NGU YÊN
Ư Thức Về Kư Hiệu Học
tùy luận
kỳ 2
kỳ 1
Lời Giới Thiệu: Bài Ư Thức Về Kư Hiệu Học gồm có 10 phần. Sẽ đăng liên tiếp để độc giả tiện theo dơi. Bài này trích từ sách: Xa Lộ 21: Tư Tưởng Văn Học Dẫn Vào Thế Kỷ do nhà thơ Ngu Yên giới thiệu, nhận định và áp dụng những lư thuyết mới về văn chương và ngôn ngữ từ giữa thế kỷ 20 sang thế kỷ 21.
Phần Hai
Giới Thiệu Ngắn: Lư Thuyết Kư Hiệu Học
Un cheval s'écroule au milieu d'une allée
Les feuilles tombent sur lui
Notre amour frissonne
Et le soleil aussi.
( L'Automne. Jacques Prevert.)
Giữa đường ngựa ngă quỵ
Lá rơi phủ lên ḿnh
T́nh đôi ta run rẩy
Run cả ánh mặt trời .
Đây là bài thơ ngắn, chỉ có bốn câu, rất dễ nắm bắt toàn bộ ư thơ, nhưng đọc đi đọc lại, ngẫm nghĩ, dường như có ít điều không rơ: Hai câu đầu và hai câu sau tạo ra hai tứ cảnh, có sự liên hệ vừa mơ hồ vừa nghi ngại.
Với tựa đề "Mùa Thu", đă cho người đọc một khung cảnh tổng quát, những chi tiết thường xảy ra trong mùa này và những ư niệm mà mùa thu thông thường cưu mang. Câu thơ đầu tiên cho thấy một chuyện ǵ không tốt, điềm không lành sẽ xảy đến, dù chưa thật sự hiểu con ngựa làm ǵ trong bài thơ. Nó là một cảnh tượng thực tế được trông thấy hoặc nó là một biểu tượng?
Lá rơi, nghĩa là mùa thu đă chín, đă khô lá, cái đẹp của thu đang tàn phai. Ngựa kiệt sức, ngựa bất tỉnh hoặc đă qua đời, lá phủ lên, ngựa không cử động. Hai câu thơ đầu tạo ra tứ cảnh mất mát chia ĺa.
T́nh run rẩy, lo âu, v́ dự cảm những ǵ sắp xảy ra. Tứ này dễ cảm nhận. Nhưng Mặt trời cũng run rẩy, cũng lo âu, ông muốn ám chỉ ǵ đây? Mặt trời biểu tượng cho điều ǵ?
Đọc thơ để cảm nhận cái đẹp cái hay là đủ, nhưng nếu t́m hiểu bài thơ rơ hơn, cái đẹp cái hay càng gia tăng. Charles Peirce cho rằng, đọc thơ và nhận thức, cảm bài thơ ở giai đoạn này chỉ là tầng lớp đầu tiên về hiểu biết một điều ǵ. Không thể hiểu biết rơ ràng nếu dừng lại nơi đây.
Nhà nghiên cứu, nhà phê b́nh văn học, đi vào bài thơ theo lối xưa, thường căn cứ vào ư nghĩa của chữ, câu và những liên quan đến tiểu sử, cuộc đời của thi sĩ. Sau khi trường phái tâm lư học của Freud và Jung ngự trị, nghiên cứu phê b́nh thường mang tâm lư học mổ xẻ tâm lư tác giả.
Đến giữa thế kỷ 20, khi những học thuyết mới, khoa học hơn, kỹ thuật hơn, cụ thể hơn như Kư Hiệu Học (Semiotics/Semiology), Cấu Trúc Luận Structuralism) , Giải Cấu Trúc (Deconstruction/ Post-structuralism), Thuyết Văn Hóa Tương Đối (Cultural Relativism), Nhận Thức Luận (Epistemology), Kết Cấu Luận (Constructionism), Thuyết Đa Nguyên( Pluralism), Thuyết Độc Giả Cảm Ứng (Reader-response Criticism), Thuyết Marxist (Marxist Criticism), Phê B́nh Phản Đề (Antithetical Criticism), Phân Tích Tương Phản (Constrastive Analysis), và những quan niệm tiền phong mở đầu thế kỷ 21, đi vào văn chương: truyện, kịch và thơ bằng văn bản với những 'mẫu h́nh'( paradgm), những 'diễn pháp' (syntagm) và 'cái biểu hiện' (signifier) và 'cái được biểu hiện' (signified). Bên cạnh là những dự đoán từ sự đô hộ của điện tử, vi tính, robots; từ t́nh h́nh bạo động của thế giới; từ quyền lực chính trị kinh tế sôi động, sẽ dẫn đến những lư thuyết khác trong thế kỷ 21. Những lư thuyết mới từ giữa thế kỷ 20 mang đến cho văn học thế giới một cách nh́n lột trần những huyền thoại, những niềm tin cuồng tín trong văn chương và giúp cho phê b́nh cùng sáng tác có nhiều ư thức hơn về vị trí và giá trị ngôn ngữ trong hệ thống diễn đạt.
