phỏng vấn
nhà thơ
Nguyễn Đăng Thường
lê thị huệ thực hiện
Kỳ 4
Là một người đọc, có khi tôi t́m đọc những tác giả khó. Những tác giả mà khi đọc cái đầu ta phải làm việc theo tác phẩm của họ. Nguyễn Đăng Thường là tác giả thuộc khuynh hướng này. Mới thoạt đọc, thấy ông viết hơi xâm lăng tấn công, và ông va chạm vào đủ các thứ mạch ẩn nấp. Nhưng bên dưới các bản viết kư tên Nguyễn Đăng Thường là các tiêu hóa kiến thức, trí thức, cảm tính, và văn chương, ở mức độ cực kỳ cao. Điều này gây nên sự chú ư của tôi. Tôi xem anh như là một trong những nhà thơ gây ảnh hưởng trên lớp tác giả trí thức cùng thời tôi, v́ các vận động viết có tính trí tuệ, đối xoáy, và tấn công thẳng thắn của cơi viết Nguyễn Đăng Thường.
Ông được xem như là một trong những người khởi xướng nhóm Tŕnh Bày cùng 3 tên tuổi: Diễm Châu, Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Đăng Thường. Một trong những đóng góp đáng kể của nhóm Tŕnh Bày là chọn lọc và dịch tốt các tác phẩm thơ văn Tây Phương, giới thiệu vào không khí văn nghệ Sài G̣n thời 1954-1975.
Ra hải ngoại, ng̣i viết của Nguyễn Đăng Thường vẫn tiếp tục hàng tiền đạo trên các trang Tạp Chí Thơ (Khế Iêm, Đỗ Kh.), Tiền Vệ (Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Hưng Quốc), Thế Kỷ 21 (Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Xuân Đài, đă đóng cửa) từ đó đến nay.
Sau năm 1975, ông định cư hẳn ở Thành Phố Sương Mù London.
Gió O rất hân hạnh nhận được sự cọng tác trả lời phỏng vấn của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường.(LTH)
Lê Thị Huệ: Là một người sáng tác sống xa Tiếng Việt thường ngày, làm sao để anh làm cho sinh ngữ Việt phong phú. Anh có bị vấn đề lúng túng sinh ngữ khi sáng tác nhiều không ?
Nguyễn Đăng Thường: Tất nhiên có. Tôi sống từ nhỏ ở miền Nam, ngôn ngữ hàng ngày có nhiều phát âm sai. Sống với các chị giúp việc nhiều hơn với người lớn trong gia đ́nh. Những câu ca dao, những câu hát ru em phát âm sai, trật, của họ đă rót vài tai tôi những tiếng, những câu tiếng Việt đầu tiên. Chẳng hạn, họ nói tắt "bỏ thương vương tội" thay v́ "bỏ th́ thương vương th́ tội". Buối trưa rổi rảnh ngồi bắt chí, họ tâm sự: "dầu hèn cũng thể", tôi chỉ hiểu qua loa, và chưa thấy nó xuất hiện trong văn viết.
Khi viết tiếng Việt tôi vẫn viết theo văn phạm tiếng Pháp, nên câu văn, câu thơ của tôi có nhiều giới từ th́, mà, đă, sẽ, v́, bởi, của, nên, v.v... Nay tôi ráng bỏ bớt. Xa tiếng Việt th́ không đúng hẳn. V́ có từ điển, sách báo mới, cũ. Nay có thêm các trang mạng. Thiển nghĩ của tôi là người cầm bút chỉ cần một mớ chữ căn bản là đủ. Như người cầm cọ không cần nhiều màu.
Ngôn ngữ dồi dào, màu sắc ph́ nhiêu, chỉ khiến câu văn thêm rườm rà, bức tranh thêm loè loẹt. Thi nhơn ta muốn viết ra câu thơ đọc lên nghe như thơ, choáng ngợp h́nh ảnh, mỹ từ, mà họ cho rằng thơ cần phải có. Thiển nghĩ của tôi là, dù hiện thực hay hiện sinh, rất nhiều nhà thơ của ta vẫn c̣n lăng mạn. Hoặc là họ thi vị hóa, hoặc là họ bi thảm hóa. Liên, hay Minh Châu, cô thiếu nữ đau khổ, hiện sinh, trong thơ Thanh Tâm Tuyền:
Trưa nắng cháy
Vào sâu trong ghẻ lạnh
Với máu trong tim
Chảy nhanh như máy móc đau ốm
Ở cuối đêm
Em rủ tóc nói những lời mê sảng
Những ám hiệu
Của mặt biển đen không
T́nh yêu vô vọng
.....
Anh xé tóc em cùng những cánh lá chết
Mùa thu
Ghi thương tích nơi cườm tay
Khóa chặt
Anh xô ngă em từ chóp đỉnh hạnh phúc
Khuôn mặt vỡ tan
Như cẩm thạch
Như nước mắt
Như muôn đời
Không hối hận...
