phỏng vấn

nhà thơ

Nguyễn Đăng Thường

lê thị huệ thực hiện

Kỳ 1

 

Là một người đọc, có khi tôi t́m đọc những tác giả khó. Những tác giả mà khi đọc cái đầu ta phải làm việc theo tác phẩm của họ. Nguyễn Đăng Thường là tác giả thuộc khuynh hướng này. Mới thoạt đọc, thấy ông viết hơi xâm lăng tấn công, và ông va chạm vào đủ các thứ mạch ẩn nấp. Nhưng bên dưới các bản viết kư tên Nguyễn Đăng Thường là các tiêu hóa kiến thức, trí thức, cảm tính, và văn chương, ở mức độ cực kỳ cao. Điều này gây nên sự chú ư của tôi. Tôi xem anh như là một trong những nhà thơ gây ảnh hưởng trên lớp tác giả trí thức cùng thời tôi, v́ các vận động viết có tính trí tuệ, đối xoáy, và tấn công thẳng thắn của cơi viết Nguyễn Đăng Thường. 

Ông được xem như là một trong những người khởi xướng nhóm Tŕnh Bày cùng 3 tên tuổi: Diễm Châu, Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Đăng Thường. Một trong những đóng góp đáng kể của nhóm Tŕnh Bày là chọn lọc và dịch tốt các tác phẩm thơ văn Tây Phương, giới thiệu vào không khí văn nghệ Sài G̣n thời 1954-1975.  

Ra hải ngoại, ng̣i viết của Nguyễn Đăng Thường vẫn tiếp tục hàng tiền đạo trên các trang Tạp Chí Thơ (Khế Iêm, Đỗ Kh.), Tiền Vệ (Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Hưng Quốc), Thế Kỷ 21 (Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Xuân Đài, đă đóng cửa) từ đó đến nay. 

Sau năm 1975, ông định cư hẳn ở Thành Phố Sương Mù London.

Gió O rất hân hạnh nhận được sự cọng tác trả lời phỏng vấn của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường.(LTH)

 

Lê Thị Huệ: Một khởi động đầu tiên mà anh nhớ măi về sự giao tiếp với sáng tạo. Nói cách khác, là anh biết ḿnh có máu sáng tác từ khi nào ? Cảm xúc đầu tiên hay tác phẩm đầu tiên ấy đến với anh vào thời điểm nào ?

Nguyễn Đăng Thường: Kính chào nhà văn Lê Thị Huệ. Trước tiên xin chân thành cảm ơn Gió-O đă ưu ái dành riêng cho nhà thơ cóc vĩ đại nhứt Việt Nam một cuộc phỏng vấn tận xương tận tủy. Nói theo ngôn ngữ thời đại trí tuệ đỉnh thấp th́ là một buổi, nhiều buổi làm việc tại bót công an văn hóa. Do đó, xin hy vọng nhưng không trong tuyệt vọng, rằng nó sẽ kết thúc bằng sự cố tự treo cổ của kẻ được chiếu cố. He he.

 

Thưa chị, tôi không có kư ức khởi động đầu tiên về sự giao tiếp với sáng tạo. Nhưng ở trường, tôi luôn luôn đứng nhứt, đứng nh́ môn văn và môn vẽ. Tôi làm các bài thơ đầu tiên bằng tiếng Pháp, hơn chục bài, trong năm thi tú tài toàn phần. Sau, được một người bạn mang về Pháp nhờ một hội quán in cho vài chục cuốn.

 

Tôi chọn tựa đề Rainbow cho tập thơ bé tí này, nhại tên nhà thơ Rimbaud tôi yêu mến. Tất nhiên chúng chẳng có tí ǵ là Rimbaud cả, mà chỉ sặc mùi Prévert, Bécaud. Sau khi đi lính chín tuần về, anh Hoàng Ngọc Biên, một bạn học cũ và gặp lại ở quân trường, giới thiệu tôi anh Diễm Châu, thư kư và chủ biên tờ Tŕnh Bày. Bài thơ tiếng Việt đầu tay của tôi, Bây giờ trên quê hương chúng ta, xuất hiện trong số 3 của tờ Tŕnh Bày, b́a vàng (tháng Chín, 1970).

 

Tập thơ Rainbow đă thất lạc. Nhưng tôi c̣n nhớ có đem ra khoe với Đỗ Quư Toàn nhưng không cho đọc, khi anh ghé nhà nhờ tôi duyệt lại bản dịch La plage (Băi biển), một truyện ngắn tiểu thuyết mới của nhà văn Alain-Robbe Grillet, cho trang văn nghệ một tờ nhựt báo. Đỗ Quư Toàn theo ban Việt-Hán tại Đại Học Sư Phạm Sài G̣n. Anh được bổ nhiệm về Chu Văn An như tôi. Tôi thích các bài thơ của Toàn đăng trong tuần san Văn Nghệ ở Sài G̣n dạo đó, t́m cách liên lạc. Toàn dạy buổi sáng, tôi dạy buổi trưa ít có dịp gặp nhau. Nhưng cuối cùng cũng bắt xua được và rủ nhau đi ăn. Lúc đó tôi có cái máy ảnh Nhựt Canon khá tân kỳ. Tôi có chụp hai bàn tay thi sĩ của Toàn, ảnh đen trắng khá đẹp, nhưng không thể mang theo khi trốn đi.

 

 

Lê Thị Huệ:: Thời các anh, nhiều ông trẻ thần tượng Rimbaud ?

Nguyễn Đăng Thường: Dạ không. Chỉ có tôi và Hoàng Ngọc Biên, từ Huế vào Sài G̣n. Rimbaud chưa có trong chương tŕnh học. Ở trường các giáo sư chỉ giảng thơ lăng mạn, thơ tượng trưng của Hugo, Lamartine, Baudelaire, Alfred de Musset... Thật ra Biên và tôi chỉ mê vài bài sonnet có vần dễ hiểu. Và cái huyền thoại nhà thơ học tṛ tỉnh lẻ làm thơ, nổi loạn vài năm, rồi giũ áo đi vào sa mạc hồng không luyến tiếc. Các bài thơ văn xuôi của Rimbaud về sau tôi mới đọc. Ông Huỳnh Phan Anh đọc, dịch, nghiên cứu thơ Rimbaud kỹ hơn tôi. Tôi có mua cuốn Rimbaud toàn tập nhưng chưa đọc hết. Thơ Rimbaud th́ phải đọc đi đọc lại măi suốt đời.  

                                                                                                                                                                                                                            

 

Lê Thị Huệ:: Tuổi thơ của anh có ǵ vui ? Hồi nhỏ anh học tiếng Pháp hay tiếng Việt ? 

