MỘT SỐ TÀI LIỆU LIÊN QUAN
CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT-TRUNG
THÁNG 2, 1979
Ngô Bắc sưu tầm & chú giải
Đây là một số tài liệu quan trọng liên hệ đến cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979, xảy ra vào ngày này, 17 Tháng Hai, 35 năm trước đây.
Tài Liệu 1: Bản Ghi Nhớ Cuộc Đàm Thoại Của Bộ Ngoại Giao Mông Cổ với Các Viên Chức Bộ Ngoại Giao Sô Viết tại Moscow hôm 9 Tháng Hai, 1979, trong đó có viên chức Sô Viết cho hay có biết Trung Cộng đang tập họp 18 Sư Đoàn dọc biên giới Việt.-Trung. Đă trích dịch sang tiếng Việt các đoạn liên hệ.
Tài Liệu 2: Phiếu Chuyển đề ngày 10 Tháng Hai, 1979 của Hà văn Lâu, Đại Sứ Thường Trực Của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, thông điệp của Nguyễn Duy Trinh, Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Hà Nội, gửi ông Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, Kurt Waldheim, báo tin khẩn cấp rằng Trung Cộng đang tập trung gần 20 sư đoàn tại biên giới Việt-Trung. Nguyên bản bằng tiếng Pháp đề ngày 10 Tháng Hai, 1979, bản dịch sang tiếng Anh để ngày 11 Tháng Hai, 1979. Chỉ trích dịch sang tiếng Việt phần thông báo có gần 20 sư đoàn quân Trung Cộng tập trung tại biên giới Việt-Trung.
Tài Liệu 3: Văn thư đề ngày 15 Tháng Hai, 1979 (tức ngày 16 Tháng Hai tại Trung Quốc và Việt Nam, ngay trước khi Trung Quốc khổi chiến) của Chen Chu, gửi Chủ Tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, trả lời thư của Nguyễn Duy Trinh. Ngoài phần phản tố cáo Việt Nam tấn công và khiêu khích ở biên giới Việt-Trung, Chen Chu đ̣i hỏi Việt Nam phải rút quân ra khỏi Căm Bốt.
Tài Liệu 4: Tuyên Bố Ngày 17 Tháng 2, 1979 của Việt Nam về Cuộc Tấn Công Của Trung Quốc tại Biên Giới. Nguyên bản tiếng Việt.
Tài Liệu 5: Bản Tin ngày 2 Tháng Một, 1987 trên tờ báo Gainesville Sun, Florida, Hoa Kỳ về vụ tàn sát thường dân Việt Nam tại Tổng Chúp, Xă Hưng Đạo, Huyện Ḥa An, Tỉnh Cao bằng bởi quân Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Đă dịch toàn bản tin sang tiếng Việt kèm theo nguyên bản tiếng Anh.
Các bài viết quan trọng khác sẽ được tiếp tục câp nhât./-
***
TÀI LIỆU 1
BẢN GHI NHỚ CỦA BỘ NGOẠI GIAO MÔNG CỔ
VỀ CUỘC ĐÀM THOẠI VỚI
CÁC VIÊN CHỨC SÔ VIẾT TẠI MOSCOW,
NGÀY 9 THÁNG HAI, 1979
Tối Mật
Thứ Trưởng Thứ Nhất của Bộ Ngoại Giao Cộng Ḥa Nhân Dân Mông Cổ, D. Yondon và nhân viên tháp tùng đă được đón tiếp, một cách riêng biệt., bởi Thứ Trưởng Thứ Nhất Bộ Ngoại Giao Sô Viết, V. F. Mal’tsev và một thành viên của ban lănh đạo, trưởng Pḥng Viễn Đông Thứ Nhất, M[ikhail] S[tepanovich] Kapitsa.
D. Yondon đă gặp M. S. Kapitsa hôm 9 Tháng Hai, 1979 từ 13 đến 13 giờ [?, chắc đă có lỗi đánh máy sai, v́ lập lại cùng một giờ, chú của người dịch], và với Thứ Trưởng Đệ Nhất V. F. Mal’tsev trong cùng ngày từ 16 đến 17 giờ.
