VIRGINIA THOMPSON

THỰC DÂN
VÀ DÂN BẢN XỨ
NHÌN VỀ NHAU

Ngô Bắc dịch

Dưới đây là bài dịch cuối cùng trong bốn bài viết về chủ đề Sứ Mệnh Khai Hóa của chính quyền Pháp thời thực dân , lần lượt được đăng tải trên gio-o:

1. Biện Hộ Cho Sứ Mệnh Khai Hóa tại Đông Dương, của Pierre Pasquier
2. Người Pháp tại Đông Dương: Một Vài Cảm Nghĩ của Các Thanh Tra Thuộc Địa, 1867-1913, của Reuben Garner
3. Huyền Thoại Đồng Hóa: Lý Thuyết về Chủ Nghĩa Đế Quốc của Pháp tại Việt Nam trước năm 1914, của Clarke W. Garrett
4. Phản Ứng Của Thực Dân Đối Với Dân Bản Xứ, của Virginia Thompson
___

Lời người dịch:

Virginia Thompson là một trong những học giả đầu tiên của Hoa Kỳ có những công trình nghiên cứu kinh điển về Việt Nam.  Trong các đoạn trích dịch dưới đây, ngoài các vấn đề thời sự cần phải đưọc đặt trong không gian - thời gian của chúng, khoảng năm 1937 tức là năm mà các tài liệu này được ấn hành, người đọc sẽ bắt gặp các nhận định sâu sắc trên các khía cạnh tâm lý, giáo dục, tôn giáo, xã hôi … của người Việt Nam, phản ảnh kiến thức uyên thâm của tác giả.


1. PHẢN ỨNG CỦA THỰC DÂN ĐỐI VỚI DÂN BẢN XỨ

Chán nản với xứ sở và thất vọng về sự quyến rũ hương xa của người dân của nó đã tượng trưng hầu như không có ngoại lệ cho phản ứng của các người Pháp đầu tiên tại Đông Dương.  Các nhân vật thuộcc nhiều tính khí khác nhau như Bourde, Bonnetain, Dutreuil, và Lyautey đều tìm thấy rằng các người An Nam, từ thượng lưu đến hạ lưu trong bậc thang xã hội, không hào hùng tí nào cả, thiếu sinh khí,  trong bản chất thì hèn hạ, không có khả năng tăng trưởng về tinh thần.  Tình cảnh thật là vô vọng: người An Nam hiện đại chỉ là mảnh vụn vỡ nát thoái hóa của một chủng tộc trước đây vĩ đại nhưng nay bị suy tàn quá mức cứu rỗi.  Về mặt thể hình, kẻ đó đáng ghê tởm, khuôn mặt như súc vật, gớm guốc, và cứng đơ với sự ngu si. (1)  Nhà quý tộc Louis de Carné đã cảm thấy một sự chán ghét không thể gạt bỏ được về các người đồng hành Khmer của ông mặc dù họ đề có giòng máu hoàng gia. (2)  Không có người dân Đông Dương nào có thể so sánh với người Ấn Độ sống động và nhiều nghệ sĩ tính, hay có một vẻ đẹp gây xúc động của người Ả Rập. (3)

Sau này khi người Pháp tái khám phá từ sự thất vọng ban đầu của họ và tìm thấy một sự thanh nhã quý phái trong các người dân này, ngay cả những kẻ ngưỡng mộ nhiệt thành nhất trong họ cũng không thể làm gì hơn việc suy ngẫm về một sự hỗn hợp khác thường của sự tinh tế với sự dơ bẩn.  Họ đều giống như  chiếc ngà voi chạm trỗ bị vùi trong bụi bặm.  Họ có thể tắm gội thường xuyên, nhưng bằng nước bùn; họ đốt trầm hương nơi bàn thờ tổ tiên song lại tỏa mùi cá thốí; trẻ con phủ đầy mụn nhọt, song ngay cả đứa bé nghèo nhất trong chúng liI mang vòng bằng bạc; họ mặc những chiếc áo được thêu một cách thanh tú, song ngay những trang phục long trọng nhất cũng cho thấy đầy chấy rân.

Bất hạnh thay, các cảm tưởng khộng thuận lợi ban đầu lại chỉ được làm mạnh hơn bởi sự liện kết với số người An Nam làm gia nhân-thông ngôn, và cho mãi đến ngày nay đối với đa số các kẻ thực dân họ vẫn cấu thành đầu mối tiếp xúc độc nhất với dân tộc đó.  Họ hoặc không hay biết hay quên rằng những người An Nam như thế là thành phần cặn bã của xã hội bản xứ, bị tách biệt khỏi kỷ cương kiềm chế của sinh hoạt gia đình và cộng đồng, và vì thế họ đã chịu một cách đặc biệt ảnh hưởng phân hóa của sự tiếp xúc với Âu Châu.  Câu chuyện của các phụ nữ Pháp tại Đông Dương phần lớn chỉ để nói về các tội nhẹ của đám gia nhân của họ -- chính yếu là tôi ăn cắp và chạy trốn nhanh như chớp.  Sự chấn động mang tới các gia đình người Âu bởi đám gia nhân của họ vẫn thường được kể lại, nhưng không sao thú vị như được kể bởi bà Vassal. (4)  Vào cuối tháng cư trú đầu tiên của bà ta, mọi tấm khăn bằng vải của bà đều biến mất hay bị xé thành mảnh nhỏ.  Bà khám phá ra rằng loại vải đặc biệt được thiết kế cho đồ thủy tinh đã được dùng để đánh giầy hay làm khăn vấn đầu.  Phần còn lại được đem bán hay để thất lạc.  Tất cả thức ăn cung cấp đều biến mất với cùng tốc độ mau lẹ như đối với các tấm khăn vải.  Các bữa ăn thì rất đắt, bất kể sự rẻ rúng của thực phẩm tại chợ.  Sau rốt bà Vassal khám phá ra hệ thống hợp tác giữa đầu bếp của bà ta với đầu bếp của một người láng giềng: mỗi đầu bếp đã luân phiên thay nhau nấu các bữa ăn cho cả hai gia đình.  Bát đĩa được rửa một cách vui vẻ trong giếng dành cho nước uống.  Một cái bàn vốn được dành cho việc rửa chén và lau chùi đồ bạc đã được dùng làm giường nằm. 

Người An Nam đơn giản hóa mọi hoạt động bằng việc sủ dụng càng ít dụng cụ càng tốt.  Họ sẽ không dùng đồ mở nắp chai chừng nào họ vẫn còn răng, hay một cái xẻng khi mà họ có thể dùng các ngón tay của mình. Đầu bếp của bà Vassal thường dùng bộ ngực nở nang của anh ta làm thớt để vo tròn các viên khoai tây nghiền nhỏ.  Các gia nhân, giống như các người dân phương Đông khác không ưa thích công việc thương lệ, xin được nghỉ phép định kỳ.  Họ xuất hiện trong một tấm khăn trắng với lời loan báo rằng mẹ họ từ trần.  Khi cùng thủ tục đó được tái diễn vài tuần sau đó, người Âu Châu không am hiểu gọi họ là những người nói dối, không nhận thức rằng sự qua đời của một người mẹ là hoàn cảnh Đông Phương tương đương với sự cho phép một tùy phái văn phòng ở Tây Phương được tham dự tang lễ bà nội của anh ta.  Sự tái diễn thường xuyên các câu chuyện loại này dễ làm cho người ta quên rằng, nói chung, người An Nam là những gia nhân tuyệt hảo.  Họ rất vâng lời, đồng hóa một cách mau chóng, khéo léo với đôi bàn tay của họ, và làm kinh ngạc các người mới đến bằng sự tuyệt diệu của các bữa ăn và sự phục vụ.  Nhưng sự nóng nảy tự nhiên của người Pháp đã dâng cao hơn bởi một thời tiết dễ làm mệt mỏi và bởi sự ngộ nhận về ngôn ngữ.  Các kẻ thực dân có đoàn tùy tùng đông đảo hay để các gia nhân của họ được nhàn rỗi nhiều hơn mức độ mà họ quen thuộc, với các hậu quả tự nhiên tai hại là không có kẻ gia nhân nào lại có được một tính khí đạo đức vững mạnh.  Mặc dù có các gia nhân ăn trộm, cũng có những gia nhân khác đã trở nên quý giá vô cùng đối với chủ nhân đến nỗi họ được mang sang Pháp cùng với chủ nhân.