Ôi, ông thi sĩ này sa đích quá trời. Giựt tóc, bứt tóc rất đau. Xé tóc em và xé lá... mùa thu, bộ hết chuyện chơi rồi sao ? Cớ chi hành hạ cô gái dữ vậy ? Máy móc đau ốm mà chảy, mà chạy nhanh th́ c̣n ǵ bằng. Nếu khuôn mặt em vỡ tan như nồi đất th́ hổng phải là thơ. Khuôn mặt vỡ tan như cẩm thạch th́ chắc phải thuộc loại mặt chai mày đá ? H́nh ảnh cô gái của Thanh Tâm Tuyền — xin lỗi nhà thơ — bây giờ tôi thấy nó hơi bị cải lương. Nàng, cô bé nhí nhảnh, yêu đời trong thơ Đỗ Quư Toàn, th́ ngược lại:
Nàng có đôi chân vui
Đôi chân mang hạnh phúc
Nàng bước đi giữa đời
Cơi đời vui tíu tít
Thành phố đứng lại nghe
Chim nôn nao muốn hỏi
Cả cơi đời ngoảnh lại
Nh́n bước chân tênh tênh
Chàng trai liếc ngó trộm
Muốn quay đi không đành
Gió qua đường dừng bước
Trên cành lá phân vân...
Cô gái của Nhă Ca bỏ nhà ra đi năm 19 tuổi, "đổi họ thay tên viết văn làm báo, cơm áo dạy mồm ăn lơ nói láo", cũng vô vọng, lẻ loi chiếc bóng, như Liên của Tuyền. Well, cơm áo, viết văn, làm báo đâu cần phải ăn lơ nói láo. Cô gái của Nhă Ca bị xă hội ép buộc làm con gái, yểu mệnh. Vừa muốn bất cần đời, vừa muốn được thiên hạ để ư: "người con gái chết đi mang tên loài cỏ dại, tôi chết không cần ai nhớ ai thương".
Hoặc:
Tôi làm con gái
Buồn như lá cây
Chút hồn thơ dại
Xanh xao tháng ngày
....
Tôi làm con gái
Bao nhiêu tuổi đời
Bấy lần thơ dại
Buồn không ai hay
Tại sao lá cây phải buồn mà không vui ? Tội nghiệp, không cần ai nhớ, ai thương th́ cớ chi phải mang tên loài cỏ dại lúc chết ? Tại sao không chọn loài cỏ khôn, loài hoa đẹp ? Tự nhốt ḿnh vào cái tự ti, chọn vai nạn nhơn cho độc giả thương hại. Văn, thơ do con người viết nên không thể tránh sự nhân cách hóa. Nhưng Nhă ca cũng có thể viết:
Tôi làm con gái
Vui như lá cây
Chút hồn thơ dậy
Hồng tươi tháng ngày
Người thiếu nữ âu sầu, hiện sinh, trong thơ Thanh Tâm Tuyền. Cô bé nhí nhảnh vui vẻ bước chân chim trong thơ Đỗ Quư Toàn. Cô gái Nhă Ca bị đời ép buộc đóng vai con gái hẩm hiu. Ba khuôn mặt phụ nữ, có thể nói là khác biệt nhau, nhưng cùng một thời đại. Nếu muốn chọn một khuôn mặt tiêu biểu cho thời đại đó, th́ phải chọn ai ?
các mẫu b́a đă do nhà thơ Nguyễn Đăng Thường vẽ cho các báo Văn, Thế Kỷ 21 ở hải ngoại
Lê Thị Huệ: Điều ǵ thúc giục anh đă
viết, khi sống xa Việt ở London.
Nguyễn Đăng Thường: Tôi viết, vẽ, cắt dán h́nh ảnh để làm collages, do nhu cầu sáng tạo. Khi viết, nếu có bị thúc giục, th́ do bởi những phản ứng không đặng đừng trước hiện t́nh đất nước. Một lựa chọn, một dấn thân theo nghĩa của Sartre. Như cái tên của tờ báo, Tŕnh Bầy đă lựa chọn sự dấn thân, nghĩa là phơi bày những tệ nạn xă hội lúc bấy giờ, ngay từ lúc đầu. Bài thơ văn xuôi đầu tay của tôi Bây Giờ Trên Quê Hương Chúng Ta, đăng trên tờ Tŕnh Bầy số 3, ngày 1 tháng 9, 1970, chỉ kể lại, hay chỉ tŕnh bày, những chuyện mắt thấy tay nghe một cách khách quan, không b́nh luận. Khách quan chỉ là một cách nói v́ mọi lựa chọn đều chủ quan. Bây giờ th́ do bởi phản ứng không đặng đừng trước cảnh quê hương tha hóa, dù biết ḿnh không thể làm ǵ được.