1. Trong cuộc gặp gỡ với M. S. Kapitsa
[D. Yondon muốn biết về ư kiến và sự giải thích rơ ràng từ các đồng chí Sô Viết về các bước tiến sẽ thực hiện liên quan đến việc có thể băi bỏ hiệp ước Hữu Nghị, Liên Minh và Trợ Giúp Hỗ Tương năm 1950 giữa Trung Quốc và Liên Sô … và sẽ liên quan đến Mông Cổ ra sao …
Kapitsa đă trả lời rằng Liên Sô cũng đang suy nghĩ về khả tính đó (trong khi nói về điều này, Kapitsa có đưa cho Yondon đọc riêng bản dự thảo thông tin của chính phủ Sô Viết [về đề mục này]. ...Kapitsa cho rằng người ta [Trung Quốc] có thể sẽ không đụng chạm đến vấn đề Mông Cổ.
[Phần tóm tắt trên đây là của người dịch Ngô Bắc]
Kapitsa [nói tiếp]: Nếu có xảy ra sự băi bỏ hiệp ước, các nhà lănh đạo Trung Quốc sẽ nêu ra các nguyên do khác. Có thể họ sẽ nói rằng bản chất của LBSV (Liên Bang Sô Viết) đă thay đổi, rằng sự xâm lấn đang xảy ra ở mọi góc cạnh của thế giới, rằng Việt Nam đang can thiệp vào công việc nội bộ của Căm Bốt; v́ thế, CHNDTQ (Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc) không thể bị ràng buộc với LBSV bởi hiệp ước hữu nghị, liên minh và trợ giúp hỗ tương.
Nhưng họ chưa chính thức nêu lên vấn đề băi bỏ hiệp ước…..
…………
Gần đây, Đặng Tiểu B́nh đă sang Hoa Kỳ. Mục đích của chuyến đi là đặt Trung Quốc dưới cái dù hạt nhân của Hoa Kỳ, giải tỏa vấn đề đảo Đài Loan, ngăn chặn thỏa ước SALT-2, và sử dụng Hoa Kỳ cho chính sách riêng của Trung Quốc. Mục đích này không được hoàn thành. Các quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc tùy thuộc một cách trực tiếp vào tầm mức của các quan hệ giữa Sô Viết và Hoa Kỳ.
………….
Những ǵ đang diễn ra tại biên giới Việt Nam làm LBSV lo ngại rất nhiều. Trung Quốc đă tập họp 18 sư đoàn tại biên giới Việt Nam [in đậm để làm nổi bật bởi người dịch]. Nhưng quân đội Việt Nam có quân số một triệu, được trang bị vũ khí hoàn hảo, dạn dày kinh nghiệm và chiến đấu tốt. Nếu có diễn ra một cuộc giao chiến với Việt Nam, người ta [Trung Quốc] cần phải chiến đấu thực sự giỏi giang. Hay họ [quân Trung Quốc] sẽ hoàn toàn bị đè bẹp. Nếu một cuộc chiến tranh xảy ra, công luận thế giới sẽ ủng hộ Việt Nam. Phía Trung Quốc thực sự lo sợ LBSV. Trung Quốc có thể sẽ thực hiện một cuộc tấn công duy nhất vào Việt Nam. Có thể họ sẽ làm điều đó giống như họ đă làm hồi năm 1962, khi phóng ra một cuộc tấn công vào Ấn Độ, tiến sâu vào [Ân Độ] khoảng 20-30 cây số. Khi đó họ sẽ cố gắng bắt giữ một số lượng lớn lao các binh sĩ Việt Nam (một sự đáp ứng trước việc bắt giữ các binh sĩ Trung Quốc tại Căm Bốt). Nhưng ông [Kapitsa] nói đùa rằng, Việt Nam có thể tiến sâu khoảng 10-15 cây số vào lănh thổ Trung Quốc.
Nếu cần có một cuộc tấn công Trung Quốc để bảo vệ Việt Nam, chúng tôi sẽ cho ông [Yondon] hay biết.
Các lực lượng vùng Viễn Đông của chúng tôi, và quân khu Zabaikal đang nhận được các mệnh lệnh đặc biệt. ….
----
Nguồn: Wilson Center, February 9, 1979, Mongolian Record of Conversation with Soviet Officials in Moscow, February 1979, Văn Khố Mă Số Hóa Về Lịch Sử Quốc Tế Được Giải Mật (Digital Archive International History Declassified.
