John E. Wills, Jr.
University of Southern California
ĐẠI THANH VÀ
CÁC LÂN QUỐC PHƯƠNG NAM, 1760-1829:
Các Khuynh Hướng Trường Kỳ Và
Sự Phục Hồi Từ Cuộc Khủng Hoảng 1
Ngô Bắc dịch
Lời người dịch:
Bài dịch dưới đây là bài giảng tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới v́ thế nó có văn phong nói, chứ không phải văn viết để ấn hành. Tác giả, giáo sư John E. Wills, Jr. là một chuyên viên về các quan hệ ngoại giao của Trung Hoa với các nước Âu Châu thời cận và hiện đại. Bài giảng ghi nhận vắn tắt các khám phá của tác giả từ các tài liệu ở Văn Khố Lịch Sử Trung Hoa tại Bắc Kinh, về mối quan hệ của nhà Thanh với Việt Nam trong thời kỳ Tây Sơn và khởi đầu nhà Nguyễn. Đây hẳn phải là một nơi mà các nhà nghiên cứu Việt Nam cần t́m đến.
Đối chiếu với sử liệu về phía Việt Nam cho thời kỳ này, người dịch có trích dẫn nơi phụ chú một văn thư điển h́nh của Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ gửi Phúc Khang An, Tổng Đốc Lưỡng Quảng khi đó, bày tỏ thái độ của Nhà Vua đối với “tàu lạ” xuất hiện ngoài biển đông. Mời độc giả theo dơi.
*****
Hơn hai mươi năm qua [bài giảng tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới này được tác giả viết ra vào năm cuôi thế kỷ thứ 20, chú của người dịch], khi chúng ta mang quốc gia trở lại sự xem xét của chúng ta về sự thay đổi lịch sử trên quy mô rộng lớn, 2 chúng ta đă chỉ chú trọng một cách sai lạc vào các quan hệ liên-quốc gia (inter-state). Các giải tŕnh về sự xuất hiện ngẫu nhiên của trật tự đa quốc gia (multi-state) Âu Châu thời ban sơ hiện đại 3 đă không thể nào tránh khỏỉ lỗi lầm đó. Tôi đă không t́m thấy bất kỳ điều ǵ với chi tiết hay có tính cách phân tích về các phương thức quan hệ ngoại giao của các đế quốc Ottoman, Safavid, hay Mughal, nhưng đến nay tôi vẫn chưa t́m ṭi một cách thật khổ nhọc. Các học giả về Nhật Bản thời ban sơ hiện đại không thể không đếm xỉa đến các chiều kích quan hệ ngoại giao trong sự biến thể gây kinh ngạc của nó, từ một vương quốc của các đại danh gia phân tranh (warring daimyo) đón tiếp các tàu [hải tặc] phi pháp của Bồ Đào Nha và có phái các chiếc đội thuyền của chính họ ra nước ngoài thành một vương quốc tản quyền nhưng được kiểm soát chặt chẽ, và không lănh vực nào đáng ngạc nhiên hơn là các quan hệ ngoại giao của nước này. 4
Và rồi hiện ra vấn đề về Trung Hoa và hệ thống triều cống của nó. Tôi đă từng thắc mắc về câu hỏi này khoảng gần bốn mươi năm và tôi vẫn chưa hiểu rơ về nó. Trong năm 1959, tôi có viết bài tham luận đầu tiên của ḿnh về sứ đoàn Ḥa Lan tại Bắc Kinh trong các năm 1655-1657, được đón tiếp và quản lư như một sứ đoàn mang cống phẩm sang, bởi tác giả John King Fairbank, người mà các bài viết đă làm quá nhiều điều để gán cho khái niệm về một hệ thống triều cống kéo dài cả ngh́n năm một chỗ đứng quan trọng trong khối công chúng đọc Anh ngữ nhưng chỉ có một quỹ tư tưởng giới hạn về lịch sử Trung Hoa. Từ ấn phẩm quan trọng đầu tiên của tôi, trong tập văn bản hội nghị của [giáo sư] Fairbank nhan đề The Chinese World Order (Trật Tự Thế Giới của Trung Hoa), cho đến một bản tin viết vội gần đây, 5 tôi đă thực hiện vài sự cố gắng để lập luận rằng hệ thống triều cống không phải là khái niệm chủ yếu tốt nhất cho việc dơi t́m tính liên tục và sự thay đổi trong các quan hệ ngoại giao của Trung Hoa thời tiền hiện đại (pre-modern).
HỆ THỐNG TRIỀU CỐNG LÀ G̀?
Một phiên bản tiêu chuẩn của câu chuyện về hệ thống triều cống là một văn bản nào đó tương tự như dưới đây: từ thời nhà Hán ban sơ (khoảng 100 trước Công Nguyên) cho đến Cuộc Chiến Tranh Nha Phiến (1839-1842), nguyên tắc của các quan hệ ngoại giao của Trung Hoa là hệ thống triều cống. Trong hệ thống này, mọi chính thể ngoại quốc mà nhà lănh đạo hay các thần dân muốn có các quan hệ với Trung Hoa phải khứng chịu các nghi lễ theo đó các nhà lănh đạo phi Trung Hoa bị đối xử như các thuộc hạ đến triều cống vị Con Trời (Thiên Tử: Son of Heaven), và phải tuân theo các định chế xuyên qua đó cơ quan thư lại của triều đ́nh t́m cách quản trị mọi khia cạnh của các quan hệ ngoại giao, kể cả mậu dịch, với một loạt các quy tắc đơn phương nhắm vào các sứ đoàn triều cống thường lệ. Bất kỳ ai không hoàn toàn quên lăng hay phản kháng các chiều hướng gần đây trong việc nghiên cứu lịch sử Trung Hoa (hay nhiều ngành khác của lịch sử) sẽ thấy không thoải mái với một khái niệm lưu giữ nhiều phong vị của các h́nh ảnh về một “Trung Hoa không thay đổi” đă bị vứt bỏ từ lâu trong việc nghiên cứu về chính phủ, xă hội, kinh tế, và văn hóa Trung Hoa, một khái niệm từng là phần nổi bật trong một sự tường thuật chủ yếu về một nước Trung Hoa bị bôi nhọ trong truyền thống và ảo tưởng, đến nổi không thể nhận ra được, chứ đừng nói đến việc đối đầu với, các sự thách đố của hệ thống đa quốc gia hiện đại và nền kinh tế kỹ nghệ thế giới. Học thuật gần đây, hăy c̣n quá mỏng manh về căn bản nhưng có phẩm chất tuyệt hảo, cho thấy rơ ràng rằng khái niệm về một hệ thống triều cống ngh́n năm đă bị triệt hạ bởi kiến thức thực nghiệm thích đáng trong nhiều thời kỳ khác nhau, cũng như bởi sự bực dọc có tính chất phê b́nh văn hóa của chúng ta. Mọi thành phần trong câu chuyện ngh́n năm – tính liên tục, tiêu điểm nhắm vào tính thượng đẳng nặng về lễ nghi, một khuynh hướng quản trị thư lại đơn phương, ngay cả các ảo tưởng – có thể khả dĩ chấp nhận được trong một số thời kỳ và một số quan hệ. Nhưng chỉ trong ṿng một thế kỷ của nhà Minh, khoảng từ 1425 đến 1550, một hệ thống triều cống nhất thống mới cung cấp một khuôn khổ cho tất cả các quan hệ ngoại giao của Trung Hoa. Trong sự quản trị phức tạp các quan hệ ngoại giao bởi các nhà cai trị Măn Châu tinh tế của nhà Đại Thanh, từ 1644 cho đến sau 1800, khuôn khổ hệ thống triều cống đă không có tính cách trung tâm đối với sự quản trị thành công các quan hệ bán-ngoại giao (semi-foreign relations) phức tạp với các dân tộc chính của vùng Nội Á Châu (Inner Asia) – người Mông Cổ, người Uighurs [Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, chú của người dịch], người Tây Tạng – dưới các h́nh thức của bà quyền Măn Thanh trong thực chất hơn là các h́nh thức đă từng được cung cấp bởi các quan hệ trong hệ thống triều cống với vùng Nội Á. Gần như không có ǵ liên hệ đến sự quản trị mậu dịch Âu Châu khổng lồ tại Quảng Châu, các vấn đề chính sách được nêu lên bởi sự hiện diện của các giáo sĩ Công Giáo La Mă, hay các quan hệ với Nga.
Nồ lực trọng yếu nhất của tôi để đưa ra lập luận này được gói ghém quanh một quyển sách về hai sứ đoàn Ḥa Lan và hai sứ đoàn Bồ Đào Nha tại triều đ́nh nhà Thanh thủa ban sơ, dựa phần lớn trên các nguồn tài liệu bằng Âu ngữ, xem xét chúng một cách cảnh giác với nhiều câu hỏi về lịch sử nhà Thanh trong đầu, cung cấp nhiều sự tŕnh bày rậm rạp về các phương thức của sứ đoàn triều cống không được cung ứng ở nơi khác. 6 Đây không phải là một lối công bố sẽ lôi cuốn nhiều sự chú ư. Các cuộc đấu tranh của tôi với chủ đề này vẫn cần đến các chiều kích đối chiếu, đặc biệt với các phương thức của các đại đế quốc khác. Tôi nghĩ chúng ta sẽ tiếp tục nhận thấy rằng điều hữu ích để tổ chức sự hiểu biết của chúng ta về các quan hệ ngoại giao Trung Hoa thời tiền hiện đại bao quanh một khái niệm về tính pḥng vệ của một quốc gia đế quốc thống nhất chống lại các mối nguy hiểm được đặt ra bởi các liên minh thù hận với các quyền lực cấp miền và “các người Trung Hoa phản quốc” [Han jian, tức Hán gian, như sẽ được giải thích bên dưới, chú của người dịch] yếu kém hơn, các sự thuyết giảng ngoại lai, và nhiều thứ khác. Một cách nh́n vào định chế sứ đoàn triều cống là nh́n nó chính yếu như một sự pḥng vệ chống lại các sự vi phạm tính tối thượng về nghi lễ của triều đ́nh đế quốc. Phải chăng Bức Trường Thành là một biểu tượng giá trị, thường bị hiểu lầm, cho tính chất pḥng thủ của Trung Hoa?
