E. S. Ungar

Research School of Pacific Studies, Australian National University

Trường Nghiên Cứu Về Vùng Thái B́nh Dương, Đại Học Quốc Gia Úc Đại Lợi

 

TỪ HUYỀN THOẠI ĐẾN LỊCH SỬ:

CÁC CHÍNH THỂ H̀NH TƯỞNG

TẠI VIỆT NAM THẾ KỶ THỨ 14

 

Ngô Bắc dịch

*****

Các điểm theo đó một nhóm xă hội chấm định các mốc khởi đầu trong thời gian của nó và các phương thức mà nhóm đó xác định không gian cổ xưa của nó, cho dù là tinh thần, văn hóa hay lănh thổ, mang lại sự hiểu biết sâu sắc về các nhận thức của chúng đối với thẩm quyền chính trị.  Khi các sự chuyển dịch xẩy ra trong chùm sao văn hóa, chúng có thể phát ra tín hiệu về các sự thay đổi trong các nhận thức và bản chất của thẩm quyền của nhóm.  Các sự biến cải như thế trong bàu trời văn hóa đă xẩy ra với tần số đặc biệt tại Việt Nam trong các thế kỷ thứ mười ba và mười bốn.  Sử kư và truyện dân gian về thời đại đó phát hiện nhiều nỗ lực để xác định chính xác các nguồn gốc của Việt Nam.  Trong suốt thế kỷ thứ mười bốn, các chuyện kể và sử kư Việt Nam ngày càng mô tả các nguồn gốc này như một “chính thể” (polity), một thể chế ngày càng tăng trưởng với tính cổ xưa hơn nữa và với một khu vực rộng lớn hơn, khi các thế kỷ tiếp diễn.  Các văn bản ghi chép các câu chuyện về nguồn gốc khác nhau này, các phiên bản tiếp theo đă xuất hiện, và chúng có ư nghĩa ra sao là chủ đề của bài nghiên cứu này.

Sáu nguồn tài liệu cung cấp các sự tŕnh bày khả dĩ làm chứng liệu được  sớm nhất và trải dài qua các năm 1272 đến 1400, mỗi văn bản tŕnh bày một lối giải thích khác biệt về các nguồn gốc của Việt Nam.  Các tác phẩm này được  chia làm hai loại; sử kư chính thức hay bán chính thức, và các chuyển kể “hoang tưởng” (wild) (dă sử) [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] hay sử kư không chính thức.  Loại thứ nhất bao gồm các tác phẩm được  viết theo một mô h́nh Trung Hoa sắp xếp lịch sử theo niên lịch, đem lại các phần ghi chép từng năm một theo niên hiệu trị v́ của triều đại.  Từ ngữ “chính thức” chỉ một công tŕnh được  ủy thác hay phê chuẩn bởi chính quyền.  Các tác phẩm “bán chính thức” được  viết theo văn thể “chính thức’ bởi các văn nhân trí thức được  đào tạo theo Khổng học đă viết một cách riêng tư, tuy nhiên, vẫn tuân theo cùng các sự b́nh kiểm nghiêm ngặt.  Cả hai h́nh thức đều đ̣i hỏi các tác giả loại bỏ các thành tố phi-Khổng học “không chính thống”  chẳng hạn như các câu chuyện màu nhiệm, các điều kỳ diệu về thần linh, v.v… để nghiêng về các sự tường thuật được  viết nhằm xiển dương đạo đức.  Mặt khác, các “dă” sử là các tập biên soạn từ các câu chuyện dân gian, các điều kỳ diệu siêu nhiên, , và các câu chuyện tương tự.  Các “dă” sử Việt Nam đề cập bên dưới nói về các địa điểm linh thiêng, các sự thần linh hướng dẫn nhiều quyền thế, các anh hùng giám hộ, và các căn nguyên của các phong tục.  Các lời đề tựa của các quyển sử “không chính thức này cho chúng ta hay biết rằng các nhà biên soạn ra chúng cũng là các văn nhân trí thức, thường là các quan chức về hưu sinh sống tại các làng xă thôn quê, các người đă viết xuống các câu chuyện được lưu truyền từ các truyền thống truyền khẩu xa xưa hơn hay từ các sự biên soạn trước đây giống như công tŕnh biên soạn của họ.  Niên biểu các nguồn tài liệu dưới đây liệt kê các văn bản này theo thứ tự xuất hiện của chúng.

NIÊN BIỂU CÁC NGUỒN TÀI LIỆU

Số           Thể Loại                      Năm     Nhan Đề                                  Tác Giả            Giai Đoạn

1 chính thức                    1272    Đại Việt Sử Kư [a]                   Lê Văn Hưu                       I

2 không chính thức         1329    Việt Điện U Linh Tập              Lư Tế Xuyên                         I

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3 bán chính thức             1333    An Nam Chí Lược                   Lê Tắc                               II

4 bán chính thức             độ 1340-1377 Việt Sử Lược                            ?                            II                         

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

5 không chính thức   cuối tk.14    Việt Nam Thế Chí                  Hồ Tôn Thốc                     III                

6 không chính thức  độ 1370-1400  Lĩnh Nam Chích Quái        Trần Thế Pháp                    III                           

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

7 bán chính thức             1435    Dư Địa chí                               Nguyễn Trăi

8 chính thức                    1479    Đại Việt Sử Kư Ngoại Kỷ        Ngô Sĩ Liên

                                                   Toàn Thư

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Các Triều Đại Việt Nam

Nhà Lư                                                   1008-1225

Nhà Trần                                                1226-1399

Nhà Hồ (trong thực tế)                           1389-1400

Nhà Hồ                                                  1400-1407

Chiếm Đóng Bởi Nhà Minh                    1407-1427

Nhà Lê (thời ban đầu)                            1428-1527

_____________________________________________________________________________________

[a] Không c̣n hiện hữu ngày nay như một tác phẩm riêng biệt nhưng được nhập vào tác phẩm số 8, mà nhà biên soạn ghi nhận rằng ông Lê Văn Hưu đă khởi viết lịch sử chính thức đầu tiên của Việt Nam với sự biên chép từ thời Triệu Vũ Đế (Triệu Đà: Ch’ao T’o) năm 207 trước Công Nguyên.

