NGU  YÊN

Ư Thức Về Kư Hiệu Học

tùy luận 

kỳ 9

kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6,  kỳ 7,  kỳ 8,     



Lời Giới Thiệu: Bài Ư Thức Về Kư Hiệu Học gồm có 11 phần. Sẽ đăng liên tiếp để độc giả tiện theo dơi. Bài này trích từ sách: Sơ Thảo: Tư Tưởng Văn Học Dẫn Vào Thế Kỷ 21 do nhà thơ Ngu Yên giới thiệu, nhận định và áp dụng những lư thuyết mới về văn chương và ngôn ngữ từ giữa thế kỷ 20 sang thế kỷ 21.

 

Ư Thức Về Dịch Thuật

 

 

9. Dịch Thuật và Kư Hiệu Học

 

 

Dịch, cho đến hôm nay, luôn luôn là vấn đề của thế giới trí thức.

Theo thời gian, dịch chia làm hai loại: Dịch theo truyền thống và dịch kiểu hiện đại.

Theo văn bản, dịch chia làm năm loại: Dịch sát nghĩa, dịch thoát ư, dịch nghĩa ám chỉ, dịch theo diễn tiến của ngôn ngữ và dịch theo văn hóa tương xứng.

Dịch sát nghĩa được đ̣i hỏi áp dụng cho những văn bản pháp lư, ngoại giao, đơn từ, thư tín và những loại viết không văn chương. Những kư kết quan trọng của thế giới, nhựng văn bản pháp lư ngoại giao.... đều sử dụng hoặc chuyển dịch sang tiếng Latin v́ đây là ngôn ngữ chính xác nhất ở tây phương. Những cách dịch c̣n lại thường dùng để chuyển văn chương sang ngôn ngữ khác.

Về chuyển dịch văn chương, các học giả, dịch giả chia làm hai phe. Một phe chống đối, quan niệm dịch là phản, là làm hại văn bản chính. Chủ trương không nên dịch. Quan niệm này áp đảo trong thế kỷ 19 và sang đầu thế kỷ 20. Càng về sau, phe ủng hộ dịch thuật văn chương càng nhiều. Đến nay, đă chiếm đa số. Lư do là nhu cầu giao liên toàn cầu đ̣i hỏi. Với những phương tiện khoa học, những năng lực điện tử, internet, email, smart phone....khiến cho sự khác biệt, trở ngại của ngôn ngữ cần phải giải quyết, cho dù là giải quyết tương đối.

Thế kỷ 21, mọi nhu cầu sinh sống, mọi lănh vực hiểu biết của nhân loại, đều thực sự toàn cầu. Riêng về động lực kinh tế và quyền lực chính trị dứt khoát bắt buộc dịch thuật phải phục vụ hiệu năng và nhanh chóng. Phong trào di dân xảy ra theo diện hợp pháp lẫn diện bất hợp pháp, khiến cho ngôn ngữ Babel có dịp ra khỏi địa phương, hỗn hợp vào thế giới. Cho đến khi nào nhân loại có được một ngôn ngữ chung hoặc thế giới có một phương tiện truyền thông diễn đạt chung, dịch thuật vẫn là việc cần thiết và phải thực hiện không chỉ riêng biệt cho ngôn ngữ dân tộc, c̣n phổ biến chung cho nhân loại.

 

Dịch theo truyền thống, chủ yếu là dịch theo từ ngữ trong cấu trúc của mệnh đề và câu. Ư nghĩa văn bản dựa trên ư dụng quen thuộc hoặc tra cứu trong tự điển, t́m chữ hoặc cụm chữ có nghĩa tương đương hoặc hữu lư để thay thế. Nếu gặp phải từ nào không có trong ngữ vựng dân tộc, người dịch tự tạo chữ mới. Dù tạo chữ mới, phải có một số qui tắc ngữ học cần phải tuân theo để người đọc có thể tiếp cận và từ mới dễ được chấp nhận theo hệ thống kinh viện.

Mục đích cơ bản là đi t́m sự chính xác ư nghĩa của văn bản ngoại quốc để thể hiện trong văn bản dịch. Sau đó mới đến mục tiêu phong cách văn chương. Việc này hoàn toàn đúng nhưng tạo ra nhiều khuyết điểm, khiến văn học tranh căi về giá trị của bản dịch.

