STEWART GORDON
DƯỢC LIỆU VÀ CÁC SỰ NGỘ NHẬN
Tomé Pires, 1511 – 1521 sau Công Nguyên
Ngô Bắc dịch
Tại hải cảng Cochin trong tháng Ba năm 1516 sau Công Nguyên, Tomé Pires, một nhà bào chế thuốc và thư kư chính phủ người Bồ Đào Nha, đối diện với một sự lựa chọn. Giống như Abraham bin Yiju, kẻ đă dấn bước một cách lo âu trên cùng bờ biển 100 dậm về phía bắc bốn thế kỷ trước đó, Pires có một sự phân vân về dược phẩm và đồ gia vị. Trong khi vấn đề của Abraham bin Yiju là về hạt đậu khấu bị mất và sự thua lỗ tài chính, Pires ở vào một t́nh thế đáng ao ước của một sản nghiệp được tạo dựng chỉ trong vài năm buôn bán các thảo mộc nhiệt đới. Ông muốn quay về nước với tiền của của ḿnh, được nghĩ là để hồi hưu, nhưng viên thống đốc các vùng đất của Bồ Đào Nha mới chinh phục được tại Á Châu, một người bạn của Pires, đă yêu cầu ông cầm đầu phái bộ ngoại giao đầu tiên đến Trung Hoa. Đó là một đề nghị quá quyến rũ để từ chối – một cơ hội được trông thấy Bắc Kinh và tất cả vùng đất nằm giữa bờ biển phía nam và kinh đô, một điều ǵ đó chưa hề có một người Bồ Đào Nha đă làm. Vào mùa hè, Pires đồng ư quay sang hướng đông hơn là đi về hướng tây. Trong tháng Giêng năm sau đó, ông khởi hành với một đoàn gồm bốn chiếc thuyền, mang theo các văn thư ngoại giao, các quà tặng hoàng gia, và các sản phẩm để trao đổi với Trung Hoa. 1 Cuộc đời của ông sẽ bị thay đổi một cách vĩnh viễn và bi thảm bởi cuộc viễn du. Hồi kư của ông, chỉ bao gồm 5 năm đầu tiên của ông tại Á Châu, th́ đầy rẫy các sự giả định và sai lầm về “đợt sóng đầu tiên” của sự chinh phục của Bồ Đào Nha tại Á Châu.
Tomé Pires là một nhân vật nhỏ bé trên sân khấu lịch sử, không phải là một nhà hành chính hay lănh đạo quân sự vĩ đại.. Ông sinh ra là một thường dân, có lẽ tại Lisbon, vào khoảng năm 1468 sau Công Nguyên. Mặc dù không thuộc giới quư tộc, gia đ́nh ông có học thức và tư thế và ông đă viết về một thời thiếu niên “xa hoa”. Cha ông là nhà bào chế thuốc cho John II, quốc vương nước Bồ Đào Nha, và gia đ́nh ông có lẽ đă sở hữu một cửa hàng tại con đường rất nổi tiếng của các nhà bào chế thuốc. 2
Đây là thời gian lư thú cho gia đ́nh Pires và những người giống như họ, các kẻ thượng lưu trí thức gắn liền với triều đ́nh Bồ Đào Nha. Bắt đầu trong thập niên 1430 sau Công Nguyên, quốc vương bảo trợ cho các cuộc tấn công vào Miền Bắc Phi Châu theo đạo Hồi, đối diện trực tiếp với Eo Biển Gibraltar và các cuộc thám hiểm bờ biển phía tây của Phi Châu. Mục đích không phải là các đồ gia vị của Ấn Độ mà là vàng ở miền trung Phi Châu. Các người theo đạo Hồi kiểm soát hoàn toàn mậu dịch vượt quá Sahara, và Bồ Đào Nha hy vọng dành được một phần mậu dịch này từ bờ biển của Tây Phi. 3
Trong sáu mươi năm, các hạm đội của Bồ Đào Nha chỉ chinh phục được vừa đủ lănh thổ quư giá để biện minh cho sự bảo trợ liên tục của hoàng triều. Trong số các vùng chinh phục có Quần Đảo Canary, nơi trồng lúa ḿ mà Bồ Đào Nha cần đến, và bờ biển phía tây của Phi Châu, nơi thu hoạch được một số vàng, ngà voi, và nô lệ. 4 Các kết quả quan trọng của các cuộc thám hiểm kéo dài nhiều thập niên này là sự tiến bộ vững chắc trong sự thiết kế tàu, thuật hải hành, kỹ thuật lái buồm, và việc đúc súng. Như mọi học sinh thiếu nhi đều hay biết, người Bồ Đào Nha sau hết đă đào trúng mỏ quư giá trong thập niên 1490. Đội thuyền của Vasco da Gama đi ṿng qua Mũi Hảo Vọng (Cape of Goiod Hope), thuê mướn một người hoa tiêu bên bờ phía đông của Phi Châu, và lái thuyền đến Bờ Biển Malabar của Ấn Đô. Trong cùng thập niên này, Columbus đă lái tàu sang Mỹ Châu.
Tomé Pires phục vụ như nhà bào chế thuốc cho ông Hoàng Alfonso cho đến khi có sự từ trần không hợp thời của ông Hoàng vào năm 1491 sau Công Nguyên. Không được biết đích xác ông đă làm những ǵ sau đó hay lư do tại sao Pires lại rời Portugal để sang Ấn Độ trong tháng Tư năm 1511 sau Công Nguyên, nhưng ông có thư giới thiệu của hai nhân vật quan trọng: bác sĩ chính của nhà vua và trưởng ngành hải ngoại tại Lisbon. Hạm đội đi xuống bờ biển phía tây của Phi Châu, ṿng quanh Mũi Hảo Vọng, và tiến vào thế giới Á Châu. 5
Trong thập niên sau chuyến du hành đầu tiên của Vasco da Gama, các cuộc đột kích hàng năm của Bồ Đào Nha đă sẵn có một tác động trên vùng Á Châu hàng hải. Như các kẻ cạnh tranh mậu dịch, người Bồ Đào Nha không có mấy sản phẩm để rao bán. Âu Châu không sản xuất các sản phẩm mà Á Châu cần thiết, và ít hàng mà nó mong muốn. Số ít hàng này, chẳng hạn như thủy tinh của Venice và dầu ô-liu (olive), đă sẵn đến Á Châu qua các hải tŕnh nổi tiếng từ Trung Đông đến bờ biển phía tây của Ấn Độ và xa hơn nừa. Các đồ gia vị, dược liệu, vải vóc, và đồ gốm tương tự được chuyển về, dọc theo cùng các lộ tŕnh này. 6 Hải tŕnh mới của Bồ Đào Nha ṿng quanh Phi Châu th́ dài hơn, nguy hiểm hơn và tốn kém hơn các lộ tŕnh hiện có. Các nhà mậu dịch lăo thành được tổ chức quy củ hơn và có nhiều ngân khoản hơn, cũng như có nhiều kinh nghiệm hơn nhiều về các t́nh trạng địa phương so với người Bồ Đào Nha. Tính trên mỗi con tàu của Bồ Đào Nha, đă có hàng tá, nếu không phải là hàng trăm các con tàu địa phương. 7 * Các phương pháp và dụng cụ hải hành của Bồ Đào Nha không cách nào hay ho hơn các thứ tương đương của Á Châu vào thời điểm đó.
Người Bồ Đào Nha, phải khen ngơi họ, đă nhận thức được tất cả các điều này khá sớm. Các lợi thế của họ có tính cách quân sự và tổ chức. Trong các cuộc chiến tranh không ngừng tại Địa Trung Hải và các thập niên thám hiểm bờ biển Tây Phi Châu, các thủy thủ đoàn của các chiếc tàu đă học được cách làm sao khai hỏa một cách lien tục, nhanh chóng và khá chính xác Khi Vasco da Gama tiến vào thế giới hàng hải Á Châu, chỉ có các chiếc tàu và thủy thủ Bồ Đào Nha là có khả năng nă các tràng đại bác hữu hiệu vào cả các hải cảng lẫn các chiếc thuyền khác. 8 Không giống như bất kỳ các nhà mậu dịch khác tại thế giới hàng hải Á Châu, người Bồ Đào Nha tại Á Châu có sự hậu thuẫn của một nhà vua, các tín đồ Thiên Chúa tự tín trong một thế giới ngoại đạo, và các sự khởi xướng của giới thư lại trung thành trong số các viên chức được bổ nhiệm bởi triều đ́nh.
