T̉A TRỌNG TÀI THƯỜNG TRỰC

Peace Palace, Carnegieplein 2,

2517 KJ The Hague, The Netherlands

 

 

VỤ TRỌNG TÀI

 

GIỮA CỘNG H̉A PHI LUẬT TÂN VÀ

 

CỘNG H̉A NHÂN DÂN TRUNG QUỐC

 

 

Ngô Bắc dịch

 

Lời Người Dịch:

Ngày 29 Tháng Mười, 2015, Ṭa Trọng Tài Thường Trực đă đua ra một Phán Quyết xác định thẩm quyền tài phán của Phiên Ṭa đối với vụ án trọng tài cho các sự tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa, được đề xuất bởi Chính Phủ Phi Luật Tân, chống lại Trung Quốc.  Đi kèm với Phán Quyết là một Bản Tin Báo Chí tóm lược diễn tiến vụ kiện cho đến nay và nội dung các phán quyết. 

Đây là các bản văn quan trọng đối với các nước bao quanh Biển Nam Trung Hoa, trong đó có Việt Nam.  Dưới đây là bản dịch Bản Tin Báo Chí Số Bảy ngày 29 Tháng Mười, 2015 của Ṭa Trọng Tài Thuờng Trực.  Bản dịch Phán Quyết (dài hơn 150 trang) sẽ được Gió O đăng tải sau, khi thuận tiện.

 

***



BẢN TIN BÁO CHÍ

 

The Hague, 29 Tháng Mười 2015

 

Phiên Ṭa Đưa Ra Phán Quyết về Thẩm Quyền Tài Phán và Tính Khả Dĩ Thụ Lư.  Sẽ Triệu Tập Thêm Các Buổi Điều Trần.

 

Phiên Ṭa được thành lập chiếu theo Phụ Lục VII, Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (viết tắt “Công Ước”) trong vụ trọng tài được đệ nạp bởi Công Ḥa Phi Luật Tân chống Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc công bố Phán Quyết của phiên ṭa về Thảm Quyền Tài Phán và Tính Khả Dĩ Thụ Lư.  Vụ trọng tài này liên quan đến vai tṛ của “các quyền lịch sử” và nguồn gốc của các sự [hội đủ điều kiện để] hưởng quyền về biển (maritime entitlements) tại Biển Nam Trung Hoa, quy chế của một số địa h́nh trên biển nào đó tại Biển Nam Trung Hoa và các sự hưởng quyền về biển mà chúng có khả năng phát sinh, và tính hợp pháp của một số hành động nào đó bởi Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa bị cáo giác bởi Phi Luật Tân là vi phạm Công Ước.

Chiếu theo các giới hạn về các vấn đề có thể được đệ tŕnh xin giải quyết tranh chấp có tính chất cưỡng hành theo Công Ước, Phi Luật Tân đă nhấn mạnh rằng Phi Luật Tân không yêu cầu Phiên Ṭa quyết định về vấn đề chủ quyền trên các địa h́nh trên biển tại Biển Nam Trung Hoa được tuyên nhận bởi cả Phi Luật Tân lẫn Trung Quốc.  Phi Luật Tân cũng không yêu cầu Phiên Ṭa phân định bất kỳ ranh giới biển nào giữa hai Quốc Gia.  Trung Quốc đă lập lại nhiều lần rằng “Trung Quốc sẽ không chấp nhận hay tham gia vào sự trọng tài được đề xuất một cách đơn phương bởi Phi Luật Tân”.  Tuy nhiên, Trung Quốc có nói rơ quan điểm của Trung Quốc – đặc biệt qua việc công bố hồi Tháng Mười Hai 2014 một “Bản Lập Trường của Chính Phủ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc về Vấn Đề Thẩm Quyền Tài Phán Trong Vụ Trọng Tài Biển Nam Trung Hoa Được Đề Xuất bởi Cộng Ḥa Phi Luật Tân” (“viết tắt là “Bản Lập Trường của Trung Quốc”) – rằng Phiên Ṭa không có thẩm quyền tài phán để cứu xét Các Điểm Đệ Nạp của Phi Luật Tân.

Chiếu theo Công Ước, một phiên ṭa trọng tài phải chứng thực rằng nó có thẩm quyền tài phán để quyết định một vấn đề xuất tŕnh trước ṭa, ngay dù một bên tụng phương lựa chọn việc không tham gia vào các thủ tục tố tụng hay đưa ra một sự kháng biện (objection) chính thức.  Theo đó, Phiên Ṭa đă quyết định trong Tháng Tư 2015 rằng Ṭa sẽ xem Bản Lập Trường của Trung Quốc như cấu thành trong thực tế một sự biện hộ liên quan đến thẩm quyền tài phán của Phiên Ṭa và đă triệu tập một cuộc Điều Trần về Thẩm Quyền Tài Phán và Tính Khả Dĩ Thụ Lư được diễn ra tại The Hague trong các ngày 7, 8 và 9 Tháng Bảy, 2015.

Phán Quyết đề ngày hôm nay của Phiên Ṭa th́ nhất trí và chỉ liên quan đến việc liệu Phiên Ṭa có thẩm quyền tài phán để cứu xét các khiếu tố (claims) của Phi Luật Tân hay không và liệu các khiếu tố như thế có thể được thụ lư hay không.  Phán Quyết không quyết định về bất kỳ khía cạnh nào về các yếu tố đúng và sai chủ yếu trong nội vụ đáng xét xử của sự tranh chấp giữa các Bên.  Trong Phán Quyết của ḿnh, Phiên Ṭa cho rằng cả hai bên Phi Luật Tân và Trung Quốc đều là các Bên Kết Ước của Công Ước và bị bó buộc bởi các điều khoản của Công Ước về sự giải quyết các sự tranh chấp.  Phiên Ṭa cũng cho rằng quyết định của Trung Quốc về việc không tham gia vào các thủ tục tố tụng này không tước đoạt Phiên Ṭa thẩm quyền tài phán và rằng quyết định của Phi Luật Tân để khởi sự việc trọng tài một cách đơn phương đă không phải là một sự lạm dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp của Công Ước.  Duyệt xét các khiếu tố được đệ nạp bởi Phi Luật Tân, Phiên Ṭa đă bác khước lập luận nêu ra trong Bản Lập Trường của Trung Quốc rằng sự tranh chấp của Các Bên thực sự là về chủ quyền trên các ḥn đảo tại Biển Nam Trung Hoa và do đó nằm bên ngoài thẩm quyền tài phán của Phiên Ṭa.  Phiên Ṭa cũng đă bác bỏ lập luận được nêu ra trong Bản Lập Trường của Trung Quốc rằng sự tranh chấp của Các Bên thực sự là sự phân định một ranh giới trên biển giữa hai bên và do đó được loại trừ ra khỏi thẩm quyền tài phán của Phiên Ṭa xuyên qua một bản tuyên bố đựoc đưa ra bởi Trung Quốc năm 2006.

