Ulises Granados
University of Tokyo, Japan
KHI TRUNG HOA CHẠM MẶT
VỚI HẢI CƯƠNG PHƯƠNG NAM:
TẠO LẬP MỘT CĂN CƯỚC ĐẠI DƯƠNG,
1902-1937
Ngô Bắc dịch
Dẫn Nhập
Biển Nam Trung Hoa, hiện đang được qua lại bởi hơn phân nửa số tầu chở dầu siêu trọng tải của thế giới, là một biển nửa khép kín rộng ba triệu cây số vuông, rải rác với các ḥn đảo trơ trụi và các băi san hô, một số trong chúng bị ch́m một phần xuống nước khi thủy triều dâng cao. Không có sự đồng thuận một cách chính xác về số lượng các địa h́nh liên hệ hay tầm mức của các ṿng cung đảo, nhưng có thể nói rằng khu vực chứa chấp bốn nhóm: Macclesfield Bank (được tuyên nhận bởi Trung Quốc và Đài Loan, với một số bộ phận cũng được tuyên nhận bởi Phi Luật Tân); Quần Đảo Pratas (tuyên nhận bởi Trung Quốc và Đài Loan và bị chiếm cứ bởi Đài Loan); Quần Đảo Paracels (tuyên nhận bởi Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam nhưng bị chiếm cứ bởi Trung Quốc từ 1974); và Quần Đảo Spratlys (tuyên nhận toàn thể hay một phần bởi Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Phi Luật Tân, Mă Lai và Brunei).
Kể từ hai cuộc giao tranh vũ trang xảy ra trong năm 1974 và 1988 giữa các lực lượng hải quân Việt Nam và Trung Hoa, toàn thể khu vực đă chứng tỏ sẽ là một điểm dễ dàng bốc cháy trong vùng, một diễn trường cho các sự đối đầu hải quân ngắn ngủi và, kể từ thập niên 1990, cho sự bắt giữ các ngư phủ từ các nước liên can, nổi bật nhất là trong năm 1995 tại Băi San Hô Mischief Reef và trong các năm 2000-2001 tại Băi Cạn Scarborough Shoal giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc.
Ngoài tầm quan trọng địa dư của toàn thể khu vực đối với mậu dịch đường biển toàn cầu, khu vực Spratly được tin có chứa các khối lượng khổng lồ về dầu hỏa và hơi đốt nắm dưới đáy biển (cho dù sự tuyên bố này chưa được chứng minh đầy đủ qua việc khoan thăm ḍ). Hậu quả, chất hydrocarbons đă trở thành động lực chính cho các nước tham dự vào cuộc tranh chấp để theo đuổi các sự tuyên nhận chủ quyền của họ, trong khi các tiêu chuẩn hàng hải quốc tế, như được thiết lập bởi Công Ước Về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982 (1982 United Nations Convention of the Law of the Sea: UNCLOS III), có trao cho mọi quốc gia tuyên nhận một số lập luận pháp lư hậu thuẫn cho trường hợp của họ. Tuy nhiên, trong số tất cả các nước liên hệ, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đă dựa nhiều nhất vào các luận cứ lịch sử để hợp thức hóa tư thế khẳng quyết không khoan nhượng của riêng họ trong cuộc xung đột. Đối với các nước này, lịch sử đóng giữ một vai tṛ đặc biệt quan trọng trong việc soi sáng căn nguyên gây ra t́nh trạng hiện thời. 2
Đặc biệt trong trường hợp của Trung Quốc, một trong những vấn đề tŕnh bày đúng nhất về cách thức làm sao nó đối phó với các vấn đề liên hệ trong chính trị quốc tế trong suốt thế kỷ thứ hai mươi, từ cuối thời nhà Thanh cho đến thời kỳ toàn cầu hóa hiện tại, là sự pḥng thủ “biên cương hàng hải”, kể cả sự bảo vệ các quyền chủ tể tự thừa nhận trên các quần đảo tại Biển Nam Trung Hoa. Việc nghiên cứu một thời kỳ kéo dài của lịch sử Trung Hoa cho phép chúng ta nh́n thấy cách thức Trung Hoa đă khởi sự việc xây dựng các nền tảng của chính sách hiện thời của nó về việc pḥng thủ không gian hàng hải và các khu vực hải đảo của Biển Nam Hải, chắc chắn là một trong các vấn đề quốc tế phức tạp nhất ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao hiện thời của Bắc Kinh.
Qua việc khảo sát các nguồn tài liệu văn khố và thứ yếu, bài viết này chủ định tŕnh bày rằng trong suốt thời kỳ bất ổn bao gồm sự sụp đổ của triều đại Nhà Thanh và sự củng cố quyền lực của chính phủ Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch, và cho tới ngay trước khi có cuộc Chiến Tranh Thái B́nh Dương, ư tưởng về một “biên cương hàng hải” như được áp dụng cho Biển Nam Trung Hoa, đă không đóng một vai tṛ nổi bật. Ư niệm lệ thuộc sâu xa vào các nhu cầu chính trị định h́nh cuộc đấu tranh quyền lực bên trong nội địa Trung Hoa, và vào vị thế bâp bênh của xứ sở đối với Nhật Bản và các cường quốc Âu Châu. Trong suốt ba thập niên đầu tiên của chế độ cộng ḥa, sự pḥng thủ biên cương hàng hải của Trung Hoa và sự bảo vệ các quyền đơn phương nh́n nhận trên các quần đảo Paracel và Spratly nhất quyết không phải là ưu tiên hàng đầu trong nghị tŕnh chính sách ngoại giao.
Các nguồn tài liệu lịch sử chiếu rọi ánh sáng trên một số vấn đề quan trọng, chẳng hạn, rằng trong lúc có cuộc đấu tranh quyền lực giữa các chính phủ miền bắc và miền nam, có nhiều xác suất là sự dính líu của Tôn Dật Tiên (Sun Yat-sen) với các người mang quốc tịch Nhật Bản vào đầu thập niên 1920, nhằm mở rộng không gian hàng hải và các ḥn đảo phía nam Trung Hoa cho sự khai thác, th́ đặc biệt sâu xa và tai tiếng. Tuy nhiên, bắt đầu từ 1928, chính sách pḥng thủ biên cương hàng hải của chính phủ Nam Kinh tại tỉnh Quảng Đông cho thấy một sự thay đổi hẳn với quan điểm của chính phủ miền nam, đánh dấu tiền lệ đầu tiên trong sự tự xác định của Trung Hoa như một quốc gia-dân tộc (nation-state) đại dương hiện đại, khẳng định các quyền hạn lănh hải của chính nó chống lại các cường quốc thế giới vốn có các quyền lợi đă được thiết định trong vùng. Song, trong thời kỳ ngắn ngủi này trước khi có cuộc Chiến Tranh Thái B́nh Dương, sự nới rộng của Trung Hoa biên cương hàng hải tự nh́n nhận của nó trong bản chất là một hành động đơn phương, chuyên đoán, được nh́n chính yếu như một phản ứng đối với sự hiện diện của Nhật Bản và Âu Châu. Với sự quan ngại gia tăng trong vùng trên chính sách ngày càng khẳng quyết của Trung Quốc, cần phải đào sâu vào lịch sử về việc làm sao Trung Quốc đă trở thành một đấu thủ tại Biển Nam Trung Hoa hầu có thể hiểu một cách xác thực các căn nguyên của t́nh trạng rối rắm hiện nay và của lập trường của Bắc Kinh.
Pḥng Thủ Biên Cương Hàng Hải:
Phác Họa Các Biến Cố
Trong thời Cộng Ḥa trước khi có cuộc Chiến Tranh Thái B́nh Dương, Trung Hoa đă pḥng vệ các quyền tự nh́n nhận của nó trên Biển Nam Trung Hoa bằng việc tuyên nhận chủ quyền trên bốn quần đảo giờ đây được gọi là Pratas, Paracels và Spratlys, và Macclesfield Bank 3 (xem Bản Đồ). Từ những năm cuối cùng của triều đại Măn Châu, một số sự lưu tâm quan trọng đến khu vực bị va chạm. Trước tiên, ở cấp trung ương, cần phải phô bày một số mức độ của sức mạnh chống lại một sự hiện diện ngoại quốc bằng việc dựng lên một mặt trận thống nhất liên quan đến sự pḥng vệ các lời tuyên xác chủ quyền. Thứ nh́, Trung Hoa cần nung nấu một tinh thần dân tộc chủ nghĩa và khôi phục đất cũ (irredentist) để hợp thức hóa thẩm quyền của chính phủ và biểu lộ sự cam kết của nhà nước nhằm pḥng vệ sự tuyên xác của Trung Hoa trên các lănh thổ tranh chấp. Thứ ba, ở cấp địa phương (tỉnh Quảng Đông), đă có một nhu cầu thường trực cho việc hỗ trợ và điều ḥa các hoạt động kinh tế tại vùng ven biển và ngoài khơi, điều cũng trợ giúp vào việc ổn định các quan hệ trung ương và địa phương nói chung. Tuy nhiên, bởi mối quan hệ giữa Trung Hoa và vùng này không có tính chất hệ cấp như người ta có thể giả định, các sự quan tâm này có chiếm vị trí trung tâm hay không tùy thuộc vào các t́nh huống thắng thế ở một thời điểm đặc biệt.
Những năm giữa 1902 và 1937 có thể được phân chia một cách khái quát thành ba thời kỳ: tức, một giai đoạn của các sự tuyên nhận sơ khởi có niên hạn lùi về thới cuối nhà Thanh; được tiếp nối bởi một thời kỳ hoạch định kinh tế từ giữa thập niên 1910 trở đi; và lên đến đỉnh điểm trong một sự thiếu vắng hoàn toàn đ̣n bẩy bởi chính quyền trung ương Trung Hoa để chống lại sự can thiệp của các cường quốc thế giới tại khu vực hàng hải này trong suốt thập niên 1930.
Thời kỳ đầu tiên trở lùi lại những năm cuối cùng của thế kỷ thứ mười chín. Vào ngày 26 Tháng Sáu 1887, Công Ước liên quan đến sự phân định biên giới giữa Trung Hoa và Bắc Kỳ (Convention relative à la delimitation de la frontier entre la Chine et le Tonkin) đă được kư kết, phân định ranh giới chung giữa Trung Hoa và Đông Dương thuộc Pháp tại Bắc Kỳ. 4 Một sự phân tích văn kiện phát hiện rằng vượt quá các ḥn đảo kề cận bờ biển Trung Hoa – Việt Nam, đă không có, trong thực tế, sự thỏa thuận trong công ước về sự phân định biên cương hàng hải xa hơn về phía nam Vịnh Bắc Việt. Song, điều vẫn có thể được nghĩ rằng giữa sự hiện diện và các tham vọng của Nhật Bản và các cường quốc Tây Phương trên vùng duyên hải Trung Hoa, chính quyền nhà Thanh đă quyết định rằng ít nhất các đảo Pratas và Paracels phải được đặt dưới sự quản trị và giám sát trực tiếp của tỉnh Quảng Đông. Chính v́ thế, sau khi có sự sáp nhập Đài Loan của Nhật Bản trong năm 1895, và xét đến sự chú ư đang xuất hiện của Pháp đối với nhóm đảo Paracels – như được dự kiến trong một kế hoạch năm 1899 bởi chính quyền thực dân tại Đông Dương thuộc Pháp muốn xây dựng một cột hải đăng trên một trong các đảo này – chính quyền nhà Thanh đă ra lệnh cho các thẩm quyền trong vùng ở Quảng Đông phải tổ chức cuộc tuần tra đầu tiên đến hai quần đảo đó.
