Robbins Burling
University of Michigan
DÂN VIỆT NAM
Ngô Bắc dịch
***
Ảnh Hưởng Của Trung Hoa
Mặc dù nền văn minh của Đông Nam Á ít vay mượn Trung Hoa hơn Ấn Độ, ảnh hưởng của Trung Hoa không bao giờ vắng bóng, và tại một ít khu vực, nó lại chiếm ưu thế. Ảnh hưởng của Trung Hoa được hành xử theo một cung cách hoàn toàn khác biệt với Ấn Độ. Cho đến mức hay biết được, chưa từng một quốc gia Ấn Độ nào đă phái một đoàn quân đi chinh phục đến Đông Nam Á hay ngay cả can thiệp một cách nghiêm trọng vào công chutện nội bộ của vùng này, nhưng bất kỳ khi nào Trung Hoa thống nhất và đủ mạnh, nó lại xen lấn vào chính trị của Đông Nam Á và từng chập đă phái các đoàn quân xuống phía nam để cưỡng hành các chỉ dụ hay mở rộng lănh thổ của nó. Trung Hoa c̣n có thể góp phần tán trợ sự phân hóa giữa các dân tộc Đông Nam Á, bởi trong quá khứ cũng như ngày nay, điều có lợi cho Trung Hoa là giữ họ chia rẽ và suy yếu.
Văn minh Trung Hoa có các nguồn cội của nó tại phương bắc, và người ta có thể nh́n sự lan truyền của nó xuống miền nam Trung Hoa như một phần của cùng sự di chuyển đă mang nó đi sâu hơn nữa vào Đông Nam Á. Phần lớn miền nam Trung Hoa ngày nay đă bị thu hút hoàn toàn vào ḍng chính của văn minh Trung Hoa, nhưng đă có thời văn hóa của nó có thể không mấy khác biệt với văn hóa của Đông Nam Á. Ngay hiện nay, nhiều túi đất của dân bộ tộc vẫn tồn tại ở miền nam Trung Hoa, đặc biệt tại các miền núi non và xa xôi hơn. Các bộ tộc này cho thấy các mức độ khác nhau của sự Hán hóa, nhưng nói một cách tổng quát, khi người ta càng đi sâu hơn xuống phía nam, các sự tương đồng với Trung Hoa càng ít hơn.
Trong số các dân tộc sống tại phía nam biên giới chính trị hiện đại của Trung Hoa, không dân tộc nào chịu ảnh hưởng bởi văn minh Trung Hoa sâu đậm hơn dân tộc Việt Nam, nguyên thủy là các cư dân của vùng đất bằng phẳng quanh sông Hồng, thuộc phần ngày nay là Bắc Việt Nam. Từ nơi đây, sự giao thương với miền nam Trung Hoa tương đối dễ dàng, trong khi rặng núi An Nam [Trường Sơn] chạy song song với bờ biển khiến cho sự giao thương với phần c̣n lại của Đông Nam Á khó khăn hơn. Giao thương với miền nam Trung Hoa quá dễ dàng đến nỗi, trong thực tế, miền bắc Việt Nam đă bị sáp nhập vào trong đế quốc Trung Hoa ngay từ thế kỷ thứ nh́ Trước Thiên Chúa, và trong một ngh́n năm nó vẫn là một phần kết hợp của Trung Hoa. Vào năm 939, trong thời kỳ suy giảm của nhà Đường, Việt Nam đă tự giải phóng khỏi sự cai trị của Trung Hoa, nhưng một ngh́n năm dưới sự kiểm soát của Trung Hoa đă để lại một dấu vết không thể tẩy xóa được trên văn hóa của người Việt Nam. Ngay danh xưng của họ cũng phản ảnh tầm quan trọng của Trung Hoa, bởi Việt Nam theo sát nghĩa là xứ sở ở miền nam, và dĩ nhiên, chỉ trong tương quan với Trung Hoa nó mới được xem là “phương nam”. Có lẽ điều lạ chăng là liệu người dân Việt Nam có c̣n giữ lại được bất kỳ đường nét nào trong di sản Đông Nam Á của họ hay không.
Ngay sau khi giành lại được nền độc lập của ḿnh, người Việt Nam đă hướng lên phương bắc tới Trung Hoa như suối nguồn của sự thông thái và kiến thức và họ đôi khi phải chịu đựng các cuộc tấn công của Trung Hoa. Bị ép từ phương bắc bởi người Trung Hoa, người Việt Nam đă nh́n đến hướng ngược lại, xuông phía nam, để bành trướng. Kết quả, người Việt Nam với ngôn ngữ của họ, và với văn hóa bị Hán hóa của họ, trong nhiều thế kỷ, đă thẩm thấu xuống châu thổ sông Mekong nơi họ phong tỏa dân Chàm xưa hơn và tiến tới sự tiếp xúc với dân Căm Bốt. Miền Nam luôn luôn có vẻ như sẽ là điều ǵ đó của một biên cương hoang dại cho người Việt Nam và từ lâu có mật độ dân cư thưa thớt hơn nhiều so với miền bắc.