Đọc với sự cảnh giác các văn khố phi-Trung Hoa (non-Chinese) chắc chắn có sự hữu dụng của nó, nhưng nó không thay thế cho việc đọc những ǵ mà giới tinh hoa Trung Hoa (hay đúng hơn nhà Thanh đa chủng tộc) đă phải nói đên. Các nguồn tài liệu ấn hành có tính cách lư tưởng hóa cao độ và mang tính hệ thống thư lại. Chúng ta sẽ t́m thấy những ǵ nếu chúng ta đọc các tài liệu viết tay ghi lại các sự bàn thảo của các nhà lănh đạo Thanh triều? Trong năm 1985, tôi đă đăng kư với Viện Văn Khố Lịch Sử Thứ Nhất của Trung Hoa (Zhongguo Di’yi Lishi Danganguan 中国第一历使档案馆) tại Bắc Kinh để t́m kiếm tài liệu cho các đề tài thế kỷ thứ mười bẩy của tôi và chỉ t́m thấy rất ít. Năm 1999 tôi quay trở lại Các Văn Khố ở Bắc Kinh, quyết tâm đi t́m các bộ tài liệu đủ đồ sộ và phức tạp để mang lại cho tôi một điều ǵ đó khiến ḿnh phải suy tư. Các văn khố phong phú hơn nhiều sau khoảng 1720. Tôi không muốn dính líu đến các sự phức tạp trong các chính sách của nhà Thanh đối với vùng Nội Á. Tôi đă nghĩ – và thấy ḿnh đúng – rằng tôi sẽ t́m một số tài liệu về các quan hệ đối với các nước Âu Châu, nhưng không đủ để cho tôi nhiều cái nh́n thấu triệt mới mẻ. V́ thế tôi đă quyết định để xem những ǵ tôi có thể t́m được về hai mối quan hệ quan trọng với phương nam, những quan hệ với Xiêm La (Thái Lan ngày nay), và với An Nam, nước sở đắc tên gọi ngày nay là Việt Nam, trong giai đoạn cuối cùng của các cuộc thương nghị mà tôi nghiên cứu. Tôi đă được tưởng thưởng một cách mỹ măn. Tôi đă đọc – trên vi phim; đối với sự khảo sát thông qua đầu tiên này, tôi thấy không cần phải đ̣i xem các bản gốc, thường là điều khả dĩ – trên một ngh́n tài liệu, các bản văn chỉnh tề được tŕnh lên để xin quyết định của nhà vua và đôi khi được tô điểm với các ư kiến khó đọc bằng mực đỏ chỉ có một ḿnh nhà vua sử dụng (Zhupi zouche) [tức các bản có chữ vua phê bằng son đỏ hay châu bản, chú của người dịch] và các bản sao mau chóng được thực hiện tại các văn pḥng ngoại vi các văn kiện được gửi tŕnh lên hoàng đế, bao gồm, một cách khá kỳ lạ, một số văn bản nguyên gốc nhận được từ các Quốc Vương Xiêm La và An Nam (Lufu zouche). 8 Tôi cũng có được các lợi lộc phụ trội quan trọng của việc giao du với một thế hệ mới các sinh viên cao học về lịch sử nhà Thanh, người Trung Hoa và ngoại quốc, và của việc dạo bước trên các đường phố của thành phố vĩ đại và ḥa nhập với người dân tuyệt diệu của nó.
Có một sự mia mai dễ chịu ở đây. Điều then chốt cho sự phê b́nh của tôi về hệ thống triều cống như một khái niệm chủ yếu rằng các phần quan trọng trong các quan hệ ngoại giao của nhà Thanh đă chỉ có ít hay không có quan hệ ǵ với định chế của sứ đoàn triều cống. Nhưng các quan hệ với Xiêm La và An Nam lại rất nhiều phần nằm trong hệ thống triều cống. Nhiều sự khiếm khuyết của hệ thống triều cống như một khuôn khổ cho các quan hệ ngoại giao có thể được nh́n thấy một cách rơ ràng trong trường hợp An Nam. Nhưng các quan hệ với Xiêm La được quản trị với các tin tức tốt hơn nhiều về chính thể ngoại quốc và về sự cấu tạo chính sách thực tiễn hơn nhiều so với phần lớn các trường hợp của hoạt động ngoại giao trong hệ thống triều cống. Và trong một trường hợp tích cực như thế, các sự khiếm khuyết căn bản của hệ thống càng được làm nổi bật rơ nét hơn.
TRƯỜNG HỢP XIÊM LA
Các biên giới hiện đại của Vân Nam, gần như đúng theo những ǵ được tuyên xác nhưng không luôn luôn được kiểm soát bởi nhà Thanh, bao gồm một nhóm dân người Tai [ tức sắc dân Thái nói chung, chú của người dịch] quan trọng tại khu vực rất thân thiện với khách du lịch được gọi là vùng Xishuangbanna. Chính thể cổ truyền của các người dân này nằm ở phần ngoại biên của các chính thể được xây đắp một cách lỏng lẻo đă xuyên suốt măi đến tận vùng trung tâm Xiêm La bao quanh khu Bangkok hiện đại. Nhưng quan hệ của nhà Thanh với Xiêm La nói chung là một vấn đề mậu dịch hàng hải và về các sứ đoàn được phái đi bằng đường biển. Từ hồi đầu thế kỷ thứ mười lăm, các nhà vua của Xiêm La, với kinh đô của họ tại Ayutthaya không mấy xa Bangkok, đă phát triển và kiểm soát hoạt động mậu dịch như một nguồn lợi tức mang lại cho họ một lợi thế chính trị trên các lănh tụ cấp miền khác có nguồn tài nguyên chính là các khoản trưng thu của các người lính trên các vùng đất trồng lúa đông dân. Những người Trung Hoa tạm trú và định cư tại Xiêm La có thể bắt đầu thích nghi vào xă hội Xiêm La, với nền nông nghiệp trồng lúa gạo của nó, Phật Giáo, và chế độ quân chủ trong thực chất, mà không phải đối đầu với bất kỳ sự khác biệt nào lớn lao như các vấn đề mà họ gặp phải tại các xă hội theo Hồi Giáo. 9 Các nhà vua Xiêm La thường tuyển dụng các thương nhân Trung Hoa cư trú làm Phra Klang, các bộ trưởng hoàng triều phụ trách ngoại thương. 10 Trong thế kỷ thứ mười lăm, mậu dịch đi kèm các sứ đoàn triều cống là h́nh thức duy nhất của mậu dịch hoàn toàn hợp pháp tại các hải cảng Trung Hoa; theo đó nó luôn luôn được tạo kiều kiện dễ dàng và được miễn nhiều sắc thuế. Từ thế kỷ thứ mười lăm trở đi, các nhà chức trách Trung Hoa thỉnh thoảng ghi nhận rằng sứ giả mang cống phẩm từ Xiêm La có gốc gác từ Trung Hoa. Một đặc điểm vô cùng quan trọng trong quan điểm Trung Hoa cổ truyền về các quan hệ ngoại giao là một tiêu điểm nhắm vào “người Hán phản quốc” (Chinese traitor: Hán jian: Hán gian) như là một yếu tố then chốt trong bất kỳ mối đe dọa ngoại lai nào, hoạt động từ bên trong để hướng dẫn và cộng tác với các kẻ xâm lăng hay định cư tại một triều đ́nh ngoại quốc và cố vấn triều đ́nh này về chiến lược hay sự tổ chức. Các người Trung Hoa định cư tại Xiêm La trong thế kỷ thứ mười lăm, khi không có người Trung Hoa nào đi ra nước ngoài bằng thuyền một cách hợp pháp, chắc chắn bị nh́n với một sự nghi ngờ như thế bởi các nhà chức trách triều Minh. Trong thế kỷ thứ mười tám, các nhà cai trị Thanh Triều đă bắt giam một số người quay về sau các sự tạm trú lâu dài tại Java, và bác bỏ các đề nghị có hành động trừng phạt sau khi có các cuộc tàn sát người Trung Hoa tại đó năm 1740; những kẻ bị tàn sát, đă từ bỏ vương quốc đế triều để sinh sống với người nước ngoài, không đáng được hưởng sự bảo vệ. Nhưng các kẻ khác quay về từ hải ngoại được tha thứ, ngay dù họ đến như các sứ giả triều cống của các vị Lănh Chúa của Sulu. 11 Và có đầy bằng cớ từ các nguồn tài liệu văn khố tôi đă đọc và các nguồn tài liệu được sử dụng bởi các người khác rằng các nhà lănh đạo Thanh triều hoàn toàn thoải mái với sự hay biết là nhiều thương nhân đến Trung Hoa trên các con thuyền triều cống của Xiêm La và quản lư việc mậu dịch của họ nhân danh Quốc Vương Xiêm La là người Trung Hoa, với tên họ Trung Hoa, chứ không buồn dấu diếm dưới danh tính Xiêm La mang nhiều âm tiết xa lạ. Trong các năm 1742-1743, các người này đă là các trung gian then chốt trong cuộc thương thảo về một loạt chi tiết các khoản khích lệ thuế khóa cho các thuyền mang lại một khối lượng lớn lao về gạo từ Xiêm La.
Quan hệ vận hành cao độ này trong khuôn khổ hệ thống triều cống đă bị tiêu tan với sự sụp đổ của Ayutthaya trước các kẻ xâm lăng Miến Điện năm 1767. Một vài văn bản làm chứng về các sự hỗn loạn theo sau đă đến được các hải cảng Trung Hoa và sau cùng đến các văn khố của hoàng triều. Taksin, một viên tổng đốc một tỉnh của Xiêm La, có cha là một di dân đến từ Trung Hoa, sớm tập hợp sự kháng cự, bao gồm nhiều kẻ khác thuộc ḍng dơi Trung Hoa, và đă đẩy lui quân xâm lăng. Nhưng khi ông t́m kiếm sự thừa nhận từ triều đ́nh nhà Thanh như một quốc vương của Xiêm La, ông được nói trước tiên rằng ông phải cố gắng đi t́m và lập làm vua các hậu duệ của gia tộc cai trị cũ. Khi các nhà cai trị Thanh Triều được thuyết phục rằng không kẻ nào như thế có thể t́m thấy được, họ đă thừa nhận ông như “chúa của xứ sở” chứ không như một quốc vương một cách chính thức.
