Roxanna M. Brown

Chiangmai University

 

ĐỒ GỐM VIỆT NAM

 

Ngô Bắc dịch

 

Bản Đồ 2: Miền bắc Việt Nam

 

Từ thời nhà Hán cho đến thời nhà Đường tại Trung Hoa đă có hiện hữu tại các biên giới tây nam xa xôi của xứ này một lănh thổ bị chinh phục, được gọi bởi người Trung Hoa là Nam Việt (Nan Yueh).  Lănh thổ này bao gồm các tỉnh hiện nay của Trung Hoa là Quảng Đông (kể cả thành phố Quảng Châu) và Quảng Tây, cũng như miền bắc Việt Nam chạy tới Thanh Hóa ở phía nam (Schafer, 1967, trang 104).  Nó được chia thành hai khu vực hành chính chính yếu: Lĩnh Nam, tài vùng đông bắc, và An Nam, tại vùng tây nam.  Sau cuộc chinh phục vào năm 111 Trước Công Nguyên (TCN), An Nam đă bị cai trị trực tiếp bởi Trung Hoa cho măi đến năm 979 Sau Công Nguyên (SCN) và một lần nữa trong một thời kỳ ngắn ngủi từ 1407 đến 1427.

Măi đến 1803, năm tiếp theo sau sự thiết lập kinh đô ở Huế thuộc trung phần Việt Nam, khi vị hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Nguyễn, vua Gia Long, yêu cầu rằng đất nước của ông từ đây được gọi là Việt Nam, danh xưng chính thức của Trung Hoa cho nước này vẫn c̣n gọi là An Nam (Deveria, 1880, trang i), có từ nghĩa là “Miền Nam Đă Được B́nh Định: Pacified South”.  Chính v́ thế đồ gốm Việt Nam đă bị gọi là “An Nam”, một lề lối dường như đă được khởi xướng bởi người Nhật và sau đó được sử dụng trong Anh ngữ sau khi có sự ấn hành quyển Annam Toji Zukan hay Đồ Gốm An Nam, tác phẩm phổ biến đầu tiên về các đồ gốm, bởi Okuda Seiichi (1954). 1 Các sổ sách của Công Ty Đông Ấn Thuộc Ḥa Lan (Dutch East Asian Company), vốn mua bán các đồ gôm trong thế kỷ thứ mười bẩy, gọi chúng là đồ gốm Tongkingese (Volker, 1954), do sự phát âm sai tên của thủ đô tại Hà Nội khi đó được gọi là Đông Kinh.

       V́ các nguyên do dân tộc chủ nghĩa, bản thân người Việt Nam ưa thích gọi xứ sở họ là Đại Nam, có nghĩa “Phương Nam Vĩ Đại”; Đại Việt, để chỉ chủng tộc của họ, hay bởi tên cổ xua của nó, Giao Chỉ.  Chính v́ thế danh pháp được ưa thích ở đây (cũng như bởi chính các ngừi Việt Nam vốn xem tên gọi “An Nam” là bất lịch sự) là Việt Nam hơn là An Nam, mặc dù các từ ngữ có thể dùng thay thế lẫn nhau.

       Đồ gốm Việt Nam tạo thành một loại riêng biệt của đồ gốm Đông Phương với bản sắc riêng của chúng đă được nh́n nhận đầu tiên trong các cuộc khai quật rộng lớn xảy ra chính yếu tại tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam trong các thập niên 1920 và 1930.  Các cuộc khai quật đă thu lượm được hàng ngh́n đồ vật, chính yéu là đồ đất nung và một số đồ đồng, phần lớn từ các ngôi mộ chôn cất thuộc các thế kỷ thứ nhất đén thứ ba, và từ thế kỷ thứ mười đén thế kỷ thứ mười ba, các thời kỳ gần tương đương với nhà Hậu Hán và triều đại nhà Tống bên Trung Hoa.  Các sự khám phá xảy ra như một hậu quả của sự xây cất đường xá, các kinh đào tưới tiêu, các kiến trúc và các công tŕnh công chánh khác của Chính Phủ Pháp.  Các món đồ cổ đă mau chóng vươn tới các cửa hàng đồ lạ ở Hà Nội, Bắc Kinh và Thượng Hải, nơi đồ đất nung được biết đến là “đồ gốm Thanh Hóa”.  Một cuộc triển lăm một số các chế tác phẩm đă được tổ chức tại Bảo Tàng Viện Guimet ở Paris ngay từ năm 1931 (Goloubew, 1931-2), và chỉ một năm sau đó b́nh có in chữ Việt Nam sẽ sớm được thảo luận đă được khám phá ra bởi R. L. Hobson (1933-4) tại Bảo Tàng Viện Topkapi Saray ở Istanbul.

       Các sản phẩm đầu tiên của các đồ gốm này bắt đầu xâm nhập không thường xuyên vào Bảo Tàng Viện Louis-Finot Museum (bây giờ là Bảo tàng Lịch Sử) tại Hà Nội khoảng năm 1915 (D’Argencé, 1938, trang 1).  Sau đó trong năm 1924, viên chức quan thuế tại Thanh Hóa, Louis Pajot, được yêu cầu bởi Leonard Aurousseau của Trường Viễn Đông Bác Cổ (École Francaise d’Extrême-Orient [viết tắt là EFEO]), đến điều tra, và nếu có thể khai quật, các nguồn gốc của các sản phẩm đó cùng các đồ vật khác khám phá được.  Ông Pajot đầy năng lực vẫn c̣n là một quản đốc kỹ thuật nhiệt thành cho các cuộc khai quật của Trường ở đó trong vài năm.

       Pajot, một cựu diễn viên xiếc trở thành thủy thủ, đă giành đựoc sự bổ nhiệm của ông ở Thanh Hóa sau một cuộc du hành mang ông ta đến thuộc địa Pháp này.  Không may, các khả năng của ông không phải là các khả năng của một nhà khảo cổ học, và ông đă không để lại tài liệu nào về các sự khai quật của ông.  Thích ứng hơn với sự điều tra có hệ thống là Olov Janse, kẻ được bảo trợ bởi các bảo tàng viện Pháp và được trợ giúp bởi Trường EFEO, đă thực hiện các cuộc khai quật giữa các năm 1934 và 1939, tập trung tại các địa điểm ở Đông Sơn (thời tiền-Trung Hoa) và thuộc thời Hán.  Công tŕnh ba quyển sách của ông, Archaeological Research in Indochina (1947, 1951, và 1958), đă là một cột mốc, và nhiều bài viết khác của ông (xem phần Thư Tịch: Bibliography) đă là các sự đóng góp giả trị làm sáng tỏ cho sụ nghiên cứu về đồ gốm Việt Nam.

       Vào năm 1925, sự cướp phá các ngôi mộ cổ xưa quá lan tràn đến nỗi Chính Phủ Đông Dương đă ra một mệnh lệnh trong Tháng Tư của năm đó cấm đoán việc đào xới không được cho phép.  Rơ ràng quyết định này khó thành sự cấm chỉ.  Thí dụ, trước khi rời đi vào năm 1938, Clement Huet, một thương nhân nước Bỉ với một công ty xuất-nhập cảng tại Việt Nam, và cũng là một nhà khảo cổ tài tử, đă có thể thu thập một sưu tập cá nhân hơn 5,000 chế tác phẩm (artefacts).  Ngoài vịệc đóng góp cho cả Bảo Tàng Viện Louis-Finot ở Hà Nội lẫn Bảo Tàng Khải Định ở Huế, ông c̣n có thể cung cấp nhiều vật phẩm cho cửa hàng của anh [hay em] ông, Leon, được mở trong năm 1930 trên đường Rue du Rosière, Genval, Belgium.  Một nhà sưu tập quan trọng khác vào thời đó là Albert Pouyanne, một đại tá Pháp, kẻ có nhiều đồ thụ đắc được đưa về Bảo Tàng Viện Guimet, trong khi các đồ vật khác xuất hiện (với tên của ông trên nhăn đính kèm) hàng tá trong các thập niên trước thập niên 1960 trong các vụ rao bán của một nhà đấu giá Pháp (Melikian, 1987).  Cũng có một sưu tập lớn chính yếu là đồ vật t́m thấy thuộc thời nhà Hán, bso gồm toàn thể đồ vật của một ngôi mộ được khai quật, tại Bảo Tàng Viện Cernuschi, Paris.

       Cửa hàng của Leon Huet và khối lượng của nó, một cách may mắn, được nhận biết bởi bà Houyoux, một nhà quản thủ tại các  Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật và Lịch Sử Hoàng Gia (Musées Royaux d’Art et d’Histoire tại Brussels (cũng c̣n được biết là Musée Cinquantenaire), kẻ, trong năm 1952, đă điều đ́nh sự tạo măi gần 3,000 món đồ từ sưu tập cá nhân Clement Huet [H́nh 9, theo số đánh trong nguyên bản, chú của người dịch] tuy nhiên, các món đồ thiếu bất kỳ giấy tờ lập chứng nào ngoài các nhăn hiệu bằng giấy xác định chúng hoặc thuộc thời nhà “Hán”, nhà “Tống”, hay nhà “Minh”, v.v…Nhưng điều được hay biết từ tin tức cung cấp bởi người con trai nuôi của ông Huet, và được ghi trong tài liệu tại bảo tàng viện, rằng tất cả các món đồ đều phát sinh từ Việt Nam, và rằng một số đă được khai quật bởi bản thân ông Huet trong khi các món khác được mua từ các người dân thôn quê.  Cũng chính Huet, với tư cách một người bạn của Pajot, chắc chắn đă thường xuyên tham khảo ông cũng như các nhà đông phuơng học khác trong khu vục, chẳng hạn như Aurousseau, George Coedès, và René Grousset, về các vấn đề chẳng hạn như vịệc xác định niên đại của món đồ t́m thấy. 2

 

H́nh 9: Một số đồ gốm tráng men hơi trắng hay hơi xanh rêu được khai quật tại miền bắc Việt Nam.  Huet Collection, Musées Royauxd’Art et Histoire, Brussels

 

Ngoài các đồ mai táng thuộc thời kỳ sớm hơn, có một số đồ trang trí màu xanh da trời trước khi tráng men bóng trong sưu tập của Huet.  Nhiều món trong số này cũng được đưa vào trong sưu tập của Bảo Tàng Viện Hà Nội trong các thập niên 1920 và 1930, nhưng liệu có bất kỳ món nào đến từ các ngôi mộ hay không th́ không được biết rơ.  John Pope (1956, trang 104) có nói rằng các món đó trong sưu tập của Huet được khám phá tại “các nơi cất dấu: cachettes” [tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] ở Phutinh Gia [Phủ Tĩnh Gia?], tỉnh Thanh Hóa, và Lam-Dien [Lam Điền?], tỉnh Hà Đông.  Lai lịch nguồn gốc của các món đồ tại Hà Nội, trong đó có các mảnh gốm bị hư hay vỡ nát (kiln wasters) (D’Argencé, 1958) dường như không được hay biết hay có chứng liệu.

Ngay cả với sự đào sới sâu rộng đặc biệt rơ rệt tại miền bắc Việt Nam trước Thế Chiến II, không có các địa điểm ḷ nung cổ xưa đă từng sản xuất ra các đồ gốm tráng men bóng được xác định một cách đích xác vào lúc đó.  Janse (1947, các trang 60-2) đă khám phá ra khoảng 20 ḷ nung hút sức nóng xuống cho thoát ở tầng dưới sàn phía bên kia của pḥng đốt (cross-draft) tại vùng Tam tho [?] thuộc Thanh Hóa, nơi là nguồn gốc phát sinh đồ có thân màu hơi đỏ mặc dù được nung với lửa cao độ, không tráng men, vốn rất thường có mặt trong các ngôi mộ thời Hán trong khu vực (Xem Bảng In Màu Colour Pl. 1a), nhưng ông đă không t́m thấy các ḷ nung sản xuất ra các đồ thân màu trắng, được tráng men bóng màu kem hay hơi xanh lá cây thời Hán chiếm đa số trong các ngôi mộ ở xa hơn về phía bắc (Pl. 1a-f).

Tuy nhiên, các sự khám phá ra ḷ nung của Janse đă chứng tỏ rằng đồ gốm đă được sản xuất tại địa phương, và rằng các ḷ nung thổi và thoát hơi nóng cắt ngang pḥng đốt (cross-draft) đă sẵn được sử dụng vào các thế kỷ đầu tiên Sau Công Nguyên bởi mặc dù các ḷ nung hút hơi lên phía trên (up-draft) được khai quật trong năm 1955 tại địa điểm thời Đá Mới ở Pan-p’o-ts’un thuộc tỉnh Thiểm Tây (Shenxi), không có ḷ nung nào thời nhà Hán nào được t́m thấy tại Trung Hoa.  Có h́nh dáng gần giống ống trụ, với một bậc thang ngăn cách nơi châm lửa với pḥng nung, các ḷ tiên tiến hơn nhiều ở Tam Tho, hẳn phải đạt tới nhiệt độ cao hơn loại ḷ nung hút nhiệt và cho thoát hơi ra bên trên, được xây cất hoặc bằng đất được hun cứng bằng lửa hay một phần bằng gạch.  Chúng thay đổi trong chiều dài từ 5 mét đến 9 mét trên mặt nghiêng, và trong chiều rộng từ 1.4 mét đến 1.8 mét, cao trung b́nh 1.8 mét.

Pope (1956, trang 104) tường thuật rằng Janse có nghe về sự hiện diện của các ḷ nung thời nhà Minh trong vùng châu thổ phía đông Hà Nội nhưng không thể điều tra được chúng.  Bản thân Janse không đề cập đến điều này, nhưng đề nghị t́m kiếm các ḷ nung trong khu vực nằm giữa Uong binh [Uông B́nh?] và Van-chai [?] tại Bắc Kỳ nơi ông nói các mỏ đất sét trắng (kaolin) được biết có hiện diện (Janse, 1958, trang 101).  Có lẽ điều Pope đề cập đến là báo cáo về một ḷ nung được t́m thấy bởi Linh Mục D. J. Finn, kẻ sau một cuộc thăm viếng Bắc Kỳ trong các năm 1933-4, có viết một lá thư cho H. Otley Beyer ở Phi Luật Tân nói rằng ông có đi thăm một trung tâm ḷ nung cổ thời gần Vịnh Hạ Long, không xa Hải Pḥng, vốn đă sản xuất chính yếu các đồ tráng men màu ngọc bích (celadon).  Nhưng Linh Mục Finn đă chết trong năm 1936 mà không để lại một sự mô tả rơ ràng hơn, và theo như sự hiêu biết của chúng tôi, địa điểm này chưa hề được tái thấm định (Beyer, 1960, trang 10).

Trong sưu tập Huet tại Các Bảo Tàng Viện Hoàng Gia, có bốn lô đồ gốm bị hư vỡ từ ḷ nung; một được ghi trên nhăn hiệu “Từ ḷ nung gần Hà Nội”, một mành khác ghi “Đại La”, và hai mảnh kia ghi “Sung Đại La: Tống Đại La”.  Về thể loại, chúng rơ ràng có niên đại từ thế kỷ thứ mười ba hay mười bốn.  Mỗi lô là một chồng xếp theo chiều thẳng đứng từ ba đến mười hai bát tráng men màu xanh lá cây.  Một lô, có bát trên cùng, không giống như các bát khác, có bên ngoài tráng men màu nâu, bên trong tráng men màu kem, được đánh dấu thế kỷ thứ mười bốn, và loại bát này trong thực tế được khai quật với số lượng nhỏ ở hải ngoại.  Các bát của một chồng được phân cách bởi các đệm lót ở giữa; các bát ở các chồng khác được xếp chồng thẳng lên nhau chân bát dựa trên một ṿng tṛn không tráng men, được cắt xuyên qua lớp men trên đáy bên trong của chiếc bát nằm dưới.  Các lô hư vỡ này, cùng với các lô hư vỡ tại Bảo Tàng Viện Hà Nội (D’Argencé, 1958, trang 1), trong thực chất phô bày cùng thân đất sét như các đồ gốm mậu dịch tráng men thời Hán, triều Lư, và sau này cho đến khoảng thế kỷ thứ mười sáu, cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho sự hiện hữu của một công nghiệp đồ gốm địa phương.  (Hai chồng đồ gốm hư nát khác, một với các bát được vẽ với các chủ đề về hoa bằng chất sắt trước khi tráng men giống như phần được tŕnh bày nơi Colour Plate VIIIa, chồng kia bao gồm các bát tráng men màu nâu với các ṿng để chồng không tráng men trên mặt trong đáy bát, cả hai từ Đại La và trong sưu tập của Huet tại Các Bảo Tàng Viện Hoàng Gia, được minh họa bởi Guy, 1986, các H́nh 33-4).

 

Khảo Cổ Học Gần Đây Tại Việt Nam

       Như một phần trong chương tŕnh của họ về Đông Nam Á, Trung Tâm Nghiên Cứu Đồ Gốm Đông Nam Á (Research Centre for Southeast Asian Ceramics) tại Alelaide, Úc Đại Lợi, được thiết lập trong năm 1980, đă tham dự một cuộc hội thảo về đồ gốm được tiếp đón bởi Giáo Sư [Trần Quốc] Vượng, Khoa Khảo Cổ Học, Đại Học Hà Nội, được tổ chức trong một tuần tại Hà Nội hồi Tháng Mười 1986. 3 Ngoài các sự tŕnh bày bởi các tham dự viên Úc Đại Lợi, bao gồm John Guy, hiện phục vụ tại Victoria and Albert Museum, London, Dick Richards thuộc Art Gallery of South Australia, Peter Burns của Đại Học Adelaide University, và nhà sử học Michael Vickery, một vài bài tham luận cũng được đọc bởi các nhà nghiên cứu Việt Nam.  Không may, các bài kể sau chưa được cung ứng bởi chúng vẫn c̣n phải chờ đợi bản phiên dịch và sau đó các ấn phẩm song ngữ bởi Trung Tâm Nghiên Cứu.   Tuy nhiên, các mẩu tin chủ điểm của chúng có thể được nêu ra ở đây.  Thí dụ, hai ḷ nung, đă được khai quật tại vùng ngoại ô của Hà Nội, nơi kinh đô của cả hai triều đại nhà Lư (1009-1225 Sau Công Nguyên) và nhà Trần (1225-1400), Đại La Thành, đă từng được dựng lên.  Khu vực này, chắc chắn là nguồn cội của các phế phẩm trong sưu tập Huet ở các Bảo Tàng Viện Hoàng Gia (Musées Royaux), có niên đại khoảng thế kỷ thứ mười ba và mười bốn, được chú ư đến trước tiên hồi thập niên 1930 trong diễn tŕnh xây dựng một sân đua ngựa ở khu vục.  Các cấu trúc khai quật theo một bài tham luận được đọc tại cuộc hội thảo, là các ḷ nung kiểu rồng ba pḥng, một loại ḷ nung, theo các nguồn tin Trung Hoa, đă được du nhập vào tỉnh Quảng Đông gần cận vào khoảng thế kỷ thứ mười đến mười một.  Hai phương pháp đốt ḷ đă được nói đến: chồng bát được tách biệt bởi các vách ngăn chống đỡ h́nh đĩa, và chồng bát úp miệng bát xuống.  Các ḷ nung bổ túc của thời nhà Lư được báo cáo cũng được t́m thấy tại tỉnh Thanh Hóa và đây có lẽ là nguồn gốc của các đồ gốm mai táng được khai quật lên ở đó và tỉnh Hà Đông trước Thế Chiến II.  Tỉnh Thanh Hóa, trong thực tế, theo phía Việt Nam, đă sản xuất đồ gốm từ những thế kỷ sớm sửa Sau Công Nguyên chó đến ít nhất thế kỷ thứ mười tám.

       Gộp chung, phía Việt Nam báo cáo việc hay biết khoảng sáu khu vực có ḷ nung, kể cả Đại La, có niên đại từ thế kỷ thứ nhất đến thứ mười.  Một nhóm với các ḷ nung ở sườn đồi *(bank kiln), nơi các sạp (saggars) được dùng cho việc xếp chồng đồ đem nung, tọa lạc 90 cây số nam Hà Nội.  Phía Việt Nam cũng báo cáo các sự khám phá ra các ḷ nung quan trọng, có niên đại lùi đến thế kỷ thứ mười sáu, gần Quảng Uyên [?] ở biên giới Trung Hoa, nhưng nói rằng địa điểm này đă bị hủy hoại trong cuộc giao tranh với Trung Quốc hồi năm 1979.  Các đồ gốm màu ngọc bích được tin được sản xuất giữa thế kỷ thứ mười đến mười bốn.  Các ḷ nung cũng được biết tại Huế nhưng các ḷ này sản xuất chính yếu các vật liệu kiến trúc, không phải “đồ màu Lam của Huế: Bleu de Hue” sẽ được mô tả nơi phần cuối của chương sách này.