Giống như tại các phần khác của Đông Nam Á, các ranh giới chính trị của quốc gia hiện đại giờ đây bao gồm không chỉ các vùng đất thấp mà c̣n cả các đồi núi giáp ranh nữa; nhưng không có sắc dân Đông Nam Á nào lại lảng xa các núi đồi một cách bướng bỉnh cho bằng dân Việt Nam. Nông nghiệp của họ không thích hợp với các đồi núi và lây làm kinh sợ về bệnh sốt và bệnh kiết lỵ được thấy nơi đó. Họ cũng tin tưởng rằng các ngọn núi và các khu rừng đầy các ma quỷ ác độc, sẵn sàng làm hại người thiếu thận trọng đến từ các đồng bằng. Dĩ nhiên, các núi đồi không bao giờ thiếu vắng người ở, và dân miền núi đă làm tất cả những ǵ họ có thể làm được để biến vùng đất của họ trở thành nguy hiểm cho người bên ngoài. Hậu quả, biên giới địa dư giữa các đồng bằng và các đồi núi được chạy song hành một cách gần cận bởi ranh giới văn hóa giữa người Việt Nam với các bộ tộc miền núi đồi. Kiến trúc, y phục, ngôn ngữ, và các nghi lễ tất cả đều thay đổi một cách đột ngột khi người ta bước vào các núi đồi. Bởi v́ tại miền trung Việt Nam các ngọn núi thường vươn tới bờ biển, người Việt Nam sinh sống ở đó bị giới hạn vào các khoảnh đất thâp, biệt lập với nhau bởi các núi đồi xen kẽ. Chính v́ thế, dân Việt Nam tập trung tại các đồng bằng ở miền bắc và miền nam xứ sở, và chỉ rải rác một cách thưa thớt ở miền giữa. Sự phân bố này đă đưa đến sự so sánh thường có về xứ sở với hai thúng gạo, miền bắc và miền nam, được nối liền với nhau bởi một chiếc đ̣n gánh mảnh khảnh. Dân số của châu thổ miền bắc th́ đông hơn và có mật độ cao hơn nhiều và, trong thực tế, đây là khu vực duy nhất tại vùng Đông Nam Á Lục Địa đă sinh ra một dân số đông đảo vốn là nét đặc trưng cho các phần đất khác của Á Châu.
Hệ Cấp Chính Quyền
Giống y người dân xa hơn về phía tây tiếp nhận các học thuyết chính trị của Ấn Độ và rập khuôn chính quyền của họ theo các ư niệm của Ấn Độ, người Việt Nam cũng tiếp nhận các ư tưởng của Trung Hoa như thế. Có lẽ sự bắt chước này diễn ra mau chóng nhất trong thời kỳ đô hộ của Trung Hoa, nhưng ngay trong thời độc lập, Việt Nam vẫn duy tŕ một hệ thống chính quyền đi theo sát các đường hướng của Trung Hoa. Hoàng đế Việt Nam ngự trị tại đỉnh cao quyền lực dân sự và quân sự và, giống như đối tác Trung Hoa, ông ta mang danh hiệu “Thiên Tử” (Son of Heaven). Không ai khác ngoài ông ta mới được phép để dâng đồ cúng hàng năm lên ông trời trong buổi lễ quốc gia. Trước ngày làm lễ, ông ta và các thượng thư phụ giúp ông phải tự tẩy trần trong ba ngày và sau đó, theo nhịp rung của chuông và tiếng đánh của trống, họ sẽ quay một con nghé và chôn vùi theo nghi lễ máu và lông của con vật. Trên đỉnh của ngọn đồi nhỏ tṛn trịa, tại các bàn thờ trời, đất, và các tổ tiên của hoàng gia, khi đó nhà vua sẽ dâng cúng ngọc bích, lụa, gạo, thịt, và hoa, và cầu khẩn sự phù hộ của các thần linh. Buổi lễ này dùng để chứng thực vị thế độc nhất của hoàng đế trong nước, không chỉ như nhà cai trị thế tục, mà c̣n như vị lănh đạo tinh thần tối cao, và không có ǵ tiêu biểu cho sự khuất bóng của trật tự cũ rơ ràng bằng sự đ́nh chỉ các nghi lễ quốc gia này sau năm 1942.
Khổng Tử, kẻ mà người Việt Nam coi trọng y như người Trung Hoa đă làm, xác định năm mối quan hệ xă hội quan trọng: sự tôn kính của thần dân đối với nhà vua; của người con đối với người cha; của người vợ đối với chồng, của người em đối với người anh; và của bè bạn đối với bè bạn. Thần dân phải, trên nguyên tắc, tuân hành vị hoàng đế của ḿnh trong sự vâng lời và tân tụy mù quáng, giống như người con phải tuân phục người cha. Song sự vâng lời mù quáng đối với một vị hoàng đế vô khả năng có thể gây tại họa và như tại bất kỳ hệ thống chính trị nào, các vấn đề đôi lúc phát sinh liên quan đến tính đại diện chính thống (legitimacy) của sự cai trị của hoàng đế. Các vấn đề này tạo ngờ vực rằng liệu vị hoàng đế có được “sự ủy nhiệm của trời” [mandate of heaven, tức mệnh trời theo cách nói của người Việt, chú của người dịch] để cai trị thần dân của ông ta hay không. Nơi đây, người Việt Nam đă vay mượn lư thuyết của người Trung Hoa cho rằng tính đại diện chính thống được xác nhận bởi sự thịnh vượng của quốc gia. Khi xứ sở được thịnh vượng và người dân khỏe mạnh, khi đó rơ ràng là vị hoàng đế trong thực tế có được giao phó cho mệnh trời; khi sự việc yếu kém, đó là dấu hiệu rằng vị hoàng đề đă làm “mất” mệnh trời, như thế dân chúng có chính nghĩa để nổi dậy. Sự biện minh trừu tượng này cho sự nổi dậy được cảm nhận sâu xa đến đâu bởi người dân thường thật khó hay biết, nhưng trong những ngày cuối cùng của sự thống trị của Pháp, học thuyết này hẳn nhiên đă khá mờ nhạt đối với đa số người Việt. Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam, là con trai của vị tiên vương với nàng hầu có gốc gác nông dân. Ông được giáo dục tại Pháp và đă trở thành hoàn toàn Tây Phương trong các cảm nhận của ông. Người Pháp đă đặt ông lên ngai vàng, nhưng quyền hành thực sự từ lâu đă được chuyển sang cho các nhà cai trị thực dân. Trong khi xứ sở bị ch́m ngập trong bạo động của cuộc chinh phục của Nhật Bản và sau đó một cuộc nội chiến kéo dài, điều hẳn rơ ràng đối với những ai c̣n quan tâm rằng ông Bảo Đại đă đánh mất mệnh trời từ lâu.