  

Các sự giải thích khác biệt về các nguồn gốc trong sáu tác phẩm này có thể có thể được gộp thành ba giai đoạn theo nội dung của chúng.  Nếu một người muốn vẽ các giai đoạn này như các biểu đồ của lịch sử Việt Nam, sử dụng các trục tọa độ về thời gian và không gian để chấm định chính xác các nguồn gốc, người đó có thể tŕnh bày chúng như sau.  Trong các sự tham chiếu sớm nhất người ta h́nh dung một bản đồ tinh thần của các địa điểm thiêng liêng: các đầu mối của các địa h́nh uy lực của các ngọn núi và các con sông, được  nối liên bởi các “mạch” (veins) ngầm dưới đất, xuyên qua đó khí lực của phong thủy (geomantic energy) chạy qua.  Đến mức độ mà các h́nh thể con người xâm nhập vào cảnh trí tinh thần, họ xuất hiện dưới lớp vỏ của các anh hùng vô danh.  Vào lúc từ trần, tinh thần của các anh hùng này cư ngụ tại các địa điểm linh thiêng cổ xưa hay thánh hóa các vị trí thiên nhiên mới.  Trong sự tường thuật “hoang dă” đă thảo luận trước tiên, thời gian không được xác định cụ thể; trong sự tường thuật lịch sử sớm nhất, sự bắt đầu của chính thể Việt Nam được định tuổi thuộc thời quá khứ tương đối gần đây.

Giai đoạn thứ nh́ phát hiện một sự hay biết sơ khai về các ranh giới văn hóa.  Với các sự khác biệt này, phạm vi của bản đồ vật lư mở rộng trả giá bằng khuôn khổ tinh thần: một cảm thức về chính thể xuất hiện và được ấn định niên đại lùi lại một thời khoảng xa xưa hơn nhiều.  Sự hay biết mới này được  tượng trưng bởi một sự phân ranh văn hóa, với sự tường thuật về phái bộ triều cống sớm nhất sang Trung Hoa bởi một nhóm dân Việt Nam được biết là Việt Thường [sic].  Sự phân chia này c̣n được biểu lộ hơn nữa bởi h́nh ảnh của một chính thể xuất hiện, một vương quốc cá biệt được cai trị bởi các nhà vua cùng tên họ xuyên qua một số thế hệ xác định.

Trong giai đoạn thứ ba, các nguồn gốc Việt Nam được chuyển tải xuyên qua h́nh ảnh một sự kế thừa các chính thể, được  nối liền bởi một phả hệ oai nghiêm và một sự trở lùi đến các thời đại tiền lịch sử xa xăm nhất.  Sự ghi chép theo phả hệ này cho phép Việt Nam tuyên xác một di sản văn hóa rộng lớn hơn trước đây, và là lần đầu tiên đă liên kết một cách cụ thể thẩm quyền này với một loạt biên giới được ấn định rơ ràng.

Dơi t́m sự xuất hiện liên tiếp của ba giai đoạn này, chúng ta giờ đây có thể hướng đến chính các quyển sử kư.  Như điểm khởi hành, chúng ta bắt đầu với bộ sử triều đại sớm nhất, bộ Đại Việt Sử Kư đă được đệ tŕnh lên triều đ́nh nhà Trần trong năm 1272.  Nó khởi đầu lịch sử Việt Nam với sự thành lập của triều đại nhà Triệu năm 207 trước Công Nguyên và chấm dứt với nhà Lư (1008-1225), triều đại Việt Nam đầu tiên dành được nền độc lập bền vững từ Trung Hoa.  Như các sự đóng góp của các tác giả Whitmore và Taylor trong cùng tuyển tập này vạch ra, triều đại nhà Lư bị quấy rầy bởi nhược điểm trong sự thừa kế triều đại, một vấn đề được chữa trị bởi nhà Trần kế tiếp.  Ghi nhớ trong đầu các nhược điểm của nhà Lư, sử kư chính thức đỡ đầu bởi nhà Trần đă nhấn mạnh đến chủ đề song sinh của sự kế ngôi triều đại và nền độc lập. 1 Lịch sử triều đại tuy thế đă nêu ra ít sự đề cập khả dĩ nhận thức được về các biên giới lănh thổ cho chính thể.  Các biên giới được  đề cập chính yếu trong khung cảnh các cuộc xâm nhập và chiến tranh, đặc biệt với Trung Hoa và xứ Chàm.

Văn bản thứ nh́ xuất hiện, sự tŕnh bày giả danh lịch sử (pseudo-historical), quyển Việt Điện U Linh Tập năm 1329 (Potent Spirits that Govern the Việt Domain) là thí dụ sớm nhất c̣n tồn tại của sử kư không chính thức của Việt Nam. 2 Trong khi sự tường thuật dựa trên lịch sử sớm nhất trong sưu tập này trở lùi về đến thế kỷ thứ nh́ sau Công Nguyên, các câu chuyện của tác phẩm thứ nh́ dành cho các địa điểm thiêng liêng đề cập đến các nguồn gốc cổ xưa hơn nhiều.  Câu chuyện về vị thần của ngọn núi linh thiêng nhất của xứ sở, Tản Viên, tạo ra duyên cớ cho một sự tham chiếu đến một vị vua Việt Nam theo thần thoại.  Câu chuyện giải thích nguồn gốc của các tai họa thiên nhiên thường đi kèm với khí hậu gió mùa.  Câu chuyện được  kể về một cuộc tranh dành giữa các vị thần Núi và Nước.  Sự bất ḥa phát sinh từ sự tranh dành của họ trên một phần thưởng về con người, nàng công chúa của vị Vua anh hùng, kẻ mà cả hai vị thần đều t́m cách kết hôn.  Vị Thần Núi (Sơn Tinh) dành được  sự chấp thuận của vua cha và mang cô dâu về sinh sống tại dẫy núi.  Việc này gây ra sự giận dữ của Thủy Tinh, thỉnh thoảng cuốn trôi người dân đi.  Bất kể sự du nhập ngắn ngủi của một thành tố chính trị dưới lớp vỏ của vị Vua Anh Hùng (Hùng Vương), câu chuyện bị chế ngự bởi sức mạnh của các thần linh.

