Jon M. Van Dyke
University of Hawaii &
Mark J. Valencia
East-West Center, Honolulu
CÁC SỰ TUYÊN NHẬN
BIỂN NAM TRUNG HOA
CÓ HIỆU LỰC RA SAO
THEO CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN?
Ngô Bắc dịch
***
Lời Người Dịch
Bài viết được dịch dưới đây với h́nh thức vấn-đáp nên dễ đọc và giúp người đọc nắm được các điểm pháp lư quốc tế chính yếu liên quan đến sự tranh chấp tại Biển Đông nói chung, tuy chỉ đề cập đeến các đảo thuộc Quần Đảo Trường Sa. Bài viết được ấn hành từ năm 2000, do đó cần cập nhật hóa các sự kiện thực tế và yếu tố pháp lư mới bằng việc t́m đọc các khảo luận mới nhất đă được dịch và đăng tải trên Gió O trong cùng chủ đề này.
Các tác giả Tây Phương chinh yếu là các nhà nghiên cứu về luật biển quốc tế và hầu hết đều không thông hiểu hay hiểu sai lạc về lịch sử vùng Biển Nam Trung Hoa. Về Quần Đảo Trường Sa, Trung Quốc không hề quan tâm đến cho đến thập niên 1940. Thậm chí ngay các tài liệu chính thức của chính quyền Trung Hoa Dân Quốc hồi thập niên 1930 có xác định rằng Trường Sa không liên hệ ǵ đến họ. Các tác giả luật học Tây Phương với cái nh́n thực tiễn ưa thích đề xướng giải pháp “tạm gác vấn đề tranh chấp chủ quyền và khai thác chung”. Đề nghị này xét ra không những chẳng hợp t́nh mà cũng khó hợp lư bởi:
1. Sự hợp tác khai thác chung chỉ có thể xảy ra khi mọi nước tham dự đều có chủ quyền một cách chính đáng: Trung Quốc rơ ràng không thể chứng minh được tư cách sở hữu chủ hợp pháp bất kỳ phần nào của Biển Nam Trung Hoa và không chịu đặt ḿnh dưới sự phán xét của ṭa án quốc tế.
2. Sự khai thác chung chỉ có thể xảy ra nếu mọi nước liên hệ cùng chấp nhận một khuôn khổ luật pháp chung, trong trường hợp này là Công Ước Liên Hiệp Quốc và luật quốc tế về biển. Điều mọi người quan tâm đều nh́n thấy rơ ràng là Trung Quốc ngoài miệng “kêu gọi” tôn trọng luật lệ quốc tế, nhưng trong thực tế, điều họ thực thi là một chính sách xâm chiếm ngày càng hung hăng. Mục tiêu của Trung Quốc là xâm chiếm toàn thể Biển Đông trong chính sách bành trướng Đại Hán tộc, chứ không phải sự hợp tác song phương hay đa phương ǵ hết.
3. Sự khai thác chung nếu có nhiều phần sẽ xảy ra tại các vùng biển nằm ngoài khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa của bất kỳ quốc gia liên hệ nào. Thực tế, Trung Quốc đă, đang, và c̣n tiếp tục xâm phạm vào các khu kinh tế độc quyền của các nước bao quanh Biển Nam Trung Hoa như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mă Lai, Brunei và cả Indonesia.
4. Đề nghị cho Trung Quốc tham gia vào việc khai thác chung tại Biển Nam Trung Hoa là sự hợp pháp hóa các sự xâm chiếm phi pháp của Trung Quốc tại hải phận Việt Nam như ở Quần Đảo Hoàng Sa trong thập niên 1950 và năm 1974, ở đảo GạcMa thuộc Trường Sa trong năm 1988, cũng như tại một số băi cạn khác của Phi Luật Tân. Sự thỏa hiệp này không khác ǵ việc tưởng thưởng cho kẻ cướp, và trái với lư lè thông thường nhất rằng của cải cướp đoạt không bao giờ được xem là được sở hữu một cách hợp pháp và chính đáng.
5. Các giới chức thẩm quyền Trung Quốc c̣n trơ tráo nhận vơ rằng đó là các phần lành thổ do tổ tiên họ để lại, mà không trưng dẫn một bằng cứ xác thực nào. Một người với sự hiểu biết b́nh thường sè thắc mắc không hiểu Trung Quốc muốn nói đến tổ tiên nào. Trở ngược ḍng lịch sử như trong cách lập luận của Trung Quốc hiện nay, người Mông Cổ hay Măn Châu chắc chắn có thể đưa ra các tuyên nhận với căn bản vững chắc hơn nhiều cho quyền sở hữu của họ trên toàn cơi Trung Quốc, hay các sắc dân Bách Việt hiện c̣n sinh sống tại đó c̣n có đầy đủ vật chứng và nhân chứng để chứng minh chủ quyền của họ, ít nhất từ phía nam sông Dương Tử trở xuống trước bất kỳ ṭa án quo6’c tế có thẩm quyền nào.
***
Nội Dung
1. Các Tuyên Nhận Biển Nam Trung Hoa theo Luật Quốc Tế 3
2. Các Vấn Đề Chủ Quyền: Nước Nào Sở Hữu Quần Đảo Spratly (Trường Sa)?
3. Các Vấn Đề Phân Định Ranh Giới chiếu theo Công Ước Về Luật Biển
4. Liệu Có Bất Kỳ Ḥn Đảo Nhỏ Bé Nào Của Quần Đảo Spratly Có Năng Lực chiếu theo Điều 121 Phát Sinh Ra Các Vùng Kinh Tế Độc Quyền hay các Thềm Lục Địa?
5. Các Địa H́nh Ch́m Dưới Mặt Nước Lúc Thủy Triều Dâng Cao Không Thể Phát Sinh Ra Các Khu Vực Biển.
6. Một Số Địa H́nh của Quần Đảo Spratly Ngày Nay Có Nên Được Xem Như “Các Ḥn Đảo Nhân Tạo” Hay Không, Và, Nếu Như Thế, Quy Chế Pháp Lư Của Chúng Là Ǵ?
7. Các Ḥn Đảo Nhỏ Của Quần Đảo Spratly Ở Trên Mặt Nước Lúc Thủy Triều Dâng Cao Nhất Có Quyền Để Phát Sinh Ra Lănh Hải 12 Hải Lư Hay Không?
8. Các Tuyên Nhận Những Thềm Lục Địa Nào Có Thể Được Đưa Ra Bởi Các Quốc Gia Tuyên Nhận?
9. Vai Tṛ của Ủy Hội Thềm Lục Địa Là Ǵ?
10. Đâu là Những Nguyên Tắc Chi Phối Sự Phân Định Các Ranh Giới Trên Biển?
11. Các Khu Vực Biển Mở Ngỏ (High Sea Areas) Sẽ C̣n Tồn Tại Sau Khi Các Ranh Giới Trên Biển Được Phân Định Hay Không, Và, Nếu Như Thế, Khu Vực Này Sẽ Được Quản Trị Ra Sao?
12. “Một Di Sản Chung” Trong Vùng Cùng Chia Sẻ Là Ǵ?
13. Các Quốc Gia Tuyên Nhận Có Một Bổn Phận Hợp Tác Trong Việc Quản Trị Các Nguồn Tài Nguyên và Bảo Vệ Môi Trường Của Một Biển Nửa Khép Kín (Semi-Enclosed Sea).
14. Lập Trường Của Mỗi Quốc Gia Tuyên Nhận Đều Yếu Kém Chiếu Theo Luật Quốc Tế và Chính V́ Thế Mỗi Quốc Gia Nên Cứu Xét Một Khảo Hướng Cùng Nhau Quản Trị.
15. Nước Nào Sở Hữu Rạn San Hô Mischief Reef?
16. Các Trở Ngại Cần Được Khắc Phục.
17. CÁC CHÚ THÍCH
***
Các sự tranh chấp Biển Nam Trung Hoa tiếp tục quấy rầy các nhà lập chính sách và thách đố giải pháp. Sáu chính phủ -- Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Mă Lai, Phi Luật Tân và Brunei – tuyên nhận toàn thể hay một số ḥn đảo và đá tại phía nam trung tâm Biển Nam Trung Hoa, được gọi là Quần Đảo Spratly [Trường Sa trong tiếng Việt, chú của người dịch], cũng như toàn thể hay một số biển bao quanh, đáy biển, và các nguồn tài nguyên liên hệ. Và tất cả, ngoại trừ Brunei, đều có các lực lượng quân sự trên các địa h́nh tuyên nhận của họ. Bài viết này duyệt xét các sự tuyên nhận xung đột nhau và các biến cố gần đây trong khung cảnh chính trị trong vùng và luật quốc tế, kể cả luật biển.
Sự chiếm đóng năm 1995 của Trung Quốc Rạn San Hô Mischief Reef trên thềm lục địa được tuyên nhận bởi Phi Luật Tân và sự xây dựng của Trung Quốc các cấu trúc như pháo đài ở đó đă làm gia tăng một cách đáng kể sự căng thẳng trong khu vực. T́nh h́nh càng trầm trọng hơn khi ngay trước lúc có phiên họp Diễn Đàn Cấp Vùng Khối ASEAN (ASEAN Regional Forum: ARF) hồi Tháng Sáu 1999, một tàu hải quân Phi Luật Tân đă húc và làm ch́m một thuyền đánh cá của Trung Quốc trong khu vực.
Tham gia kỳ họp ARF, một số nước đă hy vọng rằng một bộ luật ứng xử được soan thảo bởi Phi Luật Tân có thể được chấp nhận bởi các nước tuyên nhận khác, đặc biệt là Trung Quốc. Nhưng sự việc đă không phải như thế. Trung Quốc chống đối ngay cả việc thảo luận một bộ luật như thế tại ARF bởi nó nhấn mạnh rằng các vấn đề Biển Nam Trung Hoa chỉ sẽ được thảo luận trực tiếp bởi các bên liên can – và khi đó chỉ trên một căn bản song phương. Một cách nền tảng hơn, từ quan điểm của ḿnh, Trung Quốc là “sở hữu chủ” hợp pháp của Biển Nam Trung Hoa và chính v́ vậy cảm thấy rằng bất kỳ bộ luật nào như thế phải phát sinh từ đề xướng của chính Trung Quốc.