Vậy th́, những lư thuyết này giải mă bài thơ Mùa Thu của Jaques Prevert ra sao?
Hăy bắt đầu bằng Kư Hiệu Học.
Kư Hiệu Học bắt nguồn từ triết gia René Descartes (1596-1650) và John Locke (1632-1704). Từ sự phân chia vũ trụ ra hai thành phần: vật chất và tinh thần. Decartes cho rằng tinh thần với tư tưởng và suy nghĩ là sự hiện hữu. Những đối tượng bên ngoài đều tái hiện trong tâm trí con người, gọi là "ư nghĩ". Mở rộng hệ thống tư duy này, John Locke cho rằng sự mô tả về mỗi ư nghĩ như một phó bản của cảm giác hoặc như một phản ảnh trong diễn tŕnh hoạt động của tâm trí. Trong "Essay Concerning Human Understanding", John Locke đă tŕnh bày rất khoa học về kư hiệu (signs) là ngôn từ đại diện cho ư nghĩ về ngoại cảnh và dùng để giao thiệp và thông đạt. Quan điểm này trở thành nguồn gốc cho những học phái về kư hiệu xuất hiện giữa thế kỷ 20.
Một trong hai người đặt nền tảng cho Kư Hiệu Học (Semiotics) là triết gia Hoa Kỳ, Charles Sanders Peirce (1839-1914.). Quan điểm chính của ông là sự khác biệt giữa kư hiệu và ư nghĩ. Theo ông, kư hiệu có thể là sự suy nghĩ nhưng không phải là ư nghĩ. Kư hiệu nhận được ư nghĩa do sự suy nghĩ hoạt động và giải thích. Ví dụ, Thấy một bảng hiệu đi đường, trước hết, thấy bảng h́nh tṛn rồi mới tiếp nhận chữ STOP. Đó là sự diễn tiến liên kết của hiểu biết.
Người thứ hai là nhà ngữ học người Pháp gốc Thụy Sĩ, Ferdinant de Saussure (1857-1913). Với chủ đích nghiên cứu sinh hoạt của kư hiệu trong đời sống xă hội, ông đă được công nhận là sáng lập viên của Semiology, tạm gọi là Kư Hiệu Giải Tích để phân biệt với Semiotics là Kư Hiệu Học. Kư Hiệu Giải Tích là một phần của Kư Hiệu Học. Có lẽ v́ vậy mà người ta gọi chung là Kư Hiệu Học.
Kư Hiệu Học bắt đầu từ ngôn ngữ, bước qua triết học, lan rộng ra nhiều lănh vực và có tầm ảnh hưởng trong mức độ khác nhau trong đời sống.
Từ những câu thơ khó hiểu trong bài Phục Sinh của Thanh Tâm Tuyền: Tôi buồn khóc như buồn nôn [...] Tôi buồn chết như buồn ngủ [...] qua đến từ ngữ "Chân dài", nghe nói, sử dụng hàng ngày, đều có thể giải mă qua kư hiệu, để có thể hiểu rơ hơn, không những về ư nghĩa mà về những điều ngôn từ ám chỉ.
"...buồn khóc như buồn nôn" là một ẩn dụ. "Buồn nôn" tự thân có hai tín hiệu: 1- Tích cực: Quá no cần phải nôn ra cho dễ chịu; 2- Tiêu cực: cảm giác quá ghê tởm làm buồn nôn; ăn trúng độc, muốn ói; bị đánh vào bụng, muốn mửa ra. Nếu đi chung với "buồn khóc", th́ phải có nghĩa tiêu cực. Muốn "khóc" v́ trúng độc sự sống, bị đời hành hạ hay ghê tởm những phi lư xảy ra, hoặc cả ba đă khiến Thanh Tâm Tuyền muốn khóc như một người buồn nôn. Thường khi, người đọc dễ lầm tưởng thi sĩ đang buồn nôn. Không, thi sĩ buồn khóc. "Buồn nôn" chỉ là ư nghĩa giải thích cho "buồn Khóc". Câu thơ đó có thể giải mă trong một dăy kư hiệu khác: Tôi buồn khóc v́ bị đời hành hạ, v́ trúng độc cuộc sống, v́ ghê tởm những phi lư, vô nghĩa đang xảy ra.