Lê Thị Huệ:
Tôi thích bài "Tiễn Một Người Vào Dĩ Văng
Đậm Màu" "http://www.talachu.org/tho.php?bai=221" v́ thấy bài thơ đầy đam mê
của một người biến vào trong thế giới
nghệ thuật một cách hồn nhiên mất bóng. Rất
đáng yêu. Và tôi cũng rất khó chịu khi đọc bài
thơ này. Nhưng phải nói là dù tôi cảm thấy khó
chịu v́ hóa thân của chủ thể, tôi vẫn
ngưỡng mộ v́ sự đáng yêu ấy. Tuy
ngưỡng mộ v́ cái tài hoa của bài thơ, nhưng
tôi thấy chất "Tây hơn Tây" làm cho tôi khó
chịu. Tôi là một độc giả muốn "thoát
Tây", có thể nói vậy. Trong một thế giới
"toàn cầu hóa" có nghĩa là
"Trắng Hóa" như thế giới hiện nay, anh
có bao giờ nh́n lại diễn tiến Tây hóa của
một kẻ Tây học của ḿnh (dĩ nhiên là cả
thế giới hiện nay đều khao khát Tây học),
anh có được vài kinh nghiệm và nhận xét nào có thể chia sẻ với bạn
đọc ?
Nguyễn Đăng Thường: Trước tiên, xin cám ơn chị về cách đọc thơ tuyệt vời của chị. Vâng, nhận xét của chị rất đúng. Tuy nhiên, thương và ghét thường đi đôi. Như ngày và đêm. Như hai mặt của một đồng tiền. Thương lẫn ghét Việt Nam lúc này là một thí dụ. Đọc lại bài thơ... tôi hết hồn. V́ bây giờ tôi không c̣n đủ sức, đủ trí nhớ, đủ t́m ṭi — các h́nh minh họa — để viết ra nó. Cô sinh viên ở cạnh nhà trước 75, tôi đă quên tên khi trả lời những câu hỏi trong phần 1, nay đọc lại mới nhớ là tên Nga.
Khi viết bài thơ này nói riêng, và khi bấm chuột viết nói chung, tôi chỉ theo cảm hứng, cảm hứng ban đầu, rồi phát triển, bổ sung, sửa đổi cho vừa ư trước khi gởi đi. Viết xong, gởi đi, là hết chuyện, chỉ chờ nó xuất hiện. Nếu nó không xuất hiện th́ có vấn đề. Trước khi viết và trong khi viết tôi không bao giờ nghĩ tới các vấn đề chị đă đặt ra trong câu hỏi.
Toàn cầu hóa là một vấn đề, một vấn nạn kinh tế. Tuy nhiên, dù có bốc lột sức lao động, nhưng phần lợi ích cho các nước tham dự vẫn hơn. Một nước nghèo chẳng lẽ lại bế quan tỏa cảng ? Mà có muốn cũng không được. Người Châu Phi vẫn liều mạng vượt biển sang Âu Châu sinh sống. Toàn cầu hóa kiểu tư bản, thế giới đại đồng kiểu cộng sản, đó là chưa kể tham vọng Hồi hóa cả thế giới bằng bạo lực khủng bố, ta nên chọn cái nào ?
Tất nhiên là phải chọn cái ít xấu. Khmer Đỏ đă thi hành một cuộc diệt chủng 1 triệu 700 ngàn người khi muốn xóa bỏ ảnh hưởng của Pháp, của ánh sáng Văn Minh, giết trí thức, biến đổi cả nước thành một tập thể nô lệ lao động ngày đêm. Mao Trạch Đông, Giang Thanh cũng đă muốn cách mạng văn hóa và xă hội, gây cái chết và nạn đói cho hàng triệu người. Đó là chưa kể Stalin, Hitler.
Lê Thị Huệ: So sánh hai bài thơ "Tiễn Một Nguời Vào Dĩ Văng Đậm Màu" với bài thơ "Phục Sinh" của Thanh Tâm Tuyền. Là một khoảng cách lớn lao. Bài Phục Sinh làm dáng và rỗng, chỉ được cái phá cách, self-esteem vào thời đó. Bài "Tiễn Một Người Vào Dĩ Văng Đậm Màu", già dặn, trí tuệ cũng phá cách nhưng cái phá cách của một lơi trí. Anh có tự cảm thấy cái khoảng cách chữ nghĩa giữa anh và nhà thơ lănh tụ thơ Tự Do thời 1960 ở Việt Nam.
Nguyễn Đăng Thường: Ngôn ngữ thơ Thanh Tâm Tuyền được công nhận là ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ thơ tôi là ngôn ngữ đời thường, có thể chưa được đóng mộc. Khi nhại, hay cập nhựt Bài Ngợi Ca T́nh Yêu của Thanh Tâm Tuyền với tựa đề mới Bài Ngợi Ca Chó Đá, tôi nghĩ tới nội dung bài thơ của Thanh Tâm Tuyền, và hiện t́nh đất nước ta hôm nay nhiều hơn ngôn ngữ, dù nội dung và h́nh thức như h́nh với bóng, không thể tách đôi. Tác phẩm bị giễu nhại vẫn c̣n y nguyên, nhưng đă có thêm những tác phẩm song đôi. Tác phẩm bị, được giễu nhại nhiều nhứt, là bức tranh La Joconda, cho ra đời vô số những tranh "nhại họa" vô cùng thú vị. Salvador Dalí cũng nhại tranh Andy Warhol với các tranh Marilyn Mao. Các lănh tụ độc tài v́ bất an nên rất sợ bị chế giễu. Cậu Ủn Bắc Hàn là một thí dụ.