Sự không hiểu biết hay sự lãnh đạm của các thực dân đối với nền văn hóa bản xứ phần lớn được quy cho sự lười biếng.  Ngôn ngữ An Nam, chắc hẳn như thế, là một trong những tiếng nói khó học nhất, và ít có người nào sẵn lòng chịu nỗ lực vượt qua rào cản đầu tiên này. Đa số các cư dân dân sự và quân sự nhiều nhất chỉ có một cái nhìn văn hóa hạn chế, và phần lớn đối với họ xứ sở này chẳng là gì khác hơn một nơi đi đầy phải chịu đựng chỉ vì để kiếm tiền.  Các người lính đầu tiên lang thang xuyên qua các thị trấn nhìn một cách nghi hoặc thức ăn bản xứ mà họ tưởng rằng không bao giờ họ dám ăn.  Ngay cả trái cây và các loại bánh gạo cũng bị ngờ vực. Đối với lớp nông dân rụt dè, các người lính này đều không tin tưởng giống Da vàng nói chung và chế nhạo bất kỳ điều gì khác biệt hay lạ lùng.  Nhưng ném giấy vàng mã vào nấm mộ đâu có gì phi lý hơn việc từ chối sắp xếp mười ba người ngồi cùng một bàn?  Họ hoàn toàn không hay biết gì về khía cạnh sâu xa của nền văn hóa bản xứ.  Huế chỉ là một đám các tòa nhà đổ nát: hoàng đế của Huế chỉ là một cậu học trò chậm tiến.  Đã có một chiều hướng mạnh bạo hơn trong sự không tán thưởng văn minh An Nam này.  Nhiều người trong số lính này đã được mệnh danh là đám thổ phỉ thực dân bởi sự bạo hành độc ác của họ đối với phu cu-li và người bán hàng bản xứ.  Các cuộc tấn công của họ không chỉ giới hạn vào người dân bản xứ mà có một lúc họ đã có tổ chức các cuộc bắt người cướp của đốI với cả những người Âu Châu nữa. (5)

Sự tiếp xúc thường xuyên và ý muốn tìm hiểu là những điều kiện sơ khởi không thể thiếu cho một sự học hỏi bất kỳ nền văn hóa ngoại quốc nào.  Phần lớn các kẻ thực dân không phải là các người thô bạo hay các kẻ mưu mô thâm độc tìm cách đàn áp một cách có hệ thống dân chúng bản xứ. Đối với họ, vấn đề bản xứ không hề hiện diện, bởi vì họ nghĩ về dân bản xứ chỉ dưới khía cạnh sức lao động.  Các lý thuyết gia cấp tiến nhất thường là những người cuối cùng sẵn tự nguyện xuất ngoại để áp dụng các ý tưởng của mình.  Điều này cũng áp dụng cho các công chức là các người, mặc dù họ không tích góp được nhiều của cải một cách thật mau chóng, dù thế đã bị thu hút sang các thuộc địa vì số lương bổng lớn hơn được cấp phát tại đó.  Sự quyến rũ lâu đời của việc làm công chức đối với người Pháp được biểu lộ bởi một số lượng lớn lao các ứng viên cho những chức vụ ngay dù khiêm tốn nhất tại thuộc đia. Ước ao về một hình thức an toàn như thế càng mạnh mẽ hơn nữa kể từ khi có sự suy thoái kinh tế.  Lớp nhân viên hành chánh cấp dưới nổi tiếng là đối nghịch với một chính sách bản xứ cấp tiến nhiều hơn lớp cao cấp -- chắc chắn bởi có sự lo sợ lớn hơn của họ về sự cạnh tranh bản xứ.  Khối (bloc) ý kiến chống lại phe cấp tiến, được cấu thành bởi tuyệt đại đa số các công nhân viên và các kẻ chủ trương thực dân, hầu như không thể nào khắc phục được. Đa số cư dân Pháp tại Đông Dương là các công chức – có nghĩa các khách trọ tạm thời tại các thuộc địa, là những kẻ, với chức vụ bảo đảm, tự nhiện phải ngả về một chính sách thống trị.  Họ phải cự tuyệt không nhìn nhận các điều tốt đẹp trong văn minh và giới trí thức An Nam, như cái giá cho sự sinh tồn tiếp tục của họ tại thuộc địa.   Sự đối nghịch ngoan cố của họ là chướng ngại vật lớn hơn là sự lãnh đạm hay sự lười biếng để có được sự hiểu biết hỗ tương.

Một nhóm bảo thủ chứa chất nhiều lo sợ khác là các phụ nữ Pháp đến sinh sống ở thuộc địa.  Thường “con gái” [congaie trong nguyên bản, chú của người dịch], “quyển từ điển sống khi ăn nằm [sleeping dictionary trong nguyên bản, chú của người dich.] là một phương tiện trung gian tuyệt vời để học hỏi về người dân bản xứ và ngôn ngữ của họ, và sự loại trừ dần dần nó làm tổn hại cho sự cảm thông liên chủng tộc tốt đẹp hơn. Ước ao được cảm nhận bởi phụ nữ Pháp nhằm triệt hạ một ảnh hưởng cạnh tranh và để tìm kiếm sự đền bù cho cuộc sống lưu vong bằng việc tạo lập ra một nước Pháp thứ nhì cắt giảm các sự tiếp xúc giữa các chủng tộc.  Trước khi họ đến đó, chỉ có một sinh hoạt xã hội sơ khai hơn nhiều, và sự thiếu thốn các trò giải trí đã khiến cho người Pháp tìm kiếm người bản xứ như cách sống qua ngày.  Nhưng các người bản xứ tại một phòng khách chẳng mang lại thêm điều gì cho thế giới phong lưu, với hàm răng nhuộm đen, đi chân trần, và miệng nhai trầu đỏ hỏn của họ.  Các phụ nữ không quen việc thuê mướn gia nhân tại Pháp đã lạm dụng tư thế mới của họ bằng sự đối xử với tất cả người bản xứ như các kẻ hạ tiện, bất kể hệ cấp truyền thống giữa họ với nhau.  Trong một số ngoại lệ nổi tiếng, phụ nữ Pháp đã tự tạo thành một cái nêm chen vào giữa người đàn ông của họ với dân chúng bản xứ.

Chiếc xe hơi, một vật vô tri vô giác, đã trở thành một phương tiện khác làm giảm bớt các sự giao tiếp.  Nhà hành chánh thường mất cả tuần để thanh tra tỉnh của mình trên lưng ngựa, nói chuyện với các Thân Hào Nhân Sĩ trong làng vào những giờ buổi tối, có thể hay biết được các nỗi bất bình của họ bằng cách này và quan điểm của họ.  Giờ đây trong một chiếc xe ông ta có thể đi khắp lãnh địa của mình trong một ngày.  Và ông ta không còn thì giờ cho cuộc nói chuyện khi rỗi rãi.  Sự gia tăng thủ tục hành chánh nhiêu khê đã buộc ông ta với chiếc bàn giấy và tách rời khỏi quần chúng.  Chiếc xe mang cho ông ta phương tiện thỏa hiệp với áp lực gia tăng của công việc văn phòng và giúp cho ông ta tránh được sự mệt nhọc gây ra bởi một khí hậu làm kiệt quệ năng lực.

Những người đầu tiên khảo cứu văn hóa An Nam một cách nghiêm chỉnh đương nhiên khảo sát vấn đề từ một nhãn quan của người Pháp.  Nhiều người khảo cứu nhận thấy nền tư pháp An Nam thì chuyên đoán, tài sản được phân chia một cách không thích đáng, và trên hết là sự hy sinh cá nhân cho tập thể đã phản bác sự giáo dục theo chủ nghĩa cá nhân của họ.  Điều không có gì đáng ngạc nhiên khi các đồng hương của Victor Hugo, kẻ đã tuyên bố rằng ông ta sẽ không hy sinh một đứa trẻ để cứu vãn cho cả một dân tộc, tin tưởng rằng các người An Nam phải chịu đựng một chế độ đàn áp không thể tưởng tượng được.  Những kẻ chủ trương đồng hóa, với lý tưởng quảng đại nếu không nói là ngu ngốc, đã muốn chia sẻ với các người anh em An Nam của mình các định chế và tư tưởng của Pháp mà với thờI gian sẽ xóa bỏ được các sự khác biệt bên ngoài giữa họ, và uốn nắn người An Nam theo hình ảnh của người Pháp.  Các sự ngộ nhận ban đầu là điều tự nhiên khi xét vì có những trở ngại về ngôn ngữ và các nhãn quan khác nhau.  Và giới trí thức An Nam thì hờn dỗi trong các túp lều của họ và đã không làm một nỗ lực nào để soi sáng cho các người Tây Phương man rợ.  Mỗi bên đã giải thích mọi việc theo nhãn quan của nền văn hóa riêng của mình mà không tán thưởng quan điểm của kẻ khác.  Các người Pháp là các kẻ đã phân phát các bản sao văn bản vễ Các Quyền của Con Người (Nhân Quyền), các kẻ đã bãi bỏ các khoản chia lợi nhuận nộp lên cho thượng cấp, các kẻ đã từ khước với sự bất bình chính đáng các món quà cổ truyền được biếu bởi các thuộc cấp của họ như là các mưu toan làm ung thối sự chân thật của nền cộng hòa của họ, đã sỉ nhục các người An Nam hay tự biến mình trở nên vô lý trước những ý định tốt đẹp nhất trên thế giới.  Đã mất nhiều năm cho cả đôi bên để tán thưởng sự cần thiết của việc tự gỡ bỏ khuôn khổ tinh thần cá biệt của mình trước khi tìm hiểu người khác.

