Lệ Hà (1933-2012) Sơn dầu trên
bố120x120cm
Ngô Văn Tao
NỘI TÂM ĐỘC THOẠI
tản mạn
Trong hành trang của Giáng trong chuyến đi này, đến Sapa Cơi Tịnh, Giáng mang theo quyển truyện “Virgile, nhà thơ trước giờ lâm chung” ( “La mort de Virgile”, traduction française, de Hermann Broch). Hermann Broch (1886-1951), người Áo viết quyển truyện này vào những năm 1938-1945 trong tiếng Đức, cầu kỳ khó hiểu nên ít người nói tới, nhưng với đề tài lôi cuốn. Quyển truyện hơn 500 trang cốt là viết ra những cảm nghĩ “nội tâm độc thoại của Virgile trong 18 giờ nằm trên giường bệnh trước khi lâm chung”. Quyển truyện chia ra làm bốn phần:
1) Hồi hương (L'arrivée).
Virgile, đại thi hào La Mă ( latin, romain), lâm bệnh trong khi tuần du Trung Đông, miền của Đế Quốc La Mă, dưới thời hưng thịnh hoàng đế Auguste, César của thành Rome. Có cậu bé Hy lạp tên Lysanias theo hầu đưa về Brindisi, tỉnh nhà ở Ư (Italia). Đêm nằm bệnh ở nhà trọ, nh́n Lysanias nhớ lại tuổi thơ, t́nh cũ, cuộc đời rong ruổi đi t́m thi ca.
2) Lạc thời (La descente).
Đi t́m thi ca, đi t́m “Mỹ Tính” ( Cái đẹp,”mỹ hiện”) trong thế gian ô trọc này! Virgile nghĩ lại tất cả sự nghiệp sáng tác thi ca của ḿnh. Đă làm được ǵ? Eneide, hùng sử ca Rome, kinh thành lập nên đế quốc vương La mă, có nói ra lên được đâu cái bất cẩn nằm trong Đế quốc, chiều hoàng đế Auguste, lập nên với khổ đau của người nô lệ, lập nên với sức mạnh bạo quyền, một nền văn hóa tiền phong, sa đọa dần trong hưởng thụ xa hoa... Virgile nghĩ đốt cháy hết sự nghiệp văn thơ của ḿnh, đặc biệt Eneide, như một sự thất bại, mù quáng che đậy của nhà thơ.
3) Chung cục (L'attente).
Eneide nữa! Một không tưởng đ̣i đạt tới sự thật, tường tận nhân sinh tính, chỉ có thể là một ảo ảnh. Đích thân, hoàng đế Auguste đến thăm Virgile bên giường bệnh. Nhưng không như Hoàng đế mà như người bạn Octave thời xưa của Virgile, cầu xin Virgile giữ lại hùng sử ca Eneide, cho vinh quang của thành Rome, cho tên tuổi của Virgile ở lại trong sử sách. Virgile sau cùng v́ t́nh bạn đành phải giao Eneide cho hoàng đế Auguste, dù chính nhà thơ tự nghĩ ḿnh không xứng đáng ǵ để lưu danh trong sử sách.
4) Cái ṿng đồng nhất (l'unité)
Virgile sau cùng tự thấy đă tới rồi cái điểm đồng nhất sống và chết, t́nh yêu và phụ bạc, hư vô và vũ trụ...Cái ṿng tuyệt đối (le cercle de tout) đă khép lại mênh mông nằm trong nhỏ bé, thánh thiện trong đọa đầy thế tục. Tất cả như một điệu nhạc, một lời t́nh xa xôi ru người trở về cát bụi.
Một quyển truyện hơn 500 trang như thế. Ngoài cuộc đối thoại giữa hoàng đế Auguste và Virgile, hầu như không có một chuyện ǵ xảy ra, tất cả là “nội tâm độc thoại” của nhà thơ. Một bản trường thi ca độc thoại! Một bài thơ phát động tự tiềm thức, bất tất, không chủ định. Những lời tự th́ thầm của một người nằm trên giường bệnh, giữa sống và chết, khi tỉnh khi mê, hồi ức và nuối tiếc.