Lê Thị Huệ: Thành phố London với những Trần Kim Tuyến, James Bond và Ian Fleming, John le Carré, Sherlock Holmes, Graham Greene ... xứ sở nổi tiếng là nơi ẩn náu của các điệp viên lừng danh thế giới. Nhà thơ Nguyễn Đăng Thường có thấy ḿnh đang sống trong mớ đời sống ấy không ? Cái cuống rún Việt Nam ở đó nó như thế nào trong huyền thoại điệp viên điệp vụ ấy ?
Nguyễn Đăng Thường: Cuống rún Việt Nam của tôi, nếu có và nếu chưa cắt đứt, th́ ở chỗ nào cũng vậy, trong nước hay ở hải ngoại. Câu hỏi của chị rất thú vị. Tuy nhiên, tôi mù tịt về nhân vật Trần Kim Tuyến. Cái thế giới điệp viên ở London tôi chỉ biết qua phim ảnh. Phần lớn tôi coi các phim này v́ diễn viên và đạo diễn, hơn là v́ đề tài. Không đọc truyện Ian Fleming, nhưng coi hết các phim James Bond. Coi phim không v́ chuyện gián điệp, mà v́ có nhiều hành động, gadgets — xế lội nước, trực thăng thủy đáp , giày có dao nhọn — gái đẹp, kép độc, đào độc. Thật ra đây chỉ những phim hành động, coi xong quên ngay. Bond là một anh chàng điển trai ma sô, mysogynist.
Về sau chánh trị nghiêm túc xía vô, bắt anh chàng James Bond phải hành động nghiêm túc, nên bớt thú vị. Các mỹ nhơn cũng bớt đẹp, bớt khêu gợi. Truyện của Sherlock Homes trinh thám nhiều hơn do thám. Bạn đời tôi, nhà báo Mark Frankland, thời nhập ngũ hải quân đă được huấn luyện để làm điệp viên, nhưng anh không đeo đuối. Giữa thập niên 80, thời c̣n chiến tranh lạnh, trong cuộc trả đũa giữa bà Thatcher và ông Gorbachev, anh là một trong số 25 nhà báo bị trục xuất khỏi Moscou v́ tội gián điệp vu khống.
Các điệp viên thực sự ở ngoài đời, nổi tiếng nhứt là Guy Burgess, Donald Maclean, Kim Philby, George Blake, Anthony Blunt, được gọi là The Cambridge Five, cựu sinh viên đại học Cambridge, tả khuynh, thiên cộng — cộng sản Nga. Bị lộ diện, Maclean, Blake, Philby, chạy qua Nga xin tá túc, có một đời sống ăn bám, lơ láo. Khi tuổi trẻ đă mất, nhiệt t́nh không c̣n, ân hận, đau khổ suốt quăng đời c̣n lại. Stalin gọi những anh chàng này là useful idiots, bọn ngốc hữu ích. Hanoi Jane cũng thuộc loại này.
Lê Thị Huệ: H́nh như khoảng hơn 10 năm trở lại đây anh mới gay gắt với chính trị. Và tấn công vào các hệ thống độc tài, áp bức, chuyên chế. Anh ở đâu thời mà Nguyễn Ngọc Ngạn, Tưởng Năng Tiến, Vơ Kỳ Điền, và nhất là Vơ Hoàng viết chuyện Chống Cộng thập niên 1980 ?
Nguyễn Đăng Thường: Lúc đó tôi mới qua định cư ở London. Đời sống vật chất chưa ổn định, dù tôi có viết vài bài cho Nhịp Cầu ở Bá Linh. Tin tức về quốc nội không nhiều, bi kịch boat people chưa nổ bùng trên báo chí. Sau đó tôi có đóng góp cho tờ Thế Kỷ 21 ở Mỹ, rồi Hợp Lưu, Văn. Bài viết phải đánh máy và bỏ dấu bằng tay, gởi qua bưu điện, rất chậm. Dù ǵ tôi cũng không phải là một cây viết chuyên nghiệp, một b́nh luận gia, mà chỉ tựa như một nhà nho ngâm vịnh thế sự.
Lê Thị Huệ: Thanh Tâm Tuyền, tôi đọc thơ ông năm 20 thấy hay mê tơi. Nhưng sau này, đọc lại, cũng như tôi hết c̣n thấy Nhất Linh hay ho ǵ, ngoại trừ văn chương trong sáng, tôi cũng không c̣n thấy thơ Thanh Tâm Tuyền có bản lĩnh của trí tuệ và tư tưởng. Ngoài sự thoát ly vần vèo trong thơ, Thanh Tâm Tuyền tạo ra dáng mới. Nhưng người đọc là tôi th́ thấy thơ Thanh Tâm Tuyền thiếu cái mở đường của tư tưởng triết lư. Ông chỉ lặp lại nhu cầu Tự Do của nhóm Sáng Tạo. Mà lúc đó nhóm Sáng Tạo là nhóm nhận tiền Mỹ để khuếch trương chủ nghĩa Tự Do của Đế Quốc Mỹ. Ở cái điểm thiếu bản lĩnh trí tuệ độc lập này, tôi thấy thơ Thanh Tâm Tuyền thiếu cái bùng vỡ vĩ đại của tư tưởng và triết lư mở đường. Hơi tiếc. Anh nghĩ sao ?
