đọc trong mùa Tết

 

Tom Glenn

Cựu nhân viên Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ


CUỘC CÔNG KÍCH TẾT

CÓ THỰC SỰ BẤT NGỜ HAY KHÔNG?

 

Ngô Bắc dịch

 

 

Quân nhảy dù của Lữ Đoàn Nhảy Dù 173 đi ngang qua thi thể của các đồng đội bị chết trong trận Dak To
CreditAl Chang/Associated Press

 

Tôi lĩnh hội được một cách đau khổ trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam rằng khi tình báo bị phớt lờ, con người bị giết chết.  Với thời gian, tôi và đồng sự của tôi cảm thấy giống như Cassandra, vị công chúa thành Troy trong huyền thoại [Hy Lạp] được ban sủng cho tài năng tiên đoán báo nhưng bị ra lệnh không được tin tưởng.  Một thí dụ là Trận Đánh ở Dak To.

 

Vào năm 1967, phần lớn sự giao tranh tại Nam Việt Nam tập trung ở cao nguyên, vùng núi đồi dọc theo biên giới Lào-Căm Bốt bao gồm các tỉnh Kintum, Pleiku, và Darlac.  Các lực lượng quân sự Mỹ bị cuốn hút tới vùng này vì hai lý do.  Thứ nhất, đây là nơi địch quân hiện diện: Quân Bắc Việt đã sử dụng khu vực như một binh trạm.  Địa thế thì gồ ghề và hoang dã với một dân số thưa thớt hầu hết là các bộ lạc người Thượng Miền Núi (Montagnard) không phải gốc Việt Nam, bị xua đuổi ba thế kỷ trước đây bởi người Việt Nam là các kẻ đã chiếm cứ vùng đồng bằng cho chính họ.  Thứ nhì, đây là địa điểm của một phần trọng yếu trong mạng lưới xâm nhập bí mật được sử dụng bởi phía Bắc Việt để đổ hàng nghìn binh sĩ vào Nam Việt Nam, được gọi là Đường Mòn Hồ Chí Minh bởi người Mỹ.

 

Mùa hè và mùa thu năm đó tôi đang ở cao nguyên, hoạt động bí mật cùng với các binh sĩ chiến đấu Hoa Kỳ.  Tôi là một chuyên viên về truyền tin của cộng sản Việt Nam, và tôi nói được tiếng Việt, tiếng Hoa, và tiếng Pháp, ba ngôn ngữ được nói tại Việt Nam.  Khác với nhiều chuyên viên tình báo-dấu hiệu (signals-intelligence) khác của Cơ Quan An Ninh Quốc Gia (N.S.A), tôi sẵn lòng đi vào trấn chiến cùng với các đơn vị Mỹ mà tôi được biệt phái tới.

 

Tôi được ủy nhiệm huấn luyên và trợ giúp toán tình báo dấu hiệu của Lục Quân yểm trợ cho Sư Đoàn 4 Bộ Binh và Lữ Đoàn Nhảy Dù 173, đặt bộ chỉ huy trong khu vực Pleiku.  Địa điểm nghe tin của chúng tôi là một nơi được gọi là Engineer Hill (Đồi Kỹ Sư), đủ cao khiến chúng tôi có thể phát hiện các sự chuyển tin của địch từ xa; chúng tôi cũng chặn và nghe tin từ các toán khác được điều động cùng với các đơn vị Lực Lựợng Đặc Biệt hoạt động tại vùng sâu của cao nguyên.

Trong suốt Tháng Chín và Tháng Mười 1967, các đối tác quân sự của tôi và tôi theo dõi chặt chẽ các sự truyền tin của Mặt Trận B3, tổng hành dinh cao cấp của Bắc Việt tại vùng cao nguyên; các đơn vị phụ thuộc của nó là Sư Đoàn 1; và hai trung đoàn độc lập, trung đoàn 24 và 33.  Trong những tháng đó, chúng tôi theo dõi Mặt Trận B3 khi nó bố trí một trạm chỉ huy tiền phương để thiết lập các sự truyền tin với Hà Nội – luôn luôn là một dấu hiệu của cuộc giao chiến sắp xảy ra.  Không lâu nó đã trao đổi một khối lượng lớn lao các tin nhắn với Bắc Việt, phần lớn được gửi đi vào buổi tối khi các máy truyền tin Cộng Sản Việt Nam thường được tắt đi.  Trạm chỉ huy và Trung Đoàn 24 đã di chuyển mau chóng đến Tỉnh Kontum.  Trung Đoàn 33, cách hai tỉnh ở phía nam tại Darlac, đã khởi sự các truyền tin chiến đấu.  Một đơn vị mới, chưa được xác định, hiển diện tại Tỉnh Pleiku, gần với địa điểm của chúng tôi.

 

Nói cách khác, xem ra địch đang chuẩn bị một cuộc tấn công khắp cao nguyên.

