XIÊM LA VÀ PHÁP 1863-1870

 

R. STANLEY THOMSON

Russell Sage College

 

NGÔ BẮC dịch

 

 

Lời người dịch:

 

Đây là bài dịch thứ hai trong loạt bài có chủ đề về sự xâm chiếm, sáp nhập và chia cắt lãnh thổ tại Đông Dương của thực dân Pháp để lập thành các nước Việt Nam, Lào và Căm Bốt thuộc Pháp bắt đầu từ hậu bán thế kỷ thứ 18, sẽ lần lượt được đăng tải trên gio-o:

 

Bài dịch thứ 1. Sự Thiết Lập Chế Độ Bảo Hộ Pháp Trên Căm Bốt, của R. Stanley Thomson.

2.  Xiêm La và Pháp, 1863-1870, của R. Stanley Thomson.

 

3.  Aubaret và Hiệp Ước Ngày 15 Tháng Bảy năm 1867 giừa Pháp và Xiêm La, của Lawrence Palmer Briggs

 

4.  Hiệp Ước Ngày 23 Tháng Ba năm 1907 giữa Pháp và Xiêm La và Sự Hoàn Trả Battambang và Angkor cho Căm Bốt, của Lawrence Palmer Briggs

 

5.  Cuộc Tranh Giành Các Bờ Sông Cửu Long, 1892-1896, của Claire Hirshfield

 

6. Sự Tranh Chấp Biên Giới Pháp-Thái Năm 1940 và Sự Cam Kết của Phibuun Sonkhraam với Nhật Bản, của E. Thadeus Flood.

 

-----

 

 

 

     Phản ứng tức thời của Xiêm La đối với sự ký kết bản hiệp ước của Pháp ngày 11 Tháng Tám, 1863, về chế độ bảo hộ trên Căm Bốt (xem bài viết khác của tác giả trong số trước của Tạp Chí Tam cá Nguyệt này) là chính thức phản đối Drouyn de Lhuys tại Paris và Đô Đốc Grandière tại Sàigòn, nhưng đến tháng Mười Hai có vẻ như nó đành cam chịu trước sự đã rồi : fait accompli [tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch].  Chiến lược của Phra Klang [Bộ Ngoại Giao] không còn là tranh nghị về chế độ bảo hộ nữa, mà đúng hơn, làm giảm bớt tầm quan trọng của nó.  Để làm điều này, ông đã viện cớ rằng việc chấp nhận nó như một phương cách theo đó nước Pháp tìm cách bảo đảm rằng Căm Bốt trong tương lai sẽ là một quốc gia quân bình giữa chính họ [Pháp] và Xiêm La.  Trong một bức thư gửi cho Grandière ông có nói rằng không ai chối bỏ rằng Căm Bốt là một quốc gia độc lập. (1)  Ông ta bày tỏ sự hối tiếc về việc đã tố cáo Đô Đốc về việc đe dọa Norodom.  Bản dịch lá thư của Norodom, theo lời ông, đã có sự sai lầm trong việc mang lại cảm tưởng rằng ông ta bị đe dọa.  Phra Klang hơn nữa thừa nhận rằng nước Pháp đã thế chỗ của An Nam tại Căm Bốt nhưng cùng một lúc nhắc nhở Grandière rằng Xiêm La đã hành xử các quyền hạn của một nước bá chủ trên Căm Bốt trong một thời kỳ lâu dài.  Mối quan hệ kéo dài này giữa Xiêm La và Căm Bốt đủ khiến Xiêm La được tham khảo bởi Pháp trước khi ký kết hiệp ước, và Xiêm La cần phải được tham khảo.  Sự hy vọng của ông ta là Căm Bốt sẽ không bị khích lệ bởi sự thiết lập chế độ bảo hộ để từ chối Xiêm La các quyền hạn chính đáng của nó tại Căm Bốt và rằng Pháp sẽ tiếp tục tôn trọng các quyền hạn này.

 

     Vào ngay lúc lá thư này được gửi đến Grandière, Xiêm La và Căm Bốt đã sẵn ràng buộc với nhau bởi một hiệp ước bí mật được ký kết tại Udong hôm mồng 1 tháng Mười Hai [1863?] và được phê chuẩn hôm 22 tháng Một năm 1864. (2) Hiệp ước này, ban cấp các quyền hạn chuyên độc cho Xiêm La với tư cách nước bảo vệ, đã là câu trả lời thực sự của Xiêm La đối với hiệp ước của Grandière.  Nó đã được thương thảo với sự hiểu biết đầy đủ về sự hiện hữu của bản hiệp ước đó và hoàn toàn không đếm xỉa đến nó.  Nó đã được giữ kín trong nhiều tháng.  Phải chờ mãi cho đến tháng Chín, 1864, Aubaret, với sự kinh ngạc, mới khám phá ra bản văn của nó xuyên qua bản dịch sang tiếng Anh đăng trên tờ Straits Times của Tân Gia Ba.  Động tác đầu tiên của ông ta sau đó là đến gặp Kralahome [Thủ Tướng] và đòi hỏi một sự giải thích. (3) Kralahome đã ôn tồn trả lời rằng hai điều khỏan, Điều VI và VII, đương nhiên bị bãi bỏ “bởi sự dàn xếp đã cam kết với ông.” (4) Các điều khoản này đã trao cho Xiêm La quyền đề củ và quyền tấn phong các nhà lãnh đạo của Căm Bốt và sự dàn xếp mà Kralahome đã đề cập đến là lễ đăng quang hỗn hợp cho Norodom mà Aubaret, tự nguyên thủy, đã đề nghị với ông ta. (5) Kralahome đã giải thích rằng các điều khoản này đã được đưa vào trong hiệp ước để ngăn chặn tập tục của một số nhà quý tộc Căm Bốt nào đó nhận hối lộ để ủng hộ ứng viên này hay ứng viến kia lên ngôi vua.  Điều XI liên quan đến các tỉnh Photisat (Pursat) và Kaphongsoai (Campongsoai).  Nó thuật lại rằng Căm Bốt đã hiến các tỉnh này cho Xiêm La hồi tháng Ba năm 1863, rằng Xiêm La đã từ chối không sáp nhập chúng nhưng giữ lại quyền để làm như thế nếu một lúc nào đó trong tương lai nhà lãnh đạo Căm Bốt không tự xử một cách thỏa đáng đối với Xiêm La.  Trong trường hợp đó, Căm Bốt không thể nêu lên các sự phản đối về sự sáp nhập chúng bởi Xiêm La.  Điều khỏan này, theo Kralahome giải thích, nhằm bảo đảm thái độ tốt đẹp của phía Căm Bốt.  Ông bày tỏ sự sằn lòng sửa đổi nó như sau:  

 

Nếu Căm Bốt vi phạm hiệp ước chống lại hoặc Xiêm La hay Pháp, Chính Phủ Xiêm La và các phái viên Pháp sẽ đạt tới một sự thỏa thuận về hành động sẽ được thực hiện và Nhà Vua Căm Bốt sẽ phải tuân hành theo quyết định của họ, bất luận quyết định này như thế nào.

 

Cả Xiêm La lẫn Pháp sẽ không khởi động bất kỳ biện pháp cưỡng bách nào đối với Căm Bốt mà không có sự tham khảo trước nước kia. (6)

 

     Về Điều IX, (7) liên quan đến thẩm quyền tài phán lãnh sự trên các ngoại kiều tại Căm Bốt, Kralahome nói rằng vấn đề này rất phức tạp.  Ông muốn thảo luận về vân đề này nhiều hơn nữa với Aubaret trước khi nêu ra bất kỳ sự sửa đổi nào.  Do đó, Kralahome sẵn lòng thực hiện một số sự thay đổi.  Ông không có ý nghĩ nào về việc xé bỏ bản hiệp ước. 

 

     Duyên cớ của Norodom về việc ký kết hiệp ước này cũng y như lý do mà ông ta đã nêu ra với Quốc Vưuơng Xiêm La về việc ký kết hiệp ước với Pháp, có nghĩa, có sự đe dọa bằng vũ lực. (8)  Nhưng không có dấu hiệu nào về vũ lực hay sự phản đối trong bài tường thuật các cuộc thương thảo mà, với tư cách “Phó Vương Kinh Lược Sứ Căm Bốt’”, ông đã viết cho văn phòng Ban Mah Thái tại Vọng Các. (9)  Tuy thế, khó có thể chờ đợi sự việc rằng một chư hầu lại lên tiếng tố cáo nước làm chủ của nó. 

 

     Cưỡng bách hay không cưỡng bách, bản hiệp ước là một sự kiện.  Nước Pháp phải làm ǵ đối với nó?  Aubaret nêu ư kiến rằng các Điều VI, VII, và XI “không ǵ khác hơn là sự thu tóm toàn thể Căm Bốt bởi vương quốc Xiêm La”. (10)  Khi bản văn (11) về tới Paris, Bộ Trưởng Hải Quân và Thuộc Địa cùng Bộ Trưởng Ngoại Giao ở vào vị thế rút ra kết luận riêng của ḿnh.  Lời mở đầu của nó là một lược sử theo lẽ thông thường về các quan hệ giữa Xiêm La và Căm Bốt (12), các quan hệ này được nêu lên cho đến ngày có các cuộc thương thảo.  Cũng có một phụ lục thảo dưới dạng Biên Niên Sử của Căm Bốt (13) – một tài liệu được soạn thảo tại Vọng Các để thiết lập các sự tuyên xác cho quyền bá chủ của Xiêm La.