       Từ thế kỷ thứ mười lăm đến thế kỷ thứ mười bẩy, theo một bài tham luận Việt Nam, đă có các ḷ nung được tập trung tại Bát Tràng, một địa điểm vẫn c̣n hoạt động ngày nay nơi, theo các truyền thống riêng của các nhà làm đồ gốm, các ḷ nung uốn lượn h́nh rồng rắn (dragon kilns) đă được thiết lập giữa khoảng năm 1527 đến 1533 Sau Công Nguyên bởi các người làm đồ gốm đến từ hoặc Thanh Hóa hay Ninh B́nh; tại tỉnh Thanh Hóa, và tại Nam Sách, huyện được nêu tên trong phần ghi chú trên lọ gốm Việt Nam đề niên đại 1450 Sau Công Nguyên tại [Bảo Tàng Viện ở] Istanbul (Bản Chụp Màu Colour Pl. X).  Sự đề cập đến Nam Sách đặc biệt đáng chú ư v́ một lư do thứ nh́; nó nằm dọc sông Hồng trong tỉnh Hải Dương.  Một trong ba (lịch sử của chúng được vẽ lại bởi Willetts, 1971, trang 16) trung tâm sản xuất đồ gốm quan trọng của Việt Nam hoạt động ít nhất cho đến đầu thế kỷ này [thứ 20], làng Thổ Hà (cũng xem Huet, January-February 1942), 4 cây số từ Bắc Ninh, khoảng 30 cây số đông bắc Hà Nội, được nói đă được thiết lập vào năm 1465 sau Công Nguyên bởi một nhà làm đồ gốm từ Đậu Khê [? Chu Đậu], tỉnh Hải Dương, và chính Đậu Khê, theo truyền thuyết, đă là nơi mà nhà làm đồ gốm Trung Hoa đầu tiên đến định cư trong thế kỷ thứ ba Trước Công Nguyên và dạy cho người Việt Nam nghề của ông ta.  Trong thực tế, có một ngôi đền đặc biệt tại Thổ Hà để thờ cả người thợ dồ gốm Trung Hoa đầu tiên đó, Hoàng Quang Hưng [hay Hùng?], lẫn người thợ gốm Việt Nam đầu tiên, Trương Trung Ái.  Trung tâm thứ ba c̣n hoạt động hồi đầu thế kỷ này (trung tâm thứ nh́ là Bát Tràng, đă sẵn được nói ở trên) là ở Hương Canh [?], 47 cây số rưỡi tây bắc Hà Nội, trên đường đến Việt Tŕ.

       Các chủ đề khác được tŕnh bày trong các báo cáo của phía Việt Nam tại cuộc hội thảo ở Hà Nội bao gồm sự đề cập đến các sự khám phá rộng lớn cả các mảnh gốm vỡ và gốm nguyên vẹn tại hải cảng thời nhà Lư trên đảo Vân Đồn gần Hải Pḥng; sự du nhập việc vẽ màu xanh thẫm cobalt trước khi nung, mà phía Việt Nam tin rằng đă xảy ra vào khoảng giữa thế kỷ thứ mười bốn; và việc ấn định niên đại cho đồ gốm thờ cúng trong nhà màu xanh lam và trắng.  Trong các sưu tập quốc gia của họ, phía Việt Nam đă có có mẫu thí dụ của các b́nh hoa và b́nh hương đền chùa sẽ được thảo luận sau trong chương sách này, với các niên đại ghi chú trong khoảng từ 1578 đến 1590, năm món trong đó được sản xuất bởi cùng một nhà làm đồ gốm trong phần tư cuối cùng của thế kỷ thứ mười sáu; các b́nh hoa này thường được làm thành các phần riêng biệt để gắn vào vói nhau, và do đó được gọi là đồ gốm “ba phần” bởi người Việt Nam.  Mặc dù các bài viết của Hà Nội chứa đựng nhiều dữ liệu giá trị hơn nữa, đặc biệt về các món đồ cá biệt và sự xây dựng ḷ nung, các thông tin sẽ không được cung ứng trước khi được ấn hành.  Cho đến khi đó, bảng phác họa và sự xếp loại sơ khởi sau đây về các món đồ hay biết có thể được kết hợp lại vói nhau từ những thông tin được cung ứng hiện nay.

1. Thời Hậu Hán (khoảng thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 3): Đồ gốm có thân màu trắng với men màu kem trắng đến hơi xanh rêu chủ yếu có các h́nh dạng lấy cảm hứng từ đồ Trung Hoa.

2. Thời Kỳ Trung Gian (khoảng thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 10): Các món đồ linh tinh có thân màu trắng đến hơi xám với men màu kem, nâu, và xanh rêu (xanh lục) gợn sóng.

3. Thời nhà Lư Việt Nam (1009-1225): Đồ có thân màu hơi đen đến xám trước khi tráng men, chính yếu là các b́nh đựng tro cốt có nắp đậy, cùng với các đồ có thân màu trắng đến hơi xám với các loại men kể sau: khảm màu nâu sắt; màu đất son hơi xanh xám; đơn sắc màu trắng, đen và nâu; cùng hai loại màu ngọc bích (một loại mỏng, sắc nhạt và trong mờ, loại kia dầy, và sắc đậm); và các đồ trang trí màu đen sắt trước khi tráng men.

4. Thời Xuất Cảng Ban Đầu (bao gồm phần lớn thời nhà Trần, 1225-1400; khoảng giữa thế kỷ thứ 13 đến thế kỷ 14): Các đồ có thân hơi trắng và hơi xám đến trắng, chính yếu trong các h́nh dạng của các cốc (ly) vại, bát, lọ nhỏ, đĩa, và một số hộp và b́nh nước có nắp đậy, thuộc các loại men kể sau: đơn sắc ngọc bích, xanh chất đồng, nâu, đen và trắng, cùng với các đồ trang trí màu đen sắt trước khi nung.

5. Thời Xuất Cảng Nằm Giữa (khoảng thế kỷ 15 và 16): Các đồ có thân hơi trắng và hơi xám đến trắng được trang trí bằng màu xanh lam trước khi nung, đôi khi với các lớp men phủ ngoài cùng (enamel) màu đỏ, xanh rêu hay vàng trên lớp men đă được nung (overglaze), trong vô số h́nh dáng.

6. Thời Xuất Cảng Hồi Cuối (khoảng Thế Kỷ Thứ 16-17): Các món đồ, có lẽ được sản xuất tại Bát Tràng, có thân xỉn đục hơi trắng và men rạn nhuốm màu ngà, được trang trí bằng sắc màu lam từ trung b́nh đến đậm trước khi nung (đôi khi trong lúc tráng men: in-glaze), và các chiếc b́nh (lọ) trang trí bằng men phủ ngoài cùng nhiều màu; kể cả các chai, b́nh, lọ nhỏ, bát và đĩa.

7. Các Đồ Thờ Cúng Trong Nhà (khoảng thế kỷ thứ 15 đến 18): (1) Các đồ màu lam trước khi tráng men được áp h́nh rồng và các khuy (nút) hoa hồng, được quy kết cho Bát; Tràng; (2) các đồ không tráng men có thân sắc đậm, chính yếu là các b́nh hương, theo các kiểu mẫu cầu kỳ, được quy kết cho Thổ Hà; (3) các đồ tráng men màu trắng, với thân xỉn đục màu trắng hay vàng nhạt, và các men phủ ngoài cùng màu xanh rêu và/hay màu đỏ; đôi khi được gọi là đồ “ba màu”, và (4) các đồ tráng men mỏng, chính yếu là các b́nh hương, với nước áo (slip) màu hổ phách và/hay màu nâu rỉ, và các đường viền để dán (hay áp) được đúc hay chạm khắc tỉ mỉ.

 

Thời nhà Hán

 

H́nh 10: Đồ có tráng men thời nhà Hán.  Musée Cesnuschi, Paris

 

Lịch sử đồ gốm men bóng 2000 năm của Việt Nam khởi đầu vào khoảng thế ky thứ nhất của kỷ nguyên chúng ta, chắc chắn dưới sự bảo hộ của Trung Hoa, với các món đồ men bóng được khai quật bởi Janse (xem Thư Tịch) từ các ngôi mộ ở Lạch Trường và Bỉm Sơn, bắc tỉnh ly Thanh Hóa, mà ông đă không thể định vị được nguồn gốc ḷ nung.  Nhưng các món đồ này đă sẵn khác biệt với đồ gốm Trung Hoa, bởi chúng là các đồ gốm có thân màu tráng tráng men bóng sớm nhất được hay biết đến nay tại Viễn Đông.  Chúng có niên đại được ước lượng từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ ba Sau Công Nguyên.

       Các h́nh dạng nằm trong truyền thống Hán Hoa và chắc chắn được sản xuất dưới sự chỉ đạo của các lănh chúa Trung Hoa, nếu không phải bởi các nhà sản xuất đồ gốm Trung Hoa di cư.  Sự khác biệt nôi bật nhất giữa các đồ gốm của hai nước trong thời kỳ này nằm nơi màu sắc của thân (cốt) gốm và men bóng.  Thân của các món đồ ban sơ nhà Hán chính danh hay đương thời thường có màu nâu hơi đỏ cho đến vàng nhạt, không hề có màu trắng nhờ (off-white) của đồ gốm Việt Nam.  Cũng vậy, trong khi màu men Trung Hoa đương đại nổi bật là một màu xanh rêu đục ở độ đậm nhạt khác nhau của chất oxit ch́, men tro gỗ của đồ gốm Việt Nam có màu trắng kem hơi mờ, đôi khi nhuốm màu hơi xanh (rêu) xám.  Một phần lư do của sự khác biệt ban sơ này của đồ gốm Việt Nam là các mỏ đất sét có phẩm chất tốt của miền bắc Việt Nam.  Trong thực tế, chính cùng thân đất sét của đồ gốm sành [stoneware, chỉ đồ gốm làm bằng sa thạch, rất đục, được nung ở nhiệt độ rất cao, chú của người dịch] hơi trắng rất mịn đặc trưng thực sự cho toàn thể sản lượng đồ gốm của miền bắc Việt Nam. 4

       Các đồ gốm thời nhà Hán được nung kỹ và có lẽ được quay trên một bàn xoay của nhà sản xuất đồ gốm, dường như đă sẵn được sử dụng tại Trung Hoa (Laufer, 1909, trang 8).  Nước men chịu đựng được sự xoi ṃn của thời gian và được chôn dấu với ít hay không bị sứt mẻ, và không có sự phân hủy nào làm hư các men xanh rêu Trung Hoa, vốn gần như hoàn toàn bị phân hủy thành lấp lánh ánh vàng hay bạc.  Nói chung mạnh mẽ và đơn giản, các h́nh dạng bao gồm các tách (ly) h́nh bầu dục, các b́nh hương, các lọ, bát, chậu, vại, và loại đồ có ba chân (H́nh 10).  Trang trí gồm các dải chạm khắc và đôi khi các quai được gắn vào hay các phần thêm thắt có h́nh động vật biến thái.

       Một đặc điểm chung của nhiều thí dụ trong các đồ gốm này là các sự phủ thêm nước men màu xanh rêu đậm, dầy, đục, và rạn mà Janse gọi là “các men phồng: blisters” (1947, trang 28).  Đôi khi chúng được nh́n thấy ở mặt trên bên trong đáy hay các đường vành miệng dập phẳng nơi mà một nước men có thể dẽ dàng hội tụ khi đốt lửa, trong khi ở các trường hợp khác, chúng có thể là chất men nhỏ giọt xuống từ các món đồ được chồng bên trên chúng trong ḷ nung hay từ trần của chính ḷ nung.  Một thí dụ xuất hiện trên vai của một cái vại tại Bảo Tàng Viện Hoàng Gia ở Brussels (Pl. Ia).

       Các mộ Trung Hoa có nhiều gạch cầu kỳ tại khu vực Thanh Hóa, có niên đại các thế kỷ đầu tiên Sau Công Nguyên, có thể chỉ dấu cho một trung tâm thương mại với tầm quan trọng trước đây.  Điều đáng cbhú ư rằng G. E. Gerini (1909, trang 304) trong luận án của ông về Geographiké Hyphegeis Hy Lạp (một quyển địa dư cổ xưa được biên soạn vào khoảng nửa đầu của thế kỷ thứ nh́) đă tính toán rằng hải cảng Pagrasa được đề cập bởi Ptolemy hẳn phải nằm ở cửa con sông Mă, địa điểm của tỉnh lỵ Thanh Hoa gần nơi mà nhiều chế tác phẩm thời nhà Hán cũng như thời ban sơ Đông Sơn được khai quật.  Bằng chứng trong các tài liệu Trung Hoa (Hirth, 1885, trang 42) cũng nêu vùng này là địa điểm của hải cảng cực nam của Trung Hoa trong thế kỷ đầu tiên Sau Công Nguyên.

 

Các Đồ Gốm Thời Trung Gian

       Trong những năm giữa thế kỷ thứ ba và cuối thế kỷ thứ muời, khi vị trí của Việt Nam như một trung tâm thương mại xuất hiện trong các tài liệu của Ả Rập (xem, thí dụ, Perrand, 1913-4) bị cướp phá bởi Quảng Châu ở phía bắc và Chàm ở phía nam, rất ít đồ gốm xem ra đă được sản xuất.  Chỉ có khoảng một tá mẫu được quy cho thời kỳ này.  Janse chỉ khai quật hai ngôi mộ mà ông quy kết cho thời kỳ nhà Đường (thế kỷ thứ bảy đến thế kỷ thứ mười) 5 (xem Pl. 2a-f).  Chúng thu hồi được một loạt các chén đơn giản có thân hơi trắng và nước men hơi ranh rêu pha màu kem có nguồn gốc có thể địa phương tương tự với Bảng Chụp Màu Colour Plate IIa được tŕnh bày nơi đây, một lọ tương tự với Bản Chụp Pl 2a-b và một chiếc bát màu hơi xanh rêu nhạt, bị ố vàng (Pl. 2c) 

         

Thời Nhà Lư

Vào lúc khởi lập của một trong các triều đại Việt Nam vĩ đại, nhà Lư (1009-1225), gần như đương thời với nhà Tống bên Trung Hoa (960-1279), lịch sử đồ gốm Việt Nam bắt đầu trở nên rơ ràng hơn.  Được xem bởi các sử gia Việt Nam như một thời đại của sự phục hưng nghệ thuật, triều đại nhà Lư được đánh dấu bởi ư thức dân tộc vĩ đại và nền độc lập liên tục tiếp theo sau cuộc nổi dậy thành công chống lại sự cai trị của Trung Hoa trong thế kỷ thứ mười.  Về phía nam, đă có các chiến thắng quân sự liên tiếp chống lại xứ Chàm, lân bang bị ảnh hưởng Ấn Độ của nó, khởi đầu cho sự sáp nhập tiệm tiến vương quốc đó, trong khi về mặt đối nội, các kỹ thuật canh nông được cải tiến, thuế khóa được thiết định, và Phật Giáo vươn tới điểm cực thịnh của ḿnh (Lê, 1955, trang 145).

       Cũng thế, trong thời kỳ này mậu dịch hàng hải dường như đă được tái lập.  Theo các nguồn tài liệu Việt Nam sử dụng bởi nhà sử học Lê Thành Khôi, Việt Nam đă không tham gia nghiêm chỉnh vào thương mại hàng hải cho đến thời trị v́ của Hoàng Đế Lư Anh Tông (1137-75).  Trước đó, mậu dịch được thực hiện chính yếu với Trung Hoa, xuyên qua các đường bộ (cũng xem Schafer, 1967, trang 31).  Nhung trong năm 1149 các b́nh (lọ) đă đến từ Java, Lo-lac và Ziem-la (có lẽ là Xiêm La). 6 Chúng tiền vào Hải Đông [?] (Quảng Yên), và dâng tặng phẩm và đưa ra các yêu cầu thực hiện việc mậu dịch.  Lư Anh Tông đă chấp thuận, mở ra các địa điểm mậu dịch trên Đảo Vân Đồn gần hải cảng Hải Pḥng ngày nay.  Trong một thời gian ngắn, các chiếc b́nh (lọ) từ Phúc Kiến và miền nam Trung Hoa cũng đă lợi dụng hải cảng mới này.  Nhưng chưa có bằng cớ rằng các đồ gốm đă được xuất cảng trước cuối thế kỷ thứ mười ba hay đầu thế kỷ thứ mười bốn.  Không món đồ nào được khai quật từ các ngôi mộ ở miền bắc Việt Nam và được ấn định niên đại bởi Janse và các nhà nghiên cứu khác cho thời nhà Tống, chính yếu dựa trên tiền đồng và các sự khám phá liên hệ khác, có đối vật y như thế được khai quật ở hải ngoại, mặc dù, về thể cách, có một sự chuyển tiếp uyển chuyển  giữa các món đồ này với các hàng mậu dịch sớm nhất t́m thấy được (tham khảo các Bản Chụp Plates 6-7 và 9).  Không một trong các ngôi mộ Việt Nam nào của thời kỳ này (H́nh 11), có thể nói thêm, chứa đựng các đồ gốm màu lam và màu trắng Trung Hoa, mặc dù có các đồ Trung Hoa màu ngọc bích.

       Liệu các ngôi mộ thời nhà Tống ở Việt Nam một lần nữa là nâm mồ của các người chủng tộc Trung Hoa, như các ngôi mộ của thời nhà Hán được tin tưởng, hay với nhiều xác xuất hơn, bởi v́ xứ sở giờ đây độc lập, là các nấm mồ của người thuộc chủng tộc Việt Nam, là điều chưa được quyết đoán.  Không giống như các ngôi mộ trước đó, đă không có các cơ cấu bằng gạch và người chết rơ ràng được đặt nằm trong các quan tài bằng gỗ (Janse, ‘Rapport Préliminairé, 1936, trang 46); các ngôi mộ cùng thời tại Trung Hoa vần c̣n dùng đến gạch (Laufer, 1909, trang 312).  Mặc dù hàng trăm ngôi mộ hẳn đă được khai quật lúc đó, chỉ có hai ngôi mộ của thời kỳ này, cả hai trong tỉnh Thanh Hóa, là được lập hồ sơ kiện chứng bởi Janse là kẻ quan tâm nhiều đến các mộ chôn cất thời nhà Hán và Đông Sơn hơn.

       Trái với các mô h́nh nhà ở (*Bản Chụp Màu Colour Pl. Ia) của đồ gốm không tráng men và các chiếc b́nh (lọ) loại dùng trong nghi lễ có tráng men được bao gồm trong các ngôi mộ thời nhà Hán, các món đồ thời nhà Tống bao gồm nhiều loại h́nh dạng hơn, chăng hạn như các chiếc đĩa và bát, có thể được dùng trong sinh hoạt gia đ́nh hàng ngày, cùng với các đồ đựng nước uống và thức ăn có nắp đậy có thể chỉ có mục đích mai táng duy nhất.  Các h́nh dạng, nhiều dạng trong chúng có tính chất chuyên độc của Việt Nam, bao gồm các b́nh (lư, vạc) có nắp đậy (xem H́nh 11), các lọ có nắp đậy, các cái chậu, b́nh rượu, ly to (vại), các đĩa và bát.  Các loại men bóng bao gồm men chạm khắc màu nâu, màu kem, màu nâu, màu trắng, ngọc bích rạn, và, vào khoảng đầu thế kỷ thứ mười ba, các đồ gốm trang trí màu đen trước khi tráng men.  (Xem Bảng Chụp Màu Colour Pls. I-IV, và các Bảng Pls. 3-8).

       Tất cả các đồ này là đồ sành (gốm sa thạch), và trái với các đồ sứ đất sét trắng (kaolin) được nung ở nhiệt độ cao hơn nhiều của Trung Hoa, chúng thụ đắc từ sự chôn cất lâu dài một mùi hương nhất định được thẩm định một cách thích hợp bởi một nhà cựu quản thủ cua Bảo Tàng Viện Quốc Gia ở Sàig̣n, ông Vương Hồng Sển đă quá cố, với “mùi của trận mưa xuân đầu mùa”.  Cũng là một đặc tính của nhiều đồ gốm sau này, mùi vị được nhận thấy rơ trong một gian pḥng chứa đầy các món đồ, và có thể làm tăng mùi vị của một món đồ duy nhất bằng việc tẩm ướt bất kỳ phần thô, không tráng men nào.

 

Niên Biểu Thời Nhà Lư (1009-1225 Sau Công Nguyên)

 

Ảnh chụp đồ mai táng thời nhà Lư, miền bắc Việt Nam. 

Huet Collection, Musées Royaux d’Art et Histoire, Brussels

       Không có món đồ được ghi nhăn hiệu nào của Huet tại Musées Royaux hay hai vụ khai quật thời nhà Tống của Janse 8 cung cấp bất kỳ manh mối nào cho một sự xác định niên đại chính xác hơn nhăn hiệu “nhà Tống” đơn thuần.  Pajot, trong các bức thư gửi về Trường Viễn Đông Bác Cổ được lưu giữ tại Bảo Tàng Viện Sàig̣n viết về các đồng tiền thời Tống liên hệ; và Janse đă đặt việc ấn định niên đại của ḿnh một phần trên sự khám phá hai viên gạch xây mộ hay bài vị có khắc chữ trong khi xây dựng cầu Hàm Rồng gần đó ở tỉnh Thanh Hóa, nơi mà nhiều món đồ tương tự với các món lộ ra tại các vụ khai quật địa điểm mai táng của ông được đào bới bởi người dân địa phương.  Một trong các khoản ghi khắc bao gồm một niên kỳ tương đương với ngày 6 Tháng Mười Một năm 1177.  Tuy nhiên, một niên biểu thử nghiệm và tổng quát có thể được kiến tạo từ sự khảo sát thể cách của các món đồ. Với việc giả định rằng các món đồ muộn nhất của Thanh Hóa phải là những món đồ giống nhất các món đồ mậu dịch sớm nhất của thời kỳ tiếp theo, chiều hướng tổng quát hợp thời nghiêng về một sự tiến hóa từ các chiếc b́nh (lọ) độc đáo địa phương đến các h́nh dạng, sự trang trí, và các men bóng ngày càng bị ảnh hưởng của Trung Hoa nhiều hơn.  Khuynh hướng này đă vươn đến một cao điểm với các đồ gốm màu xanh lơ (lam) và trắng thế kỷ thứ mười lăm của Việt Nam, sau đó các sự xâm nhập thể cách Trung Hoa hơn nữa không đáng kể mấy cho đến thế kỷ thứ mười bẩy.

