Ashley Halls 4, Dirk Lamberts 5 & Md Golam Mustafa 6
1. Department of Ecology and Evolution, Imperial College Conservation Science, Berkshire, UK
2. Department of Geography, University of Wisconsin-Madison, Madison, USA
3. School of Biological Sciences, The University of Hong Kong, Hong Kong, China
4. Aquae Sulis (Research) LTd (ASL), Bradford-on-Avon, Wiltshire, UK
5. Laboratory of Aquatic Ecology, Evolutionand Conservation, University of Leuven, Leuven, Belgium
6. WorldFish, Dhaka, Bangladesh
NGƯ NGHIỆP CỦA NHỮNG CON SÔNG
TẠI ĐÔNG NAM Á
Ngô Bắc dịch
Toát Yếu: Các bộ phận sông ng̣i thấp hơn thấp hơn, của các con sông Ganges-Brahmaputra, Ayeyarwady (Irrawaddy), Salween, Chao Phraya, Mekong và Lancang (Lan Thương) thuộc vào các con sông dài nhất và có năng suất lớn nhất về ngư nghiệp nội địa trên thế giới. Ngoại trừ con sông Chao Phraya, chúng đều phát nguyên từ Cao Nguyên Tây Tạng. Tất cả đều có các ḍng chảy ở thượng lưu dốc đứng và dữ dội giữa các thung lũng núi đồi hẻm sâu và các ḍng chảy hạ lưu bằng phẳng với các miền đất châu thổ ẩm ướt rộng lớn. Phần lớn các vùng đất ẩm ướt bên bờ sông được biến cải để trồng lúa gạo. Chúng đều có các hệ động vật về cá phong phú và đa dạng, gồm hơn 100 giống (họ), thích ứng với một loạt rộng răi các sinh cảnh đồng bằng lũ lụt và độ dốc của ḍng sông (river channel). Nhiều loại là các cá trắng di chuyển nơi trú ngụ, nhưng các loại cá đen ít di chuyển hơn có tầm quan trọng hơn tại các ngư trường của số con sông. Việc đánh cá có thể có tính cách thương mại, thủ công hay để sinh nhai và sử dụng nhiều loại trang thiết bị cố định và di động khác nhau, một số trong đó đ̣i hỏi sự đầu tư đáng kể. Phần lớn loại cá bắt được dành cho sự tiêu thụ. Các con cá lớn hơn được bán cho nhà hàng ăn; cá nhỏ hơn thường được biến chế thành nhiều loại khác nhau gồm cá khô, chả cá, và nước mắm. Các cá nhỏ, giá trị thấp đôi khi cũng được dùng làm thực phẩm gia súc (chính yếu cho việc nuôi trồng thủy hải sản) sau khi biến chế. Hiện có một loạt nhiều sự đe dọa tiềm tàng đối với các giống cá và ngư nghiệp nội địa tại Á Châu bao gồm sự phát triển đập làm thủy điện và tưới tiêu, sự khai thác thái quá, nạn ô nhiễm, sự thay đổi việc sử dụng đất, khai thác hầm mỏ, sự du nhập các loại cá xâm nhập, và sự chuyển hướng luồng nước dành cho nông nghiệp và các mục đích khác. Việc đánh cá được quản trị hoặc như các ngư trường mở ngỏ sự tiếp cận hay các ngư trường phân lô được giao thác cho các nhóm cá biệt trên căn bản các cuộc đấu giá. Hiện tại, sự quản trị ở các mức độ địa phương, quốc gia, lưu vực và quốc tế không đáp ứng được các nhu cầu của sự bảo tồn cá và ngư truờng và các nhu cầu khẩn cấp được canh cải để bảo vệ tốt hơn các ngư trường trước các áp lực dâng cao từ các kẻ sử dụng khác nguồn tài nguyên dưới nước.
Các đề mục then chốt: Các ngư trường trên sông vùng đất thấp; Sông Ganges, Sông Brahmaputra, Sông Irrawaddy, Sông Salween, Sông Mekong, Sông Chao Phraya.
***
Dẫn Nhập
Các con sông đồng bằng Đông Nam Á nằm trong số các con sông dài nhất và nhiều năng suất nhất về các số cá nội địa đánh bắt tự nhiên trên thế giới. Chúng có nhiều thành tố chung: chúng hầu hết đều phát nguyên từ Cao Nguyên Tây Tạng và có các ḍng chảy thượng nguồn dốc đứng và xoáy mạnh nằm trong các hẻm núi sâu và các ḍng chảy hạ lưu bằng phẳng gắn liền với các vùng châu thổ đất ẩm ướt rộng lớn. Các lưu vực hạ lưu của chúng giờ đây được cư ngụ đông đúc và đă là địa điểm của các nền văn minh ban sơ từng vươn lên tới cực đỉnh ở Mughal (Ganges), Khmer (Mekong), Siamese (Chao Phraya) và Pagan (Irrawaddy). Về mặt lịch sử, các con sông này được nối kết với sự trồng lúa nước thâm canh, liên quan đến sự sửa đổi cảnh quan gồm cả các đồng bằng dễ bị lụt kề cận và các vùng đất ẩm ướt liên hệ, với các sự thay đổi có hoạch định và đang tiếp diễn hồi gần đây hơn bởi các đập thủy điện. Một số con sông, chẳng hạn như sông Ganges, cũng bị ô nhiễm và lạm dụng nặng nề bởi sự tháo đổ các khối lượng lớn lao các chất thải kỹ nghệ và sự sử dụng tư nhân; điều này tượng trưng cho một nghịch lư đặc thù với vị trí trung tâm của con sông trong huyền thoại Ấn Độ. Ba trong sáu hệ thống bao gồm trong chương sách này đă được nghiên cứu một cách sâu rộng xuyên qua các định chế quốc gia và nhiều dự án chính phủ và phi chính phủ khác nhau, do đó sự hiểu biết về các nguồn tài nguyên và sự khai thác chung, trong khi c̣n lâu mới hoàn chỉnh, tiến bộ hơn nhiều so với nhiều ngư trường nội địa khác. Chương sách này thảo luận luận các phần hạ lưu sông ng̣i của sông Ganges-Brahmaputra, đặc biệt các hệ thống lũ lụt và châu thổ rộng lớn của Bangladesh, sông Ayeyarwady (Irrawaddy), sông Salween, sông Chao Phraya, sông Mekong cùng sông Lancang (Lan Thương) (H́nh 3.24.1) [được đánh số như trong nguyên bản, chú của người dịch].
H́nh 3.24.1 Vị Trí Các Sông Chính Tại Đông Nam Á
Mô Tả Các Sinh Cảnh (Habitats)
Con sông Ganges dài 2525 cây số được dồn nước bởi vài phụ lưu chính rút nước từ rặng núi Hy Mă Lạp Sơn có các ḍng chảy thượng nguồn là các con sông vùng núi dốc dứng đổ vào các đồng bằng phù sa ph́ nhiêu. Sông Brahmaputra (2900 cây số) phát nguyên từ Cao Nguyên Tây Tạng và kết hợp với sông Ganges và sông Meghna để tạo thành một hệ thống lũ lụt và châu thổ bao la, tọa lạc chính yếu tại Bangladesh và Bengal (Ấn Độ). Ba con sông cùng nhau tưới tiêu nước trên một diện tích 1,086,005 cây số vuông và khống chế địa dư phù sa của miền bắc tiểu lục địa Ấn Độ. Đồng bằng dễ bị lụt kết hợp châu thổ phù sa (lớn nhất thế giới) bao gồm gần hết diện tích của Bangladesh, 147,570 cây số vuông và được tạo thành bởi một mạng lưới gồm các con sông chính: Padma, Meghna, Jamuna và Brahmaputra. Bảy mươi phần trăm vùng châu thổ cao hơn mức nước biển chưa đến 1 mét và thường xuyên bị lụt; 10% c̣n lại bị lụt khi nước rút về rất nhiều hồ, sông và kinh đào tại vùng trũng của con sông (Payne và các tác giả khác, 2004).
Sông Ayeyarwady (Irrawaddy) dài 2170 cây số và có một lưu vực thoát nước rộng 413,710 cây số vuông. Nó khởi nguồn từ Cao Nguyên Tây Tạng bên Trung Quốc và chảy xuyên qua Miến Điện ra tới biển. Nó có một châu thổ bao la với khoảng 600,000 cây số vuông đất trồng lúa gạo trên đồng bằng dễ bị lụt. Địa thế toàn bộ theo hướng bắc đông bắc của châu thổ đă góp phần vào tác động của Cơn Lốc Xoáy Cyclone Nagis hôm 2 Tháng Năm 2008, phá hủy các ngư trường của châu thổ, gây tổn thất cho ít nhất 138 x 103 sinh mạng và phá hủy một số ước lượng khoảng 100 x 10 3 các chiếc thuyền.
Con sông Salween dài 2815 cây số cũng chảy từ Cao Nguyên Tây Tạng xuống Miến Điện và Thái Lan qua một lưu vực rộng 324,000 cây số vuông. Là một con sông dốc đứng, bị bao bọc tại các vùng thượng du cho phần lớn chiều dài của nó mặc dù có một châu thổ nhỏ.
Mekong là hệ thống sông chế ngự của vùng Đông Nam Á lục địa. Nó khởi nguồn từ Trung Quốc, nơi nó được gọi là sông Lancang (Lan Thương), và chảy qua 4800 cây số xuyên qua Lào, Miến Điện, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam. Lưu vực của nó rộng tới 795,000 cây số vuông. Ḍng chảy thượng nguồn của nó bị giới hạn vào một thung lũng hẹp th́ dốc đứng và nhiều đá. Trung lưu của Mekong phẳng hơn với các đồng bằng dễ bị lụt giới hạn bị ngắt quăng bởi một hệ thống các luồng nước phân nhánh ṿng (anabranching) chung quanh khu vực Siphandone (4000 đảo) và một chuỗi dài các ghềnh và thác tại Thác Khone dọc biên giới giữa Lào và Căm Bốt (Daconto, 2001). Vùng châu thổ tại miền trung Căm Bốt có một diện tích ngập lụt lên tới 70,000 cây số vuông và bao gồm Sông Tonle Sap và Biển Hồ (Great Lake). Diện tích của Biển Hồ trồi sụt từ 2,200 cây số vuông lúc nước xuống thấp trong mùa khô, lên tới 13,250 cây số vuông ở cực điểm của 5 tháng lũ lụt (Kummu và các tác giả khác, 2014). Độ sâu của nó cũng gia tăng từ 0.7 m – 1m trong mùa khô lên đến từ 6.3 – 9.8 mét trong mùa ướt, với sự biến đổi giữa các năm đáng kể. Ḷng sông Mekong có nhiều ao sâu dọc theo chiều dài của nó cung cấp sinh cảnh mùa khô quan trọng cho các loại cá, đặc biệt các loại cá lớn (Poulsen và các tác giả khác, 2002a; Baird 2006a). Đồng bằng dễ bị lụt trước đây có rừng mọc rậm rạp, nhưng phần lớn đă được khai quang để trồng lúa.
Sông Chao Phraya không phát nguyên từ Cao Nguyên Tây Tạng mà có nguồn gốc của nó tại các cao nguyên miền bắc Thái Lan. Nó nhỏ hơn các con sông khác được thảo luận nơi đây, chỉ dài 372 cây số, với một diện tích lưu vực rộng 160,000 cây số vuông, chiếm cứ vùng lơi cốt trung tâm của đất nước. Nhiều thị trấn quan trọng tọa lạc dọc theo chiều dài con sông, và nó đă phải chịu nhiều công tŕnh xây dựng con sông đáng kể bởi các chế độ liên tiếp. Đồng bằng dễ bị lụt bao la nguyên thủy là rừng, nhưng hầu hết đă được khai quang để canh tác lúa gạo, và phần lớn khu vực nay đă được đô thị hóa.
