Robert Beckman
Director, Centre for International Law,
National University of Singapore
Lời Người Dịch
Tạp Chí Hoa Kỳ về Luật Quốc Tế (The American Journal of International Law), của Hiệp Hội Hoa Kỳ về Luật Quốc Tế (American Society of International Law), tạp chí hàng đầu và lâu đời của Hoa Kỳ về luật quốc tế, trong Tập (Vol.) 107, Số 1 (Tháng Một 2013), có mở một cuộc Hội Luận về Biển Nam trung Hoa (AGORA: The South China Sea).
Mở đầu là phần giới thiệu của các chủ biên Lori Fisler Damrosch và Bernard H. Oxman, nói rằng các bất đồng giữa các quốc gia giáp ranh với Biển Nam trung Hoa đặt ra các vấn đề pháp lư phức tạp khác thường. Để giúp cho các độc giả tiện theo dơi ba bài nghiên cứu tham gia hội luận, các chủ biên đă tŕnh bày một bản đồ Biển Nam Trung Hoa bằng màu của hai vị giáo sư, Clive Schofield và Andi Arsana thuộc Trung Tâm Quốc Gia Úc Đại Lợi về An Ninh và Các Tài Nguyên Đại Dương (Australian National Centre for Ocean Resources and Security: ANCORS và một bảng liệt kê tên gọi 4 nhóm đảo chính (Paracel, Spratly, Pratas, và Macclesfield Bank) cùng Băi Cạn Scarborough bằng tiếng Anh, Việt, Phi Luật Tân, Hán.
Ba bài nghiên cứu trong cuộc Hội Luận là:
1. The Nine-Dash Line in the South China Sea: History, Status, and Implications (Đường Chín Vạch tại Biển Nam Trung Hoa: Lịch Sử, Quy Chế và Các Hàm Ư) của các tác giả Zhiguo Gao và Bing Bing Jia, các trang 98-124. Cũng giống như hầu hết các tác giả Trung Quốc khác bênh vực cho lập trường của Trung Quốc, bài viết không trưng được các bằng chứng khả dĩ chấp nhận được về mặt pháp lư, chủ quyền của Trung Quốc, dựa trên các điều mà hai tác giả gọi là “các quyền lịch sử” và bản đồ đường chín vạch. Bài nghiên cứu này đă không được dịch nơi đây.
2. A Legal Analysis of China's Historic Rights Claim in the South China Sea (Một Sự Phân Tích Pháp Lư Sự Tuyên Nhận Các Quyền Lịch Sử của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa) của hai tác giả, Florian Dupuy, thành viên của Tổ Hợp Luật Quốc Tế Độc Lập LALIVE tại Genève, Thụy Sĩ và Pierre-Marie Dupuy, Giáo Sư Đại Học University of Paris, các trang 124-141. Các tác giả đă kết luận một cách chắc nịch rằng sự tuyên nhận của Trung Quốc không hội đủ các tiêu chuẩn của công pháp quốc tế. Gió O đăng tải nơi đây bản dịch của bài nghiên cứu này và bài nghiên cứu kế tiếp.
3. The UN Convention on the Law of the Sea and the Maritime Disputes in the South China Sea (Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển và Các Sự Tranh Chấp về Biển tại Biển Nam Trung Hoa) của Robert Beckman, Giám Đốc Trung Tâm Luật Quốc Tế, Đại Học Quốc Gia Singapore, các trang 142-163.
Một mặt, tác giả Beckman nh́n nhận rằng “trừ khi Trung Quốc quyết định đặt các sự tuyên nhận về biển của nó sao cho phù hợp với Công Ước UNCLOS, các sự khác biệt nghiêm trọng sẽ vẫn tồn tại giữa lập trường của Trung Quốc và lập trường của Phi Luật Tân và Việt Nam về việc Công Ước UNCLOS phải được áp dụng ra sao đối với các sự tuyên nhận về biển tại Biển Nam Hải. Nếu Trung Quốc tiếp tục khẳng định các sự tuyên nhận của nó đối với không gian hàng hải trong một cung cách mà Phi Luật Tân và Việt Nam tin rằng không phù hợp với Công Ước UNCLOS, phương sách duy nhất của họ có thể làm là cố gắng đưa Trung Quốc ra trước một ṭa án hay phiên ṭa quốc tế để giành được một phán quyết ràng buộc về pháp lư rằng các hành động của Trung Quốc là trái với Công Ước UNCLOS.
Mặt khác, tác giả Beckman đă mâu thuẫn với chính ḿnh khi nghiêng về giải pháp “tạm gác tranh chấp, cùng khai thác tài nguyên” của Đặng Tiểu B́nh. Công lư đ̣i hỏi phải có sự xác định chủ quyền rơ ràng, khi đó mới có sự phân chia quyền lợi minh bạch trong cuộc phát triển chung, nếu có.
Với việc “Trung Quốc đă đưa ra một bản tuyên bố chiếu theo Điều 298 hành sử quyền của nó để lựa chọn đứng ngoài các thủ tục cưỡng bách đ̣i hỏi việc đưa đến các quyết định ràng buộc đối với tất cả các loại tranh chấp ghi trong Điều 298”, tác giả Beckman có nêu ra một số điểm tranh chấp mà phía Việt Nam vẫn có thể nêu ra để xin Ṭa Án Quốc Tế đưa ra các sự phán quyết “ liên quan đến sự giải thích hay áp dụng các điều khoản của Công Ước UNCLOS tại Biển Nam Trung Hoa không nằm trong sự loại trừ chiếu theo Điều 298. Các sự tranh chấp như thế bao gồm các sự tranh chấp kể sau:”
…..
6. Một sự tranh chấp được đệ nạp bởi quốc gia duyên hải cáo tỵ (challenging) quyền của các ngư phủ Trung Quốc tiếp tục đánh cá trong phạm vi khu kinh tế độc quyền của quốc gia đó bởi v́ họ [các ngư phủ Trung Quốc, chú của người dịch] có “các quyền đánh cá lịch sử” phải được thừa nhận bởi quốc gia duyên hải [trường hợp Trung Quốc xua hàng vạn thuyền đánh cá xuống đánh cá trong khu kinh tế độc quyền của Việt Nam trong nhiều năm qua cho đến hiện nay, chú của người dịch].
7. Một sự tranh chấp về việc liệu Trung Quốc có các quyền lịch sử và quyền tài phán để thăm ḍ và khai thác các nguồn tài nguyên dầu khí của đáy biển và tầng lớp bên dưới mặt đáy biển hiện đang thuộc khu kinh tế độc quyền của một quốc gia duyên hải khác hay không [trường hợp dàn khoan HD-981 của Trung Quốc khoan ḍ dầu khí trong khu kinh tế độc quyền của Việt Nam trong các tháng Năm – Tháng Bảy, 2014 và vẫn c̣n kéo dài đến nay, chú của người dịch].
8. Một sự tranh chấp về việc liệu một quốc gia đă xen lấn vào các quyền chủ quyền của quốc gia khác để thăm ḍ và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên nằm trong khu kinh tế độc quyền của nó chiếu theo Điều 56 hay không [trường hợp Trung Quốc cho phép khoan thăm ḍ và khai thác dầu khí tại khu kinh tế độc quyền của Việt Nam trong nhiều năm qua cho đến nay, chú của người dịch].
9. Một yêu cầu phóng thích tức khắc một chiếc tàu và thủy thủ đoàn chiếu theo Điều 292 [trường hợp Trung Quốc giết hại, gây thương tích, tra tấn, bắt giữ ngư phủ Việt Nam, phá hỏng, tịch thu các tàu đánh cá của ngư phủ Việt Nam, bắt ngư phủ Việt Nam nộp phạt phi lư trong nhiều năm qua cho đến nay, chú của người dịch].”
***
Các bài nghiên cứu về pháp lư đ̣i hỏi sự minh bạch, rơ ràng của các từ ngữ pháp lư được sử dụng bởi các bên tụng phương, như “các quyền lịch sử: historic rights”, “các quyền có tính chất lịch sử: historical rights”, “vũng lịch sử: historic bay”, “hải phận lịch sử: historic waters”, “hải phận kề cận: adjacent waters”, “lănh hải: territorial sea”, “khu tiếp giáp: contiguous zone”, “nội hải: internal waters”, “đường cơ sở: baseline”, “khu kinh tế độc quyền: exclusive economic zone”, “thềm lục địa: continental shelf” v.v… Các định nghĩa chính thức của các thuật ngữ này sẽ được tŕnh bày trong một bài dịch khác. Ở đây, người dịch chỉ nêu ra một thắc mắc: không rơ tại sao phần lớn các tác giả và ngay cả các tài liệu chính thức bằng Việt ngừ lại dịch “exclusive economic zone” là “vùng (khu đặc quyền kinh tế”. Trong nguyên nghĩa, “exclusive” có nghĩa là “độc quyền”, tức chỉ có một nước duy nhất” có quyền được hưởng …, trong khi đặc quyền, trong Anh ngữ là “privileged”, có nghĩa một nước có quyền ưu tiên trên các nước khác. Xét đến cùng, “đặc quyền” phản nghĩa với “độc quyền”. Trong các bản văn bằng Anh ngữ của phía Việt Nam, may mắn là thành ngữ “exclusive economic zone” vẫn được sử dụng một cách xác thực.
Cũng để các độc giả nắm vững một số thuật ngữ về luật biển, người dịch có đính kèm một sơ đồ về sự phân dịnh các khu vực trên biển. (Ngô Bắc)
Sơ Đồ Các Khu Vực Trên Biển
**************
Bản Đồ Biển Nam Trung Hoa
Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UN Convention on the Law of the Sea: UNCLOS) 1 thiết lập một khuôn khổ pháp lư để quản trị tất cả mọi sự sử dụng các đại dương. Tất cả các quốc gia giáp ranh với Biển Nam Trung Hoa – Brunei Darussalam, Trung Quốc, Indonesia, Mă Lai, Phi Luật Tân, và Việt Nam – đều là các thành viên của Công Ước UNCLOS. 2 Taiwan (Đài Loan), cũng giáp ranh với Biển Nam Trung Hoa, có thực hiện các bước tiến để mang pháp chế của nó phù hợp với Công Ước UNCLOS. 3
Brunei Darussalam, Trung Quốc, Mă Lai, Phi Luật Tân, và Việt Nam là các quốc gia tuyên nhận có các sự tuyên nhận tranh giành nhau về lănh thổ trên các ḥn đảo tại Biển Nam Trung Hoa. Công Ước UNCLOS không nhắm đến các vấn đề về chủ quyền trên lănh thổ đất liền. Các điều khoản của nó về quyền tài phán quốc gia duyên hải nhận lănh chủ quyền như thế.
Các quốc gia duyên hải cũng đưa ra các sự tuyên nhận quyền tài phán xung đột và phủ chồng lên nhau tại ngay chính Biển Nam Trung Hoa. Các sự tranh chấp này cũng quan trọng như các sự tranh chấp về chủ quyền lănh thổ và có khi c̣n quan trọng hơn. Chiếu theo Công Ước UNCLOS, sự hưởng quyền đối với các khu vực biển chỉ được phát sinh bởi lănh thổ đất liền, kể cả các ḥn đảo. 4 Công Ước gồm các quy tắc về các đường cơ sở bờ biển từ đó các khu vực biển sẽ được đo lường. 5 Nó ấn định chiều rộng của các khu vực biển có thể được tuyên nhận, 6 cũng như các quyền hạn và các trách vụ của các quốc gia duyên hải và các quốc gia khác tại mỗi khu trong các khu vực biển đó. Công Ước cũng gồm các điều khoản chio tiết về việc giải quyết các sự tranh chấp giữa các bên về sự giải thích hay áp dụng các điều khoản của Công Ước. 7
V́ thế, mặc dù Công Ước không chứa đựng các điều khoản công khai để trợ giúp các quốc gia trong việc xác định các tuyên nhận tranh giành chủ quyền trên lănh thổ đất liền, nó gồm các điều khoản bao quát liên quan đến bản chất và tầm mức của các sự tuyên nhận về biển được cho phép và sự giải quyết các sự tranh chấp về các tuyên nhận như thế.
Luận đề của bài viết này rằng nếu các quốc gia giáp ranh với Biển Nam Trung Hoa thi hành với hảo ư các điều khoản khả dĩ áp dụng của Công Ước UNCLOS, khi đó các sự tranh chấp về biển sẽ được làm sáng tỏ và một khuôn khổ sẽ được thiết lập giúp cho các nước tuyên nhận đặt sang một bên các tranh chấp chủ quyền trên lănh thổ đất liền và hợp tác tại các khu vực có các sự tuyên nhận về biển chồng chéo nhau. Ngược lại, nếu một hay nhiều quốc gia giáp ranh với Biển Nam Trung Hoa khẳng quyết các sự tuyên nhận về biển không phù hợp với Công Ước UNCLOS, các quốc gia khác có thể không c̣n lựa chọn nào khác hơn việc nhờ cậy đến các thủ tục giải quyết tranh chấp của Công Ước hầu có được một sự xác định ràng buộc trên mặt pháp lư về hiệu lực của các sự tuyên nhận đó.
Biển Nam Trung Hoa là một biển nửa khép kín giáp ranh về phía tây bởi Việt Nam, về phía đông bởi Phi Luật Tân, Mă Lai và Brunei Darussalam, về phía nam bởi Indonesia và Mă Lai, và về phía bắc bởi Trung Quốc và Đài Loan. Chiều ngang của Biển Nam Trung Hoa trong khoảng 550 - 650 hải lư (nautical mile), và chiều dài của nó hơn 1,200 hải lư.
Biển Nam Trung Hoa tọa lạc trên một đường chuyên chở bằng tàu quốc tế quan trọng giữa Ấn Độ Dương và đông bắc Á Châu, bao gồm các hải cảng của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Nga. 8 Các tàu từ Ấn Độ Dương ngang qua hoặc Eo Biển Malacca và Eo Biển Singapore (giữa Indonesia, Mă Lai, và Singapore) hay Eo Biển Sunda (giữa các đảo Java và Sumatra của Indonesia) và xuyên Biển Nam Trung Hoa theo hướng của Eo Biển Đài Loan (giữa lục địa Trung Quốc và Đài Loan) hay Eo Biển Luzon (giữa Đài Loan và Phi Luật Tân).
Quần Đảo Spratly [Trường Sa trong tiếng Việt, chú của người dịch] tọa lạc ở phía đông của Biển Nam Trung Hoa, phía tây đảo Palawan của Phi Luật Tân và phía tây bắc của miền bắc đảo Borneo, vốn gồm Brunei Darussalam và các tiểu bang Sabah và Sarawak của Phần Phía Đông Mă Lai. Quần Đảo Spratly gồm hơn 140 đảo nhỏ, băi đá, các rạn san hô, các băi cát cạn, và các cồn cát rải rác trên một khu vực rộng hơn 410,000 cây số vuông (km2). 9 Một số hoàn toàn hay đôi khi ch́m dưới mặt nước, trong khi các phần khác luôn luôn khô ráo. Chưa đên bốn mươi địa h́nh của nó là các ḥn đảo theo Điều 121(1) của Công Ước UNCLOS, vốn định nghĩa một đảo như “một khu đất được h́nh thành một cách tự nhiên, được bao quanh bởi nước biển, ở trên mặt nước khi thủy triều lên cao[nhất]”. 10 Tổng số diện tích của mười ba đảo lớn nhất chưa tới 1.7 km2. 11 (Để so sánh, Công Viên Trung Tâm (Central Park) tại Manhattan [Thành Phố New York City, chú của người dịch] có diện tích 3.41 km2.) Phần c̣n lại của các địa h́nh hoặc hoàn toàn ch́m dưới nước hay chỉ nhô trên mặt nước khi thủy triều hạ xuống mực thấp nhất. Bởi số lượng các rặng san hô ch́m dưới nước và các cao điểm ở mực thủy triều thấp nhất, Quần Đảo Spratly được đánh dấu như “vùng nguy hiểm” trên các bản đồ lái thuyền. 12 Chúng nằm ở phía đông các tuyến đường hải vận quốc tế chính yếu.
Toàn thể Quần Đảo Spratly được tuyên nhận bởi Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Nhiều địa h́nh của Quần Đảo Spratly cũng nằm trong Nhóm Đảo Kalayaan (Kalayaan Island Group), được tuyên nhận bởi Phi Luật Tân. Ngoài ra, vài địa h́nh được tuyên nhận bởi Mă Lai, và một rạn san hô nằm trong ṿng 200 hải lư của Brunei Darussalam.
