Ngu Yên
Đi Tìm Thơ Hay
Đã nhiều lần tôi tự hỏi: Làm thế nào để làm một bài thơ hay? Đã nhiều lần tôi bỏ cuộc, không rốt ráo tìm câu trả lời. Điều gì đã khiến tôi dừng lại nửa chừng? Có lẽ nào một đầu bếp giỏi lại không biết thế nào là món ăn ngon? Nếu một bác sĩ giải phẩu mà không biết vị trí của ruột gan tim phổi ở đâu thì số phận các bệnh nhân sẽ ra sao? Tôi làm thơ đã gần 20 năm, đọc biết bao là sách viết về thi ca, về các thi sĩ nổi tiếng trên thế giới, sao tôi lại không có một câu trả lời dứt khóat và tự tin, thế nào là thơ HAY?
Đúng, sai thuộc về Chân. Xấu, tốt thuộc về Thiện. Dở, hay thuộc về Mỹ. Có người thợ nề già kinh nghiệm và tài năng thiên phú. Ông đo đạt bằng mắt rất chính xác. Chỉ cần nhìn thoáng qua, ông có thể cho biết chiếc tòa lầu chọc trời kia cao bao nhiêu, căn nhà nọ rộng bao nhiêụ Vậy mà ông không thể biết lòng sâu của biển. Dở, hay thuộc về khả năng thẩm định mỹ học. Nhưng chính cái Mỹ lại là cái không một ai biết chắc chắn. Cái đẹp mơ hồ trong không gian, di động theo thời gian, khác nhau trong mỗi người, thay đổi theo từng thế hê.. Người ta biết có gió nhưng chưa thấy gió bao giờ. Chưa thấy gió nhưng người ta biết dùng gió trong nhiều lãnh vực, kễ cả việc thoải mái như hóng gió. Một người bỏ cả đời để đi tìm cái đẹp, được gọi là nghệ sĩ. Còn người bỏ đời đi tìm gió, gọi ông là ai ?
Dùng đẹp để đo lường giá trị của thơ ca cũng giống như dùng không khí để đo lường sức nặng. Biết là có không khí nhưng làm sao dùng không khí làm đơn vị cân đo sức nặng của một người dù vẫn biết nếu không có không khí, sức nặng kia sẽ tan thành cát bụị Dùng đẹp để thẩm định thơ hay hoặc dở là chuyện tương đối và chủ quan. Người ta có thể lên cung trăng rồi đến Hỏa Tinh. Sẽ tìm ra trăm ngàn ngõ ngách trong vũ trụ nhưng sẽ không bao giờ tìm được phương pháp vẹn toàn để xác định giá trị của nghệ thuật.
Mỗi ngày có trăm triệu người khen người khác hay và vài tỷ người chê người khác dở. Hay nằm trong cuống cổ. Dở nằm ngay đầu môi . Hay và dở cứ như thế tuôn ra một cách đại khái, tương đối, giả dối, vô trách nhiệm. Một bài thơ hay trăm bài thơ dở cũng được an bài như vậỵ Sở dĩ hay ít hơn dở là vì người ta dễ đồng ý với nhau về dở nhưng khó thỏa thuận khi khen hay . Con người là sinh vật hẹp lòng với lý do chính đáng.
Nhà nào cũng có nóc. Nóc cao sẽ có nóc cao hơn. Trời thì cao vô tận, không ai biết ở đâu ? Hay và dở ở trần gian chỉ tương đối thôi . Không cần phải nghĩ về cách nói đại khái, giả dối, giao tế, vô trách nhiệm và tối dạ. Hay và dở tương đối thường phát xuất từ lòng thành thật. Đáng tin cậy khi phát ra từ người có trình độ thâm cứu và có tài năng nhận xét phê bình. Làm thế nào để tìm ra người đáng tin cậy ? Giống như tìm một người vừa là bác sĩ giỏi vừa là luật sư có lương tâm.
Lời nói là nguồn cội của thơ . Thơ là lời nói có nghệ thuật. Nói khoa học hơn, thơ là ngôn ngữ có kỷ thuật thơ ca để diễn đạt cảm súc. Một người muốn nói hay, trước hết phải có điều gì hay để nói . Điều hay thì không cần kích thước, không cần trọng lượng. Chỉ cần thú vị, hấp dẫn, thuyết phục được người nghe . Muốn thuyết phục người nghe trước hết phải thuyết phục được chính mình. Người sáng tác phải thấy hay trước khi kể lại cho người thưởng ngoạn. Thơ cũng vậy . Có lắm bài thơ nằm nghiêng ngửa trên mặt giấy, rên la mà không nói được gì. Thậm chí không diễn tả được nỗi đau khiến thi sĩ rên la . Không có gì nói, đừng nói . Phim tàu bộ có câu rất hay: "Không nói, đừng sợ người ta nghĩ mình câm"
Nói hay là biết nói vừa đủ. Biết bắt đầu từ đâu, biết chi tiết nào đáng nói, biết lúc nào nên dừng. Nói ít quá như thơ Hài Cú, người sáng tác cần một trực giác bén nhạy, cảm súc mạnh và cách diễn tả xúc tích. Nói nhiều quá như thơ trường ca, cần có sức rung động liên tục, dai dẳng kết hợp với trí tuệ, tổ chức tư tưởng và cảm tình. Nhiều nhà thơ tây phương đồng ý với nhau, một câu thơ tiêu biểu là câu thơ dài bằng hơi thở bình thường. Một bài thơ viết vừa phải, dài chừng một trang giấy . Nhưng có khi gặp nhau chỉ cần chào là đủ. Hai kẻ yêu nhau tha thiết không cần nói lắm lời . Một đề tài sâu sắc, trình bày vài tiếng đồng hồ vẫn thiếu . Thơ hay là thơ vừa đủ. Đôi khi thiếu vài điều cố ý, không nên dư, trừ phi cố tình.
Nói hay là nói với cả tấm lòng. Nói bằng đam mê . Nói vì lửa bốc cháy từ trái tim, đun sôi tri thức. Người nói hay thường say sưa với điều họ đang nói . Chính sự đam mê ấy đã lôi cuốn người nghe . Nghe càng tán thưởng, kể càng say men. Bài thơ thiếu lòng đam mê thường lộ liểu sự sắp đặt. Tình tứ không tự nhiên và sức giả dối lem nhem vào hình ảnh hoặc câu truyện thơ .
Người nói đam mê là người tin vào điều minh phát biểu . Sự phát biểu trơn tru nhờ kiến thức vững chắc. Sư phát biểu chính xác nhờ kinh nghiệm trải qua . Sự phát biểu sâu sắc nhờ tư duy lâu ngày . Bài thơ hay có một phần đời người hoặc có hình ảnh của một đời người sáng tác. Bởi vậy, thơ hay phát triển theo tuổi tác. Có người làm thơ hay lúc hai mươi rồi thơ không theo kịp tuổi đời, khiến cho lúc đã sáu mươi, vẫn làm thơ như thuở ba mươi lăm. Bệnh chậm tiến này thường thấy ở những nhà thơ quá yêu hình bóng cũ của minh. Hoặc sợ mất đi sự ngưỡng mộ của người đọc trẻ ngày xưa . Họ quên rằng người đọc cũng già theo ho.. Tôi vẫn thường bật cười khi đọc bài thơ yêu đương kiểu trẻ do một cụ già mày mò làm theo tưởng tượng. Khác nào bà ca sĩ quá lục tuần vút lên tiếng hát...Em như cô gái hãy còn xuân.....