***
TÀI LIỆU 2
VĂN THƯ ĐỀ NGÀY 10 THÁNG HAI, 1979
CỦA NGUYỄN DUY TRINH,
BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO VIỆT NAM
GỬI ÔNG TỔNG THƯ KY” LIÊN HIỆP QUỐC,
KURT WALDHEIM,
THÔNG BÁO KHẨN CẤP VỀ VIỆC TRUNG QUỐC
TẬP TRUNG 20 SƯ ĐOÀN TẠI BIÊN GIỚI
Tai liệu gồm cả Phiếu Chuyển đề ngày 10 Tháng Hai, 1979 của Đạị Sứ Hà Văn Lâu, Trưởng Phái Đoàn Thường Trú Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, chuyển đến ông Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc khi đó là ông Kurt Waldheim, thông điệp đề ngày 10 Tháng Hai 1979 của Nguyễn Duy Trinh, Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt nam, thông báo khẩn cấp sự tập trung gần 20 sư đoàn quân sĩ, cùng các chiến cụ khác của Trung Quốc, tại biên giới Việt Nam, tạo ra một t́nh trạng cực kỳ nghiêm trọng.
Nguyên bản các văn kiện này được viết bằng tiếng Pháp đề ngày 10 Tháng Hai, 1979, và bản bằng tiếng Anh đề ngày 11 Tháng Hai, 1979. Hy vọng nguyên bản tiếng Việt sẽ được công bố sau này.
Người dịch có dịch lại các đoạn nói về sự chuẩn bị chiến tranh của Trung Quốc tại biên giới Việt – Trung, trong thông báo này, mà Hà Nội đă hay biết được, một tuần trước khi cuộc chiến tranh thực sự diễn ra.
Trích dịch văn thư đề ngày 10 Tháng Hai, 1979 của Nguyễn Duy Trinh, Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam gửi ông Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc Kurt Waldheim:
Đính Kèm
Thông điệp đề ngày 10 Tháng Hai 1979 từ Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam [Nguyễn Duy Trinh] đến ông Tổng Thư Kư [Liên Hiệp Quốc, Kurt Waldheim]
Tôi lấy làm hân hạnh để xin ông lưu ư đến t́nh trạng nghiêm trọng phát sinh tại Việt Nam.
Các nhà cầm quyền Trung Quốc gần đây đă tăng cường các hoạt động vũ trang tại biên giới Việt Nam và đă tiến hành các sự chuẩn bị ráo riết cho chiến tranh chống Việt Nam. Họ đă bố trí khoảng 20 sư đoàn, hàng trăm các máy bay chiến đấu, nhiều xe tăng và các chiến cụ khác tại vùng sát cận của biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam [in đậm để nhấn mạnh bởi người dịch]. Họ đă tham gia hàng ngày vào các hoạt động vũ trang vi phạm lănh thổ Việt Nam, chính v́ thế đang tạo ra một t́nh trạng cực kỳ nguy hiểm dọc theo toàn thể biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Trong khi các hoạt động thù nghịch này đang tiếp diễn, Phó Thủ Tướng Trung Quốc, Đặng Tiểu B́nh, trong các cuộc thăm viếng của ông ta tại Hoa Kỳ và Nhật Bản, đă công khai xác nhận các bản tin tức báo chí liên quan đến sự tập trung đông đảo các bộ đội Trung Quốc gần biên giới Việt Nam và các lời đe dọa chiến tranh trâng tráo chống lại Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. T́nh trạng này đă khơi dậy và tiếp tục khơi dậy sự quan ngại nghiêm trọng về phía các Chính Phủ của nhiều nước và công luận thế giới.
Các hành vi nêu trên là kết quả của chính sách chống Việt Nam của các nhà cầm quyền Trung Quốc và của các mục đích bành trướng của họ tại Đông Nam Á. Kể từ đầu thập niên 1970, họ đă chiếm đoạt Quần Đảo Hoàng Sa (Paracel) bằng phương tiện quân sự, đă đưa ra các sự tuyên nhận phi lư các đảo khác của Việt Nam tại Biển Đông :Eastern Sea (South China Sea) và khiêu khích các cuộc tranh chấp biên giới giữa hai nước……
………….
Tôi hy vọng rằng với các trách nhiệm lớn lao của ông, ông sẽ cứu xét đến t́nh trạng nghiêm trọng nêu trên và có bất kỳ biện pháp nào mà ông có thể thấy là thích đáng.