Sử dụng các lợi thế này, người Bồ Đào Nha đă mau chóng chuyển từ việc thương thuyết với các nhà cai trị địa phương sang việc chinh phục, phóng ra nỗ lực táo bạo nhất để khống chế vùng Á Châu hàng hải kể từ khi có các cuộc viễn thám của Trung Hoa một thế kỷ trước đó. Chiều hướng của Bồ Đào Nha hoàn toàn không giống với chiều hướng của Trung Hoa. Thay v́ sự thống trị được tổng quát hóa xuyên qua ngoại giao và sự thừa nhận các vị vua địa phương, chiến lưuợc của họ, trong thực tế, gần với chiến lược của Genghis Khan hơn nhiều: Chiếm giữ các thành phố mậu dịch và các tài nguyên quan trọng, triệt hạ sự kháng cự, đánh thuế mậu dịch, và làm sao để việc chinh phục tự ḿnh trang trải các tốn phí. 9 ** Tại Ấn Độ Dương, trong thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ mười sáu, người Bồ Đào Nha đă chiếm giữ các hải cảng không được pḥng thủ kiên cố tại Goa, Cochin, và Cannore trên bờ biển Malabar và sẽ sớm tấn công, nhưng không thành công, vào Aden, cuối đáy biển Hồng Hải. Xa hơn về phía đông trong cùng thời điểm đó, người Bồ Đào Nha đă thương thảo các quyền để mua bán tại Malacca và thiết lập một trạm mậu dịch. Trong ṿng một năm, lănh chúa Hồi Giáo của Malacca đă đóng cửa trạm và đuổi người Bồ Đào Nha đi. Mùa thuận buồm kế đó, một hạm đội Bồ Đào Nha đă tấn công và chinh phục Malacca và tức thời đánh đuổi các thương nhân Ấn Độ và Hồi Giáo. Tại cả Ấn Độ Dương lẫn vùng Đông Nam Á, các hạm đội Bồ Đào Nha đă đốt cháy hay bắt giữ nhiều thuyền địa phương và mưu toan thu thuế trên mậu dịch. 10
Pires đă đến Goa vào một thời điểm thuận lơi. Vài tháng trước đó, Albuquerque, viên thông đốc các vùng đất chinh phục của Bồ Đào Nha tại Á Châu, có viết lên quốc vương rằng có sự rắc rối tại Malacca. Một số ịt người Bồ Đào Nha tại Malacca đang tranh chấp kịch liệt về chiến lợi phẩm và làm thối nát thành phố vừa mới chiếm đoạt được. Để văn hồi trật tự, viên thống đốc đă quyết định phái “Tomé Pires, nhà bào chế thuốc của ông Hoàng, bởi v́ ông ta đối với tôi có vẻ là một người tận tụy”. Vào lúc đó chỉ có một nhóm nhỏ các thành phần trí thức thuộc tầng lớp thượng lưu là thích hợp với công việc nhiều trách nhiệm này tại Goa. Pires đi trên tàu Santo Christo, suưt bị đắm trong các trận giông băo gió mùa ngoài khơi bờ biển Malabar, nhưng ông đă tới được Malacca vào tháng Sáu hay tháng Bẩy năm 1512 sau Công Nguyên. Một ít tháng sau đó, ông đă viết cho anh (em) ông, “Tôi đang ở Malacca làm thư kư và kế tóan viên của nhà kho mậu dịch và làm kiểm soát viên các dược phẩm”. Ông tự tŕnh bày ḿnh là có sức khỏe tốt và giàu có, “hơn điều mà anh có thể tưởng tượng”. 11 Tomé Pires lắng nghe các nhà mậu dịch địa phương, thỉnh thoảng du hành kiểm tra các sản phẩm của Bồ Đào Nha, và viết quyển Suma Oriental, tác phẩm tŕnh bày về thảo mộc, các thị trường, và chính trị tại vùng Á Châu hàng hải.
Đông Nam Á của Tomé Pires là loại địa điểm như thế nào? Trong một số phương diện, nó chỉ thay đổi ít so với sự mô tả của Mă Hoan tám mưoi năm trước đó. Các thảo mộc làm thuốc vẫn c̣n là các vật phẩm mậu dịch quan trọng chính yếu. Pires, với tư cách một nhà bào chế dựợc phẩm, biết rơ về chúng. Ông ta ghi nhận rằng Sumatra và Java có hạt tiêu, đậu khấu, long năo có thể ăn được, cánh kiến trắng (an tức hương), “cây chế thuốc tẩy: cassia fistula”, và “dầu tẩy lô hội (lignaoes) của nhà bào chế”. Các đảo ở phía đông có cánh kiến đen, hai loại long năo, đinh hương, hạt nhục đậu khấu (nutmeg), gia vi từ vỏ hạt đậu khấu (mace), và gỗ đàn hương trắng.
Các gia vị và dược liệu đă di chuyển khỏi các nguồn gốc nhiệt đới, cả ở phương tây lẫn phương đông. Mậu dịch từ Ấn Độ và Đông Nam Á sang Trung Hoa đă có cả 1,000 năm. Một tập khảo luận về thực vật của Trung Hoa hồi thế kỷ thứ năm bàn về chuối, cây tan Ấn Độ [Indian myrobalan: vỏ trái tan khô dung làm thuốc nhuộm hay thuộc da, chú của người dịch], và hoa dâm bụt. 12 Huyền Trang (Xuanzang), nhà sư Phật giáo hành hương hồi thế kỷ thứ bảy, đă cố mang các cây cối Ấn Độ về quê cùng với các kinh sách Phật Giáo. Trong hai thế kỷ kế tiếp, vài nhà sư Trung Hoa đă mạo hiểm sang Ấn Độ và Đông Nam Á đặc biệt để mang về các loại cây hữu dụng. 13 Nhiều cây nhiệt đới, chẳng hạn như chuối, cây đa, và hoa dâm bụt, có hiện diện trong một quyển sách thời ban sơ Trung Hoa, Nan Fang Cao Mu Zhuang. 14 Vào khoảng thế kỷ thứ mười một, các tập khảo luận y khoa của Trung Hoa b́nh thường đă kê đơn thuốc với hơn 100 loại cây nhiệt đới.
Các cây và phần trích xuất từ cây nhiệt đới cũng di chuyển về phía tây cùng với các thủy lộ của Á Châu. Các nhà vua thành Baghdad đă tích cực t́m kiếm các loại cây hữu dụng và ra lệnh mang chúng về vùng Trung Đông. Vào khoảng thế kỷ thứ chin các sách của Ả Rập về các toa thuốc thường khuyến cáo một loạt nhiều thành phần dược liệu nhiết đới. 15 Quyển Canon của Ibn Sina có đề cập đến quế, đậu khấu, hạt nhục đâu khấu, quả mọng, nhỏ có mùi cay [cubeb, thuộc họ piper cubeba từ Java và các đảo vùng Đông Ấn Độ, dùng trị liệu các bệnh thuộc hệ thống tiểu tiện, hay đôi khi đước chế thành thuốc hút, để trị bệnh viêm chảy hay cổ họng, chú của người dịch], “huyết rồng” từ nhựa một loại hoa huệ, chất cát từ đốt cây tre (tabasheer), và đinh hương, tất cả đều từ Đông Nam Á. Từ Ấn Độ có chất chế thuốc rửa mắt (colyrium [collyrium?]), nghệ, hạt tiêu, cây th́a là Ai Cập, hạt cau, nghệ tây (saffron), nhiều loại gỗ thơm, dầu hoa nhài, gỗ vùng Đông Ấn có nhựa thơm (aloes wood), nhựa asafetida [nhựa khó ngửi, trích từ nhiều loại cây thuộc họ carrot, dùng để chế thuốc trị ho, chú của người dịch], trái me (tamarind), củ ấu (caltrop), và cây tan Ấn Độ (myrobnolan). Từ Trung Hoa có táo ta (jujube), cây đại hoàng (rhubarb), gừng Tàu, và gừng thuộc họ galanga. 16
Mậu dịch gia vị trường kỳ đă tạo ra các sự thay đổi tại Đông Nam Á trong nhiều thế kỷ trước khi có sự xâm nhập của người Bồ Đào Nha. Các nhà kinh doanh đă cố trồng nhiều loại cây sinh lợi khác nhau tại các địa điểm mới. Việc trồng hạt tiêu được di chuyển từ Ấn Độ sang Sumatra và Bán Đảo Mă Lai. 17 Việc trồng cây xoài khởi sự tại Java với hạt giống từ Ấn Độ. Nhiều nỗ lực để trồng nhiều cây hữu dụng tại các địa điểm mới đă thất bại bởi vi-khí-hậu (microclimate) cần thiết cho cây gia vị bị hạn hẹp vào một nhóm nhỏ các đảo duy nhất hay ngay cả chỉ ở một ḥn đảo. Tuy nhiên, một số ḥn đảo rất thành công trong việc trồng loại cây bán lấy tiền mặt được mậu dịch vững chắc đến nỗi các cư dân ngừng không sản xuất lương thực. Tại các đảo trồng gia vị này, chẳng hạn như Banda, thực phẩm, đặc biệt gạo và mắm cá, đă được nhập cảng.
