Sở Nghiên Cứu Quốc Hội Hoa Kỳ
Cung Cấp Tài Liệu Tranh Luận Lập Pháp Từ 1914
Sự Cải Tạo Đất Đai Của Trung Quốc
Tại Biển Nam Trung Hoa:
Các Hàm Ư Và
Các Sự Lựa Chọn Chính Sách
***
Ben Dolven
Chuyên Viên Á Châu Sự Vụ
Jennifer K. Elsea
Luật Sư Lập Pháp
Susan V. Lawrence
Chuyên Viên Á Châu Sự Vụ
Ronald O’Rourke
Chuyên Viên Hải Quân Sự Vụ
Ian E. Rinehart
Phân Tích Viên Á Châu Sự Vụ
18 Tháng Sáu, 2015
Congressional Research Service
7-5700
R44072
Báo Cáo Của Sở CRS,
dành cho Các Thành Viên và Các Ủy Ban Quốc Hội
Ngô Bắc dịch
***
Tóm Lược Đại Ư
Kể từ Tháng Chín 2013, Trung Quốc đă tiến hành sự cải tạo và xây dựng rộng lớn trên vài rạn san hô thuộc chuỗi đảo Spratly [Trường Sa trong tiếng Việt, chú của người dịch], khơi lên một loạt các sự quan tâm tại Hoa Kỳ và Á Châu. Sự bồi đắp đă tạo ra hơn 2,000 mẫu Anh (acres) (809 mẫu tây – hectares) các khối đất nhân tạo trên các rạn san hô do Trung Quốc chiếm đóng vốn bị tranh chấp giữa vài nước và tọa lạc tại một số hải phận được lưu thông nhiều nhất của thế giới. Trung Quốc đă loan báo hôm 16 Tháng Sáu 2015 rằng sự cải tạo của nó sẽ được hoàn tất “trong những ngày sắp tới”, và rằng khi sự bồi lấp kết thúc, nó sẽ tiến tới việc xây dựng các cơ sở trên các ḥn đảo nhân tạo mới tạo lập này.
Hoạt động cải tạo tiếp tục một chuỗi các hành vi khẳng quyết bởi Trung Hoa tại Biển Nam Trung Hoa khi Bắc Kinh t́m cách nhấn mạnh tích cực hơn nữa các sự tuyên nhận chủ quyền của nó trong khu vực. Các hành động này đă dẫn chính phủ Hoa Kỳ đến việc lập luận rằng Trung Quốc đang t́m cách tăng cường các sự tuyên nhận lănh hải của nó, sử dụng đến sự đe dọa, cưỡng bách, và các hoạt động khác nhưng không đưa đến sự xung đột trực tiếp. Điều này, một số quan sát viên lập luận, nêu lên câu hỏi liệu Hoa Kỳ có khai triển một chiến lược nhằm đối phó với các hoạt động của Trung Quốc hay không, và nếu có, liệu chiến lược đó có đầy đủ hay không. Trung Quốc tuyên bố rằng các hoạt động của nó là hợp pháp, phản ảnh sự tuyên nhận chủ quyền của nó trên các địa h́nh ảnh hưởng, và ghi nhận rằng các nước tuyên nhận Biển Nam Trung Hoa khác cũng đă cải tạo các khu vực trên các địa h́nh mà họ chiếm đóng.
Sự cải tạo đất đai và sự xây dựng có các hàm ư quân sự/hành quân, ngoại giao, và pháp lư. Chính phủ Trung Quốc đă tuyên bố rằng công việc đó có chủ định để chu toàn “nhu cầu pḥng thủ quân sự cần thiết”, cũng như để phục vụ cho các mục đích phi quân sự. Các kế hoạch của Trung Quốc để sử dụng các ḥn đảo nhân tạo cho các mục đích quân sự có thể ảnh hưởng đến chiến lược của Hoa Kỳ tại Á Châu Thái B́nh Dương. Hoạt động này làm phức tạp các tiến tŕnh ngoại giao nhằm giảm bớt các sự căng thẳng trong vùng, và các tiến tŕnh pháp lư chiếu theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS: United Nations Convention on the Law of the Sea), có thể làm sáng tỏ các sự tranh chấp về các quyền trên biển tại khu vực. Theo nhiều nhà phân tích, nó vi phạm Bản Tuyên Bố (không có tính cách ràng buộc) năm 2002 về Sự Ứng Xử Của Các Bên tại Biển Nam Trung Hoa (DOC: Declaration on the Conduct) giữa Trung Quốc và Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á (khối ASEAN).
Bản báo cáo này lượng định các hàm ư pháp lư, quân sự/hành quân, và ngoại giao của hoạt động cải tạo đât đai và xây dựng. Bản báo cáo khảo sát các sự tuyên bố của Hoa Kỳ và Trung Quốc về t́nh h́nh, cung cấp một lịch sử về hoạt động cải tạo bởi các nước khác kể cả Hoa Kỳ và các nước tuyên nhận Biển Nam Trung Hoa khác, và thảo luận về chiến lược của Hoa Kỳ và các sự lựa chọn tiềm năng cho các nhà lập chính sách Hoa Kỳ.
***
Mục Lục
Tổng Quan 04
Các Vấn Đề Nêu Lên Bởi Hoạt Động Cải Tạo Của Trung Quốc 07
Các Hàm Ư Pháp Lư Của Sự Cải Tạo Của Trung Quốc 09
Các Hàm Ư Quân Sự/Hành Quân 11
Tổng Quan 11
Các Hoạt Động Thường Nhật 12
Các Hoạt Động Chiến Đấu 12
Các Sự Quan Sát Cụ Thể 13
Các Cơ Sở Tại Các Căn Cứ Trên Đảo Trung Hoa Hiện Thời 13
Sự Hiện Diện Quân Đội, Pḥng Vệ Duyên Hải và Đoàn Tàu Đánh Cá 13
Nhận Thức Lănh Địa Hàng Hải (MDA) và T́nh Báo,
Giám Sát, và Thám Thính (ISR) 14
T́m Kiếm và Cứu Vớt (SAR) 14
Khu Nhận Diện Pḥng Không Biển Nam Trung Hoa (ADIZ) 15
Các Hệ Thống A2/AD Và Các Hệ Thống Phóng Hỏa Lực 15
Các Hoạt Động Chiến Đấu 16
Các Hàm Ư Ngoại Giao 16
Các Sự Tuyên Bố và Kỹ Thuật Của Trung Quốc 17
Các Sự Tuyên Bố Chính Thức Của Trung Quốc 17
Sự B́nh Luận Không Chính Thức Của Trung Quốc 20
Vai Tṛ Của Kỹ Thuật Mới 21
Các Nỗ Lực Cải Tạo Đất Đai Của Các Nước Khác 23
Chiến Lược Của Hoa Kỳ 24
Nh́n Về Phía Trước 26
***
Các H́nh Vẽ
H́nh 1: Sự Cải Tạo Và Xây Dựng Trên Các Rạn San Hô Do Trung Quốc Chiếm Đóng
Tại Biển Nam Trung Hoa 06
H́nh 2: Các Địa H́nh Bị Chiếm Đóng Tại Quần Đảo Spratly 21
H́nh 3: Tàu Cuốc Nạo Vét Hút Cát Tự Kéo Đẩy Thiên Ḱnh (Tianjing) 22
Liên Lạc
Thông Tin Liên Lạc Tác Giả 36
*****
Tổng Quan
Kể từ Tháng Chín 2013, Trung Quốc đă tiến hành sự cải tạo và xây dựng rộng lớn trên vài rạn san hô thuộc chuỗi đảo Spratly [Trường Sa trong tiếng Việt, chú của người dịch], khơi lên một loạt các sự quan tâm tại Hoa Kỳ và Á Châu. Các ảnh chụp công bố bởi các nguồn tin gồm HIS-Jane’s, Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS; Center for Strategic and International Studies), và Tân Hoa Xă của Trung Quốc cho thấy sự cải tạo đại quy mô làm gia tăng diện tích của một số địa h́nh lên gấp nhiều lần và đă tạo ra các địa h́nh mới trước đây là các rạn san hô ch́m ở dưới mặt nước. 1 Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đă loan báo hôm 16 Tháng Sáu, 2015 rằng Trung Quốc sẽ hoàn tất công tác bồi đắp của nó “trong những ngày sắp tới’ và sau đó sẽ hướng sự chú ư của nó đến việc xây dựng các cơ sở trên các ḥn đảo nhân tạo mới được tạo lập. 2
Mỗi một khu vực của sự cải tạo – bao gồm Rạn San Hô Cuarteron Reef (Châu Viên), Fiery Cross Reef (Chữ Thập), Gaven Reef (Ga0ven), Hughes Reef (Tư Nghĩa), Johnson South Reef (Gạc-Ma), Mischief Reef, và Subi Reef (Xu-Bi) (xem bảng và bản đồ, bên dưới) – đều bị tranh chấp giữa Trung Quốc và ít nhất một nước tuyên nhận khác, gồm Phi Luật Tân, Việt Nam, Mă Lai, và Taiwan. 3 Ít nhất ba rạn san hô – Hughes Reef, Johnson South Reef, và Mischief Reef – nằm trong khu độc quyền kinh tế (KĐQKT: EEZ = Exclusive Economic Zone) 200 hải lư mà Phi Luật Tân tuyên nhận từ ḥn đảo chính yếu gần nhất của Phi Luật Tân, đảo Palawan.
Trong một bài diễn văn hôm 30 Tháng Năm, 2015, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Ashton Carter nói Trung Quốc đă tạo ra hơn 2,000 mẫu Anh (809 mẫu tây) đất tại Biển Nam Trung Hoa trong 18 tháng qua, “nhiều hơn diện tích cải tạo của tất cả các nước tuyên nhận khác cộng lại … và nhiều hơn trong toàn thể lịch sử của vùng này”. 4 Trung Quốc cũng tiến hành việc xây dựng các hải cảng, đài radar, một phi đạo đủ dài để yểm trợ cho phần lớn máy bay quân sự, và các cơ sở khác. Các viên chức Bộ Quốc Pḥng được nói cũng đă nhận diện được các giàn pháo binh trên ít nhất một trong các ḥn đảo nhân đạo.
