Wilhelm G. Solheim II

University of Hawaii-Manoa

 

MỘT CUỘC CÁCH MẠNG NÔNG NGHIỆP

SỚM HƠN

 

Điều thường được giả định rằng con người đă nuôi trồng đầu tiên các thực vật và các động vật tại vùng Trung Đông.  Các cuộc khai quật tại Đông Nam Á giờ đây khiến nghĩ rằng ở đó cuộc cách mạng đă khởi sự sớm hơn khoảng 5,000 năm.

 

 

Ngô Bắc dịch

 

Nông nghiệp được biết đă từng được phát kiến ít nhất hai lần.  Các cây cối và các súc vật đă được nuôi trồng trong Thế Giới Cổ và tiến tŕnh đuợc lập lại một cách hoàn toàn độc lập vào khoảng vài thiên niên kỷ sau tại Thế Giới Mới.  Bằng chứng về một sự nuôi trồng thứ ba hiên giờ chưa được khám phá.  Cuộc cách mạng nông nghiệp, vốn được nghĩ đă xảy ra đầu tiên khoảng 10,000 năm trước đây trong các xă hội xuất hiện vào Thời Đá Mới tại vùng Trung Đông, xem ra đă được thành tựu một cách độc lập, cách xa hàng ngh́n dặm tại Đông Nam Á.  Cuộc cách mạng nông nghiệp riêng biệt này liên can đến các thực vật và các súc vật phần lớn không được hay biết tới tại Trung Đông, và có thể nó đă khởi sự sớm hơn đến cả 5,000 năm.

       Sự kiện rằng một số trong các nền văn hóa tiến bộ nhất về mặt kỹ thuật trên thế giới trong thời khoảng từ độ 13,000 Trước Công Nguyên (TCN) đến 4,000 TCN đă phát triển không ở Trung Đông hay vùng Địa Trung Hải kề cận mà tại các nhánh đất phía bắc của vùng Đông Nam Á Lục Địa không dễ dàng được chấp nhận.  Tuy thế, các vụ khai quật gần đây tại Thái Lan đă thuyết phục các đồng sự của tôi và chính tôi rằng ở vài nơi nào đó của khu núi non che phủ bởi rừng rú thuộc miền này, các nỗ lực thử nghiệm đầu tiên của con người để khai thác các thực vật và các súc vật hoang dại đă mở đường đầu tiên cho việc làm vườn và sau đó cho nên nông nghiệp và chăn nuôi súc vật toàn diện.

       Về thời tiền lịch sử, cả vùng Đồng Nam Á lục địa lẫn hải đảo gồm chung lại là vùng lớn nhất chưa được hay biết trên thế giới.  Chỉ trong thập niên vừa qua chúng mới được thừa nhận là các khu vực đáng giá cho sự điều tra khảo cổ học.  Công việc của chính tôi trong miền khởi sự tại Phi Luật Tân trong năm 1949 và từ đó bao gồm các cuộc điều tra cả các khu vực hải đảo lẫn đất liền.  Nhu cầu cho việc khảo cổ vớt vát trước khi khởi công xây dựng tại vùng hạ lưu Sông Mekong đă đưa đến các sự khai quật tại hai địa điểm thuộc miền bắc Thái Lan bởi các đồng sự của tôi và tôi trong các năm 1965-66.  Địa điểm đầu tiên trong hai địa điểm này, g̣ đất thời tiền sử gọi là Non Nok Tha, gần khu vực bị lụt bởi các luồng nước của Đập Dự Trừ Nam Phong.  Công việc của chúng tôi ở đó, được đồng bảo trợ bởi Bộ Mỹ Thuật Chính Phủ Thái Lan, Đại Học Otago tại New Zealand (Tân Tây Lan) và Khoa Khảo Cổ của tôi tại Đại Học University of Hawaii, đă bắt đầu trong mùa khô năm 1965-1966 với sự trợ giúp của Hội Khoa Học Quốc Gia (National Science Foundation).  Cùng lúc, Khoa Khảo Cổ của tôi có bảo trợ một sự khai quật thứ nh́ tại một địa điểm nhiều hứa hẹn ở góc tây bắc của Thái Lan.  Đây là Hang Thần (Spirit Cave), kẻ khám phá và khai quật nó, Chester F. Gorman, là một sinh viên của tôi tại Đại Học University of Hawaii.

       G̣ đất gọi là Non Nok Tha được cùng canh tác bởi một it nông dân thuộc một thôn gần đó.  Họ đă che phủ gần hết ngọn đồi bằng việc trồng chuối, hạt tiêu cay, và các bụi dâu nuôi tầm, nhưng có hai khu vực được khai quang trên g̣, nơi hạt gạo từ các cánh đồng lúa bao quanh được đập lúa vào mùa thu hoạch.  Đào xuống mép một nơi trồng dâu tầm, chúng tôi t́m thấy lớp trên cùng của g̣ đất có chứa một ít dụng cụ bằng sắt và nhiều di cốt của các cá nhân được thiêu đốt trước khi chôn.  Bên dưới các tầng lớp này là các ngôi mộ xưa hơn chứa các người chết không bị thiêu đốt; các vật mai táng gồm cả các đồ tùy táng theo mộ.  Trong đó có các khuôn bằng đá để đúc các lưỡi ŕu bằng đồng, một số các chiếc ŕu, các đồ bằng đồng khác và một số dụng cụ bằng đá được mài bóng.  Các ngôi mộ cũng chứa đồ gốm được chế tạo một cách hoàn hảo nhưng nói chung thiếu phần trang trí.  Tại các lớp đất thấp nhất của địa điểm, chúng tôi c̣n t́m thấy nhiều khí cụ bằng đá được mài nhẵn hơn nữa và một ít mẫu của đồ gốm được trang trí nhưng không có đồ đồng nào cả.

       Đây là những khám phá đáng kể.  Đầu tiên, trước đây chưa hề có một địa điểm nào được t́m thấy tại Đông Nam Á có chứa đựng bằng chứng về thời khoảng chính yếu khi đồ đồng được biết đến, nhưng lại không hay biết ǵ về đồ sắt.  Thứ nh́, đồ gốm từ địa tầng thấp nhất bao gồm hai bồn (chậu, b́nh) được trang trí theo một kiểu mầu mà tôi đă nh́n thấy đầu tiên tại Phi Luật Tân và đà nhận thấy sau này trên đồ gốm được khai quật từ các nơi khác tại Đông Nam Á.

