Chủ
Đề:
CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC – VIỆT NAM 1979
Ngô Bắc dịch
Lời Người Dịch:
“Chiến dịch 1979, ít nhất đối với Quân Đội Giải Phóng của Nhân Dân Trung Quốc, là một sự thất bại. Trung Quốc đă phóng ra cuộc tấn công của nó trong một nỗ lực để buộc Việt Nam phải rút lui khỏi Căm Bốt. Trung Quốc đă rút lui khỏi Việt Nam hôm 16 Tháng Ba, 1979, nhưng Việt Nam đă không rời Căm Bốt măi cho đến năm 1989.” ….
“Cuộc chiến tranh theo học thuyết họ Mao chưa dứt, nhưng phía Trung Quốc đă học được một bài học quan trọng.”
Trên đây là phần kết luận chắc nịch của Edward C. ODow’d, một tác giả hàng đầu về Chiến Tranh Biên Giới Trung Quốc – Việt Nam Năm 1979, chủ đề của loạt bài nghiên cứu dưới đây về biến cố quan trọng diễn ra 33 năm trước. Đối chiếu với bài học lịch sử lâu dài của đất nước, rơ ràng vấn đề sinh tử của dân tộc Việt Nam hiện nay là phải t́m mọi cách đê duy tŕ được sự độc lập và vẹn toàn lănh thố, đồng thời thoát ra khỏi sự lệ thuộc ngoại giao và quân sự đáng tủi hổ đối với Trung Quốc.
11. Alexander
Woodside
DÂN TỘC CHỦ
NGHĨA VÀ
NẠN NGHÈO ĐÓI
TRONG SỰ TAN VỠ CÁC QUAN HỆ
TRUNG QUỐC – VIỆT NAM
Nationalism and poverty in the Breakdown
of Sino-Vie6namese Relations,
Pacific Affairs, Fall 1979,
các trang 381-409.
12. Dennis Duncanson
13. James Mulvenon
14. Andrew Scobell
15. Daniel Tretiak
16. Bruce Burton
17. Ramesh Thakur
18. Todd West
19. Colonel G.D Bakshi
20. Bruce Elleman
21. Henry J. Kenny
22. Xiaoming Zhang
23. Douglas E. Pike, Cộng Sản Đấu Cộng Sản Tại Đông Nam Á (“Communism vs Communism in Southeast Asia), International Security, Vol. 4, No. 1 (Summer, 1979), từ trang 20.
24. Phụ Lục: Các tài liệu của Quân Đội Nhân Dân Giải Phóng của Trung Quốc về Chiến Tranh Trung Quốc – Việt Nam năm 1979: Các báo cáo và kiểm điểm của 13 đơn vị quân đội Trung Quốc đă tham gia vào Chiến Dịch 1979 xâm lăng Việt Nam.
Các bài nghiên cứu quan trọng khác sẽ được cập nhật khi cần thiết.
Zhang Xiaoming
Department of Leadership and Strategy at the Air War College
CUỘC CHIẾN TRANH NĂM 1979
CỦA TRUNG QUỐC VỚI VIỆT NAM:
MỘT SỰ TÁI LƯỢNG ĐỊNH *
Ngô Bắc dịch
Đại Ư:
Bài viết này cố gắng phát hiện các nhận thức riêng của Trung Quốc về cuộc chiến tranh năm 1979 với Việt Nam. Bài viết bao gồm các quan hệ lịch sử của Trung Quốc với Việt Nam và ảnh hưởng của chúng trên khuynh hướng của Bắc Kinh đối với chiến tranh, cũng như vai tṛ của Đặng Tiểu B́nh, chiến lược quân sự của Trung Quốc và các sự chuẩn bị cho cuộc tấn công. Bài viết cho thấy phương cách mà khuynh hướng của Bắc Kinh đối với chiến tranh đă có một loạt riêng biệt các đặc tính Trung Quốc ra sao: việc tính toán thời điểm và sự sử dụng sức mạnh quân sự như thế nào, mục tiêu thầm kín trong suốt cuộc chiến và căn bản trên đó sự thành công được lượng giá. Bài viết tái duyệt các tác động của cuộc xung đột, cả về mặt chính trị lẫn quân sự, và các bài học rút ra như được nhận thấy bởi chính người Trung Quốc.
***
Vào đầu năm 1979, Trung Quốc đă xâm lăng Việt Nam, theo lời của giới lănh đạo Trung Quốc, để “dạy cho Việt Nam một bài học” mà nó sẽ không sớm quên. Bất kể sự tuyên xác chiến thắng của Bắc Kinh, giới học giả hiên nay nói chung đồng ư rằng cuộc chiến đă không diễn tiến tốt như Trung Quốc đă kỳ vọng và rằng QĐGPNDTQ (Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc) đă thi hành nhiệm vụ một cách kém cỏi trong cuộc xung đột. Chính Trung Quốc, chứ không phải Việt Nam, đă nhận được bài học. 1 Tài liệu của Trung Quốc về cuộc chiến tranh vẫn c̣n được bảo mật cao độ, và tin tức cung ứng không chỉ rời rạc và thiên lệch, mà c̣n đáng ngờ vực về mức độ chân thật. Hiện có ít bài viết bằng Anh ngữ và phần lớn những ǵ đang hiện hữu chứa đầy sự ức đoán và không chính xác, được chống đỡ bởi lời đồn đăi ở Hồng Kông và Đài Loan. Tuy nhiên, giờ đây sự kiểm soát thông tin của Bắc Kinh xem ra đang được nới lỏng. Nhiều tài liệu lưu hành nội bộ liên quan đến sự thi hành và các kinh nghiệm của QĐGPNDTQ trong cuộc chiến tranh năm 1979 đă tới được các thư viện Mỹ và khả dĩ tiếp cận để sử dụng trên mạng internet. Ngoài ra, các hồi kư của các sĩ quan quân đội cao cấp cũng được cung cấp. 2
Bản Đồ 1
Bài viết này gắng sức để phát hiện các nhận thức của chính phía Trung Quốc về cuộc chiến tranh năm 1979 với Việt Nam dựa trên một sự khảo sát các tài liệu có nguồn gốc nguyên thủy và sự nghiên cứu của các học giả hàng đầu. Bài viết bắt đầu với một sự thảo luận các quan hệ lịch sử của Trung Quốc với Việt Nam và ảnh hưởng của chúng trên đướng hướng của Bắc Kinh tiến tới chiến tranh, cũng như vai tṛ của Đặng Tiểu B́nh. Kế tiếp, bài viết khảo sát vai tṛ của QĐGPNDTQ, bao gồm chiến lược quân sự và các sự chuẩn bị của Trung Quốc cho cuộc tấn công và các quan điểm của chính QĐGPNDTQ về các cuộc hoạt động quân sự. Sau cùng, bài viết duyệt xét các tác động của cuộc xung đột, cả về mặt chính trị lẫn quân sự, và các bài học lĩnh hội được như được nh́n bởi chính người Trung Quốc. Bài viết diễn giải đường hướng tiến tới chiến tranh của Bắc Kinh, tŕnh bày một loạt riêng biệt các đặc tính Trung Quốc: giới lănh đạo Bắc Kinh đă không ngần ngai sử dụng vũ lực sau khi đă tính toán kỹ lưỡng thời điểm và phương cách sử dụng quyền lực quân sự; mục tiêu căn bản của QĐGPNDTQ là nắm giữ và duy tŕ thế chủ động hành quân; và căn bản chính yếu trên đó phía Trung Quốc đă lượng giá sự thành công quân sự là địa chính trị chứ không phải là thi hành công tác. 3 QĐGPNDTQ đă bị đối xử một cách thô bạo bởi phía Việt Nam, nhưng đă hoàn thành các mục đích chiến lược của Bắc Kinh, chuyển hướng sự chú tâm của Việt Nam đến áp lực quân sự mới tại biên giới phía bắc của nó, điều làm giảm bớt chính sách phiêu lưu của Việt Nam tại Đông Nam Á. Song QĐGPNDTQ đă thất bại trong việc phân cách các bài học lĩnh hội được từ cuộc xung đột ra khỏi triết lư và truyền thống quân sự lỗi thời, có thể kiềm chế sự hiện đại hóa và biến đổi của nó.
Một Quan Điểm Lịch Sử Văn Hóa
Bắc Kinh và Hà Nội đă từng là các đồng minh thân cận kể từ cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất hồi đầu thập niên 1950. Như thế, tại sao CHNDTQ đă quyết định đi đến chiến tranh với CHXHCNVN (Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) vào cuối năm 1978? Các lư do của Bắc Kinh rơ ràng bao gồm “giấc mộng đế quốc” bá quyền của Hà Nội tại Đông Nam Á; sự vi phạm biên giới Trung Quốc và theo sau là sự xâm nhập vào lănh thổ Trung Quốc; sự ngược đăi người gốc Hoa đang sinh sống tại Việt Nam; và sự thân mật của Việt Nam với Liên Bang Sô Viết, nước đang mở rộng khu vực ảnh hưởng của nó vào vùng Đông Nam Á. 4 Các quan sát viên đương thời và vài cuộc nghiên cứu sau này cho rằng các mục tiêu đích thực (bona fide) [sic] của Bắc Kinh là nhằm chuyển hướng áp lực quân sự của Hà Nội trên Căm Bốt và buộc chân các lực lượng của Hà Nội tại một mặt trận thứ nh́. 5 Tác giả Robert Ross tranh luận rằng sự sử dụng vũ lực của Trung Quốc đánh Việt Nam không chỉ là một sự đáp ứng đối với sự xâm lược của Hà Nội tại Đông Dương mà cũng là một sự đáp ứng trước sự hợp tác của Việt Nam vào sự bao vây Trung Quốc ra khỏi Đông Nam Á của Sô Viết. 6 Các cuộc nghiên cứu khác lập luận rằng cuộc xâm lăng của Trung Quốc vào Việt Nam có chủ ư nhằm làm mất tín nhiệm Liên Bang Sô Viết như một đồng minh đáng tin cậy trong trường hợp có khủng hoảng. 7
Trong cuộc nghiên cứu của ḿnh về mối quan hệ của Bắc Kinh với Việt Nam trước khi có cuộc chiến thắng của Hà Nội năm 1975, tác giả Zhai Qiang kết luận rằng “chính trị thực tế đă không là ngôn ngữ đuy nhất được nói bởi các nhà lănh đạo Trung Quốc trong các quan hệ quốc tế. Mặc dù họ tự nhận là các kẻ theo chủ nghĩa quốc tế Mác-xít và Lê-nin-nít, họ đă thừa kế trọn vẹn di sản lịch sử của Trung Hoa: một thế giới quan lấy Trung Hoa làm trung tâm, vốn nh́n các nước nhỏ ở ngoại vi Trung Hoa, bao gồm cả Việt Nam, là thấp kém và nằm trong quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc. Mặt khác, ‘sự tự hào lịch sử và sự nhạy cảm văn hóa’ đă là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thái độ của Việt Nam đối với Trung Quốc. Trong suốt lịch sử của họ, người Việt Nam đă ưa thích việc vay mượn và thích nghi văn minh và các định chế Trung Quốc cho sự áp dụng của chính họ, trong khi vẫn cương quyết về việc bảo toàn nền độc lập và di sản văn hóa của ḿnh. Họ đă t́m kiếm sự giúp đỡ của Trung Quốc khi họ bị suy yếu về mặt nội bộ và trở nên thù nghịch khi họ thống nhất và thoát khỏi sự xâm lược từ bên ngoài. 8 Các h́nh ảnh lịch sử tương ứng được ghi khắc bởi các nhà lănh đạo và nhân dân của hai nước về mối quan hệ Trung – Việt rơ ràng đă đóng một vai tṛ có ư nghĩa trong quyết định của Bắc Kinh nhằm phát động một cuộc tấn công trừng phạt đánh vào Việt Nam.
Kể từ đầu thập niên 1950, Trung Quốc đă từng là một kẻ ủng hộ quân sự và chính trị mạnh mẽ của Hà Nội, trợ giúp Việt Nam trong cuộc đấu tranh cách mạng chống lại người Pháp và đánh bại người Mỹ “xâm lược”. Các cuộc nghiên cứu hiện thời cho thấy rằng chính sách của Trung Quốc đối với Hà Nội trong hai cuộc chiến tranh Đông Dương đầu tiên được hướng dẫn bởi các sự cứu xét đa diện từ truyên thống lịch sử cho đến ư thức hệ cách mạng và an ninh quốc gia. Tuy nhiên, trong suốt diễn tiến, cảm nghĩ của Trung Quốc về sự ưu việt đă chế ngự sự nhận thức của họ về mối quan hệ của họ với Việt Nam. 9 Mặc dù các nhà lănh đạo Trung Quốc lập lại nhiều lần các lời tuyên bố rằng phía Việt Nam phải được đối xử như “kẻ b́nh đẳng”, tác giả Chen Jian nhận xét rằng mỹ từ như thế đă tự phản ảnh niềm tin mạnh mẽ của họ rằng “họ đă chiếm cứ một vị thế từ đó truyền phán các giá trị và các quy luật cư xử sẽ khống chế các tương quan của họ với các lân bang”. 10 Bắc Kinh có tuyên bố rằng nó chưa hề áp đặt các điều kiện kinh tế và chính trị trên khoản viện trợ vật liệu và quân sự khổng lồ của nó cho Hà Nội. Nó muốn Hà Nội phải thừa nhận vai tṛ lănh đạo của Trung Quốc trong phong trào giải phóng dân tộc trong vùng và trên thế giới. Thái độ này của Trung Quốc đă gây tức giận đối với phía Việt Nam, những kẻ đặc biệt nhạy cảm về quá khứ nhiều khó khăn của họ với Trung Hoa. Cho dù Bắc Kinh và Hà Nội có gọi nhau là “các đồng chí anh em” vào lúc đó, tiếng th́ thầm là ác cảm gia tăng của Việt Nam đối với phiên bản hiện đại của Trung Quốc về mối quan hệ của họ. 11
Một sự duyệt xét tài liệu bằng tiếng Hán liên quan đên cuộc chiến tranh năm 1979 phát hiện rằng các sự tường thuật về sự cư xử sai trái của Việt Nam đối với Trung Quốc kể từ 1975 c̣n làm tổn thương hơn nữa cảm giác ưu việt của Trung Quốc. Giới lănh đạo trung tâm Việt Nam đă chấp nhận một chính sách sẽ xem chủ nghĩa đế quốc Mỹ như một “kẻ thù trong trường kỳ”, nhưng Trung Quốc là “kẻ thù nguy hiểm, trực tiếp nhất”, và một “đối thủ tương lai mới” mà Việt Nam phải chuẩn bị để giao chiến. 12 Để đáp ứng, Tổng Cục Chính Trị của QĐNDVN đă thúc giục các lực lượng vũ trang Việt Nam tiếp nhận một chiến lược tấn công đối với Trung Quốc, tấn công và phản công một cách tích cực vào kẻ thù bên trong và bên ngoài lănh thổ Việt Nam, và biến các vùng biên giới thành một mặt trận chống Trung Quốc. 13 Sự coi thường của Việt Nam dành cho QĐGPNDTQ và sự tự tin quá đáng vào quyền lực quân sự của chính họ cũng tạo thành một chất xúc tác thúc đẩy giới quân sự Trung Quốc hành động. Các lực lượng được tôi luyện bởi chiến trận của QĐNDVN đă giao tranh gần như liên tục trong nhiều thập niên và đă có thể tuyên bố chiến thắng trên hai quyền lực Tây Phương quan trọng, trong khi các chuyên viên của Việt Nam đă nhận định rằng QĐGPNDTQ có năng lực chiến đấu thấp và tinh thần kém. QĐNDVN đặc biệt tự hào về các khí giới do Nga chế tạo và các trang bị của Mỹ tịch thu được của nó, mà theo tin tức truyền thông của Việt Nam, vượt xa bất kỳ thứ ǵ được sở đắc bởi QĐGPNDTQ. 14
Trong hơn hai thập niên, Trung Quốc đă cung cấp cho Hà Nội 20 tỷ [mỹ kim] viện trợ, nhiều hơn bất kỳ nước nào khác. Khi Việt Nam bắt đầu cưỡng bách hồi hương người gốc Hoa tại miền bắc Việt Nam và gia tăng sự vi phạm lănh thổ Trung Quốc tại biên giới, nhiều người Trung Quốc đă nghĩ rằng Hà Nội đă vô ơn trước sự trợ giúp và hy sinh này. Đă có một sự biểu lộ công khai nỗi tức giận đối với Việt Nam. 15 Những kẻ đă từng trợ giúp phe cộng sản Việt Nam trong các cuộc chiến tranh của họ chống lại người Pháp và người Mỹ đặc biệt cảm thấy bị phản bội và hăm hở để”dạy cho Việt Nam một bài học”. Trong số này có Đặng Tiểu B́nh, phó thủ tướng kiêm Tổng Tham Mưu Trưởng QĐGPNDTQ, kẻ có sự bực bội với thái độ không tử tế của Việt Nam đối với sự trợ giúp của Trung Quốc có thể truy t́m ngược lại từ giữa thập niên 1960. 16 Khi mà sự thù hận giữa hai nước gia tăng vào cuối thập niên 1970, ông ta càng trở nên cảm xúc hơn, có lần c̣n gọi Việt Nam là wangbadan (theo nghĩa đen là “trứng con rùa” nhưng có thể phiên dịch như “đồ chó đẻ” [s[on] o[f] b[itch] trong nguyên văn, chú của người dịch] trước mặt một nhà lănh đạo nước ngoài. 17 Các lư thuyết gia quân sự nói chung đồng ư rằng “với ư định thù nghịch ở cả hai bên, sự tức giận và oán ghét … cổ vũ” cho sự giao chiến. 18 Sự xấc láo của Việt Nam cùng với các vụ đụng độ biên giới không ngừng gia tăng và cuộc di cư đang diễn tiến của cư dân gốc Hoa làm phát sinh xúc cảm cao độ trong các nhà lănh đạo quân sự và chính trị Trung Quốc, và sự cứu xét việc sử dụng vũ lực.