Kể từ Tháng Chín 2013, Trung Quốc đă tiến hành sự cải tạo và xây dựng rộng lớn trên vài rạn san hô thuộc chuỗi đảo Spratly [Trường Sa trong tiếng Việt, chú của người dịch], khơi lên một loạt các sự quan tâm tại Hoa Kỳ và Á Châu. 5 Các viên chức Hoa Kỳ vạch ra các hành động của Trung Quốc bao gồm các cuộc tuần tra sâu rộng hơn bởi các thẩm quyền trên biển và các tàu của Trung Quốc, sự phong tỏa một số địa h́nh tranh chấp bởi giới chức thẩm quyền trên biển của Trung Quốc, sự loan báo các lệnh cấm đánh cá, sự thăm ḍ năng lượng tại các khu vực tranh chấp, và giờ đây sự cải tạo đất đai và các sự tu bổ hạ tầng cơ sở trên một vài địa h́nh do Trung Quốc kiểm soát. Trong quan điểm của nhiều chuyên viên, các hành động này đă nâng cao một cách cụ thể các sự căng thẳng trong vùng và nâng cao tiềm năng xung đột quân sự tại một số hải phận trong số các vùng biển được lưu thông nhiều nhất trên thế giới, xuyên qua đó trị giá thương mại chuyên chở bằng tàu khoảng 5 ngh́n tỷ (trillion) qua lại mỗi năm. 6
Trung Quốc lập luận rằng nó nắm giữ chủ quyền trên từng địa h́nh và do đó đang hành động một cách hợp pháp. Nó cũng vạch ra rằng các nước tuyên nhận khác bao gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Mă Lai và Taiwan, cũng cải tạo đất đai và củng cố các địa h́nh trong khu vực; rằng một nước tuyên nhận, Việt Nam, chiếm đóng nhiều địa h́nh một cách đáng kể tại Quần Đảo Spratly so với Trung Quốc; và rằng các nước tuyên nhận khác đă xây cất các phi đạo và đồn trú binh sĩ trên các địa h́nh mà họ kiểm soát.
Các quan sát viên khác, kể cả các viên chức chính phủ Hoa Kỳ, lập luận rằng kích thước cải tạo đất đai của Trung Quốc lớn gấp bội lần sự cải tạo bởi bất kỳ tác nhân nào khác tại Biển Nam Trung Hoa và không phù hợp với Bản Tuyên Bố (không có tính cách cưỡng hành) năm 2002 về Sự Ứng Xử tại Biển Nam Trung Hoa (DOC). Trong Tháng Ba 2015, Tư Lệnh Hạm Đội Thái B́nh Dương của Hoa Kỳ, Harry Harris, Jr. có tuyên bố rằng, “phạm vi và nhịp độ của việc xây dựng các ḥn đảo nhân tạo nêu lên các câu hỏi nghiêm trọng về các ư định của Trung Quốc”. 7 Trong bài diễn văn hôm 30 Tháng Năm 2015, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Carter đă nói, “… với các hành động của nó tại Biển Nam Trung Hoa, Trung Quốc đang đi ra ngoài các luật lệ và tiêu chuẩn quốc tế làm nền tảng cho kiến trúc an ninh của Á Châu Thái B́nh Dương, và sự đồng thuận trong vùng tán thành công tác ngoại giao và chống lại sự cưỡng bách”. 8
H́nh 1. Sự Cải Tạo Đất Đai và Xây Cất Trên Các Rạn San Hô Bị Chiếm Đóng Bởi Trung Quốc Tại Quần Đảo Spratly
Hoạt động cải tạo đất đai và xây cất, được chỉ dẫn bởi các ảnh chụp từ vệ tinh.
Tính đến ngày 1 Tháng Sáu, 2015, sự cải tạo đất đai và xây cất đang tiếp diễn.
Ο Rạn san hô bị chiếm đóng bởi Trung Quốc
О Rạn san hô do các nước khác chiếm đóng
Các rạn san hô được tŕnh bày không theo tỷ lệ lớn nhỏ
Fiery Cross Reef: Sự cải tạo khởi sự trong năm 2014. Sự xây cất bao gồm một phi đạo, một hải cảng có khả năng yểm trợ các tàu chở dầu, và vài cấu trúc.
Cuarteron Reef: Sự cải tạo khởi sự trong năm 2013. Sự xây cất gồm nhiều cấu trúc mới, và có thể cả một băi đáp trực thăng mới.
Gaven Reef: Sự cải tạo khởi sự trong năm 2014. Sự xây cất gồm một cấu trúc có thể với đài có đặt súng pḥng không.
Hughes Reef: Sự cải tạo khởi sự trong năm 2014. Sự xây cất gồm một cấu trúc có thể với đài đặt súng pḥng không.
Johnson South Reef: Sự cải tạo khởi sự trong năm 2014. Sự xây cất gồm một vài cấu trúc, có thể gồm cơ sở radar.
Mischief Reef: Sự cải tạo khởi sự trong năm 2014.
Subi Reef: Sự cải tạo khởi sự trong năm 2014.
Các Nguồn Tin: Bản đồ các ranh giới và tin tức được lập bởi Hannah Fischer, sử dụng hồ sơ Boundaries của Bộ Ngoại Giao (2011); Esri (20140; và thông tin liên lạc của CRS với Bộ Ngoại Giao (2015). Thông tin về sự cải tạo đất đai và xây cất từ HIS-Jane’s; Center for Strategic and International Studies. Họa đồ được lập bởi CRS.
Các Câu Hỏi Được Nêu Lên Bởi Hoạt Động Cải Tạo Đất Đai Của Trung Quốc
Sự cải tạo đất đai của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa nêu lên một số câu hỏi đối với Hoa Kỳ. Trong số các câu hỏi:
· Hành động cải tạo đất đai có hợp pháp hay không? Đâu là các hàm ư của nó cho khả năng của Trung Quốc để lập ra các lập luận về chủ quyền và các quyền về biển của nó trong khu vực?
· Những động lực của Trung Quốc trong việc theo đuổi hoạt động cải tạo đất đai hiện nay là ǵ?
· Hoạt động cải tạo đất đai này có cải thiện khả năng của Trung Quốc để điều hành các tài sản quân sự và các tài sản khác từ bờ biển Trung Quốc hay không, và khả năng này sẽ cho phép Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân (PLA: People’s Liberation Army) và các định chế khác của Trung Quốc thực hiện những điều ǵ?
· Sự cải tạo đất đai có đe dọa hay ảnh hưởng đến các quyền lợi của Hoa Kỳ kể cả sự tự do hải hành và tự do của biển mở ngỏ hay không?
· Sự cải tạo đất đai có làm thay đổi một cách chủ yếu t́nh trạng của các nỗ lực ngoại giao nhằm giảm bớt các sự căng thẳng và giải quyết các sự tranh chấp chủ quyền trong vùng hay không?
· Hoạt đông cải tạo đất đai của Trung Quốc ảnh hưởng đến chiến lược của Hoa Kỳ trong vùng ra sao? Đâu là các sự đáp ứng thích hợp của Hoa Kỳ?
Sở CRS đă tham khảo với các chuyên viên trong và ngoài chính phủ Hoa Kỳ về các hàm ư pháp lư, điều hành quân sự, ngoại giao và kinh tế của các hoạt động của Trung Quốc. Trong số các sự khám phá của CRS:
· Mặc dù các nước khác, gồm Việt Nam, Mă Lai, Phi Luật Tân và Đài Loan cũng có cải tạo đất và/hay củng cố các địa h́nh trong khu vực, sự cải tạo của Trung Quốc cho đên nay rộng lớn nhất so với bất kỳ sự bồi lấp nào khác đă tiến hành trên các địa h́nh tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa.
· Thật khó để phán đoán tính hợp pháp của hoạt động cải tạo đất đai của Trung Quốc, với t́nh trạng chủ quyền trên các địa h́nh bị ảnh hưởng không được giải quyết. Bản thân sự cải tạo không phải là phi pháp tại các địa h́nh trên đó một quốc gia có chủ quyền. Tuy nhiên, mỗi địa h́nh lại được tuyên nhận bởi ít nhất hai bên, do đó từng địa h́nh đều bị tranh chấp một cách rơ ràng. Hơn nữa, một số địa h́nh trong h́nh thức nguyên thủy của chúng có thể không nhô cao lên trên mặt nước lúc thủy triều dâng cao, có nghĩa không có sự tuyên nhận chủ quyền nào đối với các địa h́nh đó lại được công nhận chiếu theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển: UNCLOS (United nations Convention on the Law of the Sea).
· Theo UNCLOS, sự cải tạo không cho phép Trung Quốc tuyên nhận các khu kinh tế độc quyền EEZ rộng hơn 200 hải lư chung quanh các khối đất cải tạo. Phần nhiều nhất mà một quốc gia có thể tuyên nhận chung quanh bất kỳ địa h́nh là lănh hải nối dài 12 hải lư kể từ địa h́nh, và đây là phân duy nhất có thể tuyên nhận nếu, trước khi sự cải tạo khởi sự, rạn san hô bao gồm địa h́nh ở trên mặt nước mọi lúc. Cho đến nay, Trung Quốc chưa khẳng định các sự tuyên nhận pháp lư mới đặt trên sự xây dựng đảo nhân tạo của nó.
· Trung Quốc tới nay giới hạn đợt mới nhất của sự cải tạo và công tác xây dựng ở các địa h́nh mà nó đă sẵn chiếm cứ thuộc chuỗi đảo Spratly. Không có vẻ nó t́m cách thực hiện công việc như thế trên các địa h́nh nó không kiểm soát trước đây, kể cả các địa h́nh được chiếm cứ bởi các nước tuyên nhận khác.
· Sự cải tạo có thể được tranh luận là vi phạm vào tinh thần của Bản Tuyên Bố năm 2002 giữa Trung Quốc và khối ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) và khiến cho các sự thảo luận về một Bộ Quy Tắc Ứng Xử tiềm năng trở nên khó khăn hơn.
· Sự cải tạo đất đai bao gồm các khu vực được cứu xét trong một vụ kiện trọng tài chiếu theo Công Ước UNCLOS đang tiếp diễn, trong đó Phi Luật Tân t́m kiếm một phán lệnh về tính hợp pháp của các sự tuyên nhận và động thái của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa. Phi Luật Tân cũng xin một phán lệnh về quy chế pháp lư của từng địa h́nh đang cải tạo, trong nhiều đia h́nh khác. Một phán lệnh như thế có thể làm sáng tỏ các quyền của mọi bên trong các khu vực bao quanh các địa h́nh.
· Các nỗ lực cải tạo có thể cải thiện khả năng của Trung Quốc trong việc duy tŕ các hoạt động tàu thuyền và máy bay trong vùng trên căn bản hàng ngày, kể cả các sự tuần cảnh các địa h́nh tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa và thực hiện các cuộc hành quân chiến đấu trong vùng.
· Trung Quốc có thể sử dụng một hay nhiều các địa điểm cải tạo làm vị trí cho các hệ thống chống lại sự tiếp cận/từ chối không nhường khu vực (anti-access/are denial: A2/AD), kể cả các trạm radars, trang thiết bị kiểm thính điện tử, các hỏa tiễn địa-không (surface-to-air missiles: SAM), các hỏa tiễn tuần dương chống tàu thủy (anti-ship cruise missiles: ASCM) và máy bay có và không có người lái.
· Trung Quốc có thể tiến hành sự cải tạo hiện nay trong một cách mà nó đă không làm được trước đây một phần nhờ sự phát triển của nó các năng lực nạo vét tinh vi hơn, tạo dễ dàng hơn cho việc thi hành công tác như thế ở nơi cách xa lục địa Trung Quốc.