Sự quan trọng của t́m hiểu rơ ràng ư nghĩa của từ ngữ ngoại trước khi dịch là việc không thể chối căi nhưng cả tin vào ư nghĩa tự điển sẽ làm cho dịch thuật khó hiểu, mất tính tự nhiên, kém diện văn vẻ và nhiều khi đi xa sự đúng đắn. Nhất là những từ trừu tượng, khó có sự đồng nghĩa hoàn toàn. Theo quy luật Babel, hai từ ngữ có ư nghĩa tương đương của hai ngôn ngữ khác nhau, chỉ có thể tiếp cận.

Dịch văn bản văn chương không phải là sao y bản chánh theo kiểu soi gương hoặc chụp h́nh, in lại bằng ngôn ngữ khác. Theo José L. Ramos trong Translation as a Semiotic Process (Dịch thuật là một diễn tŕnh của kư hiệu học,) ông cho rằng dịch văn bản văn chương ngoài việc chuyển ư nghĩa từ hệ thống mă hiệu này (code) sang hệ thống mă hiệu khác, dịch c̣n đối phó với "nội hàm của ngôn ngữ" (Intralingual.) Bao gồm ư nghĩa thay đổi theo thời gian, nên văn bản thời xưa có thể hiểu khác vào thời nay cho dù dùng chung một diễn đạt; bao gồm sự biến chuyển của văn phạm; bao gồm nét văn hóa của thời đại. V́ vậy, đối phó với hai nội hàm của hai ngôn ngữ cùng một lúc cần phải có học thuật một cách khoa học.

Ví dụ về khuyết điểm theo lối dịch truyền thống, Trời xanh quen thói má hồng đáng ghen (Kiều.) Cụm từ "Trời xanh" dịch sang Anh ngữ là "Blue sky", th́ không thể cảm thấu. "Trời xanh" trong văn hóa Việt mang ư nghĩ ám chỉ, chuyển sang Anh ngữ, mất ư nghĩa này. Michael Counsell dịch:  seems jealous of the fair of face. Vladislav Zhukov dịch: And mindful are the gods on rosy cheeks to dart celestial spite..." rose cheeks" một lần nữa, làm mất ư tứ ám chỉ của hồng nhan bạch mệnh.

Phái dịch theo truyền thống tuy ít hơn, nhưng vẫn đưa ra những tác phẩm quan trọng, cũng cố lư thuyết dịch sát, dịch đúng. Hai tác phẩm "Foundation for a General Theory of Translation" (Nền Tảng Lư Thuyết Tổng Quan Về Dịch Thuật) của Katharina Reiss và Hans Vermeer, 1984 và "Translatorial Action" (Diễn Tŕnh Dịch Thuật) của Justa Holz-Manttari, 1984, sau khi ra đời đă xây dựng lư thuyết Skopos với quan điểm dành ưu tiên cho mục đích dịch thuật: Phải hoàn chỉnh ư nghĩa của tác giả từ ngôn ngữ nguồn bằng ngôn ngữ dịch, thay v́ ưu tiên chọn ư nghĩa tương đương hoặc tương đối để chuyển dịch.

Từ khi những trào lưu tư tưởng mới về ngôn ngữ học, kư hiệu học, xă hội học ra đời, phát triển mạnh từ giữa thế kỷ 20, đă mang lại những phương pháp phân tích ư nghĩa từ ngữ, t́m hiểu chức năng văn phạm, chức năng cấu tạo ngôn ngữ, chức năng tương quan của ngôn ngữ khi giao tiếp; việc này cho phép dịch thuật bước vào lănh vực khoa học nhân văn. Đó là Dịch theo kiểu hiện đại.

Từ thập niên 1980-90, sự bành trướng, phát triển nhanh chóng của phong trào nghiên cứu về dịch thuật, Translation Studies, đă đặt ra nhiều cơ sở căn bản cho quan niệm mới về chuyển dịch. Bên cạnh quan điểm về văn chương và ngôn ngữ của các học phái như phái Tân H́nh Thức, Formalism; Lư thuyết gia Roman Jakobson với sáu chức năng của ngôn ngữ; Ferdinand de Saussure với Kư Hiệu Giải Tích; Charles Sanders Peirce với Kư Hiệu Học; Roland Barthes với Cấu Trúc Luận; Jacques Derrida với Giải Cấu Trúc.... đă đồng loạt đưa sự quan tâm của văn học thế giới về nghiên cứu và khảo sát văn bản. Trào lưu này nâng cấp dịch thuật lên hàng quan trọng. Dịch thuật văn chương chiếm một vị trí lớn không chỉ v́ giao lưu tư tưởng và văn học thế giới mà c̣n là phương tiện để học hỏi về kư hiệu, cũng như sự đa dạng của ngôn ngữ. Từ đó, sự t́m hiểu lan qua những lănh vực quan trọng như nhân chủng học, xă hội học, chính trị học, nhất là dân tộc học...