 

     Chasseloup-Laubat, kẻ đă đổ lỗi cưộc đàm thoại về việc hoàn trả các tỉnh đă chinh phục cho [sự xuất hiện của] bản mật ước, đă dành cho văn kiện một sự phê b́nh soi mói nhất.  Từng điều khỏan một nối tiếp nhau, ông kết án nó cho đến khi ông phá bỏ ṭan thể bản hiệp ước. (14)  Ông đặc biệt xoáy vào Điều VIII mà Aubaret đă không đề cập đến bởi v́, theo ông, nó nhường lại trong thực tế các tỉnh của dân tộc Lào và dân tộc Kha cho Xiêm La.  Ông kết án Điều IX nói về thẩm quyền tài phán lănh sự bởi v́ nó cho phép một quyền lực bên ngoài được can thiệp tại Căm Bốt, dưới sự che chở bên ngoài của Vọng Các.  Liên hệ đến nhận xét này, người đọc cần ghi nhớ trong đầu rằng bản hiệp ước do Grandière thương thảo đă dành (Điều VII) thẩm quyền tài phán chuyên độc cho nước Pháp.  V́ thế, điều khá ngộ nghĩnh để ghi nhận lời phàn nàn cu/a Chasseloup-Laubat rằng Điều Khoản này là “điều khoản tệ hại nhất” bởi v́ nó đă là “sự phủ nhận các quyền chủ tể của Nhà Vua Căm Bốt.”  Ông nghĩ rằng Điều XI mang tính chất nghiêm trọng hơn hết.  Nh́n ṭan thể, bản hiệp ước sẽ biến Xiêm La trở thành chủ nhân ông của Biển Hồ và các hoạt động đánh cá đáng ao ước của nó bởi việc tịch thu hai trong bốn tỉnh c̣n lại của Căm Bốt và sẽ c̣n truất hữu hơn nữa, nhân danh Lào, các vùng đất bao la có con sông Cửu Long vĩ đại chảy qua.  Ông nói rằng theo tin tức của ông, khi Pháp mới hiện diện tại Căm Bốt, Xiêm La đă đề nghị phân chia lănh thổ, phần của họ sẽ là các tỉnh Photisat và Kaphongsoai.  Các chủ định của Xiêm La như thế đă sẵn được bộc lộ, ông nghĩ rằng nước Pháp nên chấp nhận một chính sách cứng rắn, tuyên bố bản mật ước bị hủy bỏ và vô hiệu, và chống đối, nếu cần bằng vơ lực, bất kỳ nỗ lực nào muốn thi hành nó.  Cần nghiêm chỉnh để nói với Xiêm La rằng một “quốc gia độc lậptrung lập” (15) nằm giữa Pháp và Xiêm La sẽ phục vụ cho quyền lợi của cả hai nước; rằng Pháp không có ư định thu tóm Căm Bốt; rằng ngược lại, Pháp sẽ mong muốn nh́n thấy Căm Bốt đủ mạnh để tự pḥng vệ, đủ phát triển để cung cấp cho nền thương mại Pháp “các thành phẩm trao đổi.”  Nếu nước Pháp có thể thương thảo một hiệp ước với Xiêm La theo chiều hướng này, ông nghĩ đó là điều đáng làm.

 

     Drouyn de Lhuys đồng ư hoàn toàn với đồng sự của ông rằng toàn thể bản hiệp ước cần phải bị bác bỏ. (16)  Ông sẵn sang hứa hẹn rằng nước Pháp sẽ không bao giờ sáp nhập Căm Bốt, đổi lấy sự chấp nhận của Xiêm La về chế độ bảo hộ của Pháp [trên Căm Bốt].  Với ông Aubaret, ông đă viết (17) rằng toàn thể mục tiêu của Pháp đă từng là, và sẽ tiếp tục là, nhằm bảo đảm sự độc lập của Căm Bốt, sự độc lập này có tính chất “không có không được cho nền an ninh của sự thiết lập cơ sở của chúng ta tại Nam Kỳ.”  Ông tuyên bố sự sẵn ḷng cho phép Căm Bốt bày tỏ ḷng tôn phục lên Quốc Vương Xiêm La và gửi các tặng phảm cho Quốc Vương như đă từng làm trước đây, với việc dự liệu rằng nền độc lập của nó không v́ thế mà bị tổn hại.  Phù hợp với các ư tưởng này, Aubaret đă nhận được các chỉ thị để tiếp xúc với chính phủ Xiêm La.  Các cuộc thương thảo cho thấy không trôi chảy hay dễ dàng ǵ.  Bản hiệp ước dự thảo của Aubaret bị bác khước bởi Kralahome với sự phàn nàn rằng nó đă hủy bỏ những ǵ mà Aubaret đă sẵn chấp thuận hôm 22 tháng Tư, 1864. (18)  Chính từ đó Kralahome đă nhắc lại lời tuyên bố của Aubaret rằng Pháp chỉ mong muốn nh́n thấy Căm Bốt ở vào một t́nh trạng quân b́nh tuyệt hảo giữa Pháp và Xiêm La. (19)  Aubaret đáp lại sự công kích bằng một sự phát biểu cao ngạo rằng ông sẽ không viết nhận định đó cho Xiêm La, văn thư mà Kralahome đề cập đến, nếu ông hay biết là vào lúc đó đă có sự hiện hữu của bản mật ước. (20)  Tuy nhiên, cả hai bên đều nhượng bộ trên một số điểm, kết quả là một bản dự thảo thỏa hiệp sau hết đă được soạn thảo.  Một vài điều khỏan trong đó là của Aubaret và một số là của Kralahome.  Bản dự thảo thỏa hiệp được kư kết vào ngày 14 tháng Tư năm 1865.  Sự thành công của Aubaret có thể không phải là không liên hệ đến sự kiện rằng một chiến thuyền chạy bằng hơi nước, chiếc Mitraille, đă đến Vọng Các hôm 8 tháng Tư.  Trong bản báo cáo của ḿnh về các cuộc thương thuyết, ông lấy làm miễn cưỡng để nhấn mạnh rằng ông nhận thấy không cần thiết để sử dụng đến các sự đe dọa. (21)  Viên lănh sự Anh tại Vọng Các đương nhiên xem sự kiện rằng con thuyền Mitraille đă hiện diện tại chỗ vào thời điểm này “với mục đích … tăng cường trọng lượng cho các lập luận của viên lănh sự (Pháp).” (22) Cái gì đó mạnh hơn các lý lẽ thuyết phục của một viên lãnh sự bình thường có thể cần đến không được xem đáng ngạc nhiên khi nhìn qua sự kiện rằng chỉ mới vào ngày 3 Tháng Mười, 1864, Hoàng Đế Napoléon III có gửi một bức thư đến Quốc Vương Mongkut trong đó Hòang Đế sử dụng danh hiệu “Quốc Vương Căm Bốt” cùng nhiều tước hiệu khác, khi đề cập đến nhà lãnh đạo Xiêm La.  Trong bức điện tín đi kèm bản sao bản hiệp ước, Aubaret đề nghị rằng điều tốt hơn xin hãy bỏ tước hiệu này trong các văn thư giao dịch trong tương lai với Quốc Vương Mongkut. (23)  Ông cũng nêu ra những dấu hiệu của các quan hệ tốt hơn cho tương lai.  Một trong những dấu hiệu này là khi ông phản đối lên Quốc Vương Mongkut rằng Norodom đã đi đến Campot để thụ nhận quyền bá chủ của Quốc Vương, Mongkut đã quả quyết với Aubaret rằng chỉ có một mình Norodom là chịu trách nhiệm [về việc đó]; một dấu hiệu khác là Quốc Vương Xiêm La cũng đã trao cho Aubaret một lá thư gửi cho Norodom trong đó Norodom được thông báo rằng các cuộc du hành vị lai đến Campot sẽ chẳng đi đến đâu.  Song một dấu hiệu khác nữa của thiện chí là sự phóng thích người em trai của Norodom để người đó có thể trở về Căm Bốt. (24)

 

     Drouyn de Lhuys chấp thuận bản hiệp ước nhưng Chasseloup-Laubat đề nghị các sự sửa đổi. (25)  Ông muốn thêm vào Điều I, liên quan đến chế độ bảo hộ, câu “như được thiết lập bởi hành vi ngày 11 tháng Tám, 1863.”  Với các từ ngữ này, Xiêm La sẽ thừa nhận chế độ bảo hộ trong một cung cách công nhiên nhất.  Ông phản đối sự thừa nhận các biên giới của Xiêm La trong Điều IV, cho rằng các sự dự liệu biên giới trong bản mật ước là “hành vi giữa những kẻ khác: res inter alios acta” đối với Pháp nhưng Pháp cần suy nghĩ nghiêm chỉnh trước khi nó thừa nhận cùng các sự quy định này trong một hiệp ước mà Pháp là một bên kết ước.  Ông gán cho thành ngữ “đất Lào thuộc Xiêm La” [Laos Siamois, tiếng Pháp, hay Siamese Laos, tiếng Anh trong nguyên bản, chú của người dịch] (25a) là một “cuộc xâm lăng mới” liên can đến lãnh thổ “giờ đây độc lập, trên đó chúng ta có một quyền lợi khổng lồ để giữ nó độc lập với Xiêm La.”  Đó là một khu vực được lưu thông bởi con sông Cửu Long mà một đoàn thám hiểm Pháp sắp sửa đi khám phá.  Giòng sông này có thể trở thành tuyến giao thông thương mại vĩ đại.  Nước Pháp phải bảo toàn tương lai sự thiết lập cơ sở của nó.  Mọi sự ám chỉ về Lào vì thế cần phải đượcc loại bỏ ra ngoài bản hiệp ước.  Trong Điều V (25b) ông muốn loại bỏ, mặc dù ông không nhấn mạnh đến việc đó, sự phát biểu từ khước quyền bá chủ của Pháp, bởi vì quyền bá chủ có thể lẫn lộn với chế độ bảo hộ vốn đã được thừa nhận một cách đặc biệt nơi Điều I.  Ông lo sợ rằng Điều I sẽ bị suy yếu đi vì ngôn từ của Điều V.

 

     Aubaret biện hộ cho sự đề cập đến Lào trong bản hiệp ước. (26)  Ông nói rằng phía Xiêm La đã sẵn nhìn nhận, liên hệ đến một lời khiếu tố của một công dân Pháp tại Strung-Treng, rằng phần lãnh thổ sở hữu của họ đã không vươn xa đến thế và rằng ông đã ghi nhận sự việc vào lúc có sự phủ nhận của họ.  Sự phủ nhận này đã có một sự xác định nào đó trong sự đề cập đến Lào.  Về lý do khác cho việc đề cập đến Lào, ông nêu ra sự kiện rằng người Anh đã sẵn sử dụng con đường chạy giữa Xieng-mai tại vùng Lào thuộc Xiêm và Miến Điện.  Ông nói ông hiểu rằng lãnh thổ Xiêm La được giới hạn tới vùng lưu vực sông Menam.

 

     Chasseloup-Laubat đã không bị thuyết phục. (27)  Ông nói những tin tức của ông liên quan đến Lào thì kém chính xác hơn nhiều so với tin tức của Aubaret.  Để làm bằng chứng, ông đã trích dẫn hiệp ước thương mại tháng Mười Một, 1862 giữa Anh Quốc và Miến Điện, trong đó các thương gia gốc Anh được cho phép tự lập cơ sở tại biên giới phía tây Trung Hoa, trên vùng bờ đông của sông Cửu Long.  Vì thế, ông nhấn mạnh rằng Điều IV cần phải được sửa đổi và rằng cần phải có một điều khoản bổ túc nêu rõ  “điều cần phải được minh bạch hóa là các biên giới của vương quốc Xiêm La và vùng đất Lào thuộc Xiêm La dừng lại ở thung lũng sông Cửu Long.”