Nguyễn Đăng Thường: Ba tôi là người Hà Nội tên Lâm thuộc ḍng họ Nguyễn Đăng có mặt từ thời Bà Chúa Chè. Nhà văn Mai Thảo Nguyễn Đăng Quư và tôi có thể là bà con xa. Ha ha. Ba tôi bị thuyên chuyển sang Cao Miên. Tôi chào đời trên đất Chùa Tháp. Ba tôi mất sớm. Mẹ trẻ đem bảy đứa con lớn nhỏ về sống với ông bà ngoại đă nghỉ hưu tại Cần Thơ, bên một nhánh nhỏ của ḍng Bassac:

 

giống cha tôi mồ côi

năm vừa mới lên một

cha công tử hà nội

con quan dinh một cột

 

nam vang về sài g̣n

ba lái xế mui trần

về nam ḱ để nhận

dốp mới nuôi vợ con

 

giữa đường gặp mưa bự

yếu người nên sưng phổi

quê vợ đặt đít ngồi

từ sống chuyển qua tử...

(Thơ bất tận)

 

Ở gần sông nước nên tôi đă có được thú vui tập lội, tắm sông từ nhỏ. Chèo xuồng, câu cá he vàng. Ban ngày trên sông có những chiếc thuyền vớt cá linh, cá thiểu. Họ ngồi trên xuồng, một tay cầm cái rổ tre, tay kia cầm nắm cám quậy quậy trên mặt nước trong giỏ, chờ cá nhảy vào, bắt cá rất mau, thoải mái, dễ dàng. Thỉnh thoảng má tôi có gọi mua một mớ cá linh để kho tiêu. Đêm xuống có những thuyền bán chè xuôi ngược trên sông nước, ai gọi th́ tấp vô bờ.

 

Trưa trưa có các cô gái đội thúng rổ bán khoai luộc nóng hổi, các gánh chè đi ngang qua nhà. Tôi thích khoai lang tím, khoai từ. Con đông, má tôi thường mua măo các gánh chè xưng xa hột lựu, bánh lọt, ăn mát bụng. Người mua kẻ bán đều vui. Người mua được bớt vài đồng. Người bán được về nhà sớm. Chúng tôi giành nhau tự múc chè. Má tôi và chị bán chè ngồi tâm sự chuyện gia đ́nh. Ở Cần Thơ tới mùa cá, tôi thích ăn cá cháy kho lạt, lúc dọn lên có thêm xoài chua xắt nhỏ, cá he kho với cà chua. Cá cháy ăn luôn xương luôn vảy.

 

Sau 45, lúc tản cư trở về, có thể coi như là thời thơ ấu của tôi đă chấm dứt và bắt đầu cuộc đổi đời lần thứ nhứt. Lúa ruộng không thu góp được. Các chị giúp việc nhà đă bỏ trốn sau cuộc đảo chánh năm 1945, trước khi tản cư. Thỉnh thoảng có vài cái xác lính tây bị trói ké sau lưng, nằm sắp, trôi lên trôi xuống theo ḍng nước lớn nước ṛng, bồng bềnh theo các dề lục b́nh hoa tím. Cái xác tấp vào bến nhà ai th́ người ta lấy sào đẩy nó ra xa cho tới khi chánh quyền vớt nó lên đem chôn. Trên sông cũng có những bó mạ tươi xanh cột lại, nông dân thả trôi theo ḍng nước. Chị Dung và tôi vớt lên được một bó, đào đất trồng dưới gốc cây lê. Tới mùa lúa chín chúng tôi có được vài bông lúa lép. Chúng tôi đă trở thành nông dân khi đi tản cư. Các tṛ chơi khác là bắt dế, bắt cá thia thia, đá lon, đạp xe, đuổi bắt (lính kính ăn cướp). Có một tṛ chơi rất đặc biệt là chỏng xe ḅ, vui nhộn, nhưng kể lại sợ bị dài ḍng. Tóm lại, đó là những tṛ chơi b́nh dân của con nít thời đó.

 

Tôi và chị Dung tập chạy xe đạp trên khúc đường trước sân vận động. Khúc đường này ngắn nhưng rộng. Ở miền Nam lúc đó người ta gọi xe đạp là xe máy. Vào mùa nắng trên khúc đường này, người ta đem phơi các bó nhang vừa làm xong c̣n ướt. Có một thằng khờ, tên Khị, tên của nó hay tên ai đặt cho, con cái nhà ai tôi không biết, chỉ ú ớ khi muốn nói chuyện, hay đi lang thang vào các nhà bếp xin cơm nguội. Một bữa chị Dung và tôi đương đạp xe th́ bị nó chận đường. Hai đứa sợ quá bỏ xe lại chạy về nhà. May thay có một người lớn trông thấy, khoác tay đuổi nó đi. Nó cười h́ h́ rồi bỏ đi. Chúng tôi trở lại dắt xe về nhà.

 

Cách nhà ngoại tôi vài căn là một xưởng nhỏ của người Tàu làm bánh hủ tiếu, bánh tráng. Khi họ xắt bánh hủ tiếu, sáng hôm sau đem ra chợ Cần Thơ bán, má tôi sai các chị ở qua mua bánh vụn, nửa bán nửa cho, đem về xào cho con nít, người giúp việc ăn. Bên cạnh là căn nhà nhỏ có rào của cô Bảy Chơi, một gái buôn hương hạng sang đă quá thời, tóc uốn, c̣n khá đẹp, hành nghề công khai. Khi tây trở lại, nhà thương, lẫm lúa của dượng Hai ở cạnh nhà ông bà ngoại tôi bị tây xung công làm trại lính. Căn biệt thự có lầu của dượng th́ làm chỗ ở cho các sĩ quan. Sĩ quan tây lúc đó mặc sọt, súng sáu mắc vào giây nịt. Thỉnh thoảng có một chiếc jeep đậu trước nhà cô Bảy, không biết tên thật của cô là ǵ. Mạnh ai nấy sống, yên ổn, không phân chia giàu nghèo, không phân biệt giai cấp. Đất rộng người thưa nên không có xung đột giữa các nhà hàng xóm dù ở trong các xóm nghèo.

 

Con đường dọc theo bờ sông này gồm đủ các thành phần trong xă hội. Bên mé sông có nhà của bác Năm thợ bạc, nhà anh Bảy xe lôi, nhà chú Mười Tửng bán hủ tiếu. Nhà làm bánh hủ tiếu có hai người con trai lớn chưa vợ. Anh Dường, lực lưỡng, đẹp trai, thường ở trần, miệng luôn luôn tươi cười. Anh Bón cao gầy. Má tôi không nhớ tên, gọi anh ta là thằng Rặn. Anh Dường đương sức lớn, chưa vợ, sinh lực dồi dào, lúc tắm sông ưa ôm sát tôi vào ḷng, không biết có ẩn ư ǵ không. Được ôm vào ḷng ấm áp khi tập lội lúc nước cạn nên tôi không tách ra. Hai đứa tôi không mặc quần lúc tắm sông. Bà xẩm già bó chưn, là bà nội hay bà ngoại của anh Dường anh Bón.

