F. P. SERONG
VIỆT NAM,
SAU KHI NGƯNG BẮN
Ngô Bắc dịch
Lời người dịch:
… Hoa Thịnh Đốn có nghe được giọng nói của Tổng Thống Thiệu, được cất lên hồi gần đây với âm điệu buồn bă hơn là tức giận, khi nói với binh sĩ của ông hăy ngừng chiến đấu kiểu Mỹ, bởi v́ “mồi viên đạn trọng pháo giờ đây tốn gấp ba lần so với năm ngoái”. Ông yêu cầu Hoa Kỳ đưa ra một câu trả lời thẳng thắn. “Câu trả lời Có hay là Không? Liệu nước Mỹ có trao cho chúng tôi những ǵ chúng tôi cần thiết hay không? Liệu nước Mỹ có c̣n gánh vác trách nhiệm của ḿnh như một nước đồng minh hay không? Liệu nước Mỹ có c̣n tiếp tục lănh đạo Thế Giới Tự Do nữa hay không?”
Câu trả lời là Có hay là Không?
Trên đây là kết luận của bài viết được dịch dưới đây, đăng tải trên Tạp Chí Asian Affairs, An American Review, ấn hành bởi Hội American-Asian Educational Exchange, New York, số Tháng Chín-Tháng Mười năm 1974, 6 tháng trước khi có sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam. Tác giả bài viết, Chuẩn Tướng F. P. Serong, nguyên Tư Lệnh Toán Cố Vấn Quân Sự Úc Đại Lợi tại Việt Nam từ năm 1962-1965, là Tham Vấn An Ninh Quốc Gia cho Việt Nam Cộng Ḥa, và cư trú tại Sàig̣n trong thời điểm soạn thảo bài viết này.
Câu trả lời của Hoa Kỳ không được thốt ra dù chỉ một tiếng, nhưng đă được cảm nhận một cách mănh liệt bởi toàn thể người dân Việt Nam trong một cơn địa chấn lịch sử dữ dội vang động đến toàn thể thế giới.(NB)
Bài viết này đặt tiêu điểm vào t́nh h́nh Nam Việt Nam tính đến đầu tháng Mười năm 1974. 1 Nó chấp nhận ư nghĩa của các t́nh thế đồng quy tại Lào và Căm Bốt -- như một thí dụ tiên báo tại nước kể trước [Lào] và như một sự bối rối chiến lược tại nước kể sau [Căm Bốt] – mà không có sự b́nh luận nào. Nó hầu như không đề cập đến cơ chế tham vấn được thiết lập bởi Ḥa Ước, bị phá sản về mặt tài chính và điều hành.
Cuộc Ngưng Bắn Tháng Giêng năm 1973 xảy ra với sự tiến triển về sức mạnh của Sàig̣n và các lực lượng viễn chinh của Hà Nội bị suy yếu. Ngoài sự thất trận của họ trên chiến trường là ảnh hưởng nội bộ của việc dội bom khu vực Hà Nội – Hải Pḥng. Các điều khoản của cuộc Ngưng Bắn cung cấp nơi ẩn náp đàng sau đó, Hà Nội đă tái xây dựng lực lượng của nó, tại nội địa và ngoại địa. Quân số không được nh́n nhận của họ tại Nam Việt Nam, được ước lượng thay đổi từ 150,000 đến 300,000 quân, giờ đây được gia tăng; và họ có thể, lần đầu tiên, thực hiện chương tŕnh thay quân. Con số ước lượng của tôi về quân số chiến đấu của họ tại miền Nam là khoảng 250,000 người, với số 50,000 phụ lực quân Việt Cộng. Họ có khí cụ giao chiến hiện đại, bao gồm từ các vũ khí cá nhân, đại bác pḥng không và trực chiến, đến các xe thiết giáp – với con số hiện tại là 700 chiếc xe tăng.
Thật là điều khác thường khi nh́n thấy một du kích quân với đại bác, mặc dù một số quan sát viên có thể không nh́n thấy ǵ nhiều hơn mục đích pḥng thủ / chính trị khiêm tốn trong sự bố trí của nó. Nhưng c̣n các xe thiết giáp nữa – xe thiết giáp có ngh́a là tấn công; và một số lượng lớn xe thiết giáp có nghĩa một cuộc tấn công chiến lược. Gần như bất kỳ một vũ khí nào khác trong bảng kê khai của Cộng Sản có thể được xem như một phần tử pḥng thủ; nhưng không thể là các chiếc thiết giáp. Chúng là một dấu hiệu chỉ dẫn rơ ràng và tích cực cho một ư định tấn công chiến lược. Các xe thiết giáp thật đắt giá về mặt tiền của và nỗ lực chỉ không hơn một sự chuyển hướng hoạt động. Giới chỉ huy Quân Đội Nhân Dân Bắc Việt (PAVN: QĐNDBV), hệ thống cán bộ bị tổn thất quá nặng nề trong Chiến Dịch Mùa Phục Sinh năm 1972, đă được tái xây dựng, và biến đổi với một kế hoạch được suy tính một cách kỹ lưỡng cho các hoạt động chiến thuật không quan trọng nhằm dành đất và cung cấp kinh nghiệm chiến đấu. Họ chưa có phẩm chất già dặn, nhưng đủ tốt để sử dụng.
Về phía kia, tinh thần và các phẩm chất lănh đạo của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa (RVNAF: QLVNCH) đang bị xoi ṃn. Giới chỉ huy ở cấp chiến trường lấy làm hoảng sợ về sự vô khả năng của ḿnh khi trả lời các câu hỏi xác đáng của binh sĩ – Tại sao chúng ta vẫn đang chiến đấu, gần hai năm sau cuộc Ngưng Bắn? Tại sao vẫn c̣n trưng binh để giữ chúng tôi thi hành quân dịch? Tại sao chúng tôi không thể quay về nhà? Có các câu trả lời thẳng thắn cho các câu hỏi này, nhưng chúng đă không được đưa ra trong một chương tŕnh với chủ định nhắm vào việc nâng cao và chống đỡ sự động viên binh sĩ.
Trong khi đó, QLVNCH bị kiềm giữ rất hạn chế bởi chính sách tiếp vận của Hoa Kỳ -- chỉ cung cấp sự thay thế một đổi một quân cụ đă hao ṃn, được áp dụng một cách hồi tố. Hoa Kỳ không đặt các kho dự trữ trong nước từ đó các đồ tiếp liệu khẩn cấp có thể được phân phối; và nấc kế tiếp sau các kho dự trữ của riêng QLVNCH là tuyến liên kết mong manh xuyên đại dưong với bờ biển phía tây Hoa Kỳ. Sự hạn chế hơn nữa về kinh phí quân cụ đến từ chính Chính Phủ VNCH (GVN), với sự lo sợ gia tăng về các sự cắt giảm lớn hơn nữa của Quốc Hội Hoa Kỳ, có thể được áp dụng một cách chuyên đoán và đột ngột.
Hậu quả của t́nh h́nh tiếp liệu này là một chính sách cưỡng hành từ phản ứng ở quy mô nhỏ. Bộ Tổng Tham Mưu VNCH (JGS: Joint General Staff) tin tưởng – và không có ai t́m cách thay đổi sự tin tưởng của họ -- rằng bất kỳ đề xuất chiến thuật quan trọng nào, và gần như chắc chắn bất kỳ đề xuất chiến lược nào về phía họ, sẽ không chỉ bị bác bỏ sự tăng bổ sơ khởi cần thiết các số dự trữ, mà c̣n tạo ra mối nguy bị cắt bỏ hoàn toàn số tiếp liệu tương lai. Cuộc thăm viếng gần đây của Thứ Trưởng Quốc Pḥng Clements không làm thay đổi ǵ cả. Cắt gọt những sự hời hợt bên ngoài, lời nhắn nhủ của ông là một sự phát biểu lịch sự về một hy vọng mang tính chất lễ độ rằng vị tân Tổng Thống [Gerald Ford] sẽ có thể xoa dịu Quốc Hội. Nó rơ ràng đă được đưa ra làm lợi cho khối NATO và một số khu vực trong công luận Hoa Kỳ hơn là với bất kỳ mục đích nào nhằm tu chỉnh vị thế chiến đấu của Chính Phủ VNCH.