 

     Các ý kiến khác được nêu lên chống lai bản hiệp ước.  Lagrée sẽ không chịu nhượng bộ rằng Xiêm La lại có bất kỳ bằng khoán nào đối với Battambang và Angkor. (28)  Ông nghĩ Xiêm La biết rất rõ nhược điểm trong lời xác quyết của nó.  Để làm bằng, ông đề cập đến sự kiện rằng một viên quan lại Xiêm La có đến Udong hồi tháng Tám, 1865, trong khi bản hiệp ước hãy còn chờ sự phê chuẩn, và đã yêu cầu ông tức thời tiến hành sự phân định các biên giới.  Ông nói ông hiểu đề nghị dâng hiến thành văn các tỉnh Photisat và Kaphongsoai cho Xiêm La (Điều XI của mật ước) (28a) là giá mà Xiêm La đã đòi để tái lập Norodom lên ngôi vua năm 1862.  Và nếu nước Pháp chuẩn bị để chấp nhận các lời xác quyết vô căn cứ và đáng nghi ngờ của Xiêm La về Battambang và Angkor, khi đó, một cách thuận lý, nó cũng phải chấp nhận các lời tuyên xác của Xiêm La trên các tỉnh Photisat và Kapongsoai bởi vì các xác quyết sau được dựa trên một văn kiện, và hơn thế nữa, trên một văn kiện có trước bản hiệp ước được thương thảo bởi Grandière.  Louis de Carné, kẻ đại diện cho Bộ Ngoại Giao làm thư ký cho đòan viễn chinh thăm dò sông Cửu Long, đồng ý với Chasseloup-Laubat trong việc tin rằng các lời tuyên xác của Xiêm La về Lào thì mơ hồ (29) nhưng ông lo sợ rằng việc bác khước Điều IV bản hiệp ước của Aubaret sẽ làm gia tăng các trở ngại cho cuộc thám hiểm sắp tới và làm trầm trọng sự bất ổn.  Vì thế, ông nêu câu hỏi là liệu không thể né tranh việc thừa nhận các lời xác quyết của Xiêm La mà không, cùng một lúc, phản đối chúng một cách công khai hay sao.

 

     Aubaret, người đã quay về Pháp vì lý do sức khỏe sau khi điều đình bản hiệp ước, đã tái đảm nhiệm chức vụ của ông tại Vọng Các hồi tháng Sáu năm 1866 với các mệnh lệnh cần đạt được các sự thay đổi mà Chasseloup-Laubat đòi hỏi.  Trong giai đoạn của nhiệm kỳ trước đây, ông đã thành công trong việc biến mình thành kẻ bị hoàn toàn chán ghét bởi người Xiêm La.  Khi ông rời đi họ đã hy vọng ông ta đi luôn và trong khi ông vắng mặt, một tập tài liệu nhỏ nói xấu về ông đã được lưu hành với nhan đề “một giác thư liên quan đến hành vi của ông G. Aubaret, lãnh sự của Ngài Hoàng Đế Oai Nghiêm nước Pháp tại Vọng Các.”  Tác giả của tập tài liệu này được bởi viên quyền lãnh sự (Pháp) cho phe thân Anh Quốc của Thủ Tướng Kralahome và sự xúi dục ấn hành nó cho viên lãnh sự Anh Quốc. (30)  Chính vì thế, rõ ràng là Aubaret đã bị trở ngại trong nhiệm vụ đã được giao phó cho ông bởi tai tiếng mà ông đã sẵn tạo ra cho mình.

 

     Quốc Vương Mongkut từ chối không chấp nhận sông Cửu Long như biên giới của Xiêm La và Lào. (31)  Chính phủ của ông đưa ra quan điểm rằng Grandière đã thừa nhận bằng khoán của Xiêm La trên Lào khi, xuyên qua viên chỉ huy ủy hội của Pháp đề thăm dò sông Cửu Long, ông đã yêu cầu một quyền thông hành cho thành viên của ông ta.  Khi đưa ra sự thỉnh cầu này, Grandière đã cung cấp cho chính phủ Xiêm La một lá thư mẫu gửi các tù trưởng các lãnh thổ mà đoàn viễn chinh có thể đi ngang qua.  Dự liệu một sự bế tắc nếu ông cứ nhấn mạnh đến công thức của mình, Aubaret đã quyết định rằng đường lối khôn ngoan nhất là hãy gạt mọi sự đề cập đên Lào ra ngoài Điều IV.  Ông đã thông báo như thế cho Drouyn de Lhuys, nêu ý kiến rằng bằng việc làm như thế nước Pháp sẽ giữ cho mình được tự do có bất kỳ quan điểm nào mà nó lựa chọn trong tương lai.  Điều khoản tu chỉnh của ông được sửa lại như sau:

 

Hai tỉnh Battambang và Angkor, tiếp giáp với Căm Bốt, tiếp tục được chấp nhận và thừa nhận bởi nước Pháp như các tỉnh của Xiêm La.  Vào một nhật kỳ sau này, sẽ có sự phân định ranh giới các tỉnh nói trên để bảo đảm sự toàn vẹn của lãnh thổ Căm Bốt trong tương lai.

 

     Sự kiện mà Thủ Tướng Kralahome có nói đến trong các thư yêu cầu về hộ chiếu trạng như “sổ thông hành” (32) chỉ làm ông tin rằng cần thúc dục Drouyn de Lhuys hãy chấp nhận điều khoản tu sửa của ông.

 

     Chasseloup-Laubat đưa ra một sự chấp thuận miễn cưỡng đối với điều khoản đó. (33)  Khi đồng sự của ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc khiến Xiêm La chấp nhận chế độ bảo hộ của Pháp [trên Căm Bốt], ông đã cằn nhằn rằng Xiêm La sẽ phải sẵn lòng ưng chịu sự tu chỉnh đề nghị của ông để dành được sự thừa nhận của Pháp đối với một sự xác quyết rất đáng ngờ vực trên các tỉnh Battambang và Angkor.  Tuy nhiên, từ cái nhìn của một đệ tam nhân, không có gì rõ ràng để khiến cho Xiêm La phải biết ơn Chasseloup-Laubat.  Chính Aubaret thú nhận rằng tin tức của ông về vùng Lào thuộc Xiêm La không rò ràng như ông tưởng trước đây.  Ông thừa nhận có chứng kiến một buổi lễ tại Vọng Các khi một số các Tộc Trưởng Lào đến tỏ bày sự tôn phục Quốc Vương Xiêm La, trong số họ có ông Hoàng xứ Luang Prabang có lãnh thổ nằm bên tả ngạn sông Cửu Long.  Ông hoàng này nhìn nhận mối quan hệ lệ thuộc của bang quốc của ông ta với Xiêm La. (34) Tuy nhiên rõ ràng từ sự nhìn nhận của Aubaret mà Chasseloup-Laubat đã được tán thành một cách rộng rãi trong việc tìm cách vòng quanh các sự xác quyết của Xiêm La trên quan diểm các quyền lợi của Pháp. 

 

     Các cuộc thảo luận về Điều IV tu chỉnh của Aubaret thì đầy sóng gió. (35)  Thủ Tướng Kralahome đòi hỏi một sự giải thích bằng văn bản về sự sửa đổi đề nghị mà không chịu sắp xếp để nói chuyện.  Vào ngày mười hai tháng Mười Hai, hải phòng hạm Pearl thả neo tại ngoài khơi Vọng Các.  Có lẽ sự hiện diện của chiến thuyền Anh Quốc này làm cho quyết tâm của Kralahome cứng rắn hơn.  Trong bất kỳ trường hợp nào, ông ta đã viết cho Aubaret vào ngày sau đó rằng ông “lấy làm ngạc nhiên sâu xa về sự sửa đổi” và sẽ không chấp nhận nó.  Việc này làm Aubaret tức giận.  Ông đổ lỗi cho Knox, viên lãnh sự Anh Quốc, cho sự thất bại của ông.  Ông tin rằng Knox “đã lợi dụng sự sửa đổi nhỏ nhặt trên một điểm duy nhất của sự sắp xếp để gây sự sụp đổ của toàn bộ.”  Theo lời tường thuật của chính ông, giờ đây ông yêu cầu Bộ Trưởng Ngoại Giao Phra Klang hãy bổ nhiệm một người nào đó để hội họp cùng với ông.  Trong sự phúc đáp Phra Klag thúc dục rằng các cuộc thương thảo bị đình chỉ cho đến khi một bản báo cáo có thể được lập bởi một sứ bộ Xiêm La sắp được gửi sang Paris.  Theo Thủ Tướng Kralahome, Aubaret đã đòi hỏi rằng ông ta, Kralahome, phải bị tước bỏ thẩm quyền hơn nữa khi thương thảo. (36)  Ông phàn nàn với Grandière rằng “các sự nổi giận đùng đùng và thái độ bạo động và cọc cằn” của Aubaret đã làm cho cuộc thương thảo trở nên khó khăn. (37)

 

     Có vẻ rằng cách ứng xử của Aubaret thì vụng về hay không chính đáng.  Chính vì thế, ông đã báo cáo đã gặp mặt Quốc Vương [Xiêm La] một cách không chính thức và đã bị tiếp đón một cách tồi tệ.  Chúng ta có bằng cớ khác về cuộc gặp gỡ này vốn xảy ra hôm 14 tháng Mười Hai.  Cuộc gặp mặt đã diễn ra bên ngoài bức thành bao quanh hoàng cung.  Aubaret đã bắt đầu sỉ vả Kralahome và đe dọa chiến tranh nếu ước muốn của ông bị gạt bỏ.  Mongkut từ chối không nói chuyện với ông ta và bước trở lui vào bên trong tường thành.  Hoạt cảnh đáng ghi nhận này sau đó được công bố trong tờ Bangkok Recorder bởi Tiến Sĩ Bradley, một nhà truyền giáo Hoa Kỳ.  Aubaret đã kiện ông về tội phỉ báng.”  Ông này đã bị xét xử bởi viên lãnh sự Hoa Kỳ, bị truy tố và phạt vạ.  Sự tường thuật của ông được xác nhận bởi thư ký của Quốc Vương, bà Leonowens, một nhân chứng tận mắt cuộc gặp gỡ, nhưng lời chứng của bà, dưới hình thức một lá thư, lại không bao giờ được chấp cung ở phiên tòa xử. (38)

 

     Aubaret đã tóm tắt các cuộc thương thảo tính đến lúc bấy giờ trong một lá thư đề ngày 17 tháng Mười Hai gửi Bộ trưởng Ngoại Giao Phra Klang. (39)  Ông nói rằng sự sửa đổi ở Điều IV có liên quan đến vùng Lào thuộc Xiêm La.  Nước Pháp muốn nó được bao quanh bởi giòng sông Cửu Long nhưng Xiêm La đã phản đối điều này.  Thay vì khăng khăng và đánh liều việc [có thể] làm tan vỡ các quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, ông ta đã yêu cầu bộ trưởng ngoại giao Pháp loại bỏ tất cả sự đề cập đến Lào và chỉ nói về Battambang và Angkor (Nakhon Siemrap).  Bộ trưởng ngoại giao, trước tiên đã hội họp với Hoàng Đế [Napoléon III], đã chấp nhận đề nghị của Aubaret.  Giờ đây ông muốn bảo đảm với Phra Klang rằng các lý do duy nhất cho sự nhượng bộ này bởi nước Pháp chính là vì tình hữu nghị của nó dành cho Xiêm La và mong muốn của nó muốn gạt ra ngoài các sự vụ của Căm Bốt [thuộc] một vấn đề đã gây ra các khó khăn.