 

Phía bên này con đường đá lởm chởm chưa được tráng nhựa, có căn nhà cổ của ông Hội Đồng đă về hưu, ngôi biệt thự của gịng họ Phạm Ngọc Thuần quốc tịch Pháp, danh giá ở Cần Thơ. Con trai, con gái đều lấy tên tây để trước tên cha. Khi đổi sang quốc tịch Việt, họ lấy tên Thi, Thư... thay thế cho tên Thuần. Tướng Phạm Ngọc Thảo đảo chánh hụt chính phủ Ngô Đ́nh Diêm, trốn ra chiến khu, rồi ra Bắc theo cộng sản. Anh Phạm Ngọc Thu, chánh án, là chồng kế của chị Ba, sau khi người chồng trước của chị tập kết ra Bắc. Anh Ba, quê quán ở G̣ Công, đă theo học được ba năm Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Anh là giáo sư dạy vẽ ở tư thục Nam Hưng, Cần Thơ. Anh cao lớn đẹp trai. Bọn học tṛ con gái, sau buổi học nắn tượng đất sét, ra bồn nước rửa tay nắm tay thầy để chọc ghẹo.

 

Tôi học trường Việt, theo tiểu học Việt, cho tới khi đổ bằng tiểu học, lúc đó gọi là bằng cao đẳng sơ học (certificat supérieur). Bằng tiểu học (cerificat élémentaire), thi cuối lớp ba. Từ tiểu học lên năm cuối trung học, tôi phải thi tất cả là 5 cái bằng: 2 ở tiểu học, 3 ở trung học: một bằng brevet, hai bằng tú tài. Những kẻ cực đoan chống Pháp bảo đó là chánh sách ngu dân, thi nhiều để cản trở con đường học vấn của dân bản xứ. Tôi th́ nghĩ rằng nói như vậy có thể là không đúng, v́ việc thi cử ở chánh quốc h́nh như cũng y hệt.

 

Lên trung học tôi theo chương tŕnh Pháp —  lúc đó vừa có chương tŕnh Việt với lớp đệ thất đầu tiên trong Nam — cho tới khi đổ tú tài toàn phần. Rồi thi vào Đại Học Sư Phạm Sài G̣n, ban Pháp văn, khóa đầu, mỗi tháng được học bổng một ngàn rưỡi, đi xi-nê, chiều ngồi quán kem, tối vào pḥng trà ca nhạc đă thay thế cho các vũ trường bà Ngô Đ́nh Nhu ra lịnh dẹp bỏ sau vụ vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt át-xít. Các pḥng trà ca nhạc này rất b́nh dân, dành cho bọn sinh viên, khán giả ít tiền, chai nước ngọt, chai bia là giá tiền vào cửa, có thể ngồi coi cho tới khi hết show, chưa phải là pḥng trà ca nhạc sang có bán rượu ngoại khi Mỹ tới, như La Dolce Vita, Queen Bee, Đêm Màu Hồng...

 

Tôi đă nghe Thanh Thúy từ Huế mới vào Sài G̣n hát bài Tiến em tại quán Anh Vũ trên đường Phạm Ngũ Lăo có nhiều quán phở, ṭa soạn. Chị Hiền, du học Pháp trờ về, bạn đồng khóa, nói Thanh Thúy cái đầu to hơn thân ḿnh, không cân xứng. Ca sỉ Bích Chiêu chưn cao chưn thấp nên lúc ra sân khấu hát phải đong đưa cái chưn ngắn từ sau ra trước và ngược lại theo điệu nhạc. Tôi mê nghe hát nên không để ư, chỉ thấy họ đẹp và hát hay. Lúc đó Thanh Thúy là Juliette Gréco Việt Nam của tôi. Cơm nước mẹ già tiếp tục nuôi miễn phí.

 

Ở tiểu học — 5 năm — chương tŕnh học gồm nửa ta, nửa tây. Mỗi tuần phải viết ám tả (chính tả) tiếng Pháp, làm luận văn tiếng Pháp. Ở trung học, ngoại trừ thầy Việt văn, các giáo sư Việt đều nói tiếng Pháp khi giảng bài. Sử Việt chỉ học đại khái thời tiểu học. Ở trung học chỉ học sử Pháp, địa dư Pháp. Ở tiểu học, con trai con gái đều đi chưn không tới trường cũng như lúc ở nhà. Con trai mặc sọt, sơ-mi. Con gái mặc đồ bà ba, tóc kẹp sau lưng rất nhà quê.

 

Tôi nhớ ở tiểu học Biên Ḥa chỉ có một lớp dành riêng cho con gái, lớp nh́, do cô Hữu hiền lành, mặt bị mụn cám, chưa chồng, lănh dạy. Khi học sinh làm ồn, cô đặt ngón tay trỏ trên miệng như đầm, nói: su su (chu chu, chuchoter, nói khẽ) nên chúng tôi đặt tên cho cô, là cô Sù. Không biết mấy đứa con gái nhỏ mới nhập trường học ở đâu, v́ tôi không nhớ có lớp học chung nam nữ.

 

 

Lê Thị Huệ:: Anh có bao nhiêu anh em trai, bao nhiêu chị em gái. Má anh ảnh hưởng trên anh điều ǵ nhất ? Trong số đông các anh chị em, anh trai, chị gái, em trai, em gái, ai là người thân thiết với anh nhất ?

 

Nguyễn Đăng Thường: Ba chị gái, ba anh trai. Tui là cậu út, có chị vú tên Tiệc dắt đi chơi, tắm rửa, cho ăn, cho tới khi chị trốn nhà "theo trai", một anh thơ điện. Tôi có kể chuyện chị vú Tiệc trong một bài thơ tự do, không nhớ đă gởi cho báo nào. Sau đây là vài khổ thơ bất tận về chị vú của tôi:

 

anh tích và chị tiệc

bố mẹ bán trừ nợ

bị ai mắng ai nhiếc

trả lại tôi tuổi thơ

 

thơ bỗng thoát ra ngoài

hiên cũ không mưa thu

thánh thoát rơi sân ngoại

bàn tay trẻ sờ vú

 

mẹ tôi trong giấc ngủ

ngàn thu trong sương mù

tôi bước theo chân gă

du đảng tới cuối ga

 

a pô li ơi xinh

khúc ca gă lụy t́nh

ba lan vẫn xác xơ

quê cha anh c̣n nhớ...

 

Tích, Tiệc, v́ bị ám ảnh bởi cái đói, cái đói quanh năm. Bà ngoại tôi "mua" và cho cả hai theo má tôi khi má tôi lấy chồng. Ở nhà chủ, chị Tiệc béo mập ra, da thịt trắng hồng. Anh Tích về sau trốn nhà, đăng lính cho tây, sang Pháp. Tôi không có kỷ niệm về anh Tích. Ông ngoại tôi là người Nam, gốc Phú Lâm hay B́nh Chánh. Bà ngoại tôi là gái Tàu. Theo lời bà d́ Sáu kể lại (má tôi thứ năm), khi lấy chồng Việt bà ngoại muốn đoạn tuyệt hẳn với gia đ́nh. Hai người em trai mặc đồ tàu tới thăm, bà đuổi đi, không tiếp. Tôi không thể h́nh dung cuộc t́nh thời thanh xuân của ông, bà ngoại tôi, cớ chi cô gái Tàu kia đă đoạn tuyệt với gia đ́nh ḿnh.