Những đảo này có các ngôi làng; họ không có vua nhưng được cai trị bởi [trưởng làng] và các bô lăo … Tổng cộng phải có từ khoảng hai ngh́n năm trăm đến ba ngh́n người trên các đảo này. Những người dọc bờ biển là các thương nhân theo đạo Hồi Moorish … Có ít kẻ ngoại giáo trong xứ sở … Vào khoảng năm trăm bahars [đơn vị đo trọng lượng tại miền Đông Ấn, thay đổi tùy theo địa phương hay loại sản phẩm được cân, chú của người dịch] vỏ hạt đậu khấu phải được sản xuất ra mỗi năm tại các đảo … và sáu hay bẩy ngh́n bahars hạt nhục đậu khấu … Quần đảo Banda hiếm có bất kỳ lương thực nào. Ca’c đảo chung quanh mang các lương thực đến. 18
Pires chỉ nghe các câu chuyện về vương quốc trong nội đia là Arakan, tại Miến Điện ngày nay, nhưng ông có sự tin tức chính xác trong bản chất. 19 Arakan điển h́nh cho các quốc gia nội địa to lớn tọa lạc trên lục địa Đông Nam Á tại Miến Điện, Thái Lan và Căm Bốt ngày nay. Kinh tế của các quốc gia này ít đặt trên mậu dịch cho bằng trên việc sản xuất lúa gạo và đánh thuế trên sức lao động.
Nhà vua là một kẻ ngoại đạo và rất có quyền thế trong vùng nội địa. Nước này có một hải cảng tốt cạnh biển … nhưng không có nhiều hoạt động mậu dịch … Có nhiều người cỡi ngựa trên lănh thổ của Arakan và nhiều con voi. Có một số bạc … [và] ba hay bốn loại vải làm bằng bông vải… Vương quốc phong phú về thịt, gạo, và các vật phẩm mà họ dùng để ăn. 20
Sự mô tả của Pires cũng chính xác không kém về một loại vương quốc Đông Nam Á khác, đặt nền tảng trên việc trồng lúa được tưới tiêu và tọa lạc hoặc dọc một con sông hay trên một châu thổ. Pegu, thuộc Miến Điện ngày nay, là loại quốc gia này.
Pegu là một vương quốc của các kẻ ngoại đạo. Nó là vùng đất ph́ nhiêu nhất trong mọi vùng đất mà chúng tôi đă nh́n thấy và hay biết. Nó th́ sung túc hơn Xiêm La và gần như phong phú như Java … Sản phẩm chính là gạo. Mỗi năm cập bến … mười lăm đến mười sáu thuyền buồm, hai mươi đến ba mươi … thuyền chở hàng. Chúng mang đến một khối lượng lớn lao cánh kiến đỏ (lac), và cánh kiến trắng (benzoin), xạ hương (musk), đá quư, hồng ngọc (rubies), vàng, bơ (butter), dầu ăn, muối, hành … và các thực phẩm để ăn như thế. Nhà vua luôn luôn cư ngụ tại thành phố Pegu nằm trong nội địa … cách một ngày và một đêm đi đường … 21
Pires haybiết thành phố hải cảng tốt nhất trong mọi hải cảng, trạm trung chuyển Đông Nam Á, được đặt tại một bến tàu và địa điểm thuận lợi cho việc chuyển tàu giữa các vùng. Trong thế kỷ thứ mười sáu, Malacca là một thí dụ hàng đầu. Pires đă mô tả các sự móc nối vươn xa trước khi có sự chinh phục của người Bồ Đào Nha trong quyển Suma Oriental:
Nhà vua Xaquem Darxa nói trên rất lấy làm hài ḷng với … các thương nhân theo đạo Hồi Moorish (Tây Bắc Phi Châu); ông đă vinh danh họ; ông đă cho họ nơi để sinh sống, và một nơi làm đền thờ của họ; … họ đă xây cất các ngôi nhà đẹp đẽ. Và dân chúng đến từ các nơi khác, từ Sumatra, để kiếm việc và kiếm sống … [Nhà vua] muốn đích thân đi sang Trung Hoa … và ông đă đi đến nơi vua {Trung Hoa] cư ngụ và nói chuyện với vua Trung Hoa và tự đặt ḿnh làm một kẻ chư hầu triều cống … Tên [Xaquem Darxa] trở nên nổi tiếng đến nỗi ông ta đă nhận được điệp văn và tặng phẩm từ các nhà vua ở Aden, và Ormuz, và Cambay, và Bengal, và họ đă phái nhiều thương nhân từ vùng họ đến sống tại Malacca. 22
Tomés hiểu từng tận về các liện kết trực tiếp giữa nhiều trạm trung chuyển khác nhau trong hệ thống hàng hải Á Châu. Cambay, tức Gujarat ngày nay, là một trong các trạm đó. “Các thương nhân Cambay đă biến Malacca thành trung tâm mậu dịch chính yếu của họ … Malacca không thể sống mà không có Cambay, cũng như Camba6y không thể thiếu Malacca nếu muốn trở nên rất giàu có và phát đạt”, 23 Một hải cảng như Malacca thực sự không trồng trọt thực phẩm của chính nó và lệ thuộc vào đồ nhập cảng. 24
Giống như hồi kư của Mă Hoan một thé kỷ trước đó, quyển sách của Pires nhiều phần giống như một bản tường thuật về các sản phẩm và các thị trường. Nó phát lộ hai thái độ và sự giả định ṇng cốt khác biệt nhau đến mức chúng đă gán nhăn hiệu cho Pires như một kẻ bên ngoài thế giới Á Châu vĩ đại.
Trong suốt sự trần thuật, Pires đă phân chia thế giới thành các người theo đạo Hồi phái Moors (Tây Bắc Phi Châu), tức, Hồi Giáo phái Sunni, là “bên địch” ở bất kỳ nơi đâu và ở mọi nơi, và các người theo đạo Thiên Chúa, bất kỳ nơi đầu và ở mọi nơi, là “đồng minh”. Các kẻ ngoại đạo là các đồng minh tiềm tàng chống lại người theo đạo Hồi phái Moors và có thể cải đạo. Cũng giống như các người Bồ Đào Nha ban đầu khác tại Á Châu, Pires đă mang Cuộc Thánh Chiến đi cùng với ông và đă áp đặt cuộc tranh chấp kéo dài nhiều thế kỷ, thuộc vùng Địa Trung Hải, lên Á Châu. Người Bồ Đào Nha chưa hề thừa nhận rằng lịch sử địa phương, ḷng trung thanh trong miền, và sự tranh đua giữa các gia tộc có thể quan trọng hơn nhiều sự việc liệu người dân có phải là người theo đạo Thiên Chúa hay người ngoại đạo. Cái nh́n thiển cận này bám chặt lấy toàn thể cuộc phiêu lưu của người Bồ Đào Nha và, như chúng ta sẽ thấy, mang đến các hậu quả bi thảm cho Tomé Pires.