Trong các thời xa xưa hơn, vị hoàng đế được bao quanh bởi các hào quang của thần thánh, mặc dù bản thân ông ta không hoàn toàn thánh thiện. Ông sống một cuộc đời biệt lập trong một khu vực được gọi là “Cấm Thành” (Forbidden City), trong đó chỉ có vợ, các nàng hầu, các gia nhân, và các viên chức chính quyền cao cấp nhất mới có thể bước vào. Tất cả các thần dân của ông phải cúi đầu phủ phục trước sự hiện diện của ông. Hoàng đế được phép có nhiều vợ và nàng hầu, và tất nhiên hoàng tộc tăng trưởng rất đông nhưng, giống như các nơi khác tại Đông Nam Á, phạm vi các người thân thuộc nhà vua bị giới hạn bởi quy luật rằng đẳng cấp quư tộc bị giáng xuống với mỗi thế hệ bị loại ra khỏi lớp tổ tiên hoàng gia.
Vị hoàng đế được trợ giúp bởi một chế độ thư lại phức tạp. Chế độ thư lại hay quan lại này được mở ngỏ cho những ai trúng tuyển qua các cuộc khảo thí quốc gia, mà trên lư thuyết, mở rộng cửa cho tất cả mọi người. Ngay đưa trẻ nghèo nhất cũng hội đủ điều kiện cho một chức vụ trong công vụ, nếu cậu ta có đủ sở học để trúng tuyển qua các cuộc khảo thí – nhưng dĩ nhiên sẽ khó khăn cho một đứa trẻ nghèo đạt được nền giáo dục cần thiết. Gia đ́nh cậu bé có thể không cắt giảm được sức lao động của cậu tại các cánh đồng, khoan nói đến việc trả phí tổn cho sự học tập. Song hệ thống các cuộc khảo thí mở ngỏ có cho phép một mức độ của sự lưu động xă hội, và nó đă ngăn cản sự thành lập các giai cấp phân biệt một cách cứng rắn. Giống như các đối tác Trung Hoa của chúng, các cuộc khảo thí được dựa trên các sự giảng dạy về triết lư và đạo đức trong các kinh điển Trung Hoa. Các tử sĩ đă học hỏi về thi ca, triết lư, lịch sử, và luân lư, và mọi sự giáo dục đều nhuốm màu sắc đạo đức. Trở thành “có học” có nghĩa là theo đuổi lư trí và tiến đến một đời sống điều độ, ôn ḥa, và lương thiện. Nền giáo dục này đă không có mối liên quan trực tiếp đến các bổn phận của chức vụ mà ứng đơn có thể ao ước, và người phương Tây thực dụng nhiều phần cảm thấy rằng sự lựa chọn các viên chức chính quyền, ngay trong điều kiện tốt nhất, vẫn có tính chất may rủi. Lư thuyết dường như cho rằng bất kỳ người nào có năng lực tập thành trí thức để nắm vững các kinh điển Trung Hoa đều có thể, với sự dễ dàng tương đối, đảm nhận bất kỳ công tác kỹ thuật tầm thường nào mà một viên thư lại có thể đối diện.
Học giả không được kỳ vọng sẽ rút lui ra khỏi thế giới quanh ḿnh, mà c̣n phải đảm nhận sự lănh đạo tại cộng đồng của ông ta. Bởi chính băng tần theo đó người ta đă t́m cách bước vào giới quan lại, giáo dục đă trở thành phương tiện cho sự an toàn và uy tín. Một học giả có thể không bao giờ bị trông chờ phải làm việc bằng tay chân của ḿnh, v́ thế, giáo dục cũng có nghĩa sự giải thoát khỏi lao động tay chân và sự bảo đảm cho danh giá và sự tôn kính.