Câu trả lời của Bộ Tổng Tham Mưu trước t́nh cảnh chết đói này chỉ có thẻ là câu nói độc nhất – hăy khắc khổ. Chủ thuyết giờ đây đ̣i hỏi nhiều sự tiếp xúc chiến đấu có tính cách cá nhân hơn, và ít sự hỗ trợ về không quân và pháo binh hơn, dù là cho việc pḥng thủ hay tấn công. Đó là về mặt lư thuyết. Tuy thế, thực tế giải thích học thuyết là để tiết kiệm phi pháo cho sự pḥng thủ các điểm then chốt; và định nghĩa một “địa điểm then chốt” có tính cách cá nhân cao độ.
Một chính sách như thế tất nhiên bị tấn công bởi một đối thủ nắm giữ thế chủ động; và đă được chứng minh như thế nơi đây. Chúng ta có một đối phương trước đây bị kiệt sức, giờ đây có các tuyến giao thông được củng cố vững chắc đến tận các điểm xa xôi nhất trong sự bố trí của họ; với các đường lộ, phi trường, và trọng pháo; và với một sự hỗ trợ tiếp vận thích ứng. Họ đang bao vây Sàig̣n ở ba mặt với các ṿng vây cách 55, 30 và 35 cây số -- mặt thứ tư là một cánh đầm lầy; và đối phương lần lượt thay đổi các thời kỳ áp lực trên các đường giao thông chính của thủ đô [Sàig̣n] ngang bằng với các thời khoảng thư giăn. Thời điểm giữa tháng Mười 1974 là một khoảnh khắc tương đối thư giăn tại phía nam của xứ sở. Chiến sự ở phía bắc th́ nặng nề hơn nhiều, với mọi thành phố quan trọng – Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Pleiku, và Kontum – bị cắt đứt bằng đường lộ. Kontum gần đây mất đi quận lỵ cuối cùng của nó; và giờ đây thành phố đó, cũng là tỉnh lỵ, là vị trí độc nhất c̣n sót lại có cơ quan chính quyền trú đóng trong quản hạt của nó.
Sự luân chuyển rơ ràng của điểm áp lực có vẻ phát sinh từ sự vô khả năng liên tục của QĐNDBV để hỗ trợ các chiến dịch quan trọng tại hai khu vực cùng một lúc. Nhờ sự kiện này, chúng ta có thể cảm tạ phần nào. Đối phương hiện đang thực hiện một nhu cầu tiếp vận qua việc tấn công phía bắc, nơi mà thời tiết theo mùa thích hợp cho các hoạt động đó, và giảm bớt tại miền nam, nơi mà các trận mưa to tháng Mười là một sự hạn chế tạm thời cho sự di động chiến thuật của họ. Không lâu, thời tiết sẽ thay đổi, và điểm tăng áp cảa đối phương sẽ đổi chỗ cho nhau. Trong khi đó, đối phương theo dơi khi sự xáo trộn chính trị tại Sàig̣n áp đặt các sự hạn chế trên việc bố trí binh sĩ; và sự hiện diện của đối phương ở phía bắc bắt buộc Bộ Tổng Tham Mưu phải giữ hai sư đoàn Tổng Trừ Bị tại Quân Khu I – một sự bố trí không đạt được hiệu quả tối đa.
Một loạt nhiều sự lựa chọn khả thi giờ đây được mở rộng cho QĐNDBV: 1. chờ đợi cho đến khi Hoa Kỳ công khai bỏ rơi Sàig̣n; 2. chờ đợi cho đến khi kinh tê Sàig̣n sụp đổ; 3. chờ đợi một cuộc đảo chính; 4. tiến hành một cuộc chiến tranh tiêu hao rộng lớn nhằm thúc đẩy các giải pháp số 2 và số 3; 5. phóng ra một cuộc Tổng Công Kích kiểu năm 1972; 6. phóng ra một cuộc Tổng Công Kích kiểu năm 1968; 7. một vài sự kết hợp giữa các giải pháp thứ năm và thứ sáu. Nghịch lư phát sinh trong đó Sàig̣n thấy ḿnh chỉ có thể bị phá vỡ bởi đề xuất chiến lược; và đối với việc đó, Hoa Thịnh Đốn sẽ không hậu thuẫn.
Trong bàu không khi bất trắc về chiến lược và tiếp vận này, khó có sự ngạc nhiên rằng không có sự khởi động. Song dự đoán sự phát động có nghĩa mời đón sự thất trận trong tiểu tiết. Vào nhật kỳ này, sự thất trận tận tường th́ gần cận một cách nguy hiểm. Chính sách cu/a Chính Quyền Hoa Kỳ -- đến mức độ có thể thể hiện ra trong khi đối diện với sự chống đối gia tăng của Quốc Hội – giờ đây c̣n bị rối lọan hơn nữa bởi việc báo cáo không đầy đủ. Các đại diện quân sự của nó (nhân viên Văn Pḥng Tùy Viên Quân Sự) là các chuyên viên về tiếp vận. Họ có thể giỏi giang trong ngành chuyên môn của họ, mặc dù có bằng cớ ngược lại. Nhưng họ tự phơi bày không đủ khả năng một cách đáng tội nghiệp trong việc khuyến cáo Đại Sứ của họ, và c̣n kém khả năng hơn nữa để dự phóng các viễn ảnh trong tương lai – vốn là , dĩ nhiên, mục đích phục vụ mà cơ quan của họ đă được đặt ra.
Việc này mang đến một trong các sự kiện khó hiểu về tiếp vận quan trọng cho Nam Việt Nam – sự thiếu sót về phía Hoa Kỳ trong việc cung cấp một nhà máy sản xuất đạn dược ngay dù ở cỡ nhỏ. Hầu như mọi quốc gia lân bang đều có một nhà máy; một xưởng sản xuất đạn dược đă từng hiện diện tại Sàig̣n dưới thời Pháp thuộc; và ngay cả quân nổi dậy trong rừng cũng có biểu lộ một khả năng khả thi trong lănh vực này. V́ thế, sự miễn cưỡng của Hoa Kỳ trong về đề xướng việc sản xuất vũ khí tại Nam Việt Nam xem ra không thể giải thích được. Có phải hoạt động tiếp vận của Hoa Kỳ được trù liệu để phục vụ một cách linh động một t́nh trạng chiến đấu không quyết tâm phát sinh từ một cuộc ngưng bắn không được thi hành hay chăng? Hay nó chỉ thực hiện một sự triệt giảm theo thời biểu xuống thành số không? Đó là câu hỏi mà Chính Phủ VNCH (GVN: Government of Vietnam) không ngừng thắc mắc. Trừ khi Hoa kỳ có thể được thuyết phục hăy nới lỏng chính sách tiếp vận của nó để cho phép QLVNCH có thể ở một mức độ nào đó phóng ra sự phát động chiến lược, sự dự đóan quân sự có tính cách tiêu cực. Hơn thế, bất kỳ nỗ lực chống đỡ nào của QĐNDBV sẽ làm kiệt quệ các số tiếp liệu đạn dược trong nước của Chính Phủ VNCH. Đến lúc đó, sự kháng cự quân sự sẽ không c̣n.
Trong thực chất, chính sách tiếp vận của Hoa Kỳ đă được họach định để đục bỏ các khu vực lăng phí, và đây là một ư niệm hợp lư. Nhưng từ sự thiếu kinh nghiệm hoạt động và vô năng lực về mặt điều hành, Văn Pḥng Tùy Viên Quân Sự Hoa Kỳ tại Sàig̣n cũng đă cắt xén cả những khu vực cơ động. Về khía cạnh đó, điều đáng ghi nhận là các con số được dùng như có tính cách mô tả về “sự hoang phí” trong QLVNCH (phí tổn tính theo đồng mỹ kim trên mỗi địch quân bị hạ sát, và kinh phí nhiên liệu xe cộ trên mỗi đầu lính trong quân sô, th́ hoàn ṭan tốt hơn cho QLVNCH khi đem so sánh với các con số của các lực lượng Hoa Kỳ. Loại bỏ chi tiết, một điểm có lẽ nổi bật lên bởi việc so sánh các con số tổng quát – 28 tỷ Mỹ Kim cho kinh phí quân sự tại Việt Nam trong năm 1968, và có lẽ khoảng 1 tỷ giờ đây, cho cùng kết quả chiến đấu, về mặt thực chất. Ḥa B́nh trong Danh Dự đă sản xuất ra một loại Chiến Tranh Rẻ Tiền.
II
Điều duy nhất giữ Sàig̣n tồn tại là v́ Hà Nội cũng gặp khó khăn. Các vấn đề không đến nỗi khó khăn như Sàig̣n, nhưng chúng cũng khá tệ.