Thí dụ, ở phần đầu tập hồi kư của ḿnh, Pires đă mô tả một nhà vua Ba Tư theo đạo Hồi phái Shia là vĩ đại và cao cả bởi v́ ông ta chống lại các quyền lực Hồi Giáo phái Sunni ở phía tây, các người Moors bị thù ghét.
Và các sứ giả phái đi bởi vị Lănh Chúa này được phục vụ bởi nhiều người được độn cao lên, các kẻ ăn mặc đẹp đẽ với dáng vẻ xinh tươi, rất lộng lẫy, với các chiếc b́nh bằng vàng và bạc, để phô trương sự vĩ đại của vị Lănh Chúa. Vị Lănh Chúa nói ông ta sẽ không yên nguôi cho đến khi mọi dân Moors được biến thành các tín đồ của Ali trong thời trị vị của ông. 25
Ông đă nh́n các nhà mậu dịch theo Ấn Độ Giáo tại miền tây Ấn Độ như các kẻ ngoại đạo, có thể là tín đồ Thiên Chúa lầm lỡ và có tiềm năng cải đạo.
Các kẻ ngoại đạo của Cambay là các kẻ thờ phụng các thần tượng nhiệt thành và là một dân tộc hiền dịu, yếu đuối. Một số người trong họ là các kẻ giữ cách sống tốt lành theo tôn giáo của họ, , họ sống trong sạch, thực sự nhân bản, và rất tiết chế. Họ tin ở Đức Mẹ chúng ta và ở Ba Ngôi của chúng ta, và không có ǵ phải nghi ngờ rằng họ đă từng là các tín đồ Thiên Chúa và rằng họ đă dần dà bị mất niềm tin bởi các tin đồ theo Mohammed [Hồi Giáo]. 26
Noi cho đúng th́ với Tomé Pires, ông đôi khi có tán thưởng các người dân ngoại đạo mà ông quan sát. Sự mô tả của ông về các tṛ diễn bóng (shadow plays) ở Java đọc nghe, một cách thật ngạc nhiên, giống như của Mă Hoan.
Vùng đất của Java là [vùng đất] của các diễn viên câm và các mặt nạ đủ loại, và cả đàn ông lẫn đàn bà đều diễn tṛ như thế. Họ có các tṛ giải trí qua sự nhảy múa và kể chuyện. Họ chắc chắn thật tao nhă; họ có âm nhạc bằng tiếng chuông – âm thanh tất cả chúng cùng ḥa với nhau như một đàn ống (organ). Vào buổi tối họ diễn tṛ tạo bóng với các h́nh thể đủ loại, giống như các beneditos [tiếng Portuguese, không rơ nghia, có lẽ để chỉ cac người Portuguese diễn tṛ trẻ em (?), chú của người dịch] tại Bồ Đào Nha. 27
Điều mà Tomé không hiểu là mặc dù thế giới Á Châu có phần trách nhiệm trong chiến tranh tôn giáo, nó vẫn là nơi của nhiều tôn giáo và nhiều ḷng sùng đạo. Thí dụ, Abraham bin Yiju đă lập các sự liên minh kinh doanh với Gujarati theo Ấn Độ Giáo và Hồi Giáo từ Mangalore. Almish đă cự tuyệt nhà vua Hồi Giáo không phải v́ tín ngưỡng mà v́ Ibn Fadlan đă không mang bạc tới ṭa thành. Mă Hoan kính trọng các triều đ́nh Phật Giáo và Ấn Độ Giáo mà ông đă thăm viếng.
Sự tường thuật của Pires liên kết nhiều lần sức mạnh với chủng tộc da trắng. Trong các hồi kư trước đây, hẳn nhiên cũng có nhiều thành kiến. Huyền Trang không thích các kẻ phái Phật Giáo Tiểu Thừa (Hinayana) hay các nhà vua không theo Phật Giáo. Ibn Battuta không dừng lại các thị trấn nhỏ nơi mà ông ta không có đồ ăn ngon và giường sạch. Ibn Fadlan nhận thấy các kẻ du mục miền đồng cỏ hoang nói chung là không sạch sẽ và khao khát các tṛ tiêu khiển cung đ́nh của Baghdad. Mă Hoan cảm thấy khá vui khi rời xa khỏi các ḥn đảo chưa được văn minh. Song, không có thành kiến nào được viết về mặt chủng tộc. Pires gọi người Ba Tư (Persians) là mạnh khỏe, bởi v́ họ là người da trắng. 28 Trong khi mô tả các vương quốc giao tranh tại bán đảo Ấn Độ, Pires viết, “Kẻ có nhiều người da trắng nhất trong vương quốc của ḿnh là kẻ có uy lực mạnh nhất”. 29 Trong ư niệm đơn giản này, người Trung Hoa da trắng và bởi thế hẳn phải có một t́nh cảm tự nhiên với người Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, người Trung Hoa đă nh́n các sự việc hoàn toàn khác biệt.
Khi Tomé Pires và đội thuyền ngoại giao nhỏ bé của ông tiến đến bờ biển Trung Hoa vào tháng Tám năm 1517 sau Công Nguyên, họ vô t́nh mang theo nhiều thứ hơn là các văn thư ngoại giao, tặng phẩm dành cho hoàng đế, và các sản phẩm mậu dịch. Họ cũng mang theo các thái độ đối với tôn giáo và chủng tộc sẽ gây trở ngại cho họ, một cung cách đối xử với các người ngoại đạo sẽ khiến cho họ gặp rắc rối, và các hậu quả không lường trước được của một thập niên đốt phá các đội thuyền và chiếm giữ các hải cảng. Quyển Suma Oriental, được hoàn tất trước khi ông rời Cochin, ca tụng họ một cách cao vời:
Nhà Vua Trung Hoa là một người ngoại đạo có nhiều đất đai và dân chúng. Người Trung Hoa có da trắng, trắng y như chúng ta … Họ đội nón lưới lụa tṛn giống như các chiếc sàng màu đen mà chúng ta có tại Bồ Đào Nha. Họ cũng khá giống với người Đức. Họ có ba mươi hay bốn mươi sợi nơi chùm râu của họ. Họ mang các chiếc giầy mơm vương kiểu Pháp được làm rất khéo … Các phụ nữ trông giống như các người đàn bà Tây Ban Nha … và họ trang điểm đẹp đẽ đến nỗi [các phụ nữ] Seville khó hơn được họ. 30
Ông cũng tự tin không kém rằng Trung Hoa sẽ là một cuộc chinh phục dễ dàng.
Không tước bỏ sự vinh quang của bất kỳ xứ sở nào, chắc chắn rằng Trung Hoa là một nước quan trọng, tốt lành, và rất giàu có, và Thống Đốc tại Malacca sè không cần đến nhiều lực luợng như họ nói nhằm đặt Trung Hoa dưới sự cai trị của chúng ta, bởi v́ dân chúng th́ rất yếu và dễ dàng để chinh phục. Và các ngừi trọng yếu đă từng ở đó xác nhận rằngvới mười chiếc tàu, viên Thông Đốc Ấn Độ đă chiếm Malacca có thể chiếm giữ toàn thể Trung Hoa dọc theo bờ biển. 31
Sự tiếp xúc đầu tiên với hải quân Trung Hoa ở cửa vịnh tạo thành bởi Châu Thổ sông Châu Giang (Pearl River) không có triển vọng tốt. Hạm đội hải cảng của Trung Hoa đă khai hỏa vào người Bồ Đào Nha, nghĩ rằng họ là quân hải tặc. Người Bồ Đào Nha không bắn súng trả lại. Sau cùng, viên chỉ huy hạm đội Bồ Đào Nha, với nhiều sự khổ nhọc, đă thuyết phục người Trung Hoa rằng họ là các nhà ngoại giao, không phải là hải tặc. 32 Để tiến từ châu thổ đến Quảng Châu, đội thuyền cần có giấy phép từ các nhà chức trách Quảng Châu. Các sự tŕ hoăn giấy tờ khởi sự gần như tức khắc. Khi các chiếc thuyền của Bồ Đào Nha bị hư hại trong một trận băo, người Trung Hoa đă không cung cấp sự trợ giúp nào. Nhiều tháng trôi qua. Sự lạc quan ban đầu nhường bước cho sự nhận thức của người Bồ Đào Nha rằng họ chỉ có tầm quan trọng và sự lưu tâm tối thiểu đối với người Trung Hoa. Người Bồ Đào Nha rơ ràng đă không hay biết rằng các sứ đoàn đă đến Trung Hoa trong hơn 1,000 năm. Sự đón tiếp họ luôn luôn tùy thuộc nơi chính sách của triều đinh đế quốc. 33 *** Sau hết, viên chỉ huy trưởng Bồ Đào Nha đă buộc các quan chức Trung Hoa địa phương phải để đoàn tàu của họ đi đến Quảng Châu mà không có sự chấp thuận chính thức. 34
Mười chin tháng sau khi rời Cochin, Tomé Pires đến được Quảng Châu. Đội thuyền bắn sung chào mừng và trương quốc kỳ, cả hai việc đều làm phật ḷng các quan chức địa phương. Sau cùng, các cuộc thương thảo bởi Pires đă thuyết phục được các quan chức của thành phố rằng bắn súng là một h́nh thức bày tỏ ḷng kính trọng và rằng phái bộ đến để thiết lập các quan hệ cấp đại sự với triều đ́nh Trung Hoa. Người Bồ Đào Nha đă lên bờ “với tiếng nổ vang dội của pháo binh, và tiếng kèn, và các người trong y phục đại lễ, viên Đại Sứ được tháp tùng bởi bẩy người Bồ Đào Nha, những người c̣n lại cùng đi với ông trong sứ bộ này. Họ được dẫn đến nơi trú ngụ, một số trong đó là các ngôi nhà sang trọng nhất trong thành phố”. Người Bồ Đào Nha đă không tuân hành tập quán ngoại giao hay danh dự địa phương nào. Họ không dâng tặng áo choàng dài, không có tặng phẩm thích hợp, không mở tiệc khoản đăi, và tự xem ḿnh là đứng trên các cách thức như thế.
