Quế Anh -Rừng Thu (sáp màu trên giấy)
Ngô Văn Tao
Chiến Tranh và Ḥa B́nh
Nhà văn Trí (trong vở kịch “Đồi Cỏ” của NVT), trốn ḿnh về một miền quê hẻo lánh, nói:
“Tôi sẽ ngồi viết một quyển truyện :”Chiến Tranh và Ḥa B́nh” của nước Việt Nam chúng ta. Một quyển truyện không có Natasha, không có André… Cốt truyện không phải là t́nh yêu mà là đau khổ và thất bại, những ảo tưởng mà con người đơn côi phải trả giá, để vạch ra cái hư không của lịch sử cận đại dân tộc Việt Nam chúng ta, ẩn dụ cái hư vô của chính tâm hồn tôi”.
Nhà văn Trí là nhà văn có tài, đă viết những truyện ngắn đáng kể. Nh́n đời một cách sâu xa, tự đặt những vấn đề độc đáo về lịch sử và xă hội nhân loại. Trí lại có nhiều óc tưởng tượng để thêu dệt những sự kiện, tạo dựng những t́nh cảnh điển h́nh. Đặc biệt nhất là Trí là văn nghệ sĩ thâm trầm lăng mạn, mang sẵn một trí óc đầy thi ca. Hơn nữa qua sự tâm giao của Trí với bác sĩ Tâm - một đảng viên cộng sản, qua những hồi tưởng của Trí về cậu thư sinh Quốc và những ǵ Trí nói hay tưởng tượng tới cụ Lưu…, tất cả chứng tỏ là Trí luôn luôn sẵn sàng mở rộng tâm hồn để “thông cảm” và “quan tâm”. Những đức tính tất yếu mà nhà văn phải có để viết một quyển truyện dài, nhất là để viết một quyển truyện có bối cảnh lịch sử của cả một thời đại.
Viết tiểu thuyết là tạo dựng những nhân vật, đến với tác giả qua những hồi tưởng hay trong sự tŕnh diễn điển h́nh một nhân sinh quan hàm súc sự “quan tâm” và sự “thông cảm” đến những phận người. Tiểu thuyết không phải là thống kê những sự đời, những sự kiện xă hội, lịch sử, dù có thêu dệt và pha thêm màu sắc. Những nhân vật của tiểu thuyết phải linh động, có chiều dầy lư tính và tâm tư trong những phút thăng hoa, trong tội lỗi, đối diện niềm vui hay mất mát, t́nh yêu, oan trái và hận thù với một trái tim, những t́nh cảm thật nhân tính lôi kéo độc giả. Đó là những điều chúng ta chờ đợi ở tác giả nhà văn khi viết một quyển truyện, đặc biệt một tiểu thuyết có bối cảnh lịch sử của thời đại. Mà muốn tạo dựng những nhân vật thích đáng như thế, tác giả phải có kiến thức và tài nghệ, nhưng trước hết phải thật biết nh́n đời, những cuộc sống thật xung quanh với cảm t́nh, đặc biệt nữa quan tâm đến con người, dù nhỏ bé hay mang đầy triển vọng, với những ước muốn không cùng. Chính v́ “thông cảm và quan tâm”, tác giả biết t́m đến ngay trong tiềm thức của nhân vật những suy tư, mà chính trong cuộc sống chưa chắc ǵ nhân vật có thể tự ư thức những ẩn ư mơ hồ hoang vu, mà giờ đây tác giả kín đáo dẫn đạo độc giả cảm nhận.
