Chủ Đề:
CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC – VIỆT NAM 1979
Ngô Bắc dịch
Lời Người Dịch:
“Chiến dịch 1979, ít nhất đối với Quân Đội Giải Phóng của Nhân Dân Trung Quốc, là một sự thất bại. Trung Quốc đă phóng ra cuộc tấn công của nó trong một nỗ lực để buộc Việt Nam phải rút lui khỏi Căm Bốt. Trung Quốc đă rút lui khỏi Việt Nam hôm 16 Tháng Ba, 1979, nhưng Việt Nam đă không rời Căm Bốt măi cho đến năm 1989.” ….
“Cuộc chiến tranh theo học thuyết họ Mao chưa dứt, nhưng phía Trung Quốc đă học được một bài học quan trọng.”
Trên đây là phần kết luận chắc nịch của Edward C. ODow’d, một tác giả hàng đầu về Chiến Tranh Biên Giới Trung Quốc – Việt Nam Năm 1979, chủ đề của loạt bài nghiên cứu dưới đây về biến cố quan trọng diễn ra 33 năm trước. Đối chiếu với bài học lịch sử lâu dài của đất nước, rơ ràng vấn đề sinh tử của dân tộc Việt Nam hiện nay là phải t́m mọi cách đê duy tŕ được sự độc lập và vẹn toàn lănh thố, đồng thời thoát ra khỏi sự lệ thuộc ngoại giao và quân sự đáng tủi hổ đối với Trung Quốc.
11. Alexander Woodside
DÂN TỘC
CHỦ NGHĨA VÀ
NẠN NGHÈO ĐÓI
TRONG SỰ TAN VỠ CÁC QUAN HỆ
TRUNG QUỐC – VIỆT NAM
Nationalism and poverty in the Breakdown
of Sino-Vie6namese Relations,
Pacific Affairs, Fall 1979,
các trang 381-409.
12. Dennis Duncanson
13. James Mulvenon
14. Andrew Scobell
15. Daniel Tretiak
16. Bruce Burton
17. Ramesh Thakur
18. Todd West
19. Colonel G.D Bakshi
20. Bruce Elleman
21. Henry J. Kenny
22. Xiaoming Zhang
23. Edward C. O’Dowd & John F. Corbett, Jr.
24. Douglas E. Pike,
25. Henry Kissinger,
26. Jimmy Carter,
GHI NHỚ VỀ
CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC – VIỆT NAM
NĂM 1979
cựu
Tổng Thống Hoa Kỳ, trích dịch từ các hồi kư
Keeping Faith, Memoirs Of A President,
A Bantam Book: New York, November 1982, các trang 194-211, và White House
Diary, New York: Farrar, Straus and Giroux, 2010,
các trang 281-296, và rải rác, cùng các phụ lục trích
dịch phần ghi nhớ về Chiến Tranh Trung Quốc
– Việt Nam năm 1979 của:
Phụ Lục 1: Cyrus Vance, cố Ngoại
trưởng Hoa Kỳ, Hard Choices, Critical Years In America’s
Foreign Policy, New York: Simon and Schuster, 1983, các trang 120-127.
Phụ Lục 2: Zbigniew Brzezinski, cựu Cố
Vấn Tổng Thống Hoa Kỳ về An Ninh Quốc Gia, Power
and Principle, Memoirs of the National Security Adviser, 1977-1981, New
York: Farrar, Straus and Giroux, 1983, các trang 404-414.
Phụ Lục 3: Anatoly Dobrynin, cựu Đại
Sứ Liên Sô tại Hoa Kỳ, In Confidence, Moscow’s Ambassador
to America’s Six Cold War Presidents, New York: Times books, a division of
Random House, Inc., 1995, các trang 418-19.
Todd West
University of Georgia
SỰ NGĂN CẤM KHÔNG THÀNH CÔNG
CUỘC XUNG ĐỘT TRUNG QUỐC – VIỆT NAM NĂM 1979
Ngô Bắc dịch
Todd MacEgan West chiếu rọi ánh sáng mới trên Cuộc Xung Đột Trung – Việt 1979 bằng việc tập chú vào lư thuyết triển vọng (prospect theory), một phương thức mới để t́m hiểu việc cấu tạo quyết định dưới t́nh trạng hiểm nghèo, trong vấn đề giải thích quyết định của Trung Quốc nhằm tấn công Việt Nam. Quyết định này ít có ư nghĩa theo lư thuyết sự lựa chọn hữu lư (rational-choice theory), dựa nghiêm ngặt trên các sự tinh toán lợi-hại ước định. Lư thuyết triển vọng làm phát sinh nhiều hàm ư khác biệt cho sự phân tích sự ngăn cấm quân sự và một sự tường thuật mạch lạc hơn sự dẫn dắt đến cuộc xung đột.
Rạng sáng ngày 17 Tháng Hai 1979, Trung Quốc tấn công Việt Nam. Trong gần một tháng, các đội quân Trung Quốc và Việt Nam đă cấu xé nhau dữ dội dọc theo vùng biên giới Hoa – Việt trong trận được xem là một trong các cuộc tranh chấp chí tử nhất giữa hai nước cộng sản được nghĩ là “anh em” trong lịch sử. Khá kỳ quặc các quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam th́ thân thiện cho đến 1965. Tuy thế, từ 1965 đến 1979, Việt Nam đă theo đuổi một nền ngoại giao mới thân Sô Viết, mà Trung Quốc cảm thấy các quyền lợi của nó bị đe dọa. Mặc dù Trung Quốc nhiều lần biểu lộ sự không hài ḷng dâng cao của nó đối với Việt Nam về nguyên trạng đang thay đổi, nó đă không thực hiện các bước tiến tranh đấu trong hơn một thập niên, sự kiềm chế của Trung Quốc sau cùng đă bị đổ găy vào cuối năm 1978 khi Việt Nam gia nhập với Sô Viết vào một liên minh an ninh chung. Cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam hồi Tháng Hai 1979, tuy nhiên, đă không nhất quán với các mô h́nh ngăn cấm hữu lư: nó đă xảy ra tại một điểm khi mà các xác xuất cho một sự chiến thắng hay ngay cả cho một lợi điểm đáng kể trong trường hợp có một sự thất trận th́ quá thấp cho bất kỳ một sự phân tích lợi/hại “hữu lư” nào để biện minh cho nó. Ngược lại, quyết định của Trung Quốc để tấn công xem ra phù hợp với lư thuyết triển vọng (prospect theory), dùng giải thích cho các sự lựa chọn chính sách ngoại giao liên can đến các lợi điểm và các sự tổn thất dựa trên khung cảnh.
Cuộc nghiên cứu này bắt đầu với việc duyệt xét lại các tín lư của lư thuyết triển vọng đối diện với sự ngăn cấm nới rộng. Kế đến, tôi tŕnh bày khung cảnh lịch sử của cuộc xung đột Trung – Việt năm 1979. Một sự duyệt xét lịch sử th́ quan yếu cho cuộc nghiên cứu, không chỉ bởi nó làm gia tăng sự trong sáng của việc phân tích, mà c̣n bởi giới độc giả phổ thông có thể không quen thuộc với tin tức căn bản cần thiết cho việc hiểu biết các quan hệ Trung Quốc – Việt Nam. 1 Tôi đă lựa chọn các khía cạnh thực nghiệm của phần thứ ba dựa trên bằng chứng từ các cuộc phỏng vấn và sưu tầm tại Trung Quốc và Hoa Kỳ. Sau đó, bài viết này phân tích cuộc xung đột Trung – Việt 1979 xuyên qua các sự tiên đoán lư thuyết của lư thuyết triển vọng và cung cấp một sự thảo luận về các điều khám phá trước khi đưa ra một vài nhận xét để kết luận.