 

     Khoảng đầu tháng Một, Phra Klang yêu cầu ông một bản bằng Pháp ngữ Điều IV, như đề nghị, và bản bằng tiếng Anh “để Quốc Vương đọc và so sánh với tự điển.  Nếu chúng được thấy là phù hợp với nhau, thỏa ước có thể có hiệu lực tức thời.” (40)  Một ít ngày sau đó Mongkut muốn biết bản tiếng Pháp có phù hợp với bản tiêng Xiêm La hay không.  “Chúng tôi chỉ quen thuộc với Anh ngữ,” Phra Klang giải thích.  Mongkút có khám phá ra các sự khác biệt giữa các bản tiếng Anh và tiếng Xiêm La, vì thế, Ngài muốn được bảo đảm rằng bản tiếng Pháp phải phù hợp với bản tiếng Xiêm La.  Để đạt được mục đích này, Quốc Vương sẽ tự đảm nhiệm việc cung cấp cho Aubaret bản dịch sang tiếng Anh của chính Quốc Vương từ bản tiếng Xiêm La.  Aubaret được chờ đợi cung cấp bản dịch sang tiếng Pháp sát nghĩa với bản tiếng Anh của Quốc Vương.

 

     Aubaret gặp khó khăn bởi vì Anh ngữ của Quốc Vương còn lâu mới hoàn hảo về mặt văn phạm mặc dù Quốc Vương hiểu được việc đọc lẫn nói Anh ngữ.  Ông ta đã viết:

 

Đất Căm Bốt, thuộc vào Xiêm La cùng với Căm Bốt, có nghĩa các tỉnh Battambang và Nagor Siemrap (Sic: chép đúng theo nguyên văn) hai tỉnh thực sự là đất sở hữu của Xiêm La.

 

Chính phủ Pháp phải đồng ý như thế, và các lãnh thổ của Xiêm La và Căm Bốt phải được phân chia một cách chính xác sao cho phù hợp với đường biên giới đánh dấu giữa Xêm La và Căm Bốt như sẵn được biết rõ ràng vào lúc này. 

 

Người Căm Bốt sẽ không xâm lấn (chép theo nguyên văn) vào lãnh thổ Xiêm La và người Xiêm La sẽ không xâm lấn vào đất Căm Bốt.  Các giới hạn này phải được vạch ra một cách toàn diện càng sớm (càng tốt), các quan chức Xiêm La và Căm Bốt đi chỉ và đánh dấu ranh giới các lãnh thổ với nhau.  Các viên chức Pháp sẽ tháp tùng họ để làm nhân chứng. (41)

                        

[Bản Anh ngữ được viết không đúng văn phạm, tuy nhiên vẫn hiểu được ý mà Quốc Vương Xiêm La muốn diễn tả.  Người dịch cố gắng dịch cho sát ý nghiã, và có ghi bản nguyên bản Anh ngữ bên dưới để tiện tham khảo, chú của người dịch]

 

[Nguyên bản tiếng Anh]

 

The Cambodian land, which is belonged to Siam coinciding with Cambodia, namely, provinces of Battambang and Nagor Siemrap (Sic) the two provinces are truly possessions of Siam.

 

The French government must agree so, and the territories of Siam and Cambodia which ought to parted exactly shall be according to the marking boundary line between Siam side and Cambodian side as steady as known on the present time.

 

The Cambodians will not incurse (Sic) on the Siamese territory and the Siamese will not incurse on the Cambodian territory.  These limits must (ought to) (Sic) be done completely as soon (as possible), the Siamese and Cambodian officers to point and mark out boundary of territories to each other.  The French officers shall accompany them to be a witness.)

 

Aubaret đã nhận định một cách gắt gỏng:

 

“Tôi là một người Pháp và tôi hiểu tiếng Pháp nhưng Ngài Hoàng Thượng lại bảo tôi phiên dịch bản tiếng Pháp của tôi khác với bản tiếng Xiêm La.  Tôi thực sự không hiểu Ngài muốn nói gì về điều ấy.  Nếu chính phủ Xiêm La có một thông dịch viên nào có thể nói tiếng Pháp giỏi hơn tôi, tôi cầu xin Ngài hãy gửi kẻ đó đến tôi để chỉ dậy cho tôi.  Trong trường hợp không có thông dịch viên nào đến hội họp cùng tôi và giác ngộ cho tôi, tôi nghĩ rằng vấn đề này không thể hoàn thành được.” (42)

 

     Ông cũng phê bình tiếng Anh sai lạc của Mongkut, nói rằng nó không thể được dùng làm một căn bản.  Nhưng Mongkut gạt bỏ lời nhạo báng của ông ta sang một bên.  “Ngài Hoàng Thượng,” Phra Klang có nói, “thừa nhận bản dịch của chính Ngài nhằm ngăn ngừa bất kỳ sự sỉ nhục nào (có thể) xảy ra cho ông.  Ngài còn nhấn mạnh thêm nữa rằng bản dịch sang tiếng Pháp của Ngài sẽ được chấp nhận bởi Aubaret. (43)  Dương nhiên, Aubaret từ chối đồng ý điều này.  Ông ta nhấn mạnh rằng chỉ riêng ông là có thẩm quyền để đưa ra bản văn bằng Pháp ngữ.  Điều khoản ông đệ trình, ông nói, là sự lập lại chính xác của điều mà Kralahome đã thảo luận với ông ta và đã chấp nhận hai năm trước đây.  Ông tố cáo rằng bên Xiêm La không có thiện chí và tuyên bố rằng chính phủ của chính ông sẽ cảm thấy y như ông nghĩ, đặc biệt là vì Điều VII của hiệp ước có tuyên bố một cách chính thức rằng các bản tiếng Pháp và tiếng Xiêm La có hiệu lực như nhau. (44)

 

     Đàng sau sự chơi chữ bên ngoài này về bản dịch là một điều gì đó có ý nghia rất căn bản, theo quan điểm của Xiêm La.  Đó chính là ước muốn để bảo đảm cho chính mình rằng Pháp sẽ thừa nhận chủ quyền của Xiêm La trên Battambang và Angkor với biên giới hiện tại của chúng.  Phra Klang tuyên bố rằng Aubaret trước đây đã đồng ý với một bản tuyên bố thành văn từ Thủ Tướng Kralahome cho thấy đâu là phần lãnh thổ thuộc về Xiêm La và đâu là phần thuộc về Căm Bốt.  Nhưng “liên quan đến các địa điểm tiếp giáp nhau,” Phra Klang viết, “chủ thị của Quốc Vương Xiêm La là “chỉ nói về các lãnh thổ của hai nước nhằm xác định các biên giới của Căm Bốt không thôi” và ông đã thêm vào nhóm chữ “và của Xiêm La.”  Nói theo cách này, điều cần làm rõ ràng rằng đâu là đường phân chia sẽ nằm giữa Xiêm La và Căm Bốt.”  Quốc Vương Xiêm La sẽ đồng ý thương thảo nếu Aubaret đưa vào trong hiệp ước một lời tuyên bố rằng các biên giới của Xiêm La và Căm Bốt như đã được chỉ trên bản đồ được vẽ cho Đô Đốc Bonard. (45)

 

     Nhưng đây cũng chưa hết chuyện.  Người Xiêm La cũng quan tâm về phương pháp theo đó sự phân định ranh giới sẽ được thực hiện.  Về điểm này, Aubaret có nói “dưới sự giám thị của các viên chức người Pháp.”  Bản văn của Quốc Vương Xiêm La hạn chế vai trò của người Pháp vào vị thế của nhân chứng.  Nhưng Aubaret xem có tính cách sinh tử để người Pháp phải được ủy quyền can thiệp nhằm ngăn chặn người Xiêm La khỏi tịch thu toàn thể hay một phần tỉnh Photisat và Kaphongsoai.  Tuy nhiên, để thỏa mãn người Xiêm La, ông đề nghị thay bằng câu “với sự hiện diện của giới chức thẩm quyền người Pháp.”  Để thỏa mãn họ hơn nữa, ông đề nghị bố túc vào câu “biên cương của các vương quốc Xiêm La và Căm Bốt “ nhóm chữ “tạo thành bởi các giới hạn phía đông của các tỉnh nói trên” nhằm, như ông giải thích, sẽ làm mất đi thắc mắc về các biên giới của Xiêm La có liên quan trong hiệp ước.  Nhưng ông từ chối chấp nhận bản đồ mà Manen đã vẽ cho Đô Đốc Bonard làm căn bản cho công việc của ủy hội biên giới.  Ông nhấn mạnh rằng bản đồ này không bao giờ được nhắm để dùng vào việc gì khác hơn sự chỉ dẫn tổng quát, rằng nó đã được vẽ, ít nhiều với sự phỏng đóan và sẽ không có tầm quan trọng của một sự khảo sát thủy văn nghiêm chỉnh. (46)

 

     Bản dự thảo sau cùng của ông bao hàm các sự thay đổi này đã được gửi tới Phra Klang hôm 11 tháng Một.  Trong bản chất nó là một tối hậu thư có hiệu lực cho đến chiều ngày hôm sau. (47)  Vào ngày mười hai, ông được thông báo bởi người Xiêm La rằng họ đang gửi một sứ bộ sang Paris để thúc dục sự thừa nhận của Hoàng Đế [Napoléon III] bản đồ của Manen.  Như thế, nhiệm vụ của Aubaret đã đuợc chấm dứt.  Ông đã thất bại một phần vì bản tính khó khăn, nhưng một phần cũng là vì có một sự nghi ngờ sâu xa về các ý định của người Pháp.  Mongkut đã sẵn quở trách về tác phong của ông ta.  Bằng thứ Anh ngữ kỳ dị, Quốc Vương [Xiêm La] đã viết về viên lãnh sự như sau:

 

Người Xiêm biết mình thấp hơn trời không gắng sức làm thương tổn đến các thiên thể bằng cách khạc nhổ từ miệng mình. (48)

 

     Grandière, kẻ mà người Xiêm La đã chuyển đến nhiều sự khiếu nại, chẳng phải dễ chấp nhận tcác lời tuyên bố của họ nhiều hơn Aubaret.  Ông đã thẳng thừng bác bỏ các sự xác quyết của họ về Lào, xác định rằng nó sẽ trái với quyền lợi của Pháp để thừa nhận chúng.  Ông có trích dẫn trường hợp của Pou-Kom-Co, một kẻ tranh giành ngôi vua Căm Bốt, kẻ đã được trợ giúp trong một cuộc nổi dậy chống lại Norodom bởi người dân vùng Stung-Treng, Kong, và các quận huyện khác của Lào.  Ông thấy cần phải, như ông đã nhắc nhở Kralahome, xem các quận buyện này là chưa được xác nhận hay lệ thuộc vào Căm Bốt.  Phương thức duy nhất khác sẽ chỉ còn cách tự anh ta kêu cứu với chính phủ Xiêm La, và chính phủ này có lẽ sẽ phúc đáp bằng sự phản đối và đã thất bại không sửa chữa được tình trạng khó khăn. (49)

 

     Khung cảnh các cuộc thương thảo từ giờ trở đi diễn ra tại Paris.  Trong tháng Hai năm 1867, lãnh sự Xiêm La thông báo cho Bộ Ngoại Giao sự tin tưởng của ông ta rằng Xiêm La có lẽ sẽ chấp nhận Điều IV đảm bảo “trong hiện tại và trong tương lai sự toàn vẹn tuyệt đối các tỉnh ngày nay đang thuộc về Xiêm La.” (50)  Ông de Montigny, trong tư cách thông dịch viên cho các đại sứ Xiêm La, đã chính thức thông báo với tân Ngoại Trưởng, Hầu Tước de Moustier, cùng ý nghĩa như vậy.  Để đổi lấy sử “duy trì toàn vẹn “các tỉnh thuộc về Xiêm La trong hơn một thế kỷ bởi quyền hạn chinh phục, Xiêm La sẽ hoàn toàn tuân theo Moustier về phương pháp phân định ranh giới.(51)  Vì thế, Moustier đã đề nghị với đồng sự của ông tại Bộ Hải Quân rằng một ủy hội hỗn hợp sẽ được bổ nhiệm để thảo hoạch các chỉ thị cho phái viên Pháp là người sau rốt sẽ chuyển quyết định của chính phủ sang Vọng Các.  Từ thời điểm này, hai bộ cộng tác với nhau một cách chặt chẽ.