Bước Tiến Khởi Sự Đến Chiến Tranh Của Trung Quốc
Vẫn không có chứng liệu chắc chắn về thời điểm và phương cách mà Bắc Kinh đă lấy quyết định cho hành động quân sự đánh Việt Nam. Tác giả Nayan Chanda, một thông tín viên Đông Nam Á lâu năm của tạp chí Far Eastern Economic Review, tường thuất với ít chi tiết rằng giới lănh đạo Trung Quốc đă lấy quyết định “dạy cho Việt Nam một bài học” v́ tác phong “vô ơn và ngạo mạn” của nó trong một phiên họp hàng tuần của Bộ Chính Trị hồi đầu Tháng Bảy 1978. Tuy nhiên, ông ta nghĩ rằng chính tại cuộc họp này mà giới lănh đạo Trung Quốc đă liên kết “một cách đanh thép” quyết định của họ tiến hành hành động quân sự như một biện pháp nhằm “làm suy yếu vị thế của Sô Viết trong Thế Giới Thứ Ba”. 19 Các nguồn tin Trung Quốc mới khiến ta nghĩ rằng sự suy ngẫm về một đáp ứng quân sự đối với cuộc khủng hoảng giữa Trung Quốc và Việt Nam là một tiến tŕnh chậm chạp; không quyết định nào đă được đạt tới cho măi khá lâu sau này. Hơn nữa, hành động được cứu xét ban đầu như một cuộc xung đột liên quốc gia được địa phương hóa chứ không như một phần của chiến lược chống bá quyền trên toàn cầu của Trung Quốc. Trong những năm khởi đầu của thời hậu-Mao, Bắc Kinh đă áp dụng một loại giới lănh đạo đồng thuận thường liên can đến một tiến tŕnh kéo dài của các sự tham khảo không chính thức trong các nhà lănh đạo cao cấp và các thuộc cấp, kể cả các viên chức chính phủ và sĩ quan quân đội cấp thấp chịu trách nhiệm về vấn đề, trước khi có một quyết định chung quyết.
Zhou Deli, tham mưu trưởng Quân Khu Quảng Châu, có nhớ lại rằng, trong Tháng Chín 1978, một phiên họp về “cách thức giải quyết lănh thổ của chúng ta bị chiếm đóng bởi các lực lượng Việt Nam” được tổ chức tại Bộ Tổng Tham Mưu QĐGPNDTQ. 20 Tiêu điểm khởi thủy là về sự xung đột biên giới, được nhận thức như là một nguồn cội chính yếu của sự leo thang căng thẳng đương thời giữa hai nước kể từ 1976. 21 Một đề xuất thăm ḍ đă khuyến cáo một cuộc hành quân quy mô nhỏ đánh vào một trung đoàn địa phương quân Việt Nam ở Trùng Khánh, một huyện biên giới giáp ranh với tỉnh Quảng Tây. Tuy nhiên, tiếp theo sau một sự duyệt xét tin tức t́nh báo cập nhập thông báo về một cuộc xâm lăng của Việt Nam sắp xẩy ra vào Căm Bốt, đa số các tham dự viên đă lập luận rằng bất kỳ hành động quân sự nào được lấy phải có một tác động quan trọng trên Hà Nội và t́nh h́nh Đông Nam Á. Họ đă khuyến cáo một cuộc công kích vào một đơn vị quân đội chính quy Việt Nam trên một khu vực địa dư rộng lớn hơn. 22 Mặc dù phiên họp đă kết thúc mà không có một quyết định cụ thể nào, nó đă ấn định cho nhịp độ của kế hoạch chiến tranh chung cuộc của Trung Quốc đánh Hà Nội, và có thể đă là bằng chứng đầu tiên của một sự liên kết hành động quân sự tại biên giới phía bắc của Việt Nam với sự xâm lăng của Việt Nam tại Đông Nam Á.
Dù thế, một cuộc hoạt động quân sự trên quy mô rộng lớn đánh Việt Nam có rủi ro tạo tác động cho h́nh ảnh quốc tế của Trung Quốc trong vùng và thế giới. Cuộc thăm viếng chính thức đă được sắp xếp thời biểu của Đặng Tiểu B́nh đến Thái Lan, Mă Lai và Singapore vào đầu Tháng Mười Một cung cấp cơ hội để t́m kiếm sự ủng hộ của các nước này cho chính sách về Việt Nam của Trung Quốc. Trong suốt cuộc du hành, họ Đặng đă tạo ấn tượng trên các vị chủ nhà ngoại quốc rằng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực chống lại sự xâm lược của Việt Nam nếu Việt Nam tấn công Căm Bốt. 23 Trong nước, truyền thông đầy những bài xă luận và b́nh luận kết án sự xâm lấn của Việt Nam vào lănh thổ Trung Quốc và cảnh cáo về sự trả đũa khả hữu. 24
Vào ngày 23 Tháng Mười Một, Bộ Tổng Tham Mưu đă triệu tập một phiên họp khác trong đó một ư đồ mới về chiến tranh đă được nghị luận. Cứu xét các khuyến cáo trước đây, Bộ Tổng Tham Mưu đă mở rộng phạm vi và thời hạn của các hoạt động. Các kế hoạch đă biến tất cả các thành phố và các vị trí quân sự Việt Nam quan trọng ngang biên giới các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam thành các mục tiêu cho các sự tấn công, dự liệu rằng điều này sẽ gián chỉ sự xâm lược của Việt Nam. Một lần nữa, một số tham dự viên cảm thấy rằng các hoạt động này đă không đủ xa khi chúng vẫn c̣n bị hạn chế ở một khu vực xa xôi và không đặt ra sự đe dọa trực tiếp lên Hà Nội. Tuy nhiên, họ đă không lên tiếng phản đối, giả định rằng giới lănh đạo trung ương đă có sự cứu xét tỉ mỉ trên vấn đề đó. Phiên họp đă giao phó chiến dịch sẽ được thực hiện bởi các Quân Khu Quảng Châu và Vân Nam. 25 Phiên họp cũng đă đề nghị sự thuyên chuyển lực lượng trừ bị chiến lược của QĐGPNDTQ, tổng cộng gồm bốn quân đoàn và một sư đoàn, từ các Quân Khu Vũ Hán và Thành Đô để tăng cường cho các mặt trận Quảng Tây và Vân Nam. 26
Vào ngày 7 Tháng Mười Hai, Quân Ủy Trung Ương (QUTƯ) đă triệu tập một phiên họp, được tường thuật đă kéo dài từ bốn đến năm tiếng đồng hồ, và đă quyết định phóng ra một cuộc chiến tranh hạn chế trên biên giới phía nam của Trung Quốc để “hoàn kích” Việt Nam. 27 Ngày kế tiếp, QUTƯ đă đưa ra một mệnh lệnh giao phó các Quân Khu Quảng Châu và Vân nam thực hiện chiến dịch quân sự với tất cả binh sĩ sè phải sẵn sàng hành động vào ngày 10 Tháng Một 1979. Các chỉ thị ghi rơ rằng cuộc chiến tranh sẽ được hạn chế một cách nghiêm ngặt, thực hiện trong ṿng 50 cây số kể từ biên giới và kéo dài trong hai tuần lễ. Kế đó QUTU đă nhấn mạnh đến các giáo điều ṇng cốt của học thuyết hoạt động truyền thống của QĐGPNDTQ yêu cầu hai bộ chỉ huy quân khu phải tập trung một lực lượng vượt trội để bao vây các lực lượng địch từ các cạnh sườn, để tiêu diệt từng lực lượng địch riêng biệt với các trận đánh hủy diệt quyết định mau chóng, và rồi triệt thoái tức thời”. 28 Thời điểm của mệnh lệnh này cho thấy Trung Quốc đang đáp ứng với cuộc xâm lăng sắp xảy ra của Việt Nam vào Căm Bốt, nhưng bằng việc phóng ra một chiến dịch quân sự quan trọng ngay trước khi các lực lượng Việt Nam băng qua sông Mekong cũng là để phản ứng đối với vài năm tức giận gây ra bởi động thái vô ơn của Việt Nam.
Đặng Tiểu B́nh Đưa Ra Quyết Định
Mặc dù guồng máy chiến tranh của Tryng Quốc đă sẵn sang vào đầu Tháng Mười Hai, nhật kỳ xác định cho các cuộc tấn kích vẫn chưa được ấn định. Các cuộc nghiên cứu trước đây phỏng định rằng quyết định chiến tranh của Bắc Kinh đă được đưa ra tại Hội Nghị Công Tác Trung Ương giữa 10 Tháng Mười Một cho đến 15 Tháng Mười Hai 1978. 29 Trong thực tế, phiên họp này, được triệu tập để cứu xét một nghị tŕnh cải cách kinh tế cho mười năm sắp tới, đă được kết thúc nhằm vào các di sản của cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Vẫn chưa rơ là liệu đă có một sự thảo luận đáng kể về t́nh h́nh Đông Dương hay không. 30 Tuy nhiên, phiên họp đă củng cố vị thế của Đặng Tiểu B́nh trong giới lănh đạo trung ương, giúp ông ta, mặc dù chỉ là một trong năm phó chủ tịch Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Tổng Tham Mưu Trưởng, sẽ là người lấy quyết định về Việt Nam.