       Trong số các món sớm nhất của đồ gốm men bóng thời nhà Lư Việt Nam có lẽ là các đồ màu nâu chạm khắc 9 (xem Các Bảng Chụp Màu Colour Pls. I và II, và Bảng Pl. 3), một nhóm có lẽ gây cảm hứng bởi các sự tương phản sắc màu đậm nhạt của các loại đồ gốm Cizhou của Trung Hoa, vốn sẵn phổ biến tại Trung Hoa vào lúc khởi đầu của triều Bắc Tống (960-1126 Sau Công Nguyên).  Các h́nh dạng được hạn chế vào các b́nh đựng cốt có nắp đậy, một số với chân đứng thẳng rỗng không; các b́nh đựng h́nh ống, cao; các chậu cứng cáp rộng miệng; và các lọ thấp với vành miệng loe ra.  Các h́nh trang trí được chạm khắc với các đường nét của các cái dao (lưỡi) cạo rộng bản, và khoảng trống giữa chúng có màu nâu được tráng men.  Phần c̣n lại của chiếc b́nh (lọ) sau đó được phủ bằng một nước men thường nhỏ giọt, trong suốt hay hơi xanh rêu.  Trong một số trường hợp hiếm có, sự phối hợp màu sắc này bị đảo ngược; trên các món đồ khác chính các nét khắc được phủ men màu nâu (thí dụ, Goloubew, 1931-2, Pl. XXXVII).  Đôi khị một lớp mỏng nước áo màu trắng có thể được phát hiện bên dưới men bóng.  Các đáy luôn luôn không tráng men và thường phẳng, và cốt đất sét có màu trắng nhờ hay xám nhạt.

       Các mẫu trang trí phần lớn là hoa lá cành, với dây leo và nụ hoa đơn giản, thường hoa sen trổi bật, nhưng cũng có h́nh các đám mây, h́nh người chiến sĩ, các con chim đuôi dài, cá, và các động vật khác như hổ, khỉ, và voi (Xem Colour Pls. Ib và IIb-c; Pl. 3a-d; H́nh 12).  Ngoài ra, một b́nh đựng di cốt có nắp đậy tại Bảo Tàng Viện Musées Royaux có các Hán tự cho “b́nh (lọ) rượu được viết bằng nước áo màu nâu trên mặt trong không tráng men của nắp đậy.

       Chính với nhóm đồ vật này mà bộ phận chống đỡ ḷ nung h́nh đĩa có cựa gà (spurred) xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam  Các dấu vết để lại bởi các bàn chân nhỏ của giá chống đất sét chịu lửa cao (fire clay) thường được nh́n thấy trên đáy bên trong của cả các chậu lẫn b́nh đựng cốt, cho thấy rằng các chậu (b́nh, thùng) này đă đóng vai tṛ sạp nung đồ gốm (saggar) hay thùng đựng đồ để nung, tại ḷ nung với các món nhỏ được chồng lên nhau bên trong.  Sự sử dụng giá chống đỡ tiếp tục phổ biến với các nhà làm đồ gốm Việt Nam cho tới khi có sự du nhập đồ gốm màu lam trước khi tráng men, khi các vết sẹo trở nên hiếm có.

 

H́nh 12: Các đề tài tranh trí chạm khắc đồ gốm màu nâu của Việt Nam

 

       Bởi các đồ màu nâu chạm khắc không bao gồm đĩa, bát, hay ly to (vại), các h́nh dạng đánh dấu sự tiến hóa đến các hàng xuất cảng, nhóm này rất có thể nhiều phần bị ngưng sản xuất vào lúc các đồ gốm bắt đầu được xuất cảng ra khỏi xứ sở.  Mặc dù ư tưởng về sự trang trí hai màu có thể đến từ Trung Hoa, không kỹ thuật chạm khắc nào hay các h́nh dạng nào đă được t́m thấy trong đồ gốm Trung Hoa.  Trong khi các đề tài hoa lá tương tự được nh́n thấy nơi đồ gốm Trung Hoa thời nhà Tống (cuối thế kỷ thứ mười và thế kỷ thứ mười một), các h́nh ảnh con người và thú vật tương tự như các h́nh tren đồ gốm màu nâu chạm khắc không có nguyên mẫu như thế. 10 Mặc dù một mảnh gốm vỡ của nhóm chạm khắc màu nâu đă được khai quật tại Sarawak, 11 nhiều phần có vẻ là phần lớn nhóm gốm màu nâu chạm khắc và các h́nh dạng đặc trưng của nó, khi chúng xuất hiện trong các nhóm men bóng khác, thuộc hoàn toàn phạm vi của triều đại nhà Lư.

       Chia sẻ h́nh dạng của b́nh đựng [cốt] có nắp đậy, h́nh dạng thông thường nhất trong số thí dụ màu nâu chạm khắc c̣n lại ngày nay, là các món đồ đơn sắc với các nước men màu kem-hơi xanh rêu (xanh lục) mỏng hay màu thổ hoàng (ochre) hơi xanh rêu, màu xanh rêu đậm hơn, màu trắng và màu nâu.  Nhung các nhóm này cũng bao gồm các đĩa bát, và đôi khi các chiếc vại (ly, cốc to), các h́nh dạng, phần lớn thuộc thế kỷ thứ mười ba báo trước các đồ gốm mậu dịch sớm nhất.  Một nhóm thân đậm không tráng men chỉ bao gồm các b́nh đựng cốt có nắp đậy và các lọ nhỏ có nắp đậy (xem Colour Pl. Id) có lẽ thuộc hoàn toàn thời ban sơ nhà Lư.  Các chiếc b́nh (lọ) được tạc khắc hay đúc với sự trang trí nhiều h́nh kỷ hà học (geometric), và một số có mặt trong được tráng lớp nước áo màu nâu.  Các đồ đơn sắc màu kem-hơi xanh rêu, đối khi được nung đến một màu có thể được mô tả đúng hơn như màu thổ hoàng (mầu đất vàng nhạt), bao gồm b́nh đựng có nắp đậy, mặc dù luôn luôn với một đáy phăng hơn là loại giá chống (stand-type), cùng với các h́nh dạng liên hệ, chăng hạn như b́nh uống h́nh củ hành với các ṿi tí hon và cổ b́nh h́nh cánh hoa sen và các b́nh có nắp đậy h́nh trụ, đơn giản, nhỏ.  Các h́nh dạng sau này khả hữu bao gồm các b́nh h́nh cầu lùn, các b́nh đựng rượu, và các bát, thường với ṿng chân được chạm khắc. (Xem Colour Pls Ic, IIIb-c, IV, Vd, và Pl. 4a-c).

       Các đồ tráng men màu nâu, tương đối hiếm trong số đồ vật t́m thấy ở Thanh Hóa và thông thường đơn sắc, có lẽ khởi sự trong thế kỷ thứ mười hai.  Chúng bao gồm một số lượng nhỏ các b́nh có nắp đậy, các b́nh chứa nhỏ, các chiếc vại, và bát.  Các bát thường có đáy màu “chocolat: màu bă trầu” hay nước áo màu nâu, một đặc điểm thông thường của các đồ mậu dịch sau này.  Song các món đồ tráng men màu nâu duy nhất được khai quật ngoài nước là các chiếc bát với bên ngoài màu nâu và bên trong tráng men màu kem (Pl. 12a-b); các bát này luôn luôn có một ṿng chồng lên không tráng men bên trong đáy bát.  Mẫu tráng men tương tự duy nhất trong số các đồ khám phá tại Thanh Hóa được nh́n thấy bởi tác giả này là một bát miệng rộng trong bộ sưu tập nghiên cứu của Hiệp Hội Percival David Foundation (h́nh vẽ nơi H́nh 13, thứ ba bên dưới).  Nó có các dấu cào cấu bên trong, và giống như phần lớn các bát và vại từ Thanh Hóa, có một đáy mặt trong được phân ranh: quanh chu vi của ḷng bát nơi mối nối của các thành bát là một vết lơm h́nh tṛn không sâu.  Các bát màu nâu đơn sắc được t́m thấy ở Việt Nam (giống như bát được chụp ảnh trong Colour Pl. Vc) dường như đă được nung úp ngược miệng bát ngay ngắn, được bạt phẳng, và không tráng men.  Các món đồ gốm Việt Nam khác duy nhất có thể đă được nung theo cách này là các đĩa lớn màu xanh lam và màu trắng sau này, có một gờ nhô lên không tráng men quanh miệng đĩa bạt phẳng.

       Các đồ đơn sắc màu trắng và màu xanh ngọc bích xem ra đă tồn tại xuyên qua thời nhà Lư và kéo dài đến thế kỷ thứ mười bốn.  Cả hai bao gồm các h́nh dạng liên hệ đến các món đồ màu nâu chạm khắc (Colour Pl. Ic), cũng như với các đồ gốm mậu dịch ban sơ, mặc dù chúng xem ra đă là các món được ưa chuộng nhất trong các thế kỷ thứ mười ba và mười bốn.  Các bát và vại từ Thanh Hóa (Pls. 6 và 7), thường phô bày một lớp men lót màu “bă trấu, với nước áo màu nâu, như được làm trong các phiên bản về sau của các h́nh dạng này vốn được khám phá ra ở hải ngoại.  Một đặc tính chung khác nối kết các món đồ mới nhất trong các khám phá ở Thanh Hóa với các món đồ đầu tiên của các hàng mậu dịch là một vành miệng được làm tṛn.  Đặc điểm này có thể được nh́n thấy nơi b́nh đựng rượu có thể thuộc thế kỷ thứ mười ba và trên b́nh nhỏ, cả hai được chụp ảnh trong Bảng Chụp Màu (Colour Plate) III (so sánh với b́nh nhỏ của Colour Plate VIId).  Một nguyên mẫu của các chiếc hộp có nắp đậy xuất cảng sau này, khá phổ thông, có thể được nh́n thấy nơi Bảng Chụp Màu Colour Plate IIIb.  Một h́nh dạng bất thường và không phổ thông trong số các khám phá ở Thanh Hóa đôi khi có các vết của một nước men hơi xanh rêu, mỏng là khay hay hộp đựng đồ trang điểm được tŕnh bày nơi Bảng 5 (Plate 5).  Một thí dụ đựoc t́m thấy được đi kèm bởi một nấp đậy vừa khít (Janse, 1958, Pls. 82-3).

H́nh 13: Một số h́nh dạng đồ gốm Việt Nam thế kỷ thứ mười ba

 

 

       Trong số các đồ khám phá sau này ở Thanh Hóa, các món đồ thuộc các thế kỷ thứ mười hai và mười ba, là hai loại đồ có màu ngọc bích, cả hai cũng có thể được t́m thấy trong các hàng mậu dịch ban sơ.  Không giống với nước men kem-hơi xanh rêu nhạt, mỏng xuất hiện trên các món đồ sớm hơn, cả hai thứ này có màu xanh ngọc bích rơ ràng hơn. 12 Một loại thường xuất hiện nơi các bát tương đối đơn giản, cỡ trung, xương gốm dầy (heavily potted), với vành miệng được lộn mặt trong ra ngoài và ṿng chân đế được chạm trỗ.  Nó có màu xanh olive đậm, tối, đục, dầy và thường phủ lên một lớp nước áo trắng nhờ cũng có thể khá dầy (Pl. 72-d).  Nhiều món của các đồ này có một lớp men “màu bă trầu” (nước áo màu nâu), và phần lớn có hoặc vết cào ở mặt trong hay một ṿng tṛn chồng chất không tráng men.  Loại này ít khi có một màu xanh rêu khá quyến rũ.

       Loại thứ nh́ của đồ màu ngọc bích có màu xanh rêu rất nhạt và mờ hay xanh rêu hơi vàng.  Loại này được t́m thấy trong các đồ sau này ở Thanh Hóa cũng như trên các bát được t́m thấy trong số khám phá đồ mai táng ở Tak’Omkoi, Thái Lan (xem, Phần Dẫn Nhập, Các Bảng Chụp Màu IV, và VIIa, và các Bảng 6a-c, 9c).

       Thực ra, đồ màu ngọc bích trong số hàng gốm mậu dịch Việt Nam là một câu đố.  Loại được t́m thấy ở các địa điểm Tak’Omkoi th́ rất rơ nét, nhưng có các món đồ bất chợt khác, phán đoán từ h́nh dạng của chúng, có niên đại ở vào nhiều thời điểm khác nhau trong thế kỷ thứ mười bốn và có thể thuộc thế kỷ thứ mười lăm, song chưa tạo thành một nhóm rơ rệt.  Các b́nh nhỏ và đĩa có đường gân nổi của Bảng Plate 12c-e là các thí dụ.  Màu ngọc bích th́ đục (và có lẽ được làm như thế bằng việc dùng nước áo dưới nước men, điều hiện rơ trên một b́nh nhỏ) nhưng màu sắc là một màu xanh rêu hấp dẫn, không phải màu xanh olive (quả trám) u ám của các bát Thanh Hóa sau này.  Vào thế kỷ thứ mười lăm, là thời điểm muộn nhất, không c̣n bằng chứng nào nữa về đồ màu ngọc bích của Việt Nam.  Tại sao nó lại biến dạng như thế?  Người ta thắc mắc là liệu các nhà sản xuất đồ gốm Việt Nam đă từ bỏ không sản xuất nó khi đối diện với sự cạnh tranh từ các đồ màu ngọc bích hấp dẫn hơn khi đó đang đổ vào thị trường, hay liệu, có lẽ, có các đồ màu ngọc bích Việt Nam vẫn chưa được xác định.

       Một món đồ chỉ được phát triển ngắn ngủi trước khi các đồ gốm bắt đầu được xuất cảng là loại được trang trí bằng sắt trước khi tráng men, ảnh hưởng mà giờ này chúng ta biết rằng đến từ các đồ gốm Quảng Đông (xem phần Dẫn Nhập).  Nhóm trước khi tráng men này (xem Colour Pl. VId và Pl. 8a-d) bao gồm một loạt các bát, một số trong chúng th́ lớn và có nắp đậy, và các b́nh (lọ) nhỏ.  Nước men trên các món đồ này thường là màu trắng sữa, che lấp sự trong sáng của phần trang trí trước khi tráng men trên một số mẫu, một vấn đề có lẽ được giải quyết trên các món đồ khác bằng việc vẽ trên nước men (thí dụ, Bảng Pl. 8a?), một kỹ thuật, theo Sir Harry Garner (1954, trang 3), hiển nhiên được sử dụng trên một số đồ Trung Hoa màu lam-và-trắng ban đầu.  Các ṿng chân bát được chạm trỗ, chứ không phải các đáy bằng, bắt đầu trở nên phổ thông như chúng cũng như thế trong các đồ khám phá Thanh Hóa khác, chẳng hạn như các chiếc b́nh (lọ) tráng men màu ngọc bích, trắng và nâu được giả định có niên đại của các năm ngay trước các vụ xuất cảng đầu tiên.  Nhưng trong khi phần lớn các khám phá Thanh Hóa sau này khác có các dấu cào trên mặt trong đáy, một số bát màu đen trước khi tráng men có, thay vào đó, các ṿng tṛn không tráng men được chèn bên trong để chồng bát lên nhau.  Các sự trang trí màu đen trước khi tráng men kể cả các đồ lóe sáng như ánh mặt trời (sunbursts) được nhin thấy sau này trên các đồ gốm Sukhothai và Sawankhalok của Thái Lan, các đề tài hoa lá cách điệu, các dải đơn giản trên một b́nh (lọ) đơn sắc cách nào khác màu trắng, hay các nhóm với nét bút to vô định h́nh (Colour Pl. VId).  Một bát h́nh nón tại Các Bảo Tàng Viện Hoàng Gia, Brussels, có h́nh một con rồng dài, uốn khúc ở mặt ngoài của nó.

 

Các Hàng Gốm Xuất Cảng Ban Đầu

Thời điểm chính xác khi Việt Nam lần đầu bước vào công cuộc mậu dịch đồ gốm xuất cảng không được biết chắc chắn, nhưng bằng chứng về thể cách khiến ta nghĩ vào cuối thế kỷ thứ mười ba hay đầu thế kỷ thứ mười bốn khi, dưới thời nhà Trần Việt Nam (1225-1400), các người tỵ nạn Trung Hoa có đầu óc thương mại chạy trốn quân Mông Cổ xâm lăng đang xâm chiếm có thể đă định cư trong nước và trợ lực vào việc lưu thông các đồ gốm địa phương ra hải ngoại.  Tuy nhiên, mậu dịch ban sơ nhất thiết c̣n thưa thớt, nhưng đă phơi bày các dấu hiệu của sự bành trướng trong cuối thế kỷ thứ mười bốn, có thể như một hậu quả của vị Hoàng Đế nhà Minh đầu tiên, Ḥng Vũ (1368-98), cố gắng cấm đoán các cuộc du hành hải ngoại của người Trung Hoa (Chan Cheung, 1967, trang 223), và đă lên đến đỉnh cao của nó trong các thế kỷ thứ mười lăm và mười sáu.  Ngay dù thế, nó không hề thực hiện bất kỳ sự truy kích lớn lao nào trong các người tiêu thụ đồ gốm mậu dịch Trung Hoa.  Chỉ có một số ước lượng 2.4 phần trăm các đồ gốm ngoại quốc từ thế kỷ thứ mười lăm đến thế kỷ thứ mười sáu được khai quật tại Phi Luật Tân là của Việt Nam, trong khi các đồ của Thái Lan bao gồm từ 20 đến 40 phần trăm tổng số trong cùng thời kỳ. 13 Tại Indonesia (Nam Dương), các nhà khảo cổ tin tưởng rằng tỷ lệ đồ gốm Việt Nam th́ cao hơn số ở Phi Luật Tân, mặc dù chúng nhất quyết ít hơn về số lượng so với các đồ của Thái Lan.  Có lẽ, thị trường quan trọng nhất cho Việt Nam tại Indonesia là kinh đô của vương quốc Majapăhit (1292 – khoảng 1500), nơi được tin đă tọa lạc gần làng Trowulan ngày nay tại Đông Java.  Kinh đô này dường như c̣n đặt hàng đặc biệt về ngói gờ tường, các mảnh vỡ của chúng vẫn c̣n có thể t́m thấy ở vùng phụ cận của Trowulan, một nhóm trong chúng được trưng bày tại Bảo Tàng Viện Museum Pusat, Jakarta (cùng xem Guy, 1986, H́nh 26 và Pl. 119).  Các mẫu toàn vẹn, không bể vỡ có lẽ đă được di chuyển từ các địa điểm nguyên thủy của chúng tại các kiến trúc thế tục sau khoảng năm 1500, song trong thực tế, trang trí cho một số đền Hồi giáo tại miền Đông và Trung Java, các đồ nổi tiếng nhất trong chúng ở tại Demak (Ridho, 1982, trang 36).  Ít nhất một h́nh nhân đồ gốm do Việt Nam chế tạo theo đơn mua hàng đặc biệt, có lẽ có niên đại trong thế kỷ thừ mười sáu, phô bày một người bản xứ với một dao ngắn kiểu Java (kris Java) cũng được hay biết từ Indonesia (H́nh được tŕnh bày trong sách của Gillert, 1978, trang 89 và Adhyatman, 1981, Pl. 362).

       Sự chuyển tiếp từ thời cuối Thanh Hóa đến đồ mậu dịch ban sơ, dường như không c̣n được chôn cùng với người chết tại Việt Nam mặc dù chúng vẫn c̣n được dùng như các vật mai táng bởi dân bản xứ của Phi Luật Tân và các phần của Indonesia, th́ khá êm thắm.  Các h́nh thể liên tục bao gồm các bát với vành miệng được lộn từ trong ra ngoài; các bát h́nh nón, thường với men xanh rêu nhạt, trong mờ và phần trang trí phù điêu thấp; và các vại có thành ngoài trơn hay khắc vạch khác với các bát có gân nổi của các mẫu sớm hơn.  Cả hai sự sử dụng các bộ phận chống đỡ ḷ nung có h́nh đĩa, thường để lại các dấu cào, h́nh tam giác hay có h́nh cái chêm (wedge) lẫn, ngoại trừ các đồ màu đen trước khi nung, các ṿng để chồng bát đĩa lên không tráng men trên các bát, được giữ lại.  Các vành miệng được mài tṛn, xuất hiện trên một số b́nh (lọ) thời cuối Thanh Hóa, cũng tiêu biểu cho nhiều lọ nhỏ mậu dịch ban sơ.  Ngoài ra, các đáy phẳng, sau này biến mất, song không hiếm.  Tuy nhiên, không thể giải thích được, trong thực tế tất cả các h́nh dạng màu đen trước khi nung sớm hơn hoàn toàn bị từ bỏ, và vành miệng hoa lá cành trên các bát trở nên một thứ khan hiếm.  Tất cá các loại sớm hơn (ngoại trừ chạm khắc màu nâu) được tiếp tục cho đến thế kỷ thứ mười bốn khi một men đơn sắc mới đưa ra một sự xuất hiện ngắn ngủi – xanh đồng (copper green) (xem Colour Pl. VIIb).       

