Rafal Olbinski
Bich Chương.
Nghệ Thuật Giải Trí và Trí Giải
Ngu YênThực hiện bích chương:poster, là làm nghệ thuật giải trí thương mại có chủ đề, đối tượng hoặc mục đích rõ rệt: Quảng cáo. Phần đông người ta không coi làm poster là làm nghệ thuật. Người Việt coi làm poster là làm tiền, làm tiền một cách nhỏ nhoi.
Có nghệ thuật nào nhỏ nhoi, rẻ tiền? Có nghệ thuật nào cao cả, sang trọng? Câu hỏi này cũng như: Có môn phái võ nào hay hơn môn phái võ khác? –Thưa, chẳng có. Chỉ có người đánh võ nầy hay hơn người đánh võ kia. Chỉ có người làm nghệ thuật là rẻ tiền hay sang cả, có giá trị hay không có giá trị. Chỉ có nghệ sĩ nhỏ và nghệ sĩ lớn.
Nghệ thuật nào cũng vô bờ bến, cũng đẹp hay không chốn tận cùng. Làm nghệ thuật là mãi mãi đi tìm câu trả lời riêng tư và nỗi sung sướng cá biệt và những dằn vặt không lối ra. Nghệ thuật làm bích chương cũng không ngoại lệ.
Ngày xưa, bích chương là những tờ chương trình cinéma do các rạp chiếu bóng quảng cáo. Tôi thường sắp hàng ở rạp hát hoặc chạy theo chiếc xe lam phóng loa phát thanh ầm ỉ để xin tờ chương trình. Cất vào hộc tủ theo thứ tự tháng năm, thứ tự lớn khôn, thứ tự mơ mộng, thứ tự sống….John Way cao bồi viễn tây, La Mã những trận chiến lịch sử, BB,CC, những mỹ nhân đã cho tôi thấm nhuần hai chữ đàn bà. Rồi thời gian bôi xóa, rồi chiến tranh vất bỏ những mỹ miều của tuổi học trò, rồi lớn khôn đồng nghĩa với dại khờ và già chát….Một hôm bắt gặp hình ảnh cũ trên tờ chương trình Cinéma xưa lắt xưa lơ. Òa lên khóc ròng. Người đã chết quá khứ.
Nghệ thuật có ích lợi gì nếu nó không làm cho chúng ta khóc lên vì sung sướng? Không phải vì tiếc thương quá khứ, không phải vì ngậm ngụi tuổi đời, không phải vì mất mát không tự nguyện: mà vì vở ra giữa cái phù du thường hằn, tưởng đã biết mà không chịu nỗi. Sung sướng thay khi nắm cái bản thể đồng nhất là hư cấu.
Làm poster trước hết là làm quảng cáo. Chọn cách rẻ tiền hay không là do người nghệ sĩ. Chọn làm với một tổ chức, ông bà chủ rẻ tiền, sến hay không là do cán cân thương mại nặng hay nhẹ. Nhưng để đạt mục đích gây chú ý cho giới thưởng ngoạn và trình bày nội dung hoặc biểu tượng của chủ điểm thì không mắc mớ gì đến rẻ tiền, sến, sang trọng hoặc cao cấp. Chỉ mắc mớ tới người sáng tác. Nếu một poster bất cứ hình thức nào, môn phái nào, mang lại nhiều người thưởng ngoạn, tất nhiên ông chủ sến, bà chủ sang, tổ chức có sao hoặc không cấp, đều vui vẻ.
Làm quảng cáo là làm cách nào để chọn đúng thị trường và lôi kéo những thưởng ngoạn bằng kỷ thuật tiếp thị. Nhưng làm poster không phải chỉ làm quảng cáo. Poster có nhiệm vụ truyền thông đánh dộng lòng hiếu kỳ, lòng tham lam, lòng yêu chuộng, lòng ngưỡng mộ, Lòng hiểu biết, lòng bác ái......v...v..... và sự giải trí. Dù một poster có khuyến dụ đến đâu người ta cũng khó lủ lượt đi xem cuộc xử tử một tù nhân.
Giải trí có dễ dải và có động nảo. Có những poster nhắm vào tình cảm, vô thức, lại có những poster nhằm vào trí tuệ. Có poster hớp hồn vì cái đẹp, lại có poster gây động tư duy. Người sáng tác poster không phải chỉ bỏ hình hạ, màu sắc. Không phải chỉ theo thủ thuật phân chia kỷ hà để lấy đắt địa, chiều sâu, ánh sáng và bóng tối....cách nào đi nữa, người làm poster sẽ thấy được mình trong những cái cớ kia. Nếu chỉ thấy được tiền, chắc hẳn cái poster ấy sẽ rẻ tiền.
Người thương mại cười mĩm : Làm tiền mà. Poster chỉ là cái câu. Câu nào chả được, miễn có cá. Thưa, chưa hẳn là đúng. Lưỡi câu nhỏ không câu được cá lớn. Cần câu dở không câu được cá nặng. Không biết nhiều về lưỡi và cần câu thì nhân sinh muôn thuở chỉ chài lưới. Thưa chính vì vậy mà tôi giới thiệu cùng quí vị : Rafal Olbinski. Nghệ Thuật Trí Giải.