 

Bà ngoại tôi nhai trầu, thích ăn nước mắm nhỉ thượng hạng. Một vài tháng có một bà bán nước mắm ghé qua nhà với vài chai nước mắm nho nhỏ như lọ nước hoa, để bà tôi nếm thử, trước khi đặt mua. Ông ngoại tôi làm tham tá, bị đổi ra Hà Nội, sanh được 4 công tử 3 công nương. Không hiểu sao, ngoại trừ bà d́ Hai, má tôi, và cậu Long (thứ tám) nói giọng Nam. D́ Sáu và cậu Bảy (Phạm Văn Hạnh tác giả tập thơ văn xuôi Giọt sương hoa, thuộc nhóm Xuân Thu Nhă Tập, bạn rất thân với Nguyễn Tuân) nói rặc giọng Bắc. Má, d́, cậu tôi gọi ông bà ngoại tôi là Thầy, Mẹ. Mợ Bảy vợ cậu Hạnh có nói khi di tản qua Mỹ ở Syracuse gần New York, một hôm mợ đi làm về vào pḥng nằm nghỉ. Một lúc sau cậu Bảy vào gọi mợ ra lạy bàn thờ. Hôm đó là ngày giỗ, cậu Bảy mua một con vịt Mỹ đem về luộc. Cậu nói lúc c̣n sống Thầy thích ăn vịt luộc. Cậu Bảy ít nói. Má tôi và bà d́ Sáu dùng từ đánh giấm. Tụi nhỏ đánh giấm tặng nhau cười hí hí.

 

Chị Ba có kể chuyện lại rằng mấy đứa nhỏ và bà d́ Sáu, buổi chiều cơm nước xong ra ngoài sân ngồi hứng mát trên ghế băng. Có một đứa ăn sầu riêng thả bom. Bà d́ Sáu hít hít rồi nói : Sầu riêng ở đâu thơm quá. Chị Ba có tính hay khôi hài, nên chúng tôi không biết đó là chuyện thiệt hay bịa.

 

Bà d́ Sáu có ngôi biệt thự khá to ở Sài G̣n, đối diện vườn ông Thượng (vườn Bồ Rô), vườn hoa duy nhứt rất đẹp do người Pháp xây cất. Con đường này tên Verdun thời tây, rồi  Nguyễn Văn Thinh thời ta, rồi Cách mạng Tháng 8 thời cộng. Nay nó đương được, bị mở rộng thêm, chiếm các sân trước nhà, lấn vào nhà d́ Sáu tới thềm. Nếu xui xẻo có thể bị cắt xén thêm, mất nửa nhà.

 

Có thể bà d́ Hai sanh Nam, má tôi lấy chồng rời Hà Nội sớm nên cả hai đều nói giọng Nam. Má tôi lấy chồng năm lên 16. Ảnh hưởng của má tôi có thể là sự nhẫn nại, hy sinh suốt cả đời cho con cái sau khi chồng chết. Một t́nh thương âm thầm, không bao giờ thổ lộ, đau khổ giữ kín. Buồn đau thế mấy cũng không khóc. Má tôi và d́ Sáu là hai người đàn bà không nước mắt. Nghèo nước mắt nhưng giàu t́nh thương.

 

Đám con trai, con gái hiếu thảo của bà từ bé tới khi trưởng thành đều coi sự nuôi nấng, hy sinh của mẹ như một điều tất nhiên. Tôi đă không nói dạy dỗ, v́ má tôi không răn dạy tôi điều ǵ cả. Chỉ lo ăn, lo mặc là đủ mệt rồi. Luân lư, đạo đức có sẵn trong gia đ́nh, rồi được dạy thêm ở trường. Không một lời cảm ơn, không một món quà, dù mọn, để biếu mẹ. Phần thưởng cuối đời của bà là tai biến mạch máu năo. Bị tê liệt nửa người, mất tiếng nói, hơn hai năm trời nằm ngữa nh́n lên trần nhà, chờ chết.

 

Khi bà qua đời, đám con c̣n lại sáu đứa, cộng thêm rể, dâu không ai nói với ai một lời. Mặc cảm tội lỗi, hay t́nh thương mẹ dồn nén bao năm, bùng phát lên bằng những căi vả, không đồng ư với nhau chỉ v́ vài chuyện cỏn con. Anh Cương, lớn hơn tôi hai tuổi, bị bắt lính, vào hôm cuối cùng bỗng dưng xuất hiện khiến cả nhà chưng hửng. Vậy là đám con đă có mặt đầy đủ để tiển đưa mẹ tới nơi an nghĩ cuối cùng. Ông sư coi ngày tốt để hạ huyệt, nói phải chờ ba, bốn ngày giữa mùa nắng gắt.

 

Trước hôm động quan, nắp ḥm bật lên, phải niềng ba ṿng sắt. Khách khứa bàn ra nói vào: người chết giận v́ đám con không ḥa thuận, niềng nắp quan tài lại như vậy linh hồn sẽ không siêu thoát, v.v... Thương mẹ và hối hận, nên tôi như điên như dại, tin dị đoan. Khi ḥm đă hạ huyệt, tôi đ̣i phải tháo bỏ ba cái niềng sắt. May thay giữa trưa nắng gắt nắp ḥm không bật tung lên.

 

Trở về nhà, tôi nổi cơn, mắng chửi, cầm quạt giấy quất vào mặt ai đó. Ông sư trẻ đương đọc kinh tiếp hốt hoảng quơ chuông quơ mơ bỏ chạy. Má tôi pháp danh Nguyệt Ḥa. Tôi theo chủ nghĩa vô thần, nhưng trong những lúc lo sợ vẫn cầu nguyện Chúa, Phật, Trời.

 

Chôn cất, xây mộ xong được vài năm, tưởng rằng bà đă được yên thân, th́ lại được nhà nước v́ dân giải phóng, dẹp hết các nghĩa trang tương tế ở Sài G̣n. Hài cốt được hỏa táng, hủ tro gởi vào chùa Vĩnh Nghiêm. Tôi buồn bă sau khi mẹ qua đời. Một đứa học tṛ cũ, lúc tan giờ học ra lấy xe, nó xe đạp, tôi Honda, nó nh́n tôi nói: Thầy bây giờ già quá. Lúc mới được bổ nhiệm về Chu Văn An, tôi là giáo sư Pháp văn trẻ nhứt, rất tây.

 

Khi con cái đă khôn lớn má tôi tái giá với một ông Huyện đă về hưu, gốc Biên Ḥa. Ông là chủ tịch hội SAMIPIC, đă cùng với ông dượng Sáu sáng lập trường Đức Trí, trường nữ trung học tư thục đầu tiên ở Sài G̣n. Đức là tên ông dượng Sáu, Trí là tên cậu con trai út của dượng.

 

Thời con gái má tôi rất đẹp. Ba tôi là sinh viên trường thú y, đă ra trường. Có một anh sinh viên trường thuốc năm thứ ba ở Hà Nội rất si t́nh má tôi. Căn nhà do chính phủ cấp gần hồ Hoàn Kiếm khá rộng. Bà ngoại tôi nuôi trọ sinh viên để kiếm thêm tiền, phần đông từ Nam ra Hà Nội học cao đẳng. Nhờ vậy mà ba cô con gái đều có chồng bác sĩ (d́ Hai), thú y (má tôi), kỹ sư (d́ Sáu). Gọi bác sĩ, thú y, kỹ sư cho nó oai, chớ thật ra lúc đó tây chỉ cấp cho bằng y sĩ (médecin), thú y Đông Pháp (không chánh ngạch), chuyên viên kỹ thuật (agent technique).