Bản Đồ Các Đảo ở biển
Nam Trung Hoa
Trên hết, Trung Hoa đă dự liệu mối đe dọa nghiêm trọng nhất trong khu vực sẽ đến từ phía Nhật Bản, chứ không phải từ phía người Pháp. Trong năm 1902 (Minh Trị năm thứ 35), một tàu của Yoshiji Nishizawa đă đến đảo Pratas Island, dẫn đến một cuộc khảo sát đầu tiên của Nhật Bản nhóm đảo này. Sau đó vào năm 1907 (Minh Trị năm thứ 40), Nishizawa đă cầm đầu cuộc khảo sát đầu tiên ṿng cung đảo đó trên chiếc tàu Shikoku maru và đặt tên đảo chính là đảo Nishizawa Island. 5 Phản ứng trước việc này, vào cùng năm đó (Guangxu [Quang Tự] năm thứ 33), Kinh Lược Sứ Lưỡng Quảng, Zhang Renjun, đă ra lệnh cho Đô Đốc Hạm Đội Quảng Đông Li Zhun (Lư Chuẩn) đi tuần tra khu vực và đổ bộ quân lên quần đảo Paracels. Một cuộc khảo sát trong một tháng vào năm 1909 (Xuantong năm thứ nhất) và việc kéo lá cờ trên đảo Woody Island đă hoàn tất nhiệm vụ 6 (được biết có một cuộc tuần hải tương tự được thực hiện tại quần đảo Pratas trong cùng năm đó). Sau khi trở lại Quảng Châu, Đô Đốc Lư Chuẩn đă đệ tŕnh một đề nghị tám điểm để phát triển Quần Đảo Paracels, sau này sẽ được phê chuẩn bởi Triều Đ́nh nhà Thanh. 7 Theo các nguồn tài liệu Trung Hoa, ngay từ 1883 (Guangxu năm thứ 9), Trung Hoa đă tố giác sự hiện diện của một chiếc tàu Đức Quốc khảo sát khu vực (tại Quần Đảo Paracels và Quần Đảo Spratly, xa hơn về phía nam), dường như tin tưởng rằng các hoạt động đó sẽ bị đ́nh chỉ, và chính từ đó cho phép Triều Đ́nh nhà Thanh tái xác định các quyền hạn trên cả hai nhóm quần đảo. 8 Trong năm 1908, chính phủ đă cấp phát giấy phép cho một cá nhân Trung Hoa tham dự vào một vài hoạt động, kể cả sự phát triển quần đảo Paracels. 9 Trong năm kế tiếp, Paracels được đặt dưới sự quản trị của một huyện thuộc đảo Hải Nam (Qiong Ya: Quỳnh Nhai (hay Nha [?]), 10 chính v́ thế biểu hiện một sự ủy quyền rơ rệt từ chính quyền trung ương xuống chính quyền tỉnh, với vai tṛ thủ diễn bởi các giới thẩm quyền Quảng Đông ngày càng trở nên quan trọng hơn trong sự pḥng vệ các quyền lănh thổ tự tuyên bố trên các đảo tại Biển Nam Hải.
Bắt đầu từ khoảng giữa thập niên 1910, phía Trung Hoa khởi sự lập các kế hoạch kinh tế cho các ḥn đảo. Lúc đó triều đại Măn Châu sắp sụp đổ và tất cả các cuộc tuần hải tại phía bắc Biển Nam Hải đều bị đ́nh chỉ. Chính v́ thế, các giới thẩm quyền đă không thể bảo vệ các quyền mới tuyên bố gần đó trên các đảo đó, ngay dù một số quyền xem ra được bảo vệ cách nào đó. Tại nhóm đảo Pratas, chính phủ Nhật Bản đă quyết định bảo đảm cho sự đầu tư của doanh nghiệp của Nishizawa, và sau rốt đă ra lệnh cho tổng lănh sự của Nhật Bản tại Quảng Châu thương thảo sự giải quyết với Kinh Lược Sứ Zhang Renjun (và sau này với người kế nhiệm ông ta, Ai Shuxun) về quyền sở hữu của các ụ đất và rạn san hô nhỏ bé đó. Trong năm 1909, Nhật Bản đă thừa nhận Pratas là lănh thổ của Trung Hoa đổi lấy 130,000 đô la bạc của Quảng Châu. 11 Tuy nhiên, điều được hay biết là ngay cả sau khi sự thỏa thuận này đă đạt được, các hoạt động đánh cá Nhật Bản vẫn tiếp diễn tại vùng phụ cận.
Tại Paracels, một thư thỉnh cầu 1909 của Đô Đốc Lư Chuẩn lên Triều Đ́nh Nhà Thanh để thanh tra hơn nữa và phát triển nhóm đảo này đă được chấp thuận, nhưng bất kể sau khi đă có các sự chuẩn bị sơ khởi, toàn thể dự án đă bị bỏ rơi dưới thời quản trị của người kế nhiệm ông Zhang Renjun. 12 Chỉ vài năm sau đó mới có các giấy phép đầu tiên nhằm khai thác các tài nguyên biển thiên nhiên được cấp cho các người quốc tịch Trung Hoa, chính v́ thế cho phép Trung Hoa Dân Quốc (Republic of China) mới thành lập phóng chiếu một vài cảm giác về sự kiểm soát trên các vấn đề liên quan đến các ḥn đảo tại khu vực đó. Song, quyền hành thực sự cho việc chấp thuận giấy phép tối hậu nằm trong tay các giới chức thẩm quyền Quảng Đông, [và] không có một sự liên kết rơ ràng trong các chính sách giữa các chính quyền trung ương và địa phương. Kẽ hở này trong tiến tŕnh cấu tạo quyết định đi xuống từ chính quyền trung ương có lẽ phát sinh từ, như sẽ được giải thích sau này, chính quyền miền nam tại Quảng Châu, đơn vị thực hiện các kế hoạch riêng của chính nó cho vùng duyên hải Quảng Đông, phần lớn độc lập với bất kỳ thẩm quyền quốc gia thống nhất nào.
Cho tới 1921, một số người Trung Hoa đă thỉnh cầu chính quyền cấp tỉnh Quảng Đông xin các giấy phép độc quyền để khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Quần Đảo Paracels, chẳng hạn như phân chim làm phân bón, và các hải sản (thí dụ, He Cheng’en, xuyên qua công ty của ông ta, Haili Gongsi trong năm 1917, và Deng Shiying trong năm 1919). 13 Sau cùng, chính quyền Quảng Đông đă cấp các giấy phép cho Liang Guozhi và He Ruinian là kẻ, dưới danh hiệu công ty mới mang tên Paracels Archipelago Industries Co. Ltd (Xishaqundao Shiye Wuxian Gongsi), đă hăng hái khởi sự sự khai thác phân chim trong Tháng Tám 1921.
Tuy nhiên, trong suốt thập niên 1920, các sự ngờ vực về sự gian lận đă mau chóng dẫn đến một sự xung đột nặng nề giữa các thẩm quyền địa phương tại đảo Hải Nam và chính quyền Quảng Đông liên quan đến giấy phép này. Một phần như hậu quả của các sự phản đối nêu lên bởi các doanh nhân địa phương với các thẩm quyền của đảo Hải Nam, nơi mà quần đảo Paracel được nghĩ chịu sự quản lư, điều trở nên rơ ràng rằng các quyền khai thác của He Ruinian tại các đảo có bản chất độc quyền. Hơn nữa, các tin đồn mau chóng loan tryền tại Quảng Châu, Macau và Hải Nam rằng Công Ty trách nhiệm hữu hạn Paracels Archipelago Industries Co. Ltd chỉ là b́nh phong cho một công ty khác bị kiểm soát bởi vài doanh nhân Nhật bản. Để điều tra vấn đề, Thẩm Phán Huyện Yaxian, Sun Yubin, đă thỉnh cầu trong Tháng Tư 1922 với chính quyền Quảng Đông rằng một phái bộ hải quân sẽ được phái tới Paracels để thực hiện một cuộc kiểm tra tại chỗ (in situ) công ty. Các cuộc tuần tra đă được phái đi trong các năm 1923 và 1926, và chúng đă khám phá rằng các hoạt động tại các ḥn đảo trong thực tế được thực hiện bởi Công Ty Southern Prosperity Industries Co. (Công Ty Công Nghiệp Thịnh Vượng Phương Nam, tên bằng tiếng Nhật là Nanyo Jiggyo Koshi), một doanh nghiệp được kiểm soát bởi một công dân Nhật Bản tên Saito Shiro, có thể hợp tác với một công dân Nhật Bản khác tên là Hirata Sueji. Sau cùng, chính quyền tỉnh đă thu hồi giấy phép của He Ruinian và chuyển giấy phép cho một cá nhân Trung Hoa trong năm 1927. 14
Dù thế, vào cuối thập niên 1920, vài người dân vẫn tiếp tục khai thác ngư nghiệp và phân chim tại nhóm đảo Paracel, và bắt đầu từ năm 1926 chính quyền Pháp, xuyên qua chính quyền thuộc địa Đông Dương, đă khởi sự việc khảo sát tiềm năng phân chim của các ḥn đảo. Các toán người Pháp đă mở rộng các hoạt động của họ trong năm 1928 bằng việc bắt đầu khai thác phân chim, chính v́ thế đă thúc đẩy chính quyền Nam Kinh mới được thành lập, xuyên qua một hội nghị của ủy ban tỉnh Quảng Đông trong Tháng Hai, soạn thảo một kế hoạch chi tiết cho sự phát triển các tài nguyên tại các ḥn đảo. Chính quyền trung ương Trung Hoa mới thống nhất, sau cùng thiết lập một hệ cấp cấu tạo quyết định hàng dọc đặt để Nam Kinh ở trên cùng, đặt khu vực, một cách khá thú vị, dưới sự giám sát của Đại Học Sun Yat-sen tại Quảng Châu, và ra lệnh cho Giáo Sư Shen Pengfei cầm đầu một phái bộ dân sự-quân sự đến các ḥn đảo. Cùng lúc, chính quyền tỉnh cũng ra lệnh cho Pḥng An Ninh của Thành Phố Quảng Châu điều tra các hoạt động có sự tham dự của He Ruinian. Giáo sư Shen Pengfei mau chóng đệ tŕnh bản báo cáo của ông về cuộc tuần hải đến quần đảo Paracels, bao gồm một loạt các vấn đề từ sự mô tả các ḥn đảo và môi trường hàng hải của chúng, cho đến một sự phân tích hóa học các mỏ phân chim, cũng như các hoạt động tham dự bởi người Nhật Bản, người Đài Loan, người Pháp và ngay cả người Anh gần và trên các ḥn đảo đó. Bản báo cáo c̣n đưa ra các đề nghị chính sách để cứu xét. 15
Như một kết quả của phái bộ Shen Pengfei, tin tức trọng yếu hơn nữa về các hoạt động nước ngoài tại khu vực đă bộc lộ. Xuyên qua cuộc kiểm tra tại chỗ của ông, các thẩm quyền Trung Hoa đă khám phá ra rằng phần lớn các công nhân là công dân Đài Loan và Nhật Bản từ đảo Ryukyu; rằng, như đă nêu tên, Công Ty Southern Prosperity Industries Co. của Saito Shiro có tham dự vào các hoạt động trên Đảo Lindao (giờ đây gọi là đảo Woody Island [đảo Phú Lâm trong tiếng Việt, chú của người dịch]), rằng trong các năm 1925-1926, một tàu hải quân Pháp đă chở một toán khảo sát Đông Dương cầm đầu bởi Giám Đốc Hải Học Viện Nha Trang, A. Krempt [đến đó]; và rằng được nghĩ trong cùng thập niên, một chiếc tàu chạy bằng hơi nước của Anh Quốc đă đến một số ḥn đảo thuộc quần đảo. 16 Kết cuộc, chính xuyên qua cuộc tuần hải này mà Nam Kinh đă lập lại sự tuyên nhận của nó trên quần đảo Paracels, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cuộc thăm viếng của Shen Pengfei trong sự trần thuật của Trung Hoa. Song, xem ra các sự tuyên nhận của Trung Hoa đă không bao gồm tất cả các ḥn đảo tại Biển Nam Trung Hoa, đặc biệt quần đảo Spratlys (khi đó được gọi là Tuansha Qundao, tọa lạc tại phía nam của Paracels). Trong thực tế, báo cáo của Shen tuyên bố rằng phái bộ của ông đă vươn tới, và đă ấn định Quần Đảo Paracels là điểm cực nam của xứ sở: southernmost point of the country 17 [in nghiêng để làm nổi bật trong nguyên bản, chú của người dịch].