Cuối cùng, sau áp lực đáng kể từ các hội viên khác của ARF, kể cả Hoa Kỳ, Trung Quốc đă đồng ư “cứu xet’ một bộ luật tu sửa – nhưng chỉ khi nào nó có tính chất không chính thức và không ràng buộc. Chính v́ thế, bản dự thảo đơn giản được chuyển tới một nhóm công tác. Nhưng hồ sơ tuân thủ trong quá khứ của Trung Quốc đối với các thỏa thuận chẳng hạn như Bản Tuyên Bố của khối ASEAN về Biển Nam Trung Hoa và Tuyên Bố Bandung của Các Cuộc Hội Thảo Indonesian Workshops – cả hai bản văn đều ngăn cấm các hành động đơn phương sẽ làm gia tăng sự căng thẳng trong khu vực – không có được sự tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ chấp thuận một bộ luật như thế, hay tuân thủ nó ngay dù có chấp thuận bộ luật.
Vấn đề c̣n tệ hại hơn, Trung Quốc không phải là nước tuyên nhận duy nhất cất lên âm điệu bất đồng. Không lâu trước các phiên họp của khối ASEAN và ARF, Mă Lai đă hoàn tất sự xây dựng một ṭa nhà đúc hai tầng và một băi đáp phi cơ trực thăng trên Investigator Shoal, nơi cũng được tuyên nhận bởi Phi Luật Tân, Trung Quốc, Đài Loan, và có thể cả Việt Nam.
Hành động đơn phương gây ngạc nhiên này bởi một thành viên sáng lập Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations: ASEAN) có vài hàm ư: Trước tiên, nó chia cắt một cách rơ ràng sự liên đới của khối ASEAN trên vấn đề này đối với Trung Quốc. Một số nhà ngoại giao c̣n ngờ vực rằng Mă Lai đă thỏa hiệp với Trung Quốc làm phương hại đến khối ASEAN. Thứ nh́, nó vi phạm và có lẽ triệt hủy một cách chí tử Bản Tuyên Bố của khối ASEAN về Biển Nam Trung Hoa và Tuyên Bố Bandung. Và thứ ba, nó có thể mở cửa tháo nước cho một đợt chiếm đóng mới bởi các nước tuyên nhận khác, đặc biệt là Phi Luật Tân. Dự liệu một cách rơ ràng một phản ứng tiêu cực bởi các thành viên ASEAN đồng hội, Mă Lai đă từ chối thảo luận vấn đề tại Phiên Họp Các Ngoại Trưởng khối ASEAN và gia nhập cùng với Trung Quốc trong việc tranh luận rằng Biển Nam Trung Hoa không nên nằm trong nghị tŕnh của ARF. Mă Lai đă chống đối bộ luật dự thảo trên căn bản rằng nó giống như một “hiệp ước” hơn và rằng từng điều khoản của nó cần phải được nghiên cứu cẩn thận.
Hoa Kỳ khi đó xen vào, nói một cách căn bản “căi nhau như thế đủ rồi: enough is enough”. Hoa Kỳ lo sợ rằng các sự tranh chấp này có thể “trôi giạt vào sự khủng hoảng” và muốn khối ASEAN cứu xét các đề nghị cụ thể để làm giảm sự căng thẳng. Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, bà Madeline Albright, lên tiếng tại phiên họp ARF, đă cảnh cáo: “Các vốn liếng th́ quá cao để cho phép một chu kỳ xuất hiện trong đó mỗi biến cố dẫn dắt đến biến cố khác có tiềm năng gây khủng hoảng lớn hơn và các hậu quả nghiêm trọng hơn … Chúng tôi đơn giản không thể ngồi im bên lề và ngắm nh́n”. Một viên chức Hoa Kỳ cao cấp khác lo ngại rằng thời gian đang cạn dần cho một giải pháp ḥa b́nh, nói: “Có một nhu cầu, không chỉ có một chính sách thờ ḥa dịu chờ đợi một vài điều ǵ xấu xảy ra, nhưng đúng ra phải thảo luận đến vấn đề này”. Các lời tuyên bố này đă được đưa ra bất kể có sự khẳng quyết của Trung Quốc rằng “các nước bên ngoài không được xen lấn vào” và đă đặt để một cách vững chắc Hoa Kỳ đối diện với Trung Quốc trên một vấn đề khác nữa. Chính v́ thế, diễn tiến của mối quan hệ Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến tiến tŕnh của Biển Nam Trung Hoa. Hơn nữa, với sự căng thẳng dâng cao giữa Trung Quốc và Đài Loan, các sự đụng độ giữa hai nước tại khu vực Quần Đảo Spratly có thể được dự liệu.
Mặc dù các viên chức khối ASEAN đă đồng ư trên dự thảo bộ luật ứng xử cho Biển Nam Trung Hoa do Phi Luật Tân đề nghị tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Không Chính Thức Hồi Tháng Mười Một 1999, Trung Quốc từ chối không chấp nhận nó, một phần bởi nó bao gồm Quần Đảo Paracels, bị chiếm đóng bởi Trung Quốc nhưng được tuyên nhận bởi Việt Nam. Dự thảo bộ luật tái xác định tính khả dĩ áp dụng của luật quốc tế và Luật Biển đối với các sự tranh chấp Biển Nam Trung Hoa, kể cả sự tự do hải hành và phi hành trên không, từ bỏ sự sử dụng hay đe dọa dùng vũ lực; nhấn mạnh đến sự tự kiềm chế, và khuyến khích các nỗ lực gia tăng để t́m kiếm một giải pháp “nền tảng và bền vững” cho các sự tranh chấp và xây dựng ḷng tin tưởng và tín nhiệm. Đặc biệt, nó kêu gọi mọi bên hăy “kềm hăm không thực hiện các hành động thiết lập một sự hiện diện trên các đảo san hô, băi cạn, đảo nhỏ ch́m dưới nước, và các địa h́nh không bị chiếm cứ khác trong “Khu Vực” 1
Trung Quốc có nói rằng dự thảo bộ luật có thể là căn bản cho các cuộc thảo luận “tích cực” hơn nữa. Và nó lập lại đề nghị của nó về việc phát triển chung khu vực. Nhưng Mă Lai và Việt Nam cũng có các sự dè dặt, đặc biệt liên quan đến khu vực được bao trùm bởi bộ luật 2 hay, v́ vấn đề đó, bởi bất kỳ sự dàn xếp phát triển chung. Hơn nữa, đề nghị của Phi Luật Tân vốn đă sẵn bị suy yếu sau khi nó thất bại không đạt được sự đồng ư tại Phiên Họp Các Ngoại Trưởng Khối ASEAN ở Singapore hồi Tháng Bảy. Một điều khoản then chốt của dự thảo đó kêu gọi một sự đ́nh chỉ sự xây dựng hay mở rộng các cấu trúc tại Quần Đảo Spratly – đúng là những ǵ mà Việt Nam và Đài Loan được tường thuật đang thi hành vào ngay lúc này. Nhu cầu cho một bộ luật như thế được nhấn mạnh bởi sự vụ suưt đụng độ gần đây giữa Trung Quốc và Phi Luật Tân, Mă Lai và Phi Luật Tân, và Việt Nam với Phi Luật Tân.
Các Sự Tuyên Nhận Tại Biển Nam Trung Hoa
Chiếu Theo Luật Quốc Tế 3
Các sự tuyên nhận của các nước lân cận bao gồm các tuyên nhận đối với các đảo nhỏ trong nhóm đảo Spratly, và chính v́ thế một loạt các câu hỏi có thể được xếp loại như các vấn đề “chủ quyền”. Một quốc gia giành đoạt chủ quyền như thế nào trên một mỏm đất cô lập và trong thực chất không thể cư trú được? Các sự tuyên nhận của các quốc gia khác nhau trên các địa h́nh này mạnh mẽ ra sao? Một nhà b́nh luận đă nhận xét rằng “chắc chắn không đủ trong luật quốc tế để diễn dịch bằng khoán từ bằng chứng về sự hiểu biết địa dư và các tài liệu của các tuyến đường hải hành”. 4
Các vấn đề “chủ quyến” đă đủ phức tạp, nhưng chúng trở nên đặc biệt quan trọng bởi “nước sở hữu chủ quyền” của một khu đất có thể -- trong một số t́nh huống – được hưởng quyền thụ đắc đại dương kề cận và các tài nguyên đáy biển. Các nguyên tắc chi phối các sự hưởng quyền này có thể được biểu thị như các vấn đề “phân định ranh giới”, và chúng đ̣i hỏi một sự phân tích riêng biệt – và cũng phức tạp.
Các Vấn Đề Chủ Quyền:
Ai Là Kẻ Sở Hữu Quần Đảo Spratly?
Các tiền lệ trong các vụ án Clipperton, Palmas, Minquiers và Ecrehos và Gulf of Fonseca 5 đặt tiêu điểm trên sự “khám phá” và – đặc biệt – trên sự ‘chiếm cứ” các đảo tí hon. Mặc dù chúng không đ̣i hỏi quá nhiều hoạt động khi đảo tí hon không thể cư trú được, chúng có yêu cầu một số hành vi chính thức và một sự hiện diện đủ để các nước khác hay biết về sự tuyên nhận. Tại quần đảo Spratly, không có sự tuyên nhận của quốc gia nào xem ra đủ mạnh hay không thể cáo tỵ để thuyết phục được các nước khác hăy đứng ra ngoài vùng. Mặc dù Trung Quốc lập luận rằng các điều kiện của Tây Phương về các sự tuyên bố chủ quyền chính thức không nên được áp dụng tại Á Châu, tiêu chuẩn thay thế đề nghị của Trung Quốc-- sự tiếp xúc lâu dài với một vùng – rơ ràng sẽ không đủ bởi nó không cáo tri với các nước khác rằng một yêu sách loại trừ (claim of exclusion) đă được đưa ra. Ngoài ra, Trung Quốc đă phát biểu vài lần rằng nó sẽ giải quyết các vấn đề Biển Nam Trung Hoa theo luật quốc tế và các nguyên tắc của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Nếu các tuyên nhận lịch sử không giải quyết vấn đề quyền sở hữu, khi đó các sự chiếm đóng gần đây các đảo tí hon có mang lại sức nặng cho bất kỳ sự tuyên nhận nào hay không? Nước Pháp đă thực hiện một số nỗ lực tối thiểu để hành sử sự kiểm soát thực sự trên bảy đảo nhỏ hồi thập niên 1930, nhưng phải chờ măi đến khi Nhật Bản tiến vào vùng này hồi Tháng Tám 1938 mới có bất kỳ điều ǵ giống như “sự kiểm soát hữu hiệu” xảy ra. Nhật bản đă sử dụng Itu Aba [đảo Ba B́nh], đảo lớn nhất thuộc quần đảo Spratly, như một căn cứ tàu ngầm để ngăn chặn hải vận trong khu vực. Các cơ sở của họ đă bị bỏ không trong năm 1945, và gần đây hơn các đảo nhỏ đă bị chiếm cứ bởi các nước khác. Trong Hiệp Ước Ḥa B́nh kư kết bởi Nhật Bản ngày 8 Tháng Chín 1951, Nhật Bản đă từ bỏ các quyền của nó đối với Quần Đảo Spratly, nhưng không nước tiếp nhận nào được nêu tên. Đài Loan đă thực sự kiểm soát đảo Itu Aba từ 1946 đến 1950 và từ 1956 đến nay. Việt Nam đă kiểm soát nhiều địa h́nh thuộc Quần Đảo Spratly kể từ 1973. Phi Luật Tân đă kiểm soát một số đảo nhỏ từ 1978. Mă Lai bắt đầu kiểm soát các địa h́nh tại phần phía nam của khu vực trong năm 1983, và Trung Quốc đă bắt đầu các nỗ lực của nó để chiếm cứ các đảo nhỏ trong năm 1988 [Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam, bước mở đầu cho sự xâm lược và bành trương của Trung Quốc tại Quần Đảo Trường Sa cho đên nay, chú của người dịch]. Trong mỗi trường hợp, các nước khác đều phản đối các sự chiếm cứ. Hậu quả là một khuôn mẫu các mảnh chắp vá cuồng loạn của sự chiếm đóng và một t́nh trạng bế tắc khó chịu. Dù thế, một số trong các sự chiếm cứ này có thể ở một số khía cạnh, chín mùi cho một sự thụ hưởng chủ quyền hợp pháp.