Các Loại Cá Chính (Đa Trạng) và
Các Sự Sử Dụng Của Chúng
Các con sông của vùng này đều có các hệ đông vật cá phong phú và đa trạng, bao gồm hơn 100 họ, nhiều hơn số loại hiện diện hoặc tại Phi Châu hay Mỹ Châu nhiệt đới. Theo tác giả Rahman (1989), 260 loại cá có vây (finfishes) xuất hiện tại vùng nước ngọt của Bangladesh [trong đó] loại cá hilsa Tenualosa ilisha [họ cá trích: herring, chú của người dịch] thường là loại cá đơn độc quan trọng nhất, và chỉ riêng hệ thống sông Ganges không thôi, có 161 loại cá được ghi chép (Payne và các tác giả khác, 2004). Vùng Ấn Độ-Miến Điện bao gồm ít nhất 1178 loại, gồm 151 loại tại sông Salween, 328 tại hệ thống Mae Klong-Chao Phraya, 328 tại hệ thống Irrawaddy và hơn 500 tại hệ thống sông Mekong (Kottelat và các tác giả khác, 2012). Tập hợp các loại bị khống chế bởi (một cách đặc biệt) loại cá giống như cá chép [có tên khoa học là Cryprinidae, chú của người dịch] và nhiều loại cá da trơn [catfish: cá có râu như râu con mèo, thuộc họ khoa học là Siluriformes, trong đó gồm cả cá trê, cá tra, cá bông lau v.v..., chú của người dịch] khác nhau. Các kích thước có từ loại cá đuối gai độc (stingray) khổng lồ Himantura chaophraya, có thể vượt quá 400 kí lô, và cá trê (hay cá bông lau) (catfish) khổng lồ Pangasianodon gigas, nặng hơn 300 kg, cho đến các cá có ngạnh. (small barbs), cá kiểng gouramies [như cá mang giỗ (perch), thuộc họ Osphronemidae, chú của người dịch] và cá chạch (loaches) cỡ nhỏ, có giá trị như các loại cá thủy sinh [nuôi ở bể nước làm cá kiểng, chú của người dịch] (Kottelat và các tác giả khác, 2012).
Cá sông đôi khi được phân chia thành cá đen (blackfishes) và cá trắng (whitefishes) theo động thái và sinh thái của chúng (Hill, 1995). Cá trắng ở ngoài biển khơi (pelagic), ăn sinh vật trôi nổi trên biển (planktivores), hay ăn cá là thực phẩm chính (piscivores), di trú giữa các đồng bằng dễ bị lụt và các sinh cảnh gần đáy sông và đặc biệt dọc theo các luồng chảy chính (channels) của các con sông. Các loại như thế đ̣i hỏi các nơi tập trung có dưỡng khí (oxygen) được ḥa tan cao độ và tránh t́nh trạng dưỡng khí (oxygen) thấp bằng việc di trú; chúng là loại phân tán trứng cá và cho thấy ít hay không có sự chăm sóc của cá mẹ. Ngược lại, cá đen có khuynh hướng chỉ di trú tại địa phương trong phạm vị một khu vực giới hạn và sống ở tầng đáy sông (benthonic), cư ngụ tại các hồ (trũng nước) của đồng bằng dễ bị lụt và các luồng nước đọng cũng như cánh đồng lúa và rừng bị lụt, các sinh cảnh thường có độ dưỡng khí ḥa tan thấp. Nhiều loại cá đen thực hành sự chăm sóc của bậc cha mẹ (thí dụ như ấp cá con bằng miệng (mouth brooding) và xây tổ bằng bọt nước miếng (buble nest building) và có thể chịu đựng các mức thấp của dưỡng khí phổ biến tại các nơi mà nước v́ xa cách luồng chảy chính, trở nên tù đọng. Sự chăm sóc cung cấp bởi cá mẹ giảm thiểu tử số của trứng cá và cá con (fry) trong các t́nh trạng như thế, và điều đáng ghi nhớ rằng các loại cá đen Á Châu bao gồm nhiều hơn phân nửa họ cá được biết có ấp giữ cá con bằng miệng. Nói chung, các loại cá trắng có trị giá thương mại nhiều hơn các loại cá đen.
Mặc dù hầu hết cá sông Đông Nam Á là loại di trú thế nhưng, như sự so sánh cá trắng với cá đen cho thấy, cũng có một loạt các tác phong sinh dưỡng khác nhau. Một số loại có thể ở lại tại sinh cảnh của cha mẹ chúng, bất luận các vũng của đồng bằng dễ bị lụt hay luồng chảy chính, và hoàn tất chu kỳ đời sống của chúng mà không có sự di trú đáng kể, và các loại khác, được gọi cá xám (greyfishes) (thí dụ các loại Labeo), có tác phong tùy thích với cả sự di trú và yên vị tại chỗ hay các yếu tố đất đai giúp chúng sẵn sàng đáp ứng với các sự thay đổi trong các điều kiện của trào lượng. Tuy thế, điểm chính là phần lớn các loại cá sông tại Đông Nam Á thực hiện các sự di trú đẩy sự sinh sản lên cực điểm trùng hợp với sự khởi đầu của các sự gia tăng trào lượng trong mùa mưa; các sự di trú quay trở về có khuynh hướng trùng hợp với các mực sông xuống thấp. Thí dụ, nhiều loại (điển h́nh các loại cá đen) di trú theo hàng ngang vào các đồng bằng dễ bị lụt và các rừng bị lụt ven sông để nuôi ăn và đẻ trứng và các cá cha mẹ và cá con quay trở về vùng đáy sông hay hồ khi lụt rút xuống, thường vào ban đêm. Các loại cá khác di trú đến một địa điểm thượng nguồn tại sông chính hay các phụ lưu và quay trở lại hạ nguồn, thường trong ban ngày. Trứng và ấu trùng (larvae) của các loại như thế trôi xuống hạ lưu cho đến khi chúng đủ lớn để di chuyển theo hàng ngang vào các đồng bằng dễ bị lụt. Một loại cá ngược sông để đẻ trứng (anadromous), một loại cá trê (hay cá bông lau) lớn con Pangasius krempfi, di chuyển hơn 1000 cây số từ Biển Nam Trung Hoa và Châu Thổ Mekong tại Việt Nam ngược ḍng Mekong lên tới miền bắc Lào (Hogan và các tác giả khác, 2007). Tại sông Ganges, các loại cá chép giống mahseers Tor thực hiện sự di trú ngược ḍng xa xôi để đẻ trứng tại các phụ lưu đầu nguồn chảy xiết của các con sông phụ. Các sự di trú như thế đă được nghiên cứu sâu rộng tại sông Mekong (Poulsen và các tác giả khác, 2002b; Baird và các tác giả khác, 2003; Baird & Flaherty, 2004; Halls & Kshatriya, 2009; Halls và các tác giả khác, 2013a), đặc biệt các sự di chuyển tại khu vực Thác Khone Falls trên biên giới Lào – Căm Bốt (Roberts & Baird, 1995; Baird và các tác giả khác, 2001, 2003, 2004; Baird & Flaherty, 2004; Baran và các tác giả khác, 2005; Warren và các tác giả khac, 1998, 2005; Baird, 2011; Halls và các tác giả khác, 2013a), và việc nhập và xuất khỏi Biển Hồ xuyên qua sông Tonle Sap nơi chúng bị khai thác bởi cách đánh cá bằng lưới túi (‘dái fishery) [các lưới h́nh túi (bao) này được đặt tại nơi nước thoát ra từ Biển Hồ để bắt cá khi chúng quay ngược về sông Mekong, chú của người dịch.] (H́nh 3.24.2) và tại khu vực Thác Khone Falls (Lieng và các tác giả khác, 1995; Poulsen và các tác giả khác, 2002b; Lamberts 2006, 2008a, b; Lamberts & Koponen, 2008; Welcomme và các tác giả khác, 2012; Halls và các tác giả khác, 2013b).
H́nh 3.24.2: “Dai’ giữ chắc các lưới quét tại sông Tonle Sap, Căm Bốt. H́nh chụp của Robin I. Welcomme
Các chương tŕnh theo dơi cá và các nghiên cứu về sự tiêu thụ cá cho thấy là các loại cá trắng tạo thành 30% - 40% khối lượng sinh vật cá nội địa tại Lưu Vực Hạ Lưu Sông Mekong. Các loại cá đen và cá xám cấu thành khoảng 50% và từ 10% - 20% (Halls & Kshatriya, 2009). Các loại cá đen đóng góp đến 88% bằng khối bắt được tại các ngư trường đồng lúa gạo của Hạ Lưu sông Mekong (Hortle và các tác giả khác, 2008), và tại các đồng bằng dễ bị lụt của Bangladesh, các loại cá đen tại chỗ cung cấp đa số sản lượng cá nước ngọt toàn quốc (Craig và các tác giả khác, 2004).
T́nh Trạng Ngư Nghiệp Nước Ngọt và
Vũng Cửa Sông
Các Phương Pháp Đánh Bắt và Các Loại Ngư Nghiệp
Ngư nghiệp trên sông Đông Nam Á có thể có tính chất thương mại, thủ công, hay sinh nhai. Ngư nghiệp thương mại thường hoạt động từ các thuyền lớn hay có gắn động cơ, chẳng hạn như cách đánh cá bằng túi lưới ‘dai’ trên sông Tonle Sap, bao gồm tới 15 dẫy lưới vét cố định được đặt ngang con sông để bắt cá di chuyển ra ngoài Biển Hồ, hay các hệ thống hàng rào cá khổ lớn và sâu rộng tại Biển Hồ để bắt các loại cá di chuyển từ các rừng lụt khô cạn. Các bẫy và dụng cụ cố định như thế th́ tốn kém để thiết lập và điều hành và được quy định bởi việc cấp giấy phép theo hệ thống ngư trường chia lô đấu thầu (H́nh 3.24.3) nhưng có thể sinh lợi rất nhiều. Thí dụ, Halls và các tác giả khác (2013a, b) đă ước lượng rằng 1.6 x 106 cá di chuyển khỏi Biển Hồ mỗi ngày trong mùa đánh cá (Tháng Mười đến Tháng Ba). Phần lớn (khoảng 80%) được bắt bởi các dẫy túi lưới tạo thành lối đánh cá ‘dai’ trên Sông Tonle Sap.
Các ngư phủ thủ công th́ phổ biến hơn nhiều và bao gồm từ các người đánh cá siêng năng, với toàn thể thể gian được dùng vào việc đánh cá, cho đến các người khác xem việc đánh cá là một thành tố thiết yếu trong một lối sống thôn quê tổng quát hơn. Các ngư phủ đánh cá để sinh tồn cũng phổ biến, và đặc biêt, các phụ nữ và các trẻ em, đánh cá tại các cánh đồng lúa và các lạch nước nhỏ để góp phần sinh tố vào chất dinh dưỡng của họ. Khu vực ngư nghiệp của Bangladesh sử dụng gần 15.6 x 106 các ngư phủ toàn thời gian và sinh nhai, song đa số ngư phủ đều nghèo khổ (DoF, 2012).
Việc đánh cá th́ phổ biến tại các đồng ruộng lúa gạo, và các mức độ tự nhiên của sự sản xuất có thể được nâng cao với các ao chứa phân được đào đặc biệt để giữ lại cá trong giai đoạn khô ráo của sự cầy cấy hay để dự trữ. Ngay dù không có các sự nâng cấp như thế, sản lượng tự nhiên từ các sinh cảnh này th́ cao (Hortle và các tác giả khác, 2008) và góp phần đáng kể vào số cá bắt được từ các hệ thống sông ng̣i khác nhau.
Trong những năm gần đây, có một khuynh hướng gia tăng đối với việc cung cấp cá cho nhiều sinh cảnh khác nhau kể cả các cánh đồng lúa gạo, các hồ ở đồng bằng dễ bị lụt và các khu vực làm túi giữ cá (impoundments) nhỏ nối liền với sông (De Silva & Funge-Smith, 2005). Điều này tạo ra một tầng lớp ngư phủ đặc biệt là các kẻ thường tập hợp thành các tổ hợp tác và trở nên các sở hữu chủ thực tế tài nguyên và các ḍng nước dự trữ cá.