Trở ngại quan trọng nhưng tiêu cực của sự giao tiếp không thường xuyên có thể được bổ túc bằng một triệu chứng bất tường nhất trong mọi hình thái của sự ngộ nhận giữa Đông-Tây-- sự giả thiết về tịnh chất thượng đẳng của giống dân da trắng.  Hầu như không thể tránh khỏi cảm nghĩ này được lắng đọng trên một người Tây phương, bất kể tính cách cấp tiến đến đâu trong quan điểm mà người đó có thể có tại chính xứ sở của mình.  Các thanh niên Pháp lý tưởng đã đến thuộc địa khao khát đóng vai trò Cyrano [chỉ một nhân vật Pháp trong thế kỷ thư 17 có đời sống được dựng thành vở kịch nổi tiếng của Pháp, Cyrano de Bergerac, là kẻ qua tên người thứ ba, đã viết thu tỏ tình với người con gái mà anh ta để ý, ngu ý để chỉ một loại tình yêu trên giấy tờ và gián tiếp, chú của người dịch] đối với các người dân bản xứ, bị đối xử tàn bạo bởi các đồng bào của anh ta.  Anh ta thường trở nên thất vọng khi đến nơi.  Các kẻ thực dân kỳ cựu hạ mình nói với anh ta rằng anh ta sẽ bỏ quên các khái niệm như thế, hay anh ta có thể có một kinh nghiệm xác định cho các lời tiên tri tệ hại nhất của họ.  Cố gắng hết sức mình, Jules Boissière [một tác giả người Pháp sang Đông Dương làm công chức năm 1866, chú của người dịch] có thể tìm thấy nhà sư đáng coi rẻ và không có gì để học hỏi sâu xa làm kẻ sẽ giảng dạy các bí kíp của phương Đông cho một người phương Tây dốt nát đang khao khát uống cạn sự thông thái của nhà sư.  Ngoài sự chán nản gây ra bởi một ngôn ngữ khó khăn và một nền văn hóa khác biệt sâu xa, điều làm thất vọng hơn nữa là không tìm được một người thày xứng hợp, và cảm thấy rằng tất cả những gì mà một người đã tích lũy thì khô khan và vô vị.  Nếu sự nghiên cứu sâu xa hơn chứng minh rằng nền văn minh An Nam cũng đáng tán thưởng, hầu như mọi học giả đều đồng ý rằng thoạt tiên họ thất vọng bởi tính chất tầm thường mờ nhạt của nó.  Sự tôn sùng hương vị ngoại lai lãng mạn và hoàn toàn không xác thực thịnh hành tại nước Pháp phải chịu trách nhiệm phần lớn cho các sự thất vọng ban đầu này.  Mức độ kiên trì và kỷ luật cần có để nắm vững ngay chính kỹ thuật hầu hiểu biết về phương Đông làm phát sinh ra thần thoại về tính bất khả xâm nhập của Á Châu.  Đây là giải pháp được cổ vũ không chỉ bởi sự lười biếng mà còn bởi sự hấp dẫn theo đó chính nét huyền bí của phương Đông đã thao diễn trong đầu óc phương Tây.  Sự hiểu biết về Á Châu có thể làm mất dần vẻ quyến rũ của nó đối với Âu Châu.  Các trở ngại để xâm nhập vào tư tưởng phương Đông là các điều có thực cho việc cố tâm đâm cắt xuyên qua các bức màn che dầy đặc hơn.  Phương Đông không làm gì để thúc đẩy sự hiểu biết của Tây Phương, mà còn chống đốI nó bằng sức mạnh của sự ù lì và chế ngạo.

Mặc dù có một số ít người thất vọng, cũng có nhiều kẻ khác tức thời chín mùi cho một trạng thái tư tưởng được gọi là thực dân tinh thần: esprit colon.   Thái độ bất hạnh này là một sự hỗn hợp táo bạo của sự hợm hĩnh, sự lười biếng, sự lo sợ và thành kiến chủng tộc.  Mặc dù xã hội thuộc địa ít có sự phân chia giai cấp như ở Pháp, đã có một ta6`ng lớp quý tộc trong các quan hệ của nó với các người bản xứ, một sự trở lùi về chế độ phong kiến.  Theo lý thuyết này người da trắng khốn khổ nhất vẫn cao hơn người bản xứ tốt đẹp nhất.  Thái độ này đã được khuyến khích hơn nữa bởi có sự chấp nhận của người dân bản xứ trung bình tư cách hạ đẳng.  Họ hiểu sự hiện diện của người Âu Châu tại thuộc địa chỉ dưới khía cạnh lãnh đạo của lớp người sau [tức Âu Châu, chú của nguời dịch].  Khi người Âu Châu đối xử với người An Nam như một kẻ bình đẳng, người sau [An nam] đáp ứng bởi việc đối xử với người Âu Châu như một dân hạ tiện.  Dưới các tình huống này, người bênh vực tận tình nhất cho các nguyên tắc bình đẳng cũng cảm thấy nhiệt huyết của mình bị thẫm nước lạnh.  Nếu dưới chế độ cũ (ancien régime) [chế độ quân chủ trước khi có cuộc Cách Mạng Pháp 1789, chú của người dịch] khía cạnh tốt đẹp của đạo đức phong kiến đã được phản ảnh trong nghĩa vụ cao cả (noblesse oblige), nay đã không có lòng từ tâm tương ứng làm giảm bớt sự kiêu căng của thực dân.  Một khuynh hướng của con người thường lạm dụng quyền hành đã được tăng cường bởi một bàu không khí khó chịu và bởi sự kiện rằng lớp quý tộc là một thiểu số được củng cố bằng vũ lực trên một đám đông chứa chất thù nghịch và áp đảo về nhân số thuộc một chủng tộc khác biệt.  Mối đe dọa ẩn hiện của sự phản kháng tạo ra sự liên đới trong giới thực dân.  Sự sợ hãi tạo ra sự bất công trong sự tha thứ không công bằng dành cho người Âu Châu và không khoan dung đối với các phạm nhân bản xứ trong các cuộc tranh chấp với họ.  Trong thành kiến chủng tộc, đã có một sự pha tạp của ác cảm cụ thể trong cả hai phía, và sự cô lập có thể bị đẩy xa hơn nữa bởi có nỗi lo sợ của việc trở nên bản xứ hóa -- trong cốt lõi là bản năng của sự tự bảo tồn.  Sự kiêu hãnh thiển cận này nhấn mạnh trên chính những sự khác biệt phân chia các nhóm chủng tộc, và sự cư trú lâu dài tại bản xứ chỉ làm sâu sắc hơn rào cản này.  Nếu các người dân bản xứ chấp nhận, mà không có sự phản đối khả được nhìn thấy, sự thống trị theo các điều kiện này, họ sẽ bị phỉ nhổ, bởi kẻ yếu đuối nhất thiết là sai lầm.  Sự thù nghịch của họ, điều mà người thực dân cảm thấy được, càng làm người đó xa lánh hơn nữa.  Thái độ này được tiêu biểu nhiều hơn nữa tại các thuộc địa của Anh Quốc.  Các du khách người Anh đã biểu lộ quan điểm này, và lấy làm sửng sốt khi nhìn thấy các binh sĩ Pháp được chỉ huy bởi một sĩ quan An Nam, và khi nghe thấy rằng một sự giao tiếp với dân da màu bởi một người Pháp được nghĩ là điều làm cho kẻ đó trở nên đáng chú ý hơn …


2. PHẢN ỨNG BẢN XỨ VỀ SỰ TIẾP XÚC VỚI THỰC DÂN PHÁP

Khi Triều Đình An Nam gửi các sứ giả sang Paris năm 1893, họ có mang theo một lá thư đệ trình lên Tổng Thống Pháp, trong đó từ ngữ tượng trung cho An Nam được viết theo cách chế ngự chữ dùng để chỉ nước Pháp, dó đó thu nhỏ nước sau vào vị thế của một nước chư hầu.  Sự sỉ nhục này mang tính chất rất Đông Phương.  Sự kiện rằng người Pháp không nắm được ý nghĩa của nó đã không ngăn cản người An Nam lấy làm thích thú về sự hỗn xược của họ.  Ngôn ngữ An Nam chứa chất đầy rẫy các cách sỉ nhục và cách tán tụng nhưng cần có một chuyên viên để thẩm định được ngụ ý mỉa mai nằm dưới bề ngoài tôn kính.  Sự đô hộ của Trung Hoa trên An Nam chịu trách nhiệm về đặc tính này, vốn đặt căn bản trên sự lo sợ về thái độ khinh thường được biểu lộ một cách công khai đối với các kẻ chiếm ưu thế về vũ khí, và sự khinh thị đối với đám người Man Rợ Phương Tây vốn dĩ vẫn thấp kém hơn người Trung Hoa.

Điều tự nhiên là tầng lớp Sĩ Phu, thấm nhuần văn hóa Trung Hoa, hẳn sẽ phải bổ túc sự khinh thị Tây phương vào mối bất mãn của họ trước sự hủy diệt của người Pháp giới quan lại mà họ là nhân tố chính.  Họ đã nhìn như các kẻ phản bội bất kỳ ai sằn lòng cộng tác với các kẻ chinh phục – điều khiến cho người Pháp không thể nào tìm được các viên chức bản xứ giỏi giang.  Sự thù nghịch này đã mở rộng đến ngôn ngữ Pháp và ngay cả đến chữ quốc ngữ [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch].  Một quan lại An Nam muốn học tiếng Pháp đã không dám làm điều đó một cách quá công khai.  Không đếm xỉa đến hiện tại nhục nhã bằng việc tự đắm mình trong quá khứ, xuyên qua sự học hỏi và suy tưởng lẫn trong khói thuốc phiện và nước trà, tương hợp với các lý tưởng văn hóa của nhóm người này.  Nếu các tầng lớp thấp hơn không thể đắm mình một cách thoải mái như thế, nhu cầu nghiệt ngã của việc làm hàng ngày và các nghi thức thường nhật đã thu hút hết mọi năng lực của họ và tác động như một sự cách ly tương tự. Đắm chìm trong quá khứ hay bị thu hút bởi các mối bận tâm vật chất đương thời, đại đa số người dân An Nam đã sống trong nhiều năm mà không có sự tiếp xúc thực sự nào với các kẻ chinh phục họ.

