Tal Tovy
NÔNG DÂN VÀ CÁC PHONG TRÀO CÁCH MẠNG:
VIỆT CỘNG,
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU ĐIỂN H̀NH
Ngô Bắc dịch
Đại Ư:
Trong thời Chiến Tranh Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ phối hợp cùng với chính phủ Nam Việt Nam đă thiết lập một kế hoạch khuyến khích sự đào ngũ khỏi Việt Cộng và “quay trở về ṿng tay của Dân Tộc Việt Nam”. Một sự thi hành thành công của kế hoạch này, Chương Tŕnh Chiêu Hồi (Open Arms), đă tùy thuộc vào một sự phân tích động lực của sự gia nhập vào Việt Cộng. Cuộc nghiên cứu đồ sộ về Việt Cộng trong suốt thời chiến tranh tập trung vào cơ cấu và các hoạt động của nó hơn là vào các khuôn mẫu của sự tham gia và sự đào ngũ khỏi hàng ngũ Việt Cộng. Một sự khảo sát các yếu tố đă dẫn đến sự gia nhập hay đào ngũ khỏi Việt Cộng có thể cung cấp các chỉ dẫn hữu hiệu hơn liên can đến tầm mức trong sự nhận thức của Hoa Kỳ về bản chất và đặc tính của cuộc chiến tranh. Mục đích của bài viết này là nhằm khảo sát các động cơ thúc đẩy người nông dân gia nhập hàng ngũ Việt Cộng. Cuộc nghiên cứu bắt đầu với một cuộc thảo luận trên các lư thuyết về động lực của nông dân để gia nhập các phong trào cách mạng. Bài viết tiếp tục với một sự phân tích xă hội Việt Nam mang lại căn bản cân thiết để hiểu được động cơ thúc đẩy nông dân gia nhập Việt Cộng. Sau cùng, bài viết thảo luận các lư do cho sự đào ngũ của nông dân ra khỏi tổ chức và đi đến kết luận rằng động lực thúc đẩy cho sự gia nhập không có bản chất ư thức hệ (tức chủ nghĩa cộng sản.)
*****
Các Từ Ngữ Then Chốt
Chương Tŕnh Chiêu Hồi, phản nổi dậy (counterinsurgency), chiến tranh tâm lư (psychological warfare), các phong trào cách mạng (revolutionary movements), Việt Cộng, Chiến Tranh Việt Nam (Vietnam War).
Trong thời Chiến Tranh Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ phối hợp cùng với chính phủ Nam Việt Nam đă thiết lập một kế hoạch khuyến khích sự đào ngũ khỏi Việt Cộng và “quay trở về ṿng tay của Dân Tộc Việt Nam”. Một sự thi hành thành công của kế hoạch này, Chương Tŕnh Chiêu Hồi (Open Arms), đă tùy thuộc vào một sự phân tích động lực của sự gia nhập vào Việt Cộng. Cuộc nghiên cứu đồ sộ về Việt Cộng trong suốt thời chiến tranh tập trung vào cơ cấu và các hoạt động của nó hơn là vào các khuôn mẫu của sự tham gia và sự đào ngũ khỏi hàng ngũ Việt Cộng. Một sự khảo sát các yếu tố đă dẫn đến sự gia nhập hay đào ngũ khỏi Việt Cộng có thể cung cấp các chỉ dẫn hữu hiệu hơn liên can đến tầm mức trong sự nhận thức của Hoa Kỳ về bản chất và đặc tính của cuộc chiến tranh. Mục đích của bài viết này là nhằm khảo sát các động cơ thúc đẩy người nông dân gia nhập hàng ngũ Việt Cộng. Cuộc nghiên cứu bắt đầu với một cuộc thảo luận trên các lư thuyết về động lực của nông dân để gia nhập các phong trào cách mạng. Bài viết tiếp tục với một sự phân tích xă hội Việt Nam mang lại căn bản cân thiết để hiểu được động cơ thúc đẩy nông dân gia nhập Việt Cộng. Sau cùng, bài viết thảo luận các lư do cho sự đào ngũ của nông dân ra khỏi tổ chức và đi đến kết luận rằng động lực thúc đẩy cho sự gia nhập không có bản chất ư thức hệ (tức chủ nghĩa cộng sản.)
Các nguồn tài liệu được sử dụng tại đây bao gồm các cuộc nghiên cứu xă hội và nhân chủng của xă hội Việt Nam được thực hiện trong thời kỳ chiến tranh. Mặc dù thường được uy nhiệm cho quân đội Hoa Kỳ, các cuộc nghiên cứu này không phản ảnh các khái niệm nặng về tác chiến, mà là các nỗ lực học thuật bao quát để t́m hiểu và thể hiện xă hội Việt Nam. 1
Một sự khám phá các động cơ thúc đẩy nông dân Việt Nam gia nhập hàng ngũ Việt Cộng là thiết yếu cho sự t́m hiểu sự tổ chức bởi nó đă thu hút được sức mạnh của nó từ lớp quân chúng này, vốn đă cung cấp cho Việt Công nơi trú ẩn và thực phẩm, và đă chiêu mộ nhân viên cho Việt Công từ thành phần này. Sự kiện lịch sử đúng là Việt Cộng đă tiếp nhận phần lớn các tiếp liệu của nó xuyên qua Đương Ṃn Hô Chí Minh, nhưng nhân lực của tổ chức đă đến từ dân chúng địa phương của Nam Việt Nam. Theo học thuyết của Mao Trạch Đông, các cuộc chiến tranh cách mạng đ̣i hỏi sự trợ giúp tích cực của một phần nhỏ trong dân chúng và sự ủng hộ thụ động của phần lớn dân chúng, đặc biệt là trong thành phần nông dân. Trong trường hơp Việt Nam, sự ủng hộ của nông dân c̣n quan trọng hơn, với sự kiện rằng Việt Cộng tự xưng là một phong trào nông dân. Tuy nhiên, là một phong trào chính trị, ư thức hệ, và cách mạng thế tục, Việt Cộng đă phải thích ứng các phương pháp của nó dành cho giới nông dân. 2 Nhu cầu để làm như thế phát sinh từ sự hiểu biết rằng binh sĩ du kích hoàn toàn lệ thuộc vào môi trường nông nghiệp trong đó họ gắng sức để phát động chiến tranh và v́ thế phải dành được sự đồng t́nh của giới nông dân. Mao có nói, “các nông dân với Du Kích Quân giống như nước với cá”. 3 Chiều hướng này đôi khi mang lại cảm tưởng về một cuộc xung đột giữa xă hội nông thôn với xă hội thành thị. Nhưng sự kiểm soát các khu vực nông thôn là giai đoạn đầu tiên để đạt được sự kiểm soát trên toàn thể xứ sở.
I. Nông Dân Và Các Phong Trào Cách Mạng:
Sự Phân Tích Giản Lược Về Lịch Sử và Lư Thuyết
Các nhà nghiên cứu khác nhau về các yếu tố đă dẫn dắt các xă hội nông nghiệp đến việc nổi dậy chống lại các chính quyền trung ương và gia nhập các phong trào cách mạmg, nhưng đồng ư rằng mục đích tối hậu của nông dân là một sự cải thiện trong tiêu chuẩn sinh sống về mặt kinh tế, chính trị, và xă hội. Song các cuộc nghiên cứu như thế đă dựa vào các khái niệm phương tây, chẳng hạn như tư bản chủ nghĩa, xă hội chủ nghĩa hay cộng sản chủ nghĩa, khi điều tra về các khuôn mẫu động tác của các xă hội nông nghiệp đang phát triển. Sự khó khăn về phương pháp này trở nên rơ ràng hơn qua các công tŕnh nghiên cứu cho thấy rằng các nông dân đă không chia sẻ một ư thức hệ chặt chẽ mà đúng hơn thừa nhận ư thức hệ này hay ư thức hệ kia tùy thuộc các t́nh huống.