       Các hàng xuất cảng có thể được phân chia một cách thuận tiện thành ba nhóm.  Những món hàng thuộc nhóm đầu tiên hay ban sơ, được tin là thuộc vào cuối thế kỷ thứ mười ba và thế kỷ thứ mười bốn; chúng bao gồm có lẽ đa số các đồ đơn sắc và các đồ đen sắt trước khi tráng men mà Beyer (1947, trang 251) cho hay thường được thấy đi liền với các đồ Trung Hoa xưa hơn đồ gôm lam-và-trắng.  Những món đồ thuộc nhóm thứ nh́ th́ được trang trí gần như chuyên độc bằng màu lam trước khi tráng men (đôi khi, vào khoảng giữa thế kỷ thứ mười lăm, cùng với các men bóng (enamels) phủ ngoài cùng màu đỏ, xanh rêu, và màu vàng và được t́m thấy tại Indonesia và Phi Luật Tân đi cùng với các đồ Trung Hoa có niên đại từ thế kỷ thứ mười lăm đến mười sáu, và với các đồ gốm Sawankhalok Thái lan.  Nhóm thứ ba, bao gồm các đồ lam-và-trắng cùng với các đồ phủ men bóng ngoài cùng nhiều màu, với niên đại chính yếu là thế kỷ thứ mười bẩy, với vài món tráng men bóng thuộc vào thế kỷ thứ mười tám.

 

H́nh 14: B́nh đựng nước trang trí sắt den bên dưới lớp men của Việt Nam. 

Cao: 11 cm.  Thế kỷ thứ mười bốn

 

H́nh 15: Một số chủ đề trang trí màu đen bên dưới lớp men của đồ gốm Việt Nam. 

Thế kỷ thứ mười bốn

 

       Các món đồ dồi dào nhất từ cuối thế kỷ thứ mười ba đến thế kỷ thứ mười bốn là những món được trang trí bằng sắt trước khi tráng men, theo sau bởi các món tráng men màu xanh rêu.  Các đồ tráng men màu nâu chỉ gồm các bát với vành miệng được lộn từ trong ra ngoài và mặt ngoài màu nâu, với mặt trong tráng men màu kem (Bảng Pl. 12a-b) một trong chúng là bát trên cùng của một chồng phế phẩm bị cháy xém của các bát tráng men xanh rêu từ Thành Đại La trong sưu tập Huet tại Musées Royaux.  Kèm theo chồng bát là một mẩu giấy viết tay xác định nó thuộc thế kỷ thứ mười bốn.  Các đồ đơn sắc màu trắng cũng được xuất cảng, nhưng chúng khác biệt cả về mặt h́nh dạng lẫn chất men so với các đồ trước đó, với h́nh dạng phổ thông nhất là một lọ nhỏ đáy bằng không được hay biết trước đây. 

       Các h́nh dạng mới của thế kỷ thứ mười bốn bao gồm các bát nhỏ như cốc (tách) các đĩa thuộc nhiều kích thước khác nhau, các hộp có nắp đậy h́nh bầu dục, các lọ nhỏ đáy bằng, và đôi khi các b́nh đựng nước uống nhỏ h́nh trái bầu và các cái chai (xem H́nh 14).  Nhiều thứ có ṿng chân đế được chạm trỗ, phần lớn trong chúng rộng và nông một cách khác thường (xem Colour Pl. VIIIb), một loại đă biến mất với sự du nhập của đồ màu lam-và-trắng.  Trên những món đồ khác, ṿng chân đế th́ thẳng ở mặt ngoài và xiên góc ở mặt trong.  Cốt (thân) của các món đồ vẫn có đặc điểm riêng biệt của Việt Nam: đất được xay thành bột mịn, hơi có bọt (bị rỗ nhẹ), và thường trắng nhờ hay, ít thường xuyên hơn, màu xám nhạt.  (Xem Colour Pls., VIIa-c và Các Bảng PLs. 9-12).

       Các hoa văn màu đen sắt trước khi tráng men tương đối bị hạn chế (H́nh 15), họa kiểu phổ biến nhất là hoa nở uốn khúc xum xuê, có lẽ một hoa cúc thường được ṿng quanh và đôi khi với ba cành lá.  Các họa kiểu khác bao gồm đài hoa sen và các dải của một cuộn giấy cổ điển giản lược.  Tren một số các món đồ khác, đặc biệt khi có nước men mỏng, các họa kiểu trước khi tráng men có thể có sắc xanh olive hay hơi nâu; trên các đồ mẫu Thanh Hóa chất oxít sắt của họa kiểu được vẽ dường như lúc nào cũng được nung thành một màu đen đậm.

       Đáy màu bă trầu, được du nhập đầu tiên trong các đồ thời cuối Thanh Hóa, trở nên thông dụng trog thế kỷ thứ mười bốn, mặc dù xem ra chưa phải là tiêu chuẩn theo đó tiên đoán cho sự hiện diện hay vắng mặt của nó; nó gồm có một nước áo màu nâu có thể được áp dụng cho hoặc các b́nh (lọ) đáy bằng hay các món đồ có ṿng chân đế chạm trỗ.  Trên các món đồ thế kỷ thứ mười lăm và mười sáu, nơi các ṿng trôn ốc của nét bút thường rơ ràng, như Adrian Joseph đă ghi nhận (1973, trang 138) chúng thường vươn ra từ trung tâm theo chiều ngược kim đồng hồ -- ngược với các dấu tráng men trên đáy các món đồ Trung Hoa.  Trên các món đồ thế kỷ thứ mười bốn, nước áo thường quá đậm để cho thấy chiều của các nét bút.  Chiều quay, Jooseph giải thích, cho thấy rằng bàn quay của nhà làm đồ gốm Việt Nam quay theo một hướng ngược với bàn quay của Trung Hoa.  D’Argence; (1958) đă phỏng đoán rằng nước áo có thể đă được thiết kế ra các món đồ dành riêng cho sự sử dụng của đền miếu, nhưng mặc dù nó tức thời có thể có một ư nghĩa biểu trưng như thế, nó th́ phổ thông trong các món hàng xuất cảng như trong các món đồ được thu hồi tại Việt Nam, và các món đồ có phẩm chất tương tự có thể có hay không có nước áo.  Có lẽ nó đă chỉ được thêm vào tùy ư thích của nhà làm đồ gốm hay như một loại công cụ để đếm.  Trong bất kỳ trường hợp nào,  điều đó khiến cho một đồ gốm trông “hoàn chỉnh” hơn, và như sẽ được ghi nhận sau này, đôi khi được sao chép lại trên các món đồ ở Sawankhalok và Kalong, Thái Lan.        

 

Sự Du Nhập Đồ Gốm Màu Lam-và-Trắng

       Khúc ngoặt trong sự phát triển của đồ gốm Việt Nam trong thế kỷ thứ mười lăm có thể là một kết quả của cuộc xâm lăng của nhà Minh vào nước này trong năm 1407 và sự chiếm đóng Việt Nam bởi người Trung Hoa cho đến 1428.  Một lần nữa, xứ sở bị phơi bày trước tác động trọn vẹn của văn minh Trung Hoa và có lẽ, cũng thế, trước sự nhập cảnh của các nhà làm đồ gốm Trung Hoa.  Món nợ mà các đồ gốm màu lam-và-trắng của Việt Nam trong các thế kỷ thứ mười lăm và mười sáu phải chịu đối với các đồ gốm màu lam-và-trắng Trung Hoa thế kỷ thứ mười bốn th́ hiển hiện khi thoáng nh́n qua (xem Pope, 1952 và 1956).  Hơn nữa, bảy chuyến du hành của Trịnh Ḥa giữa 1405 và 1433 (Mills, 1970) ngoài việc thiết lập một Văn Pḥng Dương Thuyền Mậu Dịch Trung Hoa (Chinese Bureau of Trading Junks) tại Bắc Kỳ không lâu sau cuộc xâm lăng (Chang, 1969, trang 29), cho thấy một sự chú ư tái sinh của Trung Hoa ít nhất đến mậu dịch chính thức tại vùng Nam Hải (South Seas).  Hậu quả, các món đồ được mậu dịch từ Việt Nam sau lúc khởi đầu thế kỷ thứ mười lăm th́ dồi dào hơn nhiều ở hải ngoại so với các món đồ của thời kỳ trước đó. 14 Chúng bao gồm, có lẽ chỉ riêng vào thế kỷ thứ mười lăm, đồ gốm màu lam-và-trắng, có và không có các lớp men bóng phủ ngoài cùng.

       Với sự du nhập chất cobalt [sinh ra chất nhuộm màu xanh thẫm cho đồ gốm, chú của người dịch] cho sự trang trí được vẽ trước khi tráng men, các đồ đơn sắc và đen sắt trước khi tráng men đă mau chóng bắt đầu biến mất, mặc dù thoạt đầu sự xâm nhập của màu lam trong danh mục đồ gốm Việt Nam th́ khó nh́n thấy.  Khởi thủy nó bắt đầu thay thế cho sắt trước khi tráng men trong việc trang trí và trên các h́nh dạng vẫn chưa thay đổi với các món đồ được chỉ danh ở trên thuộc thế kỷ thứ mười bốn; các món đồ chuyển tiếp, dần dà bắt đầu bao gồm nhiều đề tài Trung Hoa hơn chẳng hạn như các bảng vẽ hoa sen, cuộn giấy hoa sen, một số đề tài h́nh động vật, các đám mây, và các dải vẽ cánh hoa chồng lên trên, được biểu thị bởi một màu lam nhạt hay phơn phớt xám đẹp xinh trước khi tráng men.  Đôi khi màu lam c̣n hiện ra trên cùng một món đồ với sắt trước khi tráng men, do đó cung cấp bằng chứng rằng cả hai món đồ đă được sản xuất cùng lúc ít nhất trong một thời gian (thí dụ, Colour Pl. VIIc và Pl. 13a).

       Tuy nhiên, thời điểm chính xác khi chất cobalt bắt đầu được sử dụng th́ bất định.  Bản thân phía Việt Nam, theo các tham dự viên tại cuộc hội thảo đồ gốm năm 1985 tại Hà Nội đă sẵn được nói tới, tin tưởng rằng nó đă được du nhập trong nửa sau của thế kỷ thứ mười bốn, và gần đây một số bằng chứng hậu thuẫn cho quan điểm của họ đă xuất hiện tại Nhật Bản.  Theo tác giả John Guy (1986, trang 47), mảnh vỡ một bát màu lam-và-trắng với đề tài hoa lá sơ sài rất nổi tiếng trên các đồ gốm trang trí bằng sắt trước khi tráng men được t́m thấy trong năm 1980 tại đảo Ryukyus có thể đă vươn tới địa điểm ngay từ 1363 nhưng không muộn hơn năm 1416.  Một khám phá trước đó tại Nhật Bản, cũng được báo cáo bởi tác giả Guy (1986, trang 46, H́nh 18), cung cấp một niên đại an toàn là năm 1330 cho một mảnh vỡ của một đĩa trang trí bằng sắt trước khi tráng men với cùng hoa văn chủ đề.  Như thế, trong khi có thể rằng nhiều đồ gốm chuyển tiếp màu lam trước khi tráng men (và có lẽ cùng với một số mẫu trang trí bằng sắt trước khi tráng men, chẳng hạn như hộp có nắp đậy được chụp h́nh trên Bảng Plate 11a) có niên đại vào khoảng một phần tư đầu tiên của thế kỷ thứ mười lăm, các món đồ đó tương tự nhiều nhất với các món đồ trước chúng có thể có niên đại trước khi xảy ra cuộc xâm lăng của Trung Hoa.

 

Các Thế Kỷ Thứ Mười Lăm và Mười Sáu

H́nh 16: Chủ đề Cá từ các đĩa khổ lớn.

Các thế kỷ thứ mười lăm và mười sáu.

       Tuy nhiên, các đồ gốm màu lam-và-trắng c̣n lại đánh dấu một sự đoạn tuyệt gần như hoàn toàn với quá khứ.  Có một sự phong phú các h́nh dạng cảm hứng từ Trung Hoa và toàn thể một loạt các đề tài và các sự bài trí; trang trí mới.  Các vết cạo và các khoanh tṛn xếp chồng lên nhau không tráng men của các món đồ trước đó thực tế biến mất; các ṿng chân đế nông, rất rộng, tiêu biểu cho nhiều món đồ thế kỷ thứ mười bốn không c̣n được nh́n thấy; và gần như mọi h́nh dạng trước đây đă thay đổi hay bị loại bỏ.  Hàng loạt đồ có h́nh dạng mới thuộc thế kỷ thứ mười lăm và mười sáu hoàn toàn gây kinh ngạc.

       Những thứ tốt nhất của các món đồ màu lam-và-trắng có lẽ đều được sản xuất khoảng giữa thế kỷ thứ mười lăm, niên đại của b́nh (lọ) được ghi chú tại Bảo Tàng Viện Topkapi Saray Museum ở Istanbul (Colour Pl. X) là sản phẩm mà phần lớn các món đồ hoàn hảo nhất dùng để so sánh.  Tuy nhiên, ngay lúc bắt đầu thế kỷ thứ mười sáu các món đồ vẫn c̣n giữ được tiếng tốt.  Tome Pires, trong thực tế, có nói về Bắc Kỳ trong quyển Suma Oriental của ông ta (1944, Quyển I, trang 115), được viết giữa năm 1512 và 1515 tại Malacca, rằng “họ có đồ sứ và đồ gốm – một số có giá trị lớn lao -- và các hàng này được di chutyển từ đó sang Trung Hoa để bán. 15

       Mặc dù họ đă phát triển các biến thể riêng biệt của chính họ trên các h́nh dạng và thiết kế, các nhà làm đồ gốm của Việt Nam, một khi đă giao tiếp với các thể điệu màu lam-và-trắng Trung Hoa thế kỷ thứ mười bốn, đă không mạnh mẽ tự khẳng định lại nữa.  Các h́nh dạng và các chủ đề trang trí hẳn đă được hấp thụ và thích ứng vào khoảng giữa thế kỷ thứ mười lăm trong thực chất vẫn giữ nguyên, không thay đổi cho măi đến thế kỷ thứ mười bảy.  Song các đồ gốm Việt Nam hiếm khi là các bản sao chép một cách quá lệ thuộc vào hàng Trung Hoa.  Trong khi các mẫu chẳng hạn như cuộn vẽ hoa sen, dây leo với hoa mẫu đơn, và con cá trong cỏ nước [ell-grass trong nguyên bản, chỉ một loại cỏ sống dưới nước, chú của người dịch] được vay mượn từ sự trang trí đồ gốm Trung Hoa (xem Pope, 1952), chúng không bao giờ là các sự sao chép chính xác (xem Các H́nh 16-18).  Nơi đặt để sự trang trí cũng khác biệt.  Hoa mẫu đơn với cành lá th́ thông dụng trên khuôn ở giữa của đĩa lớn của Việt Nam (thí dụ Pl. 16a) lại thường chiếm một khoản nằm ngang trên các b́nh Trung Hoa.  Tương tự, cuộn cổ điển trên miệng vành của các đĩa Việt Nam được nh́n thấy ở chỗ khác trên các món đồ Trung Hoa tương tự, trên đó một đường viền h́nh thoi được tô điểm thông thường nhất miệng vành.

       Các h́nh dạng Việt Nam, trong sự biến thể xem ra vô chừng, bao gồm các cái chai, lọ, đĩa, đĩa lớn, bát, hộp có nắp đậy, b́nh (chai) nhỏ đựng nước kiểu Mă Lai, cổ thắt lại để uống [kendi, tiếng Mă Lai trong nguyên bản, chú của người dịch], lọ nhỏ, ống nhỏ giọt nước h́nh thú vật,mvà các mẫu vật thu nhỏ.  Sự bổ túc lớp men bóng phủ ngoài cùng màu đỏ và xanh rêu và đôi khi màu vàng rơ ràng có tính chất tùy ư trên bất kỳ món nào trong chúng và đă được thực hiện trong suốt phần lớn thời kỳ từ giữa thế kỷ thứ mười lăm đến thế kỷ mười sáu; một món đồ ngoại lệ được chụp nơi Colour Plate VIIIf chỉ có các men bóng.

 

H́nh 17: Các đề tài trang trí màu lam bên dưới lớp men, các thế kỷ mười lăm và mười sáu

 

       Cốt gốm vẫn giữ nguyên không thay đổi từ cốt của các món đồ trước đó, mặc dù đôi khi nó được nung tới độ rắn nhiều hơn.  Các đáy thường được phủ bằng một nước men trong, mỏng, và với một nước áo màu bă trầu trên có lẽ một phần ba của các món đồ.  Các ṿng chân đế thường đổ xiên ở phía trong, mặc dù chúng có thể hoặc cao, mỏng, hay thẳng (Colour Pl. VIIIc); thấp và vuông, hay thấp và tṛn.  Các đáy bằng th́ hiếm.  Các gờ bên ngoài nhô cao không tráng men trên vành miệng của các đĩa lớn khiến liên tưởng rằng các món đồ này hoặc được chống úp ngược trên các thành của các sạp xếp đồ nung hay xếp mặt đối mặt, đáy đối đáy theo một cách tương tự với các món đồ ở Sankampaeng sẽ được thảo luận nơi Chương 5 [của nguyên bản, chú của người dịch].  Số c̣n lại của các món đồ có lẽ được nung hướng lên trên ṿng chân đế của chúng, các vành miệng của chúng không được tráng men.

       Không may, bởi v́ sự đồng nhất nội bộ của các món đồ và sự khan hiếm các dữ liệu khảo cổ, thật là cực kỳ khó khăn lúc này để đặt chúng vào một tŕnh tự theo niên biểu có tính chất thuyết phục. 16 Trong khi một số đồ gốm nào đó có thể được ấn định niên đại một cách an toàn thuộc đầu thế kỷ thứ mười lăm v́ các lư do vể thể cách, chẳng hạn như có các h́nh dạng và/hay sự trang trí tương tự như các đồ đơn sắc và được trang trí bằng sắt màu đen trước khi tráng men của thế kỷ thứ mười bốn, hay thuộc giữa thế kỷ thứ mười lăm bởi các sự giống nhau về thể cách với b́nh (lọ) ở Istanbul, phần lớn số c̣n lại th́ khó khăn để ấn định niên đại ngoại trừ việc nói trong ṿng 200 năm của các thế kỷ thứ mười lăm và mười sáu.  V́ các lư do lịch sử, tức sự khan hiếm các đồ gốm Trung Hoa bởi v́ có sự ngăn cấm của Trung Hoa về việc mậu dịch hải ngoại được hạ chiếu chỉ trong năm 1371 và một sự đ́nh chỉ thực sự các ḷ nung ít nhất ở Jingdezhen (Cảnh Đức trấn) giữa các năm 1436 và 1465 (thời kỳ “tạm ngưng: interregnum” trong đồ gốm Trung Hoa), đa số các đồ gốm mậu dịch màu lam-và-trắng của Việt Nam có lẽ thuộc vào thế kỷ thứ mười lăm khi các ḷ nung của Thái Lan chắc chắn cũng tích cực nhất.  Song khi được t́m thấy tại các địa điểm nơi mà đồ gốm màu lam-và trắng của Trung Hoa có mặt – điều dường như luôn luôn sẽ xảy ra, cho đến nay không có địa điểm nào được biết là chỉ có riêng đồ gốm Việt Nam và Thái Lan – các món đồ Trung Hoa được phán có niên đại thuộc thế kỷ thứ mười sáu hay, sớm nhất, “vào khoảng 1500 sau Công Nguyên” bởi phần lớn các chuyên viên, 17 mặc dù không có việc trưng dẫn nào khác ngoài ư tưởng chưa được chứng minh về “sự chậm trễ có tinh chất địa phương”, một lư thuyết cho rằng các hàng gốm mậu dịch địa phương sẽ có niên đại chậm hơn một thế kỷ hay sẽ được sản xuất sau một trăm năm hay lâu hơn bất kỳ món đồ đế quốc nào mà chúng có thể na ná giống nhau.  Thời kỳ trong lư thuyết này, trong thực tế, dựa trên chiếc b́nh (lọ) Việt Nam ghi niên đại 1450 Sau Công Nguyên tại Istanbul, món đồ được nói có kiểu cách gần nhất với các món đồ Trung Hoa giữa thế kỷ thứ mười bốn.  Nhưng tất cả điều này lệ thuộc vào một sự nghiên cứu hoàn hảo hơn về các đồ gốm mậu dịch Trung Hoa thế kỷ thứ mười lăm, đặc biệt các món đồ tại Đông Nam Á.  Cho đến khi các đồ gốm mậu dịch Trung Hoa (hay ngay cả của Thái Lan) có thể được xếp loại một cách rơ ràng hoặc thuộc thế kỷ thứ mười lăm hay mười sáu, không có nhiều hy vọng rằng điều này có thể được làm với các đồ gốm Việt Nam, nói chung có số lượng ít hơn.

