Lệ Hà Mùa thu cành lá thu gắn trên bố
80x80cm, circa 1990
Ngô văn Tao
Trịnh Công Sơn và Bob Dylan
Ca sĩ nổi danh vào những năm 1960, Joan Baez trong một dịp “đấu tranh” cho ḥa b́nh, qua Việt Nam (năm nào?) có dịp biết đến Trịnh Công Sơn và nói: “Trịnh Công Sơn là “Bob Dylan” của Việt Nam”
Cái truyền thuyết đó, thật hay không (?), để lại ấn tượng và được nhắc nhở nhiều. Với mấy lời tản mạn sau, tôi nghĩ đem Trịnh Công Sơn so sánh với Bob Dylan chính là phản bội Trịnh Công Sơn, người nghệ sĩ đa tài của chúng ta.
I) Bob Dylan là ai?
Bob Dylan (1941-…) thua Trịnh Công Sơn (1939-2001) hai tuổi, cùng từng nổi danh vào những năm 1960, hai nhân vật của tuổi trẻ “chỉ ước mong có ḥa b́nh, mang tặng những bông hoa của t́nh yêu” (the flower people). Chắc chỉ v́ thế mà Joan Baez đă nghĩ tới Trịnh Công Sơn và Bob Dylan.
Để biết về Bob Dylan, tôi trích dẫn dưới đây vài lời giới thiệu của Jonah Lehrer (Imagine how creativity works – Publisher Houghton Mifflin Harcourt- Copyright 2012 by John Lehrer).
Từ tỉnh lỵ Minnesota, Bob Dylan nổi danh rầm rộ vào đầu thập niên 1960. Nhưng đến năm 1965, đă chán chường và hụt hẫng (overwhelmed and depleted).
V́ những ngày tháng được dẫn tŕnh, diễn hát khắp nơi, từ những trường cao học tỉnh lỵ đến nhũng nhà hát của thành phố…Luôn luôn đối diện với phóng viên nhà báo, đáp cung những câu hỏi không đâu: “Anh hát về sự thật, nhưng sự thật ǵ?”,“Tại sao trên b́a album của anh lại có ảnh con Mèo?”….Cứ như thế, đến lúc Bob Dylan phải nổi nóng và trả lời, “tôi không có ǵ để nói!”, “tôi viết là viết những lời đó, không mang đến một thông điệp nào!”, “hăy xin đừng hỏi những ǵ mà tôi không biết”…
Dylan không thoát khỏi đám đông b́nh dân xu thời háo hức, ṭ ṃ. Dylan cố t́m trốn lại chính ḿnh. Anh mang theo máy chữ, cố viết ra một cái ǵ giữa đám đông, giữa sự rộn ràng của những buổi ra mắt tŕnh diễn. Nhưng thường chỉ có thế là những chữ vô dụng để anh xé vụn vứt vào đống rác. Dẫu rằng anh vẫn phải có cái bản năng sáng tác nghệ thuật, nhưng anh không vượt nổi sự ngăn cản chán chường đó. Những điệu nhạc của anh cũng trở nên dần nhạt nhẽo mất linh hồn. Ngay cả những tối anh lên hát cho quần chúng, anh cũng không c̣n hứng thú, tŕnh diễn những bản nhạc của anh mà như những bài xa lạ của một ai khác.
Nhưng rồi cũng phải đến lúc, nhận ra sự phi lư, hời hợt của sự đời, tài nghệ ǵ mà anh thật có như đă bị tiêu hao trong sóng cuốn của thị trường thời thượng. Vào tháng 5 năm 1965, anh đă tự nghĩ như anh thú nhận về sau rằng: “Tôi thật chán chường hụt hẫng. Tôi tŕnh diễn những bài ca mà tôi không muốn….những lời ca không đến từ trái tim tôi. Thật là đắng cay vật vă khi anh phải làm những ǵ mà người ta thôi thúc chờ đợi ở anh khi chính anh không thể tự ḿnh thôi thúc…”
Những câu trên của Lehrer theo tôi được biết, hoàn toàn đúng sự thật. Bob Dylan dù sao cũng là nghệ sĩ tài hoa, tiền phong trong nhạc rock’n’roll, mang điện tử vào dàn nhạc, đặc biệt phổ biến cây đàn guitar điện. Tuy nhiên, Bob Dylan từng suy tư: “Rock’n’roll thật chưa đủ! Có khúc nhạc lôi cuốn, có nhịp điệu làm say mê…, nhưng lời ca quá hời hợt, không phản ảnh ǵ thực tế. Tôi nghĩ đến viết folk music (nhạc dân gian), tôi thật muốn định thần suy tư; lời và nhạc điệu phải nói lên được sự tuyệt vọng, sự buồn thảm, phải huy hoàng toát lên những linh cảm siêu thoát, những cảm t́nh thật sâu lắng”. Nhưng phải nói Bob Dylan hầu như không bao giờ đạt được điều anh muốn. Dù có cả một hậu trường thông tin tài chính thị trường do thái, người ta muốn đưa anh, người nhạc sĩ do thái, lên như một nhân vật biết nói ra tâm tư triển vọng của thời đại. Bob Dylan phải gào lên với tất cả sự khắc khoải của trí tuệ: “Tôi không có ǵ để nói”, “Tôi không phải là hiển linh trí tuệ, nói lên những câu sấm” (Please! I am not a prophet. I did not prophecy) .