Tất nhiên, đọc giả khó để tâm đọc hết từng trang. Chúng ta nên đọc như sự thật là vậy đấy, một bài thơ bất tận, lâu lâu hăy chọn một hai trang và thông diễn giải tâm hồn của nhà thơ Virgile trong cái vĩnh hằng thế tục phận làm người. Giáng đă tự chọn dịch ra việt ngữ một hai trang thơ ở từng mỗi đoạn sách trên, như là một cách điển h́nh tiếp cận tài nghệ của Hemann Broch trong sự tạo dựng “nội tâm độc thoại” của một tâm hồn, những cảm nghĩ tự tận cùng trái tim nhưng lư tính hồn nhiên dẫn dắt phản ảnh thế giới hiện sinh bản thể.
Hồi hương (l'arrivée)
Mộng! Và hăy mộng
ta c̣n làm thơ th́ ta không trở về và c̣n sống trong vương quốc này của ngày đêm, ta c̣n có quyền mơ trong hy vọng, hội tụ trong một nỗi nhớ nhung và hy vọng t́nh yêu, như thế bạn nhỏ của ta ơi! hăy ở lại với ta trong nhớ nhung và hy vọng.
Tên con (Lysanias) là ǵ, ta không muốn biết v́ chỉ là cái bóng của con thôi, và ta cũng không muốn gọi con để ra đi hay để trở về, dù có lẽ con không có tên hay con cũng không thể gọi, dù sao đi nữa hăy ở lại với ta cho t́nh yêu ở lại mang hạnh phúc tràn đầy! Hăy ở lại với ta trong trong bóng tối này! Hăy ở bên ta bến sông dài mà ta chiêm ngưỡng, xa ngọn nguồn, không sợ chập chùng lớp sóng, không ch́m đắm trong sự cô đơn và ánh sáng độc tôn của thánh thần!
Ôi! hăy ở bên ta, che chở và cùng ta cứu rỗi, ta muốn ở măi bên người như bên t́nh yêu toàn màu ánh sáng.
Thi nhân ngồi đây, thằng bé tựa lưng vào đùi, mờ ảo trong bóng tối, không nh́n rơ mặt nhưng mớ tóc nâu lấp lánh dưới ánh nến. Người nhớ lại đêm hăi hùng, của hạnh phúc và mất hạnh phúc, đêm từ giă Plotia. Bao nhiêu năm ngày xưa nhỉ? Ta, người t́nh luôn luôn say mê, nhưng cũng là kẻ ch́m đắm trong sáng tác – cái mâu thuẫn mà ta phải ôm mang. Cái đêm, ta đến bên nàng như một kẻ đắm đuối, để đọc những câu thơ cho nàng nghe, người đẹp u huyền, người đẹp nằm trong giấc mơ của mùa đông, của những ngày giá lạnh ước mong và chờ đợi. Nàng thu gọn dưới chân ta, vai nàng gh́ bên đầu gối và ta đă đọc bài mục ca....mà ta đă viết lên trong nỗi nhớ nhung mênh mông v́ nàng.....v́ nàng ta đă viết nhưng cũng với sự nguyện cầu thoát ly. Ta đă đọc những câu thơ tràn đầy khắc khoải mang mang hy vọng nhưng cũng là những lời cáo biệt.
Lạc thời (La descente)
Màn đêm quấn tṛn thi nhân, nhịp nhàng mỹ hiện như giai điệu, lung linh bóng tối vũ trụ đêm cùng trải dà́ giữa những v́ sao, vượt qua tất cả thời khắc nhưng vẫn tồn tại trong thời gian, không ra ngoài trái đất, từ giới tuyến này tới giới tuyến kia, xa xôi hay gần gũi, nội tại hay ngoại tại, hiện thực tại mỗi điểm
màn đêm mênh mông trên thi nhân và trong cả tâm hồn, như một con sóng tràn đầy bắt nguồn từ quân bằng trái đất, mỹ hiện tượng trưng những biểu tượng h́nh, lưu đầy đến xứ lạ hay chính tại bản ngă, một cảm thức bao nhiêu lần quen biết nhưng giờ đây dưới ánh sáng mới, để thi nhân thấy lại chính ḿnh, rơ từng nét trên chiếc bóng, xa vời nhưng sáng tạo thể hiện bản ngă trong vũ trụ, vũ trụ trong bản ngă, tỏa sáng đêm cùng, tỏa sáng thế giới, mỹ hiện lan tràn bất tận, qua tất cả những thời đại, thời quán vĩnh hằng đánh dấu cả thời gian mênh mông, biểu tượng h́nh cho thế giới quan nằm trong thời gian và không gian, ôm mang nỗi buồn phù du, mỹ hiện nhân sinh vũ trụ.
chính vậy trong nỗi buồn tang tóc
chính vậy con người cảm thức mỹ hiện
hiện thành trong bản ngă
biểu tượng h́nh và quân bằng vũ trụ
mênh mông và huyền diệu giữa cực điểm
bản ngă cảm thức mỹ hiện và thế giới hiện thành với mỹ hiện
những cực điểm với từng không gian và giới hạn bản thể
nhưng quân bằng trong một vũ trụ
trong một cơi nhân sinh
trong một cơi đi về
............