Sự thù nghịch của giới trí thức được cân đối bằng sự lo sợ do mê tín dị đoan của quảng đại quần chúng.  Ngay các sự khác biệt hiển nhiên trong ngoại hình cũng làm họ kinh hoảng.  Người Pháp không giống như những người khác.  Cách đi đứng cứng ngắc mà các binh sĩ bước đi khiến cho các người nhà quê [nhaqués, trong nguyên bản, chú của người dịch] kết luận rằng các người lính này không có đầu gối.  Nhưng sự kinh sợ mà họ khiêu gợi ra bởi những chiến công đã không thuyết phục được người bản xứ về tính chất siêu đẳng bẩm sinh của họ. Điều này được tiêu biểu bởi một bài điếu văn của một vị quan lại tại một tang lễ của một sĩ quan Pháp:

Ông là một nhân vật kỳ lạ.  Tóc ông quăn, mũi ông lõ. Ông ngồi trên lưng ngựa, huýt gió gọi con chó chạy theo ông. Ông bày các chai nước lên bàn để trang trí, và trồng ly tách ở trong vườn.  Bất kể các tài năng quân sự của ông, ông đã thành công trong việc để mình bị hạ sát.  Tôi lấy làm tiếc cho ông biết bao. (6)

Đối với đa số người An Nam, ngoại trừ những người ở thành phố, mọi người Âu Châu trông giống nhau, và uy tín của họ lên hay xuống cùng với nhau.  Song trong năm 1905 một phản ứng gây tò mò gấp đôi được sinh ra bởi chiến thắng của Nhật Bản trên Nga.  Khoa học Tây Phương có hào quang mới bởi người Nhật đã dùng các phương pháp của phương Tây, nhưng chính các người Âu Châu lại cảm thấy ít kinh sợ hơn, bởi vì nghĩ rằng bất kỳ nước nào cũng có thể làm chủ được các máy móc của họ và đánh bại họ trên trận đồ riêng của họ.  Người An Nam đã chia sẻ sự tin tưởng này.  Họ đã tràn tới các cánh cổng của Đại Học Hà Nội mới thành lập với niềm tự tin mới được phục sinh, song cùng một lúc họ bất mãn về sự hiện diện của các kẻ cung cấp các ý tưởng giờ đang được mong ước này.  Niềm tự hào dân tộc có từ lúc khởi đầu đã chế ngự các quan hệ Pháp-An Nam, nhưng phần lớn người Tây Phương quên rằng sự tự cao tự đại của Đông Phương ít nhất cũng ngang bằng nếu không muốn nói là nhiều hơn lòng kiêu hãnh của Tây Phương.

Người An Nam đã tự thích ứng với Chủ Nghĩa Tây Hóa bằng một sự dễ dàng gây kinh ngạc.  Các khả năng đồng hóa của họ thì đáng kể.  Ngay cả những kẻ hay gièm pha các phẩm chất tinh thần của họ cũng phải thừa nhận rằng họ đã sẵn sàng để được huấn luyện hầu trở thành các đầu bếp và thợ máy tuyệt hảo.  Họ đã chấp nhận y phục kiểu Tây phương, ngay dù không phải lúc nào cũng mang vẻ thẩm mỹ nhất, và các môn thể thao Tây Phương, mặc dù trước đây họ đã chế nhạo sự tập luyện thể dục.  Nhiều quan sát viên tuyên bố rằng sự biến thể này của người An Nam hoàn toàn là bắt chước và ở ngoài mặt …

Sự kiêu hãnh phương Đông là một yếu tố gây khó chịu lớn lao cho bất kỳ sự chấp nhận nào về tính siêu việt tối cao của Tây Phương, và nó được cảm nhân một cách sắc bén nhất bởi các tầng lớp bên trên, nhưng người bị đè nặng bởi sự hiểu biết rằng họ là những người thừa kế của một nền văn minh vĩ đại.  Rất nhạy cảm đối với những dấu hiệu của sự kính trọng, họ thường xuyên cảm thấy bị xúc phạm bởi người Pháp là những kẻ, thường là vô tình và đôi khi cố ý, sỉ nhục họ.  Họ đã không quan tâm đến một sự ngu dốt tự nhiên về phong tục bản xứ, đến một quan điểm khác biệt, hay đến các thiện ý -- mọi điều tùy thuộc vào các kết quả biểu hiện.  Các viên chức Pháp thường thiếu sót trong việc bày tỏ sự tôn trọng thích hợp, chuyện trò ngang vai [tutoyer, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] với các quan lớn, quá thân mật với người tốt [bonhomie, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] cũng như vớI ngườI hèn kém, và làm thương tổn người An Nam bằng cách nói thẳng đến vấn đề khi đàm thoại thay vì tôn trọng hình thức cổ truyền của cách nói vòng vo.  Nhu cầu của sự sử dụng thông dịch viên làm gia tăng các cơ hội hiểu lầm, một phần vô tình và phần kia – khi có lợi -- là cố ý.

Khi một sự sỉ nhục có chủ ý, đây là trường hợp thường hay xảy ra khi mà người da trắng nghĩ mình là một ông thần, mặc cảm tự ti vốn đã sẵn có kích thước to lớn lại càng được bơm phình to hơn.  Người Pháp xem ra không có khả năng tìm được một thỏa hiệp giữa một thái độ nuông chiều thái quá với thái độ không biệt đãi một cách không biện minh được đối với người bản xứ.  Người An Nam rất nhạy cảm với sự bất công và sẽ không chịu bỏ qua bằng sự chiều chuộng hay lòng thương hại – điều họ nhận thấy bị sỉ nhục không kém.  Toàn thể mốI quan hệ bị chế ngự bởi sự tiếp cận cưỡng bách của người dân bị chinh phục với kẻ đô hộ. 

Sự tàn ác đã biểu thị nhiều hơn trong chuỗi ngày khởi đầu của cuộc thực dân hóa so với thời kỳ sau chiến tranh, song chỉ trong vòng mười năm gần đây các văn gia Pháp mới bắt đầu công bố sự việc.  Trong thời kỳ bình định, sự đối xử với các tù binh Pháp bởi người An Nam và người Trung Hoa có thể là bất kỳ điều gì ngoại trừ sự tử tế, và sự độc ác của họ đưa đến sự tàn bạo hỗ ứng.  Một sự tái sinh sự bạo hành này đã tái diễn với sự kỹ nghệ hóa thuộc địa, khi mà cuộc đấu tranh thông thường giữa tư bản-lao động trở thành trầm trọng hơn bởi vấn đề chủng tộc.  Léon Werth là sử gia về sự lạm dụng về phía Pháp, đặc biệt trong mối quan hệ chủ nhân-gia nhân, và quyển sách của ông đọc lên nghe nhức nhối.  Ông ghi chép sự tức giận của người An Nam về sự tự phụ của đám người man rợ phương Tây trong việc ngược đãi một dân tộc văn minh hơn chính họ.  Bất hạnh thay chính sĩ quan cấp nhỏ -- đầu óc hạ sĩ quan (la mentalité sous-off, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch], trong đó có lính đánh thuê (legion) --  là kẻ reo rắc sự kinh hãi bất kỳ nơi nào họ đi qua.  Nghe thấy tin anh ta sắp đến là cả làng bỏ trốn.  Anh ta được xem như một kẻ vũ phu ưa ăn thịt và uống rượu, và các kẻ hầu của anh ta còn gây ra nhiều sự sợ hãi và oán ghét hơn nữa.  Anh ta không hề tỏ lời cám ơn các Kỳ Mục gì cả khi nhận quà tặng, hay trong một cách chỉ làm giảm bớt uy tín của họ.  Mọi người đều thở phào nhẹ nhõm khi anh ta rời đi tiếp tục làm khổ cho làng khác, bởi các sự đe dọa phạt tiền và bắt giam tù.