“Sự tiếp giáp” hay gần cận về địa dư có quan hệ ở đây hay không? Mă Lai, Phi Luật Tân, và ngay cả Việt Nam lập luận rằng họ hưởng quyền sở hữu một phần hay toàn thể Quần Đảo Spratly bởi các đảo này gần lănh thổ chính yếu của họ. Sự tiếp giáp bị bác bỏ bởi cả phán quyết Clipperton và Palmas, và đă không phải là một yếu tố trong vụ án Minquiers và Ecrehos, nhưng lập luận có một sức hấp dẫn thực tiễn ngoan cường. Trung Quốc dĩ nhiên hoàn toàn bác bỏ nó. 6
Tóm tắt, các nguyên tắc pháp lư quốc tế sẽ không giải quyết một cách rành mạch các tuyên nhận chủ quyền cạnh tranh nhau trên Quần Đảo Spratly. Tất cả các tuyên nhận đều yếu, bởi v́ các nước tuyên nhân không có thể chứng minh sự chiếm cứ, quản trị, và kiểm soát liên tục và hừu hiệu, cũng như sự ưng thuận của các nước tuyên nhận khác. Mồi nước tuyên nhận chắc chắn nhận biết rằng nếu sự tranh chấp được đưa ra trước một phiên ṭa hay một trọng tài, nó không thể thắng lợi chung cuộc hay hoàn toàn. Một người lấy quyết định độc lập sẽ nhiều phần phân chia các đảo tí hon này theo các nguyên tắc pháp lư thông thường về sự b́nh đẳng và hợp lư. Trong trường kỳ, mỗi nước tuyên nhận có thể tốt hơn là đặt sang một bên vấn đề chủ quyền trên các đảo nhỏ và làm việc với các nước tuyên nhận khác để phát triển đa phương các nguồn tài nguyên thuộc khu vực tranh chấp. Một chiều hướng như thế sẽ không chính thức bác bỏ bất kỳ sự tuyên nhận nào, sẽ cho phép mỗi nước duy tŕ lập trường pháp lư của nó, và cũng sè cho phép các nguồn tài nguyên được khai triển để làm lợi cho dân chúng trong vùng.
Các Vấn Đề Phân Định Ranh Giới
Theo Công Ước về Luật Biển
Trung Quốc, Việt Nam, Phi Luật Tân, Mă Lai, Brunei, Indonesia, và Singapore đều là các thành viên của Công Ước về Luật Biển. Thái Lan, Lào, Căm Bốt có kư kết, nhưng chưa phê chuẩn Công Ước [bài này được ấn hành trong năm 2000, cần cập nhật hóa các dữ kiện, chú của người dịch]. Đài Loan không hội đủ điều kiện trở thành một thành viên. Các nước đang chờ đợi sự phê chuẩn chính thức có nghĩa vụ hành động trong một cung cách không đi ngược với các mục tiêu và mục đích căn bản của bản hiệp ước. 7 Nhiều nước nói rằng họ nh́n Công Ước như việc phát biểu thông luật quốc tế (customary international law) áp dụng cho các vấn đề đại dương, và Ṭa Án Công Lư Quốc Tế (International Court of Justice) cũng đă tuyên phán rằng it nhất một số phần nào đó của Công Ước giờ đây là thông luật quốc tế. V́ thế, điều xem ra chính đáng để áp dụng các điều khoản của Công Ước cho sự tranh chấp này, nhưng cũng cần nhớ rằng một số phần nào đó của Công Ước có thể không được chấp nhận một cách phổ quát, hay được chấp nhận bởi các nước tuyên nhận Biển Nam Trung Hoa, và rằng các sự thực thi trong vùng có thể đôi khi thay đổi các tiêu chuẩn được chấp nhận ở nơi khác.
Liệu Có Bất Kỳ Đảo Nhỏ Nào Của Quần Đảo Spratly Có Năng Lực Chiếu Theo Điều 121 Để Phát Sinh Ra Các Khu Kinh Tế Độc Quyền Hay Thềm Lục Địa Hay Không? Các Địa H́nh Ch́m Dưới Mặt Nước Lúc Thủy Triều Dâng Cao Không Thể Phát Sinh Ra Các Khu Vực Biển.
Nguyên tắc truyền thống này của thông luật quốc tế được xác nhận nơi Điều 121 của Công Ước Về Luật Biển. Các sự tuyên nhận các khu vực biển dựa trên các rạn san hô ch́m dưới mặt nước lúc thủy triều lên cao, ngay dù có các cấu trúc nhân tao được xây trên chúng, không có giá trị. 8
Câu hỏi trung tâm phải được giải đáp trước khi các vấn đề ranh giới trên biển có thể được tháo gỡ rằng liệu có bất kỳ đảo nhỏ của Quần Đảo Spratly nào có được khả năng để phát sinh ra một khu kinh tế độc quyền (KKTĐQ) hay thềm lục địa hay không? Trong số từ 25 đến 35 của từ 80 đến 90 địa h́nh khác biệt tại vùng Spratly ở trên mặt nước lúc thủy triều dâng cao, và những mỏm nhô cao này hội đủ điều kiện là “các ḥn đảo” chiếu theo Điều 121 của Công Ước Về Luật Biển và rơ ràng được hưởng quyền có các lănh hải. Tuy nhiên, Điều 121 Đoạn 3 có nói rằng “cụm đảo không thể chống đỡ cho sự cư trú của con người hay đời sống kinh tế của chính ḿnh” không phát sinh ra các KKTĐQ hay các thềm lục địa.
Quần Đảo Sptratly không có con người cư trú ngoại trừ bởi các ngư phủ đôi khi lạc đường cho đến thời gần đây. Mặc dù chúng đôi khi được thăm viếng, chúng không có sinh hoạt kinh tế độc lập của riêng ḿnh. Ngôn từ trong Điều 121 (3) rơ ràng đ̣i hỏi rằng “sinh hoạt kinh tế” liên hệ của các địa h́nh phải là “của riêng chúng”. Chính v́ thế, một đời sống kinh tế nhân tạo yểm trợ bởi một sô dân từ xa nhằm giành đoạt sự kiểm soát trên một khu biển nối dài là không đủ.
Đảo lớn nhất, Itu Aba, có diện tích là 0.43 cây số vuông. Đảo Spratly (Trường Sa) có diện tích 0.15 cây số vuông, và chỉ có năm đảo khác lớn hơn 0.1 cây số vuông – Đảo Thị Tứ, Đảo West York, Đảo Northeast Cay, Southwest Cay, và Sand Cay. Các đảo khác thực sự bé tí hon. Địa h́nh cao nhất là đảo Nam Yết, cao 6.2 mét 9. Chỉ có 10 đảo nhỏ có vẻ chống đỡ được cây cối sinh trưởng tự nhiên – Itu Aba, Loaita Island, Namyit, Nanshan Island, Northeast Cay, Sand Cay, Southwest Cay, Thị Tứ, West York Island, và Sin Cowe. 10 Chỉ có một ít đảo nhỏ được khai thác phân chim – Spratly Island và Amboyna và Southwest Cays. Ibu Aba và đảo Thị Tứ trong lịch sử được sử dụng như các căn cứ trong vùng cho các ngư phủ từ đảo Hải Nam và các nơi khác.
Trong một bài viết trước đây, một trong hai tác giả bài này có nêu ư kiến rằng chỉ có các ḥn đảo có cho thấy khả năng để chống đỡ cho sự cư trú ổn định của con người mới được cho phép phát sinh ra các khu vực trên biển, và rằng Quần Đảo Spratly không hội đủ điều kiện này. 11 Các tác giả khác đă đi đến các kết luận tương tự về sự vô năng lực của các đảo nhỏ này để chống đỡ cho sự cư trú của con người và từ đó phát sinh ra các KKTĐQ hay các thềm lục địa. 12 Quan trọng hơn là sự thực thi của quốc gia. Các viên chức Việt Nam giờ đây có vẻ như chấp nhận quan điểm rằng các đảo nhỏ tại Quần Đảo Spratly không thể phát sinh ra các KKTĐQ hay các thềm lục địa. Thí dụ, Hồ Sĩ Thoảng, Chủ Tịch của Petro Viêtnam, được trích dẫn có nói rằng “theo luật quốc tế một chuỗi ṿng đảo san hô như các đảo ở Trường Sa không hưởng quyền có một khu kinh tế [độc quyền] 200 hải lư”. 13 Và tại Phiên Họp Đầu Tiên Của Nhóm Công Tác Kỹ Thuật về Các Vấn Đề Pháp Lư tại các cuộc hội thảo Indonesia – Canada về Biển Nam Trung Hoa, được tổ chức tại Phuket, Thái Lan, 2-5 Tháng Bảy, 1995, Cố Vấn Pháp Lư Việt Nam, Nguyễn Quí B́nh [?], có nói rằng Việt Nam không nghĩ các đảo nhỏ ở Trường Sa có khả năng làm phát sinh ra các KKTĐQ hay các thềm lục địa. 14 Đại Sứ Hasjim Djalal của Indonesia – người hiện là Chủ Tịch của Hội Nghị Cơ Quan Thẩm Quyền Đáy Biển Quốc Tế và điều hợp viên của các cuộc hội thảo do Indonesia bảo trợ về các sự xung đột tại Biển Nam Trung Hoa – cũng đă bày tỏ quan điểm đó. Mặc dù các lập luận chống lại việc cho phép bất kỳ ḥn đảo nào tại Quần Đảo Spratly được phát sinh các khu vực biển nối dài xem ra mạnh mẽ, các tác giả không thường xuyên tiếp tục nêu ư kiến rằng ít nhất một số ḥn đảo có thể phát sinh các khu vực như thế. 15 Và Trung Quốc thường xuyên hành động như thể nó giả định rằng các đảo nhỏ có thể phát sinh ra các khu vực nối dài.