Ngược lại, Phiên Ṭa đă cho rằng mỗi một điểm Đệ Nạp Của Phi Luật Tân phản ảnh các sự tranh chấp giữa hai Quốc Gia liên quan đến sự giải thích hay áp dụng Công Ước.  Phiên Ṭa cũng đă cho rằng không có Quốc Gia nào khác cần thiết cho các sự tố tụng.

Về các điều kiện tiên quyết cho sự hành sử thẩm quyền tài phán của Phiên Ṭa được nêu ra trong Công Ước, Phiên Ṭa đă bác bỏ lập luận trong Bản Lập Trường của Trung Quốc rằng bản Tuyên Bố năm 2002 giữa Trung Quốc – khối ASEAN về Sự Ứng Xử Của Các Bên tại Đông Nam Á cấu thành một sự thỏa thuận để giải quyết các sự tranh chấp liên quan đến Biển Nam Trung Hoa xuyên qua sự thương thảo không thôi.  Ngược lại, Phiên Ṭa cho rằng Bản Tuyên Bố Trung Quốc – ASEAN là một sự thỏa thuận chính trị không có chủ định sẽ có tính chất ràng buộc về pháp lư và do đó không liên hệ đến các điều khoản trong Công Ước dành ưu tiên cho sự giải quyết các vụ tranh chấp xuyên qua bất kỳ phương sách nào được đồng ư giữa Các Bên.  Tương tự, Phiên Ṭa cho rằng một số sự thỏa thuận khác nào đó và các bản tuyên bố chung bởi Trung Quốc và Phi Luật Tân không loại trừ Phi Luật Tân khỏi việc t́m cách giải quyết sự tranh chấp của nó với Trung Quốc xuyên qua Công Ước.  Hơn nữa, Phiên Ṭa cho rằng Phi Luật Tân đă hội đủ các điều kiện của Công Ước đ̣i hỏi Các Bên trao đổi quan điểm về sự giải quyết cho sự tranh chấp của hai bên và đă t́m cách thương thảo với Trung quốc đến mức độ yêu cầu bởi Công Ước và luật quốc tế tổng quát.

Phiên Ṭa sau đó đă cứu xét đến các giới hạn và các ngoại lệ được quy định trong Công Ước loại bỏ các sự tranh chấp liên hệ đến một số đề tài nào đó không được đệ nạp cho sự giải quyết cưỡng hành.  Phiên Ṭa XÁC ĐỊNH rằng liệu các giới hạn và các ngoại lệ này sẽ được áp dụng cho các khiếu tố của Phi Luật Tân hay không, được nối kết, trong một số trường hợp, với yếu tố đúng và sai chủ yếu trong nội vụ đáng xét xử của các khiếu tố.  Thí dụ, liệu Phiên Ṭa sẽ có thẩm quyền tài phán để xem xét các sự tuyên nhận của Trung Quốc về các quyền lịch sử tại Biển Nam Trung Hoa có thể sẽ tùy thuộc vào sự lượng định của Phiên Ṭa về bản chất của các quyền được tuyên nhận bởi Trung Quốc.  Tương tự, liệu Phiên Ṭa sẽ có thẩm quyền tài phán để thảo luận về các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa hay không có thể tùy thuộc vào quyết định của Phiên Ṭa về việc liệu có bất kỳ địa h́nh trên biển nào được tuyên nhận bởi Trung Quốc là các ḥn đảo có khả năng làm phát sinh các khu vực trên biển chồng lấn lên trên các khu vực biển của Phi Luật Tân hay không.    Phiên Ṭa cũng ghi nhận rằng vị trí của một số hoạt động nào đó và ngoại lệ về các hoạt động quân sự của Công Ước có thể ảnh hưởng đến thẩm quyền tài phán của Phiên Ṭa trên một số sự tuyên nhận nào đó của Phi Luật Tân.

Bởi các điều nêu trên, Phiên Ṭa đă kết luận rằng hiện tại nó có thể quyết định rằng nó có thẩm quyền tài phán về các vấn đề được nêu lên trong bảy điểm trong các Sự Đệ Nạp của Phi Luật Tân.  Tuy nhiên, Phiên Ṭa đă kết luận rằng thẩm quyền tài phán của nó liên quan đến bảy điểm Đệ Nạp khác bởi Phi Luật Tân sẽ cần được cứu xét liên kết với các yếu tố đúng và sai chủ yếu trong nội vụ đáng xét xử.  Phiên Ṭa đă yêu cầu Phi Luật Tân làm sáng tỏ và thu hẹp một trong các điểm Đệ Nạp của nó.

Phiên Ṭa sẽ triệu tập một cuộc điều trần nữa về các yếu tố đúng và sai chủ yếu trong nội vụ đáng xét xử trong các khiếu tố của Phi Luật Tân.  Tham khảo với Các Bên, Phiên Ṭa đă tạm thời ấn định các nhật kỳ cho cuộc điều trần về các yếu tố đúng và sai chủ yếu trong nội vụ đáng xét xử.  Giống như với Cuộc Điều Trần về Thẩm Quyền Tài Phán và Tính Khả Dĩ Thụ Lư, cuộc điều trần về các yếu tố đúng và sai chủ yếu trong nội vụ đáng xét xử sẽ không được mở ra cho công chúng, tuy nhiên Phiên Ṭa sẽ cứu xét các yêu cầu từ các Quốc Gia Quan Tâm muốn gửi các đoàn quan sát viên ít người đến tham dự.  Ṭa Trọng Tài Thường Trực (viết tắt là “PCA”), hoạt động như Cơ Quan Đăng Kư, sẽ công bố các Bản Tin Báo Chí về sự khai diễn và kết thúc cuộc điều trần về các yếu tố đúng và sai chủ yếu trong nội vụ đáng xét xử.  Phiên Ṭa kỳ vọng rằng nó sẽ đưa ra Phán Quyết của ḿnh về các yếu tố đúng và sai chủ yếu trong nội vụ đáng xét xử và các vấn đề tài phán c̣n lại trong năm 2016.

Một bản tóm lược chi tiết hơn sự luận quyết của Phiên Ṭa được tŕnh bày như dưới đây.