Tuy thế, chính vào thời khoảng này chính quyền Nam Kinh cũng đă bắt đầu xác nhận được một sự hiện diện tích cực liên tục và gia tăng của Pháp và Anh tại biên cương hàng hải phía nam của nó, ngay dù trong thập niên kế tiếp, Trung Hoa không thể làm được mấy để chống lại sự hiện diện hải quân ưu thế như thế.
Sau Biến Cố Măn Châu Tháng Chín 1931, đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh kéo dài 15 năm giữa Trung Hoa và Nhật Bản, Trung Hoa đă quyết định, bởi không có đ̣n bẩy quân sự, để thách đố về mặt ngoại giao các sự tuyên nhận của Pháp Quốc, Anh Quốc và Nhật Bản trên khu vực, và tiếp tục đưa ra các quy định hành chính đơn phương, cả ở cấp quốc gia lẫn cấp tỉnh. Liên quan đến nhóm đảo Pratas, ngay từ Tháng Hai 1929 chính quyền Quảng Đông đă đưa ra một Sự Quy Định Tạm Thời để Thu Hút Đầu Tư nhằm Tiến Hành Sự Sản Xuất Hải Sản. Sau này trong năm 1935, t́nh này đă thiết lập một văn pḥng kiểm soát sự sản xuất hải sản, và trong các Tháng Tư-Tháng Năm cùng năm, Văn Pḥng Nông Nghiệp, Lâm Nghiệp và Xây Dựng của tỉnh, cùng Ban Xây Dưng., đă tổ chức một cuộc tuần tra đến nhóm đảo Pratas để khảo sát các tài nguyên thiên nhiên của nó. 18 Song các quyết định hành chính này đă không có bất kỳ ảnh hưởng nào trên các hoạt động đánh cá của Nhật Bản. Các thủy thủ người Nhật và Đài Loan gia tăng sự di chutyển của họ gần đó, ngay dù cảnh sát Trung Hoa có bắt giữ một số người. 19 Trong năm 1931 các cuộc thương thảo đă được thực hiện giữa các viên chức hành chính tỉnh Quảng Đông của Trung Hoa với Tổng Lănh Sự Nhật Bản tại Quảng Châu để giải quyết các biến cố thường xuyên như thế, nhưng chúng đă không đạt được bất kỳ thành quả nào. 20
Về Các Đảo nhóm Paracel, chính quyền Trung Hoa đă bác bỏ các sự tuyên nhận chủ quyền riêng của nước Pháp trên khu vực. Các thẩm quyền Pháp, với tư cách nước thực dân bảo hộ, vẫn tiếp tục khảo sát khu vực ngay sau khi Thân Trọng Huề, thương thư bộ binh của Triều Đ́nh Huế, chính thức tuyên xác các ḥn đảo như một phần của lănh thổ An Nam trong năm 1925. A. Krempt, giám đốc Hải Học Viện Nha Trang, đă ra khơi đến các đảo trên chiến thuyền vũ trang mang tên De Lanessan trong các năm 1925, 1926 và 1927. Các cuộc thăm viếng khác được thực hiện trong Tháng Ba 1931 bởi các tàu De Lanessan và Inconstant, và trong Tháng Năm 1932 bởi tàu Alerte. Sau cùng, Bộ Ngoại Giao Pháp ở Quai D’Orsay đă gửi một văn thư ngoại giao đến ṭa đại sứ Trung Hoa tại Paris, với một sự nhắc nhở rằng Pháp sở đắc các quyền hạn trên nhóm đảo này. Giữa các hoạt động như thế, cả hai chính phủ đă trao đổi các văn thư trong Tháng Mười Hai 1931, Tháng Bảy và Tháng Chín 1932, Tháng Chín 1933. Tháng Ba 1934 và Tháng Hai 1937, mà không có sự thỏa thuận nào được đạt tới trên vấn đề chủ quyền. 21
Vấn đề Quần Đảo Spratly trở nên phức tạp hơn nhiều cho Trung Hoa bởi nước Pháp, Anh Quốc và Nhật Bản đă nêu lên các sự tuyên nhận chủ quyền của họ trên toàn thể hay một phần quần đảo (các sự tuyên nhận của Nhật Bản được đề cập trong đoạn kế tiếp). Trong năm 1927, các thẩm quyền Đông Dương thuộc Pháp đă phái con tàu De Lanessan đến các đảo (được gọi là Trường Sa trong tiếng Việt), và sau này trong năm 1929 chiếc tàu La Malicieuse đă thả neo tại các hải phận đó và đă khảo sát đảo Triton, North Reef, Lincoln, và đảo Bombay. 22 Một năm sau đó vào ngày 13 Tháng Tư, thủy quân lục chiến Đông Dương và Pháp đă đổ bộ lên một số ḥn đảo. Hơn nữa, trong năm 1933 các tàu Astrolabe, De Lanessan và Alerte đă đổ bộ các thủy quân lục chiến lên vài ḥn đảo; sau chót, vào ngày 26 Tháng Bảy, Công Báo Của Cộng Ḥa Pháp Quốc (Journal Officiel de la République Franҫaise), Paris đă loan báo sự chiếm cứ một vài ḥn đảo, 23 trong khi vào ngày 21 Tháng Mười Hai, các đảo này và các địa h́nh nhỏ hơn khác đă được sáp nhập vào tỉnh Ba Ria (Bà Rịa). 24 Mặc dù không có sự trao đổi văn thư chính thức nào phản kháng lại nghị định của Pháp công bố hồi Tháng Bảy, phía Trung Hoa xem ra có chống đối sự tuyên bố của Pháp trên quần đảo Spratly, 25 như chính phủ Anh Quốc đă làm, là nước đă mau chóng phản kháng sự tuyên nhận của Pháp. Sau cùng, chính quyền tỉnh Quảng Đông đă phái toán tuần tra hải quân đầu tiên đến quần đảo Spratly trong Tháng Tám, để thanh tra vài đảo. 26
Bởi sự thiếu sót hiển nhiên đ̣n bẩy quân sự của chính quyền trung ương Trung Hoa để thực hiện một sự chiếm đóng hải quân nhóm đảo (hay của các địa h́nh nằm trên mặt nước lúc thủy triều lên cao, theo cách nào đó), phía Trung Hoa bị giới hạn phần lớn vào việc đưa ra các quy định hành chính để bảo vệ các quyền tự nh́n nhận tại các Quần Đảo Spratly, Paracel, Pratas và Macclesfield. Sau rốt, Nam Kinh đă quyết định đặt ra một tiền lệ quan trọng, gần 25 năm sau sự tuyên nhận đầu tiên, là đă nới rộng phạm vi sự tuyên nhận của nó đến toàn thể các cấu h́nh hải đạo được hay biết của Biển Nam Hải. Vào ngày 7 Tháng Sáu 1933, trước khi người Pháp tuyên cáo quyền sở hữu trên các ḥn đảo chính của nhóm đảo Spratly, các viên chức của Bộ Nội Vụ Trung Hoa đă triệu tập các viên chức thuộc các Bộ Ngoại Giao, Hải Quân, Giáo Dục và một Ủy ban Đặc Trách Sự Vụ Mông Cổ và Tây Tạng để thành lập một Ủy Ban Khảo Sát Các Bản Đồ Biển và Đất Liền. Trong phiên họp thứ 25 của nó, ủy ban sau hết đă biên soạn một Danh Sách Các Địa Danh Tại Biển Nam Hải Của Xứ Sở Chúng Ta (List of Place Names On Our Country’s Southern Sea), tuyên nhận 132 địa h́nh (các đảo, các băi san hô, v.v…) từ bón nhóm quần đảo là lănh thổ Trung Hoa, và trong Tháng Tư 1935, đă ấn hành một Bản Đồ Chi Tiết Các Đảo Thuộc Biển Nam Hải (Detailed Map of the Southern Sea Islands), cho hay rằng tất cả các địa h́nh này thuộc về Trung Hoa. 27
Chính Quyền Miền Nam và
Sự Thỏa Hiệp Của Nó Về Hải Cương:
Yêu Tố Nhật Bản
Sau cái nh́n tổng quan ngắn gọn này về các diễn biến, liệu chúng ta có thể đi đến kết luận rằng đă có một chính sách đại dương cụ thể, cố kết tại Trung Hoa trong ba thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ hai mươi, trong thời khoảng từ cuối thời nhà Thanh cho đến các năm đầu tiên của nền cộng ḥa hay không? Bất kể các biện pháp được thực hiện bởi các giới chức thẩm quyền, như đă mô tả ở trên, câu trả lời xem ra sẽ là không, chính yếu bởi không có chính quyền liên tục, đúng hơn một cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ được thể hiện một cách bao quát trong sự hiện hữu của hai chế độ trong thực tế, đă kéo dài măi cho đến khi có sự trổi dậy của Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-chek) để nắm quyền. Đó là lư do tại sao sau những chuyến tuần hải hồi cuối nhà Thanh đến các ḥn đảo, đă không có sự phối hợp chính sách nào được nh́n thấy từ chính quyền trung ương đến tỉnh Quảng Đông; thay vào đó, đă có một khuôn mẫu của các thẩm quyền cấp vùng và địa phương đối đầu với nhiêm vụ tái phục hoạt và, nêu có thể, tự ḿnh quy định hoạt động kinh tế đă sẵn hiện hữu tại khu vực biển. [có lỗi sắp chữ lập lại hai lần, với vài sự khác biết chi tiết không quan trọng ở đoạn văn này trong nguyên bản, chú của người dịch]
Tuy nhiên, một sự nghiên cứu ngắn gọn các biến cố có phát hiện rằng trong các thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ hai mươi, một sự nhận thức mới phát sinh đă bắt đầu được phát triển quanh biển này, một khu vực bao la nơi, vào thời kỳ có các cuộc du hành nổi tiếng của vị đô đốc Trịnh Ḥa hồi đầu nhà Minh, người Trung Hoa đă phô bày uy thế tối cao về hải quân. Song trong hơn năm trăm năm, xứ sở đă phải chịu đựng một sự thiếu vắng đ̣n bẩy hải quân, hậu quả của chính sách bế quan và sự hiện diện gia tăng của các chiếc tàu ngoại quốc.