Tôi xin đề nghị ông sắp xếp để thông báo này sẽ được phân phát như một tài liệu chính thức của Liên Hiệp Quốc đến tất cả các Hội Viên của Tổ Chức.
Nguyễn Duy Trinh
Phó Thủ Tướng kiêm
Bộ Trưởng Ngoại Giao
Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
***
TÀI LIỆU 3
[Bản Dịch Sang Tiếng Việt (của Ngô Bắc)]
Văn Thư Phúc Đáp Đề Ngày 15 Tháng Hai, 1979
Của Chen Chu, Đại Diện Thường Trực
Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc
Gửi Chủ Tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc
Nữu Ước, 5 Tháng Hai, 1979
Kính gửi Ngài Đại Sứ A. Y. Bishara,
Chủ Tịch Hội Đồng Bảo An
Liên Hiệp Quốc
Thưa Ngài,
Tiếp theo cuộc chiến tranh xâm lược của họ chống lại Kampuchea, các nhà cầm quyền Việt Nam đă có một loạt các hành động làm trầm trọng sự căng thẳng tại Đông Nam Á va các nơi khác của Á Châu. Đặc biệt, họ đang thực hiện các vụ khiêu khích vũ trang ngông cuồng dọc theo biên giới Trung-Việt, đe dọa nặng nề an ninh của các biên giới phía nam Trung Quốc.
Trong sự theo đuổi cố ư một chính sách thù nghịch đối với Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc, các nhà cầm quyền Việt Nam đă gây ra các sự tranh chấp dọc theo các biên giới Trung-Việt trong một cung cách có hoạch định và có tổ chức, thực hiện các vụ khiêu khích vũ trang, gặm nhấm dần lănh thổ Trung Quốc, bắt cóc và hạ sát nhân viên Trung Quốc và phá hoại sự sinh hoạt và sản xuất của các cư dân biên giới Trung Quốc. Trong năm 1978, nhân viên vũ trang Việt Nam đă đột nhập vào lănh thổ Trung Quốc và gây ra các sự tranh chấp trong hơn 1,100 vụ; phía Việt Nam cũng vượt qua biên giới để gài ḿn nổ, tiếp tục pháo kích và nổ súng vào lănh thổ Trung Quốc, giết và làm bị thương vài trăm nhân viên Trung Quốc. Trong suốt thời kỳ này, các nhà lănh đạo Việt Nam đă không ngừng cổ vũ cho một “cuộc chiến tranh mới” với Trung Quốc là mục tiêu. Họ đă khuấy động một sự hoảng loạn chiến tranh khắp nước, đẩy mạnh sự gia tăng vũ khí và sự tuyển mộ binh sĩ cùng thực hiện các vụ thao diễn quân sự thường xuyên chống lại Trung Quốc. Cùng lúc, phía Việt Nam đă tăng cường độ cái gọi là các hoạt động “thanh lọc” tại các tỉnh gần với biên giới Trung-Việt, bố trí một quân số lớn lao các bộ đội và xây dựng các công sự pḥng thủ dọc theo các biên giới Trung-Việt để chuẩn bị cho các mưu đồ quân sự mới.
Trong khi phóng ra một cuộc xâm lăng ồ ạt vào Kampuchea và không ngừng khiêu khích Trung Quốc, các nhà cầm quyền Việt Nam đă ra sức để lợi dụng tư thế một “nước nhỏ” của nó cho các sự lạm dụng và phỉ báng trắng trợn chống lại Trung Quốc, tố giác rằng Trung Quốc “đang đe dọa” Việt Nam và “ấp ủ các tham vọng” chống Việt Nam, và các sự kiện tương tự như thế. Cùng cung cách hèn hạ này đă được sử dụng trong thông điệp đề ngày 10 Tháng Hai, 1979 từ Nguyễn Duy Trinh, Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam, gửi ông Chủ Tịch Hội Đồng Bảo An. Dùng chiến thuật quen thuộc của một kẻ gây ra tội ác phun ra một sự cáo giác ngụy tạo phủ đầu chống lại các người khác, phía Việt Nam đă ra sức che đậy các sự khiêu khích thực sự của nó chống Trung Quốc và chuẩn bị khung cảnh cho các âm mưu khác nữa chống Trung Quốc. Nhưng điều này hoàn toàn vô ích.