 

Địa điểm Non Nok Tha được chứng tỏ có quá nhiều sự chôn cất đến nỗi công việc của chúng tôi chậm hơn nhiều so với sự ước định.  Sau rốt chúng tôi đă ghép lại được hơn 100 bồn bằng gốm cho Bảo Tàng Viện Quốc Gia Thái Lan, gửi các mẫu để phân tích chất carbon-14 và đóng gói một số đồ vật khám phá khác cho sự nghiên cứu trong pḥng thí nghiệm về Hawaii.  Một vài nơi chôn cất sâu nhất của địa điểm được giữ nguyên với ư nghĩ để dành cho sự khai quật sau này.  Chúng tôi bị thuyết phục rằng các tầng lớp sâu nhất của g̣ đất th́ khá cổ, có thể trở lùi đến tận 1,000 TCN, nhưng chúng tôi không thể chắc chắn cho đến khi hay biết các kết quả định tuổi bằng phương pháp xét nghiệm chất than carbon-14.

       Khi chúng tôi tháo gỡ, làm sạch sẽ và khảo sát các mẫu tại Hawaii, chúng tôi tiếp tục khám phá ra sự bất ngờ.  Thí dụ, chúng tôi t́m thấy trong số các mảnh sành từ các tầng lớp sâu nhất một số có mang dấu in của các hạt ngũ cốc và các vỏ thóc (trấu).  Điều rơ ràng rằng ngũ cốc có thể là gạo, và chúng tôi đă gửi một số mẫu đến một nhân vật thẩm quyền về các hạt ngũ cốc, ông Hitoshi Kihara của Viện Nghiên Cứu Sinh Học Kihara (Kihara Institute for Biological Research) tại Nhật Bản.  Ông Kihara đă kết luận rằng hạt ngũ cốc là Oryza satica, chủng loại phổ thông của gạo được trồng khắp Á Châu ngày nay.

       Chúng tôi cũng khám phá ra các xương súc vật tại nhiều nơi chôn cất ở Non Nok Tha.  Chúng mang lại cảm tưởng rằng các phần đă bị cắt từ các súc vật to lớn và đặt vào các ngôi mộ.  Ông Charles Higham của Đại Học University of Otago nêu ư kiến về việc xác định các mẫu xương này.  Ông nhận thấy chúng không khác ǵ với xương của giống Bos indicus, chủng loại thông thường của con trâu/ḅ có bướu lưng gù từ Ấn Độ.

       Sau cùng, chúng tôi đă nhận được các kết quả định tuổi theo xét nghiệm chất carbon-14.  Chúng cho thấy rằng g̣ đất có tuổi xưa hơn nhiều so với sự dự liệu của chúng tôi.  Các địa tầng sâu nhất mà chúng tôi đă khai quật tại địa điểm đă trầm tích trước năm 3000 TCN, một số trong đó có thể trước 4000 năm TCN.  Tuy nhiên, không có địa tầng trên cùng nào xưa hơn 10,000 năm.

       Đầu năm 1968, Donn T. Bayard của Đại Học University of Otago đă có thể khai quật một khu vực mới tại Non Nok Tha.  Ông đă khai mở vài ngôi mộ sâu dưới đất; một ngôi mộ chứa đựng bộ xương sườn con người được bảo tồn rất tốt và, trên phần ngực của bộ xương, một dụng cụ được tra vào đui (cuống, ổ, cán) bằng đồng.  Cơ thể này hẳn phải được chôn cất vào lúc nào đó thuộc thiên niên kỷ thứ tư TCN, khiến cho dụng cụ bằng đồng trở thành dụng cụ kim loại tra vào đui xưa nhất được hay biết trên thế giới.

 

Hinh 1

Mộ Chôn Người Chết thuộc thiên niên kỷ thứ tư TCN, được đào xới trong năm 1968 tại Non Nok Tha, một địa điểm khảo cổ phong phú ở miền bắc Thái Lan, bởi Donn T. Bayard, Đại Học University of Otago, New Zealand.  Ngoài một bộ xương sườn, ngôi mộ c̣n chứa đựng một dụng cụ có đui tra vào cán bằng đồng thau (mũi tên).  Đồng thau có mang các vết tích của thạch tín (arsenic) và lân tinh (phosphorus), khiên nghĩ rằng, nếu dụng cụ không thực sự là một món đồ được đúc, kim loại ít nhất đă được hơ nóng bằng việc nung quặng để chuẩn bị cho nó được rèn nguội.  Kho6ng có dụng cụ có đui tra cán xưa hơn được biết tới.

 

H́nh 2

Các Xương Tay Chân Thú Vật (phía trước bên phải) tiêu biểu cho nhiều tập hợp xương thú vật, một số trong chúng xưa hơn 5,000 năm, được t́m thấy tại các ngôi mộ ở Non Nok Tha.  Chúng có thể là xương của một chủng loại quen thuộc của giống ḅ/trâu lưng gù Ấn Độ, giống Bos indicus. 

      

Tóm tắt, các sự khám phá tại Non Nok Tha, bao gồm một vài sự ngạc nhiên.  Chúng cho thấy rằng gạo đă là một ngũ cốc được thiết định và rằng trâu/ḅ có bướu lưng gù là vật thường t́nh tại vùng Đông Nam Á lục địa có lẽ ngay từ thiên niên kỷ thứ năm TCN.  Thuật luyên đồng đă được phát triển trong vùng trong một thời khoảng khá lâu trước khi có sự xuất hiện của sắt, và một h́nh thức độc đáo của dụng cụ bằng đồng đă xuất hiện tại diễn trường c̣n sớm hơn thế.  Không một trong các sự phát triển này đă xảy ra trong một khoảng trống không: một số đồ gốm sớm nhất tại phần góc này của lục địa có mang các kiểu thiết kế được t́m thấy ở các nơi khác thuộc Đông Nam Á lục địa và hải đảo.  Tuy nhiên, các điều gây ngạc nhiên lớn hơn nữa nằm ở Hang Thần (Spirit Cave).