Nguyễn Đăng Thường: Nhất Linh, Tự Lực Văn Đoàn đă làm xong sứ mạng văn chương và lịch sử của họ. Các cuốn tiếu thuyết ít nổi tiếng, như Bướm Trắng, Đôi Bạn, Đẹp, tôi thấy vẫn c̣n đọc được. Dù sao nó vẫn cần thiết cho học sinh tiểu học, trung học những năm đầu. Khi đọc, dù đọc lại, ta cần ḥa ḿnh, ḥa nhập. Nh́n mái tóc đuôi gà, răng đen hạt huyền với đôi mắt của người đương thời. Nhiều phong tục cũ học sinh cần phải biết qua, nhiều cảnh trí một thời vang bóng đă vĩnh viễn không c̣n. Chùa Hương hôm nay đă khác với Chùa Hương trong thơ Nguyễn Nhược Pháp.
Tôi không ưa cái truyện ngắn nổi tiếng của Khái Hưng, Anh Phải Sống, v́ tôi thấy nó quá cải lương, hiểu theo nghĩa xấu. Cái chết thường bất ngờ, người chết ít khi có th́ giờ để trăn trối. Cái chết của người cha một đêm mưa gió với những cơn ho, những lời trăn trối, trong Nửa Chừng Xuân, quá cải lương. Trong các tuồng cải lương kẻ sắp chết cũng có khi ca sáu câu vọng cổ trước khi ĺa đời. Nhưng cải lương là ca nhạc kịch. Tiểu thuyết cần hiện thực hơn.
Thời trẻ ai đọc thơ Thanh Tâm Tuyền cũng mê. Lúc học ĐHSP, những buối trưa không có "cua" tôi hay tới Trung tâm Văn Hóa Pháp gần bịnh viện Đồn Đất — Hôpital Grall — học hài, đọc báo, mượn sách. Lúc đó tôi đă chán ngấy thơ Việt cổ điển, Tuyện Kiều, thơ mới. Tôi đương khám phá các nhà thơ hiện đại Tây phương. Một buổi chiều về nhà, đi bộ một quăng ngắn trên đường Lê Lợi, tới một sạp báo, tôi thấy một tờ báo hay một tập san có trích dẫn vài câu thơ Thanh Tâm Tuyền, tôi chưa từng nghe danh:
Sự em có mặt cần thiết như những buổi mai
nếu đời không c̣n những sớm mai
anh trở dậy
đọc thơ Nguyễn Du
những câu lục bát buồn rưng rưng cuối đường của một ngày
chợt anh muốn viết tặng em
nhưng không thể được
em làm con tin của một thế giới
Sự vắng mặt của em và băi biển mùa đông
em đi không nón không áo choàng
mưa rơi tầm tả...
Hy vọng tôi vẫn c̣n nhớ đúng. Lúc đó Truyện Kiều cũng như thơ mới đương bị Hà Nội chê là tiểu tư sản. Khổ hai của trích dẫn trên tất nhiên cóp pi h́nh ảnh Barabra trong thơ Prévert. Năm đầu về Chu Văn An, có lương tháng, một buổi tối ghé tiệm sách Khai Trí - h́nh như là trước Tết tiệm mở cửa ban đêm - tôi thấy một tập thơ mỏng dính, in giấy xấu, tập thơ Tôi không c̣n cô độc của Thanh Tâm Tuyền.
Tôi mua về đọc, thấy có vài bài hay, các bài khác hơi bị chánh trị, ảnh hưởng thơ Éluard trong tập Poèmes Politiques viết trong thời kháng Đức. Thơ Thanh Tâm Tuyền có những h́nh ảnh bắt mắt — cánh lá — nên dễ lôi cuốn người đọc. Nó rất mới lạ vào lúc đó.
Về cá nhơn Thanh Thanh Tuyền và ban biên tập Sáng Tạo, ta cũng không nên quá khắt khe. Có tiền, dù là đô la của Mỹ, th́ mới có thể cho ra đời một tập san văn nghệ. Tự do, dù chỉ tương đối, th́ chỉ có Âu Mỹ để noi theo. Lúc đó, phần lớn trí thức Âu Châu, nhứt là Pháp, c̣n bị bùa mê ngải lú của chủ nghĩa cộng sản. Mỹ nhảy vào Việt Nam th́ tất nhiên phải tuyên truyền cho Mỹ. Nhưng tôi chắc Mỹ cũng không can thiệp vào nội bộ Sáng Tạo. Tôi chỉ suy luận thôi. Sáng Tạo ra đời khi tôi c̣n là học sinh trung học, chưa biết nhiều.