Sự khó khăn là v́ các sứ giả của Taksin không phải là các người Trung Hoa xuất cảnh duy nhất thông tri cho các quan chức nhà Thanh về t́nh h́nh tại Xiêm La. Từ khoảng 1700 đă có một căn cứ hải quân và thương mại quan trọng của các người Trung Hoa xuất cảnh tại Hà Tiên, bên bờ phía tây của Châu Thổ sông Mekong, gần như nằm trên biên giới Việt Nam - Căm Bốt ngày nay, được cai trị bởi một chuỗi các thành viên của một gia đ́nh mang họ Mạc. 12 Năm 1767 nhà cai trị đương thời của Hà Tiên, Mạc Thiên Tứ, có dành chỗ trú náu cho hai hoàng tử thuộc hoàng gia cũ ở Ayutthaya chạy trốn cuộc xâm lăng của Miến Điện, tuyên bố ư định của ông muốn phục ngôi vua Xiêm La cho một trong hai hoàng tử. Cuộc viễn chinh hải quân của ông sang Xiêm La không đạt được ǵ. Taksin, tập hợp các lực lượng của ḿnh tại Chantaburi bên bờ biển phía đông của Xiêm La, tận dụng mọi móc nối của ḿnh trong số nhiều di dân Trung Hoa trong vùng để gây bất ổn cho Hà Tiên, và sau cùng chinh phục nó vào Tháng Mười Một năm 1771. Trong khi đó, Mạc Thiên Tứ đă phái bốn sứ giả đến Quảng Châu để tŕnh bày sự tường thuật của ông về các biến cố, kể cả các quyền chính thống của các hoàng tử nước Ayutthaya, lên các giới chức trách nhà Thanh, các kẻ đă đáp ứng bằng việc gửi ít nhất ba phái bộ sang Hà Tiên để điều tra. Tôi không ghi nhận được một dấu vết nào trong các tài liệu nhà Thanh về các biến cố đáng ngờ vực này trong việc thương thảo và chấp nhận tin tức của các di dân xuất cảnh Trung Hoa từ lâu đời. Tính liên tục trong một sự kế ngôi chính thống tại một vương quốc triều cống luôn luôn được ưa thích càng lâu càng tốt; chắc chắn điều này đă nâng cao sự hấp dẫn của giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở Xiêm La mà Mạc Thiên Tứ đă bênh vực. Chỉ sau khi có sự biến mất của giải pháp này, nhà Thanh mới bắt đầu lượng giá một cách nghiêm chỉnh tư cách chính thống trong lời tuyên xác của Taksin. Ông ta sau hết được thừa nhận trọn vẹn như quốc vương vào năm 1681, nhưng chưa đầy một năm sau sự tấn phong đó, một liên hiệp các tướng lĩnh của ông đă lật đổ và hành quyết ông ta, nói rằng ông ta bị điên và không thích hợp để trị nước.
Viên tướng giờ đây xuất hiện tối cao tại Xiêm La trở thành vua Rama I, nhà vua đầu tiên của Triều Đại Chakkri c̣n trị v́ đến nay. Ông ta có mẹ là người Trung Hoa, và được tường thuật rằng đă trải qua một thời gian khi c̣n niên thiếu như một đứa con nuôi trong gia đ́nh Taksin. Nhưng điều đó không giải thích trọn vẹn các điều kiện khác thường theo đó việc lên ngôi của ông được báo cho triều đ́nh nhà Thanh. Trong một tài liệu cần được khảo sát kỹ hơn, nhưng có lẽ đă được soạn thảo tại Thái Lan bằng tiếng Hoa, ông báo cáo sự từ trần của người cha yêu quư của ông, Taksin, và tuyên bố rằng tại giường bệnh, Taksin “đă khuyến khích tôi cai trị với sự chăm lo, đừng thay đổi trật tự cũ, lo lắng cho chủ quyền lănh thổ của chính chúng tôi và tôn kính Thiên Triều”. 13 Nhóm chữ tôi đă phiên dịch “lănh thổ chủ quyền” là từ ngữ rất cổ “ sheji: có nghĩa, các bàn thờ tế trời và hạt lúa gạo” (altars of earth and grain). Nếu tài liệu này được soạn thảo tại Xiêm La – nó có một dấu ấn khắc chữ Xiêm, vô cùng phi-Trung Hoa, đóng trên bao thư của nó – nó hẳn phải được viết bởi một thành viên bác học trong cộng đồng Trung Hoa ở đó, và tôi ngờ rằng đó là kết quả của một quyết định bởi giới lănh đạo Trung Hoa nhằm che dấu triều đ́nh kiểu thay đổi nhà cai trị, đă dẫn đến các sự tŕ hoăn lâu đến thế việc thừa nhận trọn vẹn sau khi có sự sụp đổ của Ayutthaya. Rama I đă sử dụng cùng tên họ bằng tiếng Trung Hoa là Taksin-Zheng, với tất cả các âm vang cả của đô đốc thái giám Trịnh Ḥa và các nhà lănh đạo trung thành với nhà Minh. Các hậu duệ của ông tiếp tục sử dụng nó và duy tŕ các quan hệ triều cống tích cực với nhà Thanh măi cho đến năm 1855.
TRƯỜNG HỢP AN NAM
Các tài liệu nhà Thanh lập lại nhiều lần sự mô tả An Nam như một trong các nước triều cống ngoan ngoăn và trung thành nhất”. Từ sự thành lập Triều Đại nhà Lê khi quân xâm lược nhà Minh bị đánh đuổi ra khỏi An Nam năm 1427, văn hóa tinh hoa nói chung được đánh dấu bởi các sự chuyển đổi liên tục hướng đến các kiểu mẫu Trung Hoa về mặt văn hóa và chính quyền. Trong thế kỷ thứ mười sáu, các sự hỗn loạn hoàn toàn khác thường với việc trổi dậy của họ Mạc, sự tiếm ngôi tối hậu của ḍng họ này, sự ưng thuận một phần của nhà Minh trong đó, và sự tranh dành của họ Nguyễn (miền nam) và họ Trịnh (miền bắc) trên sự kiểm soát vua Lê bù nh́n [rois fainéants, tiếng Pháp trong nguyên bản, chỉ các ông vua chi giữ hư vị, không thực quyền, chú của người dịch], đă đẩy các phe phái An Nam đến sự lựa chọn các uyển từ Trung Hoa cho tư cách thừa kế chính đáng và tính chính thống về văn hóa: t́nh trạng nghịch lư đă được giải quyết sau năm 1644 trong sự thừa nhận của nhà Thanh dành cho nhà Lê trung hưng dưới quyền bá chủ của họ Trịnh, và thu hồi sự thừa nhận đối với chế độ nhà Mạc c̣n rơi rớt tại vùng biên giới phía bắc An Nam. Chế độ họ Nguyễn sống sót với sự độc lập trọn vẹn trong thực tế tại bờ biển miền trung, tiến bước vững chắc xuống Châu Thổ sông Mekong, hoàn toàn nằm bên ngoài tầm nh́n của nhà Thanh. Các vua Lê đă phái các sứ đoàn triều cống thường lệ, câu nệ trong sự sử dụng các ấn tín và thuật ngữ (phán đoán theo các ngutyên bản được bảo tồn tại Các Văn Khố Bắc Kinh), và đă soạn thảo các văn thư triều cống của chính họ cùng các tài liệu đính kèm bằng văn từ Trung Hoa hoàn toàn đáng nể phục.
Các vấn đề được thương thảo giữa An Nam và nhà Thanh mang nội dung quan trọng và khác xa với các sự thoải mái và các nghi lễ ngoại giao của mỗi bên, trên một biên giới dài và gần như không thể quản lư được gồm các con sông và các rặng núi, các bộ lạc vùng đồi núi với các liên hệ ở cả hai bên biên giới, các nhà mậu dịch qua lại trên các đường ṃn hợp pháp và bất hợp pháp, và các người thợ mỏ Trung Hoa di chuyển vào các khu vực biên cương của An Nam. Nhà chức trách Thanh Triều biết rơ rằng họ đă làm tất cả những ǵ có thể làm được để kiểm soát lănh thổ về phía bên biên giới của họ khi nó bị tràn ngập bởi các thợ mỏ và các nông dân vùng biên cương, thường xâm lấn và đụng độ với các bộ tộc miền núi. Trong các năm 1725-1728, nhà Thanh đă phải quyết định về những ǵ phải làm đối với một sự xâm lấn quan trọng của An Nam dọc theo biên giới với Vân Nam. Trên một quăng biên giới quan trọng, bên An Nam đă lợi dụng các sự xáo trộn cuối thời nhà Minh và sự chuyển tiếp Minh-Thanh để di chuyển các hàng rào biên giới trước tiên 80 lư [li, tiêng Hán trong nguyên bản, tức dặm, chú của người dịch], và sau đó thêm 40 lư nữa – tổng cộng 120 lư hay khoảng 40 dặm Anh- sâu vào đất của Vân Nam. Có các mỏ bạc nhiều triển vọng tại khu vực này. Các quan chức nhà Thanh đă sẵn đồng ư rằng họ không nên t́m cách lấy lại 80 lư, nhưng nhấn mạnh rằng họ có các văn kiện chứng minh rằng 40 lư kia đă từng hoàn toàn nằm dưới sự quản trị của nhà Thanh. Nhưng Quốc Vương An Nam đă không từ bỏ sự tuyên xác của ông trên khu vực này. Binh sĩ được tập họp ở cả hai bên. Một trong những quan chức quan trọng báo cáo từ Vân Nam vào lúc này là Ertai, một trong các quan chức có khả năng nhất của đế quốc và là người thân tín của Hoàng Đế Yongzheng (Ung Chính) đáng nể sợ. Sau cùng ông thông báo cho vị hoàng đế rằng phần đất đó không đáng để phải đánh nhau. “Nếu chúng ta chiếm được đất, chúng ta sẽ không có khả năng pḥng thủ nó; nếu chúng ta chiếm dân, chúng ta sẽ không thể sử dụng họ được.” 14 Nhà vua An Nam đă phái các quan chức đến đón mừng, với đại lễ, chỉ dụ của hoàng đế nhường lại đất đai, và vấn đề đă được giải quyết. (*a)
Các tài liệu nhà Thanh có nhậr kỳ từ khoảng 1739 đến 1775 cung cấp các sự tường thuật chi tiết ít nhất chín vụ rối loạn hay nổi loạn quan trọng tại miền viễn bắc của An Nam. Một số trong các vụ này được nối kết một cách văn vẻ với các sự căng thẳng tại triều đ́nh An Nam, kêu gọi sự loại bỏ các vị Chúa độc tài họ Trịnh. Các vụ khác biểu lộ sự chống đối của họ đối với triều đ́nh phương bắc bằng cách sử dụng các người có họ Mạc, quyền lực bị hất cẳng ở miền bắc, hay họ Nguyễn, đối thủ miền nam của chế độ Lê-Trịnh. Nhiều vụ liên hệ đến các dân tộc miền núi, các kẻ có các móc nối riêng của chính họ ngang qua biên giới, và các kẻ qua lại biên giới với mục đích mậu dịch hay khai mỏ. Không vụ nào trong các sự rối loạn này đặt ra một sự đe dọa trực tiếp đến sự ổn định cho chính các khu vực biên giới của nhà Thanh, nhưng các nhà chức trách Thanh Triều lo ngại rằng chúng có thể phát triển thành t́nh trạng nào đó rộng lớn hơn, đặc biệt nếu có các phần tử khuynh đảo hay tội phạm tại Trung Hoa dính líu vào các vụ này hay nếu các quan chức biên giới Thanh Triều bị quyến rũ để nâng cao quyền lực của chính họ bằng việc can thiệp. Trong tất cả các thông tin của họ về các biến cố này, các quan chức nhà Thanh đă canh chừng bất kỳ sự liên hệ nào của các “Hán gian”. Câu trả lời của họ đối với bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào là đóng cửa biên giới – một việc gần như bất khả bởi có quá nhiều con đường ṃn trên vùng rừng núi. Tên gọi các dân tộc – Miao (Mèo), Dao – và các họ rất khác thường trong Hán tự có thể là các dấu hiệu chỉ các nhóm chủng tộc đôi khi đă xuất hiện trong các cuộc thảo luận này, nhưng các quan chức nhà Thanh, các kẻ suy nghĩ rất nhiều về các vấn đề cai trị các vùng núi đa dạng về chủng tộc ở các tỉnh Quảng Tây, Quư Châu, và Vân Nam, không có vẻ đă đặt tiêu điểm thật kỹ càng vào các khó khăn đặc biệt của các sự ràng buộc chủng tộc xuyên biên giới. Các nhà vua An Nam thường t́m thấy các chính sách này của nhà Thanh sự tâm đắc, bởi ít nhất chúng khước từ các kẻ nổi loạn An Nam nơi trú náu trong lănh thổ nhà Thanh. Nhà Thanh có các thủ tục thường lệ cho sự dẫn độ các tội phạm về An Nam.