 

     Phía Xiêm La đã mở hồ sơ của họ với một thỉnh cầu (52) thuật lại các quan hệ mà họ đã có với Aubaret khởi sự từ tháng Tư, 1864.  Nó giải thích rằng hiệp ước năm 1865 đã được thương thảo với ông ta “bởi vì, xét đến sự gần cận của hai quốc gia, điều trở nên thuận tiện và thuận lợi cho Căm Bốt để lệ thuộc Sàigòn hơn là lệ thuộc vào Vọng Các.”  Lời thỉnh cầu còn tuyên bố rằng Xiêm La đã đồng ý với điều thứ tư bản hiệp ước đó trong sự tin tưởng rằng các ranh giới của Battambang và Angkor sẽ là các ranh giới đã được chỉ vẽ trên bản đồ Manen.  Bản đồ này, Hòang Đế [Napoléon III] giờ đây được yêu cầu để chấp nhận như văn kiện hướng dẫn sự phân ranh.  Xiêm La sẽ đồng ý công việc của một ủy hội xác định “đường ranh giới chạy từ các tỉnh Battambang và Photisat xuống phía nam ra tới biển và đã không được vạch ra trong bản đồ đã nêu ở trên.”  Xiêm La đã không có sự quan tâm về biên cương giữa Căm Bốt với phần đất của Lào nằm bên bờ đông của con sông Khong (tức sông Cửu Long) gần xứ Xieng-Treng, có nghĩa, biên cương Căm Bốt đối diện với vùng Kra Khak và Leha Rode.

 

     Moustier nhấn mạnh đến sự phân ranh phù hợp với các điều khoản được đề nghị bởi Pháp.  Do đó, sự thảo luận hướng về cú pháp.  Moustier tin rằng Xiêm La quan tâm đến hình thức hơn là nội dung.  Họ muốn các viên chức Pháp hành động với tư cách các nhân chứng.  Ông nghĩ rằng họ sẽ chấp nhận nhóm chữ “trong sự phối hợp với các viên chức Pháp,” một cách viết có ý nghĩa hơn là câu “dưới sự giám thị của các viên chức Pháp.” (53)  Trong khi đó, nhân viên của hai bộ liên hệ đã khảo sát toàn bộ hiệp ước và trao đổi quan điểm.  Ông Troepfel, Giám Đốc Các Thuộc Địa, ghi nhận một số sự mâu thuẫn, (54) các sự mâu thuẫn được dùng để nhấn mạnh rằng từ ngữ “bảo hộ” có ý nghĩa khác nhau đối với các dân tộc khác nhau vào thời điểm này.  Ông nhận thấy Điều I thì mâu thuẫn với các Điều III và Điều IV.

 

“Nền độc lập toàn diện”, theo ông, “không phù hợp với chế độ bảo hộ và chúng ta sẽ có khó khăn trong việc giải thích rằng Căm Bốt có mối quan hệ giống nhau với Pháp và Xiêm La khi chúng ta xác định, cùng lúc, sự hiện hữu của chế độ bảo hộ của chúng ta.  Các từ ngữ gạch dưới [?] không có trong bản hiệp ước nhưng cách đặt câu của nó cho thấy rõ ràng là không có quyền hạn lớn hơn được thỏa thuận dành cho Pháp so với Xiêm La.” (54a)

 

     Với cùng lý do, ông phản đối sự quy định nơi Điều V cho phép Nhà Vua Căm Bốt bày tỏ lòng tôn phục và gửi cống phẩm lên Quốc Vương Xiêm la.  Đặc biệt, ông đòi hỏi một hiệp ước hủy bỏ mật ước, xác định chế độ bảo hộ, đạt được lời tuyên bố từ bỏ chủ quyên từ Xiêm La, và cho phép một sự phân ranh với sự hợp tác, hay ít nhất với sự hiện diện, của các viên chức Pháp.

 

     Từ sự trao đổi quan điểm phát sinh ra một hiệp ước mới. (55)  Pháp bảo đảm cho Xiêm La sự chiếm hữu các tỉnh Battambang và Angkor, và hứa hẹn sẽ không sáp nhập Căm Bốt.  Đổi lại Xiêm La từ bỏ sự tuyên xác trên Căm Bốt và vị thế đặc ưu của nó như một nước bá chủ.  Trong khi đó, Aubaret đã làm hết sức để ngăn cản các cuộc điều đình tại Paris.  Ông tin rằng sẽ là điều thiếu khôn ngoan để tiến hành hơn nữa việc điều đình với Xiêm La.  Grandière có thái độ đối nghịch tương tự.  Ông tin rằng đó là một sự nhầm lẫn khi từ bỏ hai tỉnh và khi thỏa thuận “sẽ không bao giờ chiếm đóng bất kỳ phần đất nào của Căm Bốt.”  Về sự phản đối thứ nhì này, mà ông có chuyển lên Bộ Trưởng Hải Quân, Troepfel đã  vạch ra rằng Điều III của hiệp ước mới đã có ý định này và rằng Điều XVII của hiệp ước bảo hộ cho phép Pháp được thụ đắc đất đai tại Căm Bốt.  Đô Đốc Genouilly, giờ đây là Bộ Trưởng Hải Quân, thì thực tế hơn Grandière.  Ông chấp thuận bản hiệp ước với nhận định rằng ông tán thành việc nhường cho Xiêm La các tỉnh Battambang và Angkor hơn là giao chiến để giành lại chúng.  Chiến tranh có nghĩa:

 

“có sự hy sinh mới về người và tiền của mà không mang lại lợi lộc cho các quyền lợi trước mắt của chúng ta và có lẽ còn làm phương hại đến việc củng cố sự thiết lập cơ sở của chúng ta.  Sự thận trọng khuyến cáo chúng ta đừng toan tính sự liều lĩnh như thế và hãy chấp nhận sự kiện đã được hoàn thành.” 

 

     Ông bố túc rằng Căm Bốt nhất thiết cần có hòa bình để khắc phục được các khó khăn nội bộ. (56)

 

     Bản hiệp ước được ký kết tại Paris ngày 15 tháng Bảy.  Grandière được chỉ thị tìm kiếm một sự phân ranh sẽ mang lại cho Căm Bốt một biên cương hợp lý tại Biển Hồ và một biên cương cũng phải phù hợp với các đặc tính tự nhiên của địa thế sao cho tránh được các sự tranh chấp trong tương lai.  Khi ông tiến hành việc bổ nhiệm các thành viên Pháp và Căm Bốt cho ủy hội biên giới, Norodom đã phản đối chống lại sự từ bỏ Battambang và Angkor và chính thức bảo lưu các quyền hạn của ông đối với các tỉnh này.  Không lâu sau đó, điều được khám phá ra là hiệp ước đã thiếu sót không đề cập đến một nguyên ủy tranh chấp khả hữu giữa Căm Bốt và Xiêm La.  Đó là về các quyền đánh cá trên Biển Hồ.  Xiêm La tuyên cáo thẩ quyền tài phán trên phần Biển Hồ tiếp xúc với các tỉnh của nó. (57)  Vấn đề được nêu lên khi một số ngư phủ Căm Bốt khiếu nại rằng Xiêm La đã đánh thuế cao hơn trên các quyền đánh cá so với Căm Bốt.  Sự khiếu nại đã được chuyển đến Xiêm La, và chính phủ đã đáp ứng bằng việc đồng ý giảm bơt các đảm phí của họ xuống bằng mức thuế được thi hành bên Căm Bốt. (58)  Nhưng việc này không làm thỏa mãn Đô Đốc Ohier, giờ đây đang là quyền Thống Đốc Nam Kỳ.  Ohier có sự tin tưởng cá nhân rằng chủ quyền trên Biển Hồ nằm bên phía Căm Bốt, căn bản của sự tin tưởng của ông là sự kiện rằng hồ này hoàn toàn nằm trong quản hạt của Căm Bốt trước khi Xiêm La cưỡng chiếm Battambang và Angkor khỏi tay Căm Bốt.  Không dính líu đến chính phủ của mình trong bất kỳ phương hướng nào, ông đã chuyển ý kiến này cho Thủ Tướng (Kralahome) của Xiêm La, nói thêm một cách thân thiện rằng ông sẽ tán thành việc cho phép Xiêm La khai thác các ngư sản giá trị của Biển Hồ với sự tự do hoàn toàn, trong trường hợp quan điểm của ông được công nhận. (59)

 

     Moustier lại không ủng hộ Ohier trong vấn đề này.  Thay vào đó, ông nhìn nhận sự hợp lý trong lời tuyên xác của Xiêm La trên một phần Biển Hồ.  Giải pháp của ông sẽ là sự tự do lưu hành hoàn toàn cho cả hai quốc gia ven hồ. (60) Bộ Hải Quân và Thuộc Địa đồng ý với quan điểm này và chỉ thị Đô Đốc Ohier thương thảo một điều khoản bổ túc vào hiệp ước ngày 15 tháng Bảy, 1867.  Các mục tiêu của điều khoản này phải nhằm “quy định rằng các Nhà Vua Xiêm La và Căm Bốt sẽ từ bỏ một cách hỗ ứng các quyền về sự sở hữu chuyên độc mà mỗi nước đã tuyên xác trên phần của Biển Hồ có tiếp xúc với lãnh thổ của mình.” (61)  Bộ Trưởng Ngoại Giao đã cung cấp cho Ohier, để dùng trong việc thương thảo, một điều khoản làm mẫu.  Điều khoản này giới hạn các khoản thuế đánh trên các sản phẩm được di chuyển từ hồ đến lãnh thổ của nước này hay nước kia. (62)