 

Ba tôi mất sớm. Ông bác sĩ si t́nh má tôi, vợ cũng qua đời sớm. Ông ta muốn tái giá với má tôi nhưng bà không chịu. V́ mỗi bên đă có bảy đứa con riêng. Má tôi nói ở chung một nhà để chúng nó đánh nhau làm giặc trong nhà à. Khi cả hai sắp về chiều, ông bác sĩ kia có t́m gặp lại má tôi một lần nữa. Hai ông bà ra Chợ Cũ ăn cơm rồi đi dạo phố Sài G̣n nhắc lại chuyện xưa, có chụp chung một tấm h́nh trên đường Catinat (Tự Do). Má tôi cất tấm h́nh đó trong ngăn tủ máy may. Khi bà qua đời, tôi trở về căn phố cũ để dọn dẹp giấy tờ mới khám phá ra tấm h́nh, đốt bỏ.

 

Má tôi qua đời, tôi buồn nên t́m đường ra hải ngoại, sang Pháp. Từ nhỏ tôi đă chứng kiến quá nhiều cái chết nên không thể tỉ tê trong thơ. Thơ Hồ Xuân Hương, thơ Trần Tế Xương che giấu những giọt nước mắt bằng những tiếng cười. Nước mắt của một phụ nữ cô đơn. Nước mắt của một nho sĩ thất chí. Tiếng cười trong thơ thay cho tiếng khóc: cười để khỏi khóc. Tôi cười cho thân phận ḿnh. Cười cho số phận của quê hương:

 

Trông lên th́ chẳng bằng ai

Đến khi trông xuống thảy đều hơn ta

 

Người anh lớn của tôi bỏ học ra chiến khu năm 17-18 tuổi trước khi thi tú tài. Vài năm sau bị tây bố ráp bắt được, giam anh tại trại tù Tân An. Anh bị bắt v́ phải quay lại căn cḥi lấy cái cặp da đựng tài liệu và khẩu súng sáu, chưn bị lún trong bùn, trong khi các đồng chí khác chạy thoát. Cả nhà không ai hay biết. Một hôm có người liên lạc tới cho hay, vài tháng trước khi anh chết. Cuối cùng anh xin giấy bút tự nhận tội bằng tiếp Pháp. Người Pháp chủ trại thương t́nh nên đối đăi tử tế hơn.

 

Ở trại giam, anh bị bắt cho phơi nắng mỗi ngày nên bị sưng màn óc. Má tôi xin tá túc trong ngôi chùa gần bên. Mỗi buổi sáng bà mua gói xôi, gói bắp, chiếc bánh dừa, tô hủ tiếu tới gần dăy rào kẻm gai nơi tù nhân ra rửa mặt, làm vệ sinh, đưa cho anh. Anh tôi nói: Con ở đây không sao, má về nhà lo cho các em đi. Vài ngày trước khi anh ĺa đời, không tiểu tiện được, bụng ph́nh lên. Nhà chùa cho một miếng đất để chôn, gần bờ sông, dưới chân cầu Bến Lức. Hy vọng nó vẫn c̣n nằm yên tại chỗ.

 

Ba cô em họ học Marie Curie, con d́ dượng Sáu, thần tượng anh tôi. Họ dán h́nh anh tôi vào trang đầu quyển an-bom, phía dưới tấm ảnh ghi hai câu thơ Tố Hữu: Có ai hiểu nỗi hờn ghê gớm, Trong mắt người trông với núi sông. Các cô em họ chép thơ Tố Hữu in xưng xa mực tím chữ tỏ chữ mờ, từ Bắc đem vào Nam, từ chiến khu mang về thành. Một người chị của tôi tên Dung — Phương Dung — nữ sinh nội trú Gia Long, lớp đệ tam, tổ chức cuộc băi khóa, rồi leo tường nhảy ra ngoài, xuống đường đi biểu t́nh chống Pháp, với Trần Văn Ơn.

 

Trần Văn Ơn bị bắn chết (1950). Chị tôi bị đập dùi cui bể đầu, có thể là một nguyên do cho bịnh tâm thần của chị về sau. Chị bị đuổi học. Sợ công an theo dơi, má tôi dắt chị lên Biên Ḥa ở nhà anh chị Hai, nơi tôi đă ở từ năm 1947 để học tiếp cho hết bậc tiểu học. Chị Dung lấy tập thơ Tỗ Hữu chép tay rất đẹp, mở ra đọc bài Mồ côi, hỏi tôi hay hông. Tôi rơm rớm nước mắt quay mặt nh́n ra cửa sổ.

 

Sau cái chết của anh tôi, hai cô em họ cũng bị đuổi học và một người anh rể, chồng chị Ba, bỏ học bỏ gia đ́nh ra chiến khu. Sau Hiệp Định Genève chia cắt đất nước, họ tập kết ra Bắc. Một cô em họ tên B́nh Thanh, giỏi tiếng Pháp, tiếng Anh, cuối năm đệ nhị lănh prix d'excellence (giải ưu) của hoàng hậu Nam Phương sách ôm không hết.

B́nh Thanh được biệt phái làm thông dịch viên cho bà B́nh, bộ trưởng Bộ Ngoại Giao lúc đó, để tham dự các cuộc ḥa đàm. Cả hai có chụp h́nh chung với Jane Fonda tại Paris (1972).

 

Trong 3 tháng nghỉ hè ở nhà d́ dượng Sáu chúng tôi dựng kịch Ải Nam Quan, kịch thơ của Hoàng Cầm. B́nh Thanh đóng vai Nguyễn Phi Khanh, khăn đóng áo dài, đeo gươm. B́nh Trang đóng vai Nguyễn Trải hay tráng sĩ, tôi không nhớ. Chị Dung đóng vai sơn nữ tay mang lẳng hoa. Tôi đóng vai cậu bé đưa thư. Các buổi tập dợt hay bị gián đoạn v́ gây gổ. Đêm ra mắt, cơm chiều dọn dẹp rửa chén xong mấy chị giúp việc được mời lên lầu làm khán giả danh dự, v́ chẳng có ai khác, v́ là một buổi diễn chui, có trưng cờ đỏ sao vàng, hát Tiến Quân Ca. Tuy vậy, đương hát nửa chừng th́ ông dượng Sáu lên bắt dẹp. Ở trường B́nh Thanh và các bạn diễn kịch Đi Chùa Hương. B́nh Thanh trong vai văn nhân, chị Đoan rất đẹp đóng vai cô gái, khăn mỏ quạ, áo tứ thân.

 

Cuộc đời theo cách mạng của mười nữ sinh ưu tú Marie Curie, trong số này có Lưu Hữu Tuyến em gái nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, đă được kể lại trong cuốn Mười ngả đường đời (nxb Phụ Nữ, 1998).