Giáo dục đ̣i hỏi, trong số các điều khác, việc thông thạo Hán tự, bởi uy tín của làng giềng phương bắc của họ quá to lớn đến nỗi người Việt Nam chỉ sử dụng hệ thông văn tự của Trung Hoa. Việc này gia cường các sự ràng buộc giữa hai nước, bởi nó có nghĩa rằng tất cả văn chương và học thuật Trung Hoa được cung ứng cho giới Việt Nam học thức. Ngay từ thế kỷ thứ mười bẩy, các nhà truyền đạo Công Giáo đă tạo ra một hệ thống kư âm bằng mẫu tự La Mă cho ngôn ngữ Việt Nam, được gọi là quốc ngữ [tiêng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch]. Dần dà, nhất là sau khi có cuộc chinh phục hồi thế kỷ thứ mười chín của Pháp, quốc ngữ tiến đến việc thay thế Hán tự làm phương pháp viết chữ thông thường. Việc này triệt hạ giá trị của loại giáo dục cổ xưa và, bởi các cuộc khảo thí dự tuyển được đặt trên các kinh điển Trung Hoa, các cuộc khảo thí ngày càng trở nên lỗi thời. Sau cùng, trong năm 1915, các cuộc khảo thí đă bị băi bỏ bởi người Pháp, và sự đoạn tuyệt với quá khứ được hoàn tất.
Như tại toàn thế Á Châu cổ truyền, hệ cấp chính quyền đứng bên trên và phần nào tách biệt khỏi đời sống của các làng xă. Các nông dân cầy cấy hoặc không cần hay không muốn có sự chỉ đạo liên tục bởi bất kỳ chính quyền trung ương nào. Làng xă đă phải đóng phần thuế của nó và đóng góp sức lao động của nó cho các công tŕnh công chánh, và thanh niên trong làng bị trưng tập vào quân đội quốc gia. Nhưng chừng nào làng xă vẫn an b́nh, các vấn đề nội bộ thuộc mối quan tâm riêng của chính nó, và chính quyền trung ương lấy làm vui sướng để yên cho làng xă tự trị.
Tuy thế, sự nhấn mạnh trên việc học tập vốn được tán trợ bởi hệ thống khảo thí đă ảnh hưởng đến cả sự tổ chức nội bộ của các làng xă. Không phải tất cả các kẻ gắng sức vượt qua các cuộc khảo thí đều được thành công, và sự trúng tuyển không c̣n bảo đảm cho sự gia nhập vào giới thư lại cho bằng một cấp bằng cao đẳng bảo đảm một công việc trong thế giới hiện đại. Những kẻ đă gia nhập vào việc phục vụ chính quyền thường làm việc tại nơi khác nhau của đất nước, nhưng họ luôn luôn giữ một sự trung thành với quê quán của họ và các người học thức của một làng, bất luận họ có một chức vụ trong chính quyền hay không, đều có thể kỳ vọng để đảm nhận sự lănh đạo tại ngôi làng của chính họ.
C̣n có một điều kiện khác cho giới lănh đạo làng xă: sự sở hữu đất đai. Giáo dục và sự sở hữu đất đai thường nhưng không luôn luôn đi liền với nhau, bởi thực khó khăn để đạt được một sự giáo dục ngoại trừ xuyên qua sự giàu có mà đất đai mang lại. Các học giả và các điền chủ cùng nhau họp thành một “hội đồng kỳ mục” (council of notables) tự bổ nhiệm, một cơ cấu của giới quư tộc địa phương được kính trọng. Họ quản trị tài sản của làng, tổ chức các công tŕnh công chánh, thu các sắc thuế, và canh gác lănh địa của làng. Không nhân sĩ nào được trả lương, mặc dù họ có thể được bồi đáp bởi được phép sử dụng một phần đất do làng sở hữu; uy tín của chức vụ của họ có giá trị nhiều hơn bất kỳ phần thưởng vật chất nào. Hội đồng kỳ mục tuyển chọn người giữ chức vụ vốn đă được dịch ra một cách không mấy đúng là xă trưởng (mayor). Không giống như trưởng làng của Thái Lan, ông ta thường là một người có uy tín tương đối thấp, một đại diện của hội đồng được ước định thi hành các mệnh lệnh của hội đồng và làm công việc thư kư thường lệ trong việc giữ ǵn sổ thuế và giao dịch công việc địa phương với chính quyền. Một trong nhiều khó khăn mà người Pháp tạo ra trong sự quản tri của họ đối với làng xă Việt Nam là cố gắng trao cho xă trưởng nhiều trách nhiệm hơn những ǵ ông ta nắm giữ theo truyền thống. Có uy tín tương đối thấp trong mắt nh́n của người dân làng, ông ta chỉ có thể thi hành các nhiệm vụ mới của ông với sự hậu thuẫm của người Pháp, và việc này không làm gia tăng uy tin cho ông ta cũng như cho chính quyền.
Hội đồng kỳ mục đứng giữa các người dân làng bên dưới và chế độ thư lại bên trên. Một thành viên của giới thư lại được nh́n như một đại diện của hoàng đế, và ông ta hưởng dụng cùng một số sự vâng lời tôn phục dành cho bản thân vị hoàng đế. Giới quan lại được phân chia thành một số ngạch hay trật được xác định rơ ràng, mỗi phẩm trật với các đặc ưu quyền của riêng nó cùng các biểu trưng của tư thế. Ở phía đầu bên kia của bậc thang xă hội, các dân làng b́nh thường cũng được chỉ định cho một trong nhiều phẩm trật có danh hiệu và chính thức, và mỗi ngạch trật đều có các quyền và nghĩa vụ cá biệt. Ở trên cùng là các thân hào nhân sĩ, và ở tận cùng là các nông dân không có đất, không phải trả thuế và hiếm được xem là các công dân. Ở giữa là nhiều phẩm ngạch dựa trên số tuổi và sự giàu có. Những kẻ ở trên cùng được miền thuế lao động. Người trên sáu mươi mốt tuổi có một thứ bậc đặc biệt và các người nghèo khổ và tàn tật được đặt sang một bên trong một thứ bậc đặc biệt thấp hơn. Các tầng lớp cao cấp cai trị làng và vị thế của họ được tượng trưng xuyên qua nhiều sự phân biệt rơ ràng trong nghi lễ. Ngay các vị thần linh của làng cũng được chỉ định các ngôi thứ.