Vấn đề này sau cùng nên được giải quyết ra sao? Liệu các quốc gia tuyên nhận có thể đồng ư rằng không một trong các đảo nhỏ này phải được xem là có khả năng phát sinh ra các khu vực biển nối dài hay không? Một cách khác, liệu các nước trong vùng có thể đồng ư rằng các đảo nhỏ nên phát sinh ra một “khu vực cấp vùng” sẽ được quản trị chung bởi một Cơ Quan Thẩm Quyền Quản Trị Quần Đảo Spratly hay không?
Chúng tôi tin rằng đường hướng tốt nhất, về mặt luật quốc tế, sự hữu lư và tính thực tiễn. sẽ là việc phủ nhận các khu vực biển nối dài đối với bất kỳ đảo nào trong Quần Đảo Spratly. Khái niệm các khu vực biển nối dài được chấp nhận trong Công Ước về Luật Biển năm 1982 bởi v́ điều xem ra thích đáng để cho phép các dân chúng duyên hải chịu trách nhiệm chính yếu trong việc quản trị và khai thác các nguồn tài nguyên kề cận. Tuy nhiên, nơi không có dân bản địa, lư luận này không được áp dụng, và các khu vực nối dài sẽ không được chấp thuận. Điều 121 (03) được dựa trên nhận thúc này và phải được giải thích theo ánh sáng này.
Nhưng nếu sự thỏa thuận không thể đạt được trong chiều hướng này, một lập trường giật lùi có thể cho phép các đảo nhỏ phát sinh một “khu vực cấp vùng” sẽ được chia sẻ và quản lư chung. Lập trường này sẽ thừa nhận rằng Quần Đảo Trường Sa đă được thăm viếng và, tới một vài tầm mức tối thiểu, đă được sử dụng bởi dân chúng trong vùng trong nhiều thế kỷ, và rằng nó nên tiếp tục được nh́n như một tài nguyên cùng chia sẻ. Kết luận này đă có một tiền lệ trong vụ án Vịnh Fonseca (Gulf of Fonseca), nơi Honduras, Nicaragua, và El Salvador được nh́n nhận như có một quyền sở hữu “cộng đồng: condominium” trên các hải phận và các tài nguyên của Vịnh Fonseca, vùng được biểu thị như các hải phận lịch sử được sở hữu chung.
Một Sồ Địa H́nh Của Quần Đảo Spratly Ngày Nay Có Nên Được Biểu Thị Như “Đảo Nhân Tạo” Hay Không”, Và , Nếu Như Thế, Quy Chế Pháp Lư Của Chúng Là Ǵ?
Điều 60 (8) của Công Ước Về Luật Biển nói rơ ràng rằng các ḥn đảo nhân tạo không có năng lực để phát sinh ra các KKTĐQ hay các thềm lục địa. Một số các cấu trúc hiện thời được xây dựng trên các rạn san hô chỉ có thể được gọi là “các đảo nhân tạo”. Các sự chiếm đóng của Trung Quốc tại Rạn San Hô Subi, Rạn San Hô Johnson South Reef [đảo Gạc-Ma trong tiếng Việt, chú của người dịch] và Rạn San Hô Mischief Reef; sự chiếm đóng của Mă Lai trên Rạn Dallas Reef và Băi Cạn Investigator Shoal; và sự chiếm dóng của Việt Nam trên các Cồn Cát Vanguard và Prince of Wales Banks, tất cả xem ra đều phù hợp với sự mô tả này.
Điều 60 (8) được trù hoạch để làm nản ḷng các nước khỏi việc xây dựng các rạn san hô ch́m dưới mặt nước và các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp nhằm làm phát sinh các khu vực biển nối dài. Nếu không được giải thích theo ngôn ngữ minh bạch của nó, khi đó chúng ta có thể tiên đoán các nỗ lực sẽ c̣n tiếp tục để khai khẩn các địa h́nh ch́m dưới mặt nước hầu đưa ra sự tuyên nhận các khu đại dương mở ngỏ.
Các Đảo Nhỏ của Quần Đảo Spratly Ở Trên Mặt Nước
Khi Thủy Triều Dâng Cao Có Được Hưởng Quyền
Phát Sinh Ra Một Lănh Hải 12 Hải Lư Hay Không?
Điều 3 của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cho phép “Mọi Quốc Gii được thiết lập các lănh hải chung quanh các khu vực đất đai của nó “đến một giới hạn không quá 12 hải lư”, và Điều 121 cho phép mọi địa h́nh ở trên mặt nước lúc thủy triều dâng cao được phát sinh ra một khu như thế. Việt Nam đà tuyên bố một lănh hải 12 hải lư quanh Quần Đảo Spratly trong năm 1977 16 và Trung Quốc đă làm như thế trong Luật Lănh Hải năm 1992 của nó. Một nhà b́nh luận tường thuật rằng Mă Lai đà tuyên nhận một lănh hải 12 hải lư chung quanh Rạn Swallow Reef và Amboyna Cay nhưng không chung quanh các địa h́nh đă tuyên nhận khác của nó (Holler-Trost, như đă trưng dẫn ở trên).
Mặc dù Công Ước Về Luật Biển cho phép các nước tuyên bố các lănh hải 12 hải lư quanh các bờ biển và các ḥn đảo, không nhất thiết rằng lănh hải ở kích thước này là hợp pháp tại mọi địa điểm và cho mọi mục đích. Điều 300, được đặt tên là “Thiện Ư và Sự Lạm Dụng Các Quyền Hạn”, nhắc nhở các nước rằng họ không được viện dẫn các quyền chiếu theo Công Ước trong một cung cách áp đặt một gánh nặng không thể chấp nhận được lên các nước khác. Các thí dụ có thể được t́m thấy nơi các quốc gia đă đồng ư việc thiết lập các lănh hải ít hơn 12 hải lư quanh các ḥn đảo ở vào phía “trái, không đúng: wrong” của một ranh giơi theo đường trung tuyến. Ḥn đảo Isla Patos của Venezuela, nằm giữa Venezuela và Trinidad và Tobago, đảo Dayyinah của Abu Dhabi, giữa Abu Dhabi và Qatar, và các ḥn đảo của Úc Đại Lợi tại Eo Biển Torres Strait, giữa Australia và Papua New Guinea, tất cả đều chỉ có lănh hải rộng ba hải lư. Các thí dụ này mang lại một tiền lệ hợp lư cho Biển Nam Trung Hoa, bởi v́ các đảo này – như Quần Đảo Spratly -- tất cả đều nhỏ bé và không có dân số thường dân thường trực. Các đảo tại Biển Aegean chen chúc chỉ phát sinh các lănh hải 6 hải lư. Hasjim Djalai đă nhận xét rằng các đảo nhỏ tại Quần Đảo Spratly đều không được hưởng quyền có bất kỳ lănh hải ǵ hết, và thay vào đó chỉ đơn giản nên được bảo vệ bởi “các khu an toàn” nhỏ bé. 17 Chắc chắn các bên tuyên nhận có thể đồng ư rằng các đảo nhỏ trên mặt nước lúc thủy triều lên cao phát sinh ra các lănh hải ít hơn 12 hải lư, và một sự thỏa thuận như thế sẽ nhất quán với quan điểm cho rằng các nguồn tài nguyên của vùng phải được chia sẻ bởi các dân chúng trong vùng, hay có thể bởi một cộng đồng quốc tế như một tổng thể.
Các Tuyên Nhận Thềm Lục Địa Nào
Có Thể Được Đưa Ra Bởi Các Quốc Gia Tuyên Nhận?
Địa dư của Biển Nam Trung Hoa nêu ra một sự thách đố đáng chú ư trong việc giải thích và áp dụng Điều 76 của Công Ước Về Luật Biển trên “Định Nghĩa về Thềm Lục Địa”. Nếu người ta kết luận rằng các đảo nhỏ tại Spratlys không có khả năng phát sinh ra các KKTĐQ hay các thềm lục địa, khi đó ranh giới trên biển của các khu này phải được xác định bằng sự tham chiếu đến các khối đại lục rộng lớn và các đảo giáp ranh lớn hơn. Thềm lục địa đông nam của Việt Nam và tây bắc của biên giới Sarawak (Mă Lai)/Brunei nối dài đáng kể vượt quá 200 hải lư tính từ các bờ biển không liên hệ của chúng. Chiếu theo Điều 76 (5), Việt Nam và Mă Lai mỗi bên rơ ràng sẽ được phép tuyên nhận các tài nguyên trên thềm lục địa này cho tới 350 hải lư, trong trường hợp không có các sự tuyên nhận tranh giành. Tuy nhiên, sự tuyên nhận thềm lục địa nối dài của Mă Lai về phía bắc và phía đông và sự tuyên nhận thềm lục địa nối dài của Brunei xem ra không chứng minh được, bởi có Rănh Đông Palawan (East Palawan Trough) gần bờ biển. Một sự tuyên nhận của Phi Luật Tân đặt trên một thềm lục địa nối dài cũng sẽ không thể biện minh được bởi có vệt lơm sâu trên đáy biển ngay phía tây của các ḥn đảo chính yếu của Phi Luật Tân.
Vai Tṛ Của Ủy Hội Thềm Lục Địa Là Ǵ?
Điều 76 và Phụ Lục II của Công Ước Về Luật biển thiết lập một Ủy Hội Thềm Lục Địa gồm 21 hội viên, có trách nhiệm lượng giá các sự tuyên nhận bởi các nước duyên hải về thềm lục địa vượt quá 200 hải lư. Bởi công thức phức tạp ghi nơi Điều 76, cần phải có một số bộ phận trung lập lương định các sự tuyên nhận được đưa ra bởi các quốc gia t́m kiếm các tài nguyên phụ cộng. Tuy nhiên, điều không rơ rệt về những ǵ mà Ủy Hội này phải làm trong t́nh trạng có các sự tuyên nhận nối dài chồng chéo lên nhau.