Địa điểm của Gorman nằm trên cao trên bề mặt của một dốc đá vôi nh́n xuống một ḍng suối nhỏ không xa biên giới giữa Thái Lan và Miến Điện.  Hang này được chiếm ngụ sau cùng vào khoảng 5000 TCN, theo sự khám phá của Gorman.  Các địa tầng nằm dưới tầng trên cùng kéo dài hơn 4000 năm và tầng xưa nhất được tạo lập khoảng 10000 TCN.  Các chế tác phẩm từ tất cả các tầng chiếm ngụ này (ngoại trừ các đồ vật tại các địa tầng thuộc khoảng 1300 năm vừa qua) đă chứng tỏ rất đồng nhất; các dụng cụ bằng đá đơn giản đại diện cho một nền văn hóa của các kẻ săn bắn và thu hái Đông Nam Á.  Văn hóa này được gọi là Văn Hóa Ḥa B́nh bởi các địa điểm hang động nơi các chế tác phẩm đơn giản của nó được đào lên đầu tiên trong thập niên 1920 thuộc các núi đồi gần thị trấn Ḥa B́nh, Bắc Việt Nam.  Kể từ sự khám phá mở đầu, nhiều địa điểm khác chứa đựng các chế tác phẩm văn hóa Ḥa B́nh đă được t́m thấy tại các địa thế núi non ở miền bắc Đông Nam Á, gần như luôn luôn tại các hang động nhỏ không xa các ḍng suối.  Thoạt nh́n, hang động của Gorman trông giống như một khám phá thêm nữa của văn hóa Ḥa B́nh, chỉ đáng kể nhất là xa hơn về hướng tây so với bất kỳ địa điểm nào đă được khám phá trước đây.

       Hai sự khám phá đă sớm chứng tỏ tầm quan trọng của Hang Thần  (Spirit Cave).  Trước tiên là kết quả của sự t́m kiếm kỹ lưỡng của Gorman về chất liệu thực vật. Bằng việc sàng lọc tất cả phần đất khi nó được xới ra khỏi các đường hào thử nghiệm, Gorman đă thu hồi được các mảnh vụn sót lại của 10 chủng loại thực vật khác biệt, trong đó có hột tiêu, bí vàng (butternut), hạnh nhân, hạnh đào [?] (candlenut), và hạt cau.  Quan trọng hơn nữa là bằng chứng về một chủng loại dưa chuột (cucumber), một loại trái bầu h́nh chai (b́nh, lọ), củ ấu (water chesnut) Trung Hoa và một số loại rau nào đó: hạt đậu thông thường dễ bóc vỏ (pea Pisum), hoặc là hạt đỗ (bean) hay đậu tấm [?] (broad bean, chủng loại Phaseolus hay Vicia), và cũng có thể là hạt đậu nành: soybean (Glycine).  Một số các phần sót lại của các thực vật này hiện diện tại tất cả các địa tầng của địa điểm.

       Xem ra có thể rằng vài loại thực vật đă được trồng trọt bởi các cư dân của Hang Thần (Spirit Cave).  Tuy nhiên, số lượng tương đối nhỏ các mẫu mà Gorman thu hồi được trong năm 1966 khiến không thể rút ra một kết luận dứt khoát về điểm trọng yếu này.  Trong năm qua, Gorman đă khai quật hơn nữa tại Hang Thần và đă thu hồi thêm được các mẫu khám phá.  Chúng giờ đây đang được phân tích bởi Douglas Yen, thuộc Bảo Tàng Viện Bernice P. Bishop Museum tại Honolulu, sao cho câu hỏi có thể sớm được giải quyết.

 

H́nh 3

Các Địa Điểm Ban Sơ Chính Yêu tại Đông Nam Á bao gồm Ḥa B́nh, Bắc Việt Nam, nơi mà các di chỉ của một nền văn hóa của các kẻ săn bắn và các kẻ thu hái được khám phá trong thập niên 1930, và một địa điểm thuộc Văn Hóa Ḥa B́nh khác, Hang Thần tại Thái Lan, nơi bằng chứng xưa nhất được hay biết về việc canh tác có thể đă được khám phá.  Đồ gốm tại Hang Thần, trong số các đồ gốm xưa nhất của thế giới, trông giống như các đồ gốm sau này được khám phá tại Đài Loan (Formosa).  Một địa điểm thứ nh́ tại Thái Lan, Non Nok Tha, đă không chỉ thu thập được một loại dụng cụ kim loại ban sơ độc nhất mà c̣n chứa các chậu (binh) với các họa tiết giống như các họa tiết được t́m thấy trên đồ gốm Mă Lai và Phi Luật Tân.  Các mặt biển thấp hơn trong quá khứ làm gia tăng rất nhiều diện tích đất liền; phần tô màu xanh chỉ khu vực ước lượng diện tích gia tăng.  

 

       Chúng ta hăy thử giả định chỉ với mục đích thảo luận thuần túy, rằng khám phá của Yen sẽ có tính chất tiêu cực và rằng các thực vật được đào xới lên tại Hang Thần chỉ là các chủng loại hoang dại được thu lượm từ vùng thôn quê chung quanh nhằm bổ túc cho sự dinh dưỡng của các kẻ săn bắn.  Khi đó chúng ta sẽ phải kết luận ra sao?  Một sự khám phá như thế sẽ là bằng chứng của một giai đoạn tiên tiến trong sự sử dụng các thực vật hoang dại tại Đông Nam Á, một giai đoạn theo ư kiến của tôi ít nhất cũng sớm như bất kỳ giai đoạn tương đương nào được hay biết tại Trung Đông.  Mặt khác, nếu khám phá của ông Yen có tinh chất tích cực, khi đó sẽ là ǵ?  Đây sẽ là bằng chứng rằng các cư dân của Hang Thần đă tham gia vào việc làm vườn ít nhất 2000 năm trước niên đại đă được đề xướng cho sự nuôi trồng đầu tiên các thực vật tại vùng Trung Đông.

Sự khám phá quan trọng kế đó của Gorman là bằng chứng cho thấy rằng một ảnh hưởng rơ ràng không phải Văn Hóa Ḥa B́nh đă vươn tới Hang Thần độ 6,000 năm TCN.  Điều này được chỉ cho thấy bởi sự hiện diện của các chế tác phẩm mới và khác biệt trong số các dụng cụ đơn giản của văn minh Ḥa B́nh, gồm các lưỡi ŕu ṿm bằng đá h́nh chữ nhật với các bề mặt được đánh bóng một phần, và các con dao được chế tạo bằng việc mài cả hai bên của một phiến đá dẹt làm thành một cạnh sắc để cắt có h́nh dạng cái nêm.  Các dụng cụ như các thứ này không được biết tới tại bất kỳ nơi nào trên Đông Nam Á lục địa ở một niên đại sớm sủa như thế.