Lư Thuyết Triển Vọng
Lư thuyết triển vọng xuất hiện như một sự thay thế cho sự lựa chọn hữu lư trong đó nó đóng khung về mặt khái niệm các kiểu mẫu nhận thức của các tác nhân thực sự hơn là các sự tính toán lợi/hại nghiêm ngặt. Điểm then chốt của lư thuyết triển vọng được phát hiện trong sự quan sát rằng có một trị giá hao ṃn đối với các lợi lộc lên cao một cách liên tục. Trị giá chủ quan của một khoản lợi “$1,000 được đánh giá cao hơn nhiều so với cùng $1,000 khi được cộng vào một khoản lợi khởi thủy $10,000”. 2 Cũng có thể nói như thế đối với các sự lỗ lă khiến cho sự khác biệt giữa một khoản lỗ $10,000 và $10,100 th́ ít có ư nghĩa hơn giữa một khoản lỗ $1,000 và $1,100. Sự khác biệt chính yếu giữa lư thuyết triển vọng và sự lựa chọn hữu lư được t́m thấy nơi sự giải thích các phản ứng đối với các sự lợi lộc và các sự tổn thất. Theo sự lựa chọn hữu lư, các quốc gia ước lượng tầm mức theo đó một kết quả chung cuộc đáng được mong ước cùng với t́nh trạng tích sản thuần (hay tịnh) của nó. Ngược lại, lư thuyết triển vọng được đặt trên tiền đề rằng các quốc gia lượng giá tính đáng mong ước của các kết quả chung cuộc theo một định hướng (orientation) về các khoản lợi và lỗ được đo lường trên một điểm tham chiếu trung tính. 3 Hơn nữa, các điểm thắng lợi được cảm nhận ít tốt hơn nhiều các khoản tổn thất bị cảm thấy tệ hại, đến nỗi sự rung động của một thắng lợi ít mănh liệt hơn nỗi đau đớn của một sự tổn thất. 4
Lư thuyết triển vọng có hai hàm ư quan trọng cho các cuộc nghiên cứu về sự ngăn cấm quân sự. Thứ nhất là điều mà nhiều người nói đến như hiệu ứng đóng khung theo đó các sự lượng giá do nhà nước thúc đẩy về tính đáng mong ước của nguyên trạng (status quo) như một thành tố trung tâm trong động thái ngăn cấm. Nếu một quốc gia xét thấy nguyên trạng khả dĩ chấp nhận được, và nó biết rằng một hành động tấn công về phần nó liên can đến các thắng lợi nhiều hơn nữa nhưng có một số xác xuất bị thua lỗ, quốc gia đó được xem là có một định hướng tích cực. Trong một định hướng tích cực, lư thuyết triển vọng tiên đoán rằng các quốc gia sẽ ưa thích sự an ninh của nguyên trạng hơn là sự bất an của một rủi ro bị mất mát. Ngược lại, nếu một quốc gia xét thấy nguyên trạng là không thể chấp nhận được, và có một cơ hội để cải thiển vị thế tương đối của nó qua một cuộc tấn công, nó được xem có định hướng tiêu cực. Lư thuyết triển vọng đặt định rằng các quốc gia ở vào các đính hướng tiêu cực có khuynh hướng chấp nhận rủi ro, và như thế, nghiêng về việc thực hiện các hành động tạo thuận lợi cho sự trở về một vị thế khả dĩ chấp nhận được trong nguyên trạng. Hàm ư thứ nh́ là khái niệm chán ghét (aversion) sự tổn thất. Trong thực chất, sự chán ghét thua lỗ ám chỉ rằng các quốc gia “sẽ hành động một cách táo tợn hơn để né tránh một sự thua lỗ hơn là đề giành đoạt một thắng lợi tương đương, và sẽ theo đuổi sự né tránh thua lỗ vượt quá một sự kỳ vọng hữu lư về các lợi lộc”. 5 Kết cuộc cho sự ngăn cấm là các sự đe dọa khả tín, hơn là việc thi hành việc ngăn cấm một quốc gia mục tiêu khỏi việc tấn công, có thể thực sự đẩy nó vào trong một định hướng tiêu cực. Nếu điều này xảy ra, quốc gia mục tiêu này, ở vào một định hướng tiêu cực, rất có thể tấn công từ ư niệm rằng nó đang ở vào một vị thế không thể chấp nhận được trong nguyên trạng.
Một sự kết hợp các khuôn khổ khái niệm riêng rẽ của hiệu ứng đóng khung và các công tác ngăn ngừa tổn thất để tạo ra một luận đề hai phần tổng quát cho sự ngăn cấm: một cách xác thực hơn, sự ngăn cấm dễ có hiệu quả hơn vào những thời điểm khi mà mỗi một trong hai quốc gia đồng thời ở vào một định hướng tích cực, và sự ngăn cấm ít có khả năng trở nên hữu hiệu khi một hay cả hai quốc gia ở vào một định hướng tiêu cực. Với điều kiện rằng có một số cơ may gây ra tổn thất, một quốc gia trong một định hướng tích cực sẽ không t́m cách làm đảo lộn nguyên trạng ngay dù sự hữu dụng ước định của một cuộc công kích có tính chất tấn công th́ lớn hơn sự hữu dụng ước định của việc duy tŕ t́nh trạng hiện thời. Ngược lại, khi ở vào một định hướng tiêu cực, có thể không có mức độ đ̣n bẩy quân sự nào lớn đủ ngăn cấm một quốc gia không được tấn công dự liệu rằng cuộc tấn công liên can đến một số triển vọng cho một sự trở lại trạng thái b́nh thường trong nguyên trạng.
Lư Thuyết Triển Vọng và Sự Ngăn Cấm Nới Rộng
Sự ngăn cấm nới rộng chỉ một t́nh trạng trong đó một quốc gia hứa hẹn pḥng vệ một nước khác chống lại sự tấn công của bên ngoài. Hiệp ước an ninh giữa Mỹ và Nam Hàn là một trường hợp nói đến. Như đúng theo lư thuyết triển vọng, sự ngăn cấm nới rộng sẽ có hiệu năng hơn nếu tất cả các quốc gia can hệ đều ở vào các định hướng tích cực. Một khi định hướng của bất kỳ quốc gia mục tiêu nào của một hiệp ước an ninh trở thành tiêu cực, quốc gia đó sẽ ngày càng giảm bớt sự né tránh rủi ro. Hơn nữa, chính ở vào một thời điểm như thế mà một hiệp ước an ninh trở nên bất ổn định.
Trong một sự sắp xếp an ninh nới rộng, các nước bảo trợ nỗ lực củng cố sự ủng hộ của chúng cho nước chư hầu xuyên qua các cam kết công khai quả quyết. Quốc gia bảo trợ thường tuyên bố rằng sự bảo vệ an ninh của quốc gia chư hầu th́ quan trọng đối với cả hai nước, và tính nghiêm trọng của quyết tâm thường được biểu lộ xuyên qua sự bố trí đáng kể các lực lượng vũ trang trên diện địa. Quân đội Mỹ tại đảo Okinawa là một thí dụ.
Mục đích của một liên minh an ninh là để ngăn cấm các sự xâm lược ngoại lai; tuy nhiên một liên minh như thế có thể lại xô đẩy quốc gia mục tiêu vào một định hướng tiêu cực. Đối với quốc gia mục tiêu, sự ủng hộ cho một đối thủ có nghĩa một mối rủi ro an ninh lớn hơn. Theo lư thuyết triển vọng, nếu một quốc gia mục tiêu tiến tới việc tin tưởng rằng nền an ninh của nó dưới nguyên trạng đang lâm nguy, nó sẽ tấn công quốc gia chư hầu bất kể các bất trắc. Các sự thất bại của sự ngăn cấm mở rộng tại Bosnia, Kosovo, và Iraq là các thí dụ tốt để viện dẫn. 6
Khung Cảnh Lịch Sử
Có thể tin rằng biến cố nổi bật và bất ngờ nhất trong chính trị Viễn Đông sau cuộc chiến tranh do Mỹ cầm đầu tại Việt Nam (1957-1975) chính là cuộc xung đột Trung Việt năm 1979. “Chưa từng có về mặt quy mô và các số tổn thất, cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt ngắn ngủi năm 1979 là cuộc xung đột quân sự đẫm máu nhất trong “thế giới cộng sản ‘anh em’”. 7 Theo như phía Trung Quốc, cuộc tấn công vào Việt Nam năm 1979 bị gây ra bởi các vụ chiếm đoạt đất đai bất hợp pháp của Việt Nam vào lănh thổ Trung Quốc theo một chiến lược thu hồi đất bị cưỡng chiếm (strategy of revanche). 8 Rơ ràng, “từ 25 Tháng Tám đến 15 Tháng Mười Hai 1978, Việt Nam đă phái một tổng số 2,000 nhân viên vũ trang xâm nhập hơn 100 khu vực thuộc vùng Quảng Tây của Trung Quốc, xúi giục 200 vụ đụng độ ở biên giới – 100 vụ tại khu vực Hữu nghị Quan không thôi”. 9 Tuy nhiên, các chất xúc tác thực sự lại can hệ hơn nhiều. Thí dụ, lịch sử cổ xưa và các sự vướng mắc chủng tộc đều có đóng giữ một vai tṛ. Song, chính các biến cố địa chính trị rộng lớn hơn đă thực sự kích động Trung Quốc. Vào năm 1978, Việt Nam đă kết thúc vài hiệp ước với Sô Viết, tất cả chúng đều đă đe dọa đến bá quyền Trung Quốc tại vùng Đông Á cộng sản. Phản ứng lại, Trung Quốc đă tấn công Việt Nam hôm 17 Tháng Hai, 1979.
Liên Minh Sô Viết – Việt Nam
Trong nửa đầu của thế kỷ thứ 20, phe cộng sản Việt Nam đánh nhau chống lại phe đế quốc ngoại lai là do nguồn hứng khởi của họ từ phong trào xă hội chủ nghĩa toàn thế giới đang lớn mạnh. 10 Trong năm 1946, họ đă chinh phục phần lănh thổ đáng kể nằm phía trên vĩ tuyến thứ 17, lằn ranh thực tế phân chia Việt Nam thành hai vùng bắc (cộng sản) và nam (tư bản). Miền bắc đặt thủ đô tại Hà Nội trong khi miền nam được cai trị từ Sàig̣n. Trong năm 1957, du kích quân cộng sản từ miền Bắc khởi sự phóng ra các cuộc tấn công vào các làng xă miền nam. Các vụ chạm súng nhỏ sau hết hợp thành cuộc nội chiến toàn diện. Trung Quốc, dĩ nhiên, ủng hộ phe công sản. 11
Trong thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, các quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam chặt chẽ một cách hợp lư. 12 Để an tâm, vào ngày 6 Tháng Hai 1950, Trung Quốc và Bắc Việt Nam đă thành lập liên minh Trung Quốc – Việt Nam theo đó cả hai dân tộc đều sẽ theo đuổi hai nguyên tắc tổng quát: cổ vũ t́nh hữu nghị chân thật giữa chính họ và tạo ra một khối địa chính trị để pḥng thủ chống lại các đe dọa của phe đế quốc. Hơn nữa, liên minh Trung – Việt năm 1950 chỉ là văn kiện đầu tiên của một lố các hiệp ước mà Bắc Kinh và Hà Nội đă kư kết giữa các năm 1950 và 1965.