 

 

 

H́nh18: Loại hoa văn được xác định niên kỳ thuộc đầu thế kỷ thứ mười lăm

 bởi Robert P. Griffing, Jr. (1976)

 

       Một nỗ lực của việc ấn định niên đại một cách chính xác hơn liên quan đến các sự xét nghiệm phép đo quang phổ phát quang bằng tia X-ray tại Pḥng Thí Nghiệm Nghiên Cứu Khảo Cổ Học tại Oxford (Oxford Research Laboratory for Archaeology), trong đó dung lượng chất manganese của sắc tố cobalt được xác định.  Các cuộc khảo sát trước đây đồ màu lam-và-trắng Trung Hoa cho thấy rằng các món đồ được sản xuất trước thời trị v́ Xuan De [Tuyên Đức] (1426-35) đă sử dụng chất cobalt nhập cảng không thôi, vốn có một dung lượng chất manganese thấp, và các món đồ bắt đầu từ thời trị v́ đó hoặc có quặng bản xứ (với một dung lượng manganese cao) hay quặng bản xứ hỗn hợp với hóa chất nhập cảng (Garner, 1956).  Các kết quả đối với các mẫu Việt Nam (Joseph, 1973, trang 137) cho thấy rằng các món đồ được trang trí với các nét bút thẳng hàng thanh mảnh bằng màu lam nhạt hay trong sáng đă sử dụng loại quặng Trung Đông, trong khi các món đồ với kiểu tranh vẽ bằng bút lông (wash-type brushwork) một màu lam đậm hơn hay hơi đen đă sử dụng loại quặng bản xứ của Trung Hoa. 18 Chính v́ thế, nếu người ta giả định người Việt Nam đă sử dụng cùng các nguồn tài nguyên cobalt địa phương như người Trung Hoa, phần lớn quặng này rất gần cận, trong tỉnh Vân Nam, khi đó các mẫu gốm với kiểu tranh vẽ bằng bút lông màu lam đậm hay hơi đen phải có niên đại không sớm hơn năm 1426 Sau Công Nguyên.  Các món đồ dùng chất cobalt Trung Đông có thể hoặc sớm hơn, trước khi có sự xâm nhập của quặng địa phương hay Trung Hoa, hay sau đó, khi loại quặng nhập cảng, sản xuất ra một màu xanh đẹp hơn nhiều, có thể được dành riêng cho các món đồ tốt hơn.  Trong thực tế, tất cả các món đồ gốm màu lam-và-trắng sớm nhất, dựa trên h́nh dạng và kiểu trang trí, có phô bày một màu lam trong, nhạt, đẹp đẽ mà tác giả Joseph mô tả như là kết quả của việc sử dụng quặng Trung Đông, một đặc tính chứng thực một niên đại sớm sủa, phần tư đầu tiên của thế kỷ thứ mười năm.  Tác giả Joseph cũng ghi nhận một số món đồ Việt Nam được khảo sát có sử dụng cả hai loại quặng một cách riêng rẽ trên cùng một chiếc b́nh (lọ). 19

       Một nhóm đồ gốm vừa gây thắc mắc lẫn thú vị gồm các bát giống như cái chén [hay tách: cup trong Anh ngữ, chú của người dịch] với ṿng chân đế chạm trỗ, thẳng và cao một cách khác thường, thường với một lớp nước áo nâu “bă trầu” khá đậm phủ lên đáy cũng như mặt trong của ṿng chân đế.  Bởi v́ chúng thường có hoặc các vết xây xát trên mặt trong đáy bát hay một ṿng để chồng bát lên nhau không tráng men, chúng hẳn phải có niên đại rất sớm trong các loạt đồ màu lam-và-trắng thế kỷ thứ mười lăm cho đến thế kỷ thứ mười sáu hay rất trễ, bởi hai đặc tính này của sự sản xuất hàng loạt chỉ xuất hiện trên đồ gốm Bát Tràng thuộc thế kỷ thứ mười bốn và thuộc cuối thế kỷ thứ mười sáu cho đến thế kỷ thứ mười bảy.  Tuy nhiên, bởi v́ sự trang trí trên phần lớn mẫu th́ muộn màng về mặt thể cách, thời kỳ kể sau nhiều phần là giải đáp chính xác.  Phần trang trí trước khi tráng men của chúng có thể hoặc là màu lam nhạt nhỏ giọt, giống như món đồ được t́m thấy sau này trên các lọ hoa thờ cúng trong nước thế kỷ thứ mười sáu cho đến thế kỷ thứ mười bẩy (Colour Pl. XIa-b) hay màu lam đậm hơn của chất cobalt Trung Hoa nội địa.  Một thí dụ trong sưu tập của Bảo Tàng Viện Tokugawa Museum, Nagoya, chỉ với các men bóng phủ lên trên men thủy tinh, được nói đă có mặt tại Nhật Bản kể từ cuối thế kỷ thứ mười sáu (Koyama and Figgess, 1961, Pl. 150).  Trong thực tế, các h́nh dạng của chúng khiến người ta thắc mắc là liệu các chiếc bát như các món đồ này có bao gồm sự chuyên chở các “chén Bắc Kỳ” được nói đến trong các Sổ Đăng Kư Dagh Registers năm 1672 sẽ sớm được thảo luận sau đây hay không; từ những ǵ được hay biết ngày nay về đồ gốm Việt Nam, thường có vẻ rằng cùng loại sản phẩm đôi khi đă được sản xuất trong một thế kỷ hay lâu hơn.

 

 

H́nh19: H́nh vẽ chim trên các đĩa khổ lớn của Việt Nam, có thể có niên kỳ thuộc thế kỷ thứ mười sáu, được trang trí bằng màu lam dưới các lớp men màu đỏ và xanh lục.  Museum Pusat, Jakarta

 

       Tiêu mốc quan trọng nhất trong sự nghiên cứu và ấn định niên đại đồ gốm màu lam-và-trắng Việt Nam là một b́nh (lọ) lớn tại Bảo Tàng Viện Topkapi Saray Museum, Istanbul (Colour Pl. 10), mà sự hiện hữu được báo cáo đầu tiên bởi R. L. Hobson (1933-4).  Nó mang trên vai các chữ Hán ghi lại một niên đại tương ứng với năm 1450 Sau Công Nguyên. 20 Mặc dù ông không công bố các chữ Hán cùng với các nhận xét của ông về chiếc b́nh, Hobson đă cung cấp bản phiên dịch như sau: “Được vẽ cho vui bởi Chuang, một người thợ gốm, của Nan T’se-chou trong năm thứ 8 thời Ta Ho”.  Ta Ho, một biến thể của T’ai Ho, là một thời trị v́ Việt Nam của triều đại nhà Lê kéo dài từ 1443 đến 1454.  Các chữ Hán, mang lại một sô tin tức thú vị, như sau:   Thái Ḥa Bát Niên tượng nhân Nam Sách Châu, Bùi thị hư bút 年 南 䇲 州 裴 氏 戲 筆   [dịch nghĩa: Năm Thứ Tám Niên Hiệu Thái Ḥa (triều vua Lê Nhân Tông, năm 1450 Dương lịch), người thợ làm đồ gốm họ Bùi, châu Nam Sách, vẽ chơi]

       Khi tái khảo sát, chữ chỉ tên họ con người, chữ thứ mười trên khoản minh văn, được thấy là P’ei chứ không phải là Chuang. 21 Chữ đi liền sau nó là một từ phân loại trong tiếng Hán chỉ có nghĩa “người”, không phân biệt giới tính.  Tuy nhiên, khi dịch sang tiếng Việt, từ phân loại là “Thị”, ngày nay chỉ áp dụng cho một người đàn bà. 22 Nếu cách dùng xưa kia cũng thế, điều này có nghĩa rằng ít nhất một người đàn bà lành nghề có tham gia vào ngành sản xuất đồ gốm tại Việt Nam.  Hơn nữa, các chữ để chỉ địa danh (chữ thứ năm, sáu và bảy) (trở thành Nam Sách Phủ trong tiếng Việt, xuất hiện trên các bản đồ Bắc Kỳ thế kỷ thứ mười lăm – thuộc tỉnh Hải Dương, giữa đường Hà Nội và Hải Pḥng. 23 Huyện này (“phủ” có nghĩa huyện, quận) cũng xuất hiện trên các bản đồ hiện đại với địa danh không thay đổi, và chính nơi đây, như được đề cập trước đây, mà Việt Nam giờ đây được tường thuật có một số bằng chứng về một địa điểm ḷ nung cổ xưa. [v́ tác giả không biết đọc chữ Hán và phải nhờ người khác đọc hộ, như được ghi lại trong cước chú số 22 của nguyên bản, nên có vài sự nhầm lẫn ở đây: chữ Chuang: Tượng là chữ thứ 8, đi cùng với chữ thứ 9: Nhân, có nghĩa là người thợ làm đồ gốm lành nghề, c̣n chữ thứ 10: P’ei có nghĩa là họ Bùi, chứ không phải thay thế cho chữ Chuang: Tượng; chữ thứ 11: Thị: có nghĩa ḍng họ, sau này rất thường được dùng làm tên lót để chỉ người đàn bà, chú của người dịch]. 

       Một đĩa tại Đền Thờ Ardebil Shrine (Pl. 16a), với các phần tử trang trí tương tự như chiếc b́nh ở Topkapi, hẳn đă được đưa vào sưu tập lúc nào đó nằm giữa các năm 1350 và 1610, những năm giữa chúng sưu tập đă được thu thập.  Tác giả John Pope (1956) phỏng đoán nó cũng thuộc vào giữa thế kỷ thứ mười lăm dựa trên căn bản của thể cách trang trí chung bằng lối vẽ nét thanh, phác họa h́nh dáng bằng nét bao quanh và kỹ thuật tô màu chồng lên nhau, và các chiếc lá có vẽ gân lá.

       Ở noi khác, các đồ gốm và mảnh gốm màu lam-và-trắng Việt Nam c̣n được thu lượm từ địa điểm của cố đô Majapahit trên đảo Java đă nói ở trên, một địa điểm được nói được chiếm ngụ chính yếu giữa các năm 1292 và 1500, mặc dù các đồ gốm mậu dịch có niên đại thế kỷ thứ mười sáu cũng được nói là được t́m thấy ở đó.  Các mảnh gốm vỡ Việt Nam, đặc biệt các chiếc hộp có nắp đậy được t́m thấy trong các phế tích của vương quốc Thái Lan ở Sukhothai, 24 và một lọ nhỏ với một cổ h́nh ống cao, cũng được tường thuật từ Sukhothai, có thể được nh́n thấy tại Bảo Tàng Viện British Museum (Jenyns, 1935, Pl. 38A).  Các mảnh gốm vỡ cũng đươc thu lượm tại Fostat, địa điểm trước đây của thành phố Cairo ở Ai Cập; một trong các mảnh gốm này được bao gồm trong sưu tập của Percival David Foundation.  Các khám phá ra các món đồ ở các sự khai quật tại Kampong Pareko, Sulawesi, và tại Calatagan thuộc Phi-Luật-Tân đă sẵn được nói tới.  Thực sự, đúng thực là mọi địa điểm [khai quật] hay biết tại Đông Nam Á có niên đại thuộc thế kỷ thứ mười lăm hay mười sáu đều có một số sự hiện diện của đồ gốm Việt Nam – với một ngoại lệ quan trọng, và đó là các địa điểm mai táng ở Tak’Omkoi, thuộc miền tây Thái Lan đă được tŕnh bày nơi phần Dẫn Nhập.  Trong khi tại các địa điểm đó (và các địa điểm khác tại miền bắc Thái Lan), các đồ gốm Việt Nam trang trí bằng sắt đen dưới lớp men và đơn sắc, với một lượng nhỏ các món đồ màu lam-và-trắng rất sớm, được t́m thấy, và các loạt gốm màu lam-và-trắng sau này lại vắng mặt một cách nổi bật.  Sự giải đáp cho điều huyền bí này có thể rằng các đồ gốm Việt Nam đă đến nơi bằng đường bộ, cùng với một con đường mậu dịch xuyên qua Lào, và rằng con đường này v́ một số lư do, bị gián đoạn vào thời gian có sự chiếm đóng của Trung Hoa tại Bắc Phần Việt Nam từ 1407 đên 1428.

 

Các Thế Kỷ Thứ Mười Bẩy và Mười Tám

Trong suốt thế kỷ thứ mười bẩy, Ḥa Lan đă trở thành, ít nhất trong các nước Âu Châu, nhà cung cấp quan trọng nhất đồ gốm Đông Phương tại vùng Viễn Đông.  Ngoài trụ sở chính của họ tại Batavia (Jakarta) Công Ty Đông Ấn của Ḥa Lan (Dutch Easdt Undia Company) c̣n có văn pḥng tại Nhật Bản, Cochin-China (Nam Kỳ, Đàng Trong), Căm Bốt, Xiêm La (Thái Lan), Bán Đảo Mă Lai, và Miến Điện.  Họ cũng thiết lập một văn pḥng tại Đàng Ngoài (Tonkin) trong năm 1640, nhưng không có sự đề cập nào về đồ gốm Việt Nam được ghi trong các hồ sơ Công Ty, như được thu thập bởi T. Volker, cho tới năm 1663, khi “một thuyền buồm từ Tongking [sic] đên [Batavia] với 10,000 bát sứ thô thiển” (Volker, 1954, trang 206).  Bút kư chỉ ra hai điều: chuyến hàng sơ khởi lớn lao như thế ám chỉ sự hiện hữu trước đó một trung tâm đồ gốm đáng kể tại Đàng Ngoài, và bởi v́ không sự đề cập nào được đưa ra về nó như một sự kinh doanh của Công Ty, phía Việt Nam hẳn phải có khả năng chuyên chở đồ gốm bằng tàu thuyền bản xứ.

       Sự tham chiếu đầu tiên trong các sổ sách liên quan đến mậu dịch của Công Ty về các món đồ gốm Việt Nam xuất hiện trong Tháng Tám 1672 khi một trong các chiếc tàu của họ lái đi từ Batavia đến Arakan (bờ biển phía tây của Miến Điện trông ra Vịnh Bengal) với một chuyến hàng chở các chén Đàng Ngoài.  Các tham chiếu tiếp theo về các số lượng lớn lao “đồ sứ thô thiển” từ Đàng Ngoài xảy ra trong các năm 1669, 1670, và 1672.  Trước khi có các sự xuất cảng này, Đàng Ngoài được kê nhu một nước nhập cảng đồ sứ Trung Hoa trong sổ sách đăng kư của Công Ty.  Thí dụ, trong năm 1665, có ghi nhận rằng mậu dịch của Công Ty với Đàng Ngoài th́ yếu kém trong năm, một trong các nguyên do đưa đén việc sáu thuyền buồm Trung Hoa, một thuyền buồm từ Manila, và một navet [? không rơ nghĩa, phỏng đoán là một loại tàu (thuyền), chú của người dịch] từ Macao đă chuyên chở đồ sứ đến đó.

       Lư do cho sự khai trương mậu dịch của Ḥa Lan về đồ gốm Đàng Ngoài, tác giả Volker giải thích (trang 193), là v́ sự khan hiếm các đồ gốm Trung Hoa loại tốt trong thời chuyển tiếp khó khăn từ nhà Minh sang nhà Thanh, và sự phá hủy gây ra bởi phe nổi loạn Ngô Tam Quế (Wu San-kuei) tại Cảnh Đức Trấn, trung tâm đồ gốm miền Nam Trung Hoa, giữa các năm 1673 và 1681.  Tác giả Volker (trang 184) tŕnh bày các đồ gốm Đàng Ngoài biến đổi từ đồ sứ sa thạch đến đồ sứ khá tốt với trang trí dưới lớp men màu lam và thích hợp cho sự sử dụng hàng ngày.  Để làm mẫu cho loại này được giả định thuộc thế kỷ thứ mười bẩy, ông minh họa hai món đồ được t́m thấy tại Sulawesi và hiện đang ở Bảo Tàng Viện Quốc Gia về Dân Tộc Học (National Museum for Ethnology) tại Leiden; nhưng cả hai là các loại nhất thiết điển h́nh của các thế kỷ thứ mười lăm đên mười sáu.

       Trên căn bản một nhóm đồ gốm tại Bảo Tàng Viện Quốc Gia ở Sàig̣n, đă xác minh chúng như các đồ gốm Bát Tràng và quy kết thuộc các thế kỷ thứ mười bảy và mười tám (Colour Pl. XIc), và khi xét đến bằng chứng được phác họa ở trên cho sự xác định các món đồ thuộc vào hai thế kỷ trước đó, giả thuyết của Volker rằng các loại đồ gốm màu lam-và-trắng của Việt Nam này muộn hơn các thế kỷ thứ mười lăm và mười sáu, phải được cải chính.  Bởi có một nhóm đồ gốm riêng biệt tại Indonesia, được nh́n thấy tại các cửa hàng và sưu tập tư nhân được nh́n thấy bởi người viết, có thể liên quan với nhóm đồ gốm của Bảo Tàng Viện Quốc Gia ở Sàig̣n.

       Cũng có một sưu tập hoàn hảo hơn 100 món đồ, một số trong chúng được trưng dẫn h́nh ảnh nơi đây, tại Bảo Tàng Viện Sulawesi, và những món đồ này, theo vị quản thủ của bảo tàng viện, Lucas Chin, được mang về từ các sưu tập gia truyền cổ xưa hơn là được khai quật. 25 Không món nào trong các loại này được xác minh cho đến nay tại Phi Luật Tân nơi mà mậu dịch được độc quyền bởi người Tây Ban Nha vào thời điểm đó; người Ḥa Lan không có các trạm mậu dịch ở đó.

       Nhóm bao gồm cả các đồ gốm màu lam-và-trắng, có lẽ thuộc thế kỷ thứ mười bẩy, lẫn các đồ phủ men bóng ngoài cùng nhiều màu có thể có niên đại cuối thế kỷ thứ mười bẩy cho đên thế kỷ thứ mười tám.  Các đồ kể sau này cung cấp một sự nối kết với các món đồ trang trí bằng men bóng phủ ngoài đương thời của Việt Nam.  Màu lam trước tiên là một màu lam bên dưới lớp men, sau đó nó dường như biến thành một màu lam trong lớp men [in-glaze: một phương pháp trang trí đồ gốm, theo đó hoa văn trang trí được đặt trên mặt nước men trước lần nung đầu tiên, khiến họa tiết trang được nung chín cùng lúc với nước men, chú của người dịch] có thể khá dầy.  Nước men trên các món đồ về sau này của Việt Nam bị rạn nhiều và nhuốm màu trắng ngà.  Các đáy có thể phẳng và không tráng men nhưng thông thường hơn các món đồ có một ṿng chân đế dầy, tṛn trịa, và một đáy lơm, có tráng men cẩn thận.  Đất sét rất giống như các món đồ trước đây, ngoại trừ nó trông trắng nhờ “nhuốm bẩn”.

       Các chủ đề nối liền các món đồ cuối thế kỷ thứ mười sáu với nhóm thế kỷ thứ mười bẩy bao gồm một hoa mẫu đơn và hoa được đơn giản hóa kiểu hoa hồng.  Cũng có ít nhất ba họa kiểu vay mượn trực tiếp từ các món đồ Trung Hoa: “tam hữu” (three friends) (hoa mẫu đơn, tre và thông) (với một ḥn đá trang trí, được t́m thấy trên các chiếc b́nh (lọ) nhỏ (jarlets); con nai được chấm họa bởi Wan Liu (1573-1619) trong phong cảnh (so sánh H́nh 20 với Pl. 19c), cũng được t́nh thấy trên các chiếc b́nh (lọ) nhỏ (jarlets); con rồng “chân gà” đuổi xẻ làm hai, tô điểm cho các chiếc b́nh, lọ (jars) cỡ trung.  Điều thú vị để ghi nhận rằng sự sao chép này đôi khi cũng đi ngược chiều như được phô bày bởi một đĩa lớn của Swatow: Sơn Đầu [một thành phố trên bờ biển phía đông của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, chú của người dịch] trong sưu tập của Đại Học University of Singapore (H́nh 21), và trong thực tế, trong trường hợp các b́nh (lọ) vẽ h́nh rồng không có bằng chứng vững chắc là nước nào đă sản xuất ra chúng trước tiên.

 

 

H́nh 20: B́nh nhỏ thời Wan Li bên Trung Hoa (1573-1619) với họa kiểu h́nh “con nai đốm trong cảnh thiên nhiên, được sao chép lại bởi các thợ gốm thế kỷ thứ mười bẩy tại Việt Nam.  Sưu tập của Anders Normann

 

H́nh 21: Đĩa ở Swatow (Sơn Đầu) bắt chước một họa kiểu của Việt Nam.  Cuối thế kỷ thứ mười sáu hay đầu thế kỷ thứ mười bẩy. 

Sưu tập của Đại Học University of Singapore, National Museum, Singapore.

 

       Các b́nh vẽ h́nh rồng chân gà rất giống với các b́nh của vùng Swatow đến nỗi đôi khi khó có thể phân biệt được cái này với cái kia, đặc biệt trên ảnh chụp (H́nh 22)  Tuy nhiên, có các sự khác biệt rơ rệt: các b́nh Việt Nam được chế tạo một mảnh nguyên chiếc, men của chúng bị rạn nhiều và nhóm màu ngà, màu lam cho thấy các sự thay đổi rơ rệt về đồ dầy, ṿng chân đế th́ tṛn trịa, và đáy thường lơm, được tráng men trọn vẹn và cẩn thận.  Các b́nh của Swatow được nung với lửa ở nhiệt độ cao hơn, được chế tạo từ hai mành, với chỗ nối nh́n thấy rơ quanh phần giữa, có nước men trắng sữa trên màu lam nằm dưới nước men, và chỉ có các vệt men rời trên đáy của chúng cùng với hạt cát ḷ nung đặc trưng của chúng (characteristic kiln grit). 