 

Trong lời giới thiệu cuốn sách có ghi lời b́nh luận của cô Patricia Norland, một nhà sử học trẻ của Mỹ: Cuộc đời của họ là một bức tranh tổng quát có một không hai về lịch sử cận đại Việt Nam... Rất ít người Mỹ biết rơ nguồn gốc và động cơ thúc đẩy đối phương của ḿnh. Làm sao chúng ta có thể hiểu được một dân tộc khác nếu chúng ta không biết ǵ về những động lực cơ bản đă nhào nặn nên lịch sử và tính cách của họ ?... Như một nhà b́nh luận đă khẳng định: Những chuyện xảy ra trong lịch sử cận đại Việt Nam không chỉ thuộc về một nước, một dân tộc hay một thế hệ. Chúng có giá trị toàn cầu.

 

Lời giới thiệu cũng có ghi: Chị Cúc Xuân, người đă từng học cùng lớp với Trần Văn Ơn, không hề ngờ là hôm đó chúng bắn vào học sinh - lần đầu tiên nh́n thấy cảnh đó trước công viên dinh Gia Long. "Tụi tôi núp vô một nhà bên công viên. Phương Dung, chị họ của B́nh Thanh bị đánh bể đầu phát điên suốt đời".

 

Nhà sử học Patricia Norland tất nhiên đă không phân biệt chiến tranh chống Pháp và chiến tranh đánh Mỹ. Các cô nữ sinh ngây thơ, dạt dào t́nh yêu quê hương, ôm ấp những lư tưởng cao đẹp, cũng như những người yêu nước khác, trong số này có người anh lớn của tôi, đă bị những lời tuyên truyền của Việt Minh đánh lừa. Cũng may là các cô nữ sinh này thảy đă sống sót trở về Nam, trở lại mái trường xưa ngồi dưới gốc cây cũ chụp chung một tấm h́nh kỷ niệm mới.

 

Tuổi trẻ hy sinh mong sẽ có tự do, bác ái, công bằng, liberté, fraternité, égalité. Họ học trường đầm, mặc jupe mặc blouse đơn sơ may nhà, cuối cùng phải đau ḷng chứng kiến cảnh đất nước hôm nay. Cái thế hệ theo Tây học trong Nam lẫn ngoài Bắc và con cái của họ, giai cấp nhà giàu mới của chủ nghĩa thực dân trên đất nước chúng ta vẫn đậm đà t́nh yêu quê hương và muốn giải phóng đất nước. Cái thế theo Nga theo Tàu ở miền Bắc rồi miền Nam và con cái của họ, giai cấp nhà giàu mới của chủ nghĩa cộng sản sau chiến tranh, ngày nay chỉ lo ăn chơi đua đ̣i khoe của.

 

Sau chiến tranh, nhờ được cô em họ đề cử, bà già tôi (đă qua đời, tôi ở hải ngoại) được trao tặng bằng mẹ chiến sĩ anh hùng, thời bao cấp mỗi tháng gia đ́nh được cho vài hộp sữa, chị Hai tôi lănh. Anh rể tôi tên Khoa ­­— bạn học cũ với anh lớn tôi cũng tên Khoa đă ra chiến khu — chồng chị Dung, là một bác sĩ khá giàu có ở Cần Thơ. Sợ bọn cán bộ tới hôi của, anh cho lộng kiếng tấm bằng "mẹ chiến sĩ anh hùng" treo giữa pḥng mạch. Chị Dung là hoa khôi nội trú Gia Long. Anh Khoa của tôi, (thứ 3 trong gia đ́nh), ít nói như cậu Bảy, có nụ cười lạt thếch, đă ảnh hưởng tới t́nh yêu quê hương của tôi.

 

Phía cộng ḥa, tôi có một người cháu rể, đổ bằng kỷ sư hành chánh, được bổ làm trưởng ty hay phó trưởng ty, phải đi lao động cải tạo, bỏ thây ngoài Bắc. Vợ nó và hai con nhỏ, một gái đầu ḷng và một con trai, di tản sang Mỹ. Cuối niên học, thằng con trai lên bục kể lại chuyện gia đ́nh và cái chết của ba nó trước đám cử tọa gồm giáo sư, cha mẹ học sinh, mọi người đều bùi ngùi.

 

H́nh như nó là bạn đồng khóa với Đinh Linh. Nó muốn trở thành nhà văn, có gởi meo thăm tôi và xin tôi cho những lời chỉ dẫn khuyên bảo, nó nói kiểu như Thư gởi cho những người trẻ tuổi của Rilke. Tôi nói muốn viết th́ phải tự học. Nhưng nó không viết được, dù có biên tập với Đinh Linh một tuyển tập các truyện ngắn Việt dịch sang tiếng Anh, xuất bản bên Mỹ. Bây giờ tôi không biết nó đương làm nghề ǵ.

 

 

Lê Thị Huệ:: "Vài cái xác lính Tây tay bị trói ké sau lưng, nằm sấp, trôi theo các dề lục b́nh hoa tím”. Ẉa, tâm tư của một cậu bé lúc nh́n thấy các h́nh ảnh này như thế nào ? Biết là anh thường diễu cợt tất cả mọi chuyện, nhưng đọc câu mô tả trên, thấy một h́nh ảnh xi nê đẹp.

 

Nguyễn Đăng Thường: Cám ơn nhận xėt rất tinh tế của chị. Chí ít th́ người chết cũng đă lênh đênh trên sông nước với hoa trước khi được vớt lên. Thật ra cậu bé lúc đó chưa có cảm nghĩ. Chỉ chạy dọc theo bờ sông với đám bạn nhỏ coi chơi một hồi rồi giải tán. Cái xác trôi tấp vào bến nhà ai th́ họ lấy sào đẩy ra cho tới khi nó được chính quyền vớt lên đem chôn. Năm 45, trước lúc tản cư và sau khi tây đă rút khỏi Đông Dương, vài tù nhân chính trị từ Côn Nôn về có đem theo mấy con ba ba rất lớn, để trên sân sau, gần bờ sông trong dinh ông chánh, tụi tui có vào coi.

 

 

Lê Thị Huệ:: Người Pháp tiếng Pháp ở Việt Nam. Anh được, bị, học, và chắc cũng đă mê lắm mới sáng tác theo Rimbaud. Tôi và anh cũng đều được, và bị học những nguồn văn hóa của các đế quốc xâm lăng mang đến Việt Nam. Và rồi chúng ta bị, được, yêu các nguồn văn hóa của các kẻ khống chế đời sống chúng ta. Bây giờ ra ngoài Việt Nam lâu năm, mà vẫn cứ viết tiếng Việt vanh vách. Anh có thể nói những nhận xét về hiện tượng bi kịch chồng chéo này của những kiếp người ly hương khốn nạn lẫn may mắn như chúng ta ?