 

     Ohier đã không tìm thấy các chi tiết của vấn đề lại giản dị như nguyên lý nền tảng trên đó giải pháp sẽ được đặt định.  Trong số các vấn đề mà ông cảm thấy cần phải giải quyết là, liệu các làng được xây dựng trên các cột (cọc) nhà sàn sẽ được xem như là trên mặt đất hay trên mặt hồ, và liệu ranh giới của hồ sẽ được định ở mực nước [thủy triều] cao hay ở mực nước thấp. (62a) Bị thuyết phục rằng sự tự do hải hành là mục tiêu quan trọng, ông đã cố gắng để đạt được sự trung lập hóa mặt nước hồ và đất xuất hiện khi mực nước xuống thấp. (62b) Ông đã tu sửa điều khoản mẫu, “để lại sự mơ hồ cố ý về các quyền hạn của các Vua Xiêm La và Căm Bốt trên sự chiếm hữu Biển Hồ, nhưng lấy đi bằng các quyết định chi tiết các phương cách để hành sử chúng. “  Bởi phần lớn sản phẩm của hồ xuôi giòng sông xuống Nam Kỳ, ông đã loại bỏ các mục trong điều khoản làm mẫu giới hạn quyền thu thuế các sản phẩm được bốc lên đất liền. (63) Trong văn thức sau cùng của nó, điều khoản bổ túc đã được điều đình bởi người kế nhiệm Ohier, Đô Đốc Cornulier-Lucinière.  Tính trung lập của Biển Hồ được thừa nhận.  Mỗi quốc gia được dành quyền đánh thuế tùy ý thích trên việc chuyển vận các sản phẩm xuyên qua lãnh thổ của nó.  “Mục này”, viên Đô Đốc bình luận khi chuyển điều khoản về Paris, “nói chung có lợi cho Căm Bốt, chúng ta đã hạn chế không nói đến nó.”(64)  Ngoại trừ hai sự chỉ trích nhỏ, Bộ Hải Quân đã chấp thuận điều khoản như được ký kết. (65)  Một trong các sự chỉ trích này liên quan đến hai câu văn có vẻ mâu thuẫn.  Các câu này như sau:

 

     Một trong các bờ sông của vùng Prec Compong Proc tạo thành biên giới của tỉnh Battambang thuộc Xiêm, và bên bờ đốí diện là biên giới của Căm Bốt giống như một trong các bờ sông của Prec Compong Thian tạo thành biên giới của tỉnh Angkor thuộc Xiêm, và bờ đối diện là của Căm Bốt.  Các bờ của hai vùng này dọc theo các con kinh đều thuộc về tỉnh này hay tỉnh kia trong hai tỉnh này của Xiêm La, và nguồn lợi lộc phát sinh từ các sắc thuế đánh trên hai bờ của chúng tạo thành lợi tức duy nhất của chúng. (66) [Ngoài ý nghĩa mâu thuẫn nhau, hai câu trong đoạn này có cách hành văn khó hiểu và cần đối chiếu với toàn bộ hiệp ước để hiểu được rõ nghĩa, chú của người dịch].

 

     Sự chỉ trích kia là hiệp ước, khi giải thích một cách chặt chẽ, cho phép tàu thuyền Pháp lưu thông trên Biển Hồ nhưng gạt chúng ra khỏi việc khai thác hoạt động đánh cá ở hồ.  Làm sao mà người Pháp lại đã không có thể nhận được cùng sự đối xử như người Xiêm La, người Căm Bốt, và người dân Nam Kỳ?  Bộ Ngoại Giao đã quyết định rằng các sự phản đối này có thể được khắc phục bằng một lời tuyên bố giải thích trong biên bản: procès verbal” khi trao đổi sự phê chuẩn. (67)

 

     Hai điểm còn lại sẽ được thảo luận trong bài viết này: thứ nhất, bản chất của chế độ bảo hộ của Pháp trên Căm Bốt là gì; thứ nhì, đâu là tầm mức ảnh hưởng của người Anh tại Vọng Các? Về câu hỏi đầu tiên, chủ định của Pháp thì hoàn toàn rõ rệt.  Đó là việc giữ cho Căm Bốt khỏi lọt vào tay của Xiêm La.  Vào lúc mà Pháp bắt đầu quan tâm đến tương lai của Căm Bốt, Xiêm la đã thụ tạo sự kiểm sóat trong thực tế (de facto) trên đó, và Căm Bốt đã tiến đến việc bị nhìn bởi người Xiêm như là một tỉnh của nước Xiêm, kẻ cai trị nó là một tổng đốc của Xiêm La.  Liệu Chasseloup-Laubat hay Drouyn de Lhuys có một ý niệm rõ ràng về điều mà họ nghĩ về từ ngữ “bảo hộ” như được áp dụng với Căm Bốt hay không?  Người nêu tên trước [Chasseloup-Laubat] nhấn mạnh rằng Căm Bốt phải độc lập giữa Xiêm La và Pháp nhưng nằm dưới sự bảo vệ của Pháp.  Nếu ngôn ngữ này mang ý nghĩa như nó được nói, khi đó sự bảo hộ sẽ là một điều gì đó có bản chất của một sự tự mâu thuẫn với mình về phía Pháp, cộng với một sự bảo đảm về sự toàn vẹn chính trị và lãnh thổ của Căm Bốt.  Sau khi mật ước ngày 1 Tháng Mười Hai năm 1863 được đưa ra ánh sáng, Chasseloup–Laubat tiếp tục nói về một nước Căm Bốt độc lập và trung lập, mà Pháp đã không có ý định sáp nhập.  Khi Drouyn de Lhuys được hỏi bởi Đại Sứ Anh Quốc, Ngài Lord Cowley, rằng liệu ông có ý định thừa nhận nền độc lập của Căm Bốt hay không khi ông trao cho nhà lãnh đạo của nó tước hiệu Quốc Vương, viên Bộ Trưởng Ngoại Giao được trích dẫn là đã trả lời:

 

     Rằng ông đã dùng tước vị đó như ông tìm thấy trong bản hiệp ước.  Ông hiểu biết rất ít về vấn đề các quyền hạn.  Ông tin rằng Căm Bốt bị tuyên xác bởi các vị chúa tể Xiêm La và Nam Kỳ như đang lệ thuộc vào các nước đó, và ông không có ý định quyết định về vấn đề đó hay vấn đề xa hơn về sự độc lập của Căm Bốt. (67a) 

 

     Câu trả lời này nghe như lời né tránh có tính cách ngoại giao.  Chúng ta đã sẵn ghi nhận rằng Drouyn de Lhuys đã gọi sự độc lập của Căm Bốt có tính chất bất khả thiếu sót cho nền an ninh của Nam Kỳ.  Ông đã định nghĩa như mục tiêu của chế độ bảo hộ là để giúp cho Pháp ở vào một vị thế bảo vệ cho nền độc lập đó, một khi thời cơ như thế phát sinh.  Để đạt được sự thừa nhận của Xiêm La, ông đã sẵn lòng tuyên hứa rằng Pháp sẽ không bao giờ nuốt gọn Căm Bốt.  Nhưng hiệp ước điều đình bởi Grandière, trong thực tế, đã biến Pháp ở vị thế lớn lao hơn nhiều vị thế một kẻ bảo đảm cho nền độc lập của Căm Bốt.  Nó đã thu tóm Căm Bốt xuyên qua sự can thiệp được thỏa thuận theo pháp lý (accordée de jure intervention) đến một tầm mức sâu xa hơn nhiều so với mức độ mà Xiêm La đã từng thực hiện xuyên qua một sự can thiệp được áp đặt trong thực tế ( imposed de facto intervention).             

 

            Điều dễ hiểu là Anh Quốc phải muốn làm sáng tỏ ý nghĩa của chế độ bảo hộ.  Tòa Đại Sứ tại Paris đã muốn biết rằng liệu có đúng là các lãnh sự ngoại quốc không có thể được cư trú tại Căm Bốt nếu không có giấy phép của Pháp hay không.(68) Sự dò hỏi này đòi hỏi một cuộc trao đổi quan điểm giữa Bộ Ngoại Giao cùng Bộ Hải Quân và Thuộc Địa.  Tại một điểm (Điều IV của bản hiệp ước), họ đồng ý rằng nước Pháp, như một quyền lực bảo hộ, có quyền để quyết định, nhưng Drouyn de Lhuys tin rằng Anh Quốc có lý do cụ thể để khiếu nại chống lại Điều VII của bản hiệp ước, và rằng nước Pháp sẽ vượt quá các thẩm quyền của nó trong tư cách nước bảo vệ cho Căm Bốt khi giữ lại cho mình chiếu theo điều khoản đó các quyền hạn chuyên độc để quyết định các vụ kiện giữa người Pháp và các ngoại kiều khác. (69)  “Chúng ta tự gán cho mình một quyền tư pháp tuyệt đối có bản chất một chủ quyền lãnh thổ toàn diện,” đó là lời bình luận của ông.  Một ủy hội hỗn hợp đáng mong ước hơn là thẩm quyền tài phán chuyên độc của Pháp.  Nhưng Chasseloup-Laubat biện hộ cho Điều VII mà ông nối kết với nghĩa vụ nơi Điều XVI nhằm duy trì trật tự và sự bình ổn.  Ông so sánh tình trạng với những gì xảy ra ở Tahiti. (70)  Về điểm này, Drouyn de Lhuys trả lời rằng Tahiti thực sự nằm dưới chủ quyền Pháp hoàn toàn, rằng Căm Bốt là một loại chế độ bảo hộ khác biệt.

        

         Sự bảo hộ của chúng ta ở đó có chủ ý đặc biệt nhằm bảo vệ xứ sở đó chống lại các ảnh hưởng láng giềng và tranh giành, nằm trong quyền lợi của thuộc địa của chúng ta tại hạ lưu Nam Kỳ.  Nó chỉ bảo đảm cho chúng ta một ưu thế chính trị tại Căm Bốt và xem ra nó phải hướng nhiều đến việc ngăn cản các chinh phủ khác không được can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nó hơn là để bảo đảm cho sự can thiệp của chính chúng ta vào chúng. (71)

 

         Trích dẫn ý kiến của Grandière rằng Anh Quốc có hành sử thẩm quyền tài phán trên người ngoại quốc tại các tỉnh thuộc địa của nó tại Ấn Độ, Chasseloup-Laubat thông báo sự duy trì Điều VII và không đưa ra sự thông cáo chính thức về sự dọ hỏi của Anh Quốc trừ khi nó được trình bày dưới hình thức một sự phản đối chính thức.  Chính vì thế, khi định nghĩa chế độ bảo hộ, như trong phương pháp thương thảo về nó, Chasseloup-Laubat và Drouyn de Lhuys đã có các ý kiến khác biệt.  Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, thực chất của sự chiến thắng thuộc về kẻ được nêu tên sau.