Trước tiên, nhưng không nhất thiết có tầm quan trọng hàng đầu, là sự tổn hại khổng lồ cho kỹ nghệ và truyền thông gây ra bởi Hải và Không Quân Hoa Kỳ trong những ngày cuối năm 1972. Sự tổn hại này chưa được sửa chữa. Lao động quân sự Trung Hoa đă được nhập cảnh để trợ giúp, và điều đó hẳn là viên thuốc đắng phải nuốt. Tuy nhiên, chừng nào mà nguồn tiếp liệu từ bên ngoài vẫn c̣n được bảo đảm, t́nh trạng căn bản kỹ nghệ không là vấn đề to lớn – đúng hơn là quân số trừ bị, bởi nhân lực sản xuất giờ đây được cung ứng cho sự chiến đấu.
Quan trọng hơn, có thể chỉ có tính cách tạm thời, là vụ thu hoạch tồi tệ trong năm nay. Bắc Việt là khu vực thiếu gạo tự xa xưa. Trong quá khứ, nó dựa vào lúa gạo từ đồng bằng sông Cửu Long. Số thu hoạch năm nay, tiếp theo một loạt các vụ mùa không mấy thỏa đáng, đặc biệt sút kém. Vấn đề trở nên trầm trọng hơn bởi các sự tiên đoán số thu họach lạc quan một cách hoang đường; và thực tế làm rung động chính quyền. Nhưng cuộc khủng hoảng không đủ lớn để gây phương hại đến chế độ.
Hà Nội không gặp khó khăn bởi t́nh h́nh thiếu hụt lúa gạo. Trong thực tế, nó khó gặp khó khăn bởi t́nh cảnh hàng triệu thanh niên mất mạng trong khi chiến đấu. Sự kiềm chế của Đảng th́ chặt chẽ. Nhưng Hà Nội bị khó khăn bởi sự tranh chấp tương tàn trong Bộ Chính Trị. Các tập đoàn Lê Duẫn và Trường Chinh vẫn c̣n ḱnh chống nhau. Chính yếu tố này đang giúp cho Sàig̣n có không gian hô hấp sống c̣n hiện tại của nó. Mỗi tập đoàn này đều có gánh nặng sai lầm trong quá khứ của nó trên vai. Lê Duẩn đỡ đầu cho kỹ thuật tấn công ồ ạt trong sự hỗ trợ cho Cuộc Nổi Dậy được ước tính một cách tự tín (nhưng đă không xảy ra). Ông ta đă thất trận một cách thê thảm, và đă hy sinh hầu hết toàn thể bộ phận chiến đấu của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (NLF: MTGPMN) trong cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân 1968 của ông ta. Sự tổn thất của các binh sĩ thuộc MTGPMN không gây ra sự bất đồng – đó là một phần của kế hoạch, cách nào đi nữa; nhưng sự thất bại trong việc phát động cuộc Tổng Nổi Dậy làm ông ta bị tổn thương. Ông vẫn chỉ được an toàn bởi v́ đối thủ của ông, Trường Chinh, bị liên kết với sự trấn áp khốc liệt trong chiến dịch tái phân chia ruộng đất của ông ta hồi năm 1956, đưa đến sự phản kháng trong số thuộc viên của chính ông.
Giờ đây đồng minh của Lê Duẩn, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Vơ Nguyên Giáp, đă bị loại bỏ khỏi khung cảnh chính trị bởi bịnh ung thư [sic]. Bộ Trưởng mới, phụ tá của ông Giáp, Văn Tiến Dũng, chưa bày tỏ lập trường của ông ta. Ông ta và các đồng sự trong Bộ Chính Trị gặp phải các vấn đề không khác các vấn đề của miền Nam. Đâu sẽ là cơ cấu quân đội trong tương lai? Du kích hay quy ước? Theo tỷ lệ bao nhiêu? Và khi nào? Tỷ số tài nguyên quốc gia phải dành cho sự duy tŕ hoạt động tại miền Nam là bao nhiêu? Không có sự thay đổi nào trong chính sách công bố của giới lănh đạo Hà Nội về việc dành đạt quyền bá chủ trên toàn thể cơi Đông Dương thuộc Pháp. Trong mọi xác xuất, v́ thế, ông Dũng sẽ tin chắc được bảo đảm sự phân chia mọi tài nguyên có thể được sử dụng một cách có hiệu quả tại miền Nam, và lực lượng của ông ta sẽ vẫn có tính cách quy ước.
Có vẻ không có khó khăn trầm trọng về tiếp vận. Các hoạt động quan trọng đang diễn ra tại ba trong bốn vùng chiến thuật, và không hoạt động nào xem ra bị thiếu đạn dược. Thực phẩm và thuốc men vẫn được cung cấp, như bao giờ, xuyên qua chợ đen của người Nam Việt Nam. Các sản phẩm dầu hỏa được chuyền xuống, xuyên phần lớn miền Nam bằng ống dẫn dầu – một thành quả tiếp liệu đáng nể; và sâu hơn phía nam, do chợ đen cung cấp. Mặt khác, các xe cộ tại các khu vực tiền tuyến giờ đây đă hao ṃn và tả tơi, chỉ c̣n chạy được nhờ phép lạ của sự bảo dưỡng. Một mưu tính tiếp vận trước đây nhằm chiếm giữ Kongpong Som làm hải cảng vùng Đồng Bằng rơ ràng bị gạt bỏ, hoặc từ sự lo sợ Hải Quân VNCH hay quân Khmer Đỏ, đồng minh của Hà Nội, hay ca/ hai; hay có thể lo sợ về các ư định của Cộng Sản Trung Hoa, như chúng ta sẽ thảo luận bên dưới.
Tóm lại, ông Dũng và các đồng sự của ông ta giờ đây ở vào vị thế tương tự khá gần gũi với sự bố quân của họ hồi năm 1968. Sự bố trí của QLVNCH cũng gần giống như sự dàn quân hồi năm 1968, ngoại trừ số quân Nhẩy Dù và Thủy Quân Lục Chiến tại Quân Khu I. Sự khác biệt chính yếu là ngày nay không có các lực lượng của Hoa Kỳ, và đặc biệt, không có lực lượng Không Kỵ Hoa Kỳ (U.S. Air Cavalry). QĐNDBV trong mọi phương diện và ở mọi nơi giờ đây đang sẵn sàng tiến bước. Tất cả mọi điều kiềm giữ nó lại chính là sự không thống nhất nội bộ tại Bộ Chính Trị, mệnh lệnh thốt ra là, “Chờ đó”.
Kế hoạch tấn công năm 1972 rơi vào bẫy của QLVNCH. Nó là một sự thất bại, và v́ thế nhiều phần nó sẽ không được lập lại. Điều nhiều phần sẽ xảy ra là một sự dung ḥa, góp nhặt những đường nét hay ho nhất của của hai chiến dịch năm 1968 và 1972, và khung cảnh được thiết kế cho việc đó nằm ở thời điểm hiện tại. Ư đồ sẽ có thể kết hợp các hoạt động chiến thuật cỡ nhỏ với hoạt động chính trị bao quát của năm 1968, với hai hay ba cuộc tấn công mạnh cấp địa phương – Quảng Trị/Huế, Kontum/Pleiku, và Biên Ḥa.
Nhưng khi nào? Đợi đến khi có một cuộc chiến tranh khác tại Trung Đông chăng? Có thể. Đợi chờ một cuộc nổi dậy ở địa phương bởi binh sĩ Sàig̣n bị đói khát chăng? Hà hơi và tiếp sức vào đó chăng? Một cuộc đảo chính bởi các sĩ quan chiến trường mỏi mệt v́ bị lợi dụng bởi các thượng cấp tham những chăng? Bất kỳ biến cố nào trong các chuyện này đều có thể đáng được chờ đợi, trong khi vẫn duy tŕ áp lực chiến thuật để phân tán kinh tế Sàig̣n. Khi đó, tại sao lại không chờ đợi? Bởi v́ chờ đợi là rơi vào bẫy của phe Trường Chinh và chống lại phe Lê Duẩn? Lê Duẩn và ông Giáp đă sẵn hy sinh hàng triêu mạng sống cho một quan điểm chiến lược, và vị thế của họ trong lịch sử dựa vào lư thuyết này để biện minh cho tổn thất đó. Có lẽ, quan trọng hơn và liên hệ trực tiếp hơn, Lê Duẩn, ít nhất, tự xem ḿnh thích hợp và đủ khỏe mạnh hơn để cai trị -- khi so sánh với Trường Chinh, đối thủ thường hay bị đau ốm hơn của ông ta. Ư nghĩ thông thường sẽ nói là nên chờ đợi. Nhưng chính trị tại Hà Nội không phải lúc nào cũng diễn ra như thế. Có những áp lực đối với các quan sát viên bên ngoài xem ra nhỏ nhặt, nhưng đối với các người can dự lại có tính cách sinh tử.