       Quan trọng hơn nữa là sự hiện diện tại lớp đất bên trên các mảnh gốm vỡ cho thấy một loạt các lớp men phủ bên ngoài.  Phần lớn các mảnh gốm có mang dấu in có thể đă được tạo ra bởi việc ấn vào đất sét mềm một que có quấn dây thừng trước khi chiếc ấm (b́nh, chậu, lọ …) được nung.  Các mảnh gốm khác cho thấy bằng chứng của việc đánh bóng, c̣n có các mảnh gốm khác được chạm khắc qua việc cắt đất sét mềm bằng một dụng cụ giống như cái lược, và một ít được phủ bằng chất liệu rơ ràng là một lớp men bằng nhựa.  Ngoại trừ một số thí dụ cực kỳ sớm sủa của đồ gốm được đào xới từ Nhật Bản, các mảnh gốm này từ Hang Thần là đồ gốm cổ xưa nhất trên thế giới.  Hơn nữa, hàng loạt sự trang trí và lớp men phủ ngoài mà chúng phô bày chứng minh cho sự hiện diện của một truyền thống nhà sản xuất đồ gốm tinh xảo với một lịch sử lâu dài.

       Ngoài việc thu thập chất liệu thực vật nhiều hơn nữa trong năm qua, Gorman đă t́m thấy các thí dụ của một loại mới các chế tác phẩm để bổ túc vào bản tổng kê của Hang Thần.   Các chế tác phẩm này là các viên đất sét nung nhỏ bé.  Trong khi khai quật Non Nok Tha chúng tôi đă t́m thấy các viên đất tương tự có niên đại gần cận hơn.  Các công nhân của chúng tôi nêu ư kiến rằng chúng là các viên đạn để dùng với một “ná bắn đạn”, một vũ khí mà trẻ con tại miền bắc Thái Lan vẫn c̣n dùng để săn chim.  Dụng cụ trông giống như một cung (ná) quy ước, ngoại trừ một túi (bao) giông như cái ná dành chứa viên đạn được buộc vào dây cung.  Điều đặc thù của khảo cổ học Đông Nam Á rằng các mũi tên (giáo, mác, lao) bằng đá nhọn (stone projectile points), vốn nằm trong các chế tác phẩm phong phú nhất ở các nơi khác trên thế giới, lại hiếm khi được t́m thấy trong vùng này.  Lư do được giả định rằng các người săn bắn ban sơ tại khu vực đă chế tạo các viên đạn bằng gỗ, như các người Đông Nam Á đi săn bằng cung tên vẫn c̣n làm; các đồ vật bằng gỗ, dĩ nhiên, mục nát một cách mau chóng và không để lại dấu vết trong hồ sơ khảo cổ.  Nếu các viên đất sét tại Hang Thần trong thực tế được sản xuất cho các cây cung bắn đạn, khi đó các vũ khí như thế và có lẽ cung và tên quy ước đă có thể được sử dụng tại đó từ 9,000 năm trước đây hay lâu hơn nữa.

H́nh 4

Hang Thần tọa lạc gần biên giơi Miến Điện tại miền tây bắc Thái Lan, được khai quật bởi Chester F. Gorman, Đại Học University of Hawaii.  Từ khởi đầu, trong các năm 1965-1966, Gorman đă t́m thấy các di chỉ của nhiều loại cây ăn được, gồm các hạt đậu, củ ấu, một chủng loại dưa chuột và hai hay ba loại rau.  Một số vật liệu xưa tới 12,000 năm.  Nếu được ương trồng và không phải loại hoang dại thu lượm được, các cây này đại diện cho nỗ lực canh tác xưa nhất của con người.          

 

H́nh 5

Các Mảnh Đồ Gốm từ Hang Thần, một số xưa gần 9,000 năm, được trang trí với các họa tiết chạm khắc tinh tế (a, b), khiến nghĩ rằng nghệ thuật của nhà sản xuất đồ gốm đă tiến hóa từ một niên đại c̣n sớm hơn nữa ở nơi nào khác tại Đông Nam Á.  Các họa tiết trong giống như một số họa tiết trên đồ gốm xưa hơn 4,000 năm (c, d), được t́m thấy trên đảo Đài Loan (Formosa) năm 1964 bởi Kwang-chih Chang (Trương Quang Trực), Đại Học Yale University.

 

Cứu xét đến cả các niên đại theo xét nghiệm chất carbon-14 lẫn bảng kê khai phong phú các di vật được đào lên tại Hang Thần và Non Nok Tha, điều rơ ràng rằng một sự tái duyệt triệt để th́ cần thiết trong các khái niệm của chúng ta về thời tiền lịch sử của Đông Nam Á.  Sự phục chế của tôi có tính chất giả thuyết, nó sẽ cần được chứng nghiệm bởi sự khai quật hơn nữa ở cả các khu vực lục địa lẫn hải đảo.  Phần lớn được dựa trên các sự khám phá tại hai địa điểm Thái Lan, nhưng tôi đă gồm cả các dữ liệu bổ túc từ công việc của riêng tôi và công việc của các người khác trong miền.  Bởi v́ sự phác họa sử dụng một số từ ngữ không quen thuộc, tôi phải trước tiên duyệt xét một cách ngắn gọn thuật ngữ học quy ước của thời tiền lịch sử hầu đặt các từ ngữ mới này vào trong tầm nh́n.