Trong khi Trung Quốc và Việt Nam chắc chắn đă có các quan hệ chính thức tốt đẹp cho đến năm 1965, sự hợp tác không chính thức cũng nẩy nở giữa chúng. Trong thực tế, Bắc Kinh đă ủng hộ một cách vững chắc Hà Nội trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nó vượt quá những ǵ mà các hiệp ước chính thức yêu cầu. Thí dụ, trong suốt cuộc chiến tranh do Mỹ cầm đầu tại Việt Nam (1957-1975), Trung Quốc c̣n đi xa tới mức độ cung cấp cho Bắc Việt quân dụng và nơi chốn để chứa chấp bộ đội trên lănh thổ Trung Quốc:
Vào cuối năm 1949, các triển vọng của Việt Minh [tức Bắc Việt] đă thay đổi một cách quyết liệt khi phe Cộng Sản giành thắng quyền kiểm soát tại Trung Quốc … Biên giới dài giữa Trung Quốc – Việt Nam cho phép Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc (CHNDTQ) tiếp tế cho Việt Minh các vũ khí và trang thiết bị và cung cấp các cố vấn và nhân viên kỹ thuật cũng như các nơi ẩn náu nơi mà Việt Minh có thể huấn luyện và bổ sung quân số của nó. Vào ngày 18 Tháng Một 1950, CHNDTQ chính thức thừa nhận VNDCCH (Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa) và đă đồng ư cung cấp cho nó sự trợ giúp quân sự … Vào cuối năm 1952, hơn 40,000 bính lính tuyển mộ và 10,000 sĩ quan [Bắc Việt] đă được huấn luyện tại Trung Quốc. Các vũ khí cũng được cung ứng từ các kho dự trữ vũ khí quan trọng kể cả đại pháo mà Hoa Kỳ đă cung cấp cho phe Quốc Dân Đảng Trung Hoa. 13
Sự Sụp Đổ Của Liên Minh Trung Quốc – Việt Nam
Sự sụp đổ của liên minh Trung Quốc – Việt Nam có thể được quy cho năm t́nh trạng riêng rẽ nhưng có liên hệ: sự thù nghịch cổ xưa, chủ trương đ̣i thu hồi đất đai vốn đă sở hữu theo truyền thống lịch sử (irredentism), Đông Dương, sự xung đột chủng tộc và các quan hệ Sô Viết – Việt Nam. Trong khi Hà Nội đă hợp tác một cách tích cực với Bắc Kinh trong hơn một thập niên, vào năm 1965 nó đă khởi sự xây dựng một loại chính trị mới đơn phương chống lại Trung Quốc. Một cách tự nhiên, phía Trung Quốc không ưa thích nhăn quan mới tại Việt Nam và đă cố gắng để thay đổi nó. Việc nắm giữ Việt Nam đứng về phía ḿnh nằm trong các quyền lợi chính trị của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong mười ba năm kế tiếp, liên minh Trung Quốc – Việt Nam sẽ làm suy đồi cảm tính từ sự ân cần xuống thành ác cảm. Tồi tệ đến nỗi khi liên minh xấu hơn, cả hai bên sau cùng đă vận dụng đến sự xung đột vũ trang để giải quyết các sự khác biệt của họ.
Sự Thù Nghịch Cổ Xưa: các quan hệ chính trị Trung Quốc – Việt Nam trở lùi măi đến hai ngh́n năm với các cuộc xâm lăng, chiếm đóng nhiều lần của Trung Quốc và các sự đáp trả của Việt Nam xác định cho hai thiên niên kỷ. 14 Khuôn mẫu lịch sử này không phải là chuyện ngẫu nhiên. Trung Hoa Đế Quốc đă nh́n sự thống trị Việt Nam như một phần chủ yếu trong đại chiến lược của họ nhằm bảo vệ an ninh của Trung Hoa chống lại các sự xâm lấn ngoại lai (dân man rợ) từ phương nam. Hơn nữa, như lịch sử Trung Hoa cho thấy, chiến lược này không phải là một nỗ lực hoang phí về mặt chiến lược. Các cuộc xâm lăng ngoại lai từ phương bắc và phương nam của Trung Quốc đă thường xuyên đặt ra một mối đe dọa cho chủ quyền Trung Hoa, và trong một vài trường hợp, đă thực sự đưa đến sự thống trị của dân man rợ. Phía Trung Quốc đă t́m cách để măi măi duy tŕ một lớp các nước trái độn chung quanh họ nhằm bảo vệ chống lại sự xâm lăng từ bên ngoài. Ngoài ra, bằng việc bắt các quốc gia triều cống phải nạp các khoản của cải lớn lao cho các hoàng đế Trung Hoa từng chập, phía Trung Quốc đă có thể liên tục bổ sung công khố Hoàng Triều cho các dự án quốc gia chẳng hạn như các chi tiêu quân sự. Hậu quả, trong nhiều thế kỷ, Việt Nam bị buộc phải triều cống cho Vương Quốc Trung Tâm hùng mạnh, nếu không sẽ phải đối diện với sự xâm lăng và chiếm đóng trực tiếp.
Trong khi phía Việt Nam theo truyền thông “tán thưởng, ngưỡng mộ và tiếp nhận văn hóa Trung Hoa, họ đă khinh miệt, sợ hăi và cụ tuyệt sự thống trị chính trị của Trung Hoa”. 15 Chắc chắn, “một số trong các thần thoại Việt Nam vĩ đại nhất đă được thêu dệt quanh các kỳ công của các vị anh hùng lănh đạo cuộc đấu tranh chống lại Trung Quốc”. 16 Cuộc nổi dậy lừng danh của hai chị em bà Trưng là một trường hợp thích ứng. 17 Ngay sau khi Việt Nam đánh bại Trung Hoa tại trận chiến trên sông Bạch Đằng để giành thắng nền độc lập trong năm 938 Sau Công Nguyên, sự giao tranh dữ dội vẫn tiếp tục từng hồi. Các thí dụ bao gồm các cuộc chiến tranh chống lại các lực lượng Mông Cổ (1285), nhà Minh (1428), và nhà Thanh (1789). 18
Tóm tắt, lịch sử các quan hệ Trung – Việt là một cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa dân tộc và đại chiến lược. Kết quả, nhiều người Việt Nam không tin tưởng và tức tối Trung Quốc. Như thế, trong khi phía Việt Nam đă xác định về mặt lịch sử dân tộc họ như “một chi nhánh văn hóa của Trung Hoa”, sự bất măn di truyền từ “sự đô hộ của Trung Hoa trong nhiều thế kỷ” đă tác động để kích thích “một chủ nghĩa dân tộc tranh đấu chống lại bất kỳ sự cai trị ngoại lai náo trong đầu óc của nhiều người Việt Nam. 19 Khi đó, không có ǵ đáng ngạc nhiên rằng Hà Nội đă hướng đến sự trợ giúp của Sô Viết để cân đối ảnh huởng gia tăng của Trung Quốc tại Đông Nam Á sau năm 1965.
Chủ Nghĩa Thu Hồi Đất Đai Cổ Truyền (Irredentism): Bất kỳ nỗ lực hiện đại nào để phân định một cách xác quyết biên giới trên đất liền phân cách Trung Quốc và Việt Nam th́ đầy dẫy sự chủ quan. 20 Đất đai trên cả hai bên biên giới về mặt chính trị được kiểm soát bởi bên này hay bên kia vào lúc này hay lúc kia. Chắc chắn, miền bắc Việt Nam trong thực tế là một phần của Trung Hoa Đế Quốc cho đến năm 948 [? 938] Sau Công Nguyên. Hơn nữa, ít có sự phù hợp hiện diện trong các tài liệu lịch sử của Việt Nam và Trung Quốc. Chính v́ thế, việc xác định quốc gia nào có quyền ‘tự nhiên” đối với lănh thổ tranh chấp th́ khó khăn một cách khác thường.
Trong Tháng Tư 1975, các lực lượng cộng sản đă tái thống nhất bắc và nam Việt Nam. Hà Nội vẫn là thủ đô. Bước tiến tiên khởi của tân chính phủ thống nhất là tái khẳng định các xác quyền lịch sử chắc chắn trên Quần Đảo Trường Sa tại Biển Nam Hải. 21 Theo Hà Nội, Quần Đảo Spratly (Trường Sa theo tiếng Việt) là bộ phận hợp pháp của Việt Nam với sự kiện rằng các đảo này đă được sáp nhập một cách chính thức vào Đế Quốc An Nam (Việt Nam) gần 200 năm trước. Rơ ràng, năm 1815, Vua Gia Long của An Nam đă phái một đoàn hải chinh đi vẽ các hải tŕnh tại Biển Nam Hải, và ở vài thời điểm nào đó trong cuộc viễn chinh, các thủy thủ liên hệ đă chiếm đóng và đặt định Trường Sa thuộc An Nam. Dĩ nhiên, phía Trung Quốc hoàn toàn phản đối và nghi ngờ sự giải bày của Hà Nội về lịch sử Trường Sa, tuyên bố rằng “Quần Đảo Trường Sa đă là lănh thổ của Trung Quốc từ cổ đại”. 22 Trung Quốc khẳng quyết rằng các đảo này đă không chỉ được khám phá bởi các nhà hải hành Trung Hoa, mà đă thuộc quyền kiểm soát của Trung Hoa Đế Quốc từ thời nhà Minh (1368-1644). Tuy nhiên, phía Việt Nam vừa mới đánh bại hai quyền lực đế quốc. Liệu Trung Quốc có thể đưa ra sự đe dọa tương tự nào chăng? Chính v́ thế, các nhà lănh đạo quân sự tại Việt Nam đă đồng ư rằng thời cơ đă đến để khôi phục các thẩm quyền lănh thổ có tầm quan trọng về mặt lịch sử và chiến lược.