Mỹ hiện tại tận cùng thi nhân tính
giới tuyến ngoại tại và nội tại
tại cơi trời xa thẳm
tại một điểm giữa vô biên và hữu hạn
tại vùng đất hoang sâu của trái đất này
trong thời gian của sự sống
trong sinh thời bản thể
quăng thời gian tồn lưu bản sinh trong không gian
mà không tan biến
mỹ hiện ở ngoại tại thời gian
không loại trừ thời gian
mà biểu tượng h́nh loại trừ cái chết
nhưng không loại trừ tất cả
dù trong cơi nhân sinh eo hẹp
hay chính là trong cơi phi nhân tính
mỹ hiện như là một biến cố con người
một mỹ thức nguyên thủy
một thế gới hữu hạn trong vô cùng
một vô cùng huyền ảo trong cơi nhân sinh
một tṛ chơi của con người
muốn đoạt vĩnh hằng trong cơi đi về
một tṛ chơi biểu tượng h́nh bên bờ xa trái đất
mỹ hiện một tṛ chơi bản thể
mà con người chơi biểu tượng h́nh
như một cách duy nhất
tượng trưng thoát ly
sự cô đơn khắc khoải phận làm người
Chung cục (l'attente)
Dẫu dù ta có biết lột trần nhân loại để đi tới cơi thâm sâu, trơ trụi cuối cùng, gỡ bỏ thịt da trên bộ xương, lọc xương hết tủy, phá vỡ đầu óc tư duy để chỉ c̣n trơ cái thằng tôi đơn độc, xám hối trước thánh thần, cái thằng tôi u ám; dẫu dù lư tính ta sáng suốt để có thể thi hành việc đó và ta sẽ đi từng bước, ghi chép và tŕnh diễn, ta cũng không thể đi tới đâu, ta chỉ biết lè tè trong thế tục, bám chặt trái đất này, chỉ biết thế nào là sống và không bao giờ biết tới lẽ chết; moi móc từng mảnh đêm cùng hỗn mang, đan ghép dây truyền của sự thật, cái dây truyền bất tận chư chính là sự thật, chính là cuộc đời ngang trái, mâu thuẫn và phi lư cầm tù mà vẫn ra đi t́m sự thật, cho đến khi như cuộc đời tỉnh ngộ nhận ra sự chết, và ch́m trong tang tóc trong ánh sáng vô cùng của sự trở về, với lư nghĩa sâu xa đó của kiếp con người, tới điểm chung cục hội tụ sống và chết, và sự thật chỉ là sự thật của trần gian, kết tụ ở một điểm duy nhất đó, giữa sống và chết, và tất cả là hoài niệm trong vĩnh hằng hồi ức.
Cái ṿng đồng nhất
Vang vang tiếng th́ thầm? Plotius, người bạn đồng hành của ta, kiêu hùng và thân thiết? Ô Plotius, hăy tiếp tục, hăy tiếp tục th́ thầm trầm lặng, như từ cơi thâm sâu bất tận bên trong hay bên ngoài, như bây giờ không c̣n phải lao công, như bây giờ mọi sự đă hoàn tất, không c̣n ǵ phải thêm bớt, không c̣n ǵ cần thiết nữa, hăy tiếp tục không bao giờ ngừng; tiếng th́ thầm thật đă vang vọng từ lâu rồi, như luôn luôn và măi măi, tới trong tiếng ŕ rào không ngừng của sóng nước, ngọn nước cuốn lăn tăn, tiếng th́ thầm cũng từng đợt theo nhau, lăn tăn là những ṿng tṛn tiếp nối trong một miền vô tận; tiếng th́ thầm không lắng tai cũng nghe, tiếng th́ thầm không được níu giữ, nó lan đi về chốn vô cùng có tiếng reo của suối nước, tiếng nước chảy ngầm, ḥa tan trong âm thanh ấy trở nên sinh lực không màu không sắc đưa ta đến chốn an b́nh, chính nó là sự an b́nh, như tiếng sóng đập mạn thuyền tung tăng bọt trắng....... Bờ bến xa dần, tất cả như là một lời cáo biệt, cáo biệt những người thân, những ngôi nhà người ta vẫn sống ở miền xa đó, cáo biệt thế gian đang biến dạng trong cái vĩnh hằng bản thể, cáo biệt sự thay h́nh đổi dạng của những vật thân quen, cáo biệt những đám mây, cáo biệt cái đền nằm dưới mây mù ảm đạm.