Mặc dù được nói như “các sự khuyến nghị: recommendations”, các quyết định của Ủy Hội phải được tôn trọng bởi các nước liên can. Nếu bất kỳ một trong các nước Biển Nam Trung Hoa đệ tŕnh một sự tuyên nhận lên Ủy Hội, phán quyết của Ủy Hội có thể có một tác động quan trọng trên sự phân định sau cùng các ranh giới tại vùng này.
Những Nguyên Tắc Chi Phối
Sự Phân Định Các Ranh Giới Trên Biển Là Ǵ?
Một khi các vấn đề khó khăn và phức tạp xác định ở trên được cứu xét và giải quyết, khi đó sẽ thích hợp để xác định cách thức làm sao các ranh giới trên biển trong vùng phải được vẽ ra. Điều 6 của Công Ước năm 1958 về Thềm Lục Địa và Điều 12 của Công Ước năm 1958 về Lănh Hải và Khu Tiếp Giáp chấp nhận “nguyên tắc cách xa bằng nhau: equidistance” như phương pháp cho việc giải quyết các sự tuyên nhận tranh giành nhau các hải phận chung quanh. Theo nguyên tắc này, một khu vực tranh chấp được phân chia dọc theo một đường cách xa bằng nhau giữa các nước liên can. Nhưng Công Ước về Luật Biển năm 1982 đă cẩn thận né tránh việc đề cập đến “sự cách xa bằng nhau” như một chiều hướng thích đáng, và thay vào đó đă quy định nơi các Điều 74 (10 và 83 (1) một công thức được soạn thảo một cách cẩn trọng chỉ đưa ra các sự gợi ư tế nhị liên quan đến cách thức các sự tranh chấp nên được giải quyết ra sao.
Sự phân định khu kinh tế độc quyền [và thềm lục địa] giữa các Quốc Gia có các bờ biển đối diện hay kề cận sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thỏa thuận trên căn bản luật quốc tế, như được đề cập đến trong Điều 38 của Luật Về Ṭa Án Công Lư Quốc Tế, hầu đạt được một giải pháp công bằng.
Mục đích chính v́ thế là nhằm đạt được một sự giải quyết “công bắng cho các tranh chấp ranh giới và một loạt các nguyên tắc đă được phát triển nhằm đạt được mục đích này.
“Nguyên tắc công bằng” với sự thích đáng trực tiếp nhất đến sự tranh chấp ranh giới trên biển tại Biển Nam Trung Hoa là nguyên tắc rằng các ḥn đảo không có cùng một khả năng như lục địa để phát sinh ra các khu vực biển. Bởi v́ nguyên tắc này, ngay dù một hay nhiều các ḥn đảo tí hon tại Spratly được xem là có khả năng phát sinh ra các khu vực biển nối dài, chúng sẽ không có được một sức mạnh ngang bằng với một khu vực lục địa đối diện hay ḥn đảo lớn hơn. Tiêu điểm nhắm vào sự kiểm soát Quần Đảo Spratly v́ thế có thể bị chêch hướng. Để đặt tiến tŕnh của sự phân định ranh giới trong một cái nh́n hợp lư, điều hữu ích nên khảo sát các phương pháp đă được sử dụng trong những năm gần đây bởi ICJ và các pháp đ́nh trọng tài.
Ṭa Án Công Lư Quốc Tế và các pháp đ́nh trọng tài phân xử các sự tranh chấp ranh giới trên biển giờ đây tuân theo một tŕnh tự tiêu chuẩn trong việc giải quyết một sự tranh căi. Giáo Sư Jonathan Chamey gần đây có tŕnh bày khảo hướng chung này như sau:
Trước tiên, các ṭa án xác định khu vực địa dư liên hệ và khu vực trong sự tranh chấp. Thứ nh́, các ṭa án xác định các khu vực và các bờ biển liên hệ. Thứ ba, các ṭa án giải thích mọi sự cứu xét liên hệ. Thứ tư, các ṭa án phát triển một đường tạm thời dựa trên một sự phân tích các sự cứu xét liên hệ. Thứ năm, các ṭa án kiểm tra đường vẽ đó ngược lại một số sự cứu xét để xác định là liệu đường đó có “bất công một cách quá đáng” hay không, và nếu đúng như thế, các ṭa án điều chỉnh đường vẽ đó cho đúng. 18
“Các nguyên tắc công bắng” đă được áp dụng trong những năm gần đây để giải quyết các sự tranh chấp ranh giới kể cả các nguyên tắc kể sau:
· Khảo hướng khoảng cách bằng nhau có thể được sử dụng như một trợ cụ cho sự phân tích, nhưng nó không đuợc dùng như một nguyên tắc bắt buộc hay có tính chất ràng buộc. Trong vụ kiện năm 1985 giữa Libya/Malta, vụ kiện năm 1984 Gulf of Maine, và gần nhất vụ kiện năm 1993 đảo Jan Mayen, Ṭa Án Công Lư Quốc Tế đă khảo sát đường khoảng cách bằng nhau như một công cụ trợ lực cho sự phân tích sơ bộ của nó, nhưng sau đó đă điều chỉnh chiếu theo sự sai biệt trong chiều dài của bờ biển của các bên tranh tụng. Đường khoảng cách bằng nhau sơ bộ này được vẽ từ bản thân các bờ biển, chứ không phải từ bất kỳ đường cơ sở thẳng hàng nào. Ṭa án nói rơ rằng trong tất cả các vụ kiện này rằng đường khoảng cách bằng nhau không có tính chất bắt buộc hay ràng buộc.
· Tính tỷ lệ của các bờ biển phải được khảo sát để xác định liệu một sự phân định ranh giới biển có “công bằng” hay không. Điều đă trở nên được thiết định vững chắc ngày nay rằng một thành tố thiết yếu của một sự phân định ranh giới là sự tính toán các chiều dài tương đối của các bờ biển liên hệ. Nếu tỷ lệ này không gần sát với tỷ số của khu vực hải phận liên hệ được phân định một cách tạm thời, khi đó pháp đ́nh sè thực hiện một sự điều chỉnh để mang các tỷ số phù hợp với nhau. Trong vụ kiện đảo Jan Mayen, Ṭa Án Công Lư Quốc Tế đă xác dịnh rằng tỷ số của các bờ biển liên hệ của đảo Jan Mayen (Norway) với vùng Greenland (Denmark) là 1:9, và phán quyết rằng sự sai biệt sâu sắc này đ̣i hỏi một sự tách rời khỏi việc dựa trên đường khoảng cách bằng nhau. Kết quả chung cuộc có lẽ là một sự thỏa hiệp giữa khảo hướng khoảng cách bằng nhau với khảo hướng tỷ lệ của các bờ biển, với Denmark (Greenland) nhận được không gian biển lớn gấp ba lần phần của Norway (Jan Mayen).
Tương tự, trong vụ kiện Thềm Lục Địa Libya/Malta, Ṭa Án Công Lư Quốc Tế đă khởi sự với các đường trung tuyến giữa hai nước, nhưng sau đó đă điều chỉnh đường này hướng về phía bắc qua 18’ (18 phút) của vĩ độ để cứu xét đến “sự sai biệt rất rơ rệt trong các chiều dài của bờ biển” 19 giữa hai nước. Ṭa án sau đó xác nhận sự thích đáng của giải pháp này bằng việc khảo sát “tỷ số” của chiều dài các bờ biển của hai nước và “lẽ công bằng của kết quả”.
Tỷ số của các bờ biển chính v́ thế không phải là một điều kiện bắt buộc của phép tinh, mà đúng hơn cung cấp một ư nghĩa đại cương về công lư mà pháp đ́nh sử dụng, cùng với các yếu tố khác, để đạt tới một kết quả được xem là “công bằng”.
· Các sự cứu xét dịa dư sẽ chi phối các sự phân định ranh giới biển và các sự cứu xét phi địa dư sẽ hiếm khi có bất kỳ sự hệ trọng nào. Vụ kiên Gulf of Maine có lè là một thí dụ ngoạn mục nhất về việc Ṭa Án bác bỏ các sự đệ tŕnh bởi các bên tụng phương liên quan đến các sự cứu xét phi-địa dư, chẳng hạn như sự lệ thuộc kinh tế của các cộng đồng duyên hải vào một giống cá (fishery), các vấn đề quản trị các ngư trường, và các dữ liệu môi trường.
Khái niệm về thềm lục địa như một “sự nối dài tự nhiến của lục địa kề cận là một ư niệm địa dư, nhưng nó không nhận được sự nổi bật trong các phán quyết gần đây. Tuy thế, từ ngữ này có xuất hiện nơi Điều 76 của Công Ước về Luật Biển năm 1982, và chính v́ thế có thể tiếp tục có một số sự liên hệ trong sự tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa. Tới một số tầm mức, nguyên tắc bất xâm lấn (non-encroachment) đă thế chỗ cho ư tưởng sự kéo dài tự nhiên.
· Nguyên tắc không xâm lấn. Nguyên tắc này được công khai phát biểu nơi Điều 7 (6) của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, nói rằng không một quốc gia nào có thể sử dụng một hệ thống các đường cơ sở thẳng hàng “trong một cách làm cắt rời lănh hải của một Quốc Gia khác ra khỏi biển mở ngỏ hay một khu kinh tế độc quyền”. Nó đă dựa hồi gần đây trên vụ kiện rộng lớn hơn nhiều, vụ đảo Jan Mayen, trong đó Ṭa Án đă nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc né tránh không cắt rời sự nối dài lối vào biển của một quốc gia duyên hải. Ngay dù Đảo Jan Mayen của Norway th́ bé tí xíu so với Greenland của Denmark, Norway được chia cho một khu vực biển đủ để dành cho nó sự tiếp cận công bằng đến ngư trường có giống cá capelin nằm ở giữa hai địa h́nh. Hành lang khác thường rộng 16 hải lư và dài 200 hải lư được vẽ ra trong vụ án giữa Ganada và St. Pierre và Miquelon của Pháp cũng rơ ràng được dựa trên một ước muốn né tránh việc ngăn chặn sự tiếp cận đến dại dương mở ngỏ cho bờ biển Newfoundland của Canada.