Sự đa trạng của các loại cá, loại ḍng nước và điều kiện theo mùa có nghĩa rằng các phương pháp đánh cá cũng đa dạng không kém. Thí dụ, có đến 150 loại dụng cụ khác nhau được tŕnh bày bởi Deap và các tác giả khác (2003) cho sông Mekong. Các dụng cụ gồm từ các dụng cụ tích cực khổ lớn chẳng hạn như tấm lưới nhấc lên (H́nh 3.24.4) đến các hàng rào và các bẫy cá cố định thụ động cỡ lớn đ̣i hỏi các toán điều khiển cho đến các tấm lưới, các bẫy nhỏ do cá nhân điều khiển (H́nh 3.24.5) và các dây câu móc (hook lines). Trong mùa nước xuống thấp, các dụng cụ quy tụ cá (fish aggreagating devices: FAD) hay các ‘brush parks’ [? một thuật ngữ không rơ nghĩa, chú của người dịch] th́ thường có mặt, cho dù thường là bất hợp pháp, đặc biệt tại sông Mekong (‘samras’) và Bangladesh (‘kathas’) (H́nh 3.24.6). Áp lực đánh cá tại Bangladesh đặc biệt gia tăng xuyên qua sự bố trí các “khu đất: kathas” [có diện tích thay đổi từ 750 bộ vuông đến 2,000 bộ vuông, chú của người dịch] và các hệ thống hàng rào-bẫy bằng tre tại các con kinh nằm giữa con sông và đồng bằng dễ bị lụt bởi các người đánh cá phi truyền thống, đánh bắt cá có mang đẻ trứng (broodfishes) vào lúc khởi đầu gió mùa tại sông Meghna và Các Đồng Bằng hạ lưu Indo-Gangetic Plains (Mustafa, 2009). Mặc dù thường là bất hợp pháp, các ngư phủ cũng làm cạn (tháo nước các ao và hồ tại đồng bằng dễ bị lụt, các kinh đào, và các đoạn của luồng chảy chính của con sông trong mùa khô để gỡ bắt các cá t́m nơi trú náu ở đó (Craig và các tác giả khác, 2004).
H́nh 3.24.3 Lối vào lô đấu thầu đánh cá, Tonle Sap, Căm Bốt. Ảnh chụp bởi Robin I. Welcomme
H́nh 3.24.4 Lưới nhấc lên cao tại đồng bằng dễ bị lụt Bangladesh. Ảnh chụp bởi Robin I. Welcomme
H́nh 3.24.5 Bẫy đặt bên hông trên sông Mekong, Thác Khone Falls, Cộng Ḥa Dân Chủ Lào. Ảnh chụp bởi Robin I. Welcomme
H́nh 3.24.6 Đánh cá tại một khu ao hồ có bụi cây (Katha) của đồng bằng dễ bị lụt Bangladesh. Ảnh chụp bởi Robin I. Welcomme.
Sự Tiêu Dùng Số Cá Đánh Bắt Được
Phần lớn các loại cá đều được tiêu dùng. Các con cá lớn hơn được bán để ăn thịt, đặc biệt đến các môi trường đô thị giàu có, chẳng hạn như Bangkok, Phnom Penh, Yangon và Dacca. Các loại cá nhỏ hơn thường được biến chế thành một loạt mắm cá và nước chấm vốn là các phần tử nền tảng trong dinh dưỡng địa phương. Các số lượng đáng kể “cá rác, cá thải đi (“trash fish”) nhỏ, giá trị thấp cũng thường được dùng để chế tạo thực phẩm viên tṛn thương mại và do vườn nuôi trồng sản xuất. Thí dụ, tại Căm Bốt, một số ước lượng 60 x 103 t (ton = tấn) cá thải để làm thực phẩm cho cá lóc, cá quả, hay cá chuối (snakehead) được nuôi trồng, phần lớn là loại Channa micropeltes và Channa striata và cá trê (hay cá bông lau) các loại (Pangasius conchophilus, Pangasius larnaudiei, Pangasianodon hypophthalmus, Pangasius bocourti, Hemibagrus wyckioides và Clarias batrachuc x C. gariepinus) trong năm 2004 (So và các tác giả khác, 2005). Tại châu thổ Việt Nam, một số ước lượng 1.4 x 106 tấn cá thải nước biển và nước ngọt được yêu cầu để làm thức ăn nuôi 1 x 106 tấn cá cá trê (hay cá bông lau) dọc vằn (striped catfish) (P. hypophthalmus). Với các số cung tương lai các loại cá thải bị xâm hại bởi sự phát triển và thay đổi khí hậu, và với mức cầu và giá cả gia tăng cho thực phẩm nuôi cá trê (hay cá bông lau)n các thị trường quốc tế, các nguồn chất protein và dầu thay thế sẽ cần được xác định. Cá c̣n nhỏ, đặc biệt các loại Pangasius spp. và C. micropeltes có thể được cất giữ trong các lồng để tăng trưởng, và tiếp thị khi giá cả lên cao. Nhiều loại cá đồng bằng dễ bị lụt cho thấy các sự trồi sụt theo mùa lớn lao trong số cung và tính khả cung các loại cá, với các sự biến thiên tương ứng trong các giá cả và các sự tiêu thụ khác nhau.
Phần lớn sự mậu dịch cá tại sông Mekong xuyên qua các biên giới. Thí dụ, tác giả Bush (2004) đă đúc kết tài liệu về sự mậu dịch cá sâu rộng giữa Căm Bốt và Thái Lan xuyên qua Lào. Trị giá gia tăng thường được xuất cảng sang các nước có các năng lực biến chế khá hơn và cósự tiếp cận được thiết lập với các thị trường nước ngoài có nhu cầu.
Bảng 3.24.1 Số Đánh Bắt Cá Nội Địa Đăng Kư Năm 2010 Cho Các Nước Đông Nam Á
Nước Số Đánh Bắt Đăng Kư Trong Năm 2010 (tấn)
Bangladesh 1,119,094
Miến Điện 1,002,430
Căm Bốt 405,000
Thái Lan 209,800
Việt Nam 194,200
Lào 30,900
Tổng Cộng 2,961,424
Nguồn: Data from FAO Fishstat)
Các Khuynh Hướng Gần Đây Trong Ngư Nghiệp
Các Khuynh Hướng Về Sự Phong Phú
Các lượng cá thiên nhiên bắt được từ các con sông ở Đông Nam Á nằm trong số nhiều nhất và tổng cộng góp phần khoảng 27% tổng số toàn cầu (Bảng 3.24.1). Có một số sự khó khăn trong việc ấn định một cách chính xác số lượng cá đánh bắt được là bao nhiêu, bởi phần lớn số cá bắt được cho sự dinh dưỡng để sinh tồn đều được giữ lại, bởi chính bản chất của nó, đă không được báo cáo. Thí dụ, số cá bắt đăng kư được liệt kê nơi Bảng 3.24.1 được dựa trên các con số được cung cấp bởi các chính phủ hội viên Tổ Chức Lương Nông Quốc Tế (FAO). Trong trường hợp các nước thuộc sông Mekong, tổng số cá bắt được từ tất cả các hệ thống nội địa ở các nước là 839,900 tấn trong năm 2010, trong khi các lượng định độc lập bởi Ủy Hội Sông Mekong (Mekong River Commission: MRC) (Hortle, 2007; Lymer và các tác giả khác, 2008a) th́ vượt quá 2 x 106 t yaer-1(tấn mỗi năm). Đặc biệt Việt Nam, với số lượng đánh bắt được báo cáo chỉ là 194,200 tấn trong năm 2010, được ước lượng có các số đánh bắt lên đến gần 852,000 tấn. Lymer và các tác giả khác (2008b) ước lượng rằng các số đánh bắt thực sự tại Thái Lan lớn tới 5 lần số được báo cáo trong các thống kê chính thức. Tổng số đánh bắt tại Miến Điện cũng được báo cáo là thấp so với tiềm năng như được tính toán theo từng khu vực, cho dù việc báo cáo trong 5 năm vừa qua xem ra đă sửa chữa điều này. Nói chung, các số đánh bắt khắp vùng đă gia tăng một cách mau lẹ, đặc biệt từ đầu thập niên 1990 (H́nh 3.24.7), và các sự gia tăng mạnh mẽ trong các số đánh bắt được báo cáo tại Miến Điện có thể là nhờ sự ước lượng xác thực hơn về sự đóng góp của các loại cá đồng bằng dễ bị lụt và đặc biệt, số cá để sinh cầm. Tương tự, các sự gia tăng đáng kể được báo cáo bởi Căm Bốt từ 1999 có thể đă được nâng cao từ sự sáp nhập các loại cá đồng bằng dễ bị lụt theo sau các báo cáo của Ủy Hội MRC, cho dù chính Căm Bốt có tuyên bố các số đánh bắt của nó trước niên kỳ này là bị báo cáo thấp. Thí dụ này soi sáng sự kiện rằng đă có các sự khiếm khuyết lớn lao trong sự thu thập dữ liệu đánh bắt tại tất cả các ngư trường nội địa trong vùng (Coates, 2002), khiến cho các khuynh hướng về sự phong phú và sức sản xuất khó được xác định hay giải thích (Lamberts, 2006)
H́nh 3.24.7: Các khuynh Hướng Qua Thời Gian Của Các Số Đánh Bắt Cá Nội Địa Kư Danh Cho Các Nước Đông Nam Á, gồm Lào, Vietnam, Thái Lan, Căm Bốt, Miến Điện, Bangladesh. Nguồn: Data from FAO FishstatJ.
H́nh 3.24.8: Các sự thay đổi trong khối lượng trung b́nh (màu xanh dương) của các loại cá đánh bắt được tại ngư trường hệ thống “dai: túi lưới” ở Căm Bốt tương ứng với tầm mức và thời khoảng lũ lụt được đo lường bởi chỉ số lụt (flood index) (IF, màu đỏ) từ 1997 đến 2009. Nguồn: Data from Halls and Paxton (2014).
Khuynh Hương Đa Trạng Các Loại Cá
Tất nhiên, đă có các sự điều chỉnh trong sự phong phú tương đối về các chủng loại cá tại các hệ thống khác nhau. Không may, các báo cáo chính phủ theo chủng loại trong các thống kê ngư nghiệp thường không đầy đủ hay không chính xác. Trong các tài liệu chính xác hơn được lưu giữ, có các dấu hiệu rằng một số loại cá lớn không c̣n phong phú như trước đây. Sự phong phú của loại cá khổng lồ (‘megafish’) chẳng hạn như P. gigas, Pangasius sanitwongsei, Catlocarpio siamensis và cá chép thịt màu hồng (salmon carp) khổng lồ sông Mekong Aaptosyax grypus, cũng như các loại cá lớn như Probarbus jullieni và P. krempfi, đă xuống tới mức chúng bị xếp hạng vào loại bị đe dọa bởi Liên Hiệp Quốc Tế Bảo Tồn Thiên Nhiên (International Union for the Conservation of Nature) và được gồm vào Danh Sách Đỏ (Red List) (www.iucnredlist.org) và các chương tŕnh đặc biệt để quản trị chúng đă được bênh vực (Hogan và các tác giả khác, 2001; Baird, 2006b). Tuy nhiên, các chuỗi công bố theo thời gian các chỉ số phong phú cho một vài loại trong Danh Sách Đỏ cho thấy ít bằng chứng ve6` bất kỳ khuynh hướng nào tại Căm Bốt (Halls và các tác giả khác, 2013a). Trong thực tế, không có bằng chứng thúc bách nào để nghĩ rằng các sự quy tập các loại cá cư trú theo mùa ở Hệ Thống Biển Hồ Tonle Sap của Căm Bốt đă thay đổi một cách đáng kể trong 15 năm qua (Halls & Paxton, 2014).
Tại Bangladesh, số đánh bắt các loại cá chép (cyprinids) chính yếu và các loại cá lớn khác đă sụt giảm tới một mức mà việc đánh cá giờ đây lệ thuộc vào các con cá nhỏ hơn hay bằng 1 tuổi (cá 0+ tuổi) (Halls và các tác giả khác, 1999). Một số loại di trú đang bị tác động bởi các đập nước, thí dụ, loại T. ilisha thường là một loại cá đơn độc quan trọng nhất trong ngư nghiệp Bangladesh đóng góp 25% số đánh bắt trong năm 1989, nhưng đă suy tàn về tầm quan trọng xuống chỉ c̣n 11% trong năm 2010. Phần lớn các loại cá đă được nghiên cứu một cách có hệ thống cho thấy các dấu hiệu rằng chúng bị đánh bắt theo chiều đi xuống (fished down) (Welcomme, 1999) trong đó kích thước và tuổi trung b́nh của cá bị bắt đă giảm sút một cách đáng kể, và điều này được liên kết, một cách tất nhiên, với một sự suy giảm trong các loại cá lớn hơn trên những con sông Đông Nam Á (FAO, 1995; Allan và các tác giả khác, 2005). Tuy nhiên, sự cẩn trọng cần phải được hành sử khi sử dụng kích thước cá trung b́nh làm một chỉ số của sự khai thác trong ngắn hạn, bởi sự tăng trưởng cá tại các hệ thống sông ng̣i vùng đồng bằng dễ bị lụt có thể biến đổi một cách đáng kể khi đáp ứng với tầm mức và thời khoảng của sự ngập lụt mỗi năm (Halls và các tác giả khác, 2008; Halls & Paxton, 2014). Hiệu ứng trên kích thước cá của vài năm khô hạn liên tiếp (thí dụ, thời kỳ 2001-2002 đến 2007-2008 trong H́nh 3.24.5) có thể bị giải thích một cách sai lạc như các tỷ số gia tăng của sự khai thác. Kể từ khi các dữ liệu này được ấn hành, các số cá bắt đưa lên bờ (landings) và kích thước kỷ lục của các loại cá, đă được đưa ra trong suốt năm 2011 đến mùa đánh bắt cá năm 2012, tiếp theo sau các trận lụt lớn nhất được ghi chép tại Căm Bốt (Phen và các tác giả khác, 2012).