Hơn sáu mươi địa h́nh thuộc Quần Đảo Spratly theo tường thuật bị chiếm cứ bởi các nước tuyên nhận. 13 Itu Aba [đảo Thái B́nh trong tiếng Việt, chú của người dịch], đảo lớn nhất và đảo duy nhất có nguồn nước thiên nhiên, bị chiếm cứ bởi Đài Loan. Mười hai đảo lớn nhất khác bị chiếm cứ hoặc bởi Việt Nam hay Phi Luật Tân. Một sự tường thuật khác cho biết một tổng số bốn mươi bốn địa h́nh được chiếm cứ với các trang thiết bị và cấu trúc như sau: hai mươi lăm bởi Việt Nam, tám bởi Phi Luật Tân, bảy bởi Trung Quốc, ba bởi Mă Lai, và một bởi Đài Loan. 14
Paracels [Hoàng Sa trong tiếng Việt, chú của người dịch] là nhóm đảo thứ nh́ có chủ quyền nằm trong sự tranh chấp. Chúng tọa lạc tại góc đông bắc của Biển Nam Trung Hoa, cách xa khoảng gần bằng nhau với bờ biển Việt Nam và đảo Hải Nam của Trung Quốc. Chúng được tuyên nhận bởi Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Trung Quốc dùng vũ lực trục xuất các binh sĩ Nam Việt Nam ra khỏi nhóm đảo Paracels trong năm 1974, 15 và kể từ đó chúng bị chiếm cứ chuyên độc bởi Trung Quốc, nước phủ nhận sự hiện hữu của một sự tranh chấp chủ quyền lănh thổ trên Paracels. 16 Dù thế, các ḥn đảo là một nguồn căng thẳng liên tục giữa Trung Quốc và Việt Nam, đặc biệt về vấn đề bắt giữ các tàu đánh cá Việt Nam. 17
Quần Đảo Paracel bao gồm khoảng ba mươi lăm đảo nhỏ, các băi cát cạn, các cồn cát và các rạn san hô với diện tích mặt biển vào khoảng 15,000 km2. 18 Đảo Woody [Phú Lâm trong tiếng Việt, chú của người dịch], lớn nhất trong Quần Đảo Paracel, rộng 2.1 km2, khoảng bằng với tổng số diện tích của mười ba đảo lớn nhất thuộc Quần Đảo Spratly. 19 Đảo Woody là vị trí của Thành Phố Sansha [Tam Sa], một thành phố cấp huyện mà Trung Quốc đă thiết lập trong Tháng Sáu 2012 làm trung tâm hành chính cho các sự tuyên nhận của nó tại Biển Nam Trung Hoa. 20
Băi cạn Scarborough Shoal là một địa h́nh tranh chấp khác tại Biển Nam Trung Hoa. Nó tọa lạc khoảng 124 hải lư từ Tỉnh Zambales của Phi Luật Tân 21 và được tuyên nhận bởi Trung Quốc, Phi Luật Tân, và Taiwan. Băi Cạn Scarborough là một chuỗi đảo ṿng tṛn với một hồ nước có diện tích khoảng 150 km2 được bao quanh bởi san hô. 23 Phần lớn san hô hoặc hoàn toàn ch́m dưới nước hay chỉ ở trên mặt nước khi thủy triều xuống thấp, nhưng nó chứa một vài băi đá nhỏ ở trên mặt nước khi thủy triều lên cao. 23 Băi Cạn Scarborough đă là cảnh trí của các biến cố giữa các tàu Trung Quốc và Phi Luật Tân trong vài tháng của năm 2012.
Hai địa h́nh ở phần bắc của Biển Nam Trung Hoa được tuyên nhận bởi Trung Quốc và Taiwan, nhưng không bởi bất kỳ nước nào khác, tất cả các thành viên của Khối ASEAN (Association of Southeast Asian Nations): Quần Đảo Pratas, tọa lạc tại miền bắc của Biển Nam Trung Hoa, chỉ vừa quá 200 hải lư tây nam Hồng Kông, và bị chiếm cứ bởi Taiwan; và Cồn Cát Macclesfield Bank, một chuổi đảo ṿng tṛn rộng lớn, hoàn toàn ch́m dưới mặt nước ngay khi thủy triều xuống thấp 24 và tọa lạc tại miền bắc của Biển Nam Trung Hoa, phía nam Các Đảo Pratas, phía đông Paracels, và phía tây Băi Cạn Scarborough Shoal.
Các quốc gia ven biển có chủ quyền trên lănh thổ của chúng cũng như trên một vành đai rộng 12 hai lư của biển kề cận bờ biển của chúng được gọi là lănh hải (territorial sea). 25 Các quốc gia ven biển cũng được hưởng quyền đối với các khu vực biển khác vượt quá các lănh hải của chúng, kể cả một khu tiếp giáp (contiguous zone) [rộng 12 hải lư, chú của người dịch], một khu kinh tế độc quyền (exclusive economic zone: EEZ) [rộng tới 200 hải lư, chú của người dịch] và một thềm lục địa (continental shelf). 26
Tất cả các quốc gia giáp ranh Biển Nam Trung Hoa, cũng như Taiwan, đều tuyên nhận một lănh hải, một khu kinh tế độc quyền, và một thềm lục địa được đo từ các đường cơ sở dọc theo bờ biển lục địa của chúng hay trong trường hợp của Indonesia và Phi Luật Tân, từ các đường cơ sở ṿng cung đảo (archipelagic baselines) của chúng. 27
Tuy nhiên, có một câu hỏi là liệu các đường cơ sở thẳng hàng được sử dụng bởi một số quốc gia giáp ranh Biển Nam Hải có phù hợp với các điều khoản liên hệ trong Công Ước UNCLOS hay không. Điều 6 của Công Ước quy định rằng đường cơ sở b́nh thường để đo chiều rộng của lănh hải là đường khi thủy triều xuống thấp dọc theo bờ biển. Điều 7 quy định rằng trong các t́nh huống đặc biệt, các quốc gia có thể sử dụng các đường cơ sở thẳng hàng. Các đường cơ sở được sử dụng bởi Trung Quốc, Mă Lai, Phi Luật Tân, Taiwan, và Việt Nam, trong nhiều trường hợp khác nhau, bị tra hỏi bởi các nước thứ ba chẳng hạn như Hoa Kỳ. 28 Mă Lai có ban hành một Luật Đường Cơ Sở mới trong năm 2006 29 nhằm tu chỉnh các đường cơ sở của nó nhưng chưa đưa ra sự cáo tri chính thức về các đường cơ sở tu chỉnh như bị đ̣i hỏi bởi Điều 16 Công Ước UNCLOS. Tính hợp pháp của một số trong “các đường cơ sở suy đoán: inferred baselines” – dựa trên một bản đồ công bố năm 1997 tŕnh bày lănh hải và thềm lục địa của Mă Lai – có bị tra hỏi. 30 Trong năm 2012, Việt Nam ban hành một luật mới có tên là Luật Biển Việt Nam, 31 nhưng luật đó đă không đặt các đường cơ sở thẳng hàng của nó phù hợp với các điều khoản của Công Ước UNCLOS. Các đường cơ sở của Phi Luật Tân có bị tra hỏi trong quá khứ, nhưng nó đă ban hành một luật mới để “Xác Định Các Đường Cơ Sở Ṿng Cung Đảo của Phi Luật Tân” trong năm 2009, 32 thiết lập các đường cơ sở ṿng cung đảo chung quanh ṿng cung đảo chính yếu của nó; các đường cơ sở này xem ra phù hợp với các điều khoản ghi nơi Phần (Part) IV của Công Ước UNCLOS. Các đường cơ sở ṿng cung đảo sử dụng bởi Indonesia cũng phù hợp với các điều khoản ghi nơi Phần IV của Công Ước. 33
Một cách đáng chú ư, mặc dù các đường cơ sở thẳng hàng được sử dụng bởi một số các quốc gia giáp ranh Biển Nam Trung Hoa có tính hợp pháp có thể bị tra hỏi chiếu theo Công Ước UNCLOS, các quốc gia khác giáp ranh Biển Nam Trung Hoa không chính thức phản đối các đường cơ sở của các lân bang của chúng.
Vấn đề chính yếu phát sinh từ sự sử dụng các đường cơ sở thẳng hàng là liệu chúng có giới hạn các quyền lưu thông của các tàu ngoại quốc hay không. Quy tắc chung rằng các các hải phận hướng về phía đất liền của các đường cơ sở thẳng hàng là các nội hải (internal waters), nơi mà sự nhập nội của các thuyền ngoại quốc phải có sự đồng ư của quốc gia duyên hải. 34 Điều 8(2) của Công Ước UNCLOS, tuy nhiên, quy định rằng nơi mà sự thiết lập một đường cơ sở thẳng hàng có hiệu lực khoanh kín như các vùng nội hải mà trước đây không được xem là như thế, một quyền thông hành ngay t́nh (innocent passage) sẽ hiện hữu tại các hải phận này. Ngoài ra, đôi khi có trường hợp rằng trong sự thi hành thực tế, các quốc gia duyên hải không toan tính đ̣i hỏi phải có sự đồng ư đối với sự lưu thông của các tàu ngoại quốc xuyên qua các hải phận bên phía hướng vào đất liền của các đường cơ sở thẳng hàng của chúng. Tuy thế, sự lưu thông bên phía hướng vào đât liền của các đường cơ sở có thể bị tra vấn nhiều phần sẽ là một vấn đề đáng quan tâm đới với Hoa Kỳ và các cường quốc hải quân khác.
Mặc dù tất cả các quốc gia giáp ranh Biển Nam Trung Hoa đều có tuyên nhận một lănh hải, một khu kinh tế độc quyền và một thềm lục địa từ các đường cơ sở ṿng cung đảo hay các đường cơ sở dọc theo các bờ biển trên đất liền, 35 các vị trí chính xác của các giới hạn ṿng ngoài cùng của một số trong các sự tuyên nhận khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa của chúng vẫn chưa rơ ràng.
Trong năm 2009, Mă Lai và Việt Nam đă thực hiện các hành động có hiệu ứng làm sáng tỏ các sự tuyên nhân khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa của hai nước. Động lực cho hành động của họ là nhu cầu cần đệ tŕnh các tin tức về các giới hạn của thềm lục địa vượt quá 200 hải lư lên Ủy Hội Về Các Giới hạn của Thềm Lục Địa (Commission on the Limits of the Continental Shelf: CLCS) trước hạn định là ngày 13 Tháng Năm 2009. 36 Vào ngày 6 Tháng Năm, 2009, Mă Lai và Việt Nam đă đưa ra bản đệ nạp chung lên Ủy Hội CLCS về thềm lục địa ở phía nam của Biển Nam Trung Hoa. 37 Vào hôm 7 Tháng Năm, 2009, Việt Nam đă thực hiện một sự đệ nạp riêng biệt lên Ủy Hội CLCS về thềm lục địa thuộc miền bắc Biển Nam Trung Hoa. 38 Trung Quốc và Phi Luật Tân đều có đệ nạo các văn thư phản kháng (notes verbales) (Trung Quốc, trong cùng ngày, Phi Luật Tân, ba tháng sau đó) lên Liên Hiệp Quốc phản bác các hồ sơ đệ nạp này và yêu cầu Ủy Hội CLCS không cứu xét chúng bởi có sự hiện hữu của một sự tranh chấp về biển tại các khu vực này. 39
Bởi có các sự kháng nghị đối với hồ sơ đệ nạp chung của Mă Lai và Việt Nam và hồ sơ đệ nạp riêng biệt của Việt Nam, Ủy Hội CLCS nhiều phần sẽ không cứu xét các hồ sơ đệ nạp đó. 40 Tuy nhiên, các hồ sơ đệ nạp có ư nghĩa bởi chúng có gồm các bản đồ soi sáng lần đầu tiên các giới hạn ṿng ngoài cùng của các sự tuyên nhận khu kinh tế độc quyền của Mă Lai và Việt Nam. Bản đồ trong hồ sơ đệ nạp chung của họ cũng cho thấy các đường cơ sở thẳng hàng dọc theo bờ biển của Sabah và Sarawak thuộc Mă Lai, ngay dù các được cơ sở như thế chưa được công bố một cách chính thức bởi Mă Lai.
Như đă ghi nhận ở trên, Phi Luật Tân đă thực hiện các bước tiến đáng kể trong năm 2009 để làm sáng tỏ các sự tuyên nhận về biển của nó bằng việc thông qua một luật mới về đường cơ sở phù hợp với các điều khoản trong Công Ước UNCLOS về các đường cơ sở ṿng cung đảo. 41 Luật này quy định rằng Băi Cạn Scarborough và các đảo mà Phi Luật Tân tuyên nhận tại Biển Nam Trung Hoa (được biết là Nhóm Đảo Kalayaan (Kalayaan Island Group) sẽ bị chi phối bởi chế độ về các đảo theo Điều 121 của Công Ước UNCLOS. Phi Luật Tân cũng cho Ủy Hội CLCS hay biết rằng nó có ư định đưa ra một hồ sơ đệ nạp về các giới hạn của thềm lục địa của nó tại Biển Nam Trung Hoa. 42 Các hành động này hàm ư rằng Phi Luật Tân sẽ đưa ra một sự tuyên nhận khu kinh tế độc quyền từ các đường cơ sở ṿng cung đảo của ṿng cung đảo chính yếu của nó và rằng nó cũng sẽ tuyên nhận một thềm lục địa nối dài vào Biển Nam Trung Hoa vượt quá giới hạn ṿng ngoài cùng của khu kinh tế độc quyền của nó. Bởi v́ Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ phản bác chính thức đối với bất kỳ sự đệ nạp nào bởi Phi Luật Tân liên quan đên thềm lục địa tại Biển Nam Trung Hoa, Ủy Hội CLCS sẽ không có khả năng cứu xét hồ sơ đệ nạp của Phi Luật Tân cho một thềm lục địa nối dài. Tuy nhiên, giống như trường hợp của Mă Lai và Việt Nam, nếu bản đồ của sự tuyên nhận thềm lục đia nối dài mà Phi Luật Tân đệ tŕnh lên Ủy Hội CLCS cho thấy giới hạn ṿng ngoài cùng của sự tuyên nhận khu kinh tế độc quyền của nó, khi đó sự tuyên nhận khu kinh tế độc quyền của Phi Luật Tân tại Biển Nam Trung Hoa cũng sẽ được làm sáng tỏ.
Cả Trung Quốc lẫn Taiwan đều tuyên nhận một khu kinh tế độc quyền rộng 200 hải lư và một thềm lục địa. Trong năm 1996, Trung Quốc có loan báo các đường cơ sở cho phần lănh hải kề cận đất liền. 43 Nó cũng tuyên bố một khu kinh tế độc quyền rộng 200 hải lư từ các đường cơ sở như thế 44 nhưng không công bố bất kỳ bản đồ nào chỉ cho thấy sự tuyên nhận khu kinh tế độc quyền của nó. Taiwan cũng có hành động tương tự. 45 Tưong đối dễ dàng để mô tả các giới hạn của một sự tuyên nhận khu kinh tế độc quyền 200 hải lư kể từ các đường cơ sở thẳng hàng dọc theo bờ biển Trung Quốc lục địa và từ các đường cơ sở thẳng hàng dọc theo bờ biển của Taiwan. 46
Ngay dù các ḥn đảo ngoài khơi tranh chấp không được cứu xét đến, một vài sự thỏa thuận sẽ cần thiết để phân định các ranh giới trên biển tại Biển Nam Trung Hoa. Tại phía bắc, các sự thỏa thuận sẽ cần thiết để ấn định các ranh giới trên biển giữa Phi Luật Tân và lục địa Trung Quốc cũng như Taiwan. Ngoài ra, một sự thỏa thuận ranh giới trên biển sẽ cần thiết giữa Trung Quốc và Việt Nam mở rộng một phần ranh giới tại Vịnh Bắc Việt vốn được thiếp lập bởi thỏa ước năm 2000. 47 Tại phía đông, các sự thỏa thuận phải có trên các ranh giới kề cận giữa Mă Lai và Brunei Durassalam và giữa Mă Lai và Phi Luật Tân. 48 Tại phía nam, Indonesia có các sự thỏa thuận với Việt Nam và Mă Lai 49 ấn định các giới hạn đường ranh giới thềm lục địa giữa họ tại khu vực này. Tuy nhiên, Indonesia tuyên nhận một khu kinh tế độc quyền vượt quá các giới hạn của các sự thỏa thuận ranh giới thềm lục địa của nó với Mă Lai và Việt Nam. 50 Hậu quả, Indonesia sẽ phải thương thảo các thỏa ước ranh giới mới với các lân bang của nó hầu phân định các ranh giới khu kinh tế độc quyền hay khu đánh cá tại khu vực này.