Đoạn trường ai có qua cầu mới hay . Không phải dễ gì viết một câu thơ bất hủ như vậỵ Thời nào câu ấy vẫn đúng, vẫn hay, vẫn ngậm ngùi . Có bị cuộc đời đá lăn hộc máu, có bị tình trường hãm thân tuyệt địa, mới viết được câu "Chữ tài liền với chữ tai một vần." Thơ hay mang kinh nghiệm se sắt của đời người . Không những là kinh nghiệm sống, còn là kinh nghiệm sáng tác. Những loại kinh nghiệm chung, đã là người trước sau gì cũng vấp, được nghệ thuật hóa vào thơ, sẽ trở thành công ngôn.
Thơ hay đi trước thời đai. Khi kinh nghiệm sống được tư duy đưa thành phóng ảnh, được cảm súc thẩm thấu thành ý tứ thơ . Thơ ấy thuộc vào tương lai . Trực giác là mũi nhọn của cảm súc. Người ta phài mất gần hai ngàn năm mới lên đến cung trăng nhưng trực giác đã dẫn chú Cuội đến đó tự lâu . Bài thơ chỉ quẩn quanh với quấn quít mân mê tà áo, với thương nhớ ơ hờ, với yêu ai yêu cả một đời, với những rung cảm nhai lại, với những cảm súc thiếu trực giác, thơ ấy hay cũng vậy thôi . Đã nhiều thơ hay như vậy rồi .
Có lẽ quan trọng nhất là cách nói . Nói hay phần lớn tùy vào cách nói . Mỗi nhà hùng biện có mỗi cách chinh phục khác nhau . Không những mỗi nhà thơ hay có mỗi cách nói hay mà mỗi bài thơ hay đều có mỗi cách diễn đạt hay . Cũng một câu truyện, một ý tưởng, có người kể lại hay, có người kể rất tồi . Cũng câu truyện đó, cũng người kể hay đó, mỗi lần kể lại khác nhau . Thông thường gọi là tùy hứng. Hứng là tiếng nôm na của trực giác châm ngòi cảm súc.
Điểm khác biệt giữa lời nói và thơ là nhạc điệu tiết tấu . Những cây đàn hay phát âm khác nhau, nghe đều haỵ Những điệu Bolero, Tango, Bossa Nova, Cha Cha Cha, Jazz, Rock.......khác nhau, nghe đều muốn cử động. Lời nói thường có thể chinh phục được lòng người nhưng không làm cho họ nhảy múa . Họa hoằn là lời nói xách động, biểu tình. Nhạc điệu đi thẳng từ âm thanh vào bản năng. Ngôn ngữ thơ là lời nói có nhạc điệụ Khai thác âm nhạc trong thơ là một công việc khó ngang ngửa với việc tìm tòi ngôn ngữ trong ca khúc. Đã có lần người ta xem trọng nhạc trong thơ và đã dẩn đến thơ Ấn Tượng.
Nhạc trong thơ không giống nhạc trong khoa âm nhạc. Không có do re mi fa . Không có đen trắng móc gạch. Nhạc trong thơ được cấu tạo bời âm sắc của chữ, bởi trường âm của chữ, bởi âm độ của chữ, bởi thanh vần, bởi vị trí của chữ, bởi dấu ngắt, phẩy, chấm, xuống hàng và cuối cùng , quan trọng nhất là liên hệ tương quan giữa các hình thức và nội dung của chữ. Thơ ít nhạc trở gần văn xuôi . Văn nhiều nhạc trở gần tùy bút.
Có cách nói dựa vào tiếng nói . Có cách nói dựa vào công lực. Có cách nói, nói theo ngoại hiếu . Tháng Ba năm Hai ngàn lẻ hai, tôi phỏng vấn bốn ca sĩ tiêu biểu cho nền ca nhạc ở hải ngoại: Tuấn Ngọc, Vũ Khanh, Ý Lan, Khánh Hà, trên cùng một sân khấu, trong chương trình nhạc Tứ Quí "Bạn và Nghệ Sĩ 13", do Viet Art Production tổ chức tại Houston. Mỗi ca sĩ tôi đều hỏi chung một câu hỏi: Thế nào là một giọng hát hay ? Trong khi Tuấn Ngọc và Khánh Ha đặt nặng về phẩm chất của tiếng ca, kỹ thuật và nghệ thuật hát. Ý Lan nghiêng về thái độ trình diễn, nghệ thuật nhìn và nghe, thưởng ngoạn âm nhạc, vóc dáng, nhan sắc, cử điệu cùng một lúc. Vũ Khanh nói rằng, một giọng hát hay là giọng hát có nhiều khán giả. Câu trả lời này, càng nghĩ càng thấm thía quan niệm, thưởng ngoạn định hướng nghệ thuật.
Thơ trong quan niệm cổ điển định giá bằng phẩm chất và kỷ thuật lúc nào cũng đúng. Đúng nhưng chưa đủ. Nghệ thuật hiện đại là nghệ thuật toàn diện. Phim ảnh là nghệ thuật tổng hợp nhạc, kịch, thơ, văn, âm thanh, ánh sáng,......Nghe một ca khúc không còn chỉ chú ý nghe lời ca mà nghe nhạc, nghe hòa âm, nghe sáng tạọ Nghe toàn bộ một ca khúc trong dạng nhạc phẩm. Càng ngày người thưởng ngoạn càng gần gủi với truyền hình, video, sân khấu, nghệ thuật ca hát gắn liền với diễn xuất, nhan sắc và thời trang. Thơ sính theo quan niệm của Ý lan không phải không đúng. Thơ Cụ Thể chẳng hạn. Trong thơ Việt, không thiếu gì thi sĩ dùng thời trang, diễn xuất ngôn ngữ, Trình diễn thể thơ.....nhất là những thi sĩ hiện tân. Quan niệm thơ sính theo Vũ Khanh là quan niệm giá trị thơ thuộc về người thưởng ngoạn. Không có người đọc, thơ bỏ vào quên lãng. Nếu nhìn về mãi lực tài chánh, người mua bao giờ cũng có lý cho người bán tồn tại .
Mười lăm năm trước, tôi mở tiệm buôn âu phục. Mỗi năm bốn mùa đi New York, Chicago, News Orlean, Dallas mua va đặt hàng maỵ Tôi lựa áo quần sang trọng, phẩm chất cao, Họ may tên tuổi . Mỗi món hàng có một phần hồn tôi đặt vào với một số vốn và lòng kiêu hảnh. Năm năm sau, tôi đóng cửa tiệm. Mang thêm món nợ và một bài học không hiểu nỗi . Trong một dịp đọc sách giải sầu, tôi đọc cuốn Những Nhà Buôn Trẻ của Arkla Monker thấy ông viết rằng: Hãy để người mua chọn trước món hàng họ thích. Người bán sẽ biết nên mua hàng gì để làm giàu .