· Nguyên Tắc Vươn Tới Tối Đa. Nguyên tắc này xuất hiện đầu tiên trong các vụ kiện về thềm lục địa tại North Sea, Cộng Ḥa Liên Bang Đức (CHLBĐ) chống Denmark và CHLBĐ chống Netherlands (Ḥa Lan) 20, trong đó nước Đức đă nhận được vùng h́nh chữ V (h́nh nêm) như miếng bánh mứt đến điểm khoảng cách bằng nhau ngay dù sự phân chia này lấn vào các khu vực được tuyên nhận của Denmark và Netherlands. Giáo Sư Chamey tường thuật rằng chiều hướng này đă được tuân theo trong tất cả các vụ án sau này: “Không một quyết định hay phán quyết sau này có hiệu lực cắt rời hoàn toàn sự tiếp cận của một bên tranh chấp đến giơi hạn theo hướng tiên ra biển của bất kỳ khu vực nào. 21 Trong vụ kiện Gulf of Fonseca, Ṭa Án đà nh́n nhận sự hiện hữu của một chế độ cộng đồng sở hữu không phân chia hầu trao cho mọi bên tụng phương sự tiếp cận đên khu vực biển và các tài nguyên của nó, và trong vụ kiện St. Pierre và Miquelon, nước Pháp đà được trao cho một hành lang hẹp nối liền lănh hải của nó với các biển mở ngỏ nằm ở ṿng ngoài. Cấu h́nh địa dư trong vụ kiên đảo Jan Mayen nêu ra các vấn đề khác biệt. Nhưng ngay trong t́nh trạng này, Ṭa Án đă dành cho Norway nhiều hơn những ǵ nó “đáng” được hưởng khi xét đến bờ biển nhỏ và kích thước địa dư của đảo Jan Mayen. Động lực rơ ràng để giúp cho Norway ít nhất có được “sự tiếp cận giới hạn về mặt địa dư đến giữa khu vực tranh chấp”, nơi có chứa một giống cá giá trị.
Giáo Sư Chamey nhận dạng một vài quyền lợi được phục vụ bởi nguyên tắc vươn tới tối đa -- “tư thế” (bởi việc thừa nhận rằng ngay các nước bất lợi về mặt dịa dư vẫn có các quyền đối với các tài nguyên biển, quyền ‘để tham dự vào các sự dàn xếp quốc tế như một nước ngang nhau”, các quyền tự do hải hành, và “các quyền lợi an ninh trong sự vận tải và di chuyển”. 22 Trong các nước tuyên nhận Biển Nam Trung Hoa, các nguyên tắc không xâm lấn và vươn tới tối đa có thể đặc biệt hữu ích cho Brunei bởi mặt tiền duyên hải giới hạn của nó sẽ, mặt khác, gặp nguy hiểm của việc bị khống chế bởi các bờ biển dài hơn và các tuyên nhận lớn hơn của Mă Lai.
· Mỗi nước tranh giành được phân chia một số khu vực biển. Nguyên tắc này tương tự như các nguyên tắc không xâm lấn và vươn tới tối đa, nhưng nó đáng được lập lại trong h́nh thức này để nhấn mạnh đến cách thức mà Ṭa Án Công Lư Quốc đă lư luận ra sao trong những năm gần đây. Mặc dù nó đă cố gắng để phát biểu phù hợp với các nguyên tắc chi phối, khảo hướng của nó đối với mỗi vụ được đệ tŕnh lên Ṭa Án, trong thực tế, giống với khảo hướng của một trọng tài viên hơn là một thẩm phán. Thay vào đó, về việc áp dụng các nguyên tắc một cách đồng nhất bất kể dến kết quả mà chúng tạo ra, Ṭa Án đă cố gắng đi t́m một “giải pháp công bắng sẽ trao cho mỗi nước tranh giành một số điều mà nó đă theo đuổi, và chính từ đó để đạt tới một “giải pháp công bằng”.
· Các đảo có một vai tṛ hạn chế trong việc giải quyết các tranh chấp ranh giới trên biển. Các đảo có thể phát sinh ra các khu vực biển, nhưng chúng không phát sinh các khu vực đầy đủ khi chúng cạnh tranh trực tiếp với các khu vực đất lục đia. Kết luận này đă đạt được một cách nhất quán bởi Ṭa Án và các pháp đ́nh trọng tài. Mặc dù chúng ta tin tưởng rằng các đảo nhỏ của Quần Đảo Spratly không nên được cho phép phát sinh ra bất kỳ khu vực biển nối dài nào, ngay dù chúng có được phép làm như thế, năng lực của chúng để phát sinh ra một khu vực như thế sẽ rất yếu liên quan đến các sự tuyên nhận tranh giành từ các vùng đất rộng lớn của lục địa hay của các đảo lớn. Bởi v́ các địa h́nh trong nhóm đảo Spratly là các mỏm cực kỳ tí hon, điều thực sự chắc chắn rằng một pháp đ́nh sẽ chỉ dành cho các dịa h́nh này tầm quan trọng hạn chế trong việc phân định các ranh giới trên biển.
· Các quyền lợi an ninh sinh tử của mỗi nước phải được bảo vệ. Nguyên tắc này cũng được thừa nhận trọng vụ kiện đảo Jan Mayen, trong đó Tóa Án Công Lư Quốc Tế từ chối việc cho phép ranh giới trên biển được vẽ quá sát đảo Jan Mayen, và điều này có thể được t́m thấy trong nền tảng của mọi quyết định gần đây của Ṭa Án Công Lư Quốc Tế. Ngay quyết định rất sớm từ năm 1917 của Ṭa Án Công Lư Trung Mỹ Châu (Central American Court of Justice) về Vịnh Gulf of Fonseca, điều đă được nhấn mạnh rằng các hải phận của Vịnh phải được xem là cùng sở hữu bởỉ ba quốc gia kề cận bởi có “các quyền lợi nguyên thủy: primordial interests” của “sinh hoạt kinh tế, thương mại, nông nghiệp và công nghiệp của Các Nước ven biển” cũng như “quyền lợi về quốc pḥng”. 23 Sự từ chối của các pháp đ́nh về việc chấp nhận một giải pháp “một ăn cả, ngă về không: all-or-nothíng” trong bất kỳ một trong các vụ án này chứng tỏ sự nhạy cảm của các phiên ṭa về nhu cầu bảo vệ các quyền lợi an ninh sinh tử của mỗi nước. .
Các Khu Vực Biển Cả Mở Ngỏ Sẽ Vẫn Tồn Tại Sau Khi Các Ranh Giới Trên Biển Được Phân Dịnh Hay Không, Và Nếu Đúng Thế, Khu Vực Này Sẽ Được Quản Trị Ra Sao?
Nếu các đảo nhỏ của Quần Đảo Spratly không được phép phát sinh các khu vực biển nối dài, và nếu các nguyên tắc đặt ra trong Công Ước Về Luật Biển được áp dụng, khi đó một khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia sẽ c̣n lại ở vùng trung tâm của Biển Nam Trung Hoa. Chiếu theo Công Ước về Luật Biển, các tài nguyên ngư sản trong khu này sẽ bị chi phối bởi nguyên tắc về sự tự do của các biển được ghi nơi Điều 87, như được sửa đổi bởi Thỏa Ước năm 1995 Về Các Giống Cá Di Trú và Di Chuyển Qua Nhiều Khu Kinh Tế Độc Quyền khác nhau (Agreement on Straddling and Migratory Stocks).
Điều quan trọng hơn nữa về các sự tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa, các tài nguyên khoáng sản và khí đốt đáy biển tại các khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, nếu có, sẽ được quản trị bởi Cơ Quan Thẩm Quyền Đáy Biển Quốc Tế (International Sea-Bed Authority). Điều không rơ rệt là cơ quan đó sẽ hoạt động ra sao tại một biển nửa khép kín như Biển Nam Trung Hoa. Các nước bên ngoài sẽ chắc chắn cần có sự chấp thuận của Cơ Quan Thẩm Quyền Đáy Biển Quốc Tế để thăm ḍ và khai thác các nguồn tài nguyên Đáy Biển ở đó. Nhưng cũng có thể thích đáng để có một hội đồng cố vấn cấp vùng hầu bảo đảm sự tham dự của vùng vào sự cấu tạo quyết định.
Một “Di Sản Chung” Cấp Vùng Cùng Chia Sẻ?
Mặc dù Công Ước không cho phép một cách công khai chiều hướng này, điều có thể thích đáng cho các nước của vùng này khẳng định một sự tuyên nhận quyền sở hữu cấp vùng của Biển Nam Trung Hoa nằm ngoài các khu vực thuộc quyền tài phán quốc gia. Kết quả này có thể thích đáng khi nh́n khó khăn độc đáo tạo ra bởi sự mơ hồ về việc liệu các đảo nhỏ của Quần Đảo Sptratly có thể phát sinh ra các khu vực biển nối dài hay không.
Quyết định bất thường năm 1992 của Ṭa Án Công Lư Quốc Tế trong vụ án Vịnh Gulf of Fonseca kết luận rằng El Salvador, Honduras, và Nicaragua nắm giữ các quyền lợi không phân chia tại các khu vực biển cả về hướng đất liền lẫn hướng ra biển của đường khép kin băng ngang Vịnh Gulf of Fonseca có thể cung cấp một tiền lệ hữu ích về một giải pháp cho các sự tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa.
Nếu người ta chấp nhận có các sự tiếp xúc thời ban sơ của Trung Hoa với Quần Đảo Spratly, người ta cũng phải thừa nhận rằng Trung Hoa trong một số ư nghĩa đă là một quyền lực thực dân trên Việt Nam và các khu vực khác trong vùng. Một khi sự đô hộ thực dân này chấm dứt, Việt Nam và các khu vực khác một cách hợp lư sẽ thừa kế các sự tuyên nhận chủ quyền đưa ra bởi bởi nước thực dân thống trị, giông y như các cộng ḥa Trung Mỹ thừa kế các tuyên nhận đưa ra bởi mẫu quốc thực dân của chúng, tức Tây Ban Nha. Nhưng các đảo nhỏ và các không gian trên biển không thể được phân chia một cách dễ dàng, bởi Trung Quốc vẫn hiện hữu và vẫn tuyên nhận vùng này. V́ thế điều có thể thích đáng để nh́n thấy quyền tài phán trên các đảo nhỏ và không gian biển chung quanh như được chia sẻ giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng như các nước khác đă từng bị đô hộ bởi Trung Quốc trong các thời kỳ trước đây [sic, xem Lời Người Dịch].