 

H́nh 22: Chiếc b́nh bên trên, bị vỡ (bể) ở cổ, là sự sao chép của Việt Nam b́nh ở Swatow, được chụp h́nh bên dưới.  Cả hai thuộc sưu tập của Mirta Kartohadiprodio

 

Ngoài Sarawak, các món đồ này cũng được t́m thấy tại Sulawesi, nhưng ở đó cũng thế, các nhà buôn nói rằng chúng đến từ các sưu tập tư nhân xa xưa hơn là từ các địa điểm chôn cất.  Về khía cạnh này, điều đáng kể rằng tín ngưỡng Hồi giáo, vốn không cổ vũ tục đem chôn đồ đạc cùng với người chết, được du nhập vào Sulawesi năm 1605 (Vickke, 1965, trang 106).  It đồ gốm, nếu có, thuộc vào các năm tiếp theo sau sự cải đạo tập thể được khai quật trong số các băi chôn cất thường trải rộng trên ḥn đảo.

       Trong số đồ gốm Bát Tràng tại Bảo Tàng Viện Quốc Gia ở Sàig̣n có một số món đồ trông rất giống như đồ gốm Nhật Bản thế kỷ thứ mười bẩy. 26 Về khía cạnh này, điều có thể khá thú vị để ghi nhận rằng trong năm 1882, một người Pháp tên Bác Sĩ Maget có nói với Bác Sĩ Geets, người Ḥa Lan, kẻ sau đó có sống tại Nhật Bản, rằng tại Bắc Kỳ, có các làng “nơi dân chúng có các đường nét giống dân Nhật, chỉ kết hôn trong họ với nhau.  Họ khẳng định rằng tổ tiên của họ đến từ Nhật Bản … Các làng này có đặc quyền sản xuất một thứ đồ sứ màu lam trông giống hệt như các món đồ Hizen màu lam”. 27 Chính trong thế kỷ thứ mười bẩy các tín đồ Thiên Chúa Giáo Nhật Bản bị ngược đăi và nhiều người trong họ ra sinh sống ở hải ngoại tại các nước thuộc Đông Nam Á, v́ thế có thể có phần nào sự thực trong câu chuyện này.

 

Các Đồ Thờ Cúng Trong Nước

Trong năm 1903, Trường EFEO có thụ đắc một nhóm mười lăm b́nh hoa và bát hương bàn thờ bằng gốm.  Một cặp b́nh hoa, cao khoảng gần 1 mét, có một minh văn ghi một niên đại tương đương với năm 1575 Sau Công Nguyên, cùng với danh tính của các người tặng dữ, một ông hoàng và vợ ông ta vốn là em (hay chị) của vị hoàng đế trị v́.  Các b́nh hoa được trang trí một cách sơ sài bằng màu lam nhạt dưới lớp men, cùng sắc như có được từ chất nhuộm màu cobalt nhập cảng, với các họa kiểu đám mây.  Trong số các đám mây, quấn quanh thân của các chiếc b́nh, là một h́nh rồng dài, uốn khúc, được gắn [trên mặt b́nh].  Con rồng, cùng với các phần trang trí được gắn khác trên chiếc b́nh, được chạm trỗ hay đúc sẵn, có màu trắng nhờ, và không tráng men.  Một bát hương khác trong nhóm được ghi niên đại năm 1665.

       Ông G. Dumoutier (1903, các trang 265-6), kẻ đă mua các di vật từ các đền thờ tại các xă Cao Xá [?] và Ḥa Mă [?], tin tưởng rằng các món đồ được chế tạo tại Bát Tràng, đă từng qua nhiều thế kỷ là một trung tâm sản xuất đồ gốm, có tráng men hay không, được làm với một thứ đất sét có phẩm chất tốt đặc biệt.  Bởi v́ sự hiếm có các món đồ tương tự, Dumoutier phỏng đoán rằng sự sản xuất được chuyên biệt hóa và giới hạn trong triều đại nhà Mạc ở Việt Nam (khoảng 1527-1677).  Nói chung to lớn, xương gốm dầy, trang điểm công phu, và với các phần trang trí đắp ngoài mặt chạm trỗ hay đúc sẵn, một số trong các món đồ sưu tập bởi Dumoutier được tô điểm bằng một màu lam nhạt, nhỏ giọt dưới nước men, trong khi các món đồ khác có một nước men hơi xanh rêu (xanh lục) trong suốt cùng với các khu vực chỉ có lớp lót (nước áo) màu hơi nâu và/hay hổ phách (xem Colour Pl. Xia-b).

       Một vài bát hương thuộc một loại tương tự từ Việt Nam được bao gồm trong sưu tập Huet tại Brussels (Huet, January-February 1942, Các H́nh 12-14), một món trong đó ghi tên người tặng dữ, “Bùi Thị Vinh[?], ở Bát Tràng” và một niên đại tương đương với năm 1660.  Một lư hương khác đặc biệt đẹp đẽ được trang trí bằng màu lam bên dưới nước men, được nói đă được mang sang Nhật Bản hồi cuối thế kỷ thứ mười sáu hay đầu thế kỷ thứ mười bẩy, nay tại Bảo Tàng Viện Tokugawa Museum, Nagoya (Koyama and Figgess, 1961, Pl. 156).  Các món đồ tương tự rất có thể nằm trong các lư hương được nói đă được cống tiến như các tặng phẩm đến nhà Măn Chu [nhà Thanh] của Trung Hoa khi Việt Nam nằm trong hệ thống triều cống của họ hồi năm 1662 (Deveria, 1880, trang 6).

 

H́nh 23: B́nh vôi kiểu Việt Nam: các b́nh bên phải và bên trái được chế tạo tại Trung Hoa để xuất cảng sang Việt Nam, vào khoảng thế kỷ thứ mười tám, và b́nh ở giữa được chế tạo tại Việt Nam, vào khoảng các thế kỷ thứ mười sáu và mười bẩy. 

Huet Collection.  Musées Royaux d’Art et Histoire, Brussels.

 

       M6t. nhóm khác các đồ thờ cúng trong nước đă được sản xuất tại Thổ Hà, 4 cây sô tây bắc Bắc Ninh, phía bắc Hà Nội.  Các người làm đồ gốm ở đó, các kẻ trong thời hiện đại chỉ chế tạo các đồ gốm gia dụng và các b́nh gốm đựng cốt nhỏ cho các vụ cải táng, truy t́m sự thiết lập các ḷ nung của họ lùi về năm 1465 khi, theo họ, các tổ tiên của họ di chuyển đến từ Đậu-Khê, tỉnh Hải Dương, một làng không c̣n có thể xác minh được (Huet, January-February, 1942).  Trong các thế kỷ thứ mười sáu và mười bẩy, các ḷ nung Thổ Hà được nổi tiếng nhơ các lư hương thờ cúng không tráng men, thân đậm, chính yếu trang trí công phu, đôi khi ḷe loẹt (Pl. 20c).

       Một nhóm khác của các đồ nội địa là loại đồ “ba màu” (Patkó and Rév, 1967, các Bảng Pls. 38-9), được quy kết bởi Bảo Tàng Lịch Sử, Hà Nội, thuộc các thế kỷ thứ mười lăm và mười sáu.  Chúng phô bày các men màu trắng và màu rêu thường với men bóng màu đỏ (Colour Pl. XIVb) và, giống như các đồ thờ cúng thu thập bởi Dumoutier, được tô điểm công phu với các hoa hồng nổi được chạm trỗ hay đúc sẵn hoặc các chủ đề nhỏ khác.  Nhóm cũng bao gồm các b́nh đựng vôi (limepots) trang trí ít công phu hơn (Colour Pl. XIVa và H́nh 23) của một loại riêng biệt của Việt Nam (huet, 1941).  Lần lượt trong các thế kỷ thứ mười tám và mười chín, h́nh dạng này với quai xách to bản cũng được sản xuất tại Trung Hoa, và ngay tại Pháp, chuyên để xuất cảng sang Việt Nam.

 

Thời Hiện Đại

 

H́nh 24: Chậu đựng cây cảnh trong vườn màu xanh lam và trắng tại một lăng hoàng gia thế kỷ thứ mười chín ở Huế, ảnh chụp năm 1972.  Các chậu này được dặt hàng đặc biệt từ Trung Hoa bởi triều đ́nh Việt Nam.

 

Các đồ gốm Việt Nam sau thế kỷ thứ mười tám đến nay chưa được xác định rơ ràng, mặc dù các ḷ nung ở Bát Tràng, thí dụ, hoạt động liên tục ít nhất từ thế kỷ thứ mười sáu.  Quyển Hướng Dẫn [Du Lịch] Madrolle (1925) tường thuật một công nghiệp đồ gốm c̣n lớn lao ở đó trong thập niên 1920, và đại diện mậu dịch của Bắc Việt tại Singapore có đoan chắc với người viết rằng sự sản xuất chưa bị đ́nh chỉ.  Tuy nhiên, trong suốt thế kỷ thứ mười chín, triều đ́nh ở Huế, một kinh đô mới được thiết lập bởi nhà Nguyễn trong năm 1802, đă có các bộ đồ gốm đặc biệt được chế tạo theo đơn đặt hàng tại Trung Hoa. 28 Được gọi phổ thông là “Blue de Huế: màu Lam Huế”, chúng bao gồm các bộ đồ trà thanh nhă, và các đĩa nhỏ với phong cảnh thường được kèm bởi các bài thờ ngắn bằng “chữ nôm” của Việt Nam, được nói đă được viết bởi Nguyễn Du (1765-1820), một nhà thơ Việt Nam nổi tiếng cũng là tác giả quyển truyện bằng thơ dân tộc [national, sic] của Việt Nam, quyển Kim Vân Kiều.  Các đĩa nhỏ đáy bằng, thường có vành mép không tráng men được phủ bằng một giải kim loại, thường có hai chữ Hán trên đáy của chúng đuợc phiên dịch là “Bibeloy of Jade”; đây dường như là tên của một ḷ nung tư nhân trước đây gần Quảng Châu, Trung Hoa (xem Pl. 21a-b).

       Cũng có các chiếc bát, thường với các họa kiểu h́nh con rồng, mang các dấu hiệu trị v́ của các vị hoàng đế Việt Nam khác nhau thuộc thế kỷ thứ mười chín trên đáy của chúng; các món đồ này cũng vậy, thường có các giải kim loại nơi mép vành của chúng.  Các b́nh hoa bàn thờ cỡ lớn với h́nh rồng cũng được biết đên, cũng như các chậu vườn hoa, một số trong chúng vẫn c̣n được đặt bên ngoài các đ́nh tạ của các lăng tẩm hoàng đế gần Huế trong năm 1972.

       Gần đây hơn, vào lúc bắt đầu thế kỷ này [thứ 20, chú của người dịch], một nhóm các người làm đồ gốm Trung Hoa từ Phúc Kiến di cư xuống Đông Dưong.  Một ít gia đ́nh đă định cư tại Căm Bốt, ở Kompong Cham, và các gia đ́nh khác tại Lái Thiêu, nam Việt Nam, 11 cây số bắc Sàig̣n.  Những người mở ḷ nung tại Căm Bốt đă đóng cửa chúng khoảng năm 1945 và cũng đă di cư sang Nam Việt Nam. 29 Các món đồ sớm nhất của cả hai nhóm ḷ nung này bao gồm các đĩa thực dụng và các bát ăn cơm, nhưng trong đó điều được đặc trưng là một h́nh cá màu lam dưới nước men trên mặt trong đáy trông na ná như các đồ gốm Phúc Kiến có thể mua được tại các chợ Tàu ở Singapore và Hồng Kông ngày nay.  Con cá vẫn c̣n là một họa kiểu phổ thông của các đồ gốm Lái Thiêu, nhưng giờ đây thường được làm nổi bật lên với sự bổ túc các men bóng màu đỏ và màu xanh rêu (xanh lục).  Một họa tiết phổ thông khác là h́nh con gà trống.  Ngoài các đồ gốm cho bàn ăn, các thứ sản xuất khác hiện nay bao gồm các con voi phủ men bóng to lớn, các chậu vườn hoa, và các b́nh hoa, cùng với các con rắn thần (naga) uốn lượn cho đỉnh mái nhà của các ngôi chùa Phật Giáo (thí dụ, Bảng Pl. 21)./-            

_____

CHÚ THÍCH

1. Như được ghi nhận bởi William Willetts (1971, trang 11), chỉ khoảng một phần ba các h́nh ảnh minh họa của Okuda có vẻ là của Việt Nam.  Nhưng, trong khi Okuda có thể nhầm lẫn nhiều món của các đồ gốm khác với đồ gốm Nam Trung Hoa, một số có thể đại diện cho đồ gốm được chế tạo đặc biệt cho thị trường Nhật Bản và chính v́ thế không được biết đến ở những nơi khác (Guy, 1986, trang 56).  Các món đồ này có thể có niên đại từ cuối thế kỷ thứ mười sáu cho đến năm 1638 khi các nhà cai trị thời Tokugawa cấm đoán mậu dịch hơn nữa.  Một nhóm các đồ gốm khác biệt này, theo Guy, được trưng bày tại Bảo Tàng Viện Quốc Gia Kyoto.

2. Các mẩu tin nhỏ nhặt về các cuộc khai quật, về Pajot, và về Huet, đă được thu thập từ một cước chú trong bài viết của Janse (Arch. Research, 1947, trang xxxiii), một cước chú của Pope (1956, trang 104), một hồ sơ tại văn khố của Musées Royaux d’Art and d’Histoire được cung cấp cho tác giả xuyên qua sự tử tế của Bà J. P. Schotsmans, một số thư từ của Pajot gửi cho Trường EFEO được xếp trong một hồ sơ tại thư viện của Bảo Tàng Viện Quốc Gia ở Sàig̣n, và một phần giới thiệu ngắn bởi Jean Capart cho bài đầu tiên trong ba bài được viết bởi Huet cho tạp chí Bulletin de l’Musées Royaux d’Art et d’Histoire (Huet, 1941).  Muốn có một cuộc nghiên cứu gần đây hơn về sưu tập của Huet, xem Morimoto (1979-83).

3.  Tất cả các tin tức về kỳ hội thảo này đến từ các cuộc thảo luận cá nhân với Tiến Sĩ Dick Richards.

4. Kể từ ấn bản nguyên thủy của quyển sách này được ấn hành, người viết có yêu cầu một nhà làm đồ gốm chuyên nghiệp, Jean Fahrni tại Vancouver, kẻ cũng là chủ tịch cuộc triển lăm Within the Potter’s House (Vancouver Centennial Museum, 1976) cố gắng nung một bát Việt Nam nhỏ, trang trí màu đen trước khi tráng men với đất sét hơi trắng này ở nhiệt độ nung đồ sứ [porcelain, thường mỏng, bóng, dễ vỡ, với thành phần đất sét trắng dưới 50%, chú của người dịch].  Bà đă đập vỡ chiếc bát thành bốn mảnh, lần lượt nung mỗi mảnh với nhiệt độ mỗi lúc mỗi cao hơn.  Không mảnh nào trở nên trong mờ (transculent), một trong hai điều kiện của đồ sứ như được định nghĩa tại Phương Tây (điều kiện kia là phải có âm vang (resonance).  Như thế, chính thành phần đặc biệt của đất sét chứ không phải sự vô khả năng để sản xuất nhiệt độ cao đă làm hỏng sự sản xuất đồ sứ tại Việt Nam.  Các kết quả của cuộc thí nghiệm này đă được tŕnh bày tại Kỳ Hội Thảo về Đồ Gốm Mậu Dịch tại Đông và Đông Nam Á Châu (Symposium on Trade Pottery in East and South-East Asia), Hong Kong, 4-8 Tháng Chín 1978.   

5. Xem Janse, Illustrated London News, 28 Tháng Mười Hai 1935, H́nh 4; Arch. Research, 1958, Các Bảng: Pls. 76 và 78; và ‘Rapport Preliminairé, 1936, Pl. XVc.

6. Địa điểm thứ nh́, không được xác định bởi Lê, có lẽ là một vương quốc trên Bán Đảo Mă Lai được gọi là ‘Lo-cac’ mà Marco Polo đă đến thăm viếng vào cuối thế kỷ thứ mười ba (Yule, 1929, II, các trang 276-80).  Ở thời điểm sớm sủa này, Siam (Xiêm La) có thể là vương quốc tại Lopburi.

7. Một được lập chứng trong Arch. Research, 1958, các trang 101-2; phần kia ở trong ‘Rapport Preliminairé, 1936, trang 46.

8. Một (lố) bao gồm một bát h́nh nón tráng men trắng với chân bát được chạm đục; một bát men ngọc bích xanh lá cây với phần trang trí chạm nổi tương tự như Bản Chụp Màu Colour Plate VIb được tŕnh bày nơi đây; hai bát tráng men màu kem với các vành bát được lộn từ trong ra ngoài và cao, chân bát chạm đục; một b́nh nhỏ (jarlet) tráng men màu nâu; một b́nh nhỏ tráng men màu kem với các cánh hoa sen được nặn trên một ṿng đai ở miệng b́nh; ba hũ rượu tráng men màu kem tương tự như Bản Chup Màu Colour Plate IIIa; và một khay đồ trang sức tương tư như khay được trưng bày nơi Bản Chụp Plate 5a, b.  Xem Arch. Research, 1958, Các bản Chụp Pls. 80-2, và các trang 101-2.  Một ngôi mộ khác là ở Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (‘Rapport Preliminairé, 1936, trang 46, H́nh 5).  Ở cả hai địa điểm, các đồ vật được xếp thành một hàng, phần lớn úp lộn ngược.

9. Muốn có thêm các h́nh ảnh các món đồ, xem B. Grosslier (1966, Các bản Chụp 86-8), là người đă đưa ra, mà không xác định cụ thể các lư luận của ông, các niên đại từ thế kỷ thứ mười đến thế kỷ thứ mười một; Goloubew (1931-2, Pl. XXXVII, các trang 16-19); cũng xem Hejzlar (1973, Pls. 72-5); và Patkó và Rév (1967, Pls. 32-4), cả hai đều sư dụng các mẫu từ Bảo Tàng Viện Lịch Sử, Hà Nội.

10. Một h́nh dạng con người, Goloubew (1931-2, Pl. XXXVII) có nêu ư kiến, là một người bản xứ Việt Nam cầm một cái cung (xem nơi đây, H́nh 12) và con chim đuôi dài (H́nh 12), có lẽ là con vật thông thường nhất được phác họa, có thể tượng trưng cho chim trĩ có đóm h́nh con mắt (Rheinartia ocellata), một loại chim bản địa của Việt Nam mà người Việt Nam tin tưởng (White and Garrett, trang 471) là mẫu nguyên thủy cho con chim phượng trong huyền thoại Trung Hoa, một biểu tượng của phương Nam.

11. Mảnh gốm vỡ này, được khai quật bởi Bảo Tàng Viện Sarawak Museum ở Kalaka, được liên kết với các mảnh gốm vỡ Việt Nam khác có màu đen trước khi tráng men bóng và màu xanh da trời trước khi tráng men bóng.

12. Trong những năm gần đây, có một phong trào trong số một số học giả (thí dụ, Guy, 1986) muốn thay từ ngữ “celadon: đồ tráng men màu ngọc bich” bằng từ “greenware: đồ men màu xanh rêu (xanh lục)”, và lư do cho sự thay thế này có lẽ được lập luận vũng chắc nhất bởi Lu Yaw trong thư mục triển lăm Giới Thiệu Hội Đồ Gốm Đông Nam Á: Introduction to a Southeast Asian Ceramic Society, Singapore (1979, trang 13).  Nhưng, trong khi từ “celadon” là một từ ngữ Tây Phương (được dùng đầu tiên bởi Jacquemart, 1983) không được hay biết bởi người Trung Hoa, người viết bài này vẫn ưa thích nó hơn từ “greenware”, trong thực tế chỉ phiên dịch một phần từ ngữ từ Hán tự, qing ci (“đồ sứ men màu xanh rêu (xanh lục): green porcelain”) mà người Trung Hoa chỉ áp dụng cho một nhóm đồ gốm rất cụ thể, đồ gốm Longquan tại tỉnh Chiết Giang.  Chắc chắn nó sẽ không được áp dụng bởi người Trung Hoa để chỉ các đồ gốm men ngọc bích của Việt Nam hay Sawankhalok bởi hỗn hợp đất sét (claybody) rất khác biệt của chúng.  Từ ngữ “đồ gốm màu xanh rêu (xanh lục)” cũng mang một ư nghĩa rộng rài trong Anh ngữ hơn ư nghĩa chủ định của từ ngữ trong Hán tự bởi nhất thiết bao gồm các đồ màu xanh rêu (xanh lục) có được cả từ nước men của chất ch́ lẫn đồng (cả hai đều được t́m thất trong các đồ gốm Đông Nam Á), ngoài các đồ thuờng được gọi là đồ men ngọc bích, trong bản chất là một nước men bằng tro củi.  Ngoài ra, từ ngữ “greenware” trong Anh ngữ đă sẵn có một ư nghĩa quan trọng trong lănh vực đồ gốm: nó chỉ đồ gốm thô bằng đất (pottery) đă được chế tạo nhưng chưa nung.  Do đó, phải nh́n nhận trong khi sự sử dụng từ ngữ “đồ men ngọc bích: celadon”có gây ra một số vấn đề, tác giả bài viết này nhận thấy nó hữu ích hơn, ít gây nhầm lẫn hơn từ ngữ “greenware” trong việc đề cập đén một loại nuớc men tro củi có màu hơi xanh rêu (xanh lục).    

13. Thí dụ, tại Calatagan (Fox, 1959), chỉ có chín trong số 510 món đồ gốm đào lên được xác nhận bởi Beyer là đồ gốm Việt Nam; tỷ lệ tại Kampong Pareko (xem phần Dẫn Nhập cho ấn bản đầu tiên) dường như cũng ít tương tự như thế.