Hệ thông thứ bậc này tương phản một cách lạ lùng với hệ thống của Miến Điện và Thái Lan. Hệ thống tầng lớp của Việt Nam cởi mở hơn nhiều so với hệ thống giai cấp của các nước khác, bởi v́ hệ thống khảo thí cung cấp một cơ chế cơ hữu xuyên qua đó sự lưu động trên nguyên tắc có thể đạt được, cho dù đa số quần chúng không bao giờ ở vào địa vị để thủ lợi từ đó. Bất kể sự cởi mở tương đối của nó, các mức độ của vị thế trong hệ thống Việt Nam c̣n lâu mới được định nghĩa một cách chính xác, và đă có sự phân cấp xuống dưới nhiều hơn so với các hệ thống tại Thái Lan hay Miến Điện, nơi mà các sự phân chia rơ rệt duy nhất là các sự phân chia thành các nhà quư tộc, các nhà sư và các thường dân. Giới tăng lữ được mở cửa cho mọi người, nhưng tại Miến Điện hay Thái Lan, không có cách nào theo đó một thường dân lại có thể ao ước một cách chính đáng để leo vào giới quư tộc.
Đời Sống Làng Xă Việt Nam
Các nông dân không bao giờ sinh sống trong các nông trại biệt lập tại miền bắc Việt Nam, mà luôn luôn quy tụ các căn nhà của họ lại với nhau trong các ngôi làng, và các thành viên của một ngôi làng xem ra đă nhấn mạnh đến mối ràng buộc chung của họ c̣n chặt chẽ hơn tại Thái Lan hay Miến Điện. Điều được nói là một người Việt Nam rời xa làng quê của ḿnh không bao giờ có được hạnh phúc, bởi người đó mo ước thường xuyên đến thời khắc khi ḿnh có thể hồi hương, và sự quyến luyến với làng xă c̣n được đưa ra như một lời giải thích cho sự miễn cưỡng của dân Việt Nam để tiến vào các vùng cao nguyên. Tại núi đồi, các cánh đồng cung ứng cho sự canh tác ướt nước th́ ít ỏi và rải rác, và không thể nào thu thập một dân số đủ lớn tại một chỗ để thành lập thành một làng khả dĩ sinh tồn theo loại vốn được yêu mến biết bao.
Sự hợp nhất của làng xă được tượng trưng bởi một trung tâm nghi lễ được gọi là đ́nh [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch]. Nơi đây, thường quây quần với nhau trong một khuôn viên có tường bao quanh, là các ngôi đền dành cho các vị thần linh quan trọng, và một nơi chốn để dân làng tụ họp và thảo luận công việc của họ. Theo truyền thống, mỗi làng có một vị thần bảo trợ, được lựa chọn bởi dân làng, và thường dựa vào một nhân vật lịch sử hay truyền kỳ. Vị thần này được ban cho một tước vị và một đẳng trật nào đó bởi sắc dụ của hoàng triều, và cũng được thăng thưởng hay giáng trật bởi lệnh của triều đ́nh. Vị thần bảo vệ có nơi thờ cúng tôn nghiêm riêng trong đ́nh và các dân làng cử hành các nghi lễ một cách tôn kính vinh danh vị thần. Các vị thần khác, cũng thế, họ có các ngôi đền riêng quân quần bên nhau trong đ́nh. Có thể có một ngôi đền thờ năm vị nữ thần của kim, mộc, thủy hỏa và thổ – hay cho linh hồn của các người chết đi có con cháu thôi không c̣n thờ phụng họ và v́ thế, là các cô hồn đi lang thang và đe dọa người sống, nhưng mỗi làng đều có các vị thần được yêu mến riêng của ḿnh và không cần có cùng các ngôi đền như thế tại các làng lân cận.
Mặc dù đ́nh là trung tâm nghi lễ của làng, nó không bao gồm nơi cư trú cho các nhà sư, như wat của Thái Lan. Tại Thái Lan và Miến Điện, sự ủng hộ chung của các nhà sư của tu viện trong làng có thể làm nổi bật sự hợp nhất của dân làng, nhưng tại Việt Nam quyền lợi chung trên đất đai và tài sản của làng cũng quan trong như sự tham dự chung tại đ́nh. Các nông dân tại mọi nước đều hợp tác để tu sửa các đường lộ và kinh đào địa phương, nhưng chỉ ở Việt Nam đất tư của các nông dân mới được bổ túc theo truyền thống bởi đất được sở hữu tập thể bởi làng xă, và chỉ có dân Việt Nam mới hợp tác nhau đến mức dự trữ ngũ cốc chung sẽ được sử dụng bởi các kẻ cần đến vào những lúc thiếu thốn. Công điền được phân phối định kỳ trong dân làng cho sự sử dụng tạm thời, hoặc cho các vị kỳ mục làm phần đền bù cho công việc của họ hay cho người nghèo là các kẻ cách nào đó không có tí đất nào. Sự kiện này cung cấp một h́nh thức quan trọng của bảo hiểm chống lại cảnh nghèo đói cùng cực và mang lại cho mọi người, giàu và nghèo, một cổ phần quan trọng tại làng. Tuy nhiên, phần lớn đất đai được sở hữu riêng tư, và khi dân số tăng trưởng, các mảnh đất có khuynh hướng ngày càng bị cắt thành mảnh nhỏ. Trong một nền kinh tế tiền tệ triệt để, đât có thể đem cho thuê, để đương, và bán, và một sự thèm khát đất đai gia tăng đă trợ lực cho việc khai pháo cho một t́nh trạng bất ổn mà người Pháp chưa từng đối phó một cách thích đáng.