Câu chuyện này kết thúc các sự tường thuật của giai đoạn thứ nhất.   Cả hai đều có chung kỷ nguyên của triều đại Hán Hoa như một điểm khởi đầu có thể làm chứng liệu về mặt lịch sử.  Tuy thế, lịch sử không chính thức cung cấp một chiều kích huyền thoại trong việc mô tả các vị thần linh cổ xưa của lănh địa và liên kết họ với “Vua Hùng” một cách nào đó đă không xác minh được.

Các tác phẩm của giai đoạn thứ nh́ cho phép có một sự so sánh giữa hai lối giải thích “bán chính thức” về thời quá khứ xa sớm sủa nhất.  Mặc dù cả hai quyển sách đều được viết bởi các tác giả người Việt, tác giả đầu tiên (Lê Tắc) là một kẻ lưu vong chính trị sống tại Trung Hoa, và các lời b́nh luận của ông về đất nước của ḿnh bị kiềm chế theo đó.  Quyển “An Nam Chí Lược” (Summary Account of An Nam) năm 1333 của ông là quyển sách đầu tiên đă đưa ra ư niệm về các biên giới cổ xưa với sự tham chiếu đến Trung Hoa.  Ông phát biểu trong lời giới thiệu rằng trong các thời xa xưa “An Nam” 3 đă là khu vực cực nam nằm trong quỹ đạo Trung Hoa.  Ông kế đó đưa ra một niên đại sớm hơn các công tŕnh của giai đoạn đầu tiên cho sự xuất hiện lịch sử của một chính thể Việt Nam.  Ông làm như thế bằng việc loan báo sự đến nơi của sứ bộ triều cống sớm nhất sang Trung Hoa bởi một nhóm dân Việt, Việt Thường.  Theo tác giả của tác phẩm thứ ba này, một sứ giả của sắc dân Việt Thường đă đến triều đ́nh của Chu Thành Vương (Chou Ch’eng Wang) khoảng 1115 trước Công Nguyên.  Trong khi tác giả bao gồm lănh địa của Việt Thường vào trong khu vực ảnh hưởng của Trung Hoa, ông thiết lập một sự phân chia chính trị.  Điều này tự bản thân mặc thị sự hiện hữu của một chính thể Việt Nam riêng biệt, được biểu trưng trong hành vi đi ngang qua một biên giới để tiến vào lănh thổ của đế quốc Trung Hoa.

Tác phẩm kế tiếp của Giai Đoạn Hai, “Việt Sử Lược”  (Brief History of Việt) khoảng 1340-1477 là quyển sử đầu tiên ấn định một biên giới rơ ràng với Trung Hoa.  Tác giả của tác phẩm thứ tư này mâu thuẫn một cách hoàn toàn với sự luận điểm của tác giả thứ ba rằng khu vực Việt Thường cổ xưa thuộc vào lănh địa Trung Hoa.  Ngược lại, tác giả thứ tư khẳng định rằng khu vực Việt Nam cổ xưa mà phía Trung Hoa gọi là Giao Chỉ (Chiao Chih) ở “măi xa ngoài (quỹ đạo), thuộc các sắc dân Bách Việt”.  Hơn nữa, nó “không chịu sự kiểm soát của Hoàng Đế (Yellow Emperor)”. 4 Ông theo đó vạch một biên giới văn hóa rơ ràng phân cách khu vực cực bắc của vùng định cư dân Việt cổ xưa.

Tác giả Tác Phẩm Thứ Tư khai triển chi tiết cho bức tranh của ông về một chính thể cổ xưa nhiều hơn các tác phẩm đi trước về mặt tổ chức hành chính và tính cổ xưa.  Ông nêu tên mười lăm phân hạt hành chính của lănh thổ cổ xưa và tuyên bố quả quyết rằng không có phần nào trong chúng được bao gồm trong địa dư Trung Hoa xa  xưa nhất, Chư Hầu  của vua Yu (khoảng 2705 trước Công Nguyên).  Với lời tuyên bố này, “Việt Sử Lược” đă ghi niên đại lùi về trước một cách mặc nhiên cho sự hiện diện của một khu vực đinh cư người Việt cả ngh́n năm lâu hơn [sự xác định] của quyển An Nam Chí Lược trước đó.