Một trường phái tư tưởng khảo sát các yếu tố dẫn đến các cuộc nổi dậy của nông dân lập luận rằng sự bất ổn chính trị tại xă hội nông thôn tiến triển từ sự phá hủy xă hội truyền thống bởi chủ nghĩa tư bản đên cùng với chủ nghĩa thực dân (kinh tế đạo lư: moral economy). Một trường phái khác cho rằng các cuộc nổi dậy này bắt nguồn từ sự phá hủy các tầng lớp chính trị cổ truyền và các quan hệ chủ - khách thời tiền tư bản (kinh tế chính trị: political economy). Cả hai trường phái giả định rằng áp lực xă hội phát sinh từ các sự thay đổi quyết liệt được áp đặt trên các xă hội cổ truyền. xă hội nông thôn nói chung, và của Đông Nam Á nói riêng, được tiêu biểu bởi một hệ thống các quyền hạn và bổn phận quy định các quan hệ giữa các cá nhân và giữa họ với xă hội. Một khi sự cân bằng tế nhị làm cho hệ thống này bị xáo trộn, xă hội bị buộc phải đi t́m một hệ thống thay thế, hay nói cách khác, -- nổi dậy. 4
Sự kết hợp cả hai kiểu mău này có thể đựoc minh họa xuyên qua cuộc nổi dậy của người Việt Nam năm 1930. Sự kết hợp kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới xuyên qua hệ thống thực dân Pháp liên kết số phận của họ. Cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1930, khiến cho các thị trường thế giới sụp đổ, đă dẫn đến một sự sụt giảm mạnh mẽ trong giá gạo tại Việt Nam và gây ra một cuộc nổi dậy lan tràn ở nông thôn (1930-31). Tác giả White lập luận rằng giới nông dân Việt Nam đă mưu toan chống lại tiến tŕnh hiện đại hóa áp đặt bởi người Pháp. Tuy nhiên, cuộc chiến đấu đ̣i hỏi sự trợ giúp từ các lực lượng bên ngoài, phe dân tộc chủ nghĩa cũng như phe cộng sản, 5 chủ yếu phong trào dân tộc chiến đấu để giải phóng Việt Nam ra khỏi chế độ đế quốc của Pháp. Một sự liên kết trực tiếp theo đó đă được thiết lập giữa chủ nghĩa Cộng Sản thành phố và các giới ở nông thôn; nhưng vai tṛ được đóng giữ bởi Đảng Cộng Sản trong cuộc nổi dậy này chưa được rơ rệt, v́ cuộc nổi dậy có tính cách cổ truyền hơn là Cộng sản dân tộc [sic] trong tính chất, như trong trường hợp tại Trung Hoa hay tại Nga. 6
Sự phản kháng tại Việt Nam có tính chất tự phát và bị thôi thúc bởi các nạn thiếu thực phẩm. Giới lănh đạo Đảng Cộng Sản trong thập niên 1930 có tính chất chính thống trong bản chất trong việc tiếp nhận đúng nguyên văn chủ nghĩa Mác-xít Lenin-nít, tin tưởng rằng một cuộc cách mạng cộng sản dựa vào giới vô sản thành thị. Tuy thế, sự việc này giúp hiểu được một mức độ hợp tác nào đó đă hiện diện giữa giới lănh đạo cộng sản thành thị với cuộc nổi dậy ở nông thôn. 7 Mặc dù Pháp đă đàn áp một cách dễ dàng cuộc nổi dậy, tuy thế nó có tầm quan trọng cho sự phát triển cuộc đấu tranh tại Việt Nam. Nó chứng tỏ cho giới lănh đạo Cộng Sản rằng giới nông dân th́ đáng tin cậy hơn là giới vô sản thành thị. Hơn nữa, nó gây ra sự chuyển di trung tâm thu hút về chính trị, và quân sự sau này, từ các thành phố do Pháp chiếm đóng về các khu vực nông thôn. Các cán bộ chính trị, thường là các cư dân địa phưong, bắt đầu xuất hiện tại các làng xă để rao giảng các bài học về chủ nghĩa cộng sản. Các nỗ lực để truyền đạt bản chất triết lư – chính trị của chủ nghĩa cộng sản đă mau chóng bị bác bỏ để nghiêng về các ư tưởng đơn giản hóa và một sự nhấn mạnh liên tục vào truyền thống. Các nông dân được nói răng gia nhập cộng sản chủ nghĩa có nghĩa là chiến đấu chống lại chủ nghĩa đế quốc của Pháp, xóa bỏ các điền sản to lớn, và phát huy sự cải cách nông nghiệp. Nói cách khác, phe cộng sản hứa hẹn quyền tự trị về chính trị và quyền sở hữu về đất đai. Họ đă giải thích các tín điều căn bản của chủ nghĩa cộng sản [Xă hội hóa; tiếng Việt trong nguyên bản chú của người dịch]) xuyên qua một khái niệm cổ truyền trung tâm, Xă, mang nghĩa sự nối kết giữa con người và đất đai. Động từ hóa [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] mang nghĩa thẩm quyền trên trời, trên đất đai xuyên qua con người, và từ hội có nghĩa sự thống nhất. Gộp chung lại, từ ngữ có nghĩa chủ nghĩa xă hội hợp đạo trời như lực hợp nhất của con người và đất. 8
Cuộc nổi dậy này cho thấy rằng các nông dân đă khởi sự vừa để pḥng vệ lối sống cổ truyền của họ vừa để cải thiện t́nh trạng kinh tế của ḿnh.
II. Xă Hội Nông Thôn Việt Nam:
Một Quan Điểm Xă Hội Học
Ba ṿng cổ truyền ảnh hưởng đến đời sống của nông dân Việt Nam: 9 gia đ́nh, làng xă, và tôn giáo. Trong các yếu tố này, ṿng gia đ́nh giữ tầm quan trọng nhất: chính ṿng này đă ảnh hưởng tối hậu trên một quyết định gia nhập hay từ bỏ hàng ngũ Việt Cộng.
Xă hội Việt Nam được đặt trên triết học Khổng Tử, mà ở tận gốc rễ của nó là sự hiểu biết rằng xă hội th́ hài ḥa nhưng cùng một lúc có tính chất hệ cấp và không b́nh đẳng. 10 Đơn vị nhỏ nhất trong xă hội Khổng học là gia đ́nh, duy tŕ một hệ cấp dựa trên tuổi tác và giống phái nghiêm ngặt. Đàn bà phục tùng đàn ông, và trẻ em phải tuân lời người lớn. Gia đ́nh hạt nhân là nền tảng sơ yếu và thường là nền tảng tôn giáo và xă hội kinh tế duy nhất của xă hội Việt Nam. Các ư niệm như chủ nghĩa dân tộc và quốc tịch th́ xa lạ đối với các nông dân Việt Nam, bởi ḷng trung thành của họ trước tiên và trên hết là dành cho gia đ́nh. 11 Hoa Kỳ đă ước lượng rằng có đến một phần ba các nông dân trung thành với chính phủ có các thân nhân trong hàng ngũ cộng sản và sẽ không cung cấp tin tức có thể gây phương hại họ. 12 Việt Cộng cũng phải chịu các giới hạn tương tự khi đ̣i hỏi ḷng trung thành, và đă phải cậy nhờ đến các phương pháp khác nhau để tôi luyện truyền thống Việt Nam vào cuộc đấu tranh cách mạng ư thức hệ.