Điều cũng ngày càng trở nên thông thường cho các nước để thíết lập các khu vực phát triển chung tại các vùng biển tranh chấp, và chiều hướng này có thể là một giải pháp hợp lư tại khu vực Quần Đảo Spratly. Jose de Venecia, một phụ tá thân cận của Tổng Thống Fidel Ramos khi đó và là một thành viên hàng đầu của Quốc Hội Phi Luật Tân có đưa ra một nghị quyết đề nghị một “hệ thống cộng đồng” cho toàn thể Biển Nam Trung Hoa. Trong Tháng Tám 1995, Tổng Thống Lư Đăng Huy của Đài Loan đề nghị rằng mười hai quốc gia và lănh thổ có quyền lợi trong vùng từ bỏ các sự tuyên nhận của ḿnh đối với các đảo nhỏ tranh chấp và đầu tư $10 tỷ Mỹ Kim để thiết lập một Công Ty Phát Triển Biển Nam Trung Hoa, nhằm phát triển các tài nguyên thiên nhiên trong sự hợp tác. 24
Các Quốc Gia Tuyên Nhận Có Bổn Phận Hợp Tác
Trong Việc Quản Trị Các Nguồn Tài Nguyên Và
Bảo Vệ Môi Trường Của Một Biển Nửa Khép Kín
Các Điều 122 và 123 của Công Ước về Luật Biển thiết lập khái niệm về một “biển nửa khép kin” và yêu cầu các quốc gia giáp ranh các biển như thế hợp tác trong một số vấn đề. Biển Nam Trung Hoa đáp ứng định nghĩa về một “biển nửa khép kin” chiều theo Điều 122, bởi v́ nó chứa đựng “toàn thể hay chính yếu các lănh hải và các khu kinh tế độc quyền của hai hay nhiều Quốc Gia duyên hải”. Điều 123 quy định rằng các quốc gia duyên hải “sẽ gắng sức, một cách trực tiếp hay xuyên qua một tổ chức cấp vùng thích hợp để phối hợp (a) sự quản trị, bảo tồn, và khai thác các tài nguyên sinh động, (b) bảo vệ và ǵn giữ môi trường biển, và (c) nghiên cứu khoa học.
Lập Trường Của Mỗi Nước Tuyên Nhận
Th́ Yếu Kém Chiếu Theo Luật Quốc Tế Và
Chính V́ Thế Mỗi Nước Nên Cứu Xét
Một Chiều Hướng Cùng Nhau Quản Trị
Sự phân tích trên đây áp dụng các nguyên tắc luật quốc tế liên hệ về các sự tuyên nhận và các sự tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa cho thấy rằng mặc dù một số kết quả có thể được tiên đoán, các sự mơ hồ vẫn tồn tại, và điều bất khả để chắc chắn về cách thức một pháp đ́nh quốc tế sẽ phân chia các đảo nhỏ, các tài nguyên, và các không gian biển của vùng này ra sao. Mỗi nước tuyên nhận đều có các nhược điểm đáng kể chiếu theo luật quốc tế, và rất nhiều phần rằng không có bất kỳ một nước nào trong các nước tuyên nhận sẽ nhận được tất cả các khu vực tuyên nhận của nó trong một phán quyết của Ṭa Án Công Lư Quốc Tế hay một phiên ṭa trọng tài. Một kết quả tốt hơn cho mọi nước tuyên nhận sẽ là việc thiết lập một cơ quan thẩm quyền phát triển chung xuyên qua các sự thương thảo trực tiếp.
Nước Nào Sở Hữu Mischief Reef?
Mischief Reef nằm sâu trong phạm vi KKTĐQ 200 hải lư được tuyên nhận bởi Phi Luật Tân và nằm trên thềm lục địa hợp pháp được tuyên nhận bởi Phi Luật Tân. Nhưng Trung Quốc xem địa h́nh này như một phần của sự tuyên nhận của nó đối với toàn thể khu vực Spratly dựa trên sự khám phá và sử dụng. Mặc dù một ít ḥn đá có thể được bộc lộ ra lúc thủy triều xuống thấp, rạn san hô bị che phủ lúc thủy triều lên cao và chính v́ thế không phải là một “ḥn đáo chiếu theo Điều 121 của Công Ước về Luật Biển. Nhưng sự xây dựng các cơ sở và chiếm cứ nó bởi Trung Quốc đă phóng địa h́nh mờ mịt này vào ánh đèn sân khấu quốc tế. Cuộc tranh chấp năm 1995 trên rạn san hô này đă nguội bớt khi, đối diện với một phản đối quốc tế nhức nhối và sự đoàn kết của khối ASEAN, Trung Quốc đă lùi bước. Nó đề nghị sự sử dụng và phát triển khu vực rạn san hô song phương và đồng ư với Phi Luật Tân về một “bộ luật ứng xử” bác bỏ sự sử dụng vũ lực để giải quyết các sự tranh chấp. Vào lúc đó, Trung Quốc nói nó sẽ giải quyết sự tranh chấp Rạn San Hô Mischief Reef và các tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa khác theo Công Ước về Luật Biển và luật quốc tế.
Nhưng sự tranh chấp đă bùng nổ trở lại. Trong Tháng Mười 1998, Phi Luật Tân khám phá ra rằng Trung Quốc đă xây cất các cấu trúc như pháo đài trên Mischief Reef. Phi Luật Tân đă phản ứng bằng cách bắt giữ hai mươi ngư phủ Trung Quốc và câu lưu các thuyền của họ về việc đánh cá phi pháp trong khu vực. Sau một loạt các sự trao đổi gay gắt, hai bên đă gặp gỡ vào các ngày 22-23 Tháng Ba 1999 tại Manila để thảo luận vấn đề. Nhưng ít điều đă đạt được. Trung Quốc đà bác bỏ yêu cầu của Phi Luật Tân đ̣i nó tháo gỡ các cấu trúc. Trung Quốc cùng phủ nhận rằng nó đă từng đề nghị sự sử dụng chung các cấu trúc với Phi Luật Tân, và đ̣i hỏi rằng Manila phải đ́nh chỉ mọi phi vụ thám thính trên rạn san hô tranh chấp. Các cuộc đàm phán gần sụp đổ khi Trung Quốc từ chối ghi thành văn bản một sự cam kết bằng miệng không xây cất bất kỳ cấu trúc mới nào trên bất kỳ địa h́nh nào mà Phi Luật Tân đă tuyên nhận, và chỉ miễn cường để tuyên bố rằng các cấu trúc trên Rạn Mischief Reef sẽ được dành cho sự sử dụng dân sự.
Hầu hết các quan sát viên quốc tế tin tưởng rằng sụ tuyên nhận của Trung Quốc trên Rạn Mischief Reef th́ yếu ớt trong luật quốc tế. Trước tiên, Công Ước về Luật Biển không cho phéo các sự tuyên nhận trên các địa h́nh ch́m dưới mặt nước, đặc biệt các địa h́nh nằm trong thềm lục địa của nuớc khác. Và ngay du` Trung Quốc có thể tranh luận thành công rằng rạn sn hô tự nhiên nguyên thủy tại chỗ nhô lên vào lúc thủy triều dâng cao và chính v́ thế các rạn đá san hô này có thể phát sinh ra một lănh hải, nó vẫn phải có thể biểu lộ sự chiếm cứ hữu hiệu, liên tục và sự hành sử thầm quyền, cùng như sự ưng thuận bởi các nước khác, chứ không chỉ sự khám phá. Như đă giải thích trước đây, Trung Quốc đặt các sự tuyên nhận của nó trên sự sử dụng lịch sử, không phải trên bất kỳ sự hành sử thẩm quyền gần đây trên Quần Đảo Spratly, và các nước khác chắc chắn đă không ưng thuận các sự khẳng định chủ quyền của Trung Quốc.
Các sự tuyên nhận của Phi Luật Tân dựa trên sự hành sử thẩm quyền trong lịch sử th́ cũng yêu, nhưng trong trường hợp Rạn San Hô Mischief Reef, sự tuyên nhận của nó rằng địa h́nh nằm trong KKTĐQ của nó và trên thềm lục địa pháp định của nó th́ hợp lư. Chiếu theo Công Ước về Luật Biển, không quốc gia nào có thể xây cất trên thềm lục địa của nước khác nếu không có sự cho phép. Và như đă giải thích ở trên, các địa h́nh ch́m dưới mặt nước lúc thủy triều lên cao không thể phát sinh các khu vực biển, bất luận chúng có các cấu trúc nhân tạo được xây cất trên chúng hay không.
Trường hợp sự chiếm cứ của Mă Lai và xây dựng trên Băi Investigator Shoak th́ tương tự, trong sự kiện rằng Băi Investigator rơ ràng không nổi trên mặt nước vào lúc thủy triều lên cao và do đó không thể phát sinh các khu vực biển nối dài tự bản thân nó. Nhưng nó tọa lạc trên thềm lục địa được tuyên nhận bởi Mă Lai.
Các Trở Ngại Cần Được Khắc Phục
Tại một cuộc họp báo tại Singapore hôm 13 Tháng Tám 1990, Thủ Tướng Trung Quốc Lư Bằng đang sang thăm viêng có nói:
Trung Quốc sẵn sàng kết hợp các nỗ lực với các nước Đông Nam Á để phát triển các đảo [Spratly], trong khi đặt sang một bên trong lúc này vấn đề về chủ quyền … Theo đề nghị, Việt Nam, Trung Quốc và Phi Luật Tân sẽ triệt thoái các đơn vị quân sự của họ ra khỏi các ḥn đảo để tạo sự thuận lợi cho sự phát triển chung đáy biển và các tài nguyên biển của khu vực.
Kể từ sau khi có đề nghị rằng vấn đề chủ quyền được đặt sang một bên và các tài nguyên của khu vực sẽ được cùng phát triển, 25 các nhà b́nh luận đă thảo luận các khả tính của việc thực hiện sự phát triển chung nhằm làm dịu sự căng thẳng và né tránh sự xung đột.. Nhưng các đề nghị nhăm đến sự thực hiện vẫn c̣n lẩn tránh, bởi các nước tuyên nhận không đồng ư trên sự giải quyết đáng mong ước cho cuộc tranh chấp tại Quần Đảo Spratly.
Liệu mục đích có phải là một giải pháp chung cuộc sẽ phân chia không gian biển và quyền sở hữu các ḥn đảo, và phân định các ranh giới, với hay không với sự phát triển chung? Liệu mục đích có phải là một giải pháp tạm thời chẳng hạn như sự phát triển chung, hay một khu vực “chung” được thỏa thuận? Hay mục đích chỉ đơn giản xây dựng sự tín nhiệm và một thỏa ước điều hành hay sống chung chẳng hạn như một bộ luật ứng xử và một sự thỏa thuận tiếp tục “thảo luận sự phát triển chung?
Các quan điểm khác biệt giữa các nước tuyên nhận trên các mục đích này là một trở ngại cho sự tiến bộ. Chính v́ thế bước tiến đầu tiên sẽ là sự thảo luận và sự đồng ư về mục đích muốn có. Nếu mục đích là sự phát triển chung như một giải pháp lâm thời, vài trở ngại sẽ cần được giải quyết. Một trong các sự lo sợ tệ hại nhất của một số các nước tuyên nhận rằng dự kiến của Trung Quốc về sự phát triển chung là sự khai triển các nguồn tài nguyên trên thềm lục địa hợp pháp của họ. Cho đến khi Trung Quốc làm sáng tỏ một cách chính xác những ǵ nó tuyên nhận và lư do tại sao, và phá tan được sự lo sợ tệ hại nhất này, các quốc gia tuyên nhận khác nhiều phần sẽ không tiến tới các cuộc thảo luận nghiêm chỉnh về sự phát triển chung.