Sự nhận thức này hiển hiện một cách rơ ràng trong các hoạt động hồi cuối nhà Thanh liên quan đến các quần đảo Pratas và Paracels trong năm 1902-1909, nhưng, như đă thảo luận ở trên, nó ít được nhận thấy hơn trong thời chính phủ miền nam. Điều ǵ gây ra sự khác biệt này? Để trả lời câu hỏi này, điều quan trọng cần nêu ra hai vấn đề. Trước tiên, khi tái duyệt diễn tiến của các biến cố này như được mô tả trong sự trần thuật Trung Hoa và phi Trung Hoa, cần cứu xét các hành động đó được thực hiện bởi Trung Hoa trong khuôn khổ chính trị nội bộ và các biến cố quốc tế thắng thế vào thời đó. Thứ nh́, cần phải tham khảo, đối chiếu sự phân tích của sự trần thuật của Trung Hoa với các nguồn tài liệu khác, đặc biệt từ Nhật Bản, Anh Quốc và Hoa Kỳ. 28
Về phía Trung Hoa, yếu tố quan trọng nhất trong sự phân tích các chính sách liên quan đến cuộc xung đột này chắc chắn là cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ trong đấu trường chính trị. Trong suốt các năm đầu tiên của thế kỷ thứ hai mươi, Trung Hoa ở vào t́nh trang hỗn loạn qua sự sụp đổ của triều đại [nhà Thanh] và thời kỳ xáo trộn và cách mạng kế đó. Trong thực tế, điều xem ra khá bất ngờ rằng vào cuối vương triều sau cùng, các nhà lănh đạo Măn Châu đă hành động để bảo vệ các quyền chủ quyền tự thừa nhận tại các quần đảo Paracels và Pratas. Dĩ nhiên, sự kiện rằng các kế hoạch phát triển kinh tế tại khu vực Paracels đă không được thực hiện có liên hệ trực tiếp với các sự khó khăn nghiêm trọng đối diện với tỉnh Quảng Đông. Các thẩm quyền cấp miền, như đă đề cập ở trên, đă cấp các giấy phép cho sự khai thác các tài nguyên hàng hải và phân chim tại Paracels, nhưng kể từ khi có sự thành lập nền cộng ḥa, Trung Hoa đă không thể bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền của nó, ở Pratas cũng như ở Paracels.
Nhưng trên hết, cuối thập niên 1910 và đầu thập niên 1920 đă là một thời kỳ được xác định bởi sự tiến bước lén lút của Nhật Bản vào toàn thể Biển Nam Trung Hoa.
Với sự trợ giúp của các nguồn tài liệu thay thế và suy ngẫm về khả tính của tin tức sai lạc và các báo cáo ngụy tạo về các hoạt động của các công dân Nhật Bản trong khu vực, chính trên giai đoạn đặc biệt này mà sự trần thuật của Trung Hoa về lịch sử của cuộc tranh chấp phải được đối chất.
Như đă ghi nhận trước đây, trong năm 1921 Công Ty Paracels Archipelago Industries Co. Ltd. của Liang Guozhi và He Ruinian nhận được một giấy phép để khai thác phân chim và các tài nguyên ngư nghiệp tại Paracels, nhưng khi bị khám phá sau này rằng tiền vốn của cuộc kinh doanh này được cung cấp bởi các nhà tư bản Nhật Bản, giấy phép đă tức thời bị băi bỏ. Biến Cố He Ruinian được nói đến trong vài nguồn tài liệu Trung Hoa và phi Trung Hoa. Bất kể sự băi bỏ này, một mối nghi ngờ mạnh mẽ vẫn tồn tại rằng các công ty Nhật Bản (và/hay bản thân chính phủ Nhật Bản) và chính quyền miền nam Trung Hoa đă thông đồng trong nhiều vụ trao đổi bí mật khác. 29
Hồ sơ ngoại giao bí mật của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, được ấn hành trong năm 1976, 30 đă chiếu rọi một số ánh sáng trên vấn đề này, cũng như một sưu tập các hồ sơ ngoại giao được giải mật từ Bộ Ngoại Vụ Anh Quốc, được công bố trong thập niên 1990. 31 Vào tối ngày 15 Tháng Sáu 1922, tư lệnh quân đội Quảng Đông Chen Jiongming đă phóng ra một cuộc đảo chính (coup d’état) chống lại chính phủ miền nam tại Quảng Châu, đẩy Tôn Dật Tiên phải rời khỏi thành phố. Vào lúc đó, điều được nói là một hợp đồng viết tay giữa chính phủ miền nam và cái được gọi là Hội Công Nghiệp, Khai Khoáng và Lâm Nghiệp Nhật Bản – Trung Hoa (Japan-China Forestry, Mining và Industrial Society) của Nhật Bản bị khám phá bởi các binh sĩ của Chen Jiongming tại văn pḥng của Tôn Dật Tiên. 32 Theo t́nh báo Anh Quốc – được giả định nhận được tin tức chính xác từ các quân sĩ của Chen Jiongming – bản hợp đồng được nói đă được kư kết hôm 5 Tháng Hai năm 1922 bởi Tôn Dật Tiên. Bản hợp đồng quy định rằng để đổi lấy một số lượng vũ khí lớn lao chẳng hạn như các vũ khí cỡ nhỏ, đạn dược, v.v… (điều này lại vi phạm vào sự cấm vận vũ khí đang có hiệu lực) và năm triệu đồng yen [đơn vị tiền tệ Nhật Bản, chú của người dịch] bằng vàng, một vài quyền trên Biển Nam Trung Hoa, chính yếu dọc theo bờ biển Quảng Đông, sẽ được nhường lại cho công ty. Các điểm chính của bản hợp đồng được nói t́m thấy như sau:
1. Chính quyền miền nam đă phải chuyển giao cho công ty các quyền phát triển Đảo Hải Nam và tất cả các ḥn đảo thuộc vào tỉnh Quảng Đông.
2. Chính phủ miền nam cũng đă phải chuyển giao cho công ty các quyền đánh cá dọc theo khu vực hàng hải kéo dài từ phía nam Amoy cho đến đảo Hải Nam.
3. Ngoài việc tiếp nhận các quyền khai thác các tài nguyên thiên nhiên của các ḥn đảo thuộc tỉnh Quảng Đông, công ty được quyền thay đổi tên gọi của các ḥn đảo này.
4. Để bảo vệ các hoạt động kinh tế của nó, công ty được quyền tổ chức lực lượng cảnh sát của riêng nó.
5. Công ty có các đặc ưu quyền trên các hoạt động khai khoáng và lâm nghiệp tại tỉnh Quảng Tây.
6. Nếu Trung hoa sẽ được thống nhất hay một hội nghị giữa Miền Bắc và Miền Nam được thỏa thuận, chính phủ Miền Nam phải thúc đẩy chính phủ Miền Bắc về hợp đồng này dưới h́nh thức một hiệp ước và có được sự đồng ư của chính phủ Miền Bắc.