Các văn thi nghệ sĩ miền Bắc tuyên truyền cho chế độ nhận viện trợ của Nga Tàu th́ sao ? Thập niên 60, khi cuộc chiến đă lên cao và nhận thấy sự bất lực của văn nghệ tự do, Thanh Tâm Tuyền chua chát: "Thơ không làm ai sống ai chết". Tôi có bổ sung thêm: "Nhưng thi nhân vẫn có thể được vào trại cải tạo nghỉ mát... vân vân và vân vân." Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Tàu, Việt và vài nước khác như Cuba, đă có những nhà thơ, nhà văn bị chế độ bỏ tù, thủ tiêu.
Xin lỗi chị, thiển nghĩ của tôi là câu "chủ nghĩa Tự Do của Đế Quốc Mỹ" nghe có vẻ hơi bị "chống Mỹ". Tôi ủng hộ Mỹ. Dù tôi là một người Việt Nam mang quốc tịch Anh trên sổ thông hành, dù tôi sống ở thủ đô Luân Đôn, dù tôi chưa viếng thăm nước Mỹ. Đế Quốc Anh cũng không c̣n, nhưng vẫn c̣n nhiều người muốn chống cái cựu đế quốc này, dù họ là di dân từ các thuộc địa cũ, đương sống nhờ trên đất nước Anh. Không có đế quốc Anh th́ Ấn Độ vẫn c̣n là những vương quốc nhỏ, những bộ tộc. Thiển nghĩ của tôi là nếu "đế quốc Mỹ" không c̣n hùng mạnh để giữ ngọn đuốc Tự Do, th́ nhân loại sẽ khốn đốn hơn.
Lê Thị Huệ: Các khuynh hướng thơ Hậu Hiện Đại, Thơ Mới, Thơ Tân H́nh Thức vv ... dù ǵ chúng cũng do người Tây Mỹ khởi xướng. Tác phẩm ở đâu hả anh Nguyễn Đăng Thường, khi mà nói đến Sáng Tạo là chúng ta phải lăn vào thục mạng v́ cái Mới. Mà cái mới Origin mới là cái Đẹp Tuyệt Đối. Tại sao cứ phải tôn sùng các "dead Chinese guys or dead White guys ? Tại sao không tự ḿnh t́m kiếm chính ḿnh để có thể tạo ra cái riêng ḿnh cho người khác cũng khao khát đọc ḿnh như ta khao khát đọc họ ?
Nguyễn Đăng Thường: Cái mới có khi ẩn núp, độc giả đôi khi phải đóng vai thám tử. Thơ tân h́nh thức, thơ hậu hiện đại muốn diễn tả, thể hiện đời thường, không chú trọng tới cái đẹp tuyệt đối. Cái đẹp tuyệt đối thường vô vị v́ nó quá toàn hảo. Nhà thơ Yves Bonnefoy của Pháp nói: Khi đă lên tới đỉnh ta phải đập phá để bắt đầu lại. Như tôi đă nói, bắt chước là cần thiết, là một thực tế không thể né tránh. Những cái của ḿnh, của ta, tựu trung chỉ có bấy nhiêu thôi. Ḿnh chậm tiến th́ phải bắt chước.
Những Nụ Hồng Của Máu, bài thơ tân h́nh thức đầu tay của tôi nói riêng, mà cũng là bài thơ tân h́nh thức đầu tiên nói chung, bắt chước cách vắt ḍng của Jean Ristat trong trường ca Ode Pour Hâter La Venue Du Printemps, do nhà thơ Đỗ Kh. việt hóa chuyển ngữ thành câu thơ sáu tám vắt ḍng Đoản Khúc Để Mùa Xuân Tới Vội. Những Nụ Hồng... sử dụng câu thơ bảy chữ, đă được nhà phê b́nh Đặng Tiến khen hay.
Nếu bắt chước mà tạo ra được cái hay th́ tốt, không th́ cũng chả sao. Gabriel García Márquez cũng đă bắt chước — xin miễn đi vào chi tiết — khi viết tác phẩm hiện thực thần kỳ Trăm Năm Cô Đơn nổi danh và được thế giới ngưỡng mộ một thời gian. Nhưng hiện thực thần kỳ đă trở thành nhàm chán. Nay th́ là một cái gông, một đ̣i hỏi, một cái nhăn văn chương khó vứt bỏ của Châu Mỹ la-tinh.
Lê Thị Huệ: Là một người sáng tác hơn 40 năm sống xa nguồn tiếng Việt trên đất Việt, anh nghĩ thế nào về nguồn vocalularies các từ sinh ngữ ảnh hưởng trên công việc sáng tác của anh. Ưu điểm từ vốn từ do được tiếp xúc và sinh sống trong nhiều ngoại ngữ ở thủ đô London ảnh huởng thế nào trên mớ từ ngữ, trên sinh họat sáng tác của anh. Điều ǵ theo anh có thể có (có thể không), có thể thất lợi v́ không được nghe, nói, thực tập, tiếng Việt hàng ngày.
