Lệ Hà (1933-2012) Oil on canvas, circa 70x80cm
Bức tranh này của Lệ Hà không biết bây giờ ở đâu?
Chỉ c̣n chiếc ảnh này trong trí nhớ! NVT
Ngô Văn Tao
Nghệ Sĩ
Nghệ Thuật và Đạo Đức
tản chuyện trên một triết luận của Nietzsche
Không biết đêm qua, Giáng đă mộng sống hay thao thức nhớ một hôm nhận được Laurent Schwarz, danh giáo sư toán của đại học Paris, nhắn tin muốn gặp. Giáng hồi hộp gọi lại th́ biết giáo sư chỉ hỏi: "Có một bà muốn biết anh ở đâu ! Tôi có thể cho bà ấy biết liên lạc với anh qua đại học Montréal được không?" Dĩ nhiên Giáng thấy không có vấn đề ǵ. Ngay trước khi nhận được thư của Francine, Giáng đă nghĩ tới cô gái xưa tỉnh lẻ mà Giáng đă gặp không nhiều hơn hai ba lần. Có một hè, Francine viết thư gọi Giáng nhất định phải t́m nàng ở bờ biển Santander-Espagne; nhưng Giáng đang hớn hở lên đường, th́ nàng vội nhắn tin xin anh đừng đi. Rồi lần cuối cùng, Giáng có dịp gặp lại và ôm Francine ngay trên sàn đất pḥng học của sinh viên, nhưng Francine đă hôn anh nồng nàn và thành khẩn xin anh đừng lợi dụng...Giáng đă lẳng lặng buông nàng; chính chuyện này làm Giáng nhớ măi tới Francine, dù chẳng bao lâu Giáng đă không c̣n nhớ Francine có đẹp hay có dịu dàng quyến dũ không! Trước khi đọc thư của Francine, Giáng đă nghĩ người đàn bà này phải sống một thảm kịch ǵ đó để 40 năm sau c̣n t́m cách viết thư cho ḿnh. Sự thật Francine có ba bốn người con, người con trai đầu ḷng, năm mười tám tuổi được cha mẹ mua cho chiếc xe hơi mà vừa lái ra đường đă bị tai nạn xe trở nên phế nhân. Rồi từ đó bà để hết ḷng chăm nom người con trai, bên ông chồng trung lưu tỉnh lẻ trở nên bực bội khắt khe và người con trai càng ngày càng chua cay, "mạt chúa" (agnostique). Francine ngoan đạo, âm thầm nhẫn nhục, trầm uất dần dần đi đến nỗi phân liệt tâm thần (schizophrenia). Tuy nhên phân liệt tâm thần, cũng có lúc tỉnh thức tự t́m giải thoát; có lẽ Giáng, một kỷ niệm xa xôi, đối với Francine là t́nh bạn cứu tinh để tâm sự và được thông cảm chia buồn an ủi. Bà gửi tặng Giáng một quyển truyện của một tác giả người Mỹ (chỉ tiếc Giáng không c̣n nhớ tên truyện và tên tác giả), một quyển tự truyện rất hay, kể tác giả ch́m đắm phân liệt tâm thần, đă cố tự nhận lại ḿnh và thư giăn trong những lúc không bị bệnh hành để nh́n thấy chính ḿnh sao vẫn c̣n có thể tồn tại làm người biết vui sống. Không biết mộng hay nhớ lại, Giáng nay c̣n tự trách ḿnh đă không biết tận ḷng giúp đỡ Francine. Tự trách nên Giáng lân la nghĩ đến triết luận văn bản: "La généalogie de la Morale" (Khoa phả hệ Đạo Đức), một triết luận văn bản của Nietzsche.
"Khoa phả hệ Đạo Đức"??...Một văn bản của Nietzsche, Giáng đă để tâm đọc nhiều đoạn, lôi kéo bởi lời văn quen thuộc của Nietzsche, tuôn trào dài ḍng mănh liệt và đột phá ư thức dù căn cơ trich dẫn xa gần mà vẫn mông lung. Giáng đặt tên cho văn bản là :"Nghệ sĩ, Nghệ thuật và Đạo Đức", v́ chính đấy là đề tài cốt yếu của Nietzsche. Nietzsche trước hết nhân định, như Phạm Công Thiện đă nhắc nhở, cái phận làm người là một vực sâu, hố thẳm của tinh khí dục vọng, ốm đau tật bệnh, đam mê hờn ghen giận dữ, và trước sự đời bất tất, mất mát, vô lư, bất công và tàn bạo, khắc khoải với ư chí của tinh thần, lư tính chủ quan cùng những khái niệm kèm theo nhũng quy định tiềm ẩn mâu thuẫn (Hegel). Nghệ sĩ có bản năng cảm thức đắm say sống động, hơn ai hết tự thấy cheo leo như sẵn sàng tan rơi vào hố thẳm; nghệ thuật là sợi dây sáng tạo cứu giữ người nghệ sĩ, sợi dây (le fil du funambule) như Nietzsche nói dẫn qua hố thẳm mà nghệ sĩ phải biết chân không lần từng bước vượt qua chính ḿnh để tới chân trời siêu thoát, chân trời của "bản ngă phi phàm" (le surhomme de Nietzsche) tự tại an nhiên.