Cho đến giờ, chúng ta đă cứu xét Hà Nội với hướng nh́n xuống miền nam và vào bên trong. Cũng có cái nh́n với góc cạnh hướng lên trên – đến các sieu cường bảo trợ. Hoa Kỳ, như một nước đỡ đầu cho sự Ngưng Bắn, có thể không cần để ư đến. Hoa Kỳ có hứa hẹn viện trợ tái thiết, nhưng các điều kiện chuyển giao, đến nay, không thể chấp nhận được. Phần lớn cũng giống như điều kiện áp dụng cho viện trợ một nước thứ ba nào khác. Nhưng điều đó có thể được biến thành lợi điểm bởi việc dùng nó như một đ̣n bẩy để ngăn chặn các sự chuyển giao tương ứng cho Sàig̣n. Nga và Trung Hoa có thể được giả định như có cung cấp một luồng liên tục sự trợ giúp thích đáng (mặc dù không thừa thải). Không nước nào là kẻ tặng dữ nhiệt thành, nhưng họ bị bắt buộc theo bước bởi một sự cạnh tranh đặt căn bản trên sự đối lập của chúng [sic]. Hà Nội chơi tṛ này đến mức mà nó dám làm. Hà Nội có thể nh́n thấy Trân Chiến Tận Thế Chung Cuộc (Armageddon) giữa Nga và Trung Hoa, và ngờ rằng Nga sè chiến thắng. Nhưng Trung Hoa giờ đây đang ở trước cửa nhà. Cho đến nay điều có thể được lượng định (và vẫn chưa có tiếng nói thẩm quyền nào về vấn đề này xuất hiện), chiến lược của Hà Nội là giữ Bắc Kinh ỏ khoảng cách xa trong khi chờ đợi sự phát triển cánh cung phía nam của ṿng đai bao vây của Mạc Tư khoa quanh Trung Hoa. Khi ṿng đai bao vây vươn tới và bao gồm Thái Lan, Hà Nội hy vọng đủ mạnh để chào đón nó như một chiến hữu chế ngự bán đảo Đông Dương, một lực lượng có thể nương tựa, hơn là một tỉnh phía nam trong thực tế (de facto) của Trung Hoa nằm trông chờ sự giải phóng.
Trung Hoa nh́n thấy điều này, và đánh trận với lối chơi riêng của nó, cố gắng giữ bốn thành phần Cộng Sản của Đông Dương cách biệt với nhau. Bắc Kinh lập lại tṛ chơi này nhiều lần. Gần đây nhất, Trung Hoa đă đề nghị sự hỗ trợ tiếp vận bằng đường biển trực tiếp cho hoạt động tại Nam Việt Nam, và Hà Nội đă tứ khước đề nghị này, yêu cầu mọi sự tiếp tế phải đi xuyên qua kho cảng Hải Pḥng. Mỗi nước Cộng Sản anh em đều có một ư tưởng bén nhạy về những ǵ nước kia đang làm. Trong khi đó, Nga đă xây dựng một khả năng pḥng không đáng nể tại vùng Đồng Bằng Sông Hồng. Nó đă được sử dụng để chống lại Hoa Kỳ. Nó đúng ra cũng rất có thể dùng để chống lại Trung Hoa, y như thế.
Tóm lại, vị thế của Hà Nội th́ khó khăn, nhưng ít khó khăn hơn Sàig̣n. Hà Nội có vẻ sẽ khai triển các hoạt động của nó trên tiền đề đó. Đặc biệt, nó rơ ràng giả định về một sự hao ṃn liên tục trong nền kinh tế của Sàig̣n. Giả thiết đó có thể là một sự sai lầm chết người trên mặt lư luận -- không phải v́ bất kỳ cú đánh kinh tế tài t́nh nào từ bên trong Chính Phủ VNCH, mà bởi v́ tiềm năng dầu hỏa ngoài khơi. Về điều đó, nhiều chuyện khác diễn ra sau này. Tuy thế, dầu hỏa là một yếu tố khác có thể thúc đẩy cuộc tấn công của Hà Nội theo ư niệm của Lê Duẩn, hơn là theo lư thuyết “chờ đợi”.
III
Tại miền Nam, các doanh nhân ngoại quốc đến nơi, xem xét, ra đi, và đầu tư nơi khác. Chính Phủ VNCH tiếp tục tự nói với ḿnh và bất kỳ ai trên thế giới quan tâm nghe tới rằng họ có luật đầu tư tốt nhất tại Đông Nam Á. Điều này là sự thực. Đạo luật được soạn thảo bằng cách góp nhặt cẩn thận từ các đạo luật tương tự của các nước láng giềng các phần hay ho, và đề nghị điều ǵ đó c̣n thuận lợi hơn. Nhưng chỉ thuận lợi hơn chút ít. Yếu tố mà các nhà sọan luật bỏ qua là t́nh trạng an ninh. Điều mà Việt Nam cần có để thu hút đầu tư không phải là một vài khía cạnh chỉ thuận lợi hơn chút ít, mà là cái ǵ đó tốt hơn rất nhiều. Việt Nam là một cuộc kinh doanh vốn liếng nguy hiểm, và vốn đầu tư bất trắc không được điều hành bởi sách vở; hay có cùng loại người giống nhau can dự. Việt Nam đă phạm phải lỗi lầm căn bản trong việc đưa ra một luật hấp dẫn đầu tư ước lệ trong một bàu không khí bất trắc của vốn liếng. Đạo luật sẽ không có hiệu quả.
Chúng ta cần phải bố túc vào t́nh h́nh này một sự ngây thơ của giới thư lại và sự kiêu ngạo kém hiểu biết gần như là độc nhất. C̣n có nơi nào mà chủ tịch một trong những công ty lớn nhất trên thế giới, đến thăm viếng một trung tâm đầu tư quốc gia, được nói cho hay rằng giám đốc của trung tâm quá bận rộn để gặp gỡ ông ta? Nếu ông ta muốn kinh doanh, cứ đến quầy, xin một nắm các mẫu giấy tờ, và điền ghi vào đó. C̣n có nơi nào mà một bộ trưởng, có các dự án cân đến vốn ngoại quốc như một người sắp chết cần huyết tương, lại không đến tham dự cuộc hội kiến được sắp xếp trước, hai lần liên tiếp, với một nhóm ngoại giao / tài chính đă du hành xuyên thế giới để đến trợ giúp ông ta? Trong bối cảnh mờ mịt này, Việt Nam bắt tay vào việc khuyến khích một nhập lượng vốn đầu tư ngoại quốc. Các kích thước của vấn đề đă được ấn định bởi sự thiếu hụt viện trợ kinh tế Hoa Kỳ. Giả định một sự giảm bớt liên tục nguồn viện trợ Mỹ, khoản thiếu hụt đó ở vào mức 500 triệu đô la cho khoảng năm năm sắp tới. Chính bởi thế điều xảy ra từ các kết quả cho đến nay là khỏan 500 triệu cần thiết sẽ không đạt được nếu không có một sự tu sửa triệt để về nhân viên và kỹ thuật.
Một phần của vấn đề nằm ở huyền thoại rằng sự phát triển quốc gia là một vấn đề dành cho các nhà kinh tế. Lư luận này khó theo đuổi được, đặc biệt tại một nước có chiến tranh. Kế hoạch phát triển hậu chiến nguyên thủy cho Việt Nam được đặt nền trên tiền đề của một t́nh trạng ḥa b́nh rơ ràng, trên khắp nước, với chương tŕnh phát triển được khởi sự mà không bị cản trở ngay vào ngày hôm sau. Các nhà thảo kế hoạch, mặc dù được cảnh giác, đơn giản không thể h́nh dung hoạt động dưới bất kỳ điều kiện nào khác. Họ là các kinh tế gia. Như chúng ta hay biết giờ đây, kế họach chung cuộc phát sinh từ nhu cầu phải làm những ǵ có thể làm vào lúc và ở nơi nào có thể thực hiện. Nhưng trong phần lớn thời gian hoạt động của nó, kế hoạch cũng nằm trong tay các nhà kinh tế -- của Việt Nam, Phái Bộ Viện Trợ Hoa Kỳ USAID, và Hoa Thịnh Đốn. Những người tốt; nhưng chỉ nh́n theo một góc độ bị hạn chế.