Từ năm 1995, môn học về dịch thuật đă được đưa vào dạy ở các đại học lớn trên thế giới. Và một bằng chứng cho thấy sự len lỏi của dịch thuật về văn chương nghệ thuật đă vào sâu trong quần chúng, đó là sự chọn lựa phụ đề ngôn ngữ khác nhau trong phim ảnh.

 

Những Trở Ngại Trong Dịch Thuật

Dịch thuật thường gặp hai loại trở ngại thuộc về kỹ thuật trong văn bản: Từ vựng và cú pháp.

1- Trở ngại về từ vựng.

Mặc dù từ ngữ tự thân có ư nghĩa về đối tượng nhưng khi chuyển sang ngôn ngữ khác, một từ vựng tương đương theo tự điển không hẳn sẽ có cùng quan niệm về ư nghĩa tương đương dù có cùng đối tượng. Nhất là từ ngữ tượng trưng hoặc cụm từ ẩn dụ, hoán dụ. Đặc biệt trong thơ, làm sao để chuyển những từ ngữ "vắng mặt" hoặc "ẩn ḿnh" nơi những khoảng trống hoặc dùng để hiểu ngầm.

2- Trở ngại cú pháp.

Cú pháp là loại trở ngại phức tạp nhất của sự dị biệt về văn phạm, văn phong và  cá tính diễn đạt. Theo nhà lư thuyết ngôn ngữ học Eugene Nida (1914-2011), không bao giờ có hai hệ thống ngôn ngữ giống nhau hoàn toàn về cơ cấu và tổ chức.

 Những trở ngại thường gặp:

- Loại từ ngữ.

 - Văn phạm.

- Thứ tự của vị trí chữ.

- Phong cách.

- Diễn tŕnh của câu.

Ngoài ra c̣n những trở ngại khác, thuộc về nội hàm của kư hiệu và ảnh hưởng hổ tương giữa hai loại kư hiệu gốc và dịch. Tiếp theo, là trở ngại liên quan giữa hai văn bản và văn hóa xă hội của mỗi ngôn ngữ.

Một ví dụ dễ theo dơi là chuyển dịch tiếng chửi thề. Người Mỹ chửi:"F.you", dịch sang tiếng Việt: "Đ. má". Hai cụm từ này tương đương về tính thông dụng khi giận dữ chửi bới; tương đương về ư lăng nhục đối phương; nhưng khác nghĩa. "F. you" trực tiếp lăng nhục đối tượng. "Đ. má" gián tiếp lăng nhục. Sự khác biệt nằm ở nơi văn hóa. Người Việt coi trọng ông bà cha mẹ, nhất là người mẹ, vừa là nguồn t́nh thương, vừa là ơn sinh thành dưỡng dục. Lăng nhục mẹ là sỉ nhục người con gấp bội phần.

Nh́n từ một góc cạnh xă hội của người miền Nam, "Đ.má" là một cách nói, một lối đệm "cho vui, cho sinh khí" trong lúc chuyện tṛ. Có khi, như một lời chào hỏi. Nhiều khi, thiếu tiếng đệm này, câu chuyện kém ḍn dă. Khi chuyển dịch "Đ. má" sang tiếng ngoại, nhất định phải thận trọng từ tương đương về văn hóa.

 

Dịch Thuật và Những khái niệm mới.

·        Ludwig Wittgenstein là nhà tư tưởng gốc Anh-Úc nghiên cứu triết học về toán và triết học về ngôn ngữ. Ông cho rằng "Hầu hết trong mọi trường hợp, ư nghĩa của từ ngữ là sự sử dụng của nó."

·        Trong tác phẩm "Trust The Text" (Routledge 2005), John Sinclair nhấn mạnh, ư nghĩa của từ ngữ luôn luôn có thể t́m thấy trong ngôn ngữ sống của văn bản hoặc trong sách. Nghĩa là, từ ngữ mang ư nghĩa trong khi được sử dụng. Tự điển luôn luôn là thứ yếu.

·        "A Companion to Translation Studies" (tuyển chọn bởi Piotr Kuhiwczak và Karin Littau, 2007) là một tác phẩm gây ấn tượng mạnh mẽ về trí nhớ, hồi tưởng trong lúc diễn đạt. Và sự phản ảnh của ngủ quan trong cách sử dụng từ ngữ.