Các Khu Vực Biển Phát Sinh Từ Các Địa H́nh Ngoài Khơi tại Biển Nam Trung Hoa
Công Ước UNCLOS đưa ra các sự phân biệt quan trọng giữa các địa h́nh ngoài khơi chẳng hạn như (1) các đảo, (2) các băi đá, (3) các cao điểm khi thủy triều hạ thấp, (4) các đảo, trang thiết bị cơ sở và cấu trúc nhân tạo, và (5) các địa h́nh ch́m dưới mặt nước. Các sự phân biệt th́ quan trọng bởi các khu vực biển khác nhau có thể được tuyên nhận từ các địa h́nh khác nhau. Các khu vực biển chỉ có thể được phát sinh từ lănh thổ trên đó một quốc gia có chủ quyền – điều thường được mô tả như nguyên tắc rằng “đất liền kiểm soát (chi phối, khống chế) biển: the land dominares the sea”. Phương châm này đă lâu đời và thường được trưng dẫn với sự chấp thuận bởi các ṭa án và các phiên ṭa quốc tế. 51
Các Đảo và Đá. Lănh thổ về đất của một quốc gia bao gồm lănh thổ lục địa của nó và các ḥn đảo nằm dưới chủ quyền của nó. Điều 121(1) Công Ước UNCLOS định nghĩa một đảo như một khu đất được h́nh thành một cách tự nhiên, bao quanh bởi nước biển, nằm trên mặt nước khi thủy triều lên cao. Quy tắc tổng quát rằng mọi đảo có quyền đối với cùng các khu vực biển như lănh thổ đất liền – tức, đối với một lănh hải, một khu tiếp giáp, một khu kinh tế độc quyền, và một thềm lục địa. 52 Cùng các quy tắc đường cơ sở được áp dụng cho các ḥn đảo như đối với lănh hải. Quy tắc tiêu chuẩn rằng đường cơ sở là đường khi thủy triều xuống thấp dọc theo bờ biển.
Tuy nhiên, một ngoại lệ quan trọng được áp dụng đối với một số loại đảo nào đó. Điều 121(3) quy định rằng các băi đá không thể chống đỡ cho sự cư ngụ của con người hay đời sống kinh tế của riêng chúng sẽ không có khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa. Nói cách khác, chúng chỉ được hưởng quyền đối với một lănh hải và khu tiếp giáp.
Các Cao Điểm Lúc Thủy Triều Xuống Thấp. Các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp là các khu đất được h́nh thành một cách tự nhiên, bao quanh bởi biển và ở trên mặt nước lúc thủy xuống thấp, nhưng ch́m dưới mặt nước lúc thủy triều lên cao. 53 Các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp không phải là các đảo và không được hưởng quyền đối với bất kỳ khu vực biển nào tự bản thân. Tuy nhiên, nêu chúng nằm trong phạm vi 12 hải lư của bất kỳ lănh thổ đất liên nào, chúng có thể được sử dụng như một phần của đường cơ sở từ đó chiều rộng của lănh hải sẽ được đo lường. 54
Quy chế của các cao điểm lúc thủy triều hạ xuống được cứu xét bởi Ṭa Án Công Lư Quốc Tế (International Court of Justice: ICJ) trong phán quyết năm 2001 của nó tại vụ án Phân Định Biển và Các Vấn Đề Lănh Thổ Giữa Qatar và Bahrain: Maritime Delimitation and Territorial Questions Between Qatar and Bahrain. 55 Ṭa án tuyên bố rằng luật hiệp ước quốc tế không nói ǵ về vấn đề liệu các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp có thể được xem là “lănh thổ” hay không. 56 Ṭa án c̣n nói thêm rằng nó không hay biết về một sự thực hành pháp lư quốc gia phổ quát và đồng nhất nào có thể đẫn đến một quy tắc thường lệ cho phép hay loại trừ một cách rơ rệt sự chiếm hữu (appropriation) các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp. 57 Ṭa Án cũng vạch ra rằng sự khác biệt, trong thực tế, mà luật biển quy kết cho các đảo và các cao điểm lúc thủy triều hạ thấp th́ quan trọng. Ṭa Án đă kết luận rằng nó không ấn định rằng các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp lại có thể, từ quan điểm thụ tạo chủ quyền, đồng hóa hoàn toàn với các đảo hay lănh thổ đất liền khác. 58 Sau cùng, Ṭa Án tuyên bố rằng một cao điểm lúc thủy triều xuống thấp tọa lạc ngoài các giới hạn của lănh hải không có lănh hải riêng của nó và, như thế, không làm phát sinh cùng các quyền như các đảo hay lănh thổ khác. 59 Trong phán quyết năm 2012 của nó tại vụ án Tranh Chấp Lănh Thổ và Biển (Nicaragua chống Columbia), Ṭa Án ICJ làm sáng tỏ hơn nữa lập trường của nó bằng việc phát biểu công nhiên rằng “các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp không thể được chiếm hữu”. 60
Các đảo nhân tạo, các trang thiết bị lắp đặt, các cấu trúc. Các đảo nhân tạo, các trang thiết bị lắp đặt, các cấu trúc không phải là các ḥn dảo và không được hưởng bất kỳ khu vực biển nào của riêng chúng. 61 Trong phạm vi lănh hải, chúng thuộc chủ quyền của quốc gia duyên hải. Tại khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa, 62 một quốc gia duyên hải có quyền hạn chuyên độc để xây dựng và cho phép cùng quy định sự xây dựng, hoạt động, và sự sử dụng (1) các đảo nhân tạo, (2) trang thiết bị lắp đặt và các câu trúc cho các mục đích kinh tế, và (3) các trang thiết bị lắp đặt và các cấu trúc có thể xen lấn vào sự hành sử các quyền của quốc gia duyên hải tại khu vực. 63 Các quốc gia duyên hải có quyền tài phán chuyên độc trên các đảo nhân tạo, các trang thiết bị lắp đặt và các cấu trúc như thế.
Các địa h́nh tại Biển Nam Trung Hoa. Sự áp dụng các điều khoản của Công Ước UNCLOS đối với các địa h́nh ngoài khơi tại Biển Nam Trung Hoa nêu lên vài câu hỏi quan trọng. Như đă nói trước đây, chưa tới bốn mươi phần trăm các địa h́nh tại Quần Đảo Spratly được ước lượng đáp ứng đúng với định nghĩa của Công Ước UNCLOS về một ḥn đảo. Ngoài ra, tổng số diện tích của mười ba đảo lớn nhất chỉ vào khoảng 1.7 km2. Chính v́ thế một vài câu hỏi hiện ra. Thứ nhất, có bao nhiêu địa h́nh là các ḥn đảo bởi v́ chúng là các khu đất được h́nh thành một cách tự nhiên được bao quanh bởi biển và ở trên mặt nước lúc thủy triều dâng cao? Thứ nh́, có bao nhiêu ḥn đảo hưởng quyền chỉ có được một lănh hải và khu tiếp giáp v́ chúng là băi đá không thể chống đỡ cho sự cư trú của con người hay đời sống kinh tế của chính chúng? Thứ ba, có bao nhiêu ḥn đảo trên nguyên tắc cũng hưởng quyền có được một khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa bởi chúng có thể chống đỡ cho sự cư trú của con người hay đời sống kinh tế?
Có một số trường hợp dễ dàng. Nhiều địa h́nh tại Biển Nam Trung Hoa th́ hoàn toàn ch́m dưới mặt nước, ngay lúc thủy triều xuống thấp. Chúng không phải là các ḥn đảo, không có năng lực của một sự tuyên nhận chủ quyền, và không thể phát sinh ra bất kỳ khu vực biển nào. Cũng vậy, điều xem ra hợp lư để kết luận rằng các ḥn đá tí hon không người cư trú tại Băi Cạn Scarborough là đá không thể chống đỡ cho sự cư trú của con người hay đời sống kinh tế của chính chúng, như thế chúng chỉ được hưởng quyền có một lănh hải và khu tiếp giáp. Điều cũng xem ra rơ ràng rằng Đảo Woody [Phú Lâm trong tiếng Việt, Yongxing trong tiếng Hán, chú của người dịch], đảo lớn nhất trong Quần Đảo Paracel, là một ḥn đảo hưởng quyền có được một khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa của chính nó [sic, một số tác giả khác nói rằng Woody Island không có nguồn nước ngọt, không chống đỡ được sự cư trú của con người và đời sống kinh tế của chính nó, v́ thế không phải là một ḥn đảo và do đó không thể có khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa của chính nó, chú của người dịch]. Đối với nhiều địa h́nh khác, nhiều phần không có sự đồng thuận.
Không nước nào trong các quốc gia tuyên nhận tại Biển Nam Trung Hoa nói rơ địa h́nh nào họ xem là các đảo, đá, các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp, các đảo nhân tạo, v.v…. Sự bất định phát sinh đáng để ư bởi đa số các địa h́nh không ở trên mặt nước lúc thủy triều dâng cao. Hơn nữa, rơ ràng có những trường hợp một nước tuyên nhận đă lắp đặt trang thiết bị và xây dựng các cấu trúc trên các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp hay các địa h́nh ch́m dưới mặt nước lại nằm trong phạm vi 200 hải lư của một nước tuyên nhận khác. Các quốc gia tuyên nhận cũng không nói rơ các địa h́nh nào mà họ tin là các ḥn đảo. Họ cũng không nói rơ những khu vực biển nào họ được quyền tuyên nhận từ các ḥn đảo như thế.
II. DIỄN TIẾN CÁC LẬP TRƯỜNG
CỦA CÁC QUỐC GIA GIÁP RANH
BIỂN NAM TRUNG HOA
Diễn Tiến Lập Trường Của Mă Lai, Phi Luật Tân và Việt Nam về Các Đảo Ngoài Khơi
Như đă giải thích trước đây, phân nửa phía nam của Biển Nam Trung Hoa nằm chính yếu bên ngoài các bờ biển đất liền của Trung Quốc, Mă Lai, Phi Luật Tân và Việt Nam. Ngoài ra, hầu hết các nguồn khí đốt hydrocarbon tại phần này của Biển Nam Trung Hoa nhiều phần tọa lạc tại các khu vực gần các bờ biển của các nước này. V́ thế, điều nằm trong quyền lợi quốc gia của các nước này để khu kinh tế độc quyền 200 hải lư được đo từ bờ biển của chúng sẽ được xác định trong việc phân chia các quyền chủ quyền trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại và dưới mặt nước của Biển Nam Trung Hoa.
Mă Lai, Phi Luật Tân, và Việt Nam nh́n Biển Nam Trung Hoa xuyên qua thấu kinh của luật quốc tế, đặc biệt Công Ước UNCLOS. Họ đă xác định rằng khi đối phó với một siêu cường đang lên như Trung Quốc, nước có các sự tuyên nhận có thể vượt quá các sự tuyên nhận được phép chiếu theo Công Ước UNCLOS, điều nằm trong quyền lợi của họ là làm cho các sự tuyên nhận và lập trường của ḿnh phù hợp với Công Ước UNCLOS và đặt các sự tuyên nhận của họ hoàn toàn dựa trên Công Ước.
Trong khung cảnh này, điều sẽ nằm trong quyền lợi của Mă Lai, Phi Luật Tân và Việt Nam để có lập trường rằng các địa h́nh nhỏ tại Biển Nam Trung Hoa nằm ngoài các đường cơ sở đất liền hay ṿng cung đảo của họ và phù hợp với định nghĩa về một ḥn đảo bởi v́ chúng ở trên mặt nước lúc thủy triều lên cao chỉ được hưởng quyền có một lănh hải chứ không có khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa. Nói cách khác, họ nên lập luận rằng tất cả các ḥn đảo cần phải được xem là rơi vào ngoại lệ trong Điều 121(3) liên quan đến các băi đá không thể chống đỡ cho sự cư trú của con người hay đời sống kinh tế của chính chúng. Với t́nh trạng rằng chỉ có một ḥn đảo tại Quần Đảo Spratly có nước thiên nhiên, và rằng tổng số diện tích của mười ba đảo lớn nhất chỉ vào khoảng 1.7 km2, lập trường này không phải là không hợp lư. Nếu ba quốc gia này chấp nhận lập trường này, các khu vực biển duy nhất trong sự tranh chấp sẽ là các khu vực lănh hải rộng 12 hải lư bao quanh các đảo tranh chấp. Các khu vực biển gần nhất với các bờ biển của các quốc gia tuyên nhận thuộc khối ASEAN, nơi phần lớn, nhưng không phải tất cả, các mỏ dầu khi tọa lạc, sẽ ở bên ngoài các khu vực tranh chấp. Các nguồn tài nguyên khí đốt hydrocarbon này sẽ nằm trong khu kinh tế độc quyền của các quốc gia này, các nước sẽ hưởng dụng các quyền chủ quyền để thăm ḍ và khai thác chúng.
Điều cũng sẽ nằm trong quyền lợi của Mă Lai, Phi Luật Tân và Việt Nam để có lập trường rằng bất kỳ các địa h́nh ngoài khơi nào không đúng với định nghĩa về một ḥn đảo sẽ thuộc quyền tài phán và sự kiểm soát của quốc gia duyên hải có khu kinh tế độc quyền mà địa đ́nh đó tọa lạc, và rằng các địa h́nh đó và biển bao quanh lệ thuộc các quyền chủ quyền của quốc gia duyên hải trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu kinh tế độc quyền của nó. Điều đó có nghĩa, bởi cả Trung Quốc lẫn Việt Nam chiếm đóng vài địa h́nh nằm trong khu kinh tế độc quyền của Phi Luật Tân, sự nhượng bộ này, đối với họ, sẽ là một sự nhượng bộ lớn lao. 64
Bằng chứng cung ứng khiến nghĩ rằng Mă Lai, Phi Luật Tân và Việt Nam đang dần dần tiến đến việc chấp nhận một lập trường tương tự như lập trường phác họa ở trên. Trước tiên, trong hồ sơ đệ nạp của họ lên Ủy Hội CLCS, Mă Lai và Việt Nam đă tuyên nhận một khu kinh tế độc quyền chỉ từ các bờ biển đất liền của họ. Họ đă không khẳng định bất kỳ sự tuyên nhận nào từ bất kỳ một trong những ḥn đảo bên ngoài các đường cơ sở duyên hải đất liền của họ trên đó họ tuyên nhận chủ quyền. Thứ nh́, Luật Đường Cơ Sở năm 2009 của Phi Luật Tân chỉ vẽ các đường cơ sở chung quanh các đảo chính trong ṿng cung đảo Phi Luật Tân, không phải chung quanh các đảo nhỏ được tuyên nhận bởi Phi Luật Tân tại Biển Nam Trung Hoa phía tây ṿng cung đảo chính yếu. Hơn nữa, cùng pháp chế này tuyên bố rằng các đảo tại Biển Nam Trung Hoa trên đó Phi Luật Tân tuyên nhận chủ quyền sẽ bị chi phối bởi chế độ các đảo ghi nơi Điều 121 của Công Ước UNCLOS. Lập trường này khiến nghĩ rằng Phi Luật Tân sẽ tuyên nhận một khu kinh tế độc quyền từ các đường cơ sở ṿng cung đảo được vẽ chung quanh các đảo chính yếu của nó. Thứ ba, trong một luật năm 2012, Việt Nam bao gồm một điều khoản chủ ư nói rơ rằng các đảo trên đó Việt Nam tuyên nhận chủ quyền cũng sẽ bị chi phối bởi Điều 121. Đạo luật quy định một cách cụ thể rằng các đảo không thể chống đỡ cho sự cư trú của con người hay đời sống kinh tế của chính chúng sẽ không có khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa. 65
Nếu lập trường tiến hóa của Mă Lai, Phi Luật Tân và Việt Nam, trong thực tế, giống như được tŕnh bày ở trên, điều sẽ nằm trong quyền lợi chung của họ là làm sáng tỏ hơn nữa lập trường của họ. Trước tiên, ba quốc gia phải đưa ra sự cáo tri chính thức giới hạn ṿng ngoài cùng của các sự tuyên nhận khu kinh tế độc quyền của họ bằng việc ấn hành các bản đồ hay liệt kê tọa dộ địa dư, như được đ̣i hỏi bởi Công Ước UNCLOS. 66 Hơn nữa, nếu họ đo lănh hải 12 hải lư và khu kinh tế độc quyền 200 hải lư từ các đường cơ sở thẳng hàng dọc theo bờ biển của họ, họ phải chắc chắn rằng họ có đưa ra sự cáo tri chính thức về các đường cơ sở như thế qua việc ấn hành các họa đồ hay liệt kê các tọa độ địa dư, như đ̣i hỏi của Công Ước. 67 Thứ nh́, họ phải xác định các tên gọi và địa điểm của các đảo tại Biển Nam Trung Hoa trên đó họ tuyên nhận chủ quyền. Thứ ba, nếu họ tin tưởng rằng bất kỳ ḥn đảo nào trên đó họ tuyên nhận chủ quyền được quyền có khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa của chính họ, họ phải xác định các đảo như thế và đưa ra sự cáo tri về sự tuyên nhận khu kinh tế độc quyền từ họ bằng việc ấn hành các bản đồ chính thức hay liệt kê các tọa độ địa dư của các giới hạn của các sự tuyên nhận như thế, như được đ̣i hỏi bởi Công Ước. 68 Tuy nhiên, nếu họ tin tưởng rằng không đảo nào trên đó họ tuyên nhận chủ quyền lại được hưởng nhiều hơn một lănh hải rộng 12 hải lư, họ phải phát biểu một cách chính thức rằng đó sẽ là lập trường của họ. 69
Trái với Mă lai, Phi Luật Tân và Việt Nam dường như đang thực hiện các bước tiến để mang các sự tuyên nhận của họ phù hợp với Công Ước UNCLOS, Trung Quốc xem ra đang đi đến việc khẳng định các sự tuyên nhận về biển không chỉ dựa trên Công Ước UNCLOS, mà c̣n dựa cả trên lịch sử.