"...buồn chết như buồn ngủ" cũng là một ẩn dụ. "buồn chết" cho thấy "buồn ngủ" trong nghĩa tiêu cực. "Buồn ngủ" là trạng thái của người thiếu ngủ, mất ngủ; mệt mỏi chán nản nên buồn ngủ; ngủ là chuyện thường xuyên xảy ra mỗi ngày. "Buồn chết" mang những ư nghĩa tiêu cực của "buồn ngủ", người đọc nhận ra ngay sự chán chường, không c̣n tha thiết với sự sống.
Nếu đọc toàn bài Phục Sinh (3), sẽ thấy những kư hiệu khác liên quan, liên đới với "buồn khóc buồn nôn buồn chết buồn ngủ" như:
- tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ
- cho đứa nhỏ linh hồn sợ chó dữ
- tôi thét lên cho ngui giận
- tôi thèm giết tôi
- tôi gào thét tên tôi thảm thiết
- bóp cổ tôi chết gục
tất cả những tương quan này sẽ làm rơ ư tứ bài thơ và những ǵ tác giả bị ám ảnh và những ǵ ông muốn ám chỉ.
Và cuối cùng chỉ c̣n t́nh yêu. Chính t́nh yêu đă cho một người đang sống như chết được phục sinh:
em
hăy mở cửa trái tim
tâm hồn anh vừa sống lại thành trẻ thơ
trong sạch như một lần sự thật.
Kư Hiệu Học (Semiotics) / Kư Hiệu Giải Tích (Semiology).
Cả hai đều có chung mục tiêu: T́m hiểu, phân tích và giải mă kư hiệu thông đạt, bao gồm lời nói, chữ viết, những dấu hiệu, những biểu hiệu truyền thông và những phương cách diễn tả tâm tư qua cách xây dựng kư hiệu. Trên diện b́nh thường, cả hai có chung một tên gọi: Kư Hiệu Học. Tuy nhiên, phân tích về nội dung và kỹ thuật, Semiotics và Semiology có nhiều điểm khác nhau. Cũng có thể coi như từ nguồn gốc là sự khác biệt giữa quan niệm về kư hiệu của Peirce và quan niệm về kư hiệu của Saussure.
Kư hiệu trong nghĩa chuyên môn, là ǵ?
Charles Peirce đưa ra định nghĩa: " [...] Kư hiệu là một cái ǵ đại diện cho một cái khác, đối với những ai có liên quan và có khả năng tiếp nhận. Nó truyền đạt đến người nào, nghĩa là, tạo ra trong tâm trí người đó một kư hiệu tương đương hoặc sâu rộng hơn...[...]" (4). Nói một cách khác, kư hiệu biểu hiện được tái tạo nơi người thu nhận nó. Và kư hiệu tái tạo này giải thích kư hiệu biểu hiện. Trong thời đoạn khởi đầu của Kư Hiệu Học, kư hiệu bao gồm chữ, h́nh ảnh, âm thanh, cử chỉ và vật thể.
Ư nghĩa của kư hiệu không nhất thiết bất thường nhưng thay đổi theo sự giải thích của suy nghĩ. Ví dụ bảng Stop thay v́ h́nh tṛn, đổi sang h́nh tam giác, khi thấy chữ STOP, kư hiệu đó sẽ làm cho người đi đường dừng lại, cho dù họ rất quen với bảng tṛn.
Theo Saussure, Kư hiệu chỉ có giá trị khi phối hợp hai điều kiện: Bản thân của kư hiệu đại diện và ư nghĩa nó cưu mang. Không thể có một kư hiệu mà không có ư nghĩa hoặc không thể có ư nghĩa nếu không có kư hiệu đại diện.
Kư Hiệu Học, Semiotics, từ ngữ gốc Hy Lạp, Semiotikos, nghĩa là giải thích kư hiệu. Căn bản của Kư Hiệu Học là thảo luận, nghiên cứu về chủ đề: Nhân loại đă diễn đạt và tŕnh bày sự vật, sự kiện như thế nào. Có lẽ, Umberto Eco ( 1932- ) là người có định nghĩa bao trùm nhất, trong tác phẩm Eco (1967), ông nói: "Kư Hiệu Học quan tâm đến tất cả những ǵ được xem như là kư hiệu." Định nghĩa này mở rộng phạm vi nghiên cứu về kư hiệu. Về sau đă phát triển trong nhiều ngành khác.
Những nhà Kư Hiệu Học đặt nặng sự t́m hiểu kư hiệu trong hệ thống thông đạt. Ư nghĩa và giá trị của kư hiệu thành h́nh như thế nào và được diễn đạt ra làm sao.