Trường hợp xáo trộn được lưu trữ tài liệu đầy đủ nhất tại khu vực biên giới miền bắc đă xảy ra trong năm 1775. Nó liên can không phải đến quân nổi loạn An Nam, mà tới các thợ khai mỏ bạc gốc Trung Hoa, khoảng năm ngh́n người trong họ ở một khu vực khai mỏ. Khi cuộc đụng độ lan tràn trong họ, triều đ́nh An Nam đă phái binh sĩ sang để văn hồi trật tự. Người Trung Hoa chạy trốn về phía biên giới của họ. Nhưng khi họ đến đó tất cả đều bị bắt giữ. Các kẻ ít nhiều tham gia một cách vô t́nh được gửi lại về quê quán của họ, với các chỉ thị cho các quan chức địa phương phải canh chừng họ. 63 kẻ bị xem là cầm đầu các vụ quấy rối bị gửi đến Thung Lũng Ili [?] măi vùng tây bắc xa xôi làm nô dịch trong quân đội. 903 kẻ khác bị gửi tới aerTmqi [? nhiều phần do lỗi khi sắp chữ, không rơ chỉ địa phương nào, chú của người dịch]], không thật xa xôi nhưng đúng là sẽ không thoải mái cho các kẻ đă sinh sống dọc theo hạ chí tuyên [Tropic of Cancer,chỉ vùng nhiệt đới, gần xích đạo, chú của người dịch], làm các dân định cư quân sự.
Từ năm 1773 trở đi, An Nam bị mắc vào một loạt các cuộc nội chiến tàn phá và khốc liệt khởi sinh bởi cuộc Nổi Dậy Tây Sơn, có tính chất quân sự, bênh vực dân chúng, chống giới quan lại, thù ghét các di dân Trung Hoa nắm giữ thị trường độc quyền, và bởi các nông dân chịu thuế. Không bao lâu, quân Tây Sơn, nhà Trịnh, và chế dộ nhà Nguyễn bị kẹt trong một sự đối đầu sát cạnh nhau tại khu vực Huế-Đà Nẵng. Về sau, quân Tây Sơn thoát ra để chinh phục phần lớn miền nam, nhưng họ Nguyễn t́m cách sống sót được và sau rốt thiết lập một khu căn cứ địa quan trọng ở Đồng Nai tại khu vực Sàig̣n ngày nay. Các nhà lănh đạo Thanh Triều đă có một số chứng từ hay ho về các giai đoạn của cuộc tranh đấu này từ các người Trung Hoa đă từng ở đó và ngay cả phục vụ như các quan chức dưới tay Chúa Nguyễn, nhưng họ đă không biết dùng để làm ǵ.
Sau này, trong năm 1787, nhà Tây Sơn tiến ra bắc và chiếm giữ kinh đô nhà Lê (Hà Nội ngày nay). Vị vua nhà Lê cuối cùng đă xuất hiện cùng với đoàn tùy tùng của ông tại biên giới Quảng Tây, và được cho trú náu. Các lời thỉnh cầu giúp đỡ của ông để dành lại ngôi vua đă nhận được sự đáp ứng đáng kinh ngạc, theo đó sự cẩn trọng thông thường của các nhà lănh đạo Thanh Triều đă bị vứt bay theo gió. Trong ṿng mười ngày khi các tin tức về các biến cố này đến được Bắc Kinh, các mệnh lệnh đă được đưa ra cho một cuộc xâm lăng quy mô. Tôn Sĩ Nghị (Sun Shiyi), tổng đốc Quảng Đông và Quảng Tây, đă đề nghị cuộc viễn chinh và sẽ chỉ huy cuộc viễn chinh này, nhằm thu đoạt sự vinh quang vĩ đại cho chính ông ta và cho triều đại. Họ Tôn là một phụ tá thân cận của nhân vật nhiều tai tiếng, Ḥa Khôn (Heshen), một kẻ quyền thế lớn lao tại triều đ́nh trong các năm này. Các chiến dịch quân sự nằm trong số các vụ làm ăn béo bở nhất của phe đảng Ḥa Khôn. 8000 quân của họ Tôn gặp ít sự kháng cự, và đă tiến vào kinh đô An Nam trong ṿng chưa đầy một tháng. Sau đó họ bắt đầu hiểu rằng họ chưa hoàn tất cuộc chinh phục của ḿnh, rằng đă có các trung tâm quyền lực quan trọng khác nằm xa hơn hàng trăm dặm về phía nam. Họ đă thua nhiều trận trên đường rút lui, nhưng xem ra vẫn trở về được với khoảng 5000 nguời trong số 8,000 quân của họ [sic]. Các sự dàn xếp phức tạp đă được thực hiện để Nguyễn Huệ, vua Tây Sơn, nhún ḿnh xin sự ân xá của triều đ́nh, và để được chấp nhận như một kẻ triều cống. Khối lượng văn thư về các sự dàn xếp này cho thấy rơ ràng rằng tiết mục này đă thực sự là một bối rối lớn lao cho triều đ́nh nhà Thanh. (*b) Các lễ nghi phức tạp và nhiều âu lo tiếp theo sau là một phần quan trọng trong khung cảnh có sự tiếp đón của triều đ́nh nhà Thanh dành cho sứ đoàn Macartney năm 1793.
Tại miền nam, chế độ nhà Nguyễn c̣n sống sót bắt đầu dành được sức mạnh chống lại nhà Tây Sơn. Nó đă có một bộ phận hải quân hùng mạnh, và đôi khi các hạm đội của chúa Nguyễn đă xuất hiện măi ở phương bắc, đến tại Hải Nam, thuộc lănh thổ đế quốc nhà Thanh. Từ khoảng 1797, có khá nhiều tin tức trong các văn khố nhà Thanh về các bước tiến triển dọc bờ biển này. Nguyễn Ánh, vị chúa của quyền lực đang lên này và là Hoàng Đế Gia Long vị lai của triều đại nhà Nguyễn mới, đă t́m kiếm sự thừa nhận riêng biệt từ nhà Thanh trong khi ông c̣n đang đánh nhau với nhà Tây Sơn. Nhà Thanh đáp ứng một cách cẩn trọng, nhưng bắt đầu tự hỏi họ sẽ làm ǵ nếu vị chúa của Đồng Nai (Nguyễn Ánh) sẽ chiến thắng toàn diện. Chính v́ thế, khi ông ta chinh phục miền bắc năm 1802, hoàn tất cuộc chiến thắng của ḿnh trên nhà Tây Sơn, ông ta đă sẵn sàng được chấp nhận như vi vua chính thống. Nhưng của nước nào? Ông thỉnh nguyện rằng người dân của ông ở miền nam không ưa thích danh xưng An Nam, vốn nhắc nhở họ nhiều về chế độ bá quyền của Trung Hoa trong quá khứ tại miền bắc. Trong hai trăm năm họ đă tự xưng là Nam Việt. Nhưng tên này hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với triều đ́nh nhà Thanh, bởi các chữ này (trong tiếng Hán là Nan Yue) đă là tên của một quốc gia cổ xưa được tập trung tại vùng nay là Quảng Đông và Quảng Tây. Nhiều văn thư trao đổi bực dọc đă không mang lại giải pháp nào. Sau đó một kẻ nào đó tại đế triều đề nghị chỉ đơn giản đảo ngược hai âm tiết đó. Nguyễn Ánh chấp nhận gọi vương quốc của ông là Việt Nam. (*c) Chính v́ thế đây là một trong những quốc hiệu đă được nâng niu một cách say đắm nhất trong thời đại chúng ta, rất thường được gợi lên để chống lại sự đô hộ của người Trung Hoa, cũng như của người Pháp và người Hoa Kỳ, lại được phát kiến ra bên trong các bức tường màu đỏ của Cấm Thành Bắc Kinh.