H́nh 3.24.9 Các khuynh hướng qua thời gian về sản lượng nuôi trồng cá nước ngọt kư danh cho các nước Đông Nam Á.
Nguồn: Dữ liệu từ Tổ Chức FAO Fishstat
Các Khuynh Hướng Về Sự Phong Phú
Các khuynh hướng hàng năm trong số đánh bắt các loại cá vùng đồng bằng dễ bị lụt chẳng hạn như các khuynh hướng của phần hạ lưu các con sông Đông Nam Á có chiều hướng được liên kết với nạn lụt. Điều này xảy ra bởi các trận lụt lâu hơn và sâu rộng hơn làm gia tăng sự thành công trong việc sinh sản, phát huy sự sống sót cá thiếu niên hiệu quả hơn và cải thiện sự tăng trưởng (Welcomme & Halls, 2004). Sự đáp ứng này thường chỉ có thể được phát giác đối với các loại cá được theo dơi một cách chặt chẽ chẳng hạn như việc đánh cá bằng hệ thống túi lưới (“dai”) trên Tonle Sap (Halls và các tác giả khác, 2013c; Halls & Paxton, 2014). Chúng cũng xuất hiện như một khuynh hướng dài hạn hơn có thể bị che dấu bởi các sự biến đổi thường niên ngắn hạn hơn liên quan đến sự phong phú và sự tăng trưởng. Bằng chứng cho các sự sụt giảm dài hạn trong kích thước cá trung b́nh và sự phong phú của các loại cá lớn th́ hỗn tạp. Một mặt, việc đánh cá thái quá và sự sử dụng các chất nổ đă dẫn đến sự sút giảm tới 80% số cá bắt lên bờ bởi các ngư phủ thủ công ở Lào giữa thập niên 1970 và 1990 (Roberts, 1993). Hơn nữa, có bằng chứng đáng kể về các sự thay đổi thực chất, cả về thành phần chủng loại lẫn chiều dài trung b́nh của các số đánh bắt, tại Bangladesh. Mặt khác, một nghiên cứu gần đây (Halls và các tác giả khác, 2013b) không t́m thấy bằng chứng thuyết phục nào trong các dữ liệu theo dơi các loại cá được biên soạn từ 54 vị trí tại Lưu Vực Hạ Lưu sông Mekong để nêu ư kiến rằng sự phong phú cá, kích thức cá trung b́nh hay sự đa dạng của cá đă bị suy giảm đáng kể trong 20 năm qua.
Việc Nuôi Trồng Thủy Sản
Việc nuôi trồng thủy sản đă được phát triển một cách mau lẹ tại các nước Đông Nam Á Lục Địa trong nhiều năm nhưng đă được bành trướng một cách đáng kể từ 1995 (H́nh 3.24.9). Trong năm 2010, sản lượng tổng hợp từ các nước được gồm lại nơi đây gần bằng 4.5 x 106 tấn (Bảng 3.24.2). Không phải tất cả trong số này có nối kết trực tiếp với các con sông. Mọi tŕnh độ nuôi trồng đều được tŕnh bày. Ở các mức độ sâu rộng nhất là các hệ thống bắt lại số cá dự trữ thường xảy ra tại các đâp nước nhỏ và các đồng lúa. Đây là các tŕnh độ trung gian giữa các sự đánh bắt nội địa được quản lư một cách gắt gao và việc nuôi trồng thủy sản (De Silva & Funge-Smith, 2005; Miao và các tác giả khác, 2010). Việc nuôi trồng tại ao, hồ mạnh mẽ hơn, chính yếu về các loại cá râu mèo (catfishes), cá chép (cyprinids) và cá rô (tilapias) (Bảng 3.24.3), th́ phổ thông, đặc biệt tại các khu vực cách xa các ngư trường đánh bắt chính yếu. Việc nuôi bằng lồng (H́nh 3.24.10) cũng phổ biến. Việc nuôi trồng mạnh mẽ loại cá Pangasius hypophthalmus đă phát triển từ các nguồn gốc khiêm tốn trong việc nuôi bằng lồng tại sông Mekong thành một hoạt động sản xuất > 1 x 106 tấn cá, phần lớn tại các ao gia đ́nh nhỏ trên đồng bằng dễ bị lut ở Việt Nam. Sản lượng của phân bộ này giờ đây vào khoảng 1 x 106 tân một năm, với một trị giá gần US $2 x 109 tạo thành một sự đóng góp đáng kể vào Tổng Sản Lượng Nội Địa Gộp (GDP) của nước này và chống đỡ cho sự sinh hoạt của >200 x 103 dân chúng tại vùng châu thổ này (De Silva & Phương, 2011).
Bảng 3.24.2 San Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Kư Danh trong Năm 2010 cho Các Nước Đông Nam Á
Nước San Lượng Trong Năm 2010 (Tấn)
Việt Nam 1,889,770
Bangladesh 1,226,427
Miến Điện 772,396
Thái Lan 432,378
Lào 82,100
Căm Bốt 57,780
Tổng Cộng 4,460,851
Nguồn: Data from FAO FishstatJ.
Bảng 3.24.3: San Lượng Nuôi Trồng Thủy San Nước Ngọt Theo Chủng Loại Trong Năm 2010 Kư Danh Cho Các Nước Đông Nam Á
Chủng Loại Sản Lượng Đăng Kư 2010 (Tấn) %
Pangasius spp. 1,177,609 26.40
Roho labeo 808,199 18.12
Cyprinids nei 486,362 10.90
Catla catla 248,526 5.57
Hypophthalmichthys molitrix 213,716 4.79
Oreochromis niloticus 201,520 4.52
Cyprinus carpio 190,458 4.27
Cirrhinus cirrhosus 186.128 4.17
Rita rita 143,702 3.22
Tilapias nei 139,845 3.13
Catfishes, hybrids 116,875 2.62
Freshwater fishes general 92,842 2.08
38 other species 547,911 10.20
Tổng Cộng 4,460,851 100.00
Nguồn: Data from FAO FishstatJ.; nei, not identified elsewhere: không xác định được nơi khác
H́nh 3.24.10: Các lồng nuôi thủy sản tại Tonle Sap, Mekong. Ảnh chụp bởi Robin I. Welcomme)
Tại Bangladesh, sự nuôi trồng thủy sản mang lại một sự sử dụng đất đai và nguồn nước sinh lợi nhiều hơn so với các loại hoạt động thay thế khác, và một mẫu tây (hectare) đất dùng nuôi trồng thủy sản làm phát sinh số lợi tức cao hơn ít nhất 43%, so với một mẫu đất dùng để trồng hoa màu (Hasan & Talukder, 2004). Các cách thức và loại cá nuôi trồng quan trọng nhất là đa canh cá chép (carp polyculture), nuôi riêng cá Pangasius, tôm và tôm càng nước ngọt khổng lồ Macrobrachium rosenbergil và loại các rô nuôi trồng được cải thiện về giống, Oreochromis niloticus (GIFT).
Các Đe Dọa Đến Sự Sản Xuất
Của Các Ngư Trường
Có một loạt rộng lớn của các mối đe dọa tiềm năng đối với các loại cá và ngư nghiệp nội địa của Á Châu. Các sự đe dọa này bao gồm sự phát triển đập thủy điện, việc đánh bắt thái quá và các cách thức khai thác không bền vững khác, nạn ô nhiễm, sự thay đổi cách sử dụng đất đai, việc khai mỏ, sự du nhập các loại cá xâm nhập (invasive), và sự chuyển hướng ḍng nước để phục vụ canh nông và các mục đích khác, và sự biến đổi sinh cảnh bởi các đập nước. Các điều này sẽ tương tác và các hiệu ứng tổng hợp của chúng có thể không tiên đoán được, nhưng tổng quát, các kết quả nhiều phần sẽ là một sự sụt giảm liên tục trong các số thu hoạch cá và trong sự phong phú của các loại cá lớn. Các sự suy giảm như thế đă từng diễn ra đôi lúc (Dudgeon, 1992) và đă được duyệt xét kỹ lưỡng trong các ấn phẩm gần đây (Dudgeon, 2011, 2012; Kottelat và các tác giả khác, 2012), và chính v́ thế, chúng sẽ chỉ được tŕnh bày một cách đại cương ở đây. Điều cần phải nhấn mạnh rằng bởi thói quen di trú của nhiều loại cá sông Đông Nam Á, và sự sử dụng của chúng đồng bằng dễ bị lụt để hoàn tất các chu kỳ đời sống của chúng, chúng đặc biệt nhậy cảm đối với bất kỳ sự can thiệp nào của con người làm thay đổi sự nối kết của các ḍng chảy chính với các phụ lưu của chúng, cùng giới hạn sự tiếp cận đến các sinh cảnh thuộc đồng bằng dễ bị lụt. Các số đánh bắt cá đồng bằng dễ bị lụt th́ nhiều chính yếu bởi sự giàu có của các sinh cảnh đồng bằng dễ bị lụt phát sinh từ hiệu ứng xung lực của cơn lũ (flood pulse effect) (Junk và các tác giả khác, 1989). Số thu hoạch hàng năm của các đồng bằng dễ bị lụt của Bangladesh trong khoảng từ 50 đến 400 kg/ha-1 (Craig và các tác giả khác, 2004). Các số thu hoạch từ các đồng lúa hoang độ 120kg/ha-1year-1 (Hortle và các tác giả khác, 2008). Chính v́ thế, bất kỳ sự thay đổi nào ảnh hưởng đến tầm mức và thời khoảng của sự ngập lụt đều làm phương hại đến sự sản xuất cá.
Các Đập Thủy Điện
Một trong những mối đe dọa tiềm năng nhất đến cá và ngư nghiệp tại nhiều lưu vực sông trong vùng, đặc biệt Lưu Vực Mekong, là sự xây dựng đề xuất một số lượng lớn lao các đập thủy điện, cả trên các đ̣ng chính của con sông (Cronin, 2009; Baird, 2011; Kottelat và các tác giả khác, 2012) lẫn trên các phụ lưu của chúng (Ziv và các tác giả khác, 2012). Trung Quốc đă sẵn xây cất một số đập trên thượng nguồn của sông Mekong (dọc theo Lancang Jiang: Lan Thương Giang), và các hiệu ứng trên ngư nghiệp không được hay biết chi tiết, cho dù phân khúc này của con sông không có một đồng bằng dễ bị lụt rộng lớn nào. Các đập trên ḍng chính Hạ Lưu Mekong sẽ có các hậu quả vô cùng nghiêm trọng bởi chúng có tiềm năng ngăn chặn sự di trú hay làm giảm bớt sự thành công để sống sót và sinh sản (cả ở thượng nguồn lẫn hạ nguồn), hủy diệt sinh cảnh, biến đổi phẩm chất của nước và thay đổi mạnh mẽ các khuôn mẫu thủy học cả ở thượng nguồn lẫn hạ nguồn. Các sự thay đổi về các t́nh trạng trào lượng không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá mà c̣n có tiềm năng làm giảm bớt sự thành công trong việc sinh sản, đặc biệt sự chuyên chở các giai đoạn sinh thời ban đầu đang phát triển của các con cá đến sinh cảnh thích hợp (Halls và các tác giả khác, 2013b). Các sự thay đổi đối với các t́nh trạng thủy học cũng có tiềm năng làm rối loạn động thái sinh sản bởi các tín hiệu bồi bổ thích đáng (các sự thay đổi trong trào lượng, nhiệt độ hay sự vẫn đục) th́ vắng bóng. Việc tiên đoán tác động của các đập trên các ngư trường đa dạng và năng động cao độ bị làm phức tạp hơn bởi sự cung ứng hạn chế tin tức của đường cơ sở (baseline) về các lực thúc đẩy sự biến thiên tự nhiên trong cá giống, trên các hiệu ứng chính xác của sự xây cất đập và trên các hậu quả của sự điều hành đập trước các xung lực của lũ lụt (Lamberts & Koponen, 2008). Trong một số trường hợp, các đập tác động như các bẫy sinh thái. Trong khung cảnh này, điều đáng tiếc rằng sự xây cất một đập trên ḍng chính ở Hạ Lưu sông Mekong tại Lào, Đập Xayaburi, đă được khởi sự hồi đầu năm 2012; phần lớn phí tổn ước lượng US $ 3.5 x 109 (Mỹ Kim) của đập này được chi trả bởi Thái Lan, nước sẽ là thị trường chính yếu cho điện lực được phát sinh bởi nó. Thông tin về các tác động trên ngư nghiệp địa phương ra sao tại nước Lào PDR sẽ bị cắt giảm hay phủ nhận và các hàm ư trên sự sinh nhai của ngư phủ chính v́ thế cho đến nay không rút ra được.