Trung Quốc có một sự tuyên nhận lịch sử trên phần mà nó đề cập tới như bốn nhóm ṿng cung đảo chính yếu tại Biển Nam Trung Hoa – Spratly (Nansha), Paracel (Xisha), Pratas (Dongsha), và Cồn Cát Macclesfield Bank (Z[h]ongsha) – cũng như Băi San Hô Scarborough Reef (Đảo Huangyan). Các bài viết tóm tắt sự tuyên nhận lịch sử của Trung Quốc nói rơ rằng Trung Quốc đă tuyên nhận các địa h́nh tại các khu vực này từ thời cổ đại. Chúng không hàm ư để khẳng định rằng Trung Quốc có một sự tuyên nhận lịch sử trên toàn thể hải phận của Biển Nam Trung Hoa. 70
Một trong các vấn đề được nêu lên bởi sự tuyên nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa là liệu nó có đang tuyên nhận chủ quyền trên các địa h́nh không phù hợp với định nghĩa về một ḥn đảo chiếu theo Công Ước UNCLOS hay không. Một số lời phát biểu khiến nghĩ rằng sự tuyên nhận chủ quyền lịch sử của Trung Quốc là đối với tất cả các ḥn đảo, băi đá, rạn san hô, và các băi cát cạn tại bốn ṿng cung đảo, bất luận các địa h́nh có phù hợp với định nghĩa về một ḥn đảo theo luật quốc tế hay không. Thí dụ, một trong bốn ṿng cung đảo trên đó Trung Quốc tuyên nhận chủ quyền là Cồn Cát Macclesfield Bank. Tuy nhiên Macclesfield Bank được tường thuật là một rạn san hô ch́m hoàn toàn nằm dưới mặt nước ngay lúc thủy triều xuống thấp. 71 Nếu như thế, nó không thể là đối tượng cho một sự tuyên nhận chủ quyền bởi, như đă thảo luận trước đây, các sự tuyên nhận chủ quyền chỉ có thể đưa ra đối với lănh thổ đất liền -- tức, đối với các địa h́nh phù hợp với định nghĩa về một ḥn đảo.
Các văn thư phản kháng (notes verbales) mà Trung Quốc đă đệ nạp lên tổng thư kư Liên Hiệp Quốc trong năm 2009 – liên quan đến hồ sợ đệ nạp chung của Mă Lai và Việt Nam và hồ sơ đệ nạp riêng biệt của Việt Nam lên Ủy Hội CLCS – đă chiếu rọi vài ánh sáng vào lập trường chính thức của Trung Quốc. Trung Quốc đă tuyên bố rằng các hồ sơ đệ nạp đó “đă vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa”. 72 Bản đồ đính kèm theo cả hai kháng thư tŕnh bày điều vẫn thường được nói đến như đường chín vạch (đoạn)” hay “h́nh chữ U”. Qua việc đính kèm bản đồ theo một văn thư chính thức sẽ được lưu hành đến tất cả các hội viên của Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc lần đầu tiên đă cho thấy rằng sự tuyên nhận của nó tại Biển Nam Trung Hoa được nối kết trong một số đường hướng nào đó với bản đồ. Sự sử dụng bản đồ này, vốn gây lên các sự nghi ngờ tại các nước thuộc khối ASEAN về bản chất sự tuyên nhận của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa, đưa đến một loạt các văn thư gửi đến tổng thư kư Liên Hiệp Quốc bởi Indonesia, Mă Lai, Phi Luật Tân, và Việt Nam, cũng như Trung Quốc.
Một nguồn cội chính yếu của sự tranh căi trong các kháng thư và trong văn liệu pháp lư về Biển Nam Trung Hoa 73 là tầm mức theo đó các sự tuyên nhận của Trung Quốc được dựa trên đường chin vạch. Trong năm 1947, Trung Hoa Dân Quốc ấn hành một bản đồ chính thức của ṿng cung đảo của Biển Nam Trung Hoa, sử dụng mười một vạch rời nhau được vẽ theo h́nh chữ U chung quanh phần lớn các địa h́nh của Quần Đảo Spratly. 74 Một cách đáng chú ư, tên đặt của bản đồ này là “Bản Đồ Vị Trí Các Đảo Tại Biển Nam Trung Hoa: Map on Location of Islands in the South China Sea”. Tên gọi này khiên nghĩ rằng bản đồ nguyên thủy chỉ có ư định mô tả vị trí của các đảo được tuyên nhận bởi Trung Hoa [Dân Quốc] tại Biển Nam Trung Hoa. Hai trong các vạch rời nhau tại Vịnh Bắc Việt sau này được xóa đi, để lại chin vạch hay đường đứt đoạn. Bản đồ sau đó được chấp nhận bởi Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc. Không có bất kỳ luật lệ cùng thời nào, sự tuyên bố, hay lời phát biểu chính thức mà bản đồ nhắm tới bởi các chính quyền Trung Hoa kế tiếp nhau, không làm ǵ khác hơn ngoài việc mô tả vị trí của các ḥn đảo tuyên nhận tại Biển Nam Trung Hoa, khiến khó nh́n thấy lư do làm sao mà Trung Quốc lại có thể khẳng định ngày nay rằng nó có các quyền hạn, và quyền tài phán trên các tài nguyên thiên nhiên tại và dưới tất cả mặt nước bên trong đường chin vạch.
Lập trường của Trung Quốc về bản chất của các sự tuyên nhận biển của nó tại Biển Nam Trung Hoa th́ mơ hồ. Các kháng thư đề ngày 7 Tháng Năm, 2009 của nó tuyên bố rằng “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh căi được trên các đảo tại Biển Nam Trung Hoa và các hải phận kề cận, và hưởng dụng các quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các hải phận liên hệ (relevant waters) cũng như đáy biển và tầng lớp bên dưới mặt đáy biển theo đó (xem bản đồ đính kèm)”. 75 Câu đầu tiên khiến nghĩ rằng Trung Quốc đang tuyên nhận chủ quyền chỉ trên các đảo và “hải phận kề cận” của chúng, điều có thể ngụ ư lănh hải – một lập trường phù hợp với Công Ước UNCLOS. 76 Tuy nhiên, sự đề cập đến “các quyền chủ quyền và quyền tài phán trong câu thứ nh́ liên can đến ngôn ngữ mà Công Ước UNCLOS sử dụng để chỉ các quyền và quyền tài phán của các quốc gia duyên hải tại khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa. 77 “Nhóm từ “các hải phận liên hệ: relevant waters” không phải là một hạng từ pháp lư có ư nghĩa cá biệt trong một khung cảnh đặc biệt (a legal term of art). Nếu được đọc cùng với sự tham chiếu đến bản đồ, nó có thể có nghĩa rằng Trung Quốc đang tuyên nhận các quyền chủ quyền và quyền tài phán trên tất cả không gian hàng hải trong phạm vi đường chin vạch.
Trong một kháng thư đề ngày 5 Tháng Tư, 2011, Phi Luật Tân nhấn mạnh nguyên tắc rằng đất liền khống chế biển và tuyên bố rằng Công Ước UNCLOS không quy định căn bản pháp lư cho bất kỳ sự tuyên nhận nào về các quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các hải phận “liên hệ” (cùng đáy biển và lớp dưới đáy biển theo đó) trong phạm vi đường chin vạch – ngoài các tuyên nhận đối với các hải phận “kề cận: adjacent” của các ḥn đảo như được định nghĩa nơi Điều 121. 78 Trong kháng thư đề ngày 14 Tháng Tư, 2011, trả lời kháng thư của Phi Luật Tân, 79 Trung Quốc đă khẳng định như sau về các sự tuyên nhận của nó tại Biển Nam Trung Hoa:
Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh căi trên các đảo tại Biển Nam Trung Hoa và các hải phận kề cận, và hưởng dụng các quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các hải phận liên hệ cũng như đáy biển và lớp bên dưới mặt đáy biển theo đó. Chủ quyền và các quyền liên hệ và quyền tài phán của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa được hậu thuẫn bởi đầy đủ bằng chứng pháp lư và có tính chất lịch sử.
…
Từ thập niên 1930, Chính Phủ Trung Hoa [Dân Quốc] đă công bố trong vài lần phạm vi đia dư của Quần Đảo Nansha của Trung Hoa cùng tên gọi các đảo thành viên của nó. Quần Đảo Nansha v́ thế đă được định nghĩa rơ ràng. Ngoài ra, theo các điều khoản liên hệ của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như Luật của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc về Lănh Hải và Khu Tiếp Giáp (1992) và Luật về Khu Kinh Tế Độc Quyền và Thềm Lục Địa của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc (1998), Quần Đảo Nansha của Trung Quốc được hưởng quyền đầy dủ để có Lănh Hải, Khu Kinh Tế Độc Quyền và Thềm Lục Địa. 80
Giống như kháng thư năm 2009 của nó, văn thư nói trên của Trung Quốc không phải là không có sự mơ hồ. Một mặt, nó khiến nghĩ rằng sự tuyên nhận của Trung Quốc về chủ quyền bao gồm chỉ một sự tuyên nhận đối với các đảo và hải phận của chúng, điều nhiều phần để chỉ lănh hải. Điều này cũng khiến liên tưởng rằng các đảo hưởng quyền có các khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa của riêng chúng, và văn thư không đề cập ǵ đến bản đồ đường chin vạch. Các lời tuyên bố này khiến nghĩ rằng Trung Quốc có thể đưa ra một sự tuyên nhận biển phù hợp với Công Ước UNCLOS. Mặt khác, lời phát biểu rằng “Chủ quyền và các quyền liên hệ và quyền tài phán của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa được hậu thuẫn bởi đầy đủ bằng chứng pháp lư và có tính chất lịch sử” khiến ta nghĩ rằng nó cũng có thể đặt sự tuyên nhận biển của nó trên bằng chứng thuộc lịch sử. Gộp chung lại, hai sự giải thích tiềm năng này khiến ta nghĩ rằng Trung Quốc đang duy tŕ một chính sách “mơ hồ chiến lược” về các sự tuyên nhận biển của nó tại Biển Nam Trung Hoa.
Sự mơ hồ trong chính sách của Trung Quốc cũng hiển hiện trong pháp chế nội bộ của nó, t́m cách quy định các hoạt động được thực hiện bởi các nước khác trên các hải phận mà Trung Quốc xem nằm dưới quyền tài phán của nó. Thí dụ, Các Quy Định của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc về Việc Quản Lư Sự Nghiên Cứu Khoa Học Về Biển Liên Hệ Đến Nước Ngoài 81 t́m cách quy định các hoạt động nghiên cứu khoa học về biển được thực hiện tại “nội hải, lănh hải và các khu vực biển khác nằm dưới quyền tài phán của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc”. 82 Một điểm cân ghi nhận rằng các quy định đă được tạo thành hệ thống với mục đích “bảo toàn an ninh của Quốc Gia và các quyền và quyền lợi về biển của nó”. 83 Tương tự, Luật Khảo Sát và Vẽ Bản Đồ của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc 84 có ư để quy định “mọi hoạt động khảo sát và vẽ bản đồ tại không phận, lănh thổ và hải phận … thuộc Trung Quốc’, cũng như các khu vực biển khác nằm dưới quyền tài phán của nó”. 85 Trong pháp chế này, việc khảo sát và vẽ bản đồ được xem như các công tác căn bản cho “sự phát triển kinh tế quốc gia, củng cố quốc pḥng, và sự tiến bộ của xă hội”. 86
Một câu hỏi nảy sinh rằng liệu các điều khoản về các sự quy định nội bộ của Trung Quốc vượt quá phạm vi thẩm quyền được chuẩn cấp cho các quốc gia duyên hải bởi Công Ước UNCLOS để quy định các hoạt động gắn liền với sự nghiên cứu khoa học về biển và với việc khảo sát và vẽ bản đồ hay không. Một câu hỏi quan yếu hơn nữa là liệu Trung Quốc, với quan điểm cho rằng các hải phận trong phạm vi đường chin vạch bao gồm “các khu vực biển khác nằm dướ thẩm quyền tài phán của nó”, sẽ t́m cách thi hành pháp chế nội bộ của nó trong khu vực đó hay không.
Các biến cố trong các Tháng Năm và Tháng Sáu, 2011 – các tàu của Trung Quốc can thiệp vào các hoạt động khảo sát địa chấn mà Việt Nam đang thực hiện trong khu kinh tế độc quyền của riêng Việt Nam, và đă tiến hành các hoạt động khảo sát địa chấn tại khu kinh tế độc quyền của Phi Luật Tân – cho thấy rằng một số cơ quan của Trung Quốc rơ ràng có một chính sách cưỡng hành “các quyền và quyền tài phán” của Trung Quốc tại tất cả các khu vực đại dương nằm trong phạm vi đường chin vạch, bất kể ngôn ngữ trong các kháng thư của nó gửi đến Liên Hiệp Quốc ra sao. 87
Các hành động của Trung Quốc từ năm 2009 là bằng chứng rằng nó đang theo đuổi các sự tuyên nhận của ḿnh tại Biển Nam Trung Hoa theo ba đường lối. Trước tiên, nó đang tuyên nhận chủ quyền trên các đảo và các hải phận kề cận của chúng, điều được giả định để chỉ lănh hải. Thứ nh́, nó đang khẳng định rằng các đảo được hưởng quyền có khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa của riêng chúng. Thứ ba, dựa trên một số h́nh thái của các quyền lịch sử, nó cũng đang khẳng định các quyền, quyền tài phán, và quyền kiểm soát trên các nguồn tài nguyên tại và bên dưới mặt nước nằm trong phạm vi đường chin vạch. 88
Bằng chứng cho sự khẳng quyết thứ ba được t́m thấy trong các sự phản đối của Trung Quốc trước lời loan báo của Phi Luật Tân rằng Phi Luật Tân đang chấp thuận các khế ước mới cho sự thăm ḍ dầu hỏa tại Băi Reed Bank, ngoài khơi đảo Palawan, 89 và trong sự cấp giấy phép bởi công ty dầu hỏa quốc doanh của Trung Quốc (CNOOC) trên các lô đặc nhượng dầu hoả mới ngay bên trong đường chin vạch, rất gần với bờ biển của Việt Nam và rất xa đối với bất kỳ ḥn đảo nào được tuyên nhận bởi Trung Quốc. 90 Các lô dầu hỏa đặc nhượng của CNOOC này cũng xa xôi đối với bất kỳ ḥn đảo nào mà trên đó Trung Quốc có tuyên nhận chủ quyền để nó khẳng định các quyền và quyền tài phán trên căn bản các lô dầu khí nằm trong phạm vi một khu kinh tế độc quyền của các đảo của Trung Quốc. Các hành động này của Trung Quốc có thể được chứng minh, thản hoặc có được chứng minh chút nào, chỉ trên căn bản rằng Trung Quốc có các quyền, quyền tài phán, và sự kiểm soát trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại và bên dưới hải phận trong phạm vi đường chin vạch, bất kể rằng các khu vực đó nằm bên trong khu kinh tế độc quyền của Việt Nam. Kết luận này được hỗ trợ bởi các lời phát biểu của phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc trong Tháng Chín, 2011, khi trả lời câu hỏi liên quan đến các sự phản đối của Trung Quốc đối với các sự thỏa thuận thăm ḍ chung giữa Việt Nam và Ấn Độ tại các lô dầu khí Việt Nam ngoài khơi bờ biển Việt Nam. 91 Vào ngày 15 Tháng Chín, phát ngôn viên đă tuyên bố:
Chúng tôi chống đối hoạt động thăm ḍ dầu khí của bất kỳ nước nào khác tại các hải phận thuộc quyền tài phán của Trung Quốc và hy vọng công ty ngoại quốc liên hệ đừng để ḿnh vướng mắc vào sự tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa.
…
Chủ quyền, các quyền, và các tuyên nhận liên hệ của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa đă được h́nh thành trong diễn tiến lâu dài của lịch sử và được xác nhận bởi chính quyền Trung Quốc. Chủ quyền của chúng tôi trên các đảo tại Biển Nam Trung Hoa được đặt căn bản trên sự khám phá, chiếm hữu trước cũng như sự quản trị hữu hiệu, bền vững và lâu dài. Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển không cho phép bất kỳ nước nào nới rộng khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa của nó sang lănh thổ của nước khác, và nó không hạn chế hay phủ nhận quyền của một nước vốn được h́nh thành trong lịch sử và được duy tŕ một cách bền bỉ. 92
Vào ngày 19 Tháng Chín, phát ngôn viên đă đưa ra lời b́nh luận như sau:
Trung Quốc cũng đă phát triển, sử dụng và quản trị các hải phận liên hệ của Biển Nam Trung Hoa trong một chuỗi thời gian lâu dài từ thời thượng cổ. Chủ quyền, các quyền và các tuyên nhận liên hệ của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa đă được h́nh thành trong một diễn tiến lâu dài của lịch sử và được xác nhận một cách bền bỉ bởi chính quyền Trung Quốc.