 

         Câu hỏi còn lại liên quan đến tầm mức của sự can thiệp của Anh Quốc tại Vọng các.  Chasseloup-Laubat luôn luôn lo sợ rằng Anh Quốc sẽ nắm quyền kiểm soát trên Xiêm La.  Đàng sau các chuyển động của Xiêm La, ông nghĩ ông nhìn thấy bàn tay hướng dẫn của Anh Quốc.  Lãnh sự Dillon tin chắc rằng ông khám phá ra bằng cớ tuyệt đối về ảnh hưởng này khi bản sao của một lá thư từ viên Lãnh Sự Anh Quốc gửi Quốc Vương Mongkut và một lá thư viết tay của cùng viên lãnh sự đó gửi Quốc Vương lọt vào tay ông ta.  Ông tố cáo, “Chính ông Knox là kẻ đã soạn thảo phần lớn các câu trả lời được đưa ra bởi chính phủ Xiêm La đối với các văn thư liên lạc chính thức phát sinh từ vị tiền nhiệm của tôi.” (72)  Nhưng lá thư viết tay, không có chút gì chứng minh sự nham hiểm, đã bộc lộ một chính sách vững chắc của Anh Quốc, có nghĩa, cố vấn chính phủ Xiêm La tránh việc khích động sự thù nghịch đối với Pháp bằng việc âm mưu chống lại họ hay bằng việc công bố trên báo chí công khai các sự bất đồng giữa người Pháp và Xiêm La.   Nó bộc lộ các sự lo sợ của Anh Quốc rằng Xiêm La có thể rơi vào tay Pháp, và ước muốn của Anh Quốc để giữ Xiêm La độc lập.

 

     Đâu là những sự kiện thực tế.  Văn khố của Văn Phòng Tài Liệu Công (Public Record Office) tại Luân Đôn không có các bổ chứng nào cho lời tố cáo của Pháp về việc xen lấn của Anh Quốc.  Chừng nào còn có cơ may rằng Xiêm La có thể giữ được sự kiểm soát của nó trên Căm Bốt, các phái viên Anh Quốc, khi được hỏi ý kiến, vẫn cố vấn người Xiêm La theo chiều hướng duy trì một nước Xiêm La độc lập.  Khi chế độ bảo hộ của Pháp trên Căm Bốt trở thành một sự đã rồi (fait accompli), sự cố vấn này là hãy chấp nhận tình hình một cách trung thực và không can thiệp tại Căm Bốt để chống lại Pháp hay hướng về Anh Quốc tìm sự hậu thuẫn.  Khi Castelnau đang thương thảo cho một hiệp ước, lãnh sự Schomburgk đã cố vấn Kralahome là hãy tuân hành trước mọi đòi hỏi hợp lý, “nhưng cùng lúc can đảm bảo vệ các quyền hạn của Xiêm La … một sự lưu ý rằng chiếu theo điều thứ mười của hiệp ước Anh Quốc với Xiêm La, (ông) phải đòi hỏi nhân danh chính phủ Anh Quốc bất kỳ đặc ưu quyền gì có thể được dành cho Pháp đã mang lại cho Xiêm La một lập luận mà họ đã áp dụng tối đa trong các điện văn sau này.” (73)  Lập luận của Schomburgk, dĩ nhiên, chỉ hữu ích đếm mức độ mà Pháp còn sắp xếp để thừa nhận Căm Bốt như một tỉnh của Xiêm La, nhưng Schomburgk không có cách nào để hay biết về các ý định của Pháp.  Người kế nhiệm ông, ông Knox, đã phủ nhận nhiều lần rằng ông đã khuyến khích người Xiêm [có thể] kỳ vọng vào bất kỳ sự trợ giúp nào từ Anh Quốc.(74)  Trong suốt thời kỳ khi Aubaret thương thảo hiệp ước của ông ta năm 1865, Knox đã né tránh việc nói đến Căm Bốt với người Xiêm La.  Ông có viết trong một điện văn:

 

Tôi mong muốn họ hiểu được rằng tôi chống đối mạnh mẽ các sự thương thảo bí mật của tình cảnh này, mà khi cứu xét đến quyền lực tương đối của cả hai nước, tôi cảm thấy chắc chắn rằng nhiều phần cho thấy sẽ có hại hơn là có lợi cho Xiêm La. (75)

 

     Khi ông nói chuyện với Kralahome, để đáp ứng với lời yêu cầu gặp gỡ của người nêu tên sau, ông đã thúc dục Kralahome tránh né một sự bảo hộ chung với Pháp, và hãy biến Căm Bốt càng độc lập nhiều càng tốt nhằm chỉ cung cấp cho Pháp ít duyên cớ nhất để can thiệp vào chuyện của Xiêm La.  Ông nghĩ rằng với sự khôn khéo, Xiêm La có thể điều đình một sự dàn xếp với Pháp theo đó vẫn để lại trong quyền sở hữu của Xiêm La các tỉnh Battambang và Angkor. (76)  Không lâu sau cuộc hội kiến này, Kralahome có gửi cho ông bản sao một định ước mà ông ta đã ký kết với Aubaret.  Sau khi đọc bản văn, tư tưởng đã nảy sinh trong đầu Knox:

 

…bởi sức ép được đặt trên sự độc lập của Căm Bốt trong các điều thứ ba và thứ năm, [điều này] rất có thể khiến cho viên lãnh sự Pháp sẽ [tìm cách] thay đổi điều thứ nhất.  Tôi xin chuyển đến Hoàng Thượng, Đệ Nhất Quốc Vương và Thủ Tướng Kralahome (Sic)[ý kiến] về điểm này. (77)

 

     Tuy thế, bản định ước đã được ký két trước khi bức thư cùng với ý kiến của ông đến được tay người nhận.  Dưới đây, Knox hy vọng rằng phía Xiêm La có sự suy xét chin chắn để xếp vấn đề nằm yên.  Ông đã xin phép cu/a Lord Russell để thông báo cho người Xiêm La rằng Russelll đã chấp thuận lời cố vấn mà ông đã trao đến họ, như sau:

 

… bởi tôi chắc chắn rằng nó có khuynh hướng mạnh mẽ khích lệ họ trong các ý định hiện thời của họ và có thể là phương cách để ngăn chặn họ một lần nữa đừng phức tạp hóa một vấn đề rất đáng phải  được phép nằm im. (78)

 

     Lord Ruseell chấp thuận cung cách ứng xử của ông.  Văn Phòng ở Ấn Độ [của Bộ Ngoại Giao Anh Quốc, chú của người dịch] cũng chấp thuận như thế và tuyên bố rằng chừng nào các sự thương thuyết của Pháp không can thiệp vào nền độc lập của Xiêm La, chúng có thể được xem là không có gì phải lo âu hay quan tâm. (79)

 

     Về phía người Xiêm La, có vẻ họ có sự nghi ngờ đối với cả Pháp và Anh.  Knox đã chứng thực điều đó,

    

Chính vào lúc họ đang phàn nàn với chúng tôi về người Pháp, họ lại đang tìm cách lấy cảm tình của người Pháp chống lại các ý đồ mà họ nói rằng chúng ta có tại Tringanu và Xiengmai.  Trong thực tế trò chơi này trong nhiều năm qua đã tạo ra ác cảm giữa hai tòa lãnh sự và tôi tưởng tượng rằng không có gì họ ghét hơn khi nhìn thấy các giao tiếp thân thiện mà tôi đang có với ông Aubaret, Lãnh Sự Pháp … (80)

 

     Sự thiết lập một chế độ bảo hộ của Pháp trên Căm Bốt đã là một hậu quả hợp lý của sự chinh phục Nam Kỳ bởi vì nó phù hợp với các quyền lợi của Pháp.  Sự sống còn của Xiêm La như một quốc gia độc lập cũng không kém phần hợp lý bởi vì như một vùng trái độn giữa Pháp và Anh, nó đã phục vụ một cách tốt đẹp nhất cho quye6`n lợi của cả hai nước đó./-       

  
_____

 

 

CHÚ THÍCH:

 

Bài nghiên cứu này được thực hiện với một khoản trợ cấp từ Hội Đồng Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội.

 

1.                Ministère des affaires étrangères, Asia XXIX, 1864-1866, Indo-Chine III (từ giờ về sau, được ghi tắt là Asie XXIX), Phra Klang gửi Grandière, December 11, 1863, các trang 84, 85.

2.           Ministère des affaires étrangères, Siam III, 1864-1866, 1867 (January – March) (từ giờ về sau được ghi tắt là Siam III), Aubaret gửi Drouyn de Lhuys, October 5, 1864, các trang 71-73.

3.           Public Record Office, London, Foreign Office, MSS, (từ giờ về sau được ghi tắt là F.O. 69/39, Aubaret gửi Kralahome, September 30, 1864.

4.           Cùng nơi dẫn trên, Kralahome gửi Aubaret, October 1, 1864.

5.           Cùng nơi dẫn trên, Aubaret gửi Kralahome, April 22, 1864.

6.           Siam III, Aubaret gửi Drouyn de Lhuys, October 5, 1864, trang 75; cũng xem F.O. 69/39, Kralahome gửi Aubaret, October 3, 1864.

7.           F.O. 69/39, Kralahome gửi Aubaret, October 3, 1864.

8.           Asie XXIX, Grandière gửi Chasseloup-Laubat, October 29, 1864, trang 193.

9.           F.O. 69/35, Norodom gửi Ban Mah Thai Department tại Vọng Các, December 1, 1863.

10.       Siam III, Aubaret to Drouyn de Lhuys, October 5, 1864, trang 71.

11.       Cùng nơi dẫn trên.  Bản dịch sang tiếng Pháp từ văn bản tiếng Anh được công bố, các trang 95-101.  Bản tiếng Anh trong F.O. 69/35.

12.       F.O. 69/35, bản dịch bản hiệp ước giữa Căm Bốt và Xiêm La.

13.       Cùng nơi dẫn trên.  Norodom nói như thế trong bức thư của ông ta gửi các viên chức tại Vọng Các, December 1, 1863.