Triết gia E.Kant từng quy định nghệ thuật là dẫn đưa tới Cái Đẹp . Cái đẹp của thiên nhiên tạo hóa như bông hoa trong vườn cỏ, như chim hót một sáng mùa xuân bên suối nước, hay cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật như khúc nhạc của J.S.Bach, như tượng người khỏa thân Hy Lạp, David hay Vénus, tất cả những ǵ mà chúng ta chiêm ngưỡng, cảm thức thanh thản an b́nh, không sôi động dục t́nh khí, không khơi động khắc khoải đam mê thèm khát. Theo Nietzsche, quy định của Kant là phiến diện, chỉ nhận định nghệ thuật qua tác phẩm cùng với sự cảm nhận thông thường của "khán giả". Ngay cả Schopenhauer có vẻ chấp nhận quan điểm của Kant, nhưng với triết luận tŕnh của ông : "Thế giới qua ư chí và tŕnh diễn" (Le monde comme volonté et représentation) rằng chúng ta mỗi người đều nhận thức thế giới hiện sinh bản thân qua sự tŕnh diễn (nghệ thuật) của lư tính cùng với ư chí đối diện thực tế sự đời trong cái bể khổ trầm luân phận người, Schopenhauer lại nhấn mạnh tŕnh diễn thế giới hiện sinh tức là qua cái căn nghệ thuật của lư tính dàn xếp lại, lên khung (époché) những chuyện đời, những sự kiện vật chất để sống lại và sáng tạo tái diễn để biết an bài và thăng hoa, và chính cái bản năng đó của lư tính mới thật là động cơ cho sự tồn tại trong thế giới hiện sinh chứ không phải ư chí của con người. Nói một cách khác như Nietzsche suy luận, Schopenhauer nh́n nhận qua sáng tác nghệ thuật ta biết thăng hoa, giải thoát những đam mê dục vọng, những hệ lụy của phận người. Nghệ thuật là một động cơ, một đường dây dẫn dắt! Nhà văn, văn sĩ sáng giá, Stendhal người Pháp không nói ǵ hơn khi nói: "Le Beau est une promesse du Bonheur!" (Cái Đẹp -của nghệ thuật- là một lời hứa hẹn cho hạnh phúc."
Schopenhauer khi bàn về triết lư-nghệ thuật là chàng trai 26 tuổi, tràn đầy dục tinh khí (libido), khái niệm được ở nghệ thuật con đường khổ hạnh (ascétisme) giải thoát sự hành hạ tra tấn của nhựa sống - sức sống của con vật với hệ lụy đam mê t́nh dục (la sexualité) cùng những đ̣i hỏi bất tất vô đạo của thể xác với tinh thần tối tăm tội lỗi vô minh tục lụy. Stendhal th́ rơ ràng nghĩ hăy quên đi bể khổ, hố thẳm phận người mà với nghệ thuật đi t́m hạnh phúc, làm Giáng nhớ lời của Oscar Wilde: "Muốn thoát khỏi quyến dũ tục lụy, th́ hăy say sưa đắm ch́m !" ( Le meileur moyen de se libérer des tentations, c'est d'y céder.), và đây nữa hai câu thơ: "Đắm say và hăy biết đắm say - Cho ta là dây đàn mà gió trời rung tiếng." (To drift with every passion till my soul - Is a stringed lute on which all winds can play). Thật là cả một thế giới cách biệt giữa cái minh triết "khổ hạnh" của Schopenhauer và thuyết duy mỹ, khoái lạc chủ nghĩa (hedonisme) của Oscar Wilde. Không may cho Oscar Wilde, tài danh văn nghệ sĩ người Anh, sống vào triều đại của Nữ Anh Hoàng Victoria (thế kỷ thứ 19), xă hội đạo đức căn cơ, cổ hủ thuần phong mỹ tục, nên v́ vậy ( cốt là do phạm đạo đức -sic- đồng t́nh luyến ai) phải tù đầy, xă hội ly khai, phá sản chết lưu vong bần khổ ở xứ người.