Một người không thể suy nghĩ mà không 'nói' thầm trong trí tưởng. Những h́nh ảnh và âm thanh mà dịch giả thấy lại trong trí tưởng trong lúc chuyển dịch, ảnh hưởng trực tiếp vào bản dịch. Hơn thế nữa, trí tưởng tượng của dịch giả tái tạo những sinh hoạt từ bản văn nguồn và những h́nh ảnh này trở thành ngữ cảnh trong bản văn dịch. Dĩ nhiên, trí nhớ, hồi ức và tưởng tượng của mỗi dịch giả sẽ khác nhau, do đó, sinh ra dị biệt khi chuyển dịch. V́ vậy, cũng không thể đi quá xa ư nghĩa của tự điển.

·        Perrot d'Ablancourt là một dịch giả nổi tiếng ở Pháp tŕnh bày quan điểm của ông về dịch thuật, "Tôi không luôn luôn tự giới hạn ḿnh vào các từ ngữ hoặc ngay cả những suy nghĩ của tác giả, nhưng chú tâm vào mục đích của ông. Tôi điều tiết nó vào trong  không khí và phong cách của Pháp." Ông cũng thừa nhận, dịch thuật một phần nào là sự bất công. Khi lư thuyết này đưa sang Anh Quốc, đă tiếp xúc với truyền thống Jonsonia, dịch sát nghĩa, nhưng cả hai vẫn tồn tại song song trong một thời gian.

·        Trong "Outlining a new Linguistic Theory of Translation" (Phát họa một lư thuyết ngôn ngữ mới về dịch thuật) của Massimiliano Morini, Đại học Udine, Ư, dịch thuật được định nghĩa, "là một sự tái tạo văn bản gốc." Sự tái tạo này là một thao tác, một dịch vụ quan trọng có khả năng mang lại những mở mang văn học và xă hội.

·        Trên cơ bản, dịch thuật quan tâm về lẽ phải trong bốn thành phần:

 1- Lẽ phải căn cứ vào sự thực, nghĩa là sự thực được tương đương giữa hai bản văn. Những sự thực trong văn bản gốc phải được chuyển qua sự thực trong văn bản dịch. Dịch giả phải chịu trách nhiệm về  sự chính xác của những thực tại khi chuyển dịch.

2- Lẽ phải về hợp lư, được áp dụng cho mọi loại văn bản ngoại trừ loại văn hư cấu huyền ảo.

3- Lẽ phải về đạo đức. Dịch giả không để quan niệm riêng tư ảnh hưởng đến bản dịch. Cũng không thể sử dụng những phong cách ngôn ngữ không phải của tác giả.

4- Lẽ phải về thẩm mỹ. Trong văn bản hiện thực, cần chú tâm đến sự đơn giản, sáng sủa, ngắn gọn và tươi mát. Trong văn bản hư cấu, đặt mục tiêu thể hiện phong cách, sắc thái của tác giả và theo sát nội dung, chủ đề bằng tận khả năng và ḷng tín nhiệm.

(Trích "A New Theory of Translation" (Lư thuyết mới về dịch thuật) của Peter Newmark. Studia Minora Facultatis Philosophicae Universitatis Brunensis S 13, 2007.)

·        Người dịch thường có kinh nghiệm gặp phải những yếu tố trong văn bản tưởng chừng không thể dịch được. Tuy nhiên, cũng có những cách đo lường, ước tính để chuyển dịch văn bản đó.

Ông Van den Broeck và ông André Lefevere (1945-1996, lư thuyết gia về dịch thuật) đề nghị một số quy tắc về dịch thuật để xác định mức độ chuyển dịch của bài văn: (tóm lược)

- Dịch dễ thành công hơn khi ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ dịch có tŕnh độ liên hệ .

- Dịch dễ thành công hơn khi ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ dịch có sự b́nh đẳng trên cấp bậc văn hóa và phát triển.

- Dịch bị ảnh hưởng bởi khả năng diễn tả của ngôn ngữ dịch. Không thể có hai ngôn ngữ tương tựa. Trong quá tŕnh chuyển dịch một số màu sắc văn hóa và phong thái sẽ bị bị đánh mất, nhưng mặt khác có thể bù lại bằng từ vựng và sự đa dạng của ngôn từ trong ngôn ngữ dịch.

- Khi chuyển dịch sẽ luôn luôn có sự mất mát ư nghĩa ở một mức độ nào đó.

(Trích "Specific Cultural Items" (Những tiết mục văn hóa đặc trưng).

http://ilze.org/semio/017.htm.)

 

Dịch trong hệ thống ngôn ngữ của Roman Jakobson và kư hiệu học.