Nguyễn Đăng Thường: London có thể có nhiều ngoại ngữ hệt như ở các thủ đô đa văn hóa khác trên thế giới. Nhưng với tôi, dù ở bất cứ nơi nào, th́ cũng chỉ có vỏn vẹn 3 ngôn ngữ Việt-Anh-Pháp mà thôi. Mọi ngôn ngữ tất nhiên luôn luôn cần phát triển theo nhu cầu, nhờ du nhập tiếng nước ngoài, và các từ đến từ kỹ thuật mới. Rất may là nhờ có internet chúng ta không bị cắt đứt với tiếng Việt trong nước. Các tiếng lóng rất thú vị, rất tiếc là tôi, chúng ta ở hải ngoại chỉ biết được vài từ thông dụng mà thôi.
Lê Thị Huệ: Anh thường viết tay, hay đánh máy các bài thơ của anh ?
Nguyễn Đăng Thường: Đây là câu hỏi quan trọng liên hệ tới cái viết của tôi. Xin thưa: tôi không bao giờ viết tay, luôn luôn đánh máy, rồi xài computer khi nó ra đời. Tôi luôn luôn sử dụng tay trái trong đời sống hàng ngày. Khi đi học th́ phải cầm viết tay mặt. Khác với bây giờ, lúc đó học sinh đều phải cầm viết tay mặt. Tay mặt của tôi yếu, nên cầm viết không được vững vàng, chữ viết của tôi rất nguệch ngoạch, như chữ viết của trẻ con. Bây giờ th́ đă khá hơn, nhưng cũng c̣n tùy vào ng̣i viết và giấy.
Năm 1954, đọc Paris-Match, biết Françoise Sagan sử dụng máy chữ để viết cuốn truyện đầu tay Bonjour Tristersse tôi thích quá. Măi tới năm lên 21-22 tôi mới có tiền mua cái máy chữ Olivetti tiếng Việt, và mấy năm sau đă sử dụng nó để đánh máy bài thơ đầu tay của tôi, Bây Giờ Trên Quê Hương Chúng Ta, trao cho anh Diễm Châu. Tôi chỉ viết được khi ngồi trước máy chữ, máy computer. Tôi phải thấy các câu chữ của tôi như khi nó được in ra. Có thể nói cái viết của tôi về phần h́nh thức bị lệ thuộc trăm phần trăm vào máy móc, kỹ thuật.
_____________
Phụ chú:
Thanh Tâm Tuyền
Bài Ngợi Ca T́nh Yêu
1
Tôi chờ đợi
lớn lên cùng giông băo
hôm nay tuổi trẻ khóc trên vai
t́m cánh tay nước biển
con ngựa buồn
lửa trốn con ngươi
Đất nước có một lần
tôi gh́ đau đớn trong thân thể
những gịng sông những đường cày núi nhọn
những biệt ly rạn nứt ḷng đường
hút chặt mười ngón tay ngón chân da thịt
như người yêu từ chối vùng vằng
Tôi chờ đợi
cười lên sặc sỡ
la qua mái ngói
thành phố ruộng đồng
bấu lấy tim tôi
thành nhịp thở
ngơ cụt đường làng cỏ hoa cống rănh
chảy máu
tiếng kêu
2
Tôi chờ đợi
phổi đầy lửa cháy
môi đầy thẹn thùng
vục xuống nhọc nhằn tổ quốc
nh́n gót giầy miệng uống tro than
nghe tiếng ca của một người không quen
của cuộc đời t́nh nhân
3
Trang sách khởi đầu viết
mắt người cần ánh sáng
môi người cần mặt trăng
bàn tay đ̣i mặt trời
và ngực em tự do
của anh của anh tất cả
Em gối đầu sương xuống
chuyện tṛ bằng bóng ḿnh
Tôi đẹp như h́nh tôi
như cuộc đời
như chút thôi
anh yêu lấy em
Em là lá biếc là mây cao là tiếng hát
sớm mai khuya thức nhiều nhớ thương
em là cánh hoa là khói sóng
đêm màu hồng
Ṿng tay dĩ văng và bát ngát
chỗ yên nghĩ cuối cùng
dưới mắt sao dưới bàn chân những đứa con
4
Tôi chờ đợi
một người không
nhiều người
ở thành phố thiếu thốn
ở làng mạc đọa đày
tôi là tiếng nói là tiếng khóc
những người bỏ đi hẹn trở về
những người mím hơi thừa chịu đựng
tôi chờ đợi
tôi là tiếng thơ là tiếng cười
mai Việt Nam hỡi mai Việt Nam
Nguyễn Đăng Thường
bài ngợi ca chó đá
cập nhựt thơ TTT
1
nó không chờ đợi
nhưng cũng ngồi chơi xơi gió tái
hôm nay tuổi lớn cười trên ngai
ôm ṿng eo gái nhải
xế khủng chại
lẹ hơn máy bai
đất nước có hai ḥn
một đă mất và một chưa chắc sẽ c̣n
những đường cong mông tṛn những vú nhọn
những hoa hậu thời trang những siêu mẫu
chào hàng
diva divo sến lửa ba miền
tư bản đen
xă hội đỏ
trâu chọi người người chém trâu
dồi chó rựa mận giả cầy
rạn nứt ḷng cây
nó không chờ đợi
nụ cười xỏ lá
lưỡi ḅ tàu lạ
sáng lễ hội tối pháo hoa
hàng hiệu giả
bia ôm ngồi
mát xa nằm
chảy mủ
con cu
2.