Nhưng trong khi kết án, và một cách đứng đắn, sự tàn ác của chủng tộc da trắng đối với những người không có phương sách nào để chống lại tâm tính thất thường của họ, người ta đừng quên rằng thí dụ đã được nêu ra trước tiên bởi chính người An Nam.  Kẻ biện hộ cho chủ nghĩa dân tộc nồng nhiệt nhất cũng không thể làm gì khác hơn là việc thừa nhận rằng người bóc lột tệ hại nhất người An Nam chính là đồng bào của kẻ đó. Đây là sự thực trong toàn thể bậc thang kinh tế, từ những điền chủ giàu có trục xuất nông dân nghèo khổ cho đến các cai đồn điền đã hành hạ thể xác và tinh thần các công nhân dưới quyền anh ta, và giống như các cai tù đã dùng cả sự tra tấn để moi tiền.  Không có biến cố Tây Phương nào có thể sánh bằng sự độc ác hung bạo biểu thị cho cuộc nổi dậy của Cộng Sản.  Các người An Nam bất mãn một cách quá chua chát về sự khinh thị mà họ bị đối xử bởi người Pháp, đã quên mất lịch sử của chính họ.  Họ đã quét sạch người Chàm và đang trong tiến trình tiêu diệt một cách độc ác các sắc dân Khmers và Lào vào lúc có sự chinh phục.  Họ khinh miệt các dân tộc này, như họ đã khinh miệt người Ấn Độ và người Phi Châu, là các giống dân hạ đẳng.  Họ đã là các người bóc lột tàn nhẫn các bộ lạc sơ khai như người Mọi. Đường nét này trong tính tình người An Nam cũng như lòng sùng bái sự thành-công-với-bất-cứ giá nào của họ khiến cho lời tố cáo của họ về sự tự hào chủng tộc của người Pháp trở nên giả dối.  Sự khác biệt duy nhất – và là một điều quan trọng – rằng người An Nam không phải là những kẻ đã cung cấp các nguyên lý của cuộc Cách Mạng năm 1789, hay họ cũng đã không phải hóa giải các nỗ lực thực dân hóa trước đây của họ bằng một sứ mệnh khai hóa.  Nhưng người ta bắt buộc phải kết luận rằng không phải tinh thần nhân đạo mà chính là sự kiêu hãnh của họ đã bị người Pháp xúc phạm, và cả hai bên đã bận rộn nhiều về việc vạch ra các điểm yếu trên bộ áo giáp của kẻ kia hơn là việc đưa ra các biện pháp tích cực để kiểu chính tình trạng …          


3. PHẢN ỨNG CỦA DÂN BẢN XỨ ĐỐI VỚI VĂN HÓA PHÁP

Không nơi đâu biểu lộ một cách rõ ràng sự khác biệt giữa hai nền văn hóa dị chủng cho bằng thái độ oủa người An Nam đối với giáo dục Tây Phương.  Sự giảng dạy kiểu Trung Hoa có tính cách thực dụng triệt để.  Mặc dù đứa trẻ đã hấp thụ một hệ thống toàn diện về đạo đức, như một phần trong các món phụ tùng của học thuật, đứa trẻ tiếp tục việc học không phải nhằm mở rộng tầm nhìn của mình bằng kiến thức mới, mà nhắm dành đạt được các danh dự dẫn đến các địa vị cao cấp trong chính quyền.  Lý tưởng Âu Châu về sự uyên bác vô vụ lợi thì không thể hiểu được bởi người An Nam, kẻ xem kiến thức không phải như sự tăng trưởng năng động đặt căn bản trên sự học hỏi và kinh nghiệm, mà như là việc học thuộc lòng thật nhiều các sách giáo khoa bao hàm tổng số các kiến thức.  Khi người An Nam đòi hỏi phải có nhiều cơ sở giáo dục hơn, có nghĩa họ đòi mở nhiều chức vụ hành chánh hơn. Đúng là các trường sớm nhất tại thuộc địa là nhằm huấn luyện các thông dịch viên và bằng giáo sư [agregation, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] của Pháp là sự bảo đảm tương đương cho một chức vụ giảng dạy suốt đời, dù thế, điều này không đúng đối với hệ thống giáo dục thuộc địa nói chung, và sự dối gạt được cảm nhận bởi các học sinh An Nam thất vọng được biểu lộ bằng số người tham gia các hàng ngũ cách mạng.  Những người này đã nhận được bằng cấp và các chức vụ hầu hết đều không đáng mong ước như nhau.  Sự kiêu ngạo của họ thì không thể chịu đựng được và họ đã không thụ tạo một sự khiêm tốn nào từ một sự thực hành tính vô biên của kiến thức.  Thái độ này đối với sự giáo dục đã là một yếu tố quan trọng trong việc làm mất thiện cảm của dư luận cấp tiến tại Pháp.  Nhà Hàn Lâm Briex đã xúc động bởi ước muốn được giáo dục của người An Nam, nhưng điều mới chỉ được nhận thức gần đây rằng chính những người An Nam đã được giáo dục một cách quảng đại nhất đang lãnh đạo cuộc khích động chống lại người Pháp.

Người An Nam chấp nhận các hy sinh để gửi con cái họ theo học trường Pháp nhận thấy chúng bị thay đổi: sự kính trọng và phép lịch sự cổ truyền đã trở thành sự hỗn láo và tính hợm hĩnh.  Hệ thống tộc trưởng và các vị thần hỗ trợ nó đã bị đập vỡ.  Văn hóa của phương Tây đã làm cá nhân nổi bật lên từ bối cảnh xã hội của người đó. Ở đây có sự liên minh giữa các nhà truyền giáo và giới công chức.  Sự vinh quang của Thượng Đế và của Đệ Tam Cộng Hòa [Pháp] được nghĩ sẽ được phục vụ ngang nhau bằng việc cổ vũ cho chủ nghĩa cá nhân của người An Nam.  Các kết quả đã làm nản lòng những người khuyến khích điều đó nhất.  Các người An nam có học thức đã không nhận được sự thừa nhận hay các chức vụ mà chính họ cảm thấy mình xứng đáng, và họ bị bật rễ một cách tuyệt vọng khỏi khung cảnh của chính họ mà lại không được ghép tháp vào nền văn hóa Tây phương.  Cha mẹ của họ đã triệt hạ chính thẩm quyền của mình và đã đánh mất con cái của mình trong việc cố thích nghi chúng vào một thế giới mới đến với họ một cách quá đột ngột.  Người Pháp đến lượt tự trách mình về sự bủn xỉn trong việc chu toàn các trách vụ văn hóa của họ đối với các người do họ bảo trợ, và cùng lúc đã trao cho các người đó niềm ước ao và phương tiện để đánh đuổi các ngoạI nhân chinh phục.  Sự dối gạt thì phổ biến, nhưng đã quá trễ để trở lùi.

Lý tưởng Khổng học về sự tự kiềm chế và tự dấu mình (ẩn kỷ), trong vòng một thế hệ, đã bị tràn ngập bởi làn sóng dâng cao của cá nhân chủ nghĩa.  Trước tiên người An Nam lấy làm kinh sợ bởi các sự bùng nổ của cảm xúc mà người Pháp đã thốt ra, và hơn thế nữa bởi sự tự phân tích và sư tôn sùng cảm giác cố hữu trong nền văn hóa Pháp.  Thí dụ, nhạc kịch cổ điển đối với người An Nam không có nghĩa là sự điều hòa và tính hợp lý, mà là sự tán tụng các cảm xúc.  Như một hiện tượng tự nhiên của thời niên thiếu hay xúc động, người An Nam đã phát triển tính đa cảm, một sự yêu thích lời lẽ khoa trương và rỗng tuếch, và có tính cách giật gân.  Trong bài đọc vê` chính trị, họ thích các đoạn văn hùng hổ của Rousseau.  Một cuộc điều tra về số bán các mối bán sách tại Đông Kinh (Bắc Việt) cho thấy một lòng yêu thích dành cho các nhà văn lãng mạng của Pháp, từ Dumas đến Victor Marquerite, và các truyện trinh thám.  Tiểu thuyết tình cảm Trung Hoa hiện đại cũng dành được một sự thành công lớn đối với người An Nam, và nó đã tạo lập ra cho họ một thế giới không thực và hoang đường.  Ngay cả người nghèo cũng mua các quyển sách nhan đề Trên Biển Tình yêu (On the Ocean of Love) và Rồi Thì Đâu Là Lời Hứa Của Người? (Where, Then, Is Thy Promise?  Phản ứng lại sự đổ xô này đến tính đa cảm trongb tâm can, chính quyền đã trợ cấp cho các bản dịch các quyển truyện cổ điển Tây phương trầm tĩnh hơn.

Khía cạnh thực dụng của sự quan tâm của người An Nam trong giáo dục một phần là hậu quả của việc bị cắt rời khỏi các kinh sách Trung Hoa và phần kia từ ước muốn trục lợi bởi các cơ hội mới.  Khi các giáo sĩ truyền đạo phát minh và truyền bá quốc ngữ [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] ho đã cố gắng đốt các chiếc cầu của người An Nam với Khổng học ngỏ hầu giữ giữ một đầu óc trinh nguyên, sẵn sàng đón nhận dấu ấn của Thiên Chúa Giáo.  Bằng việc phá hủy sự tôn trọng dành cho thẩm quyền truyền thống, họ đã cởi trói -- điều gây ra nhiều kinh ngạc cho họ -- một tinh thần phê phán không còn dễ bảo đối với Công Giáo y như là đối với học thuyết của Trung Hoa.  Quốc ngữ đã trở thành chiếc cầu biểu tượng trên đó người An Nam bước từ cái cũ sang cái mới.  Nó là một dụng cụ theo đó người bản xứ có sự bền gan và một quyển sách giáo khoa có thể biết đọc biết viết được và có được một lớp vỏ bên ngoài của Tây phương học trong vòng vài tháng, nhưng nó không phải là một phương tiện tinh tế để suy tưởng.  Một số các người bản xứ đã không sẵn lòng để thực hiện ngay một sự cố gắng nhỏ nhoi này.  Vào năm 1906 khi các trường dạy bằng quốc ngữ được mở ra người An Nam thoạt tiên cộng tác một cách hăng hái, nghĩ rằng nó mang ý nghĩa sự mở đầu một kỷ nguyên mới của sự thịnh vượng.  Nhưng sự thiếu vắng các lợi thế tức thời – lúc nào cũng theo nghĩa các công việc trong chính phủ -- cũng như vì có nhu cầu trả lương cho giáo viên, đã sớm làm nguội lạnh nhiệt tình của họ khiến cho chỉ còn lại ít học trò theo học.  Những người kiên nhẫn và trổi lên trên thế giới cảm thấy rằng không còn sót điều gì để cho họ học hỏi nữa.