Tại một phiên họp QUTƯ tối đón Năm Mới, họ Đặng đă đề nghị một cách chính thức một cuộc chiến tranh trừng phạt đánh Việt Nam. Mọi người tham dự, kể cả Hoa Quốc Phong, chủ tịch QUTƯ, được tường thuật đều đă ủng hộ cho đề nghị này. Họ Đặng đă chỉ định Hứa Thế Hữu chỉ huy các hoạt động từ Quảng Tây bên phía đông, 31 và Dương Đắc Chí (Yang Dezhi), tư lệnh Quân Khu Vũ Hán, chỉ huy các hoạt động từ Vân Nam bên phía tây, gạt sang một bên Wang Bicheng, tư lệnh Quân Khu Côn Minh. 32 Rơ ràng quan ngại về sự thay đổi cấp chỉ huy vào lức sắp sửa có chiến tranh, họ Đặng sau đó đă phái hai tổng tham mưu phó của ông đến Côn Minh để giám sát sự chuyển tiếp và các sự chuẩn bị chiến tranh. Không có một bộ chỉ huy tập trung hóa, hai quân khu sẽ thực hiện cuộc chiến tranh một cách độc lập, gần như không có sự phối hợp hay cộng tác. Phiên họp cũng đă lập lại rằng cuộc xâm lăng phải mau lẹ và tất cả các binh sĩ phải được rút về sau khi đă đạt được các mục tiêu hành quân. 33
Các bài viết hiện nay nêu ư kiến rằng một số các nhà lănh đạo Trung Quốc đă chống đối một cuộc tấn công vào Việt Nam, nhưng các bài viết này lại không đồng ư về những nhà lănh đạo nào và về h́nh thức mà sự chống đối đă có. 31 Bởi Đặng Tiểu B́nh là kiến trúc sư chính của ư đồ, nhiều phần là không có bất kỳ ai sẽ thách đố quyết định của ông với tư thế cao cấp và nhiều uy tín của ông ta trong Đảng. Sự kiểm soát của họ Đặng Bộ Tổng Tham Mưu mang lại cho ông một băng tần thuận tiện để làm cho guồng máy quân sự của Trung Quốc chuyển động trước khi giới lănh đạo trung ương đưa ra một quyết định chính thức. Làm giống như họ Mao, họ Đặng đă tham khảo một cách kín đáo với các phụ tá tin cậy trước khi đưa ra một quyết định, và chỉ sau đó mới mang quyết định của ông cho sự tán đồng chính thức bởi Bộ Chính Trị. Một trong những phụ tá thân cận nhất của ông là Chen Yun (Trần Vân), một phó chủ tịch khác của ĐCSTQ và một đảng viên lăo thành của Đảng, kẻ được tường thuật đă đóng góp đáng kể vào quyết định chiến tranh với Việt Nam. 35
Đă có vài quan ngại chính yếu: liệu Liên Bang Sô Viết sẽ đáp ứng với các cuộc tấn công trả đũa từ phía bắc để buộc Trung Quốc phải giao tranh trong một cuộc chiến hai mặt trận hay không; liệu Hoa Kỳ sẽ lợi dụng cơ hội để thủ lợi từ t́nh h́nh hay không; dư luận thế giới sẽ phản ứng như thế nào; và liệu chiến tranh với Việt Nam sẽ cản trở nghị tŕnh mới của Trung Quốc về sự hiện đại hóa kinh tế hay không. 36 Trở ngại gây lo sợ nhất là phản ứng của Sô Viết. Theo sự phân tích t́nh báo bởi Bộ Tổng Tham Mưu, Mạc Tư Khoa sẽ có ba sự lựa chọn quân sự trong sự đáp ứng với cuộc xâm lăng: một cuộc xâm nhập vũ trang ồ ạt kể cả một cuộc tấn công trực tiếp vào Bắc Kinh; xúi giục nhân viên dân tộc ít người vũ trang, những kẻ lưu vong tại Liên Bang Sô Viết, để tấn công các tiền đồn của Trung Quốc tại Tân Cương và Nội Mông; hay sử dụng các sự đụng độ nhỏ để đẩy lên cao các sự căng thẳng biên giới giữa hai nước. Tuy nhiên, bởi Liên Bang Sô Viết đă không có đủ các lực lượng để thực hiện bất kỳ các hoạt động quân sự quy mô nào đánh Trung Quốc ngay lập tức, các nhà lănh đạo Trung Quốc, đặc biệt họ Đặng, đă tin tưởng rằng một hành động quân sự ngắn hạn, giới hạn và có tinh chất pḥng thủ chống Việt Nam sẽ không khiêu khích sự can thiệp của Mạc Tư Khoa và một sự công phẫn quốc tế. 37 Hai cuộc xung đột biên giới trước đây, với Ấn Độ trong năm 1962 và với Sô Viết trong năm 1969, đă chứng thực cho sự tính toán này. Ước muốn về một cuộc chiến tranh ngắn cũng trợ lực trong việc làm dịu bớt sự chống đối trong nước và biện minh cho sự lựa chọn chính sách của Bắc Kinh. Dù thế, các nhà lănh đạo Trung Quốc không thể hạ thấp sự cảnh giác của họ, và đă đồng thời ra lệnh cho các binh sĩ tại các quân khu phía bắc và tây bắc xúc tiến sự ứng chiến đối với các cuộc tấn kích khả hữu của Sô Viết. 38
Phiên họp tối đón Năm Mới đă triển hạn việc ấn định thời điểm của hành động quân sự. Các nhà phân tích Tây phương lập luận rằng Bắc Kinh vẫn c̣n bị kiềm hăm bởi sự quan ngại về phản ứng quốc tế. Các cuộc du hành đă được xếp lịch của họ Đặng sang Hoa Kỳ và Nhật Bản chính v́ thế đă được thu xếp để “trắc nghiệm trào lưu”. 39 Tuy nhiên, các kẻ liên hệ mật thiết với họ Đặng nghĩ rằng phản ứng giật lùi của quốc tế sẽ không ngăn cản ông bởi v́ ông ta sẽ không nhường bước trước bất kỳ điều ǵ một khi ông đă quyết đoán trong tư tưởng. 40 Các nhà lănh đạo Trung Quốc đă lo ngại nhiều hơn về việc liệu các lực lượng của họ có đủ thời giờ để thực hiện các sự chuẩn bị thích đáng cho cuộc xâm lăng hay không. Các binh sĩ Trung Quốc đă không tham dự vào bất kỳ cuộc chiến tranh nào trong một thời khoảng lâu dài, trong khi nhiều kẻ trong chúng đă không hiểu được việc đi dến chiến tranh chống lại một đồng minh truyền thống và một lân bang nhỏ bé. 41 Không lâu sau phiên họp tối đón Năm Mới, họ Đặng đă phái Yang Yong, tổng tham mưu phó, và Zhang Zhen, chỉ huy Tổng Cục Hậu Cần (Tiếp Vận), lần lượt đên Quảng Yây và Vân Nam để thanh tra các điều kiện chiến đấu của các binh sĩ. Kinh sợ về sự thiếu sẵn sàng của họ, họ Zhang đă tức thời khuyến cáo sự triển hoăn chiến tranh trong một tháng. Ông ta sau này nhớ lại rằng QUTƯ đă đồng ư đẩy lùi cuộc phản công cho đến giữa Tháng Hai. 42 Họ Yang đă lập bản báo cáo, cùng với các đề nghị về kế hoạch chiến tranh, vào ngày 22 Tháng Một tại nhà riêng của họ Đặng với sự hiện diện của các nhà lănh đạo chính yếu của QUTƯ. 43 Nhiều phần là chính tại phiên họp này giới lănh đạo Trung Quốc đă tái khẳng định quyết định chiến tranh và đă ấn điểm một khung thời gian cho ngày D. Vào ngày kế đó, Bộ Tổng Tham Mưu đă tổ chức một phiên họp trong đó kế hoạch chiến tranh được chung quyết và các binh sĩ được lệnh sẵn sàng hành động vào ngày 15 Tháng Hai. 44 Để ngăn chặn t́nh h́nh trở nên nằm ngoài sự kiểm soát, giới lănh đạo trung ương đặc biệt yêu cầu Hứa Thế Hữu đ́nh chỉ các hoạt động quân sự và rút quân về sau khi chiếm đoạt được Lạng Sơn và Cao Bằng, hai thành phố Việt Nam quan trọng tại biên giới. 45
Vào ngày 11 Tháng Hai 1979, hai ngày sau khi Đặng Tiểu B́nh quay trở về Bắc Kinh từ cuộc du hành của ông ta sang Hoa Kỳ và Nhật Bản, một hội nghị Bộ Chính Trị mở rộng đă được triệu tập. Họ Đặng đă phát biểu rành mạch lư luận căn bản cho cuộc tấn công vào Việt Nam, và sau đó một lệnh tiến hành để phóng ra các cuộc tấn công vào Việt Nam hôm 17 Tháng Hai đă được truyền ra cho các cấp chỉ huy quân sự địa phương tại Quảng Tây và Vân Nam. 46 Đây là ngày mà các quan sát ba thứ ba đă dự liệu từ lâu. Họ đồn đăi, một cách khả tín, rằng việc ấn định thời biểu của một cuộc công kích có thể liên hệ chặt chẽ với các yếu tố thời tiết: nó sẽ không thuận lợi để thực hiện các hoạt động quân sự trong mùa mưa, thường bắt đầu trong Tháng Tư, hay để tấn công quá sớm khi các lực lượng Sô Viết có thể băng ngang các con sông đông lạnh dọc biên giới Trung Quốc – Sô Viết. 47 Họ Đặng và các nhà lănh đạo Trung Quốc khác đă sẵn tính toán một cách cẩn thận mọi sự phân nhánh [mũi tấn công] khả dĩ một khi các binh sĩ của họ băng qua biên giới Việt Nam. Họ đă giới hạn phạm vi, thời gian và không gian cho cuộc chiến tranh và đặt tên cho nó là một cuộc “hoàn kích tự vệ”, trong nỗ lực làm giảm thiểu bất kỳ các phản ứng tiêu cực nào trong và ngoài nước. 48 Tuy nhiên, một khi cuộc chiến tranh đă được khởi động, họ Đặng, trong khi chăm chú theo dơi những ǵ đang diễn ra, đă chỉ đưa ra ít mệnh lệnh và chỉ thị cụ thể (trái với phong cách lănh đạo của họ Mao). 49
Chiến Lược, Các Mục Tiêu và Các Sự Chuẩn Bị
Tác giả Gerald Segal cho rằng động lực chủ yếu của Trung Quốc cho việc tấn công Việt Nam là nhằm chặn đứng tham vọng và sự xâm lược của Việt Nam tại Đông Nam Á và sự đe dọa của Việt Nam đối với an ninh quốc gia Trung Quốc, cũng như để phơi bày sự yếu kém của Sô Viết. Nhưng sự tính toán chính trị yếu kém có nghĩa rằng các nhà lănh đạo Trung Quốc đă tự đặt ḿnh vào vị thế khó khăn của việc tạo lập một chiến lược để trừng phạt Việt Nam và họ đă chưa hề có một cơ may để thành công. 50 Ước vọng được phát biểu một cách rơ ràng của Trung Quốc nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học” đă chuyên chở mục tiêu chiến tranh hàng đầu của nó sẽ là “một hành vi trả thù”. 51 Ngay từ khởi đầu, Bắc Kinh đă giới hạn các mục tiêu và sự tiến hành chiến tranh sẽ không vượt quá một vụ xung đột biên giới song phương. Giới lănh đạo quân sự của Quảng Châu và Côn Minh được yêu cầu hăy đề xuất một chiến lựoc hành quân sẽ không chỉ nhằm hoàn thành mục tiêu trừng phạt, mà c̣n hạn chế chiến sự trong không và thời gian.
Câu hỏi thực sự cho các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc địa phương là đến mức độ nào mục tiêu dạy cho Việt Nam một bài học có thể được đạt tới hay đo lường được. Sự hiểu biết thông thường về QĐGPNDTQ luôn luôn đặt sự nhấn mạnh đặc biệt vào sự tiêu diệt các lực lượng sinh tử (yousheng liliang) của địch. Một trong những truyền thống hoạt động của QĐGPNDTQ là sự sử dụng một lực lượng có ưu thế tuyệt đối để bảo đảm thắng lợi. Vào giữa Tháng Một 1979, hơn một phần tư các quân đoàn tác chiến của QĐGPNDTQ đă được tập hợp tại biên giới Trung – Việt, một tổng số hơn 320,000 binh sĩ. Rút ra từ kinh nghiệm chiến đấu của chính ḿnh và dựa trên kiểu chiến thuật và hành quân mà QĐGPNDTQ đă phát triển trong quá khứ, Hứa Thế Hữu đă đáp ứng các đ̣i hỏi chiến tranh của giới lănh đạo trung ương với một đường hướng đựoc biết đến là niudao shaji (dùng một con dao mổ trâu để giết gà). Sự thực hiện sự giao chiến này bao hàm ba thành tố căn bản: các cuộc công kích phải tập trung vào các bộ phận sinh tử của sự pḥng thủ của địch, nhưng không phải trên điểm mạnh của địch; lực lượng và hỏa lực áp đảo phải được sử dụng để đập tan sự pḥng thủ của địch tại điểm giao tranh; bộ đội tấn công phải di chuyển một cách mau lẹ tối đa khả dĩ để tiến sâu, và công kích trong mọi hướng vào trọng tâm của địch. Bằng cách này, họ Hứa đă kỳ vọng rằng các lực lượng của ông ta sẽ cắt sự pḥng thủ của địch ra thành từng mảnh nhỏ, phá vỡ sự kháng cự của đối phương, và sau đó tiêu diệt phe địch. 52
Chiếu theo các nguyên tắc này, các Quân Khu Quảng Châu và Côn Minh đă phát triển các kế hoạch chiến tranh liên hệ của chúng với một sự nhấn mạnh trên sự tiêu diệt các sư đoàn chính quy của Việt Nam trên biên giới với Trung Quốc. Chiến tranh sẽ được giao đấu trong hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu tiên, một cuộc tấn công hai mũi sẽ được mở ra nhắm vào Cao Bằng và Lào Cai, để bao vây hai sư đoàn Việt Nam tại đó và để tiêu diệt chúng, trong khi phóng ra một cuộc tấn công cùng lúc vào Đồng Đăng nhằm gây hoang mang cho Hà Nội về mục tiêu chiến tranh của Trung Quốc. Sau đó, các lực lượng QĐGPNDTQ tại Quảng Tây sẽ tập trung vào việc tấn công Lạng Sơn, trong khi các đối tác của chúng tại Vân Nam sẽ mưu tính giao chiến với một sư đoàn Việt Nam tại khu vực Sa Pa. Một tổng số tám quân đoàn QĐGPNDTQ sẽ can dự tức thời, với một quân đoàn được giữ làm quân trừ bị.
Bắc Kinh cũng có phác họa một chiến lược về thời điểm và phương cách mà không lực sẽ phải được sử dụng. Không Lực QĐGPNDTQ sẽ đưa 18 trung đoàn không quân cùng với sáu phi đoàn bay bổ túc để chuẩn bị trợ giúp các cuộc hành quân trên đất liền. Để tránh leo thang cuộc xung đột, QUTƯ hạn chế sự sử dụng không lực trong phạm vi lănh thổ của chính Trung Quốc, trong khi ra lệnh cho các đơn vị không quân phải chuẩn bị yểm trợ cho các cuộc hành quân trên bộ “nếu cần thiết”, mặc dù không đưa ra một định nghĩa rơ ràng đâu và khi nào một t́nh trạng “cần thiết” có thể phát sinh. Mệnh lệnh quy định rằng bất kỳ hoạt động nào bên ngoài không phận của Trung Quốc phải được cho phép bởi QUTƯ. Dựa trên nguyên tắc này, chiến lược đă yêu cầu tất cả các đơn vị không quân ở vào t́nh trạng ứng chiến để pḥng thủ không phận và yểm trợ trên bộ, và trong lúc đó cho bay càng nhiều phi vụ càng tốt trên không phận biên giới khi các cuộc tấn công trên bộ khởi sự nhằm ngăn chặn không quân Việt Nam hoạt động đánh lại Trung Quốc. Nhân viên kiểm soát và chỉ huy không quân và các bộ phận kiểm soát chiến thuật được phái đến các bộ chỉ huy tiền phương của các Quân Khu Quảng Châu và Côn Minh, các tổng hành dinh lục quân và vài sư đoàn lực lượng trên bộ sẽ đảm trách các nhiệm vụ tấn công chính yếu. 53
Từ cuối năm 1978 cho đến suốt Tháng Một 1979, binh sĩ Trung Quốc đă vội vă huấn luyện chiến đấu và thao diễn. Nhiều người trong họ là các tân binh mới tuyển mộ vốn từng tham gia vào sự sản xuất nông nghiệp trong một thời gian lâu dài, một nỗ lực giờ chót điên rồ như thế, dù có hữu ích, nhất định là không đủ. Sự huấn luyện phần lớn tập trung vào các kỹ năng căn bản của người lính chẳng hạn như bắn súng và ném lựu đạn, với một ít đơn vị có thể thực hiện bất kỳ sự huấn luyện hay thao diễn chiến thuật có ư nghĩa nào ở các cấp sư đoàn và trung đoàn. Nhiều sĩ quan đă báo cáo rằng họ không chắc chắn về năng lực giao chiến của binh sĩ của họ. Sau cùng, các binh sĩ QĐGPNDTQ được chỉ định cho cuộc xâm lăng được huấn luyện tồi và không được chuẩn bị một cách thích đáng cho một cuộc chiến tranh hiện đại chống lại các lực lượng của Việt Nam, các kẻ với kinh nghiệm chiến đấu thu thập được trong 25 năm chiến tranh trước khi có cuộc xung đột này rơ ràng đă không được chú ư tới. 54
Bất kể nhu cầu khẩn cấp về sự huấn luyện, QĐGPNDTQ vẫn tiếp tục truyền thống quân sự của nó, sử dụng sự nhồi sọ chính trị để nâng cao tinh thần và cải thiện hiệu năng chiến đấu. Một guồng máy tuyên truyền đă được vận hành để thuyết phục các người lính rằng quyết định đi đến chiến tranh của giới lănh đạo trung ương là cần thiết và đúng đắn. Việt Nam đă thoái hóa thành “Cuba ở Phương Đông”, “bọn côn đồ của Á Châu” và “đàn chó săn của Liên Bang Sô Viết”, đang cố gắng theo đuổi các tham vọng bành trướng của nó. Ư thức hệ chính trị Mác-Xít, mặc dù được chia sẻ bởi hai nước, đă không ngăn cản Trung Quốc khỏi việc phóng ra các hành động tự vệ chống lại một lân bang nhỏ bé hơn khi các quyền lợi dân tộc tối thượng có liên can đến. Các buổi diễn giảng, các phiên họp tố cáo, và các cuộc triển lăm h́nh ảnh và chứng liệu phục vụ cho việc truyền thụ ḷng yêu nước và căm thù kẻ địch. Ít nhất chúng cung cấp một sự giải thích xem ra có hiệu lực cho các người lính Trung Quốc b́nh dân và ít học về lư do tại sao Trung Quốc phải phóng ra các cuộc tấn công quân sự vào Việt Nam, một nước đă từng là một nước anh em, đồng chí trong thời gian rất lâu.