Theo bản phiên dịch sang Anh ngữ nguyên bản chữ Hán (được nói chưa đầy đủ), một triệu yen vàng và một phần ba số quân dụng sẽ được chuyển giao bốn tháng sau sự kư kết hợp đồng, nhưng chỉ xảy ra sau khi quân đội của Tôn Dật Tiên chiếm được ít nhất một tỉnh trong các tỉnh Giang Tây, Hồ Nam hay Phúc Kiến, và đoạt được một trong các tỉnh lỵ làm bằng cớ cho sức mạnh. Điều được tin tưởng rằng một sự thỏa thuận như thế bằng miệng đă đạt được giữa Tôn Dật Tiên và người Nhật Bản tên Hirata Sueji trong Tháng Mười Một 1921. 33
Trong khi toàn thể câu chuyện này có thể tượng trưng cho một tṛ dối gạt [hay tin vịt] tinh vi, tên họ của Hirata Sueji là đặc điểm nổi bật trong sự vụ. Danh tính của người công dân Nhật Bản này trong cuộc xung đột Biển Nam Trung Hoa có niên kỳ lùi lại đến năm 1917 (Taisho 6, năm thứ sáu niên hiệu Taisho). Vào năm đó, các công dân Nhật Bản tên Komatsu Shigetoshi và Ikeda Kinzo tuyên bố khám phá ra Quần Đảo Paracels, nạp đơn chính thức lên Bộ Ngoại Giao để sáp nhập lănh thổ này vào đế quốc Nhật Bản. Hai năm sau, Kamiyama Keiji và Hashimoto Keizaburo có tham chiếu đến sự khám phá của Ikeda và cũng yêu cầu sự sáp nhập 24 ḥn đảo là một phần của Paracels làm lănh thổ Nhật Bản. 34 Trong cùng các năm này, từ 1917 đến 1919, Hirata Sueji đă tổ chức ba cuộc khảo sát tại nhóm đảo này, tuyên bố rằng các ḥn đảo vẫn chưa thuộc quyền sở hữu của ai. Sau khi đặt cho chúng tên là Ṿng Cung Đảo Hirata (Hirata Archipelago, Hirata Gunto), ông ta đă đệ nạp một đơn xin khai thác chất phosphates vào ngày 5 Tháng Ba 1918 và đă tiếp tục các hoạt động ở đó cho đến 1920. 35 Sau vài tháng trôi qua, Hirata đă tái tục các hoạt động tại Paracels trong năm 1921, nhưng vào lúc này ông ta hay biết rơ ràng chính quyền nhà Thanh đă đưa ra các sự tuyên nhận vào lúc bắt đầu thế kỷ. V́ thế, Hirata đă mau chóng xin sự tham vấn từ các giới chức Bộ Ngoại Giao và các viên chức lănh sự Nhật Bản tại Quảng Châu. 36 Sau khi yêu cầu một giấy phép khai thác từ lănh sự quán Nhật Bản hôm 5 Tháng Tư 1921, ông khởi sự các hoạt động dưới danh nghĩa “công ty Trung Hoa” Paracels Archipelago Industries Co., Ltd. cùng với Liang Guozhi và He Ruinian. Hơn nữa, như các nguồn tin đương thời phát hiện, ông cũng lập ra Hội Japan-China Forestry, Mining and Industrial Society. Hirata c̣n mở rộng các hoạt động của ḿnh đến tận quần đảo Spratlys kể từ 1917, treo quốc kỳ Nhật Bản trên vài ḥn đảo. 37 Nhiều sự nghiên cứu hơn nữa th́ cần thiết để t́m hiểu mối liên hệ giữa Tôn Dật Tiên, Liang Guozhi và He Ruinian; theo các nguồn tài liệu Nhật Bản, họ He có đóng góp vào bộ máy tranh đấu của họ Tôn trong thập niên 1910. 38
Sự thỏa thuận bí mật trên quần đảo Paracels giữa chính phủ Miền Nam và công ty Nhật Bản, nếu xác thực, tượng trưng cho một sự tương phản rơ rệt với thái độ được tŕnh bày bởi các phái đoàn Trung Hoa (cả từ miền bắc lẫn miền nam) tại Hội Nghị Hoa Thịnh Đốn (Washington Conference) được tổ chức vào cùng lúc tại Hoa Kỳ. Trong các phiên họp của Ủy Ban Đặc Trách Các Vấn Đề Thái B́nh Dương và Viễn Đông (Committee on Pacific and Far Eastern Questions), phía Trung Hoa đă lập lại các đ̣i hỏi sự chấm dứt các khu vực ảnh hưởng trong nước họ, tái xác định sự bảo vệ của họ đối với sự ven toàn lănh thổ, 39 và kịch liệt từ chối việc thảo luận các vấn đề liên quan đến lănh thổ của Trung Hoa Dân Quốc (Republic of China). 40
Đến nay, không có bằng cớ rằng Tôn Dật Tiên thực sự có nhận được sự trợ giúp như thế sau Tháng Sáu 1922 hay không, nhưng, theo các nguồn tài liệu Anh Quốc, trong Tháng Bảy 1922 và Tháng Ba 1923 chính phủ miền nam cũng đă thương thảo về cái được gọi là “khoản cho vay Hải Nam: Hainan Loan” với một công dân Nhật Bản (lư lịch của cá nhân này không được hay biết, nhưng tin đồn hướng tới Hirata) về việc nhường lại tất cả các quyền phát triển của đảo này [Hải Nam] để đổi lấy một tổng số tiền được cho là 20 triệu đồng yen. 42
Sự Trổi Dậy Của Chính Phủ Nam Kinh
Như Một Khúc Quanh
Trong Sự Pḥng Vệ Hải Cương Phương Nam
Vào năm 1928, trong sự tương phản rơ nét với các vụ mua bán nhuốm vẻ bí mật đă nêu trên, chính phủ Nam Kinh mới tuyên cáo đă đưa ra một lập trường rơ ràng về sự pḥng vệ “hải cương của Trung Hoa”, bất kể khái niệm này có tổng quát và trừu tượng đến đâu (mặc dù, về mặt địa lư, đến giữa thập niên 1930, một biên cương như thế đă sẵn vươn xa về phía nam đến tận bắc vĩ tuyến 40 tại James Shoal (Băi cạn James) – được gọi Zengmu Ansha trong tiếng Hán – ngoài khơi bờ biển đảo Sarawak). Bằng việc đặt Quần Đảo Paracels dưới sự giám sát trực tiếp của tỉnh Quảng Đông và xuyên qua các hoạt động được thi hành của nhân viên Đại Học Tôn Dật Tiên tại Quảng Đông, sự tuyên nhận công khai của chính phủ mới đă là một sự đảo ngược với các sự thỏa thuận được nói bí mật vốn được dàn xếp bởi chính phủ Miền Nam trong các năm 1921-1922. 43
Trong thời Nam Kinh, sự chú ư đến biên cương hàng hải đă mau chóng nhắm vào chủ quyền của các ḥn đảo (chính yếu là các quần đảo Paracel và Spratly, nơi mà sự hiện diện phi-Trung Hoa là điều không tốt) và trong diễn tŕnh, chính quyền một lần nữa dành ưu đăi cho một thái độ nặng dân tộc chủ nghĩa và đ̣i hỏi thu hồi lănh thổ, cố gắng để cổ vũ sự hợp nhất không gian hàng hải này vào đất mẹ. Sự pḥng vệ các quyền tự tuyên cáo đă trở thành vừa như một đề mục của các sự thương thảo ngoại giao lẫn các quy định hành chính đơn phương, đơn giản bởi không c̣n giải pháp nào khác, Trung Hoa không có uy thế quân sự để tuần cảnh cũng như không có khả năng để điều hành các hoạt động kinh tế tại các ḥn đảo.
Vào năm 1933, khi Ủy Ban Khảo Sát Các Bản Đồ Biển và Đất Liền được thiết lập, lập trường chính thức của chính phủ Quốc Dân Đảng đă sẵn trở nên rơ rệt. Trong trường hợp Quần Đảo Paracels, các lập luận chính cho sự hợp thức hóa các quyền lănh thổ là do các cá nhân Trung Hoa đă khám phá đầu tiên ra các đảo đó (và cũng với cùng lập luận này, cho nhóm đảo Spratly) trong thời Hậu Hán (25-220 Sau Công Nguyên), 44 và rằng gần đây, các quyền này đă được củng cố, dưới hệ thống quốc gia-dân tộc hiện đại xuất hiện trong thế kỷ thứ mười chín. Quan điểm này đă được hậu thuẫn bởi các sự kiện kể sau: 1) trong năm 1876 Guo Songdao 45 đă biện hộ khái niệm rằng Paracels là các ḥn đảo của Trung Hoa thuộc vào Biển Nam Trung Hoa (qina xi) 46; 2) chính quyền hoàng triều đă mau chóng tố cáo các hoạt động khảo sát tham gia bởi một chiếc tàu Đức Quốc gần Paracels trong năm 1883; 3) theo Công Ước liên quan đến sự phân định biên giới giữa Trung Hoa và Bắc Kỳ năm 1887 (1887 Convention relative à la delimitation de la frontier entre la Chine et le Tonkin) giữa các chính phủ nhà Thanh và nước Pháp, Paris đă ngầm nh́n nhận chủ quyền của Trung Hoa trên các đảo Paracels [sic]; và 4) các cuộc tuần hải của Lư Chuẩn lúc bắt đầu thế kỷ thứ hai mười đă chính thức hóa hơn nữa các quyền của Trung Hoa trên các ḥn đảo này.
Đối với Spratlys, điều quan trọng cần ghi nhận rằng các lập luận liên quan đến sự hợp thức hóa các quyền hạn là kết quả của các cuộc thảo luận gần đây hơn. Ngoài sự tham chiếu đến các quyền lịch sử trở lùi về triều đại Hậu Hán, các điểm chính như sau: 1) sự tham chiếu năm 1876 của Guo Songdao về Biển Nam Trung Hoa như Biển Trung Hoa cũng bao gồm nhóm đảo Spratlys thuộc lănh thổ Trung Hoa; 2) sự phản đôi của Trung Hoa chống các hoạt động khảo sát của Đức Quốc tại Biển Nam Trung Hoa năm 1883 cũng được dùng để hậu thuẫn cho lời tuyên nhận Spratlys bởi các tàu của Đức Quốc được giả định cũng đă đi tới các hải phận đó; và 3) như được nh́n nhận bởi nước Pháp trong năm 1933, 47 và cũng được ghi chép trong tập Niên Giám Biển Trung Hoa 1868 của Bộ Hải Quân Anh Quốc (British Admiralty’s 1868 China Sea Directory), các ngư phủ Trung Hoa đă cư ngụ từ lâu trên một số các ḥn đảo và đă sinh nhai từ các tài nguyên thiên nhiên của chúng. Nói cách khác, Quần Đảo Spratly, có thể được ám chỉ, đă thuộc từ “thời cổ xưa” vào một loại khu vực truyền thống của ảnh hưởng và các hoạt động kinh tế, hay xác đáng hơn, đă là một bộ phận của Biển Nam Trung Hoa như các hải phận lịch sử của Trung Hoa.
Chính v́ thế, một số tính chất liên quan đên sự tuyên nhận của Trung Hoa trên không gian hàng hải và các địa h́nh hải đảo tại Biển Nam Trung Hoa trong suốt thời kỳ cộng ḥa trước Chiến Tranh Thái B́nh Dương giờ đây trở nên rơ ràng.
1. Sự tuyên nhận của Trung Hoa có bao gồm tất cả bốn quần đảo (Pratas, Paracel, Spratly, và Macclesfield) kể từ 1934-1935. Tuy nhiên, trước khi đó, và theo báo cáo khảo sát soạn thảo trong năm 1928, sự tuyên nhận của Trung Hoa xem ra chỉ vươn xa tới Các Quần Đảo Paratas và Paracels.
2. Chính phủ Nam Kinh đă không có khả năng pḥng vệ các quyền về chủ quyền tại Biển Nam Trung Hoa xuyên qua sự chiếm cứ có hiệu lực, và đă đặt tiêu điểm, thay vào đó, vào việc hợp thức hóa sự tuyên nhận của nó bởi một vài hành động, kể cả các cuộc thương thảo song phương và các quy định hành chính đơn phương.
3. Theo Bản Đồ Chi Tiết Các Đảo Biển Nam Hải năm 1955 và Danh Sách Các Địa Danh Tại Biển Nam Hải Của Xứ Sở Chúng Ta, phía Trung Hoa tuyên nhận quyền hạn trên 132 địa h́nh nổi và ch́m, bao gồm thực sự tất cả Biển Nam Trung Hoa vào lúc đó, chính v́ thế khiến cho sự tuyên nhận là một sự xác lập đặt cơ sở trên toàn vùng (zone-based claim). 50
Song đặc biệt tại khu vực quần đảo Spratly, các nước ngoài thống trị các biển. Trong thực tế, các sự tuyên cáo của Trung Hoa về quyền sở hữu phải được xem như một phản ứng trước sự hiện diện của các công dân Âu Châu và Nhật Bản, và như một hậu quả trực tiếp của cảm giác về các hải phận đó là bất khả pḥng vệ chống lại các quyền lực ngoại quốc. Trong cùng thập niên, các lực lượng Đông Dương thuộc Pháp đă đổ bộ lên Đảo Spratly hồi Tháng Tư 1930 và đă khảo sát các đảo khác trong năm 1933. Chính phủ Pháp đă loan báo sự chiếm cứ Quần Đảo Paracel trong năm 1938 và đă cho đổ bộ các lực lượng lên trên đảo chính của Quần Đảo Spratly (đảo Itu Aba) trong Tháng Tư cùng năm. Chính phủ Anh Quốc, như một phần trong chính sách ngăn chận Nhật Bản của Anh sau sự thất bại của Hội Nghị Hải Quân London lần thứ ba năm 1935, đă tiếp tục việc khảo sát các khu vực của Biển Nam Trung Hoa, 51 và trong năm 1936 đă bí mật đề nghị sang nhượng cho Pháp một đảo lớn không được nêu tên trong Quần Đảo Spratly để dùng làm một phi trường của Pháp.