Mức độ kế tiếp của ḷng trung thành của các nông dân Việt Nam được dành cho làng xă. Phần lớn người Việt Nam sinh sống tại các khu vực nông thôn, và sự liên kết của họ với đất đai được tŕnh bày bằng các từ ngữ tôn giáo huyền hoặc. 13 Đứng đầu làng là vị trưởng lăo trong làng, kẻ thường là người lớn tuổi nhất hay giàu có nhất trong dân làng, chính v́ thế, biểu thị hơn nữa hệ cấp Khổng học. Một hội đồng làng xă bao gồm các trưởng lăo khác trợ giúp trưởng làng và nắm giữ quyền lực chính trị và tư pháp. 14 Làng xă điều hành như một đơn vị hợp tác duy tŕ quyền tự quản của gia đ́nh, trong khi cho phép các công tác xă hội được trợ giúp các nông dân gặp các khó khăn về tài chính. 15 Do các điều kiện địa dư và sự thiếu thốn các mạng lưới đường lộ thuận tiện, các làng xă trong bản chất có tính cách tự trị về mặt xă hội và kinh tế. Trong thực tế, làng xă Việt Nam truyền thống có một chiều kích tự trị bởi v́ sự cô lập tương đối của nó với các trung tâm đế quyền của chính phủ (thành phố Huế) hay các trung tâm chính quyền Pháp (tại Sàig̣n và Hà Nội). Các kẻ bên ngoài được xem là các người xa lạ và không dễ dàng được chấp nhận vào các ṿng thân mật của các làng xă, sâu đậm đến nỗi, cái chết của họ đă không được nói đến trong các báo cáo sau cuộc đụng độ ghi chi tiết các số tổn thất. Khi không có người dân làng nào bị giết hại, không có tổn thất nào được báo cáo. 16 Thái độ này có bản chất bài ngoại tự căn bản, nhưng một cách mỉa mai nó cũng được áp dụng đối với chính người dân Việt Nam. 17
Ṿng thứ ba của ḷng trung thành của nông dân Việt Nam là tôn giáo. Tôn giáo Việt Nam kết hợp Phật Giáo với sự thờ phượng các tổ tiên của gia đ́nh. Nơi đây cũng vậy, gia đ́nh giữ lại vị thế nổi bật của nó, và mọi gia đ́nh dành riêng nơi cầu nguyện các vị thần linh và bàn thờ tổ tiên của gia đ́nh. 18 Phần lớn các nông dân Việt Nam theo đạo Phật, trong khi phần lớn dân thành thị theo Công Giáo. 19 Sự khác biệt tôn giáo và dân số học này là một thành tố quan trọng khác trong sự xung đột làng xă – thành phố, và đă có ảnh hưởng trên cuộc đấu tranh tại Miền Nam Việt Nam. 20 Cuộc xung đột làng xă – thành phố bị khích động bởi ba yếu tố bổ túc, mang cả tính chất truyền thống lẫn hiện đại:
1. các thành phố tượng trưng các vị trí của sự cai trị xa lạ mà với nó giới lănh đạo nông thôn địa phương luôn luôn xung khắc;
2. dân tỵ nạn Bắc Kỳ Công Giáo chiếm một tỷ lệ đáng kể của dân số nông thôn sau năm 1954, và ủng hộ các chính phủ Pháp và Nam Việt Nam
3. định hướng tây phương của thành phố và sự hiện đại hóa của nó là các phản đề của luân lư và các truyền thống của nông thôn Việt Nam.
Giới nông dân Việt Nam đă sinh sống theo bộ luật truyền thống cổ xưa. Khoảng cách địa dư từ các thành phố và từ các trung tâm của chính phủ, nơi phần lớn hoạt động chính trị được tập trung, đă bảo đảm một cách hữu hiệu rằng các ư tưởng như chủ nghĩa dân tộc và các ư thức hệ kinh tế - chính trị sẽ vẫn c̣n xa lạ đối với người nông dân. Như thế làm sao lại xảy ra việc các nông dân Việt Nam gia nhập vào một phong trào cách mạng hiện đại? Chiều hướng căn bản của giới nông dân Việt Nam là “sống và để cho người khác sống” [live and let live: để cho nhau sống theo sự lựa chọn của mỗi người]. Họ kỳ vọng không có sự thay đổi quyết liệt trong cách sống hay phẩm chất trong cuộc sống của họ, và đă gắng sức để sống một đời sống cổ truyền dựa trên việc trồng lúa gạo. Các nông dân không t́m cách mạo hiểm, ưa thích sự an toàn tài chính cho gia đ́nh họ trong khuôn khổ cộng đồng. 21 Việt Cộng hiểu cách thức sử dụng các truyền thống Việt Nam như phương tiện để thành đạt các mục đích riêng của chính nó. Nhưng không cách nào chúng ta có thể lập luận rằng cuộc xung đột là giữa Việt Cộng như một phong trào nông thôn chống lại chính phủ thành thị Nam Việt Nam.
Mặc dù nhiều người có thể bị cưỡng bách để gia nhập tổ chức và không cứ phải cậy nhờ đến các phương pháp khủng bố, các binh sĩ nông dân vẫn chiến đấu một cách hữu hiệu cho một duyên cớ không phải của chính họ. Hơn nữa, ngay phương thức cưỡng bách cũng được cung ứng bởi hệ thống cổ truyền. Thái độ của Việt Cộng đối với dân chứng nông thôn có tính chất biện chứng. Căn bản, Việt Cộng dựa vào sự ủng hộ của dân chúng, ngay dù sự ủng hộ thụ động, và và sẽ đền đáp tương xứng khi sự ủng hộ như thế được cung cấp. Sự chống đối tổ chức hay ủng hộ các chính phủ Nam Việt Nam hay Hoa Kỳ đưa đến các biện pháp độc ác, và thường sẽ kết thúc bằng các sự hành quyết. Tuy thế, sự gia nhập vào tổ chức được chuyển dịch thành các ư niệm cổ truyền, và c̣n gồm cả một sự chấp nhận khuôn mẫu gia đ́nh Việt Nam. Các cán bộ chính trị tự giới thiệu ḿnh như các người cha của dân tộc Việt Nam hay như các vị thầy của nó. Các cán bộ này thường là các cá nhân lớn tuổi, trong khi tập hợp các kẻ chiêu mộ tiềm năng bao gồm thế hệ trẻ hơn. Mối quan hệ v́ thế được đặt nền trên sự lo sợ và kính trọng, phù hợp với truyền thống Việt Nam. 22 Chính sách khủng bố được tổ chức, hoạch định, và chỉ thi hành đối với các cá nhân và hiếm khi được sử dụng như phương thức để trừng trị tập thể. Sự trừng phạt các nông dân đă không ủng hộ Việt Cộng được phác thảo như sự quở trách một đứa con bướng bỉnh. 23 Bản thân sự trừng phạt chỉ bị giáng xuống sau khi một phiên ṭa được tổ chức và các vi phạm được giải quyết xong đối với các bị cáo và người dân làng. Các sự trừng phạt được giải thích xuyên qua các ư niệm cổ truyền hơn là các ư niệm ư thức hệ chính trị. Các tội ác của các cá nhân bị kết tội được giải thích như có tiềm năng gây phương hại cho cộng đồng hơn là các sự suy tưởng về sự chống đối chính trị đối với Việt Cộng. Cũng vậy, các cá nhân cộng tác với các lực lượng chính phủ bị tố cáo có một ư định gây tổn hại cho các nông dân xuyên qua một sự hiện đại hóa chống lại truyền thống. 24 Nhận thức căn bản của người Việt Nam về thế giới th́ đơn giản trong bản chất và cho phép một quan điểm rạch ṛi giữa trắng và đen, xấu và tốt, và các phần tử xấu phải bị trừng trị. 25
Một số sự giải thích được đưa trong sự nghiên cứu liên quan đến sự gia nhập tự nguyện hàng ngũ Việt Cộng chủ trương rằng tổ chức th́ nhạy cảm với các truyền thống nông thôn. Viện nghiên cứu RAND thảo luận sâu rộng vấn đề hợp tác giữa giới nông dân Việt Nam và Việt Cộng. Theo một trường phái, Việt Cộng đă thành công trong việc thu phục nhân tâm của các nông dân bằng cách du nhập một chương tŕnh b́nh định. Theo một trường phái khác, khủng bố là lư do chính, nếu không phải là duy nhất, khiến các nông dân gia nhập hàng ngũ Việt Cộng. Diều đáng ghi nhận rằng hai trường phái này đă thuyết giảng trong hai thời khoảng kế tiếp nhau chứ không phải cùng lúc và phản ảnh các sự thay đổi nội bộ trong phạm vi Viện Nghiên Cứu RAND. 26 Tuy nhiên, các hiện tượng lịch sử thường diễn ra như kết quả của nhiều yếu tố, không một yếu tố nào lại mang tính chất chuyên độc bao giờ. 27 Tác giả Russell Betts, người căn bản kết hợp các ư tưởng của hai trường phái, đưa ra một sự giải thích phức tạp hơn. 28 Betts phân biệt giữa bốn đường hướng hoạt động được sử dụng bởicác nông dân:
1. hoạt động chính trị tự phát
2. hoạt động độc lập
3. hoạt động chính trị được chỉ đạo và phối hợp
4. hoạt động thụ động.