Chiến Dịch Quân Sự
Các cuộc “hoàn kích tự vệ” của QĐGPNDTQ đă được thực hiện trong ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất từ ngày 17 đến 25 Tháng Hai, trong đó các lực lượng Trung Quốc đă phá tan sự kháng cự ở tuyền thứ nhất của Việt Nam và chiếm đoạt các tỉnh lỵ Cao Bằng và Lào Cai, và các thị trấn biến giới then chốt tại Cam Đường và Đồng Đăng, cửa ngỏ dẫn đến Lạng Sơn. Giai đoạn thứ nh́ là một chiến dịch đánh Lạng Sơn và các khu vực chung quanh nó ớ phía đông, và Sa Pa cùng Phong Thổ ở phía tây bắc, từ 26 Tháng Hai đến 5 Tháng Ba. Giai đoạn cuối cùng là một nỗ lực khác nữa để b́nh định các lực lượng địch tàn dư trong khi phá hủy các cơ sở quân sự tại vùng biên giới với Trung Quốc trước khi có sự triệt thoái hoàn toàn vào ngày 16 Tháng Ba. Các hoạt động quân sự được thực hiện bên trong lănh thổ Việt Nam dọc theo biên giới kéo dài 900 cây số từ đông sang tây. Trong 30 ngày, các lực lượng Trung Quốc đă giao tranh các trận đánh đẫm máu nhất kể từ sau Chiến Tranh Triều Tiên; sau này, nó đă trở thành một đường ranh phân chia rơ rệt cho QĐGPNDTQ.
Cuộc tấn công của Trung Quốc khiến Hà Nội bị bất ngờ. T́nh báo Việt Nam rơ ràng đă không cảnh báo giới lănh đạo Hà Nội để chuẩn bị cho một cuộc xâm lăng của Trung Quốc. Bất kể sự “rung kiếm” của Bắc Kinh trong vài tháng, các nhà lănh đạo Việt Nam đă không thể tin rằng “một nước xă hội chủ nghĩa anh em” sẽ lại đi tấn công nó bao giờ. Khi các số lượng đông đảo các binh sĩ Trung Quốc vượt qua biên giới, Thủ Tướng Phạm Văn Đồng và Tổng Tham Mưu Trưởng QĐNDVN đang thăm viếng Phnom Penh. Cung cách mở rộng của các cuộc công kích của QĐGPNDTQ cũng gây hoang mang cho bộ chỉ huy cao cấp của Việt Nam về việc xác định trục chính của các lực lượng xâm lăng và các mục tiêu thực sự của cuộc tấn công. 55 Trong khi đưa ra một lời yêu cầu khẩn cấp cho Mạc Tư Khoa về việc chu toàn các nghĩa vụ của Nga chiếu theo bản hiệp ước hữu nghị và hợp tác vừa mới được kư kết giữa hai nước, sự đáp ứng tức thời của Hà Nội là “ứng biến, thẩy ra bất kỳ sự kháng cự nào có thể tŕ hoăn sự tiến quân của Trung Quốc”. 56 Các trận đánh quan trọng đă được giao tranh chung quanh các thị trấn biên giới tại Sóc Giang, Đông He [Đồng Hà?], Đồng Đăng, Cao Bằng, Lào Cai và Cam Đường, liên can đến việc giao tranh từng đường hầm một và từng ngọn đồi một. Cả hai phía đều bày tỏ một sẵn sàng để đẩy mạnh cuộc tấn công và phản công bất kể các số tổn thất nặng nề. Vào ngày 20 Tháng Hai, các cố vấn Sô Viết đă kết luận rằng sự pḥng thủ kiểu du kích và không có phối hợp của Việt Nam sẽ không có khả năng chặn đứng các lực lượng Trung Quốc khỏi việc tiến quân. Một khuyến cáo đă được đưa ra để không vận một đoàn quân (30,000 binh sĩ) tức thời từ Căm Bốt nhằm tăng cường sự pḥng thủ giữa Lạng Sơn và Hà Nội. Các nguồn tin Sô Viết cho thấy rằng các cố vấn của họ đă thực hiện các nỗ lực lớn lao để đi t́m nhà lănh đạo Việt Nam và thuyết phục ông ta hành động. 57 Thiếu sự hiểu biết về các mục tiêu chiến tranh của Bắc Kinh, Hà Nội rơ ràng chậm chạp trong sự đáp ứng với t́nh h́nh thay đổi mau chóng trên chiến trường.
Bất kể sự khai thông ban đầu của QĐGPNDTQ, địa h́nh, đặc biệt việc thiếu các đường lộ, và sự kháng cự dữ dội từ các lực lượng chính quy, các đơn vị an ninh địa phương và dân quân Việt Nam, đă sớm đặt các bộ đội Trung Quốc vào một t́nh trạng chiến đấu không ngờ, làm bộc lộ nhiều nhược điểm và sự vô hiệu năng của QĐGPNDTQ về mặt chỉ huy, truyền thông, và tiếp vận. Phần lớn các vấn đề có tính chất nội tại trong truyền thống của QĐGPNDTQ. Trong vài dịp, bộ chỉ huy mặt trận Trung Quốc đă thúc giục sự yểm trợ của không quân khi các cuộc công kích trên bộ gặp phải sự chống đối dữ dội từ phía Việt Nam. Bộ Tổng Tham Mưu [QĐGPNDTQ] đă từ chối chấp thuận sự cho phép như thế, thay vào đó ra lệnh cho họ chỉ dựa chuyên độc vào pháo binh để yểm trợ hỏa lực. 58 QĐGPNDTQ và các tướng lĩnh của nó được sinh ra từ một truyền thống định chế vốn quen thuộc với việc giao tranh loại chiến tranh bộ binh hạng nhẹ với hỏa lực của pháo binh và ưu thế về quân số. “Tinh thần của lưỡi lê” vẫn tiếp tục chế ngự. Hậu quả, Cuộc Chiến Tranh Trung – Việt 1979 th́ nhiều chết chóc và bạo tàn trên đất liền.
Sự thành công của cuộc xâm lăng “giáo trừng” của QĐGPNDTQ lệ thuộc vào các chiến thuật xâm nhập, đánh vào cạnh sườn và bao vây Cao Bằng. Tuy nhie6n, hai sư đoàn tấn công thọc sâu đă không đến được nơi hẹn của chúng trong ṿng 24 tiếng đồng hồ. Địa thế núi đồi, với rừng rậm và không đường xá, và các cuộc phục kích bởi dân quân và các lực lượng địa phương Việt Nam, đă tạo ra các khó khăn bất ngờ cho các binh sĩ Trung Quốc. Sự chậm trễ của chúng đă buộc Hứu Thế Hữu phải kiềm giữ một cuộc tấn công tức thời vào Cao Bằng, ngay dù một đoàn quân dưới sự chỉ huy của một viên phụ tá, Wu Zhong, đă sẵn tiến sát đến thành phố từ hướng đông và nam. 59 Tuy nhiên, một cuộc điều tra đang tiếp diễn về sự liên hệ chính trị của ông ta trong Cuộc Cách Mạng Văn Hóa đă đ́nh chỉ vị thế chỉ huy của họ Wu vào giữa lúc đang có chiến dịch. Trong một điện tín ngày 20 Tháng Hai, họ Hứu đă lập lại sự phân công trước đó rằng chiến dịch sẽ tiếp tục nằm dưới sự chỉ huy của một viên tự lệnh phó khác của ông, cho dù viên tự lệnh phó kể sau cùng binh sĩ của ông ta vẫn c̣n đang đánh mở đường tiến vào Cao Bằng từ hướng bắc. Măi cho đến ba ngày sau, họ Hứa và các sĩ quan tham mưu của ông ta mới đi đến việc nhận thức rằng thành phố chỉ được pḥng thủ bởi một quân số nhỏ của Việt Nam, che chắn cho bộ chỉ huy của họ và chính quyền tỉnh rút lui. Ông ta khi đó đă ra lệnh các cuộc công kích vào thành phố, nơi mà các lực lượng Trung Quốc đă chiếm cứ sau vài tiếng đồng hồ giao tranh. 60
Sự chiếm cứ chậm trễ Cao Bằng đă làm đảo lộn kế hoạch chiến dịch nguyên thủy của QĐGPNDTQ, vốn được thiết kế để mưu t́m các vụ giao chiến quyết định và mau lẹ. Các lực lượng Việt Nam được phân tán thành các đơn vị cấp đại đội và trung đội, ẩn trốn trong các ngọn núi, rừng rú và hang động, và tiếp tục phóng ra các cuộc phản công. Sự kháng cự kiên cường bởi các người lính và dân quân Việt Nam đă buộc phía Trung Quốc phải xét lại các chiến thuật hành quân của họ, phân chia binh sĩ thành các đội h́nh cấp tiểu đoàn và đại đội để tham gia vào các hoạt động lùng và diệt địch ở các khu vực Cao Bằng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh và Quảng Hoa [?] [nguyên bản ghi sai là Trung Khang và GuangHoa, chú của người dịch]. Các chiến thuật mới bao gồm việc chặn đường, khai quang các ngọn đồi, lục soát các hang động, tiêu thổ và phá nổ các đường hầm. 61 Các sự giao tranh ác liệt vẫn tiếp tục và hàng trăm binh sĩ và thường dân Việt Nam đă bị giết chết. Nhưng phải chờ măi đến ngày 6 Tháng Ba khi các tài liệu Việt Nam tịch thu được dường như cho thấy rằng sư đoàn QĐNDVN được chỉ định để pḥng thủ Cao Bằng đă bị đánh bại. Không có sự kiện đó, các tổn thất nặng nề của QĐGPNDTQ trong giai đoạn đầu tiên sẽ có nghĩa rằng cuộc hành quân xem ra ít thành công hơn nhiều. 62
Bắc Kinh ngày càng trở nên lo ngại về diễn tiến của cuộc chiến tranh, thúc đẩy viên tư lệnh chiến trường tại Quảng Tây khởi sự trận đánh quyết định vào Lạng Sơn, một cửa ngơ che chắn cho Hà Nội từ phía bắc, càng sớm càng tốt. 63 Rơ ràng không thỏa măn với những ǵ đă xảy ra tại Cao Bằng, họ Hứa đă tái tổ chức kế hoạch hành quân và thúc giục các binh sĩ của ông ta phải kịch liệt hơn nữa để đánh chiếm Lạng Sơn. Sáu sư đoàn Trung Quốc đă tham gia trong trận đánh quyết định này, khởi sự từ ngày 27 Tháng Hai, được mở màn bởi một trận pháo kích ồ ạt. Sau các trận đánh dữ dội, các lực lượng Trung Quốc trước tiên đoạt được sự kiểm soát trên phần lớn cao điểm bao quanh và sau đó chiếm cứ phần phía bắc thành phố hôm 2 Tháng Ba, vốn là ngày được dự trù để đ́nh chỉ các hoạt động quân sự. Bởi v́ guồng máy tuyên truyền của Hà Nội từ khước không chịu nh́n nhận sự thất trận của Việt Nam tại Lạng Sơn, họ Hứa đă quyết định tiếp tục cuộc hành quân, đẩy các binh sĩ của ông vượt qua sông Kỳ Cùng, vốn phân cách Lạng Sơn thành các huyện phía bắc và phía nam, chiếm đoạt toàn thể thành phố, và sau đó tiến quân xa hơn về hướng nam để tạo lập một tư thế quân sự de dọa Hà Nội. 64 Mặc dù Bắc Kinh ủng hộ quyết định của họ Hứa, nó đă loan báo sự rút quân hôm 5 Tháng Ba, ngay sau khi các binh sĩ Trung Quốc chiếm cứ phần phía nam của Lạng Sơn, tuyên bố rằng họ đă đạt được các mục đích chiến tranh của họ.