Tác giả sau đó tiến tới việc làm nổi bật sự phân biệt giữa Việt Nam cổ xưa với láng giềng phương bắc.  Trong từ ngữ chuyên chở một giọng điệu thách đố và thù hận, ông có viết rằng:

Thời Xuân Thu [từ thế kỷ thứ tám đến thế kỷ thư năm trước Công Nguyên] đă nói đến(khu vực của chúng ta) như Ch’ueh Ti, “Hoang Địa, Đất Trống Không: Empty Land”, và các quyển niên giám của họ mô tả [chúng ta] là Tiao Tíi (Trên Trán Có Xâm H́nh: Tattooed Foreheads). 5

Chỉ sau khi ấn định sự phân chia văn hóa tuyệt đối rơ ràng tác giả mới lập lại câu chuyện, được  đề cập trước tiên trong Tác Phẩm Thứ Ba, về phái bộ triều cống của Việt Thường tại ttriều đ́nh nhà Chu.  Quyển sử kư thứ tư tiếp tục với sự thành lập vương quốc Việt Nam đầu tiên.  Trong ấn bản này vị Vua Anh Hùng huyền thoại của Quyển Sử Thứ Nh́ lại xuất hiện một lần nữa, được khoác lớp áo choàng của người sáng lập triều đại.  Vương quốc của ông được  xác định niên đại và danh xưng: trong thời trị v́ của Chou Chuang Wang (Chu Thành Vương) (696-82 trước Công Nguyên), một người phi thường trổi dậy đă có khả năng thống nhất các vùng khác nhau bởi các huyền thuật của ông ta và tự xưng là Hùng Vương, Vua Anh Hùng; vương quốc của ông, Văn Lang, được  cai trị bởi các hậu duệ của ông trong mười thế hệ.  Tác giả lại giới thiệu một thành tố mới bằng việc sử dụng số đếm các đời để đánh dấu thời khoảng trôi qua của triều đại.  Từ thời điểm này trở đi sự tường thuật của ông trở nên mơ hồ cho đến khi có sự xuất hiện của Triệu Đà kéo lịch sử xuống tới năm 207 trước Công Nguyên, khởi điểm của lịch sử triều đại thứ nhất, đă thảo luận ở trên.

Chúng ta nhận thấy rằng các quyển sử kư của giai đoạn đầu tiên đă né tránh việc đề cập đến các ranh giới trong bất kỳ ư nghĩa chính trị nào.  Thời quá khứ cổ xưa, đến mức độ mà nó có được thực chất, mang h́nh thức của một lănh vực không thể xác định được của các địa điểm linh thiêng.  Các quyển sử của giai đoạn thứ nh́ là các tác phẩm đầu tiên biểu lộ ư niệm về một biên giới của chính thể, trong trường hợp này một biên giới được định nghĩa về mặt các nhóm phi-Trung Hoa (non-Chinese) với các nhóm Trung Hoa.  Trong khi hai tác giả khác biệt nhau về việc liệu có kể gồm người Việt Nam ở trong hay loại bỏ họ ra ngoài thế giới Trung Hoa, một sự kiện vẫn c̣n nguyên.  Biên giới này tự bản thân được áp đặt trên các tác giả Việt Nam bởi các tiêu chuẩn văn hóa Trung Hoa.

Các tác phẩm của giai đoạn thứ ba phơi bày sự khai triển lớn lao nhất h́nh ảnh cổ xưa của một chính thể.  Hai tác giả của giai đoạn này dành sự chú ư lớn nhất vào vấn đề các phả hệ cổ thời.  Giai đoạn Ba đánh dấu một sự triều đại hóa các huyền thoại về nguồn gốc, truy t́m ngược lại đến thời cổ xưa xa xôi nhất.  Các huyền thoại về chính thể cổ thời đă được  “xă hội hoá” đến một mức độ nhiều hơn trước đây, và thời khoảng trải qua được đánh dấu, không bởi sự tham chiếu đến các nhà lănh đạo Trung Hoa mà bởi các nhân vật đă được ghi chép trong lịch sử (historicized) kế vị nhau trong các sự nối kết thế hệ không đứt đoạn.  Khái niệm về phả hệ dẫn dắt đến vấn đề thừa kế.  Phả hệ triều đại dẫn đến các sự tuyên xác về lănh thổ, và ư tưởng về một chính thể Việt Nam với các biên giới cá biệt được nảy sinh với các kết quả ngoạn mục.

Các văn bản liên hệ là quyển Việt Nam Thế Chí (Tài Liệu Ghi Chép Các Thế Hệ Của Nam Việt) và quyển Lĩnh Nam Chích Quái (tuyển tập “Các Câu Chuyện Thần Kỳ Của Lĩnh Nam).  Lời đề tựa của quyển Việt Nam Thế Chí c̣n tồn tại đến nay cùng với một sự tŕnh bày về tác phẩm được ghi trong các thư tịch cổ truyền của văn học triều đại.  Mặc dù tác giả là một trí thức – quan chức của nhà Trần và đă soạn thảo các tác phẩm lịch sử được kính trọng bởi giới ttrí thức Khổng học Việt Nam, tác phẩm này có vẻ bị tranh luận bởi các học giả Khổng học đồng thời với ông.  Tác giả phát biểu trong lời đề tựa rằng ông bị phê b́nh bởi sự nhấn mạnh của ông về việc đi theo các câu chuyện cổ có nội dung màu nhiệm thay v́ đưa ra sự giáo huấn đạo đức để cải cách luân lư chung.  Tập Việt Nam Thế Chí bao gồm hai chương: chương đầu tiên về mười tám đời của họ Hồng Bàng 6 và chương thứ nh́ về triều đại nhà Triệu.  Tác phẩm của ông được mô tả như  sau: phân biệt rơ ràng các chi tiết lịch sử “nhưng phần lớn văn bản của ông là về các câu chuyện màu nhiệm, mặc dù các câu chuyện này cũng có đầy các sự thiếu sót của lịch sử ban sơ”. 7

Ư niệm về một phả hệ cổ thời của lớp hậu duệ từ các nhà lănh đạo theo huyền thoại và các anh hùng cổ thời xem ra nắm bắt được sự tưởng tượng của hai tác giả sau cùng thuộc thế kỷ thứ mười bốn.  Trong quyển Lĩnh Nam Chích Quái (Tác Phẩm Số Sáu) câu chuyện về các nguồn gốc Việt Nam nối dài phả hệ này trở lùi thời gian để bao gồm các vị anh hùng văn hóa cổ xưa nhất của thế giới Đông Á.  Sự tŕnh bày của tác giả về các nguồn gốc cổ thời gộp chung toàn bộ nội dung huyền thoại vào câu chuyện tranh dành giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh của Tác Phẩm Số Hai.  Thần thoại này và câu chuyện Trăm Trứng từ đó nở ra “trăm” vị tổ tiên của một sắc dân Việt giờ đây được  triều đại hóa dưới chuyện thuật đầy đủ nhất về các vị vua Hùng xuất hiện trong các tác phẩm thuộc loại này.  Câu chuyện về các vị vua Hùng đứng đầu hàng loạt các chuyện kể và trở thành căn bản cho một định nghĩa văn hóa mới của chính thể Việt Nam.