       Trong hơn một thế kỷ, các nhà khảo cổ học đă đề cập đến ba giai đoạn của Thời Đồ Đá: Paleolithic (“thời đá cổ”), Mesolithic (“thời đồ đá ở giữa hay trung kỳ”) và Neolithic (“thời đá mới”).  Các từ ngữ trước tiên được định nghĩa để thích hợp với tḥi tiền lịch sử của Âu Châu nhưng bởi v́ chúng đă được áp dụng quá phổ thông đến nỗi nó thường được giả định không cần suy ngh́ rằng các nền văn hóa khắp thế giới đều đă trải qua ba giai đoạn này.  Tuy nhiên, điều hoàn toàn rơ ràng rằng tại nhiều miền, các từ ngữ Âu Châu không mô tả một cách xác đáng tŕnh tự (sequence) của các biến cố; điều này đặc biệt đúng đối với Đông Nam Á.  Sự tiến hóa của các nền văn hóa ở đó đă khác biệt một cách rơ rệt với sự tiến hóa tại Âu Châu và Trung Đông.  V́ thế tôi đề nghị sự thay thế bằng các từ ngữ mới cho vùng Đông Nam Á.

H́nh 6

H́nh 6

Khuôn Khổ Mới cho thời tiền lịch sử của Đông Nam Á đă được phát triển trên căn bản các sự khai quật gần đây.  Sự phân chia truyền thống các thời đồ đá và đồ kim loại của Âu Châu, không thể được áp dụng tại Đông Nam Á, được tŕnh bày bên phía trái.  Bên cạnh chúng là năm sự phân chia mới trong quá khứ của Đông Nam Á, từ thời tiền lịch sử cho đến các thời đại lịch sử.  Tên gọi của các thời kỳ sớm nhất chỉ loại vật liệu được sử dụng nhiều nhất cho các dụng cụ: Lithic (Đá) để chỉ các dụng cụ bằng đá; Lignic (Gỗ), các dụng cụ bằng gỗ.  Tên gọi các thời kỳ sau chỉ các khuynh hướng chính trong mỗi thời kỳ.  Các văn hóa địa phương trong vùng được định h́nh trong Thời Kỳ Kết Tinh (Crystallitic period).  Các sự biến đổi dân số quan trọng khỏi các nơi cư trú núi đồi đă xảy ra trong Thời Kỳ Nới Dài (Extensionistic period).  Thời Kỳ Các Đế Quốc Xung Đột Conflicting Empires Period) chứng kiến sự trổi dậy của các quốc gia sau khi có sự khởi đầu của Kỷ Nguyên Thiên Chúa.  Nơi khác trong biểu đồ chỉ sự quan hệ của năm thời kỳ với các địa điểm xác định và các sự phát triển căn bản.

 

Cho thời kỳ sớm nhất tại Đông Nam Á, tôi đề nghị từ ngữ Lithic (Đồ Đá).  Từ ngữ để chỉ sự sử dụng của con người ban sơ thro đó đá được đẽo và cắt thành phiến làm dụng cụ.  Thời kỳ này, đại khái tương đương với sơ kỳ và trung kỳ Thời Đá Cổ (Paleolithic) của Âu Châu, theo tôi nghĩ, là giai đoạn duy nhất của ba giai đoạn Thời Đồ Đá mà toàn thể loài người cùng có chung với nhau.  Tại Đông Nam Á, kỹ thuật đá đẽo và làm thành từng phiến được phát triển một cách chậm chạp và chưa bao giờ đạt tới tŕnh độ chế tác cực kỳ tinh xảo được t́m thấy tại nhiều phần nơi của thế giới.  Một nguyên do khả hữu cho điều xem ra tụt hậu này được đề xướng dưới đây.  Trong bất kỳ trường hợp nào tôi đă ấn định một cách chuyên đoán sự kết thúc của thời kỳ Đồ Đá (Lithic) vào khoảng 40,000 TCN.

       Cho thời kỳ kế tiếp, tôi đề nghị từ ngữ Lignic, một từ ngữ phát sinh từ tiếng La Tinh để chỉ gỗ.  Nó là một phần trong giả thuyết của tôi cho rằng trong thời kỳ này các dụng cụ được chế tạo bằng gỗ -- đặc biệt các dụng cụ được làm bằng tre – trở nên quan trọng hơn đối với các dân tộc Đông Nam Á so với các dụng cụ làm bằng đá.  Một sự thay đổi như thế trong vật liệu được ưa thích để chế tạo các dụng cụ sẽ giúp vào việc giải thích sự tiến triển chậm chạp trong kỹ thuật chế tác đá trong phần lớn thời tiền lịch sử của vùng này.

       Bởi v́ gỗ hiếm khi tồn tại lâu dài trong nền đất, chúng ta khó có thể ước vọng khai quật được các dụng cụ bằng gỗ cổ thời sẽ chứng minh cho giả thuyết của tôi.  Tuy nhiên, có thể khảo sát các dụng cụ bằng đá để t́m kiếm các dấu hiệu của loại vỏ bọc bên ngoài (wear) làm liên tưởng đến sự chế tạo sản phẩm bằng gỗ.  Gorman đă làm điều này với các dụng cụ văn hóa Ḥa B́nh từ Hang Thần, và anh ta đă t́m thấy một vài dụng cụ phô bày sự trơ ṃn lưỡi sắc cho thấy sự sử dụng của chúng để đẽo gọt cả các mảnh gỗ to lớn lẫn các cành gỗ có đường kính nhỏ.  Điều có thể quan trọng trong sự liên kết này rằng một tỷ lệ bách phân lớn của chất than tại các ḷ bếp ở Hang Thần chứa đựng tre được đốt thành than.

       Thời kỳ khi các dụng cụ bằng gỗ lan truyền tôi đă xác định một cách chuyên đoán là khởi sự quăng 40,000 TCN, và chấm dứt khoảng 20,000 TCN.  Đối với các nền văn hóa Đông Nam Á, niên đại ấn định này đặt Thời Đồ Gỗ Lignic giai đoạn tiền lịch sử được hay biết hiện nay cùng thời khoảng của thời ban sơ của văn hóa Ḥa B́nh.

       Đối với thời kỳ thứ ba trong miền, tôi đề nghị tên gọi là Thời Kết Tinh Crystallitic.  Từ ngữ không có liên hệ ǵ đến nguyên liệu nhưng nó có chủ định để gợi ư rằng trong thời khoảng này các nền văn hóa địa phương bắt đầu h́nh thành, hay kết tinh, tại Đông Nam Á.  Trước khi thời kỳ này chấm dứt, khoảng độ năm 8,000 TCN, tôi tin tưởng đă có việc phát triển nhiều thành tố của văn hóa vẫn c̣n t́m thấy được trong miền ngày nay.  Về mặt các địa điểm tiền lịch sử được hay biết, thời kỳ Kết Tinh hóa tương đương với trung kỳ và hậu kỳ văn hóa Ḥa B́nh.