Nếu tạo dựng một tiểu thuyết có bối cảnh lịch sử, nửa thế kỷ tao loạn vừa qua của nước Việt Nam, th́ thật hiển hiện dồn dập bao nhiêu là nhân vật sống qua thời đại với những lệch lạc và oan trái, lớn lao v́ là nửa thế kỷ lịch sử của một dân tộc, ḍng sông sóng gió nước lớn cuốn trôi như định mệnh những con người. Những mảnh gỗ khắc, mà nhà văn có thể xếp đặt lại thành bức sơn mài khảm xà cừ hoành tráng, quyển tiểu thuyết lịch sử của thời tao loạn.Tuy nhiên Trí không rập khuôn góp nhặt để thực hiện ư nguyện, xếp h́nh puzzle như nghệ nhân. Tiểu thuyết lịch sử, theo ư của Trí, không phải là hàng trăm sự kiện, tả hết đủ mọi mặt của thời đại, mà không cho người đọc một cái nh́n tổng quát, cảm nhận cái mạch sống căn bản âm thầm của lịch sử. Có lẽ chính là v́ khuyết điểm thông thường này, mà đến bây giờ chúng ta không có một quyển truyện lịch sử xứng danh để người đọc có một ư thức ǵ sâu xa về thời tao loạn của đất nước, dài đến nửa thế kỷ, mang theo bao nhiêu nước măt, chứa đựng bao nhiêu oan trái, bao nhiêu cuộc đời đổ vỡ, bao nhiêu mộng ước không thành. Chúng ta có tập truyện “Mùa Biển Động” của Nguyễn Mộng giác, dài lê thê nhưng không sườn. Chúng ta có “Hồi kư” và truyện “Ba người khác” của Tô Hoài, có dư ảnh lịch sử thời đại, nhưng đúc kết chủ yếu là những phóng sự dửng dưng nửa thật nửa mơ màng của nhà báo. Một lư do v́ sao như vậy cũng thể là, nửa thế kỷ lịch sử của chúng ta không có một mạch sống tượng trưng điển h́nh, lôi kéo tâm trí của mọi người. Trong “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”, của Ngô Gia Văn Phái, quyển lịch sử - tiểu thuyết lớn duy nhất của văn học Việt nam (dù viết bằng Hán Việt), chúng ta có sự hiện h́nh chủ yếu, oai hùng và dũng liệt, của Nguyễn Huệ - Quang Trung, mà cái chết bệnh yểu để lại cơ nghiệp dở dang, với sự tang thương thảm kịch của Ngọc Hân công chúa, mất mát trong t́nh yêu, ôm mang hai người con để cùng bị giết theo lệnh của nhà Nguyễn Gia Long, cái tàn khốc dă man của định mệnh. Thời đại lịch sử vừa qua của chúng ta, không có một nhân vật ṇng cốt như thế để làm sợi dây dẫn đưa tâm trí của mọi người qua những thăng trầm lệch lạch ngẫu nhiên của lịch sử!
Trí đă hiểu rằng động lực của lịch sử cận đại Việt nam, cho đến bây giờ, chính là đảng cộng sản Việt nam. Một thực thể không đầu không h́nh hài, nhưng có hàng ngàn cái tai, hàng ngàn con mắt của người Anh Cả (xem truyện “Ba Người khác” của Tô Hoài). Một thực thể có thể t́m đến tận giường của bộ đội, của đảng viên, định đoạt chỉ thị t́nh duyên của từng người (xem: tiểu sử của Trần Dần). Một thực thể lục soát tâm tư của người dân, quyển nhật kư của bất cứ ai đều có thể bị chiếm đoạt lôi ra để kết tội “phản đảng, phản nhân dân” (xem: tiểu sử của Tuân Nguyễn). Một động lực máy móc và khoa học, chủ nghĩa xă hội duy vật khoa học Marx-Lênin, gieo rắc sự phân chia ḷng người bởi những thù hằn ảo ( giữa tiểu tư sản, tiểu phú nông và công nông dân!), triệt phá cái lăng mạn hồn nhiên kháng chiến yêu nước, cái thi ca đồng đội một ḷng toàn dân cùng tranh đấu cứu nước. Khi đoàn quân “bộ đội nhân dân” khải hoàn giải phóng thủ đô, Hà thành trở nên âm u vắng vẻ, không tiếng cười hồn nhiên tuổi trẻ trong suốt mấy chục năm. Khi đất nước thống nhất bằng “sức mạnh nhân dân cách mạng”, thành phố Sài G̣n cũng trở nên một thành phố tang thương như Hà Nội, triệu người bỏ trốn, trăm ngàn người phải vào trại lao động cải tạo. Tất cả là những trang sử ảm đạm, tư tưởng siêu h́nh học vô thần, ch́m đắm hư vô chủ nghĩa: ư thức hệ duy vật không cỗi rễ, không chân trời. Ngay bây giờ, có đổi mới, đột phá đầu tư kinh tế lợi nhuận tư bản, xă hội Việt Nam chỉ là “vọng ngoại, quên bản thể, mất ḷng thành để đi t́m lư tưởng cho sự thể hiện của chính ḿnh” (lời của Trí). Và sự thật âm u đó, với những nhận định bất buộc phải tiêu cực, bi quan hư vô, đưa dần chính Trí vào hư vô. Trí không cách ǵ có thể thực hiện được ư nguyện viết quyển tiểu thuyết-lịch sử “Chiến Tranh và Ḥa B́nh” cho xứ sở ḿnh!