Loại học giả An Nam cổ xưa có đời sống dành cho các niềm vui học hỏi, và là các kẻ đã mơ mộng và thảo luận về triết lý, nằm thoải mái trên chiếu giải trong vườn, đã bị xóa bỏ để nhường chỗ cho một kẻ xông xáo mới phất lên.  Nhà học giả cổ thì trì trệ, tự mãn, coi thường lao động tay chân, và hoàn toàn xa rời với thế giới thực dụng, nhưng ông ta tạo ra một nghệ thuật sống. Ông bị bắt buộc phải biến mất bởi vì không hợp thời, nhưng kẻ kế tục ông thì không còn được nhiều cảm tình, bởi vì anh ta đã mất những gì tốt đẹp nhất của thế giới cũ và chỉ nhận được cái tồi tệ nhất của cái mới.  Văn hóa Tây Phương trong tay người An Nam đã bị biến dạng, y như tiếng Pháp đã bị biến âm bởi cách phát âm của họ.  Cả ngôn ngữ và các ý tưởng đều có tính chất lai tạp.  Người An Nam học cách sống như người Tây phương, ăn mặc như họ, và lập lại những gì họ nói.  Nhưng mặc dù có thể được huấn luyện về sự phân tích, họ đã không có năng lực để tổng hợp và không nắm được các tư tưởng tổng quát – ngay cả đối với những người xuất sắc nhất trong họ.  Y như trong phạm vi kinh tế họ thì cực kỳ tinh tế trong việc phục vụ các quyền lợi trực tiếp của riêng họ, nhưng không thích ứng với các doanh nghiệp có quy mô lớn, trong lãnh vực các tư tưởng cũng thế, họ thiếu mạch lạc và vụng về khi đối phó với những gì trừu tượng. Đồng hóa và học thuộc lòng hơn là phê bình và sáng tạo, đến giờ phút này, là các điểm mạnh của họ.  Họ tiến triển một cách tuyệt diệu trong một thời kỳ ngắn, nhưng họ đã tích lũy các xúc cảm nhanh hơn là khả năng để thẩm định và vận dụng chúng.  Họ đang mắc chứng bội thực văn hóa Tây phương.  Chỉ có thời gian mới có thể phát lộ được là liệu họ hay sự học tập bề ngoài mà họ sở đắc sẽ đóng vai chủ động.  Trong tương lai họ có thể có tính cách xây dựng, nhưng cho đến nay khía cạnh phá hoại đã chiến thắng.

Lòng vị tha rõ ràng vắng bóng trong tâm lý Đông phương, và tâm lý An Nam thì không thuận lợi cho sự truyền bá đạo Thiên Chúa.  Gia đình và làng xã chịu trách nhiệm cho chính chúng, chứ không phải cá nhân, ngoài tư cách thành viên thuộc hai nhóm trên.  Trong thực tế, đối với một số người An Nam, lòng thương hạI, tính nhân đức, lòng từ thiện là những xúc cảm yếu đuối.  Một người Âu Châu làm điều lành vì thích cảm giác khoan khoái mà nó đem lại cho người đó – cho sự thỏa mãn lòng tự đắc của người đó nhiều hơn vì hiệu quả của nó.  Từ quan điểm Phật Giáo ảnh hưởng xúc cảm hoặc trên chính mình hay trên người khác có tính cách phụ đới: người ta phải làm điều thiện, nếu có, mà không hay biết hay không cần hay biết điều thiện đó sẽ được tiếp nhận như thế nào, hay liệu người tiếp nhận thì không xứng đáng hay ngược lại, với ước mong duy nhất là để cứu chữa cho sự bất công chung.  Lòng từ thiện kết thúc nơi gia đình và làng xã phù hợp với tình trạng cục bộ (provincialism) của nước An Nam cổ xưa.  Tính chất phổ quát của đạo Thiên Chúa thì không thể hiểu được đối với những con người có tôn giáo là sự thờ phụng các vị thần trong làng của họ.  Nó không nhất thiết phải là một thần linh chung -- một khoảng trống hoàn toàn trong tâm tính của người An Nam.  Một người tự thắc mắc về sự an sinh chung bị nghi ngờ rằng lơ là trước một bổn phận cấp bách hơn đối với gia đình của mình. Đạo Thiên Chúa đối với người An Nam đã là một lực gây đổ vỡ cắt ngang quan hệ mật thiết nhất trong các tương quan của người đó.  Đặc tính địa phương hóa cao độ của đời sống An Nam, được cổ vũ và cưỡng hành bởi tôn giáo và luật pháp, đã là một nguyên nhân chính yếu cho sự thiếu trưởng thành của họ như một dân tộc, cả về mặt chính trị lẫn xúc cảm …

Sự tuyên truyền giới trí thức bản xứ chỉ là một bằng chứng khác cho sự bất lịch sự của Âu Châu.  Giả thiết về tính siêu việt cố hữu nơi ý tưởng của phe chủ trương đồng hóa là một phần và một mảng của công tác truyền giáo. Đạo Thiên Chúa với các thiên kiến siêu hình và mù mờ không có sự trong sáng có trật tự của triết lý Trung Hoa, và do đó có vẻ như là một sự mê tín dị đoan thấp kém.  Các sự khác biệt trong giáo lý thì không đủ cảm kích, hay lễ điển Công Giáo không đủ vẻ thẩm mỹ để dụ dỗ các tầng lớp có học.  Tôn giáo An Nam trong bản chất có tính cách thực dụng, trong khi Thiên Chúa Giáo đặt trên sự mặc khải.  Các sự cứu xét này làm lu mờ đạo Thiên Chúa chưa kể đến một trở ngại quan trọng -- rằng Công Giáo đi ngược lại cơ cấu chính trị và xã hội của xã hội An Nam.  Công giáo, với sự quan tâm của nó về linh hồn cá nhân, đặt các quyền lợi của xã hội lệ thuộc ở sự cứu rỗi của nó.  Hơn thế nữa, đạo Tin Lành, bởi việc đặt lương tâm cá nhân thành kẻ trọng tài tối cao, triệt hủy sự chuẩn nhận có tính cách tôn giáo mà Khổng Tử đã đem lại cho xã hôi và quốc gia.  Chế độ đa thê và tục thờ cúng tổ tiên chỉ là hai thí dụ về các sự khác biệt bất khả hòa giải giữa quan điểm của Thiên Chúa Giáo và Khổng học.  Chế độ ấn định hệ cấp, được khắc sâu trong tâm hồn An Nam, tìm thấy giải pháp thỏa đáng cho các tôn giáo được chia thành đẳng cấp: các học thuyết Khổng học dành cho những người có thể tán thưởng các nét tinh tế của nó, và sự hoằng pháp đạo Phật - dạo Lão đã sửa đổi sâu xa được dành cho quảng đại quần chúng.  Nói tóm lại, người An Nam thỏa mãn với một tôn giáo mà họ dã quen thuộc và xác định trật tự xã hội – chính trị của họ.  Các lợi điểm duy nhất mà sự cải đạo cung cấp trong cái nhìn của họ chỉ có tính cách vật chất.  Do đó trong việc khảo sát vấn đề này, người ta phải phân biệt giữa các lý tưởng trừu tượng của Thiên Chúa Giáo và cách hành đạo của Phái Bộ Truyền Giáo.

Chủ nghĩa coi trọng vật chất dâng cao của người An Nam, một hậu quả của sự chinh phục của Pháp, đã được nhìn bởi Phái Bộ Truyền Giáo vừa là một trở ngại, vừa là một sự trợ lực cho các sự cải đạo.

Với người giàu, có một khát vọng nung nấu để trở thành giàu hơn; với người nghèo, có một mũi đâm sắc bén của nhu cầu gia tăng với các gánh nặng công cộng nặng nề hơn bao giờ hết.  Tinh thần bất phục tùng, tự do tuyệt đối, coi thường các truyền thống tốt, phá vỡ tổ chức gia đình và làm hư hỏng các cá nhân.  Bất kỳ duyên cớ nào cũng đủ mạnh để khiến một người trẻ tuổi bỏ nhà ra  đi.  Các cặp vợ chồng bỏ nhau mà không hề suy nghĩ gì về con cái của họ.  Ngay cả các tín đồ Thiên Chúa của chúng ta cũng không thoát khỏi chứng dịch bất phục tùng và tình trạng lang thang này …

Giống như chính quyền mà nó đã hợp tác để phá hủy văn hóa truyền thống, Phái Bộ Truyền Giáo nhận thấy rằng cùng một lúc nó đã triệt hạ kỷ cương đạo đức và sự kính trọng thẩm quyền -- của Khổng học và các thẩm quyền khác.  Mặt khác, chủ nghĩa coi trọng vật chất đương thời đã là một cây gươm hai cạnh lưỡi.  Nó có thể làm thuận lợi cho công việc của Phái Bộ Truyền Giáo.  Bận tâm với các sự vật của thế giới này không hoàn toàn bởi có sự ưa thích mà còn vì nhu cầu.  Sự thống khổ lan tràn của quần chúng là một chủ đề xuyên suốt [leitmotif trong nguyên bản, chú của người dịch] được tìm thấy trong khắp các báo cáo của Phái Bộ.  Nó gây ra sự dời cư theo mùa vì việc làm và điều này làm trung hòa bất kỳ ảnh hưởng nào mà các nhà truyền giáo có thể có bằng các lối sống xả thân hy sinh, chịu khổ nhọc, và ngay cả sự tử vì đạo.  Để tạo được chút nào tiến bộ Phái Bộ truyền giáo đã phải tự thích nghi và đền công cho các người An Nam khi họ tự cải đạo – không phải bằng một lời kêu gọi ở trên cao mà là một sự lôi cuốn hữu hiệu.  Phái Bộ Truyền Giáo nắm giữ một vị thế nhiều ưu quyền như một địa chủ, kể từ giai đoạn trước khi có cuộc chinh phục. Đồng ruộng trồng lúa cám dỗ người An Nam yêu đất đai hơn bất cứ thứ gì khác.  Cũng thế, giáo sĩ truyền giáo có thể là một người bạn tốt tại tòa án, và một trung gian điều giải nhiều uy thế với chính quyền.