Trong một thời gian, sự việc diễn tiến trôi chảy bất kể điều này. Người Bồ Đào Nha trao đổi mậu dịch tại Quảng Châu và gửi thừ về Malacca ca ngợi sự tiếp đăi và t́nh trạng của họ. Đội thuyền dời đi sau mười bốn tháng tại Trung Hoa và cập bến Malacca “rất măn nguyện về danh dự và sự giàu có, [là] các điều hiếm khi đạt được cùng lúc với nhau”. 35
Mười lăm tháng sau khi đội thuyền đă quay trở về Malacca, Pires và đoàn tùy tùng của ông vẫn c̣n chờ đợi sự cho phép để tiến lên Bắc Kinh, kinh đô của Trung Hoa, khi đoàn thuyền Bồ Đào Nha quay lại để hộ tống họ trở về Malacca. Vào lúc này, Pires đă nhận thức được rằng việc giữ một phái bộ đại sứ chờ đợi, đặc biệt phái bộ mà triều đ́nh không yêu cầu, là một phương thức điển h́nh của triều đ́nh Trung Hoa. Viên chỉ huy trưởng đoàn tàu Bồ Đào Nha là một kẻ thô lỗ, nóng tính, và ông ta đă đối đầu với người Trung Hoa, đ̣i hỏi rằng Pires và bảy tùy viên của ông phải được phép để rời lên Bắc Kinh. Ông ta rơ ràng làm phật ḷng các quan chức Trung Hoa địa phương trong nhiều khía cạnh, thí dụ, bằng cách xây một đồn bằng đá ở cửa sông Quảng Châu và treo cổ một trong các thủy thủ của ông ta trên lănh thổ Trung Hoa. 36
Người Bồ Đào Nha có vẻ không hay biết về sự lưu tâm đặc biệt đến sự kiểm soát các cảng biển của người Trung Hoa và về nhiều thế kỷ căng thẳng giữa các nhà mậu dịch với giới thư lại triều đ́nh. Tại các hải cảng Trung Hoa, đă có các cuộc nổi loạn của các nhà mậu dịch và sự thông đồng trong giới quan chức Trung Hoa, cùng với các cuộc tàn sát sau đó các nhà mậu dịch ngoại quốc bởi dân Trung Hoa địa phương. Trong khi không có quyền tài phán đặc biệt nhằm bảo vệ các nhà mậu dịch ngoại quốc tại Trung Hoa, nhiều người trong họ đă bị xét xử trước các ṭa án Trung Hoa và bị kết án về tội vi phạm luật lệ Trung Hoa.
Đáp ứng với các sự đe dọa gay gắt và thái độ hung hăn của viên chỉ huy trưởng Bồ Đào Nha, các quan chức địa phương tại Quảng Châu đă cho phép Pires và đoàn tùy tùng của ông khởi hành đi lên kinh đô. Đ̣an viễn chinh Pires đi về hướng bắc, ngược ḍng bằng các thuyền Trung Hoa, sau đó đi theo đường bộ đến Nam Kinh, một cuộc hành tŕnh dài gần 1,000 dậm. Hoàng đế từ chối không tiếp họ tại Nam Kinh và ḍi họ đến Bắc Kinh, xa hơn về phía bắc 1,000 dậm nữa. Trong tháng Hai năm 1521 sau Công Nguyên, vị hoàng đế, người đang du hành, đă quay trở về Bắc Kinh. Pires đă sẵn đến đó và chờ đợi sự tiếp đón.
Trong ṿng ít ngày, các biến chuyển trở thành tai họa. Một sứ giả từ vị vua bị lật đổ tại Malacca đến nới với một bức thư kể rơ chi tiết cuộc tấn công và chinh phục của Bồ Đào Nha trên thành phố. Bức thư nhắc nhở triều đ́nh đế quốc rằng Malacca là một chư hầu của Trung Hoa, và nhà vua Malacca thỉnh cầu sự trợ giúp để chống lại một kẻ thù nước ngoài. Cùng lúc, các bức thư đến từ các quan chức địa phương ở cả Bắc Kinh lẫn Quảng Châu nêu rơ các sự phàn nàn về người Bồ Đào Nha, kể cả sự cáo buộc rằng người Bồ Đào Nha đă bắt cóc và ăn thịt trẻ em. Khi văn thư ủy nhiệm đại sứ của Pires được mở ra và thông dịch tại Bắc Kinh, nó cho thấy rằng Bồ Đào Nha từ khước tư thế chư hầu và lệ thuộc vào triều đ́nh đế quốc. Văn thư, v́ thế, đă cự tuyệt một khuôn mẫu nhiều thế kỷ về các quan hệ của Trung Hoa với các quyền lực nằm bên ngoài biên giới của nó. (Nên nhớ rằng những loại hiệp ước chư hầu này là loại mà Mă Hoan, một thông dịch viên tiếng Ả Rập, đă góp phần thương thảo.) Văn thừ gây tức giận nơi triều đinh và làm cho t́nh trạng càng trở nên bấp bênh hơn cho Pires và đoàn tùy tùng. 37
Ở thời điểm quan trọng này, hoàng đế lại băng hà. Hoàng đế mới là một thiếu niên mười bốn tuổi, bị kiểm soát bởi các cố vấn trong triều. Phe nhóm trong triều này đă hoàn trả các tặng phẩm ngoại giao của Pires và truất băi tư cách đại sứ của ông. Nhiều kẻ trong triều c̣n gọi Pires và các tùy tùng của ông là các kẻ mạo danh hay hải tặc. Triều đ́nh đế quốc gửi phái bộ Pires quay trở về Quảng Châu với các chỉ thị rằng họ sẽ bị giữ trong tù cho đến khi người Bồ Đào Nha trả Malacca lại cho vị vua chính thống của nó. Các quan chức địa phương lùng bắt và giam giữ bất kỳ nhà mậu dịch Bồ Đào Nha nào được t́m thấy trong thành phố. Hạm đội duyên hải Trung Hoa hạ sát hay bất giữ bất kỳ người Bồ Đào Nha nào trên các thuyền mậu dịch cập bến và đă dàn trận đánh nhau với một nhóm các chiến thuyền của Bồ Đào Nha đến từ Malacca.