Betts lập luận rằng đường lối hoạt động thứ ba tượng trưng đúng nhất cho các cuộc cách mạng nông thôn hiện đại. Như đối lập với kiểu mẫu thứ nh́ trong đó giới lănh đạo phát triển từ trong hàng ngũ của giới nông dân, trong mô thức thứ ba các nông dân cung cấp các nguồn tài nguyên quư báu, kể cả các nguồn tiếp tế, nhân lực, thông tin, và nơi trú ẩn, nhưng được tuyển mộ bởi các lực lượng bên ngoài. 29 Theo tác giả Betts, các cuộc tranh luận về các động lực để gia nhập các phong trào cách mạng th́ không quan trọng bởi các lực lượng chính trị bên ngoài hướng dẫn các nông dân. Sự kết hợp cả hai thái độ được phản ảnh trong sự phát triển mối quan hệ giữa giới nông dân và các lực lượng du kích.
Betts giải thích răng Việt Cộng trước tiên chấp nhận các kiểu mẫu làng xă cổ truyền và sau đó kiểm soát chúng qua nhiều phương cách khác nhau, kể cả khủng bố. Ngoài ra, điều rơ ràng là các nông dân thường bị cưỡng bách phải gia nhập tổ chức, và không chỉ v́ các lư do đă được thảo luận cho đến nay. Cũng vậy, nếu các nông dân đă gia nhập Việt Cộng v́ nó nhạy cảm đối với truyền thống, làm sao người ta giải thích cho t́nh trạng bỏ ngũ cao độ được thực hiện xuyên qua Chương Tŕnh Chiêu Hồi? 30 Nếu sự cam kết của nông thôn cho chính nghĩa đă được gắn chặt vào nền tảng của sự nhạy cảm đối với truyền thống của tổ chức, khi đó làm sau mà các tỷ lệ ră ngũ lại lên cao nhất sau cuộc công kích Têt Mậu Thân và đặc biệt trong năm 1969, khi mà tổ chức nhất thiết cần đến mọi ngườ́? Hơn nữa, điều cần phải ghi nhớ là nhiều nông dân đă gia nhập vào quân đội Nam Việt Nam, và nhiều người đă phục vụ dưới sự chỉ huy của Hoa Kỳ trong các toán dân quân khác nhau. Một tỷ lệ đáng kể các người đào ngũ sau này đă gia nhập các đơn vị cơ hữu Hoa Kỳ xuyên qua Chương Tŕnh Kit Carson Scout Program (KCSP). Tăng cường cho sự dè dặt này là sự kiện rằng xă hội Việt Nam không có tính chất đấu tranh cơ hữu, và nhiều năm của các cuộc đấu tranh quân sự đă không làm gia tăng con số các sự bột phát bạo động tại các khu vực nông thôn đến bất kỳ mức độ đáng kể nào. Binh sĩ chuyên nghiệp chiếm giữ một trong các bậc cuối cùng của chiếc thang xă hội Việt Nam. Tuy thế, các nông dân đă gia nhập các lực lượng chiến đấu khác nhau suốt trong lịch sử Việt Nam phô bày ḷng can đảm cá nhân lớn lao. 31 Người Việt Nam cũng đă từng ở trong số it các kẻ đă kháng cự thành công các cuộc tấn công của quân Mông Cổ. Các nhà nghiên cứu tại nhiều cơ quan nghiên cứu khác nhau đều hay biết về các sự kiện này.
Để hiểu được sự thành công của sự tuyển mộ của Việt Cộng rơ hơn, cần phải khảo sát các lư do đă dẫn đến các tỷ lệ cao chung cuộc của sự đào ngũ.
III. SỰ TUYỂN MỘ CỦA VIỆT CỘNG
Sự ủng hộ Việt Cộng được đặt trên ḷng trung thành với gia đ́nh: điều này không thôi có thể giải thích tại sao các nông dân có thế giới xoay quanh gia đ́nh và đồng lúa sẽ đánh liều tất cả và gia nhập phong trào. Các khuynh hướng này phải được giải thích xuyên qua các ư niệm cổ truyền và tầm quan trọng dành cho gia đ́nh trong xă hội Việt Nam. Ít nông dân gia nhập phong trào v́ ư thức hệ, tức sự tin tưởng vào đường lối cộng sản. 32 Các ủng hộ của nông dân cho Việt Cộng có nghĩa sự ủng hộ của Nông Hội Giải Phóng (Farmers’ Liberation Association: FLA), được thành lập bởi Việt Công, cho cái được gọi là cuộc cải cách nông nghiệp toàn diện. 33 Các lực lượng du kich đưa ra các cơ hội kinh tế cho các nông dân và v́ thế được nhận thức như các người lănh đạo một cuộc cách mạng xă hội. 34 Sự thành công của cuộc cách mạng sẽ cải thiện vị thế kinh tế của các nông dân và biến họ thành các địa chủ. Tác giả Betts lập luận rằng các nông dân gia nhập các phong trào cách mạng nhằm bảo tồn lối sống cổ truyền của họ, bao gồm sự bảo vệ đất đai và gia đ́nh khỏi các sự thay đổi xă hội, văn hóa, và kinh tế. Ông nói thêm rằng gia nhập hàng ngũ các phong trào phản kháng đôi khi phát sinh từ một ước vọng muốn cải thiện tiêu chuẩn sinh hoạt. 35 Trên nền tảng của lập luận này, người ta có thể cho rằng giới nông dân đă gia nhập vào một tổ chức 36 mạnh thế vào lúc đó (cả về mặt chính trị lẫn quân sự) với hy vọng bảo tồn lối sống của nó. Lư thuyết này có thể giải thích các sự thay đổi trong định hướng của giới nông dân, việc thiếu vắng ḷng trung thành của nó đối với một bên, và sự chuyển dịch ḷng trung thành của nó tùy theo các sự phát triển chính trị và quân sự trong khu vực gần cận của nó. Sự bảo tồn các định chế cổ truyền (gia đ́nh, làng xă, đất đai) có thể kéo theo một nỗ lực để cải thiện tiêu chuẩn sinh hoạt. Tác giả Douglas Pike cho răng người Việt Nam không có truyền thống trung thành với bất kỳ quyền lực chính trị nào mà đúng hơn ban cấp nó cho các sự thay đổi xảy ra tại khu vực sát cận của nó. 37
Các cuộc phỏng vấn các kẻ đào ngũ khỏi Việt Cộng xuyên qua Chương Tŕnh Chiêu Hồi (CHP) cho thấy các kẻ được tuyển mộ thường đi theo bước chân của các thành viên trong gia đ́nh, trong bản chất chuyển dịch ḷng trung thành với gia đ́nh thành một ḷng trung thành về chính trị. Truyền thống nông thôn được đặt trên ḷng trung thành với lănh tụ hơn là với phong trào, với ư thức hệ của điều mà người nông dân không hiểu. Chính bởi thế, các nộng dân đă gia nhập Việt Cộng, hay dân quân do chính phủ bảo trợ, bởi v́ thành viên khác của gia đ́nh đă sẵn làm như thế. Ngoài ra, sự tuyển mộ cũng gỡ bỏ mối đe dọa của Việt Cộng hiện hữu đối với chính nền tảng của gia đ́nh. 38 Sự tuyển mộ vào cả Việt Cộng lẫn lực lượng dân vệ do chính phủ bảo trợ thường tùy thuộc vào t́nh h́nh chính trị - quân sự tại nông thôn Nam Việt Nam. Người nông thân đă gia nhập vào hàng ngũ của những kẻ hứa hẹn sự an toàn kinh tế và thân xác cá nhân. Các nông dân thường gia nhập hàng ngũ của tổ chức đầu tiên đến làng. Cho tới năm 1965, gia nhập Việt Cộng và ở lại gần gia đ́nh là một lựa chọn tốt hơn là gia nhập Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa, vốn đă phải chịu các sự thoái bộ nghiêm trọng. Ngoài ra, các kẻ được tuyển mộ vào quân đội thương bị đồn trú tại các chiến trường xa xăm. 39 Các yếu tố tương tự được phát hiện trong cuộc thảo luận về sự tuyển mộ phái nữ vào Việt Cộng, như được chứng tỏ trong cuộc nghiên cứu của Sandra Taylor về phụ nữ Việt Nam suốt trong cuộc chiến, Tác giả lập luận rằng các người tuyển mộ thuộc phái nữ rất trẻ (15-17 tuổi), và gia nhập phong trào không phải v́ niềm tin ư thức hệ mà đúng hơn v́ các lư do cá nhân và bởi v́ họ muốn bảo vệ gia đ́nh của họ. 40