Ziv và các tác giả khác (2012) ước đoán rằng 11 đập trên ḍng chính tại Hạ Lưu sông Mekong có thể giảm bớt khối lượng của các loại cá di trú khoảng 51%. Nếu được xây cất, 78 đập trên các phụ lưu được dự trù có thể giảm bớt khối lượng khoảng 19% hơn nữa, và nếu tất cả các đập dự trù đều được xây cất, số tổn thất tổng gộp có thể vượt quá 70% khối lượng cá di trú. Các tác động tích lũy của các tầng đập trên ḍng chính đă được khảo sát bởi Halls và Kshatriya (2009). Cuộc nghiên cứu kết luận rằng cầu thang cho cá vượt qua (fish passes) sẽ cần phải có hiệu quả cao độ hầu bảo đảm sự nhất quán của số lượng các loại cá được tuyển chọn để nghiên cứu, đặc biệt các loại có một kích thước cơ thể to lớn. Các mức độ đ̣i hỏi như thế của hiệu quả cầu vượt cho cá th́ hiếm đạt được ở những nơi khác [xem Agostinho và các tác giả khác (2002) về các con sông Nam Mỹ Châu].
Với sự lệ thuộc của nhiều cư dân vùng Hạ Lưu sông Mekong vào ngư nghiệp làm kế sinh nhai, các cuộc nghiên cứu này mang lại các căn bản cho sự quan tâm nghiêm trọng. Tại Lào và, đặc biệt tại Căm Bốt, thí dụ, cá là một nguồn chính yếu về chất protein động vật cho con người. Nếu các số dự trữ cá bị sụt giảm một cách đáng kể bởi các đập nước, khi đó sự khiếm hụt chất protein sẽ cần được đáp ứng bởi các nguồn thay thế khác, chẳng hạn như các con heo (lợn) hay các vật nuôi khác, và một sự chuyển đổi từ đánh cá sang việc chăn nuôi súc vật có thể hoặc không bền vững về mặt môi trường hay kinh tế, mà c̣n không thực tiễn đối với nhiều cộng đồng.
Sự phức tạp trong việc tiên đoán tác động của các đập trên các ngư trường năng động và đa dạng cao độ bị làm trầm trọng hơn bởi sự cung ứng giới hạn tin tức đường cơ sở của các lực thúc đẩy của sự biến thiên tự nhiên trong số dự trữ cá, và các hiệu ứng chính xác của sự xây cất đập nước và sự điều hành sau đó đối với xung lực của lũ lụt và các hậu quả tác động theo đó (Lamberts & Koponen, 2008), trong một vài trường hợp, như các bẫy sinh thái.
Các tác động của các đập trên sông Ayeyarwady vẫn chưa được lượng định, một phần bởi vị trí và sự điều hành của một số đập được đề xướng nhưng chưa hoàn tất. Các chi tiết th́ hiếm hoi, nhưng một sự hợp tác với các kỹ sư Trung Quốc dính líu đến các kế hoạch xây dựng ít nhất năm đập dọc theo ḍng chính kể cả Đập Tasang Dam khổng lồ cao 228 mét. Hạ Lưu sông Salween c̣n là con sông không có đập nước duy nhất tại Á Châu, nhưng các sự chuẩn bị cho loạt tầng thác gồm 13 đập dọc sông Nujiang, thượng nguồn của sông Salween tại Trung Quốc, đă được khởi sự một cách bất hợp pháp trong năm 2003, và chỉ bị đ́nh chỉ trong năm 2004 sau khi có sự can thiệp của Thủ Tướng Trung Quốc, nhưng các đập này nhiều phần sẽ được xây cất trong ít năm tới đây, như một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm giảm bớt cường độ của các nguồn năng lượng dựa trên than đá (carbon) (Dudgeon, 2011).
Đập trên sông Chao Phraya đă khởi sự điều tiết Sông Chao Phraya trong năm 1957 và là một cơ chế kiểm soát lũ lụt chính yếu để điều tiết trào lượng tại vùng châu thổ. Các sự nghiên cứu một cách có hệ thống chưa được thực hiện, cho dù nhiều phần nó là một rào cản cho sự di trú của cá trong phạm vi con sông và, xuyên qua việc lũ lụt được cắt giảm của hạ nguồn đồng bằng, đă ngăn trở sự tiếp cận đến các khu vực sinh sản, cho ăn và nuôi dưỡng của nhiều loại cá; chỉ có khoảng ước lượng 30 trong số 190 loại cá bản địa có thể sinh sản tại ḍng chính của con sông (Compagno & Cook, 2005). Đập chính trên hệ thống Ganges-Brahmaputra là Đập Farakka Barrage trên sông Ganges. Nó được điều hành từ 1975 và đă là nguồn gốc của nhiều sự tranh chấp giữa Bangladesh và Ấn Độ. Tác động chính của nó trên ngư nghiệp là sự sụt giảm mạnh mẽ trong số đánh bắt loại cá ngược sông để đẻ (anadromous) T. ilisha trong ngư nghiệp Bangladesh (Payne và các tác giả khác,2004), và các số đánh bắt các các loại đă giảm sút từ 24% trong năm 1985 xuống c̣n 11 % trong năm 2010-2011 (DoF, 2012). Sự sút giảm này đă xảy ra bất kể các sự cảnh cáo, có niên kỳ trở lùi nhiều thập niên, về tiềm năng làm tổn hại của các đập nước đối với loại cá này (Hicklinh, 1961).
Sự Thoát Nước và Quản Trị Đồng Bằng Dễ Bị Lụt
Trong một số hệ thống, đặc biệt các sông của Bangladesh và sông Ayeyarwady và ngày càng nhiều hơn với Biển Hồ Tonle Sap, đồng bằng dễ bị lụt bị biến đổi bởi việc đắp đê để khép kín các khu vực nhằm kiểm soát lũ lụt nhiều hơn (Craig và các tác giả khác, 2004). Các sự vây kín như thế giới hạn sự tiếp cận của các con cá với các khu vực đẻ trứng và nuôi dương quen thuộc của chúng. Các tác động tiêu cực của điều này có thể được giảm nhẹ đến một số tầm mức bằng sự quản trị thích đáng của các cửa cổng tháo nước làm lợi cả cho ngành ngư nghiệp lẫn nông nghiệp (Sultana & Thompson, 1997); Halls và các tác giả khác, 2008). Tại Bangladesh, đặc biệt, các hệ thống nuôi trồng thủy sản tại đồng bằng dễ bị lụt trong phạm vi các hàng rào bao quanh được làm đầy bằng nước lụt từ các con sông hay kinh đào kế cận. Nước sau đó bị giữ lại trong hệ thống, và sự nối kết của các ḍng nước với con sông bị ngăn trở trong một cách thức làm trở ngại các chu kỳ đời sống tự nhiên của cá. Các loại cá tự do tiến vào các khu vây quanh sau đó có thể tăng trưởng quá lớn để vượt thoát. Trong khi các con cá này có thể là loại đánh bắt có giá trị, sự cô lập cá mẹ mang trứng khổ lớn loại trừ sự bổ sung tự nhiên các con cá vào ngư trường đánh bắt, và chính v́ thế, có một nhu cầu cần kiểm soát cẩn thận sự sinh sản tự nhiên (Blake & Barr, 2005). Craig và các tác giả khác (2004) ước lượng rằng độ 5.74 x 106 ha (mẫu tây) đồng bằng dễ bị lụt của Bangladesh phải chịu nằm dưới các sự kiểm soát lũ lụt loại này, gây ra một sự tổn thất khoảng 151 x 103 tấn cá.
Nạn Ô Nhiễm
Nhiều ḍng sông trong vùng phải chịu đựng phẩm chất nước thấp kém. Nạn ô nhiễm từ các nguồn gốc kỹ nghệ và nhiễm các hóa chất phân bón như nitro, phốt phát từ các chất thải đô thị chưa được tẩy lọc là điều thông thường, và chất tiết thải trong việc khai khoáng cũng có có tầm nghiêm trọng địa phương. Các phụ lưu nhỏ hơn không có tiềm năng làm loăng của các con sông lớn hơn, đặc biệt bị ảnh hưởng đến mức các số dự trữ cá có thể bị giảm sút một cách mạnh mẽ và các con cá c̣n có thể bị loại trừ hoàn toàn trong các điều kiện trào lượng thấp của mùa khô. Tuy nhiên, ngay tại một số con sông lớn, như sông Ganges, phần lớn ḍng chính ở vào t́nh trạng rất tệ hại, và số lượng cá, đặc biệt các cá chép chính yếu, đă bị sút giảm lớn lao (Natarajan, 1989). Sông Chao Phraya bị ô nhiễm nặng ở nhiều nơi, và hoạt động công nghiệp gia tăng trên các con sông khác đang làm sút giảm phẩm chất của nước, đặc biệt ở những khu kề cận với các trung tâm đô thị lớn. Cho đến nay, nạn ô nhiễm chưa đặt ra một đe dọa lớn đối với sông Mekong, mặc dù một số tác động địa phương của việc nuôi trồng thủy sản và ác-xít-hóa đất đă xảy ra trong vùng châu thổ.
Các Sự Tháo Rút Nước
Việc rút nước để tưới cho nông nghiệp là điều thông thường tại một số ḍng sông. Đặc biệt, tại sông Ganges, vài phụ lưu chính có các trào lượng bị sút giảm rất nhiều. Việc rút nước cũng có thể gây thiệt hại cho thời khoảng và cường độ của lũ lụt tại các vùng đất ẩm ven sông, tác động đến sự sinh sản và tăng trưởng của cá (Shankar và các tác giả khác, 2005).
Sự Du Nhập Các Loại Cá Không Phải Bản Địa
Cơ Sở Dữ Liệu của Tổ Chức FAO Về Các Loại Thủy Sản Được Du Nhập (Database for Introduced Aquatic Species: DIAS) (http://www.fao.org/fishery/topic/14786/en) liệt kê nhiều loại như đă được du nhập vào các nước trong vùng, và một sự tóm lược các loại cá nước ngọt xâm nhập chính tại Đông Nam Á được đưa ra bởi tác giả Dudgeon (2012). Các lư do cho sự du nhập th́ thay đổi, nhưng phần lớn các được liệt kê là các loại thủy sản nuôi trồng. Nhiều loại khác nhỏ hơn, thường không được lập thành chứng liệu, là dành cho sự mậu dịch cá kiểng nuôi trong hộp (chậu) bằng kính và được nuôi dưỡng tại Việt Nam và Thái Lan để xuất cảng đi các nơi khác. Một số loại xâm nhập có nguồn gốc từ các lưu vực sông khác trong vùng, chẳng hạn như các cá chép chính yếu của Ấn Độ hay giống cá chép (cyprinids) của Trung Quốc. Các loại khác có thể ở xa măi tận Phi Châu hay Mỹ Châu La Tinh. Nhiều loại thoạt tiên được du nhập vào Thái Lan và được phân tán đến các nước khác từ đó. Bất kể số lượng lớn của các loại được du nhập, rất ít loại xem ra đă thành công trong việc tạo lập ra các dân số cá tự do, mặc dù đă có các sự đào thoát phổ biến từ các cơ sở nuôi trồng thủy sản. Một số ít hơn các loại cấu thành một sự phiền toái (Welcomme & Vidthayanon, 2003); dù thế, có một vài ngoại lệ, và các loại xâm nhập chẳng hạn như cá loricariids [họ lớn nhất của loại cá trê (hay cá bông lau) (catfish) Nam Mỹ Châu và cá muỗi (mosquito fish) Gambusia affinis có tiềm năng tác động đến hệ động và thực vật bản xứ (Dudgeon, 2012). Ngược lại, cá rô tilapias, đặc biệt các giống Oreochromis niloticus, O. mossambicus và GIFT tilapia, tạo thành một thành phần chính yếu của sự nuôi trồng thủy sản hồ ao và các hồ ngư trường dự trữ cá (stocked lake fisheries), đă mang lại các phúc lợi sinh nhai cho con người, mặc dù các hiệu ứng sinh thái trên dân số cá hoang dại được thiết lập rộng răi trong vùng chưa được điều tra.