Như tôi đã nhắc qua, nghệ thuật hôm nay là nghệ thuật kết hợp nhiều diện hoặc toàn phần. Khiến các diễn giả ngày nay trước khi diễn thuyết trước công chúng thường phải tập dợt trước gương hoặc trước các thành phần chuyên viên sữa chữa bộ điệu, lời nòi, cách phục sức. Dù một nụ cười, một đưa tay, một dừng nghỉ đều được chú trọng tỉ mỉ, đều mang một ý nghĩa nào đó bổ túc lời nói . Thơ hôm nay cũng vậy . Thơ hay không phải chỉ có một phần hay . Càng nhiều yếu tố hay càng hay hơn. Như một cuốn phim hay, càng nhiều phương diện hay càng lãnh nhiều giải thưởng Oscar. Để phối hợp những nghệ thuật khác nhau từ âm nhạc, văn bản, âm thanh, ánh sáng, diễn xuất, y trang, cảnh tượng ....v...v...cần có một đạo diễn tài ba . Đạo diễn của một bài thơ để kết hợp mọi yếu tố, ý, nhạc, lời, thể thơ, cảm súc, kỷ thuật.......chính là tài năng.
Tài năng như một ngọn dèn. Người ta cảm nhận được cái đầu tiêm mọc lên trong hồn nhưng không ai biết cái đuôi tiêm ở đâu . Chỉ biết cái tiêm ngâm vào một bình dầu vô hình. Không biết có bao nhiêu dầu và khi nào cạn. Khi thôi thúc như một dây sét đốt lên ngọn đèn. Ánh sáng tỏa ra khiến mọi vật bình thường bỗng hiện hình mỹ thuật một cách riêng. Trong ánh sáng ấy thi sĩ đam mê làm thơ, nghệ sĩ miệt mài sáng tác. Chính thiên thần cũng không biết lúc nào ngọn lửa ấy tắt. Hảy quên đi những câu hỏi: Tài năng là gì? Từ đâu đến? Làm sao để đo lường? Làm sao để thu thập? Cứ làm việc trong bóng tối như người mù tự học đời bằng cảm giác. Hoặc làm việc như người tù mò mãm trong -dêm khi sà lim sập xuống chấn song để viết một lá thư tình mà không biết sẽ gửi cho ai . Khi đã làm quen với bóng tối, ánh sáng sẽ bất chợt đốt lên. Ngọn -dèn tài năng không như cây đèn thần. Chà chà sẽ có kỳ tích xuất hiện. Những nhà thơ chuyên chà sẽ bị thần thoại Ba Tư 1001 -dêm bịt mắt dẫn về ảo ảnh công danh. Thơ hay phát ra từ tài năng hay . Thơ lớn phát ra từ tài năng lớn. Tài năng lùn không sinh ra thơ cao . Tài năng cao mà thiếu dinh dưởng cũng chỉ sinh ra thơ lùn. Mặc dù không ai biết rõ về tài năng nhưng người ta biết rằng tài năng có thể bồi dưởng và nó có thể mập mạp tươi tốt hơn lúc mới về cư ngụ trong đứa trẻ thi sĩ.
Rốt ráo, thơ hay dù ít nhưng trải qua bao thế kỷ, thế giới đã sản xuất nhiều thơ hay . Thơ hay có nhiều loại, nhiều đảng, nhiều trường phái . Và nhân loại sẽ tiếp tục làm thơ hay cho đến khi trái đất nổ tung. Xét về mặt thuần túy của nghệ thuật làm thơ, không rờ đến tư tưởng, không rờ đến cái đẹp, thơ hay và thơ có giá trị sáng tác có chỗ khác nhau .
Những người đẹp tuy khác nhau nhưng có những số đẹp giống nhau . Mắt mũi môi răng cân đối, sắc sảo . Tay chân thân thể đều đặn, thanh tú. Đã là người đẹp đương nhiên phải có một số điểm tương đồng vì phát sinh từ nét đẹp chung. Thỉnh thoảng Thượng Đế sinh ra một người hơi lạc quẻ. Ốm nhom, cao như sậy, cả người chỉ có đôi mắt là lớn. Nhưng nhìn thấy là tê tái cả hồn. Ôi chao đôi mắt ấy hoang dã chiêu mời ta quì xuống van xin tình ái . Nét lạc quẻ ấy nổi bật ra khỏi đám đẹp thường hằng kia . Lúc bấy giờ, Thượng Đế mới thật sự ban bố sự sáng tạo .
Sáng tạo là chất men làm cho nho thành rượụ Là chất quan trọng nhất, cần thiết nhất để nghệ thuật có giá trị sáng tác. Sáng tạo làm nên thơ hay . Nhưng sáng tạo lâu lâu mới đến một lần. Khiến thơ hay tạo nên thơ đồng dạng, cũng hay . Bởi thơ hay gồm nhiều yếu tố nên không nhất thiết phải có sáng tạo, chỉ cần sáng kiến là đủ. Khi tài năng đốt lên ngọn đèn sáng. Ánh sáng tỏa ra . Nhà thơ bắt đầu câu thơ đầu tiên. Sức nóng của cái tiêm trong hồn kia là sức sáng tạọ Nó đốt sôi sục chữ nghĩa, ý tưởng, đam mê, hình ảnh, cảm súc........nhộn nhạo . Mất hết hình thể lúc ban đầu của kiến thức, kinh nghiệm. Bốc hơi, lắng đọng thành một chất sáng ký khác hẳn chất liệu lúc ban đầu . Bao lâu sức nóng còn đốt, ánh sáng còn sáng, sáng tác còn nhảy múa .
Sáng tạo trong sáng tác là bất chợt nảy sinh trong lúc sáng tác một con đường sáng tác khác hẳn những con đường đã đi . Ít khi là một đường riêng biệt chưa hề có ai đặt chân đến như ông André Breton và con đường Siêu Thực. Thường khi là những con đường khai phá giữa những lối đi của người khác như Hàn Mặc Tử với Ave Maria, Lý Bạch với trăng ngâm rượu, Bùi Giáng với ngôn ngữ và cuộc chơi thơ.......Sáng tạo trong sáng tác có khi nằm trong ngôn từ, có khi nằm trong câu cú, có khi nằm trong hình thể, có khi nằm trong ý tứ, có khi nằm trong chủ đề, có khi nằm trong tiến trình, có khi nằm trong nhạc điệu, có khi nằm trong cách diễn đạt, có khi nằm ngoài không khí.... Sáng tạo trong sáng tác làm tác phẩm có giá trị riêng, nét hay riêng giữa những cái hay đang ngự trị.
Tôi đi tìm thơ hay như kẻ đi chơi ham vui lục lọi trong phố xá, thị tứ rồi lần lựa vào khu rừng già. Mới đầu thấy dể ợt. Nhiều lần tưởng mình đã túm được cái đuôi con thơ, chỉ cần kéo mạnh, nó sẽ tuột ra khỏi hang. Nhưng khi kéo ra, lại là cái ống quần của cổ nhân chôn theo dĩ vãng. Càng tìm càng cảm giác vô vọng. Có một người bỏ cả đời từ lúc mười lăm làm lụng đổ máu mòn xương cho đến lúc năm mươi mới thành triệu phú. Ông tưởng mình đã giàu. Gặp người bạn cũ, anh nói, giàu gì mà khổ quá vậỵ Có tiền mà lo lắng đêm ngàỵ Đi chơi, không vui. Ngồi không, áy náy. Lúc nào cũng nghĩ cách bảo vệ tiền. Như vậy là giàu sao? Có tiền mà HAY thì mới là kẻ giàu sang đúng nghĩa. Ở đời mấy kẻ giàu mà HAY .
Thơ cũng như tiền. Một bên mua được vật chất. Một bên mua được khoan khoái. Thơ hơn ở chỗ không bị mất. Tiền hơn ở chỗ được trọng. Cũng như tiền, nhiều thơ không phải giàu. Thiếu HAY, dù triệu phú thơ cũng chỉ là kẻ có tiếng mà không có miếng.