Thí dụ, Phái Bộ Viện Trợ Hoa Kỳ USAID là một công cụ trong việc hủy diệt ư niệm rằng có thể hoạt động trong bàu không khí không có ḥa b́nh sau ngày Ngưng Bắn. Rằng đó là một dự án của Chính Phủ VNCH liên can đến sự nh́n nhận ưu thế chính trị và kinh tế của các lực lượng vũ trang, và giao phó cho chúng sự điều hành việc phát triển quốc gia trong một bối cảnh pḥng vệ trong lúc có các sự giao tranh. Lư thuyết này sẽ tối đa hóa khả năng sản xuất của hàng trăm ngàn nhân viên quân sự mà một cách khác bị buộc chờ đợi nửa như bất động trong thời kỳ sau các hoạt động bận rộn nhất. Nhưng việc này không chỉ xảy ra trong sách vở; và từ đó nó bị chỉ trích bởi riêng các kẻ để mắt tới vấn đề -- nhưng kẻ ở Phái Bộ đă chuyển giao sự viện trợ bằng hiện kim và hiện vật.
Hậu quả là một lực lượng vũ trang tại ngũ với hơn một triệu người, chỉ một phân số bị bận rộn về mặt chiến thuật, nhưng là các người phải hiện dịch như một toàn quân chống lại một ngày Tổng Công Kích trong tương lai. Sự kiện này giữ phần chi quốc pḥng trong ngân sách của Chính Phủ VNCH ở mức gần 50% -- may mắn bị giảm xuống từ 60% trước đây – trong khi hầu hết các bộ và cơ quan khác đều bị cắt giảm ngân khoản đến mức gần như sẽ bất động. Trong quá khứ, việc này không nghiêm trọng mấy bởi sự đóng góp của Hoa Kỳ sẽ bù đắp phần thiếu hụt. Nhưng giờ đây không c̣n như thế nữa, ngoại trừ các hoạt động có sự hấp dẫn chính trị nội bộ tại Hoa Kỳ -- thí dụ, như các người tỵ nạn. Gánh nặng khổng lồ của kinh phí quốc pḥng đang lôi nền kinh tế đến chỗ thảm họa; và t́nh trạng đang trở nên tồi tệ hơn với khoản quân viện của Hoa Kỳ bị giảm sút. Liệu pháp hiển nhiên là cắt giảm các lực lượng vũ trang xuống mức trần vào khoảng 500,000 người. Nhưng việc đó, trong khi giải tỏa ngân khỏan, cũng mở cửa cho địch quân xâm nhập vào, và cùng lúc chuyển sang nền kinh tế nửa triệu binh sĩ thất nghiệp có thể trở thành một đe dọa lớn lao hơn cả đối phương Cộng Sản.
Có các lối thoát ra vũng lầy này. Chúng có thể được nh́n thấy; và, trong thực tế, các nỗ lực đang được thực hiện, không ít trong chiều hướng đảo ngược t́nh trạng như vừa được mô tả bởi một sự thừa nhận chậm trễ thực tế của sự cắt giảm quân đội. Nhưng thời gian th́ rất ngắn, và trôi qua nhanh.
IV
Ngoại tệ nặng là nguồn máu nuôi sống Việt Nam. Vào giữa năm 1973, khoản dự trữ ở vào khoảng 140 triệu mỹ kim, và đă sụt giảm với tỷ xuất được ước lượng xuống thành số không tính đến đầu năm 1974. Nhưng cách nào đó người bệnh được giữ c̣n sống. Khoản tiền nhỏ giọt từ Hoa Kỳ; một khoản vay mượn bất chợt đâu đó; ngoại tệ nhờ xuất cảng (hải sản, gỗ, cao su, các sản phẩm ít quan trọng đủ loại), gia tăng từ 60 triệu mỹ kim lên con số dự phóng khoảng 90 triệu; và khoản bồi thưởng 45 triệu mỹ kim được trả gần đây cho các quyền thăm ḍ dầu hỏa. Nhưng quan trọng hơn hết mọi khoản là số tiền mỹ kim được trả bởi các sĩ quan quân nhu Cộng Sản cho các đồ tiếp tế được mua bên trong Nam Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng Bằng. Trong suốt tam cá nguyệt đầu tiên của năm 1974, nửa triệu đô la mỗi ngày đă chạy vào Ngân Hàng Quốc Gia. Việc đó chắc chắn là bất hợp pháp, và chắc chắn cũng được đón chào. Việc mua sắm như thế một phần tùy theo mùa, và chắc hẳn Hà Nội hy vọng nó sẽ chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Nhưng nó góp phần nào vào sự miễn cưỡng của Chính Phủ VNCH để cấm cửa quân Việt Cộng/Bắc Việt [VC/NVN trong nguyên bản, chú của người dịch] khỏi thị trường lúa gạo vùng Đồng Bằng.
Những đồng đô la đến từ đâu? Chúng được giả định đến từ Nga, nước đă mua vàng của Mỹ ít năm trước đây với giá chưa tới 40 mỹ kim một lạng Anh (ounce), và sau này đă tháo khoán nó trên thị trường thế giới với giá vào khoảng 150 mỹ kim, do đó đă để cho Hoa Kỳ chi trả một cách gián tiếp các hoạt động ở phương đông của Nga. Đối với Hà Nội, đó là một t́nh thế không phải là thất bại. Bắc Kỳ không sản xuất được lúa gạo để nuôi quân sĩ, và hẳn lấy làm đủ vui để giữ họ bên ngoài lănh thổ. Nếu nó nhập cảng gạo, nó phải kéo lê một cách tốn kém, xa xôi, khổ sở trên đường ṃn Hồ Chí Minh và tuyến giao thông nội bộ mới, con đường họ gọi là Đường 14. Họ có thể phải trả gấp đôi số tiền mà họ đang trả, và vẫn nh́n đó như là có lợi; và với cùng khoản kinh phí, họ đang góp phần vào mục tiêu phá hoại nền kinh tế của Chính Phủ VNCH. Nhưng trong khi đó, lượng tiền đổ vào giữ cho con bệnh sống sót.
Tất cả t́nh thế hoang mang và hấp hối này sẽ hoàn toàn không cần thiết nếu Hoa Kỳ nh́n nhận và hỗ trợ các trách nhiệm mà nó từng đảm trách. Nhưng sự chấp nhận như thế giờ đây chẳng thể nào gần hơn thời điểm đầu năm 1973, khi dấu hiệu của sự bỏ rơi lần đầu tiên thấy xuất hiện công khai. Sự kiện đáng buồn là, bất kể mọi nỗ lực, các nguồn ngoại tệ nặng đă không được mở rộng một cách đáng kể, trong khi các vấn đề phát triển lại bành trướng. Các vấn đề phát triển trở thành các vấn đề chính trị. Và các vấn đề chính trị có nghĩa là các lực lượng an ninh thay v́ hướng ra ngoài đối điện với kẻ thù lại phải quay mặt vào trong để đối đầu với chính dân chúng của họ -- một vị thế chết người.
Với sự tin tưởng việc cắt giảm cả về mặt ư chí lẫn năng lực của Hoa Kỳ để chống đỡ cho hoạt động thêm nữa, ngay dù ở tỷ xuất bị cắt giảm từ 28 xuống 1, Chính Phủ VNCH đă quay nh́n chung quanh để đa trạng hóa sự hỗ trợ cho nó. Về điều này, xem ra hơi trễ, bởi các nguồn hỗ trợ từ nước thứ ba khả dĩ đă trở nên thất vọng trước cả Hoa Kỳ, và mọi điều có thể kỳ vọng được giờ đây sẽ là các thủ đoạn trục lợi dưới h́nh thức trắng trợn nhất.