Cuộc nghiên cứu của ARPA [?] đồng thời liệt kê các lư do bổ túc được tin tưởng bởi người Mỹ đă dẫn đến sự gia nhập của giới nông dân vào hàng ngũ Việt Cộng . 41 Các lư do này bao gồm cả những vấn đề cá nhân trong phạm vi gia đ́nh và các khó khăn phát sinh từ các quan hệ với nhà chức trách làng xă. Cũng vậy, các nông dân có đồng lúa tọa lạc tại các lănh địa kiểm soát bởi Việt Cộng đă gia nhập vào tổ chức để bảo vệ các quyền lợi tài chính của họ; các hành động này tăng cường cho sự tuyên bố của Việt Cộng rằng gia nhập tổ chức đă bảo vệ các quyền lợi của nông dân. Một số nông dân đă gia nhập tổ chức mong ước trả thù cái chết của một thành viên gia đ́nh bị giết chết bởi chính phủ hay bởi các lực lượng đồng minh với chính phủ. Một cuộc nghiên cứu năm 1967 tuyên bố rằng sự trả thù chống lại chính quyền Nam Việt Nam trở nên nổi bật hơn. Nhiều cá nhân tuyên bố rằng họ đă gia nhập Việt Cộng từ khi người Pháp gây thương tổn đến gia đ́nh họ, và họ có thể giờ đây thực hiện sự trả thù của ḿnh. Từ đó, điều rơ ràng rằng các chính phủ của Nam Việt Nam và Hoa Kỳ bị nhận thức như một sự tiếp tục sự cai trị của Pháp. Chính phủ bị nhận thức như một sự tiếp tục của chế độ Ngô Đ́nh Diệm bị oán hận (chính yếu v́ các lư do tôn giáo), chế độ tự bản thân đă bị nhận thức như một kẻ thay thế cho các kẻ thực dân Pháp bị thù ghét. 42 Chính từ đó, một sự liên kết trực tiếp được thiết lập giữa chính phủ Nam Việt Nam với chủ nghĩa thực dân Pháp. Nhiều nông dân đă gia nhập Việt Cộng sau khi bị đau khổ trong tay các viên chức chính quyền và các lực lượng quân sự. Điều cân phải ghi nhận rằng các cảm nhận khắc nghiệt này được hướng chống lại chính phủ và các đồng minh của chính phủ (đặc biệt là Hoa Kỳ) đă được thổi bùng hơn nữa bởi tuyên truyền của Việt Cộng. Chính phủ bị chỉ trích về việc giết hại các thường dân.
Một số nông dân gia nhập vào hàng ngũ Việt Cộng từ cảm giác thích phiêu lưu. Cũng vậy, thế hệ trẻ hơn nhận ra rằng đời sống nông thôn mang lại ít cơ hội cho sự tự thực hiện và đang t́m kiếm các giải pháp thay thế, điều mà Việt Cộng hứa hẹn sẽ cung cấp. Cuộc nghiên cứu cho thấy rằng tuyên truyền cộng sản đă được phiên dịch thành các khái niệm quen thuộc đối với giới nông dân. Các nông dân không hiểu biết về bản chất của lư thuyết cộng sản, cuộc đấu tranh cống lại tư bản chủ nghĩa, cuộc đấu tranh giai cấp, hay các lư thuyết lịch sử của chủ nghĩa cộng sản và xă hội chủ nghĩa. 43 Một cuộc nhghiên cứu của RAND năm 1964 cho biết một cách quyết đoán rằng phần lớn kẻ được tuyển mộ không hiểu biết về bản chất của chủ nghĩa cộng sản. Các kẻ được phỏng vấn nói rằng thẩm quyeền của các cán bộ chính trị được chấp nhận bởi v́ truyền thống Khổng học hơn là xuyên qua tín điều ư thức hệ. Ngay cả các kẻ đào ngũ học thức được phỏng vấn bới các nhà nghiên cứu của RAND cũng không thể nói chi tiết về bản chất của các sự thuyết giảng chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xă hội. 44 Các nhà nghiên cứu đă kết luận rằng cộng sản chủ nghĩa được nhận thức [là có] hứa hẹn một sự cải thiện tiêu chuẩn sinh sống và cung cấp một sự an sinh kinh tế xuyên qua đ̣i hỏi của nó về một sự cải cách nông nghiệp bao quát và việc cấp phát đất đai cho giới nông dân. Giai cấp đấu tranh được hiểu mang ư nghĩa một cuộc đấu tranh chống lại các sở hữu chủ điền sản sinh sống tại các thành phố và bị đồng hóa với chính quyền trung ương. 45
Các tác giả Kriegel và Pike lập luận rằng các nông dân cũng đă gia nhập Việt Cộng v́ các lư do thuộc dân tộc chủ nghĩa. Người Việt Nam t́m kiếm một sự thống nhất bắc và nam. Tuy nhiên, động lực này không được đặt nền trên học thuyết cộng sản mà đúng hơn trên lịch sử lâu dài của Việt Nam như một dân tộc. Các thành tố văn hóa Việt Nam như ngôn ngữ, thi ca, văn chương, âm nhạc, và kịch nghệ quan trọng hơn bất kỳ ư thức hệ chính trị hay nghị tŕnh nào. Tác giả Kriegel cho rằng tinh thần dân tộc chủ nghĩa này đă kết hợp các thành tố kinh tế, xă hội và chính trị trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp. Tuyên truyền của Việt Cộng mô tả chính quyền Nam Việt Nam như một bộ phận chính trị chống đối lại sự thống nhất Việt Nam. 46 Các kết luận này được dựa trên hàng trăm cuộc phỏng vấn với các đào binh, tù nhân, và dân tỵ nạn liên hệ đến Chương Tŕnh Chiêu Hồi (CHP).
IV. ĐÀO NGŨ KHỎI VIỆT CỘNG
Để nâng cao sự hiểu biết về các yếu tố dẫn đến sự gia nhập Việt Cộng, người ta cũng cần khảo sát các yếu tố dẫn đến sự đào ngũ khỏi nó. Như sẽ sớm được chứng tỏ, sự đào ngũ khỏi tổ chức bắt nguồn một phần từ sự hiểu biết rằng chiến đấu cho Việt Cộng sẽ không giải quyết các vấn đề đă dẫn đến sự gia nhập. Khi đó, đâu là những nguyên do cho sự đào ngũ? Hai cuộc nghiên cứu thực hiện bởi viện RAND được dành riêng cho vấn đề này. 47 Các cuộc nghiên cứu này được đặt trên các cuộc phỏng vấn các kẻ đào ngũ, cũng như theo các tài liệu của Việt Cộng tịch thu được trong các chiến dịch quân sự của Hoa Kỳ. Điều rơ ràng là các kết luận được đặt nền chính yếu trên các cuộc phỏng vấn và rằng các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng các kẻ được phỏng vấn là tiêu biểu cho các kẻ đào ngũ nói chung, một nhóm bao gồm các chiến sĩ du kích, các sĩ quan (lên đến cấp tiểu đoàn), các cán bộ chính trị, và các thường dân ủng hộ tổ chức.