Đông Dương: Đông Dương là một từ ngữ địa chính trị để chỉ một khu vực ngày nay bao gồm ba nước có chủ quyền: Căm Bốt, Lào, và Việt Nam. Biên giới phía bắc của Đông Dương giáp liền các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc. Trong ba quốc gia nguyên thủy của Đông Dương, chỉ có Căm Bốt là không có chung biên giới với Trung Quốc, nằm phía nam Lào và phía tây Việt Nam. Khởi sự từ cuối thế kỷ 19, các nước này, ở các lúc khác nhau, từng nước được kết hợp vào một liên bang rộng lớn hơn gọi là Đông Dương dưới sự cai trị của người Pháp. 23 Khi phe cộng sản Việt Nam bắt đầu chiến dịch rộng lớn chống lại chủ nghĩa đế quốc ngoại lai hồi nửa đầu thế kỷ thứ 20, cuộc nổi dậy bao gồm các binh sĩ đến từ tất cả ba nước Đông Dương.
Sau Thế Chiến II, người Pháp t́m cách tại thiết lập sự kiểm soát trong thực tế trên Đông Dương, vốn bị mất vào tay các lực lượng Nhật Bản một cách ngắn ngủi trong khoảng từ 1941 đến 1945. Người Pháp khá dễ dàng giành lại quyền lực chính trị tại Căm Bốt và Lào, nhưng đă gặp khó khăn trong việc thương thảo một giải pháp với lănh tụ cộng sản chính yếu tại Việt Nam, Hồ Chí Minh, kẻ cầm đầu Liên Đoàn Cách Mạng Giành Độc Lập cho Việt Nam [sic] (Việt Minh) vào lúc đó. Hai phía đă không giải quyết được các sự khác biệt của họ một cách ḥa b́nh, và chiến tranh đă bùng nổ trong Tháng Mười Hai 1946. Vào năm 1953, chiến địch của người Pháp để tái chiêm Đông Dương tiến gần đến sự thất bại. Tháng Mười Một 1953, Căm Bốt được thừa nhận là một quốc gia độc lập. Bảy tháng sau đó, sau một cuộc bao vây 56 ngày thành công tại pháo đài Điện Biên Phủ tại Việt Nam chống lại các lực lượng Pháp, Paris đă kêu gọi một sự chấm dứt việc giao tranh. Các viên chức Việt Minh và Pháp gặp gỡ tại Geneva, Thụy Sĩ trong Tháng Bảy 1954 để thương thảo các chi tiết của cuộc ngừng bắn. Hiệp ước sau cùng đă trao quyền kiểm soát Việt Nam phía bắc vĩ tuyến thứ 17 cho phe cộng sản, trong khi phe tư bản đă giành quyền kiểm soát trên lănh thổ phía nam vĩ tuyến thứ 17. Trong bất kỳ trường hợp nào, ư tưởng về một liên bang Đông Dương (đặc biệt dưới sự kiểm soát của Việt Nam) vẫn dằng dai trong đầu óc của nhiều người Việt Nam sau khi độc lập. Chính v́ thế Hà Nội có thể được dự đoán đă khởi sự các kế hoạch để chinh phục Căm Bốt và Lào theo sau sự tái thống nhất trong năm 1975.
Khái niệm về một liên bang Đông Dương tho6ng’ nhất dưới sự bảo trợ của Việt Nam và, bởi sự nối dài, của Sô Viết đă không đứng vững đối với Bắc Kinh, bởi các sự phân nhánh chính trị sẽ đặc biệt bất lợi cho các quyền lợi chính trị của Trung Quốc. 24 Hậu quả, ngay từ 1954, Bắc Kinh đă t́m cách tăng cường vị thế của nó đối với vấn đề kiểm soát Đông Dương. Thí dụ, phía Trung Quốc đă ngăn cản Căm Bốt và Lào không được tham dự hội nghị Geneva 1954 với tư cách các thành viên thực thụ bởi có ảnh hưởng của Việt Minh trên chính trị của Căm Bốt và Lào vào lúc đó. Rơ ràng, nếu Căm Bốt và Lào được phép tham dự như các thành viên thực thụ, họ sẽ mang lại cho phái đoàn Việt Minh đ̣n bẩy chính trị quá mức liên quan đến Đông Dương. Hồi đầu thập niên 1960, phía Trung Quốc đă bắt đầu ủng hộ nhà lănh đạo Căm Bốt, ông Hoàng Sihanouk, kẻ được nghĩ đứng trung lập trong cuộc đấu tranh giữa các nước công sản và phi cộng sản. Phía Trung Quốc đă ủng hộ ông hoàng bởi v́ Việt Nam đă sẵn phô bày các dấu hiệu xâm lược đối với phần c̣n lại của Đông Dương cũng như các quan hệ sâu đậm hơn với Sô Viết. Vào đầu thập niên 1970, Bắc Kinh đă bắt đầu ủng hộ mạnh mẽ tổ chức Khmer Đỏ của Căm Bốt với nhà lănh đạo công sản, Pol Pot, nghiêng về Bắc Kinh hơn là Việt Nam và Liên Bang Sô Viết. Phía Trung Quốc vẫn tiếp tục trợ giúp phe Khmer Đỏ ngay cả sau khi nó đă nắm sự kiểm soát hoàn toàn Căm Bốt trong Tháng Tư 1975. Phía Trung Quốc cũng tích cực cổ vũ Pol Pot kháng cự lại các tham vọng của Việt Nam tại Đông Dương với bất cứ giá nào. Pol Pot rơ ràng đă đón nhận sự cố vấn từ Bắc Kinh một cách hoàn toàn nghiêm chỉnh: sau khi kư kết một thỏa ước viện trợ quân sự với Trung Quốc trong Tháng Chín 1977, ông ta đă không để phí thời gian để leo thang các chiến sự với Việt Nam. Trong Tháng Mười Một 1977, các viên chức Trung Quốc và Việt Nam đă tổ chức các cuộc đàm phán nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng. Phía Trung Quốc đă đ̣i hỏi rằng các lực lượng Việt Nam triệt thoái hoàn toàn ra khỏi miền đông của Căm Bốt. Hà Nội bác bỏ sự yêu cầu, và các quan hệ Trung – Việt rẽ vào một khúc ngoặt tồi tệ hơn.
Sự Xung Đột Chủng Tộc: Phản ứng trước các cuộc đàm phán song phương bị thất bại với Trung Quốc, từ Tháng Năm đến Tháng Sáu năm 1978 Việt Nam đă trục xuất khoảng 100,000 người Trung Quốc ra khỏi xứ sở của họ. Đến Tháng Bảy, con số lên tới 150,000 người. Chiến dịch th́ tàn nhẫn và cố ư. Phía Việt Nam lư luận rằng nếu khu vực biên giới có thể được thanh lọc loại bỏ bất kỳ người Trung Quốc nào, các cuộc tranh chấp lănh thổ sẽ tự nhiên biến mất, cũng như bất kỳ cơ hội nào cho các Hoa kiều hải ngoại tham gia vào công tác gián điệp. Chiến lược của họ bị phản đ̣n: không lâu, các biến cố báo động đă phát sinh giữa các thường dân và các binh sĩ. Vào ngày 4 Tháng Năm 1977, thí dụ, “[một] biến cố đẫm máu đă bùng nổ tại Hữu Nghị Quan với 51 công nhân Trung Quốc bị thương tích bởi 500 binh sĩ Việt Nam”. 25 Ít ngày sau đó, Hà Nội xúc tiến việc trục xuất của ḿnh và trong ṿng hai tuần, ít nhất 57,000 Hoa Kiều nữa bị buộc phải từ bỏ các ngôi nhà của họ. Vào ngày 24 Tháng Năm, Bắc Kinh đă mất tất cả sự kiên nhẫn, và bắt đầu công khai quở trách Hà Nội. Vào ngày 29 Tháng Năm, Bắc Kinh “đă tố cáo Việt Nam về các sự độc ác đối với người Trung Quốc tại Việt Nam, bao gồm các vụ bắt giữ tập thể, giết hại tập thể, và nổ súng vào các người tỵ nạn băng ngang biên giới đất liền và chạy trốn bằng thuyền”. 26 Sự việc này được tiếp nối bằng “một loạt phim tài liệu về nỗi thống khổ của dân tỵ nạn để làm sáng tỏ các lập luận của Bắc Kinh”. 27
Các biến cố trong Tháng Sáu và Tháng Bảy đă diễn biến một cách dồn dập. Trong một nỗ lực để đ́nh chỉ cuộc di cư, Bắc Kinh đă ra lệnh toàn thể biên giới Trung – Việt bị khóa lại vào ngày 11 Tháng Bảy. Một cách khả dĩ dự đoán, chính sách này đă thất bại và phía Trung Quộc bị buộc phải tiếp tục thu nhận hàng ngh́n dân tỵ nạn. Trong khi đó người Hoa tại miền nam Việt Nam đang cố gắng một cách điên cuồng để vượt thoát bằng thuyền. Trong số họ, nhiều người bị bắt và bị giam cầm. C̣n nữa, các kẻ ở lại thường “bị đuổi việc, khai trừ, ngược đăi và khẩu phần thực phẩm bị cắt”. 28 Sau hết, khoảng 200,000 người gốc Hoa đă bị trục xuất ra khỏi Việt Nam. 29 Sự xua đuổi th́ quá nặng nề và độc ác đến nỗi phía Trung Quốc một cách đương nhiên đă kể nó như một lư do chính yếu tại sao họ sau rốt đă lựa chọn việc tấn công Hà Nội. 30
Quan Hệ Sô Viết – Việt Nam: Như đă sẵn đề cập tới, liên minh Trung Quốc – Việt Nam đă suy đồi hơn nữa v́ các viễn ảnh của một Đông Dương tái thống nhất. Phóa Trung Quốc cảnh cáo Việt Nam rằng bất kỳ sự xâm lăng nào vào Căm Bốt và Lào sẽ không thể được tha thứ và khuyến dẫn sự trừng phạt vũ trang. Phía Việt Nam đă không bị khuất phục.