Kẻ có thủ đọan trục lợi chủ yếu, một cách dễ ức đoán, là Nhật Bản. Kiểu thức là một chương tŕnh táo bạo gồm các điều hứa hẹn, đủ để làm e dè sự cạnh tranh tiềm ẩn, theo sau bởi các điều kiện nặng nề khi người Nhật đă nắm vững địa bàn cho họ. Việc này thường đưa đến các dự án bị bỏ nửa chừng. Một biến thể là sự thực hiện các cuộc nghiên cứu khả thi có phí tổn thấp, với báo cáo cuối cùng được soạn thảo cách nào đó khiến cho sự thực hiện nó chỉ có thể được thi hành bởi một tổ hợp Nhật Bản mà thôi. Mặt khác, người Nhật phàn nàn về sự gây phiền nhiễu cho họ v́ thái độ của Việt Nam, điều họ xem như một sự pha trộn không lành mạnh của sự ăn xin với sự tố cáo. Thế trận của Nhật Bản khá rơ ràng. Nó giữ cánh cửa Sàig̣n mở ra cho sự sử dụng tương lai khả hữu, bất luận về mặt chính trị hay kinh tế. Trong khi đó, Tokyo nhiếc móc Chính Phủ VNCH và làm rối loạn địa bàn đối với các nước khác, một cách chủ ư.
Quan điểm về Việt Nam của Tây Đức là sản phẩm của một cuộc đấu khẩu giữa các nhà điều hành thương mại có tầm nh́n dài hạn, những kẻ muốn tiến vào Việt Nam (nhưng trên một căn bản không bất trắc được chính phủ hỗ trợ) với các vận động viên nhào lộn giữa khối NATO/ và chính sách ḥa diu, sống chung ḥa b́nh với Đông Đức [Ostpolitik, tiếng Đức trong nguyên bản, chú của người dịch] bị mất tinh thần của nó. Sự Ngưng Bắn và sự khai thông các quan hệ với Hà Nội mang lại cho Bonn một cơ hội bày tṛ chơi – đề nghị viện trợ đồng đều cho Hà Nội và Sàig̣n; giả vờ lấy làm ngạc nhiên khi Hà Nội từ chối không chấp nhận sự giám sát việc sử dụng sau cùng; và tuyên bố, v́ thế, rằng viện trợ cho Sàig̣n không thể thực hiện được cho đến khi nào Hà Nội chấp nhận phần chia của nó. Boon có khả năng thụ nhận lời tố cáo về sự ngu dốt, nhưng bị rúng động bởi các ư kiến tế nhị hơn về sự vô đạo đức trong lập trường của nó. Chúng ta có thể kỳ vọng một sự tu chỉnh chính sách cho chính đáng.
Các quốc gia nhỏ hơn của Tây Âu, Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, tiếp tục chương tŕnh viện trợ của họ, và các doanh nhân của họ tiếp tục gặm nhấm các dự án nhỏ một cách kín đáo, không đủ để tạo bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào hoặc trong việc viện trợ hay trong khu vực thương mại. Nước Pháp là con ngựa hoang. Chiều hướng của Pháp được đặt trên các quyền lợi lịch sử của nó, và trên những ǵ họ tin sẽ là tương lai được bảo đảm của họ trong khu vực. Họ đă nhất quán trong việc t́m cách can thiệp vào công việc của chính phủ bằng cách đóng giữ bất kỳ khuynh hướng chống Hoa Kỳ nào có thể hiển hiện, và bởi sự cổ vũ các thành phần “lực lượng thứ ba”. Hy vọng của họ là duy tŕ một vị thế sẽ mang lại cho họ một mức độ chấp nhận nào đó đối với bất kỳ chính phủ tương lai nào – kể cả một chính phủ Cộng Sản. Từ đó, họ hy vọng sẽ tái lập vị thế thương mại mạnh mẽ trước đây của họ trên toàn cơi Đông Dương. Đó là một chính sách hợp lư, và các phương pháp theo đuổi chính sách đó của họ không có ǵ xấu hơn những điều mà các nước khác đang làm. Nhưng lư luận của nó th́ không rơ ràng khi xét đến sự sỉ nhục kéo dài liên tục của họ tại Bắc Việt.
Với tất cả các ưu khuyết điểm liên hệ, chiều hướng thành lập chính sách của Chính Phủ VNCH giờ đây hiển hiện rơ nét. Đó là một sự đánh đu ra khỏi sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, một đường lối trung lập mong ước với Nhật Bản và các nước khác, và một sự di chuyển tích cực lại gần hơn với Pháp. Bi kịch tiềm ẩn trong chính sách này là nước Pháp không có các tài nguyên để thay thế nước Mỹ, dù ngay trong bối cảnh hạn chế hiện nay, và Sàig̣n có thể nhận ra ḿnh đang dựa vào một cây sậy rất yếu ớt. Có các chiều hướng khác, có thể quan trọng nhất trong đó là một mức độ chấp nhận trên mặt tinh thần – nếu không phải là sự áp dụng thực tế -- bởi Chính Phủ VNCH về lư thuyết mặt trận chung kinh tế của Đông Nam Á chống lại sự thách đố kinh tế cấp miền của Nhật Bản. Nhưng đó là chuyện tương lai – nếu c̣n có bất kỳ tương lai nào.
V
Trên bề mặt, có sự xuất hiện của sự liên đới học thuyết và chính trị tại Nam Việt Nam. Và, trong thực tế, trên vấn đề nền tảng giữa Cộng Sản và chống Cộng Sản, mặt trận th́ vững chắc. Nhưng đàng sau bề mặt này là các sự khác biệt ư kiến nghiêm trọng về phương pháp. Một số ư kiến này thực sự có bản chất ư thức hệ; một số khác được mưu tính như các công cụ chính trị để dành được sự chia phần.
Yếu tố căn bản của sự phân hóa nằm nơi sự lượng định t́nh h́nh đương thời. Một trường phái cho rằng Sàig̣n có thể cầm cự chống lại một vài đối thủ của nó, và xuất hiện như một quốc gia có chủ quyền, ḥa b́nh, tự do sau khi Hà Nội bị bỏ cho kiệt sức. Đối với trường phái này, kỹ thuật lựa chọn là sự tiến triển chậm nhưng chắc chắn đến sự phát triển quốc gia, với các sự cải thiện không ngoạm mục nhưng khả dĩ nhận thấy được trong sự an sinh của dân chúng. Điều này, theo họ, xây đắp sự ổn định chính trị, thực sự là việc phải làm. Trường phái kia nh́n nhận giá trị lư thuyết của lập luận này, nhưng cho rằng nền kinh tế đang cố gắng vươn lên trong một thang máy đi xuống, và rằng kết quả thuần là số âm. Hơn nữa, không thấy có dấu hiệu ǵ làm liên tưởng đến bất kỳ sự thay đổi tương lai nào trong t́nh h́nh hiện tại, mà họ quy kết cho hoạt động của địch và sự hỗ trợ không thích đáng của Hoa Kỳ. Trường phái này cho rằng xứ sở không thể chờ đợi một t́nh trạng kinh tế được cải thiện để tạo ra thành quả chung cuộc của nó là sự ổn định chính trị. Trận chiến xảy ra nơi đây và vào lúc này, cán bộ chống lại cán bộ, tại các thôn ấp vùng quê và tại các khu nhà nghèo thuộc các quận trong thành phố. Các tài nguyên để chiến đấu không được cung cấp xuyên qua các đường lối hiến định, và một t́nh h́nh tuyệt vọng đ̣i hỏi các biện pháp liều lĩnh.
Tác động của các sự lượng định khác biệt này có thể được minh họa bởi trường hợp nhà máy sản xuất xi măng – liệu nên mở rộng khả năng nhỏ bé hiện nay để thỏa măn nhu cầu cả nước và do đó loại bỏ được sự thiệt hại về mỹ kim có thể vào khoảng 100 triệu mỗi năm; hay tiếp tục ở năng lực 30 phần trăm và nhập cảng phần c̣n lại. Trường phái thứ nhất phán rằng nên mở rộng; trường phái thứ nh́ thừa nhận sự đóng góp quan trọng cho việc bí mất tài trợ các tài nguyên do việc bán các giấy phép nhập cảng xi măng. T́nh h́nh cũng tương tự đối với phân bón, đường, và phần lớn các dự án thay thế nhập cảng khác. Ở thời điểm này, trường phái thứ nh́ rơ ràng đang thắng thế, và sức mạnh của nó là một sự kiềm chế tích cực chống lại sự phát triển kinh tế. Về điểm này cần phải bổ túc thêm một nhận định khác, trên lư thuyết, rằng trường phái thứ nh́ giả định là đạo đức cá nhân có tính cách bất khả truy tố, ngay cả trong các sự bất hợp thức. Dĩ nhiên, giả thiết trên không có giá trị, thường hay bị xâm phạm; và sự kiện của sự điều hành thực tế dẫn đến t́nh trạng tham nhũng trắng trợn.