…
Tôi muốn nhấn mạnh rằng sự thăm ḍ dầu khi của bất kỳ nước nào hay công ty nào tại các hải phận thuộc quyền tài phán của Trung Quốc mà không có sự cho phép của Chính Phủ Trung Quốc là một sự vi phạm vào chủ quyền, các quyền hạn và các quyền lợi của Trung Quốc, và chính v́ thế, là bất hợp pháp và không có giá trị. 93
Phi Luật Tân và Việt Nam có nói rơ rằng họ không chấp nhận bất kỳ sự tuyên nhận nào bởi Trung Quốc về các quyền về biển, và quyền tài phán trên, các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại và bên dưới hải phận trên căn bản các nguồn tài nguyên đó nằm trong phạm vi đường chin vạch. Đặc biệt, Phi Luật Tân nói rơ rằng theo nguyên tắc đất liền khống chế biển, nó sẽ không thừa nhận bất kỳ sự tuyên nhận không gian hàng hải nào không được đo từ lănh thổ đất liền, kể cả các ḥn đảo. 94 Nói cách khác, Phi Luật Tân và Việt Nam (và được nghĩ cả Mă Lai) bác bỏ bất kỳ sự khẳng định nào bởi Trung Quốc rằng Trung Quốc có các quyền lịch sử và quyền tài phán bên trong phạm vi khu kinh tế độc quyền của họ.
Mă Lai, Phi Luật Tân, và Việt Nam có thể khẳng định rằng trước khi có Công Ước UNCLOS, không gian hàng hải bên ngoài lănh hải 3 hải lư của các quốc gia duyên hải là biển mở ngỏ (high seas) và phải chịu quyền của mọi quốc gia để hành sử sự tự do đánh cá và các quyền tự do trên biển mở ngỏ khác. Công Ước UNCLOS, một cách cụ thể, trao cho một quốc gia duyên hải quyền được tuyên nhận một khu kinh tế độc quyền vươn ra xa tới 200 hải lư. Trong khu vực này, quốc gia duyên hải có các quyền chủ quyền trên việc thăm ḍ và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đáy biển và tầng bên dưới mặt đáy biển và của các cột nước bên trên đáy biển. 95 Tới tầm mức đó, Công Ước đă loại bỏ các quyền trên biển mở ngỏ trước đây. Công Ước UNCLOS không thừa nhận các quyền đánh cá lịch sử bên trong khu kinh tế độc quyền dựa trên các hoạt động đánh cá trước đây. Công Ước chỉ yêu cầu các quốc gia duyên hải cứu xét dành sự tiếp cận tới bất kỳ ngư trường thặng dư nào trong khu kinh tế độc quyền của họ cho các quốc gia có công dân đă từng thường xuyên đánh cá tại các hải phận đó. 96 V́ thế, không có các quyền lịch sử sót lại trong Công Ước UNCLOS mà Trung Quốc có thể viện dẫn để hậu thuẫn cho một sự tuyên nhận quyền tài phán trên các tài nguyên thiên nhiên tại và bên dưới các hải phận nằm bên trong đường chin vạch. {In đậm để nhấn mạnh bởi người dịch]
III. CÁC VIỄN ẢNH CHO SỰ PHÁT TRIỂN CHUNG
Các Viễn Ảnh Cho Sự Phát Triển Chung Tại Các Hải Phận Tranh Chấp Quanh Quần Đảo Spratly
Điều được tin tưởng một cách tổng quát rằng không có xác xuất là các bên trong cuộc tranh chấp chủ quyền trên Quần Đảo Spratly tại Biển Nam Trung Hoa sẽ đồng ư để chuyển vấn đề chủ quyền đến một ṭa án hay phiên ṭa quốc tế. Phần lớn các quan sát viên tin tưởng rằng viễn ảnh thực tiễn duy nhất là đi theo lời cố vấn của Đặng Tiểu B́nh đă quá cố của Trung Quốc hăy đặt sang một bên các sự tranh chấp chủ quyền và theo đuổi sự phát triển chung. 97 Nhiệm ư này cũng phù hợp với các điều khoản của Công Ước UNCLOS quy định “các sụ dàn xếp tạm thời thuộc một bản chất thực dụng”: sự thỏa thuận chưa được quyết định trên một ranh giới biển, “các Quốc Gia liên can, trong một tinh thần hiểu biết và hợp tác, sẽ làm mọi nỗ lực để tiến tới các sự dàn xếp lâm thời có bản chất thực tiễn và, trong suốt thời kỳ chuyển tiếp này, không làm tổn hại hay ngăn trở việc đạt tới sự thỏa thuận chung cuộc. Các sự dàn xếp như thế sẽ không gây phương hại đến sự phân định ranh giới sau cùng”. 98
Các cuộc thương thảo cho các sự dàn xếp phát triển chung lâm thời sẽ khó khăn nhung không phải là bất khả. Chiều hướng này có thể được thi hành một cách dễ dàng hơn nếu tất cả các quốc gia tuyên nhận làm cho các sự tuyên nhận của họ phù hợp với Công Ước UNCLOS. Làm như thế sẽ soi sáng vị trí của các khu vực được hưởng quyền chồng chéo lên nhau chiếu theo Công Ước UNCLOS và sắp đặt cho các cuộc thương thảo giữa các quốc gia tuyên nhận liên can để cố gắng đạt tới các sự dàn xếp tạm thời cho sự phát triển chung tại các khu vực đó.
Giống như các quốc gia tuyên nhận khác, Trung Quốc sẽ phải giới hạn các sự tuyên nhận của nó về sự hưởng quyền đối với các khu vực biển được đo từ các ḥn đảo phù hợp với Công Ước UNCLOS. Nó sẽ không tuyên nhận chủ quyền trên các địa h́nh nào khác hơn các đảo như được định nghĩa trong Công Ước UNCLOS hay không tuyên nhận các quyền lịch sử đối với các vùng biển hay các nguồn tài nguyên như thế. Nó có thể tuyên nhận hưởng quyền có một khu kinh tế độc quyền và một thềm lục địa được đo ít nhất từ một vài đảo tranh chấp lớn hơn đúng theo Công Ước UNCLOS, và rằng sự hưởng quyền đó sẽ chồng chéo với các sự hưởng quyền có khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa được tuyên nhận bởi các quốc gia khác liên can. Các khu vực có sự tuyên nhận chồng chéo này sẽ là các khu vực nơi các quốc gia có thể tiến tới các sự dàn xếp tạm thời có một bản chất thực tiễn, trong khi chờ đợi một sự thỏa thuận chung cuộc trên các sự tuyên nhận chủ quyền và các ranh giới trên biển. Các sự dàn xếp lâm thời có thể bao gồm sự phát triển chung các nguồn tài nguyên. Tuy nhiên, điểm xuất phát rằng Trung Quốc sẽ phải kiềm chế việc tuyên nhận các quyền lịch sử đối với, và quyền tài phán trên các hải phận, đáy biển và tầng lớp dưới mặt đáy biển của Biển Nam Trung Hoa.
Về phần ḿnh, Phi Luật Tân và Việt Nam có thể phải đồng ư rằng một số các đảo to lớn hơn tại Biển Nam Trung Hoa có thể, trên nguyên tắc, phát sinh ra khu kinh tế độc quyền. Họ có thể chủ trương rằng, với kích thước nhỏ bé và vị trí của chúng, các đảo như thế phải được hưởng quyền phát sinh ra chỉ một lănh hải rộng 12 hải lư về hướng vào các bờ biển lục địa của chúng, nhưng cũng chấp nhận rằng các ḥn đảo to lớn hơn có thể phát sinh các sự hưởng quyền có các khu kinh tế độc quyền về hướng ra biển mở ngỏ, đặc biệt nếu chúng tọa lạc bên ngoài giới hạn khu kinh tế độc quyền rộng 200 hải lư của bất kỳ quốc gia nào. Điều cần phải ghi nhận rằng phần lớn các đảo to lớn hơn tại Quần Đảo Spratly đều tọa lạc trong phần tuyên nhận của Phi Luật Tân đối với Nhóm Đảo Kalayaan – và do đó hoặc ngay bên trong hay sát bên ngoài khu kinh tế độc quyền được đo từ các đường cơ sở ṿng cung đảo của nó. Chỉ có đảo duy nhất lớn hơn, Đảo Spratly, tọa lạc bên ngoài Nhóm Đảo Kalayaan -- nằm ngay đúng trong giới hạn khu kinh tế độc quyền của Việt Nam.
Các Viễn Ảnh Cho Băi Cạn Scarborough Shoal và Quần Đảo Paracel
Các viễn ảnh cho các sự dàn xếp hợp tác cũng sẽ khả hữu tại Băi Cạn Scarborough Shoal và Quần Đảo Paracel nếu Trung Quốc đặt các sự tuyên nhận về biển của nó phù hợp với Công Ước UNCLOS và né tránh bất kỳ sự tuyên nhận các quyền lịch sử và quyền tài phán liên quan đến các hải phận và đáy biển cùng tầng lớp dưới mặt đáy biển bên trong đường chin vạch.
So sánh với Quần Đảo Spratly, sự tranh chấp trên Băi Cạn Scarborough Shoal tương đối đơn giản. 99 Cuộc tranh chấp chỉ giữa hai quốc gia, Trung Quốc và Phi Luật Tân, với Đài Loan có cùng lập trường với Trung Quốc. Nó liên can đến các tài nguyên ngư sản hơn là dầu khí. Điều rơ ràng một cách hữu lư rằng Băi Cạn Scarborough Shoal là một rạn san hô ch́m dưới mặt nước với bốn đến sáu “băi đá” ở trên mặt nước lúc thủy triều lên cao không thể chống đỡ cho sự cư trú của con người hay đời sống kinh tế và rằng, như thế, nó hưởng quyền có một lănh hải, nhưng không có một khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa, chiếu theo Điều 121 của Công Ước UNCLOS. Nếu Trung Quốc và Phi Luật Tân sẵn ḷng đi theo sự ưa thích của Trung Quốc đặt sang một bên các sự tranh chấp và phát triển chung các tài nguyên, việc đạt được một sự thỏa thuận tại khu vực này sẽ dễ dàng hơn so với Các Quần Đảo Spratly và Paracel. Hai quốc gia có thể thương thảo một thỏa thuận đặt sang một bên các sự tranh chấp chủ quyền một cách vô hạn định, và tiến tới một thỏa thuận để chia sẻ các tài nguyên ngư sản trong lănh hải rộng 12 hải lư được đo từ bốn đến sáu “băi đá” ở trên mặt nước lúc thủy triều lên cao. Để thiết lập sự tin tưởng và tin nhiệm, họ có thể bắt đầu bằng việc tiến hành một sự khảo sát chung các địa h́nh hầu xác định các điểm cơ sở từ đó các lănh hải có thể được đo lường. Họ cũng có thể tiến hành các sự thảo luận về các quy định đánh cá chung mà mỗi bên trong họ có thể áp dụng cho các công dân của họ đánh cá tại các hải phận bên trong lănh hải bao quanh băi cạn. Các quy định có thể bao gồm các lệnh cấm đánh cá chung trong một số mùa nào đó và một số đánh bắt tối đa hàng năm cho các công dân của mỗi nước. Mỗi bên sẽ thỏa thuận sẽ cưỡng hành các quy định trên các công dân của riêng ḿnh. Một cơ chế có thể được bao gồm cho các sự tham khảo trong trường hợp một bên tin tưởng rằng bên kia đă không chu toàn các nghĩa vụ của nó chiếu theo sự thỏa thuận.
Về Quần Đảo Paracel, vấn đề chính yếu là Trung Quốc từ chối nh́n nhận rằng một sự tranh chấp có hiện hữu, với hậu quả, trong cái nh́n đó, rằng không có sự tranh chấp để đặt sang một bên. Việt Nam nh́n t́nh h́nh một cách khác biệt, và các công dân của Việt Nam tiếp tục đánh cá tại các hải phận chung quanh Quần Đảo Paracel. Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh cá đon phương hàng năm mà Trung Quốc đă áp đặt trên các hải phận bao quanh Quần Đảo Paracel. 100 Việt Nam nhiều phần cũng sẽ phản đối nếu Trung Quốc bắt đầu thực hiện các biện pháp đơn phương để thăm ḍ các tài nguyên khí đốt hydrocarbon – đặc biệt, khoan thăm ḍ – tại các hải phận chung quanh Quần Đảo Paracel.
Sự tranh chấp trên quy chế của Quần Đảo Paracel khiến hai quốc gia khó đạt được sự thỏa thuận về việc nối dài hơn nữa về phía nam ranh giới trên biển vốn đă đồng ư hiện nay tại phần phía bắc của Vịnh Bắc Việt.
Một lựa chọn giải pháp khả dĩ là để hai quốc gia duy tŕ nguyên trạng về quyền tài phán và sự kiểm soát tại Quần Đảo Paracel, nhưng không có việc Việt Nam từ bỏ một cách chính thức sự tuyên nhận chủ quyền của nó trên các đảo hay thừa nhận tính hợp pháp của sự tuyên nhận chủ quyền của Trung Quốc. Đánh đổi lấy sự thừa nhận nguyên trạng của Việt Nam nguyên trạng, như một vấn đề thực tiễn, Trung Quốc [sẽ chỉ] hành sử sự kiểm soát trên Quần Đảo Paracel và lănh hải 12 hải lư chung quanh các đảo, hai quốc gia có thể đồng ư để cùng phát triển nghề đánh cá và các tài nguyên khí đốt hydrocarbon tại và bên dưới các hải phận trong khu kinh tế độc quyền được đo từ Đảo Woody và các đảo lớn khác thuộc Quần Đảo Paracel. Theo sự dàn xếp này, Quần Đảo Paracel, mặc dù chỉ nhường một lănh hải 12 hải lư về hướng bờ biển của Việt Nam, có thể được trao cho một khu kinh tế độc quyền đầy dủ rộng 200 hải lư về phía đông. Sự dàn xếp sẽ tạo ra một khu vực hợp tác chung rộng lớn trong đó Việt Nam và Trung Quốc sẽ chia sẻ các tài nguyên ngư sản từ Quần Đảo Paracel đến Băi Cát Macclesfield Bank. Việc thiết lập một khu vực hợp tác chung như thế sẽ quan trọng đối với Trung Quốc, bởi cồn cát th́ hoàn toàn ch́m dưới nước ngay lúc thủy triều xuống thấp và không đúng theo luật để tuyên nhận chủ quyền. 101
Chế Độ Giải Quyết Tranh Chấp Trong Công Ước UNCLOS và Các Sự Tranh Chấp Biển tại Biển Nam Trung Hoa
Từ sự phân tích ở trên điều rơ ràng rằng trừ khi Trung Quốc quyết định làm cho các sự tuyên nhận về biển của nó phù hợp với Công Ước UNCLOS, các sự khác biệt nghiêm trọng sẽ vẫn c̣n tồn tại giữa lập trường của Trung Quốc và lập trường của Phi Luật Tân và Việt Nam về việc Công Ước UNCLOS được áp dụng ra sao đối với các sự tuyên nhận về biển tại Biển Nam Trung Hoa. Nếu Trung Quốc tiếp tục khẳng định các sự tuyên nhận của nó đối với không gian hàng hải trong một cung cách mà Phi Luật Tân và Việt Nam tin rằng không phù hợp với Công Ước UNCLOS, phương sách duy nhất của họ có thể là cố gắng đưa Trung Quốc ra trước một ṭa án hay phiên ṭa quốc tế để giành được một phán quyết ràng buộc về pháp lư rằng các hành động của Trung Quốc là trái với Công Ước UNCLOS. Vấn đề khi đó sẽ nảy sinh rằng liệu bất kỳ sự tranh chấp pháp lư nào liên quan đến sự giải thích hay áp dụng Công Ước UNCLOS sẽ phải chịu các thủ tục cưỡng bách đ̣i hỏi việc dẫn đến các quyết định ràng buộc chiếu theo Công Ước UNCLOS hay không.
Nguyên tắc tổng quát rằng bất kỳ sự tranh chấp nào liên quan đến sự giải thích hay áp dụng bất kỳ điều khoản nào trong Công Ước UNCLOS vốn không được giải quyết bằng các phương cách khác, có thể được đệ nạp bởi bất kỳ bên nào của cuộc tranh chấp để yêu cầu một sự giải quyết bắt buộc chiếu theo Đoạn (Section) 2 của Phần (Part) XV. 102 Tuy nhiên, Điều 298 quy định rằng các quốc gia tụng phương có nhiệm ư để tuyên bố một cách chính thức rằng họ không chấp nhận Đoạn 2 cho một số loại tranh chấp nào đó, “kể cả các cuộc tranh chấp liên quan đến sự giải thích hay áp dụng của các điều 15, 74 và 83 về sự phân định ranh giới trên biển, hay các vụ tranh chấp về các vũng hay bằng khoán lịch sử”. 103 Trung Quốc đă đưa ra một bản tuyên bố chiếu theo Điều 298 hành sử quyền của nó để lựa chọn đứng ngoài các thủ tục cưỡng bách đ̣i hỏi việc đưa đến các quyết định ràng buộc đối với tất cả các loại tranh chấp ghi trong Điều 298. 104
Bất kể sự tuyên bố của Trung Quốc, điều khả hữu rằng các sự tranh chấp pháp lư có thể hiện ra liên quan đến sự giải thích hay áp dụng các điều khoản của Công Ước UNCLOS tại Biển Nam Trung Hoa không nằm trong sự loại trừ chiếu theo Điều 298. Các sự tranh chấp như thế bao gồm các sự tranh chấp kể sau:
1. Một sự tranh chấp về việc liệu một địa h́nh có phù hợp với định nghĩa của một ḥn đảo chiếu theo Điều 121(1) bởi v́ nó là một khu vực đất đai được h́nh thành một cách tự nhiên, được bao quanh bởi nước biển, ở trên mặt nước lúc thủy triều lên cao hay không.