Kư Hiệu Học cố gắng giải mă những kư hiệu tập hợp, những kư hiệu liên kết, về thực chất, đặc tính, h́nh thái và diễn tiến khi truyền đạt. Nh́n từ bên ngoài, gần giống như Kư Hiệu Học chỉ phân tích ư nghĩa "kư hiệu/từ ngữ" như truyền thống phê b́nh nghiên cứu đă thực hiện trong những thế kỷ trước. Kư hiệu học nh́n từ ngữ+ư nghĩa+âm thanh của từ ngữ+h́nh ảnh của từ ngữ, toàn bộ như một kư hiệu. Kư hiệu có thể là một từ ngữ, một cụm từ, một câu, một đoạn, một tác phẩm v..v.. Và nh́n nó trong một toàn thể, liên quan hổ tương với các kư hiệu khác; kể cả những kư hiệu đă thuộc về quá khứ hay lịch sử nhưng có liên hệ với kư hiệu đang phân tích. Ví dụ:
" Chân dài" là một kư hiệu gồm có: chân dài + phần nhị chi bên dưới thân thể, dùng để đi, có kích thức dài hơn mức trung b́nh + h́nh ảnh đôi chân dài.
"Chân dài" ám chỉ sự thẩm mỹ của đôi chân cao, tạo ra dáng đi uyển chuyển, thướt tha.
Trước đây, "chân dài" ám chỉ trường túc bất chi lao. Đàn ông thường yêu thích chân dài. mặc dù mức độ lao động chưa chắc đă hơn chân ngắn.
H́nh như sau biến cố 1975 vào thập niên 1990, từ ngữ "chân dài' nở rộ trên báo chí, truyền thông và trong giao tế xă hội. Lần này "chân dài" ám chỉ các thiếu nữ đẹp, cho dù nhiều cô có chân dài nhưng nhan sắc trung b́nh.
Đưa kư hiệu này vào kỹ thuật phân tích với những kư hiệu nguyên nhân và kư hiệu liên đới theo thời gian và lịch sử:
Từ "chân dài" có gốc rễ từ những thế hệ trước ở miền bắc. Trong giai đoạn 1954-1975, v́ dinh dưỡng chưa đúng mức nên đa số thiếu nữ, phụ nữ khó phát triển chiều cao. Nói một cách khác, đa số là chân ngắn. Rồi đi bộ, chạy giặc, 'vượt Trường Sơn', khiến chân ngắn thành chân to. Nhan sắc đẹp xấu do sinh ra mà có. Tu bổ, cắt xén, xây dựng công tŕnh thẫm mỹ trên dung nhan hoặc bất cứ ṿng nào trên thân thể, đều có thể thực hiện. Nhưng chân ngắn và cục mịch th́ chịu. Ước mơ một đôi chân dài cho người cao lên là ước mơ ám ảnh giới nữ thời đó. Sau chiến tranh, đến thời mở cửa, chế độ ăn uống từ thiếu thốn, lên trung b́nh và trong nhiều trường hợp trở thành quá độ. Có đủ dinh dưỡng, thế hệ sau, đẹp hơn, cao hơn và dĩ nhiên chân dài hơn. Chân cao, người thon, đi đứng 'yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu', chẳng mấy chốc trở thánh 'háo cầu'. Từ "chân dài" trở thành biểu tượng cho người đẹp. Dần dà biểu tượng phát triển đại diện cho mỹ nữ cao ráo và sexy.
Lư thuyết căn bản Kư Hiệu Học của Charles Peirce:
Lư thuyết của ông xây dựng và khai triển qua ba thời kỳ: Thời bắt đầu từ thập niên 1860; Trở thành khá hoàn chỉnh, trong thời gian 1980-1990; Từ năm 1903 lư thuyết học của ông trở nên phức tạp và phát triển mạnh giữa năm 1906-1910. Ông vẫn tiếp tục khai phá và tranh căi với những lư thuyết mới cho đến ngày qua đời, năm 1914.
Ông viết:" Tôi định nghĩa một kư hiệu là bất cứ một thứ ǵ được xác định bởi một thứ khác, gọi là Đối-Tượng (Object). Và được xác định có hiệu dụng đối với một người. Tôi gọi hiệu quả này là Interpretant (giải thích ư nghĩa.)....[...].." (5) Định nghĩa này đưa ra cấu trúc căn bản của kư hiệu. Một kư hiệu gồm có ba phần. Phần cụ thể của kư hiệu, gọi là 'cái biểu hiện' (signifier); Phần ư nghĩa của nó, gọi là Đối Tượng (Object); Phần thứ ba, gọi là interpretant, tạm gọi là Nghĩa Giải Mă.
Phần Kư Hiệu và Đối Tượng sinh hoạt tương quan với nhau. Trong khi Nghĩa Giải Mă trở thành nội dung thật sự, rộng và sâu hơn ư nghĩa của kư hiệu.