Các nhà chức trách tại Quảng Châu nằng nặc đ̣i Pires phải viết một lá thư cho người Bồ Đào Nha ở Malacca yêu cầu hoàn trả thành phố cho vị vua chính thống của nó. Pires từ chối, và toàn thể sứ đoàn bị cùm bằng xích sắt nặng nề. Một người đă chết. Pires sau đó được tháo xiềng, nhưng vài tháng sau đó, t́nh h́nh trở nên tồi tệ hơn sau khi một trận hải chiến khác diễn ra giữa người Trung Hoa và một đội thuyền của Bồ Đào Nha. Một trong các tù nhân đă viết về Malacca, “Trước khi đêm về, họ lại cùm một lần nữa các chiếc xiếng vào người Tomé Pires và dẫn ông đi một ḿnh, chân đất, và không có nón, giữa các tiếng la hét của các thiếu niên, đên nhà tù”. Các quan chức đă tịch thu hết tất cả tiền mặt, các sản phẩm mậu dịch, chẳng hạn như các mai rùa, vải vóc, và hạt tiêu, và các tặng phẩm ngoại giao của đoàn viễn chinh. 38
Một vài tù nhân đă chết v́ mang cùm sắt nặng nề. Vào ngày 6 tháng Mười hai năm 1522 sau Công Nguyên, bản án đă được tuyên trên hai mươi ba tù nhân Bồ Đào Nha c̣n lại, kể cả sứ đoàn của Pires và tất cả các thủy thủ và nhà mậu dịch Bồ Đào Nha tại thành phố Quảng Châu. Tổng kết: “Quân cướp biển vặt được phái bởi kẻ cướp lớn hơn một cách giả trá; họ đến để do thám đất nước chúng ta; hăy để chúng chết phải bêu đầu như quân cướp”. Trong tháng Chín năm sau đó, các tù nhân bị hành quyết, phanh thây, và các phần cơ thể của họ bị phơi trên các chiếc cọc cắm quanh thành phố. Mỗi đầu người đều có ngậm dương vật của ḿnh nơi miệng. Thân thể họ sau đó bị vứt vào các đống phân.
Từ quan điểm của phía Trung Hoa, sự trừng phạt tập thể trên tất cả các người Bồ Đào Nha là điều có thể tiên đóan. Tại Trung Hoa, ở nhiều thời điểm khác nhau, đă có các cuộc tấn công chính thức trên toàn thể nhóm người: các Phật tử, các người theo Đạo giáo, Khitan [Khiết Đan hay người Liêu?], và tầng lớp tinh hoa tại Việt Nam. Cụ thể, các quan chức và triều đ́nh Trung Hoa nhận thấy người Bồ Đào Nha không hề có một cảm thức nào về danh dự và không biết đến các tập quán ngoại giao cấp đại sứ. Họ đă chiếm giữ một hải cảng vốn là một chư hầu của Trung Hoa và v́ thế, đúng là quân hải tặc. Đặc biệt xúc phạm đến triều đ́nh là lời tuyên xác rằng các người Bồ Đào Nha, kể cả các nhà mậu dịch, không chỉ đại diện cho một nhà vua ngang hàng với hoàng đế Trung Hoa, mà c̣n nằm dưới sự bảo vệ của nhà vua đó ngay tại Trung Hoa. Không có nhóm mậu dịch nào khác tại thế giới Á Châu lại tuyên xác một sự liên kết chặt chẽ giữa nhà vua và các nhà mậu dịch đến như thế. Abraham bin Yiju, thí dụ, trong khi hoạt động tại Bờ Biển Malabar Coast, không bao giờ tuyên xác sự bảo vệ của ông hoàng xứ Ai Cập.
Trong vài thập niên, đại kế họach của Bồ Đào Nha nhằm kiểm soát thế giới hàng hải Á Châu đă thất bại. Ư đồ đă sai lầm trong nhiều giả thiết của nó. Thế giới Á Châu đă có lịch sử, các liên minh, các đối thủ cạnh tranh, và các phe phái trung thành riêng của nó mà không có dính dáng ǵ tới thế giới quan người Moor theo đạo Hồi - người theo đạo Thiên Chúa – người ngoại đạo hay với tính ưu việt về chủng tộc vốn là trung tâm điểm trong tư duy của người Bồ Đào Nha. Thế giới Á Châu cũng chứng tỏ sự dẻo dai hơn rất nhiều sự ước tính của người Bồ Đào Nha. Nhiều phái Hồi Giáo tiếp tục mậu dịch khắp vùng Đông Nam Á và Ấn Độ Dương bất kể sự đối nghịch của người Bồ Đào Nha. Người Bồ Đào Nha đă không thể chặn đứng hay làm chậm đi sự cải đạo sang Hồi Giáo được tiền hành khắp các đảo Java và Sumatra. 39 Atjeh, một đối thủ Hồi Giáo cạnh tranh với Malacca, đă khiến cho người Bồ Đào Nha phải đi đến một sự hưu chiến.
Mặc dù các ư đồ vĩ đại nhằm chinh phục Đông Nam Á tiếp tục xuất hiện tại Bồ Đào Nha trong tám mươi năm kế đó, 40 thực tế cho thấy rằng các vương quốc đă không sụp đổ khi các hải cảng bị chiếm giữ và sự kiểm soát các hải cảng không có ǵ quan trọng nếu trung ương vẫn c̣n được giữ vững. Người Bồ Đào Nha đă bị buộc phải triệt thoái khỏi Tích Lan sau cuộc chiến tranh kéo dài. 41 Người Bồ Đào Nha hiểu được rằng các vương quốc lớn của Á Châu được đặt căn bản trên các sắc thuế nông nghiệp. Mậu dịch, trong khi quan trọng, hiếm khi trở nên trọng yếu đối với các đế quốc lớn. (Đây là điều mà Babur, thí dụ, hiểu đến tận xương tủy của ḿnh trong cuộc chinh phục Ấn Độ của ông ta).
Người Bồ Đào Nha đúng thực đă thành công hơn tại Gujarat, trên bờ biển phía tây của Ấn Độ. Họ đă phong tỏa Vịnh Cambay nhỏ hẹp và cưỡng bách các sự thay đổi đáng kể. Nhiều thương nhân Hồi Giáo đă bỏ đi. Những thương nhân Hồi Giáo c̣n lại thường đă trả tiền bảo kê nơi người Bồ Đào Nha. Song, người Bồ Đào Nha biết rằng họ đă không thể phả hủy sự sản xuất bông vải của Gujarat. Họ đă lệ thuộc vào bông vải của Gujarat như sản phẩm mậu dịch chính của họ, ở cả Đông Nam Á lẫn Phi Châu. 42
Các nỗ lực của Bồ Đào Nha t́m cách đánh thuế vận chuyển bằng tàu thuyền xuyên qua độc quyền cưỡng bách cũng đă thất bại. Các thương nhân Á Châu đă đóng các thuyền nhanh hơn, lớn hơn tránh né các đội thuyền của Bồ Đào Nha và duy tŕ thị phần to lớn trong hoạt động mậu dịch đường biển. 43 Ngay trong suốt thế kỷ thứ mười sáu, hạt tiêu và gia vị bao giờ cũng đă được vận tải và bán tại Trung Đông và Trung Hoa nhiều hơn là chuyển đến Âu Châu. Các thương nhân Á Châu đă phát triển các trạm trung chuyển mới để thay thế cho các trạm bị chiếm giữ bởi người Bồ Đào Nha.
Tuy nhiên, các nỗ lực của Bồ Đào Nha không thể bị bác bỏ đơn giản như một sự thất bại v́ vung tay quá trán. Nó có các ảnh hưởng quan trọng và bất ngờ trên thế giới Á Châu. Trong ngắn hạn, phía Trung Hoa đă phản ứng với một sự ngăn cấm các thương nhân ngoại quốc kéo dài trong vài thập niên, buộc hoạt động mậu dịch như thế phải chuyển ra các đảo ngoài khơi. 44 Quan trọng hơn trong trường kỳ, sự xâm nhập của Bồ Đào Nha đă phát động một cuộc chạy đua vũ khí sâu rộng khắp toàn thể thế giới Á Châu hàng hải. Trong ṿng vài thập niên, các nhà vua địa phương đă củng cố các hải cảng của họ, từ Aden đến Đông Nam Á.