2. Một sự tranh chấp về việc liệu một đảo có phải là một băi đá không thể chống đỡ cho sự cư trú của con người hay đời sống kinh tế của riêng nó chiếu theo Điều 121(3) và do đó không được hưởng quyền có một khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa của riêng nó hay không.
3. Một sự tranh chấp về việc liệu một địa h́nh có phải là một cao điểm lúc thủy triều xuống thấp theo Điều 13 hay không và, nếu như thế, liệu nó có thể được dùng làm một điểm cơ sở trong việc đo lường lănh hải của một ḥn đảo gần đó hay không.
4. Một sự tranh chấp về việc liệu sự sử dụng các đường cơ sở thẳng hàng của một quốc gia có phù hợp với Điều 7 hay không.
5. Một sự tranh chấp về việc Điều 6 về các rạn san hô được áp dụng như thế nào đối với một băi san hô đặc biệt tại Biển Nam Trung Hoa.
6. Một sự tranh chấp được đệ nạp bởi quốc gia duyên hải cáo tỵ (challenging) quyền của các ngư phủ Trung Quốc tiếp tục đánh cá trong phạm vi khu kinh tế độc quyền của quốc gia đó bởi v́ họ [các ngư phủ Trung Quốc, chú của người dịch] có “các quyền đánh cá lịch sử” phải được thừa nhận bởi quốc gia duyên hải [trường hợp Trung Quốc xua hàng vạn thuyền đánh cá xuống đánh cá trong khu kinh tế độc quyền của Việt Nam trong nhiều năm qua cho đến hiện nay, chú của người dịch].
7. Một sự tranh chấp về việc liệu Trung Quốc có các quyền lịch sử và quyền tài phán để thăm ḍ và khai thác các nguồn tài nguyên dầu khí của đáy biển và tầng lớp bên dưới mặt đáy biển hiện đang thuộc khu kinh tế độc quyền của một quốc gia duyên hải khác hay không [trường hợp dàn khoan HD-981 của Trung Quốc khoan ḍ dầu khí trong khu kinh tế độc quyền của Việt Nam trong các tháng Năm – Tháng Bảy, 2014 và vẫn c̣n kéo dài đến nay, chú của người dịch].
8. Một sự tranh chấp về việc liệu một quốc gia đă xen lấn vào các quyền chủ quyền của quốc gia khác để thăm ḍ và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên nằm trong khu kinh tế độc quyền của nó chiếu theo Điều 56 hay không [trường hợp Trung Quốc cho phép khoan thăm ḍ và khai thác dầu khí tại khu kinh tế độc quyền của Việt Nam trong nhiều năm qua cho đến nay, chú của người dịch].
9. Một yêu cầu phóng thích tức khắc một chiếc tàu và thủy thủ đoàn chiếu theo Điều 292 [trường hợp Trung Quốc giết hại, gây thương tích, tra tấn, bắt giữ ngư phủ Việt Nam, phá hỏng, tịch thu các tàu đánh cá của ngư phủ Việt Nam, bắt ngư phủ Việt Nam nộp phạt phi lư trong nhiều năm qua cho đến nay, chú của người dịch].
Ṭa án hay phiên ṭa có thẩm quyền tài phán để thụ lư một sự tranh chấp chiếu theo Đoạn 2 Phần XV tùy thuộc một phần rằng liệu các bên tụng phương của một vụ tranh chấp có hành sử quyền của họ để lựa chọn một ṭa án hay phiên ṭa cá biệt nhằm giải quyết các sự tranh chấp trong đó họ là các tụng phương hay không. 105 Không có quốc gia nào giáp ranh Biển Nam Trung Hoa đă đưa ra một sự lựa chọn chiếu theo Điều 287. 106 Do đó, họ dường như chấp nhận sự trọng tài chiếu theo Phụ Lục (Annex) VII của Công Ước UNCLOS. 107
Vai Tṛ và Sự Thích Nghi của Đài Loan
Điều không rơ ràng là Đài Loan thích nghi với các giải pháp khả hữu cho các sự trtanh chấp về biển tại Biển Nam Trung Hoa như thế nào. Mọi quốc gia giáp ranh với Biển Nam Trung Hoa theo đuổi chính sách một nước Trung Hoa. Sự kiện rằng Đài Loan không hiện diện tại các phiên họp thảo luận về các sự tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa không có vẻ quan trọng đặc biệt đối với các nước tuyên nhận khác bởi, trong thực tế, các sự tuyên nhận và các chính sách của Đài Loan về Biển Nam Trung Hoa xem ra hoàn toàn đồng nhất với các tuyên nhận của chính phủ Bắc Kinh.
Nếu Đài Loan tái duyệt lập trường của nó về đường chin vạch và tuyên bố rằng nó chỉ tuyên nhận các vùng biển được đo lường từ các ḥn đảo nằm trong đường chin vạch và rằng nó không đưa ra bất kỳ sự tuyên nhận về biển nào dựa trên các hải phận lịch sử hay các quyền lịch sử, Bắc Kinh khi đó sẽ có lư do tốt để làm sáng tỏ sự tuyên nhận trên biển của nó trong một cung cách tương tự và chính v́ thế đặt sự tuyên nhận của nó phù hợp với Công Ước UNCLOS. Nói cho cùng, chính chính phủ của Trung Hoa Dân Quốc đă ấn hành từ nguyên thủy bản đồ [11-9 vạch chú của người dịch] trước khi có sự thành lập Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc. 108
Một khả tính khác có thể xảy ra cho Trung Quốc và Đài Loan là tiến tới các sự dàn xếp phát triển chung tại các hải phận quanh Quần Đảo Pratas. Nếu họ thành công, các sự dàn xếp phát triển chung này có thể được dùng như một mô h́nh cho các sự dàn xếp phát triển chung tại các phần khác của Biển Nam Trung Hoa.
Điều cần phải ghi nhớ rằng Đài Loan chiếm cứ đảo Itu Aba (đảo lớn nhất trong quần đảo Spratly), tọa lạc gần cận với hầu hết các đảo lớn khác tại Quần Đảo Spratly. Bất kỳ các sự thảo luận nào để ấn định các khu vực cho sự hợp tác chung đều sẽ phải cứu xét đến đảo Itu Aba. Cũng thế, bởi Đài Loan là một thực thể đánh cá chính yếu, sự hợp tác cấp miền về ngư nghiệp sẽ không khả dĩ nếu không có sự tham dự của Đài Loan.
Ngay dù thế, các nước tuyên nhận khác nhiều phần sẽ dành vấn đề đó cho các chính phủ ở Bắc Kinh và Đài Bắc để t́m ra vai tṛ mà Đài Loan sẽ đóng giữ trong bất kỳ sự thảo luận hay thường thảo nào nhằm giải quyết các tranh chấp chủ quyền và về biển tại Biển Nam Trung Hoa.
IV. KẾT LUẬN
Mặc dù Công Ước UNCLOS không trợ giúp ǵ trong việc giải quyết các tuyên nhận chủ quyền lănh thổ đối với các ḥn đảo tại Biển Nam Trung Hoa, nó chứa đựng các quy tắc và các nguyên tắc quan trọng chi phối hiệu lực của các sự tuyên nhận liên quan đến bản thân Biển Nam Trung Hoa, kể các các khu vực và các địa h́nh trên biển, và có các điều khoản quan trọng về sự quản lư và sự giải quyết các vụ tranh chấp có thể xuất hiện trong khía cạnh đó.
Nếu tất cả các quốc gia giáp ranh với Biển Nam Trung Hoa đều đặt các sự tuyên nhận về biển của họ phù hợp với các điều khoản trong Công Ước UNCLOS, điều đó sẽ làm sáng tỏ các khu vực có sự tuyên nhận về biển chồng chéo lên nhau. Điều đó, kế tiếp, sẽ xếp đặt cho các cuộc thương thảo giữa các quốc gia tuyên nhận liên can để đạt tới các sự dàn xếp tạm thời cho các sự thỏa thuận phát triển chung và các sự dàn xếp hợp tác khác tại các khu vực có các sự tuyên nhận về biển chồng chéo lên nhau. Như đă được nhin nhận nhiều năm trước đây bởi một Đặng Tiểu B́nh đă quá cố, khảo hướng này xem ra là chiều hướng tốt đẹp nhất cho việc đối phó với các tranh chấp về biển và chủ quyền nằm dưới tại Biển Nam Trung Hoa [sic].
Nhưng bản thân Trung Quốc đă tạo ra một trở ngại quan trọng trong việc thi hành khảo hướng này. Nó rơ rằng sẽ khẳng định quyền tài phán trên các hải phận và đáy biển cùng tầng lớp dưới mặt đáy biển của Biển Nam Trung Hoa dựa trên các quyền lịch sử và các sự hưởng quyền có niên đại trước Công Ước UNCLOS và luật biển hiện đại. Nếu như thế, nó đang khẳng định các quyền và quyền tài phán tại các khu kinh tế độc quyền của các quốc gia khác ngay dù các quốc gia đó, chiếu theo Công Ước UNCLOS, hưởng dụng các quyền chủ quyền và quyền tài phán để thăm ḍ và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên nằm trong khu kinh tế độc quyền của họ.
Trung Quốc xem ra sẽ khẳng định rằng Công Ước UNCLOS “không hạn chế hay phủ nhận quyền của một quốc gia đă được h́nh thành trong lịch sử và duy tŕ một cách bền bỉ”. 109 Lập trường đó, được áp dụng cho một vùng biển rộng lớn giáp ranh bởi nhiều quốc gia, đe dọa toàn thế chế độ pháp lư được thiết lập theo Công Ước UNCLOS. Hơn nữa, nó đụng chạm đến các sự quan tâm nền tảng trong luật biển không chỉ của các quốc gia giáp ranh với Biển Nam Trung Hoa, mà c̣n của tất cả các quốc gia có quan tâm đến luật biển và đến sự sống c̣n liên tục của Công Ước UNCLOS. V́ thế, trừ khi Trung Quốc sẵn ḷng đặt các sự tuyên nhận về biển của nó phù hợp với Công Ước UNCLOS, một diền tiến đụng độ pháp lư sẽ vẫn tiếp tục. Trong trường hợp đó, các lân bang thuốc khối ASEAN có thể kết luận rằng, bởi họ không thể nào cân đối với sức mạnh chính trị, kinh tế và quân sự của Trung Quốc, họ không c̣n cách nào khác ngoài nỗ lực viện dẫn hệ thống giải quyết tranh chấp trong Công Ước UNCLOS hầu thách đố tính hợp pháp trong các sự tuyên nhận về biển của Trung Quốc./-
__
*Robert Beckman là Giám Đốc Trung Tâm Luật Quốc Tế và Phó Giáo Sư, Phân Khoa Luật, Đại Học Quốc Gia Singapore. Tác giả muốn cảm tạ Tara Davenport và Monique Page thuộc Trung Tâm Luật Quốc Tế về sự trợ giúp của họ trong việc soạn thảo bài viết này.
1. Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển, được mở ngỏ để kư tên từ ngày 10 Tháng Mười Hai, 1982, 1833 UNTS 397, được in lại trong 21 ILM 1261 (1982) [từ giờ trở đi được viết tắt là UNCLOS]. UNCLOS có hiệu lực từ ngày 16 Tháng Mười Một năm 1994. Tính đến ngày 8 Tháng Mười năm 2012, 163 quốc gia và Liên Hiệp Âu Châu là các thành viên của Công Ước. Công Ước được cung ứng tại địa chỉ http://www.un.org/Depts/los/index.htm
2. Nhật kỳ của sự phê chuẩn của năm quốc gia tuyên nhận như sau: Brunei Darussalam, 5 Tháng Mười Một 5, 1996; China, ngày 7 Tháng Sáu, 1996; Malaysia, ngày 14 Tháng Mười, 1996; Phi Luật Tân, 8 Tháng Năm, 1984; và Việt Nam, 25 Tháng Bảy, 1994. Xem United Nations Treaties Collection, Status of Treaties, tại
http://treaties.un.org/pages/ParticipationStatus.aspx.
Nếu Vịnh Thái Lan được xem là một nhánh của Biển Nam Trung Hoa, khi đó Căm Bốt và Thái Lan cũng sẽ là các quốc gia giáp ranh, nhưng bởi hai quốc gia này không dính líu đến các sự tranh chấp lănh thổ hay các sự tranh chấp về biển thảo luận nơi đây, tôi [tác giả] đă không xem họ là các quốc gia giáp ranh trong bài viết này.
3. Muốn biết về hành động được thực hiện bởi Đài Loan để thông qua pháp chế tuyên nhận các khu vực biển như được quy định trong Công Ước UNCLOS, cũng như một sự so sánh các lập trường của Trung Quốc và Đài Loan, xem Song Yann-Huei & Zou Keyuan, Maritime Legislation of Mainland China and Taiwan: Developments, Comparison, Implications, and Potential Challenges for the United States, 31 OCEAN DEV. & INT’L L. 303, 310–12 (2000).
4. Một cách tổng quát, chiếu theo Công Ước UNCLOS, các quốc gia duyên hải có thể tuyên nhận một lănh hải và khu tiếp giáp (contiguous zone) (Phần II: Part II), một khu kinh tế độc quyền: an exclusive economic zone (Phần V: Part V), và một thềm lục địa (Phần VI: Part VI).
5. Xem một cách tổng quát, Công Ước UNCLOS, chú thích số 1 bên trên (supra), Các Điều 5–14, 47. Các hải phận về phía hướng vào lục địa của đường cơ sở hoặc là các nội hải (internal waters) hay, trong trường hợp các quốc gia ṿng cung đảo chẳng hạn như Indonesia và Phi Luật Tân, là các hải phận ṿng cung đảo: archipelagic waters.
6. Xem Công Ước UNCLOS, chú thích số 1 bên trên (supra), Các Điều 3 (lănh hải: territorial sea), 33(2) (khu tiếp giáp: contiguous zone), 57 (khu kinh tế độc quyền: exclusive economic zone), 76 (thềm lục địa: continental shelf ).
7. Xem Công Ước UNCLOS, chú thích số 1 bên trên (supra), Phần XV: Pt. XV.
8 Clive Schofield, Dangerous Ground: A Geopolitical Overview of the South China Sea, trong quyển SECURITY AND INTERNATIONAL POLITICS IN THE SOUTH CHINA SEA 18 (Sam Batemen & Ralf Emmers, các chủ biên, 2009).
9. Xem bản đồ nơi phần Giới Thiệu Của các Chủ Biên, 107 AJIL 95 (2013) [từ giờ trở đi được gọi là bản đồ Biển Nam Trung Hoa].
10. Sự biên soạn này dựa trên bản đồ Biển Nam Trung Hoa, chú thích số 9 bên trên, cũng như thông tin được cung cấp bởi sách của các tác giả DAVID HANCOX & VICTOR PRESCOTT, A GEOGRAPHICAL DESCRIPTION OF THE SPRATLY ISLANDS AND AN ACCOUNT OF HYDROGRAPHIC SURVEYS AMONGST THOSE ISLANDS (1995).
11. Con số này dựa trên một sự phân tích thông tin được cung cấp trong sách của các tác giả & PRESCOTT, chú thích số 10 bên trên.
12. Schofield, chú thích số 8 bên trên, các trang 7–25.
13. Bản đồ Biển Nam Trung Hoa, chú thích số 9 bên trên.
14. DANIEL J. DZUREK, THE SPRATLY ISLANDS DISPUTE: WHO’S ON FIRST? 56–57 (1996).
15. Stein Tonnesson, Why are the Disputes in the South China Sea So Intractable? A Historical Approach, 30 ASIAN J. SOC. SCI. 570, 574 (2002).
16. Xem, thí dụ, trả lời của phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc trước câu hỏi về các sự phản đối của Việt Nam đối với các cuộc thao diễn quân sự của Trung Quốc quanh Quần Đảo Hoàng Sa: “Điều được hay biết bởi mọi người rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể phủ nhận được trên Quần Đảo Xisha (Tây Sa) và các đảo nhỏ kề cận của nó. Trung Quốc và Việt Nam không có tranh chấp về vấn đề này”. Bộ Ngoại Giao Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc, Họp Báo Thường Lệ của Tần Cương, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao hôm 27 Tháng Mười Một, 2007 (28 Tháng Mười Một, 2007) tại
http://www.fmprc.gov.cn/eng/xwfw/s2510/t385091.htm.