KHỦNG HOẢNG VÀ SỰ ỔN ĐỊNH MỚI
Như tôi được biết, các tài liệu thuộc Các Văn Khố Bắc Kinh phác họa trong các đọan nêu trên chưa từng được nghiên cứu trước đây. Chúng nhiều phần sẽ có giá trị cốt yếu cho các sử gia về Xiêm La và về An Nam / Việt Nam trong thời kỳ này. Một vài học giả đă tŕnh bày, từ các nguồn tài liệu khác, các tính chất chính yếu trong mậu dịch triều cống của Xiêm La và về các sự tranh chấp giữa Taksin -Mạc Thiên Tứ - Rama I trong những năm có cuộc khủng hoảng triều đại. 15 Đối với An Nam/Việt Nam, sự đáp ứng của nhà Thanh đối với sự sụp đổ của nhà Lê, kể cả sự đại bại của cuộc xâm lăng năm 1788, sự chấp nhận Nguyễn Huệ và sau này vị tân Hoàng Đế Gia Long, và các sự lo ngại về hải tặc đặt căn cứ tại duyên hải Việt Nam sang cướp bóc tỉnh bờ biển Quảng Đông, đều được hay biết khá rơ. 16 (*d) Tôi không biết về bất kỳ cuộc nghiên cứu nào về các sự rối rắm và tranh chấp dọc biên giới An Nam và Quảng Tây. Các nguồn tài liệu nhà Thanh rất vá víu và gây thắc mắc về các lực lượng của chúa Nguyễn kháng cự tại khu vực Đồng Nai có thể hữu ích đối với các nhà chuyên môn. Bởi tôi không phải chuyên viên ngành đó, về Xiêm La cũng như về An Nam / Việt Nam. Tôi không đọc được các ngôn ngữ đó. Tôi là một kẻ tài tử mê say việc viết sử kư các nước đó. Tôi đang tiếp xúc với một vài chuyên viên thượng thặng, và không lâu sẽ bắt đầu chia sẻ các sự tóm lược về các điều khám phá từ văn khố của tôi với họ. Chúng ta sẽ nh́n thấy các sự cộng tác này sẽ phát triển ra sao.
Tôi hy vọng các nguồn tài liệu này và sự chú ư hơn nữa đến các trường hợp Xiêm La và Việt Nam sẽ đóng góp cho một khuynh hướng viết sử kư sẵn tiến hành sẽ biến các cuộc đảo lộn này và các triều đại mới phát sinh thành các trường hợp nghiên cứu điển h́nh (case studies) trong các sự thay đổi toàn Âu-Á (Eurasia-wide) trong phạm vi quốc gia và xă hội khoảng 1800. Sự tăng trưởng thương mại, sản xuất, và dân số có thể được nhận thấy tại nhiều khu vực. Đă có các khuynh hương dài hạn đối với sự củng cố quyền lực chính trị tại một số ít đơn vị hơn. 17 Nhưng khi chúng ta sử dụng các quăng thời gian ngắn hơn các thời khoảng được dùng trong các sự tổng quát hóa to lớn này, chúng ta thấy rằng các khuynh hướng này không phải là tiến tŕnh theo đường thẳng. Tại các “đế quốc thuốc súng” của thế giới Hồi Giáo, góp mặt cùng với nhà Minh-Thanh như “các đế quốc nông nghiệp” vĩ đại thời ban sơ hiện đại, sự tăng trưởng mậu dịch và dân số có thể được nh́n là đă mở đường cho việc khai mào các nỗ lực xây dựng quốc gia cấp miền thách đố các chế độ tự giới hạn và hướng vào sự kiểm soát trong bản chất của các trung tâm đế quốc. Cuộc nghiên cứu đối chiếu quan trọng của tác giả Jack Goldstone khai triển một lư thuyết về các sự khủng hoảng như thế, mang lại địa vị tối cao cho các nguyên do nhân số, vốn quan yếu trong các trường hợp Âu Châu và Á Châu. 18 Trên các b́nh diện nhỏ hơn của Xiêm La và Việt Nam, đối với tôi, có vẻ các tiến tŕnh tương tự cũng có thể được nhận thấy. Ngoạn mục nhất, sự bành trướng cuộc định cư của người Việt Nam tại miền nam mở đường cho các cấu h́nh mới của quyền lực. Tác giả Li Tana cho chúng ta một bức tranh khai phá về các sự phát triển này như “một phương cách mới để là một người Việt Nam”, nặng về thương mại hơn, cởi mở trong sự tương tác với các người ngoại quốc hơn so với trung tâm cổ xưa hơn tại Châu Thổ sông Hồng. 19 Hội An không mấy xa Huế về phía nam trên bờ biển miền trung đă trở thành một trung tâm quan trọng cho mậu dịch quốc tế. Nhiều người định cư gốc Trung Hoa đă góp phần cho các sự thay đổi này. 20 Các vị chúa Nguyễn đă duy tŕ một chế đố độc lập trong thực tế đối với trung tâm cổ xưa tại miền bắc. Trong thế kỷ thứ mười tám, vùng đất lúa gạo giàu có của Châu Thổ sông Mekong đă được khai khẩn để canh tác bởi người Việt Nam và Trung Hoa. Đồng Nai tại khu vực Sàig̣n ngày nay đă trở thành một trung tâm quan trọng về mậu dịch và quyền lực, với nhiều người Trung Hoa định cư. Tôi đă sẵn ghi nhận trung tâm rất quan trọng về quyền lực hàng hải của người Trung Hoa tại Hà Tiên bên bờ phía tây của Châu Thổ sông Mekong. Ngoài sự dính líu của họ đến cuộc khủng hoảng Xiêm La, họ đă từng can thiệp vào sự ủng hộ cho chúa Nguyễn tại Đồng Nai. Như thế sự bành trướng kinh tế của thời đại đang dẫn đến một sự lan tràn các trung tâm quyền lực cạnh tranh với nhau, hơn là có thể sinh tồn, theo các phương cách tuơng đồng một cách đại cương với các tiến tŕnh được mô tả cho các khu vực khác bởi các tác giả Bayly và Goldstone. Họ Mạc ở Hà Tiên đánh cuộc trên một sự phục hồi của kinh đô Ayutthaya, đă thua, và bị đè bẹp. Họ Nguyễn ở Huế, Hội An, và sau này ở Đồng Nai gần như đă không sống sót qua cuộc động đất Tây Sơn, và trong khi sống sót đă áp dụng tuyệt vời các lợi thế chiến lược và kinh tế của khu vực Đồng Nai. Triều đại nhà Nguyễn mới đă thực hiện các nỗ lực gian khổ để xây dựng các định chế thư lại kiểu Trung Hoa, 21 và học hỏi đủ mức về các vũ khí và các sự xây dựng thành tŕ của các người Âu Châu tiền phong để tự pḥng thủ. Kinh đô của nó nằm ở giữa, tại Huế, trung tâm hấp lực về văn hóa của nó ở miền bắc, căn cứ kinh tế của nó tại vùng giàu có mới và phong cách mới của Châu Thổ sông Mekong. Cả ở An Nam (Việt Nam ngày nay) lẫn ở Xiêm La, một cơ cấu quốc gia mới và mạnh mẽ hơn đă xuất hiện, trong đó các di dân Trung Hoa góp phần rất đáng kể.
Liệu cũng đă có các trường hợp tăng trưởng kinh tế và nhân khẩu nội địa góp phần vào sự xuất hiện các trung tâm quyền lực tạo bất ổn và thay thế hay không? Một ấn tượng bao quát về sự tăng trưởng như thế, phần lớn được thúc đẩy bởi sự bành trướng việc khai mỏ, chắc chắn được tăng cường bởi trường hợp các sự xáo trộn trong số các thợ mỏ Trung Hoa tại miền viễn bắc An Nam. Tôi ngờ một điều ǵ đó có thể được tạo ra về vai tṛ của việc khai mỏ, mậu dịch trên đất liền, và có lẽ ngay cả của thuốc phiện, trong sự tăng trưởng sự giàu có và định cư tại vùng cao nguyên Miến Điện và Xiêm La, trợ lực cho cả cuộc chiến tranh Miến Điện – Trung Hoa các năm 1767-1770 và cho sự lựa chọn của Miến Điện để tiến quân qua ngả Chieng Mai trong cuộc xâm lăng năm 1767 vào Xiêm La. Nhưng nếu tôi sắp có bất kỳ điều ǵ của riêng tôi mang đến cho cuộc thảo luận đó, tôi sẽ phải nghiên cứu xuyên qua các tài liệu của Văn Khố Bắc Kinh về các quan hệ của nhà Thanh với Miến Điện. Các tài liệu này hiện diện ở đó, mênh mông và phức tạp một cách đáng sợ, nhưng tôi đă không thu thập chúng. Nếu hạn kỳ “cưỡng hành một cách nghiêm ngặt” cho bài viết này là ngày 15 Tháng Hai – tốt hơn nữa là 15 Tháng Ba – tôi sẽ sắp xếp điều ǵ đó lại với nhau từ các tài liệu đă được ấn hành. Như thế, việc đó sẽ phải dành cho giai đoạn kế tiếp trong dự án của tôi.