Trong khi đó, các chiến lược gia Sô Viết tại Mạc Tư Khoa đă bắt đầu dự liệu cách khai thác sự rạn nứt mới giữa Trung Quốc – Việt Nam như một phương tiện để phát huy một liên minh giữa chính họ với phía Việt Nam. Giống như Trung Quốc, Sô Viết đă nhận thức được trị giá chiến lược lớn lao của Đông Dương, cũng thế phía Việt Nam đă nhận thức được tầm quan trọng của sự ngăn cấm của Sô Viết đối với Bắc Kinh. Phía Trung Quốc cáo giác rằng sự ủng hộ mới của Sô Viết cho Việt Nam vừa không cần thiết lẫn chông Trung Quốc trong động lực. Liên Bang Sô Viết đă sẵn là nước rộng lớn nhất trên trái đất về lănh thổ, và chính v́ thế, Sô Viết đă không có nhu cầu nối dài các lực lượng quân sự của họ đến Đông Dương trừ khi nó liên can đến một vài loại động lực. Đó là lư do tại sao các viên chức Trung Quốc nghi ngờ Sô Viết về việc thương thảo các kế hoạch để xây dựng các căn cứ hải quân tại Việt Nam và Căm Bốt như một phần của một đại chiến lược nhằm bao vây Trung Quốc từ Mũi Phi Châu (Horn of Africa) cho tới Vladivostock. 31 Nếu Sô Viết có thể thành công trong việc bao vây Trung Quốc, họ sẽ không chỉ ở vào một vị thế chiến lược để giành giựt sự kiểm soát thế giới cộng sản khỏi tay Trung Quốc, mà c̣n sẽ thu đoạt được một bàn đạp tại Đông Nam Á, từ đó gây xáo trộn mậu dịch quốc tế giữa khối Tây Phương và Nhật Bản, Nam Hàn, và Đài Loan. Quần Đảo Trường Sa với các dự trữ dầu khí phong phú chắc chắn cũng nằm trong tầm ngắm của Sô Viết.
Sự Phân Hóa Sau Chót
Vào cuối Tháng Mười 1978, các sứ giả Việt Nam lên đường sang Liên Bang Sô Viết để thảo luận khả tính của việc thi hành một “Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác” chung có hiệu lực trong một phần tư thế kỷ. Cuộc thảo luận diễn tiến tốt đẹp: chưa đầy một tuần lễ, vào ngày 3 Tháng Mười Một 1978, bản hiệp ước được kư kết. Bản thỏa ước này không chỉ là bản thỏa ước đầu tiên trong vùng đó đối với Sô Viết, nó cũng c̣n có giá trị như một chiến thắng địa chính trị bằng việc hợp pháp hóa một sự củng cố quân sự của Sô Viết tại Đông Dương. Lời mở đầu và chín điều khoản đầu tiên của liên minh nói đến sự hợp tác Sô Viết – Việt Nam trong mọi lănh vực khả dĩ, cũng như một sự xác định sự thống nhất của hệ thống xă hội chủ nghĩa thế giới và nhu cầu kháng cự lại mọi mưu toan của phe đế quốc nhằm bành trướng.
Trong khi các điều khoản của bản hiệp ước chỉ quy định “sự tham khảo” nếu một trong hai quốc gia nằm dưới sự tấn công, giọng điệu tổng quát rơ ràng tỏ lộ một sự ràng buộc quân sự mạnh mẽ hơn giữa Việt Nam và Liên Bang Sô Viết. 32 Nh́n về điều đó, Bắc Kinh đă luận giải rằng Sô Viết muốn xây dựng các cơ sở quân sự tại và chung quanh Việt Nam. Tương tự, phía Trung Quốc cũng tiên đoán rằng Việt Nam sẽ sử dụng thỏa ước mới với Sô Viết như một phương tiện để đẩy xa hơn nữa các tham vọng chính trị của chính họ tại Đông Dương.
Phía Trung Quốc đă phản ứng với ác cảm đối với hiệp ước Sô Viết – Việt Nam. Trong thực tế, trong ṿng một tuần lễ ngày ban hành hiệp ước, các viên chức Trung Quốc đă loan báo sự thù nghịch của họ: “Táo tợn bởi sự ủng hộ của Sô Viết, nhà chức trách Việt Nam cao ngạo nh́n nhân dân Trung Quốc vĩ đại là dễ bị bắt nạt … Chúng tôi nghiêm khắc cảnh cáo nhà cầm quyền Việt Nam: Hăy rút bàn tay tội lỗi của các người ra khỏi lănh thổ Trung Quốc”. 33 Trong khi các lời phát biểu ban đầu như thế c̣n giữ vẻ lịch sự ngoại giao, các tuyên bố sau này có tính chất đấu tranh :
Việt Nam đă đi đủ xa trong việc theo đuổi đường lối chống Trung Quốc của nó. Có một giới hạn trong sự kiễn nhẫn và kiềm chế của nhân dân Trung Quốc… Chúng tôi muốn cảnh cáo các nhà chức trách Việt Nam rằng nếu họ, trở nên táo tợn bởi sự ủng hộ của Mạc Tư Khoa, đang t́m cách được đằng chân lân đằng đầu và tiếp tục hành động trong cung cách hoang đàng này, họ nhất thiết sẽ gặp phải sự trừng phạt mà họ xứng đáng [nhận lănh]. 34
Vào đầu Tháng Một, các nhà lănh đạo Trung Quốc c̣n nói đến việc “dạy cho Việt Nam một bài học”. 35
Trong khi đó, một loạt các cuộc tấn công vũ trang giữa các lực lượng Trung Quốc và Việt Nam đă làm các sự căng thẳng leo thang. Vào đầu Tháng Hai, Trung Quốc “đă tập hợp 330,000 binh sĩ, 1,200 xe tăng, ít nhất 1,500 khẩu trọng pháo, và gần 1,000 phi cơ chiến đấu dọc theo biên giơi trên đất liền giữa Trung Quốc và Viêt Nam, và một hạm đội lớn lao khác thường cũng đă tụ tập ngoài khơi đảo Hải Nam” như một dấu hiệu biểu lộ sự bất măn của họ. 36 Việt Nam, một cách tiên đoán được, đă phản ứng với sự phẫn uất và thù nghịch. Vào đầu Tháng Hai 1979, mối đe dọa của một sự trả đũa của Sô Viết là yếu tố duy nhất c̣n lại khả dĩ có đủ trọng lượng chính trị để ngăn cấm Trung Quốc khỏi việc tấn công Việt Nam.
Cuộc Xung Động Công Khai
Vào sáng ngày 17 Tháng hai 1979, từ 100,000 đrến 180,000 binh sĩ Trung Quốc đă tấn công Việt Nam với “các đợt pháo kích cực kỳ dữ dội, theo sau bởi các đơn vị thiết giáp” bất kể sự đe dọa trả đũa của Sô Viết. 37 Cuộc tấn công của Trung Quốc đă nhắm vào sáu tỉnh biên giới: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, và Lai Châu. Trong khi cuộc tấn công chớp nhoáng buổi sáng thực sự làm cho quân đội Việt Nam bị bất ngờ, nó đă không khích động đủ sự hoảng loạn tại Hà Nội để làm gián đoạn các hoạt động của chính phủ. Trong thực tế, trái với các kế hoạch của Trung Quốc, chính phủ Việt Nam đă đưa ra các lời tuyên bố công khai tức thời gọi các nhà lănh đạo tại Bắc Kinh là “các tội phạm chiến tranh, c̣n độc ác hơn cả Hitler”, và và tŕnh bày phương cách làm sao Việt Nam sẽ nh́n thấy một chiến thắng vĩ đại và vinh quang trước Trung Quốc. 38 Hơn nữa, các tướng lĩnh Việt Nam đă ra lệnh bố trí từ 75,000 đến 100,000 binh sĩ và dân quân biên giới tại tiền tuyến. Chưa đầy một tháng sau đó hai đội quân Việt Nam và Trung Quốc đă đ́nh chỉ sự tàn sát.