Các Hàm Ư Pháp Lư Của Sự Cải Tạo Đất Đai Của Trung Quốc
Một loạt các câu hỏi chung quanh sự cải tạo đất đai và hoạt động xây cất của Trung Quốc là liệu việc đó có thể xem là hợp pháp hay không, những quyền bổ túc nào mà Trung Quốc có thể t́m cách tuyên nhận dựa trên các địa h́nh, và liệu hoạt động này trong bất kỳ đường hướng nào có gây trở ngại đến các quyền của các nước khác để hải hành trong hải phận và không phận bao quanh các địa h́nh hay không.
Luật quốc tế, như được thể hiện trong Công Ước UNCLOS, chi phối các quyền của các quốc gia về các khu vực biển, được định nghĩa tùy theo mức độ gần cận đối với một quốc gia duyên hải. Trung Quốc và các nước tuyên nhận khác, gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Mă Lai, và Brunei, đều là các bên kư kết Công Ước UNCLOS, mặc dù với các điều kiện gia nhập của Bắc Kinh, nó đă không đồng ư với nhiều cơ chế giải quyết tranh chấp của Công Ước. Hoa Kỳ không phải là một nước kết ước vào Công Ước, nhưng có tuyên bố rằng Hoa Kỳ tuân hành phần lớn các điều khoản của Công Ước về việc tuyên nhận các quyền trên biển. Về các sự tranh chấp trên biển, Hoa Kỳ đă nhất quán tuyên bố rằng Hoa Kỳ không có lập trường về các vấn đề chủ quyền cụ thể, nhưng thúc giục các bên liên can giải quyết các sự tranh chấp một cách ḥa b́nh, đúng theo luật quốc tế, và kiềm chế không sử dụng sự cưỡng bách, vũ lực, hay sự đe dọa để tăng cường cho các sự tuyên nhận của ḿnh.
Công Ước UNCLOS công nhận rằng các quốc gia duyên hải có thể tuyên nhận các khu vực biển trong đó chúng có thể hành sử một số quyền hạn nào đó:
· Lănh Hải (Territorial Sea): một quốc gia duyên hải được hưởng quyền để tuyên nhận một ṿng đai biển nằm sát với bờ biển của nó làm “lănh hải” của ḿnh. Lănh hải này có thể trải dài đến 12 hải lư tính từ bờ biển, và trong ṿng đai biển này, quốc gia duyên hải có thể hành sử đầy đủ chủ quyền. (UNCLOS các điều 2-3).
· Khu Tiếp Giáp (Contiguous Zone): Một quốc gia duyên hải cũng có thể thiết lập một khu kề cận với lănh hải của nó như là một “khu tiếp giáp”. Trong khu này, quốc gia duyên hải không có chủ quyền, nhưng nó có thể hành sử sự kiểm soát cần thiết để ngăn chặn và trừng phạt các sự vi phạm luật và các quy định về thuế quan, tài chính, nhập cảnh, và vệ sinh áp dụng trong lănh hải của nó. Khu tiếp giáp có thể mở rộng tới 24 hải lư t́nh từ bờ biển (UNCLOS, điều 33).
· Khu Kinh Tế Độc Quyền (Exclusive Economic Zone: EEZ). Một quốc gia duyên hải có thể tuyên nhận một vành đai biển tới 200 hải lư tính từ bờ biển như “khu kinh tế độc quyền: KKTĐQ” của ḿnh. Trong khu vực này, quốc gia duyên hải được hưởng quyền hành sử “các quyền chủ quyền về việc thăm ḍ và khai thác, bảo tồn và quản trị các tài nguyên thiên nhiên, bất luận sinh động hay không sinh động” của biển, đáy biển, tầng đất bên dưới đáy biển (UNCLOS các điều 55-57). Quốc gia duyên hải cũng có “độc quyền để xây dựng và cho phép cũng như quy định sự xây cất, hoạt động và sử dụng“ các ḥn đảo nhân tạo và một số cơ sở thiết trí khác nào đó. (UNCLOS điều 60)
· Thềm Lục Địa (Continental Shelf): UNCLOS thừa nhận quyền hợp pháp của mọi quốc gia để kiểm soát và khai thác các tài nguyên thiên nhiên thuộc thềm lục địa của nó như được xác định bởi Ủy Hội Về Các Giới Hạn Của Thềm Lục Địa (UNCLOS Commission on the Limits of the Continental Shelf, rộng tới 350 dặm tính từ bờ biển của nó. 9 (UNCLOS các điều 76-77).
Theo điều 121 UNCLOS, các khu vực biển này có thể nới rộng không chỉ từ khu vực đất liền chính yêu của một quốc gia duyên hải, mà c̣n từ bất kỳ ḥn đảo nào mà trên đó nó có chủ quyền. Một ḥn đảo được định nghĩa như một khu đất được h́nh thành một cách tự nhiên, bao quanh bởi nước biển, và ở trên mặt biển lúc thủy triều lên cao”. (Điều 21). Tuy nhiên, “các băi đá không thể duy tŕ sự cư trú của con người hay đời sống kinh tế của chính chúng chỉ được hưởng quyền có một lănh hải rộng 12 hải lư, chứ không có một KKTĐQ hay thềm lục địa. Các cao điểm ch́m xuống mặt nước lúc thủy triều lên cao và các ḥn đảo nhân tạo không thiết định các quyền tại các hải phận kề cận.
Sự xây cất một ḥn đảo nhân tạo có thể nêu lên các câu hỏi pháp lư nếu diễn ra tại KKTĐQ của một quốc gia khác. Ngược lại, sự cải tạo đất đai liên hệ đến các địa h́nh tọa lạc tại các biển mở ngỏ rơ ràng được cho phép theo Công Ước UNCLOS. Hậu quả, tính khả dĩ được phép của các hoạt động cải tạo đất đai của Trung Quốc tùy thuộc vào sự phân định ranh giới các khu vực giữa các quốc gia bao quanh. Trung Quốc tuyên nhận chủ quyền trên Đài Loan mà không kiểm soát nó, và Đài Loan chiếm cứ đảo Itu Aba (Ba B́nh hay Thái B́nh), địa h́nh thiên nhiên rộng nhất trong chuỗi đảo Spratly và được công nhận một cách rộng răi là một ḥn đảo tự nhiên đúng theo định nghĩa của UNCLOS. Do đó với sự nới dài, Trung Quốc có thể t́m cách tuyên nhận một KKTĐQ nối kết với đảo Itu Aba sẽ chồng lần lên KKTĐQ đảo Palawan của Phi Luật Tân, có nghĩa rằng có thể nghĩ Trung Quốc có thể cố gắng lập luận rằng không một trong các hoạt động nào của nó lại đụng chạm vào các quyền chuyên độc của Phi Luật Tân. Các học giả Trung Quốc thường đề cập đên đảo Itu Aba nằm trong tám địa h́nh do Trung Quốc chiếm đóng trong chuỗi đảo Spratly, nhưng Trung Quốc đă không phát biểu một cách công nhiên một sự tuyên nhận KKTĐQ liên kết với đảo Itu Aba.
Trong trường hợp của các hoạt động cải tạo đất đai hiện thời của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa, có vẻ điều tối đa mà Trung Quốc có thể hy vọng thiết lập sẽ là vành đai lănh hải rộng 12 hải lư bao quanh các địa h́nh hội đủ điều kiện là băi đá trước khi có các nỗ lực cải tạo đất đai. Trước khi có sự cải tạo, không một trong các địa h́nh nguyên thủy xem ra đă là một ḥn đảo thiên nhiên có thể chống đỡ cho sự cư trú của con người bởi chính nó, và các ḥn đảo nhân tạo không phát sinh các khu vực biển của riêng chúng.
Tuy nhiên, bởi bản chất phức tạp của chế độ thủy triều tại Biển Nam Trung Hoa, có thể khó khăn để ấn định địa h́nh nào đă đứng trên mặt nước lúc thủy triều lên cao trước khi cải tạo, điều sẽ ảnh hưởng đến bất kỳ sự tuyên nhận chủ quyền nào trên các địa h́nh như thế (bởi các nước không thể tuyên nhận chủ quyền trên các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp) cũng như vị trí các điểm cơ sở làm chuẩn từ đó đo lường bất kỳ quyền trên biển nào. 10 Đây là một trong các điều quan tâm của Phi Luật Tân về sự cải tạo, khi vụ kiện đề xuất bởi Phi Luật Tân hiện đang được cứu xét bởi một Phiên Ṭa Trọng Tài UNCLOS, thỉnh cầu phiên ṭa đưa ra các phán lệnh rằng liệu từng một trong các địa h́nh nguyên thủy này có hội đủ điều kiện cho bất kỳ sự tuyên nhận chủ quyền nào và các quyền trên biển hay không.
Trung Quốc không tuyên bố rằng liệu nó sẽ có tuyên nhận một KKTĐQ từ bất kỳ một trong các địa h́nh mở rộng này hay không. Trong khi các nỗ lực cải tạo đất đai của Trung Quốc có thể tạo ra một số sự mơ hồ về việc liệu một số địa h́nh nào đó có phải là băi đá được thành lập một cách tự nhiên chứ không phải là các cao điểm bị ch́m dưới mặt nước lúc thủy triều lên cao hay không, xem ra không có mấy xác suất rằng Trung Quốc có thể ấn định rằng các địa h́nh này luôn luôn có khả năng chống đỡ cho sự cư trú của con người hay hoạt động kinh tế sao cho hội dủ điều kiện như các ḥn đảo toàn diện sẽ được hưởng quyền có một KKTĐQ.