Trích Từ Tùy Ký:
Chiều ấy tôi bay gần ra khỏi cuộc đời. Nguời lớn dạy con nít đừng khóc. Tôi đã lớn, lại già nhưng muốn khóc như đứa trẻ con. Có lẽ thơ làm cho hồn ủy mị. Hay thơ đã cho tôi sáng suốt. Nhìn thấu qua nhiều lớp sống để thấy cái dại khờ đa mang của một con nguời. Sinh ra đã là mất, sao lại tưởng rằng có. Nuôi cái có lớn lên. Mang cái không có mà chất vào hành trang, tin rằng có nhiều. Kiêu khinh phúc họa buồn đau ôm chặt khừ cái có. Cho dến lúc hấp hối mới hay không có gì.
Tôi bỏ lại hết mọi thứ, chỉ lấy cặp kính thơ mang lên đôi mắt. Ðịnh buớc ra, bay cao theo mông mênh nhưng thấy ba tôi đứng truớc cửa. Chận lại. Tóc ông đen và trẻ đẹp không giống như lúc qua đời. Ông nói: "Con muốn bay à. Cánh Đâu?"
Nghĩ Vội trong Phòng Tắm
Nét dẹp của thơ tuong tựa nhu nét dẹp phụ nữ. Mỗi nguời mỗi vẻ. Nuớc nào cũng lắm nguời đẹp. Phố nào cũng có nguời đẹp. Tình cờ đâu đó sẽ gặp nguời đẹp. Nguời đẹp nào cũng có khả năng hấp hút lòng say mê dâng lên như thủy triều. Mới gặp nguời này đẹp quá. Nghĩ rằng thế gian khó có nguời đẹp hon. Gặp nguời tiếp theo cũng đẹp. Nguời nữa lại đẹp. Ðôi lúc muốn hỏi Trời, vì sao sinh ra nhiều nguời đẹp nhu thế? Ðể cho sự thuởng ngoạn hoặc để cho lòng tham lam? Ðôi lúc thấy mình sinh ra sớm cũng uổng. Sinh ra sau cũng uổng. Ðúng ra, sinh chỉ một lần, uổng quá.
Nét đẹp của thơ khiến cho tôi đôi lúc bấn loạn. Ham hố, tiếc mình không đủ khả năng chiếm doạt. Nguời đẹp làm sinh lý rạo rực. Thơ đẹp làm tâm lý rạo rực. Tán tỉnh được một bài thơ đẹp cũng khoái trá như tán đuợc ái tình.
Tại sao gọi là tán tỉnh? Muốn đuợc một bài thơ cũng phải đeo duổi nghệ thuật thơ, mơn trớn tâm tình, đưa đón ý tứ. Cần nhất là phải bắt chợp ngay lập tức khi tình bất ngờ xuất hiện, khi thơ chợt gõ cửa cảm xúc. Thơ đột phát nhưng chuẩn bị đón thơ là một hành trình dai dẳng và liên tục.
Nét dẹp của thơ cũng tương tựa như nét đẹp phụ nữ. Mắt môi như ngôn ngữ. Thân hình như dạng bài. Dáng di uyển chuyển, khép hở những quen thuộc mà mãi mãi bí mật khôn luờng là cách hành văn. Trí tuệ như ý tứ thơ. Tâm tư như hồn thơ, Tài năng như nghệ thuật. Thơ có tất cả những hấp dẩn và khó hiểu của nguời nữ. Một bài thơ giá trị như một nữ nhân vẹn toàn tái sắc. Nhưng ra ngoài lý thuyết, một bài thơ chỉ cần sắc đẹp thể xác hoặc hương sắc tâm hồn hoặc tài hoa xuất chúng hoặc chỉ cần một nét thật độc đáo như đôi mắt, vành môi, eo co, nhu mì, khéo léo, giỏi nấu ăn, ca hát.....là -dủ để thuyết phục nguời thuởng ngoạn.
Yêu thơ sắc nhưng không thể lụy thơ sắc. Kẻ lụy thơ sẽ viết những lời hèn mạc. Bợ đở thơ để được hư danh. Những ai dùng những câu thơ uỡn ẹo, son phấn nhu các ả -dào làng chơi, mơn trớn khách đọc, không khác gì chủ chứa.
Phòng tắm
Thuờng xuất hiện
Nhu trẻ con
Cuời hát hồn nhiên
Tinh nghịch
Nhớ tuổi dậy thì
Mo mộng
Thời thanh niên
Với em và nhiều hoa hậu
Anh nói: Tắm hoài dơ hoài
Em nói: Tắm bớt dơ, không hết dơ
Anh nói: Cổ nhân dơ ít bệnh
Em nói: Cổ nhân dơ chết sớm
Anh nói: Dơ lâu sẽ quen
Em nói: Anh quen, em không quen
Phòng tắm
Nơi ít khi xuất hiện
Như nguời lớn
Chân thật
Không có áo quần
15-7-2000
Bánh Tráng Thơ
Bình Ðịnh có bánh tráng. Bánh tráng ở quê tôi dày và to. Khi đói, nhúng nước, cuốn lại, ăn không ba bốn cuốn, uống một gáo nước lạnh, một lát sau, no nhu bữa cơm chiều. Xưa lính của vua Quang Trung nhờ mang bánh tráng nhẹ, ăn bánh tráng no mà chạy nhanh về Bắc, đánh giặc Tàu như sấm bưng tai.
Sau này đi lưu lạc nhiều nơi. Bánh tráng các miền khác thường mỏng và nhỏ. Trông thanh cảnh nhưng ăn kém no. Cuốn hay rách. Mới đầu tôi thích ăn cái đẹp của mỏng và nhỏ. Về sau mới nhận ra chất dày và lớn khuôn là chất của máu tôi.
Một người làm thơ đã ăn uống ngôn ngữ của dân tộc, lại thấm nhuần cái hay dở của ngôn từ dịa phuong mà cố bắt chuớc cách xử dụng ngôn năng của địa phương khác thì giống nhu đa số nguời da đen. Họ thường dẫn đầu khi chơi thể thao hoặc ca nhạc nhưng bước vào ngạch công chức hạng A, B thì dở trăm bề.
Một bài thơ tương tự như cái bánh tráng ở quê tôi. Nhìn từ ngoài thấy lớn, dày và cứng cắp. Nhúng nước lại dẻo dai. Gói biết bao là gia vị hương sắc đời sống bên trong mà không rách. Ăn no bền. Làm bằng bột gạo nguyên chất. Như cơm.
Có những nhà văn nhà thơ người miền Trung lại giả giọng Bắc khi sáng tác vì họ nghĩ văn chương "chính thống" tràn từ Bắc vào Nam. Ðọc họ. Tôi cảm thấy có giả lợn cợn như nguời Bắc giả Cải Lương, như người Nam giả chèo. Tôi càng già càng thích nhai trứu bánh tráng Bình Ðịnh. Có chất ồ chấy, chất thàng và củ mì.
Nguời Bình Ðịnh thuờng nói: "Dẫy na". Câu ấy có thể là câu tóm gọn của nguyên văn: Phải như vậy không ạ? (Thật như vậy không). Dùng như câu hỏi hoặc dùng như câu dệm khi lòng đã thuận nhưng tỏ một chút ngờ.
- Nghe nẫu nói: Tiền ở Mỹ đẹp hơn thơ.
- Dẫy na?
- Mời bạn di uống cà phê nhưng bạn phải trả tiền.