Tác giả của Tác Phẩm Số Sáu nới dài phả hệ của vua Hùng xa măi đến tận Thần Nông Trung Hoa cổ thời (khoảng 2879 trước Công Ngutyên), là tổ tiên sáng lập ra dân Trung Hoa.  Quay một sợi tơ lịch sử chung xuyên qua quá khứ của Trung Hoa và Việt Nam, tác giả dệt nhiều câu chuyện về nguồn gốc dân Việt khác nhau thành một sự kế thừa ḍng tộc theo các phả hệ.  Các phả hệ này tượng trưng cho một loạt các “triều đại” Việt Nam hậu sinh từ một tổ tiên chung với Trung Hoa.  Theo sự giải thích của Tác Phẩm Số Sáu, các hậu duệ của Thần Nông gồm hai anh em, người anh lớn trở thành nhà lănh đạo Trung Hoa và người em, được gọi là Kinh Dương Vương, là nhà lănh đạo Việt Nam sớm nhất; Kinh Dương Vương có niên đại trước Hùng Vương và vương quốc Văn Lang.  Vương quốc của ông ta được gọi là Xích Quỷ [sic], chính thể Việt Nam sớm nhất được ghi chép.  Các hậu duệ của vị vua sớm nhất là “Trăm Con Trai”, các kẻ sáng lập ra các bộ tộc Bách Việt. 8 Người con đầu tiên của trăm con này là Hùng Vương, vị vua Anh Hùng, nay có được  một ḍng tộc thần thánh hóa.

Sự giải thích lịch sử vua Hùng được đưa ra trong Tác Phẩm Số Sáu tương ứng với vương quốc Việt Nam là Văn Lang, toàn thể lănh thổ định cư của Bách Việt trong lịch sử.  Sự giải thích này giờ đây phân định chính thể cổ thời về mặt lănh thổ: lănh vực của họ Hùng trải dài từ biển nam Trung Hoa từ phía đông cho đến đất Thục (Vân Nam) ở phía tây; ở phía bắc từ Hồ Động Đ́nh (T’ung T’ing Lake) (ngay sát phía nam sông Dương Tử) cho đến xứ Chàm ở phía nam.  Chính v́ thế, các tiền nhân theo thần thoại của dân Việt được truy t́m ngược lại đến thiên niên kỷ thứ ba trước Công Nguyên, và các biên giới của chính thể cổ thời Văn Lang trải dài trên một khu vực bao gồm phân lớn phía nam sông Dương Tử của Trung Hoa ngày nay.  Biên giới phía bắc của chính thể trong các thời kỳ cổ xưa theo đó được di chuyển cả ngh́n dặm về phía bắc.

Quan điểm này rơ ràng là trái ngược với cái nh́n của Tác Phẩm Số Bốn.  Không c̣n giọng điệu thách thức và oán hận vốn làm nổi bật sự tŕnh bày về “Vùng Đất Trống Không”.  Cũng không c̣n sợi dây văn hóa cắt rời người Việt Nam ra khỏi các sắc dân Bách Việt.  Sự ngờ vực này có thể bắt nguồn từ mối quan ngại của tác giả để né tránh sự chứng minh lịch sử tiềm ẩn cho sự can dự tương lai của Trung Hoa vào công việc của xứ xở ông.  Sau cùng, các sự xâm lược của bắc phương chỉ mới xẩy ra một thế kỷ trước đây với các cuộc đột nhập không thành công của Mông Cổ vào Đại Việt trong thế kỷ thứ 13.

Nơi mà các tác giả của Tác Phẩm Số Bốn bác bỏ bất kỳ sự tuyên xác nào về các sự ràng buộc Việt Nam cổ thời với các khu vực nằm dưới sự thống trị của Trung Hoa, tác giả Việt Nam hồi cuối thế kỷ thứ mười bốn rơ ràng không lấy làm xấu hổ trong việc thừa nhận mối liên hệ thân thuộc về văn hóa với các bộ tộc Việt khác trong lịch sử tại miền nam Trung Hoa, ngay dù các bộ tộc này cũng bị chê trách bởi người Trung Hoa v́ các phong tục “man rợ” của họ.  Với một giọng điệu mới của sự tự tin, Tác Phẩm Số Sáu áp đặt trên quá khứ cổ thời một biên giới được xác định giờ đây bởi các tiêu chuẩn Việt Nam.  Trong việc phân chia quá khứ Trung Hoa dọc theo các vùng biên cương văn hóa Việt Nam, Tác Phẩm Số Sáu đặt các nhà lănh đạo Hùng Vương cổ thời ở hàng đầu các sắc dân Bách Việt.