Trong khi các dự án cải tạo đất đai của Trung Quốc tại các khu vực cấu thành các biển mở ngỏ (hay tự do) có thể không phải là phi pháp, chúng có thể bao hàm các nghĩa vụ của Trung Quốc theo Công Ước UNCLOS về việc bảo tồn môi trường biển. Điều 194 Công Ước UNCLOS buộc các quốc gia kết ước phải “có mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm rằng các hoạt động thuộc thẩm quyền tài phán hay sự kiểm soát của họ được thực hiện sao không gây tổn hại bởi sự ô nhiễm cho các Quốc Gia khác và môi trường của họ”, kể cả các biện pháp “cần thiết để bảo vệ và bảo tồn các hệ sinh thái hiếm quư hay mong manh, cũng như môi sinh của các chủng loại bị cạn kiệt, bị đe dọa hay có nguy cơ tuyệt chủng, hay các h́nh thức khác của đời sống tại biển”. Một số chuyên viên tin tưởng rằng việc nạo vét đáy biển của Trung Quốc gần các địa h́nh tại Biển Nam Trung Hoa đang làm phương hại đến các rạn san hô và các thành phần khác của sinh thái biển địa phương. 11 Có ư kiến được nêu lên rằng một sự thách đố về pháp lư đối với các hoạt động của Trung Quốc dựa trên các ảnh hưởng môi trường của chúng có thể hữu hiệu khi theo đuổi như thế mà không cần tranh luận về các ranh giới trên biển, gia tăng các cơ may rằng sự tài phán có thể được tuyên phán. 12
Ban Tuyên Bố Về Sự Ứng Xử (DOC) tại Biển Nam Trung Hoa không đề cập một cách trực tiếp đến sự cải tạo đất đai để biến đổi các địa h́nh thành các đảo nhân tạo. Tuy nhiên, các bên kết ước cam đoan “hành sử sự tự kiềm chế trong việc thực hiện các hoạt động sẽ làm phức tạp hay làm leo thang các sự tranh chấp và ảnh hưởng đên ḥa b́nh và sự ổn định gồm cả, trong nhiều điều khác, việc kiềm chế không thực hiện việc di dân đến cư ngụ trên các ḥn đảo, rạn san hô, các băi cạn, các vũng nhỏ, và các địa h́nh khác hiện không có người ở, và giải quyết các sự khác biệt của họ trong một cung cách xây dựng”. Các nỗ lực cải tạo đất đai của Trung Quốc về mặt tranh luận, vi phạm tinh thần tổng quát của sự hợp tác và tự kiềm chế được thể hiện trong bản Tuyên Bố DOC nhiều phần sẽ khiến cho các nỗ lực ngoại giao khác nhằm hạ giảm các sự căng thẳng hay phát huy các dự án hợp tác xây dựng sự tín nhiệm gặp khó khăn nhiều hơn.
Các Hàm Ư Quân Sự/Hành Quân
Tổng Quan
Các nỗ lực cải tạo đất đai của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa có thể cải thiện khả năng của Trung Quốc trong việc duy tŕ các hoạt động hàng hải và hàng không trong vùng trên một căn bản thường nhật, và thực hiện các cuộc hành quân chiến đấu trong vùng nếu cần thiết. Đối với Trung Quốc, giá trị điều hành của các đảo đang được xây cất ở Quần Đảo Spratly sẽ phát sinh từ vị trí của các ḥn đảo thuộc miền đông-trung Biển Nam Trung Hoa, cách xa lục địa Trung Quốc vài trăm dặm về hướng nam, và từ các cơ sở mà Trung Quốc sẽ thiết định trên chúng. Các sự nâng cấp quân sự được tŕnh bày trong đoạn này có thể có hiệu ứng cải thiện vị thế của Trung Quốc trong một sự đối đầu tiềm tàng với các nước tuyên nhận cạnh tranh khác tại Biển Nam Trung Hoa hay các nước khác, nằm dưới ngưỡng cửa của chiến tranh toàn lực, và cải thiện khả năng của Trung Quốc để thực hiện các cuộc tuần cảnh trên biển.
Các Hoạt Động Thường Nhật
Trung Quốc có thể sử dụng một hay nhiều địa điểm cải tạo đất đai làm các vị trí để tiếp tế nhiên liệu, thực phẩm, và nơi nghỉ ngơi của thủy thủ cho các thuyền đánh cá, các tàu pḥng thủ bờ biển, và các tàu hải quân đặt căn cứ tại Đảo Hải Nam của Trung Quốc hay dọc bờ biển lục địa Trung Quốc. Ngoài ra, một số nhỏ các thuyền, tàu tuần tra, và tàu hải quân có thể trú đóng tại một hay nhiều địa điểm cải tạo, có lẽ theo một căn bản luân phiên. Các trạm radars và máy bay (kể cả các động cơ trên không không người lái (unmanned aerial veheicles: UAV) trú đóng tại các địa điểm này có thể làm gia tăng khả năng của Trung Quốc duy tŕ sự nhận thức lănh vực hàng hải (maritime domain awareness: MDA) trên các hải phận và không phận bao quanh. Trong tất cả các đường hướng này, các cơ sở tại các địa điểm cải tạo đất đai có thể cho phép Trung Quốc duy tŕ một sự hiện diện thường xuyên hơn, dày đặc hơn và hữu hiệu hơn về mặt điều hành các thuyền đánh cá, các tàu pḥng vệ bờ biển, và các tàu hải quân trong vùng, cải thiện khả năng của Trung Quốc trong việc sử dụng các hải phận này cho các mục đích riêng của nó, và để thi hành các sự tuyên nhận lănh hải của nó trên các hải phận này. 13 Nếu ở một thời điểm nào đó Trung Quốc tuyên bố một khu vực nhận diện pḥng không (air defense identification zone: ADIZ) trên Biển Nam Trung Hoa, một hay nhiều địa điểm này có thể được sử dụng để yểm trợ cho sự quản trị khu vực ADIZ đó. 14
Các Hoạt Động Chiến Đấu
Trung Quốc có thể sử dụng một hay nhiều địa điểm cải tạo làm vị trí cho các hệ thống chống lại sự tiếp cận/từ khước diện địa (anti-access/area denial: A2/AD), kể cả các trạm radars, trang thiết bị kiểm thính điện tử, các hỏa tiễn địa-không (surface-to-air-missiles: SAM), các hỏa tiễn tuần dương chống chiến hạm (anti ship cruise missiles: ASCM), và máy bay có hay không có người điều khiển. (Nước Iran đă thực hiện các sự bố trí tương tự trên các ḥn đảo nó kiểm soát gần Eo Biển Strait of Hormuz. 15) Ngoài ra, một số nhỏ các tàu hải quân Trung Quốc (chẳng hạn như các tàu tấn công trang bị hỏa tiễn Loại Type 022, các tàu hộ tống cỡ nhỏ (corvettes) Loại 056 hay các tàu khu trục cỡ nhỏ (frigates) Loại 054) có thể đồn trú tại một hay nhiều địa điểm, có lẽ theo một căn bản luân phiên. 16 Hiệu quả sẽ là việc phóng chiếu các thành phần của mạng lưới A2/AD của Trung Quốc xa hơn nữa vào Biển Nam Trung Hoa, và gia tăng mật độ tổng quát của mạng lưới. Trong một cuộc xung đột chống lại các lực lượng Hoa Kỳ, các địa điểm này và các tàu và máy bay bố trí tại đó sẽ dễ bị xâm kích, nhưng nhu cầu tấn công các địa điểm này và các đơn vị điều động ở đó sẽ làm gia tăng thời lượng và nỗ lực cần thiết để hủy diệt hay đẩy lùi mạng lưới A2/AD của Trung Quốc và làm chuyển hướng các tài nguyên của Hoa Kỳ khỏi việc thực hiện các nhiệm vụ khác. Ngoài ra, các căn cứ mới của Trung Quốc có tiềm năng yểm trợ các khả năng cho các chiến dịch đổ bộ chống lại các ḥn đảo gần kề được chiếm cứ bởi các nước khác.
Các Sự Quan Sát Cụ Thể
Các Cơ Sở Tại Các Căn Cứ Trên Đảo Trung Quốc Hiện Hữu
Sự phân tích ảnh chụp bằng vệ tinh các cơ sở quân sự Trung Quốc hiện hữu trên các ḥn đảo tại Biển Nam Trung Hoa cho thấy các cơ sở này một cách điển h́nh phô bày một số sự kết hợp các điều kể sau:
· Một đơn vị đồn trú;
· Các hệ thống súng pḥng không và pḥng thủ diện địa và trọng pháo;
· Trang thiết bị truyền tin;
· Radars;
· Một băi đáp máy bay trực thăng và một phi đạo;
· Các kho chứa nhiên liệu; và
· Một bến tầu và các vũng tàu có các đầu cầu chuyển hàng có thể vươn ra/thu về (roll-on/roll off docks).
Theo sự tường thuật, cơ sở mà Trung Quốc đang xây cất tại Rạn San Hô Fiery Cross Reef có thể gồm một hải cảng lớn đủ cho các chiến hạm cập bến (to dock surface combattants). 17
Sự Hiện Diện Đoàn Thuyền Đánh Cá, Tàu Pḥng Thủ Bờ Biển, và Tàu Quân Sự
Đối với Trung Quốc, các cơ sở quân sự được nâng cấp tại Quần Đảo Spratly có thể làm giảm bớt các thách đố tiếp vận của việc chống đỡ cho các hoạt động của các tàu hải quân, các tàu chạy nhanh pḥng vệ duyên hải, và các thuyền đánh cá tại phía nam Biển Nam Trung Hoa, cách xa đảo Hải Nam và bờ biển lục địa Trung Quốc. Hiện thời, các tàu của Hải Quân thuộc QĐNDGPTQ (PLA) và Lực Lượng Pḥng Vệ Bờ Biển Trung Quốc (China Coast Guard: CCG) hoạt động tại Biển Nam Trung Hoa phải quay trở lại các căn cứ dọc bờ biển Trung Quốc để tái tiếp tế, thực hiện các sự sửa chữa quan trọng, và cho các thủy thủ nghỉ phép trên bờ. Các căn cứ tại Quần Đảo Spratly có thể cho phép Trung Quốc chuyên chở đến đó nhiên liệu, đồ tiếp liệu, và các phụ tùng thay thế, và sau đó chuyển chúng đến các tàu Trung Quốc hoạt động trong khu vực, cải thiện một phần thời gian điều động để các tàu này có thể thực hiện các hoạt động. 18 Phần thời lượng này có thể được tăng thêm bằng việc đồn trú các tàu này tại các cơ sở này và luân chuyển liên tiếp các thủy thủ cho các tàu này – một phương thức mà Hải Quân Hoa Kỳ áp dụng hay dự trù sử dụng cho các tàu chiến quét ḿn trú đóng tại Vịnh Ba Tư và cho Các Tàu Chiến Đấu Duyên Hải sẽ được đồn trú tại Singapore. Các cơ sở nâng cấp cũng có thể làm giảm nhẹ các thách đố về tiếp vận của sự khai thác năng lượng bởi các công ty Trung Quốc tại phía nam Biển Nam Trung Hoa. Như đă được thảo luận trong một báo cáo của CRS, 19 các thuyền đánh cá Trung Quốc trong vài trường hợp đă quấy rối và đối đầu với các tàu không phải của Trung Quốc. Nhiều phân tích viên tin tưởng rằng chính phủ PRC chỉ huy và kiểm soát một số tàu đánh cá nào đó. 20 Một sự hiện diện gia tăng thuyền đánh cá Trung Quốc tại khu vực do đó có thể các hàm ư tiềm năng không chỉ cho các hoạt động đánh cá của Trung Quốc, mà c̣n cho khả năng của Trung Quốc để thi hành các sự tuyên nhận trên biển của nó trong vùng.
