGO-d của tiếng Hindi cũng gần 1000 triệu người bên Ấn Độ, đều là tên gọi con ngựa là NGO-d.
Có thể nói những tí sữu dần mão thìn tị ngọ mùi thân dậu tuất hợi... đều có âm hưởng của giòng ngôn ngữ Đông Nam Á xưa qua tận bên Ấn Độ xưa chứ không phải gốc Tàu xưa đâu.
Thìn là trẹ âm của chìn, # chằn [con rắn thần của Việt với chuyện Thạch Sanh chém chằn, chằn ăn trăn quấn, chằn tinh gấu ngựa, chằn lửa, dữ như bà chằn lửa] và có nghĩa là con rắn lớn của người Lào Thái [con rắn nhỏ thì họ gọi là ngù].
Hán Việt đọc theo Tàu là Chìn mà viết là Thìn... toàn là bắt chước nhau không à!
Ngay cả Long, Rồng cũng là trẹ âm âm ngắn của thuồng luồng [Việt] mà người NÙNG ở Bắc Việt chỉ gọi là con Luồng [dragon, marine monster serpent] thì ta biết ngay là:
Rồng, Long, Thuồng Luồng, Luồng đều là tên gọi chung một con vật ấy thôi, chẳng qua là cái lưỡi con người tréo qua trẹo lại.
Muốn biết các tên con rồng từ đâu mà phát sinh ra hãy xem bảng gia phả của tiếng RỒNG sau đây:
RỒNG # con vật thần thoại
# con rắn thần khổng lồ của thần thoại khắp thế giới chứ không riêng chi cho thần thoại của Tàu đâu
[con -, vảy -, đầu -, đuôi -, đầu - đuôi phượng, mắt -, mặt -, râu -, mình - / ngai -, bệ - / - rắn, tuổi con -, năm con -, vuốt râu - ]
/ rồng phun nước
/ rồng nằm biển cạn]
Xem thêm: long [phát âm Hán Việt]
lùng [phát âm Tàu]
luồng, thuồng luồng
Eng: dragon, fabled animal of the world mythologies
Fr : dragon, animal fabuleux de la mythologie mondiale
Mường : jồng rồng
rồng “
hồng “
Thái : m-rồng rồng
mrồng rồng
pi mrồng năm con rồng
tuổi con rồng
Hmong : zồng rồng
zồng zắn rồng rắn
Lào : rồng rồng
rồng kin nam rồng uống nước
Khm : rồng rồng
ch-năm rồng năm tuổi con rồng
Nùng: lu-ồng con rồng xem thêm: thuồng luồng
lu-ồng bên rồng bay
Teng : pr-giồng rồng
Bali : b- rồng rồng
Nhận xét: Các ngôn ngữ Đông Nam Á đều gọi là rồng như tiếng Việt, ngay cả những ngôn ngữ và những nền văn hóa mà không dính dáng gì đến tiếng Tàu và văn hóa Tàu. Chỉ riêng Tàu thì gọi là lùng. Để ý là cả ngàn triệu người Tàu đều không tự nhiên mà phát âm R được… họ nói là: Mr. Plesident, I eat fly lice!
[Mr. President, I eat fried rice]
vì thế Lùng là đọc trẹ từ cái âm gốc là Rồng
Trái lại, cái lưỡi của 90 triệu người Việt và 500 triệu người Đông Nam Á đều phát âm phân biệt hai âm R và L một cách dễ dàng và rõ ràng. Vì thế, chưa chắc đã là ai “mượn” của ai!
Ta cần xét lại quan niệm sai lầm rằng các tiếng Hán Việt là gốc Tàu.
Thật ra, rải rác trong bộ từ điển này có rất nhiều bằng chứng ngôn ngữ cho biết từ mấy ngàn năm qua, 8 thứ tiếng Tàu khác nhau đã mượn rất nhiều từ, ngữ của các tiếng nói Đông Nam Á mà nói theo và cho vào trong ngôn ngữ của họ.
CHÓ thì cả ba miền Việt đều nói đều quá biết nó, mà gốc Ấn Độ Hindi cũng gọi là cutr
nhưng gốc Nghệ Tĩnh thì gọi là cúk, cút !
và dân Bắc Việt thì gọi là Cún, chó con [theo tài liệu từ điển rất chỉnh của hai ông học giả xứ Nghệ rất xứng đáng: Trần Hữu Thung và Thái Kim Đính] trong sách Từ điển tiếng Nghệ.
Mà tội nghiệp cho hai ông này khi nhờ CS Hà nội in sách thì bị chê là họ nói tiếng ngoại quốc [sic] nên chúng không chịu cho in. Họ đành phải đem về in ngay tại Vinh.
Đúng ra, muốn tìm hiểu đúng đắn nguồn gốc gần của tiếng Việt ba miền hiện nay cần biết tiếng Nghệ Tĩnh cho vững và sau đó là tiếng Mường, nếu không thì chỉ là nói bà láp.
Bài này là để trả lời rằng đừng có tưởng cái gì là cũng xuất xứ từ Tàu mà ra!
Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt
BS Nguyễn Hy Vọng
http://www.gio-o.com/NguyenHyVong.html
© gio-o.com 2012