Nietzsche có thể phủ nhận Oscar Wilde, nhưng không tán đồng khái niệm "khổ hạnh" của Schopenhauer. Theo Nietzsche, người nghệ sĩ là phải kiêu hùng đảm nhận bản thể nhân sinh, với tất cả hệ lụy sinh vật và tinh thần trong phận sống làm người, có thể ch́m đắm vào hố thẳm nhân sinh ( la mise en abîme ), nhưng không phải v́ thế mà yếm thế, chọn hư vô chủ nghĩa (le nihilisme) theo thuyết khổ hạnh như những đạo sĩ tự cấu xé thể xác (se mortifier), tận khổ thanh khiết để thoát dục t́nh sinh vật, để đạt tới lư tưởng Đạo Đức. Trái lại nghệ sĩ phải có thần tượng Dionosys, rượu nho và tận ḷng vui sống, từ đáy cùng hố thẳm biết nhảy lên tưng bừng hôn phối sáng tạo. Đó là luôn luôn vượt qua chính ḿnh trong nhịp đời bản thể vươn tới dù không bao giờ tới chân trời 'bản ngă siêu nhân".
Vượt qua chính ḿnh, say sưa ch́m đắm với chén rượu của đời, thông diễn giải thế giới hiện sinh bản thể có tha nhân, có t́nh yêu, mất mát và đau khổ. Theo Nietzsche, không duy mỹ, không khoái lạc chủ nghĩa, người nghệ sĩ vươn lên tưng bừng hôn phối sáng tạo cũng không thể bận tâm đến đạo đức và thực dụng. Mà thế nào là Đạo Đức nếu không chỉ là một lư tưởng xa vời trong cơi nhân sinh? Xă hội loài người ngay tử buổi sơ khai đời sống bộ lạc cho đến bây giờ qua những hiện thành văn hóa, thăng trầm lịch sử, đă quy định Đạo Đức bằng những tập quán tức thời mệnh danh thuần phong mỹ tục, luật pháp xă hội, luân lư trường quy, nhưng tất cả thường tiềm ẩn nghịch lư, một sự bất công, nhiều khi tàn bạo để duy tŕ quyền uy của kẻ mạnh, quyền lợi của hỏa đầu bè đảng. Người nghệ sĩ đăm mê sống hồn nhiên với những hệ lụy, không thể là một thứ con chiên ngoan đạo (l'homme moralisé), và hơn nữa kiêu hùng sống tận cùng phận làm người cùng cả những khổ đau dĩ nhiên cũng không biết thế nào là thực dụng. Tác phẩm nghệ thuật không có chủ đề mang ấm no cho xă hội, cứu giúp tha nhân t́m thấy ḿnh, hay tự t́m cho chính ḿnh một lẽ sống.
Sau cùng Giáng thầm nghĩ, nghệ sĩ cảm nhận sự khổ đau của tha nhân, nhưng sự thật là không thể giang tay an ủi cứu rỗi một ai khi chính ḿnh đang tận cùng cảm nhận cái hố thẳm của phận làm người, v́ có lẽ đấy mới là lư do duy nhất thúc đẩy nghệ sĩ sáng tác nghệ thuật. Sáng tác nghệ thuật tức là thông diễn giải chính ḿnh, dày xéo bời dục vọng và tội lỗi...Nghệ sĩ chắc chờ đợi ở những người khác, những kẻ đồng lưu vong trong cơi tạm, thông diễn giải tác phẩm của nghệ sĩ như thông diễn giải bản thân. Hăy cảm nhận ở những tác phẩm nghệ thuật tài danh của nghệ sĩ, tiếng th́ thầm của một tư duy, sự mênh mông xé ḷng của thời gian, hay cái vô thanh của những hoài băo không thành. Hăy nh́n ra đó ánh sáng lung linh, ánh sáng của một ḥn ngọc vu vơ, ḥn ngọc của khổ đau, cuả t́nh yêu trong mất mát...., chiếu tỏ vào đời, vào thế giới hiện sinh bản thể của ḿnh.
tháng 11 - 2014
Ngô Văn Tao
http://www.gio-o.com/NgoVanTao.html
© gio-o.com 2014