Ông được thế giới công nghênh và ngưỡng mộ về nghệ thuật tạo hình trên posters. Posters của ông được chưng bày trong các cuộc triển lảm quốc tế. Được lưu giữ trong các bảo tàng. Được định giá như là những tác phẩm có già trị. Được mua lại với những giá cao. Ông đoạt được nhiều giải thưởng nghệ thuật quan trọng như : Awarded Grand Prix Savignac, Louis Derbre trophy Internation Poster competition "The Most Memorable Poster in the World" sponsored by UNESCO in Paris.
Không cần phải động nảo lắm cũmg cảm được ngay ý nghĩa sơ khởi của cuộc hôn nhân này. Dỉ nhiên, đầu tiên hết là poster dùng để quảng cáo vở tuồng The Marriage of Figaro. Nhưng vì sao poster này được tồn tại dù vở tuồng đã qua ? Có cảm giác cuộc tình ta “như giấc ngủ mơ khi say thì ai mà ngờ” không ? Có dấu diếm, dối gạt trong tháng ngày răng long tóc bạc klhông ? Có tránh né, chối từ, quay lưng vào tường cho đêm thêm phần quạnh quẻ không? Có người thành thật nào không giả dối chăng ? Có giả dối nào không có lý do chăng ? Cái gọi là trăm năm hạnh phúc phải chăng là một giả tưởng ?
Khi người diễn viên cuối cùng của vở tuồng The Ballad of Baby Doe đã qua đời, tấm poster này vẫn lưu diễn. Giai nhân tự cổ như danh tướng. Bất kiến nhân gian hóa bạch đầu. Người phụ nữ chống cằm buồn bã, chấp nhận mà vẫn cưu mang trên lưng một thời nhan sắc. Có phụ nữ nào không muốn mãi mãi trẻ đẹp ? Hay nhất là cái cằm tựa lên ghế, trông sắc hương mõi mệt tự bao giờ. Không phải đợi đến già mới mệt mõi.
Độc đáo thay chân dung đàn ông. Có đạo mạo lắm cũng đôi lần trong một ngày nghĩ đến đàn bà, nhất là đàn bà tranh cử với thiên nhiên. Nếu thấy cái poster này mà không đi xem, e rằng uổng quá một đời thao thức.
Nghĩ ra, cõi sống này cũng chỉ có đôi điều mà đã khiến nhân loại quanh quẩn mấy mươi năm. Nghệ thuật sáng tác là dùng điều đã cũ, trình bày một cách mới. Nghệ thuật thưởng ngoạn là nhận cái trình bày mới để thổn thức một điều đã cũ.
Rafal Olbinski sinh ra ở thành phố Kielce, Poland. Ông tốt nghiệp trường Kiến Trúc Warsaw Politechnical, 1969. Năm 1982, ông di dân qua Hoa Kỳ. Trở thành một họa sĩ chuyên vẽ minh họa. Ông dạy học tại trường Visual Art của New York và những họa phẩm của ông được đăng tải trên thế giới. Ông đoạt được hơn 100 giải thưởng đủ loại. Năm 1994, ông thắng giải Oscar Thế Giới về Bích Chương Muôn Thuở (International Oscar for the World’s Most Memorable poster).
Bản chất siêu thực và sức tưởng tượng phong phú đã mang Rafal thành công vượt trội trong nghệ thuật tạo hình nói chung, poster nói riêng. Những điều muốn nói trong poster của ông thoạt nhìn khá rỏ qua những ẩn dụ hoặc những hình ảnh sáng tạo một cách bất thường và bất ngờ. Người xem du hành trong thế giới của ông, mỗi bước xa hơn mỗi khó dần. Rồi bất chợt thấy khoan khoái vì nắm bắt một chút gì riêng tư trong công cộng.
Ngoài ra, những họa phẩm của ông còn được trưng bày trong những collection giá trị ở những nơi như: The Library of Congress Print Collection in Washington, Carnegie Foundation in New York, Republic New York Corporation, Equitable Capital Corporation, Searle Corporation, Continental Corporation, Bowne & Co Corporation, Holiday Inn International as well as numerous private collections in the United States, Japan, Germany, Belgium, Australia and the United Kingdom.
Andre Parinaud, chủ tịch của Salon International De L’Affiche Et Des Arts De La Rue ở Paris, nhận xét vế Rafal như sau : Trong hội họa (không phải hí họa) ít khi tìm thấy hơi hướm thi ca bi hài. Rafak Olbinski có tài năng đặc biệt này. Thế giới tưởng tượng là một cõi huyền hoặc mà ông đã trình bày cho chúng ta qua sự sáng tạo độc đáo. Ông làm cho chúng ta phải nhìn ngắm lại thế giới đương đại qua những chiều khác nhau của giấc mơ…..
Người đàn ông muốn nhìn cái gì? Ngàn năm bia miệng ra sao? Và phụ nữ muốn gì? Xin mời quí vị đi vào cõi Rafal Olbinski. Khi đi ra xin nhớ rằng: Nghệ thuật tầm thường hay nghệ thuật có giá trị là do nghệ sĩ sáng tác. Từ tầm thương đến bất thường, nghê thường, hữu thường và vô thường là tiến trình của nghệ thuật. Cứ tưởng bích chương là những sáng kiến kiếm tiền và dụ dổ người xem nào ngờ bích chương cũng có một chỗ đứng rất cao, ngang hàng với bất cứ một loại nghệ thuật nào khác. Bích chương được phát triển trong phần nghệ thuật hiện đại dù nguồn gốc đã có từ xa xưa.
Ngu Yên
© 2006 gio-o