Các nước tuyên nhận phải khởi sự tiến tŕnh khảo sát các giải pháp và phát triển các định chế thích hợp cho vùng đất này. Sự đối cân mong manh hiện thời giữa các nước tuyên nhận có thể đưa đến sự xung đột quân sự và sự can dự của các quyền lực bên ngoài. Điều nằm trong quyền lợi của mọi người dân trong vùng là thăm ḍ và phát triển các nguồn tài nguyên tại vùng Quần Đảo Spratly trong sự hợp tác, nhưng các nỗ lực như thế hiện đang bị ngăn trở bởi sự bế tắc trên các sự tuyên nhận tranh giành nhau./-
___
1. "Estrada Sees Protracted Row in Spratlys", Philippine Star, ngày 25 Tháng Mười Một 1999.
2. Xem, thí dụ, Dario Agnote, "Membership of ASEAN Split on Pact", Washington Times, 22 Tháng Mười 1999.
3. Tài liệu tiếp theo sau được phỏng theo các tác giả Mark J. Valencia, Jon M. Van Dyke, và Noel A. Ludwig, Sharing the Resources of the South China Sea (The Hague and Boston: Martinus Nijhoff, 1997), chương 3, các trang 39-60.
4. R. Haller-Trost, "International Law and the History of Claims to the Spratly Islands" (Tham luận được tŕnh bày tại Hội Nghị về Biển Nam Trung Hoa, Australia Enterprise Institute, 7-9 Tháng Chín 1994).
5. Phán Quyết Trọng Tài của Quốc Vương Ư Đại Lợi về vấn đề sự Khác Biệt Liên Quan đên Chủ Quyền trên Đảo Clipperton Island (France chống Mexico), 28 Tháng Một 1931, American Journal of International Law 26 (1932): 390 [từ giờ trở đi gọi tắt là vụ kiện trọng tài Cipperton arbitration]; Phán Quyết Trọng Tài Phù Hợp Với Sự Thỏa Thuận Đặc Biệt Được Kư Kết ngày 23 Tháng Một 1925, giữa Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ và Ḥa Lan Liên Quan đến Sự Trọng Tài Các sự Khác Biệt Về Chủ Quyền trên Đảo Island of Palmas (Miangas), 4 Tháng TưA 1928, được in lại trong American Journal of International Law (AJIL) 22 (1928): 909 [từ giờ trở di được trưng dẫn là trọng tài Palmas arbitration]; Vụ kiện The Minquiers and Ecrehos Case (France/United Kingdom), International Court of Justice (I.C.J.), 1953, trang 47 [từ giờ trở đi được trưng dẫn là vụ kiện Minquiers and Ecrehos case]; Land, Island and Maritime Frontier Dispute (El Salvador/Honduras; Nicaragua intervening), I.C.J., 1992, trang 351 [từ giờ trở đi được trưng dẫn là vụ kiện Gulf of Fonseca case].
6. Xem, thí dụ, Ji Guoxing, The Spratlys Dispute and Prospects for Settlement (Malaysia: Institute of Strategic and International Studies), 1992.
7. Điều 18, Công Ước Vienna về Luật Các Hiệp Ước: Vienna Convention on the Law of Treaties, 22 Tháng Năm, 1969.
8. Điều 47(1) Công Ước Về Luật Biển cho phép các rạn san hô đang chết được dùng làm các điểm cơ sở ṿng cung đảo và Điều 7(4) cho phép các đường cơ sở được vẽ từ các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp nếu chúng có hải đăng trên đó hay nhận được “sự thừa nhận quốc tế nói chung”.
9. Hai tác giả đă liệt kê cao độ của đảo Namyit [Nam Yết trong tiếng Việt, chú của người dịch] là 19 mét: J.R.V. Prescott, Maritime Jurisdiction in Southeast Asia: Commentary and Map (Honolulu: East-West Center, 1981), trang 32; Ying Cheng Kiang, China's Boundaries (Chicago: Northeastern Illinois University Institute of China Studies, 1984), trang 43.
10. 1 & 2 Office of the Hydrographer (United Kingdom), South China Sea Pilot, 1965, các trang 107-13, 271-75.
11. Jon M. Van Dyke và Dale L. Bennett, "Islands and the Delimitation of Ocean Space in the South China Sea", Ocean Yearbook 10 (1993): 75-80, 89.
12. Xem, thí dụ, Lee G. Cordner, "The Spratly Islands Dispute and the Law of the Sea", Ocean Development &International Law 25 (1994): 64, 69; cũng xem Gerardo M.C. Valero, "Spratly Archipelago Disputes", Marine Policy 18 (1994): 314, 315. Khá quan trọng là tuyên bố được đưa ra bởi Cố Vấn Pháp Lư của Bộ Ngoại Giao Phi Luật Tân, người đă viết rằng “các đảo ở Spratly bị tranh chấp phần lớn là các rạn san hô chỉ cho phép sự tăng trưởng lác đác các cây đước, các bụi cây, và các cây c̣i cọt. Khu vực này khó có thể hỗ trợ cho sự cư trú của con người”. Jorge R. Coquia, "Maritime Boundary Problems in the South China Sea", University of British Columbia Law Review 24 (1990): 117, 120. Một tham vấn cho Công Ty Dầu Hỏa Crestone đă mô tả các đảo này là “tí hon” và “không có giá trị kinh tế thực sự nào”. Daniel Dzurek có nói trong bài "Southeast Asian Offshore Oil Disputes", Ocean Yearbook 11 (1994): 157, 171, rằng “các rạn san hô và các đảo tại Quần Đảo Spratly th́ rất nhỏ và không có tầm quan trọng kinh tế cho đên khi có sự phát triển Luật Biển mới” (Tuy thế Dzurek khẳng định rằng Đảo Spratyly (Đảo Trường Sa trong tiếng Việt, chú của người dịch) hưởng quyền phát sinh ra một thềm lục địa, bởi sự đồn trú các binh sĩ ở đó xác định rằng nó “có thể chống đỡ cho sự cư trú của con người”).
13. Xem Daniel Dzurek, "Southeast Asian Offshore Oil Disputes in the South China Sea" – trưng dẫn bài "Petro Vietnam Official on Spratlys Exploration", Bangkok Post, Inside Indochina (supplement), 2 November 1993, như được ghi âm trong tập Foreign Broadcast Information Service Daily Report: East Asia, 3 November 1993, trang 54.
14. Điều này được nói với tác giả Van Dyke. Nhưng trong Bản Văn ngày 12 Tháng Năm Tuyên Bố Một Lănh Hải, Một Khu Tiếp Giáp, Một Thềm Lục Địa, Và Một Khu Kinh Tế Độc Quyền (đoạn 5), Việt Nam đă đưa ra một sự tuyên nhận bao quát cho tất cả các khu như thế mà một nhà b́nh luận đă giải thích bao gồm cả Quần Đảo Paracel và Spratly cùng như các bờ biển lục địa của nó.
15. Xem, thí dụ, Dzurek, "Offshore Oil Disputes", đă dẫn trên; Prescott, Commentary and Map, đă dẫn trên.; Victor Prescott, "Sharpening the Geographical and Legal Focus on the Potential Regional Conflict in the Spratly Islands" (Tham luận được tŕnh bày tại Hội Thảo về Quần Đảo Spratly: Một Xung Đột Tiềm Tàng Trong Vùng, Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, 8-9 Tháng Mười Hai 1993).
16. Tuyên Bố ngày 12 Tháng Năm 1977.
17. "Project on Managing Potential Conflicts in the South China Sea", Summary of Proceedings of First Technical Working Group Meeting on Legal Matters in the South China Sea (Phuket, Thailand, 2-5 Tháng Bảy 1995), trang 10.
18. Jonathan I. Charney, "Progress in International Maritime Boundary Delimitations Law", American Journal of International Law 88 (1994): 227, 234 [từ giờ trở đi viết tắt là Chamey, "Progress"].
19. Libya-Malta Continental Shelf Case, I.C.J., 1985, các trang 13, 49 đoạn 66.
20. I.C.J., 1969, các trang 1, 45 đoạn 81.
21. Charney, "Progress".
22. Charney, "Progress".
23. Vụ án Gulf of Fonseca, chú thích số 5 bên trên, I.C.J., 1992, trang 596, đoạn 397.
24. "Lee Urges Joint Venture Plan for South China Sea Works", Japan Times, 22 Tháng Tám 1995.
25. Tuy nhiên, cũng xem Shen Changjin, "Nanhai Zhanbei Xingshi Yu Gongtong Kaifa Yanjiu" [Strategic situation in the South China Sea and joint development], được trích dẫn trong bài viết của Sheng Lijun, "China's Policy towards the Spratly Islands in the 1990s", Working Paper no. 287 (Canberra: Australian National University, June 1995), các trang 20-21: “Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể tổ chức các cuộc thương thảo với các quốc gia liên can về các vấn đề chẳng hạn như các khu vực phát triển chung, các nguyên tắc hướng dẫn sự phát triển chung và đầu tư chung này. Sau khi thanh toán một khoản lệ phí hành chánh hay tiền thuê cho nước chúng tôi, các nhà đầu tư ngoại quốc có thể được mời vào các khu vực phát triển chung, với mục đích khai thác các nguồn tài nguyên phong phú của Quần Đảo Nansha cho Chương Tŕnh “Bốn Hiện Đại Hóa” của nước chúng tôi. Các nước liên can cũng có thể có các lợi ích nào đó. Điều này có lợi cho cả “chương tŕnh bốn hiện đại hóa” của nước chúng tôi, cũng như cho sự ổn định địa phương và sự phát triển các quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng”.
~~~~~~~~
Viết bởi Jon M. Van Dyke và Mark J. Valencia
Jon M. Van Dyke là Giáo Sư Trường Luật William S. Richardson School of Law, University of Hawaii. Mark J. Valencia là Chuyên Viên Cao Cấp tại Trung Tâm East-West Center, Honolulu.
_________________________
Nguồn: Van Dyke, Jon M., và Valencia, Mark J., HOW VALID ARE THE SOUTH CHINA SEA CLAIMS UNDER THE LAW OF THE SEA CONVENTION?, Southeast Asian Affairs, 03775437, 2000
Ngô Bắc dịch và phụ chú
15.09.2014
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2014