Nhưng thật Trí cũng quá tiêu cực, phẫn nộ trước động lực hư vô của thời đại. Lịch sử một dân tộc, một đất nước là ḍng sông trôi chảy măi không ngừng biến chuyển. Trong những ngày đen tối nhất, nước Việt nam vừa thống nhất, sau một cuộc chiến dài chống Pháp, chống Mỹ, và nội bộ tương tàn, những tưởng có ḥa b́nh, nhưng “bộ đội nhân dân”lại phải mở chiến dịch Cao Miên và nhân danh Quốc Tế Cách mạng Cộng Sản chiếm đoạt Cao Miên như sẽ không bao giờ xê dịch (chữ của Nguyễn Khắc Viện, một lănh tụ cộng sản: de façon irréversible), và đối diện Trung Quốc trong chiến sự ở biên giới Việt Bắc, trong những năm đầu 80 của thế kỷ trước, người dân mọi miền vẫn chỉ lo vượt biên t́m một đời sống khác, người ở lại th́ lao đao trong “thời bao cấp, ngăn sông cấm chợ”, người miền Nam th́ thêm khốn khổ với hai lần đổi tiền, đánh tư sản…, chính ngay trong thời đó học giả Đào Duy Anh nói với tôi: “bí tắc thông, cùng tắc biến”, một lời nói thâm sâu, đầy ư nghĩa, lạc quan tiên tri một “sự đổi mới” bắt buộc rồi phải tới ( như rồi tới vào những năm 1990). Ḍng sông lịch sử trôi chảy măi không phải v́ động lực của một vài người, của một nhóm người hay một bè đảng, mà là với tiềm lực tiến triển của cả một dân tộc sống ngàn năm trên một mảnh đất, văn hóa phong tục với một nền văn học không ngừng trau giồi, t́nh thương yêu đồng bào và đất nước, ngôn ngữ phản ảnh thi ca, lăng mạn tôn trọng chính ḿnh và nhân loại…Nên lịch sử dù lệch lạc và oan trái, vẫn luôn luôn tiềm ẩn tia sáng cho ngày mai. Hơn triệu người Việt Nam phải bỏ nước ra đi, t́m sống ở đất người, nhưng sau cuộc hành tŕnh vượt biên đau thương và gian khổ, đối với phần đông những người di tản cuộc đời mới đă trở nên một sự thăng hoa; họ bây giờ nh́n lại quê cha xứ mẹ với những hồi tưởng lưu luyến mang mang hứa hẹn, họ trở nên tài sản gửi gắm phương xa của dân tộc, của đất nước.
Lịch sử tao loạn của nước Việt Nam vừa qua, hơn nửa thế kỷ, thật quá rộng lớn và quá phức tạp. Từ nhà giáo tiểu học bị trói chết nắng giữa trời v́ gia đ́nh ông có mươi mẫu ruộng đến tổng thống của miền Nam Dân Chủ Cộng Ḥa bị giết trong một nhà thờ. Từ người con gái có học tuổi ngoài đôi mươi liều thân với hai bàn chân vượt ngàn cây số lặn lội gian nan một ḿnh qua sông qua núi để “chiêu hồi” vào Nam, đến nhà văn đại tài, đảng viên cộng sản, bị giết trên đường “vào tề” để thăm vợ con. Từ nhà thơ chỉ v́ đ̣i tự do trong tư tưởng, phải vào tù cải tạo, rồi suốt đời c̣n lại ngồi như tượng gỗ ở một góc pḥng đen tối bụi bặm, đến Trịnh Công Sơn, nhạc vàng mà một thời ai lên tiếng hát tức khắc bị tù đầy, mà nay đâu đâu ai cũng hát, qua Nguyễn Tư Nghiêm, giả điên giả dại, xé thẻ đảng viên cộng sản, năm tháng đóng cửa vẽ những bức tranh b́nh thản tự tại….Tất cả kết hợp làm bức tranh trừu tượng rộng lớn “Guernica”, chứ không phải bức sơn mài của nghệ nhân, nếu muốn đưa chúng ta nh́n lại lịch sử với triết lư, cảm nhận sự chuyển biến thâm sâu của người Việt nam qua thời đại, và biết hé nh́n về tương lai. Có lẽ, theo tôi nghĩ, không một nhà văn nào chỉ riêng một ḿnh có thể viết ra quyển truyện “Chiến Tranh và Ḥa B́nh” dù có dài tới ngàn trang, mà chúng ta chờ đợi. Có lẽ rồi chúng ta phải biết chọn lọc gom góp cống hiến của nhiều người. Theo tôi tạm biết, chúng ta có thể nghĩ đến sự đóng góp đă có của Thanh Tâm Tuyền với truyện “Một chủ nhật khác”, Dương Thu Hương với “Thiên đường mù”, Bảo Ninh với “Nỗi buồn chiến tranh”…
Chính với nhận định suy tư trên, tôi nghĩ đóng góp bằng bốn vở kịch: “Lạc đội”, “Trở về của Dũng”, “Một ngày của thầy Đức”, “Đồi cỏ” (www.gio-o.com/ngovantao) . Viết kịch mà không viết tiểu thuyết, là tôi không muốn rườm rà tả cảnh và tả người, để đạo diễn và khán-độc giả tự ḿnh mường tượng khung cảnh và h́nh bóng nhân vật. Nhất là bằng lời nói đi thẳng tới ư tưởng của cốt truyện.