Hai quan sát viên, phát biểu một quan điểm được bày tỏ bởi các nhà quan sát khác, nói rằng các cơ sở này nhiều phần sẽ được sử dụng để “chấp hành các sự tuyên nhận thẩm quyền tài phán và lănh thổ của Trung Quốc, và tạo áp lực đè trên các chiến thuyền và các tàu pḥng thủ bờ biển của các nước tuyên nhận khác”. 21 Trong cuộc điều trần trước Quốc Hội, một viên chức quốc pḥng Hoa Kỳ cao cấp phát biểu,”Về mặt quân sự, sự cải tạo đất đai của Trung Quốc có thể giúp cho Trung Quốc, nếu nó lựa chọn, cải thiện các năng lực pḥng thủ và tấn công, kể cả …. khả năng thả neo các tàu có sống đáy tàu sâu hơn tại các tiền đồn của nó và chính từ đó mở rộng sự chấp hành luật pháp và sự hiện diện hải quân của nó xuống sâu hơn phía nam tại Biển Nam Trung Hoa …” 22 Qua việc tăng cường các khả năng hoạt động của nó trong khu vực, Trung Quốc có thể hy vọng làm nản ḷng các nước tranh giành khỏi việc thách đố các sự tuyên nhận lănh thổ của nó. Mặt khác, một quan sát viên khác, ghi nhận các sự thách đố tiếp vận liên tục nào đó, phát biểu rằng, “Mặc dù một phi đạo sẽ giảm bớt một khiếm khuyết trong sự phóng chiếu quyền lực và tiếp vận của PLA tại Biển Nam Trung Hoa, việc theo dơi và thi hành các sự tuyên nhận biển bao la của Trung Quốc sẽ tiếp tục c̣n là một thách đố cho PLA”. 23
Nhận Thức Lănh Vực Biển (MDA) và Hoạt Động T́nh Báo, Theo Dơi, và Thám Thính (ISR)
Các căn cứ tại Quần Đảo Spratly có thể được trang bị với các thiết bị kiểm thính điện tử và các đài radar truy quét trên không và trên mặt đất, điều sẽ cải thiện các khả năng MDA của Trung Quốc và các khả năng t́nh báo, theo dơi, và thám thính (ISR) của nó trong khu vực. Trung Quốc cũng có thể điều hành tàu tuần tra trên biển và/hay máy bay AWAC (Airborne Warning and Control System: Hệ Thống Kiểm Soát và Báo Động Trên Không) từ các căn cứ tại Quần Đảo Spratly, điều sẽ cải thiện hơn nữa các khả năng MDA và ISR của Trung Quốc. Các khả năng MDS và ISR được cải thiện sẽ yểm trợ cho cả các hoạt động thường nhật lẫn các chiến dịch chiến đấu tiềm năng. Tại một diễn đàn quốc pḥng quốc tế tại Trung Quốc, một sĩ quan Không Lực PLA cao cấp có nhấn mạnh đến tầm quan trọng của ISR đối với các kế hoạch của Trung Quốc. “Hiện có một nhu cầu về một căn cứ [tại Biển Nam Trung Hoa] để yểm trợ cho hệ thống radar và các hoạt động thu thập t́nh báo của của chúng tôi”, ông ta nói. “Sự t́m kiếm [máy bay mất tích của Hàng Không Mă Lai chuyến bay MH370] khiến chúng tôi nhận thức rằng chúng tôi không có đủ các khả năng không quân tại Biển Nam Trung Hoa. Có một nhu cầu về một căn cứ cho các hoạt động tại Biển Nam Trung Hoa v́ an ninh quốc gia và để bảo vệ các quyền lợi quốc gia”. 24
Truy T́m Và Cấp Cứu (Search and Rescue: SAR)
Các căn cứ tại Quần Đảo Spartly có thể nâng cao khả năng của Trung Quốc để thực hiện các hoạt động truy t́m và cứu vớt (SAR) tại các hải phận chung quanh. Khi khối lượng các hoạt động tàu thuyền và hàng không của Trung Quốc trong khu vực gia tăng, t́nh h́nh đ̣i hỏi các hoạt động SAR có thể trở nên thường xuyên hơn. Một Đề Đốc PLA đă nhấn mạnh đến các khả năng SAR (cùng với việc truyền tin) trong các sự giải thích của ông ta về các hoạt động cải tạo đất đai của Trung Quốc. 25 Dưới sự bảo trợ của Tổ Chức Hàng Hải Quốc Tế (International Maritime Organization: IMO), Trung Quốc được giao đảm nhiệm công tác SAR trên biển tại phần lớn Biển Nam Trung Hoa.
Khu Nhận Diện Pḥng Không Biển Nam Trung Hoa (ADIZ)
Nếu một lúc nào đó Trung Quốc tuyên bố một khu nhận diện pḥng không (air defense identification zone: ADIZ) trên Biển Nam Trung Hoa, 26 các radars đặt tại một hay nhiều địa điểm này, và sự sử dụng phi đạo và các cơ sở tiếp tế nhiên liệu tại Rạn San Hô Fiery Cross Reef để yểm trợ cho các hoạt động bởi máy bay can thiệp, có thể nâng cao sự thi hành khu ADIZ đó. Tư Lệnh Bộ Chỉ Huy Thái B́nh Dương của Hoa Kỳ, Đô Đốc Samuel Locklear, chứng nhận trước Quốc Hội hồi Tháng Tư 2015, “Các địa h́nh mở rộng xuống đó cũng có thể sau rốt dẫn đến sự bố trí các trang bị, chẳng hạn như các radar tầm xa, quân đội và các hệ thống hỏa tiễn tân tiến và nó có thể là một dàn phóng cho chúng, nếu có khi nào họ muốn thiết lập …. một khu ADIZ ở đó, giúp họ có thể thi hành từ đó”. 27 Trong thực tế, tùy thuộc vào các ranh giới mà Trung Quốc có thể ấn định cho một khu ADIZ tại Biển Nam Trung Hoa, sẽ rất khó khăn cho Trung Quốc để thi hành khu ADIZ mà không có sự trợ giúp từ các radar và máy bay tại Quần Đảo Spratly. (Ngay với sự yểm trợ được cung cấp từ các căn cứ tại Quần Đảo Spratly, Trung Quốc không có thể thi hành khu ADIZ một cách trọn vẹn). 28
Các Hệ Thống A2/AD và Các Hệ Thống Phóng Chiếu Sức Mạnh
Việc đồn trú các hệ thống A2/AD chẳng hạn như súng pḥng không, ASCM, máy bay chiến thuật, và các phi cơ chiến tranh chống tàu ngầm (antisubmarine warfare: ASW) tại các căn cứ thuộc Quần Đảo Spratly sẽ nâng cao các khả năng A2/AD của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa. 29 Phi đạo dài 3,000 mét (9,842.5 bộ Anh) trên Rạn San Hô Fiery Cross Reef có thể được sử dụng cho các hoạt động tiếp tế nhiên liệu cho máy bay đặt căn cứ trên đảo Hải Nam và lục địa, nới rộng tầm hoạt động của chúng đến tầm với xa nhất của Biển Nam Trung Hoa, và có lẽ đến các hải phận xa xôi hơn nữa.
Với các diện tích đất xác định của các ḥn đảo mà Trung Quốc đang xây dựng tại Biển Nam Trung Hoa, các phân tích viên không ước định Trung Quốc sẽ cho đồn trú các đơn vị quân đội to lớn với các khả năng phóng chiếu sức mạnh đáng kể tại các căn cứ này. Tuy nhiên, việc trú đóng các số lượng nhỏ hơn các binh sĩ Trung Quốc trên một hay nhiều đảo này, có thể mang lại cho Trung Quốc một khả năng tấn công thủy bộ hạn chế. Với sự sử dụng các máy bay trực thăng và tàu đổ bộ thủy bộ, và sự yểm trợ từ pháo binh di động Trung Quốc đồn trú tại các tiền đồn này, các binh sĩ như thế có thể được sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công vào các ḥn đảo gần cận được nắm giữ bởi các nước tuyên nhận cạnh tranh. 30
Các Hoạt Động Chiến Đấu
Mặc dù các căn cứ tại Quần Đảo Spratly sẽ trợ lực Trung Quốc trong những phương cách được tŕnh bày trong các đoạn trước, các căn cứ này sẽ có thể bị xâm kích trong t́nh trạng giao tranh, đặc biệt trong t́nh huống có liên can đến các lực lượng Hoa Kỳ, bởi chúng được xây cất trên các nền bằng cát, ngăn chặn đại dương trong một số trường hợp bằng các bờ kè (seawalls) có thể bị chọc thủng, và tập trung các cấu trúc then chốt vào các không gian nhỏ hẹp. Ngoài ra, các căn cứ này có thể có khả năng hạn chế để sửa chữa sự tổn hại v́ giao tranh, và có thể gặp khó khăn để tái tiếp tế từ lục địa, đặc biệt nếu các lực lượng đối phương cắt đứt các tuyến giao thông bằng đường hàng không và hàng hải. 31 Nói chung, việc phá hủy hay vô hiệu hóa một căn cứ sẽ khó khăn hơn cho các lực lượng vũ trang của một nước Đông Nam Á hơn là đối với quân đội Hoa Kỳ. V́ thế, các t́nh huống đích xác của bất kỳ kịch bản xung đột nào sẽ góp phần vào việc xác định kết quả. Một sĩ quan chiến tranh diện địa của Hải Quân Hoa Kỳ viết, “Điều này [sự khai triển Rạn San Hô Fiery Cross Reef] ảnh hưởng đến các kế hoạch bất ngờ của các hải quân trong vùng cho sự xung đột tại Biển Nam Trung Hoa. Họ phải dự liệu rằng các hoạt động trên biển của Trung Quốc sẽ có sự không yểm gần như thường trực khắp khu vực”. 32
Mặc dù các căn cứ dễ bị xâm kích, Trung Quốc vẫn có thể t́m các phương cách để rút ra các giá trị từ chúng trong một t́nh trạng chiến đấu, đặc biệt trong việc thực hiện một cuộc tiên kích chống lại một đối thủ tại Đông Nam Á. Trong khi có thể có khả năng bị hạn chế tại Rạn San Hô Fiery Cross Reef trong việc sửa chữa tổn hại do giao chiến đối với phi đạo ở đó, Trung Quốc có thể t́m cách làm giảm thiểu các ảnh hưởng của sự tổn hại đó bằng việc điều hành các máy bay trực thăng và phi cơ cất cánh nhanh/đáp thẳng xuống (short takeoff/vertical standing: STOVL) từ cơ sở.
Trong một cuộc xung đột hạn chế giữa Trung Quốc và một nước Đông Nam Á nhắm vào việc chiếm hữu các địa h́nh tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa, Trung Quốc có thể phóng ra các cuộc tấn công thủy bộ nhỏ từ các căn cứ mới được nâng cấp, như được thảo luận ở trên. Tuy nhiên, nếu các cuộc tấn công này thành công, Trung Quốc sẽ đối diện với một sự thách đố quan trọng trong việc yểm trợ và tái tiếp tế cho các binh sĩ này trong một môi trường biển tranh chấp, theo một chuyên viên. 33 Trong thực tế, đối thủ của Trung Quốc có thể t́m cách “làm chết đói” các binh sĩ chiếm đoạt một địa h́nh bằng vũ lực.