Tuy nhiên phải nhận định rằng Bob Dylan đă sáng tác bài “Blowing in the wind”, đến bây giờ vẫn luôn được nhắc nhở, có chiều sâu nhân văn thi ca. Chính bài này và có lẽ chỉ bài này đă đưa anh lên thượng tầng danh vọng, nhất là trong “Ngày hội Woodstock” (1969), của 500.000 thanh niên Mỹ đấu tranh cho ḥa b́nh (chống chiến tranh Việt Nam), đấu tranh cho t́nh yêu (The flower people), bản nhạc đó với lời ca kêu gọi cho ngày mai của t́nh người, đă vang dội và thầm th́ vọng hát, như một bài ca tuyên dương của ngày hội. Vào những năm 1960, ở nước Mỹ với phong trào đ̣i dân quyền cho người da đen (MalcomX, the Panthers), với phong trào của thanh niên phản kháng lệnh động viên nhập ngũ cho chiến tranh Việt nam và đấu tranh cho ḥa b́nh, người ta vô h́nh chung đưa Bob Dylan lên như là nhân vật lịch sử, tiền phong của thời đại. Một vai tṛ không đúng sự thật đầy mâu thuẫn, để Bob Dylan chỉ c̣n biết theo gót những thi nhân tiêu cực như Jack Kerouac, Allen Ginsburg…ch́m đắm vào LSD, công khai hút cần sa, một cách chứng tỏ sự chống đối cái xă hội hời hợt thiếu t́nh người, cái xă hội cá nhân tư bản nghi thức âu mỹ.
II) Trịnh Công Sơn
Bob Dylan là nhạc sĩ có tài của rock’n’ roll, cái tài trong
nhạc điệu, trong kỹ thuật cho nhịp
điệu vang dội lôi cuốn; chính cái tài năng kỹ
thuật đó chi phối làm Bob Dylan không thể trở
về suy tư với nội tâm. Trịnh Công Sơn trái
lại là thi sĩ. Anh là nhạc sĩ của du
ca (ballad). Với h́nh ảnh ngàn xưa của “kẻ
rong ca”(le troubadour), những bài hát (độ 600 bài)
của anh đều là lời thầm th́ của thi nhân,
nói ra những t́nh ư của chính ḿnh với nhịp
điệu của tâm hồn. Nếu cần phải
giới thiệu Trịnh Công Sơn, cho một
người Pháp chẳng hạn, tôi sẽ nói: “nghe
Trịnh Công Sơn, th́ gần như ta lắng nghe Jean
Ferrat hay Léo Ferré phổ nhạc thơ của Aragon”.