· Kư Hiệu cụ thể không hoàn toàn đại diện hết những ư nghĩa mà kư hiệu cưu mang. Không hoàn toàn biểu hiện được Đối Tượng. Ví dụ như kư hiệu "bông hoa", đại diện một thực thể có cánh, có nhụy, có hương thơm; nở ra từ cây. Nhưng không thể diễn tả hết đối tượng v́ bông hoa cưu mang nhiều khía cạnh khác như màu sắc, h́nh dáng, tên gọi......
· Đối Tượng cũng bị giới hạn. Vai tṛ của Đối Tượng là xác nhận kư hiệu, nhưng là một xác nhận mở, tức là chưa hoàn tất. Ví dụ, khi ư nghĩa về cái hoa xác định kư hiệu cụ thể " bông hoa" nhưng bông hoa c̣n ám chỉ phụ nữ, nghệ thuật, thẩm mỹ.....
· Nghĩa Giải Mă (Interpretant) chính là mấu chốt trong cấu trúc kư hiệu. Có thể giải thích qua hai điểm: Thứ nhất, Interpretant là sự hiểu biết của chúng ta về sự tương quan giữa kư hiệu và đối tượng. Thông thường mang nhiều ư nghĩa hơn kư hiệu cụ thể. Thứ hai, Kư hiệu xác định Nghĩa giải mă như địa chỉ xác định căn nhà. Kư hiệu có thể gây ra cảm xúc nhưng chính yếu là đối diện với tri thức. Ví dụ, thấy khói bốc mù mịt, chúng ta sẽ nghĩ đến lửa cháy. Khói là kư hiệu tiêu biểu lửa. Lửa là đối tượng xác định khói. Chúng ta có thể cảm thấy sợ nhưng quan trọng chính là lửa: thiêu hủy, tàn phá, giết người....
Những ư tưởng về cấu trúc trong kư hiệu vừa tŕnh bày trên đă xuất hiện trong "On A New List of Categories", 1867. Ông cho rằng sự tiêu biểu và tượng trưng của kư hiệu phát sinh ư nghĩa giải mă sâu xa hơn trong ba cách thức:
· Thứ nhất, phát sinh từ cộng đồng, xă hội do họ đồng ư với nhau về sự đại diện của kư hiệu, gọi là Icons (Kư hiệu tiêu biểu.) Một loại kư hiệu đại diện, trên cơ bản là giống hoặc bắt chước 'cái được biểu hiện'. Ví dụ, chân dung, ca khúc, phim ảnh... Nói một cách khác là kư hiệu được thấy, nghe, ngửi, nếm và sờ...
· Thứ hai, phát sinh từ mối tương quan với đối tượng, có sự tương xứng với nhau, gọi là Index, (Kư hiệu biểu thị). Một loại kư hiệu đại diện được kết nối trực tiếp với 'cái được biểu hiện' bằng một cách nào đó, qua vật lư hoặc tinh thần. Ví dụ, sấm sét, dấu chân...ung thư, đau răng, nhức đầu....chuông điện thoại, gơ cửa.... đồng hồ, nhiệt kế......
· Thứ ba, phát sinh từ mối tương quan với đối tượng, là một đại diện được xác nhận cưu mang ư nghĩa, gọi là Symbol (Kư hiệu biểu tượng). Một loại kư hiệu đại diện mà không giống 'cái được biểu hiện'. Về cơ bản, mối liên hệ giữ biểu hiện và được biểu hiện phải được sự công nhận hoặc phải được học tập. Ví dụ, cờ xí, ngôn ngữ, mă số, đèn giao thông, bảng hiệu đi đường... Ví dụ:
Ông đứng làm chi đó hỡi ông?
Trơ trơ như đá, vững như đồng
(Ông Phổng Đá. Nguyễn Khuyến)
Quan niệm ba loại kư hiệu này về sau có sự thay đổi trong lư thuyết mở rộng của ông nhưng căn bản vẫn tương tựa.
Từ năm 1903, khi ông đang dạy tại đại học Harvard và tại The Lowell Institute, đă đưa ra những thay đổi và khai triển những quan niệm ban đầu trong lư thuyết kư hiệu của ông.
· Phương Tiện Truyền Đạt Kư Hiệu (Sign-Vehicles), Peirce cho rằng trung tâm truyền đạt kư hiệu chia ra ba khu vực lớn và kư hiệu có thể phân loại theo sự phù hợp. Sự phân chia tùy thuộc vào sự biểu hiện phẩm chất, biểu hiện sự thật hiện diện, hoặc do công ước và luật lệ. Gọi là Qualisgn (kư hiệu phẩm chất), Sinsign (kư hiệu hiện thực, ví dụ như có khói là có lửa), và Legisign (kư hiệu quy ước).
