BS BS NGUYỄN HY VỌNG
Nhà Văn BÌNH NGUYÊN LỘC
sưu tầm & tản mạn
Rancho Cordova, CA 12-9-86
Kính gởi bs Nguyễn hy Vọng
Kính thưa bs
Anh bạn Trần Cao Lĩnh có cho tôi xem một bài của bác sĩ về nguồn gốc tiếng Việt. Tôi rất vui mừng mà gặp bạn đồng hành trên một nẻo đường vắng vẻ.
Từ bao lâu nay tôi đã làm cái công việc này một mình, rất là buồn. Nếu không có vũ trang bắng một say mê lớn, chắc tôi đã bỏ cuộc.
Từ đây có gì cần được ai góp ý, chắc chỉ còn biết thỉnh ý của bác sĩ thôi, chứ xem ra không có ai đi theo con đường của chúng ta hết.
Và để tỏ thiện chí tôi xin mạn phép góp ý với bác sĩ về quan niệm của nhà ngôn ngữ học Logan. Ông này cũng là một trong vài tổ sư trong công việc tìm nguồn cho ngôn ngữ ta, công lớn như công của ông H. Maspéro.
Nhưng cả hai ông này, mỗi ông chỉ học có một hoặc vài ngôn ngữ của Đông nam Á, nên các ông chỉ thấy sự thật một cách phiến diện và kết luận cũng phiến diện.
Thí dụ ông Maspéro thấy tiếng Thái diễn ý niệm Lớn bằng hình dung từ h-yày to, còn ta thì cũng nói là to, nên ông ấy kết luận rằng Việt ngữ do Thái ngữ mà ra.
Trong khi đó thì ông Logan cho rằng Việt ngữ do Mon ngữ mà ra
vì ta nói muối
thì người Mon nói là bui-h.
Quả đúng, tiếng ta có giống tiếng Mon, có giống tiếng Thái, Nhưng Việt ngữ không do tiếng Mon tiếng Thái mà ra.
Toàn thể Hoa nam và Đông nam Á đều đồng một gốc về mặt ngôn ngữ, cái gốc đó là trung Á cho nên mới có sự giống nhau đó chứ ta không là con cháu của Mon của Thái.
Tôi xin đối chiếu những danh từ mang nghĩa là muối để bác sĩ thấy muối do đâu mà ra. Tôi đã viết xong nguồn gốc Việt ngữ.
Nhưng cọng sản xét nhà tôi, thấy tập bản thảo lớn đó , cho rằng đó là mật mã của CIA, nên tịch thu, và tôi đã chạy chọt và hối lộ, chứ không, đã bị khép vào tội giữ mật mã của CIA.
Nay sang đây, tôi đã quên quá nhiều, mà tài liệu lại thiếu, thành thử trong 10 nghìn bảng đối chiếu, tôi chỉ còn nhớ hai nghìn, mà mỗi biểu đối chiếu… hàng trăm dân tộc, tôi chỉ còn nhớ vài mươi.
Biểu đối chiếu sau đây có mặt 102 dân tộc, Nhưng tôi chỉ còn nhớ có 16 dân thôi, đành chịu vậy . Cái danh từ Thái hình Như là klua Nhưng tôi không nhớ chắc nên không dám viết vào đây.
Những biến âm của từ gốc đều theo những cái luật bất di bất dịch, có nói ? Sẽ được lối 60%, hay một bài sắp đăng ở tạp chí Văn Học ở Los Angeles.
Sợ kéo dài quá, , bức thư nầy, xin chỉ trình ra một luật độc nhứt thôi để bác sĩ đỡ thắc mắc phần nào.
Tại sao cái gốc là mo lại biến thành moi của Chiêm thành ? vì có luật b và m hoán chuyển với nhau:
Cam bu chia … ka bôi
Chiêm thành… cha bôi
Việt nam môi / cái môi che miệng
Khi nào bác sĩ cần đối chiếu, tôi tuởng bác sĩ nên cho đặt in loại giấy đặc biệt mà tôi dùng trên đây.
Dùng giấy thường, những ông đánh máy của các nhà in, của các báo, họ không biết đánh họ sẽ làm sai biểu đối chiếu của bác sĩ, còn như dùng giấy đó, họ chụp hình, họ in vào sách thì không thể sai được, sai thì biểu đối chiếu chẳng còn giá trị gì hết.
Duới đây tôi xin đối chiếu chơi chơi “hình dung từ“ mang nghĩa là sạch mà ông Maspéro cho là Việt vay mượn của Campuchia.