Đem lời ca của Trịnh Công Sơn sánh với những câu thơ của Aragon, văn sĩ và thi sĩ nổi danh của nước Pháp, theo tôi nghĩ không có ǵ là quá đáng, v́ lời ca của Trịnh Công Sơn là thi ca đượm sự suy tư trên mong manh của t́nh yêu, trên cái phận làm người, hơn nữa có chiều sâu đau khổ và lịch sử mà Aragon không có. Quan trọng hơn nữa là ở Trịnh Công Sơn, những lời thơ triển khai thành lời ca với nhạc điệu hồn nhiên của chính nó. Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ, không phải là người tự cho ḿnh sứ mệnh sáng lập một trường phái. Anh là nghệ sĩ thả ḿnh theo nhịp sống của dân tộc. Anh là nhạc sĩ, trưởng thành trong ḍng “ nhạc Tiền Chiến”, đến sau Đoàn Chuẩn Từ Linh, Nguyễn Văn Tư, Văn Cao, Phạm Duy….Ḍng nhạc có giá trị “khai sáng” như “phong trào thơ mới”, mang văn học Âu Tây vào đời sống của dân tộc Việt Nam chúng ta. Nhạc tiền chiến là ḍng nhạc thoát ly ḍng nhạc ngũ cung cổ điển dân gian, có lẽ c̣n xa lạ, nhưng đến với Trịnh Công Sơn , th́ có thể nói nhạc điệu của anh đă thâm nhập thật vào tâm hồn người Việt Nam, dù đôi khi có phảng phất giai điệu nước ngoài, như nhắc nhở “Tristesse” cuả Chopin, tiếng than thở của “negros spirituals”. Chứng tỏ điều đó, là ở những xóm làng hẻo lánh luôn luôn vang tiếng ai đâu đó ngâm nga một vài câu ca của Trịnh Công Sơn; ngay trong những đám ma, người ta đă mang bài “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi…” của anh để làm điệu kèn dân gian rùm beng truy điệu.
Là nghệ sĩ trong cái nghĩa ngàn xưa, Trịnh Công Sơn cảm nhận với trái tim và tài nghệ thân phận làm người, phù du của t́nh yêu, mất mát tang tóc của sinh mệnh, cái gian nan t́m đường sống mỗi ngày của từng người, cùng sự khắc khoải ước vọng siêu thoát cái tù hăm của thể xác. Anh lại càng lớn nữa, chính là anh đă sống hết ḿnh, như người dân việt nam chúng ta, dân tộc nhược tiểu ch́m đắm vào giai đoạn lịch sử tàn bạo tao loạn đầy mâu thuẫn của thế giới. Anh đă hơn nửa cuộc đời ḿnh sống trong chiến tranh, chiến tranh chống thực dân, chiến tranh ư thức hệ, chiến tranh tương tàn vô lư nghĩa…Làm một con người nhỏ bé giữa sóng băo, anh là “ve sầu của thế hệ anh” (như tiến sĩ triết học Thái Thị Kim Lan đă từng nói).
Người ta lớn chính là trong gian nan, yếu đuối kiên tŕ! Trịnh Công Sơn đă sống cả một thời lẩn lút, lang thang để tránh bị động viên nhập ngũ vào quân đội của Việt Nam Cộng Ḥa (sự thật anh lẩn trốn được chính là nhờ những tướng sỹ, ngay như Nguyễn Cao Kỳ, âm thầm giúp đỡ). Ngay sau rồi anh cũng không hát nhiều trước đám đông, dù bài ca của anh vang dội khắp nơi ở miền Nam, lén lút nghe vọng ở miền Bắc; đó cũng là điều may mắn, v́ nếu không anh sẽ gián tiếp tạo ra một phong trào b́nh dân nào đó, và như thế, trong một xă hội tao loạn chỉ có thù không có bạn, người ta sợ những ǵ ngoài tầm tay của ḿnh, anh có thể bị thủ tiêu như Nam Cao, như Ngô Kha, như Nguyễn Văn Bông…Bài ca của Trịnh Công Sơn thầm th́ lăng mạn yếu đuối, điển h́nh cài ǵ đẹp nhất, cái ǵ sâu xa chân thật nhất của cả một dân tộc, người dân Việt Nam chúng ta sống qua một giai đoạn lịch sử tàn bạo. Đó là những lời cầu nguyện, thả hồn trong sự an phận rất thiền, rất bể dâu, một cái ǵ cao sang siêu thoát trong bất an đau khổ:
Xin cho tôi nguyên vẹn h́nh hài
xin
cho đêm không có đạn bay
xin
cho chim góp nhặt về trời
xin
cho tôi làm kiếp của mây…
Xin
cho tôi ra khỏi cuộc đời, để khi nào trời
đất yên vui
xin
cho tôi, xin chỉ một ngày! (TCS)
Nói
đến kiên tŕ, th́ nên nhắc lại một lần nữa
Trịnh Công Sơn có một sự nghiệp vĩ đại,
600 bài hát sáng tác trải dài suốt cả cuộc đời.
Mỗi một bài ca tự nó in trên giấy là một bài
thơ! Nói hết và toàn diện, nói đến lư tính của
con người, đến đau khổ tang tóc trong chiến
tranh, đến ước vọng của t́nh yêu.