Lượng Định Chiến Tranh Của Trung Quốc Với Việt Nam
Cuộc chiến tranh của Trung Quốc với Việt Nam năm 1979 là hoạt động quân sự lớn nhất mà QĐGPNDTQ đă phát động kể từ sau cuộc Chiến Tranh Triều Tiên. Được dựa trên chiến lược của Mao Trạch Đông rằng “trong mọi trận đánh, tập trung một lực lượng áp đảo tuyệt đối trên địch quân”, Bắc Kinh đă điều động chín quân đoàn chính quy cùng với các đơn vị địa phương quân và đặc biệt, với tổng số hơn 300,000 binh sĩ, để thực hiện một cuộc chiến tranh trừng phạt đánh Việt Nam trong một tháng. Các đơn vị chiến đấu cơ của Không Quân đă bay 8500 phi vụ trong các nhiệm vụ tuần không, trong khi các đơn vị vận tải và trực thăng thực hiện 228 phi vụ trong các công tác không vận, 65 Hải Quân đă phái một lực lượng đặc nhiệm (bao gồm hai khu trục hạm trang bị hỏa tiễn và ba đội tàu tấn công nhanh trang bị hỏa tiễn và thủy lôi) đến quần đảo Hoàng Sa (Paracels) [Xisha trong nguyên bản, chú của người dịch] để chuẩn bị cho sự can thiệp hải quân của Sô Viết. Ngoài ra, các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam đă động viên hàng chục ngh́n dân quân và dân công để yểm trợ cho các hoạt động quân sự của chúng. 66 Trong suốt cuộc xung đột, các lực lượng Trung Quốc đă chiếm đoạt được ba tỉnh lỵ của Việt Nam và hơn một tá các thành phố và thị trấn biên giới, tuyên bố đă giết và làm bị thương 57,000 binh sĩ Việt Nam và gây tổn hại nặng nề cho bốn sư đoàn chính quy và mười trung đoàn khác cùng với việc tịch thu một số lượng lớn vũ khí. Bắc Kinh khẳng định rằng cuộc chiến tranh năm 1979 đánh Việt Nam được kết thúc với sự thắng lợi của Trung Quốc. 67
Tuy nhiên, phần lớn các cuộc nghiên cứu đương thời ghi nhận rằng “Việt Nam trong thực tế đă chiến đấu tốt hơn” các lực lượng Trung Quốc trên chiến trường bởi có các khó khăn của QĐGPNDTQ trong cuộc hành quân và các tổn thất nặng nề được báo cáo. 68 Hà Nội tuyên bố rằng chỉ có các lực lượng địa phương và dân quân đă tham gia vào cuộc xung đột, và đă không sử dụng các chiến thuật pḥng thủ ngoài việc tấn công thường trực chống lại quân xâm lược Trung Quốc. Họ đă chỉ mất Lạng Sơn và các thành phố khác sau khi đă gây ra các tổn thất khổng lồ trên các lực lượng Trung Quốc. 69 Đài Phát Thanh Hà Nội lúc đó đă loan báo rằng phía Việt Nam đă hạ sát và làm bị thường 42,000 binh sĩ Trung Quốc. 70 Chỉ có ít tài liệu phía Việt Nam được cung cấp cho các nhà nghiên cứu về thành quả và sự tổn thất của họ trong cuộc xung đột ngoài các thông tin được đưa ra bởi các cá nhân trên mạng tin không gian, cho thấy ngược lại sự can dự sâu xa bởi các lục lượng chính quy QĐNDVN và các sự tổn thất nặng nề hơn. 71 Một sự tái lượng định về cuộc chiến tranh của Trung Quốc với Việt Nam chỉ dựa độc nhất trên các nguồn tin Trung Quốc là một chiều nhưng có thể soi sáng hơn.
Một khảo hướng cho sự lượng giá các điều thắng và thua của Trung Quốc là tập trung vào số tổn thất. Bắc Kinh khởi thủy nh́n nhận rằng 20,000 binh sĩ Trung Quốc hoặc bị chết hay bị thương trong cuộc xung đột biên giới với Việt Nam. 72 Giới học thuật hiện nay có khuynh hướng đi đến một số ước lượng nhiều đến 25,000 binh sĩ QĐGPNDTQ bị chết khi giao chiến và 37,000 người khác bị thương. 73 Các nguồn tin Trung Quốc cung ứng gần đây phân loại các sự tổn thất của QĐGPNDTQ là 6,900 bị chết và khoảng 15,000 bị thương, đưa lại một tổng số tổn thất à 21,900 binh sĩ trên một lực lượng xâm lăng hơn 300,000 người. Các sự tổn thất của Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh ngắn ngủi như thế là khá cao trong bất kỳ trường hợp nào, tiếp tục cho thấy một trong các đặc điểm dai dẳng trong kiểu cách hoạt động và chiến thuật của QĐGPNDTQ: một sự sẵn ḷng để chịu nhận các tổn thất nặng nề khi được xem là cần thiết. 74 Các nhà lănh đạo Trung Quốc xem các sự tổn thất sẽ là một tiêu chuẩn tương đối không quan trọng cho việc đo lường sự thành công quân sự chừng nào họ c̣n tin tưởng t́nh h́nh chiến lược tổng quát vẫn nằm trong tầm tay và sự kiểm soát của họ. 75
Từ một cái nh́n Trung Quốc, cuộc chiến tranh năm 1979 với Việt Nam đă là một sự đáp ứng quân sự được điều hợp một cách đắn đo trước chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc và sự bành trướng của Việt Nam tại Đông Nam Á cũng như các khát vọng toàn cầu của Sô Viết. 76 Mặc dù chiến dịch này làm phát lộ các khiếm khuyết của QĐGPNDTQ trong học thuyết và các chiến thuật hiện đại, từ lúc khởi đầu cho đến khi kết thúc, Trung Quốc đă nắm chắc sự chủ động và nhịp độ của cuộc xung đột. Bắc Kinh làm Hà Nội sửng sốt không chỉ bởi việc phóng ra các cuộc tấn công ồ ạt, mà c̣n bởi sự triệt thoái mau lẹ của nó mà không bị sa lầy tại Việt Nam. 77 Sư thăm ḍ của nó về sự đáp ứng của Sô Viết đối với cuộc xâm lăng cũng đă thành công trong việc phơi bày sự vô khả năng hay không sẵn ḷng của Mạc Tư Khoa để hậu thuẫn cho Việt Nam. Sự nương tựa của Việt Nam vào Liên Bang Sô Viết về an ninh rơ ràng đă là một kinh nghiệm thất vọng. Điều sau rốt trở nên quan yếu hơn nữa là cuộc chiến tranh năm 1979 đă là sự khởi đầu của chính sách của Bắc Kinh “làm rỉ máu” Việt Nam trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự bành trướng của Hà Nội tại Đông Nam Á. Một sự triệt thoái của Việt Nam ra khỏi Căm Bốt tiếp theo sau cuộc tấn công của Trung Quốc th́ đáng mong ước đối với giới lănh đạo Trung Quốc, nhưng họ không bao giờ dự liệu một sự triệt thoái tức thời. Trung Quốc vẫn c̣n điều khiển một sự lựa chọn chiến lược bằng việc duy tŕ áp lực quân sự trên Việt Nam vốn bao gồm cả sự đe dọa bằng mồm thường trực về một cuộc tấn công thứ nh́, và việc bắn phá bằng trọng pháo dữ dội từng chập và các trận đánh biên giới to lớn trong gần như toàn thể thập niên của các năm 1980. 78 Một cuộc nghiên cứu hồi đầu thập niên 1990 kết luận: “Cuộc chiến tranh th́ thành công nhiều nhất khi được nh́n như một chiến thuật trong chiến lược của Trung Quốc về một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài”. 79
Tương tự, cuộc chiến tranh đă không tạo ra các hậu quả quốc tế đáng kể cho Trung Quốc. Sự sử dụng lực lượng quân sự đánh Việt Nam đă nâng cao các mối nghi ngờ của Nam Dương và Mă Lai, các nước luôn luôn cảnh giác về ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng. Sự chiếm đóng của Việt Nam tại Căm Bốt, điều đă đe dọa Thái Lan, đă giúp sức cho sự tăng trưởng liên tục liên hiệp chống đối mạnh mẽ bởi các nước thuộc khối ASEAN đối với Việt Nam. 80 Liên quan đến mối quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ, cuộc xâm lăng trừng phạt của Trung Quốc rơ ràng thành công một cách đặc biệt. Trong khi Hoa Thịnh Đốn công khai kết án cả cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt lẫn cuộc xâm lăng của Trung Quốc vào Việt Nam, nó đă chia sẻ cùng quan tâm của Trung Quốc trong việc ngăn chặn ảnh hưởng của Sô Viết tại Đông Nam Á. Sự sẵn ḷng sử dụng vũ lực của Bắc Kinh, bất kể các sự tổn thất đến đâu mà nó phải gánh chịu, đă biến Trung Quốc thành “một kẻ gián chỉ có giá trị” trước chính sách bành trướng của Sô Viết – Việt Nam; Hoa Thịnh Đốn đă tiếp tục t́m kiếm một mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc để đối cân với Liên Bang Sô Viết. 81
Giới lănh đsạo Việt Nam chưa bao giờ có vẻ làm như thông hiểu chiến lược và các mục tiêu chiến tranh của Trung Quốc, nhưng khăng khăng cho rằng cuộc xâm lăng năm 1979 sẽ là một màn mở đầu của ư đồ trường kỳ của Bắc Kinh nhằm xâm phạm chủ quyền và nền độc lập của Việt Nam. 82 Sau khi có sự loan báo sự rút quân của Trung Quốc vào ngày 5 Tháng Ba, Hà Nội đă kêu gọi một cuộc tổng động viên toàn quốc trong khi thúc giuc sự xây dựng các vị trí pḥng thủ trong và chung quanh Hà Nội. Vào cuối Tháng Năm, QĐGPNDTQ đă phục viên lại t́nh trạng b́nh thường. 83 Tuy nhiên, Việt Nam tiếp tục phải canh chừng, duy tŕ các lượng quân số lớn lao dọc theo biên giới phía bắc của nó đôi diện với Trung Quốc vào một thời điểm khi nền kinh tế của nó ở “vào một t́nh trạng tồi tệ hơn bất kỳ lúc nào khác kể từ 1975”. 84 Hậu quả, các mưu toan của Hà Nội để chiến đấu hai cuộc chiến tranh cùng lúc, một tại Căm Bốt và một tại biên giới phía bắc của nó, rơ ràng đă đưa đến giá phải trả lên cao về mặt xă hội và kinh tế quốc gia, thu hút mất nỗ lực của Hà Nội để hiện đại hóa nền kinh tế của nó, và quan trọng hơn, triệt hạ các tham vọng địa chính trị của nó. Tuy nhiên, giới lănh đạo Việt Nam đă không nắm được sự nghiêm trọng của t́nh h́nh, và tiếp tục sự lệ thuộc của xứ sớ của họ vào Liên Bang Sô Viết cho đến khi có sự sụp đổ của Sô Viết vào năm 1991. Nếu có bất kỳ bài học nào mà phía Việt Nam phải rút ra từ cuộc chiến tranh năm 1979 với Trung Quốc, bài học đó là Việt Nam, như một tướng lĩnh Việt Nam nhận định sau này, “phải học cách sống với lân bang to lớn của chúng ta”. 85
Liên quan đến câu hỏi tại sao Trung Quốc đă lo lắng để sử dụng lực lượng chuẩn mực đánh Việt Nam trong năm 1979, sự phân tích ở đây phù hợp với sự khẳng định bởi các cuộc nghiên cứu khác rằng các sự đe dọa nhận thức được đến chủ quyền và sự toàn vẹn lănh thổ th́ đặc biệt quan trọng đối với Bắc Kinh, đủ để mở rộng các trách nhiệm của QĐGPNDTQ vượt xa ngoài sự pḥng thủ chống lại sự tấn công. 86 Các tranh chấp lănh thổ và sự căng thẳng biên giới đă là các thành tố châm ng̣i bề ngoài để thúc đẩy Bắc Kinh cứu xét sự sử dụng vũ lực chống lại lân bang phía nam của nó, trong khi sự bộc phát của chủ nghĩa dân tộc nhiều xúc cảm có xu hướng tăng cường một tâm trạng Trung Quốc rằng một số loại trừng phạt trên một đồng minh khi xưa phản bội đă quay lại chống Trung Quốc là cần thiết. Cảm tính này cũng đă đóng một vai tṛ đáng kể trong việc mang lại một sự đồng thuận rộng răi trong các nhà lănh đạo quân sự và chính trị Trung Quốc để ủng hộ họ Đặng, nhân vật trung tâm trong việc đưa ra các quyết định điều động quân đội đánh Việt Nam. Trên các vấn đề về chủ quyền lănh thổ, vốn luôn luôn nâng cao các xúc động của người dân Trung Quốc, quan điểm quân sự xem ra sẽ là yếu tố xác định trong các quyết định để khởi phát các chiến sự thực sự. Phiên họp tham mưu Tháng Chín, từ việc đưa ra các khuyến cáo cho giới lănh đạo trung ương để đối phó với các quan hệ đang ngày càng tồi tệ hơn giữa Trung Quốc và Việt Nam, đă là khởi điểm của một hoạt động quân sự quan trọng. Sự phân tích của quân đội về phản ứng của Sô Viết cũng trợ lực cho sự giải tỏa bất kỳ ngờ vực nào về việc chấp nhận rủi ro, nếu có bất kỳ rủi ro nào hiện hữu. Dù thế quân đội tự đặt ḿnh dưới các ước muốn của giới lănh đạo trung ương. Một khi quyết định đă được đưa ra để phát động một cuộc xâm lăng trừng phạt Việt Nam, các tướng lĩnh QĐGPNDTQ đă hăng hái để đảm nhận các nhiệm vụ của họ với sự ưa thích sử dụng lực lượng tối đa.
Các Bài Học Lĩnh Hội Được
Bất kể sự thành công chiến lược của Trung Quốc, vài câu hỏi trọng yếu vẫn c̣n cần phải giải đáp, chẳng hạn như QĐGPNDTQ đă nhận thức ra sao về thi hành công tác của nó tại Việt Nam, đâu là những bài học mà nó đă lĩnh hội được từ chiến dịch, và đến mức độ nào kinh nghiệm này đă ảnh hưởng đến sự suy tư của QĐGPNDTQ về tương lại của nó. Như một phần trong truyền thống của QĐGPNDTQ, tất cả các binh sĩ tham dự vào cuộc xung đột đều được lệnh phải viết các bản tóm lược về kinh nghiệm chiến đấu của họ. Khi nh́n lại quá khứ, giới lănh đạo QĐGPNDTQ nhận thấy chính ḿnh ở vào một vị thế mâu thuẫn. Trong khi tuyên bố Trung Quốc đă chiến thắng cuộc chiến, họ đă phải thừa nhận các giá nặng nề mà QĐGPNDTQ đă phải trả. Trong quan điểm của giới lănh đạo QĐGPNDTQ, một sự lượng giá vô tư về các khiếm khuyết của QĐGPNDTQ có tính cách bắt buộc. Tuy nhiên, họ lo sợ về một xu hướng đánh giá quá mức thành quả và các khả năng quân sự của Việt Nam. 87 Theo đúng lẽ, sự tự hào dân tộc và thành kiến văn hóa của họ tất nhiên đă ngăn cản họ đưa ra các kết luận thẳng thắn về kinh nghiệm của QĐGPNDTQ trong cuộc chiến, điều có thể được tổng hợp thành sáu chủ điểm.