Nạn nhân chính của sự thất bại của Sàig̣n trong việc giữ vững mức thăng bằng trong thang máy kinh tế đi xuống là giới có lợi tức thấp, có đồng lương cố định. Họ là công chức – đông đảo trong một nền hành chánh trương phồng – và các binh sĩ. Đối với công chức, điều khá tê hại khi nh́n thấy các giá cả gia tăng ở mức trung b́nh mười phần trăm mỗi tháng, nhưng anh ta có thể và đắp đổi khoản thiếu hụt bằng các khỏan thâu trên công chúng trong việc thông qua giấy tờ. Đối với người lính, thảm họa tối hậu khi tiền lương hàng tháng của anh chi vừa đủ để mua khẩu phần gạo cho gia đ́nh anh.
Khía cạnh này – t́nh trạng tiến lương/gạo – đă là một t́nh cảnh chỉ mành treo chuông hiểm nghèo kể từ tháng Mười Một năm 1973. Cuộc khủng hoảng đă được đẩy lui nhờ các khoản tăng lương (vào khoảng 30 phần trăm), ấn định giá trần cho gạo (điều này bị làm hỏng bởi nạn ăn cắp, chợ đen, và sự vô hiệu năng), và sự tiếp tế các phẩm vật thay thế (được chấp nhận miễn cưỡng nói chung). Việc này giờ đây lại bị đẩy lùi về phía khủng hỏang bởi Quốc Hội Hoa Kỳ qua việc hạn chế chương tŕnh Thực Phẩm Phụng Sự Ḥa B́nh. Điều đă cứu văn nó khỏi thảm họa chính là mô thức xă hội Việt Nam mờ nhạt về đại gia đ́nh mở rộng, cung cấp hầu như cho mọi người một vài h́nh thức nưong tựa xă hội và kinh tế những khi cần giúp đỡ. Những người có của chia sẻ với các thân nhân trong gia đ́nh bị thiếu thốn. Mô thức này giúp đối phó được rất nhiều sự co dăn chính trị và kinh tế.
Nhưng t́nh trạng này không thể kéo dài vô tận. Một kịch bản kinh khiếp h́nh dung một nhóm các ông già, bà lăo, và trẻ em được tụ tập để diễn hành trên một đường phố chính, biểu ngữ trên đầu tuyên bố, “Chúng tôi đang bị đói”. Đây không phải là một cuộc biểu t́nh thù nghịch – có lẽ c̣n hoàn toàn ngược lại cả trong âm điệu lẫn nội tâm. Họ chỉ đơn thuần là người bị đói mong muốn trợ lực chính phủ để giúp đỡ họ. Nhưng từ một địa điểm không hay biết sẽ nổ ra tiếng súng bắn. Các kẻ biểu t́nh sẽ bị sát hại. Không ai có thể bao giờ hay biết về kẻ đă khai hỏa, nhưng cuộc biểu t́nh ôn ḥa biến thành một cuộc loạn động. Tin tức được loan truyền; và tinh thần phản kháng dâng cao trong khắp xứ sở, như đă từng xảy ra nơi đây trong quá khứ. Cảnh sát có thể -- ở mức thấp nhất lúc ban đầu – áp dụng vũ lực; nhưng có lư do nghiêm trọng để nghi ngờ rằng Quân Đội sẽ nổ súng vào công chúng. Bất luận nó có làm điều đó hay không, hậu quả chung cuộc đều giống nhau bởi v́ Quân Đôi, hướng vào trong chống lại dân chúng của chính nó, sẽ không c̣n nhằm để pḥng vệ chống lại sự đe dọa từ bên ngoài. Và như thế mối đe dọa bên ngoài sẽ thắng thế.
Không có sự dự đoán nào có chủ ư để nói rằng các giơi chức hữu trách ngồi im bất động, không làm ǵ cả. Trong thực tế, nhiều điều đă được toan tính bởi các người được thúc đẩy bởi thiện ư. Thí dụ, Đại Sứ Hoa Kỳ Martin đă có mặt ở Hoa Thịnh Đốn để t́m cách thuyết phục Quốc Hôi đồng ư cho một chương tŕnh hỗ trợ là 1 tỷ mỹ kim mỗi năm về quân viện và 750 triệu cho viên trợ kinh tế. Nó vẫn chưa đầy đủ, nhưng nếu được bảo đảm một cách chắc chắn và được chuyển giao kịp thời, nó sẽ thỏa măn được nhu cầu. Điều lo sợ lớn lao nhất chính là hậu quả dễ dàng xảy ra nhiều nhất – có nghĩa trong thực tế nó sẽ được chấp thuận, nhưng với một loạt các điều kiện và sự ngăn cấm phức tạp sẽ ngăn trở chương tŕnh trở thành một khí cụ phát triển có thực chất mà nó mong muốn trở thành.
Đối với Chính Phủ VNCH, nó đă áp dụng liều thuốc mạnh cho dân chúng của họ. Các sự hạn chế nhập cảng nghiêm ngặt giờ đây loại bỏ hầu như mọi sản phẩm không thiết yếu. Xăng nhớt với giá 1.62 mỹ kim một đơn vị tích lượng Anh (gallon) ở vào mức đắt nhất trên thế giới. Các nỗ lực đă được thực hiện để biến quốc gia trở nên tự túc về mặt lúa gạo, và có lẽ các nỗ lực này sẽ thành công. Hành vi tự tin tối hâu – bầu cử -- vẫn hiên nhiên và có thể đo lường được, như được nhận thấy trong các cuộc bầu cử cấp tỉnh và thành phố hồi tháng Bẩy qua nói chung là thỏa đáng. Đúng thực là sự điều hành các cuộc bàu cử này vẫn chưa thoát khỏi sự chỉ trích. Nhưng dân chúng đă bầu cử, và Cộng Sản đă thất bại trong các nỗ lực rất tích cực của họ nhằm giảm thiểu tối đa số đi bầu.
VI
Chúng ta đă đề cập ở trên các trường phái tư tưởng đối lập nhau, và ảnh hưởng của chúng trên chính sách phát triển. Với sự nguy hiểm của việc làm rối rắm vấn đề -- và trong sự hy vọng vạch ra được một yếu tố quan trọng góp phần vào t́nh trạng hoang mang hiện hữu – điều cần thiết giờ đây là đề cập đến mối liên hệ cá nhân trong giới lănh đạo quốc gia.
Cắt gọt đến các phần tử then chốt, việc này có nghiă bao gồm Tổng Thống [Nguyễn Văn] Thiệu, Thủ Tướng [Trần Thiện] Khiêm, và Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực [Cao Văn] Viên. Mỗi người trong họ kiểm soát một tổ chức, được vận dúng một cách thích nghi, đă trở thành một căn bản quyền lực chính trị. Đối với ông Viên, đó là điều hiển nhiên – Quân Lực; với ông Khiêm, là Guồng Máy Dân Sự bao gồm cả Cảnh Sát Quốc Gia; và với Tổng Thống Thiệu, là Đảng Dân Chủ. Nhưng bề ngoài gọn gàng phát sinh từ sự mô tả quá ngăn nắp là một sự lừa dối, bởi tất cả ba nhân vật đều là các sĩ quan Quân Đội, và Tổng Thống và Thủ Tướng đều có các sự móc nối quân sự cá nhân trong Quân Lực của ông Viên. Hơn nữa, Tổng Thống là Tổng Tư Lệnh Quân Đôi, có quyền (mà ông hành sử) để bổ nhiệm các sĩ quan cao cấp trong Quân Lực và Hành Chánh Dân Sự. Sau cùng, cả ba đều tùy thuộc vào ngân sách, mà sự điều hành (nếu không phải là sự xác định nguyên thủy) nằm trong phạm vị thẩm quyền của Thủ Tướng. Chung cuộc, không chỉ các ranh giới của họa đồ quyền lực bị xóa nḥa, mà cơ cấu quyền lực của mỗi người c̣n bị xâm nhập một cách nặng nề bởi các đại diện của các người kia – một số công khai, một số không lộ diện.