Khi chính thể chính trị ở Việt nam sau 1975 có sự đổi mới và một phần nào cởi mở, Trịnh Công Sơn c̣n viết nhiều bài ca cho thiếu nhi và cho thanh niên tập đoàn, những bài ca nhẹ nhàng nhưng vẫn ẩn dụ một cái ǵ sâu xa tự do nhân bản. Chỉ mấy tháng trước bạo bệnh (1999), anh c̣n viết bài “Tiến thoái lưỡng nan”, trên khắc khoải t́nh cảm lưỡng nan của một người bạn; nhưng chính nó là một kiệt tác nói ra được với triết lư thâm trầm, cái giao động bao quát nhân sinh t́nh yêu, tư tưởng của một con người! Sự đóng góp của Trịnh Công Sơn cho văn học Việt Nam là măi măi nằm trong đời sống (chứ không tức thời hay điển h́nh thời thượng như người ta nghĩ tới Bob Dylan). Tôi mạn nghĩ rằng rồi qua năm tháng, chúng ta người Việt Nam nh́n lại một thế kỷ bể dâu vừa qua của đât nước, chúng ta với một chiều sâu nào đó của lư tính th́ chúng ta không nghĩ tới những tượng đài, những lăng mộ mà chúng ta nghĩ tới Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Giáng , Trịnh Công Sơn…Đặc biệt, Trịnh Công Sơn, như có nhiều người đă nói với tôi, “chính là Nguyễn Du thứ hai của văn học Việt Nam!”. Thi ca , nhạc điệu của Trịnh Công Sơn “khai sáng như Truyện Kiều”, toàn khối là một tác phẩm măi măi dẫn đường trong nghệ thuật, tư tưởng và t́nh ư của một dân tộc.
21/08/2012 - Ngô Văn Tao
Tức thời tham luận
Tôi đă viết những lời tham luận trên về Bob Dylan và Trịnh Công Sơn năm 2012. Năm nay 2016, giải Nobel văn chương đă được ban tặng cho Bob Dylan, thi sĩ của thời đại?
Cùng với không ít văn sĩ Âu châu, tôi ngỡ ngàng t́m hiểu cái giá trị và ư nghĩa của giải Nobel này, khi những lời ca nổi tiếng và coi là hay của Bob Dylan (như những ca từ theo Hàn Lâm Viện Thụy Điển: Vision of Johannas, Chimes of Freedom)"viết ra để đọc trên giấy trắng, th́ thường là có phần nào nhạt nḥa và lỏng lẻo" (Alex Rob trong tạp san Newyorker14/10/2016: a little flat and feeble on the page). Nhưng cái giá trị có lẽ chính là ở chỗ đó, "binh dân và dễ dàng"! Dễ dàng không khác ǵ "ca từ" của ca sĩ rap hip hop b́nh dân thời thượng. "B́nh dân và dễ dàng" nhưng đưa đẩy theo nhịp rock'n'roll, có sự lôi cuốn "negro spirituals", đặc biệt tức thời vào những năm 1960-70, thời phản chiến tranh, thanh niên Mỹ sống cho t́nh yêu, cho con người đại quần chúng.
Xa nhịp tấu đàn guitare điện và khẩu cầm (harmonica), xa giọng Bob Dylan hát khàn khàn ảo giác (psychedelic) để nhận xét như trên, một nhà phê b́nh văn học người Pháp kết luận rằng giải Nobel văn chương năm nay 2016 chính là hiện tượng bước ngoặt trong tư tưởng nhân sinh xă hội "hiện đại sự": "khái niệm văn thơ không c̣n nằm trong thư quán". Văn thơ không c̣n là chuyện truyền tụng đến quần chúng bằng sách in (La mort du livre!), những quyển sách đầu giường hay thư viện cá nhân lặng lẽ mang ra để nghiền ngẫm và suy tư. Chúng ta sống với hiện đại sự, với internet, với face books, với bloggers, rộn ràng và tới tấp. Văn nghệ phải phô trương qua những hệ truyền bá quần chúng, đặc biệt như thi ca với lễ nhạc hội b́nh dân túy. Giải Nobel năm 2016 chứng tỏ điều đó. Sự thật như để nhấn mạnh bước ngoặt hiện đại sự, một hai năm trước đă có giải Nobel cho một nhà báo và cũng năm nay nữa chúng ta có giải Pulitzer "văn chương tiểu thuyết" cho truyện "The sympathizer" của Nguyễn Việt Thanh, một tác phẩm tiểu thuyết với lời văn tưng tửng "nhà báo", thành viên ngạo đời, với những mẩu chuyện viễn tượng lịch sử (chiến tranh và chính trị Việt nam) hay xă hội (đời sống cộng đồng Việt kiều di tản đến quân cam California) nhưng tất cả tŕnh bày như trên nhật báo đưa tin dật gân, người đọc không bận tâm suy tư và t́m hiểu một ẩn ư bản thể nào sâu xa về nhân vật làm người, chơi vơi xoay vần cuộc sống...