Phân Tích
Sự phân tích cuộc xung đột Trung – Việt được chia thành hai thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất bắt đầu vào nửa sau của thập niên 1970, và chấm dứt với Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác Sô Viết – Việt Nam năm 1978. Thời kỳ thứ nh́ bắt đầu ngay sau Hiệp Ước Sô Viết – Việt Nam 1978 và kết thúc với sự bùng nổ của cuộc xung đột Trung – Việt 1979. Sự đảo ngược định hướng của phía Trung Quốc trong thời khoảng xác định ở trên có thể được quy kết cho các sự biến đổi khách quan và cá biệt trong khuôn khổ lư thuyết về nguyên trạng. Trong thời kỳ một, Trung Quốc hoạt đông dưới một định hướng ít nhiều tích cực trong đó nguyên trạng được xác định bởi sự thiếu cương quyết và vô năng lực của Việt Nam so với Trung Quốc. Trong thời kỳ hai, một vài biến cố kể cả sự kư kết hiệp ước Sô Viết – Việt Nam năm 1978 hợp lại đưa đến một sự đảo ngược trong định hướng từ tích cực thành tiêu cực về phía Trung Quốc. Bởi có sự đảo ngược, phía Trung Quốc dần hướng đến một cách tiêu cực và chính từ đó đă tấn công Việt Nam.
Định Hướng Tích Cực
Các Sự Kiện Chủ Yếu: Vào mùa thu 1970 chính sách của Trung Quốc đối với Bắc Việt đă trải qua một sự thay đổi chính yếu. Trước đây, Bắc Việt đă dựa nặng nề vào sự trợ giúp của Trung Quốc trong cuộc đấu tranh của nó chống lại phe đế quốc ngoại lai và Sàig̣n. Tuy nhiên, trong nửa sau của 1970, Hà Nội đă bắt đầu t́m kiếm ngày càng nhiều hơn sự ủng hộ của Sô Viết trong khi giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc (v́ các lư do nói rơ ở phần hai). Chín năm nối tiếp đă chứng kiến một t́nh trạng suy đồi dần dà nhiều hơn trong các quan hệ Trung – Việt đối chọi với một sự tăng trưởng tương ứng trong sự hợp tác giữa Liên Bang Sô Viết và Việt Nam.
Vào ngày 3 Tháng Mười 1971, các nhà ngoại giao Sô Viết đă đến Hà Nội để thương thảo một vài thỏa thuận liên quan đến viện trợ kinh tế và quân sự song phương. Không lâu sau đó, một phái đoàn cao cấp khác của Sô Viết đă đến thăm Hà Nội. Trong đó có các viên chức cao cấp chẳng hạn như Thứ Trưởng Quốc Pḥng và Tư Lệnh Lực Lượng Pḥng Không Sô Viết. Phái đoàn đă ở lại Hà Nội cho đến tận Tháng Ba 1972 trong khi một khối các quân khí của Sô Viết bao gồm từ “các xe tăng, pháo binh tầm xa, hỏa tiễn pḥng không lưu động, và các hỏa tiễn SA-2 đă đến Bắc Việt” với trị giá vào khoảng 700 triệu. 39
Trong Tháng Mười 1975, các sứ giả Việt Nam đă đến thăm Liên Bang Sô Viết để kư kết hai hiệp định viện trợ kinh tế quan trọng theo đó Sô Viết sẽ cung cấp sự trợ giúp tài chính cho Việt Nam trong một thời hạn năm năm. Ngoài ra, các viên chức Sô Viết có cho hay một sự thỏa thuận đă đạt được với Hà Nội về một sự quản trị hỗn hợp các chiến lược kinh tế quốc gia của Việt Nam và Liên Bang Sô Viết cho giai đoan từ 1976 đến 1980. Sô Viết cũng có nói rằng họ đă mời Hà Nội gia nhập Hội Đồng Trợ Giúp Kinh Tế Hỗ Tương (Council for Mutual Economic Assistance), và trong Tháng sáu 1978, Việt Nam đă kư gia nhập thành một hội viên. 40
Vào năm 1975, điều đă trở thành hiển nhiên rằng Sô Viết lao vào một đường hướng để đồn trú nhân viên quân sự tại Việt Nam và Căm Bốt. 41 Chiến lược của Sô Viết th́ thẳng tuột. Nó đ̣i hỏi quân đội Sô Viết bao quanh và xiết chặt sườn phía đông của Trung Quốc từ thành phố Vladivostok ở phía bắc cho đến Vịnh Cam Ranh ở phía nam. Nó cũng t́m cách kiểm soát Eo Biển Malacca để ngăn trở các tuyến đường dầu hỏa và hải quân đến Âu Châu và Hoa Kỳ. Hơn nữa, mục đích của Sô Viết được phủ chùm bên trên bởi hai ước vọng sinh đôi của Việt Nam nhằm thiết lập Việt Nam như một quyền lực cấp vùng và giáng một đ̣n nặng nề vào uy tín của Trung Quốc.
Vào ngày 3 Tháng Mười Một 1978, các đại biểu từ Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đă kư kết một Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác với Liên Bang Sô Viết có hiệu lực trong hai mươi lăm năm. Đó là một chiến thắng ngoại giao cho cả Sô Viết lẫn Việt Nam, nhưng là một thất bại lớn lao cho Trung Quốc. Sô Viết và Việt Nam đă “chơi một canh bài lớn” chống lại Trung Quốc và đó không phải là một ván bài mà Trung Quốc sẽ dễ dàng quên được. 42
Phân tích: Điều kỳ lạ rằng, trong suốt thời kỳ trước khi có hiệp ước Sô Viết – Việt Nam, phía Trung Quốc đă không có hành động quả quyết nào khi Việt Nam ngày càng nghiêng về các quan hệ với Sô Viết. Bắc Kinh đă hay biết rất rơ về các mối nguy hiểm chiến lược trong việc cho phép Liên Bang Sô Viết giành được một bàn đạp tại Đông Dương từ lâu, trước ngày 3 Tháng Mười Một 1978. Song, nó không hề cố gắng can thiệp trực tiếp nhằm chặn đứng chuỗi biến cố dẫn dắt đến sự kư kết hiệp ước Sô Viết – Việt Nam. Đúng theo lư thuyết ngăn cấm hữu lư, các quốc gia quyết định liệu có nên sử dụng lực lượng quân sự dựa trên một sự so sánh tính hữu dụng kỳ vọng của việc sử dụng hay không sử dụng lực lượng như thế, và họ lựa chọn giải pháp có tầm hữu dụng kỳ vọng lớn nhất. Nếu điều này là thế, điều phải kết luận rằng việc lựa chọn không tấn công Việt Nam trước khi có hiệp ước Sô Viết – Việt Nam là không hữu lư.
Để làm sáng tỏ điểm nêu trên, trước tiên hăy cứu xét rằng cho đến khi hiệp ước Sô Viết – Việt Nam được thi hành, Trung Quốc đă có cả sức mạnh quân sự và nhân lực sống động để tràn ngập Việt Nam với ít khả tính có sự can thiệp từ bên ngoài. Sau đó, cứu xét rằng các hành động được thực hiện bởi Sô Viết để nuôi dưỡng các quan hệ với Việt Nam đă xảy ra trong các giai đoạn có thể nhận thấy và tăng trưởng dần dần trong một thời khoảng chín năm. Điều không mấy hữu lư chiếu theo các sự kiện này rằng phía Trung Quốc lại không xiết chặt sự ngoan cố của Việt Nam trước khi quá trễ.
Tôi lập luận rằng phía Trung Quốc đă thiếu sót không hành động ở một thời điểm thích hợp bởi v́ một định hướng tích cực đă chế ngự sự nhận thức của họ trước khi có hiệp ước Sô Viết – Việt Nam. Các quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam đă bị mất cân bằng và bất b́nh đẳng ngay từ khởi điểm: Trung Quốc thống trị Việt Nam. Hơn nữa, các hiệu ứng làm suy yếu của cuộc nội chiến Việt Nam trước khi có sự tái thống nhất có nghĩa rằng phía Trung Quốc đă có ít lư do để lo ngại về một kẻ đua tranh hiện h́nh tại sườn phía nam của họ. Để giải thích thêm, hăy cứu xét đến điều sau đây: phe cộng sản Việt Nam đă cần và t́m kiếm sự trợ giúp của Trung Quốc để giành thắng cuộc chiến tranh của họ chống lại phe tư bản và phe đế quốc. T́nh trạng này hấp dẫn đối với phía Trung Quốc bởi nó phô bày thế thượng phong tương đối của họ. Ngoài ra, bởi phía Việt Nam đang có chiến tranh giữa họ với nhau, phía Trung Quốc biết rằng không bên nào đủ mạnh để chống đối họ một cách đơn phương. Điều cũng cần nh́n nhận rằng, chừng nào mà phía Việt Nam vẫn c̣n bị phân chia trong chiến tranh, phần c̣n lại của Đông Dương sẽ tiếp tục bị lệ thuộc vào ḷng từ thiện của Trung Quốc. V́ thế, phía Trung Quốc đă nhận thấy nguyên trạng hoàn toàn thoải mái, và theo đó, đă không có động lực để thay đổi nó. Kết quả, ngay cả các hành vi sỗ sàng và lập lại nhiều lần của sự coi thường từ phía Việt Nam đối với các đặc ưu quyền của Trung Quốc đă không khích động một sự đối phó mạnh bạo bởi Trung Quốc. Chỉ khi quá trễ “một cách hữu lư”, phía Trung Quốc mới khởi sự bất kỳ hành động nào để đảo ngược t́nh trạng thoái hóa.