Roman Jakobson (1896-1982) gốc người Nga, ông trở thành lư thuyết gia về ngôn ngữ và văn học, một trong những người mở đường Cấu Trúc Luận. Có ảnh hưởng lớn trên những nhà tư tưởng quan trọng về sau như Roland Barthes và Claude Lévi-Strauss.

Theo ông, dịch thuật chủ yếu chia làm ba loại:

·        Chuyển Dịch Nội Hàm (Intralingual Translation) hoặc Tái Diễn Đạt.

Lời lẽ diễn đạt của ngôn ngữ được thay thế và giải thích bởi lời lẽ diễn đạt khác trong cùng một ngôn ngữ.

Tái diễn đạt (Rewording) bao gồm sự thay thế, giải ngữ, tóm tắt, phát triển, ...v...v... Nhưng phải luôn luôn được xác định phiên bản. Chuyển dịch nội hàm cần thiết để t́m hiểu văn bản gốc. Và khi cần dịch tóm lược, phải nắm vững nội dung của ư nghĩa nội hàm.

·        Chuyển Dịch Đa Ngôn hoặc Diễn Dịch Hợp Lư. (Interlingual Translation or Translation Proper.)

Lời lẽ diễn đạt của ngôn ngữ nguồn được thay thế, giải thích bởi lời lẽ của ngôn ngữ dịch.

Diễn dịch hợp lư là "di chuyển" ư nghĩa hoặc thông điệp từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia một cách đúng đắn.

·        Chuyển Dịch kư hiệu: Chuyển dịch nhóm kư hiệu này sang nhóm kư hiệu khác. (Intersemiotic Translation)

Ư nghĩa từ lời lẽ diễn tả được thông đạt bởi ư nghĩa của kư hiệu không lời, như kư hiệu cử chỉ, kư hiệu h́nh ảnh...v...v....

Điểm nhấn ở đây là trong lúc chuyển dịch thơ hoặc truyện, thường khi, tác giả diễn tả hoàn cảnh, tâm lư, cử chỉ của nhân vật. Những kư hiệu không lời này sẽ phải được quan tâm khi chuyển dịch lời nói hay ư nghĩ của nhân vật sang ngôn ngữ dịch.

Như Jakobson giải thích, chuyển dịch liên quan đến hai ư nghĩa tương đương trong hai mă hiệu (code) khác nhau. Dịch giả phải tái tạo mă hiệu văn bản gốc rồi đưa thông điệp này sang một thông điệp khác tương đương trong bản dịch. Mă hiệu ở đây bao gồm phó mă hiệu và cụm mă hiệu.

Một trong những nhà tư tưởng theo chân Jakobson về sau là Anton Popovic (1933-1984) đă xác nhận rằng các văn bản văn học không chỉ là sự kết hợp của kư hiệu bằng lời lẽ, nhưng nó là một hệ thống ngôn ngữ đầy đủ và cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi bắt tay chuyển dịch. Ông cho rằng, kư hiệu học đóng vai tṛ quan trọng trong dịch thuật v́ mục tiêu của kư hiệu học là t́m hiểu tận gốc rễ của từ ngữ, của sự cấu tạo và sử dụng của từ ngữ trong văn bản cũng như trong xă hội. Cùng một lúc bao gồm luôn cả những kư hiệu không lời. Cho phép dịch giả hiểu thêm ư tác giả, dù không thấy trong bản văn.

 

Trong tác phẩm "Wittgenstein in Translation" (Wittgenstein trong Dịch Thuật) của Dinda L. Gorlée. De Gruyter Mouton, 2012,) kư hiệu học được bày tỏ vai tṛ trong chuyển dịch.

Kư hiệu học liên quan đến dịch thuật trên những căn bản chính, được gọi chung là Semiotranslation:

·        Khi dịch từ ngữ, dịch nghĩa đen và nghĩa bóng không phải là chuyện khó khăn. Dịch nghĩa ám chỉ của từ ngữ, hoặc cụm từ, hoặc mệnh đề qua ẩn dụ, hoặc tượng trưng không phải dễ dàng, nhất là trong thơ. Nghĩa ám chỉ thường dễ nhận ra trong ngôn ngữ gốc nhưng khó t́m ra sự tương đương hoặc giải thích lại trong ngôn ngữ dịch.