Trong một cuộc tranh chấp với các lực lượng Hoa Kỳ, các địa điểm này và các chiếc tàu cùng máy bay được điều động từ đó sẽ dễ bị xâm kích, nhưng nhu cầu để tấn công các địa điểm và các đơn vị này (ngoài việc tấn công các mục tiêu A2/AD khác) sẽ làm gia tăng thời lượng và nỗ lực cần thiết để phá sập hay đẩy lui mạng lưới A2/AD của Trung Quốc, và phân tán các tài nguyên của Hoa Kỳ khỏi việc thi hành các nhiệm vụ khác. Sự chuyển hướng các tài nguyên nhiều phần sẽ xảy ra trong các giai đoạn mở màn của một cuộc xung đột, khi Hoa Kỳ có thể có một số lượng giới hạn các tài nguyên tại chiến trường. Trong cách cung cách này, các căn cứ, các cơ sở của chúng, và các đơn vị hoạt động từ chúng sẽ tạo ra các sự thách đố mới cho các nhà hoạch định quân sự Hoa Kỳ, nhiều phần đ̣i hỏi sự sửa đổi các kế hoạch chiến tranh của Hoa Kỳ, và sẽ làm gia tăng các bất trắc cho các lực lượng Hoa Kỳ trong nhiều kịch bản chiến đâu khác nhau.
Các Hàm Ư Ngoại Giao
Trong các sự phát biểu chính thức của ḿnh, Trung Quốc đă khẳng định một quyền để tiến hành các dự án xây cất trên các đảo và các rạn san hô “của riêng nó” tại Biển Nam Trung Hoa, trong khi tố cáo các dự án xây cất “bất hợp pháp” bởi các nước tuyên nhận khác. Vài quốc gia tuyên nhận Đông Nam Á, gồm cả Phi Luật Tân và Việt Nam, đă phản đối các hoạt động của Trung Quốc. Phi Luật Tân đă phản đối hoạt động xâm phạm với vụ kiện của nó trước một phiên ṭa trọng tài theo Công Ước UNCLOS, bởi Trung Quốc đang làm biến đổi trạng thái của sáu địa h́nh trên đó Phi Luật Tân đă yêu cầu phiên ṭa tuyên phán lệnh. 34
Các hoạt động cải tạo có thể làm phức tạp thêm vài nỗ lực ngoại giao để hạ thấp các sự căng thẳng và làm giảm bớt sự rủi ro gây xung đột, kể cả các sự thảo luận khối ASEAN-Trung Quốc về một Bộ Quy Tắc Ứng Xử tại Biển Nam Trung Hoa cho các nước trong vùng và các đề nghị do Hoa Kỳ hậu thuẫn, chẳng hạn như một sự đ́nh chỉ hoạt động sẽ làm thay đổi nguyên trạng tại các khu vực tranh chấp. Trong một phiên họp Tháng Ba 2015 tại Jakarta, Tổng Thư Kư khối ASEAN Lê Lương Minh có nói về hoạt động rằng “sự mở rộng và [sự chiếm đóng] bất hợp pháp các ḥn đảo ảnh hưởng đến nguyên trạng và [chúng] làm phức tạp thêm t́nh h́nh”. 35
Các quan sát viên ghi nhận rằng có một nỗi nguy hiểm là hoạt động cải tạo đất đai của Trung Quốc có thể dẫn dắt các nước khác dến việc ít kiềm chế hơn. Trong Tháng Ba 2015, Phi Luật Tân loan báo rằng Phi Luật Tân sẽ tái lập các sự sửa chữa các cơ sở tại Quần Đảo Spratly – một đề nghị mà một phát ngôn viên chính phủ Trung Quốc gọi là “giả dôi’, nhưng là điều mà Bộ Ngoại Giao Phi Luật Tân nói rằng “không cách nào có thể so sánh với các hoạt động cải tạo khổng lồ của Trung quốc”. 36
Các viên chức Hoa Kỳ đă thúc giục sự kiềm chế bởi tất cả các tác nhân trong vùng. Trong buổi thuyết tŕnh báo chí Tháng Hai 2015, Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao Daniel Russel có nói: “… chúng tôi bênh vực cho sự hành sử sự tự kiềm chế bởi các nước tuyên nhân, đặc biệt về các hoạt động cải tạo đại quy mô để biến đổi các băi đá và băi cạn thành các tiền đồn có thể dễ dàng quân sự hóa. Đó là một lư do tại sao chúng ta đă bênh vực một cách xây dựng sự tự kiềm chế, sự đ́nh chỉ, sự ngưng nghỉ trong động thái mà mỗi nước trong các nước tuyên nhận nhân thấy sẽ gây ra rắc rối”. 37
Các Lời Phát Biểu và Kỹ Thuật Của Trung Quốc
Công việc cải tạo đất đai của Trung Quốc tại Quần Đảo Spratly dường như đă khởi sự ngay từ Tháng Chín 2013. 38 Chính phủ Trung Quốc đă không có ư kiến một cách cụ thể về công tác cho tới Tháng Ba 2015 và đă không đưa ra bất kỳ sự giải thích nào về các ư định của nó trên sự sử dụng các đảo nhân tạo mà nó đang xây dựng cho tới Tháng Tư 2015. Kể từ ngày đó, Trung Quốc đă thừa nhận các sự sử dụng quân sự được trù hoạch cho các ḥn đảo, trong khi nêu bật một chủ định được phát biểu nhằm sử dụng các ḥn đảo để cung cấp “các dịch vụ chung quốc tê’. Vào ngày 16 Tháng Sáu, 2015, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Lu Kang [Lục Kháng?] có đưa ra một sự phát biểu rằng công việc cải tạo đất đai sẽ sớm chấm dứt. 39
Các Sự Phát Biểu Chính Thức Của Trung Quốc
Lời b́nh luận chi tiết đầu tiên của chính phủ Trung Quốc về công việc cải tạo đất đai xảy ra khi trả lời một câu hỏi tại cuộc họp báo hàng năm của Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc, Vương Nghị, ở Bắc Kinh hôm 8 Tháng Ba, 2015. Họ Vương phát biểu:
Trung Quốc đang thực hiện sự xây cất cần thiết trên các ḥn đảo và rạn san hô của chính ḿnh. Sự xây cất không nhắm hay ảnh hưởng đến bất kỳ nước nào. Chúng tôi không giống như vài nước khác, các kẻ tham gia vào sự xây cấy “bất hợp pháp” trên nhà của kẻ khác. Và chúng tôi không chấp nhận sự chỉ trích từ các kẻ khác khi chúng tôi chỉ đang xây dựng các cơ sở trong vườn nhà của chính chúng tôi. Chúng tôi có mọi quyền để làm các điều hợp pháp và chính đáng.
Điều này có nghĩa, Trung Quốc sẽ tiếp tục bảo vệ tự do hàng hải tại Biển Nam Trung Hoa. Chúng tôi sẽ tiếp tục giải quyết một cách ḥa b́nh các sự tranh chấp xuyên qua sự đối thoại và tham khảo trực tiếp. Và chúng tôi sẽ tiếp tục đóng giữ một vai tṛ xây dựng trong việc duy tŕ ḥa b́nh và sự ổn định trong vùng. Chính sách của Trung Quốc đối với láng giềng được hướng dẫn bởi nguyên tắc thành thật, hữu nghị, có lợi hỗ tương và ḥa nhập. Nó nhằm mang lại sự ḥa hợp, ổn định, và sự thịnh vượng cho láng giềng. Chính sách này hiện và sẽ không thay đổi. 40
Một tháng sau đó, vào ngày 9 Tháng Tư, 2015, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao, Hoa Xuân Oánh, lần đầu tiên đă t́m cách giải thích các ư định bao quát nằm dưới công việc cải tạo đất đai và xây cất của Trung Quốc tại Quần Đảo Spratly. Bà ta liệt kê các mục đích của Trung Quốc như sau:
· “tối ưu hóa” các chức năng của các đảo và các rạn san hô;
· “cải thiện các điều kiện sinh sống và làm việc của các nhân viên đồn trú tại đó”;
· “bảo toàn hữu hiệu hơn chủ quyền lănh thổ và các quyền và quyền lợi biển”;
· “thi hành tốt đẹp hơn trách nhiệm và các nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc”; và
· “thỏa măn nhu cầu pḥng thủ quân sự cần thiết”. 41
Họ Hoa có nói sự xây cất trên các rạn san hô sẽ cho phép Trung Quốc chu toàn các trách nhiệm quốc tế của nó trong các lănh vực:
· T́m kiêm và cứu vớt trên biển;
· Ngăn chặn và giảm bớt tại họa (kể cả việc cung cấp nơi trú náu cho tàu thuyền tránh các cơn băo và gió mùa;
· Khoa học và nghiên cứu biển;
· Quan sát và tiên đoán thời tiết biển;
· Bảo vệ môi trường;
· An toàn hải hành; và
· Các dịch vụ đánh cá.
Họ Hoa cam kết rằng Trung Quốc sẽ cung cấp các dịch vụ như thế cho “các tàu của Trung Quốc, các nước láng giềng, và các nước khác lái tàu xuyên qua Biển Nam trung Hoa”. Trước các cáo buộc rằng các hoạt động cải tạo đất đai của Trung Quốc có tính chất hủy hoại môi trường, họ Hoa tuyên bố rằng Trung Quốc lo lắng về việc bảo vệ môi trường sinh thái và các tài nguyên ngư nghiệp. “Môi trường sinh thái của Biển Nam Trung Hoa sẽ không bị tổn hại”, bà ta hứa hẹn. 42
Nhiều viên chức Trung Quốc cao cấp hơn từ đó đă lập lại các điều phát ngôn của bà Hoa về các ư định của Trung Quốc tại các diễn đàn khác. Lên tiếng tại cuộc Đối Thoại Shangri-La Dialogue tại Singapore hồi Tháng Năm 2015, Đô Đốc Sun Jianguo, Tổng Tham Mưu Phó Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc, có nêu ra như một thí dụ về sự cung cấp các dịch vụ công cộng của Trung Quốc là sự xây cất các hải đăng của nó trên hai rạn san hô mà Trung Quốc chiếm đóng, Cuarteron Reef (Châu Viên) và Johnson South Reef (Gạc-Ma). Ông ta biện hộ cho kích thước của sự cải tạo đất đai và công việc xây cất của Trung Quốc bằng việc tuyên bố, “Như một nước chính yếu, kích thước và nhịp độ trong sự xây cất của nó tương ứng với các trách nhiệm và các nghĩa vụ quốc tế mà Trung Quốc đảm nhận tại Biển Nam Trung Hoa”. Ông ta nói thêm rằng Trung Quốc “đă hành sử với sự kiềm chế lớn lao” trong việc giải quyết các sự tranh chấp trên biển. 43
Trong sự phát biểu hôm 16 Tháng Sáu, 2015 loan báo sự chấm dứt được hoạch định cho công việc cải tạo đất đai của Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Lu Kang có nói rằng “như đă được trù hoạch công việc bồi đắp sẽ được hoàn tất “trong các ngày sắp tới”. Kế đó, ông ta có nói, “chúng tôi sẽ khởi sự xây cất các cơ sở để đáp ứng các đ̣i hỏi chức năng”. Bản tuyên bố cũng lập lại các thành tố của các lời phát biểu trước đây. Cụ thể, họ Lu đà tuyên bố rằng các hoạt động của Trung Quốc:
· “nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc, và có tinh chất hợp pháp, hợp lư và chính đáng”;
· “không ảnh hưởng đến sự tự do hàng hải và hàng không hưởng dụng bởi mọi nước phù hợp với luật quốc tế tại Biển Nam Trung Hoa”; và
· Đă không và sẽ không ‘làm tổn hại đến hệ thống và môi trường sinh thái biển tại Biển Nam Trung Hoa”.