Định Hướng Tiêu Cực
Các Sự Kiện Chủ Yếu: Khi các nhà lănh đạo Trung Quốc trải qua các cảm giác của sự thất vọng và khả dĩ bị xâm kích trên hiệp ước Sô Viết – Việt Nam, “các lực lượng vũ trang của cộng sản Việt Nam đă khởi sự một cuộc xâm lăng toàn diện vào Căm Bốt cộng sản” hôm 25 Tháng Mười Hai 1978. 43 Hai tuần sau đó, quân du kích Căm Bốt do Việt Nam hậu thuẫn đă thành công trong việc lật đổ chính phủ Căm Bốt hợp pháp. Đương nhiên, Trung Quốc đă tố cáo các hoạt động quân sự của Việt Nam và nối kết chúng với âm mưu của Sô Viết nhằm khóa chặt sườn phía đông của Trung Quốc. Trong khi đó, Sô Viết đă thành công trong việc chuyển vận một lực lượng viễn chinh đến miền nam Việt Nam. Để làm vấn đề tệ hại hơn nữa đối với Trung Quốc, hôm 25 Tháng Một 1979, phía Việt Nam đă nhấn mạnh chiến thắng ngoại giao của họ bằng việc cử hành buổi lễ kỷ niệm năm thứ 109 cuộc chiến thắng quân sự của Việt Nam đối với Bắc Kinh vào năm 1789 dưới thời trị v́ của Quang Trung Hoàng Đế”. 44 Vào cuối Tháng Một 1979, thái độ của Trung Quốc đối với Việt Nam đă cứng rắn hơn, và cơn thịnh nộ của các lời kêu gọi cầm vũ khí cho thấy rằng phía Trung Quốc đă bị xô đẩy quá xa.
Quân đội Trung Quốc đă tấn công Việt Nam lúc 5 giờ sáng ngày 17 Tháng Hai, 1979. Thoạt đầu nó đă đạt được các thắng lợi đáng kể về đất đai, trong khi các chiến đấu cơ của Trung Quốc bỏ bom xuống các cơ xưởng, nhà máy điện, và các cơ sở truyền thông khắp miền bắc Việt Nam [? sic, Trung quốc đă áp dụng chiến thuật cổ điển “tiền pháo hậu xung” với biển người, không thấy có tài liệu nào khác nói về việc tham chiến của không quân Trung Quốc trong cuộc xung đột, chú của người dịch]. Khi cuộc xung đột leo thang, quân số của các lực lượng trên đất liền của Trung Quốc lên tới khoảng 600,000 quân. 45 Mục tiêu của việc bố trí quá nhiều binh sĩ là nhằm buộc quân trừ bị của Việt Nam trú đóng tại Căm Bốt phải di chuyển đến tiền tuyến. Phía Trung Quốc lư luận rằng nếu họ có thể buộc Việt Nam phải rút quân càng nhiều càng tốt ra khỏi Căm Bốt, sẽ chỉ c̣n rất ít binh sĩ ở lại để kiểm soát Căm Bốt vào lúc kết thúc cuộc xung đột. Trong khi về mặt chiến lược có vẻ vững chắc, chiến thuật đă thất bại: Việt Nam đă chiếm đóng Căm Bốt trong suốt thập niên 1980.
Trung Quốc đă tấn công Việt Nam để mang sự tín nhiệm đến cho sự cảnh cáo của nó rằng Trung Quốc đă không lo sợ để dạy cho lân bang phía nam một bài học. Một cách chính xác hơn, Trung Quốc muốn Hà Nội hiểu một cách khẳng quyết rằng nó sẽ tấn công và không bao giờ ngừng tấn công nếu hành động quân sự tại Căm Bốt vẫn tiếp tục và nhiều binh sĩ Sô Viết hơn nữa đến Vịnh Cam Ranh. Sự phản kháng [démarche, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] của Trung Quốc cũng được dùng như một lời cảnh cáo đối với các nước khác: các sự khiêu khích quá đáng chống lại Trung Quốc sẽ đưa đến sự trả đũa hoàn toàn.
Phân Tích: Về mặt lư thuyết, cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1979 đánh Việt Nam th́ không hữu lư. Các xác xuất cho một cuộc công kích quân sự thành công đánh vào Việt Nam ở thời điểm đó th́ quá thấp cho bất kỳ một sự phân tích hữu lư thích đáng nào để biện minh cho nó. Chính xác hơn, một sự phân tích lợi/hại sẽ cho thấy các lợi lộc tương đối của một sự tổn hại trong trận chiến th́ ít thuận lợi hơn khi so sánh với các hiệu quả của một sự tổn hại chắc chắn của sự bất động. Để chứng minh điều này, hăy cứu xét đến các sự kiện kể sau. Phía Sô Viết đă sẵn trú đóng binh sĩ tại Việt Nam. Việt Nam là các chiến sĩ cứng cáp trong khi Trung Quốc không phải như thế. Phía Sô Viết sở đắc một sức mạnh quân sự khổng lồ, đặc biệt trong năng lực công kích hạt nhân đến nỗi ngay quốc gia hùng mạnh như Hoa Kỳ đă cự tuyệt các lời kêu gọi chiến đấu bên cạnh Trung Quốc v́ lo sợ sự trả đũa của Sô Viết. Theo nhận thức đó, lư thuyết ngăn cấm hữu lư không có sự giải thích rành mạch nào cho các hành động dữ dội của Trung Quốc.
Tôi lập luận rằng phía Trung Quốc tiến hành buớc chuyển động quân sự quyết liệt hôm 17 Tháng Hai 1979 bởi v́ nhiều biến cố bất lợi đă ảnh hưởng đến uy tín và an ninh quốc gia của Trung Quốc từ 1970 đến 1978. Một cách cụ thể hơn, các biến cố giữa các năm 1970 và 1978 hợp lại đă đặt Trung Quốc vào một định hướng tiêu cực, khiến trở thành kẻ chấp nhận rủi ro: bất kể các phí tổn kinh tế và xă hội ra sao, phản ứng chủ quan của Trung Quốc trước định hướng tiêu cực đă buộc nó đi theo một đường lối hành động nhiều rủi ro liên can đến các xác xuất thấp của các khoản thu hồi lớn trong trường hợp có sự thua lỗ. Động thái như thế không hề được tiên đoán trong lư thuyết ngăn cấm hữu lư. Sự kư kết hiệp ước Sô Viết – Việt Nam đă đánh dấu một điểm đảo ngược trong định hướng của Trung Quốc từ tích cực thành tiêu cực. Hậu quả, phía Trung Quốc dần trở nên kẻ chấp nhận rủi ro nhiều hơn và đă tấn công Việt Nam.
Thảo Luận
Một số người có thể khẳng định rằng thời khoảng ngắn ngủi của cuộc xung đột Sô Viết – Việt Nam đại diện cho một quyết định hữu lư về phía Bắc Kinh để chuyển giao thông điệp quở trách của nó cho Việt Nam dựa trên một sự tính toán lợi/hại về các xác xuất trên sự không đáp ứng của Sô Viết đối với hành động của Trung Quốc trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. 46 Trên bề mặt, sự ước đoán này th́ dứt khoát một cách hấp dẫn, nhưng nó không để ư đến sự kiện rằng Trung Quốc lựa chọn để tấn công Việt Nam ở một thời cơ ít dẫn đến sự thành công nhất. Nói cách khác, nó đă không cứu xét đến khung cảnh rộng lớn của hoạt động quốc gia. Thí dụ hăy tưởng tượng rằng việc kư kết hiệp ước Sô Viết – Việt Nam mới chỉ hành động đầu tiên của các hành đông như thế được thực hiện bởi phía Việt Nam. Sẽ rất phi lư để nói trong trường hợp này rằng phía Trung Quốc sẽ nhất thiết tấn công Việt Nam. Khi đó, điều cần phải lư luận rằng một sự phân tích là liệu phía Trung Quốc đă có đặt kế hoạch tấn công chung cuộc của họ trên một số sự tính toán về thời điểm đáp ứng của Sô Viết nằm ngoài vấn đề. Quyết định tấn công Việt Nam phải được lượng giá trong khung cảnh rộng lớn hơn sao cho có thể tiến đến kết luận hữu lư nhất về các động lực của hoạt động quốc gia.