Phần lớn các kẻ đào ngũ đưa ra nhiều lư do cho sự đào thoát, tất cả lư do đều được nêu rơ chi tiết trong các cuộc nghiên cứu này. Các con số bên dưới tượng trưng con số các cá nhân cho hay đă đào ngũ v́ nhiều lư do. Một sự khảo sát ngắn gọn các con số cho thấy rằng động lực cho sự đào ngũ phát sinh chính yếu từ động lực cá nhân hơn là ư thức hệ. Các lư do cá nhân bao gồm sự lo sợ cái chết, các bệnh tật và sự chăm sóc y tế thô sơ, và các sự di chuyển thường xuyên, đă ngăn cấm sự tiếp xúc với gia đ́nh. 48 Các kẻ đào ngũ xếp hạng cao sự hiểu biết rằng sự gia nhập của một tthành viên trong gia đ́nh đă làm đảo lộn các khả năng kinh tế của gia đ́nh. Điều này ám chỉ lợi tức sụt giảm bởi có sự thu nhỏ lực lượng lao động, việc đánh thuế nặng bởi Việt Cộng, và sự bất lực của Việt Cộng để hỗ trợ các gia đ́nh người được tuyển mộ về mặt tài chính. Các kẻ đào ngũ cũng giải thích sự đào ngũ về mặt nhớ nhung gia đ́nh của họ. 49 Chừng nào sự phục vụ Việt Cộng c̣n cho phép các nông dân vẫn gần cận nhà cửa, họ không cảm thấy bị bắt buộc phải đào ngũ bởi họ có thể hỗ trợ gia đ́nh họ trong ban ngày và mang đồng phục vào buổi tối. Động lực cho sự đào ngũ gia tăng khi, như môt kết quả của các chiến dịch quân sự triệt để của Hoa Kỳ/Nam Việt Nam, các đơn vị Việt Cộng bị bắt buộc phải di chuyển xa hơn nữa để t́m kiếm nơi ẩn náu. 50 Sự tiếp xúc với gia đ́nh cũng bị mất mát khi các làng bị dời cư đến các khu vực an ninh, và việc này đưa đến các tỷ số đào ngũ cao hơn.
Nỗi lo sợ cái chết nổi bật hơn đối với những kẻ trải qua kinh nghiệm vể khả năng hỏa lực của Hoa Kỳ, đặc biệt việc dội bom từ trên không. 51 Một sự kết hợp các con số của cuộc nghiên cứu của RAND năm 1966 – ‘lo sợ chiến tranh’ (20%), ‘lo sợ sức mạnh của Hoa Kỳ’ (11%), và ‘thất trận trên chiến trường’ (3%) – cho thấy rằng hơn một phần ba các ngươi được phỏng vấn đă đào ngũ bởi có sự lo sợ chiến tranh. Theo cuộc nghiên cứu của RAND năm 1968, con số này lên tới 47%. 52 nhiều người được phỏng vấn ghi nhận rằng Việt Cộng không bao giờ hy vọng đánh bại sức mạnh kinh tế, chính trị, và quân sự của quân đội Nam Việt Nam, được ủng hộ như nó nhận được bởi các khối lượng vô tận đồ trang bị, các vũ khí, và nhân viên Hoa Kỳ. Trong cả hai cuộc nghiên cứu, các lư do và sự quan tâm cá nhân được xếp hạng cao trong số động lục cho sự đào ngũ. 53 Cuộc nghiên cứu năm 1968 ghi nhận rằng 18% các người được phỏng vấn đă đào ngũ sau khi kết luận rằng họ không thể rút ra lợi lộc kinh tế hay cá nhân ǵ nữa từ sự phục vụ trong hàng ngũ Việt Cộng. Lập luận này được tăng cường bởi sự kiện rằng nhiều người được phỏng vấn phát biểu rằng có nghe nói đến Chương Tŕnh Chiêu Hồi trước khi gia nhập Việt Công, lực lượng có lúc mạnh hơn các lực lượng của Nam Việt Nam. Sự bất lực được nhận rơ của tổ chức để cân đối sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ cùng gây ra sự đào ngũ. 54
Bàu không khí chính trị tại Miền nam đă có một ảnh hưởng không đáng kể trên sự đào ngũ. Ngoài ra, ít người cho hay rằng đă đào ngũ bởi họ bị tuyển mộ một cách cưỡng bách. 55 Tương tự, các lư do ư thức hệ khác được xếp hạng thấp và thường được phát biểu bởi các cá nhân có cấp bậc quân sự và chính trị cao hơn. Người lính thường hiếm khi viện dẫn một động lực ư thức hệ cho sự đào ngũ. Điều này được tăng cường bởi sự tuyên bố được đưa ra bởi một số người đào ngũ rằng sự phê b́nh hay trừng phạt của các cán bộ chính trị đă dẫn họ đến việc đào thoát. 56 Nhiều người được phỏng vấn nói rằng nhiều th́ giờ của các lớp nhồi sọ lư thuyết đă tước đoạt họ sự tự do, và rằng các mô thức cộng sản trái ngược với hệ thống tín điều riêng của họ. 57 Động lực cho sự đào ngũ trong trường hợp này được dựa trên các sự khác biệt về xă hội hơn là chính trị. Hơn nữa, các người đào ngũ đă chứng kiến một sự gia tăng trong tiêu chuẩn sinh hoạt cho gia đ́nh họ do kết quả của chương tŕnh b́nh định được lập ra bởi chính phủ Nam Việt Nam phối hợp với các cơ quan dân sự và quân sự Hoa Kỳ. 58
Theo các cuộc nghiên cứu này, sự đào ngũ là kết quả của một tiến tŕnh hơn là một quyết định tự phát, nhưng họ không thể cung cấp một thởi khoảng cụ thể cho tiến tŕnh bởi người Việt Nam không thụ nhận khái niệm thời gian của tây phương. 59 Tiến tŕnh đào ngũ được liên kết chặt chẽ với tin tức liên quan đến Chương Tŕnh Chiêu Hồi (CHP). Một người lính Việt Cộng chỉ đào ngũ sau khi đă nghiên cứu chương tŕnh của chính phủ với sự trợ giúp của nhiều nguồn tin đang tin cậy (thấy rơ). Mặc dù nhiều người đă nghe về chương tŕnh, họ có sự khó khăn để tin tưởng rằng đó không phải là một số loại tṛ dối gạt, và rằng cái giá của sự đào ngũ không thực sự phải trả bằng thời gian ở tù hay bị xử bắn. Và tuy các cá nhân đă quyết định từ bỏ tổ chức không trở về làng nhưng chuyển dịch ḷng trung thành của họ đến các lực lượng chính phủ xuyên qua các trung tâm của Chương Tŕnh Chiêu Hồi. Các nguồn tin tức đáng tin cậy nêu ở trên cho một kẻ đào ngũ tiềm năng gồm cả gia đ́nh và các thành viên trong gia đ́nh người đó đă trải qua tiến tŕnh và có thể chứng thực rằng các tiêu chuẩn sinh sống trong thực tế đă được nâng cao. 60 Nơi đây cũng vậy, người ta có thể nh́n thấy tầm quan trọng của gia đ́nh đối với tiến tŕnh cấu tạo quyết định của cá nhân. Tầm quan trọng của gia đ́nh c̣n được chứng tỏ hơn nữa bởi tiến tŕnh cấu tạo quyết định của những người đă quyết định không đào ngũ hay tŕ hoăn chính hành động đào ngũ, bởi họ lo sợ giá cho hành động của họ sẽ được giáng xuống trên gia đ́nh họ. Một số người chỉ đào ngũ một khi gia đ́nh họ đă được dời cư đến các khu vực chính phủ an toàn được bảo vệ bởi các lực lượng Nam Việt Nam hay Hoa Kỳ. 61
Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng các động lực cho sự đào ngũ trội bật trong năm 1966 giữ nguyên không thay đổi trong bản chất trong năm 1968. Sự khác biệt quan trọng nhất giữa hai thời kỳ được t́m thấy nơi sự gia tăng đào ngũ v́ lư do sợ chết. 62 Sự khác biệt này được giải thích một cách dễ dàng, khi cuộc nghiên cứu kể sau được thực hiện tiếp theo sau cuộc công kích Tết [Mậu Thân] trong đó Việt Cộng phải gánh chịu các cú đánh làm suy nhược đến nỗi nó không c̣n đưa ra được một sự đe dọa quân sự - chính trị nào đối với Nam Việt Nam. Các lục lượng chính quy Bắc Việt áp dụng các chiến thuật du kích đă thay vào chỗ của nó. Phần lớn các cán bộ chính trị đến từ Bắc Việt Nam. Tuy thế, như được chứng tỏ bên trên, sự kết hợp nhiều yếu tố liên quan đến quân sự (sự thua trận, cái chết của một người bạn, việc dội bom từ trên trời) rút ra các con số của cuộc nghiên cứu năm 1966 gần sát hơn với các con số của cuộc nghiên cứu năm 1968.