- Dẫy na. Chơi dẫy ai chơi.
Dẫy na là một thí dụ diển hình về sự đặc thù của ngôn ngữ địa phương. Vùng nào cũng có tiếng riêng của vùng ấy. Thơ không cần phải dùng những chữ đặc thù này, ngoại trừ cố ý. Nhưng cá tính của ngôn ngữ từng vùng từng miền tức là một phần cá tính của tác giả đã sinh truởng hoặc lớn lên ở đó. Không thể hiện được tinh thần ngôn ngữ địa phương nhau rốn máu thịt, tức là thơ chưa chín cá tính.
Khi thơ trọng về ngôn ngữ thuờng ngã về diện súc tích như thơ của Lê Ðạt trong Bóng Chữ. Thơ quá súc tích trở thành bài toán mà tình cảm bình thuờng ít muốn dây dưa.
Ngôn ngữ thơ súc tích hay không là tùy cá tính và thói quen của tác giả trong giai đoạn sáng tác ấy. Có người suốt dời thích chơi chữ súc tích. Càng khó càng khoái. Có nguời thay đổi theo từng giai doạn. Có nguời lại tùy vào loại thơ mà dụng ngôn ngữ.
Loại thơ thuờng tùy thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm, hồn thơ và cảm hứng lúc sáng tác bài thơ của từng tác giả.
Chữ thơ của tôi đến tự nhiên. Có những bài thơ viết một mạch từ đầu đến cuối. Như đang đói bụng, bưng tô cháo lên, húp cái rụp. Ngon đáo để. Húp hết vẫn thòm thèm. Muốn viết thêm vai chữ mà -dã cạn đáy. Chữ nhảy ra nghiêng ngã ra sao thuờng để như vậy. Sửa đổi vài chữ là nhiều.
Có những bài, khi bắt dầu, ý niệm và ngôn ngữ trào ra. Lúc dồn dập lúc yếu ớt. Ðê mê nhất là khi ý tứ và ngôn từ lần luợt tuôn ra hết câu này đến câu khác. Một lát sau, khi cảm hứng tan dần, ý tứ bắt dầu cà khựng, phải nghĩ đi nghĩ lại mới tìm ra chữ hoặc tứ. Ðột nhiên có cảm giác lắng dịu. Ðọc lại thấy cũng khá. Chưa vừa ý chỗ này, dẻo một miếng. Chua vừa ý chỗ kia, dắp một mãnh. Biết dã dến lúc chấm hết. Tự dung câu tho kết xuất hiện. Ðôi khi lảo đảo một chút nhưng thuờng sẽ rớt vào đúng chỗ. Một cảm giác khoan khoái tràn ngập. Ðọc di đọc lại thấy sung suớng. Có khi để y nhu vậy. Có khi sữa lui sữa tới. Sữa nhiều quá là dấu hiệu nên vất bỏ bài thơ. Những bài thơ ngắn thuộc về cảm tính thuờng được sinh sản một trong hai cách trên. Thông thuờng, tôi để những bài thơ bị nghi ngờ đẻ non, bị tàn tật, bị nhiễm trùng qua một bên. Vài hôm sau đọc lại, hoặc bỏ hoặc giữ hoặc tiếp tục nghi ngờ. Tháng sau đọc lại. Năm sau đọc lại. Truớc khi in sách, đọc lại. Nhiều con, bỏ bớt có khi dễ nuôi.
Thơ dài, thơ truờng ca hoặc thơ ngã về diện động não xuất hiện khác hơn. Chậm hơn nhưng kết tụ những nhận xét hoặc ý suy tư lâu ngày. Có bài làm rất lâu. Có khi cả năm hoặc hơn. Ðiều quan trọng ở thể thơ này là cảm súc. Phải kéo tiếp nhau như đợt sóng. Khi lớn khi nhỏ, đưa vào ý tứ mới, xáo động mới, nhiệt lực mới, say sưa mới. Giống như một nguời tự xây nhà cho mình. Xây xong phòng khách. Xây tiếp phòng an. Phòng này cửa lớn. Phòng kia hai cửa tròn. Ngừng lại suy tư. Lấy thêm chất liệu. Xây sang phòng ngủ. Lúc nào cũng tận tâm tận lực làm cho hoàn hảo. Say sưa làm ngày làm -dêm nhung không làm ẩu. Ðặc biệt là bắt đầu xây theo một đồ án dã kế hoạch xanh sẵn nhưng thường chấm dứt bằng một ngôi nhà khác hơn. Có khi khác hẳn. Nghệ thuật vốn là sự kết hợp của tự nhiên và ngẫu nhiên phát ra từ một tài năng được chuẩn luyện lâu ngày.
Làm được một bài thơ dài ưng ý là một duyên ngộ, một lần may mắn. Cảm xúc èo uột hoặc tiệt nửa đường là bỏ. Nghỉ một thời gian, đọc lại, cảm xúc vẫn mạnh đủ để bật sáng tác thành lửa đốt tiếp, đòi hỏi tác giả phải yêu thích và say sưa với những điều còn muốn nói. Tìm giá trị của bài thơ dài là tìm sức lôi kéo của sáng tạo qua từng ngã quanh. Tưởng đã tàn vậy mà bừng bừng lôi cuốn như con sóng vừa rút đi đã đập tới con sóng khác. Tôi tập làm thơ dài để tập sự nhạy cảm. Tôi yêu cảm giác lúc tình ý hỗn loạn chạy xuống những ngón tay nhảy lọc cọc trên bàn chữ điện toán. Vừa đánh cho kịp vừa thoáng hối hận đã không chịu học đánh máy dàng hoàng. Có khi tổ trác, cắm cúi nhìn ngón tay sợ gõ trật, ngẩng lên xem màn ảnh chẳng hiểu đã viết gì. Số và chữ lẫn lộn vào nhau.
Thơ có giá trị không cứ ở thời gian sáng tác, không tùy thuộc chiều dài của bài thơ, không ăn thua đến loại thơ gì. Làm thơ là làm thơ. Các thứ khác, mặc kệ. Nhất là qui tắc và luật thơ.
Nguời Bình Ðịnh cố tật ồ chấy, nói nhiều làm ít. Tính này ăn khớp với thơ. Nhưng hay cứng cổ cải vã về qui tắc. Trọng truyền thống, lễ nghi như người đội đá. Nhà văn Cao Hành Kiện, nhà văn Trung Hoa vừa lãnh giải Nobel văn chương năm 2000, có viết, truyền thống là những viên đá, chỉ nên dùng để lót đường đi, không nên mang trên vai.
Truyền thống bắt nguồn từ sáng tạo nhưng lại kềm hãm và giết chết sáng tạo. Không có truyền thống, không có hôm nay. Chỉ có truyền thống, không có ngày mai.
Cũng như bánh tráng. Xưa nhúng nuớc, chấm nuớc mắm nhỉ ăn không. Sau biết quấn bún, bánh xèo, nem chả. Bây giờ bánh tráng qua đến Mỹ, thiếu gì thứ dể quấn. Chưa thử làm sao biết không ngon?
Thơ Nặng Hay Nhẹ?
Danh tiếng là thứ phù ảo bên ngoài. Chắc ai cung biết điều ấy. Vậy mà mấy ai thoát đuợc nó, kể cả tôi. Ông ngoại tôi lúc còn sống, đã nói thế này: Danh tiếng như áo quần. Không đáng thí mạng mua về. Nhưng đã làm nguời không thể sống trần truồng.