Tuy nhiên nhắc lại, Bob Dylan đă tức thời với lời ca và nhạc điệu âm hưởng trong ḷng quần chúng thanh niên Mỹ 1960-70. Bob Dylan như đă thức tỉnh cái khát khao luôn luôn ẩn ch́m của quần chúng, vọng t́m một tia sáng tâm linh dẫn đường qua tao loạn đời thường, tàn bạo và khắt khe may rủi, những ai trong trắng hồn nhiên như trẻ thơ bị vất bỏ lề đường trong cuộc sống ăn thua vụ lợi vụ tiền, vụ danh vụ quyền. Quần chúng đă từng muốn đưa Bob Dylan lên vai tṛ "thi sĩ hiển linh trí tuệ ban phát những câu sấm". Bob Dylan chân thành chỉ nhận ḿnh là rong ca hồn nhiên trên đường đời, bằng mọi cách chối bỏ đóng vai tṛ siêu phàm ấy, mụ đời mụ cả chính ḿnh. Có lẽ chính v́ vậy, Bob Dylan đến bây giờ vẫn chưa trả lời Hàn Lâm Viện Thụy Điển, cám ơn nhận hay không nhận giải Nobel văn chương năm 2016 đă ban tặng cho ḿnh.
Sau cùng Bob Dylan đă cám ơn Hàn Lâm viện Thụy Điển và xin tiếp nhận cái giải thưởng quá vinh danh Nobel năm 2016. Đó cũng chỉ là chuyện b́nh thường, dù trong hai tuần im lặng từ khi có tin được giải, Bob Dylan đă biết làm cho dư luận xôn sao đưa tiếng với những bàn luận hiếu kỳ và nghi vấn..
Đặc biệt có bài báo của Adam Kirsch trên New York Times (26 oct. 2016), đặt ngay vấn đề nếu Bob Dylan có từ chối giải nobel, th́ cũng chỉ mong là biết theo bước chân của Jean Paul Sartre (giải Nobel văn chương năm 1964). Sartre đă từ chối giải Nobel v́ giải này có thâm ư đưa lên những tượng đài. Tượng đài của vai nhân vật cố định, có thể "mụ đời và mụ cả chính ḿnh" . Trước hết là phản bội minh triết sống theo "hiện sinh chủ nghĩa", cái minh triết hăy biết sống thật (without bad faith), tự do không một chuyện nào có thể rập khuôn mà tiếp nhận cái ǵ ḿnh đương thật là dù có bất tất thay đổi ở nơi đây và từng giờ, dù có phải khắc khoải trong hiện thành sống phận làm người của bản thân.
Dư
luận không một ai tó ư ngỡ ngàng với giả thuyết
Bob Dylan có thể từ chối, không nhận giải,
như
thế th́ cũng chỉ là một dịp nhắc nhở
giá trị tương đối của ngay giải Nobel
văn chương. Đă có
bao nhiêu lần trong quá khứ giải Nobel văn
chương đă là hào quang lệch lạc đặt trên
vai của< những
con người mà chúng ta nghĩ không cần thiết hay
hơn nữa không nên nhắc tên. Tuy nhiên, theo
tôi nghĩ, giải Nobel năm 2016 chứng tỏ những
cảm thức hồn nhiên tức thời của mấy
ông Hàn
Lâm viện sĩ. Thật không khác ǵ chuyện một chiều
mùa thu, ta lang thang trong gió lạnh, lạc vào
một quán rượu vắng vẻ nào; trong tay ly rượu
mạnh, ta ngồi thả hồn theo tiếng hát của
thùng nhạc
(jude-box), tiếng hát réo rắt như tiếng thơ của
những danh ca Elvis Presley, Frank Sinatra...,
Bob Dylan..., ta bỗng tự thấy an nhiên ấm áp, muốn
đáp ơn người đă cho ta trong một giờ
ngắn ngủi tràn đầy t́nh đời và t́nh nhân loại..
01/11/2016 - Ngô Văn Tao
http://www.gio-o.com/NgoVanTao.html
© gio-o.com 2016