Tôi nêu ư kiến rằng chính trong thời Kết Tinh kỹ thuật định h́nh các dụng cụ bằng đá bằng cách mài và đánh bóng được phát triển lần đầu.  Ở lúc khởi sự, phương pháp này chỉ được ứng dụng với lưỡi cắt của một dụng cụ, về sau, nó đă mở rộng một cách tiệm tiến đến toàn thể mặt đá.  Các dụng cụ bằng đá đă được mài và đánh bóng thay v́ được đẽo và cắt thành từng phiến tiêu biểu cho giai đoạn Đá Mới của Thời Đồ Đá tại Âu Châu và Trung Đông.  Tôi tin tưởng rằng cùng kỹ thuật đă được khai triển tại Đông Nam Á sớm hơn nhiều.

Thời kỳ Kết Tinh cũng là thời khoảng khi các cây được ương trồng [trong Anh ngừ, từ ngữ domestication có nghĩa thuần hóa súc vật hay phục thủy thổ đối với thực vật, chú của người dịch].  Tôi nghĩ rằng điều được gọi là Trung Kỳ Ḥa B́nh là một hay nhiều văn hóa có các kẻ tuân hành t́m cách thử nghiệm với nhiều loại cây hoang dại khác nhau v́ nhiều lư do khác nhau.  Ở một  số thời điểm, có lẽ vào khoảng 13,000 TCN, tại một số nơi nào đó thuộc các nhành phía bắc của Đông Nam Á, các sự thử nghiệm như thế đă lên đến cực điểm trong sự thuần hóa một số trong các cây này và sự xuất hiện hệ quả của thuật làm vườn như một phương tiện mới cho sự cung cấp thực phẩm..   

       Một khi đă tiến xa tới mức độ này trong thời kỳ Kết Tinh, chúng tôi đă tiếp xúc sau hết với một số bằng chứng mới được t́m thấy của chúng ta: nội dung của các địa tầng thấp nhất tại Hang Thần.  Tôi đă nêu ư kiến rằng chính thời cuối của Văn Hóa Ḥa B́nh, như được biểu tượng tại các địa tầng này, đă thành đạt được sự chuyển hóa từ việc làm vườn sang việc tổng quát hóa các thực vật và sự thuần hóa súc vật và cũng đă thành đạt được sự sáng chế ra đồ gốm.  Tại các phần khác nhau trong miền, các loại cây khác nhau sẽ được tuyển chọn để trồng trọt.  Điều đó có lẽ cùng đúng với các súc vật: các con lợn (heo), gà, và có thể cả với chó.  Tất cả những thành tố khác biệt này của thời cuối Văn Hóa Ḥa B́nh được phổ biến và tích lũy khi ḍng thời gian trôi qua.  Khi các địa tầng thấp nhất tại Hang Thần được cấu thành, vào khoảng 10,000 TCN, người dân ở đó rơ ràng đă sở đắc các thành tố như thế của thời cuối Văn Hóa Ḥa B́nh như một kiến thức tiên tiến về cách làm vườn và có lẽ về các con lợn đă được thuần hóa.  Tuy nhiên, họ không có đồ gốm hay sẽ chưa thụ đắc được bất kỳ đồ gốm nào cho tới khi một loạt toàn diện các sản phẩm tinh tế  đến được Hang Thần từ một số nơi nào khác tại Đông Nam Á quăng ba thiên niên kỷ sau này.

 

Về thời kỳ thứ tư tại Đông Nam Á, tôi đề nghị tên gọi là Extensionistic (Thời Khuếch Trương hay Nới Dài).  Từ ngữ này để chỉ khuynh hương chính yếu trong thời khoảng này: sự di chuyển của dân chúng ra khỏi các núi non nơi mà họ đă sống trước đây.  Khuynh hướng Nới Dài, khởi sự khoảng 8,000 TCN và kết thúc vào độ có sự bắt đầu của Kỷ Nguyên Thiên Chúa, đă dẫn dắt dân chúng miền núi đến không những chỉ nhiều môi trường sinh sống thân thiện khác của đại lục mà c̣n vượt quá các môi sinh đó; người dân miền núi đă du hành bằng đường bộ hay bằng đường thủy thực sự tỏa ra mọi hướng.  Tôi tin tưởng sự điều tra tương lai sẽ cho thấy rằng các văn hóa địa phương khác biệt một cách rơ rệt với thời cuối Văn Hóa Ḥa B́nh đă tiến hóa vào lúc khởi đầu thời kỳ này.

       Hiện thời ứng viên duy nhất hay biết được cho một trong các nền văn hóa mới tiến hóa này là một phức hợp của các đường nét đă xuất hiện tại các địa tầng bên trên của Hang Thần, với các lười ŕu h́nh chữ nhật, các con dao lưỡi là phiến đá to [slate knives: dao phay] và đồ gốm in dấu bằng dây thừng tinh tế của nó.  Tuy nhiên, phức hợp đó không đủ điều kiện tạo thành một quy chế như một nền văn hóa độc lập; người ta không thể tách biệt các thành tố của nó ra khỏi các sự liên kết với thời cuối Văn Hóa Ḥa B́nh.  Liệu có một phức hợp tương tự ở nơi nào khác không dính líu ǵ đến khuôn mầu Văn Hóa Ḥa B́nh hay không?

 

H́nh 7

Dụng Cụ Bằng Đồng Thau (Copper) Đơn Giản, có lẽ được sử dụng như một ŕu lưỡi ṿm (adxe) hay một cái ŕu thông thường (axe), là dụng cụ được t́m thấy năm 1968 tại một nơi mai táng sâu dưới đất ở Non Nok Tha.  Ổ (đui) để tra cán ở một đầu (xem h́nh mặt cắt ngang (tiết diện đồ) (section) khiến dụng cụ có tính chất độc nhất.

 

H́nh 8


Sản phẩm Bằng Đồng Thiếc (Bronze) tại Non Nok Tha bao gồm các đầu ŕu được đúc trong các khuôn bằng đá.  H́nh tŕnh bày hai phân nửa của một khuôn và đầu ŕu tương ứng (a, á, b), và h́nh trông nghiêng và từ trên xuống dưới của ba loại ŕu điển h́nh, cho thấy các đui (ổ) để đút các cán ŕu bằng gỗ.