Để dịch tường tận tâm ư của tác giả, trước hết phải phân tích toàn thể những ám chỉ, tượng trưng, ẩn dụ, hoán dụ....trước khi bắt tay chuyển dịch. Kư hiệu học sẽ là cơ bản tiếp cận để giải quyết vấn đề này. Cho dù trong hệ thống kư hiệu có những mâu thuẫn giữa các nhà tư tưởng trước sau như sự khác biệt giữa Jacques Lacan và Ferdinand de Saussure trong vấn nạn nghĩa đen, nghĩa bóng của chữ.

·        Khi dịch câu văn, dịch thuật phải so sánh giữa hai văn phạm, hai cấu trúc, hai văn hóa của bản gốc và bản dịch. Kư hiệu học có thể đảm đang phần lớn những khó khăn này một cách khoa học.

·        Khi dịch cho văn vẻ như một bản văn văn chương, không phải là một bài luận hoặc bài viết thường, dịch thuật phải đối phó với phong cách và sắc điệu của văn bản gốc. Hai chữ có nghĩa tương đương qua tự điển chỉ có tính tương đối và thường khi làm kém văn vẻ, khó hiểu. Dùng chữ hoặc cụm chữ ở bản gốc so sánh với những chữ có thể dịch trong Mẫu H́nh, sẽ làm cho câu văn dễ trong sáng, hợp lư và dễ dân tộc hóa câu văn ngoại quốc.

·        Ngoài ra, chức năng của ngôn ngữ cũng là chức năng của ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ dịch. Những chức năng và cấp bậc ngôn ngữ trong hệ thống sẽ giúp dịch giả thấy rơ và tái tạo chữ nghĩa theo văn phong của tác giả, ví dụ, tác giả sử dụng ngôn ngữ ở cấp bậc bác học, dịch giả phải sử dụng ngôn ngữ dịch trong cấp bậc bác học để chuyển dịch tương đương. Khi đă xác định cấp bậc ngôn ngữ, th́ những từ ngữ thô thiển, văn phong b́nh dân xuất hiện, phải bị loại bỏ.

 

Kư hiệu học nói chung, xem "Một bản dịch có nghĩa là một cái ǵ mới xuất hiện trong một thời gian (một ngày) và trong một không gian đặc biệt nào đó, không chỉ đơn thuần là một bài tập tượng thanh của văn bản gốc 'sao chép-cắt dán'  vào một ngôn ngữ khác." (trang 19)

 

Cấu Trúc Luận và Dịch Thuật

Cấu Trúc Luận phát nguồn từ Kư Hiệu Học, tất nhiên, liên quan sâu đậm đến dịch thuật. Bắt đầu với căn bản: Phân biệt giữa h́nh thức và ư nghĩa trong cấu trúc của từ ngữ và văn bản. Ngôn ngữ là đối tượng của phương pháp này, bất luận là ngôn  ngữ nào, điều này khiến ngôn ngữ thế giới gần gũi nhau hơn qua lănh vực khoa học.

 

 

Dĩ nhiên, đây là công thức đơn giản, trong thực tế sự phức tạp và công phu nằm ở giải mă và ráp mă. Giải mă liên quan với trực giác và kiến thức ngoại ngữ, văn chương, xă hội, văn hóa và dân tộc học; nghi vấn với phong cách và ư định của tác giả. Ráp mă liên quan đến khả năng hoán thế ngôn ngữ, tŕnh độ tái tạo văn bản, và uy tín của người dịch.

 

Giải cấu Trúc và Dịch Thuật.

Jacques Derrida, người sáng lập Giải Cấu Trúc, đă cống hiến điều ǵ cho dịch thuật? Trong tác phẩm "Deconstruction and Translation" (Giải Cấu Trúc và Dịch Thuật) của Kathleen Davis, đặt lại vai tṛ quan trọng của từ Différance mà Derrida đă đưa ra, trở thành căn bản luận lư của Giải Cấu Trúc, như vậy, luận lư Différance ảnh hưởng quan niệm dịch thuật ra sao?

Giải Cấu Trúc làm lung lay một số quan niệm "an toàn" liên quan đến dịch thuật, giáo sư ngôn ngữ học Paivi Koskinen nhận định, " bằng cách phủ nhận sự hiện hữu của sự Thật, tính nguyên bản và vai tṛ trung dung, Giải Cấu Trúc đă cướp đi của chúng ta những sai lầm thoải mái trong một thế giới đơn thuần và dễ hiểu. Chúng ta mất đi sự an toàn, nhưng bù lại, chúng ta có được những khả năng vô tận, vận hành vô hạn của ư nghĩa."

 

Jacques Derrida và Dịch Thuật.