Các nhà phân tích khác có thể cố gắng để giải thích bản chất hỗn loạn của cuộc tấn công năm 1979 như là phát sinh từ các hậu quả của Cuộc Đại Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản. Một lần nữa, trong khi có vẻ hấp dẫn, sự tŕnh bày này hoàn toàn không có tính chất khả tín. Bằng chứng thực nghiệm gia tăng của sự nghiên cứu lư thuyết triển vọng cho thấy rằng các tác nhân lấy quyết định, một cách có hệ thống, dưa trên trạng thái của định hướng nhận thức của họ. Chính v́ thế, các sự hỗn loạn chính trị tiếp diễn gây ra bởi Cuộc Cách Mạng Văn Hóa không thể được xếp loại một cách hợp lư như là một biến số nội sinh (endogenous) ảnh hưởng đến các quyết định chính sách ngoại giao. Đúng hơn, có thể tiên đoán tiến tŕnh nhận thức định h́nh các sự lựa chọn mà các tác nhân thực hiện. Khi Bắc Kinh lấy làm thỏa măn với nguyên trạng, các tiến tŕnh nhận thức dẫn dắt đến các khuôn mẫu “không thích rủi ro” khả dĩ tiên đoán được dựa trên một định hướng tích cực. Ngược lại, sự bất măn với nguyên trạng dẫn đến tác phong “chấp nhận rủi ro” khả dĩ tiên đoán được tại Bắc Kinh dựa trên một định hướng tiêu cực. Từ đó, trước khi Hà Nội và Sô Viết kết hợp các lực lượng, phía Trung Quốc đă ở trong một khuôn khổ tích cực, và do đó, không thích rủi ro. Nhưng, sau khi có liên minh, Bắc Kinh rơi vào một định hướng tiêu cực, và đánh liều chấp nhận sự phẫn nộ của sự trả thù của Sô Viết.
Tuy nhiên, có một lập luận phản bác đáng phân tích sâu xa hơn. Theo một số sự phân tích chính trị, Bắc Kinh đă biểu lộ sự không sợ hăi các đe dọa ngăn cấm của Sô Viết tại Việt Nam bởi nó đă sẵn trắc nghiệm quyết tâm của Sô Viết hồi năm 1969 một cách trực tiếp. Phản ứng trước sự chiếm đóng bị cáo giác bất hợp pháp vào lănh thổ Trung Quốc, hôm 2 Tháng Ba 1969, các binh sĩ Trung Quốc đă phục kích lính tuần cảnh Sô Viết tại đảo Chenpao trên sông Ussuri. 47 Trong cuộc giao tranh theo sau, hàng tá quân tuần cảnh Sô Viết đă bị thương tích. Như được ước định, Sô Viết đă trả đũa (phản kháng) bằng xe thiết giáp và trọng pháo, nhưng sau rốt đă xuống thang. Trung Quốc đă thắng cuộc giao tranh và giành lại sự kiểm soát đất đai của nó. Từ đó nó đă đứng thẳng để lư luận rằng, khi nh́n đến sự đầu hàng của Sô Viết tại Chenpao, Trung Quốc đă tấn công Việt Nam trong năm 1979 mà không có sự lo sợ. Chính xác hơn, phía Trung Quốc có thể đă tính toán một cách hữu lư rằng, bởi Sô Viết đă không sẵn ḷng phát động chiến tranh ngay sau vụ Chenpao, nhiều phần họ cũng sẽ làm như thế tại Việt Nam. Tôi tin cách lư luận này đáng được điều tra hơn nữa.
Kết Luận
Ư tưởng rằng các quốc gia thực hiện các hành động như một kết quả của các sự tính toán hơn/thiệt, lợi/hại không tán trợ bằng chứng thực nghiệm: cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam đă xảy ra vào một thời điểm khi các xác xuất cho một sự chiến thắng hay ngay cả cho một lợi lộc đáng kể trong trường hợp thất trận th́ quá thấp cho bất kỳ sự phân tích lợi/hại hữu lư nào để biện minh cho nó. Ngược lại, cuộc tấn công của Trung Quốc th́ phù hợp với các sự tiên đoán của lư thuyết triển vọng. Trong một định hướng tích cực, Trung Quốc đă không thích rủi ro, lựa chọn không làm đảo lộn nguyên trạng bằng việc giao tranh với Việt Nam về mặt quân sự. Mặt khác, trong một định hướng tiêu cực, Trung Quốc trở nên chấp nhận rủi ro và đă tấn công Việt Nam ở một trong các thời điểm ít thích hợp nhất./-
___
CHÚ THÍCH
1. Baogang Guo, “Political Legitimacy and China’s Transition”, Journal of Chinese Political Science, vol. 8, số 1-2 (Fall 2003), 8.
2. Jeffrey Berejikian, “A Cognitive Theory of Deterrence”, Journal of Peace Research, vol. 39, số 2 (2002), 170.
3. Daniel Kahneman và Avos Tversky, “Prospect Theory and Analysis of Decision Making under Risk”, Econometrica, vol. 47, số 2 (1979), 263-291; Richard Thaler, “Toward a Positive Theory of Consumer Behavior”, Journal of Economic Behavior and Organization, vol. 1, số 1 (1980), 39-60.
4. George Quattrone và Avos Tversky, “Contrasting Rational and Psychological Analyses of Political Choice”, American Political Science Review, vol. 82 (1988), 23-36.
5. Berejikian, trong sách đă dẫn (op. cit.), 172.
6. Cùng nơi dẫn trên, 178-179.
7. King Chen, China’s War with Vietnam (Stanford, CA: Hoover Institution Press, 1986), xi.
8. Chang Pao-min, The Sino-Vietnamese Territorial Dispute (New York, NY: Praeger Publishers, 1986).
9. Cùng nơi dẫn trên, 48.
10. D. R. SarDesai, Vietnam: The Struggle for National Identity (Boulder, CO: Westview Press, Inc., 1992).
11. Các người dân Trung Hoa lục địa đă trở thành cộng sản từ năm 1949, và cai trị Trung Quốc từ Bắc Kinh.
12. Ram Kaushik và SusheelaKaushik, Back to the Front: The Unfinished Story in Vietnam (New Delhi, India: Orient Longman Limited, 1979).
13. Tucker Spencer, Vietnam (London, UK: University College London Press, 1999), 56.
14. Henry Kenny, Shadow of the Dragon: Vietnam’s Continuing Struggle with China and the Implications for U.S. Foreign Policy (Washington, DC: Brassey’s Inc., 2002).
15. SarDesai, trong sách đă dẫn, 7.
16. Cùng nơi dẫn trên.
17. Hai chị em bà Trưng đă nổi dậy chống lại sự cai trị của Trung Hoa giữa các năm 39-43 sau Công Nguyên. Xem Spencer, 7-8.
18. Spencer, trong sách đă dẫn.
19. SarDesai, trong sách đă dẫn , 7.
20. Chang, trong sách đă dẫn.
21. Xem “Spratly Islands Dispute”, www.american.edu/TED/SPRATLY.HTM, tiếp cận ngày 28 Tháng Tám, 2009).
22. Hemen Ray, China’s Vietnam War (Kalkaji, New Delhi: Radiant Publishers, 1983), 65.
23. Ronald Cima, “Vietnam: Historical Background”, trong sách biên tập bởi V. Largo, Vietnam: Current Issues and Historical Background (Hauppauge, NY: Nova SciencePublishers, Inc., 2002), 109.
24. Anne Gilks, The Breakdown of the Sino-Vietnamese Alliance, 1970-1979 (Berkeley, CA: Institute of East Asian Studies, 1992).
25. Chen, trong sách đă dẫn, 64.
26. Chang, trong sách đă dẫn, 31.
27. Cùng nơi dẫn trên, 31.
28. Steven Hood, Dragons Entangled: Indochina and the China-Vietnam War (Armonk, NY: M. E. Sharpe, Inc., 1992), 149.
29. Chang, trong sách đă dẫn, 50.
30. Hood, trong sách đă dẫn, 150.
31. Gilks, trong sách đă dẫn.
32. Cùng nơi dẫn trên, 217.
33. People’s Daily (10 Tháng Mười Một 1979), trong bản tin đài phát thanh BBC (British Broadcasting Corporation, SWB, FE 5966/A3/1-2, trong sách của Anne Gilks, 218-219.
34. Xinhua News Agency (24 Tháng Mười Hai 1978), 25, trong sách của Chang, 52.
35. New York Times (1 Tháng Hai 1979), A1.
36. Chang, trong sách đă dẫn, 52-53.
37. Chen, trong sách đă dẫn, 105.
38. Chinese Aggression against Vietnam (Hanoi, 1979), 113-28; trong sách của Ray, 101.
39. Cùng nơi dẫn trên, 54.
40. Ray, trong sách đă dẫn, 54-65.
41. Chen, trong sách đă dẫn.
42. Ray, trong sách đă dẫn, 92.
43. Stephen Morris, Why Vietnam Invaded Cambodia: Political Culture and the Causes of War (Stanford, CA: Stanford University Press, 1999), 5.
44. Ray, trong sách đă dẫn, 93.
45. Cùng nơi dẫn trên, 107.
46. Muốn có một sự giải thích tương tự, xem James Mulvenon, “The Limits of Coercive Diplomacy: The 1979 Sino-Vietnamese Border War”, Journal of Northeast Asian Studies, vol. 14, số 3 (Fall 1995), 68-89.
47. Robert Gates, From the Shadow (New York, NY: Simon & Schuster, 1996), 35-36./-
_____
Nguồn; Todd West, Failed Deterrence, The 1979 Sino-Vietnamese Conflict, Stanford University Journal of East Asian Affairs, Vol. 6, No. 1, Winter 2006, các trang 73- 85.
Ngô Bắc dịch và phụ chú
22.10.2012
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2012