V. Kết Luận
Bài viết này đặt tiêu điểm vào các động lực cho sự gia nhập của nông dân Việt Nam và sự đào ngũ khỏi hàng ngũ Việt Cộng. Các nông dân đă đào ngũ không quay trở về làng của họ mà ở lại các trung tâm chính phủ trong nhiều thời khoảng khác nhau. Một số lượng quan trọng các người đào ngũ đă trải qua một sự thay đổi quyết liệt trong sự định hướng và đă gia nhập quân đội Nam Việt Nam hay ngay cả quân đội Hoa Kỳ.
Thật khó để giải thích các sự phát triển này về mặt các động lực ư thức hệ. Lập luận tùy vào sự đào ngũ như là một kết quả của sự tuyển mộ cưỡng bách không giải thích cho sự kiện rằng các cá nhân này đă lựa chọn làm như thế xuyên qua Chương Tŕnh Chiêu Hồi và thường ngay cả việc đánh lại các cựu đồng chí của họ c̣n trong hàng ngũ trong cuộc nghiên cứu KCSP [?].
Tuy nhiên, sự sử dụng các mô thức cổ truyền có thể cung cấp một sự giải thích bao quát hơn cho các lư do khiến các nông dân Việt Nam lựa chọn việc gia nhập hay đào ngũ khỏi Việt Cộng. Một sự phân tích các sắc thái của nông dân Việt Nam, một cách chính yếu ước vọng để cải thiện các tiêu chuẩn sinh sống của họ, giải thích được cho hiện tượng này. Mặc dù nhiều người đào ngũ ghi nhận các hiệu ứng tàn phá của hỏa lực Hoa Kỳ như một trong các động lực chính yếu của họ trong sự đào ngũ, các lư do kinh tế cũng quan trọng, và thường không kém quan trọng. Các nông dân gia nhập Việt Cộng tin tưởng rằng nó có thể cung cấp các sự thay đổi họ mong muốn như kết quả của sự ưu thắng quân sự của nó vào thời điểm đó và ở địa điểm đó.
Một khi các đơn vị của họ phải gánh chịu sự thất trận, các điều kiện vật chất của nó trở nên tồi tệ và các người nông dân bắt đầu nhận được tin tức về các lợi lộc kinh tế cung cấp xuyên qua Chương Tŕnh Chiêu Hồi, họ không c̣n cảm thấy ràng buộc buộc với Việt Cộng nữa và đă đào ngũ sang tổ chức cung cấp các phúc lợi tài chính tốt hơn. Động lực này có thể cũng giải thích cho sự đào ngũ khỏi hàng ngũ của quân đội Nam Việt Nam quay trở về phía Việt Cộng.
Thay đổi thời vận quân sự cũng giải thích cho sự chuyển đổi của nông dân Việt Nam giữa hai bên. Các tài liệu của Hoa Kỳ phát hiện các trường hợp trong đó các nông dân đào ngũ khỏi Việt Cộng nhiều lần, một t́nh trạng được giải thích một cách dễ dàng bởi động lực để cải thiện vị thế kinh tế - xă hội của họ./-
---
CHÚ THÍCH:
1. Xem, Improving Effectiveness of the Chiêu Hồi Program: Revised Final Report, vol. 2, The Việt Cộng: Organizational, Politics and Psychological Strenghts and Weaknesses (Cambridge, MA., 1976), appendix A, U. S. National Archives and Records Administration, College Park, MD., Records of the United States Forces in South East Asia, 1950 – 1975 (RG 472), CORDS INFO, LIB. Files, box 3, no. 101026; R. C. Kriegel, Vietnamese Attitudes and Behavior Related to Management Problems of the Revolutionary Development Program (Washongtin, DC., 1969) . Quyển sách quan trọng nhất về Việt Cộng là của tác giả D. Pike, Viet Cong: The Organization and Techniques of the National Liberation Front of South Vietnam (Cambridge, MA., 1966). Cũng xem, G, C. Hickley, Village in Viet Nam (New Haven, , 1964).
2. Improving Effectiveness of the Chiêu Hồi Program, vol. 2, trang 81.
3. Mao Tse-tung, On Guerrilla Warfare, phiên dịch bởi S. B. Griffiith (New York, 2005), trang 93. Cũng xem, R. Desai và H. Eckstein, “Insurgency: The Transformation of Peasant Rebellion”, World Politics XLII (1990), các trang 442-43.
4. S. E. Guggenheim và R. P. Weller, “Introduction: Moral Economy, Capitalism, and State Power in Rural Protest”, trong sách biên tập bởi S. E. Guggenheim và R. P. Weller, Power and Protest in the Countryside: Studies of Rural Unrest in Asia, Europe, and Latin America (Durham, 1982), các trang 3-5.
5. C. P. White, “The Peasant and the Party in the Vietnamese Revolution”, trong sách biên tập bởi D. B. Miller, Peasant and Politics: Grass Roots Reaction to Change in Asia (New York, 1979), trang 21.
6. T. L. Brown, War and Aftermath in Vietnam (London and New York, 1991), trang 22.
7. Sách đă dẫn, các trang 23-25.
8. White, “Peasant and the Party”, trang 26; E. R. Wolf, Peasant Wars in the Twentieth Century (New York, 1969), trang 189.
9. Bằng chứng về các truyền thống trong xă hội Việt Nam có thể được t́m thấy trong sách do N. B. Nguyên [Nguyễn Ngọc Bỉch] biên tập, A Thousand Years of Vietnamese Poetry (New York, 1975), các trang 40-64.
10. Pike, Viet Cong, các trang 2-3.
11. Improving Effectiveness of the Chiêu Hồi Program, vol. 2, các trang 82, 84-85.
12. Sách đă dẫn, trang 84.
13. Pike, Viet Cong, trang 109.
14. Cũng xem, S. L. Popkin, The Rational Peasant: The Political Economy of Rural Society in Vietnam (Berkeley, 1979), trang 36; D. Pike, War, Peace, and the Viet Cong (Cambridge, MA., 1969), các trang 66, 68.
15, Pike, Viet Cong, trang 6; Popkin, Rational Peasant, các trang 35-36.
16. Kriegel, Vietnamese Attitudes, các trang 11-12.
17. Improving Effectiveness of the Chiêu Hồi Program, vol. 2, trang 95; Kriegel, Vietnamese Attitudes, trang 33. Về tính bài ngoại trong xă hội Việt Nam, cùng xem Pike, Viet Cong, trang 2.
18. Hickey, Village in Vietnam, trang 120.
19. C. A. Mortland, “Vietnamese Tribespeople”, trong sách biên tập bởi T. L. Gall, Encyclopedia of Culture and Daily Life, vol. 3, Asia and Oceania (New York, 1998), trang 814.