Chúng ta vừa nhận thấy phương cách mà sáu tác phẩm này sắp đặt một cách tiến triển các nguồn gốc của dân tộc Việt Nam trong h́nh thức một chính thể.  Trong các tác phẩm của giai đoạn thứ nhất, niên đại lịch sử cho sự khởi đầu của chính thể bị rút ngắn lại so với các niên lịch được đưa ra trong các tác phẩm kế tiếp, trong khi h́nh ảnh của các nguồn gốc được thiết định trong một thế giới vĩnh cửu, vô hạn định về thời gian của “núi và sông” [non nước, tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch].  Đây là nơi cư ngụ của các vị thần của thiên nhiên và các kẻ bất tử  vốn là các vị thần của các nhà lănh đạo anh hùng.  Các vị thần linh của các anh hùng được giả định nhập vào lănh vực tự nhiên xuyên qua năng lực phong thủy tại các địa điểm chôn cất của họ.  Trong giai đoạn thứ nh́, thời gian lịch sử xâm nhập vào h́nh ảnh của quá khứ xa xưa nhất như là các thành tố của sự kế thừa triều đại và sự chỉ định một chu vi văn hóa xuất hiện.  Trong giai đoạn thứ ba, các sự quan tâm về ḍng tộc trở nên nổi bật khi các nguồn gốc Việt Nam được  thu tóm vào một chuỗi các thế hệ liên tiếp nhau, và thế giới của các sự quan tâm chính trị áp đặt lên trên các sự giải thích trước đây về quá khứ.  Trong giai đoạn này, ư niệm về ḍng tộc như một kẻ gánh vác thẩm quyền chính trị du nhập các thành tố xă hội về các gia đ́nh và các mối quan hệ với quá khứ và tương lai.  Trong klhi đó, ư tưởng về sự thừa kế hay di sản như một sự biểu thị của sự kiểm soát chính trị, điều mà tác giả Wolters đă gọi một cách thích đáng là “một sự tín thác triều đại”, đưa tới sự chú ư đến tài sản và một khuynh hướng mô tả căn cước văn hóa về mặt tầm khuếch trương của lănh thổ.

Giờ đây với ba giai đoạn này đă được tŕnh bày với một số chi tiết, điều thich đáng để xem xét đến tầm mức nào các h́nh ảnh này về chính thể phản ảnh các sự biến đổi trong nhận thức và bản chất của thẩm quyền chính trị.  Trong khi Tác Phẩm Số Một bận tâm với các nhược điểm của triều đại nhà Lư về mặt các chính sách kế vị ngôi vua triều đại của nó, sự tường thuật của Tác Phẩm Số Hai miêu tả một thế giới thần linh nơi mà các thành tố con người hiếm khi bước vào.  Nó xem ra để phản ảnh một kiến thị về quá khứ gần cận với vóc dáng chính trị phôi thai của triều đại nhà Lư hơn là sự thành lập triều đại được  cấu trúc chặt chẽ hơn của nhà Trần.  Cuộc nghiên cứu của tác giả Taylor về “tôn giáo triều Lư” nhấn mạnh đến ảnh hưởng của thế giới thần linh trong quá nhiều khía cạnh của cuộc sinh hoạt của nhà nước, và cuộc nghiên cứu của tác giả Whitmore cho thấy bản chất phân hóa của thẩm quyền chính trị, cả hai cuộc nghiên cứu đều liên quan đến h́nh ảnh gắn liền với câu chuyện được đưa ra trong Tác Phẩm Số Hai.

Cả hai tác phẩm trong Giai Đoạn Hai đều biểu lộ một sự quan tâm lớn hơn đến các chi tiết chính trị và sự ấn định niên đại lịch sử trong việc thiết lập một sự tự xác quyết của Việt Nam đối với Trung Hoa.  Tuy nhiên, Tác Phẩm Số Bốn vượt quá các phúc tŕnh về một sứ đoàn triều cống, để xây dựng bức tranh về một “chính thể”, trong nghĩa một h́nh thức giống như quốc gia, áp đặt lên trên quá khứ trước đây.  Trong sự tŕnh bày này, tuy thế, một thời kỳ không phân biệt về mặt chính trị đă hiện diện, giữa kỷ nguyên của “Chế Độ Triều Cống Vua Yu” và sự thành lập vương quốc Văn Lang của vị vua Hùng đầu tiên.

Một khía cạnh nổi bật nhất của Tác Phẩm Số Bốn, bên cạnh sự khảo luận của tác giả về Hùng Vương như một thực thể có tính triều đại, là sự tự phác họa chân dung văn hóa không dứt khoát của ông, sự tham chiếu chua chát đến sự đặc trưng hóa của Trung Hoa về tổ tiên của ông như “các kẻ trên trán có xâm hính tại một “vùng đất hoang vu trống không”.  Mặc cảm trong thái độ của ông buộc chúng ta ghi nhớ hai sự cứu xét trong đầu.  Thứ nhất, thẩm quyền hoàng tiều nhà Trần 9 mạnh hơn so với thẩm quyên của nhà Lư.  Điều này rất có thể đă ảnh hưởng đến sự sắp đặt cơ cấu của lịch sử cổ thời của ông cho chính thể về mặt một triều đại.  Sau hết, sự tŕnh bày của ông về các nguồn gốc của Việt Nam là lời đề tựa cho quyển sử kư của ông về các thời trị v́ của nhà Lư và nhà Trần.  Thứ nh́, Tác Phẩm Thứ Tư được soạn thảo trong kỷ nguyên có sự bất ổn chính trị nội bộ Việt Nam to lớn nhất kể từ khi có sự độc lập của xứ sở ba thế kỷ trước đó.  Từ năm 1344, vương quốc đă phải gánh chịu với các cuộc nổi dậy của nông dân và các thiên tai thường hay tái diễn.  Trạng thái yêu ghét lẫn lộn về văn hóa của tác giả gợi nhớ sự mô tả của tác giả Wolters về các bài thơ của Phạm Sư Mạnh trong cùng thời kỳ.  Nhà thơ, đi tuần tra các biên giới phía bắc, đă t́m được  sự an ủi trong sự cảm nhận của ông về quá khứ Việt Nam cổ thời và sự an b́nh của việc hiện diện bên trong các biên giới Việt Nam, trong khi nh́n khu vực bên ngoài biên giới phương bắc là không hiếu khách, một nơi đầy “chướng khí” .