Hăy để tôi kết luận bằng việc quay trở lại các quan hệ quốc tế. Nh́n vào sự ổn định của các quan hệ triều cống của họ với các quốc gia ổn định và hữu hiệu tại Việt Nam và Xiêm La hồi đầu thế kỷ thứ mười chín, các nhà lănh đạo Thanh Triều đă có mọi lư do để tin rằng các phương thức thừa hưởng của ḿnh đă hoạt động rất tốt. Cách thức cân nhắc của họ về các vấn đề trong các quan hệ ngoại giao dựa trên các tin tức chuyển tŕnh bởi các quan chức tại các tỉnh nơi mà các sự tiếp xúc với người ngoại quốc được tập trung. Nhiều nguồn tin tức đă làm gia tăng khả tính rằng vị hoàng đế có thể chứng tỏ sự nắm vững t́nh h́nh của ông bằng cách vạch ra các sự thiếu đồng nhất giữa chúng, giảm bớt xác xuất rằng bất kỳ quan chức cấp tỉnh nào sẽ có được sự chấp thuận của hoàng triều cho một cuộc phiêu lưu băng qua biên giới để nâng cao chức nghiệp. Sự đại bại của cuộc xâm lăng năm 1788 vào An Nam đă chứng tỏ những ǵ đă có thể xảy ra khi mà các sự kiểm soát và cân bằng này bị phá vỡ. Các nhà lănh đạo nhà Thanh, tại triều đ́nh và cấp tỉnh, đă có khá nhiều tin tức về các sự phát triển tại các nước triều cống nhưng đă không biết sử dụng chúng để làm ǵ. Họ bị ngăn trở bởi khuyết điểm cốt yếu của hệ thống triều cống như một cơ cấu cho sự quản trị các quan hệ ngoại giao, sự vắng bóng của bất kỳ đại diện thường trú của nhà Thanh tại một kinh đô nước ngoài, phụ trách, để bổ túc cho lối chơi chữ cổ xưa, việc không chỉ nói dối cho nước của ḿnh, mà c̣n do thám ở hải ngoại cho nước ḿnh nữa. Các hoa kiều hải ngoại có thể đă cung cấp các tin tức tuyệt hảo, v́ các mục đích riêng của họ, khi họ muốn thế, như Mạc Thiên Tứ đă làm trong các năm 1767-1771, nhưng thường họ và các quan chức nhà Thanh không tin tưởng lẫn nhau và đă không chia sẻ nhiều tin tức. Sự quản trị tin tức t́nh báo của Hoa Kiều ở Xiêm La đă vươn lên một đỉnh cao trong việc tŕnh bày vua Rama I như đứa con trai hiếu thảo của Taksin. Các nhược điểm này của việc thu thập tin tức tại các hải cảng ở Đông Nam Á đă nằm trong số nhiều lư do giải thích tại sao các nhà lănh đạo Thanh Triều, có khả năng bao la để thu thập tin tức và giữa các nỗ lực cải cách quan trọng tại Tân Cương, sự quản lư muối, và nhiều chuyện khác hồi đầu thế kỷ thứ mười chín, đă cảm nhận quá ít – thí dụ, c̣n kém Hoàng Đế Gia Long của Việt Nam rất nhiều – về các sự thay đổi lớn lao đang tiến tới họ từ ngoài biển Nam Hải, được khơi động bởi các hoạt động vô chính phủ của các nhà mậu dịch tư nhân Anh quốc, nhà nước bành trướng đă mau chóng theo sau họ, với các tàu chạy bằng hơi nước, đại bác hiện đại, và nha phiến./-
_____
CÁC TÁC PHẨM TRÍCH DẪN
Bates, Robert H. 2001. Prosperity and Violence: The Political Economy of Development. New York and London: Norton.
Bayly, C. A. 1988. Indian Society and the Making of the British Empire. The New Cambridge History of India, II, 1. Cambridge and New York: Cambridge University Press.
Bayly, 1989. Imperial Meridian: The British Empire and the World, 1780-1830. London and New York, Longman.
Bluss’, Leonard and Femme Gaastra, đồng biên tập, 1998. On the Eighteenth Century as a Category of Asian History: Van Leur in Retrospect. Aldershot: Ashgate.
Chen, Chingho A. 1974. Historical Notes on Hội-An (Faifo). Carbondale, IL.: Center for Vietnamese Studies, Southern Illinois University.
Chen, Chingho A. 1977. “Mạc Thiên Thu [? phải là Tứ] and Phrayataksin: A Survey on their Political Stand. Conflicts and Background,” Biên bản của Hội Nghị Lần Thứ Bẩy của Hội Sử Gia Quốc Tế Về Á Châu (Proceedings of the Seventh Conference of the International Association of Historians of Asia) (Bangkok), các trang 1535-1575.
Chin, James K. 1993. “King Taksin and China: Siam-Chinese Relations During the Thonburi Period As Seen From Chinese Sources,” bài tham luận dành cho Hội Nghị Lần Thứ Năm về Thái Lan Học (paper for 5th International Conference on Thai Studies) SOAS, London.
Evans, Peter B., Dietrich Rueschemeyer, and Theda Skocpol, đồng biên tập, 1985. Bringing the State Back In. Cambridge and New York: Cambridge University Press.
Goldstone, Jack A., 1991. Rebellion and Revolution in the Early Modern World. Berkeley, Los Angeles, and Oxford: University of California Press.
Hall, John W. and James L. McClain, đồng biên tập, 1991. The Cambridge History of Japan, Volume 4: Early Modern Japan. Cambridge and New York: Cambridge University Press.
Lâm, Trương Bửu 1968. “Intervention versus Tribute in Sino-Vietnamese Relations, 1788-1790”, trong sách biên tập bởi John K. Fairbank, The Chinese World Order (Cambridge MA.: Harvard University Press), các trang 165-179, 321-326.
Li Tana, 1998. Nguyễn Cochinchina: Southern Vietnam in the Seventeenth and Eighteenth Centuries. Ithaca: Cornell Southeast Asia Program Publications.
Lieberman, Victor, biên tập, 1999. Beyond Binary Histories: Re-Imaging Eurasia to c. 1830. Ann Arbor: University of Michigan Press.
Mann, Michael 1986-1993. The Origins of Social Power, 2 vols. Cambridge and New York: Cambridge University Press.
Masuda, Erika, không ghi nhật kỳ, “Rama I‘s Foreign Policy to China”. Bản đánh máy.
Murray, Dian H. 1987. Pirates of the South China Coast, 1790-1810. Stanford: Stanford University Press.
Ng Chin-Keong 1991. “The Case of Ch’en I-lao: Maritime Trade and Overseas Chinese in Ch’ing Policies, 1717-1754”, trong sách biên tập bởi Roderick Ptak và Dietmar Rothermund, Emporia, Commodities and Enterpreneurs in Asian Maritime Trade, c. 1400-1750 (Beitroge zur STdasienforschung, STdasien-Institut, UniversitOt Heidelberg, No. 141, Stuttgart, Franz Steiner, 1992), các trang 373-400.
Nguyễn, Than-nha [?] 1970. Tableau Economique du Vietnam aux XVIIe et XVIIIe Śecles. Paris: Cujas.
Pombejra, Dhirivat na 1998. “Princes, Pretenders, and the Chinese Phraklang: An Analysis of Dutch Evidence Concerning Siamese Court Politics, 1699-1734”. Trong sách biên tập bởi Bluss’ and Gaastra, On The Eighteenth Century As A Category Of Asian History, các trang 107-130.
Reid, Anthony, 1988-1993. Southeast Asia in the Age of Commerce, 1450-1680. New Haven and London: Cornell University Press.
Skinner, G. William 1957. Chinese Society in Thailand: An Analytical History. Ithaca: Cornell University Press.
Skinner 1996. “Creolized Chinese Societies in Southeast Asia”, trong sách do Anthony Reid biên tập, Sojourners and Settlers: Histories of Southeast Asia and the Chinese. St. Leonards, Australia: Allen and Unwin), các trang 51-90.
Spruyt, Hendrik 1994. The Sovereign State and Its Competitors: An Analysis of Systems Change. Princeton: Princeton University Press.
Thomson, Janice E. 1994. Mercenaries, Pirates, and Sovereigns: State-Building and Extraterritorial Violence in Early Modern Europe. Princeton: Princeton University Press.
Toby, Ronald P. 1984. State and Diplomacy in Early Modern Japan: Asia in the Development of the Tokugawa Bakufu. Princeton: Princeton University Press.
Totman, Conrad 1993. Early Modern Japan. Berkeley, Los Angeles, and London: University of California Press.
Viraphol, Sarasin 1977. Trade and Profit: Sino-Siamese Trade, 1652-1853. Cambridge MA.: Harvard East Asian Monographs.
Waldron, Arthur 1990. The Great Wall of Chian: From History to Myth. Cambridge and New York: Cambridge University Press.
Wills, John E. Jr. 1968. “Ch’ing Relations with the Dutch, 1622-1690”, trong sách biên tập bởi John K. Fairbank, The Chinese World Order (Cambridge MA.: Harvard University Press, 1968), các trang 225-256, 368-380.
Wills 1984. Embassies and Illusions: Dutch and Portuguese Envoys to K’ang-hsi, 1666-1687, Cambridge MA.: Harvard East Asian Monographs.
Wills, 1999. “Did China Have A Tribute System?”, Asian Studies Newsletter, Vol. 44, No. 2 (Spring 1999), các trang 12-13.
Woodside, Alexander B. 1971. Vietnam and the Chinese Model: A Comparative Study of Vietnamese and Chinese Governement in the First Half of the Nineteenth Centuy. Cambridge MA.: Harvard University Press.
Wyatt, David K. 1998. “The Eighteenth Century in Southeast Asia”, trong sách biên tập bởi Bluss’ và Gaastra, On the Eighteenth Century as a Category of Asian History, các trang 39-58.
Yunnansheng lishi yanjiusuo (Viện Nghiên Cứu Lịch Sử Tỉnh Vân Nam), biên tập 1985. Qing Shilu Yuenan Miandian Taiguo Laoguo shiliao zhechao (Tài liệu Sưu Tập về Việt Nam, Miến Điện, Thái Lan, và Lào từ bộ Thanh Thực Lục). Kunming: Yunnan Renmin.
Zhongguo Diyi Lishi Dang’anguan (Trung Hoa Đệ Nhất Lịch Sử Văn Khố: First Hostorical Archives of China). Loạt tài liệu được trích dẫn: Lufu zouzhe (Các Bản Sao Của Đại Hội Đồng: Grand Council Copies) và Zhupi zouche (Các Văn Thư Ngoại Giao Cho Sắc Thư Phúc Đáp của Hoàng Triều, phần phân loại các quan hệ ngoại giao, Thái Lan và Việt Nam.
_____
CHÚ THÍCH:
1. Các phần của bài viết này đă được tŕnh bày tại Đại Học Nhân Dân Trung Hoa (Renmin University of Chian), Tufts University và tại cuộc Hội Thảo về Trung Hoa tại Miền Nam California (Southern California China Seminar). Tôi xin cảm tạ các ư kiến từ tất cả các thính giả này và từ những người khác đă chia sẻ cùng với tôi một vài tư tưởng.
2. Evans, Rueschemeyer, và Skocpol; Mann; Bates.
3. Spruyt; Thomson.
4. Toby; Totman; Hall and McClain.
5. Wills 1968; Wills, 1999.
6. Wills 1984.
7. Waldron.
8. Tôi cũng được hưởng lợi nhờ một sự biên tập thuận tiện các đoạn văn từ nguồn ấn phẩm quan trọng nhất, the Veritable Records (Bộ Thực Lục); xem Yunnamsheng lishi yanjiusuo.