Mạn đàm
“Độc thoại” kịch tính tŕnh diễn cho chính ḿnh những cảm nghĩ chợt đến chợt đi bằng lời nói.Trong nghệ thuật văn chương, tiểu thuyết hay kịch bản, độc thoại là một thể cách nghệ thuật tạo dựng nhân vật qua lời nói bản thân, hiện rơ với tiềm thức, với ước ao, t́nh yêu, dục vọng....
Mà thật, người họa sĩ trước tiên“vẽ trong đầu” rồi đứng trước giá vẽ, khung bố, cây cọ, sơn dầu và màu sắc, cũng là “độc thoại” không bằng lời nói mà bằng cây cọ đưa ra những vệt màu, triển khai tŕnh diễn từng bước cho chính ḿnh cái ǵ mà nghệ sĩ đă cảm thấy trong nội tâm. Nhạc sĩ sáng tác cũng không làm ǵ hơn, “độc thoại” với ḿnh không bằng lời nói mà với âm thanh cây đàn. Độc thoại có thể hoàn toàn “nội tâm”, đặc biệt như là nhạc sĩ Beethoven bị điếc rồi mà vẫn sáng tác ra những khúc nhạc vượt thời gian, vô thanh vang lên cho ḿnh, lư tính siêu thoát hồi ức nội tâm.
Từ những cảm thức đột phá trong tâm trí, triển khai “độc thoại” thật là một suy luận trải dài nghệ thuật với lư tính, bản năng nghệ thuật, triết lư và c̣n khi cả khoa học của nhân vật. Nhưng đối người bệnh, chỉ vài giờ trước khi lâm chung, những cảm thức chỉ có thể chợt đến rồi chợt đi, và ngay cả sự triển khai “độc thoại” chỉ có thể là bất tất, mông lung vụng về mê sảng. Nhưng tuy nhiên, với đại thi hào Virgile, dù thế nào đi nữa cái bản năng sáng tác thi ca, cái chiều sâu lư luận văn học phải lưu tồn trong tiềm thức. Hermann Broch nên đă táo bạo thử thách “ nội tâm độc thoại” (le monologue intérieur), để diễn tả cho cùng tư duy của một nhân vật như Virgile trong những giờ lâm chung. Gần 500 trang, “nội tâm độc thoại” tuy bất tất hay mê sảng (người yêu nhớ lại hiện ra như một linh hồn vẫy tay dẫn dắt nhà thơ về chốn bên kia!) vẫn đột phá để có thi ca, sâu xa suy luận về “cái đẹp”, cái “lẽ nhân sinh, lịch sử, hay xă hội”. Hermann Broch tuy nhiên c̣n theo “tự nhiên chủ nghia” (le naturalisme), “nội tâm độc thoại” của nhà thơ Virgile là độc thoại của người bệnh, trong cái nghĩa là rất nhiều khi không có thể suy cho ra một chủ đề tổng quát, một lư luận cảm nghĩ thông thường cơ bản nào.
Hermann Broch thật quá táo bạo thử thách viết
ra như thế cả một thiên tiểu thuyết hầu
như không chuyện, chỉ với “nội tâm đọc
thoại” của nhà thơ nửa tỉnh nửa hôn mê.
Nhưng tài nghệ chuyên nghiệp văn chương làm sao
lôi cuốn được độc giả? Sự thử
thách táo bạo đó, theo nhà phê b́nh Maurice Blanchot, có tính cách tự
truyện, thành công hay không cũng là một thử nghiệm
cho văn nghệ sĩ hôm nay và ngày mai suy tư về “nội
tâm độc thoại”, triển khai theo Hermann Broch vừa
“phân tâm học” vừa “tự nhiên chủ nghĩa”, có giá trị
sao về nghệ thuật trong văn thơ, tiểu thuyết
hay kịch bản.
Tháng 5 năm 2015
Ngô Văn Tao
http://www.gio-o.com/NgoVanTao.html
© gio-o.com 2015