Một trong những ư tưởng chính yếu là nêu lên bản chất lăng mạn thi ca của dân tộc Việt Nam, mănh liệt dù thế nào đi nữa, vượt lên cả sự g̣ bó rập khuôn như muốn giết sự bay bổng tâm hồn bằng những khẩu hiệu, những bài thơ cách mạng khô cạn trong ư thức hệ “lạc quan xă hội chủ nghĩa”. Sự kiện điển h́nh là phong trào “Nhân Văn”, với Trần Dần, Hoàng Cầm…phê phán tập thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu, nhà thơ chính thống, tư tưởng gia tuyên huấn của đảng cộng sản. Vượt ra khỏi khuôn khổ của “Việt Bắc” là những bài thơ của Bùi Giáng, nhà thơ ngoài lề của xă hội “cách mạng”, suốt một nửa thế kỷ không có một câu nói đến chiến tranh, đấu tranh giai cấp, khốn khổ loạn lạc của người dân mà chỉ lăng mạn bay bổng trong triết lư của t́nh yêu, của phận người…Trước Bùi Giáng, Nguyễn Du thật cũng đă suy tư trong lập trường thi ca đó; Nguyễn Du sống tận cùng cái thời tao loạn: Trịnh Nguyễn phân tranh, nhà Lê suy đồi, thành lập nhà Nguyễn Tây Sơn để rồi bị diệt bởi Nguyễn Ánh, với sự thành lập triều đại nhà Nguyễn Gia Long, nhưng Nguyễn Du viết “Truyện Kiều”, và theo tôi được biết cũng chỉ có bốn câu nhắc nhở tới thời đại loạn:
“Thành quắc suy di nhân sự cải
Kỷ độ tang điền biến thương hải
Tây Sơn cơ nghiệp tận tiêu vong
Ca vũ không di nhất nhân tại”
(Long thành cầm giả ca)
Vở kịch “Lạc Đội” tuyệt đối trong ư niệm thi ca trên. Vượt qua những lệch lạc ngẫu nhiên oan trái của lịch sử, những đau khổ thăng trầm, gia đ́nh phân tán, kẻ di cư người ở lại, người cha bị tố khổ cho đến chết, người mẹ như mất trí, cơ nghiệp bị tịch thu, ch́m đắm trong sự nghèo nàn, hai cậu bé -hai nhân vật duy nhất của vở kịch- vẫn lớn lên đọc cả rương sách ( của gia đ́nh để lại, cất dấu thoát sự thẩm tra của cách mạng), vẫn mơ mộng lang thang trên mọi miền của thế giới, nghe vang vọng tự tâm hồn, tự muôn phương đất trời nhạc điệu không cùng của nhân loại. Tuy rồi một ngày cũng phải trưởng thành, bị động viên nhập ngũ để lại mẹ già lên đường theo “đường Hồ Chí Minh” ra chiến trận. Cùng đi vào cơi chết! Nhưng hai chàng trai vẫn biết t́m ra cái chết của Lưu Nguyễn lạc vào Đào Nguyên, trong giấc mộng tuyệt vời lăng mạn muôn đời của tuổi trẻ.
Vở kịch “Trở về của Dũng”, nhân vật độc thoại (nói chuyện với tâm linh) là Dũng, người trí thức cao sang kiểu cách, có thể hiếm hoi nhưng rất thật với bối cảnh lịch sử gần nửa thế kỷ 1930-1963, lịch sử thăng trầm của dân tộc và đất nước. Vào những năm 1930, Dũng là người trí thức mở hết tâm hồn đón nhận văn học phương Tây với lăng mạn cá nhân chủ nghĩa. Dũng sáng tác văn thơ và tranh đấu cho sự tiến triển của dân trí, sau cùng và trước hết là cho dân chủ xă hội. Khi đảng cộng sản cách mạng xă hội chủ nghĩa đoạt được chính quyền, Dũng chỉ c̣n biết lẩn tránh trốn thoát sự truy quét tiêu diệt của cách mạng. Dũng chạy di cư vào được Nam, tuy là sống trên mảnh đất của Cộng Ḥa Dân Chủ, nhưng sự thật là với chính thể phong kiến Bảo Đại-Ngô Đ́nh Diệm. Dũng chỉ có thể lại sa cơ, bị lùng bắt. Dũng sau cùng phải chọn cái chết tự tay ḿnh. Nhưng Dũng luôn luôn có một tâm hồn chân thành, tràn đầy thiện ư, với những ước vọng đóng góp cho dân tộc và cho đất nước. Nên cái chết của Dũng - sự trở về của Dũng – là bước đi b́nh thản về hướng đông mặt trời của nhân loại.