Còn các học giả của ta thì lại cho là âm “sẽ” hoàn toàn “vô nghĩa“, hay là sạch sẽ … chỉ thêm vào chơi để nghe êm tai vậy thôi !
Gốc của nó là : pesowawiseharow : # sạch sẽ, tinh khiết, thuần chất
Mã lai xia : ber se
Campuchia : so…at
Thái : sa…ad
Việt Nam cổ : sạch sẽ
Việt nam kim : sạch
Malaysia : jati thuần chất
Chiêm thành : jăt thuần chất
Thấy rõ là ta không hề “vay” sạch của Cambuchia hay của Thái cũng không hề do Thái hay Cambuchia mà ra, mà do gốc trung Á pesowasiseharow mà ra.
Nếu bác sĩ biết tiếng sạch sẽ của Mon, bác sĩ cứ để vào biểu, nó sẽ “ăn khớp”. thật ra thì không ăn khớp, vì biểu này tôi làm so cho vui , chứ cái gốc thì dài hơn nhiều lắm.
Cứ theo các tạp chí ngôn ngữ học của Mỹ thì tiếng của dân tộc Naga giống tiếng Việt nhiều hơn. Naga là dân thiểu số sống trong tiểu bang Assam của Ấn độ. Nếu bác sĩ biết tiếng Assam, xin mách tôi vài trăm từ.
Chúng ta chỉ có từ căn bản Như : đầu, mặt, lưng, con chó, con mèo , cái cây, cái lá…chớ những từ khác Như : cái áo, cái khăn thì không làm sao mà giống được, vì các dân tộc đó đều bỏ gốc tổ, túa ra khắp noi từ 6, 7 ngàn năm rồi, các từ sáng tác thêm ở các địa bàn mới đều khác hết.
Trân trọng,
Bình nguyên Lộc
Rancho Cordova 1- 15 1987
Thưa bác sĩ,
Được bức thư thứ nhì của bác-sĩ, tôi lên tinh thần nhiều lắm vì được biết chắc vì đã có bạn đồng hành.
Ta chỉ có một nhà ngôn ngữ học đệ nhất là giáo sư Hòa Nhưng ông ấy không làm việc tìm nguồn việt ngữ đáng kể Như ta mong muốn. Thế thì ta cùng làm vậy, không còn biết đợi ai nữa.
Tôi tiếc rằng không đáp lễ bác sĩ một cách xứng đáng vì tôi có năm con và mười ba cháu, một ảnh chụp chung với 18 người khác, cọng thêm với tiện nội và tôi nữa là 20 người, sẽ không cho bác sĩ biết được ai cả.
Thôi tôi xin bác sĩ chỉ tạm biết một mình tôi cái đã. Tôi sinh năm 1914, tuổi dần, nên không còn tráng kiện Như bác sĩ được, lại đang yếu tim, và chứng cao huyết áp [high blood pressure] nên càng yếu hơn các ông già bình thường.
Thấy bác sĩ hành nghề psychiatry, tôi chắc bác sĩ có biết con tôi , anh ấy tên là Tô duong Hiệp, học nghề tại … và làm giám đốc nhà thuong điên Biên hòa, qua đời năm 73 vì bịnh acute leukemia , chỉ ngả bịnh có năm ngày là bỏ mình. Nay cháu lớn tuổi nhất của tôi, con của Hiệp, sang đây theo học y khoa tại đại học David ở Cali.
Bài vở của bác sĩ, tuởng nên cho đăng ở các tạp chí, chứ báo, họ in sai kinh khủng, nhứt là báo hàng ngày, sẽ làm mất giá trị của công phu của bác sĩ. Thật ra thì các tạp chí in cũng còn sai, , nhứt là về các biểu đối chiếu, họ không chịu chụp ảnh bản đánh máy của ta mà cứ nhờ người dốt sắp theo lối đánh máy typesetting, nên sai hết.
Tôi đã sợ báo lắm rồi.
Xin hẹn ra giêng,
Người quí mến bác sĩ.
Bình nguyên Lộc
Để nhớ người anh cả Bình nguyên Lộc,
Chưa được kết anh em lâu dài thì Anh đã qua đời…Bình nguyên Lộc là người đã có một cái nhìn khác biệt về nguồn gốc của tiếng nói của ông bà
( trích Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt, tác giả BS Nguyễn Hy Vọng phát hành tại Paris, mùa hè năm 2012)
BS Nguyễn Hy Vọng