Về các chủ định của Trung Quốc, họ Lu lập lại rằng “Ngoài việc thỏa măn nhu cầu pḥng thủ quân sự cần thiết, mục đích chính trong các hoạt động xây cất của Trung Quốc là nhằm đáp ứng nhiều yêu cầu dân sự khác nhau và để thực hiện tốt hơn các nghĩa vụ và các trách nhiệm quốc tế của Trung Quốc …” 44
Vào ngày 17 Tháng Sáu, 2015, Tân Hoa Xă chính thức của Trung Quốc đă trưng dẫn Ủy Hội Cải Cách và Phát Triển Quốc Gia của Trung Quốc (NDRC) khi nói rằng các cơ sở dân sự mà Trung Quốc dự trù xây dựng trên các ḥn đảo nhân tạo bao gồm các hải đăng, các trạm truyền thanh hàng hải, và “các cơ sở sử dụng cho sự quan sát môi trường, ngăn chặn và xoa dịu tai họa, yểm trợ giao thông và tiếp vận”. Tân Hoa Xă trích dẫn Ủy Hội NDRC khi nói rằng các cơ sở như thế “là nhằm bảo đảm cho các nhu cầu dân sự địa phương, cung cấp cho cộng đồng quốc tế các dịch vụ công cộng, như trợ giúp và cứu vớt trên biển, và phát huy sự hợp tác quốc tế trong sự nghiên cứu khoa học biển}. 45 Trung Quốc đă không tiết lộ các kế hoạch của nó cho các cơ sở quân sự.
Trung Quốc cho đến nay chưa khẳng định các sự tuyên nhận pháp lư mới đặt trên sự xây dựng đảo nhân tạo của nó. Sau khi Hoa Kỳ cho phi cơ giám sát biển P-8A Poseidon bay gần các địa h́nh cải tạo, với một nhân viên hăng truyền h́nh CNN trên phi cơ, Trung Quốc đă phản đối chuyến bay, nhưng không phải trên mặt pháp lư. Thay vào đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Hong Lei (Hồng Lỗi) nói rằng sự thám thính bởi máy bay quân sự Hoa Kỳ “đaặt ra một sự đe dọa tiềm năng cho an ninh của các dịa h́nh trên biển của Trung Quốc, và có nhiều xác suất gây ra các sự tính toán sai lạc, hay ngay cả đến các biến cố hàng không và hàng hải”. 46
Sự B́nh Luận Không Chính Thức Của Trung Quốc
Chủ đề kiềm chế thường có mặt trong các lời tường thuật của Trung Quốc về công việc cải tạo đất đai. Chúng nói chung mô tả Trung Quốc như đang t́m cách bắt kịp các nước tuyên nhận cạnh tranh, các nước được phác họa như đă từng tham gia trong nhiều thập niên sự xây cất và cải tạo đất đai tại các địa h́nh trên biển, cũng như khai thác các tài nguyên kinh tế, kể cả dầu hỏa. Hoa Kỳ bị h́nh dung là đă nhắm mắt làm ngơ đối với hoạt động này. Sự trần thuật xuất hiện trong một bài báo Tháng Mười Hai 2014 bởi phân tích viên quân sự của tờ Dongguan Daily có tính chất tiêu biểu:
Trung Quốc luôn luôn có một chiều hướng thận trọng, tuân thủ theo “Bản Tuyên Bố về Sự Ứng Xử Của Các Bên tại Biển Nam Trung Hoa”, và né tránh “các màn biểu dương”, nhưng sự kiềm chế của Trung Quốc đă không được hỗ ứng. Với sự yểm trợ của các đại cường bên ngoài, một số nước làng giềng tại Biển Nam Trung Hoa đă gia tăng hơn nữa [các nỗ lực của họ] và “đóng cọc xí phần” (staked out) Biển Nam Trung Hoa. Đối diện với một t́nh h́nh khẩn cấp như thế, Trung Quốc nhận thấy rằng chỉ dựa trên các bản tuyên bố ngoại giao về chủ quyền và các sự phản kháng không thôi th́ không đủ để ngăn chặn sự xâm phạm gia tăng vào các quyền lợi [của Trung Quốc], và do đó trong các năm gần đây, Trung Quốc đă khởi sự thay đổi ư nghĩ của nó về sự bảo vệ các quyền hạn. 47
Các bài viết của Trung Quốc thường tuyên bố các kể kể sau:
· Trung Quốc chỉ chiếm cứ 7 địa h́nh tại Quần Đảo Spratly, trong khi Việt Nam chiếm giữ 29, Phi Luật Tân 8, Mă Lai 5, và Đài Loàn 1. 48 (Các nguồn tài liệu phi Trung Quốc đôi khi đưa ra các con số khác biệt). Các viên chức Trung Quốc thường đề cập đến các nước tuyên nhận khác chiếm đóng các địa h́nh tại Quần Đảo Spratly là “đă xâm lăng và chiếm đóng một cách bất hợp pháp” các đảo và rạn san hô của trung Quốc. 49
· Số lượng các địa h́nh mà Việt Nam chiếm đóng tại Quần Đảo Spratly, và số binh sĩ mà Việt Nam đồn trú trên đó, đều đă gia tăng đáng kể trong thập niên 1990. Theo một bài báo của Trung Quốc, trong năm 1993, Việt Nam chiếm đóng 24 địa h́nh và có 600 binh sĩ đồn trú trên đó; vào năm 2002, Việt Nam chiếm đóng 29 địa h́nh và đă có đến 2,020 binh sĩ trú đóng trên đó. 50
· Ngay cả trước khi có sự xây cất được tường thuật gần đây bởi Trung Quốc một phi đạo trên Rạn San Hô Fiery Cross Reef, bốn nước tuyên nhận khác đă sẵn xây dựng các phi trường đủ to cho các chiến đấu cơ loại lớn trên các địa h́nh mà họ kiểm soát tại Quần Đảo Spratly. Các phi trường này nằm trên đảo Ityu Aba, bị chiếm đóng bởi Đài Loan, Spartly Island, chiếm đóng bởi Việt Nam, đảo Thitu, chiếm đóng bởi Phi Luật Tân, và Swallow Reef, chiếm đóng bởi Mă Lai. 51 Trung Quốc và Brunei là các nước tuyên nhận duy nhất hiện không có các căn cứ hàng không hoạt động tại Quần Đảo Spartly.
· Các nước khác đă tham gia vào sự cải tạo đất đai đáng kể trên các địa h́nh tranh chấp tại Quần Đảo Spratly kể từ thập niên 1970. Thí dụ, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đă tố cáo rằng Việt Nam “đă thực hiện sự cải tạo đại quy mô tại hơn 20 địa h́nh trên biển” thuộc Quần Đảo Spratly và “đă xây cất trên đó một số lượng đáng kể các cơ sở cố định chẳng hạn như các vũng bến cảng, phi đạo, các căn cứ hỏa tiễn, các ṭa nhà văn pḥng, các trại lính, các khách sạn và các hải đăng”. Bộ Ngoại Giao cũng nêu lên việc sự xây cất của Phi Luật Tân một phi trường và hải cảng tại đảo Thitu. 52
· Các nước tuyên nhận khác bị cáo giác đă khoan 1,380 giếng dầu tại Biển Nam Trung Hoa, với sản lượng hàng năm lên tới 423 triệu thùng (50 triệu tấn). Trung Quốc nói rằng nó không hề khoan một giếng nào, mặc dù kể từ 2012, nó trong vài lần có phái giàn khoan Haiyang Shiyou 981 đến Biển Nam Trung Hoa để thăm ḍ về dầu hỏa và khí đốt thiên nhiên. 53
H́nh 2: Các Địa H́nh Chiếm Cứ Tại Quần Đảo Spratly (Tháng Tư 2015)
Nguồn: Bản Đồ Bộ Ngoại Giao [Hoa kỳ], được thích ứng bởi Sở CRS.
Vai Tṛ Của Kỹ Thuật Mới
Các báo cáo của Trung Quốc ghi công lao của kỹ thuật mới cho sự thành công của Trung Quốc trong việc biến đổi một cách mau lẹ các địa h́nh do Trung Quốc kiểm soát tại Quần Đảo Spratly. Trung Quốc đă điều động một tàu nạo vét mới tinh xảo được gọi là Tianjing hay “Sky Whale: Thiên Ḱnh”, điều khiển bởi Công Ty do nhà nước sở hữu Tianjin Dredging Co., Ltd., một đơn vị của Công Ty Xây Dựng Giao Thông Trung Quốc (China Communications Construction Company, Ltd. (Xem h́nh chụp bên dưới). Theo các sự tường thuật trên trang mạng của cơ quan sở hữu và thiết kế tàu cuốc này, tàu Tianjing được thiêt; kế bởi Đại Học Giao Thông Thượng Hải (Shanghai Jiaotong University) và hăng kỹ sư Đức Quốc Vosta LMG và được đóng bởi Xưởng Đóng Tàu Công Nghệ Nặng Thương Mại Trung Quốc (China Merchants Heavy Industry Yard) tại Shenzhen giữa ngày 28 Tháng Tư, 2008 và Tháng Một, 2010. Giờ đây nó là tàu cuốc nạo vét hút đất tự kéo-đẩy lớn thứ ba trên thế giới, và lớn nhất tại Á Châu, với khả năng nạo vét sâu tới 30 mét (98 bộ Anh) và di chuyển 4,500 mét khối (159,000 bộ khối) đất sét, cát nén, sỏi, và đá mỗi giờ. 54 Bởi nó tự kéo và đẩy, nó có thể tự di chuyển tự thân xuống phần phía nam của Biển Nam Trung Hoa, khác với các chiếc tàu không tự kéo và đẩy được, cần phải được kéo đi. Một khi đến nơi, tàu Thiên Ḱnh có thể dễ dàng qua lại giữa tất cả các rạn san hô ở Quần Đảo Spratly mà Trung Quốc chiếm đóng.