9. Skinner 1957; Skinner 1996.
10. Pombejra.
11. Ng Chin-Keong.
12. Chen 1977.
13. Zhongguo Di’yi Lishi Dang’anguan, Lufu zouzhe, 7785/43, ghi trong phần niên hiệu Càn Long (Qianlong) 47/5/15.
14. Zhongguo Di’yi Lishi Dang’anguan, Lufu zouzhe, 7771/22, ghi trong phần niên hiệu Ung Chính (Yongzheng) 5/8/10.
15. Chen 1977; Chin; Masuda.
16. Lam; Murray.
17. Lieberman.
18. Bayly 1988; Bayly 1989; Goldstone.
19. Li Tana.
20. Chen 1974.
21. Woodside.
----
Nguồn: John E. Wills, Jr., Great Qing and Its Southern Neighbors, 1760-1820, © 2001 by the American Historical Association. Compiled by Debbie Ann Doyle. Format by Chris Hale.
*****
PHỤ CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
*a: Về sự việc phân định biên giới giữa Tuyên Quang và Vân Nam này, hai tác giả Hà Mai Phương & Chu Thu Hằng, trong tập Sử Liệu Về Biên Giới Ta và Tàu Từ Đời Nhà Lư Cho Tới Đầu Thời Pháp Thuộc, Mai-Hiên xuất bản, Campbell, California, 1999 (?), nơi các trang 16 và 17, đă viết như sau:
[Bắt đầu trích] …Hai sử liệu của ta chép về vấn đề tranh chấp biên giới này như sau:
- Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, [sau nhiều năm tranh căi], tới năm 1728 [đời vua Lê Dụ Tông], nhà Thanh mới thuận trả lại vùng biên giới tranh chấp này về nước ta. Bấy giờ biên giới hai nước lấy sông Đỗ-Chú – một con sông nhỏ ở phía nam tấn [đồn binh] Mă-Bạch [hay Mă-tấn] ở bên Tàu – làm ranh giới giữa hai châu Vị Xuyên và Thủy-Vĩ [của trấn Tuyên-Quang] với phủ Khai Hóa của tỉnh Vân Nam [bên Trung Quốc]. Nhưng thổ quan phủ Khai Hóa chỉ cho sứ bộ Ta con sông Đỗ-Chú giả để âm mưu chiếm lấy các sách (thôn, làng) ở Bảo Sơn thuộc tổng Tụ Long. Binh-bộ Tả Thị Lang Nguyễn Huy Nhuận và Tế Tửu Nguyễn Công Thái phải đích thân xông pha lam chướng để t́m ra con sông Đỗ-Chú “thực”, rồi cùng quan lại nhà Thanh tranh luận và dựng đồng trụ (cột đồng) làm giới mốc hai nước. [12].
- Theo Đại Nam Thực Lục, khoảng niên hiệu Bảo Thái [1720-1729; đời vua Lê Dụ Tông], người Thanh ở phủ Khai Hóa [tỉnh Vân Nam] xâm lấn biên giới châu Vị-Xuyên, trấn Thái Nguyên, triều đ́nh nhà Lê phản kháng, người Thanh sai quan đi lại hội-khám, trả lại đất biên giới cho ta, lấy sông Đỗ-Chú làm ranh giới [thượng nguồn sông này phát nguyên từ huyện Văn-Sơn, phủ Khai Hóa, nước Tàu]; cho dựng bia đá làm mốc. Bia ở bờ nam sông Đỗ-Chú ở nước ta có khắc các hàng chữ “Địa giới châu Vị Xuyên, trấn Tuyên Quang, nước An Nam, lấy sông Đỗ-Chú làm mốc”. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, ngày 18 tháng 9, niên hiệu Ung Chính nhà Thanh năm thứ sáu [1728], tức là niên hiệu Bảo Thái nhà Lê; vua Lê Dụ Tông sai sứ bộ Tả Thị Lang Nguyễn Huy Nhuận và Quốc Tử giám Tế-Tửu Nguyễn Công Thái phụng chỉ đến dựng bia đá ở bờ sông Đỗ-Chú [thuộc châu Vị-Xuyên, trấn Tuyên Quang – sau thuộc tỉnh Hà Giang]. Nguyên văn bài văn bia nhà Thanh dựng ở bờ sông Đỗ-Chú như sau: “Huyện Khai-Dương là nơi ở xa tận chân trời, tiếp giáp với nước Giao-Chỉ. Xét sử sách nên lấy sông Đỗ Chú ở phía nam phủ trị 240 dặm làm địa giới; sau v́ chỗ địa giới lẫn lộn, sai quan đến tra xét, tâu xin ấn định địa giới ở núi Duyên Xưởng. Hoàng thượng [chỉ vua Ung-Chính tức Thanh Thế Tông, ở ngôi từ 1723 – 1735] ta, uy đức tỏa xa, nghĩ đến [nước] Giao Chỉ đời đời giữ lễ kính thuận, được ban Chỉ ưng thuận, lại ban cho 40 dặm đất đă xét ra [là của nước ta] ấy. Bọn Sĩ Côn chúng tôi, vâng lệnh Tổng Đốc Vân-Quư bộ Nguyễn Đoạn ủy phái, nhằm ngày mồng 7 tháng 9, hội đồng với bọn Nguyễn Huy Nhuận là sai viên nước Giao Chỉ, cộng đồng bàn định, lấy con sông nhỏ ở phía Nam đồn Mă-Bạch [Mă-tấn] làm mốc, tức là chỗ mà vua nước Giao Chỉ tâu gọi là sông Đỗ-Chú. Chúng tôi tuân theo Chỉ dụ thiết lập giới hạn và dựng ở phía Bắc sông ấy cái bia đ́nh [nhà bia]. Từ đây, ở phía bắc con sông ấy, chốn biên cương được vững bền muôn ức năm, hưởng sự tốt lành không đời nào bỏ mất. Ngày 18 tháng 9, niên hiệu Long [Ung?] Chính thứ 6 [tức năm 1728]; thự Khai-Hóa phủ, thần Ngô Sĩ Côn và thự Khai Hóa trấn, Trung dinh Du kích thần Vương Vô Đảng kính lập.” [hết trích].
Bản đồ sông Đỗ Chú và biên giới hai nước tại trấn Tuyên Quang, Việt Nam và
phủ Khai Hóa, Vân Nam, Trung Hoa
*b: Về sử liệu phia Việt Nam, các văn thư ngoại giao trong giai đoạn này được sưu tập thành bộ Đại Việt Quốc Thư, được dịch bởi Đ́nh-thụ Hoàng Văn Ḥe, do Trung Tâm Học Liệu, Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Ḥa xuất bản tại Sàig̣n, năm 1967. Thái độ của vua Quang Trung Nguyễn Huệ đối với nhà Thanh biểu lộ tư thế chủ động của kẻ chiến thắng, hiên ngang và độc lập, đôi khi c̣n mang tính chất “bỡn cợt, mỉa mai” Thanh triều, dưới lớp vỏ ngôn từ ngoại giao khiêm tốn. Điển h́nh, văn thư dưới đây nói lên thái độ của vua Quang Trung đối với “tàu lạ” lai văng ở hải phận Việt Nam.
[Bắt đầu trich, Đại Việt Quốc Thư, sách dẫn trên, các trang 81-84]
THƯ CỦA VUA QUANG TRUNG GỬI SANG PHÚC KHANG AN NHÀ THANH
Tiểu mục (1) nước An Nam là họ Nguyễn, kính cẩn gửi lên chức Ngự-tiền đại nhân, kinh duyên giảng quan, Thái tử Thái bảo Nội đại thần, Nghị chính đại thần, Lại bộ Thượng thư kiêm Binh bộ Thượng thư, Đô sát viện hữu Đô ngự sử, Tổng đốc Quảng Đông - Quảng Tây Quân vụ, kiêm lư lương sướng, diêm khóa, nhất đẳng gia dũng công là họ Phúc, trước đài xét rơ cho. (2)
Nay kính vâng đặc ân của Đại Hoàng Đế, cho Tiểu phiên tờ Sắc và bài thơ nhà Vua làm, lại chính tay nhà Vua viết, vâng chế hiến Tôn đại nhân phái hai Đại viên mang tờ Sắc đến nước Tiểu phiên để tuyên bảo.
Tiểu phiên kính vâng mệnh lớn, cảm mến hơn bực thường, bởi đầu mùa thu, Tiểu phiên thân hành làm ấp mới ở địa phương tỉnh Nghệ An, tiếp được thư của gia thần là Phan Văn Lân, Nguyễn Văn Danh đưa đến, Tiểu phiên định vào ngày 28 tháng 8 tự tỉnh Nghệ An ra đi, đến trước thành Thăng Long để lạy đón tờ Sắc và thơ của nhà Vua, cho thỏa ḷng chiêm ngưỡng, thời chợt hôm 26, lại tiếp được quan tướng vơ đi tuần ngoài bể tỉnh Nghệ An báo tin rằng: ngoài bể có chừng hơn 100 chiếc thuyền từ đằng Đông đến thẳng núi Biện sơn, ở ngoài mặt bể tỉnh Nghệ An tiến dần vào cửa bể Nhật Lệ, Tư Dung thuộc tỉnh Thuận Hóa, cờ nhà binh và khí giới đều là h́nh giáng ở nội địa (4), cướp bóc dân cư ở theo bờ bể, khổ không kể hết, Tiểu phiên đương sắm hành trang ra đi, về việc đón tờ Sắc, chợt nghe tin ấy, không biết thuyền bè đó là duyên cớ ǵ? Hoặc là thuyền cướp của lũ Tề nguy, tháng trước tràn qua những xứ như núi Bạch Long Vĩ, núi Thanh Long, núi Quan-Lan, núi Ô Long, núi đại tiểu Lăo thử, núi Hoa Cẩu Đầu đều thuộc bể đông nước tôi, đó là dư đảng bị quan Tả dực Trấn lâm phó tướng của Thiên triều vây bắt, chạy giạt đến đấy, hay là quan binh coi đường bể, nhân đuổi dẹp bọn giặc ngoài bể, vượt bể mà lại, cũng chưa dám chắc.
Nhưng chiếu theo kỳ trước, Thiên triều đánh dẹp thuyền giặc, hiện quan Đề đốc quân thủy và quân bộ toàn tỉnh Quảng Đông là họ Cao, quan Tổng Trấn Quảng Đông Cao Ly là họ Lưu, thuộc về Thiên triều, làm tờ dụ cho chức Trấn mục tỉnh An Quảng nước tôi phải rất nghiêm về việc tra nă, thế mà không hay, chỗ ấy cũng có quan binh đi qua, lại không có một đạo công văn nào bảo trước cả, t́nh h́nh ngoài bể, rất khó ức đạc.