Sự Thay Đổi Khí Hậu
Phần lớn các con sông chính của Đông Nam Á được cung cấp nước bởi mưa và băng tan từ Cao Nguyên Tây Tạng và rặng Hy Mă Lạp Sơn, xác định các khuôn mẫu thoát nước của chúng. Bởi sự thay đổi khí hậu có khả năng làm biến đổi cả sự giữ lạnh dai dẳng của băng đá lẫn các khuôn mẫu đổ mưa, các hiệu ứng dài hạn về thời biểu và thời khoảng của sự lũ lụt từ sông có thể dự liệu được (Xu và các tác giả khác, 2009). Các kịch bản và các hậu quả tiềm năng cho sông Mekong đă được phân tích bởi Schipper và các tác giả khác (2010) và Chu Thái Hoành [?] và các tác giả khác (2010). Phần lớn kịch bản thay đổi khí hậu cho Đông Nam Á rằng các biến cố trào lượng cực đoan sẽ trở nên thông thường hơn và các trận lũ lụt mùa ướt sẽ trở nên dữ dội hơn và sự hạn hán mùa khô sẽ kéo dài (Dudgeon, 2012). Các dự phóng cụ thể khác cho sông Mekong bao gồm các nhiệt độ trung b́nh hàng năm bị nâng cao và thời khoảng lâu dài hơn của các thời kỳ ấm áp, cũng như một sự gia tăng trong vũ lượng hàng năm và các trào lượng trên sông lớn hơn (Bezuijen, 2011). Các trào lượng gió mùa trên sông Salween cũng được ước định gia tăng trong phần sau của thế kỷ này (Xu và các tác giả khác, 2009). Allison và các tác giả khác (2009) đă xếp Việt Nam và Căm Bốt như là hai trong số các nước dễ bị xâm hại nhất tại Á Châu nhiệt đới, phải gánh chịu các tác động của sự thay đổi thời tiết trên ngư nghiệp của họ cùng với Bangladesh, Pakistan và Yemen. Tầm mức theo đó các loại cá sẽ thích ứng với các sự thay đổi như thế và các hàm ư cho ngư nghiệp phần lớn vẫn c̣n tính chất suy đoán. Các nhiệt độ cao hơn và các sự cực đoan trong khí hậu nhiều hơn sẽ dẫn đến sự thích nghi bởi con người, sẽ liên hệ đến các sự gia tăng trong việc sử dụng nước và rút nước dành cho nông nghiệp và sự xây cất đập nước (để cất trữ nước, bảo vệ chống lũ lụt và phát sinh thủy điện) dẫn đến sự chia cắt manh múng hơn nữa các con sông. Không một trong những biện pháp thích ứng này có xác suất trở thành điềm báo hiệu tốt đẹp cho các loại cá và ngư nghiệp, và sự thích ứng với sự thay đổi khí hậu rất có thể các tác động lớn hơn trên các con cá so với bản thân của sự thay đổi. Các cuộc nghiên cứu làm mẫu được tŕnh bày bởi Mainuddin và các tác giả khác (2010) đă kết luận rằng sự thay đổi khí hậu trên số thu hoạch về cá từ sông Mekong sẽ không thể phát hiện được bởi biến đổi tự nhiên đáng kể trong các điều kiện thủy học thuộc hệ thống sẽ che lấp các hiệu ứng liên hệ đến sự thay đổi khí hậu.
Một trong những tác động tương lai nghiêm trọng nhất của sự thay đổi khí hậu là sự dâng cao được dự liệu của các mực nước biển. Điều này sẽ đặt một vài khu vực châu thổ nằm dưới thấp vào sự nguy hiểm của sự ngập lụt thường trực, đặc biệt các phần thuộc Bangladesh và châu thổ Chao Phraya. Sự thu hẹp châu thổ và các sự sụt giảm trong tỷ số nâng cao đáy sông (do việc giăng bẫy cầm giữ trầm tích bởi các đập ở thượng nguồn) đă sẵn được báo cáo đối với sông Chao Phraya và sông Mekong (Syvitski và các tác giả khác, 2009). Tầm mức xâm lấn của nước biển vào các ḍng nước châu thổ nước ngọt và nước lợ sẽ làm biên đổi hơn nữa các sinh cảnh.
Các Hoạt Động Quản Trị
Hai loại chính của sự quản trị ngư nghiệp được thực hành khắp Đông Nam Á: các ngư trường có thể sang nhượng và các ngư trường tự do, mỏ ngỏ. Một thí dụ của các hệ thống quản trị này như được thi hành tại Miến Điện được đưa ra bởi Tổ Chức FAO (2003). Các ngư trường có thể sang nhượng (cũng được biết như các ngư trường trong H́nh 3.24.2) bao gồm một sự chỉ định các khu vực của môi trường, thường là các thủy phận thuộc đồng bằng dễ bị lụt hay các vị trí đánh cá trên các phân đoạn nước chảy cá biệt, cho cá nhân ngư phủ hay các nhóm ngư phủ. Sự giao thác thường bởi sự đấu giá được cấp phát cho kẻ thắng cuộc đấu thầu các quyền khai thác độc quyền trong một thời gian xác định. Hệ thống này, trong khi hữu hiệu về mặt thu thập lợi tức, có thể dẫn đến sự khai thác thái quá dồn dập nếu thời hạn sang nhượng quá ngắn. Các thời kỳ sang nhượng lâu hơn đưa đến sự quản trị và bảo tồn tốt hơn, chẳng hạn như hệ thống ở Bangladesh dành cho các khu có hàng rào bao quanh ở đồng bằng dễ bị lụt có dự trữ cá. Các ngư trường mở ngỏ có thể được tiếp cận một cách tự do bởi mọi người, trên nguyên tắc, mặc dù các định chế địa phương có thể giới hạn sự tiếp cận đối với một số nhóm nào đó, đặc biệt trong các chiều hướng hiện thời tiến đến sự quản trị chung. Tại nhiều nơi, các ngư trường có thể được sang nhượng và mở ngỏ đồng hiện hữu, và loại quản trị tùy thuộc vào bản chất của ngư trường (thương mại hay sinh nhai) hay theo mùa.
Bất kể một số khuynh hướng tự do hóa ngư nghiệp nội địa tại các nước Đông Nam Á, Các Ban Pḥng Ngư Nghiệp vẫn c̣n kiểm soát sự quy đinh và chấp hành luật lệ. Chúng làm điều này bằng cách quản trị thủ tục sang nhượng và bằng việc ấn định các quy điều chi phối loại và thông số kỹ thuật của trang thiết bị sử dụng, ấn định các mùa và các khu vực đóng cửa và quy định các thị trường. Chúng cũng chịu trách nhiệm về việc điều hành các nơi ấp trứng cá để yểm trợ cho các chương tŕnh chuyển cá giống vào các hồ dự trữ và các cánh đồng lúa. Sự quản trị đặt căn bản trên cộng đồng và các h́nh thức khác của sự đồng quản trị đang dần dần giành được động lực trong vùng, thay thế cho các sự sang nhượng tư nhân rộng lớn như tại Căm Bốt. Tại đồng bằng dễ bị lụt Tonle Sap, các khu sang nhượng đóng giữ một vai tṛ quan trọng nhưng phần lớn không có ư định trong sự bảo tồn dạ trạng sinh học (Lamberts, 2008b).
Phần lớn các ḍng sông trong vùng chảy qua nhiều hơn một nước. Một số tổ chức sông ng̣i quốc tế hiện hữu để ḥa hợp các quyền lợi ngư nghiệp giữa các nước khác nhau. Đặc biệt trên sông Mekong, Ủy Hội MRC đă mang các đại diện cấp bộ trưởng của Căm Bốt, Thái Lan, Lào, và Việt Nam lại với nhau, mặc dù một phần của lưu vực nằm tại Miến Điện và Trung Quốc. Nó cung cấp một diễn đàn cho sự thảo luận về các vấn đề ngư nghiệp, sự phát triển bền vững của con sông, và Ủy Hội MRC chịu trách nhiệm về việc ủy nhiệm sự nghiên cứu rất cơ bản. Tuy nhiên, Ủy Hội MRC không có một vai tṛ trực tiếp trong sự quản trị ngư trường quốc gia, và sự khuyến cáo của nó đôi khi mơ hồ và thường bị phớt lờ khi các hoạt động chẳng hạn như việc xây cất đập nước được nêu ra. Sự khởi công gần đây việc xây cất Đập Xayaburi Dam bởi nước Lào PDR bất kể các sự phản đối mănh liệt bởi các đại diện của Việt Nam và Căm Bốt trong Ủy Hội MRC, và một bản tuyên bố bởi thư kư đoàn Ủy Hội MRC rằng sự tạm ngưng trong 10 năm việc xây cất đập nước trên ḍng chảy chính của con sông th́ đáng mong muốn để cho phép sự điều tra về các tác động môi trường tiềm năng của các đập đề nghị (Dudgeon, 2011).
Khu vực ngư nghiệp tại Bangladesh có nhiều thành phần tham dự (stakeholders), trong đó các cơ quan chính phủ đóng giữ một vai tṛ sinh tử về mặt quản trị, điều hành sinh thái dưới nước, điều khiển và các quan hệ về thẩm quyền. Các Bộ Ngư Nghiệp và Chăn Nuôi Súc Vật (Ministries of Fisheries and Livestock: MoFL), Đất Đai (Ministry of Land: MoL) và Bộ Thanh Niên (Ministry of Youth: MoY) đóng giữ các vai tṛ chủ yếu trong sự quản trị các tài nguyên thiên nhiên. Bộ Đất Đai sở hữu mọi đất đai và các ḍng nước tại Bangladesh, trong khi Ban Ngư Nghiệp (Department of Fisheries: DoF) là cơ quan thi hành duy nhất nằm dưới Bộ then chốt, MoFL, và sự cho phép phải đến tới Bộ MoFL, từ Bộ MoL về sự quản trị sinh thái dưới nước (Mustafa & Brooks, 2009). Sự quản trị các tài nguyên này, dựa trên một sự kết hợp của một sự tiếp cận được sang nhượng ngắn hạn đối với ḍng nước, hay được chống đỡ bởi một sự kết hợp của các sự can thiệp quản trị quy ước, thường loại bỏ các ngư phủ nghèo nhất và khuyến khích các kẻ nắm quyền sang nhượng để “đào khoét” thực sự các tài nguyên ở các mức độ không bền vững của sự khai thác.
Các Kết Luận
Các ngư trường ở các phần hạ lưu các con sông Đông Nam Á nằm trong số các ngư trường sản xuất nhiều nhất và bị khai thác dữ dội nhất trên thế giới. Các ngư trường th́ cực kỳ phức tạp về mặt xă hội và chính trị, và có một loạt rộng răi các trang thiết bị và chiều hướng trong việc đánh bắt, tiếp thị và quy định các ngư trường.