***

TÓM LƯỢC PHÁN QUYẾT VỀ

QUYỀN TÀI PHÁN VÀ

TÍNH KHẢ DĨ THỤ LƯ

 

1.    Bối Cảnh Của Vụ Trọng Tài và Các Tố Tụng về Thẩm Quyền Tài Phán và Tính Khả Dĩ Thụ Lư

Vụ trọng tài này liên can đến một đơn của Phi Luật Tân xin phán lệnh về ba vấn đề  tương liên có liên quan đến mối quan hệ giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa.  Trước tiên, Phi Luật Tân t́m kiếm một phán lệnh về nguồn gốc của các quyền hạn và các nghĩa vụ của Các Bên tại Biển Trung Hoa và hiệu lực của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển trên các sự tuyên nhận của Trung Quốc về “các quyền lịch sử” nằm trong phạm vi cái được gọi là “đường chín vạch (đoạn, khúc)”.  Thứ nh́, Phi Luật Tân t́m kiếm một phán lệnh về việc liệu một số địa h́nh trên biển nào đó được tuyên nhận bởi cả Trung Quốc lẫn Phi Luật Tân sẽ được chứng nhận một cách xác đáng là các ḥn đảo, các băi đá, các cao độ khi thủy triều xuống thấp hay các cồn cát ch́m dưới mặt nước ra sao, chiếu theo Công Ước.  Quy chế của các địa h́nh này theo Công Ước có thể ấn định các khu vực biển mà chúng có khả năng phát sinh ra.  Sau cùng, Phi Luật Tân t́m kiếm các phán lệnh rằng liệu một số hoạt động nào đó của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa có vi phạm Công Ước hay không, qua việc can thiệp vào sự hành sử các quyền chủ quyền của Phi Luật Tân và các quyền tự do theo Công Ước hay qua sự xây cất và các hoạt động đánh cá gây phương hại đến môi trường biển.

Chính phủ Trung Quốc bám chặt vào lập trường không chấp nhận hay tham gia vào trong các tố tụng trọng tài này.  Nó có lập lại lập trường này trong các văn thư ngoại giao, các lời tuyên bố công khai, trong “Bản Lập Trường của Chính Phủ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc về Vấn Đề Thẩm Quyền Tài Phán Trong Vụ Trọng Tài Biển Nam Trung Hoa Được Đề Xuất bởi Cộng Ḥa Phi Luật Tân” đề ngày 7 Tháng Mười Hai 2014, và trong hai văn thư gửi đến các thành viên của Phiên Ṭa từ Đại Sứ Trung Quốc tại Vương Quốc Ḥa Lan.  Chính phủ Trung Quốc cũng nói rơ rằng các lời tuyên bố và các văn kiện này “sẽ không cách nào được giải thích như sự tham gia của Trung Quốc vào trong tố tụng trọng tài dưới bất kỳ h́nh thức nào”.

Theo Công Ước, một phiên ṭa được tạo thành theo Phụ Lục VII có thẩm quyền tài phán để cứu xét một sự tranh chấp giữa các Quốc Gia Kư Kết vào Công Ước đến mức độ sự tranh chấp liên can đến “sự giải thích hay áp dụng” Công Ước.  Tuy nhiên, Công Ước loại trừ một số loại tranh chấp nào đó ra khỏi thẩm quyền tài phán của một phiên ṭa và bao gồm một số điều kiện tiên quyết nào đó phải được hội đủ trước khi bất kỳ phiên ṭa nào có thể hành sử thẩm quyền tài phán.

V́ các lư do nêu ra trong Lệnh Truyền Về Thủ Tục (Procedural Order) số 4 và đă được giải thích trong Bản Tin Báo Chí Thứ Tư của PCA về vấn đề này, có ghi nhật kỳ là ngày 22 Tháng Tư 2015, được cung ứng tại http://www.pcacases.com/web/view/7, Phiên Ṭa đă xem các sự truyền thông của Trung Quốc cấu thành, trong thực tế, một sự biện hộ rằng Các Điểm Đệ Tŕnh của Phi Luật Tân nằm bên ngoài phạm vi thẩm quyền tài phán của Phiên Ṭa.  Do đó, Phiên Ṭa đă tổ chức một cuộc điều trần hồi Tháng Bảy 2015 về phạm vi thẩm quyền tài phán của Phiên Ṭa và tính khả dĩ thụ lư của các khiếu tố của Phi Luật Tân.

Phiên Ṭa cũng có một bổn phận chiếu theo Điều 9 của Phụ Lục VII kèm theo Công Ước để chứng thực rằng nó có thẩm quyền tài phán trên vụ tranh chấp.  Do đó, Phiên Ṭa có nói rơ trước và trong cuộc diều trần rằng nó sẽ cứu xét các vấn đề khả hữu về thẩm quyền tài phán và tính khả dĩ thụ lư bất luận rằng chúng có được đề cập đến trong Bản Lập Trường của Trung Quốc hay không.

 

2.    Lập Trường Của Các Bên

Phi Luật Tân đă đưa ra 15 Điểm Đệ Tŕnh trong các tố tụng này, yêu cầu Phiên Ṭa xác định rằng:

(1)   Các sự hưởng dụng quyền trên biển của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa, cũng như các sự hưởng quyền trên biển của Phi Luật Tân, không thể vượt quá các sự hưởng quyền được cho phép bởi Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (viết tắt là “UNCLOS” hay “Công Ước”);

 

(2)   Các sự tuyên nhận của Trung Quốc về các quyền chủ quyền và thẩm quyền tài phán, và về “các quyền lịch sứ“, liên quan đến các khu vực biển tại Biển Nam Trung Hoa được bao gồm trong cái được gọi là “đường chín vạch“ th́ trái với Công Ước và không có hiệu lực pháp lư ở tầm mức chúng vượt quá các giới hạn địa dư và nội dung của các sự hưởng quyền trên biển của Trung quốc theo UNCLOS;

 

(3)   Băi Cạn Scarborough Shoal không phát sinh sự hưởng quyền để có được một khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa của chính nó;

 

(4)   Rạn San Hô Mischief Reef Vành Khăn), Băi Cạn Second Thomas Shoal (Cỏ Mây), và Rạn San Hô Subi (Đá Xu-Bi) là các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp không làm phát sinh sự hưởng quyền để có được một lănh hải, khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa, và không phải là các địa h́nh có khả năng sở hữu bởi sự chiếm đóng hay cách nào khác;

 

(5)   Rạn San Hô Mischief Reef (Vành Khăn) và Băi Cạn Second Thomas Shoal (Cỏ Mây) là một bộ phận của khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa của Phi Luật Tân;

 

(6)   Rạn San Hô Gaven Reef (Đá Ga-Ven) và Rạn San Hô McKennan Reef (gồm cả Rạn San Hô Hughes Reef  Tư Nghĩa) là các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp không phát sinh sự hưởng quyền để có một lănh hải, khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa, nhưng mực nước thấp [lúc thủy triều hạ xuống, chú của người dịch] có thể được dùng làm đường cơ sở từ đó chiều rộng của lănh hải của đảo Namyit (Nam Yết) và Sin Cowe (Sinh Tồn), một cách lần lượt, được đo lường.

 

(7)   Rạn San Hô Johnson Reef [North và/hay South, hay cả hai, nguyên bản không nói rơ, chú của người dịch], Rạn San Hô Cuarteron Reef (Châu Viên) và Rạn San Hô Fiery Cross Reef (Chữ Thập) không phát sinh sự hưởng quyền để có một khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa.