 

Nguyễn Đăng Thường: Đối với tôi, văn hóa và văn minh Pháp đă có ảnh hưởng tốt, nên không có xung đột. Tôi không những dễ dàng chấp nhận nó một cách hồn nhiên, mà c̣n luôn luôn muốn tiếp nhận thêm cho tới lúc chết. Tôi may mắn có khá đủ học thức, kiến thức, hiểu biết, để phân biệt giữa ảnh hưởng tốt và ảnh hưởng xấu. Thiển nghĩ của tôi là chúng ta không nên tự ái, tự ti, tủi thân, bi thảm hóa số phận "nhược tiểu", "nô lệ", "lưu vong".  Thuộc địa, di tản là định mạng của dân tộc Việt. Định mạng, bởi lẽ chúng ta không thể chọn cha mẹ, chọn đất nước, chọn thời đại khi sinh ra, th́ đành phải chấp nhận thôi.

 

Lỗi không ở nơi người dân, hay ở chúng ta những người cầm bút, mà ở các ông vua, hoàng đế thời xưa, đă ít khôn lanh hơn các nước láng giềng như Thái, Nhựt. Dù sao, chế độ nô lệ, thuộc địa, đế quốc xâm lăng, là một giai đoạn của lịch sử đă có từ ngàn xưa ở Ai Cập, Hy Lạp, Trung Hoa. Đó là cách để nhân loại phát triển, để ra bước ra khỏi thời kỳ bộ lạc. Về sau và ở thế kỷ 19, để một nước bé nhỏ như Tây-ban-nha, Bồ-đào-nha, Anh, Pháp trở nên giàu mạnh. Trong cuộc Nam tiến, Việt Nam đă chiếm đất Chiêm Thành, đất của Cam Bốt. Nó c̣n đương tiếp diễn với Nga, Tàu hiện nay. Cái may là chúng ta chưa bị mất nước, chưa bị đồng hóa, bị diệt chủng như Chiêm Thành, dân Aztec, người Da Đỏ. Sau đây là vài cảm nghĩ châm biếm của tôi trong tập Thơ bất tận đă được Giấy Vụn xuất bản năm ngoái, 2014:

 

thế giới ngày hôm nay

thế giới của ngày mai

ai đúng và ai sai

thế giới này của ai

 

thế giới này của tôi

bởi tôi chỉ có nó

không chọn cha mẹ tôi

tôi cũng không chọn nó

 

thế giới không của bạn

cứ bán tôi sẽ mua

kí hợp đồng dài hạn

xông xuôi rồi bắt xua...

 

Trả lời phỏng vấn, nhà thơ Charles Simic có nói: "Cuộc đời rất tuyệt vời, thế nhưng chúng ta bị bủa vây bởi những thảm kịch mỗi ngày, nếu không của ta th́ của tha nhân. Tôi để cho độc giả tự suy luận qua từng bài thơ. Tôi chỉ tường thuật lại cảm giác của riêng tôi về thế giới, những cái đẹp của nó và những cái ác của nó."

 

Cái mà chị gọi là văn hóa xâm lăng của Tây phương, nếu tôi hiểu không sai, thật ra tôi thấy nó không đáng sợ. Cùng v­ới sự bốc lột, nhưng ít thẳng tay hơn các chế độ cộng sản ngày nay, người Pháp cũng đă mang tới cho chúng ta ánh sáng văn minh và nhiều thứ khác nữa. Nếu không có trường học và học vấn miễn phí dưới thời Pháp thuộc, có thể tôi và nhiều người khác nữa, đă không được cấp sách tới trường. Trước đó, ai may mắn hơn th́ có thể được một ông đồ dạy viết chữ nho, ê a Tứ Thư, Ngủ Kinh. Văn hóa ngoại xâm luôn luôn là con dao hai lưỡi. Nó vừa nô lệ hóa vừa cung cấp cho ta phương tiện để tự giải phóng, kể luôn văn hóa Tàu đă cho ta Hán tự, nghĩa là chữ viết, và đạo đức Khổng Mạnh để tổ chức xă hội, gia đ́nh. Các dân tộc thiểu số miền thượng du tới nay vẫn chưa có chữ viết.

 

Tuy vậy, chúng ta cũng nên sáng suốt. Các chiến thắng xưa, đứng vững ngàn năm, hai cuộc chiến tranh thắng Pháp, thắng Mỹ có thể được, bị lạm dụng để che mắt. Trung Hoa ngày xưa khác với Trung Quốc ngày nay. Ngày xưa, xua quân qua biên giới không dễ dàng, vơ khí của đôi bên đều là cung tên, giáo mác, quân thù ở xa. Ngày nay sự chênh lệch kinh tế, vơ khí, quân đội giữa hai bên quá lớn. Kẻ thù đội lốt đồng chí đương ở trước mặt, bên hông, trong ḷng đất nước.

 

Khi trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập, các giáo sư Pháp đă khuyến khích sinh viên trau giồi, khai thác các kỷ thuật cổ truyền như sơn mài, tranh lụa. Không có trường mỹ thuật, các họa sĩ của ta sẽ không biết sử dụng sơn dầu, phấn tiên. Cái đáng sợ là chủ nghĩa công sản, chủ nghĩa tư bản đỏ bây giờ: kiểm duyệt, dân tộc tính rởm, lễ hội bị khai thác, thương mại hóa tối đa, ḥng ru ngủ, để cho dân ngu có một cái ǵ đó để tự hào. Dân chúng càng ngày càng thêm dốt nát, tin dị đoan, buôn thần bán thánh, dùng bạo lực để đối xử với nhau.

 

Tôi viết tiếng Việt v́ quen dù c̣n vụng về, v́ nó dễ hơn tiếng Pháp, tiếng Anh. Nhứt là v́ có nơi để gởi bài, và hy vọng có người đọc. Đinh Linh có dịch một, hai bài thơ của tôi nhưng chắc chỉ có vài độc giả của tờ tạp chí đó đọc thôi. Mong Đinh Linh, nếu không được các ông Pulitzer chiếu cố, th́ cũng sẽ được trao cho một giải thưởng thơ nào đó.

 

Thiển nghĩ của tôi là ai viết được tiếng ǵ th́ cứ viết, muốn viết cái ǵ th́ cứ viết, ở đâu cũng vậy, trong nước hay ngoài nước, không cần quan trọng hóa vấn đề, chức năng và ḷng yêu nước của nhà văn, trăn trở nọ kia kia nọ, ḍng chánh, ngoài luồng. Ở hải ngoại, ai có tác phẩm hay, đáng đọc sẽ nổi tiếng trong cộng đồng, rồi cả nước, rồi khắp thế giới qua bản dịch. Thế giới đă trở thành một ngôi làng với thị trường chung, với internet. Henry James, Joyce, Beckett, Conrad, Nabokov, Simenon, Singer, Brodsky, Kundera, Arenas, Hosseni... đâu cần nhăn hiệu nhà văn lưu vong. Và Phạm Thị Hoài. Và Dương Thu Hương. Và nhạc sĩ Chopin. Và Liszt...