Cũng như áp lực đánh bắt cao độ, các môi trường sông nước nội địa với nhiều khúc sông và các vùng đất ẩm ven sông rộng lớn đang chịu áp lực đáng kể v́ một loạt các hoạt động khác của con người. Trong số này, việc xây cất các đập thủy điện, nạn ô nhiễm, sự tháo rút nước sông, nạn phá rừng và sự thoát nước cùng sự sửa đổi các đồng bằng dễ bị lụt ngày càng nghiêm trọng và, cùng với nạn khai thác thái quá, đặt ra các sự đe dọa đối với sự sản xuất liên tục và tính bền vững của các sự đánh bắt. Bởi dân số con người tiếp tục tăng trưởng và sự phát triển kinh tế tiến bước nhanh chóng trên phần lớn vùng, nạn ô nhiễm, sự suy thoái môi trường và cường độ của sự đe dọa đối với các loại cá sông có thể được ước định sẽ gia tăng. Không có các cơ chế thích hợp cấp quốc gia, cấp vùng và cấp quốc tế để bảo đảm rằng sự chăm sóc nhiều hơn được thực hiện đối với các môi trường dưới nước, một sự suy giảm trong các số thu hoạch ngư nghiệp quan trọng và các sự thay đổi đáng kể trong cấu trúc công đồng cá là các điều sẽ được ước định. Đến một tầm mức nào đó, các sự suy giảm như thế có thể được bù đắp bởi việc tăng cường sự quản trị các phân khúc của ngư nghiệp và bởi một sự khuếch tán rộng răi hơn sự nuôi trồng thủy sản. Tầm mức báo nguy của các loại cá to trên sông Mekong, vốn c̣n tương đối trong sạch và chưa ô nhiễm, có thể được nh́n như một dấu hiệu sớm sủa của các điều sẽ xảy đến. Hơn nữa, các mệnh lệnh của quốc gia ưu tiên hóa sự phát triển kinh tế trên sự bảo vệ môi trường, được biểu thị bởi các kế hoạch các bậc thang đập nước dọc theo các con sông chính trong vùng, không khởi hứng cho sự tin tưởng rằng đường lối khôn ngoan của sự quản trị dài hạn cẩn trọng cho sự bảo tồn các loại cá sông sẽ thắng thế các sự cứu xét ngắn hạn.
Một sự thẩm định rộng răi hơn giá trị của các loại cá sông (thí dụ, giá trị của sự tiêu thụ chúng như thực phẩm) có thể giúp vào việc bảo đảm sự bảo tồn chúng, bởi một khi sự cứu xét rộng lớn hơn về vai tṛ mà các con cá và ngư nghiệp sẽ đóng giữ trong việc chống đỡ cho sự sinh nhai và các khó khăn về tiếp vận của việc thay thế vai tṛ đó bằng các nguồn khác của chất protein động vật. Một sự nhận thức nhiều hơn về tầm quan trọng của các con cá như các thành tố của các hệ thống sinh thái hoạt động một cách lành mạnh mang lại các dịch vụ “miễn phí” không thể thay thế được cho con người (thí dụ, nước sạch, ngọt) có thể nâng cao các nỗ lực để bảo tồn và quản trị các loại cá sông, và sự giáo dục các công dân và các nhà cấu tạo quyết định sẽ có tính chất then chốt đối với các đề xuất như thế. Sự xác định các loại hàng đầu (flafgship) có thể là một bước đầu tiên để nâng cao ư thức của quân chúng về các loại cá sông, và một chiều hướng như thế đă được sử dụng cho loại cá tambaqui [?] Colossoma macropomum, một loại cá characid [giống như cá chép, có màu sáng hơn, chú của người dịch] đă trở nên một biểu tượng của nhu cầu bảo vệ các sinh cảnh đồng bằng dễ bị lụt sông Amazon (Araujo-Lima & Goulding, 1997), Như thể một loại cá thực phẩm quan trọng, cá C. macropomum là hiện thân cho các vấn đề cần được giải quyết hầu quản trị một cách bền vững toàn thể một ngư trường đa chủng loại trên sông Amazon. Sự xác định các loại cá ứng viên thích hợp từ Đông Nam Á không nên quá thử thách: thí dụ, cá khổng lồ P. gigas hay P. jullieni có thể là các loại cá hàng đầu cho sông Mekong. Đây sẽ chỉ là một giai đoạn sơ khởi trong một tiến tŕnh trải rộng hơn nhiều, có liên can đến sự hợp tác sáng tạo bao gồm các nỗ lực của, thí dụ, các khoa học gia về ngư nghiệp, các tổ chức bảo tồn, các nhóm công dân và những phần vụ phụ trách việc quản trị các tài nguyên thiên nhiên trong các chính phủ quốc gia. Nó cũng sẽ đ̣i hỏi các nhà cấu tạo quyết định theo đuổi hoạt động quản trị một cách bền vững một tài nguyên thiên nhiên không thể thay thế được. Một trách nghiệm đặc biệt của các khoa học gia ngư nghiệp là việc bảo đảm rằng sự nghiên cứu mà họ thực hiện góp phần về sự quản trị các cá giống dự trữ và sự thu thập các dữ liệu cho phép sự xác định các sự phóng chiếu về thành phần đánh bắt và sự thay đổi dân số cá sao cho tầm hữu hiệu của các biện pháp quản trị có thể được lượng định. Nhiều điều nữa cần phải được thực hiện để xác định và tiến hành sự nghiên cứu cần thiết để hỗ trợ các chiến lược quản trị, nhằm ḥa giải sự sử dụng của con người các con sông Đông Nam Á với sự bảo vệ sự vẹn toàn của hệ thống sinh thái và sự duy tŕ các giống cá dự trữ./-
Tài Liệu Tham Khảo
Allan, J. D., Abell, R., Hogan, Z., Revenga, C., Taylor, B. W., Welcomme, R. L. & Winemiller, K. 2005. Overfishing of inland waters. BioScience 55, 1041–1051.
Agostinho, A. A., Gomes, L. C., Fernandez, D. R. & Suzuki, H. I. 2002. Efficiency of fish ladders for neotropical ichthyofauna. River Research and Applications 8, 299–306.
Allison, E. H., Perry, L., Badjeck, M. C., Adger, N. W., Brown, K., Conway, D., Halls, A. S., Pilling, G. M., Reynolds, J. D., Andrew, N. L. & Dulvy, N. K. (2009). Vulnerability of national economies to the impacts of climate change on fisheries. Fish and Fisheries 10, 173–196.
Araujo‐Lima, C. & Goulding, M. (1997). So Fruitful a Fish: Ecology, Conservation, and Aquaculture of the Amazon’s Tambaqui. New York, NY: Columbia University Press
Baird, I. G. (2006a). Strength in diversity: Fish sanctuaries and deepwater pools in Laos. Fisheries Management and Ecology 13, 1–8.
Baird, I. G. (2006b). Probarbus jullieni and Probarbus labeamajor: The management and conservation of two of the largest fish species in the Mekong River in southern Laos. Aquatic Conservation: Freshwater and Marine Ecosystems 16, 517–532.
Baird, I. G. (2011). The Don Sahong Dam: Potential impacts on regional fish migrations, livelihoods and human health. Critical Asian Studies 43, 211–235.
Baird, I. G. & Flaherty, M. S. (2004). Beyond national borders: Important Mekong River medium sized migratory carps (Cyprinidae) and fisheries in Laos and Cambodia. Asian Fisheries Science 17, 279–298.
Baird, I. G., Hogan, Z., Phylaivanh, B. & Moyle, P. (2001). A communal fishery for the migratory catfish Pangasius macronema in the Mekong River. Asian Fisheries Science 14, 25–41.
Baird, I. G., Flaherty, M. S. & Phylavanh, B. (2003). Rhythms of the river: Lunar phases and migrations of small carps (Cyprinidae) in the Mekong River. Natural History Bulletin of the Siam Society 51, 5–36.
Baird, I. G., Flaherty, M. S. & Phylavanh, B. (2004). Mekong River Pangasiidae catfish migrations and the Khone Falls wing trap fishery in southern Laos. Natural History Bulletin of the Siam Society 52, 81–109.
Baran, E., Baird, I. G. & Cans, G. (2005). Fisheries Bioecology in the Khone Falls area (Mekong River, Southern Laos). Penang: WorldFish Center.
Bezuijen, M. R. (2011). Wetland Biodiversity and Climate Change Briefing Paper: Rapid Assessment of the Impacts of Climate Change to Wetland Biodiversity in the Lower Mekong Basin. Hanoi: International Centre for Environmental Management (ICEM).
Blake, B. & Barr, J. (2005). Fourth Output to Purpose Review Report (December 2005). Dhaka: Rural Livelihoods Evaluation Partnership.
Bush, S. R. (2004). Scales and sales: Changing social and spatial fish trading networks in the Siphandone fishery, Lao PDR. Singapore Journal of Tropical Geography 25, 32–50.
Coates, D. 2002. Inland Capture Fishery Statistics of Southeast Asia: Current Status and Information Needs. Publication No. 2002/11. Bangkok: Asia‐Pacific Fishery Commission.
Craig, J. F., Halls, A. S., Barr, J. J. F & Bean, C. W. (2004). The Bangladesh floodplain fisheries. Fisheries Research 66, 271–286.
Cronin, R. (2009). Mekong dams and the perils of peace. Survival 51, 147–160.
Daconto, G. (Ed.) (2001). Siphandone Wetlands. Bergamo: Environmental Projection and Community Development in Siphandone Wetland Project CESVI.
Deap, L., Degen, P. & van Zalinge, N. (2003) Fishing Gears of the Cambodian Mekong Inland Fisheries. Phom Penh: Inland Fisheries Research and Development Institute of Cambodia.
De Silva, S. S. & Funge‐Smith, S. (2005). A Review of the Stock Enhancement Practices in the Inland Water Fisheries of Asia. Bangkok: FAO.
De Silva, S. & Phuong, N. (2011) Striped catfish farming in the Mekong Delta, Vietnam: A tumultuous path to a global success. Reviews in Aquaculture 3, 45–73.
DoF (Department of Fisheries) (2012). National Fish Week 2012 Compendium. Bangladesh: Department of Fisheries, Ministry of Fisheries and Livestock (in Bengali).
Dudgeon, D. (1992). Endangered ecosystems: A review of the conservation status of tropical Asian rivers. Hydrobiologia 248, 167–191.
Dudgeon, D. (2011). Asian river fishes in the Anthropocene: Threats and conservation challenges in an era of rapid environmental change. Journal of Fish Biology 79, 1487–1524.
Dudgeon, D (2012). Threats to freshwater biodiversity globally and in the Indo‐Burma Biodiversity Hotspot. In The Status and Distribution of Freshwater Biodiversity in Indo‐Burma (Allen, D.J., Smith, K.G. & Darwall, W.R.T., eds). Cambridge and Gland: IUCN.
FAO (1995). Review of the state of the world fishery resources: inland capture fisheries. FAO Fisheries and Aquaculture Circular 885.
FAO (2003). Myanmar Aquaculture and Inland Fisheries. Bangkok: FAO.
Halls, A. S. & Kshatriya, M. (2009) Modelling the cumulative barrier and passage effects of mainstream hydropower dams on migratory fish populations in the Lower Mekong Basin. MRC Technical Paper No. 25. Vientiane: Mekong River Commission.
Halls, A. S. & Paxton, B. R. (2014). The stationary trawl (dai) fishery of the tonle sap‐great lake system, Cambodia. In Inland Fisheries Evolution and Management – Case Studies from Four Continents, (Welcomme, R., Valbo‐Jorgensen, J. & Halls, A. S., eds), pp. 33–47.
FAO Fisheries and Aquaculture Technical Paper 579.
Halls, A. S., Hoggarth, D. D. & Debnath, D. (1999). Impacts of hydraulic engineering on the dynamics and production potential of floodplain fish populations in Bangladesh. Fisheries Management and Ecology 6, 261–285.
Halls, A. S., Payne, A. I., Alam, S. S. & Barman, S. K. (2008). Impacts of flood control schemes on inland fisheries in Bangladesh: Guidelines for mitigation. Hydrobiologia 69, 45–58.
Halls, A. S., Paxton, B. R., Hall, N., Peng Bun, N., Lieng, S., Pengby, N. & So, N. (2013a). The Stationary Trawl (Dai) Fishery of the Tonle Sap‐Great Lake, Cambodia. Phnom Penh, Cambodia: Mekong River Commission.
Halls, A. S., Conlan, I., Wisesjindawat, W., Phouthavongs, K., Viravong, S., Chan, S. & Vu, V. A. (2013b). Atlas of deep pools in the Lower Mekong River and some of its tributaries. MRC Technical Paper No. 31. Phnom Penh, Cambodia: Mekong River Commission.