Thơ Nghệ thuật và thơ Phổ thông. Thơ Nghệ thuật lấy nghệ thuật làm sáng tác. Thơ Phổ thông lấy những diều quần chúng yêu thích mà sáng tác. Loại nào cung có tú tài. Tho Phổ thông dễ duợc cổ vỏ mà sớm bị lãng quên. Thơ Nghệ thuật hoặc tồn tại về sau hoặc không ai biết dến. Những thiên tài về thơ thuờng dung hợp được cả hai. Thơ Nghệ thuật và Thơ Phổ thông dều không thoát khỏi định luật căm bản: sinh tồn và tiến bộ. Thơ Phổ thông chiếm ưu thế ở sinh tồn. Thơ Nghệ thuật, ưu thế ở tiến bộ. Không phải loại thơ nào cao hơn, giá trị hơn, mà thi sĩ nào có bản lãnh hơn.
Áo quần khởi dầu dùng dể che dậy. (Giá nhu không dùng áo quần, có lẽ con nguời ít cần luật pháp và tôn giáo. Tôi thử nghi vậy thôi. Không ẩn ý.). Áo quần cần bền bỉ và thiết thực. Về sau, càng lúc càng chế biến. Thành phục sức. Trang sức. Thời trang. Xa lắt cái bao che, làm dẹp thuở nào. Danh tiếng nếu không dến bằng tài nang hoặc tâm dức thật sự sẽ nhu các bộ y phục lộng lẫy lòe loẹt mà thôi. Ngoại tôi giải thích nhu vậy
Bản lãnh nguời nghệ si ở chỗ không nói mà làm. Viết những điều đã tin và sống với. Tác phẩm là chứng cớ của giá trị và tận khả năng trong lúc đó mặc dù về sau có thay đổi hoặc chối bỏ. Dùng nghệ thuật để làm tang thêm giá trị nghệ thuật là công việc chính của nghệ sĩ. Những nghệ si nào phải dùng lời rao giảng hoặc một hình thức (nhờ vả quảng cáo) khác để làm tác phẩm tăng thêm giá trị với mục dích đánh bóng cá nhân, những kẻ ấy giống nguời gánh hát.
Ở phố tôi, lúc còn nhỏ, có gánh hát Trăng Ngàn Nội. Chủ là một nguời hàng xóm. Tài tử đa phần là vợ con, nguời quen và bạn bè. Mặc dù là Trăng Ngàn Nội nhưng chưa thấy họ đi đâu bao giờ. Mỗi khi lễ lạc tết nhất, gánh Trang Ngàn Noi cũng qui tụ duợc một số bà con lối xóm nể mặt. Ðông nhất là con nít. Họ diễn tuồng thì ít mà la hét thì nhiều. Giả dạng thế nào, thực chất vẫn dở. Ngoại tôi vẫn nói: Những thi sĩ, văn sĩ nào phải tự ca tụng họ, hoặc năn nỉ nhờ cậy nguời khác ngợi khen họ, hoặc thủ đoạn để đuợc khen thuởng, thì giống như các diễn viên trong gánh Trang Ngàn Noi. Sống nghe người cuời. Chết bị người chê.
Ở phố tôi, có một nguời làm thơ thường hay lên sân khấu nói rằng: "Thơ không có gì để nói nhưng nếu phải nói về thơ, tôi xin được nói: Thơ không có gì để nói.". Thơ không có gì để nói nhưng ông vẫn lên sân khấu hoặc tập trung nhiều nguời hiếu kỳ để nói.
Một nguời cần sự giúp dỡ, cầu cạnh giúp dỡ, nhung lại làm bộ không cần sự giúp dỡ này, khi làm thơ, thơ họ cũng mang ý định tương tựa như vậy. Như những đứa trẻ quen nương tựa nơi nguời lớn, xem đó là việc tự nhiên. Thi si không có lòng tự trọng thì chỉ còn thi, mất chữ sĩ.
Sợ hãi biến con nguời luôn luôn là -dứa trẻ. Sự độc lập làm cho nguời quen can đảm. Dám mạo hiểm khám phá điều mới. Nhận lỗi lầm, nhận dở, một ý tiến bộ. Hoang mang nhưng tự tín. Thất bại nhưng có lương tâm. Thành công là buớc khởi đầu.
Ông tôi thường đưa tay lên như thầm kêu trời mỗi khi thấy nhà thơ ấy buớc lên sân khấu. Có lần ông nói với tôi: sau này lớn lên nếu có làm thơ, hãy để thơ nói thay người. Thơ hay như con su tử, tự nó sẽ gầm lên. Gây chấn động rừng núi phố làng. Chỉ có loài khỉ mới nhảy nhót, chí choét, quăng đá, đu cây để gây sự chú ý cho nguời đi qua.
Thơ hay không phải vì nhiều người nói hay, hãy để thời gian nói hay. Thời gian càng lâu, lời thời gian càng có giá trị. Thơ dở rất dễ biết. Hãy lắng nghe tác giả, vì hắn biết thơ hắn không hay nên tìm nhiều cách khác để che dậy. Một người không có lòng chân chính thì làm sao thơ hắn có sự chân chính?
Ông tôi dạy tôi nhiều điều về sống về thơ về lòng tử tế. Tiếc là lúc trẻ không học được bao nhiêu. Về già thì ông tôi đã qua đời. Tôi có cảm giác, tự trọng là một khối nặng như tạ cân, giữ lòng ham muốn không bay cao hóa qúi. Nhưng liệu lòng tự trọng và tài năng có liên hệ gì mấy? Còn tự trọng và nghệ thuật liên hệ ở đâu?
Tôi dã gặp nhiều nghệ sĩ rất tài hoa mà không mấy có lòng tự trọng. Bê bối như có tật có tài. Ngược lại, nhiều nghệ sĩ như thánh hiền, tác phẩm lại tầm thường.
Hoặc giả lòng tự trọng về nghệ thuật khác với lòng tự trọng trong đời sống xã hội?
20-11-01
Đẹp và Làm Đẹp
Đẹp là một ý nghĩa dễ hiểu và mơ hồ. Một bông hoa đẹp, một thiếu nữ đẹp, dễ hiểu. Một ý tưởng đẹp, bắt đầu hơi khó hiểu. Một câu thơ đẹp, mơ hồ. Tôi thường hay suy nghĩ về ý nghĩa của đẹp và quan niệm về đẹp vì tôi biết, làm nghệ thuật là làm đẹp. Tôi chọn làm thơ để làm đẹp cuộc đời tôi và làm nhạc để làm sướng cuộc sống tôi.
Đẹp dễ hiểu hay mơ hồ là tùy vào cái gì đẹp hoặc làm đẹp cái gì. Cái gì đó càng cụ thể càng dễ cảm nhận. Càng thực tế càng dễ hiểu. Càng cụ thể càng mang giá trị tương đối. Càng trừu tượng càng đòi hỏi giá trị cao cấp, tiến về tuyệt đối và chắc chắn sẽ không bao giờ có.