 

Nói về tính dân tộc, Nabokov trong một buổi nói chuyện (lecture) về văn chương ở Wellesley College hay Cornell University, đả kích cái "linh hồn Nga" trong tác phẩm của Dostoievski. Nabokov phủ nhận toàn bộ tác phẩm của Dostoievski và của Gorki. Dostoievski ngày nay vẫn c̣n độc giả. Gorki th́ chắc không c̣n được bao nhiêu. Nabokov có nói một độc giả tốt cần có 4 điều kiện: một cuốn từ điển, trí tưởng tượng, trí nhớ tốt, và đôi chút cảm nhận về nghệ thuật. Độc giả không nên ḥa ḿnh với nhân vật. Người b́nh dân coi cải lương nghĩ ḿnh là Kiều nên chửi mắng Sở Khanh, Tú Bà, Hoạn Thư. Độc giả lư tưởng phải là một người xa lạ khi tiếp cận tác phẩm. Solzenitzyn thần tượng chủ nghĩa quốc gia nên không thể sống và viết thoải mái ở Mỹ. Nhà phê b́nh Nguyễn Hưng Quốc quan tâm đến — để tránh nói là đặt nặng — các vấn đề lưu vong, đa văn hóa, nhưng ông vẫn sống vui vẻ và viết dễ dàng ở hải ngoại. Linda Lê th́ không hoàn toàn thoải mái nhưng vẫn viết khá đều tay.

 

 

Lê Thị Huệ:: Bắt đầu trả lời phỏng vấn, anh chứng tỏ cái tinh thần diễu cợt và nghi ngờ về một sinh hoạt. Điều này đă thể hiện trong nhiều sáng tác và bài viết của anh dạo sau này. Điều này làm cho các bản văn kư tên Nguyễn Đăng Thường có một mức độ khả tín và đáng yêu rất riêng biệt, mà không phải ai cũng có thể sở đắc được. V́ phải tới một tŕnh độ, mức độ, và tài năng nào đó, mới biến hóa triết lư xem thường đời sống này thành một thái độ “văn chương” đáng đọc. Tôi muốn hỏi từ bao giờ anh thâu tóm tinh thần này vào trong ḿnh.

 

Nguyễn Đăng Thường: Cám ơn những lời khen tặng ưu ái của chị dành cho tôi. Tôi cũng có thể lợi quả bằng cách nói rằng: Phải có một tŕnh độ, mức độ, và tài năng cao hay khác thường để nh́n thấy cái đẹp trong những cái tào lao tôi viết ra. Xem thường đời sống thật ra là vẫn c̣n để ư tới nó đó chớ, là c̣n có phản ứng, là chưa hoàn toàn hững hờ. Có khi người ta giả bộ chê bai hay coi thường nọ kia chỉ v́ chưa có đó thôi. Lư luận cho thêm chuyện, chớ tôi hoàn toàn đồng ư với nhận xét của chị, và tất nhiên hoan nghinh hết ḿnh cách đọc tôi của chị. Tuy nhiên, tôi nghĩ đa số độc giả, nếu có đọc tôi, hễ dễ dăi vui tính một tí, th́ sẽ mỉm cười, rồi quên ngay. Đối với những độc giả trân trọng văn chương quá mức, các nhà phê b́nh, nếu có, th́ có thể đó chỉ là những tṛ đùa, hoặc nhảm nhí, hoặc vô duyên, hay chưa tới:

 

dù là đứa ngu si

hay là đại thi sĩ

chả có ǵ lâm li

ôi đời mi phi lí

.....

 

tôi không chê cuộc đời

để chui vào thiền khúc

tôi không ái cuộc đời

để vinh danh trần tục

.....

 

tôi bán không ai mua

những ḍng thơ bất tận

những mỉa mai uất hận

mời bạn đọc thơ chùa...

 

(Thơ bất tận)

 

Cũng có thể là tôi quá khắt khe khi tự chấm điểm ? Đừng quên tôi là một nhà giáo không thiên vị ai cả. Nói vậy chớ ngày xưa làm giám khảo trong các buổi thi vấn đáp, nếu thấy thí sinh là quân nhơn th́ tôi nới tay. Tự phê phán ḿnh, có thể là một cách rào đón, đỡ đ̣n trước khi nó tới, để khỏi bị vỡ mặt, là một thái độ hèn nhác. Không dám hy vọng điều ǵ cả để khỏi bị thất vọng ? Dẫu sao th́ đó cũng là những cảm nghĩ chân thật.

 

(c̣n tiếp)

 

 

 

Nguyễn Đăng Thường sinh tại Battambang, Cambodge (Campuchia) v́ thân phụ chống Pháp tranh căi với Phạm Quỳnh ở Hà Nội nên bị thuyên chuyển. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài G̣n khóa thứ nhất (1961) ban Pháp văn. Chọn nghề giáo v́ khóa học ngắn (3 năm) và chỉ phải dạy 16 giờ mỗi tuần. Ra trường được bổ về Chu Văn An (hậu thân của Trường Bưởi) và chỉ dạy ở đây cho tới khi ra hải ngoại. Không dạy trường tư. Như vậy có thể coi như đă làm nghề "gơ đầu trẻ" nhiều hơn là "bán cháo phổi".

Thích viết nhưng viết khó và lười và nên không có ươc vọng trở thành nhà văn nhà thơ. Nhưng sau khi măn lính chín tuần (1969) đă được anh Hoàng Ngọc Biên, bạn học ở trung học và anh Diễm Châu, bạn của anh Hoàng Ngọc Biên "rủ rê" nên viết thử chơi. Có một bài thơ hay một bài “Nhật kư tập thể” đăng trên số thứ ba của tờ Tŕnh Bày ra ngày 1 tháng Chín 1970. Tiếp tục đóng góp cho Tŕnh Bày cho tới khi rời Việt Nam sang Campuchia (1973) rồi sang Pháp (1974). Ra hải ngoại có văn thơ đăng trên Nhịp Cầu, Vietnam Culture, Thế Kỷ 21, Văn, Ngày Mới... và gần đây trên các trang báo mạng. Lao động trí thức khá nhiều nhưng may thay tới nay vẫn chưa thành nhà văn nhà thơ.

Tác phẩm:
Nguyễn Đăng Thường, Thơ (Thơ & Thơ dịch, Tŕnh Bày 1971). Dịch phẩm: Pablo Neruda, Hai mươi bài thơ t́nh và một bài ca tuyệt vọng (Tŕnh Bày, 1989); Blaise Cendrars, Văn xuôi của chuyến xe lửa xuyên Tây-bá-lợi-á và của cô bé Jehanne de France (sau đổi thành Văn xuôi đường tàu xuyên Tây-bá-lợi-á và cô bé Jehanne de France, Tŕnh Bày, 1989); Jacques Prévert, Thơ (dịch tập thơ Paroles chung với Diễm Châu, Tŕnh Bày, 1993); Samuel Beckett, Tưởng tượng đă chết hăy tưởng tượng (Tŕnh Bày 1996), Linda Lê, Tiếng nói (nxb Văn, 2003). Và nhiều bản dịch Samuel Beckett, Marguerite Duras, Marcelin Pleynet, Francois Auriégas, Jean Genet... và thơ truyện Nguyễn Đăng Thường do nhà Giọt Sương Hoa in vi tính theo dạng thủ công nghệ.
(theo tienve.org)

 

 

© gio-o.com 2015