Tiểu phiên trộm nghĩ, từ lúc nộp đồ cống đem ḷng thành cho đến bây giờ, kính vâng Đại hoàng đế rộng lượng để vỗ yên kẻ xa, trông lên nhờ Tôn đại nhân, có ḷng vỗ về nhận nộp, nên tôi mới được gặp gỡ như bây giờ, nay nước tôi đă vâng xin nội thuộc, tức là phên dậu của Thiên triều, quân lính đi thuyền đó là quân lính nào? Tôi đâu dám nín yên không nói, nếu tôi sai kẻ gia tướng ra ngoài bể để đánh nă, trong muôn phần ngộ có một phần nào là quan quân tuần hành ngoài bể của Thiên triều đi qua đến đấy, thời trong khi đánh nhau, tôi phạm lỗi với Thiên triều (5), rất là sợ hăi, nếu để chúng hoành hành nơi sóng gió mà chẳng ai biết đến, thời hai trấn Thuận Hóa, Quảng Nam là nơi Tiểu phiên mới gây nền, căn bản ở như đó, việc pḥng bị ở tận cửa tận sân, không thể khiết nhiên được.
V́ thế, hôm 27 tháng này, Tiểu phiên tự ấp mới là thành Nghệ An, tinh tốc (6) lên đường trở về thành Phú Xuân tỉnh Thuận Hóa, chuẩn bị việc pḥng giữ, kính cẩn giao ủy con đẻ là Nguyễn quang Thùy, bề tôi thân về hàng vơ là Ngô Văn Sở, bề tôi thân về hàng văn là Loan hồi đại, Ngô Thời Sĩ, kính cẩn đến thành Thăng Long đón Đại viên mang tờ sắc, xin dừng ngựa ở công quán Gia Quất là bờ sông Phú Lương (7), hiện tại Tiểu phiên tạm về thành Phú Xuân, kính mong Tôn đại nhân là bậc chế hiến bảo rơ cho tôi: những thuyền bè cướp bóc ở mặt bể, là lính đi đồn trấn, hay là thuyền giặc của bọn Tề nguy mà phải nên nă bắt, tuân theo hiến trát (8), để tùy nghi phân xử cho yên ngoài mặt bể.
Binh cơ là việc trọng, tôi c̣n thiển nghĩ, chưa biết thế nào là phải, xin Tôn đại nhân cúi xuống chỉ giáo cho, tôi may được nhờ dựa sủng linh của Thiên triều, khu xử việc nước, xong sớm việc dẹp yên ngoài bể, để làm đại điển tôn phong, thời tôi đội ơn khôn xiết.
Kính cẩn bẩm lên,
Ngày 20 tháng 8, năm thứ 54 niên hiệu Càn Long.
CHÚ GIẢI:
1. Đầu mục nhỏ mọn, đó là lời khiêm nhún của vua Quang Trung.
2. Từ chữ Ngự tiền đến chữ gia dũng công, đều là chức tước của Phúc Khang An.
3. Chỉ vào Phúc Khang An. [nguyên bản không thấy đánh dấu cước chú này ở đâu, ND]
4. Đất ở Trung Quốc.
5. Triều nhà Măn Thanh ví như thể là Trời.
6. Nhanh chóng như ngôi sao xa để chỉ vào việc cần kíp.
7. Tức là sông Nhị Hà cũng gọi là sông Hồng Hà.
8. Tờ trát của vị quan to. [hết trích].
Điều mỉa mai là Thanh triều biết rất rơ về việc vua Quang Trung đă sử dụng hải tặc Trung Hoa với cả hàng 100 thuyền để đánh phá bờ biển Trung Hoa, và văn thư trên hẳn phải tạo ra các cơn tức giận cay đắng của vua quan nhà Thanh. Xin xem thêm bài Các Ảnh Hưởng Của Phong Trào Khởi Nghĩa Tây Sơn Trên Sự Phát Triển Của Hải Tặc Trung Hoa (The Effects of The Vietnam Rebellion, trong quyển Pirates of The South China Coast, nhà xuất bản Stanford University Press, 1987, các trang 33-56) của Dian H. Murray, bản dịch của Ngô Bắc đă đăng tải trên Gió O. Cũng xem thêm, Hồ Bạch Thảo, Việt Sử: Tư Liệu cùng Lời Bàn, quyển Hạ, Thư Ấn Quán, New Jersey: 2009, đoạn 36: “Vua Quang Trung dự định đánh nhà Thanh”, các trang 564-579.
Nhiều phần cả Thanh Triều lẫn vua Quang Trung đều biết rơ những chiếc “tàu lạ” đó là của ai!
*c: Về quốc hiệu Việt Nam, tác giả Hồ Bạch Thảo, trong quyển Việt Sử: Tư Liệu cùng Lời Bàn, đă dẫn trên, nơi các trang 594-595 đă viết như sau:
[Bắt đầu trích] …Trong văn thư giao dịch với nước ta dưới thời Tây Sơn, nhà Thanh vẫn dùng quốc hiệu An Nam. Sau khi thống nhất đất nước, Gia Long bèn gửi biểu văn sang nhà Thanh xin đặt lại tên nước ta là Nam Việt. Việc làm này khiến vua Gia Khánh cực lực phản đối, v́ sợ Gia Long dùng tên nước cũ thời Triệu Đà để đ̣i lại đất của Nam Việt gồm cả hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây. Gia Khánh lại c̣n lo Gia Long thừa thắng xông lên dành lại đất Lưỡng Quảng, nên ra lệnh báo động, đề pḥng tại hai tỉnh này. Dưới đây là chỉ dụ của vua Gia Khánh ra lệnh cho Tổng Đốc Lưỡng Quảng Tôn Ngọc Đ́nh phải đối phó với t́nh h́nh, cùng bác bỏ điều xin của Gia Long:
Ngày 20 tháng 12 năm Gia Khánh thứ 7 [13/1/1803]
Dụ các Quân Cơ Đại Thần: Hôm qua Tôn Ngọc Đ́nh tấu dâng biểu văn thinh phong của Nguyễn Phúc Ánh, Trẫm đă duyệt đọc kỹ, việc xin phong tên nước hai chữ “Nam Việt” không thể chấp nhận được. Địa danh “Nam Việt” bao hàm rất lớn, khảo sử xưa hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây đều nằm ở trong đó. Nguyễn Phúc Ánh là tiểu Di nơi biên giới, tuy hiện nay có được toàn đất An Nam, bất quá lănh thổ bằng đất Giao Chỉ xưa là cùng, làm sao lại được xưng là “Nam Việt”. Biết đâu đây không phải là ư muốn khoe khoang tự thị của ngoại Di, xin thay đổi quốc hiệu, để thử bụng [Thiên triều] trước, đương nhiên đáng bác đi. Đă ra lệnh cho Quân Cơ Đại Thần soạn thay một tờ hịch dụ, cùng mang nguyên biểu giao cho Tôn Ngọc Đ́nh trả lại; để xem sau khi nhận được chúng sẽ bẩm báo phúc đáp ra sao, rồi đợi chiếu chỉ mà liệu biện. Ngoài ra Nguyễn Phúc Ánh cầu phong quốc hiệu Nam Việt, rơ ràng tự thị vơ công muốn đ̣i xin thêm đất. Sợ bọn chúng âm mưu bất trắc, nên lệnh truyền các quan địa phương tại hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây lưu tâm pḥng bị vùng biển cùng biên giới, quan ải; không được trễ năi lơ là. Nay truyền dụ các nơi để hay biết …[hết trich]
Quyển “Quốc Triều Chánh Biên, của Quốc Sử Quán nhà Nguyễn, Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa dịch và xuất bản tại Sàig̣n năm 1972, có ghi chép về việc xin đổi quốc hiệu này như sau, nơi các trang 58-59:
[Bắt đầu trích] … Lúc trước Ngài [vua Gia Long] sai bọn Lê Quang Định sang cầu phong, lại xin đổi Quốc hiệu. Trong quốc thư nói: “Mấy đời trước mở đất Viêm-giao, càng ngày càng rộng, gồm cả nước Việt Thường và nước Chân Lạp, đặt Quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối hơn 200 năm. Nay tôi lấy hết cơi Nam, có toàn cả đất Việt, nên theo hiệu cũ để chánh quốc danh”. Vua Tàu nghĩ rằng hiệu Nam Việt cũng giống như Việt Đông, Việt Tây (là Quảng Đông, Quảng Tây bây giờ) ư không ưng cho. Ngài đưa thơ bài bác hai ba lần; lại nói: “Nếu không cho đổi Quốc hiệu, thời không thọ phong”. Vua Tàu sợ mất ḷng nước ta, mới cho đặt hiệu Việt Nam. Trong thơ Tàu trả lời rằng: “lúc trước có đất Việt Thường, đă xưng là nước Nam Việt; nay lại có toàn cả đất An Nam, xét ra cho kỹ, thời nên gồm cả đất đai mở mang trước sau mà đặt danh hiệu tốt. Vậy thời định lấy chữ “Việt” để trên, nghĩa là tỏ nước ta giữ đất cũ mà nối nghiệp trước, lấy chữ “Nam” đặt dưới, nghĩa là tỏ nước ta mở cơi Nam giao mà chịu quyền mạng mới, như thế thời danh xưng chánh đại, nghĩa chữ tốt lành, so với hai đất Việt nước Tàu khác nhau xa lắm”. …[hết trich]
Tuy vua Gia Long chịu nhận quốc hiệu Việt Nam này, nhưng vua con là Hoàng Đế Minh Mạng về sau đă tự ư đổi lại là Đại Nam Việt, tức cho ghi thêm chữ Đại trước quốc hiệu Nam Việt mà vua cha là Gia Long mong muốn. Không thấy có sách vở nào nói về việc vua Minh Mạng xin nhà Thanh cho đổi quốc hiệu như thế cả.
Về vấn đề quốc hiệu Việt Nam, cũng xem thêm bài “Việt Nam” Và Vấn Đề Xâm Lược Của Trung Hoa, của Hideo Murarami, “Vietnam” and The Question of Chinese Aggression, Journal of Southeast Asian Histories, Vol. 7, no. 2, September 1966, đă được dịch bởi Ngô Bắc và đăng tải trên Gió O trước đây.
*d; Về việc Nhà Tây Sơn sử dụng hải tặc Trung Hoa này, xem phụ chú *b của người dịch bên trên./-
Ngô Bắc dịch
25/1/2010
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2010