20. Improving Effectiveness of the Chiêu Hồi Program, vol. 2, trang 92
21. Kriegel, Vietnamese Attitudes, trang 7.
22. Sách đă dẫn, các trang 17-19.
23. Về hệ thống trừng phạt trong gia đ́nh Việt Nam, xem Hickey, Village in Vietnam, trang 111.
24. Pike, Viet Cong, trang 250.
25. Improving Effectiveness of the Chiêu Hồi Program, vol. 2, các trang 103-05.
26. Về trường phái thứ nhất, xem J. C. Donnell, G. J. Pauker và J. J. Zasloff, Viet Cong Motivation and Morale in 1964: A Preliminary Report (Santa Monica, 1965), RG 472, CORDS INFO. LIB. Files, box 10, file no. 101121; J. C. Donnell, Viet Cong Recruitment: Why and How Men Join (Santa Monica, 1967), RG. 472, CORDS INFO. LIB. Files, box 18, file no. 101212. Donnell lập luận rằng sức mạnh của vị thế của Việt Cộng trong giới nông dân phát sinh từ sự tôn trọng mà nó biểu lộ đối với các truyền thống của họ. Sự tuyên truyền theo sau đă không nhồi sọ giới nông dân các tín điều của chủ nghĩa cộng sản mà đúng hơn được hướng đến giới quân sự và chính phủ. Nó đă tuyên bố răng chính phủ đă không hiểu biết tinh thần và bản chất của người nông dân và đang chiến đấu chống lại họ. Muốn có thêm cuộc nghiên cứu bổ túc nhấn mạnh đến sự rạn nứt giữa giới nông dân và chính phủ, xem N. Leites, The Viet Cong Style of Politics (Santa Monica, 1969), RG 472, CORDS INFO. LIB. Files, RG 472, box 8, file no. 101091. Leites cho rằng chiến tranh Việt Nam không phải là một cuộc đấu tranh giai cấp đặt căn bản trên kinh tế, bởi v́ các khu vực lân bang phải gánh chịu các khó khăn kinh tế nặng nề hơn và đă không nổi loạn. Ông đă giải thích rằng chiến tranh là một cuộc đấu tranh văn hóa giữa các lực lượng cổ truyền (giới nông dân) với các lực lượng tiến bộ (chính phủ) đang gây tổn thương một cách vô t́nh cho truyền thống. Luận đề của ông gặp trục trặc, bởi phe Cộng Sản thực sự đă toan tính chiếm đoạt Lào, Căm Bốt, và cả Thái Lan. Trong thực tế, các cuộc nổi dậy của cộng sản – nông dân đă bị trấn áp không lâu trước khi có cuộc Chiến Tranh Việt Nam tại Phi Luật Tân và Mă Lai. Về trường phái thứ nh́, xem L. Goure, Inducement and Deterrents of Defection: An Analysis of the Motives of 125 Defectors (Santa Monica, 1968). Cuộc nghiên cứu này sẽ sớm được thảo luận sâu hơn. Một cuộc nghiên cứu khác lập luận rằng khủng bố đă đóng một vai tṛ quan trọng trong sự gia nhập của giới nông dân vào hàng ngũ Việt Cộng: R. M. Pearce, The Insurgent Environment (Santa Monica, 1969), RG 472, CORDS INFO. LIB. Files, box 32, file no. 101392. Pearce lập luận rằng Việt Cộng đă sử dụng khủng bố và cưỡng bách để phá hủy cơ cấu xă hội và cô lập người nông dân ra khỏi làng xă và gia đ́nh của họ.
27. Không rơ rệt liệu sự biến đổi trong thái độ của RAND có tiêu biểu cho tṛ chơi quyền lực nội bộ hay một sự thay đổi trong nhân viên.
28. R. H. Betts, Viet Cong Village Control: Some Observations on the Origin and Dynamics of Modern Revolutionary War (Cambridge, MA., 1969), các trang 1-15. Phần đầu tiên của cuộc nghiên cứu này đưa ra một lư thuyết bao quát giải thích lư do tại sao các nông dân gia nhập các phong trào cách mạng. Phần thứ nh́ khảo sát giá trị của nó xuyên qua kinh nghiệm của một làng Nam Việt Nam.
29. Sách đă dẫn, các trang 2-3. Cũng xem, T. Shanin, “The Peasantry As a Political Factor”, Sociological Review XIV (1966), các trang 19-21.
30. Điều được nghĩ rằng có hơn 159  000 [? Rơ ràng có lỗi đánh máy tại đây, chú của người dịch] người Việt Nam đă đào ngũ giữa thời khoảng 1963 và 1973. Về chương tŕnh, xem C. D. Laurie, “Chiêu Hồi”, trong bộ bách khoa tự điện chủ biên bởi S. C. Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War: A Political, Social, and Military History, vol. 1 (Santa Barbara, 1998), trang 115.
31. Sách đă dẫn; Kriegel, Vietnamese Attitudes, các trang 13 và 16. Điều đáng ghi nhận là bạo động nói chung và sự hạ sát nói riêng th́ hiếm có trong xă hội này. Nó đề ra sự tôn trọng lớn lao đối với phụ nữ và tránh xa các biện pháp kỷ luật trên thân thể.
32. Improving Effectiveness of the Chiêu Hồi Program, vol. 2, trang 107.
33. FLA [Farmers Liberation Association: Nông Hội Giải Phóng ?] đă được thiết lập đúng theo các lời giảng dậy của Mao [Trạch Đông], kẻ đă tin tưởng rằng các nông dân đă là lực thúc đẩy của cuộc cách mạng Cộng Sản. Tuy nhiên, bởi các nông dân không hiểu biết ǵ về chủ nghĩa cộng sản, một bộ phận đă được thành lập để thi hành kỷ luật. Pike, Viet Cong, các trang 167-72.
34. Sách đă dẫn, trang 166; N. Leites và C. Wolf, Rebellion and Authority: An Analytic Essay on Insurgent Conflict (Chicago, 1970), các trang 41-45.
35. Betts, Viet Cong Village Control, trang 7.
36. Các từ ngữ “bộ phận: body” và “tổ chức: organization” để chỉ cả Việt Cộng và các lực lượng của các chính phủ Nam Việt Nam hay Hoa Kỳ.
37. Pike, Viet Cong, trang 10.
38. Sách đă dẫn, các trang 107-09. Cũng xem câu chuyện của một binh sĩ đă gia nhập sau khi người mẹ anh ta bị đe dọa: Sách đă dẫn, trang 106. Cũng xem, Kriegel, Vietnamese Attitudes, các trang 20 và 30.
39. Pike, Viet Cong, các trang 111, 113-15.
40. S. C. Taylor, Vietnamese Women at War: Fighting for Ho Chi Minh and the Revolution (Lawrence, 1999), trang 75.
41.Improving Effectiveness of the Chiêu Hồi Program, vol. 2, các trang 115-20.
42. Sách đă dẫn, các trang 118-19.
43. Tác giả Pool cũng t́m thấy các nguyên do giống như thế khi ông thảo luận về sự gia nhập của các cán bộ lớn tuổi. I. S. Pool, ’Political Alternatives to the Viet Cong’, Asian Survey VII (1967), các trang 555-57. Các lư do này bao gồm cả một ước ao về sự lưu động kinh tế và xă hội, các t́nh tự dân tộc, sự gia nhập của một thành viên khác trong gia đ́nh, và sự đau khổ thân xác hay kinh tế dưới bàn tay của quân đế quốc, dù là người Pháp hay các kẻ kế tiếp họ. Các cuộc nghiên cứu khác cũng báo cáo các khám phá tương tự.
44. Donnell và các tác giả khác, Viet Cong Motivation, các trang 35-38.
45. Sách đă dẫn, trang 122.
46. Kriegel, Vietnamese Attitudes, các trang 14-15; Pike, Viet Cong, các trang 2 và 100.
47. J. M. Carter và C. H. Thompson, Viet Cong Motivation and Morale: The Special Case of Chiêu Hồi (Santa Monica, 1966), RG 472, CORDS INFO. LIB. Files, box 4, file no. 101043 (từ giờ trở đi, viết tắt là RAND 1966); Goure, Inducement (từ giờ trở đi, viết tắt là RAND 1968).
48. RAND 1966: 48%; RAND 1968: 50%.
49. RAND 1966: 18%; RAND 1968: 20%.
50. RAND 1968, các trang 32-33.
51. Sách đă dẫn, trang 37.
52. Một cách đáng chú ư, sự lo sợ hỏa lực của Hoa Kỳ đă khiến nhiều binh sĩ Iraq đào ngũ trong Cuộc Chiến Tranh Vùng Vịnh (Gulf War), và đă ảnh hưởng nói chung đến tinh thần và ước muốn chiến đấu của họ. Xem, Department of Defense, Conduct of the Persian Gulf War: Final Report to Congress (Washington, DC., 1992), trang 536.
53. RAND 1966, trang 34; RAND 1968, trang 37.
54. RAND 1966, trang 82.
55. RAND 1966: 14%; RAND 1968: 7%.
56. RAND 1966: 22%; RAND 1968: 28%.
57. RAND 1966, trang 37. Cũng xem, Improving Effectiveness of the Chiêu Hồi Program, vol. 2, các trang 172-73.
58. . RAND 1966, trang 40.
59. Xem, Kriegel, Vietnamese Attitudes, các trang 23-24.
60. RAND 1968, các trang 21, 26.
61. RAND 1966, các trang 49-56; RAND 1968, trang 18.
62. Trong cuộc nghiên cứu năm 1966, 20%, so với 43% trong cuộc nghiên cứu năm 1968.
_____
Nguồn: Tal Tovy, Peasants and Revolutionary Movements: The Việt Cộng as a Case Study, War In History, 17 (2), 217-230, Sage Publication, Ltd, United Kingdom.
Ngô Bắc dịch và phụ chú
26.09.2011
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2011