· Về phần Đối Tượng (Object), ông cho rằng có hai loại:
Đối Tượng Năng Động (Dynamic Object): Đối tượng phát sinh ra một dăy kư hiệu khác, giải thích và bổ nghĩa cho đối tượng. Có thể coi như là Đối Tượng có hệ thống kư hiệu. Ví dụ, " Mười năm không gặp tưởng t́nh đă cũ", sẽ có rất nhiều kư hiệu khác sắp thành hệ thống để tiến gần ư nghĩa T́nh mười năm đă cũ hay c̣n mới
Đối Tượng Trực Tiếp ( Immediate Object): Đúng như ư nghĩa "trực tiếp", đối tượng được hiểu rơ ràng ngay sau khi kư hiệu đại diện xuất hiện. Ngược lại, đối tượng xác định ư nghĩa của kư hiệu ngay lập tức.
· Về Nghĩa Giải Mă (Interpretant), chia làm ba loại: Nghĩa Giải Mă Năng Động (Dynamic Interpretant); Nghĩa Giải Mă Trực Tiếp (Immediate Interpretant); và Nghĩa Giải Mă Sau Cùng (Final Interpretant).
· Những thay đổi khác, đa số, thuộc về kỹ thuật. Qua những tương quan giữa kư hiệu, đối tượng và giải mă, ông phân chia thành 10 loại kư hiệu. Những chi tiết này sẽ làm cho công việc phân tích kư hiệu thêm phần rơ rệt hơn.
Có lẽ một trong những quan điểm về sự nhận biết ư tưởng đă được ông phân tích trong bài viết How To Make Our Ideas Clear, 1878, trở thành căn bản để phân tích ư nghĩ, ư tưởng một cách rơ ràng.
Ông cho rằng có ba tầng lớp của sự hiểu-biết-rơ-ràng: Thứ nhất, phải nắm bắt một số những ư niệm trong kinh ngiệm đời sống hàng ngày. Tiếp theo, dùng khả năng cung ứng một định nghĩa chung cho khái niệm hoặc điều đang t́m hiểu và sau cùng sử dụng phương thức Pragmatic Maxim của Peirce.
Ông giải thích rơ hơn, trong tầng lớp đầu tiên, thông thường người đọc đă quen thuộc với kư hiệu, tức là chữ nghĩa, nên kư hiệu được giải thích theo thói quen và kinh nghiệm của mỗi độc giả. Tức là sử dụng Giải Mă Năng Động (Dynamic Interpretant). Tầng thứ hai dùng cho các nhà luận lư phân tích, tức là sử dụng Giải Mă Trực Tiếp (Immediate Interpretant). Tầng thứ ba, gọi là Phân Tích Thực Dụng (Pragmatic Analysis), để đi đến giải mă sau cùng. Đối với ông, Giải Mă Sau Cùng là quan trọng nhất v́ nó mang lại ư nghĩa thực sự của kư hiệu.
Trong giai đoạn cuối cùng, Peirce khai mở lănh vực triết học của kư hiệu. Cũng từ góc cạnh này mà Kư Hiệu Học bước sang những lănh vực rộng lớn hơn.
Kư Hiệu Học chia làm hai loại:
- Kư Hiệu Học Thông Đạt ( Semiotics Communication.). Lư thuyết về sản phẩm của kư hiệu: Người/máy gửi, người/máy nhận, thông điệp, email, truyền thông....Có thể nói Thông đạt chính là mục tiêu của Kư Hiệu Học.
- Kư Hiệu Học Biểu Hiện ( Semiotics Signification,) được xem là quan trọng hơn v́ nó nghiên cứu diễn tŕnh nhận thức, kinh nghiệm của người nhận. Áp dụng vào thi ca, kịch nghệ, văn xuôi...và có tương lai mở rộng.
Kư Hiệu Học liên quan chặt chẽ với ngôn ngữ học, chi tiết hơn về kỹ thuật và cụ thể hơn khi khám nghiệm văn bản. Kư Hiệu Học nghiên cứu về cấu trúc và ư nghĩa của từ ngữ và câu cú. Kư hiệu, dấu hiệu và biểu hiệu là những phần tử quan yếu của thông đạt, là đối tượng của Kư Hiệu Học. Ngoài ra Kư Hiệu Học c̣n mở rộng phạm vi t́m hiểu đến những sinh hoạt thông tri ngoài kư hiệu.
Kư Hiệu Học chia làm ba nhánh:
- Ngữ Nghĩa Học (Semantics): Sự tương quan giữa các kư hiệu và những đối tượng nghiên cứu. Charles Morris (1901-1979) đă mở rộng lănh vực đối tượng của Ngữ Nghĩa Học, vào sự hổ tương giữa 'chữ/điều/sự-vật biểu-hiện' (Signifier) và 'chữ/điều/sự-vật được-biểu-hiện' (Signified). Quan niệm về 'Biểu-hiện' và 'Được-biểu-hiện' được đề cập chi tiết trong Course in General Linguistics, 1916, là những bài giảng dạy của Saussure do các môn đệ của ông ấn hành sau khi ông qua đời.