Nhiều gia đình An nam lấy làm hãnh diện là đã cải sang đạo Thiên Chúa vào lúc có cuộc chinh phục, và do đó, một cách phụ đới, đã đặt nền tảng cho sự may mắn của họ.  Nếu một số trong họ sau này đã bị tàn sát bởi các quan lại như các kẻ theo Pháp, nếu sau đó các sự hy vọng của số người sống sót là sẽ được đối xử như một nhóm có đặc ưu quyền, tất cả họ đều đã bị dối gạt, mặc dù nhiều kẻ đã thủ lợi được nhờ sự lanh trí nhìn thấy sớm chiều gió thổi để đón thời cơ.  Các số thống kê cải đạo phản ảnh một cách xác thực ảnh hưởng của Phái Bộ Truyền Giáo, đáng chú ý nhất là sau khi an ninh được bảo đảm và phe chống giáo hội đã ảnh hưởng trên chính quyền, và cho thấy đã có một sự sụt giảm lớn lao trong số người cải đạo.  Các cuộc thăm viếng mục vụ mùa Xuân và mùa Thu, các sự cổ động tham dự Thánh Lễ, các lời dò hỏi về sự vắng mặt -- tất cả cho thấy nhu cầu thường trực của giáo dân bản xứ là cần sự cổ võ để giữ đạo và tránh khuynh hướng bỏ đạo. Điều đáng lấy làm lạ là Phái Bộ Truyền Giáo đã cố tình khuyến khích ngay trong Phái Bộ và trong số dân cải đạo lòng tham lam và chủ nghĩa trọng vật chất như một phương cách của sự cứu rỗi tinh thần.

Các nỗ lực để thích nghi học lý Thiên Chúa đã bị phàn nàn bởi Giáo Hội.  Một Thánh Chỉ Giáo Hoàng đã ngăn cấm sự đồng hóa tục thờ cúng tổ tiên với giáo lý Thọ Tội (Purgatorial).  Một giáo sĩ nhiều kinh nghiệm (8), nhìn nhận sự khác biệt trong tâm lý bản xứ, đã bày vẽ ra một Thiên Đường mới để phù hợp với thị hiếu màu mè của người An Nam. Ông nhận thấy rằng ngồi bên tay phải của Thượng Đế là một công thức quá mơ hồ để khích động tham vọng của người An Nam.  Các sự tra tấn nơi Hỏa Ngục thì quá xa để có thể hiểu được.  Để tạo ra một Thiên Đương tương xứng, ông chất đầy trong đó các cây ăn trái, các màn đá gà, đầy những thức ăn ngon, các tòa nhà có các trò giải trí, và các thư viện.  Nhưng các bề trên của ông ta, thu mình một cách an toàn mãi tận La Mã, nơi họ quá xa cách để thông hiểu và quá vướng mắc với lý thuyết, đã thuyên chuyển vị giáo sĩ nguy hiểm này sang giáo phận khác.  Sự thiếu linh động và cứng ngắc này của Giáo Hội đã làm mất đi nhiều kẻ cải đạo, và cưỡng bách Phái Bộ Truyền Giáo thành một chức nghiệp thực dân tại các thuộc địa trần tục.

Không phải chỉ có nhiều thực dân Pháp là không bị lôi cuốn bởi các mẫu mực của các đức tính trong Thiên Chúa Giáo, nhưng loại người An Nam từ bỏ mọi điều để lấy mảnh ruộng thuộc thành phần đạo đức và xã hội quá thấp đến nỗi anh ta làm mất cảm tình của những đồng bào tốt nhất của anh ta  đối với đạo Thiên Chúa.  Nguyên cả các làng đã phải quay sang Công Giáo để tránh sự cô lập vật chất và tinh thần vốn sẽ kéo theo các sự cải đạo của cá nhân.  Khi các kẻ cải đạo ra mặt tuyên bố xác nhận phần chia trong di sản của gia đình, cuộc đấu tranh theo sau làm cho Phái Bộ Truyền Giáo bị thù ghét và kinh hãi.  Giới quan lại, từ những ngày trước khi có cuộc chinh phục, đã ngược đãi Phái Bộ Truyền Giáo và ác cảm sau này đã bị tác động bởi vị thế ưu quyền của Phái Bộ.  Kể từ khi có Chiến Tranh, Phái Bộ đã đưa ra một nỗ lực để cải thiện phẩm chất của các kẻ cải đạo, lôi cuốn các kẻ lãnh đạm, và để làm nguôi ngoai sự thù nghịch.  Giáo dục trung học, báo chí, các buổi diễn thuyết, các tố chức như Thanh Niên Công Giáo (Jeunesse Catholique), và Hôi Nghiên Cứu Đạo Công Giao An Nam (Cercle Annamite des Études Catholiques) có thành công trong việc lôi kéo một số người nào đó, nhưng ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng Sản đã khiến cho nhiều thanh niên An Nam trở nên thù nghịch một cách không chữa tri được.

Phe Cộng Sản thù ghét Phái Bộ Truyền Giáo không chỉ được đặt trên việc nó không ưa thích bản thân Thiên Chúa  Giáo ( Christianity per se trong nguyên văn, chú của người dịch], mà trên vai trò kinh tế mà nó nắm giữ tại thuộc địa.  Dân bản xứ làm việc trên tài sản của Phái Bộ bị mô tả như là các nông nô (serfs) trong vòng dây thòng lọng xiết cổ lấy lãi cao của Phái Bộ truyền giáo.  Họ vạch ra vai trò xấu xa được đóng giữ bởi Phái Bộ trong suốt cuộc chinh phục, khi nó trợ giúp quân Pháp chống lại các người An Nam yêu nước .  Tương tự họ tuyên bố rằng trong cuộc nổi dậy năm 1931 Phái Bộ đã tiết lộ những bí mật trong các cuộc xưng tội và đã đẩy các người An Nam theo chủ nghĩa dân tộc (Annamite nationalists) đến đoạn đầu đài, và rằng nó đã lợi dụng dịp này để trả thù những lãng xã từ chối không chịu cải đạo.  Phái Bộ Truyền Giáo bị chán ghét đến nỗi nó đã trở thành mục tiêu của các sự tấn công trái ngược nhau: Cộng Sản thù hận nó vì là đồng minh của chính quyền [thực dân Pháp], và đến lượt chính quyền lo sợ Phái Bộ như một quốc gia trong một quốc gia bởi ảnh hưởng của nó trên dân bản xứ.  Phe Cộng Sản còn có một sự bất bình khi phản bác điều mà người Công Giáo bản xứ tố cáo như là giọng nói mê hoặc của Mạc Tư Khoa. Ở cả hai phía các cuộc nổi dậy bao gồm sự trả thù cho một sự chồng chất các ác cảm lâu đời.