Nhưng chính Nhật Bản đă có các kế hoạch nhiều tham vọng cho vùng này. Trong năm 1933, xuyên qua Bộ Ngoại Giao của họ, các công dân Nhật Bản đă tuyên nhận các quyền hạn chuyên độc trên các đảo thuộc cùng quần đảo theo tường thuật đă từng được khai thác trong hai thập niên. 52 Hirata Sueji đă đệ tŕnh một kế hoạch phát triển (với sự trợ giúp của các viên chức Hải Quân Hoàng Triều) đến toàn quyền thực dân [Nhật Bản] của Đài Loan trong năm 1935, 53 trong khi công ty Lhasa Phosphates Industries tiếp tục thúc đẩy chính phủ Nhật Bản trong các năm 1936 và 1937 chuẩn cấp cho công ty các quyền đặc biệt trên nhóm đảo này.54 Công ty c̣n khởi sự một sự liên doanh với Hirata Sueji để phát triển quần đảo Spratly trong cùng thời khoảng. 55 Sau chót, như một phần của sự bao vây bờ biển Trung Hoa sau Biến Cố Cầu Marco Polo hồi Tháng Bẩy 1937 và như một bước tiến sơ bộ trong cuộc tiên quân về phía nam của nó cho Cuộc Chiến Tranh Thái B́nh Dương đang tới, Hải Quân Hoàng Triều [Nhật] đă chiếm cử đảo Pratas hôm 3 Tháng Chín, được tiếp nối bởi việc đổ bộ các lực lượng hải quân tại Quần Đảo Spratly trong Tháng Mười Hai 1938 và cuộc xâm lăng Đảo Hải Nam trong Tháng Hai năm 1939.
Các Nhận Xét Chung Cuộc
Trong các thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ hai mươi, cho đến Biến Cố Cầu Marco Polo năm 1937, sự pḥng vệ của Trung Hoa cho điều mà nó xem sẽ là hải cương của nó tại Biển Nam Hải biến đổi rơ rệt tùy thuộc vào t́nh h́nh nội bộ và các điều kiện ưu thắng trên đấu trường chính trị. Trước khi có sự sụp đổ của triều đại, chính phủ nhà Thanh c̣n có khả năng để phái các cuộc tuần hải đến các nhóm đảo Paracel và Pratas; sau này, giữa các sự hỗn loạn xảy ra trước khi có sự cai trị của phe Quốc Dân Đảng. Các nhà lănh đạo chính quyền Quảng Châu đă kêu gọi sự trợ giúp quốc tế, bề ngoài để giúp đỡ cuộc cách mạng nhưng trong thực tế gần như chắc chắn làm phương hại đến năng lực của Trung Hoa để khẳng định chủ quyền trên hải cương phương nam. Một đề nghị thỏa hiệp mới đến từ chính phủ Nam Kinh, vừa bằng việc củng cố lập trường chính thức của Trung Hoa xuyên qua các sự quy định hành chính ở cấp quốc gia, và cùng lúc bằng việc ủy thác thẩm quyền cho tỉnh Quảng Đông hầu ban hành các quy định về sự phát triển kinh tế và tuần tra hải cương khi khả dĩ. Trong thập niên Nam Kinh, điều trở nên rơ ràng rằng phía Trung Hoa sau rốt đă xem toàn thể Biển Nam Hải như lănh thổ của họ, ngay dù các lời tuyên cáo đơn phương kể từ hồi đó đă bị chỉ trích và phủ nhận bởi các quốc gia lân cận và các đại cường thế giới có quyền lợi trong vùng hàng hải (sự chỉ trích đến từ Pháp, Anh, Nam Việt Nam và Phi Luật Tân sau Cuộc Chiến Tranh Thái B́nh Dương). Giọng điệu nhuốm nặng mùi dân tộc chủ nghĩa và đ̣i thu hồi đất cũ của các sự tuyên nhận của Nam Kinh tại Biển Nam Trung Hoa tỷ lệ trực tiếp với mối đe dọa được cảm nhận tại các vùng duyên hải của Trung Hoa.
Trong thực tế, khái niệm biên cương hàng hải tự bản thân chứng tỏ là một khái niệm khó nắm bắt ư nghĩa và khó định nghĩa mà, như diễn tiến của các biến cố đă tỏ rơ, không phải lúc nào cũng áp dụng được cho toàn thể Biển Nam Trung Hoa. Thực sự, sự phân định các ranh giới theo đường thẳng hay các biên cương khu vực trên biển là một công việc hiển nhiên khó khăn ở mọi nơi trên thế giới. Theo truyền thống, kể từ khi Cornelius van Bynkershoek [(1673-1743)] của Ḥa Lan [luật gia và lư thuyết gia luật học đă đóng góp nhiều vào việc xây dựng luật quốc tế, chú của người dịch] đầu tiên nêu ra nguyên tắc trong thế kỷ thứ mười tám, sự phân chia các đại dương thành các lănh hải và biển mở ngỏ đă tuân hành, một cách đại cương, nguyên lư kéo dài ba hải lư cho lănh hải. Song, hai thế kỷ sau, trong toàn thể thời kỳ giữa chiến tranh, đă không có sự đồng thuận giữa các quốc gia-dân tộc về tầm mức của lănh hải. 56
Hơn nữa, đối với Trung Hoa vấn đề không chỉ liên hệ đến quyền tài phán trên đất liền và không gian kề cận với bờ biển Lục Địa, mà c̣n có sự thách đố của các khu vực tuyên nhận xa xôi ngoài khơi, bên ngoài lănh hải Đại Lục của nó (một sự thực thi, một cách ngẫu nhiên, hoàn toàn phổ thông vào lúc đó giữa các đế quốc). Nói cách khác, đối với Trung Hoa, vấn đề chủ quyền tự nh́n nhận trên các nhóm đảo Paracel, Spratly, Pratas và Macclesfield có nghĩa một sự xung đột quốc tế đă đặt ra vấn đề làm sao nối dài sự tuyên nhận của nó trên một biên cương hàng hải (đảo và không gian hàng hải) không kề cận với đất liền của lục địa, và để pḥng vệ nó chống lại các cường quốc Âu Châu (Pháp và Đại Anh Cát Lợi) và Nhật Bản. Sự thách đố của việc xác định biên cương hàng hải của nó chống lại các cường quốc ngoại lai thống trị các biển đă diễn ra vào một lúc khi Trung Hoa đang trải qua một sự thay đổi, từ một đế quốc đang tàn lui tại Đông Á sang tư thế một quốc gia-dân tộc sơ sinh, rất yếu đuối.
Các công tŕnh vẽ bản đồ chiếu rọi ánh sáng làm sao mà tiến tŕnh sai lạc và đứt đoạn này đă bị bộc lộ. Kể từ đầu thế kỷ thứ hai mươi, và đặc biệt từ khi thành lập nền cộng ḥa, tiến tŕnh bành trướng ra bên ngoài xuất hiện ở cấp các bản đồ tư nhân: một đường biên giới Trung Hoa mới khoảng năm 1914 mở rộng măi đến tận nhóm đảo Pratas và khoảng 1933 cũng vươn tới quần đảo Paracel. 57 Theo sau bởi cuộc tuần hải đến nhóm đảo Spratly trong cùng năm đó, trong năm 1935 một tác phẩm vè bản đồ không chính thức khác đă di chuyển biên cương hàng hải xa xuống phía nam, đến Băi Cát James Shoal thuộc nhóm đảo Spratly, cùng giới hạn được tái xác nhận bởi chính quyền Quốc Dân Đảng trong năm 1948, khi đường đứt đoạn h́nh chữ U nổi tiếng giờ đây phân định thực sự toàn thể Biển Nam Trung Hoa như “các hải phận lịch sử” của Trung Hoa, đă xuất hiện trên bản đồ chính thức đầu tiên của khu vực.
Quyết định của chính phủ Quốc Dân Đảng để nới rộng sự tuyên nhận Biển Nam Hải bao trùm tất cả các địa h́nh hải đảo của nó đă là đề tài của sự tranh luận nóng bỏng, cả khi đó và giờ đây. Nhưng điều rơ ràng rằng một sự nhận thức của Trung Hoa như một quốc gia – dân tộc đại dương hiện đại đang được phát triển; sự nhận thức này tượng trưng cho một sự góp phần lớn lao từ giai đoạn đó của lịch sử Trung Hoa. “Trung Hoa hàng hải” của thập niên 1930 tượng trưng cho nền tảng của “tư tưởng đại dương” hiện thời, như được biểu lộ trong sự tham gia tích cực của Trung Hoa trong việc giải quyết nhiều vấn đề về các đại dương (kể cả sự bảo vệ môi trường, bảo tồn giống cá, và các biện pháp chống hải tặc, trong số nhiều vấn đề khác), nhưng di sản này cũng có thể đứng sau tác phong của Bắc Kinh trong nhiều cuộc tranh chấp lănh thổ với các lân bang về các ḥn đảo và không gian hàng hải tại các biển Nam và Đông Trung Hoa. Lịch sử không thôi không thể mang lại một giải pháp cho cuộc xung đột này; đúng hơn nó cung cấp cái nh́n thấu triệt vào bản chất không thỏa hiệp của các sự tuyên nhận được nêu lên bởi các quốc gia liên hệ. Lịch sử giúp chúng ta hiểu được lư do tại sao, bất kể việc đồng ư đặt sang một bên vấn đề trong lúc này, chính quyền Trung Quốc hiện thời (giống y như trong thời Đặng Tiểu B́nh) kịch liệt bác bỏ việc thỏa hiệp trên các quyền tự tuyên cáo của nó tại Biển Nam Hải./-
Tokyo, Japan, Tháng Sáu 2005
___
CHÚ THÍCH
1. Một bản thảo trước đây đă được tŕnh bày tại hội nghị “As China Meets the World: China’s Changing Position in the International Community: 1840-2000” (Khi Trung Quốc Gặp Gỡ Thế Giới: Vị Thế Thay Đổi Của Trung Hoa trong Cộng Đồng Quốc Tế, 1840-2000), tổ chức tại Vienna, Austria, 17-19 Tháng Năm 2004. Các quan điểm phát biểu trong bài viết này là của riêng tác giả.
2. Đối với Trung Quốc, các hành động ngay sau cuộc chiến tại khu vực cũng đă góp phần vào việc h́nh thành sự tuyên xác hiện nay của nó ra sao. Muốn có một sự nghiên cứu chi tiết về chính sách đại dương thời hậu chiến của Trung Quốc, với một tiêu điểm nhắm vào khu vực này, xem Ulises Granados, “Chinese Ocean Policy in a Transitional Period, 1946-1952,”tham luận tŕnh bày tại hội nghị “Human and Regional Security around the South China Sea,” tổ chức tại Oslo, Norway, 2-4 Tháng Sáu 2000.
3. Các đảo này được gọi trong tiếng Hán lần lượt là Dongsha (Đông Sa), Xisha (Tây Sa), Nansha (Nam Sa) và Zhongsha (Trung Sa).