14. Dĩ nhiên, Văn Pḥng Dương Thuyền Mậu Dịch Trung Hoa (Chinese Bureau of Trading Junks)Trung Hoa đă là một nỗ lực giữ độc quyền thị trường của chính phủ; trong phần lớn thế kỷ thứ mười lăm, Chính Quyền Trung Hoa đă cố gắng xóa bỏ mậu dịch tư nhân.  Tuy nhiên, một khi viên chúc Trung Hoa rời khỏi Việt Nam, các nhà mậu dịch Trung Hoa tư nhân đă mau chóng kéo đến.  Trong suốt thế kỷ thứ mười lăm, mậu dịch Trung Hoa không hề đ́nh chỉ hoàn toàn, bất kể các biện pháp nào mà chính phủ đă thực hiện; các thương nhân chỉ sử dụng nhiều hơn các sản phẩm và trạm ngoại vi ở Đông Nam Á.  Bắc Kỳ, v́ gần cận, hẳn phải thực sự quan trọng đối với họ.  Muốn biết thêm về chính sách mậu dịch của Trung Hoa trong thời kỳ này, xem, Guy, Oriental Trade Ceramics, 1986, Chương 5.

15. Các vụ mua bán như thế có thể đă xảy ra sớm hơn nữa.  Trong nhóm khoảng 40 món đồ gốm thời Hậu Tống được đưa từ Hồng Kông đến Singapore hồi gần đây, và trong số món được nói bởi các nhà buôn là đă được khai quật từ các ngôi mộ tại miền bắc Trung Hoa, có một tá món đồ Việt Nam, có lẽ có niên đại thuộc thế kỷ thứ mười ba.  Xem Các Bản Chụp Màu số II, IV, và VI và Bản 5. Trong khi phẩm chất tốt đặc biệt của nhóm này và sự liên kết của chúng với các món đồ Trung Hoa của cùng thời kỳ khiến gây thắc mắc là liệu người Trung Hoa có thể đă thực sự nhập cảng chúng như đồ quư hiếm ngoại quốc chăng, các con buôn th́ luôn luôn không thể tin tưởng được.  Các món đồ này có thể đă dễ dàng đến từ Việt Nam, xuyên qua Trung Hoa.  Nhiều món đồ gốm Thanh Hóa, được mang sang trực tiếp từ Việt Nam, đă xuất hiện tại các cửa hàng ở Bangkok trong những năm gần đây, nhưng điều không được hay biết là chúng đến từ các sưu tập cũ từ các thập niên 1920 và 1930 hay là từ việc đào bới bất hợp pháp thời nay.

16. Cố tác giả Robert P. Griffing, Jr. (trong bài ‘Dating Annamese Blue and Whité, Orientations, May, 1976) đă đưa ra một nỗ lực để ấn định niên đại chúng theo thể loại (stylistically), dùng các món đồ mang đặc tính của các món một màu (đơn sắc: monochrome) như đại diẹn cho đồ gốm màu xanh da trời và màu trắng sớm nhất, và chiếc b́nh (lọ) tại Bảo Tàng Viện Topkapi (xem Bản Chụp Màu số X) để xác định các món đồ thuộc thế kỷ thứ mười lăm.  Các ư tưởng của ông xem ra vững chắc, và người viết đă sủ dụng một số sự ấn định niên đại của ông trong các chú thích của quyển sách này.

17. Thí dụ, Fox trong khi sử dụng một hệ thống ấn định niện đại thừa hưởng từ H. Otley Beyer (được tóm lược bởi Robb, 1930), đă quy kết địa điểm ở Calatagan cho thế kỷ thứ mười lăm trong bản báo cáo sơ bộ của ông về cuộc khai quật của ông ở đó, nhưng về sau, bị ảnh hưởng bởi các ư tưởng của các học giả đồ gốm thỉnh giảng, đặc biệt các học giả đă tham dự cuộc Hội Thảo Đồ Gốm Mậu Dịch ở Manila năm 1968 (được điểm tin bởi Tregear, 1968), đă phát biểu ư kiến (trong Locsin, 1967, trang 105) rằng địa điểm bao gồm cả các món đồ thuộc ít nhất nửa đầu của thế kỷ thứ mười sáu, một sụ ấn định niên đại cũng được ủng hộ sau này bởi Watt (1971).  Một số chuyên viên, kể cả Adrian Joseph, trong các cuộc đàm thoại riêng với người viết này, đă bày tỏ một sự hoài nghi về việc hiện hữu của bất kỳ đồ gốm mậu dịch màu lam và trắng nào của Trung Hoa thuộc thế kỷ thứ mười lăm tại Đông Nam Á.  Nhung trong khi các ngôi mộ của thời kỳ này nhất định chứa ít đồ gốm hơn các địa điểm mai táng trước đó (có lẽ với số trung b́nh từ 2-3 món mỗi ngôi mộ so với các địa điểm thời nhà Nguyên chẳng hạn như Santa Ana (xem Locsin, 1967), nơi nửa tá hay hơn các món đồ gốm mỗi ngôi mộ không phải là khác thường), điều cũng đúng rằng các món đồ được biết thuộc thế kỷ thứ mười lăm có trị giá cao hơn và do đó đă mau chóng “biến mất” một cách lặng lẽ tối đa vào các sưu tập tư nhân hay các thị trường nước ngoài.

18. Adrian Joseph có thông báo cho người viết này rằng khi ông tŕnh các đồ gốm Việt Nam cho sự khám nghiệm phân tích quang phổ (spectrometry), ông cũng đă yêu cầu chúng được xét nghiệm bằng phép phát lân quang bằng nhiệt (thermoluminescence), nhưng khám phá ra rằng chúng đă không đáp ứng với phương pháp ấn định niên đại đó.

19. Người viết thắc mắc là liệu một số sự khác biệt về màu sắc này có thể bị gây ra bởi bàu không khí của ḷ nung.  Trên vài bản chụp khổ lớn tại Bảo Tàng Viện Museum Pusat, Jakarta, thí dụ, màu sắc được mô tả bởi Joseph như là kết quả của quặng bản địa trang trí mặt trong, trong khi loại quặng du nhập khác nhau được nhận thấy ở mặt ngoài tường đối không quan trọng.  Trên các món đồ khác, tuy nhiên, cả hai loại đều có thê được nh́n thấy ở mặt trong.

20. Hán tự và chữ nôm Việt Nam dựa trên Hán tự được dùng chuyên biệt để kư tự ngôn ngữ Việt Nam, ít nhất cho đến thế kỷ thứ mười bẩy khi Alexandre de Rhodes giới thiệu cách viết dựa trên mẫu tự Tây Phương được sử dụng ngày nay.  Chữ nôm tiếp tục được dùng cho các tác phẩm nghệ thuật và học thuật ngay cả cho đến lúc khởi đầu thế kỷ thứ hai mươi.

21. Minh văn được phiên dịch một cách ân cần cho người viết này bởi Giáo Sư D. C. Lau, Trường School of Oriental and African Studies, University of London, từ các ảnh chụp các từ ngữ được cung cấp bởi Topkapi Saray Museum.

22. Các Hán tự được dịch sang tiếng Việt cho người viết này trong năm 1974 với sụ trợ giúp của một quyển từ điển của John Harding, giám đốc các chương tŕnh Việt ngữ của đài BBC, London.

23. Xem Bửu Cân [hay Cần, Cấn, Cẩn?] và các tác giả khác, các trang 32, 194, và 211.  Về sự tham khảo này, người viết cám ơn Tiến Sĩ Ralph Smith của Trường School of Oriental and African Studies, University of London.

24. Các mảnh gốm vỡ được nh́n thấy bởi tác giả hồi đầu thập niên 1970 giữa các thúng đựng các mảnh gốm vỡ thu thập được cất giữ tại Bảo Tàng Viện Old Sukhothai Museum.

25. Xem Brown, ‘Seventeenth-Eighteenth Centuries Vietnamese Wares in the Sarawak Museúm, Sarawak Museum Journal (đang in).

26. Chính John Guy (Southeast Asian Ceramic Society, Vietnamese Ceramics, 1982, trang 34) đă lưu ư người viết này đến sự kiện này qua việc nêu ư kiến là hai ảnh màu, Plate F, Nos 2 & 3, trong ấn bản nguyên thủy của quyển sách này (1077 và 1978) mà người viết đă nhận dạng là Việt Nam có lẽ đúng hơn là của Nhật Bản.  Người viết đă viết cho Tiến Sĩ Oliver Impey về vấn đề này, và ông, trong thực tế đă xác định đĩa của Bản Chụp Plate F2 là đồ gốm mậu dịch của Nhật Bản vào khoảng 1680-1710.  Thoạt nh́n qua các ảnh chụp, người viết này cũng nhận thấy rằng nền men tráng của đĩa đó có ba dấu phẩy như cựa gà – một đặc điểm của đồ gốm Nhật Bản thế kỷ thứ mười bẩy; hai bóng cố ư màu lam cùng thế, được dùng để trang trí, biện luận cho một nguồn gốc Nhật Bản.  Ngay dù Tiến Sĩ Impey đă không cảm thấy rằng chiếc b́nh của Bản Chụp Plate F3 là của Nhật Bản, nó cũng đă được loại bỏ ra khỏi ấn bản này bởi người viết đă không thể thăm viếng lại Sàig̣n để tái khảo sát ṃn đồ này.  Muốn có một mẫu về các đồ gốm mậu dịch Nhật Bản trong thế kỷ thứ mười bảy tại Đông Nam Á, xem Adhyatman, Rehfuss and Shindo (1979).

27. Câu chuyện này được trích dẫn bởi T. Volker (Porcelain and the Dutch East India Company, 1971, trang 185), trong The Transactions of the Asiatic Society of Japan, Vol. 11, trang 182).

28. Xem Vương Hồng Sển (1944) để có một sự tŕnh bày rơ hơn về các món đồ.  Bằng chúng bổ chứng cho việc chúng đă được sản xuất tại Trung Hoa được cung cấp bởi một thân hữu của người viết là kẻ đă báo cáo có nh́n thấy một số mẫu được trưng bày tại một bảo tàng viện ở Quảng Châu (Canton) vốn được mô tả như đồ được sản xuất tại Trung Hoa cho triều đ́nh Việt Nam tại Huế.

29. Tác giả đă t́m thấy trước tiên bằng chứng cho sự sản xuất của Căm Bốt ở Conservation D’Angkor tại Siem Reap.  Hàng sành (crockery) tại nhà của Bernard Groslier bao gồm cả một bộ các đĩa cổ với chủ đề cá mà ông nói đă được mua hồi trước Thế Chiến II.  Sau này, một trong các gia đ́nh người Hoa tại Lái Thiêu có nói với người viết là họ trước đây có sinh sống tại Căm Bốt./-    

 

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

_____

Nguồn: Roxanna M. Brown, The Ceramics of South-East Asia, Their Dating and Identification, 2nd Edition, Art Media Resources, Ltd.: Chicago, Il, 2000.  Các phần trích dịch gồm:

Chapter 1: Vietnamese Ceramics, các trang 13-32; Chapter 2: The Go-Sanh Kilns, các trang 36-39; Bản In Màu Đồ Gốm Việt Nam, Plate I – Plate XIV; Bản In Màu Đồ Gốm Chàm, Plate XV; Bản In Đen Trắng Đồ Gốm Việt Nam, Plate 1 – Plate 21; Bản In Đen Trắng Đồ Gốm Chàm, Các Ḷ Nung ở G̣ Sanh, Plate 22 – Plate 23.

 

 

Roxanna Brown

Chiang Mai University

 

 

CÁC L̉ GỐM TẠI G̉ SÀNH

hay

ĐỒ GỐM CHÀM

 

 

 

       Giống như tiếng Thái, “Tao-Hai” (sát nghĩa, “các ḷ nung các chiếc b́nh (lọ)”) đă dẫn tới sự khám phá ra hai địa điểm ḷ nung trước đây ở miền bắc Thái Lan sau một cuộc khảo sát môi trường của các ngôi làng mang tên đó, “G̣ Sành”, có thể được phiên dịch là “các g̣ đồ sành”, như tên gọi của một ngôi làng tại miền trung Việt Nam, đă dẫn đến sự khám phá một địa điểm ḷ nung khả hữu ở đó.  Ngôi làng tọa lạc độ 10 cây số tây bắc dọc theo con đường dẫn tới Pleiku, thuộc vùng cao nguyên trung phần Việt Nam, đi từ Qui Nhơn, một thành phố duyên hải thuộc tỉnh B́nh Định.  Được khiuyến khích trong cuộc t́m kiếm của họ bởi một nhà sưu tầm dồ cổ ở Sàig̣n, các cư dân của ngôi làng trong những tháng đầu tiên của năm 1974 đă t́m thấy bằng chứng về một địa điểm ḷ nung trước đây: các bộ phận chống đỡ trong ḷ nung, các sạp nung, rất nhiều mảnh gốm bị bể vỡ, và các phế phẩm của ḷ nung (xem H́nh 25).  Các giới chức trách của Bảo Tàng Viện Quốc Gia Sàig̣n có hay biết về các sự khám phá, nhưng v́ thiếu tài chính và phương tiên di chuyển, họ đă không thể đi thăm viếng địa điểm. 1

H́nh 25: Một sạp và hai ṿng chống đỡ chồng đồ nung h́nh ṿng tṛn từ G̣ Sành

      Bởi vị trí của chúng, điều được suy tưởng rằng các ḷ nung thuộc xứ Chàm, một vương quốc mà theo các tài liệu Trung Hoa, được thành lập vào năm 192 Sau Công Nguyên (SCN) tại vùng Huế.  Nó chiếm cứ duyên hải miền trung Việt Nam từ phía nam Thanh Hóa cho đến các ranh giới phía bắc của vùng Châu Thổ sông Mekong của Khmer, và nó đă thụ hưởng vị thế của một hải cảng dừng chân trên hải lộ mậu dịch Trung Đông – Trung Hoa muộn nhất từ thế kỷ thứ tám (xem Ferrand, 1913-14).  Người dân của nó được tiếng là các người có tài đi biển và là hải tặc thường đánh cướp các làng ven biển Việt Nam ở phía bắc của họ.  Nhưng dưới các cuộc tấn công nhiều lần của láng giềng phương bắc của họ, các vua xứ Chàm đă chứng kiến sự thoái lui biên giới của họ và trong năm 1000 SCN đă bị buộc phải dời kinh đô của họ từ Indrapura tại tỉnh Quang Nam, ngay phía nam của Đà Nẵng, xuống Vijaya (tỉnh B́nh Định), sâu hơn nữa về phía nam, bỏ rơi các khu định cư ở vùng cực bắc của họ, bất kể một sự chiếm đóng ngắn ngủi của Việt Nam trong năm 1446, cho đến khi có sự loại bỏ vĩnh viễn vương quốc bởi Việt Nam trong năm 1471, thời điểm được tường thuật rằng 60,000 người Chàm bị chết và hoàng gia, cùng với 30,000 tù nhân, bị mang đi giam giữ. 2 Về mặt thể loại, đồ gốm của G̣ Sành không vượt quá sự sụp đổ chung cuộc của vương quốc Chàm.

       Bởi v́ địa điểm đă không được khảo sát một cách thích đáng, vẫn chưa có thể đưa ra bất kỳ sự ước lượng nào về số ḷ hay họa đồ xây dựng của chúng.  Bởi các mảnh gốm vỡ và các phế phẩm thu hồi được tương tự với một loại thông thường của các món đồ được t́m thấy ở hải ngoại, đặc biệt tại Phi Luật Tân gần cận, nó hẳn đă phải là một địa điểm có một số tầm vóc quan trọng.  Cho đến nay các món đồ đại diện bởi các mảnh vỡ thu lượm được tại địa điểm tương hợp với ba loại: các đĩa [saucers, để dưới cốc, tách hay dưới chậu hoa, ND] tráng men hơi xanh rêu hay hơi lam xám với các ṿng tṛn chồng lên nhau không được tráng men trên mặt trong đáy đĩa; các đĩa màu ngọc bích (celadon); và các b́nh (lọ) tráng men nâu thuộc nhiều loại.  Không có bằng chứng cho đến nay về các món đồ trang trí dưới lớp men – tất cả đều đơn sắc và phần trang trí hiếm thấy.  Chỉ có các vại (b́nh: jars) đựng đồ lớn tráng men nâu đôi khi có chạm khắc hay có các họa tiết chủ đề được đắp nổi.  Có hai loại đất sét: thứ nhất, điển h́nh cho một số các mảnh gốm vỡ tráng men hơi xám hay xanh rêu hơi lam và màu ngọc bích, có màu hơi xám; thứ nh́, được nhận thấy chính yếu nơi các mảnh gốm tráng men nâu, thường có màu cam đến màu nâu hơi đỏ và có trọng lượng nhẹ một cách đáng ngạc nhiên.  Tất cả các mảnh vỡ đều là đồ sành.

 

H́nh 26: Một phần của một chiếc bát lớn màu ngọc bích và chồng phế phẩm của các đĩa nhỏ tráng men hơi xám từ G̣ Sành

       Các mảnh vỡ và phế phẩm phong phú nhất thu lượm từ địa điểm đại diện cho các đĩa nhỏ tráng men hơi xám (H́nh 26).  Các đĩa này có thân đĩa màu hơi xám và đôi khi màu nâu hơi đỏ hay màu cam, có ṿng chân đế được khoét và cắt xiên góc, và các ṿng tṛn chồng lên trên không được tráng mem mặt trong đáy đĩa.  Men tráng lượn sóng, trông giống như đám mây, hơi trong mờ, và biến đổi đáng kể về sắc màu từ hơi xanh rêu đến xám hơi lam; lớp men thường dừng lại không đều nhau ở bên ngoài khoảng hai phần ba hướng chảy xuống tính từ vành miệng đĩa.  Các chồng phế phẩm của các đĩa cho thấy chúng được xếp chồng lên nhau theo cùng cách thức như một số món đồ miền bắc Việt Nam đă được thảo luận nơi Chương 1 [Đồ Gốm Việt Nam. đă dịch và đăng tải, ND].  Trung tâm được tráng men của các chiếc đĩa, bên trong ṿng tṛn không được tráng men, thường có sắc độ xanh rêu đậm hơn hay đậm hơn phần c̣n lại của chiếc đĩa – một sự phản ảnh không khí ḷ nung hơi khác biệt trên phần được bảo vệ đó của chiếc đĩa.  Các đĩa như thế này được t́m thấy ở nước ngoài, ở cả Phi Luật Tân lẫn Nam Dương, nơi chúng thường được xác định là đồ gốm Việt Nam và được chỉ định thuộc cuối thế kỷ mười ba, thế kỷ mười bốn, và thế kỷ mười lăm, và gần hơn, có lẽ trên một chiếc tàu bị đắm chở đồ gốm tại Vịnh Thái Lan cùng với đồ gốm vùng Sawankhalok và Sukkhothai từ các ḷ gốm Thái Lan. 3 Không có các h́nh dáng khác thuộc lớp men này được đại diện bởi các mảnh gốm vỡ tại Sàig̣n.

       Cũng có các mảnh gốm vỡ từ các chiếc đĩa to hơn với men thủy tinh, trong mờ, màu ngọc bích, và các dấu cựa chân gà chung quanh mặt trong của đáy đĩa, nhưng không đủ để đưa ra bất kỳ sự xác định chắc chắn nào về các món đồ nước ngoài.

       Các mảnh gốm vỡ màu nâu đơn sắc là sự khám phá gây hứng thú nhất, bởi chúng phù hợp với một loại đă được hay biết và thường được xác định là đồ gốm Việt Nam. 4 Phần lớn những mảnh gốm vỡ này có thân gốm màu hơi đỏ, gần giống như màu vàng bí ngô, cả ở mặt ngoài lên ở mặt cắt ngang (thiết diện: cross section).  Khác với màu nâu của đồ gốm miền bắc Việt Nam thường có sắc độ chocolat đậm, lớp men trên mảnh gốm G̣ Sành thường có màu nâu hơi vàng hay vàng kim loại nhạt.  Hơn nữa, lớp men trên các món đồ gốm Việt Nam bao phủ một cách kỹ lưỡng toàn thể mặt ngoài, kể cả mặt ngoài của các ṿng chân đế của món đồ, trong khi lớp men trên vật liệu G̣ Sành ndừng lại ở một nơi nào đó bên trên phần đáy.  Bởi v́ các mảnh gốm vỡ màu ngọc bích tại Sàig̣n quá ít về số lượng, sẽ khó khăn để xác định các đặc tính của chúng, ngoại trừ việc nói rằng men ngọc bích có màu rêu vừa phải, dễ bị rạn, trong mờ, thủy tinh, một loại men ngọc bích cũng đặc trưng cho các món đồ vùng Sawankhalok tại Thái Lan.