 

       Có một phức hợp trên ḥn đảo Formosa (Đài Loan).  Các chế tác phẩm của nó bao gồm các lưỡi ŕu h́nh chữ nhật, các phiến đá có mũi được mài nhọn, sắc (polished slate points), và đồ gốm in dấu dây thừng, một số trong đó được trang trí với các vết khắc răng lược giống như đồ gốm tại Hang Thần.  Phức hợp Formosa này đă được đặt tên là Văn Hóa Văn Thằng (Corded-Ware Culture) bởi người khám phá ra nó, ông Kwang-chih Chang (Trương Quang Trực) của Đại Học Yale University.  Ít điều được hay biết về nó ngoại trừ, việc tại hai địa điểm ngoài trời nơi nó được đào xới, văn hóa đă ngừng không hiện diện lúc nào đó trước năm 2,500 TCN.  Cứu xét đến các luồng gió thay đổi đánh dấu thời kỳ Nối Dài, có hai điểm đáng nhấn mạnh nơi đây.  Trước tiên, Formosa cách xa Hang Thần.  Thứ nh́, các di vật của Văn Hóa Văn Thằng trên Formosa được t́m thấy không phải trong một khung cảnh hang động Văn Hóa Ḥa B́nh theo quy ước mà lộ thiên ngoài trời.

       Đâu là những hậu quả của các sự di chuyển dân chúng trong thời kỳ này?  Tôi nghĩ rằng các sự di chuyển sớm nhất đă mang dân chúng không xa vùng núi non quá các chân đồi.  Tuy nhiên, ngay sự di chuyển này đă đủ dẫn đến một sự thay đổi môi trường, khiến cho việc săn bắn các thú vật hoang dại và các hoạt động thu hái các thực vật hoang dại giảm mất ư nghĩa và khiến cho việc canh tác trở nên quan trọng hơn nhiều.  Sự chuyển tiếp từ sự lệ thuộc các nguồn thực phẩm hoang dại sang sự lệ thuộc các nguồn thực phẩm nuôi dưỡng dĩ nhiên có tính chất tiệm tiến.  Trong thực tế, sự chuyển tiếp này đă không được hoàn tất tại Đông Nam Á ngay cả vào lúc này.  Dân chúng tại các thị trấn và ngay cả tại các thành phố vẫn c̣n thu hái sản phẩm hoang dại, và nhiều sản phẩm như thế được t́m thấy tại các ngôi chợ.  Các thú hoang được săn bắn và gài bẫy bất kỳ nơi nào khả thi, và tạo thành một phần bổ túc quan trọng cho lượng tiêu thụ c̣n hạn chế của con người chất protein.

       Sự khởi đầu thời kỳ Nới Dài trùng hợp với sự kết thúc của kỷ nguyên Pleistocene [kỷ nguyên kéo dài từ độ 2,588,000 đến 11,700 năm trước đây, là thời kỳ trong đó con người (Homo sapiens) tiến hóa và phần lớn hệ động vật và thực vật hiên đại sống sót từ kỷ nguyên này; Pleistocene trước đây được xem là Thời Đóng Băng nhưng không mấy chính xác theo những khám phá mới của khoa học, chú của người dịch].  Lớp bên dưới của biển trong các thời băng tuyết Pleistocene đă mang lại cho Đông Nam Á khoảng gấp đôi khu vực đất liền mà nó có ngày nay.  Bờ biển chạy dọc theo gờ của vùng mà ngày nay là Thềm Sunda Shelf, và các ḥn đảo phía tây Indonesia và Phi Luật Tân được nối liền với đại lục.  Một ít địa điểm Văn Hóa Ḥa B́nh được t́m thấy nằm kề cận với bờ biển hiện nay; điều xem ra hợp lư để ước định rằng nhiều nơi định cư thời Nới Dài tọa lạc tại các thung lũng của các con sôngvà trên các bờ biển giờ đây bị ch́m dưới nước.  Biển dâng cao một cách chậm chạp đi kèm theo sự tháo rút sau cùng của các thảm băng hà lục địa [continental glaciers, thảm băng hà phủ trên các đồng bằng hay cao nguyên, chú của người dịch) hẳn đă buộc một số dân chúng rút lui về đât liền và để lại các người khác bị bỏ rơi trên các ḥn đảo.  Các cư dân của Thềm Lục Địa Sunda Shelf thoái lui về bờ biển của Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam có thể là tổ tiên của các người đă sẵn đi ra biển khởi sự vào khoảng 4,000 TCN và sau rốt đă bị đẩy đi xa đến tận Madagascar ngoài khơi bờ biển Phi Châu và Đảo Easter Island ngoài khơi bờ biển Nam Mỹ.  

 

H́nh 9

Các B́nh (Lọ, Chậu) Trang Trí, không thường thấy tại Non Nok Tha, được giới hạn ở các địa tầng thấp hơn của g̣ đất, nơi có các vụ mai táng xưa khoảng 5,000 năm.  Một chủ đề trang trí, bao gồm các h́nh tam giác có tô màu với một cuộn (giải) đường cong (tay trái), được lập lại trong các sự trang trí chạm khắc trên đồ gốm được t́m thấy tại các địa điểm ngoài khơi trong vùng chẳng hạn như địa điểm hang động Kalamay trên đảo Masbate của Phi Luật Tân (tay phải).

 

       Đâu là các sự thay đổi vật liệu sẽ hiển hiện khi các văn hóa địa phương khác nhau tiến hóa trong suốt thời kỳ này?  Một lần nữa, vật liệu từ Hang Thần và Non Nok Tha giúp ta liên tưởng.  Các con dao to bản (slate knives) từ các địa tầng bên trên tại Hang Thần rất giống với loại được dùng ngày nay để gặt lúa tại các phần đất của Indonesia.  Có thể rằng gạo đă là một trong các thực vật mà các cư dân sau cùng của Hang Thần đă thu thập và có lẽ đă canh tác hay không?  Ngũ cốc chắc chắn được hay biết tại Non Nok Tha có lẽ không muộn hơn 1,500 năm sau đó, như các dấu ấn in trên đồ gốm h́nh các hạt gạo và vỏ trấu đă chứng minh.