Ví dụ:
Đèn đỏ nơi ngă tư
kư hiệu biểu hiện
báo hiệu cho
người được biểu hiện
biết dừng lại.
- Cú Pháp Học (Syntactics): Sự tương quan giữa kư hiệu trong cấu trúc tiểu khúc hay toàn phần. Chính xác hơn: Phân tích những đặc tính của kư hiệu và biểu hiệu một cách tỉ mỉ trong những qui luật thành văn hoặc bất thành văn đă chi phối các cụm từ và các câu cú như thế nào. Sự kết hợp, bổ túc, giải thích, hổ tương và cách thức xây dựng ngôn từ và câu cú ra sao.
- Thực Liệu Học (Pragmatics): Sự tương quan giữa kư hiệu và chủ thể sử dụng hoặc diễn đạt kư hiệu. Thực Liệu Học nghiên cứu các khía cạnh sinh học trong diễn tŕnh của kư hiệu qua những hoạt động tâm lư, sinh học, và xă hội.
Kư Hiệu Học đi sâu vào nhiều lănh vực. Là một bộ môn nghiên cứu chuyên ngành và sâu, nên chia ra nhiều bộ chuyên môn:
- Kư Hiệu Học Phân Tích (Analytic Semiotics): Chuyên giăi mă hệ thống kư hiệu.
- Kư Hiệu Học Diễn Tả (Description Semiotics): Hệ thống kư hiệu là một thực tại để nghiên cứu.
- Kư Hiệu Học Ngoại Vi (Zoo Semiotics): Chuyên nghiên cứu về những hệ thống kư hiệu không liên quan đến con người.
- Kư Hiệu Học Văn Hóa (Cultural Semiotics): Chuyên về hệ thống kư hiệu của văn hóa.
- Kư Hiệu Học Xă Hội ( Social Semiotics): Chuyên hệ thống kư hiệu của xă hội.
- Kư Hiệu Học Truyền Thuyết (Narrative Semiotics): Chuyên về hệ thống kư hiệu qua chuyện thần thoại, sự tích, chuyện dân gian.
- Kư Hiệu Học Thiên Nhiên (Natural Semiotics): Chuyên về hệ thống kư hiệu trong thiên nhiên.
- Kư Hiệu Học Tiêu Chuẩn (Normative Semiotics): Chuyên về hệ thống kư hiện của nhân sinh.
- Kư Hiệu Học Cấu Trúc (Structural Semiotics): Chuyên nghiên cứu về hệ thống kư hiệu qua cấu trúc của ngôn ngữ.
Tác phẩm văn chương là những văn bản dày đặc những 'điều ám chỉ' mà tác giả vô thức hoặc cố ư gài qua những kư hiệu từ ngữ. Để giải mă toàn vẹn một tác phẩm, chắc chắn không thể chỉ bằng kư hiệu, tuy nhiên t́m hiểu văn bản là bước đầu tiên dễ mang đến hiệu quả v́ sự cụ thể, hiện thực của kư hiệu và những phương pháp phân tích dựa trên khoa học.
Tiểu thuyết, bài thơ hoặc truyện ngắn tŕnh bày cho người đọc bằng những kư hiệu , ngay lập tức mang đến hiểu biết, cảm xúc, phẩm chất, ngữ cảnh.. âm thầm tràn ngập diễn giảng trong tâm trí trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu ai muốn phân tích và giải mă một tác phẩm nghệ thuật, buộc ḷng phải đi sâu mở rộng, bắt đầu bằng bản thể của kư hiệu đại diện. Phân chia thành chi tiết, t́m những yếu tố hiện tượng đóng vai tṛ chủ yếu trong tác phẩm, kiểu hiện tượng luận, nhưng sẽ được giải mă ư nghĩa và ám chỉ. Kinh nghiệm thẩm mỹ sẽ trở thành đối tượng của suy nghĩ, giải thích và phê phán. Trong thế giới văn chương nghệ thuật, 'cái ám chỉ' sẽ trở thành 'kư hiệu đại diện', lăm le mang thêm nhiều ư nghĩa và ám chỉ thêm nhiều khía cạnh khác. Nếu 'cái ám chỉ' cứ tiếp tục phát triển chiều rộng chiều sâu, có khi đi quá xa đối với ư của tác giả. Gia đoạn này, kư hiệu học gặp gỡ thuyết Độc Giả Cảm Ứng (Readers-response Criticism). Để chận đứng sự lan rộng của 'cái ám chỉ', Charles Peirce đă sử dụng phương pháp Phân Tích Thực Dụng để tiến sát ư nghĩa sau cùng của 'cái ám chỉ' một cách rơ ràng hơn.