       Các đồ tráng men nâu thu hồi đến nay đại diện cho một loạt các h́nh dạng rộng răi nhất, mặc dù các mảnh gốm vỡ như thế được nói là có số lượng ít nhất tại địa điểm.  Các chiếc vại (b́nh) lớn đựng rượu hay chạm khắc, đắp h́nh con rồng (dragon jars) có thể đă được sản xuất nguyên thủy cho sự sử dụng của các bộ tộc miền núi của rặng Trường Sơn Việt Nam, là các kẻ vẫn ưa thích như thế, các loại b́nh, các vại nhỏ, b́nh vôi kiểu Việt Nam 5, tách (cốc), các chai (lọ) h́nh quả lê, các chậu đáy bằng với các vành miệng tṛn dầy được uốn nếp trông khá giống như một vỏ bánh nướng, và các b́nh đựng nước nhỏ (Bảng màu Colour Pt. XV và Các Bảng đen trắng 22 và 23).  Các đặc tính tổng quát bao gồm một lớp men nâu-vàng kim loại chảy xuống, thường bị phá hỏng bởi các bọt không khí, và hiếm khi vươn tới đáy của chiếc b́nh, có vành miệng uốn tṛn, và các đáy phẳng hay được cắt khoét nông không bao giờ được tráng men.  Các vại đựng rượu lớn đôi khi được trang trí với các chủ đề cuộn tṛn mờ nhạt được chạm khắc xuyên qua lớp men tráng chứ không ở bên dưới men, hay các h́nh con rồng được đắp nổi có cổ rồng đôi khi tạo thành các quai cầm ở cổ chiếc vại.  Trên các vại khác, có các tay cầm giống như cầu vai hay quai đắp nổi.  Tất cả đều có cổ vại dầy, hơi nghiêng về phía một vành miệng uốn tṛn.  Nhóm này cũng bao gồm các vại chẳng hạn như vại nơi Bảng 23d được trang trí bằng lớp men bóng màu đỏ đậm trên một thân vại không được tráng men.

       Ngoài các mảnh gốm vỡ và các phế phẩm, các sạp (saggars) và các bộ phận chống đỡ trong ḷ nung được khám phá rất nhiều tại G̣ Sành.  Các sạp được làm bằng một loại đất sét màu nâu hơi đỏ, có hạt đất thô, và có h́nh trụ (cylindrical).  Một sạp tại Sàig̣n đo được 25.0 cm chiều cao và 23.5 cm đường kính; một sạp khác có chiều cao bằng phân nửa.  Bởi các món đồ gốm G̣ Sành có đủ các đặc tính của các món đồ Việt Nam khiến nghĩ rằng chúng đă được khởi sự bởi các thợ gốm của Bắc Kỳ, giống như nhiều thợ thủ công của Trung Hoa, có thể đôi khi cũng nung các món đồ của họ trong các sạp chứa này.  Các bộ phận chống đỡ trong ḷ nung được thu hồi từ G̣ Sành được chế tạo bằng một cuộn đất sét duy nhất tạo thành một ṿng tṛn và có các chân nhỏ được kẹp hay đắp để lại các dấu cựa chân gà khá giống như các món đồ của nhiều đồ gốm vùng Sukhothai và Sawankhalok.

       Các dấu cựa chân gà đặc biệt phổ thông trên các món đồ Việt Nam có niên kỳ từ các thế kỷ mười ba và mười bốn, sau đó chúng trở nên hiếm thấy.  Đây cũng là các thế kỷ mà trong đó các ṿng tṛn chồng lên không được tráng men giống như các ṿng tṛn trên các đĩa nhỏ G̣ Sành, có xuất hiện trên các chiếc bát và đĩa Việt Nam đơn sắc.  Chính các điểm tương đồng này, cùng với h́nh dạng và các sự tương tư trong việc tạo h́nh đồ gốm, chẳng hạn như các dấu vết xoay tṛn trên đáy của các đĩa chạy theo hướng ngược kim đồng hồ, khiến có thể lập thuyết rằng nghệ thuật đồ gốm tráng men 6 đă được du nhập vào xứ Chàm từ Việt Nam hồi cuối thế kỷ mười ba và thế kỷ mười bốn, và đă có một biến cố lịch sử có thể rất liên quan đến niên kỳ này: vào năm 1307, một người em gái của hoàng đế Việt Nam trở thành vợ của quốc vương xứ Chàm (Nguyen, 1969, trang 14).  Một vại giống như lọ (b́nh) thon, miệng nhỏ (potiche-like), với mọi tính chất đến từ các ḷ gốm G̣ Sành, được khai quật tại Santa Ana ở Phi Luật Tân từ một ngôi mộ được ước lượng thuộc thế kỷ thứ mười ba hay đầu thế kỷ mười bốn. 7 Một thí dụ được công bố khác được t́m thấy tại Phi Luật Tân, và có thể đến từ G̣ Sành, là một vại đựng rượu hay đắp h́nh con rồng trong sưu tập của Locsin, theo sự tường thuật được t́m thấy tại Puerto Gatera, và được gán niên kỳ khoảng thế kỷ mười bốn đến mười lăm (Locsin, 1967, Bảng Pl. 110).  Trong thực tế, các vại này, được t́m thấy với số lượng lớn tại Phi Luật Tân, trong khi tại Indonesia chúng tương đối hiếm thấy.

       Cuối thế kỷ mười lăm có thể đă đánh dấu sự kết thúc của ngành sản xuất đồ gốm Chàm.  Bởi không có dấu hiệu của các món đồ trang trí bên dưới lớp men được t́m thấy ở G̣ Sành, điều đáng ngờ vực là liệu sự sản xuất của các ḷ nung có vượt quá cuộc chinh phục năm 1471 hay không.  Một khi xứ Chàm đă bị sáp nhập vào đế quốc Việt Nam, các món đồ trang trí dưới lớp men, đặc biệt đồ màu lam, khi đó phổ thông tại Bắc Kỳ và được xuất cảng ra nước ngoài, chắc chắn sẽ được du nhập vào các ḷ gốm Chàm nếu chúng vẫn c̣n tiếp tục hoạt động./-

 

___

CHÚ THÍCH

1.      Bởi người viết, không may nên không có thể đên thăm địa điểm, chương này được dựa trên sưu tập và thông tin của Hà Đức Cần [?], người đă đên thăm viếng địa điểm này, và trên một sưu tập nhỏ các mảnh vỡ và các phế phẩm tại Bảo Tàng Viện Quốc Gia Sàig̣n.  Kể từ 1975, người viết không thể hay biết bất kỳ điều nào thêm về địa điểm.

 

2.      Coedès (1968), trang 239.  Muốn biết thêm về lịch sử Vương Quốc Chàm, xem Maspero (1928), Coedès (1966 và 1968), và Hall (1968).

 

3.      Brown (1975).  Khoảng 1,000 đĩa tương tự như các đĩa t́m thấy ở G̣ Sành được t́m thấy trong một chiếc tàu bị ch́m đắm ngoài khơi bờ biển miền nam Thái Lan, nhưng bởi không có một sự so sánh bên nhau, sự xác định chắc chắn gặp khó khăn.  Có bằng chứng rằng các đĩa tương tự cũng được chế tác tại miền nam Trung Hoa.  Phán đoán theo cácniên đại khả hữu của đồ gốm Sawankhalok và Sukhothai, hai thứ đều cũng được t́m thấy trên chiếc tàu, con tàu có lẽ đă bị ch́m đắm vào cuối thế kỷ thứ mười bốn hay đầu thế kỷ thứ mười lăm.

 

4.      Chúng cũng được thiết lập danh mục bởi Willetts (1971), và được thử làm như thế bởi Lammers và Ridho (1974).  Một bộ món đồ khác được xác định bởi Willetts trong cùng tập danh mục là đồ gốm Việt Nam, nhưng có một số đặc điểm của gốm Chàm, là lớp men bóng (enamel) trên đồ đất nung không tráng men (biscuit).  Một thí dụ được tŕnh bày nơi đây (trên Bảng 23d) có lớp men màu nâu kim loại, vành miệng uốn tṛn, có tay cầm hai bên cầu vai, điển h́nh cho loại gốm G̣ Sành, kết hợp với men bóng màu đỏ cà chua trên đồ nung không tráng men.  Nghiên cứu kỹ hơn rất có thể chứng minh nó có nguồn gốc Chàm.

 

5.      B́nh đựng vôi th́ nhỏ và có h́nh trái xoan, chiều cao trung b́nh từ 9 đến 13 cm, có một chân đế và hoặc một tay cầm h́nh rồng chih [phiên âm tiếng Hán nhưng không có mặt chữ nên không rơ ư nghĩa, chú của người dịch] uốn lượn như một cành cây nhỏ hay con rồng biến thái trong huyên thoại.  Những h́nh dạng như thế thường được chỉ định thuộc các thế kỷ thứ mười ba và mười bốn.  See Huet (1941).

 

6.      Sự phát biểu này có nghĩa hạn chế đối với từ ngữ “glazed: có tráng men” bởi người Chàm đă trang trí các ngôi đên của họ bằng các đồ trang trí điêu khắc không tráng men, thường có màu vàng cam của đất sét được nung nhanh và các món đồ này, bởi vẫn chưa được ấn định niên đại một cách quả quyết, có thể sớm hơn đồ gốm tráng men.

 

7.      Chiếc vại, được tráng men màu nâu với vành miệng uốn tṛn và bốn tay cầm đắp nổi ở vai vại điển h́nh cho các món đồ đơn sắc của G̣ Sành, được phô bày trong sách của tác giả Locsin (1967, Bảng 93) cùng với phần c̣n lại của đồ được chứa đựng ở Ngôi Mộ Số 25; chiếc vại nằm ở bên trên, góc tay phải của bức ảnh chụp.  Vật mai táng bao gồm cả các đồ màu ngọc bích và các đồ đơn sắc Trung Hoa cùng với một đồng tiền Trung Hoa thế kỷ thứ mười một/- 

 

a.       Bát, nông, thân (xương) gốm màu cam nhạt, lớp men xanh rêu hơi xám chảy xuống dưới, và một vết sẹo từ chân đế của chiếc bát khác h́nh tṛn của bát chồng, không được tráng men trong ḷng bát.  Đường kính: 16.7cm. Sưu tập của Ha Duc Can [?].

b.      Vại, với thân màu cang hơi đỏ, phần trang trí được chạm khắc xuyên qua lớp men nâu lốm đốm chảy từ trên xuống. Chiều cao: 42 cm.  Sưu tập của Ha Duc Can [?]

c.       Vại, với thân màu cam hơi đỏ, phần trang trí được chạm khắc xuyên qua lớp men màu nâu  ánh vàng kim loai.  Chiều cao: 24.5 cm.  Sưu tâp của Ha Duc Can [?]

d.      Chậu, với đáy bằng, thân màu cam da con trâu, bên ngoài phần lớn không tráng men, và có lớp men màu nâu-olive nhạt chảy xuôi xuống.  Đường kính: 41 cm, cao: 23 cm.  Sưu tập của Ha Duc Can [?]

 

a.       B́nh đựng nước uống, h́nh quả lê với một quai cầm h́nh con rồng chih [kư âm chữ Hán trong nguyên bản, không rơ nghĩa, ND], đáy phẳng, hơi lơm, thân màu cam hơi nâu, và men tráng nâu nhạt, mỏng, rạn nứt.  Chiều cao: 11.9 cm.  Từ Quy Nhơn.  Thế kỷ mười bốn đến thế kỷ mười lăm.  Sưu tập Ha Duc Can [?].

 

b.      Cốc (tách), với chân phẳng, thân màu cam hơi xám; và một lớp men nâu caramel nhạt, [caramel: màu nâu của đường đem thắng, ND], mỏng chảy xuôi xuống dưới,  có vân rạn, với các lỗ đinh ghim (kim châm).  Chiều cao: 8 cm.  Từ Quy Nhơn.  Thế kỷ mười bốn đến thế kỷ mười lăm.  Sưu tập Ha Duc Can [?].

 

c.       Vại, với năm con rồng có vẩy, dài, với cổ tạo thành tay cầm, phần trang trí chạm khắc những đợt sóng nằm dưới lớp men, thân hơi đỏ, và với một lớp men màu nâu ánh vàng kim loại mỏng, chảy từ trên xuống dưới, lốm đốm các lỗ đinh ghim. Chiều cao: 42 cm.  Từ các bộ tộc miền núi, tỉnh B́nh Định.  Thế kỷ mười bốn đến thế kỷ mười lăm.  Sưu tập Ha Duc Can [?].

 

 

a, b. Bát, với thân nhẹ màu cam hơi đỏ, ṿng chân đế được cắt xén và đặt xiên góc, ṿng xếp chồng bát không được tráng men trong ḷng bát, và lớp men màu nâu lốm đốm.  Đường kính: 15.3 cm.  Từ Quy Nhơn.  Thế kỷ mười bốn đến thế kỷ mười lăm.  Sưu tập Ha Duc Can [?].

 

c.B́nh, vại, với ṿng chân đế được cắt xén, thân màu cam hơi đỏ, và lớp men nâu nhạt pha6`n nào bị mờ nhạt.  Chiều cao: 7 cm. Từ Quy Nhơn.  Thế kỷ mười bốn đến thế kỷ mười lăm.  Sưu tập Ha Duc Can [?].

d.Vại (b́nh), với lớp men nâu ánh vàng kim loại ở pha6`n trên, và họa tiết trang trí bằng men bóng màu đỏ cà chua trên phần c̣n lại của thân b́nh không được tráng men, bị khiếm khuyết bởi một vài vết bỏng giộp gây ra bởi các bọt không khí thoát ra, đáy vại ráp nhám, không tráng men, và hơi lơm.  Muốn có một chiếc b́nh tương tự được xác định là đồ An Nam, xem Van Orsoy de Flines, 1949, Pl. 74.  Chiều cao: 33 cm, Sưu tập SinclairCollection, Museum Seni Asia, Universiti Malaya.

***

THƯ TỊCH

 

Người dịch chỉ ghi lại các tài liệu được trưng dẫn trực tiếp trong hai bài viết bên trên, từ một thư tịch khá dài trong nguyên bản.

 

Adhyatman, Sumarah, Antique Ceramics Found in Indonesia: Various Uses and Origins, Jakarta, Himpunan Keramik Indonesia (The Ceramic Society of Indonesia), 1981.

Beyer, H. Otley, “Southeast Asia Ceramic Wares”, Quezon City, University of the Philippines, 1960 (unpublished manuscript).

Chan Cheung, “The Smuggling Trade between China and Southeast Asia during the Ming dynasty”, trong sách biên tập bởi F. S. Drake, Symposium on Historical, Archaeological and Linguistic Studies on Southern China, South-East Asia and the Hong Kong Region, Hong Kong University Press, 1967, các trang 223-7.

Chang T’ien-Tse, Sino-Portuguese Trade from 1514 to 1644, Leyden, 1969.

D’Argencé, Lefebvre, Les Céramiques à Base Chocolatée, Paris: École Francaise D’Extrême-Orient, 1958.

Deveria, G., Histoire des Relations de la Chine avec L’Annam Vietnam du XVIe au XIXe Siècles, Paris, Librairie de la Société Asiatique de L’École Langues Orientales Vivantes, 1880.

Dumoutier, Jacques, “Lettre au Directeur de L’École Francaise D’Extrême-Orient”, BEFEO (Bulletindu l’École Francaise d’Extrême-Orient), Vol. 3, No. 2, 1903, các trang 365-7.

Ferrand, Gabriel, Relations de Voyages et Textes Geographiques Arabes, Persans et Turks Relatifs à L’Extrême-Orient du VIIIe au XVIIIe Siècles, Paris, Ernest Leroux, 1913-14.

Garner, Sir Harry, Oriental Blue and White, London, Faber & Faber, 1954.

_____, “The Use of Imported and Native Cobalt in Chinese Blue and White”, Oriental Arts, Vol. 2, No. 2, Summer 1956, pp. 48-50.

Gerini, G. E., Researches on Prolemy’s Geography of Eastern Asia, London, Royal Asiatic Society, 1909.

Gillert, Velma, “Collecting Ceramics in Indonesia”, Arts of Asia, March-April 1978, pp. 85-93.

Goloubew, Victor, “La Province de Thanh Hoa et sa Céramique”, Revue des Arts Asiatiques, Vol. 7, 1931-2, các trang 112-16.

Guy, John, Oriental Trade Ceramics in South-East Asia, Ninth to Sixteenth Centuries, Singapore, Oxford University Press, 1986.

_____, “Vietnamese Ceramics and Culotural Identity: Evidence from the Lư and Trần Dynasties”, trong sách biên tập bởi D. G. Marr và A. D. Milner, Southeast Asia in the 9th to 14th Centuries, Singapore, Institute of Southeast Asian Studies, 1986, các trang 255-69.

Hirth, F., China and the Roman Orient, Leipsic & Munich, Georg Hirth, 1885.

Hobson, R.L., “Chinese Porcelain at Constantinople”, TOCS (Transactions of the Oriental Ceramic Society), No. 11, 1933-4, các trang 9-14.

Huet, Clement, “Les Pots à Chaux; Les Pipes à Eau”, BMRAH (Bulletin de l’Musées Royaux d’Art et d’Histoire), No. 4, July-August 1941, các trang 74-84.

_____, “Les Terres Cuites de Thổ Hà; Les Brule-Parfums de Bát Tràng”, BMRAH, No. 1, January-February 1942, pp. 2-9.

_____, “Les Terres Cuites Architecturales de Đại La”, BMRAH, No. 3, May-June 1942, pp. 50-61.

Janse, Olov R.T., Archaeological Research in Indochina, 3 vols., Cambridge, Mass: Harvard University press, Vol. 1: 1947 and Vol. 2, 1951; Bruges, St. Catherine Press, Vol. 3, 1958.

_____, “Rapport Préliminaire D’Une Mission Archéologique en Indo-chine”, Revue des Arts Asiatique, Vol. 9, No. 3, 1935, pp. 144-53; Vol. 4, No. 4, 1935, pp. 209-17; Vol. 10, No. 1, 1936, pp. 42-8.

Jenyns, Soame, Ming Pottery and Porcelain, London, Faber & Faber, 1935.

Joseph, Adrian M., Chinese and Annamese Ceramics Found in the Philippines and Indonesia, London, Hugh Moss Ltd., 1973.

Koyama Fujio và Figgess, John, Two Thousand Years of Oriental Ceramics, London, Thames & Hudson, 1961.

Laufer, Berthold, Chinese Pottery of the Han Dynasty, London, E. J. Brill, 1909.

Lê Thành Khôi, Le Việt Nam: Histoire et Civilization, Paris, Les Éditions de Minuit, 1955.

Locsin, Leandro và Locsin, Cecilla, Oriental Ceramics Discovered in the Philippines, Rutland, Vermont & Tokyo, Charles E. Tuttle Co., 1967.

Madrolle, Guide Madrolle: Indochine du Nord, Paris, Librairie Hachette, 1925.

Maspero, G., Le Royaume de Champa, Paris, 1928.

Melikian, Souren, “Asia’s Hidden Glories”, International Herald Tribune, 26-27, September 1987, Arts/Leisure page.

Mills, J. V, G., The Overall Survey of the Ocean’s Shores, Cambridge, Cambridge University Press, 1970.

Nguyễn Ngọc Linh (chủ biên), An Introduction to Vietnam, Sàig̣n The Vietnam Council of Foreign Relations, 1969.

Okuda Seiichi, Annam Toji Zukan (Annamese Ceramics), Tokyo, Zauho Press, 1954.  (The Oriental Ceramic Society of Hong Kong, South-East Asian and Chinese Trade Pottery, Hong Kong, The Oriental Ceramic Socirty of Hong Kong, 1979.

Patkó, Imre và Rév, Miklos, L’Art du Việt Nam, Paris, Éditions Aimery Somogy, 1967.

Pires, Tome, The Suma Oriental of Tome Pires, 2 quyển, phiên dịch bởi A. Cortesăo, London, Hakluyt Society, 1944, in lại năm 1980.

Pope, John Alexander, Fourteenth Century Blue and White, Washington, DC, Smithsonian Institution, 1952; rev. edn (ấn bản đă tu chỉnh), 1970.

_____, Chinese Porcelains from the Ardebil Shrine, Washington, DC, Smithsonian Institution, 1956; reprinted, Sotheby Parke Bernet, 1981.

Ridho, Abu, “Notes on the Wall Tiles of the Mosque at Demak”, in Southeast Asian Ceramic Society, Vietnamese Ceramics, Singapore, 1982, pp. 36-7.

Schafer, Edward H., The Vermilion Bird, Berkeley & Los Angeles, University of California Press, 1967.

Vlekke, Barnard H. M., Nusantara: A History of Indonesia, The Hague, W. Van Hoeve, 1965, ấn bản lần thứ nhất, 1943.

Volker, T., Porcelain and the Dutch East India Company, Leiden, E. J. Brill, 1954; reprinted 1971.

Vương Hồng Sển, “Les Bleus de Huế à décor Mai Hạc”, BSEI (Bulletin de la Société des Études Indochinois), Vol. 19, No. 1, 1944, các trang 57-70.

Willetts, William, Ceramic Art of Southeast Asia, Singapore, Southeast Asian Ceramic Society, 1971.

_____

Nguồn: Roxanna M. Brown, The Ceramics of South-East Asia, Their Dating and Identification, 2nd Edition, Art Media Resources, Ltd.: Chicago, Il, 2000.  Các phần trích dịch gồm:

Chapter 1: Vietnamese Ceramics, các trang 13-32; Chapter 2: The Go-Sanh Kilns, các trang 36-39; Bản In Màu Đồ Gốm Việt Nam, Plate I – Plate XIV; Bản In Màu Đồ Gốm Chàm, Plate XV; Bản In Đen Trắng Đồ Gốm Việt Nam, Plate 1 – Plate 21; Bản In Đen Trắng Đồ Gốm Chàm, Các Ḷ Nung ở G̣ Sành, Plate 22 – Plate 23.

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

09.10.2017

                                                                                                                                 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html