Chủ điểm thứ nhất nhắm vào một châm ngôn của QĐGPNDTQ theo truyền thông, rằng bất kỳ quyết định quân sự và chiến lược đứng dắn nào phải rút ra từ một sự nắm vững t́nh h́nh trong mọi khía cạnh. Cuộc chiến tranh năm 1979 đă cho thấy rằng QĐGPNDTQ đă chỉ chú ư sơ sài về học thuyết chiến đấu và các chiến thuật của QĐNDVN trước chiến tranh. Hậu quả, quân đội Trung Quốc đă ước lượng thấp năng lực giao chiến của các đối phương của nó. Có thể từ sự lo sợ về việc dành quá nhiều uy tín cho quân đội Việt Nam, tài liệu của QĐGPNDTQ kết luận rằng các lực lượng chính quy của địch đă không có sự kiên cường trong sự pḥng thủ và tấn công, và đă có ít hoạt động được phối hợp, nhưng đă phải công nhận rằng các chiến thuật loại du kích, các đặc công, và và dân công Việt Nam đă thành công một cách bất ngờ trong việc khiến cho các lực lượng Trung Quốc bị mất thăng bằng trong khi chúng đang t́m kiếm một cách âu lo các trận đánh quyết định với các lực lượng chủ lực của QĐNDVN trong một cuộc chiến tranh tóe lửa. 88 Một sĩ quan Hoa Kỳ từng có lần tóm tắt kinh nghiệm Mỹ trong Chiến Tranh Việt Nam, ghi nhận rằng không thể nào “để xâm nhập, thọc vào bên sườn và bao vây” các vị trí công sự pḥng thủ của Việt Nam “mà không chịu các tổn thất cực kỳ nặng nề”. 89 Các chiến thuật của QĐGPNDTQ về việc xua lính bộ binh của nó vào sự chiến đấu cận chiến đông đảo với các đối phương của họ và sự chấp nhận của nó các tổn thất nhân mạng cao có thể giúp để giải thích tại sao phía Trung Quốc đă đưa ra các sự khẳng định này về sự vô khả năng của QĐNDVN để pḥng thủ các vị trị của nó. 90
Các khó khăn không ngờ trong cuộc hành quân đă dẫn dắt phía Trung Quốc đến việc rút ra một bài học thứ nh́ từ cuộc xung đột liên quan đên t́nh báo và việc lập kế hoạch. Sự thiếu thốn từ lâu tin tức về một đồng minh truyền thống đă đặt ra một thách đố chính yếu cho việc hoạch định chiến tranh và các cuộc hành quân của Trung Quốc. Sự lượng định của QĐGPNDTQ về địa dư và địa h́nh của miền bắc Việt Nam thường dựa trên các bản đồ và thông tin địa dư lỗi thời, trong khi năng lực thám thính của nó bị giới hạn trên chiến trường. 91 Một thất bại quan trọng của quân đội Trung Quốc là không cứu xét đến số lượng khổng lồ các lực lượng dân quân trong sự tính toán của nó về sức mạnh quân sự của Việt Nam. Kinh nghiệm của QĐGPNDTQ cho thấy rằng dân quân Việt Nam đă dựng lên một sự kháng cự kiên quyết hơn và đă thực hiện nhiều cuộc đột kích ngạc nhiên hơn vào các lực lượng xâm lăng so với quân chính quy QĐNDVN. Các nhà hoạch định QĐGPNDTQ khởi thủy đă nghĩ rằng họ đă tập hợp một lực lượng áp đảo với tỷ số 8:1 đối với các lực lượng Việt Nam. Đă có 40,000 đến 50,000 dân quân trong khu vực Cao Bằng không thôi, sự kiện này đă làm thay đổi một cách đáng kể tỷ số lực lượng xuống 2: 1. Trong suốt chiến dịch, QĐGPNDTQ không hề có vẻ có khả năng duy tŕ ưu thế lực lượng để đưa ra một cuộc tấn kích phân định thắng bại. Cuộc hành quân cũng chứng tỏ sự khó khăn biết bao để thi hành các hoạt động quân sự tại một nước ngoài nếu dân chúng địa phương được động viên để kháng cự. 92
Cuộc xung đột với Việt Nam đă giúp cho QĐGPNDTQ rút ra được một bài học thứ ba về các năng lực giao chiến của nó. Đó là lần đầu tiên mà giới lănh đạo QĐGPNDTQ đă thực hiện các cuộc hành quân liên binh chủng với xe tăng và pháo binh trợ lực cho các cuộc tấn công của bộ binh, trong khi tập hợp các lực lượng không và hải quân để cung cấp yểm hộ. Sự lạc hậu trong học thuyết và các chiến thuật đă ngăn cản các lực lượng Trung Quốc trong việc thực hiện một cuộc hành quân phối hợp cụ thể. Trong khi các sự kiềm chế chính trị và tư tưởng quân sự lỗi thời của Bắc Kinh đă cấm chỉ sự tham gia của các lực lượng không quân để trợ lực các cuộc hành quân, các lực lượng diện địa cũng phô bày sự thi hành yếu kém giữa các đơn vị bộ binh, thiết giáp và pháo binh để thực hiện trọn vẹn các chiến thuật liên binh chủng. Một thí dụ rơ rệt là bộ binh chưa bao giờ được huấn luyện với sự hiểu biết thích đáng về cách thức vận hành cùng với các đơn vị thiết giáp. Các người lính bộ binh, tự buộc ḿnh vào tháp của xe tăng bằng dây thừng để tránh khỏi bị rơi xuống khi di chuyển, đă bị kẹt cứng khi bị bắn bởi địch quân. Mặt khác, các đơn vị xe tăng, thường hoạt động không có sự trợ lực của bộ binh và sự truyền tin trực tiếp giữa hai bên, đă phải gánh chịu nhiều tổn thất và hư hại bất ngờ. 93 Kinh nghiệm chiến tranh năm 1979 đă dạy cho QĐGPNDTQ các bài học quư báu trong các kỹ năng liên binh chủng.
Bài học thứ tư là vấn đề chỉ huy và kiểm soát vốn đă phát sinh phần lớn từ các truyền thống và văn hóa của QĐGPNDTQ. Các mối quan hệ cá nhân giữa các sĩ quan chỉ huy và các binh lính, vốn đă được vun xới trong quá khứ, vẫn c̣n quan trọng đối với QĐGPNDTQ. Bởi các mối quan hệ liên cá nhân th́ quan trọng hơn các quan hệ định chế, điều không gây ngạc nhiên rằng các nhà lănh đạo của Quân Khu Quảng Châu đă thừa nhận sau này là họ cảm thấy không thoải mái khi chỉ huy các binh sĩ được chuyển giao từ Các Quân Khu Vũ Hán và Thành Đô suốt trong chiến dịch. 94 Các nhà lănh đạo này cũng đă nhận được nhiều lời phàn nàn từ lớp binh lính cấp dưới về cung cách lănh đạo của họ Hứa bởi v́ ông ta trước đây chưa từng chỉ huy họ. Các vấn đề chỉ huy của QĐGPNDTQ đă bị hỗn tạp bởi sự thiếu thốn các sĩ quan có kinh nghiệm chiến đấu. Bất kể việc phái các sĩ quan cao cấp hơn, các kẻ lăo luyện trong chiến tranh, xuống các đơn vị binh sĩ cấp thấp hơn để trợ giúp việc chỉ huy, các hoạt động của QĐGPNDTQ vẫn c̣n bị thất bại bởi sự vô khả năng của các sĩ quan cấp thấp hơn để đưa ra các phán đoán độc lập và các hoạt động phối hợp vào các lúc nguy kịch. Dù thế, cuộc chiến tranh năm 1979 với Việt Nam đă khai sinh một thế hệ trẻ các cán bộ quân đội trên chiến trường, và ngày nay nhiều người trong họ đang phục vụ ở các chức vụ cao cấp của QĐGPNDTQ. 95
QĐGPNDTQ đă thiếu khá nhiều một hệ thống vận chuyển tiếp tế hiện đại và cơ cấu để trợ lực một hoạt động tấn công, cách xa, di chuyển mau lẹ. Các thống kê điều hành cho thấy rằng số tiêu dùng trung b́nh hàng ngày số đạn dược và nhiên liệu là 700 tấn mỗi loại. 96 Các hoạt động tiếp vận đă là một lănh vực quan trọng cho QĐGPNDTQ rút ra các bài học. Không có các cơ sở vận tải và nhà kho thích đáng, cả hai Quân Khu Quảng Châu và Côn Minh đă phải gộp chung thành một hệ thống tiếp tế, vốn kbông bao giờ điều hành một cách trôi chảy và có hiệu năng. Các số lượng đáng kể các đồ tiếp tế đă bị mất mát v́ hoặc do sự quản lư yếu kém hay bởi sự phá hoại của Việt Nam. Trong khi các lực lượng của chúng tiến sâu hơn vào trong lănh thổ Việt Nam, các sĩ quan tiếp vận cũng nhận thấy khó khăn để giữ các tuyến giao thông mở ngỏ mà không phải di chuyển một số lớn các lực lượng để bảo vệ chúng. QĐGPNDTQ đă kết luận rằng điều thiết yếu phải tạo lập một bộ chỉ huy vận tải để đối phó với các vấn đề mà các binh sĩ của nó gặp phải trong các cuộc hành quân. 97 Kinh nghiệm này rơ ràng vẫn hệ trọng tại Trung Quốc ngày nay khi viên phó chỉ huy Đại Học Quốc Pḥng QĐGPNDTQ nói chuyện tại một cuộc hội thảo về “sự kiểm soát giao thông” trong năm 2002. 98
Bài học cuối cùng là một sự giải thích về phương cách học thuyết cũ về chiến tranh nhân dân đă được áp dụng như thế nào cho một cuộc xung đột được giao tranh bên ngoài các biên giới của Trung Quốc. Một nguyên tắc của học thuyết chiến tranh nhân dân là sự động viên thường dân để ủng hộ chiến tranh. Kinh nghiệm chiến tranh năm 1979 cho thấy rằng gần như là điều bất khả cho các lực lượng QĐGPNDTQ khổng lồ hoạt động bên ngoài xứ sở mà không khuấy động sự ủng hộ của quần chúng cho chiến tranh trong quốc nội. Các guồng máy tuyên truyền của Bắc Kinh đă khiêu gợi ḷng yêu nước và sự kiêu hănh của công chúng nơi các người lính Trung Quốc. Các sự biểu lộ mạnh mẽ ḷng yêu nước đă giúp QĐGPNDTQ có được sự ủng hộ trực tiếp cho các hoạt động từ người dân sinh sống tại hai tỉnh biên giới. Riêng trong tỉnh Quảng Tây không thôi, hơn 215,000 cư dân địa phương đă được động viên để phục vụ như các kẻ khiêng cáng, canh gác an ninh và phu khuân vác đồ tiếp liệu đến mặt trận; và hơn 26,000 thành viên dân quân từ vùng biên giới đă thực sự can dự vào các hoạt động chiến đấu trực tiếp. QĐGPNDTQ vào lúc đó đă có một hỗn hợp hổ lốn của một hệ thống tiếp tế đ̣i hỏi mọi đơn vị phải tự túc trong việc “tiếp vận đơn lẻ”, hệ thống tiếp tế trên băi chiến trường. 99 Các chính quyền địa phương đă tạo dễ dàng cho các binh sĩ bằng việc đơn giản hóa các thủ tục ttrưng thu, đă giúp họ nhận được đầy đủ vật liệu và thực phẩm tươi trong thời gian ngắn nhất khả dĩ. Một kinh nghiệm như thế đă thuyết phục giới lănh đạo QĐGPNDTQ rằng sự động viên các chính quyền và thường dân địa phương để ủng hộ một cuộc chiến tranh vẫn c̣n là ch́a khóa đi đến chiến thắng. 100
Các bài học này lĩnh hội được từ cuộc chiến tranh năm 1979 với Việt Nam có thể không mạch lạc, bao quát và hoàn toàn khách quan bởi QĐGPNDTQ không lượng giá sự thành công của nó trong một hoạt động quân sự trên căn bản kết cuộc hành quân mà đúng hơn trên căn bản tác động của cuộc xung đột trên t́nh h́nh tổng quát. Ảnh hưởng sâu xa bởi lời dạy của họ Mao rằng chiến tranh tự nền tảng là một công tác chính trị, chừng nào Trung Quốc c̣n có thể tuyên xác là thành công trong việc đạt được các mục tiêu quân sự và chiến lược của nó, QĐGPNDTQ sẽ xem các vấn đề phát sinh từ các sự thất bại chiến thuật là thứ yếu. Đây cũng là lư do tại sao các bài học này biến đổi một cách đáng kể so với những ǵ được rút ra từ các cuộc nghiên cứu Tây Phương, vốn chính xác và nhiều thông tin hơn ở mức độ nào đó, song có vẻ hơi thái quá một chút qua việc kéo căng các nguồn tài liệu hạn chế của chúng cho các kết luận trên một đề tài cực kỳ phức tạp. 101 Các cuộc nghiên cứu của QĐGPNDTQ xem Cuộc Cách Mạng Văn Hóa (1966-76) sẽ là yếu tố nguy hại đă triệt hủy các truyền thống tốt đẹp của QĐGPNDTQ, và hậu quả, các lực lượng Trung Quốc đă thi hành một cách yếu kém trong chiến tranh. Các bài học mà QĐGPNDTQ lĩnh hội đặt tiêu điểm nhiều trên tŕnh độ chiến thuật của cuộc chiến với sự nhấn mạnh về chỉ huy và kiểm soát, sự phối hợp giữa các binh lính, cơ cấu lực lượng và vũ khí, hơn là trên triết lư có tính chất học thuyết và chiến lược. Trong cuộc lượng giá của nó về kinh nghiệm chiến tranh năm 1979, QĐGPNDTQ rơ ràng không có nỗ lực để che đậy hay lướt qua các khuyết điểm và khó khăn của chính nó vào lúc đó; tuy thế, nó đă không cứu xét đến các truyền thống và tư tưởng quân sự sai lầm của chính nó. 102
Các cuộc nghiên cứu Tây Phương đă nối kết các bài học Việt Nam của QĐGPNDTQ với sự tái lượng giá năm 1985 của giới lănh đạo Trung Quốc về bản chất của chiến tranh hiện đại và các mối đe dọa đối diện với Trung Quốc, và các nỗ lực sau đó để tinh giản và chuyên nghiệp hóa QĐGPNDTQ trong suốt thập niên 1980. 103 Các bài học Việt Nam của QĐGPNDTQ và sự bùng nổ tiếp tục tại biên giới Trung – Việt trong suốt thập niên 1980 có thể đă giúp cho giới lănh đạo Trung Quốc thực hiện sự chuyển tiếp chiến lược từ sự nhấn mạnh đến sự chuẩn bị để giao tranh chiến tranh toàn diện sang sự chuẩn bị cho chiến tranh địa phương và hạn chế như chiều hướng của thời đại. 104 Ít nỗ lực đă được thực hiện trong sự biến đổi của QĐGPNDTQ thành một lực lượng hiện đại trong thập niên 1980 để sửa chữa tư tưởng quân sự khiếm khuyết của nó, vốn luôn luôn xem nhẹ vai tṛ của không lực. Hậu quả, nếu có bất kỳ điều ǵ mà QĐGPNDTQ vẫn c̣n xem ra chưa thẳng thắn, đó là các bài học về ưu thế trên không hay sự trợ lực không quân cận chiến. Tài liệu và các sách giáo khoa của QĐGPNDTQ tiếp tục trung dẫn “năng lực gián chỉ” của không lực Trung Quốc như nguyên do chính yếu khiến Không Quân Việt Nam đă không tham gia vào cuộc xung đột. 105 Thống Chế Diệp Kiêm Anh (Yi Jianying) c̣n b́nh luận một cách diễu cợt rằng các hoạt động trên không giả tạo của Trung Quốc trong cuộc chiến đánh Việt Nam đă là một “phương cách tài t́nh của việc sử dụng không lực”. 106 Một nhận định như thế không chứng tỏ điều ǵ khác hơn sự khiếm khuyết của giới lănh đạo Trung Quốc để tán thưởng vai tṛ trọng yếu của không lực trong chiến tranh hiện đại.