Giống như mọi người dân Đông Nam Á, phần lớn người Việt Nam là các nông dân trồng lúa gạo, nhưng sự chuyên nghiệp hóa cấp miền lại đi xa hơn các vùng đất khác. Một ít làng chuyên môn về một nghề duy nhất, chẳng hạn như làm đồ kim loại, dệt lụa, hay làm giấy, và họ trao đổi các sản phẩm của ḿnh để lấy thức ăn và các sản phẩm tinh xảo của các làng khác. Tính khả cung địa phương các nguyên liệu có thể đă khích lệ mô h́nh này, nhưng điều quan trọng hơn là cảm thức địa phương mạnh mẽ: một người sẽ dạy dỗ các người cùng làng các bí quyết nghề nghiệp của ḿnh nhưng ông ta sẽ không sẵn ḷng để chỉ dạy các kẻ làng khác, và như thế các thị trường độc quyền địa phương sẽ được tạo lập và bảo vệ. Dọc theo bờ biển, một số làng kiếm sống hoàn toàn bằng việc đánh cá, và các thuyền của họ ra khơi mỗi ngày để khai thác các dự trữ phong phú của Biển Nam Hải (South China Sea). Nơi đây, các dân làng giàu có nhất là các chủ nhân của các thuyền đánh cá, nhưng uy tin và quyền lực địa phương của họ tương tự như của các điền chủ cỡ lớn ở nơi khác. Các dân làng khác điều khiển các con tàu của như các ngư phủ chính hay như các thành viên b́nh thường của thủy thủ đoàn, và thường một phụ nữ đi cùng có nhiệm vụ bán số ngư sản bắt được. Các thuyền buồm mậu dịch đôi khi đi theo các ngư phủ và mua số bắt được trước khi chúng được mang lên bờ. Với sự chuyên môn hóa như thế, không làng nào có thể tự túc, và việc trao đổi gạo, cá, các các sản phẩm chế tạo đă là một phần cốt yếu trong đời sống Việt Nam.
Tại các làng nông nghiệp, lúa gạo luôn luôn là phần thu hoạch chính. Giống như tại các châu thổ miền nam của Thái Lan và Miến Điện, phần lớn miền nam Việt nam gần như không trồng ǵ khác hơn là lúa gạo. Tại miền bắc, gạo được bổ túc bởi các hoa màu phụ chẳng hạn như khoai lang, khoai sọ, sắn, củ hoàng tinh (arrowroot), hạt cau, thuốc lá và trà. Nơi đó đất đai phải hỗ trợ cho trung b́nh hai người trên mỗi mẫu đất canh tác, và phần lớn đất đai tại miền bắc phải sản xuất hai vụ thu hoạch mỗi năm – hoặc là hai vụ gặt lúa gạo, hay một vụ lúa gạo và một trên một số hoa màu khác.
Tổ Chức Gia Đ́nh
Ảnh hưởng của Trung Hoa thâm nhập vào Việt Nam một cách sâu xa đến nỗi nó đă tác động đến h́nh thức của gia đ́nh. Giống như người Trung Hoa, mọi người Việt Nam đều mang một trong số họ gia đ́nh hạn chế, được biết theo ước lệ là “trăm họ”, thừa kế từ người cha của ḿnh. Người Việt Nam c̣n dùng Hán tự để đặt tên. Một tính chắt cốt yếu của hệ thống Trung Hoa không bao giờ vươn tới Việt Nam: sự ngăn cấm hôn thú giữa những người cùng họ, và các du khách Trung Hoa đă nhận xét với sự kinh ngạc về nét “đặc thù” Việt Nam này. Giống như người Trung Hoa, người Việt Nam đă lư tưởng hóa đại gia đ́nh đông đúc trong đó một người sẽ quy tụ các đứa con trai và con dâu cùng các đứa cháu dưới cùng một mái nhà. Cũng như tại Trung Hoa, lư tưởng này thường không được thực hiện bởi phần lớn người Việt Nam chỉ sống trong các ngôi nhà nhỏ với cha mẹ và con cái của họ.
Tuy nhiên, các khuôn mẫu cổ xưa hơn của đời sống Đông Nam Á, dường như kiên quyết trong vai tṛ mà người phụ nữ đóng giữ, bởi bất kể nhiều thế kỷ của các bộ luật chính thức (sao chép gần như nguyên văn từ các bản chính của Trung Hoa), người phụ nữ giữ lại quyền thừa kế đất đai và tài sản và duy tŕ các quyền tài sản đặc biệt tách biệt với các quyền của người chồng, theo cung cách hoàn toàn khác biệt với cách thức của Trung Hoa cổ truyền. Các bộ luật không trao cho phụ nữ quyền riêng biệt để chia sẻ sự thừa kế trong tài sản của cha mẹ họ, nhưng trong thực tế phụ nữ ít nhất đă có thể mang các của hồi môn về nhà chồng. Của hồi môn không bao giờ trở nên ḥa nhập một cách trọn vẹn vào tài sản của người chồng, bởi trong trường hợp từ trần hay ly dị, người con gái hay gia đ́nh cô ta vẫn giữ quyền trên đó. Tại Việt Nam, danh tính của người phụ nữ đứng bên cạnh danh tính của người chồng trên các văn tự và chứng thư.