Vào gần cuối thế kỷ 20, trực tiếp và gián tiếp Derrida đă viết về dịch thuật, quan tâm đến nhiều khía cạnh khác nhau trong nội hàm và chung quanh ngoại vi của bản văn. Ông viết, "..Khởi đầu dịch là từ ngữ."  Vai tṛ quan trọng của chữ, đặc biệt rơ ràng trong quan niệm của ông, trong tác phẩm Des tours de Babel, 1985, và  The Ear of the Other: Otobiography, transference, translation, 1985. Thế nào là dịch thuật "thích đáng"? Câu ḥi này là tác phẩm What is a "relevant" translation? 2001.

Dịch thuật là tiếp cận và liên tục tiếp cận từ ngữ; không phải chỉ trong ư nghĩa biểu hiện của từ, mà trong ư nghĩa sinh hoạt hoặc gây ra hiệu quả của từ trong văn bản. Có nghĩa là sự vận hành sinh động của từ ngữ qua kích thước của thời gian và không gian. Vị trí của chữ đến trong một thời gian nhất định và một không gian xác định và không thể có chữ nào khác xuất hiện vào ngay giao điểm đó. Một chuyển dịch sinh động không thể tách rời giữa ngữ cảnh và ngữ ư. Ngữ cảnh dễ t́m thấy tương đương, tương đồng qua tự điển. C̣n ngữ ư thuộc về văn bản gốc, đôi khi rất đặc thù, thường khi khó chuyển dịch.

Điều này, đă được Gentler nhắc đến phần nào khi b́nh giải từ Différance. Ông nói, ư nghĩa của từ Différance thay v́ Différence cho thấy, sự vắng mặt của ngôn ngữ trong văn bản. Dịch thuật c̣n cưu mang nghi vấn đi t́m ư nghĩa "vắng mặt" dựa trên chữ nghĩa "hiện diện". Do đó, dịch thuật trở thành sự biến đổi của tiềm tàng thay v́ chỉ thụ động chuyển dịch ư nghĩa nh́n thấy trên bản văn. Derrida xác nhận, " Kư hiệu tiêu biểu sự hiện diện nằm trong sự khiếm diện." (1982:9)

"Dịch thuật chưa bao giờ hoàn toàn 'đáng tin cậy', luôn luôn có điều ǵ 'tự do' trong đó. Dịch thuật chưa bao giờ thiết lập được căn cước, luôn luôn chưa đầy đủ, cần bổ túc, và không bao giờ có thể diễn đạt trong sáng..." (Venuti, 1992:8.) Luôn luôn có khoảng cách giữa bản gốc và bản dịch.

 

"Bản gốc" và dịch thuật:

Để có thể tồn tại như một công việc có ư nghĩa, văn bản dịch phải mang dấu vết của văn bản gốc. Văn bản gốc vốn đă mang nhiều tầng lớp ư nghĩa và liên quan hổ tương nội hàm. Chỉ có thể cảm nhận bởi mắt đọc. Đọc là một cách dịch riêng của độc giả. Như vậy, sự dị biệt giữa văn bản gốc và văn bản dịch không chỉ là điều sẵn có, mà c̣n được chứng minh một cách rơ ràng. Do đó, việc chuyển dịch và bản dịch luôn luôn phải được duyệt lại.

Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của Giải cấu Trúc trên dịch thuật không nhất thiết xem như công kích t́nh trạng dịch không được như nguyên gốc. Van de Broeck nói, "Giải Cấu Trúc không phải là hành vi phá hủy mà là hành động thay thế."

Dịch thuật qua Giải cấu Trúc đặt nghi vấn về giá trị tương đương giữa bản gốc và bản dịch, giữa từ ngữ gốc và từ ngữ dịch. Và giá trị tương đương này không c̣n là mẫu mực để thi hành dịch thuật.

Derrida kết luận, "Dịch thuật là sáng tác; đúng vậy, không chỉ là chuyển dịch như sao chép, mà c̣n là văn bản sinh sôi được phát huy từ bản gốc."

(Trích từ "Translating traces: Deconstruction and the practice of translation" của J.L.Kruger, Đại học Tây Bắc Vanderbjlpark.)

 

Trong hơn 50 năm qua, các nhà tư tưởng, các chuyên gia từ nhân chủng học cho đến văn hóa, vẫn tiếp tục khai phá những lư thuyết về dịch thuật. Đa số hầu như đồng ư về sự thay đổi cần thiết cho dịch thuật rời khỏi lănh vực truyền thống "chữ thay chữ", nhưng thay đổi thế nào? Chưa có sự thống nhất hoặc xác định chung. Chỉ có nhiều lư thuyết khác nhau, tạo ra những môn phái dịch thuật khác nhau.