 

(8)   Trung Quốc đă can thiệp một cách trái phép sự hưởng quyền và sự hành sử các quyền chủ quyền của Phi Luật Tân về các nguồn tài nguyên sinh động và không sinh động trong khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa của Phi Luật Tân;

 

(9)   Trung Quốc một cách phạm pháp đă không ngăn cản các công dân và các tàu của Trung Quốc không được khai thác các tài nguyên sinh động trong khu kinh tế độc quyền của Phi Luật Tân;

 

(10)              Trung quốc đă ngăn cản, một cách bất hợp pháp, các ngư phủ Phi Luật Tân trong việc theo đuổi sự sinh nhai của họ qua việc can thiệp vào các hoạt động đánh cá truyền thống tại Băi Cạn Scarborough Shoal;

 

(11)              Trung Quốc đă vi phạm các nghĩa vụ của nó theo Công Ước nhằm bảo vệ và bảo tồn môi trường biển tại Băi Cạn Scarborough Shoal và Băi Cạn Second Thomas Shoal;

 

(12)              Sự chiếm đóng và các hoạt động xây cất của Trung Quốc trên Rạn San Hô Mischief Reef

 

(a)    Vi phạm các điều khoản của Công Ước liên quan đến các đảo nhân tạo, các sự thiết trí cơ sở và các cấu trúc;

 

(b)   Vi phạm các bổn phận của Trung quốc để bảo vệ và bảo tồn môi trường biển chiếu theo Công Ước; và

 

(c)    Cấu thành các hành vi phi pháp của sự mưu toan chiếm đoạt vi phạm Công Uớc;

 

(13)              Trung Quốc đă vi phạm các nghĩa vụ của nó theo Công Ước qua việc điều hành các tàu chấp pháp của nó theo một cung cách nguy hiểm gây ra mối rủi ro nghiêm trọng của sự đụng chạm vào các tàu của Phi Luật Tân hải hành tại vùng lân cận của Băi Cạn Scarborough Shoal;

 

(14)               Kể từ lúc khởi sự vụ trọng tài này trong Tháng Một 2013, Trung Quốc đă, một cách bất hợp pháp, làm trầm trọng hơn và mở rộng hơn sự tranh chấp qua việc, giữa các điều khác:

 

(a)    Can thiệp vào các quyền hải hành của Phi Luật Tân tại hải phận, và kề cân, với Băi Cạn Second Thomas Shoal;

 

(b)   Ngăn cản sự luân phiên và tái tiếp tế của các nhân viên Phi Luật Tân trú đóng tại Băi Cạn Second Thomas Shoal; và

 

(c)    Gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự an sinh của nhân viên Phi Luật Tân trú đóng tại Băi Cạn Second Thomas shoal; và

 

(15)              Trung Quốc phải đ́nh chỉ các sự tuyên nhận và các hoạt động phi pháp khác nữa.

Về thẩm quyền tài phán, Phi Luật Tân đă yêu cầu Phiên Ṭa tuyên bố rằng các khiếu tố của Phi Luật Tân “hoàn toàn nằm trong phạm vi thẩm quyền tài phán của Phiên Ṭa và hoàn toàn có thể được thụ lư”.  Các lập luận của Phi Luật tân về thẩm quyền tài phán, được đưa ra trong cuộc Điều Trần Tháng Bảy 2015 được tóm lược trong Bản Tin Báo Chí Thứ Sáu về vấn đề này của PCA, đề ngày 13 Tháng Bảy 2015, được cung ứng tại http://www.pcacases.com/web/view/7.

Trung quốc không chấp nhận và không tham dự vào vụ trọng tài này nhưng có phát biểu lập trường của nó rằng Phiên Ṭa “không có thẩm quyền tài phán trên vu này”.  Trong “Bản Lập Trường của Chính Phủ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc về Vấn Đề Thẩm Quyền Tài Phán trong vụ Trọng Tài Biển Nam Trung Hoa Được Đề Xuất bởi Cộng Ḥa Phi Luật Tân” hồi Tháng Mười Hai, 2014, Trung Quốc có đưa ra các lập luận kể sau:

-          Bản chất của vấn đề chủ yếu của vụ trọng tài là chủ quyền lănh thổ trên vài địa h́nh biển tại Biển Nam Trung Hoa, vốn nằm ngoài phạm vi của Công Ước và không liên quan đến sự giải thích hay áp dụng Công Ước;

 

-          Trung Quốc và Phi Luật Tân đă đồng ư, xuyên qua các văn kiện song phương và Bản Tuyên Bố về Sự Ứng Xử Của Các Bên tại Biển Nam Trung Hoa, để giải quyết các sự tranh chấp liên hệ của họ xuyên qua các sự thương thảo.  Qua việc đơn phương đề xuất vụ trọng tài này, Phi Luật Tân đă vi phạm các nghĩa vụ của nó theo luật quốc tế;

 

-          Ngay dù giả sử, chỉ với mục đích tranh luận (arguendo), rằng vấn đề chủ yếu của vụ trọng tài có liên quan đến sự giải thích hay áp dụng Công Ước, vấn đề chủ yếu đó sẽ cấu thành một phần kết hợp của sự phân định biển giữa hai nước, chính v́ thế nằm trong phạm vi của bản tuyên bố được đệ nạp bởi Trung Quốc trong năm 2006 chiếu theo Công Ước, loại trừ, giữa các điều khác, các sự tranh chấp liên quan đến sự phân định ranh giới trên biển khỏi sự trọng tài cưỡng bách và các thủ tục giải quyết tranh chấp cưỡng bách khác.

 

3. Phán Quyết Của Phiên Ṭa

      a. Các Vấn Đề Sơ Bộ

Trong Phán Quyết của Ṭa, Phiên Ṭa ghi nhận rằng cả Phi Luật Tân lẫn Trung Quốc đều là các bên kư kết vào Công Ước và rằng các điều khoản về sự giải quyết các sự tranh chấp, kể cả xuyên qua sự trọng tài, tạo thành một phần kết hợp của Công Ước.  Mặc dù Công Ước quy định cụ thể một số giới hạn và ngoại lệ nào đó đối với vấn đề chủ yếu của các sự tranh chấp có thể được đệ tŕnh cho sự giải quyết cưỡng bách, nó không cho phép các sự bảo lưu khác và một Quốc Gia không thể tự đặt ḿnh một cách tổng quát ra khỏi cơ chế giải quyết các sự tranh chấp của Công Ước.

Phiên Ṭa cũng ghi nhận sự không tham gia của Trung Quốc và cho rằng sự kiện này không tước đoạt thẩm quyền tài phán của Phiên Ṭa.  Điều 9 của Phụ Lục VII của Công Ước quy định rằng:

Sự vắng mặt của một bên hay sự thiếu sót của một bên trong việc biện hộ vụ án của nó sẽ không cấu thành một rào cản cho các sự tố tụng.  Trước khi đưa ra một phán quyết, phiên ṭa trọng tài phải chứng thực rằng không chỉ nó có thẩm quyền tài phán trên sự tranh chấp mà c̣n rằng sự khiếu nại có nền tảng vững chắc về t́nh và về lư.