17. Thí dụ, trong Tháng Ba 2010, một tàu tuần cảnh của Trung Quốc đă bắt giữ một tàu đánh cá Việt Nam và thủy thủ đoàn mười hai người quanh Quần Đảo Hoàng Sa. Xem Leszek Buszynski, The South China Sea: Oil, Maritime Claims, and U.S.-China Strategic Rivalry, 35 WASH. Q. 139, 143 (2012).
18. Bản đồ Biển Nam Trung Hoa, chú thích số 9 bên trên.
19. HANCOX & PRESCOTT, chú thích số 10 bên trên.
20. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc thừa nhận sự thành lập của Sansha (Tam Sa) trong Tháng Sáu 2012, xem Họp Báo Thường Lệ của Hong Lei (Hồng Lỗi), phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao hôm 25 Tháng Sáu, 2012 (26 Tháng Sáu, 2012), tại
http://www.fmprc.gov.cn/eng/xwfw/s2510/2511/t945654.htm,
và các viên chức địa phương đă đảm nhận chức vụ trong Tháng Bảy, xem China Establishes Sansha City, XINHUANET ENG.NEWS ( July 24, 2012), tại
http://news.xinhuanet.com/english/china/2012-07/24/c_131734893.htm.
21. Bộ Ngoại Giao, Lập Trường của Phi Luật Tân về Băi Cạn Bajo de Masinloc (Scarborough Shoal) và các Hải Phận Trong Vùng Phụ Cận Của Nó, OFFICIAL GAZETTE OF THE REPUBLIC OF THE PHILIPPINES, Apr. 28, 2012, cung ứng tại
22. Zou Keyuan, Scarborough Reef: A New Flashpoint in Sino-Philippine Relations, IBRU BOUNDARY SECURITY BULL., Summer 1999, trang 71.
23. Xem Cùng nơi dẫn trên; Lập Trường của Phi Luật Tân về Băi Cạn Bajo de Masinloc (Scarborough Shoal) và các Hải Phận Trong Vùng Phụ Cận Của Nó, chú thích số 21 bên trên, trang 2.
24. Xem Văn Pḥng Thủy Văn Học Vương Quốc Thống Nhất Anh, Biển Nam trung Hoa, (Bản Đồ Hàng Hải 4508, Ấn Bản Thứ 3; tỷ lệ 1:3,5000,000 (Loạt Bản Đồ Quốc Tế, 8 Tháng Năm, 2003 (UK Hydrographic Office, South China Sea (Nautical Chart 4508, Edition No. 3; 1:3,500,000) (International Chart Series May 8, 2003) [từ giờ trở đi gọi tắt là Bản Đồ Hàng Hải 4508: Nautical Chart 4508].
25. Công Ước UNCLOS, chú thích số 1 bên trên, Các Điều 2, 3.
26. Cùng nơi dẫn trên, Các Điều 33, 55, 76.
27. Brunei Darussalam đă chấp thuận Đạo Luật Hải Phận của Brunei, 1982; Trung Quốc đă công bố Luật về Lănh Hải và Khu Tiếp Giáp (25 Tháng Hai, 1992); Bản Tuyên Bố về Các Đường Cơ Sở của Lănh Hải (15 Tháng Năm 1996), và Luật về Khu Kinh Tế Độc Quyền và Thềm Lục Địa (26 Tháng Sáu, 1998); Indonesia đă công bố Luật số 1/1973 Liên Quan Đến Thềm Lục Địa (6 Tháng Một, 1973); Luật số 5/1983 Liên Quan Đến Khu Kinh Tế Độc Quyền của Indonesia (18 Tháng Mười, 1983), Luật số 6/1996 Liên Quan Đến Hải Phận Của Indonesia (8 Tháng Tám, 1996), Quy Định Của Chính Phủ số 38/2002 về Bản Liệt Kê Các Tọa Độ Địa Dư của Các Đường Cơ Sở Ṿng Cung Đảo Indonesia (28 Tháng Sáu, 2002), và Quy Định Chính Phủ số 37/2008 Tu Chỉnh Các Quy Định số 38/2002 (19 Tháng Năm, 2008); Mă Lai đă chấp thuận Đạo Luật về Các Đường Cơ Sở Của Các Khu Vực Biển năm 2006 (Đạo Luật 660, 29 Tháng Mười Hai, 2006) tại
http://faolex.fao.org/docs/texts/mal70074.doc, và Đạo Luật về Lănh Hải năm 2012 (Đạo Luật 750, ngày 18 Tháng Sáu, 2012) tại
http://www.federalgazette.agc.gov.my/outputaktap/20120622_750_BI_Act%20750%20BI.pdf;
Phi Luật Tân đă chấp thuận Đạo Luật số 9522 Tu Chỉnh Một Số Điều Khoản của Đạo Luật Cộng Ḥa số 3046, như được tu chỉnh bởi Đạo Luật Cộng Ḥa số 5446, để Xác Định Các Đường Cơ Sở Ṿng Cung Đảo của Phi Luật Tân và cho Các Mục Đích Khác (10 Tháng Ba, 2009); Việt Nam đă đưa ra Tuyên Bố về Lănh Hải, Khu Tiếp Giáp, Khu Kinh Tế Độc Quyền và Thềm Lục Địa (12 Tháng Năm, 1977) và Tuyên Bố về Đường Cơ Sở Lănh Hải (ngày 12 Tháng Mười Một, 1982) và chấp thuận Luật Biển Việt Nam (Luật số 18/2012/QH13, 21 Tháng Sáu, 2012) tại
http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid_675&CateID_80&ID_119716&Code_X7J3119716 (bản dịch Anh ngữ không chính thức); và Đài Loan đă chấp thuận Luật về Lănh Hải và Khu Tiếp Giáp của Trung Hoa Dân Quốc (ngày 21 Tháng Một, 1998) tại
http://www.asianlii.org/cn/legis/cen/laws/tsatcz392/, và Luật về Khu Kinh Tế Độc Quyền và Thềm Lục Địa Của Trung Hoa Dân Quốc (ngày 26 Tháng Mo6t., 1998) tại
http://www.asianlii.org/cn/legis/cen/laws/eezatcs443/. Trừ khi được nói một cách khác, các văn kiện pháp lư trưng dẫn ở trên, cũng nư các văn kiện trưng dẫn tại các chú thích kế tiếp, được cung ứng tại
http://www.un.org/Depts/los/LEGISLATIONANDTREATIES/asia.htm.
28. Muốn có một sự phân tích về sự đáp ứng của Hoa Kỳ đối với các tuyên nhận đường cơ sở thẳng hàng, xem J. ASHLEY ROACH & ROBERT W. SMITH, EXCESSIVE MARITIME CLAIMS 98 (các đường cơ sở của Trung Quốc), 80 (các đường cơ sở của Phi Luật Tân), 82, 99–101 (các đường cơ sở của Việt Nam) (ấn bản lần thứ 3 năm 2012). Muốn có sự phân tích của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về các đường cơ sở của nước tuyên nhận, xem BUREAU OF INTELLIGENCE & RESEARCH, U.S. DEP’T OF STATE, LIMITS IN THE SEAS NO. 33, STRAIGHT BASELINES: THE PHILIPPINES (1973), cung ứng tại
http://www.state.gov/documents/organization/61546.pdf; BUREAU OF INTELLIGENCE & RESEARCH, U.S.DEP’T OF STATE, LIMITS IN THE SEAS NO. 99, STRAIGHT BASELINES: VIETNAM, cung ứng tại
http://www.state.gov/documents/organization/58573.pdf; BUREAU OF INTELLIGENCE & RESEARCH, U.S. DEP’T OF STATE, LIMITS IN THE SEAS NO. 117, STRAIGHTBASELINECLAIM:CHINA, cung ứng tại
http://www.state.gov/documents/organization/57692.pdf; và BUREAU OF INTELLIGENCE & RESEARCH, U.S. DEP’T OF STATE, LIMITS IN THE SEAS NO. 127, TAIWAN’S MARITIME CLAIMS, cung ứng tại http://www.state.gov/documents/organization/57674.pdf.
29. Các Đường Cơ Sở Của Đạo Luật Các Khu Vực Biển năm 2006 (Baselines of Maritime Zones Act 2006), chú thích số 27 bên trên (có hiệu lực từ ngày 31 Tháng Mười Hai, 2006); cũng xem Đạo Luật Lănh Hải (Mă Lai): Territorial Sea Act 2012 (Malaysia), chú thích số 27 bên trên.
30. DOUGLAS M. JOHNSTON & MARK J .VALENCIA, PACIFIC OCEAN BOUNDARY PROBLEMS: STATUS AND SOLUTIONS 151–54 (1991).
31. Chú thích số 27 bên trên.
32. Đạo Luật số (Act No.) 9522, chú thích số 27 bên trên.
33. ROACH & SMITH, chú thích số 28 bên trên (trưng dẫn VICTOR PRESCOTT, MARITIME AND POLITICAL BOUNDARIES OF THE WORLD 186 (1985)).
34. Công Ước UNCLOS, chú thích số 1 bên trên. Điều 8(1). Theo Điều 35(a), cùng quy tắc này áp dụng cho sự thông hành xuyên qua các eo biển được dùng cho sự hải hành quốc tế.
35. Xem chú thích số 27 bên trên cùng văn bản đi kèm.
36. Theo Công Ước UNCLOS, chú thích số 1 bên trên, Phụ Lục II, Điều 4, các quốc gia duyên hải có ư định thiết lập các giới hạn ṿng ngoài cùng của thềm lục dịa của ḿnh vượt quá 200 hải lư phải đệ nạp các chi tiết của các giới hạn như thế lên Ủy Hội CLCS trong ṿng mười năm kể từ ngày Công Ước UNCLOS có hiệu lực. Trong năm 2008, các quốc gia thành viên đă đồng ư tu chỉnh điều kiện cho phép các quốc gia đáp ứng đ̣i hỏi về thời hạn bằng việc đệ tŕnh tin tức sơ khởi lên Ủy Hội CLCS. Xem UN Doc. SPLOS/183 ( ngày 20 Tháng Sáu, 2008), at
http://www.un.org/Depts/los/meeting_states_parties/eighteenthmeetingstatesparties.htm.
37. Hồ Sơ Đệ Nạp Chung của Mă Lai và Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam lên Ủy Hội về Các Giới Hạn của Thềm Lục Địa, ngày 6 Tháng Năm, 2009, tại
http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/submission_mysvnm_33_2009.htm.
38. Hồ Sơ Đệ Nạp bởi Công Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam lên Ủy Hội về Các Giới Hạn Của Thềm Lục Địa (ngày 7 Tháng Năm, 2009) (hồ sơ đệ nạp một phần về thềm lục địa nối dài của Việt Nam tại các khu vực phía bắc (VNM-N)), tại
http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/submission_vnm_37_2009.htm.
39. Xem Kháng Thư (Note Verbale) CML/17/2009 từ Phái Bộ Thường Trực của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc (ngày 7 Tháng Năm, 2009) tại
http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/submission_mysvnm_33_2009.htm (phản đối hồ sơ đệ nạp chung của Mă Lai và Việt Nam); Kháng Thư (Note Verbale) CML/18/2009 từ Phái Bộ Thường Trực của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc (ngày 7 Tháng Năm, 2009) tại
http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/submission_vnm_37_2009.htm (phản đối hồ sơ đệ nạp của Việt Nam); Kháng Thư số (Note Verbale No.) 000818 từ Phái Bộ Thường Trực của Cộng Ḥa Phi Luật Tân gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc (ngày 4 Tháng Tám, 2009) tại
http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/submission_vnm_37_2009.htm ((phản đối hồ sơ đệ nạp của Việt Nam); Kháng Thư số (Note Verbale No.) 000819 từ Phái Bộ Thường Trực của Cộng Ḥa Phi Luật Tân gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc (ngày 4 Tháng Tám, 2009) tại
http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/submission_mysvnm_33_2009.htm (phản đối hồ sơ đệ nạp chung của Mă Lai và Việt Nam).
40. Các Quy Tắc về Thủ Tục của Ủy Hội về Các Giới Hạn của Thềm Lục Địa, UN Doc. CLCS/40/Rev.1 (Apr. 17, 2008), tại:
http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/commission_documents.htm# Rules of Procedure.
Phụ Lục (Annex) I, đoạn (para.) 5(a), quy định:
Trong các trường hợp hiện hữu một sự tranh chấp đất liền hay trên biển, Ủy Hội sẽ không cứu xét và khảo sát một sự đệ tŕnh được đưa ra bởi bất kỳ một trong các Quốc Gia liên can đến sự tranh chấp. Tuy nhiên, Ủy Hội có thể cứu xét một hay nhiều sự đệ tŕnh trong các khu vực nằm dưới sự tranh chấp với sự ưng thuận trước được đưa ra bởi tất cả các Quốc Gia là các tụng phương của một sự tranh chấp như thế.
41. Xem Đạo Luật số (Act No.) 9522, chú thích số 27 bên trên và văn bản đi kèm.
42. Xem Hồ Sơ Đệ Nạp Một Phần Các Dữ Liệu và Thông Tin về Các Giới Hạn Ṿng Ngoài Cùng của Thềm Lục Địa của Cộng Ḥa Phi Luật Tân Theo Điều 76(8) Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển tại trang 12 (ngày 21 Tháng Tư, 2009) tại
http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/phl22_09/phl_esummary.pdf, trong đó Phi Luật Tân “công khai giữ quyền của ḿnh để đưa ra các hồ sơ đệ nạp khác cho các khu vực khác như thế của thềm lục địa vượt quá 200 hải lư ở một thời điểm tương lai phù hợp với các điều khoản của Phụ Lục I, Các Quy Tắc về Thủ Tục Của Ủy Hội”.
43. Tuyên Bố của Chính Phủ Công Ḥa Nhân Dân Trung Quốc về Các Đường Cơ Sở của Lănh Hải, ngày 15 Tháng Năm, 1996; cũng xem Cáo Tri số 7 về Khu Vực Biển (ngày 5 Tháng Bảy, 1996) (thông báo về việc gửi các bảng liệt kê các tọa độ địa dư bởi Trung Quoốc, tại http://www.un.org/Depts/los/LEGISLATIONANDTREATIES/STATEFILES/CHN.htm.
44. Xem Đạo Luật về Khu Kinh Tế Độc Quyền và Thềm Lục Địa, chú thích số 27 bên trên, Điều 2.
45. Xem Song Yann-Huei & Zou Keyuan, chú thích số 3 bên trên.
46. Xem, thí dụ, Bản Đồ Biển Nam Trung Hoa, chú thích số 9 bên trên.
47. Thỏa Ước Giữa Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc và Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về việc Phân Định Các Lănh Hải, Các Khu Kinh Tế Độc Quyền và Thềm Lục Địa tại Vịnh Bắc Bộ (Agreement Between the People’s Republic of China and the Socialist Republic of Vietnam on the Delimitation of the Territorial Seas, Exclusive Economic Zones and Continental Shelves in the Beibu Gulf/Bac Bo Gulf (Gulf of Tonkin), ngày 25 Tháng Mười Hai, 2000 (có hiệu lực từ ngày 30 Tháng Sáu, 2004); xem 5 INT’L MAR. BOUNDARIES 3755–58 (David Colson & Robert Smith, đồng chủ biên, 2005) (bản dịch sang Anh ngữ không chính thức). Một sự thảo luận về thỏa ước ranh giới được cung cấp trong bài viết của Zou Keyuan, The Sino-Vietnamese Agreement on Maritime Boundary Delimitation in the Gulf of Tonkin, 36 OCEAN DEV. & INT’L L. 13, 14 (2005).
48. Trong một cuộc trao đổi văn thư đề ngày 16 Tháng Ba, 2009, Mă Lai và Brunei Darussalam đă đồng ư các ranh giới trên biển về lănh hải, khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa cho tới 200 hải lư. Mặc dù các văn thư không được cung ứng một cách công khai, sự trao đổi đă được tiết lộ trong một bản thông cáo báo chí chung bởi hai nước. Xem Bản Tuyên Bố Báo Chí Chung của các Nhà Lănh Đạo Nhân Dịp Thăm Viếng Công Tác của Yab Dato’ Seri Abdullah Haji Ahmad Badawi, Thủ Tướng Mă Lai, tại Brunei Darussalam vào các ngày 15–16 Tháng Ba 2009 (ngày 17 Tháng Ba, 2009) tại http://bn.chineseembassy.org/eng/wlxw/t542877.htm. Sự kiện này cũng được đề cập tới trong Hồ Sơ Đệ Nạp Sơ Bộ Liên Quan Đến Các Giới Hạn Ṿng Ngoài Cùng Của Thềm Lục Địa của Brunei tại các trang 3–4 (ngày 12 Tháng Năm, 2009), tại
http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/preliminary/brn2009preliminaryinformation.pdf. Lănh hải và thềm lục địa giữa Brunei Darussalam và Mă Lai đă được phân định xa tới nơi có cùng độ sâu một trăm sải [fathom, dài 6 bộ Anh (feet) tức hơn 1 mét 8, chú của người dịch] bởi hai lệnh truyền của viện lập pháp Anh tại thuộc địa năm 1958, xem 1 INT’L MAR. BOUNDARIES 915–28 (Jonathon I. Charney & Lewis M. Alexander, đồng chủ biên, 1993). Ranh giới trên biển kề cận giữa Phi Luật Tân và Mă Lai đặc biệt sẽ khó thương thảo bởi có sự tuyên nhận của Phi Luật Tân trên vùng Sabah.