Phe dân tộc chủ nghĩa cũng không ưa gì Giáo Hội.  Ngay vào lúc có sự chiến thắng của Nhật Bản, không chỉ có ít hơn các người cảI đạo mà số ứng viên vào dòng tu cũng giảm xuống.  Giờ đây sự thành lập một đoàn linh mục bản xứ là mối bận tâm chính yếu của Hội Các Phái Bộ Truyền Giáo HảI Ngoại (Society of Foreign Missions): sự biến cải kẻ ngoại đạo chỉ là thứ yếu. Điều này đặc biệt quan trọng khi mà Chiến Tranh và các luật lệ chống lại giáo sĩ đã cắt giảm số giáo sĩ Pháp được gửi ra ngoài nước Pháp.  Mặc dù giới giáo sĩ bản xứ đã có một thành tích đáng khen ngợi nhất trong suốt thời kỳ ngược đãi, nhưng Hội cho thấy một sự miễn cưỡng rõ rệt trong việc thăng chức cho người An Nam trong hệ cấp giáo hội.  Họ có chấp nhận ý tưởng đó trên nguyên tắc, nhưng trong thực tế các giáo sĩ người Pháp vẫn nắm chặt các chức vụ trên cùng.  Ngay sau khi chấm dứt Chiến Tranh, giới giáo sĩ An Nam đã biểu lộ một tinh thần không lệ thuộc rõ rệt, song song với phong trào chủ nghĩa dân tộc nói chung.  Trong năm 1922, một vụ tai tiếng nổ ra về sự đốI xử đối với các linh mục bản xứ bị nghi là có liên can đến vụ trộm các vật sở hữu của giáo sĩ người Pháp.  Năm sau đó một linh mục bản xứ ở Châu Đốc? [trong nguyên văn ghi là Chaudon, chú của người dịch] đã hạ sát một giáo sĩ người Pháp, và Giám Mục tại Nam Vang (Pnom Penh) bị tố cáo là đã dấu kín mọi sự phàn nàn và bằng chứng của sự bất mãn.  Trong chuyến du hành của vua KhảI Định sang Paris, một linh mục An Nam đã thành công trong việc đệ trình lên tòa thánh Vatican các yêu cầu của giới giáo sĩ bản xứ về quy chế bình đẳng với các giáo sĩ Pháp.  Trong tháng Một năm 1926 một lá thư luân lưu, Rerum Ecclesia [nguyên văn bằng tiếng La Tinh, chú của người dịch], đã khéo léo bày tỏ sự kính phục về sự tận tụy truyền giáo tại Đông Dương, nhưng có nhắc nhở họ vể bổn phận của lòng từ thiên Thiên Chúa Giáo trong việc nâng các linh mục bản xứ thành các người cộng sự với họ.  Một Khâm Sứ Giáo Hoàng đã được phái sang Hà Nội làm bằng chứng cho sự trông chừng của La Mã.  Nhiều bước tiến xa hơn đã được thực hiện bởi giới giáo sĩ An Nam đã đưa đến việc đề cử một vị giám mục bản xứ rất đáng lưu ý, Cha Sáu [tức Giám Mục Trần Lục, chú của người dịch], người được giao cho giáo phận Phát Diệm.  Trong năm 1925 một giám mục bản xứ thứ nhì đã được bổ nhiệm.  Cha Sáu đã lập được một thành tích rực rỡ trong suốt thời kỳ anh hùng [heroic period trong nguyên bản, không rõ nghĩa, chú của người dịch] (9) và sau cuộc chinh phục của Pháp, ông được phong làm linh mục trông coi một giáo xứ [curé, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] tại Phát Diệm, một giáo xứ được cấu tạo bằng phù sa bồi đắp từ sông Hồng.  Khả năng tố chức xuất sắc của ông đã được biểu thị không chỉ trong các giáo dân của ông mà còn bởi việc xây dựng các đê điều và một ngôi giáo đường theo kiểu An Nam, chỉ với tài nguyên của các tín đồ của ông.  Các nhân vật như Joffre và Lyautey đã đến thăm ông và nhiều người đã đến để xin sự cố vấn của ông.  Triều đình Huế, kẻ đã truy tố ông trước đây, nay ban cho ông hàm Thượng Thư Bộ Lễ. Ông được phong làm Nam Tước Phát Diệm, làm Sĩ Quan Danh Dự đoàn quân Lê Dương, và như một hào quang tột đỉnh, 40,000 người đã tham dự tang lễ của ông.  Cuộc đời của ông là hình ảnh tiêu biểu cho tiền đề của Phái Bộ Truyền Giáo rằng Thiên Chúa Giáo là chiếc cầu tốt đẹp nhất có thể bắc qua vực sâu giữa hai nền văn hóa Đông Phương và Tây Phương.

Không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà phong trào tôn giáo, cả bên trong và bên ngoài Giáo Hội, lại nhuốm màu sắc dân tộc chủ nghĩa.  Sự tự xác định của giới giáo sĩ An Nam đã xảy cùng lúc với sự khai sinh một giáo phái tôn giáo – chính trị mới tại Nam Kỳ được gọi là đạo Cao Đài trong năm 1926.  Về mặt tôn giáo, nó có một bản chất chiết trung -- một phiên bản cải cách của đạo Phật bao gồm cả các giáo lý của đạo Lão và Thiên Chúa Giáo.  Nó là một sự thỏa hiệp giữa cái cũ và cái mới, một sự hòa giải của các khái niệm Đông và Tây.  Vị thần hướng dẫn của nó là một thần linh được gọi là Cao Đài, có Giáo Chủ là một người An Nam hết sức có khả năng tên là Lê Văn Trung.  Trụ sở đặt tại Tây Ninh, nơi mà một ngôi thánh thất đã được xây dựng, được cư ngụ bởi một đoàn tu sĩ, được nuôi dưỡng bởi một lãnh địa gồm các cánh đồng lúa, và được bọc quanh sườn bởi một ngôi làng, trường học, nhà in, và các khung cửi của thợ dệt vải.  Có một hương vị kiểu Ghandi trong việc tạo lập một cộng đồng tự túc về kinh tế.  Thoạt tiên, chính quyền, trung thành với chính sách của nó nhằm bảo vệ các tôn giáo bản xứ, đã khuyến khích phong trào, nhưng sự phát triển khổng lồ của nó, sự tổ chức chặt chẽ của nó, các cuộc hội họp bí mật của nó, và sư xuất hiện của các nhân vật đáng nghi ngờ, theo nhãn quan của chính quyền, trong số các tín đồ của nó không bao lâu đã làm cho nhà nước phải nhức đầu.  Nó có thể là Cộng Sản trá hình như một tôn giáo, và đã có một sự tương đồng không thể phủ nhận được giữa hai tổ chức.  Nó cũng tạo lập ra một chủ nghĩa cuồng tín chưa được biết rõ cho đến nay tại thuộc địa: Vị thần Cao Đài có thể cứu vãn người dân Đông Dương là các kẻ đã bị mất nền độc lập như một sự trừng phạt cho tội lỗi của họ.  Phe dân tộc chủ nghĩa và phái Cao Đài áp dụng một cách hiệu quả một lời thỉnh cầu về sự tự do của lương tâm, và tuyên bố rằng sự ngược đãi của nhà nước --  Toàn quyền Pasquier ôn hòa nhưng đặc biệt hiểm độc -- đối với tôn giáo này là không chính đáng.  Nhà vua Căm Bốt đã trục xuất đạo Cao Đài ra khỏi vương quốc của ông và giờ đây chỉ dung chấp Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo.  Thái độ của Phái Bộ truyền giáo đã nhận được sự tán thành chính thức.  Sự từ trần của ông Lê Văn Trung trong năm 1935 trùng hợp với sự tự do mới được ban cấp hồi gần đây cho giáo phái này bởi Toàn Quyền Robin.

Phái Bộ Truyền Giáo đã từng cổ võ cuộc chinh phục, nói chung, là một kẻ thua cuộc bởi sự kiện đó.  Nếu nó không còn bị ngược đãi và đã trở thành một thế lực thế tục vĩ đại, Phái Bộ mất đi ảnh hưởng -- mặc dù giờ đây không có sự chua chát – trước một chính quyền đã gồm thu mọi chức năng trừ chức năng về tinh thần.  Các người cảI đạo của nó và các giáo sĩ truyền đạo không gia tăng, và nhiều người trong đồng hương của nó đang miệt thị các lý tưởng của nó.  Từ bên ngoài, nó bị đe dọa bởi Cộng Sản và đạo Cao Đài, và từ bên trong bởi sự bất phục tùng của phe dân tộc chủ nghĩa.  Bị bế tắc ở mọi hướng, Phái Bộ bắt buộc phải hướng nhìn vào phía trong, để lo toan cho chính mình, và để cố gắng cải đạo cho các bộ lạc sơ khai.  Phản ứng của dân bản xứ đối với Phái Bộ. Truyền Giáo rất thực tế.  Chung quanh hạt nhân nhỏ bé của các kẻ thành tâm cải đạo có một đám mây mù che đậy các kẻ cải đạo vì tư lợi cá nhân.  Với sự suy giảm quyền lực của Phái Bộ Truyền Giáo và sư khai mở các lãnh vực mới và có nhiều lợi lộc hơn, người An Nam sẽ rời xa Phái Bộ Truyền Giáo, và đặt áp lực lên trên chính quyền nhiều uy thế hơn để dành thắng các mục tiêu cụ thể nào đó trong thế giới này.   Người ta còn có cả sự hồ nghi rằng không rõ ảnh hưởng của Phái Bộ Truyền Giáo có chịu trách nhiệm hay không về phong trào tôn giáo bản xứ có tính cách xây dựng của người An Nam -- đạo Cao Đài./-     
      

-----

CHÚ THÍCH:

1. Lefebre, Paul, Faces Faunes (Paris, 1886), trang 54.
2. De Carné, Louis, Voyage en Indochine (Paris, 1872), các trang 5-6.
3. Lyautey, H., Lettres du Tonkin et de Madagascar (Paris, 1921), trang 81.
4. Vassal, G.M., Mes Trois Ans D’Annam (Paris, 1911), trang 36.
5. Ajalbert, J., Les Destinées de L’Indochine (Paris, 1901), trang 60.
6. Phạm Quỳnh, L’Evolution Intellectuelle et Morale des Annamites (Paris, 1922), trang 15
7. Société des Missions-Étrangères: Compte Rendu des Travaux (Paris, 1907), trang 200.
8. Monet, P., Les Fauniers (Paris, 1931), trang 116.
9. Olichon, Mgr., Le Baron de Phat Diem (Poitiers, 1931)


Nguồn: Virginia Thompson, French Indochina, New York: The Macmillan Company, 1937, các trang 434-475.

 

Ngô Bắc dịch và chú giải

© 2007 gio-o

đọc các bản dịch khác của Ngô Bắc