Mặc dù Trung Quốc không tham gia vào sự thành lập Phiên Ṭa, Phiên Ṭa cho rằng nó đă được thành lập một cách thích đáng chiếu theo các điều khoản của Phụ Lục VII kèm theo Công Ước.  Phiên Ṭa đă nêu chi tiết các bước tiến mà nó đă thực hiện để chứng thực về thẩm quyền tài phán của nó, kể cả qua các câu hỏi được đặt ra với Phi Luật Tân và xuyên qua cuộc Điều Trần về Thẩm Quyền Tài Phán và Tính Khả Dĩ Thụ Lư hồi Tháng Bảy 2015.  Phiên Ṭa cũng nhắc lại các bước tiến mà nó đă thực hiện để bảo vệ các quyền về thủ tục của Trung Quốc, kể cả qua việc bảo đảm rằng tất cả các sự truyền thông và các tài liệu đều đă được chuyển giao đến Trung Quốc và rằng Trung Quốc đă được dành cho sự thông báo thích đáng và cơ hội để nêu ư kiến và bởi việc lập lại rằng phiên ṭa được mở ngỏ để Trung Quốc tham gia vào các tố tụng ở bất kỳ giai đoạn nào.  Phiên Ṭa cũng đă nhắc lại các bước tiến mà nó đă thực hiện để bảo đảm rằng Phi Luật Tân không bị bất lợi bởi sự không tham gia của Trung Quốc.

Sau cùng, Phiên Ṭa đă cứu xét lập luận được nêu ra trong Bản Lập Trường của Trung Quốc rằng sự thỉnh cầu xin trọng tài đơn phương của Phi Luật Tân cấu thành một sự lạm dụng các điều khoản giải quyết tranh chấp của Công Ước.  Phiên Ṭa đă ghi nhận rằng, mặc dù một số điều khoản nào đó của Công Ước có nói về sự lạm dụng các quyền hạn và quy định một thủ tục sơ bộ để bác bỏ các đơn khiếu nại vô căn cứ một cách hiển nhiên, có lẽ thích hợp hơn để xem các sự quan tâm của Trung Quốc về thẩm quyền tài phán của Phiên Ṭa như một sự kháng biện sơ bộ.  Phiên Ṭa cũng ghi nhận rằng hành vi đơn thuần của việc đề xướng đơn phương vụ trọng tài không thể cấu thành một sự lạm dụng Công Ước.

b. Sự Hiện Hữu Của Một Sự Tranh Chấp Liên Quan Đến Sự Giải Thích và Sự Áp Dụng Công Ước

Phiên Ṭa kế đó đă cứu xét liệu có một sự tranh chấp giữa Các Bên liên quan đến sự giải thích hay áp dụng Công Ước, là điều căn bản cho cơ chế giải quyết tranh chấp của Công Ước.  Khi làm như thế, Phiên Ṭa đă cứu xét hai sự kháng biện được nêu ra trong Bản Lập Trường của Trung Quốc: trước tiên, rằng sự tranh chấp của Các Bên thực sự là về chủ quyền trên các ḥn đảo của Biển Nam Trung Hoa và do đó không phải là một vấn đề liên quan đến Công Ước và thứ nh́, rằng sự tranh chấp của Các Bên thực sự là về sự phân định ranh giới trên biển giữa hai nước và do đó được loại trừ ra khỏi sự giải quyết tranh chấp qua một ngoại lệ được nêu ra trong Công Ước để cho Các Quốc Gia lựa chọn việc hiệu lực hóa.  Trung Quốc đă hiệu lực hóa ngoại lệ dành cho các sự tranh chấp liên quan đến các sự phân định ranh giới trên biển khi nó đưa ra một bản tuyên bố trong năm 2006.

Về kháng biện kể trước, Phiên Ṭa đă ghi nhận rằng có một sự tranh chấp giữa Các Bên về chủ quyền trên các ḥn đảo nhưng cho rằng các vấn đề đệ tŕnh xin trọng tài bởi Phi Luật Tân không liên quan đến chủ quyền.  Phiên Ṭa xem điều sẽ được trông chờ rằng Phi Luật Tân và Trung Quốc sẽ có các sự tranh chấp về nhiều chủ đề và rằng một quyết định trên các sự khiếu nại được xuất tŕnh bởi Phi Luật Tân sẽ không đ̣i hỏi Phiên Ṭa quyết định về chủ quyền, một cách công khai hay mặc nhiên, và đă không có vẻ sẽ có ư hướng đề bạt lập trường của Phi Luật Tân về mặt chủ quyền.  Phiên Ṭa cũng đă nhấn mạnh rằng Phi Luật Tân có yêu cầu rằng phiên ṭa không phán quyết về chủ quyền trên các ḥn dảo tại Biển Nam Trung Hoa.

 

Về kháng biện kể sau, Phiên Ṭa ghi nhận rằng một sự tranh chấp liên can đến việc liệu một Quốc Gia sở đắc một sự hưởng quyền đối với một khu vực biển có phải là một vấn đề khác biệt với sự phân định ranh giới của các khu vực biển tại một vùng nơi chúng chồng lấn nhau hay không.  Trong khi một loạt nhiều vấn đề khác nhau thường được cứu xét trong diễn tiến phân định một ranh giới biển, điều không xảy ra tiếp theo rằng một sự tranh chấp trên mỗi vấn đề trong các vấn đề này nhất thiết phải là một sự tranh chấp về sự phân định ranh giới.  Do đó, Phiên Ṭa cho rằng các khiếu tố xuất tŕnh bởi Phi Luật Tân không liên quan đến sự phân định ranh giới trên biển và v́ thế, không chịu quy tắc ngoại lệ đối với các điều khoản giải quyết tranh chấp của Công Ước.  Phiên Ṭa cũng nhấn mạnh rằng Phi Luật Tân đă không yêu cầu phiên ṭa phân định bất kỳ ranh giới nào.

 

Hướng đến các vấn đề nêu lên trong các Điểm Đệ Tŕnh của Phi Luật Tân, Phiên Ṭa đă duyệt xét hồ sơ để xác định rằng liệu các sự tranh chấp đă hiện hữu giữa Các Bên vào lúc Phi Luật Tân khởi tố vụ trọng tài này hay không và liệu các sự tranh chấp như thế có liên quan đến sự giải thích và sự áp dụng Công Ước hay không.  Trong khi làm như thế, Phiên Ṭa ghi nhận rằng cần phải chú ư đến một số sự mơ hồ liên quan đến lập trường của Trung Quốc đối với các vấn đề trước Ṭa, và đă nhắc nhở rằng sự hiện hữu của một sự tranh chấp có thể được suy luận từ cách ứng xử của một Quốc Gia, hay từ sự im lặng, và là một vấn đề sẽ được xác định một cách khách quan.  Phiên Ṭa đă cứu xét rằng mỗi một khiếu tố trong các khiếu tố của Phi Luật Tân đă phản ảnh một sự tranh chấp liên quan đến Công Ước, và đă ghi nhận đặc biệt rằng một sự tranh chấp liên quan đến sự tương tác giữa Công Ước và các quyền khác (kể cả bất kỳ “quyền lịch sứ” nào của Trung Quốc) là một sự tranh chấp liên quan đến Công Ước.