Thầy Đức là một nhân vật điển h́nh đáng thương. Triết gia Marxít trong trắng, ch́m đắm trong lư thuyết sách vở, thầy Đức chọn gia nhập đảng Cộng Sản Việt nam, để thực hiện cái “Praxis thực tiễn” của Karl Marx. Nhưng thực tế là phải chấp nhận đường lối mờ ám của đảng, độc tài lư thuyết “ư thức hệ” một chiều, phủ nhận mọi “sự hiện thành tiến triển nhân đạo” của khoa học triết lư. Dưới sự quản thúc của những đầu óc được thời, u tối và thiển cận, thầy Đức bắt buộc phải tỉnh ngộ và do đó bị xử là “thành phần chủ nghĩa xét lại” trong vụ án Nhân Văn. Thầy Đức bị đầy vào trại tù lao động cải tạo, và rồi sau nhiều năm được tha về. Nhưng con người “đọc sách, ngây thơ lư thuyết” , thầy Đức mất trí chỉ c̣n biết sống trong thế giới ảo tưởng của những kỷ niệm. Nhưng chứng kiến “một ngày của thầy Đức”, khán-độc giả có lẽ tự trách ḿnh sao vẫn ch́m đắm trong cái thô thiển thực tại để không mở cửa vào được thế giới nội tâm sao trong sáng, sao thơ mộng, đầy t́nh thân của thầy.
Trong “Đồi cỏ”, nhà văn Trí - như trên tôi đă bàn đến nhiều - dữ dằn, bi quan tiêu cực trước động lực hư vô của lịch sử. Trí không thực hiện được ư nguyện của ḿnh mà chính Trí đi dần vào hư vô. Nhưng Trí hiển hiện một nhà văn lư tưởng, không màng danh lợi, lăng mạn thâm trầm trong thế giới hiện sinh của ḿnh, luôn luôn mở rộng tâm hồn ḥa đồng chân trời của tha nhân. Chúng ta có thể như Đại Đức Thích Tuệ Trung, như thiếu nữ Hạ ( hai nhân vật trong “Đồi Cỏ”) đồng ḷng cảm ơn Trí đă cho chúng ta một tấm gương của sự chân thành lư tưởng, một bài học về sự rộng lượng và t́nh yêu, về sự hoài băo của tâm hồn dù sao đi nữa trong cái lệch lạc không cùng của cuộc sống. Trí để lại cho chúng ta, những nhà văn Việt Nam sau này, một sứ mệnh lớn lao t́m cho ra cái mạch sống thật tiềm ẩn của dân tộc trong thời hiện đại, tiếp nhận văn minh khoa học kỹ thuật và thị trường lợi nhuận của thế giới!
Sau cùng hết điều tôi muốn nói; cái chết của R. và của Quang, hai bạn trẻ của “Lạc Đội”, cái chết của Dũng và của Trí, thầy Đức rồi cũng tan biến mang theo thế giới ảo tưởng của những kỷ niệm một thời trai trẻ hăng say với cuộc đời, tất cả để lại những hạt mầm đâu đó trên “đồi cỏ bên bờ sông Đà”. Để tất cả rồi sẽ như Đại Đức Thích Tuệ Trung kết luận: “Mai này cỏ uyên và diên vĩ sẽ mọc đầy, hoa thạch thảo trong khe đá trên đồi sẽ lừng hương. Bên kia sông, mùa xuân này, rừng sim sẽ có nhiều quả chín, chim sơn ca, chim hoàng anh sẽ rộn ră về hót sáng hót chiều. Sông Đà vẫn phẳng lặng như ngàn xưa trôi bèo hoa ra biển cả…” Mênh mông ra biển cả, chân trời của một xă hội hoàn mỹ tương lai, con người không giả dối, không quyền lực đen tối, một xă hội trong sáng nhân t́nh và chính nghĩa…
Tháng 8-2009 Ngô Văn Tao