Trong thực tế có những kư hiệu không bao giờ có thể giải mă tận cùng như kư hiệu: Thượng Đế, luân hồi, tự do, ...v...v...
Về sau 'cái ám chỉ' bị chỉ trích và bị tấn công bởi học thuyết Giải Cấu Trúc của Jacques Derrida (1930-2004)
(C̣n tiếp: Phần ba, Kư Hiệu Giải Tích......)
=====================================
GHI:
.(3) Phục
Sinh
tôi buồn khóc như
buồn nôn
ngoài phố
nắng thủy tinh
tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ
thanh tâm tuyền
buổi chiều sao vỡ vào chuông
giáo đường
tôi xin một chỗ quỳ thầm kín
cho đứa nhỏ linh hồn
sợ chó dữ
con chó đói không màu
tôi buồn chết như buồn ngủ
dù tôi đang đứng bên bờ sông
nước đen sâu thao thức
tôi hét tên tôi cho nguôi giận
thanh tâm tuyền
đêm ngă xuống khoảng th́ thầm
tội lỗi
em bé quàng khăn đỏ ơi
này một con chó sói
thứ chó sói lang thang
tôi thèm giết tôi
loài sát nhân muôn đời
tôi gào tên tôi thảm thiết
thanh tâm tuyền
bóp cổ tôi chết gục
để tôi được phục sinh
từng chuỗi cuộc đời tiếp nối
nhân loại không tha thứ tội giết
người
bọn đao phủ quỳ gối
giờ phục sinh
tiếng kêu là kinh cầu
những thế kỷ chờ đợi
tôi thèm sống như thèm chết
giữa hơi thở giao thoa
ngực cháy lửa
tôi gọi khẽ
em
hăy mở cửa trái tim
tâm hồn anh vừa sống lại thành
trẻ thơ
trong sạch như một lần sự thật.
(4) Ryan, Michael (2011). The Encyclopedia of Literary and Cultural Theory. Hoboken, NJ, USA: Wiley-Blackwell.
(5) Stanford Encyclopedia of Phylosophy. Peirce's Theory of Signs, 2010.
Tài Liệu Tham Khảo Chung:
Ahmadpour, Kamran. Developing a Framework for Understanding Information Literacy in the 21st Century: A Review of Literature. 2014. http://faculty.uoit.ca/kay/files/capstones/Ahmadpour_%202014_FrameworkInformationLiteracy_Final.pdf
Chandler, Daniel. Semiotics for Beginners, http://visual-memory.co.uk/daniel/Documents/S4B/
Hermawan, Andri. A Semiotic Analysis on Kim Addonizio's Poems Based on C.S. Peirce's Theory. 2010.
Culler, Jonathan. Theory and Criticism after Structuralism. Cornell University Press, Ithaca, New York, 1982.
Ellis, John M. Against Deconstruction. Princeton University Press, Princeton , New Jersey,1989.
Hoopes, James. Peirce on Signs. The University of North Carolina Press, 1991.
Juan, Jr. E. San. In Lieu of Saussure: A prologue to Charles Sanders Peirce's Theory of Signs. http://clogic.eserver.org/2012/SanJuan.pdf.
Langendoen, D. Terence. Review: Linguistics at the Begining of the 21st Century. Reviewed work(s): The Handbook of Linguistics by Mark Aronoff: Janie Rees- Miller. Source: Journal of Linguistics, Vol. 38. Nov. 3 (nov., 2002) pp. 627-643. Cambridge University Press.
Leitch, Vincent B. Literary Criticism in the 21st Century. Bloomsbury, NewYork, USA, 2014.
Marmaridou, Sophia and Kiki Nikiforidou and Eleni Antonopoulou. Trends in Linguidtics. Reviewing Linguistic Thought. Converging trends for the 21st Century. Mouton de Gruyter, Division of Walter de Gruyter GmbH & Co. KG, Berlin. 2005
Peirce, Charles Sanders. Writings on Semiotic, First Edidition. University of North Carolina Press, Chapel Hill and London. 1991.
Saussure, Ferdinant and Roy Harris. Course in General Linguistics. Open Court, Chicago and La Salle, Illinois, 1998.
Scholes, Robert. An Introduction Structuralism In Literature. New Haven and London, Yale University Press, 1974.
Stanford Encyclopedia of Philosophy. Peirce's Theory of Signs. Published 2006, revised 2010.
Ngu Yên
http://www.gio-o.com/NguYen.html
© gio-o.com 2015