 

c) Sự Can Dự Của Các Bên Thứ Ba Không Thể Thiếu Sót

Sau khi xác định các sự tranh chấp được tŕnh bày bởi các Điểm Đệ Tŕnh của Phi Luật Tân, Phiên Ṭa đă cứu xét rằng liệu sự vắng mặt trong vụ trọng tài này của các Quốc Gia khác chẳng hạn như Việt Nam vốn có các sự tuyên nhận đối với các ḥn đảo của Biển Nam Trung Hoa sẽ là một sự cản trở đối với thẩm quyền tài phán của Phiên Ṭa hay không.  Phiên Ṭa đă ghi nhận rằng vụ trọng tài này khác biệt với các vụ trong quá khứ trong đó một ṭa hay phiên ṭa XÁC ĐỊNH sự can dự của một bên thứ ba là không thể thiếu sót.  Bởi Phiên Ṭa sẽ không ra phán lệnh về chủ quyền, các quyền của Việt Nam và các Quốc Gia khác không cần được cứu xét trước khi Phiên Ṭa có thể xúc tiến vụ án.  Phiên Ṭa cùng nhắc lại rằng, trong Tháng Mười Hai, 2014, Việt Nam đă đệ tŕnh một “Tuyên Bố của Bộ Ngoại Giao Việt Nam” để lưu ư Phiên Ṭa, trong đó Việt Nam khẳng định rằng Việt Nam “không có sự hồ nghi nào rằng Phiên Ṭa có thẩm quyền tài phán trong các tố tụng này”.

 

d) Các Điều Kiện Tiên Quyết của Thẩm Quyền Tài Phán

Phiên Ṭa sau đó đă cứu xét đến các điều kiện tiên quyết được đặt ra trong Công Ước.  Mặc dù cơ chế giải quyết tranh chấp của Công Ước có dự liệu sự giải quyết bắt buộc, kể cả xuyên qua sự trọng tài, nó cũng cho phép các bên đồng ư giải quyết các sự tranh chấp xuyên qua các phương sách thay thế khác theo sự lựa chọn riêng của các bên.  Các Điều 281 và 282 của Công Ước có thể ngăn cản một Quốc Gia không sử dụng cơ chế theo Công Ước nếu các bên đă sẵn đồng ư trên các phương sách khác cho sự giải quyết tranh chấp.  Điều 283 cũng đ̣i hỏi Các Bên phải trao đổi quan điểm liên quan đến sự giải quyết tranh chấp của họ trước khi bắt đầu vụ trọng tài.

Phiên Ṭa đă cứu xét tính khả dĩ áp dụng của Các Điều 281 và 282 đối với các văn kiện kể sau để xác định rằng liệu Các Bên đă có đồng ư về các phương sách khác cho sự giải quyết tranh chấp hay không: (a) Bản Tuyên Bố năm 2002 giữa Trung Quốc – khối ASEAN về Sự Ứng Xử Của Các Bên tại Biển Nam Trung Hoa, (b) một chuỗi các tuyên bố chung được đưa ra bởi Phi Luật Tân và Trung Quốc đề cập đến sự giải quyết các sự tranh chấp xuyên qua các sự thương thảo, (c) Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác tại Đông Nam Á, và (d) Công Ước về Sự Đa Trạng Sinh Học.  Phiên Ṭa cho rằng Bản Tuyên Bố năm 2002 giữa Trung Quốc – khối ASEAN là một sự thỏa thuận chính trị và không ràng buộc về mặt pháp lư, không quy định một cơ chế cho sự giải quyết bắt buộc, và không loại trừ các phương sách giải quyết khác.  Phiên Ṭa đă đạt tới cùng kết luận về các bản tuyên bố chung được xác định trong Bản Lập Trường của Trung Quốc.  Về Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác tại Đông Nam Á và Công Ước về Sự Đa Trạng Sinh Học, Phiên Ṭa ghi nhận rằng cả hai là các thỏa ước ràng buộc về mặt pháp lư với các thủ tục riêng của chúng về các sự tranh chấp, nhưng chúng không quy định một cơ chế ràng buộc cũng như không loại trừ các thủ tục khác.  Ngoài ra, Phiên Ṭa đă ghi nhận rằng mặc dù có sự trùng hợp giữa các điều khoản về môi trường của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và Công Ước Đa Trạng Sinh Học, điều này không có nghĩa rằng một sự tranh chấp liên quan đến một văn kiện nhất thiết cũng là một sự tranh chấp liên quan đến văn kiện kia và rằng các khiếu nại về môi trường được nêu ra bởi Phi Luật Tân thay vào đó cần phải được cứu xét trong khuôn khổ Công Ước Đa Trạng Sinh Học.  Theo đó, Phiên Ṭa đă kết luận rằng không một trong các văn kiện này đă ngăn cản Phi Luật Tân không được mang các sự khiếu nại của nó ra xin trọng tài.

Về sự trao đổi quan điểm về sự giải quyết tranh chấp, Phiên Ṭa cho rằng Điều 283 đ̣i hỏi các bên phải trao đổi quan điểm về các phương cách giải quyết sự tranh chấp của họ, chứ không phải về nội dụng của sự tranh chấp.  Phiên Ṭa cho rằng đ̣i hỏi này đă được thỏa măn trong hồ sơ các sự truyền thông ngoại giao giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc, trong đó Phi Luật Tân đă bày tỏ một ưu tiên rơ ràng cho các sự thương thảo đa phương liên can đến các Quốc Gia khác bao quanh Biển Nam Trung Hoa, trong khi Trung Quốc nhấn mạnh rằng chỉ có các cuộc đàm thoại song phương mới có thể được cứu xét.  Phiên Ṭa cũng đă cứu xét rằng liệu, một cách độc lập, với Điều 283, Phi Luật Tân phải có một nghĩa vụ theo đuổi các cuộc thương thảo trước khi viện dẫn đên sự trọng tài hay không.  Về khía cạnh này, Phiên Ṭa cho rằng Phi Luật Tân đă t́m cách thương thảo với Trung Quốc và ghi nhận rằng điều được thiết định vững chắc rằng luật pháp quốc tế không đ̣i hỏi một Quốc Gia phải tiếp tục các cuộc thương thảo khi nó kết luận rằng xác suất của một giải pháp bằng thương thảo đă cạn kiệt.