Theo truyền thống, các người đàn ông và đàn bà được giả định giữ một sự cách biệt chính thức. Họ không có thể ngồi trên cùng một chiếc chiếu hay ngay cả tiếp xúc với nhau. Song người phụ nữ làm công việc nặng nhọc tại đồng ruộng và – thường xuyên hơn so với Trung Hoa – họ lái xe ḅ, chèo thuyền tam bản, và c̣n làm cả việc khuân vác và lao động. Như các nơi khác tại Đông Nam Á, họ được xem là tiết kiệm hơn các ông chồng. Các cửa hàng Việt Nam, trái với cửa hàng Trung Hoa, được điều hành bởi các phụ nữ -- trong thực tế, một người đàn ông Việt Nam sẽ bị chế nhạo v́ “làm công việc của đàn bà”. Khi làm việc với nhau tại các cánh đồng của họ, sự phân chia chính thức các giống phái có thể bị lăng quên và, giống như người Thái Lan, họ có thể trêu ghẹo nhau và c̣n hát cả những bài ca mạo hiểm [risqué, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] làm nhẹ bớt sự cực nhọc của việc cấy trồng. Nhưng đó là hành vi cho giới nông dân và sẽ bị xem là thô tục trong các tầng lớp có học.
Các thân thích ǵn giữ một mối liên hệ chính thức với nhau là điều không thấy nơi dân chúng vùng đồng bằng (plains people) tại các xứ sở xa hơn về phía tây. Họ hợp nhất trong các thị tộc (clans) theo phụ hệ với các thành viên hợp tác với nhau trong việc vinh danh các tổ tiên chung của họ. Thị tộc có một trưởng tộc theo lễ nghi, người đàn ông lớn tuổi nhất của ngành trưởng. Ông ta có thể sống trong ngôi nhà nơi mà bàn thờ tổ tiên được lưu giữ và ông ta chịu trách nhiệm chính yếu cho việc duy tŕ nó, nhưng các anh em trai và các anh em họ của người đó đôi khi gia nhập cùng với ông ta trong việc cử hành các nghi lễ. Tại một đám tang, người con trai trưởng của người chết đảm nhận công việc kẻ chịu tang chính và chỉ đạo các nghi lễ. Một bài vị tượng trưng cho người chết và được tin chứa đựng tinh thần của người đó được bổ sung trên bàn thờ tổ tiên; ở nơi đây, cùng với các thành viên đă từ trần khác của thị tộc, người chết sẽ được tưởng nhớ theo định kỳ.
Tầm quan trọng của sự thờ phượng tổ tiên này biến việc không có con nối dơi thành bi kịch và điều đặc biệt thiết yếu rằng một đứa con trai sẽ được sinh ra trong ngành trưởng của gia đ́nh, bởi cậu bé này sẽ có trách nhiệm nghi lễ lớn nhất. Bất kể sự bất b́nh đẳng đă trao sự chỉ đạo nghi lễ cho người anh cả, và bất kể lư tưởng Khổng học giao phó cho anh ta một vị thế vượt trội rơ ràng, các anh em trai chia sẽ gần như đồng đều trong sự thừa kế tài sản gia đ́nh. Người anh cả có thừa kế mảnh đất bất khả chuyển nhượng và bất khả phân chia được đặt riêng ra để hỗ trợ cho các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, nhưng anh ta chỉ giữ mảnh đất trong tư cách giám hộ đối với các thân thich.
Người già lệ thuộc vào các đứa con trai về cấp dưỡng, như thế một cặp vợ chồng không có các con trai có thể thấy ḿnh ở vào một t́nh thế khó khăn. Nếu họ có một đứa con gái, đôi khi họ có thể thuyết phục người đàn ông mà đứa con gái kết hôn về ở với họ và hành xử như một người con trai. Điều này là một t́nh trạng ít chính thức hơn nhiều tại Việt Nam so với Thái Lan, và chỉ có một cậu con trai nghèo khó thừa nhận giá trị phần thừa kế của vợ ḿnh mới có thể được chờ đợi sẽ đảm nhận vai tṛ đó. Cặp vợ chồng trẻ cũng có thể trợ giúp cha mẹ của người vợ và người chồng có thể đối xử như một đứa con trai đối với cha mẹ người vợ -- trong mọi phương diện trừ một điều: anh ta không bao giờ có thể đảm trách các nghi lễ liên can đến sự thờ phượng tổ tiên. Các nghi lễ này phải được chuyển sang cho một thân nhân xa hơn, nhưng phải thuộc phụ hệ.
Việc dâng cúng hàng năm của hoàng đế lên trời, các buổi lễ lên vị thần bảo hộ của làng, và các nghi thức của sự thờ cúng tổ tiên tượng trưng, lần lượt, cho ba mức độ quan trọng nhất của đời sống Việt Nam cổ truyền: quốc gia, làng xă, và gia đ́nh. Buổi cúng lễ ông Trời và sự sử dụng các bài vị được sao chép một cách mù quáng từ các cách thức của Trung Hoa, nhưng chúng không phải là các thành phần duy nhất trong tôn giáo của Trung Hoa ảnh hưởng đến Việt Nam.