Mậu dịch tự thân cũng có các ảnh hưởng sâu xa. Mặc dù đường đi th́ dài và nguy hiểm, hoạt động mậu dịch của Bồ Đào Nha đă nối buộc các đảo gia vị của Đông Nam Á trực tiếp với Âu Châu lần đầu tiên. Các nối kết mơi đă nối liền Quần Đảo Molucca, Malacca, các hải cảng của Bồ Đào Nha trên Bờ Biển Malabar, các trạm mậu dịch tại Phi Châu, với nước Bồ Đào Nha. Tại Đông Nam Á, mậu dịch đồ gia vị đă khiến các thuyền trưởng và viên chức can dự sâu xa vào chính trị tại nhiều vương quốc nhỏ. Một số vương quốc lớn, chẳng hạn như Ayuthia, bị mất hoạt động mua bán trước Malacca và bị thu nhỏ về mặt quyền lực. 45 Các đội thuyền hàng năm đến từ Bồ Đào Nha với tin tức và các lệnh đặt hàng, Mặc dù mậu dịch đồ gia vị với Âu Châu chưa bằng một phần tư mậu dịch với Á Châu, các người Bồ Đào Nha, vào khoảng thập niên 1530, đă vận tải gần phân nửa số gia vị chuyển tới Âu Châu. 46 Các đồ gia vị vùng nhiệt đới đă xuất hiện tại Âu Châu với khối lựng lón hơn trước đây, và hậu quả đă xuất hiện trong các sách dậy nấu ăn tại Âu Châu trong thế kỷ thứ mười sáu. Tuy nhiên, sự giàu có mà hoạt động mậu dịch này đă tạo ra được tập trung vào một nhóm nhỏ. Các doanh lợi chỉ chảy vào túi các thuyền trưởng, chủ tàu, và nhà vua. 47
Một số các viên chức địa phương làm giàu bằng cách né tránh các thị trường độc quyền được thiết lập bởi quốc vương Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, đối với các binh sĩ Bồ Đào Nha b́nh thường, phục vụ tại Á Châu không có ǵ béo bở. Trong ṿng một thập niên của sự chinh phục ở Malacca, nhiều binh sĩ và thủy thủ Bồ Đào Nha đă bỏ ngũ để trở thành các lính đánh thuê trong cuộc chạy đua vũ trang tiếp nối, và trỏ thành nguồn gốc cho các ư tưởng quân sự mới tại nhiều triều đ́nh trong vùng. Một số người Bồ Đào Nha đă rời bỏ công việc chính thức và trở thành các nhà mậu dịch riêng tư trong thế giới đường biển Á Châu. 48
Thế giới quan và chủng tộc tiếp tục gây khốn khổ cho người Bồ Đào Nha tại Á Châu. Họ không bao giờ thành công trong việc chiêu mộ tầng lớp tinh hoa địa phương trừ khi các người này cải đạo sang Thiên Chúa Giáo và luôn luôn ưu đăi người mang ḍng máu Bồ Đào Nha, ngay dù đă hợp chủng với dân địa phương.
Và về Tomé Pires th́ sao? Ông ta có bị hành quyết và phanh thây cùng với số người c̣n lại trong cuộc viễn chinh của ông hay không? Có thể là không. Trong hai năm bị giam giữ, hai lá thư từ các tù nhân đă về đén Malacca. Không nguyên bản nào c̣n tồn tại, và các bản sao c̣n sót lại bị cắt xén. Tuy nhiên, rơ ràng là Tomé Pires đă bị giam giữ tại một nhà tù riêng biệt. Một trong hai lá thư giả định rằng ông đă bị hành quyết. Tuy nhiên, không ai có thể đưa ra một địa điểm hay một nhật kỳ về cái chết của Pires. Lá thư kia, một sự tường thuật muộn hơn, nói rằng có lệnh của hoàng đế rằng “ông phải chuyển sang một thị trấn khác, nơi ông đă sống trong một thời gian lâu dài, cho đén khi nào hoàng đế bằng ḷng nói chuyện với ông ta, nhưng hoàng đế đă không bao giờ cho gọi ông trở lại, và ông ta đă chết ở đó”.
Có một bằng chứng phụ trợ. Hai thập niên sau sự giam cầm Pires, một giáo sĩ Bồ Đào Nha tên là Fernao Mendes Pinto (a) đă đến một thị trấn mà ông gọi là Sampitay, nằm ở đường biên phía bắc của tỉnh Giang Tây ngày nay. Một thiếu nữ đến gặp ông và nói rằng tên của cô ta là Ines de Leiria và rằng cô ta là con gái của Tomé Pires. Cô kể lại câu chuyện về sự trục xuất ông khỏi Quảng Châu, việc ông đến và kết hôn với mẹ cô, người có một số tài sản và sự từ trần của ông mới xảy ra vài năm trước đó. Cô ta có đọc một ít kinh mừng Thiên Chúa (Paternoster) bằng tiếng Bồ Đào Nha và có h́nh thánh giá được xâm trên cánh tay. Một số các học giả hiện đại đă gọi Pinto là một kẻ bịa đặt trắng trợn, nhưng các người khác nhận thấy câu chuyện có vẻ xác tín. Có lẽ Tomé Pires đă thoát chết và sống đời c̣n lại với một người vợ Trung Hoa giàu có tại một thị trấn Trung Hoa. 49
-----
Tác giả, Stewart Gordon, là Học Giả Nghiên Cứu Thâm Niên tại Trung Tâm Center for South Asian Studies của Đại Học University of Michigan và đă trước tác ba tác phẩm về Á Châu, cùng như thường xuyên tham dự các cuộc hội thảo chuyên ngành Á Châu học.
CHÚ THÍCH:
*: Các chiếc tàu đă sẵn qua lại Ấn Độ Dương th́ lớn hơn nhiều so với các chiếc thuyền ban đầu của Bồ Đào Nha vốn chỉ có sức trọng tải khoảng 100 tấn. Các thuyền buồm Ả Rập (dhows) có sức trọng tải khoảng 500 tấn, trong khi các tàu của Gurarat đứng đầu với 800 tấn.
**: Sự thành công của Bồ Đào Nha không có ǵ chắc chắn. Các đối thủ cạnh tranh chính của họ trong việc dành quyền kiểm soát Ấn Độ Dương là người Ottomans, có kỹ thuật súng ống ngang bằng với họ. Đối với người Ottomans, Ấn Độ Dương không có tầm quan trọng thiết yếu. Đối với một nước nghèo, xa xôi như Bồ Đào Nha, các cuộc chinh phục tại Ấn Độ Dương có vẻ đúng là một cơ hội trời cho.
***: Sự tŕ hoăn và lănh đạm của các quan chức Trung Hoa được nhắm đặc biệt vào người Bồ Đào Nha. Chính sách của đế triều là nghiêng về mậu dịch và hải cảng th́ cực kỳ bận rộn trong toàn thể thời gian mà người Bồ Đào Nha chờ đợi. Triều đ́nh đế quốc cũng không bài ngoại. Khoảng hai thập niên trước khi có cuộc viễn chinh của Bồ Đào Nha, năm mươi sáu người Hàn Quốc bị đắm tàu bên bờ biển tỉnh Triết Giang, phía nam thành phố Hàng Châu ngày nay. Hồi kư của viên thuyền trưởng kể lại việc t́m thấy họ bởi một tàu tuần cảnh quân sự. Viên thuyền trưởng và thủy thủ đoàn đă được hướng dẫn một cách mau chóng và hữu hiệu theo kinh đào và đường bộ lên kinh đô và được hồi hương đúng theo thể thức.
1. Tomé Pires, The Suma Oriental of Tomé Pires, phiên dịch bởi Armando Cortesao (London: Hakluyt Society, 1944), xxvii.
2. Cùng nơi dẫn trên, xxi – xxii.
3. Michael Pearson, The Portuguese in India (Cambridge: Cambridge University Press, 1987), 6-9.
4. Xem Christopher Bell, Portugal and the Quest for the Indes (London: Constable, 1974).
5. Pires, Suma Oriental, xxiii – xxiv.
6. Muốn có một sự mô tả tổng quát về mậu dịch vùng Ấn Độ Dương hồi đầu thế kỷ thứ mười lăm, xem sự tŕnh bày của Kalikut trong sách của Duarte Barbarosa, Livro, tập 2 (London: Hakluyt Society, 1921), 76.