Một tối không trăng cuối Tháng Mười, chúng tôi đã chấm định được một đơn vị mới nữa của Bắc Việt, cách nơi chúng tôi đóng quân khoảng 20 cây số.  Như thể để nhấn mạnh đến sự sát cận của địch, vào lúc chúng tôi đang báo cáo sự xuất hiện của đơn vị mới này, chúng tôi đột nhiện bị tấn công bằng bich kích pháo.  Sự tổn thất duy nhất, hóa ra, là một cầu tiêu di động.  Song chúng tôi bị hoảng sợ.

 

Trước khi kết thúc Tháng Mười, Sự Đoàn 1 Bắc Việt và ba trung đoàn phụ thuộc của nó đều di chuyển đến khu vực Dak To gần tỉnh Kontum – một vùng với các ngọn đồi dốc và các thung lũng trong rừng sâu.  Có một căn cứ Lực Lượng Đặc Biệt tại Dak To, một mục tiêu quyến rù, nhưng điều rõ rệt đối với chúng tôi rằng nó không phải là mục tiêu duy nhất.  Các sự truyền tin thám thính cấp thấp xuất hiện, một dấu hiệu chắc chắn rằng trấn đấu gần kề.  Sau đó bộ chỉ huy sư đoàn đã biết phái một bộ chỉ huy tiền phương nắm quyền kiểm soát các trung đoàn.  Địch đã sẵn sàng.

 

Chúng tôi đã báo tin cho Sư Đoàn 4 Bộ Binh Hoa Kỳ và Lữ Đoàn 173 rằng một cuộc tấn công vào khu vực Dak To có rất nhiều xác suất sẽ khởi sự giữa 30 Tháng Mười và 4 Tháng Mười Một mà chúng tôi hay biết được từ các tin điện của đơn vị thám thính.  Nhưng chúng tôi cũng cảnh cáo rằng các đơn vị khắp vùng cao nguyên đang sửa soạn giao chiến.  Trận đánh này, chúng tôi đã nói, sẽ là một trận đánh lớn.

 

Vào thời điểm này, chúng tôi đụng phải một trở ngại không ước định: sự tin cậy.  Một vài người trong chúng tôi đến thuyết trình cho vị tư lệnh Sư Đoàn 4 Bộ Binh, Thiếu Tướng William Peers.  Tôi đã cảnh báo ông tướng rằng một cuộc tấn công nhiều sư đoàn Bắc Việt vào Dak To sẽ xảy ra bất kỳ lúc nào, cùng lúc với các cuộc tấn công khắp cao nguyên. Ông tướng lắc đầu và chỉ vào trại của chúng tôi ở Engineer Hill. “Như thế tôi giả định sẽ tin tưởng rằng một số loại phép thần thông cho phép một đám lính chuột nhắt đê tiện run sợ (girbs) -- chữ viết tắt của cụm từ G.I. rat bastards” – “nổi bật lên nhờ ở nước bọt mồm mép hơn là kỹ năng tinh luyện của chúng và bị xúi bẩy bởi một viên chức dân sự, sử dụng các giàn antennas và các cuộc nói chuyện khôi hài để thần thánh hóa các kế hoạch giao chiến của địch hay sao?”.  Ông tướng vẫy tay đuổi chúng tôi đi.  Buổi thuyết trình bị chấm dứt.

 

Nhưng chúng tôi đã đúng.  Vào ngày 1 Tháng Mười Một, một quả bom thả xuống từ một chiếc B-57 đánh vào một nơi nào đó của Dak To.  Nó đánh trúng vào một kho đạn tiếp tế của địch, sinh ra các vụ nổ thứ nhì, bằng chứng tích cực rằng một số lượng lớn lao các binh sĩ Bắc Việt đang ở đó.  Tướng Peers đã phái một đơn vị của Trung Đoàn số 1 của Sư Đoàn đi điều tra và liên lạc với trại Lực Lượng Đặc Biệt tại Dak To.  Hai ngày sau đó, một trong các tiểu đoàn của Trung Đoàn được đổ bộ bằng phi cơ trực thăng lên Đồi 978, gần Dak To, ước định gặp phải ít sự kháng cự.  Thay vào đó, họ nhận thấy cả hàng nghìn binh sĩ Bắc Việt, tại các hào chiến đấu vững trãi và sẵn sàng.  Tiểu đoàn bị tổn thất nhiều.  Cùng ngày, một tiểu đoàn khác của Mỹ đã gặp khó khăn tương tự ở gần Đồi 882.  Tướng Peers và các tướng lĩnh khác sớm nhận thức được tầm hệ trọng mà chúng tôi đã cố trình bày với họ: rằng quân Bắc Việt đã tiến vào khu vực đông đảo và đang rất muốn giao tranh.