49. Thỏa Ước Giữa Chính Phủ Cộng Ḥa Indonesia và Chính Phủ Mă Lai Liên Quan Đến Sự Phân Định Thềm Lục Địa Giữa Hai Nước, ngày 27 Tháng Mười, 1969, 9 ILM 1173 (1970) (có hiệu lực từ ngày 7 Tháng Mười Một,1969); Thỏa Ước Giữa Chính Phủ Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Cộng Ḥa Indonesia Liên Quan Đến Sự Phân Định Ranh Giới Thềm Lục Địa, ngày 26 Tháng Sáu, 2003 (có hiệu lực từ ngày 29 Tháng Năm, 2007), tại 67 LAW OF THE SEA BULLETIN 39 (2008).
50. Xem bản đồ khu vực quản trị các ngư trường đánh cá của Indonesia (Wilayah Pengelolaan Perikanan), xuất hiện như Phụ Lục I: Appendix (Lampiran) I (trên trang 7), Quy Định số 1 Về Ngư Trường Đánh Cá, Bộ Phụ Trách Sự Vự Về Biển và Ngư Nghiệp Indonesia, tại
http://www.infohukum.kkp.go.id/files_permen/PER%2001%20MEN%202009.pdf. Các tọa độ địa dư của bản đồ chỉ dẫn một cách tổng quát sự tuyên nhận khu kinh tế độc quyền của Indonesia.
51. Xem vụ án Tranh Chấp Lănh Thổ và Biển (Nicaragua chống Colombia), 2012 ICJ REP. 1, đoạn (para.) 140 (ngày 19 Tháng Mười Một); vụ án Phân Định Ranh Giới Trên Biển Giữa Bangladesh và Myanmar tại Vũng Bengal (Bangl. v. Myan.), ITLOS Vụ án số (Case No.) 16, đoạn (para.) 185 (ngày 14 Tháng Ba, 2012). Các phán quyết và các quyết định, cũng như các tài liệu khác, của Ṭa Án Công Lư Quốc Tế được cung ứng tại trang liên mạng của nó, http://www.icj-cij.org, và của Pháp Đ́nh Quốc Tế về Luật Biển (The International Tribunal for the Law of the Sea), trên trang liên mạng của nó, http://www.itlos.org.
52. Công Ước UNCLOS, chú thích số 1 bên trên, Điều 121(2).
53. Cùng nơi dẫn trên, Điều 13.
54. Cùng nơi dẫn trên, Điều 13(2).
55. Sự Phân Định Trên Biển và Các Vấn Đề Lănh Thổ Giữa Qatar và Bahrain, chú thích số 51 bên trên.
56. Cùng nơi dẫn trên, đoạn 205.
57. Cùng nơi dẫn trên.
58. Cùng nơi dẫn trên, đoạn 206.
59. Cùng nơi dẫn trên, đoạn 207.
60. Tranh Chấp Trên Biển và Lănh Thổ, chú thích số 51 bên trên, đoạn 26.
61. Một khu an toàn có chiều rộng giới hạn, như được ghi rơ trong Công Ước UNCLOS hay các quy định quốc tế khả dụng khác, có thể được thiết lập chung quanh các đảo nhân tạo, các trang thiết bị lắp đặt và các kiến trúc vượt quá lănh hải. UNCLOS, chú thích số 1 bên trên, các Điều 60(4)–(5), 147©, 260, Phụ Lục (Annex) III, Điều 17, đoạn 1(b).
62. Công Ước UNCLOS, chú thích số 1 bên trên, Các Điều 60, 80. Từ ngữ đảo nhân tạo: artificial island không được định nghĩa trong Công Ước UNCLOS. Tuy nhiên, nói chung nó chỉ một địa h́nh ở trên mặt nước lúc thủy triều lên cao bời có sự khai hoang đất đai hay hoạt động khác của con người. Nói cách khác, nó không phù hợp với định ngh́a của một “ḥn đảo” chiếu theo Điều 121 bởi nó không phải là một khu đất “được h́nh thành một cách tự nhiên” mà đúng hơn là một địa h́nh nhân tạo. Các trang thiết bị lắp đặt và các cấu trúc cũng không được định nghĩa, nhưng chúng để chỉ các thứ như các ṭa nhà, các hải đăng, các trạm nghiên cứu, và các dàn khoan dầu hỏa. Các trang thiết bị lắp đặt và các kiến trúc thường được xây dựng trên các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp hay các địa h́nh ch́m dưới mặt nước.
63. Cùng nơi dẫn trên, Điều 60(1).
64. Luận điểm đưa ra nơi đây có thể được hiểu một cách cụ thể hơn bằng việc tham khảo một bản đồ Biển Nam Trung Hoa— bản đồ số 803426A1, (G02284) 1–10, được ấn hành bởi Pḥng Vẽ Bản Đồ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (Office of the Geographer, U.S. Department of State) trong Tháng Một, 2010 — có thể tải xuống từ trang liên mạng của Trung Tâm Luật Quốc Tế (The Centre for International Law, tại
http://cil.nus.edu.sg/wp/wp-content/uploads/2011/06/75967_South-China-Sea-1.pdf (xem phần phụ chú trên bản đồ nhan đề “Paracel and Spratly Islands Occupation Status”).
65. Luật Biển Việt Nam, chú thích số 27 bên trên, Điều 20(2).
66. Công Ước UNCLOS, chú thích số 1 bên trên, Điều 75.
67. Cùng nơi dẫn trên, Điều 16.
68. Cùng nơi dẫn trên, Điều 75.
69. Nếu Mă Lai và Phi Luật Tân có thể đạt được sự thỏa thuận trên ranh giới khu kinh tế độc quyền kề cận nhau của họ, phần lớn không gian biển nằm trong các khu kinh tế độc quyền của Mă Lai, Phi Luật Tân, và Việt Nam sẽ rơ ràng. Các khu vực biển duy nhất trong sự tranh chấp khi đó sẽ là lănh hải 12 hải lư bao quanh các đảo tranh chấp, trừ khi Trung Quốc tuyên nhận các khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa từ mo6t. số hay tất cả các ḥn đảo.
70. Muốn có các sự tóm lược tuyệt hảo về sự tuyên nhận lịch sử của Trung Quốc [sic] Jiangming Shen, International Law Rules and Historical Evidences Supporting China’s Title to the South China Sea Islands, 21 HASTINGS INT’L & COMP. L. REV. 1 (1997–98); Jiangming Shen, China’s Sovereignty over the South China Sea Islands: A Historical Perspective, 1 CHINESE J INT’L L. 94 (2002).
71. Xem Bản Đồ Hải Hành 4508, chú thích số 24 bên trên.
72. Xem Các Kháng Thư Notes CML/17/2009 & CML/18/2009, chú thích số 39 bên trên.
73. Zou Keyuan, China’s U-Shaped Line in the South China Sea Revisited, 43 OCEAN DEV. & INT’L L. 18 (2012); Masahiro Miyoshi, China’s “U-Shaped Line” Claim in the South China Sea: Any Validity Under International Law?, 43 OCEAN DEV. & INT’L L. 1 (2012); Nguyen-Dang Thang & Nguyen Hong Thao, China’s Nine Dotted Lines in the South China Sea: The 2011 Exchange of Diplomatic Notes Between the Philippines and China, 43 OCEAN DEV. & INT’L L. 35 (2012); Michael Sheng-Ti Gau, The U-Shaped Line and a Categorization of the Ocean Disputes in the South China Sea, 43 OCEAN DEV. & INT’L L. 57 (2012).
74. Xem Li Jinming & Li Dexia, The Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea: A Note, 34 OCEAN DEV. & INT’L L. 287, 289–90 (2003).
75. Xem Các Kháng Thư CML/17/2009 & CML/18/2009, chú thích số 39 bên trên.
76. Điều 2(1) Công Ước UNCLOS, chú thích số 1 bên trên, quy định: “Chủ quyền của một Quốc Gia duyên hải, ngoài lănh thổ và các nội hải của nó, vươn tới một ṿng đai biển kề cận: adjacent belt of sea, được xem là lănh hải” (phần in nghiêng để nhấn mạnh được bổ túc bởi tác giả).
77. Xem, Cùng nơi dẫn trên, Các Điều 56, 77.
78. Kháng Thư số 000228 của Phái Bộ Thường Trực Cộng Ḥa Phi Luật Tân gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp quốc (ngày 5 Tháng Tư, 2011), tại
http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/submission_vnm_37_2009.htm
(phản đối các lời tuyên bố được đưa ra trong các Kháng Thư CML/17/2009 & CML/18/2009 của Trung Quốc, chú thích số 39 bên trên, về hồ sơ đệ nạp chung của Mă Lai và Việt Nam lên Ủy Hội CLCS, chú thích số 38 bên trên).
79. Kháng Thư CML/8/2011 của Phái Bộ Thường Trực Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc (ngày 14 Tháng Tư, 2011) tại
http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/submission_mysvnm_33_2009.htm.
80. Cùng nơi dẫn trên.
81. Các quy định này được ban hành hôm 18 Tháng Sáu, 1996, và có hiệu lực kể từ ngày 1 Tháng Mười, 1996.
82. Cùng nơi dẫn trên, Điều 2 (có thêm phần nhấn mạnh).
83. Cùng nơi dẫn trên, Điều 1 (có thêm phần nhấn mạnh).
84. Luật Khảo Sát và Vẽ Bản Đồ của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc (Lệnh của Chủ Tịch số 75) (được chấp thuận hôm 29 Tháng Tám, 2002; có hiệu lực kể từ 1 Tháng Mười Hai, 2002).
85. Cùng nơi dẫn trên, Điều 2 (có thêm phần nhấn mạnh).
86. Cùng nơi dẫn trên, Điều 3.
87. Xem Carlyle A. Thayer, China’s New Wave of Aggressive Assertiveness in the South China Sea (tham luận tŕnh bày tại Hội Nghị Về An Ninh Hàng Hải tại Biển Nam Trung Hoa, được bảo trợ bởi Trung Tâm Center for Strategic and International Studies, Washington DC (20–21 Tháng Sáu, 2011), tại http://dotchuoinon.files.wordpress.com/2011/06/thayer-csis-south-china-sea.pdf; cũng xem Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Họp Báo Về Việc Tàu Hải Giám của Trung Quốc Cắt Dây Cáp của Tàu Thăm Ḍ Địa Chấn của Petro Việt Nam (ngày 29 Tháng năm, 2012) tại http://www.mofa.gov.vn/en/tt_baochi/pbnfn/ns110530220030; Vietnam Ministry of Foreign Affairs, Vietnam Oil and Gas Body Opposes Chinese Acts ( June 9, 2011) tại
http://www.mofa.gov.vn/en/nr040807104143/nr040807105001/ns110608175949/view; Philippines Halts Tests After China Patrol Challenge (Mar. 8, 2011), tại
http://www.bbc.co.uk/news/world-asia-pacific-12672889}; Ian Storey, China and the Philippines: Implications of the Reed Bank Incident (May 6, 2011), tại http://web1.iseas.edu.sg/?p_3512.
88. Hong Nong, Interpreting the U-shape Line in the South China Sea, CHINA US FOCUS, May 15, 2012, tại http://chinausfocus.com/print/?id_15964.
89. China Urges Philippines Not to Escalate Tensions, GLOBAL TIMES, July 13, 2012, tại http://www.globaltimes.cn/content/720964.shtml.
90. Xem, thí dụ., China National Offshore Oil Corporation, Notification of Part of Open Blocks in Waters Under Jurisdiction of the People’s Republic of China Available for Foreign Cooperation in the Year of 2012 ( June 23, 2012), tại
http://en.cnooc.com.cn/data/html/news/2012-06-22/english/322127.html.
91. Xem Họp Báo Thường Lệ của Jiang Yu, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc hôm 15 Tháng Chín, 2011 (16 Tháng Chín, 2011), tại
http://www.fmprc.gov.cn/eng/xwfw/s2510/2511/t860126.htm.
92. Cùng nơi dẫn trên.
93. Xem Họp Báo Thường Lệ của Hong Lei, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc hôm 19 Tháng Chín, 2011 (20 Tháng Chín, 2011), tại
http://www.fmprc.gov.cn/eng/xwfw/s2510/2511/t861146.htm.
94. Xem, thí dụ, Kháng Thư của Phi Luật Tân số 000228, chú thích số 78 bên trên, trả lời Các Kháng Thư của Trung Quốc số CML/17/2009 & CML/18/2009, chú thích số 39 bên trên.
95. Công Ước UNCLOS, chú thích số 1 bên trên, Các Điều 56, 57.
96. Cùng nơi dẫn trên, Điều 62(2), (3).
97. Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China, Set Aside Dispute and Pursue Joint Development (Nov. 17, 2000), tại
http://www.fmprc.gov.cn/eng/ziliao/3602/3604/t18023.htm.
98. Công Ước UNCLOS, chú thích số 1 bên trên, Các Điều 74(3), 83(3).
99. Xem chú thích số 21 bên trên; Ṭa Đại Sứ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc tại Cộng Ḥa Phi Luật Tân, China has Sovereignty over Huangyan Island ( June 8, 2012), tại
http://ph.china-embassy.org/eng/xwfb/t939694.htm.
100. Muốn có một sự thảo luận về sự bắt giữ các thuyền đánh cá của Việt Nam và sự áp đặt lệnh cấm đánh cá đơn phương hàng năm của Trung Quốc, xem Carlyle A. Thayer, Recent Developments in the South China Sea: Grounds for Cautious Optimism? 24–28 (S. Rajaratnam Sch. of Int’l Stud., Singapore, Working Paper No. 220, 2010).
101. Một sự dàn xếp như thế có thể đ̣i hỏi Trung Quốc phải sử dụng các đường cơ sở b́nh thường tại Quần Đảo Paracel. Trung Quốc hiện đang sử dụng các đường cơ sở thẳng hàng quanh Quần Đảo Paracel, nối các điểm ngoài cùng nhất của các đảo xa nhất. Theo Công Ước UNCLOS, quyền để vẽ các đường cơ sở bao quanh một nhóm đảo ở một số khoảng cách tính từ lục địa được dành cho các quốc gia ṿng cung đảo vốn được cấu thành chỉ bởi các ḥn đảo. Xem Công Ước UNCLOS, chú thích số 1 bên trên, Điều 46,
102. Cùng nơi dẫn trên, Điều 286.
103. Cùng nơi dẫn trên, Điều 286(1)(a)(i).
104. Xem tuyên bố của Trung Quốc hôm 25 Tháng Tám, nhân dịp phê chuẩn Công Ước UNCLOS, tại
105. Công Ước UNCLOS, chú thích số 1 bên trên, Điều 288.
106. Các văn bản chính thức cập nhật của các lời tuyên bố và phát biểu chứa đựng sự lựa chọn thủ tục theo Điều 287 của Công Ước UNCLOS được cung ứng dưới đề mục “status of treaties” tại http://www.un.org/Depts/los/convention_agreements/convention_declarations.htm.
107. Công Ước UNCLOS, chú thích số 1 bên trên, Điều 287(2). Trong bất kỳ trường hợp nào, sự trọng tài theo Phụ Lục VII sẽ là thủ tục khả dĩ áp dụng trừ khi các bên trong vụ án đồng ư một cách nào khác hay cả hai bên đều đệ nạp các sự tuyên bố theo Điều 287 chấp nhận Ṭa Án Công Lư Quốc Tế (The International Court of Justice) hay Pháp Đ́nh Quốc Tế Về Luật Biển (The International Tribunal for the Law of the Sea: ITLOS). Cùng nơi dẫn trên, Điều 287(5). Tuy nhiên, Pháp Đ́nh ITLOS có thể được yêu cầu tuyên phán các biện pháp tạm thời trong khi chờ đợi sự thành lập một ṭa án trọng tài theo Phụ Lục VII. Cùng nơi dẫn trên, Điều 290(5).
108. Nếu các chính phủ kế nhiệm của chính phủ đó tại Đài Loan quyết định chủ động mang các sự tuyên nhận về biển của họ phù hợp với Công Ước UNCLOS, họ cũng có thể thừa nhận rằng Cồn Cát Macclesfield Bank không thích đáng cho các sự tuyên nhận chủ quyền.
109. Xem Họp Báo Thường Lệ của Jiang Yu, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc hôm 15 Tháng Chín, 2011, chú thích số 91 bên trên.
------------------------------------------.
Nguồn: Robert Beckman, The UN Convention On The Law Of The Sea And The Maritime Disputes In The South China Sea, The American Journal of International Law, Vol. 107, No. 1 (January 2013), các trang 142-163
Ngô Bắc dịch và phụ chú
11.08.2014
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2014