Dù thế, một tổng quan về kinh nghiệm của QĐGPNDTQ trong cuộc chiến tranh năm 1979 với Việt Nam cung cấp các cái nh́n quán triệt hữu ích vào phương cách mà các nhà lănh đạo Trung Quốc đă tiến đến các vấn đề chiến tranh và chiến lược ra sao, th́ phù hợp với các sự khám phá của các cuộc nghiện cứu hiện có khác. 107 Trước tiên, các nhà lănh đạo th́ cân nhắc và tính toán về thời điểm và cách thức mà sức mạnh quân sự sẽ được sử dụng, nhưng đă không ngần ngại đi đến chiến tranh một khi họ đă quyết định rằng các quyền lợi quốc gia của Trung Quốc bị nguy hiểm hay va chạm. Thứ nh́, QĐGPNDTQ đă phô bày một sự ưu tiên cho việc chiếm giữ và duy tŕ sự chủ động hoạt động bằng việc điều động một lực lượng vượt trội. Thứ ba, cảm nghĩ của Trung Quốc về sự chiến thắng quân sự đặt nhiều vào sự lượng giá của họ các kết cuộc địa chính trị hơn là vào các phán đoán của họ trên thành quả hoạt động tại chiến trường. Kể từ cuộc chiến tranh năm 1979 với Việt Nam, QĐGPNDTQ đă tến hành các sự tu chỉnh bao quát trong học thuyết pḥng thủ, chỉ huy và kiểm soát, các chiến thuật hành quân, và cơ cấu lực lượng, trong khi thế giới của các hoạt động quân sự đă được biến đổi một cách đáng kể kể từ cuộc chiến tranh năm 1979. Ngày nay, không ai sẽ kỳ vọng các lực lượng vũ trang Trung Quốc lập lại những ǵ nó đă làm trong cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam. Từ một quan điểm lịch sử, chuỗi khác biệt của các đặc điểm Trung Quốc bị phát lộ trong cuộc chiến tranh năm 1979 với Việt Nam vẫn c̣n liên hệ đến định chế quân đội Trung Quốc và với sự hiểu biết của các quan sát viên về chiều hướng của Trung Quốc để sử dụng sức mạnh quân sự không chỉ trong quá khứ mà c̣n trong hiện tại và tương lai nữa./-
___
CHÚ THÍCH
* Tôi thu thập được rất nhiều từ các sự b́nh luận và ư kiến của các tác giả Nick Sarantakes, Andrew Scobell, Toshi Yoshihara và Zhai Qiang. Các quan điểm phát biểu trong bài viết này là của riêng tôi và không nhất thiết phản ảnh chính sách hay lập trường chính thức của Bộ Không Lực, Bộ Quốc Pḥng hay chính phủ Hoa Kỳ.
1. Gerald Segal, Defending China (New York: Oxford University Press, 1985), các trang 211-227; Nayan Chanda, Brother Enemy: the War after the War (New York: Harcourt Brace Jovanovich, 1986); King C. Chen, China’s War with Vietnam, 1979 (Stanford: Hoover Institution Press, 1987); Steven J. Hood, Dragons Entangled: Indochina and the China-Vietnam War (Armonk, NY: M. E. Sharpe, 1992); Bruce Elleman, Modern Chinese Warfare, 1785-1989 (London: Routledge, 2001), chương 17.
2. Thí dụ, các tài liệu nội bộ được biên soạn bởi Văn Pḥng Tổng Quát của Tổng Cục Chính Trị, Zhong Yue bianjing ziwei huanji zuozhan zhengzhi gongzuo jingyan xuanbian (Biên Soạn Các Tài Liệu Về Công Tác Cán Bộ Trong Cuộc Hoàn Kích Tự Vệ Tại Biên Giới Trung – Việt) (Guangzhou: xuất bản bởi ban biên soạn, 1979), từ giờ trở đi được viết tắt là GGZH; các trang trên mạng internet của Trung Quốc chứa đựng tài liệu, các hồi kư, các hồi ức cá nhân và các trích đoạn từ các ấn phẩm Trung Quốc về cuộc chiến tranh năm 1979 với Việt Nam. Có nhiều báo cáo về các trận đánh gương mẫu bởi các đơn vị cá biệt. Hữu dụng nhất là “Zhongyue zhanzheng beiwanglu” (Trung-Việt Chiến Tranh Bị Vong Lục: Các Văn Thư về Chiến Tranh Trung – Việt) được cung cấp tại: http://jngs.3322.org/mymemo/war79/part_1.htm, từ giờ trở đi được viết tắt là ZZB. Các tài liệu đáng chú ư nhất là các hồi ức và hồi tưởng của Zhou Deli về Xu Shiyou (Hứa Thế Hữu) và vai tṛ của ông ta trong cuộc chiến tranh với Việt Nam: Yi ge guoji canmouzhang de zishu (Các Hồi Ức Cá Nhân Của Một Tham Mưu Trưởng Cao Cấp) (Nanjing: Nanjing Press, 1992), và Xu Shiyou di zuihou yizhan (Trận Đánh Cuối Cùng Của Hứa Thế Hữu) (Nanjing: Jiangsu People Press, 1990).
3. Về ba sự phát hiện này, xem Andrew Scobell, “Is there a Chinese way of war”, Parameters, tập 35, Số 1 (Mùa Xuân 2005), các trang 118-121.
4. Renmin ribao (Nhân Dân Nhật Báo), 19 Tháng Ba 1979. Muốn có bản tiêng Anh, xem Beijing Review, 23 Tháng Ba 1979.
5. Harlan W. Jencks, “China’s ‘punitive’ war on Vietnam: A Military Assessment”, Asian Survey, Tập 19, số 8 (Tháng Tám 1979), các trang 802-803; Hood, Dragons Entangled, các trang 50-57; Segal, Defending China, các trang 213-14; Carlyle A. Thayer, “Security issues in Southeast Asia: The Third Indochina War”, bài tham luận được đọc tại Hội Nghị An Ninh và Kiểm Soát Vũ Khi Tại Bắc Thái B́nh Dương, Canberra, ACT, 12-14 Tháng Tám 1987.
6. Robert S. Ross, The Indochina Tangle: China’s Vietnam Policy, 1975-1979 (New York: Columbia University Press, 1988), trang 253.
7. Thayer, “Security issues in Southeast Asia”, Elleman, Modern Chinese Warfare, trang 285.
8. Qiang Zhai, China and The Vietnam Wars, 1950-1975 (Chapel Hill, NC: The University of North Carolina Press, 2000), các trang 6, 219.
9. He Di, “The most respected enemy: Mao Zedong’s perception of the United States”, trong sách đồng biên tập bởi Michael Hunt và Liu Jun, Toward a History of Chinese Communist Foreign Relations, 1920s – 1960s: Personalities and Interpretative Approaches (Washington, DC: Woodrow Wilson International Center for Scholars Asian Program, 1995), các trang 27-66; Chen Jian, “China’s involvement in the Vietnam War, 1964-1969”, The China Quarterly, No. 142, (June 1995), các trang 356-387.
10. Chen Jian, Mao’s China and the Cold War (Chapel Hill, NC: The University of North Carolina Press, 2001), trang 237.
11. Cũng xem, Xiaoming Zhang, “China’s involvement in Laos during the Vietnam War, 1963-1975”, The Journal of Military History, số 66 (Tháng Mười 2002), các trang 1141-66.
12. Wang Taipung (biên tập), Zhonghua renmin gongheguo waijiaoshi (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Ḥa Quốc Ngoại Giao Sử) (Beijing: World Knowledge Press, 1999), trang 68.
13. Han Huanzhi, Dangdai Zhongguo jundui de junshi gongzuo (Các Sự Vụ Quân Sự Của Trung Quốc Đương Đại), Tập I, (Beijing: Social Science Press, 1988), các trang 559-560.
14. Henry J. Kenny, “Vietnamese perceptions of the 1979 war with China”, trong sách đồng biên tập bởi Mark A. Ryan, David M. Finkelstein, và Michael A. McDevitt, Chinese Warfighting: The PLA Experience since 1949 (Armonk, NY: M. E. Sharpe, 2003), trang 228.
15. Guo Ming (biên tập), Zhong Yue guanxi yanbian sishi nian (A 40-Year Development of the China-Vietnam Relationship) (Nanning: Guangxi People Press, 1992), trang 106.
16. Xem Arne Odd Westad và các tác giả khác (đồng biên tập), “77 conversations between Chinese and foreign leaders on the wars in Indochina, 1964-1977”, Cold War International History project, Working Paper 22 (Washingtoin, DC: Woodrow Wilson Center, 1998), các trang 94-98, và các trang 194-95.
17. Lee Kuan Yew, From the Third World to First: The Singapore Story: 1965-2000 (New York: Harper Collins, 2000), trang 595.
18. Raymond Aron, Peace and War: A Theory of International Relations (Garden City, NY: Anchor Press, 1973), trang 19.
19. Chanda, Brother Enemy, trang 261.
20. Phiên họp được chủ tọa bởi Zhang Caiqian, phó tổng tham muu trưởng, với sự tham dự của các sĩ quan tham mưu của các pḥng tính báo và hành quân Bộ Tổng Tham Mưu cũng như các sĩ quan của các Quân Khu Quảng Châu và Côn Minh, Zhou Deli, Personal Recollections, các trang 239-240.
21. Theo tác giả quyển tiểu sử của Wang Shangrong (Dương Thượng Côn), một vấn đề chính yếu mà Bộ Tổng Tham Mưu đă phải đối phó thường xuyên là sự xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam sau năm 1976, Luo Yuansheng, Baizhan jiangxing Wang Shangrong (The Biography of General Wang Shangrong) (Beijing: PLA Art Press, 1999), các trang 375-77.
22. Zhou Deli, Personal Recollections, các trang 239-243.
23. Lee Yuan Yew, The Singapore Story, trang 601.
24. Thí dụ, xem b́nh luận của Tân Hoa Xă ngày 27 Tháng Mười, Beijing Review, số 44 (3 Tháng Mười Một 1978), các trang 25-26; Các Báo cáo, Beijing Review, số 45(10 Tháng Mười Một 1978), các trang 26-27.
25. Zhou Deli, Personal Recollections, các trang 244-45.
26. Đây là các Quân Đoàn 43, 54, và sư đoàn 58 của Quân Đoàn 20 từ Vũ Hán và các Quân Đoàn 13 và 50 từ Thành Đô. Tin tức này được dựa trên lịch sử đơn vị rải rác được cung ứng trên trang mạng của ZZB.
27. Min Li, ZhongYue zhanzheng shinian (Ten Years of Sino-Vietnam War) (Chengdu: Sichuan University Press, 1993), trang 15.
28. Zhou Deli, Personal Recollections, trang 246; Han Huaizhi, Contemporary China’s Military Affairs, Tập I, các trang 663-678.
29. Chen, China’s War, các trang 85-86.
30. Sun Dali, “A turning point in the history of new China”, trong sách biên tập bởi Lin Zhijian, Xin Zhongguo yaoshi shuping (Duyệt Xét Các Biến Cố Quan Trọng Của Tân Trung Quốc) (Beijing: CCP History Press, 1994), các trang 476-500).
31. Jin Ye, Hu Juchen, và Hu Zhaocai, Baizhan jiangxing Xu Shiyou (Tiểu Sử Tướng Hứa Thế Hữu) (Beijing: PLA Art Press, 1999), trang 332; Wang Xuan, Mao Zedong zhi jian – minjiang zhixing Xu Shiyoun (Thanh Kiếm của Mao Trạch Đông: Một Vị Tướng Xuất Sắc Hứa thế Hữu) (Nanjing: Jiangsu People Press, 1996), trang 132.
32. Đă có sự đồn đăi rằng sự thay đổi cấp chỉ huy này một phần v́ một sự xung khắc cá nhân giữa họ Hứa và họ Wang khi người kể tên sau, tư lệnh phó của người kể tên trước tại Quân Khu Nam Kinh, đă công khai gia nhập phái chính trị đối lập ở địa phương chống lại họ Hứa trong Cuộc Cách Mạng Văn Hóa hồi năm 1966.
33. “Lecture notes on the 1979 counterattack in self-defence on the Sino-Vietnamese border” (“Các ghi nhận của bài thuyết giảng về cuộc hoàn kích tự vệ năm 1979 tại biên giới Trung – Việt”) không đề tên tác giả nhưng rơ ràng có sự chính xác trong các chi tiết, trong ZZB.
34. Chen, China’s War, các trang 85-87; Ross, Indochina Tangle, các trang 230-31; Andrew Scobell, China’s Use of Military Force: Beyond the Great Wall and the Long March (Cambridge: Cambridge University Press, 2003), các trang 130-32.
35. Họ Trần đă không chỉ ủng hộ quyết định của họ Đặng mà c̣n đưa ra các khuyến cáo về cách thức điều hành. Zhu Jiamu, Chen Yun nianpu (A Chronicle of Chen Yun’s Life, 1905-1995), Tập 2 (Beijing: Central Document Press, 2000), các trang 235-36.
36. Zhou Deli, The Last Battle (Trận Đánh Cuối Cùng), trang 16.
37. Giới quân sự Trung Quốc đă tính toàn người Nga sẽ phải cần tới 14 ngày hay lâu hơn để đưa ra một sự đáp ứng quân sự, vào lúc đó Trung Quốc hẳn đă đạt được các mục tiêu chiến tranh của nó.
38. Min Li, Ten Years of Sino-Vietnam War, các trang 15-17, Jin Ye, Hu Juchen, và Hu Zhaocai, Xu Shiyou, trang 332; Zhang Weiming, Jin Hui và Zhang Huizheng, Zhong Yue zhanzheng milu (The Secret Account of the China-Vietnam War: Bí mật Chiến Tranh Trung-Việt) (Hong Kong: Tiandi Books, 1993), các trang 27-28.
39. Segal, Defending China, trang 214.
40. Nhiều thuộc cấp của ông ta có ghi nhớ rằng họ Đặng sẽ không thay đổi ư nghĩ một khi đă suy nghĩ thấu đáo và đưa ra quyết định. Thí dụ, xem Chen Zaidao, Chen Zaidao huiyilu (Chen Zaidao’s Memoirs: Hồi Kư của Chen Zaidao) (Beijing: PLA Press, 1991), trang 462.
41. ZGJX, Tập 1, các trang 2-19.
42. Zhang Zhen, Zhang Zhen huiyilu (Hồi Kư của Zhang Zhen) (Beijing: PLA Press, 2003), các trang 170-71.
43. Họ là Xu Xiangqian, Nei Rongzhen và Geng Biao, Jiang Feng và các tác giả khác, Yang Yong jiangjun zhuan (Yang Yong Tướng Quân Truyện) (Beijing: PLA Press, 1991), trang 495.