Các tác phẩm của Giai Đoạn Ba gần cuối thế kỷ biểu lộ sự tự tin nhiều hơn và niềm lạc quan.  Lịch sử của quá khứ cổ thời giờ đây xa xôi và được sắp xếp trật tự về mặt chính trị.   Thị kiến trải rộng của Tác Phẩm Số Sáu, trái ngược với Tác Phẩm Số Bốn, tập hợp tất cả các sắc dân Việt dưới tấm áo choàng của một vị tổ tiên Việt Nam nguyên thủy và biến người Việt thành một đối tác chính trị ngang hàng với dân Trung Hoa cổ thời.

Sự tái tạo ḷng tự tin văn hóa được phô bày trong câu chuyện của Tác Phẩm Số Sáu có thể đă được  kích thích bởi sự cải thiện dần dần các điều kiện hồi cuối thế kỷ thứ mười bốn với sự xuất đầu của một sự lựa chọn chính trị mạnh mẽ thay cho chế độ nhà Trần bị mất uy tín gần đó.  Từ cuối thập niên 1370 trở đi, một ngôi sao triều đại đang lên, Hồ Quư Ly, dành được ảnh hưởng lớn hơn bao giờ hết tại triều đ́nh nhà Trần.  Vào năm 1389 ông ta nắm chắc sự kiểm soát chính quyền và một thập niên sau đó tuyên cáo một triều đại mới.  Trong suốt kỷ ngutyên này, vương quốc bắt đầu dành lại được  sự ổn định của nó.  Về mặt chính sách văn hóa, bất kể một nền giáo dục Khổng học, Hồ Quư Ly bênh vực cho sự băi bỏ dần dần các chữ viết Trung Hoa như là hệ thống văn tự chính thức.  Thay vào đó, ông giới thiệu sự sử dụng việc viết tiếng Việt Nam bản xứ tức chữ nôm [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] tại triều đ́nh và khuyến khích sự sử dụng nó trong các bản dịch các tác phẩm cổ điển Trung Hoa.  Các hành động này có thể là một sự khích lệ hơn nữa cho sự biên soạn kỹ lưỡng hơn các truyền thống dân gian xuất hiện vào thời điểm này.

Đầu thế kỷ kế tiếp, triều đại nhà Hồ trở thành nạn nhân trước uy lực của các đội quân xâm lăng được  phái xuống phương nam bởi hoàng đế Vĩnh Lạc nhà Minh.  Từ 1407 đến 1427, nhiều nhóm nổi dậy của Việt Nam đă đứng dậy để thách đố sự chiếm đóng.  Vào năm 1427 phong trào kháng chiến kéo dài một thập niên lănh đạo bởi Lê Lợi đă đánh đuổi được quân Minh và tái lập nền độc lập dưới ngọn cờ của triều đại mới nhà Lê.  Trong kỷ nguyên tiếp theo, Tác Phẩm Số Sáu và h́nh ảnh chau chuốt nhất về các nguồn gốc củaViệt Nam vẫn tiếp tục được viện dẫn.  H́nh ảnh này của chính thể Việt Nam đă tiến tới việc được chính thống hóa trong các bản văn nổi tiếng của thế kỷ thứ mười lăm, trước tiên xuất hiện trong quyển sách về địa lư vào năm 1435 10 của Nguyễn Trăi và, đáng kể nhất, phần “ngoại kỷ” (outer) của bộ sử chính thức của Đại Việt, được ấn hành bởi triều đ́nh nhà Lê trong năm 1479.  Chính v́ thế, các câu chuyện được  mô tả trước đây như các truyền thống truyền khẩu, hay bị phê b́nh như các câu chuyện “màu nhiệm”, đă được  sáp nhập vào trong sử kư triều đại chính thức một thế kỷ sau.

Các h́nh ảnh của thẩm quyền chính trị được chắt lọc với sự trong sáng nhiều hơn vào các quyển sách biên soạn các truyện tích dân gian và các sử kư chính thức minh chứng cho sự nhận thức gia tăng về quá khứ cổ thời về mặt thẩm quyền thời đại.  Các vấn đề về các biên giới cổ thời, sự liên hệ thân thuộc về văn hóa với các dân tộc thuộc Bách Việt, và sự ấn định niên đại sớm nhất cho sự định cư của người Việt trở thành các vấn đề xa hơn sự quan tâm đến tài liệu hay căn cước văn hóa.  Bởi v́ các sự khám phá về khảo cổ học  thời cuối thế kỷ thứ 17 đă nêu lên sự suy đoán khoa học về sự ấn định niên đại và tầm mức của khu định cư người Việt cổ thời.  Vào năm 1979, bằng chứng mới đă đẩy niên đại sớm nhất của một chính thể Việt Nam trong lịch sử lùi lại đến thế kỷ thứ bẩy trước Công Nguyên.  Các sự khám phá như thế bắt đầu chứng minh cho các truyền thống dân gian được ghi chép về một chính thể Việt Nam.  Song chúng vẫn c̣n để lại các câu đố chưa được giải đáp kích thích các sử gia và các nhà nhân chủng học liên can đến bản chất tuyển lọc các tài liệu về các truyền thống dân gian: thí dụ, tại sao câu chuyên cổ truyền về Trăm Trứng, phổ biến với các tộc Việt khác, đă ấp ra đàn con lịch sử của nó tại Đại Việt hồi cuối thế kỷ thứ mười bốn mà không phải trước đó./-   

___

CHÚ THÍCH

1. O. W. Wolters, “Historians and Emperors in Vietnam and China: Comments Arising Out of Lê Văn Hưu’s History, Presented To the Trần Court in 1272”, các trang 69-89 [từ tác phẩm được ghi nơi phần Thư Tịch bên dưới như sau: trong sách biên tập bởi Anthony Reid và David Marr, Perceptions of the Past in Southeast Asia.  Singapore: Heinemann Educational Books (Asia), 1979 , chú của người dịch]

2. Xem bài khảo luận của tác giả Trần QuốcVượng  trong cùng tuyển tập này về các sự tham chiếu đến các thành tố phi-Trung Hoa, bản xứ trong các tác phẩm số 2, 5 và 6 trong Niên Biểu.