14.       Siam III, Chasseloup-Laubat to Drouyn de Lhuys, January 8, 1865, các trang 86-93.

15.       Cùng nơi dẫn trên, trang 92.

16.       Cùng nơi dẫn trên.  Drouyn de Lhuys to Chasseloup-Laubat, January 14, 1865, các trang 107-109.

17.       Cùng nơi dẫn trên.  Drouyn de Lhuys to Aubaret, January 14, 1865, các trang 103-106.

18.       Cùng nơi dẫn trên.  Aubaret to Drouyn de Lhuys, April 15, 1865, trang 126.

19.       F.O. 69/39, Aubaret to Kralahome, April 22, 1864.

20.       Siam III, Aubaret to Kralahome, April 10, 1865, trang 139.

21.       Cùng nơi dẫn trên.  Aubaret to Driuyn de Lhuys, April 15, 1865, trang 129.

22.       F.O. 69/39, Consul Knox to Lord Russell, April 26, 1865.

23.       Siam III, Aubaret to Drouyn de Lhuys, April 15, 1865, trang 129.

24.       Cùng nơi dẫn trên.  Aubaret to Drouyn de Lhuys, April 28, 1865, trang 141.

25.       Asie XXIX, Chasseloup-Laubat to Drouyn de Lhuys, July 9, 1865, các trang 300-302.

25a. Điều IV: “Les frontières des provinces de Battambang et d’Angkor ainsi que celles à Laos Siamois, limitrophes du Cambodge, sont acceptées et reconnues” (Các biên giới của các tỉnh Battambang và Angkor, cũng như các biên giới của vùng Lào thuộc Xiêm La, tạo thành các vùng đất nuôi dưỡng quân biên phòng Căm Bốt, được chấp thuận và thừa nhận … Siam III, Aubaret to Drouyn de Lhuys, April 15, 1865, trang 132.

25b. Cùng nơi dẫn trên.  Article V: “Le royaume du Cambodge est reconnu libre et inđépenant.  Ce royaume n’est soumis à aucune suzeraineté, il demeure ainsi place entre les possessions francaises d’un part et le royaume de Siam d’autre part …: Vương quốc Căm Bốt được nhìn nhận tự do và độc lập.  Vương quốc này không nằm dưới quyền bá chủ của nước nào khác, nó cũng được đặt nằm giữa các lãnh thổ chiếm hữu của một bên là Pháp và bên kia là của vương quốc Xiêm La …”

26.            Cùng nơi dẫn trên.  Aubaret to Drouyn de Lhuys, November 10, 1865, các trang 183-185.

27.       Cùng nơi dẫn trên.  Chasseloup-Laubat to Drouyn de Lhuys, January, 1866, các trang 202-203.

28.       Cùng nơi dẫn trên.  Ghi nhận từ Lagrée gửi Grandière, January 8, 1866, các trang 208-10.

28a.Cùng nơi dẫn trên.  Bản dịch sang tiếng Pháp mật ước Xiêm La-Căm Bốt ký ngày 1 Tháng Mười Hai, 1863, Điều XI, các trang 100-01, như sau: “Les provinces de Photisat et de Kaphongsawat sont contigues à celles de Phra-Tabong et de Siemrap, et il est avantageux à leurs habitants d’être en relations suivies avec ces dernières provinces.  Ong-Phra-Norodom et Ong-Phra- Harirat Danai ont envoyé à S.M. le Roi de Siam l’offre de ces provinces de Photisat et de Kaphongsawat.  La communication dans laquelle est faire cette offer est datée du 13 de la lune déclinante du 4e mois de l’an du chien 1224 correspondant au 2 mars 1863 d’ère chrétienne.  Cette pièce est deposée dans les archives de Bangkok.  S.M. le Roi de Siam répondit que les provinces de Photisat et de Kaphongsawat étant avantageuses au Cambodge, elle ne voulait point les accepter et qu‘elle les laissait au Cambodge comme jadis …” [Các sự việc này đã được giải thích khá cặn kẽ trong bài viết được dịch ở trên, chú của người dịch]

29.       Asie XXIX, Louis de Carné to Drouyn de Lhuys, May 20, 1866, các trang 359-61.

30.       Siam III, Acting Consul Grapinet to Drouyn de Lhuys, November 11, 1866, các trang 187-88.

31.       Cùng nơi dẫn trên.  Aubaret to Drouyn de Lhuys, July 6, 1866, các trang 223-27.

32.       Cùng nơi dẫn trên.  Aubaret to Drouyn de Lhuys, July 12, 1866, trang 239.

33.       Cùng nơi dẫn trên.  Chasseloup-Laubat to Marquis de Moustier, October 8, 1866, trang 269.

34.       Cùng nơi dẫn trên.  Aubaret to Marquis de Moustier, November 26, 1866, trang 273.

35.       Cùng nơi dẫn trên.  Aubaret to Drouyn de Lhuys, December 22, 1866, trang 277; ngoài ra về văn thư trao đổi giữa Aubaret và Kralahome bằng Anh ngữ, xem các điện văn, từ November 30 đến December 15, F.O. 69/40.

36.       Siam III, Kralahome to Grandière, December 22, 1866, trang 328.

37.       Cùng nơi dẫn trên, Kralahome to Grandière, December 24, 1866, trang 327.

38.       Được trích dẫn trong quyển Anna and the King of Siam, của Margaret Landon, New York, 1943, trang 371.

39.       F.O. 69/39, Aubaret to Phra Klang, December 17, 1866.

40.       Cùng nơi dẫn trên.  Phra Klang to Aubaret, January 2, 1867.

41.       Cùng nơi dẫn trên.  Phra Klang to Aubaret, January 5, 1867.

42.       Cùng nơi dẫn trên.  Aubaret to Phra Klang, January 5, 1867.

43.       Cùng nơi dẫn trên.  Phra Klang to Aubaret, January 7, 1867.

44.       Cùng nơi dẫn trên.  Aubaret to Phra Klang, January 8, 1867.

45.       Cùng nơi dẫn trên.  Phra Klang to Aubaret, January 10, 1867.

46.       Cùng nơi dẫn trên.  Aubaret to Phra Klang, January 10, 1867, cũng xem, Siam III, Aubaret to Marquis de Moustier, January 13, 1867, trang 304.

47.       F.O. 69/43, Aubaret to Phra Klang, January 11, 1867; cũng xem Siam III, Aubaret to Phra Klang, trang 308.

48.       Landon, đã dẫn bên trên, trang 373.

49.       Siam III, Grandière to Kralahome, January 28, 1867, các trang 319-20.

50.       Cùng nơi dẫn trên.  Consul Grehan to M. de Geoffroy, February 21, 1867, trang 348.

51.       Cùng nơi dẫn trên.  Montigny to Moustier, March 26, 1867, các trang 363-365.

52.       Ministère des affaires étrangères, Siam IV (1867, April-December) 1868, 1869, (từ giờ vê sau ghi tắt là Siam IV), thỉnh cầu của các đại sứ Xiêm La, trang 1.

53.       Cùng nơi dẫn trên.  Moustier to Aubaret, April 15, 1867, các trang 9-12.

54.       Ministère des affaires étrangères, Asie XXIX, bis Indochine, 3 bis, 1867-1868, 1869 (January – June), (từ giờ về sau ghi tắt là Asie XXIX bis), ghi nhận của ông Troepfel gửi cho Đô Đốc Genouilly, May 19, 1867, trang 53.

54a. Cùng nơi dẫn trên.

55.       Siam IV, ghi nhận liên quan đến bản hiệp ước, May 22, 1867, trang 37.  Văn bản hiệp ước có thể tìm thấy trong G.M. de Martens, Nouveau receuil general de traités, Gottingen, 1875, XX, trang 239.

56.       Siam IV, Genouilly to Moustier, July 1, 1867, trang 61.

57.       Cùng nơi dẫn trên.  Consul Grapinet to Marquis de la Valette, April 10, 1869, các trang 222, 223.

58.       Asie XXIX, bis, Kralahome to Ohier, February 15, 1869, trang 333.

59.       Cùng nơi dẫn trên.  Ohier to Kralahome, March 16, 1869, trang 327.

60.       Ministère des affaires étrangères, Asie XXX, Cochinchine, Cambodge, Annam 1869, (July – December) 1870, (từ giờ về sau ghi tắt là Asie XXX), Marquis de la Valette to Genouilly, July 12, 1869, trang 12.

61.       Siam IV, Prince de La Tour d’Auvergne to Grapinet, August 28, 1869, trang 246.

62.       Asie XXX, Prince de la Tour d’Auvergne to Ohier, August 31, 1869, trang 53.

62a. Trong Điều Khoản Bổ Túc (Ađitional Article) sự phân biệt được nêu ra giữa “các sự xây cất” có đụng chạm đến và “các sự xây cất” không đụng chạm đến bờ biển.  Các vụ đánh cá 700 mét trở đi từ vùng thủy triều cao không phải trả khoản thuế nào.  G.M. Martens, “Nouveau receuil general de traits, Deuxième Série, XII, Gottingen, 1887, các trang 630-32.

63.       Asie XXX, Ohier to Prince de la Tour d’Auvergne, November 11, 1869, trang 63.

64.       Cùng nơi dẫn trên.  Cornulier-Lucinière to duc de Gramont, July 15, 1870, trang 203.

65.       Cùng nơi dẫn trên.  Fourichon to Jules Favre, October 8, 1870, trang 253.

66.            Cùng nơi dẫn trên.  Cornulier-Lucinière to Gramont, các trang 223-24.

67.       Cùng nơi dẫn trên.  Jules favre to Cornulier-Lucinière, November 19, 1870, trang 263.  Nhưng trong văn bản công bố của Điều Khoản Bổ Túc, câu thứ nhì của các câu mâu thuẫn nhau trong đoạn 4 bị cắt bỏ hiển nhiên vì không cần thiết cũng như vì trái ngược.  De Martens, đã dẫn bên trên, Deuxième Série, XII, các trang 630-32.

67a. F.O. 69/39,  Cowley to Lord Russell, March 21, 1864.

68.       Asie XXIX, văn thư ghi nhận từ Tòa Đai Sứ Anh Quốc tại Paris, October 19, 1865, trang 307.

69.       Cùng nơi dẫn trên.  Drouyn de Lhuys to Chasseloup-Laubat, October 23, 1865, các trang 310-13.

70.       Cùng nơi dẫn trên.  Chasseloup-Laubat to Drouyn de Lhuys, November 20, 1865, trang 315.

71.       Cùng nơi dẫn trên.  Drouyn de Lhuys to Chasseloup-Laubat, December 14, 1865, các trang 317, 318.

72.       Siam IV.  Consul Dillon to Prince de la Tour d’Auvergne, November 30, 1869, các trang 264-65; cũng xem Siam IV, các trang 308, 309.

73.       F.O. 69/39, Schomburgk to Lord Russell, December 11, 1861.

74.       Cùng nơi dẫn trên.  Know to Lord Russell, October 8, 1864.

75.       Cùng nơi dẫn trên.  Knox to Lord Russell, April 26, 1865.

76.       Cùng nơi dẫn trên.

77.       Cùng nơi dẫn trên.

78.       Cùng nơi dần trên.

79.       Cùng nơi dẫn trên.  Merivale to Under-Secretary of State for Foreign Affairs, September 29, 1865.

80.       F.O. 69/37, Knox to Lord Russell, February 26, 1865.

    

_____

 

Nguồn: R. Stanley Thomson, Siam and France 1863 – 1870, The Far Eastern Quarterly, vol. V, November 1945, no. 1, ấn hành cho The Far Eastern Association, Columbia University Press, New York,  các trang 28-46. 

 

 

 

Ngô Bắc dịch và chú giải

                                                                                                                                                       

Các bản dịch khác của Ngô Bắc trên gio-o         

 

                                                                                                                                              

© 2007 gio-o