Phải chăng lời ví của Yevgeny Yevtushenko là một tiêu biểu cho nhan sắc của dịch thuật? " Dịch thuật như một phụ nữ. Nếu là mỹ nhân th́ không đáng tin. Nếu đáng tin th́ thường khi không đẹp."

( C̣n tiếp.)

 

Tài Liệu Tham Khảo Chung:

Ahmadpour, Kamran. Developing a Framework for Understanding Information Literacy in the 21st Century: A Review of Literature. 2014. http://faculty.uoit.ca/kay/files/capstones/Ahmadpour_%202014_FrameworkInformationLiteracy_Final.pdf

Barthes, Roland. Elements of Semiology. Translated by Annette Lavers and Colin Smith. Hill and Wang, A division of Farrar, Straus and Giroux, New York, 1977. Duke University Press, Durham and London, 1990.

Benson, Jackson j. New Critical Approaches to the Short Stories of Ernest Hemingway

Chandler, Daniel. The Basics Semiotics. Second Edition. Routledge, London and New York, 2002.

Chandler, Daniel. Semiotics for Beginners,  http://visual-memory.co.uk/daniel/Documents/S4B/

Culler, Jonathan. Theory and Criticism after Structuralism. Cornell University Press, Ithaca, New York, 1982.

Eco, Umberto. Interpretation and Over-interpretation: World, History, Texts. Lecture at Clare Hall, Cambridge University, March 7-8, 1990.

Eco, Umberto. A Theory of Semiotics. Indiana University Press, Bloomington, 1976.

Eco, Umberto. Semiotics and the Philosophy of Language. Indiana University Press, Bloomington, 1986.

Eco, Umbert. The Scandal of Metaphor: Metaphorology and Semiotics. Source: Poetics Today, Vol. 4. No. 2, Metaphor, 1983, pp. 217-257. Duke University Press.

Eggins, Suzanne. An Introduction to Systemic Functional Linguistics, 2nd Edition. Continuum International Publishing Group, London New York, 2004.

Ellis, John M. Against Deconstruction. Princeton University Press, Princeton , New Jersey,1989.

Halliday, M.A.K. and Jonathan J. Webster. Continuun Companion to Systemic Functional Linguistics. Continuum International Publishing Group, London New York, 2009.

Halliday, M.A.K. Introduction to Functional Grammar. 4th edition. Routledge, London and New York, 2014.

Hermawan, Andri. A Semiotic Analysis on Kim Addonizio's Poems Based on C.S. Peirce's Theory. 2010.

Hoopes, James. Peirce on Signs. The University of North Carolina Press, 1991.

Juan, Jr. E. San. In Lieu of Saussure: A prologue to Charles Sanders Peirce's Theory of Signs. http://clogic.eserver.org/2012/SanJuan.pdf.

Langendoen, D. Terence. Review: Linguistics at the Begining of the 21st Century. Reviewed work(s): The Handbook of Linguistics by Mark Aronoff: Janie Rees- Miller. Source: Journal of Linguistics, Vol. 38. Nov. 3 (nov., 2002) pp. 627-643. Cambridge University Press.

Leitch, Vincent B. Literary Criticism in the 21st Century. Bloomsbury, NewYork, USA, 2014.

Marmaridou, Sophia and Kiki Nikiforidou and Eleni Antonopoulou. Trends in Linguidtics. Reviewing Linguistic Thought. Converging trends for the 21st Century. Mouton de Gruyter, Division of Walter de Gruyter GmbH & Co. KG, Berlin. 2005

Peirce, Charles Sanders. Writings on Semiotic, First Edidition. University of North Carolina Press, Chapel Hill and London. 1991.

Saussure, Ferdinant and Roy Harris. Course in General Linguistics. Open Court, Chicago and La Salle, Illinois, 1998.

Scholes, Robert. An Introduction Structuralism In Literature. New Haven and London, Yale University Press, 1974.

Stanford Encyclopedia of Philosophy. Peirce's Theory of Signs. Published 2006, revised 2010.

Taverniers, Miriam. Systemic Functional Linguistics and the Notion of Grammatical Metaphor. Doctoral dissertation, University of Gent: Department of English, Belgium, 2002.

Young, Lynne and Claire Harrison. Systemic Funtional Linguistics and Critical Discourse Analysis, Studies in Social Change. Continuum London-New York, 2004.

 

Ngu Yên 

http://www.gio-o.com/NguYen.html

 

© gio-o.com 2015