 

e) Các Ngoại Lệ và CácGiới Hạn Đối Với Thẩm Quyền Tài Phán

Sau cùng, Phiên Ṭa đă khảo sát các giới hạn vấn đề chủ yếu đối với thẩm quyền tài phán của ḿnh được đặt ra trong các Điều 297 và 298 Công Ước.  Điều 297 đương nhiên giới hạn thẩm quyền tài phán mà một phiên ṭa có thể hành sử trên các sự tranh chấp liên quan đến sự khảo cứu khoa học về biển hay các tài nguyên sinh động của khu kinh tế độc quyền.  Điều 298 quy định các ngoại lệ khác nữa khỏi sự giải quyết cưỡng bách rằng một Quốc Gia có thể hiệu lực hóa (activate). bằng cách tuyên bố dành cho các sự tranh chấp liên quan (a) các sự phân định ranh giới trên biển, (b) các vịnh lịch sử và bằng khoán, (c) các hoạt động chấp pháp, và (d) các hoạt động quân sự.  Qua sự tuyên bố ngày 25 Tháng Tám 2006, Trung Quốc đă hiệu lực hóa tất cả các ngoại lệ này.

Phiên Ṭa đă cứu xét rằng tính khả dĩ áp dụng của các giới hạn và các ngoại lệ này có thể tùy thuộc vào một số khía cạnh của các yếu tố đúng và sai chủ yếu trong nội vụ đáng xét xử trong các khiếu tố của Phi Luật Tân:

(a)    Trước tiên, thẩm quyền tài phán của Phiên Ṭa có thể tùy thuộc vào bản chất và hiệu lực của bất kỳ sự tuyên nhận nào bởi Trung Quốc đối với “các quyền lịch sứ” tại Biển Nam Trung Hoa và liệu các quyền như thế có được bao yểm bởi sự loại trừ ra khỏi thẩm quyền tài phán đối với “các vịnh và các bằng khoán lịch sứ hay không”.

 

(b)   Thứ nh́, thẩm quyền tài phán của Phiên Ṭa có thể tùy thuộc vào quy chế của một số địa h́nh trên biển nào đó tại Biển Nam Trung Hoa và liệu Phi Luật tân và Trung Quốc có sở đắc các sự hưởng quyền chồng lấn lên nhau đôi với các khu vực biển tại Biển Nam Trung Hoa hay không.  Nếu đúng như thế, Phiên Ṭa có thể không có khả năng phán quyết về yếu tố đúng và sai chủ yếu trong nội vụ đáng xét xử của một số sự tuyên nhận nào đó bởi chúng trước tiên sẽ đ̣i hỏi một sự phân định các khu chồng lấn lên nhau (là điều mà Phiên Ṭa không được ủy quyền thực hiện).

 

(c)    Thứ ba, thẩm quyền tài phán của Phiên Ṭa có thể tùy thuộc vào khu vực biển trong đó các hoạt động chấp pháp của Trung Quốc bị cáo giác đà xảy ra trong thực tế.

 

(d)   Thứ tư, thẩm quyền tài phán của Phiên Ṭa có thể tùy thuộc vào việc liệu một số hoạt động nào đó của Trung Quốc có bản chất quân sự hay không.

Tuân theo thể thức của các ṭa án và các phiên ṭa quốc tế khác, Các Quy Tắc Về Thủ Tục của Phiên Ṭa đ̣i hỏi nó phán lệnh về các sự kháng biện về thẩm quyền tài phán như một vấn đề sơ bộ, nhưng cho phép Phiên Ṭa được tuyên phán trên các sự kháng biện như thế kết hợp với các yếu tố đúng và sai chủ yếu trong nội vụ đáng xét xử nếu sự kháng biện “không sở đắc một tính chất sơ bộ chuyên biệt”.  V́ các lư do nêu trên, Phiên Ṭa đă kết luận rằng nó giờ đây có khả năng để tuyên phán rằng nó có thẩm quyền tài phán trên một số khiếu tố nào đó được mang lại bởi Phi Luật Tân nhưng các khiếu tố khác không có tính chất sơ bộ chuyên biệt và sẽ được triển hoăn cho sự cứu xét khác kết hợp với các yếu tố đúng và sai chủ yếu trong nội vụ đáng xét xử.

 

f. Các Quyết Định của Phiên Ṭa

Trong Phán Quyết của Phiên Ṭa, Phiên Ṭa đă đạt được một số các quyết định nhất trí.  Phiên Ṭa:

A.    XÁC ĐỊNH rằng Phiên Ṭa được thành lập một cách thích đáng phù hợp với Phụ Lục VII của Công Ước.

B.     XÁC ĐỊNH rằng sự khiếm diện của Trung Quốc trong các tố tụng này không tước đoạt Phiên Ṭa thẩm quyền tài phán.

 

C.     XÁC ĐỊNH rằng hành vi khởi xướng vụ trọng tài này của Phi Luật Tân không cấu thành một sự lạm dụng tiến tŕnh.

 

D.    XÁC ĐỊNH rằng không có bên thứ ba không thể thiếu sót mà sự vắng mặt sẽ tước đoạt mất thẩm quyền tài phán của Phiên Ṭa.

 

E.     XÁC ĐỊNH rằng Bản Tuyên Bố năm 2002 giữa Trung Quốc – khối ASEAN về Sự Ứng Xử Của Các Bên tại Biển Nam Trung Hoa, các bản tuyên bố chung của Các Bên được đề cập tới trong các Đoạn 231 đến 232 của Phán Quyết này, Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác tại Đông Nam Á và Công Ước Đa Trạng Sinh Học, không loại trừ, chiếu theo các Điều 281 hay 282 của Công Ước, việc viện dẫn đến các thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc được cung ứng nơi Đoạn 2 của Phần XV Công Ước.

 

F.      XÁC ĐỊNH rằng Các Bên đă trao đổi quan điểm như được đ̣i hỏi bởi Điều 283 Công Ước.

 

G.    XÁC ĐỊNH rằng Phiên Ṭa có thẩm quyền tài phán để cứu xét các Điểm Đệ Tŕnh số 3, 4, 6, 7, 10, 11, và 13 của Phi Luật Tân, với các điều kiện được ghi nhận nơi các đoạn 400, 401, 403, 404, 407, 408, và 410 của Phán Quyết này.

 

H.    XÁC ĐỊNH rằng một sự xác định rằng liệu Phiên Ṭa có thẩm quyền tài phán để cứu xét các Điểm Đệ Tŕnh số 1, 2, 5, 8, 9, 12, và 14 của Phi Luật Tân hay không sẽ liên can đên sự cứu xét các vấn đề không sở đắc một tính chất sơ bộ chuyên biệt, và theo đó BẢO LƯU sự cứu xét về thẩm quyền tài phán của Phiên Ṭa để tuyên phán về Các Điểm Đệ Tŕnh Số 1, 2, 5, 8, 9, 12 và 14 cho tới giai đoạn cứu xét các yếu tố đúng và sai chủ yếu trong nội vụ đáng xét xử.