Một thanh niên bị sắc đẹp quyến rủ, thu hút, sẽ rơi vào một trong ba trường hợp sau đây. Hoặc anh tán tỉnh, tìm đủ mọi cách để cô ấy trở thành tình nhân, cưới về làm vợ. Hoặc anh thua cuộc, về tương tư ít lâu, tìm người đẹp khác. Hoặc anh cưỡng hiếp, chiếm đoạt sắc đẹp kia. Người làm thơ cũng có kẻ đến chơi với thơ một thời rồi bỏ đi. Tìm vui một nơi khác. Có kẻ yêu đủ, chung thủy, suốt đời với thơ thì mới tận hưởng được sắc đẹp của thơ. Nói ra như làm khó nhau nhưng kẻ mới vào thơ chỉ hưởng sắc. Phải ở lâu, tận tụy, mê mùi thơ mới nắm được cái đẹp. Đã được đẹp thì không cần sắc. Có kẻ làm thơ như thi tặc. Mỗi khi có nhu cầu, tìm đến áp bức thơ. Đẻ ra những bài thơ như sâu. Làm rầu nồi canh.
Cưỡng đoạt thì không thể hiểu được mối tình già, mối tình kết tinh từ khốn khó khoái lạc u uất bực bội thương xót ganh ghét khoan dung, đã được thời gian tác tạo và làm chứng. Thơ cũng như người. Thơ già theo thi sĩ. Đã già thì đẹp không thuộc về sắc mà thuộc về hương.
Trong đời, tôi đã nhìn thấy nhiều cảnh đẹp, gặp nhiều người đẹp, đọc nhiều văn thơ đẹp. Có cái đẹp khiến lòng tham muốn. Có cái làm ta an lành. Có cái làm sung sướng. Có cái làm ta suy tư. Có cái khiến ta giác ngộ. Tôi yêu cái đẹp trước khi làm thơ làm nhạc. Tôi quả quyết rằng, chính sức đẹp này đã khiến tôi chọn thơ và nhạc để bày tỏ. Về sau tôi hiểu rằng không phải là bày tỏ mà là cách tự vệ trước những buồn khổ, phiền hà, hệ lụy của nợ đời. Một người sinh ra như dọn vào căn phòng riêng. Ở càng lâu càng khám phá ra nhiều hư hỏng. Nền vách tồi tệ dần. Không dọn đi đâu được. Đành phải làm đẹp căn phòng của mình để tháng ngày còn lại thoải mái cưu mang. Dù giá trị cuộc đời là phiền toái, mỗi ngày sống với cái đẹp cũng tạo ra những niềm vui riêng. Tôi làm thơ vì vậy.
Đẹp mang đến cho tôi cảm giác lãng mạn, bóng dáng của ý nghĩa, cội nguồn không thật của lý do. Đẹp là cách sống hơn là mục đích và ý nghĩa sống. Đẹp là nghệ thuật của khoan khoái thở hơn chính là hơi thở mặc dù hết thở là chết. Đẹp vừa có giá trị tương đối vừa có giá trị tuyệt đối hảo huyền đối với tôi.
Năm ấy tôi học lớp Ba. Thành phố Qui Nhơn vào đầu thập niên 60 còn đồng không nhà trống. Từ nhà đến trường, những dảy đất hoang tiếp tiếp Gai Lưỡi Long, cây Mủ và cây hoa vàng có trái giống trái đậu nành nhỏ. Một trưa, trên đường từ trường về, tôi để ý một chùm cây hoa vàng có gì khàc lạ trên một bãi đất trống gần nhà. Đến gần, thấy những trái nhỏ dài bằng độ hai lóng tay ra đầy cây, nhiều hơn cả lá xanh. Trái màu xám xám nâu nâu. Cảm tưởng lúc đó như những mẫu thuốc cẩm lệ mà dì tôi dán xung quanh nhà khi hút dư. Sau khi ăn trưa, bỏ ngủ, đi học sớm, tôi ra lại cây hoa. Không hiểu động lực nào khiến tôi phải ra lại. Tôi không phải là người thích hoa. Trưa nắng và gió lặng. Tôi nhớ rất rõ. Đang đứng nhìn những trái cây và bâng quơ chờ giờ đi học, tôi thấy từ trong một trái có một vật bò ra. Nở ra một đóa hoa vàng hai cánh. Rồi một,, rồi hai, rồi trước sau trong thoáng chốc hoa vàng nở khắp cây. Tôi sửng sờ nhìn những cánh hoa chập chờn. Vàng dần, lộ những chấm đen rõ rệt. Rồi từ từ một cánh hoa bay lên. nhiều cánh hoa bay lên. Đồng loạt hoa rời cành bay lên không trung. Loạng choạng, lừng khừng nhưng rồi uyển chuyển tỏa ra khắp bãi trống. Cây hoa bấy giờ chỉ còn lơ thơ vài lá xanh và những trái kén bể ruột lung lay. Được chứng kiến cảnh sâu bướm thành hoa này đã hơn 40 năm. Nhớ lại vẫn như trước mắt. Sau này đọc một câu thơ Hài Cú, "Cánh hoa rụng xuống, bướm bay lên..." Tôi biết người xưa muốn nói gì. Chuyện ấy đẹp vô ngần.
Càng nghĩ đến con bướm của lãng mạn, con bướm của Trang Tử, con bướm của triết lý, tôi càng thấy cái đẹp của hôm đó liên quan đến đời tôi. Nghệ thuật phải chăng là những cái tầm thường phải rụng xuống để bay lên, để sống thật sự với hồn riêng. Tác phẩm rời tác giả với linh hồn riêng của nó. Hồn ấy có thể giống hồn tác giả nhưng không phải là hồn tác giả. Những tác phẩm không hồn, không thể tự sống, tự bay theo thời gian. Trưa hôm ấy, tôi trốn học. Ở lại quanh quẩn bên cây hoa. Tìm những cái kén còn treo trên cành không nở hoa. Tôi đã xé kén bằng cái kéo thủ công và -dầu bút chì nhọn. Con bướm con run rẩy chui ra và chết như những bài thơ tôi vứt vào thùng rác.
Làm thơ là làm đẹp. Làm đẹp cho ai, cho cái gì hoặc cho chính cái đẹp. những điều này không quang trọng. Thi ngôn chí, người xưa thích làm đẹp lý tưởng. Lý tưởng lúc nào cũng là giấc mơ lớn của người. Thời nào, thế hệ nào cũng vậy. Có gì đáng chê thơ làm đẹp lý tưởng? Vị nhân sinh, Làm đẹp con người. Đây là cách thật nhất để làm con người càng ngày càng cách xa loài vật. Không phải trí khôn, không phải văn minh, không phải luận lý, không phải vật chất... mà chính cái đẹp của trí khôn, cái đẹp của văn minh, cái đẹp của luận lý, cái đẹp của vật chất... làm chúng ta càng lúc càng thiên thần. Vị nghệ thuật, làm đẹp cho cái đẹp được đẹp hơn là việc đứng đắn. Làm đẹp không thuộc về bản năng sinh tồn mà thuộc về bản năng phát triển. Một trong những bản năng chỉ có nơi con người.
Có thể nói, một người sau khi ăn no mới nghĩ đến chuyện ăn ngon. Sau khi ăn ngon mới nghĩ đến cách ăn sao cho lịch lãm. Làm thơ là nghệ thuật bắt đầu từ ngon lên đến lịch lãm. Làm thơ là làm đẹp bằng ngôn ngữ. Như thế là đủ. Bởi vì không cần làm đẹp cho ai, cho cái gì, ngay cả cho chính cái đẹp cũng không, nên chữ làm đẹp có ý nghĩa rất mơ hồ. Không có gì cụ thể hay thực tế trong việc làm đẹp này.