 

Một loạt các vụ giao tranh kéo dài nhiều tuần lễ theo sau, được gọi chung là Trận Đánh Dak To, đã là một trong những trận đánh lớn nhất của cuộc chiến tranh, và là một trong ít trận đánh kịch liệt của cuộc xung đột.  Quân Bắc Việt đã thiết lập các vị trí phòng thủ trên một vài ngọn đồi, buộc các lực lượng Mỳ và Nam Việt phải đánh thốc lên đồi, vươn tới đỉnh điểm trong một trận giao chiến đẫm máu kinh hoàng ở Đồi 875 từ ngày 19 Tháng Mười Một đến ngày 23 Tháng Mười Một.  Cho đếến lúc kết thúc trận đánh ở Dak To, chín tiểu đoàn Mỹ từ Sư Đoàn 4 Bộ Binh và Lữ Đoàn Nhảy Dù 173 – khoảng 16,000 quân – đã tham dự trận đánh.  Các oanh tạc cơ Mỹ đã bay hơn 2,000 phi vụ.  Quân Mỹ sau rốt đã chiến thắng, nhưng với các tổn thất lớn lao cho cả hai phía: hơn 2,100 quân Bắc Việt bị chết, cùng với 376 quân Mỹ và 61 binh sĩ Nam Việt Nam.

 

Tôi rời khỏi Cao Nguyên trong Tháng Mười Hai khi mà cuộc tấn công vừa mới kết thúc.  Tôi di chuyển xuống phía nam làm việc cùng với một toán khác gần Biên Hòa, ngay phía bắc của Sàigòn.  Khi đến đó, tôi trông thấy cùng các loại dấu hiệu truyền tin chỉ dẫn mà chúng tôi đã bắt được tại cao nguyên trước khi có trận Dak To.  Không chỉ chúng tôi; các đơn vị tình báo tín hiệu Mỹ tại phần cực bắc của Nam Việt Nam cũng chặn nghe được cùng các khuôn mẫu truyền tin.  Chúng tôi đã nhận thức rằng một cuộc tấn công sắp xảy ra trên khắp nước khởi sự vào cuối Tháng Một.

 

Cơ Quan Anh Ninh Quốc Gia (N.S.A.) đã tổng hợp mọi bằng chứng, và một lần nữa chúng tôi đã trình bày sự việc cho giới lãnh đạo quân sự.  và một lần nữa, các tướng lĩnh lại từ chối không tin tưởng chúng tôi.  Vào lúc đó, Thủy Quân Lục Chiến tại phía bắc đang bị vây hãm tại Khe Sanh, và các sĩ quan cao cấp nhất tại Sàigòn bị thuyết phục rằng bất kỳ hoạt động nào khác của quân Bắc Việt chỉ là một sự đánh lạc hướng, một nỗ lực để kéo các lực lượng Mỹ ra khỏi điều mà họ và Hoa Thịnh Đốn tin là kế hoạch của Hà Nội nhằm lập lại chiến thắng trên quân đội Pháp trong cuộc bao vây ở Điện Biên Phủ, 13 năm trước đó.  Bất kể bằng chứng gia tăng ngược lại, họ đã không chuẩn bị cho một cuộc tấn công toàn lực, và vào cuối Tháng Một, họ bị ngã ngửa bởi cuộc Công Kích Tết.

 

Nói một cách khác, không hoàn toàn chính xác để nói rằng vụ Tết đã làm ngạc nhiên phe Mỹ và Nam Việt Nam.  Tin tức tình báo có đó, và kinh nghiệm gần đó dẫn đến trận đánh Dak To hẳn phải thuyết phục Đại Tướng Westmoreland xem xét một cách nghiêm trọng.  Thay vào đó, ông đã lựa chọn việc không tin tưởng tin tức tình báo.

 

Vấn đề còn lớn hơn cả các ông Tướng Peers và Westmoreland; tám năm sau đó, cùng lỗi lầm bị phạm phải với sự sụp đổ của Sàigòn.  Khi đó, tôi là trưởng trạm N.S.A. tại thành phố.  Tôi đã cảnh cáo ông Graham Martin, Đại Sứ Mỹ, về bằng chứng tràn ngập cho thấy rằng Sàigòn sắp sửa bị tấn công.  Ông đã từ chối không chịu tin tưởng tôi và đã không kêu gọi một sự di tản hàng nghìn viên chức dân sự Mỳ vẫn còn trong thành phố, cùng với các đối tác Nam Việt Nam của chúng ta.  Khi quân Bắc Viết tấn công ít ngày sau đó, thành phố bị rơi vào sự hoảng loạn.  Tôi đã vượt thoát dưới lằn đạn.  Các cộng sự viên Nam Việt Nam của tôi, những người cùng làm việc với tôi, đã không may mắn như thế.  Khoảng 2700 người trong họ đã bị giết hay bắt giữ và gửi đến các trại “cải tạo”.

 

Thần Thoại Cassandra đã được ân sủng hay nguyền rủa? Những người trong chúng tôi làm việc trong ngành tình báo trong suốt cuộc Chiến Tranh Việt Nam biết được câu trả lời.

----

Tác giả, Tom Gleen là một cựu viên chức của Cơ Quan An Ninh Quốc Gia (National Security Agency) và tác giả quyển tiểu thuyết “Last of the Annamese”.

Nguồn: https://www.nytimes.com/2017/11/03/opinion/vietnam-tet-offensive.html

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

10.02.2018

 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2018