 

I.       CHỈ THỊ Phi Luật Tân làm sáng tỏ và thu hẹp phạm vi Điểm Đệ Tŕnh số 15 của Phi Luật Tân và BẢO LƯU sự cứu xét thẩm quyền tài phán của Phiên Ṭa trên Điểm Đệ Tŕnh số 15 cho đến giai đoạn cứu xét yếu tố đúng và sai chủ yếu trong nội vụ đáng xét xử.

 

J.       BẢO LƯU sự cứu xét hơn nữa và các chỉ thị khác về mọi vấn đề chưa được quyết định trong Phán Quyết này.

 

4)  Các Bước Kế Tiếp

Một cuộc điều trần nữa sẽ diễn ra tại trụ sở của Ṭa Trọng Tài Thường Trực, Peace Palce, The Hague.  Cuộc điều trần sẽ cung cấp một cơ hội cho Các Bên tŕnh bày các lập luận bằng lời nói và trả lời các câu hỏi về các yếu tố đúng và sai chủ yếu trong nội vụ đáng xét xử của các khiếu tố của Phi Luật Tân và bất kỳ vấn đề c̣n lại nào được triển hoăn từ giai đoạn thẩm quyền tài phán.  Cuộc điều trần sẽ không được mở công khai cho công chúng.  Tuy nhiên, giống như với cuộc Điều Trần về Thẩm Quyền Tài Phán và Tính Khả Dĩ Thụ Lư, và sau khi t́m hiểu quan điểm của Các Bên, Phiên Ṭa sẽ cứu xét các ḷi yêu cầu bằng văn bản từ Các Quốc Gia quan tâm muốn gửi các phái đoàn đến dự cuộc điều trần với tư cách các quan sát viên.  Các Quốc Gia đă từng gửi các quan sát viên đến cuộc Điều Trần về Thẩm Quyền Tài Phán và Tính Khả Dĩ Thụ Lư, tức Mă Lai, Cộng Ḥa Indonesia, Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Vương Quốc Thái Lan và Nhật Bản, sẽ được thông báo về các ngày giờ của cuộc điều trần.  Phiên Ṭa cũng đă sẵn thăm ḍ quan điểm của Các Bên về ngày giờ cho cuộc điều trần và sẽ sớm xác nhận lịch tŕnh.  Ṭa PCA sẽ phổ biến Bản Tin Báo Chí về sự khởi đầu và kết thúc cuộc điều trần.

***

Phiên Ṭa về vấn đề này bao gồm Thẩm Phán Judge Thomas A. Mensah của Ghana, Thẩm Phán Jean-Pierre Cot của Pháp, Thẩm Phán Stanislaw Pawlak của Ba Lan, Giáo Sư Alfred Soons của Ḥa Lan, và Thẩm Phán Rudiger Wolfrum của Đức Quốc.  Thẩm Phán Thommas A. Mensah đảm nhận vai tṛ Chủ Tọa Phiên Ṭa.  Ṭa Trọng Tài Thường Trực đóng vai tṛ Cơ Quan Đăng Kư hồ sơ kiện tụng.

Các biên bản vụ trọng tài này được khởi đầu vào ngày 22 Tháng Một 2013 bởi Cộng Ḥa Phi Luật Tân

Vào ngày 30 Tháng Ba, 2014, Phi Luật Tân đệ tŕnh một văn thư đề cập đến cả về các yếu tố đúng và sai chủ yếu trong nội vụ đáng xét xử trong các khiếu tố của Phi Luật Tân lẫn thẩm quyền tài phán của Phiên Ṭa.

Vào ngày 16 Tháng Mười Hai 2014, sau khi Trung Quốc không đệ nạp một Văn Thư Phúc Đáp vào ngày được ấn định bởi Phiên Ṭa, Phiên Ṭa đă yêu cầu sự biện luận bằng văn bản khác nữa từ Phi Luật Tân liên quan đến một số vấn đề nào đó về thẩm quyền tài phán và về các yếu tố đúng và sai chủ yếu trong nội vụ đáng xét xử.

Vào ngày 16 Tháng Ba, 2015, Phi Luật Tân đă đệ nạp một Văn Bản Đệ Tŕnh Bổ Túc, theo sự yêu cầu của Phiên Ṭa.

Vào các ngày 7, 8, và 13 Tháng Bảy, 2015, Phiên Ṭa đă triệu tập một cuộc Điều Trần về Thẩm Quyền Tài Phán và Tính Khả Dĩ Thụ Lư tại Peace Palace, The Hague, Netherlands.

Muốn có thêm thông tin về vụ án, kể cả Phán Quyết về Thẩm Quyền Tài Phán và Tính Khả Dĩ Thụ Lư, Các Quy Tắc Về Thủ tục, Các Bản Tin Báo Chí trước đây, và các bản kư âm cùng các ảnh chụp của cuộc Điều Trần về Thẩm Quyền Tài Phán và Tính Khả Dĩ Thụ Lư, có thể được t́m thấy tại http://www.pcacases.com/web/view/7 hay yêu cầu qua e-mail.

 

 CĂN BẢN VỀ PCA: Ṭa Trọng Tài Thường Trực là một tổ chức liên chính phủ được thiết lập bởi Công Ước Hague năm 1899 về Sự Giải Quyết Ḥa B́nh Các Sự Tranh Chấp Quốc Tế.  Trụ sở chính được đặt tại Peace Palace, The Hague, Netherlands, Ṭa Trọng Tài Thường Trực tạo điều kiện thuận tiện cho sự trọng tài, ḥa giải, t́m kiếm sự kiện, và các thủ tục giải quyết tranh chấp khác trong số các sự kết hợp khác nhau của Quốc Gia, các thực thể Quốc Gia, các tổ chức liên chính phủ, và các bên tư nhân.

Liên lạc: Permanent Court of Arbitration, bureau@pca-cpa.org

 

 

Phiên họp Điều Trần về Thẩm Quyền Tài Phán và Tính Khả Dĩ Thụ Lư, Tháng Bảy 2015, Peace Palace, The Hague.

Theo chiều kim đồng hồ, từ phía trên cùng bên trái:

 

Hearing on Jurisdiction and Admissibility in session, July 2015, Peace Palace, The Hague. Clockwise from top left: Registrar and PCA Senior Legal Counsel Judith Levine, Judge Stanislaw Pawlak, Prof. Alfred H. A. Soons, Judge Thomas A. Mensah (Presiding Arbitrator), Judge Jean-Pierre Cot, Judge Rüdiger Wolfrum, PCA Senior Legal Counsel Garth Schofield; Secretary for Foreign Affairs of the Philippines, H.E. Mr. Albert F. Del Rosario; Agent for the Philippines, Solicitor General Mr. Florin T. Hilbay, Counsel for the Philippines, Mr. Paul Reichler, Prof. Philippe Sands, Prof. Bernard H. Oxman, Prof. Alan E. Boyle, Mr. Lawrence Martin.

 

 

 Ngô Bắc dịch và phụ chú

02.11.2015

 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2015