Tôi nghĩ, cái đẹp tuyệt đối chỉ là sản phẩm tưởng tượng của loài người. Nói văn vẻ hơn, chân thiện mỹ là những ước mơ không bao giờ có. Đẹp chỉ có tương đối. Vì trong mỗi cái đẹp đều có cái không đẹp và cái xấu. Nhưng phần đẹp nhiều hơn, lấn lướt nên ta thấy đẹp, cảm nhận đẹp mà lờ đi, quên đi cái xấu.
Khi nói rằng làm thơ là LÀM ĐẸP, có nghĩa là làm xấu một phần nào. Trong thực tế, không thể tách rời đẹp và xấu. Khi làm đẹp một cách tương đối, có nghĩa là phần đẹp đánh dộng vào cảm súc, vào giá trị nghệ thuật, vào không khí sự việc, vào tổng quan đời sống. Suy tư như vậy là lý thuyết, là -dơn giản. Chuyện thật phức tạp và nhiêu khê hơn.
Câu chuyện kễ lại của một thầy tu sau thành nhà thơ:
Tôi vào nhà tu dòng Sư Huynh từ năm lớp Nhất. Tiểu chủng viện nằm ở thành phố Nha Trang, ven biển. Khi đến các lớp lớn, mỗi mùa hè, chúng tôi chia nhau đi phục vụ ở các trại thiện nguyện, trại cùi, viện mồ côi....Hè năm Đệ Tứ, tôi theo một sư huynh lên ngôi làng nhỏ gần Ban Mê Thuộc. Làng tân cải được phát rừng sơ sài làm tạm trại cùi cho người thượng, về sau có cả người kinh. Mọi phương tiện đều thiếu thốn. Những người ít bệnh hoặc mới phát bệnh ở phần ngoài. Càng vào sâu trong làng là những bệnh nhân trọng bệnh. Cuối làng là bải tha ma, đầy cây thập giá chôn thẳng hàng. Có lẽ, đây là nơi ngăn nắp thứ tự nhất trong làng. Có ba giếng nước nằm ở đầu, giữa và cuối làng. Còn giếng nước thứ tư, tôi không được biết cho đến một -dêm trăng.
Đêm ấy, trăng khá già nhưng chưa khuyết lắm. Mây nhiều nên ánh sáng khi tỏ khi mờ. Đêm nào thấy đom đóm nhiều, tôi đi bắt nhốt vào chai làm -dèn. Hôm sau cho các trẻ em, chúng khoái lắm. Tôi đi chơi và dạy các em học nhiều hơn là giúp các ma sơ, các linh mục săn sóc bệnh nhân.
Tôi bắt đã đầy hai chai, đom đóm vẫn còn nhiều. Vào sâu trong rừng, bất chột thấy có người đang tắm giếng. Cái giếng này tôi chưa đến bao giờ. Trăng mờ nhưng tôi rất xúc động khi biết người đang tắm là một cô gái.
Ở nhà dòng, vào tuổi dậy thì, chúng tôi có học về sinh lý. Nhưng với sức lực tràn trề và phát động của tuổi đang lớn, những điều học lý thuyết kia càng tăng lòng tò mò. Thấy một người nữ tắm trần truồng dù không rõ, đối với tôi lúc ấy là một hiện tượng kinh hãi, sung sướng, hồi hộp, tội lỗi, tham muốn, .....Trong mỗi con người đều có một con ma. Trong thầy tu, có con quĩ. Tôi lết lại gần, núp sau lùm cây. Nhìn một cảnh tượng rạo tực, đẹp đẻ, mê mẩn. Không có ngôn ngữ nào để tả thân hinh đang xuân xoay lượn, ẻo lả, xuống lên trong ánh trăng huyền hoặc. Không gian lồng lộng nhạc côn trùng. Tiếng nước xối xuống từ chiếc gàu chạm vào da nghe rần rật ù tai. Người con gái múa. Đôi tay luồn qua chậm chậm luồn lại chậm chậm khắp người từ ngực xuống chân. Tóc rớt xỏa chợt hất tung lên. Cả người rung theo. Vũ điệu câm dìm tôi vào cơn sốt. Mãi mãi về sau này, tôi vẫn không gặp được cảnh tượng, cản giác nào đẹp sống như -dêm ấy.
Tôi đoán trăng ra khỏi lùm mây. Ánh sáng rực rỡ hơn. Tôi nhìn thấy thân thể thiếu nữ rõ ràng hơn. Từ bao tử ựa trào lên nước chua. Nước cay thốc ra miệng. Tôi lấy gân bụm lại. Nuốt xuống. Mắt vẫn không rời thân thể dễ sợ kia. Trên làn da những ung mụt lở lói, những vết nứt, những sần sùi lộ dần dưới ánh trăng.
Đối với người từng trải, thấy thiếu nữ tắm trần không đến đỗi đẹp hừng hực như thầy tu. Người đã từng nằm ngủ chung với xác chết ung thối giữa trân địa, sẽ không mữa thốc khi thấy ung nhọt người cùi. Cái đẹp ảnh hưởng trên mỗi người mỗi khác. Do đó, cái đẹp tương đối ngoại trừ trong đẹp đã có xấu, còn tương đối ở chỗ mỗi người tiếp nhận, định giá và diễn đạt cái đẹp khác nhau. Quá trình từ đẹp để làm đẹp quả thật là nhiêu khê.
Nếu tương đối đã có từ bản chất của đẹp thì phương tiện và hành động của đẹp cũng chỉ có tính tương đối. Nghệ thuật thơ là làm đẹp thơ ca. Nghệ thuật sống là làm đẹp đời sống, Nghệ thuật yêu là làm đẹp yêu đương.....Cùng một lúc là làm xấu thơ ca, làm xấu đời sống, làm xấu yêu đương......Nếu người nữ kia không có những mụt ung cùi vở mũ, phải chăng nàng là một mỹ nhân? Nhưng dù với bệnh phong cùi, phải chăng nàng đã là mỹ nữ?
Nghệ thuật là vừa làm đẹp lại vừa làm xấu. Làm đẹp nhiều làm xấu ít? Phải chăng nghệ thuật không phải là làm đẹp như thường được định nghĩa? Phải chăng nên bắt đầu tìm hiểu lại nghệ thuật? làm sướng? làm khoan khoái? làm thỏa mản tham vọng hoặc ước mơ? Hoặc giả nghệ thuật là làm đẹp cái ta muốn và làm xấu cái ta không muốn, người khác muốn?
Tôi tưởng mình đã theo cái đẹp 50 năm là hiểu được một ít về cái đẹp. Không ngờ đến tàn cuộc lại bỡ ngỡ như vậy. Tuy nhiên tôi vẫn có thể kết luận như thế này: Chính nghệ thuật đã dự phần lớn vào việc càng ngày càng đẩy tôi rụng xuống thất bại. Đừng nói chi hai chữ số mạng. Nghệ thuật khiến hồn nhạy cảm hơn khi chạm mặt cuộc sống. Nghệ thuật làm nhân sinh quan dửng dưng trước những thành công của xã hội. Nghệ thuật làm xử thế với lòng ưu ái hơn là phòng thủ, tính toán. Nhưng đời như con sói, bản chất đời phải chăng hơn cả lang sói?, hễ thụt lùi, nó tiến lên. Hễ hiền hòa, nó hung dữ. Hễ không chống cự, nó nuốt chửng. Nhưng dù sao tôi vẫn chọn sống với nghệ thuật hơn những cách sống khác. Trước sau, những kẻ sống nghệ thuật, làm nghệ thuật cống hiến cho nhân loại thường là kẻ thất bại.
Ngu Yên