3. An Nam (“Miền Nam Đă Được B́nh Định”): một danh từ Trung Hoa có ư miệt thị để chỉ vương quốc Việt Nam vốn được xưng là Đại Việt bởi chính người dân của nó trong kỷ nguyên này.

4. Việt Sử Lược, 1:1.

5. Việt Sử Lược, 1:1.

6. Một tên khác của Hùng Vương.

7. Lịch Triều Hiến Chương – Văn Tịch Chí, 4:118; 45.147a.

8. “Yueh” là cách phát âm theo tiếng Hoa quan thoại, được đọc là Việt trong tiếng Việt.

9. Xem bài khảo luận của O. W. Wolters trong cùng tuyển tập này.

10. Nguyễn Trăi, Dư Địa Chí, 2:6.725 và G.1a; E. S. Ungar, “Vietnamese Ideology of State and Practice of Foreign Relations in the Fifteenth Century” (sắp ấn hành).

THƯ TỊCH

Nguồn Tài Liệu

Hồ Tôn Thốc, Việt Nam Thế Chí (được trưng dân trong sách của Phan Huy Chú, dưới đây)

Lê Tắc, An Nam Chí Lược, phiên dịch bởi Ủy Ban Phiên Dịch Sử Liệu Việt Nam.  Giới thiệu bởi Trần Kính Ḥa (Ch’en Ching-ho).  Huê: Viện Đại Học Huế, 1961.

Lư Tế Xuyên, Việt Điện U Linh Tập, phiên dịch bởi Lê Hữu Mục.  Sàig̣n: Khai Trí, 1961; phiên dịch bởi Đinh Gia Khánh, Hà Nội: Văn Học, 1972.

Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử Kư Toan Thư (ngoại kỷ toàn thư).  Huế: Quốc tử Giám, 1884 (?); Hà Nội: Khoa Học Xă Hội, 1967, tập 1.

Nguyễn Trăi, Dư Địa Chí, trong Ức Trai Tập, phiên dịch bởi Hoàng Khôi, Sàig̣n: Tủ Sách Cổ Văn, Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa, 1972.

Nguyễn Trăi, Nguyễn Trăi Toàn Tập, phiên dịch bởi Ủy Ban Khoa Học Xă Hội, Viện Sử Học.  Hà Nội: Khoa Học Xă Hội, 1969.

Trần Thế Pháp, Lĩnh Nam Chích Quái, phiên dịch bởi Lê Hữu Mục.  Sàig̣n: Khai Trí, 1960.

Việt Sử Lược, Ts’ung-shu chi ch’eng.  Shanghai: Shangwu, 1936.

 

Tác Phẩm Thứ Yếu

Nguyễn Linh, “Phải Chăng Hùng Vương Thuộc Ḍng Dơi Thần Nông?”, NCLS [Nghiên Cứu Lịch Sử], no. 111, 1968, các trang 24-35.

Phan Huy Chú, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí – Văn Tịch Chí.  Sàig̣n: Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên, 1974. 9:45. 87a-92a;  Hà Nội: Sử Học, 1961, tập 4.

Trần Quốc Vượng, “Từ Tư Duy Thần Thoại Đến Tư Duy Lịch Sử, trong quyển Hùng Vương Dựng Nước.  Hà Nội: Khoa Học Xă Hôi, 1973. 3:402-05.

Wolters, O. W.  “Assertions of Cultural Well-being in Fourteenth-Century Việt Nam, P. 1, trong tạp chí JSEAS 10 (Sẹpt 1979): 435-50; P. 2, JSEAS 11 (Mar. 1980): 74-90.

Wolters, O. W. “Historians and Emperors in Vietnam and China: Comments Arising Out of Lê Văn Hưu’s History, Presented To the Trần Court in 1272”, trong sách biên tập bởi Anthony Reid và David Marr, Perceptions of the Past in Southeast Asia.  Singapore: Heinemann Educational Books (Asia), 1979, các trang 69-89.

Wolters, O. W.  History, Culture, and Region in Southeast Asian Perspectives.  Singapore: ISEAS, 1982.

Wolters, O. W.  “Phạm Sư Mạnh’s Poems Written While Patrolling The Vietnamese Northern Border In The Middle of the Fourteenth Century”, JSEAS 13 (Mar. 1982): 107-19.

THAM KHẢO

Davidson, Jeremy H. C.  “Archaeology in Northern Vietnam Since 1954”, trong sách biên tập bởi R. B. Smith và W. Watson, Early Southeast Asia.  New York: Oxford University Press, 1979, các trang 98-124.

Holmgren, Jennifer.  Chinese Colonisation of Northern Vietnam: Administrative Geography and Political Development in the Tongking Delta, 1st to 6th Centuries A. D..  Canberra: ANU Press, 1980.

Taylor, Keith Weller.  The Birth of Vietnam.  Berkeley: University of California Press, 1983.

____

Nguồn: E. S. Ungar, From Myth to History: Imagined Polities in 14th Century Vietnam, trong quyển Southeast Asia in the 9th to 14th Centuries, biên tập bởi David G. Marr và A. C. Milner, giới thiệu bởi Wang Gungwu, Institute of Southeast Asian Studies: Singapore, 1986, bản in lại lần thứ nhất, 1990, các trang 177-186.

 Ngô Bc dch và ph chú

27/09/2010  
    

 http://www.gio-o.com/NgoBac.html

© gio-o.com 2010