44. Zhou Deli, Personal Recollections, trang 257.
45. Zhang Zhen, Memoirs (Hồi Kư), trang 166.
46. Zhou Deli, Personal Recollections, các trang 259-260; Jiang Feng và các tác giả khác, Yang Yong, các trang 496-97.
47. Jencks, “China’s ‘punitive’ war”, các trang 804-805; Herbert Yee, “The Sino-Vietnamese border war”, trong China Report, Tập 16, số 1 (Tháng Một – Tháng hai 1980), trang 22.
48. Theo Zhou Deli, tên của cuộc hành quân được chọn trong phiên họp ngày 23 Tháng Một. Zhou Deli, Personal Recollections, trang 258.
49. Luo Yuansheng, Wang Shangrong, trang 378.
50. Segal, Defending China, các trang 213-17.
51. Ross, Indochina Tangle, trang 224.
52. Zhou Deli, The Last Battle, các trang 123-24.
53. Zhang Zhizhi, “Air Force troops in the self defensive counterattacks against Vietnam: Các binh sĩ Không Lực Trong Cuộc Hoàn Kích Tự Vệ Chống Việt Nam”, trong sách biên tập bởi Cục Chính Trị của Không Quân, Lantian zhi lu (Con Đường Dẫn Đến Trời Xanh) (Beijing: Cục Chính Trị Không Quân, 1992), các trang 350-52; Wang Hai, Wang Hai shangjiang: Wo de zhandou shengya (General Wang hai: My Combat Career: Thượng Tướng Wang Hai: Binh Nghiệp Chiến Đấu Của Tôi) (Beijing: Central Document Press, 2000), các trang 337-38.
54. Thí dụ, Quân Đoàn 13, được chỉ định làm lực lượng tấn kích chính tại Vân Nam, đă bổ sung 70 đại đội với 15,381 binh sĩ bổ túc, trong đó 11,874 là tân binh mới tuyển mộ. “Lịch sử chiến đấu của Quân Đoàn 13 trong cuộc hoàn kích tự vệ chống Việt Nam”, trong ZZB. Cũng xem, Zhou Deli, The Last Battle, các trang 63-64, 67-71. Zhang Zhen, Memoirs (Hồi Kư), trang 170.
55. Theo một nhà ngoại giao Việt Nam cao cấp, Hà Nội có dự liệu cuộc xâm lăng của Trung Quốc, nhưng không ở một quy mô như thế và với một lực lượng như thế. Kenny, “Vietnamese Perception”, các trang 221, 228.
56. Douglas Pike, PAVN: People’s Army of Vietnam (QĐNDVN: Quân Đội Nhân Dân Việt Nam) (Novado, CA: Presidio, 1986), trang 264.
57. Tin tức này dựa trên một bài báo được phiên dịch bằng tiếng Hán nhan đề “Được chào đón bởi Việt Nam với ṿng hoa” nguyên thủy xuất hiện bằng tiếng Nga trên tờ Red Star Paper hôm 16 Tháng Một, 2001, hiện được cung cấp tại trang mạng http://www.cmilitary.com/articleReader.php?idx=83458.
58. Jiang Feng và các tác giả khác, Yang Yong, trang 497.
59. Zhou Deli, The Last Battle, các trang 158-59.
60. Qu Aiguo, Baizhan jiangxing Wu Zhong (Tiểu Sử Tướng Wu Zhong) (Beijing: PLA Art Press, 2000), các trang 431-448.
61. Hiển nhiên không được chuẩn bị cho các cuộc hành quân như thế, Tổng Cục Hậu Cần của QĐGPNDTQ đă tung các súng phun lửa vào trong các trận đánh lúc giữa cuộc chiến. Zhang Zhen, Memoirs, trang 172.
62. Zhou Deli, The Last Battle, các trang 176-77.
63. Zhou Deli, Personal Recollections, trang 281.
64. Zhou Deli, The Last Battle, trang 222. Han Huaizhi, Contemporary China’s Military Affairs, Tập 1, trang 669.
65. Zhang Zhizxhi, “Air Force troops,” trang 353.
66. ZGJX, Tập 1, các trang 363-65. Wang Dinglie, Dangdai Zhongguo kongjun (Đương Đại Trung Quốc Không Quân) (Beijing: Social Science Press, 1989), trang 638.
67. Các lời tuyên bố chiến thắng của QĐGPNDTQ bao gồm sự phá hủy 340 khẩu pháo, 45 xe tăng, và khoảng 400 xe vận tải, và tịch thu được 840 khẩu pháo, và hơn 11,000 khẩu súng nhỏ cùng nhiều loại quân trang khác. Min Li, Ten Years of Sino-Vietnam War, trang 65. Cũng xem “Lecture notes on the 1979 counterattack in self-defence”, trong ZZB.
68. Kenny, “Vietnamese perceptions”, trang 231; Chen, China’s War, trang 113.
69. Christopher E. Goscha (phiên dịch), “Comrade B on the plot of the reactionary Chinese clique against Vietnam”, Cold War International History Project Bulletin (Washington, DC: Woodrow Wilson Center), Các số 12-12, (Mùa Thu/Mùa Đông 2001), trang 279. Cũng xem, Kenny, “Vietnamese Perceptions”, trang 230.
70. Đài Phát Thanh Hà Nội, Phần phát thanh trong nức, 4 Tháng Ba 1979, trong FBIS, 5 Tháng Ba 1979, Việt Nam, trang K25. Phía Việt Nam ước lượng các số tổn thất của Trung Quốc là 25,000 bị chết và 50,000 người khác bị thương. Kenny, “Vietnamese Perceptions”, trang 235.
71. Kenny, “Vietnamese perceptions”, các trang 217-236. Các bài viết rời rạc về sự can dự của Việt Nam vào trong cuộc xung đột được cung cấp tại
http://www.china-defense.com/forum/index.php?showtopic=2016&hl=1979+war+with+Vietnam
72. AFP (Hong Kong), 2 Tháng Năm 1979, trong FBIS, 3 Tháng Năm 1979, PRC, trang E1.
73. Chen, China’s War, các trang 113-14. Các số thống kê của tác giả Chen về các sự tổn thất của QĐGPNDTQ đă được trích dẫn sâu rộng như một nguồn tin chính thống trong nhiều cuộc nghiên cứu của Tây Phương.
74. Một tài liệu nội bộ cho thấy rằng 10, 202 bi nh sĩ bị thương đă nhận được sự điều trị tại 17 bệnh viện trong Quân Khu Quảng Châu, Dui Yue zhiwei huanji zouzhang weiqin baozhang jinglian zhiliao huibian (Biên tập Các Tài Liệu về Kinh Nghiệm Của Công tác Y Tế Trong Cuộc Hoàn Kích Tự Vệ Chống Việt Nam), biên soạn bởi Ban Y Yế Cục Hậu Cần, Quân Khu Quảng Châu (không ghi nơi xuất bản, và được xuất bản bởi ban biên tập, 1979). Một vài nguồn tin tiếng Hán không chính thức cũng tiết lộ rằng các số tổn thất th́ nhẹ hơn ở Vân Nam với 2,812 người bị chết và 5,074 người bị thương. Được trích dẫn từ “Lecture notes on the 1979 counterattack in self-defence” trong ZZB.
75. Ron Christman, “How Beijing evaluates military campaigns: an initial assessment”, trong sách đồng biên tập bởi Laurie Burkitt và các tác giả khác, The Lessons of History: The Chinese People’s Liberation Army at 75 (Carlisle, PA: Strategic Studies Institute, US Army War College, 2003), các trang 253-292.
76. Ross, Indochina Tangle, các trang 223-237; Scobell, China’s Use of Military Force, các trang 135-36.
77. Theo sự tường thuật, Hà Nội đă hoạch định việc sử dụng bốn sư đoàn để phóng ra một cuộc phản công tại Lạng Sơn vào ngày 7 Tháng Ba, 1979, nhưng không bao giờ thực hiện việc đó bởi có sự triệt thoái của QĐGPNDTQ.
78. Kể từ 1979, đă có ít nhất sáu cuộc đụng độ biên giới quan trọng giữa Trung Quốc và Việt Nam (Tháng Bảy 1980, Tháng Năm 1981, Tháng Tư 1983, Tháng Tư – Tháng Bảy 1984, Tháng Sáu 1985 và Tháng Mười Hai 1986 – Tháng Một 1987).
79. Muốn có thí dụ, xem Annie Gilks, The Breakdown of the Sino-Vietnamese Alliance, 1970-1979 (Berkeley, CA: Institute of East Asian Studies, University of California, 1992), trang 233.
80. Chen, China’s War, trang 135.
81. Ross, Indochina Tangle, các trang 234-35.
82. Kenny, “Vietnamese perceptions”, các trang 234-35; Pike, PAVN, các trang 265-66.
83. “A notice of the forward command of the Guangzhou Military Region on the forces involved in the war to return to normal status” (Một thông tri của bộ tư lệnh tiền phương của Quân Khu Quảng Châu về các lục lượng tham dự chiến tranh quay trở về trạng thái b́nh thường”), GGZH, trang 49.
84. Carlyle A. Thayer, The Vietnam People’s Army under Đổi Mới (Singapore: Institute of South-East Asian Studies, 1994), các trang 11-12.
85. Kenny, “Vietnamese perceptions”, trang 236.
86. Xem, thí dụ, Allen S. Whiting, “The PLA and China’s threat perceptions”, The China Quarterly, số 146 (Tháng Sáu 1996), các trang 596-615; Scobell, China’s Use of Military Force, trang 193.
87. Luo Yuansheng, Wang Shangrong, trang 382.
88. Zhou Deli, Personal Recollections, các trang 287-290.
89. Michael Lee Lanning, và Dan Cragg, Inside the VC and the NVA: The Real Story of North Vietnam’s Armed Forces (New York: Ivy Books, 1992), trang 208.
90. Các nhà phân tích Tây Phương nói chung tin tưởng rằng các đơn vị này của QĐNDVN, với đầy đủ các cựu chiến binh của cuộc chiến tranh lâu dài tại miền nam, được chứng tỏ quen chiến trận và có kỹ năng cao độ trong các chiến thuật của chiến tranh du kích. Các nguồn tin Việt Nam gần đây cho thấy rằng họ là các lính trưng binh, và mới chỉ gia nhập quân đội trong Tháng Sáu 1978. Xem chú thích số 71.
91. Các bản đồ mà QĐGPNDTQ sử dụng có tỷ lệ 1:100,000, được in năm 1965 dựa trên ấn bản năm 1938 của Pháp, cung cấp ít tin tức chi tiết. Hậu quả, các lực lượng QĐGPNDTQ thường lạc đường trong suốt cuộc tiến quân của chúng tại vùng núi đồi Bắc Việt.
92. Zhou Deli, Personal Recollections, các trang 294-95.
93. Theo các nguồn tin Trung Quốc, các đơn vị xe tăng QĐGPNDTQ đă phải chịu các tổn thất nhiều nhất trong bốn ngày đầu tiên của cuộc chiến đấu, lên tới 87% tổng số tổn thất chiến đấu, nhưng phần lớn có thể sửa chữa được. Vào lúc chấm dứt chiến tranh, chỉ có 44 xe tăng và các xe vũ trang là bị tổn thất hoàn toàn, trưmg dẫn từ ZZB.
94. Zhou Deli, Personal Recollections, các trang 287-88.
95. Một vấn đề quan trọng, như cựu tham mưu trưởng Quân Khu Quảng Châu đă vạch ra, là một số các sĩ quan cấp thấp đă có một sự hiểu biết kém cỏi về địa h́nh và việc đọc bản đồ và đă chỉ có thể dựa vào các chỉ thị từ thượng cấp của họ. Cùng nơi dẫn trên, trang 289.
96. Cùng nơi dẫn trên, trang 298.
97. Xu Guangyi, Dangdai Zhongguo jundui de houqin gongzuo (Contemporary China’s Armed Forces Logistics: Công tác Hậu Cần Cho Các Lực Lượng Vũ Trang của Trung Quốc Đương Đại) *Beijing: Social Science Press, 1990), trang 178; Zhang Zhen, Memoirs, trang 172.
98. Chen Zuhua và Liu Changli, “Summary of the symposium on control of communication”, Zhongguo junshi kexue (Khoa Học Quân Sự Trung Quốc), Tập 15, số 1 (2002), các trang 145-48.
99. Các binh sĩ QĐGPNDTQ đă phải mua đồ tiếp tế hàng ngày bởi chính họ tại các chợ địa phương.
100. Zhou Deli, Personal Recollections, các trang 300-301.
101. Thí dụ, Edward C. O’Dowd và John F. Corbett, Jr., “The 1979 Chinese campaign in Vietnam: lessons learned, trong sách biên tập bởi Laurie Burkitt và các tác giả khác, The Lessons of History, các trang 353-371, nghiên cứu các bài học lĩnh hội bởi QĐGPNDTQ chỉ dựa trên hai nguồn tin: một là bản tóm lược về vai tṛ được nắm giữ bởi các khóa sinh của trường bộ binh thuộc Quân Khu Quảng Châu trong chiến tranh và nguồn tài liệu kia là một bản phân tích ngắn về chiến dịch 1979 bởi các nhà nghiên cứu thuộc Học Viện Khoa Học Quân Sự.
102.Pḥng Quân Sử, Học Viện Khoa Học Quân Sự, Zhongguo renmin jiefangjun de qishi nian (70 năm Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc) (Beijing: Military Science Press, 1997), trang 613.
103. David Shambaugh, “China’s military in transition: politics, professionalism, procurement and power projection”, The China Quarterly, số 146 (Tháng Sáu 1996), trang 279.
104. Li nan, “The PLA’s evolving warfighting doctrine, strategy and tactics, 1985-1995: a Chinese perspective”, và Paul H. B. Goodwin, “From continent to periphery: PLA doctrine, strategy and capabilities towards 2000”, The China Quarterly, số 146 (Tháng Sáu 1996), các trang 443-487.
105. Liu Guoyu, Zhongguo renmin jiefangjun zhanshi jiaocheng (Textbook of PLA Fighting History: Sách Giáo Khoa Về Lịch Sử Giao Tranh Của QĐGPNDTQ) (Beijing: Military Science Press, 2000), trang 235.
106. Zhang Zhizhi, “Air Force troops”, các trang 355-56.
107. Các cuộc nghiên cứu này là của Elleman, Modern Chinese Warfare, Scoibell, China’s Use of Force, Ryan, Finkelstein, và McDevitt, Chinese Warfighting, Mark Burles và Abram Shulsky, Patterns in China’s Use of Force: Evidence from History and Doctrinal Writings (Santa Monica, CA: RAND, 2000), và Allen Whiting, “China’s Use of Force, 1950-95, and Taiwan”, International Security, số 26 (Mùa Thu 2001), các trang 103-130./-
_____
Nguồn: Xiaoming Zhang, China’s War with Vietnam: A Reassessment, The China Quarterly, số 184, December 2005, các trang 851-874.
Ngô Bắc dịch và phụ chú
07.01.2013
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2013