T́nh trạng hiện tại dọc biên giới Trung-Việt hoàn toàn là điều được tạo ra bởi các nhà cầm quyền Việt Nam. Chính Phủ Trung Quốc trân quư t́nh hữu nghị truyến thống giữa các nhân dân Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc đă luôn luôn hành xử sự kiềm chế khi đối diện với các chính sách chống Trung Hoa được theo đuổi bởi các nhà cầm quyền Việt Nam trong những năm gần đây và đủ mọi loại hành vi khiêu khích của họ, và đă thực hiện các nỗ lực tối đa cho một sự giải quyết thích đáng các sự tranh chấp giữa hai nước xuyên qua các sự thương thảo và tham khảo. Phía Trung Quốc vẫn hy vọng và yêu cầu rằng trong các quyền lợi chung của các nhân dân Trung Quốc và Việt Nam, và v́ ḥa b́nh và ổn định trong vùng, các nhà cầm quyền Việt Nam sẽ tức thời đ́nh chỉ mọi cuộc tấn công và khiêu khích vũ trang chống Trung Quốc và kềm hăm đi xa hơn nữa trên lới đi sai lầm của họ.
Các nhà cầm quyền Việt Nam đang theo đuổi một chính sách xâm lược và bành trướng ra bên ngoài, chính v́ thế đe dọa nghiêm trọng ḥa b́nh và ổn định tại Đông Nam Á và toàn thể Á Châu. Điều này đương nhiên khơi dậy sự quan ngại và lo âu của mọi nước tại Á Châu và phần c̣n lại của thế giới. Chúng tôi thành thật hy vọng rằng Liên Hiệp Quốc sẽ bảo vệ công lư, hành xử các chức năng và thẩm quyền của ḿnh và có các biện pháp cần thiết khiến cho các nhà cầm quyền Việt Nam sẽ tức thời ngưng lại các sự đột nhập và khiêu khích vũ trang chống Trung Quốc, tức thời đ́nh chỉ cuộc xâm lược và chiếm đóng quân sự của họ tại Kampichea, triệt thoái mọi lực lượng của họ ra khỏi Kampuchea và tức thời ngưng mọi hành vi của họ làm phương hại đến ḥa b́nh và an ninh của Đông Nam Á, phần c̣n lại của Á Châu và toàn thể thế giới.
Tôi yêu cầu rằng văn thư này sè được phổ biến như một tài liệu chính thức của Hội Đồng Bảo An.
Xin Ngài nhận nơi đây ḷng tôn kính cao xa nhất của tôi.
(Kư tên) Chen Chu
Đại Diện Thường Trực của
Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc
tại Liên Hiệp Quốc.
***
TUYÊN BỐ NGÀY 17 THÁNG HAI, 1979
CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VỀ
CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC
CỦA TRUNG QUỐC
***
TÀI LIỆU 5
Bản Tin Trên Tờ Báo Gainesville Sun,
Thành phố Gianesville, quận Alachua, Tiểu Bang Florida,
số ra ngày 2 Tháng Một, 1987
Làng Xă Việt Nam Hồi Tưởng
Vụ Tàn Sát Được Cáo Giác Xảy Ra Năm 1979
Các viên chức Việt Nam đưa ra nhiều ảnh chụp và một số người được cho là nhân chứng để hậu thuẫn cho các sự tuyên xác về các vụ hạ sát phụ nữ và trẻ em tại Tổng Chúp và tại các ngôi làng nhỏ khác thuộc sáu tỉnh biên giới.
Bản tin của Peter Eng,
The Associated Press
TỔNG CHÚP, Việt Nam – Các bụi tre và hoa dại nhô ra từ nền đất đá nơi gần tám năm trước đây, các viên chức Việt Nam tuyên bố, các binh sĩ Trung Cộng đă dùng búa đập chết 43 phụ nữ và trẻ em và để nhiều thi thể của họ rữa nát trên bờ của một lạch nước.
“Đó là cung cách của các con thú hoang dại”, ông Nông văn Ất [?] nói, là người cho hay có bà vợ đang mang thai và bốn đứa con nhỏ của ông ở trong số các nạn nhân. Nước mắt đẫm ướt trong đôi mắt khi ông nói về điều ông gọi là một cuộc tàn sát đă xảy ra vào chiều ngày 9 Tháng Ba, 1979, trong cuộc chiến tranh biên giới Trung-Việt.