4. “Convention relative à la délimitation de la frontière entre la Chine et le Tonkin, signée à Pékin le 26 juin 1887, “(Công ước liên quan đến việc phân định biên giới giữa Trung Hoa và Bắc Kỳ, được kư kết tại Bắc Kinh ngày 26 Tháng Sáu 1887) trong sách biên tập bởi Clive Parry, The Consolidated Treaty Series (Dobbs Ferry, New York: Oceana Publications Inc., 1978), vol. 169 (1887), trang 345. Muốn có văn bản bằng tiếng Hán, xem Ye Hanming và Wu Ruiqing, “Conglishi zaiji ji yutu kan nanhaizhudao de zhuquan guishu wenti” [vấn đề chủ quyền các ḥn đảo tại Biển Nam Hải qua các tài liệu lịch sử và các bản đồ], Mingpao Yuekan, May 1974, trang 18-19. [Bản dịch sang tiêng Việt đă được đăng tải trong bài về Ranh Giới Trung Hoa – Việt Nam trên Gió O].
5. Trong khi đó, vào năm 1905 (năm thứ 38 thời Minh Trị (Meiji), chiếc tàu của Nhật Bản Nagakaze maru của công ty mậu dịch Tsunenobu Trading Co. đă tới quần đảo Pratas, sự việc sau này đă dẫn dắt cùng công ty đó đến một sự tuyên nhận chính thức với chính phủ Nhật Bản hai năm sau. Muốn có chi tiệt xem Tatsuo Urano, “Nankai shoto kokusai funso shi. Kenkyu, shiryo, nenpyo,” [Xung đột quốc tế trên Biểm Nam Trung Hoa – lịch sử, phân tích, và các tài liệu] (Tokyo: Tosui shobo, 1997), trang 148.
6. Li Zhun (Lư Chuẩn), Xunhai ji [Tuần Hải Kư] in lại trong tuyển tập Zhongguo nanhai zhuqundao wenxian huibian, vol. 8 [Trung Quốc Nam Hải Chư Quần Đảo Văn Tuyển Hội Biên (?), tập 8] (Taipei: Taiwan xuesheng shuju, 1975), trang 1.
7. Shen Pengfei, Diaocha xishaqundao baogaoshu [Báo Cáo về sự Điều Tra Quần Đảo Paracel] in lại trong quyển Zhongguo nanhai zhuqundao wenxian huibian, tập 8, trang 23. Tuy nhiên, vẫn c̣n một số sự sai biệt về các nhật kỳ của cuộc tuần hải của Lư Chuẩn tại quần đảo Paracels. Theo quyển Contest for the South China Sea (New York: Methuen, 1982, trang 53 and 71) của Marwyn Samuels, một cuộc tuần tra của Hải Quân Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc (QĐGPNDTQ) năm 1979 đă lại khám phá một bia tại đảo Hokudo (Đảo Bắc, Quần Đảo Paracels) cho thấy cuộc tuần hải đầu tiên của Lư Chuẩn đă xảy ra trong năm 1902. Tác giả Samuels xác định rằng cuộc tuần hải thứ nh́ đă diễn ra trong năm 1908. Xem Shen Pengfei, Diaocha xishaqundao, trang 9; Lin Jinzhi, “Xishaqundao he nanshaqundao zigu yilai juishi zhongguo lingtu” [các đảo Nam Sa và Tây Sa thuộc lănh thổ Trung Hoa từ cổ đại], Renmin Ribao, 7 Tháng Tư 1980, trang 4. Cũng xem “Zhongguo dui xishaqundao he nanshaqundao de zhuquan wuke zhengbian,” [Chủ quyền Trung Quốc trên các quần đảo Tây Sa và Nam Sa là bất khả tranh biện – Bạch Thư của Bộ Ngoại Giao Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quoốc (CHNDTQ)], Renmin Ribao, 31 Tháng Một 1980, trang 1.
8. Lin Jinzhi, Xisha qundao he nansha qundao zigu yilai jiushi zhongguo lingtu,”trang 1.
9. Li Zhun, “Guangdong shuishi guofang yaosai tushuo,” [kế hoạch chi tiết về các pháo đài pḥng vệ hải quân tại Quảng Đông] (1910), trong bài viết của Lin Jinzhi, “Xisha qundao he nansha qundao zigu yilai jiushi zhongguo lingtu,” trang 1.
10. Xem “Zhongguo dui xishaqundao he nanshaqundao de zhuquan wuke zhengbian”[Chủ quyền Trung Quốc trên các quần đảo Tây Sa và Nam Sa là bất khả tranh biện – Bạch Thư của Bộ Ngoại Giao Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc (CHNDTQ)], Renmin Ribao, 31 Tháng Một 1980, trang 1.
11. Samuels, Contest, trang 53, Urano, Nankai shoto, các trang 150-152.
12. Shen Pengfei, Diaocha xishaqundao, trang 10.
13. Shen Pengfei, Diaocha xishaqundao, các trang 11-12.
14. Shen Pengfei, Diaocha xishaqundao, các trang 12-18. Cũng xem “Zhongguo dui xishaqundao he nanshaqundao de zhuquan wuke zhengbian,” [Chủ quyền Trung Quốc trên các quần đảo Tây Sa và Nam Sa là bất khả tranh biện – Bạch Thư của Bộ Ngoại Giao Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quoốc (CHNDTQ)], Renmin Ribao, 31 Tháng Một 1980, trang 1.
15.Shen Pengfei, Diaocha xishaqundao, các trang 22-84.
16. Shen Pengfei, Diaocha xishaqundao, các trang 36-51.
17. Shen Pengfei, Diaocha xishaqundao, trang 1. Ngay dù đúng là không có một chỉ huy quân sự hay một công nhân viên nào đưa ra một sự xác quyết như thế, sự đề cập của nó tuy thế có thể được xem là được chấp nhận vào lúc đó, ít nhất bởi các viên chức ở cấp thừa hành.
18. Trong sách biên tập bởi Chen Keqin, Zhongguo nanhai zhudao [Trung Quốc Nam Hải Chư Đảo] (Haikou: Hainan guojixinwen chubanshe, 1996), trang 294.
19. Urano, Nankai shoto, các trang 157-158.
20. Chen Keqin, Zhongguo nanhai zhudao, trang 298.
21. Trái lại, trong một nỗ lực để ngăn chặn các sự tuyên nhận của chính Nhật Bản trên khu vực đó, Paris đă tham gia một cách thành công vào các cuộc thương thảo tương tự với Tokyo. Kết quả, hai bên đồng ư tạm thời duy tŕ nguyên trạng bằng việc tŕnh bày vấn đề quần đảo Paracels như một “vấn đề đă được giải quyết” (désormais classée). Xem Ministere des Affaires Etrangeres, Documents Diplomatiques Français, 1932-1939 (Paris: Imprimerie Nationale, 1963), 1er. Série (1932-1935), Tome VI, trang 121.
22. Lưu Văn Lợi, The Sino-Vietnamese Difference on the Hoang Sa and Truong Sa Archipelagoes (Hà Nội: Thế Giới Publishers, 1996), trang 56.
23. Thanh Thủy [Thúy, hay Thụy?], “The Hoang Sa and the Truong Sa Archipelagoes are Vietnamese Territories,”trong quyển The Hoang Sa and Truong Sa Archipelagoes (Paracels and Spratly), Dossier I (Hanoi: Vietnam Courier, 1981), trang 24. Các đảo đuợc tŕnh bày là đảo Spratly Island, đảo Amboyna Cay, đảo Itu Aba Island, nhóm Hai Đảo (the Deux Iles group), Băi san Hô Loaita Reef và đảo Thị Tứ.
24. Lưu Văn Lợi, The Sino-Vietnamese Difference, trang 150.
25. Theo tác giả Samuels, chính phủ Trung Quốc đă không bác bỏ lời tuyên bố của Pháp tuyên nhận các chủ quyền trên quần đảo Spratlys, nhưng theo Li Guoqiang, một chuyên viên khác, phát ngôn viên của bộ ngoại giao lúc đó có tuyên bố như sau: “Các ngư phủ của chúng tôi đang sinh sống tại các đảo đó … về mặt quốc tế nó được thừa nhận là lănh thổ Trung Quốc”. Trong trường hợp nào đi nữa, cho dù không phản đối một cách chính thức sự tuyên nhận của Pháp, chính phủ Nam Kinh chịu áp lực từ vài tổ chức chính trị, lao động, nông nghiệp và mậu dịch phải có hành động, và nó đă ra lệnh cuộc tuần hải đầu tiên đến quần đảo Spratlys trong Tháng Tám, 1933. Samuels, Contest, trang 64. Li Guoqiang (Lư Quốc Cường), “Minguo zhengfu yu nanshaqundao” [Dân quốc chính phủ dữ nam sa quần đảo], trong sách biên tập bởi Lu Yiran, ed., Zhongguo haijiang lishi yu xianzhuang yanjiu [Nghiên Cứu Hiện Trạng và Lịch Sử Hải Cương Trung Quốc] (Harbin: Heilongjiang jiaoyu chubanshe, 1995), các trang 111-112. Han Zhenhua, biên tập, Woguo nanhai zhudao shiliao huibian [Sưu tập sử liệu Các Đảo Biển Nam Hải của Đất Nước chúng ta] (Beijing: Dongfang chubanshe, 1988), trang 261.
26. Chen Keqin, Zhongguo nanhai zhudao, trang 294.
27. Lu Yiran, Zhongguo haijiang lishi yu xianzhuang yanjiu, trang 114.
28. Mặc dù không có sự tuyên nhận lănh thổ nào trên hải phận của Biển Nam Trung Hoa, Hoa Kỳ tuy thế đă tích cực theo dơi các biến chuyển và thu thập tin tức có thể sau rốt ảnh hưởng đến các ranh giới của Phi Luật Tân, như đă thỏa thuận trong năm 1889 và 1900 với Tây Ban Nha, hay sự phân định biên giới giữa Phi Luật tân và Borneo thuộc Anh Quốc.
29. Samuels, Contest, trang 56.
30. Các Ấn Phẩm Bằng Vi Phim, Văn Khố Quốc Gia, Các Tài Liệu của Bộ Ngoại Giao liên quan đến Các Quan Hệ Chính Trị giữa Trung Hoa và Nhật Bản, 1930-1944 (mẫu phim nhỏ): Records of the Department of State Relating to Political Relations between China and Japan, 1930-1944 (microform) (Washington: National Archives Records Service, 1975), 96 cuộn. Đặc biệt xem các cuộn 88 và 96.
31. Kenneth Bourne và D. Cameron Watt, đồng biên tập, British Documents on Foreign Affairs: Reports and Papers from the Foreign Office Confidential Print (Frederick, MD: University Publications of America, 1994), phần (part) II, series E, Asia 1914-1939 (25 tập). Tin tức liên hệ có thể được t́m thấy từ tập 25 đến 47.
32. Thư của Sir B. Alston (Đại Sứ Quán tại Peking) gửi Hầu Tước Curzon of Kedleston (Foreign Office, London), số 495, mật, 8 Tháng Bảy 1922 (tài liệu (doc.) 229, tập (vol.) 27, trang 27). Thư của Tổng Lănh Sự Jamieson (Canton: Quảng Châu) gửi Sir B. Alston (Ṭa Đại Sứ tại Peking), số 42 và tài liệu đính kèm số 231, mật, 7 Tháng Mười Một 1922 (tài liệu (doc.) 230-231, tập (vol.) 27, trang 238-240), được trích dẫn trong sách của Bourne và Watt, British Documents on Foreign Affairs.