7. Michael Pearson, The Indian Ocean (London: Routledge, 2003), 68 – 69.
8. K. S. Mathews, “Navigation in the Arabian Sea During the Sixteenth Century: A Comparative Study of Indigenous and Portuguese Navigation”, trong quyển Ship-Building and Navigation in the Indian Ocean Region: AD 1400-1900 (New Delhi: Munshiram Manoharlal, 1997), 26-38.
9. Pearson, Indian Ocean, 33-34.
10. George W. Winius, “Early Portuguese Travel and Influence at the Corner of Asia”, trong Studies on Portuguese Asia, 1495-1689 (Aldershot, England: Ashgate, 2001), 215-216.
11. Pires, Suma Oriental, xxv.
12. Joseph Needham, Science and Civilization in China, vol. 6 (Cambridge: Cambridge University Press, 1986), pt. 1, trang 451-459.
13. Cùng nơi dẫn trên, trang 266.
14. Cùng nơi dẫn trên, trang 452-456.
15. Aqrabadhin, The Medical Formulary, or Aqrabadhin of Al-Kindi, phiên dịch bởi Martin Levey (Madison: University of Wisconsin Press, 1966).
16. Avicenna, The Canon of Medicine, được nhuận sắc bởi Laleh Bakhtiar (Chicago: Great Books of the Islamic World, 1999).
17. Pires, Suma Oriental, 138.
18. Cùng nơi dẫn trên, trang 206.
19. Đă có nhiều lư thuyết tổng quát hóa các loại quốc gia Đông Nam Á thời tiền thực dân. Thí dụ, xem, Jan Wisseman Christie, “Negara, Mandala, and Despotic State: Images of Early Java”, trong sách biên tập bởi David G. Marr và A. C. Milner, Southeast Asia in the 9th to 14th Centuries (Singapore: Institute of Southeast Asian Studies, 1986), 65-94. Loại biểu trưng trong chương này tuân theo sự khảo sát văn chương bác học trong sách của Freek Colombijn, “The Volatile State in Southeast Asia: Evidence from Sumatra, 1600-1800”, Journal of Asian Studies 62 (2) (May 2003): 499-500.
20. Pires, Suma Oriental, 95-96.
21. Cùng nơi dẫn trên, trang 97-98. Loại biểu trưng trong chương này có lẽ nói quá lời về sự khác biệt giữa các vương quốc trồng lúa gạo và các vương quốc đặt nền trên mậu dịch. Nhiều phần là các vương quốc vừa vun xới lợi nhuận từ mậu dịch vào các sự cải tiến việc tưới tiêu, vừa mua bán lúa gạo thặng dư. Xem Denys Lombard, Le Carrefour Javanais: Essai d’histoire global (Paris: Éditions de l’École des Hautes Études en Sciences Sociales, 1990), vols. 1-3.
22. Pires, Suma Oriental, trang 243-245. Ngay các vương quốc đặt nền trên một trạm trung chuyển cũng cần đến việc cân đối mậu dịch và nông nghiệp. Xem Jorge M. dos Santos Alves, “The Foreign Traders’ Management in the Sultanates of the Straits of Malacca”, trong sách của Claude Guillot, Denys Lombard, và Roderick Ptak, đồng biên tập, From the Mediterranean to the China Sea: Miscellaneous Notes (Wiesbaden, Germany: Harrassowitz verlag, 1998), các trang 131-142.
23. Pires, Suma Oriental, trang 45.
24. Pearson, Indian Ocean, trang 86.
25. Pires, Suma Oriental, trang 29.
26. Cùng nơi dẫn trên, trang 29. Vijayanagara tại Miền Nam Ấn Độ cũng được h́nh dung như một vương quốc ngoại đạo, nhưng cũng là một đồng minh tiềm tàng. Xem Maria A. L. Cruz, “Notes on Portuguese Relations with Vijayanagara, 1500-1565”, trong sách biên tập bởi Sanjay Subrahmanyam, Saints and Sinners: The Successors of Vasco Da Gama (Oxford: Oxford Universoty Press, 1995), 13-39.
27. Pires, Suma Oriental, trang 177.
28. Cùng nơi dẫn trên, trang 23.
29. Cùng nơi dẫn trên, trang 52.
30. Cùng nơi dẫn trên, trang 116.
31. Cùng nơi dẫn trên, trang 123.
32. Các chính sách chống mậu dịch mạnh mẽ của chính quyền đế quốc hồi giữa thế kỷ thứ mười ăm đă bị thay đổi trong ṿng vài thập niên. Vào lúc có cuộc viễn chinh của Pires, mậu dịch đă không chỉ tái lập mà c̣n có sự hậu thuẫn mạnh mẽ trong giới quan chức. Xem, “Zhang Han‘s Essay on Merchants”, trong sách biên tập bởi Patricia B. Ebrey, Chinese Civilation: A Sourcebook (New York: Free Press, 1981), các trang 216-218.
33. Xem Timothy Brooks, The Confusions of Pleasure: Commerce and Culture in Ming China (Berkeley: University of California Press, 1998), 38-51.
34. Pires, Suma Oriental, xxxi – xxxii.
35. Cùng nơi dẫn trên, trang xxxiv.
36. Cùng nơi dẫn trên, trang xxxvii.
37. Cùng nơi dẫn trên, các trang xxxviii – xxxix.
38. Cùng nơi dẫn trên, các trang xl – xli.
39. Anthony Reid, Charting the Shape of Early Modern Southeast Asia (Chiang Mai, Thailand: Silkworm Books, 1999), chương 2.
40. C. R. Boxer, “Portuguese and Spanish Projects for the Conquest of Southeast Asia, 1580-1600”, trong Portuguese Conquest and Commerce in Southeast Asia, 1500-1750 (London: Variourum Reprints, 1985), chương 3.
41. Xem Jorge M. Flores, “The Straits of Ceylon, 1524-1539: The Portuguese-Mappilla Struggle over a Strategic Area”, trong sách của Subrahmanyam, Saints and Sinners, các trang 57-74.
42. Pearson, Indian Ocean, trang 131, 134-135.
43. Xem Michael N. Pearson, Merchants and Rulers in Gujarat: The Response to the Portuguese in the Sixteenth Century (Berkeley: University of California Press, 1976).
44. Brook, Confusions of Pleasure, các trang 111-114.
45. Reid, Charting the Shape, các trang 85-90.
46. Pearson, Indian Ocean, các trang 82-83.
47. Pearson, Portuguese in India, trang 37.
48. Winius, “Portugal’s “Shadow Empire” in the Bay of Bengal”, chương 9, trong Studies on Portuguese Asia, và “Private Trading in Portuguese Asia: A Substantial Will-O‘-the-Wisp”, chương 19, trong Studies on Portuguese Asia.
49. Pires, Suma Oriental, xlviii.
-----
Nguồn: Stewart Gordon, When Asia Was The World, Traveling Merchants, Scholars, Warriors, and Monks Who Created The “Riches of the East”, Chương 9: Medicines and Misunderstandings: Tomé Pires, 1511-1521 CE, các trang 157-175, Da Capo Press: Philadelphia, 2008,
_____
PHỤ CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH:
(a): Về giáo sĩ Fernao Mendes Pinto này, quyển Bạch Thư Chữ Quốc Ngữ của Hoàng Xuân Việt, do Hội Văn Hóa Việt xuất bản tại San Jose, California, Hoa Kỳ năm 2006, nơi các trang 137-138 có ghi như sau:
(Bắt đầu trích) “Rồi theo Joao de Baros Asia, Decada II, Lisbonna, 1787, trang 178) th́ năm 1528 có người Bồ tên Duarte Coelho đến Việt Nam. Lúc ấy loạn Lê và Mạc nên Duarte Coelho không gặp được Vua Lê, nên 1524, đành về nước, để lại vùng biển Việt Nam một cây Thánh Giá.
Năm 1556, có một người Bồ khác tên Fernao Mendez Pinto đến Việt Nam gặp cây Thánh Giá nói trên tại Cù Lao Chàm”. (Hết trích).
Như thế, nhân vật Pinto này cũng đă từng đặt chân lên lănh thổ Việt Nam./-
Ngô Bắc dịch
1/4/2009
Các bản dịch khác của Ngô Bắc trên gio-o
© 2009 gio-o.com