Có quá nhiều điều tùy thuộc vào cá tính của các nhân vật. Các hợp chất của màn kịch đương chiếu là quyền lực; tiền bạc, được chuyển dịch thành quyền lực; và sự sinh tồn tối hậu, vốn chỉ có thể có được từ việc chiếm giữ quyền lực. Khi mà áp lực của sự tuyệt vọng tự nó xác quyết, các sự phác họa của bi kịch mở ra xem thật rơ ràng: 1. một cuộc tranh dành quyền lực giữa các bộ máy của Thủ Tướng và Tổng Thống, với điểm số hiện thời (mới chỉ gần đây) nghiêng về phía Thủ Tướng; 2. một t́nh trạng bất măn trong số nhân viên quân sự dưới cấp tướng lănh, những kẻ tự thấy ḿnh bị lợi dụng bởi thượng cấp của họ; và 3. ba thành tố của sự xáo trộn – báo chí chống lại chính phủ, khối Công Giáo chống lại nạn tham nhũng, và một Lực Lượng Ḥa Giải Quốc Gia Đ̣i Ḥa B́nh – cùng trổi dậy một lúc khi chúng đánh hơi được sự yếu kém tại Sàig̣n sau khi có vụ Watergate. Nơi đây mục tiêu chính nhắm vào Tổng Thống.
Tổng Thống có lẽ có khả năng giải quyết bất kỳ một yếu tố nào. Nhưng tác động đồng loạt của cả ba rất là nặng nề. Trong khi đó, Thủ Tướng lui bước lại phía sau và không làm ǵ nhiều hơn mức tối thiểu cần thiết để làm giảm bớt sự nguy khốn của Tổng Thống. Các sĩ quan tại chiến trường đang theo dơi và chờ đợi.
Hiện có tin tức về sự truy tố, được gợi hứng bởi hồi kết cuộc của vở kịch Hoa Kỳ gần đây; về sự từ chức của Tổng Thống, và về sự bạo động. Kết cuộc nhiều xác xuất nhất từ các dấu hiệu hiện tại có vẻ là sẽ không có sự thay đổi quan trọng nào trong các nhân sự hay chức vụ, nhưng sẽ là một sự tập trung gia tăng quyền lực thực sự vào tay Thủ Tướng, với chức vụ Tổng Thống được hạ giảm xuống vị thế tượng trưng. Điều này được nh́n từ một số nơi như một khúc mở đầu cho một chiều hướng mềm dẻo hơn bởi Chính Phủ VNCH đối với Cộng Sản, với sự phù hộ của Hoa Kỳ, và với Pháp đóng vai tṛ cô đỡ.
VII
Giờ đây canh bạc đẩy Sàig̣n vào vận xui. Cuộc chiến tranh tiếp diễn bị ảnh hưởng bởi các áp lực toàn cầu vượt quá tầm mức – và có lẽ cả sự hiểu biết – của các bên tham chiến tại Đông Dương. Việt Nam là sự biểu lộ bề ngoài và có thể nhận thấy được cơn khó chịu của Hoa Kỳ. Không có ǵ phải nghi ngờ rằng Hoa Kỳ sẽ trợ giúp Sàig̣n nếu nó có thể làm được. Nhưng các khó khăn nội bộ và đối ngoại đă làm suy yếu Hoa Kỳ đến mức mà một sự cứu giúp như thế gần như là điều bất khả, và chính v́ thế, khi túng sẽ phải tính.
T́nh trạng yếu kém bao trùm mọi điều trừ việc bỏ rơi Sàig̣n giờ đây có thể được nh́n cho đúng chân diện mục của nó. Không ai, ít nhất là đối với mọi người ở Hà Nội hay Sàigon, lại suy tưởng một cách nghiêm chỉnh rằng Hoa Kỳ có bao giờ sẽ can thiệp tại Việt Nam với các lực lượng chiến đấu, cho dù bị khiêu khích tới đâu, và v́ bất kỳ mỹ từ hiện tại hay tương lai nào. Hoa Kỳ sẽ không can thiệp bởi v́ nó không thể làm được. Nó đang ngưng không c̣n là một quyền lực ở Á Châu nữa. Bất hạnh thay cho Sàig̣n, là cùng sự yếu kém toàn cầu đó đang ngăn cản Hoa Kỳ khỏi việc tiếp tục cân đối với sự trợ giúp của Nga-Hoa cho Hà Nội. Bắc Việt giờ đây không gặp khó khăn về tiếp vận; và quan trọng hơn, họ tin tưởng có được sự hỗ trợ ở bất kỳ mức độ cần thiết nào. Nếu Nga Sô ngừng tay, Trung Hoa sẽ tiến tới, -- và rồi, bị bó buộc, Nga sẽ lại tiến bước tiêp.
Tất cả các điểm trên cần phải được thẩm định trước khi có thể hiểu được t́nh h́nh quân sự tại Việt Nam. Đối với nhà quan sát ở phương xa, có các sự lựa chọn rơ ràng và hiển nhiên được mở ra cho Sàig̣n – trong thực tế có tính cách sinh tử, nếu Sàig̣n c̣n sống sót. Chúng cũng rơ ràng và hiển nhiên không kém đối với người dân Việt nam. Nhưng họ cũng ư thức được các sự giới hạn tiếp liệu của họ -- nhiều hơn thế nữa bởi v́ các hạn chế này đă không được phát biểu một cách rơ ràng, và kinh nghiệm cho thấy sự mơ hồ như thế là một yếu tố tiêu cực hơn là tích cực. Một trường phái tư tưởng đă cả gan đề ra một cuộc tấn công chiến lược then chốt, sử dụng đạn dược, và thách thức Hoa Kỳ từ chối sự thay thế. Trường phái kia sẽ không đối diện với cơn khủng hoảng – không phải v́ nó sợ Hoa Kỳ sẽ không làm, mà v́ nó tính toán rằng Hoa Kỳ sẽ không thể làm được.
Quan điểm về Việt Nam từ Hoa Thịnh Đốn được nh́n ở kính chiếu hậu của một chiếc xe đi giật lùi, Hoa Thịnh Đốn muốn chạy ra ngoài; và một sự thẩm duyệt năm 1974 Hiệp Ước Ngừng Bắn năm 1973 giờ đây cho thấy hiển nhiên là những sự cứu xét nội bộ đă là và đang là yếu tố bao trùm trong việc cấu trúc cả văn bản hiệp ước lẫn “các sự giao ươc” đi kèm với nó. Có lẽ nó đă hy vọng các sự việc sẽ được cải thiện, và rằng nhờ thế một t́nh trạng nào đó tốt đẹp hơn có thể nảy sinh từ đó hơn là một sự tháo chạy trơ trẽn. Nhưng sự việc đă không diuễn ra theo cung cách đó.
Triều sóng các sự vụ toàn cầu đi ngược lại với Hoa Kỳ, và vấn đề của Hoa Thịnh Đốn là thăm ḍ xem liệu nó có sức mạnh để tiến lên trước chống lại làn sóng, hay liệu nó phải sử dụng quyền lực sút giảm của nó để lèo lái khi phải đi theo triều sóng. Hoa Thịnh Đốn có nghe được giọng nói của Tổng Thống Thiệu, được cất lên hồi gần đây với âm điệu buồn bă hơn là tức giận, khi nói với binh sĩ của ông hăy ngừng chiến đấu kiểu Mỹ [à l’americaine, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch], bởi v́ “mồi viên đạn trọng pháo giờ đây tốn gấp ba lần so với năm ngoái”. Ông yêu cầu Hoa Kỳ đưa ra một câu trả lời thẳng thắn. “Câu trả lời Có hay là Không? Liệu nước Mỹ có trao cho chúng tôi những ǵ chúng tôi cần thiết hay không? Liệu nước Mỹ có c̣n gánh vác trách nhiệm của ḿnh như một nước đồng minh hay không? Liệu nước Mỹ có c̣n tiếp tục lănh đạo Thế Giới Tự Do nữa hay không?”
Câu trả lời là Có hay là Không?
-----
1. Bản phân tích này được dựa phần lớn trên một tập nghiên cứu dài hơn sắp được ấn hành bởi Viện Nghiên Cứu Tranh Chấp (Institute for the Study of Conflict). Xin thành thật cám ơn về việc cho phép sử dụng các tài liệu trong tập chuyên khảo đó.
Nguồn: F.P. Serong, Asian Affairs, An American Review, American-Asian Educational Exchange: New York, September – October 1974, Vietnam After the Cease-Fire, các trang 1-17.
NGÔ BẮC dịch
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© 2008 gio-o