Biến thể bắc tông hay Đại Thừa (Mahayana) của Phật Giáo hoàn toàn khác biệt với giáo phái được nhận thấy tại phần lớn Đông Nam Á, nhưng nó là một cách hành đạo tại Việt nam ngày nay. Phật Giáo Đại Thừa (Mahayana) khác với Phật Giáo Tiểu Thừa (Theravada) trong nhiều phương diện. Trước tiên, Phật Giáo Đại Thừa mang lại cho thế giới các vị thần được gọi là Boddhisatvas: Bồ Tát. Nguyên thủy, đây là các người đàn ông, nhưng trong chu kỳ các cuộc tái sinh họ tiến tới mục đích tối hậu của hư vô và khi đó, vượt khỏi sự so sánh đối với các con con người đồng loại, họ ngừng lại ngay trước sự tịch diệt hoàn toàn và triển hoăn sự tan biến cá tính của họ. Các Bồ Tát trở thành các vị thần cá biệt và có thể lĩnh hội được (khác với bất kỳ điều ǵ trong Phật Giáo Tiểu Thừa) là các kẻ mà một người có thể hướng các hỵ vọng của ḿnh đến. Các kẻ theo Phật Giáo Đại Thừa có thể cầu nguyện lên một vị Bồ Tát và gương trợ giúp các kẻ khác cung cấp bởi các Bồ Tát giúp làm hứng khởi các tăng sĩ phái Đại Thừa trong việc phục vụ con người đồng loại của họ. Phật Giáo Đại Thừa cũng có một thiên đường và địa ngục minh bạch, nơi mà một người được giao thác tùy theo các hành động của người đó trên trần gian. Nên nhớ rơ, thiên đường và địa ngục của Đại Thừa chỉ là những nơi nghỉ ngơi tạm thời trên con đường tiến tới Niết Bàn, nhưng chúng có thể được vẽ hay mô tả theo cách mà người b́nh thường có thể hiểu được.
Tuy nhiên, Phật Giáo là một phần tử ít quan trọng trong đời sống nghi lễ Việt Nam so với các quốc gia Đông Nam Á khác. Số đàn ông Việt Nam trở thành các nhà sư ít hơn nhiều, và những người làm như thế thường giữ ḿnh là nhà sư suốt đời. Họ cử hành các nghi lễ, nhưng không đi khất thực. Sự kính trọng dành cho giới học thuật gợi hứng bởi sự sùng bái đối với các kinh điển Khổng học và hệ thống khảo thí cổ truyền cùng đă buộc các nhà sư phải trở thành các người có học thức sao có thể giành và duy tŕ được sự kính trọng của người dân, và các tiêu chuẩn học thuật giữa các nhà sư có thể là cao hơn tại Việt Nam so với các nới khác tại Đông Nam Á. Các ngôi chùa Phật Giáo ít hơn tại Việt Nam so với các nước bên phía tây, và người Việt Nam đi thăm một ngôi chùa Phật Giáo như chỉ là một trong nhiều địa điểm thờ phượng.
Cùng với Khổng học và Phật Giáo, Đạo (Lăo) Giáo thường được thừa nhận như một trong ba phần tử chính của đời sống tôn giáo Trung Hoa. Đạo Giáo có lẽ có ít ảnh hưởng nhất lên trên người Việt Nam, nhưng tại Trung Hoa nó đă tiến tới việc bao trùm cả một loạt các pháp thuật phù thủy và huyền bí mang lại sự an ủi cho người dân thông thường nhưng ít chịu sự hệ thống hóa uyên thâm. Người Việt Nam sẵn ḷng sử dụng các kỹ thuật của Đạo Giáo về bói toán và phù thủy khi chúng có vẻ hiệu quả, và họ đă bổ túc các kỹ thuật này vào kho tàng riêng của họ về các thủ tục lễ nghi.
Sau cùng, giống như toàn thể Đông Nam Á, thế giới Việt Nam đầy các thần linh, không chỉ các thần linh trên trời, của làng xă, và của các tổ tiên đă khuất, mà cả các thần linh thiên nhiên đơn giản hơn, mang lại điều bất hạnh dưới h́nh thức các tai nạn, sự tuyệt tự, bệnh tật và cái chết. Các thần linh này phải được cầu vái để xua đuổi điều xấu xa, và sự “chữa trị” thông thường dành cho bệnh tật là dâng cúng lên chúng bằng thực phẩm. Mỗi nghề và ngành mậu dịch có vị thần bảo trợ riêng của ḿnh cùng các nghi lễ liên hệ, và các nông dân phải thường lệ khấn vái các vị thần linh quanh năm. Các sự dâng cúng thần linh dường như quay trở lùi lại một thành tố cổ xưa hơn nhiều trong đời sống Việt Nam và cho thấy rằng ảnh hưởng của Trung Hoa, cho dù có sâu xa đến đâu, vẫn chưa thành công trong việc bôi xóa di sản Đông Nam Á thâm sâu của người Việt Nam./-
-----
Nguồn: Robbins Burling, Hill Farms And Padi Fields, Life in Mainland Southeast Asia, Chapter Eight: The Vietnamese, các trang 105-117, Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall, Inc., 1965.
Ngô Bắc dịch và phụ chú
12.09.2011
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2011