Các viên chức Việt Nam đưa ra nhiều ảnh chụp và một số người được cho là nhân chứ;ng để hậu thuẫn cho các sự tuyên xác về các vụ hạ sát phụ nữ và trẻ em tại Tổng Chúp và tại các ngôi làng nhỏ khác thuộc sáu tỉnh biên giới.
Các lời tố giác về các vụ tàn sát phần lớn không được hay biết đến bên ngoài Việt Nam, dù các viên chức Việt Nam cho rằng con số các nạn nhân – không có tổng số cụ thể được nêu ra – th́ đông hơn nhiều số 504 thường dân mà họ nói đă bị giết bởi lính Mỹ ở Mỹ Lai năm 1968.
Các sự hạ sát tại vùng cao nguyên miền bắc ngoạn mục của Việt Nam đă khởi sự từ cuối Tháng Hai 1979 khi quân số ước lượng 100,000 binh sĩ Trung Quốc được hậu thuẫn bởi hàng trăm ngh́n binh sĩ khác, bắt đầu tràn qua biên giới. Trung Cộng đă tấn công để trả đũa cho sự xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt, lật đổ một chế độ thân Trung Quốc.
Việt Nam đă xâm nhập Căm Bốt sau một loạt các vụ động độ biên giới với các binh sĩ Căm Bốt trong năm 1977-78 và đă dựng lên một chế độ Cộng Sản mà phía Trung Quốc xem là một bù nh́n.
Các sự tuyên xác của Việt Nam th́ cực kỳ khó khăn để lượng giá một cách độc lập bởi không có phóng viên Tây Phương nào được phép đến khu vực núi đồi xa xôi biên giới Trung-Việt để tường thuật cuộc chiến tranh gần ba tuần lễ.
Trong suốt cuộc xung đột, Bắc Kinh và Hà Nội thường trao đổi các sự tố cáo khác thường về các sự độc ác. Biên giới vẫn c̣n căng thẳng, với bên này tố cáo bên kia việc pháo kích, đột nhập, hăm hiếp, sát nhân và bắt cóc.
Một “bạch thư” Việt Nam năm 1979 nói rằng phía Trung Hoa “đă tàn sát các thường dân, kể cả các phụ nữ, các trẻ sơ sinh và người già lăo, phá hủy các ngôi làng, nhà thờ, đ́nh chùa, trường học … Chúng đă giết chóc, cướp bóc và đốt cháy với sự man rợ của đoàn quân thời trung cổ bằng các phương pháp tinh vi của các quân đoàn đế quốc chủ nghĩa hiện đại”.
Tân Hoa Xă chính thức của Trung Quốc lúc đó đă phủ nhận các sự tố cáo về các cuộc tàn sát và quy trách nhiệm cho phía nhân viên an ninh Việt Nam.
Sáu kư giả gần đây đă thăm viếng Tổng Chúp trong chuyến đi đầu tiên bởi các phóng viên Tây Phương đến ngôi làng kể từ khi có cuộc chiến. Tổng Chúp nằm bên ngoài tỉnh lỵ tỉnh Cao Bằng chừng vài dậm.
Các viên chức tuyên xác rằng Quân Đoàn 42 của Trung Cộng đă hành quyết các dân làng tại Tổng Chúp. Phần lớn các nạn nhân, theo họ, thuộc dân tộc ít người, dân Tày, một sắc dân thân thiện với các tính t́nh mềm mỏng, theo tục thờ cúng tổ tiên. Huyện đa số dân Tày Ḥa An, bao gồm Tổng Chúp, là một trong các khu vực bị tấn công nặng nhất trong cuộc chiến tranh.
Các băi hạ sát bị tố giác chỉ cách con đường làng vài bước, nơi con sông Khuôi Lương [?] nhập dần vào một suối cạn, chảy róc rách. Các viên chức cho hay các thi thể bị chất đống tại ba địa điểm trong một khoảng cách độ 330 bộ Anh. Họ tuyên xác rằng quân Trung Quốc đă để các thi thể gần các nguồn nước hầu tạo ra các bịnh truyền nhiễm.
Tại một địa điểm, nơi các cành hoa dại vươn lên từ nền đất khô khan, cất giữ chín thi thể mà quân Trung Hoa đă che lấp bằng cây cối và cát, theo ông lâm Văn Tín [?], phó giám đốc sở y tế công cộng tỉnh được nói là đă từng chỉ huy việc thu hồi các thi hài./-
Ngô Bắc dịch và phụ chú
17.02.2014
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2014