33. Thư của Masterton Smith (Bộ Thuộc Địa (Colonial Office), London) gửi Hầu Tước Marquess Curzon of Kedleston (Bộ Ngoại Giao, London), số F3164-1292-23, mật, 9 October 1922 (tài liệu (doc.) 240, tập (vol.) 27, trang 248). Thư của Claude Severn (Pḥng T́nh Báo Quân Sự và Hải Quân Hỗn Hợp: Joint Naval and Military Intelligence Bureau, Hong Kong) gửi Churchill (Hong Kong), đính kèm (enclosure), mật, 17 Tháng Tám 1922 and Tháng Sáu 1922 (các tài liệu (docs.) 241-242, tập (vol. 27), trang 248-250), được trích dẫn trong sách của Bourne và Watt, British Documents on Foreign Affairs.
34. Gaimusho kiroku, Kakkoku ryodohakken oyobi kizoku kankeizakken- minamishinakai shoshoto kizoku kankei daiikken [Pḥng Tài Liệu Ngoại Giao, Bộ Ngoại Giao, các tài liệu linh tinh liên quan đến sự khám phá và quy kết lănh thổ của nhiều nước khác nhau / Sự quy kết các băi san hô và các ḥn đảo khác nhau tại Biển Nam Trung Hoa / Quần Đảo Spratlys, tập 1], hồ sơ file A-4-1-0-2-1-1, cuộn vi phim reel A-0449 (Tokyo: The Diplomatic Record Office of the Ministry of Foreign Affairs) (từ giờ trở đi được gọi tắt là Gaimusho document 1) , trang 3. Các tài liệu Gaimusho được trích dẫn nơi đây cũng có thể tiếp cận qua trang mạng internet của Japan Center for Asian Historical Records, ở địa chỉ <www.jacar.go.jp>, cho dù các sự phân chia toàn thể hồ sơ có được cập nhật định kỳ (lần tiếp cận cuối cùng là ngày 27 Tháng Mười 2005.)
35. Urano, Nankai shoto, trang 220.
36. Urano, Nankai shoto, trang 165.
37. Urano, Nankai shoto, trang 200. Tại Quần Đảo Spratlys, ngoài Hirata, có một số người dân quốc tịch Nhật Bản và các công ty Nhật Bản quan tâm đến các tài nguyên thiên nhiên của chúng cho đến 1929, trong số đó có Kamoshita Matsujiro, Sakurai Ryosuke, Kamiyama Keiji, Hashimoto Keizaburo và, nổi bật nhất, Công Ty Lhasa Phosphates Company của Tsunefuji Noritak . Một sự tŕnh bày chi tiết về sự xâm nhập của Nhật Bản vào vùng Biển Nam Trung Hoa nằm trong bài viết của Ulises Granados, “Japanese Expansion into the South China Sea –Colonization and Conflict, 1902-1939,” Journal of Asian History, sắp xuất bản..
38. Câu chuyện này về sự thông đồng khả hữu giữa He Ruinian, Hirata Sueji và Sun Yat-sen (Tôn Dật Tiên) được bổ chứng, không nói đến sự thỏa thuận đă nói trên được nói t́m thấy trong năm 1922, nơi các nguồn tài liệu được t́m thấy trong sách của Urano, Nankai shoto, các trang 160-176.
39. Ủy Ban Các Vấn Đề Thái B́nh Dương và Viễn Đông (Committee on Pacific and Far Eastern Questions,) kỳ họp thứ 16, 14 Tháng Mười Hai 1921, tại Hội Nghị Giới Hạn Vũ Khí, Washington, 12 Tháng Mười Một 1921-6 Tháng Hai 1922 (Washington: Government Printing Office, 1922), các trang 1150-1160.
40. Ủy Ban Các Vấn Đề Thái B́nh Dương và Viễn Đông (Committee on Pacific and Far Eastern Questions,) kỳ họp thứ 2, 19 Tháng Mười Một, tại Hội Nghị Giới Hạn Vũ Khí, trang 884.
41. Trong năm 1933, cùng câu chuyện đă xuất hiện trên một nhật báo Nhật Bản: “… điều đă từng được hay biết rằng các ḥn đảo được đặt tên là Quần Đảo Hirata và sự trả công được trao một cách thích đáng theo một hợp đồng đoạn măi với chính phủ Miền Nam nhằm giúp đỡ cuộc cách mạng của Tôn Dật Tiên” (phiên dịch của tác giả). Các nhận xét này, mặc dù đă bị gạn lọc dành cho báo chí mười một năm sau, xem ra gần như chắc chắn để nói đến cùng câu chuyện của các năm 1921-1922. Xem Jiji Shimbun, 27 Tháng Tám 1933 tại Gaimusho kiroku, Kakkoku ryodohakken oyobi kizoku kankeizakken- minamishinakai shoshoto kizoku kankei dainiken [Pḥng Tài Liệu Ngoại Giao, Bộ Ngoại Giao, các tài liệu linh tinh liên quan đến sự khám phá và quy kết lănh thổ của nhiều nước khác nhau / Sự quy kết các băi san hô và các ḥn đảo khác nhau tại Biển Nam Trung Hoa / Quần Đảo Spratlys, tập 2], file A-4-1-0-2-1-1, reel A-0448 (Tokyo: The Diplomatic Record Office of the Ministry of Foreign Affairs) (từ giờ trở đi được gọi tắt là Gaimusho document 2) , trang 57.
42. Sir R. Macleay (Embassy at Peking) gửi Hầu Tước Marquess Curzon of Kedleston (Foreign Office, London), no. F 2972-1682-23, tuyệt mật, 15 Tháng Tám 1923 và tài liệu đính kèm số 25, tuyệt mật, 26 Tháng Ba 1923 và văn thư ghi nhớ (tài liệu 21, 22, 23, tập 28, trang 41-42), được trích dẫn trong sách của Bourne và Watt, British Documents on Foreign Affairs.
43. Theo các tài liệu của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, trong Tháng Sáu và Tháng Tám 1935, có tin đồn rằng Nhật Bản có thể đang điều đ́nh với các viên chức Trung Hoa để mua Quần Đảo Pratas, một lời đồn bị phủ nhận một cách mau chóng bởi Trung Hoa. Xem thơ của Claude A. Swanson (Secretary of the Navy: Bộ Trưởng Hải Quân) gửi Cordell Hull (Department of State Bộ Ngoại Giao), mật, 14 Tháng Sáu 1935 (793.9414-5, cuộn vi phim (reel) 88), thư của Atcheson (Nanking) gửi Bộ Ngoại Giao (Department of State), số 177, 22 Tháng Sáu 1935 (793.9414-7, cuộn vi phim (reel) 88), thư của W. H. Standley (Bộ Trưởng Hải Quân (Secretary of the Navy) gửi Cordell Hull (Bộ Ngoai Giao: Department of State), mật, 2 Tháng Tám 1935 (793.9414-12, cuộn vi phim (reel) 88) tại Pḥng Các Ấn Phẩm Bằng Vi Phim, Văn Khố Quốc Gia, Các Tài Liệu của Bộ Ngoại Giao liên quan đến Các Quan Hệ Chính Trị giữa Trung Hoa và Nhật Bản, 1930-1944
44. Lin Jinzhi, “Xishaqundao he nanshaqundao zigu yilai juishi zhongguo lingtu,”trang 4. Cũng xem Lin Jinzhi, “Zhongguo zuizao faxian, jingying he guanxia nanhaizhudao de lishi [lịch sử về Trung Hoa như nước đầu tiên khám phá, quản trị và kiểm soát các đảo Biển Nam Hải] trong sách biên tập bởi Lu Yiran, Nanhaizhudao- dili, lishi, zhuquan [Nam Hải chư đảo – địa lư, lịch sử, chủ quyền] (Harbin: Heilongjiang jiaoyu chubanshe, 1992), trang 27.
45. Nhà ngoại giao Trung Hoa nổi tiếng, đă nắm giữ nhiều chức vụ cao cấp, kể cả việc làm đại sứ đầu tiên tại vài nước Âu Châu giữa thời nhà Thanh.
46. Deng Siyu, “Nanzhonguohai zhudaoyu de zhuquan wenti” [Vấn Đề Chủ Quyền Trên Các Đảo Biển Nam Trung Hoa], Mingpao Yuekan, Tháng Năm 1974, trang 3.
47. Li Guoqiang (Lư Quốc Cưởng), “Minguo zhengfu yu nanshaqundao,” trang 111.
48. “Lishishang yixie nanhaizhudao waiwen diming de laiyuan” [Lai nguyên một số địa danh của các đảo Biển Nam Hải trong các ngoại văn trong lịch sử] trong quyển Guangdong sheng diming weiyuanhui, Nanhai zhudao diming ziliao huibian [Biên soạn các nguồn dữ liệu về địa danh của các đảo Biển Nam Hải] (Guangzhou: Guangdong ditu chubanshe, 1987), trang 313.
49. Trong nguyên bản, đề rơ bị mất chú thích sô 49 (missing footnote #49).
50. Ngược lại, các sự tuyên nhận của Anh và Pháp là các sự tuyên nhận trên các ḥn đảo, đặt tiêu điểm vào các địa h́nh cá biệt. Điều đáng để ư rằng hiện nay (giống như khi đó) không có sự đồng thuận về vị trí chính xác nơi các giới hạn được vạch ra trên mỗi quần đảo. Trong năm 1930, nước Pháp cũng đưa ra một tham chiếu đến một khu từ giác được xác định bởi tọa độ cho quần đảo Spratlys ở 7012 bắc vĩ tuyến, 1110-1170 đông kinh tuyến, cùng khu vực sau này được nói đến bởi Nhật Bản trong quá tŕnh sáp nhập nhóm ṿng cung đảo Shinnan Gunto (Tân Nam) vào đế quốc của nó hồi Tháng Hai 1939.
51. Xem David Hancox và David Prescott, Secret Hydrographic Surveys in the Spratly Islands (Kuala Lumpur: Maritime Institute of Malaysia, 1997).
52. Gaimusho document 1, trang 50.
53. Gaimusho document 1, các trang 36-52.
54. Gaimusho document 1, các trang 62, 89.
55. Gaimusho document 1, các trang 125-136.
56. Về vấn đề tầm mức của các sự quan tâm về lănh hải, Hội Nghị năm 1930 về Điển Chế Luật Quốc Tế (1930 Conference for the Codification of International Law) tại The Hague đă thất bại không đạt được sự đồng thuận giữa các nước. Xem Shabtai Rosenne, “Geography in International Maritime Boundary-Making,” Political Geography, vol. 15, no. 3-4 (1996), trang 320.
57. Zou Keyuan, “The Chinese Traditional Maritime Boundary Line in the South China Sea and Its Legal Consequences for the Resolution of the Dispute over the Spratly Islands,” The International Journal of Marine and Coastal Law, no. 14-1 (1999), các trang 27-54./-
_____
Nguồn: Ulises Granados, As China Meets the Southern Sea Frontier: Ocean Identity in the Making, 1902-1937, Pacific Affairs: Volume 78, No. 3 – Fall 2005, các trang 443-461.
Ngô Bắc dịch và phụ chú
15.12.2014
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2014