       Sự phân tích thuật luyện kim dụng cụ bằng đồng thau (copper) mà Bayard đă đào lên tại Non Nok Tha cho thấy rằng nó chứa đựng các dấu vết của các chất lân tinh (phosphorus) và thạch tín (arsenic).  Sự kiện này khiến ta nghĩ rằng dụng cụ đă không chỉ được giă (đập, nện) nên h́nh thể đó từ một cục đồng to lớn mà rằng đồng đă được nấu chảy hay đun nóng một cách nào khác và điều đó hàm ư một vài mức độ của sự tinh xảo về luyện kim trong số các cư dân của địa điểm này hồi thiên niên kỷ thứ tư.  Không lâu sau đó, người dân Non Nok Tha đă đúc đông thiếc (bronze) thành dạng các dụng cụ có đui để tra cán rất giống như dụng cụ bằng đồng thau trước đó.  Không có vết tích về quặng đồng thau, thiếc hay ch́ – ba kim loại được dùng trong vùng để làm thành đồng thiếc – được t́m thấy có liên hệ với trang bị đúc đồng thiếc tại Non Nok Tha.  Hoặc các quặng đă được nấu chẩy tại một số nơi ở địa điểm hay các kim loại đă được tinh lọc, hay ngay chính hợp kim đồng thiếc, đă vươn tới Non Nok Tha xuyên qua các luồng mậu dịch.

       Chúng tôi được dẫn dắt tới kết luận rằng thuật luyện kim tương đối tiên tiến được thực hành tại Non Nok Tha trong suốt các thiên niên kỷ thứ tư và thứ ba TCN đă có các nguồn gốc của nó từ các sự phát triển thuật luyện kim sớm hơn ở nơi nào khác trong vùng.  Nếu người ta cân nhắc một cách xác thực bằng chứng rằng các khí cụ kim loại có đui để tra cán không được hay biết bên ngoài vùng này cho đên khoảng năm 2,000 TCN, một kết luận xa hơn không tránh khỏi: Sự phát triển thuật luyện kim tại Đông Nam Á có lẽ độc lập và không liên quan với sự phát triển thuật luyện kim tại Trung Đông.

 

       Vẫn c̣n một điều thắc mắc quan trọng.  Với sự lan truyền sự trồng cây và nuôi súc vật, các sự tiến triển trong thuật luyện kim và trong sự phát triển mậu dịch, điều đáng ngạc nhiên rằng toàn thể thời kỳ Nới Dài đă không được đánh dấu bởi loại tiến hóa xă hội đi kèm theo cùng các biến cố ở Trung Đông.  Chúng ta không t́m thấy sự trổi dậy của các thành phố hay sự tăng trưởng của quyền lực chính trị tập trung hóa.  Ngay măi cho đến các thiên niên kỷ thứ nh́ và thứ nhất TCN, các công sự kiên cố không được hay biết ở bất kỳ nơi nào tại Đông Nam Á, khiến liên tưởng một cách mạnh mẽ rằng chiến tranh có tổ chức cũng không được biết đến.  Với một ngoại lệ khả hữu, các nền văn hóa khác biệt trong vùng dường như có chia sẻ nhiều cùng loại căn bản kinh tế và đă thụ hưởng sự tiếp xúc với nền văn hóa khác nhưng vẫn giữ độc lập về chính trị.  Ngoại lệ là văn hóa của vùng ngày nay là Bắc Việt Nam và các phần kế cận của Trung Hoa; trong suốt thiên niên kỷ thứ nh́ TCN, một thẩm quyền tập trung hóa hoàn toàn độc lập với các triều đại đế quốc tại miền bắc Trung Hoa có thể đă phát sinh tại khu vực này.  Tuy nhiên, nhiều sự điều tra khảo cổ cần được thực hiện trước khi tầm mức thực sự của sự phát triển có thể được xác định.

       Những năm đầu tiên của Kỷ Nguyên Thiên Chúa với sự bắt đầu của thời cận đại nhất tại Đông Nam Á, là thời mà tôi mệnh danh là Thời Kỳ Các Đế Quốc Xung Đột (Period of Conflicting Empires).  Chính khi đó, như một kết quả của các ảnh hưởng tôn giáo và chính trị của Ấn Độ, các quốc gia trung ương tập quyền hóa đầu tiên sau rốt đă xuất hiện trong vùng, giống như chúng đă xuất hiện tại ngay Ấn Độ.  Một khi đà được thiết lập, một số các quốc gia nhỏ bé đă liên tiếp phát triển trong khoảng 1,500 năm; chúng phần lớn sống bám vào người dân trong vùng.  Bắt đầu trong thế kỷ thứ 16 và tiếp tục cho đến thế kỷ thứ 20, chủ nghĩa đế quốc Âu Châu dần dần hất cẳng chính thể bản địa; sự thay đổi lớp lănh đạo đă không tạo ra sự khác biệt nhận thức được đối với các cư dân.  Sự chiếm cứ Hang Thần dĩ nhiên đă chấm dứt từ lâu trước khi Thời Kỳ Các Đế Quốc Xung Đột bắt đầu; ngoại trừ sự xuất hiện của đồ sắt và con trâu nước, tài liệu khảo cổ học tại Non Nok Tha hiếm bị ảnh hưởng bởi các biến cố của thời kỳ này.

       Theo sau sự triệt thoái của thực dân Âu Châu sau Thế Chiến II, Thời Kỳ Các Đế Quốc Xung Đột cũng đi đến chỗ kết thúc.  Đông Nam Á ngày nay đang trong thời khoảng của sự tái điều chỉnh trở nên phức tạp không kém bởi sự sụp đổ của các đế quốc và của các triết lư.  Điều ít nhất người ta có thể hy vọng cho một vùng nơi con người ban sơ đă có quá nhiều bước tiến đáng kể dọc theo con đường tới nền văn minh là sự trở về khuôn mẫu “hăy để nhau sống theo lối sống thích hợp của mỗi người: live-and-let-live” của sự độc lập văn hóa tiêu biểu phần lớn thời tiền lịch sử của nó./-

_____

Nguồn: Wilhelm G. Solheim II, An Earlier Agricultural Revolution, Scientific America, Volume 226, Issue 4, 1972, các trang 34-41.

 

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

03.08.2015

 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2015