Halls, A. S., Paxton, B. R., Hall, N., Hortle, K. G., So, N., Chea, T., Chheng, P., Putrea, S., Lieng, S., Peng Bun, N., Pengby, N., Chan, S., Vu, V. A., Nguyen Nguyen, D., Doan, V. T., Sinthavong, V., Douangkham, S., Vannaxay, S., Renu, S., Suntornratana, U., Tiwarat, T. & Boonsong, S. (2013c). Integrated analysis of data from MRC fisheries monitoring programmes in the lower Mekong Basin. MRC Technical Paper No. 33. Phnom Penh, Cambodia: Mekong River Commission.
Hasan M. R. & Talukder, M. M. R. (2004). Development of management strategies for culture based fisheries in Oxbow lakes in Bangladesh. Bangladesh Journal of Fisheries (Special issue) 27, 57–58.
Hickling, C. L. (1961). Tropical Inland Fisheries. London: Longmans.
Hill, M. T. (1995). Fisheries ecology of the lower Mekong River: Myanmar to Tonlé Sap River. Natural History Bulletin of the Siam Society 43, 263–288.
Hogan, Z., Baird, I. G., Radtke, R. M & Vander Zanden, M. J. (2007). Long distance migration and marine habitation in the Asian catfish, Pangasius krempfi. Journal of Fish Biology 71, 818–832.
Hoanh, C. T., Jirayoot, K., Lacombe, G. & Srinetr, V. (2010). Impacts of climate change and development on Mekong flow regime. First assessment – 2009. MRC Technical Paper No. 29. Vientiane: Mekong River Commission.
Hogan, Z. S., Pengbun, N. & van Zalinge, N. (2001). Status and conservation of two endangered fish species, the Mekong giant catfish Pangasianodon gigas and the giant carp Catlocarpio siamensis, in Cambodia’s Tonle Sap River. Natural History Bulletin of the Siam Society 49, 269–282.
Hortle, K. G. (2007). Consumption and the yield of fish and other aquatic animals from the Lower Mekong Basin. MRC Technical Paper No. 16. Vientiane: Mekong River Commission.
Hortle, K. G., Troeung, R. & Lieng, S. (2008) Yield and value of the wild fishery of rice fields in battambang province, near the Tonle Sap Lake, Cambodia. MRC Technical Paper No. 18. Vientiane: Mekong River Commission.
Junk, W. J., Bayley, P. B. & Sparks, R. E. (1989). The flood pulse concept in river‐floodplain systems. In Proceedings of the International Large Rivers Symposium (Dodge, D. P., ed.), pp. 110–127. Canadian Journal Fisheries and Aquatic Sciences Special Publication 106.
Kottelat, M., Baird, I. G., Kullander, S. O., Ng, H. H., Parenti, L. R., Rainboth, W. J. & Vidthayanon, C. (2012). The status and distribution of freshwater fishes of Indo‐Burma. In The Status and Distribution of Freshwater Biodiversity in Indo‐Burma (Allen, D.J., Smith, K.G. & Darwall, W. R. T., eds), pp. 36–65. Cambridge and Gland: IUCN.
Kummu, M., Tes, S., Yin, S., Adamson, P., Józsa, J., Koponen, J., Richey, J. & Sarkkula, J. (2014). Water balance analysis for the Tonle Sap Lake–floodplain system. Hydrological Processes 28, 1722–1733 doi:10.1002/hyp.9718.
Lamberts, D. (2006). The Tonle Sap Lake as a productive ecosystem. International Journal of Water Resources Development 22, 481–495.
Lamberts, D. (2008a). Little impact, much damage: The consequences of Mekong River flow alterations for the Tonle Sap ecosystem. In Modern Myths of the Mekong – a Critical Review of Water and Development Concepts, Principles and Policies (Kummu, M., Keskinen, M. & Varis, O., eds), pp. 3–18. Helsinki: Water & Development Publications, Helsinki University of Technology.
Lamberts, D. (2008b). The unintended role of the local private sector in biodiversity conservation in the Tonle Sap Biosphere Reserve, Cambodia. Local Environment 13, 43–54.
Lamberts, D. & Koponen, J. (2008). Flood pulse alterations and productivity of the Tonle Sap ecosystem: A model for impact assessment. Ambio 37, 178–184.
Lieng, S., Yim, C. & Van Zalinge, N. P. (1995). Fisheries of the Tonic Sap River Cambodia, I: The Bagnet (Dai) fishery. Asian Fisheries Science 8, 258–265.
Lymer, D., Funge‐Smith, S., Khemakorn, P., Naruepon, S. & Ubolratana, S. (2008a). A review and synthesis of capture fisheries data in Thailand – Large versus small‐scale fisheries. RAP Publication 2008/17. Bangkok: FAO Regional Office for Asia and the Pacific,
Lymer, D., Funge‐Smith, S. J., Clausen, J. & Weimin, M. (2008b). Status and potential of fisheries and aquaculture in Asia and the Pacific. RAP Publication 2008/15. Bangkok: FAO Regional Office for Asia and the Pacific.
Miao, W., Silva, S. D. & Davy, B. (Eds) (2010). Inland fisheries enhancement and conservation in Asia, Bangkok, Thailand. RAP Publication 2010/22. Bangkok: FAO Regional Office for Asia and the Pacific.
Mustafa, M. G. (2009). Fishery resources trends and community‐based management approaches adopted in the river Titas in Bangladesh. International Journal of River Basin Management 7, 135–145.
Mustafa, M. G. & Brooks, A. C. (2009). A comparative study of two seasonal floodplain aquaculture systems in Bangladesh. Water Policy 11 (Suppl.1), 69–79.
Natarajan, A. V. (1989). Environmental impact of Ganga Basin development on gene‐pool and fisheries of the Ganga River system. Canadian Special Publications in Fisheries and Aquatic Sciences 106, 545–560.
Payne, A. I. Sinha, R., Singh, H. R. & Huq, S. (2004) A review of the Ganges basin: Its fish and fisheries. In Proceedings of the Second International Symposium on the Management of Large Rivers for Fisheries, Vol. I, (Welcomme, R. & Petr, T., eds), pp. 229–251. Bangkok: FAO.
Phen, C., Nam, S., Peng Bun, N. & Thuok, N. (2012). Record fish catch on Tonle Sap River. Catch & Culture 18, 4–5.
Poulsen, A., Poeu, O., Viravong, S., Suntornratana, U. & Tung, N. T. (2002a). Deep pools as dry season fish habitats in the Mekong Basin. MRC Technical Paper No. 4. Phnom Penh: Mekong River Commission.
Poulsen, A. F., Poeu, O., Viravong, S., Suntornratana, U. & Tung, N. T. (2002b). Fish migrations of the Lower Mekong River Basin: implications for development, planning and environmental management. MRC Technical Paper No. 8. Phnom Penh: Mekong River Commission.
Rahman, A. K. A. (1989). Freshwater Fishes of Bangladesh. Dhaka: Zoological Society of Bangladesh.
Roberts, T. R. (1993). Artisanal fisheries and fish ecology below the great waterfalls in the Mekong River in southern Laos. Natural History Bulletin of the Siam Society 41, 31–62.
Roberts, T. R. & Baird, I. G. (1995). Traditional fisheries and fish ecology on the Mekong River at Khone Waterfalls in Southern Laos. Natural History Bulletin of the Siam Society 43, 219–262.
Schipper, L., Liu, W., Krawanchid, D. & Chanthy, S. (2010) Review of climate change adaptation methods and tools. MRC Technical Paper No. 34. Vientiane: Mekong River Commission.
Shankar, B., Halls, A. S. & Barr, J. (2005). The effects of surface water abstraction for rice irrigation on floodplain fish production in Bangladesh. International Journal of Water 3, 61–68.
So, N., Eng, T., Souen, N. & Hortle, K. G. (2005) Use of freshwater low value fish for aquaculture development in the Cambodia’s Mekong basin. Regional Workshop on Low Value and ‘Trash Fish’ in the Asia‐ Pacific Region, 7–9 June 2005. Hanoi: Asia-Pacific Fishery Commission.
Sultana, P. & Thompson, P. M. (1997). Effects of flood control and drainage on fisheries in Bangladesh and the design of mitigating measures. Regulated Rivers: Research & Management 13, 43–55.
Syvitski, J. P. M., Kettner, A. J., Overeem, I., Hutton, E. W. H., Hannon, M. T., Brakenridge, G. R., Day, J., Vörösmarty, C., Saito, Y., Giosan, L. & Nicholls, R. J. (2009). Sinking deltas due to human activities. Nature Geoscience 2, 681–686.
Warren, T. J., Chapman, G. C. & Singhanouvong, D. (2005). The wet season movements and general biology of some important fish species at the great fault line on the Lower Mekong River of the Lao P.D.R. Asian Fisheries Science 18, 225–240.
Warren, T. J., Chapman, G. C. & Singhanouvong, D. (1998). The upstream dry‐season migrations of some important fish species in the Lower Mekong River in Laos. Asian Fisheries Science 11, 239–251.
Welcomme, R. L. (1999). A review of a model for qualitative evaluation of exploitation levels in multi‐species fisheries. Fisheries Management and Ecology 6, 1–20.
Welcomme, R. & Vidthayonon, C. (2003). The impacts of introductions and stocking of exotic species in the Mekong Basin and policies for their control. MRC Technical Paper No. 9. Phnom Penh: Mekong River Commission.
Welcomme, R. L. & Halls A. (2004). Dependence of tropical river fisheries on flow. In Proceedings of the Second International Symposium on the Management of Large Rivers for Fisheries, Vols I and II, (Welcomme, R. L. & Petr, T., eds), pp. 267–284. Bangkok: FAO.
Welcomme, R. L., Valbo‐Jorgensen, J. & Halls, A. S. (Eds) (2012). Inland Fisheries Evolution and Management – Case Studies from Four Continents. Rome: FAO.
Xu, J., Grumbine, R. E., Shrestha, A., Eriksson, M., Yang, X., Wang, Y. & Wilkes, A. (2009). The melting Himalayas: Cascading effects of climate change on water, biodiversity, and livelihoods. Conservation Biology 23, 520–530.
Ziv, G., Baran, E., Nam, S., Rodriguez‐Iturbe, I. & Levina, S. A. (2012). Trading‐off fish biodiversity, food security, and hydropower in the Mekong River Basin. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America 109, 5609–5614.
Các Tài Liệu Tham Khảo Trên Mạng Điện Tử
Compagno, L. J. V. & Cook, S. F. (2005). Himantura chaophraya. IUCN Red List of Threatened Species, Version 2010.4. Available at http://www.iucnredlist.org (last accessed 4 April 2011).
Halls, A. S. & Johns, M. (2013) Assessment of the Vulnerability of the Mekong Delta Pangasius Catfish Industry to Development and Climate Change in the Lower Mekong Basin. Report prepared for the Sustainable Fisheries Partnership, January 2013. Available at http://cmsdevelopment.sustainablefish.org.s3.amazonaws.com/2013/01/22/Pangasius%20Mekong%20Delta‐4b2036ad.pdf (last accessed 10 November 2013).
Mainuddin, M., Hoanh, C. T., Jirayoot, K., Halls, A. S., Kirby, M., Lacombe, G. & Srinetr, V. (2010). Adaptation Options to Reduce the Vulnerability of Mekong Water Resources, Food Security and the Environment to Impacts of Development and Climate Change. Available at https://publications.csiro.au/rpr/download?pid=csiro:EP103009&dsid=DS8
(last accessed 29 December 2014).
Mustafa, M. G. & Halls, A. S. (2006). Community Based Fisheries Management‐Fisheries Yields and Sustainability. Policy Brief 2 (Dickson, M. & Brooks, A., eds). Dhaka: World Fish Center. Available at
http://www.worldfishcenter.org/resource_centre/Fisheries%20Yields%20and%20sustainabilities.pdf (last accessed 29 December 2014).
_____
Nguồn: Robin L. Welcomme, Ian G. Baird, David Dudgeon, Ashley Halls, Dirk Lamberts and Md Golam Mustafa, “Fisheries of the rivers of Southeast Asia”, Freshwater Fisheries Ecology, First Edition. Edited by John F. Craig. © 2016 John Wiley & Sons, Ltd. Published 2016 by John Wiley & Sons, Ltd., các trang 363-376
Ngô Bắc dịch và phụ chú
30.11.2015
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2015