nó không chờ đợi
phổi đầy ung thư
ngực đầy quá khứ
vút lên đỉnh nhọn núi non
ngó chưn dài váy ngắn môi son
nghe tiếng chửi của từng người rất đông
của cuộc sống đă lộn ṣng
3.
lịch sử chờ sang sông
chữ nghĩa đương lên đồng
thơ ca bỏng rát cổ họng
bàn tay đại gia đ̣i máy mó
cái tự do nơn nà trên ngực em nhỏ
rún bụng là của chung của chung cho tất cả
em gội đầu lải nhải
chuyện tṛ bằng mô bai
ta dẹp như h́nh ta
như cỏ gà
như miếng vá
như chết cha
như bầu trời ấu thơ lông vịt lông gà
em là lá chắn là chấn song là tiếng súng
sớm trưa nuôi dưỡng những điên khùng
anh là tương lai là ánh sáng
nhe răng vàng
ṿng vây ṿng vèo và ṿng vo
chỗ chôn kín bất tận
dưới biển sâu trong bụng sấu những di dân
4.
nó không đợi chờ
một thằng không
nhiều thằng
ở thành phố bụng phệ
ở thôn làng cưỡng chế
đứt hơi thở nghẹn tiếng mớ
những đứa bỏ đi hứa không trở về
những miệng câm lặng thừa sức nặng
hắn là tiếng tru mi là tiếng rú
đêm man rợ hỡi đêm man rợ
(c̣n tiếp)
Nguyễn Đăng
Thường sinh tại Battambang, Cambodge (Campuchia) v́ thân
phụ chống Pháp tranh căi với Phạm Quỳnh ở
Hà Nội nên bị thuyên chuyển. Tốt nghiệp Đại
học Sư phạm Sài G̣n khóa thứ nhất (1961) ban Pháp
văn. Chọn nghề giáo v́ khóa học ngắn (3 năm)
và chỉ phải dạy 16 giờ mỗi tuần. Ra
trường được bổ về Chu Văn An
(hậu thân của Trường Bưởi) và chỉ
dạy ở đây cho tới khi ra hải ngoại. Không
dạy trường tư. Như vậy có thể coi
như đă làm nghề "gơ đầu trẻ"
nhiều hơn là "bán cháo phổi".
Thích viết nhưng viết khó và lười và nên không có
ươc vọng trở thành nhà văn nhà thơ. Nhưng
sau khi măn lính chín tuần (1969) đă được anh Hoàng
Ngọc Biên, bạn học ở trung học và anh Diễm
Châu, bạn của anh Hoàng Ngọc Biên "rủ rê" nên
viết thử chơi. Có một bài thơ hay một bài
“Nhật kư tập thể” đăng trên số thứ ba
của tờ Tŕnh Bày ra ngày 1 tháng Chín 1970. Tiếp tục
đóng góp cho Tŕnh Bày cho tới khi rời Việt Nam sang
Campuchia (1973) rồi sang Pháp (1974). Ra hải ngoại có
văn thơ đăng trên Nhịp Cầu, Vietnam Culture,
Thế Kỷ 21, Văn, Ngày Mới... và gần đây trên
các trang báo mạng. Lao động trí thức khá nhiều
nhưng may thay tới nay vẫn chưa thành nhà văn nhà
thơ.
Tác phẩm:
Nguyễn Đăng Thường, Thơ (Thơ & Thơ
dịch, Tŕnh Bày 1971). Dịch phẩm: Pablo Neruda, Hai
mươi bài thơ t́nh và một bài ca tuyệt vọng
(Tŕnh Bày, 1989); Blaise Cendrars, Văn xuôi của chuyến xe
lửa xuyên Tây-bá-lợi-á và của cô bé Jehanne de France (sau
đổi thành Văn xuôi đường tàu xuyên
Tây-bá-lợi-á và cô bé Jehanne de France, Tŕnh Bày, 1989); Jacques
Prévert, Thơ (dịch tập thơ Paroles chung với
Diễm Châu, Tŕnh Bày, 1993); Samuel Beckett, Tưởng
tượng đă chết hăy tưởng tượng
(Tŕnh Bày 1996), Linda Lê, Tiếng nói (nxb Văn, 2003). Và
nhiều bản dịch Samuel Beckett, Marguerite Duras, Marcelin
Pleynet, Francois Auriégas, Jean Genet... và thơ truyện Nguyễn
Đăng Thường do nhà Giọt Sương Hoa in vi tính
theo dạng thủ công nghệ. (theo tienve.org)
© gio-o.com 2015