H́nh 3: Tàu Cuốc Nạo Vét Hút Đất Tự Kéo & Đẩy Thiên Ḱnh (Tianjing: Sky Whale)
Can dự vào công việc bồi lấp tại Quần Đảo Spratly
Nguồn: “’天鲸号’自航绞吸式挖泥船完成航行试验[图]” (“The Tianjing Self-Propelled Cutter Suction Dredger Completes Sea Trials (Image),” January 4, 2010, website of Shanghai Jiaotong University, http://news.sjtu.edu.cn/info/1007/74411.htm.
Viết trên một trang mạng tổng hợp tin tức Trung Quốc được ưa thích, Guancha, nhà b́nh luận Shi Yang có tường thuật rằng tàu Thiên Ḱnh đă trải qua 193 ngày di chuyển giữa năm rạn san hô tại Quần Đảo Spratly trong thời gian từ Tháng Chín 2013 đến Tháng Sáu 2014. Họ Shi ước lượng rằng trong thời khoảng đó, tàu Tianjing đă trút hơn 10 triệu mét khối (13 triệu thước Anh khối (cubic yards) cát và nước biển trên các rạn san hô, hay tương đương với ba lần khối lượng bê tông được dùng để xây Đập Nước Hoover Dam. “Trong cuộc thi đua bồi lấp này liên can đến ư chí và năng lực quốc gia, nơi mà Trung Quốc tiến tới từ phía sau, kỹ thuật tiên tiến và các sản phẩm ưu việt của các ngành công nghệ chắc chắn sẽ có tính chất quan yếu”, họ Shi viết như thế. 55
Các Nỗ Lực Cải Tạo Đất Đai Của Các Nước Khác
Cải tạo đất đai là một hoạt động thông thường quanh thế giới. Nhiều thành phố ven biển và ven sông tại Hoa Kỳ và các nước khác đă có các khu vực đất đai của họ được mở rộng xuyên qua các dự án bồi lấp. Ḥa Lan là một thí dụ nổi tiếng về một quốc gia đă mở rộng diện tích đất đai của nó với một tỷ lệ đáng kể xuyên qua sự bồi đắp. Singapore là một thí dụ khác. 56 Một dự án bồi đắp đất đai của Singapore tại Eo Biển Straits of Johor đă trở thành chủ đề của một vụ kiện pháp ly quốc tế giữa Singapore và Mă Lai được giải quyết trong năm 2005. 57 Gần đây hơn, các viên chức Singapore đă bày tỏ các sự quan ngại về một dự án cải tạo đất đai của Mă Lai tại Eo Biển Straits of Johor. 58
Nhiếu nước quanh thế giới, như một phần trong các hoạt động cải tạo đất đai của họ, đă xây cất các ḥn đảo nhân tạo tại các hải cảng và hải phận gần với các bờ biển lục địa tự nhiên của họ. Một số trong các ḥn đảo nhân tạo lớn nhất này được xây cất bởi Nhật Bản.
Trong phạm vi Quần Đảo Spratly, tất cả các nước tuyên nhận, ngoại trừ Brunei, đều đă tiến hành sự bồi lấp trên các địa h́nh chiếm đóng, tuy thế các nhà quan sát và các viên chức Hoa Kỳ tranh luận rằng hoạt động của Trung quốc th́ lớn rộng hơn nhiều so với sự cải tạo của tất cả các nước kia công lại. Các ảnh chụp từ vệ tinh công bố hồi Tháng Tư 2015 bởi Đề Xướng Minh Bạch Hàng Hải Á Châu của Trung Tâm CSIS cho thấy rằng Việt Nam đă làm việc bồi lấp gần đây trên hai trong số các khối đất tại Quần Đảo Spratly mà Việt Nam chiếm cứ, Sand Cay (Sơn Ca) và West Reef [nguyên bản không xác định rơ là West London Reef: Đá Tây, hay South West Cay: Đảo Song Tử Tây, chú của người dịch]. Báo cáo cho thấy rằng Việt Nam đă cải tạo một tổng số là 200,000 mét vuông trên các địa h́nh mà nó chiếm cứ tại Quần Đảo Spratly. Báo Cáo Hàng Năm của Bộ Quốc Pḥng với Quốc Hội Về Các Sự Phát Triển An Ninh và Quân Sự Liên Can Đến Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc năm 2015 có tường thuật rằng Đài Loan đă khởi sự một nỗ lực cải tạo đất đai khiêm tốn tại đảo Itu Aba hồi Tháng Tư 2014 và đă bồi đắp ít nhất khoảng năm mẫu Anh (acres) đất gần phi đạo của đảo. 60
Giữa các năm 1936 và 1964, quân đội Hoa Kỳ đă sử dụng việc cải tạo đất đai để mở rộng đảo chính của quần thể Johnson Atoll, một lănh thổ của Hoa Kỳ tại Bắc Thái B́nh Dương, tọa lạc vài trăm dặm phía tây nam Hawaii. Kích thước của ḥn đảo đă gia tăng từ diện tích nguyên thủy là 46 mẫu Anh (acres) lên tới diện tích sau cùng là 596 mẫu Anh – tăng hơn 10 lần. Công việc bồi đắp cùng làm gia tăng diện tích của một đảo khác trong ṿng chuổi đảo san hô này, Đảo Sand Island, từ 10 mẫu Anh lên 22 mẫu Anh, và đă tạo ra hai đảo mới trong ṿng chuỗi đảo, được đặt tên là North và East, có diện tích lần lượt là 25 và 18 mẫu Anh. 61 Ṿng chuỗi đảo này được sử dụng bởi quân đội Hoa Kỳ cho nhiều mục đích khác nhau trong vài thập niên, cho đến 2004, và nó được quản trị bởi US Fish and Wildlife Serice (Sở [Quản trị] Đời Sống Hoang Dại và Cá Hoa Kỳ) làm một Nơi Ẩn Náu Sinh Hoạt Hoang Dại Quốc Gia (National Wildlife Refuge). 62
Chiến Lược Của Hoa Kỳ
Cân hỏi là liệu Hoa Kỳ có một chiến lược để can ngăn Trung Quốc đừng tiếp tục các hoạt động cải tạo đất đai của nó, hay để đáp ứng với các hoạt động đó hay không, và nếu có, liệu chiến lược đó có đầy đủ hay không, là một phần của một câu hỏi lớn hơn. Câu hỏi lớn hơn đó là liệu Hoa Kỳ có một chiến lược bao trùm cho việc đối đầu với điều được gọi là các chiến thuật “cắt dần từng lát một: salami slicing” khác nhau của Trung Quốc nhằm giành đoạt dần dà một mức độ lớn hơn sự kiểm soát trên các địa h́nh, hải phận, và không phận tại Biển Đông Á và Biển Nam Trung Hoa hay không, và nếu có, liệu chiến lược bao trùm đó có đầy đủ hay không. Các câu hỏi rộng hơn này đă được nói đến khá dài trong Báo Cáo CRS số R42784, Maritime Territorial and Exclusive Economic Zone (EEZ) Disputes Involving China: Issues for Congress, của Ronald O’Rourke (xem đoạn “U.S. Strategy for Countering ‘Salami-Slicing’ Strategy”). Như đă được thảo luận trong báo cáo đó, một số quan sát viên tin tưởng rằng Hoa Kỳ không có một chiến lược bao trùm có phối hợp để đối phó với các chiến thuật “cắt xén dần từng lát’ của Trung Quốc, hay chiến lược hiện thời của Hoa Kỳ th́ không đầy đủ. Bản báo cáo có ghi lại các đề nghị khá dài từ các quan sát viên này về những ǵ Hoa Kỳ có thể làm để thi hành một chiến lược mạnh hơn. 63
Các viên chức Hoa Kỳ đă bày tỏ các sự quan ngại mạnh mẽ về các hoạt động cải tạo đất đai của Trung Quốc trên căn bản rằng chúng làm mất ổn định và không phù hợp với các sự cam kết mà Trung Quốc đă đưa ra trong Bản Tuyên Bố không ràng buộc DOC 2002, và cũng đă yêu cầu Trung Quốc đ́nh chỉ các hoạt động đó. 64 Một cảnh cáo cụ thể mà Hoa Kỳ đă đưa ra cho Trung Quốc là về vấn đề một khu ADIZ tiềm ẩn của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa. Trong một cuộc phỏng vấn hồi Tháng Một 2014, một viên chức cao cấp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia có tuyên bố, “Chúng ta nói rất rơ với phía Trung Quốc rằng chúng ta sẽ xem việc đó (việc ấn định một khu ADIZ nữa) như một sự phát triển có tinh chất khiêu khích và tạo bất ổn sẽ đưa đến các sự thay đổi trong sự hiện diện và vị thế quân sự của chúng ta trong vùng”. 65 Một viên chức cao cấp của Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ có phát biểu hồi Tháng Năm 2015, “Chúng ta đang tích cực lượng định các hàm ư quân sự của sự cải tạo đất đai và nhất quyết có hành động hữu hiệu và thích hợp”. 66
Hoa Kỳ đă cho bay – và công bố -- các chuyến bay giám định gần vài địa h́nh đă cải tạo, khiến tạo ra các sự cảnh cáo của Trung Quốc đ̣i phi cơ rời khỏi khu vực. 67 Một số quan sát viên lập luận rằng một khía cạnh của chiến lược của Hoa Kỳ có thể là việc công bố tầm mức của sự bồi đắp và xây dựng, và các ư định của Hoa Kỳ nhằm ủng hộ tự do hàng hải. 68 Trong bài diễn văn đọc tại Đối Thoại Shangri-La, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Carter đă nói, “Xin chớ lầm lẫn: Hoa Kỳ sẽ bay, lái tàu, và hoạt động tại bất kỳ nơi nào mà luật quốc tế cho phép, như các lực lượng Hoa Kỳ đang làm tại khắp nơi trên thế giới”. 69
Tư Lệnh Hạm Đội Hải Quân Số 7 Hoa Kỳ, Phó Đô Đốc Robert Thomas, đă đề nghị rằng quân đội Hoa Kỳ và Nhật Bản thực hiện các cuộc tuần tra trên không hỗn hợp tại Biển Nam Trung Hoa, và rằng các nước trong khối ASEAN thành lập một sự tuần tra hàng hải hỗn hợp tại Biển Nam Nrung Hoa – một nỗ lực, ông tuyên bố, rằng Hải Quân Hoa Kỳ sẽ ủng hộ. 70 Một cách tổng quát hơn, Hoa Kỳ đang thực hiện các bước tiến đến việc gia tăng sự hợp tác an ninh của Hoa Kỳ với Nhật Bản, Phi Luật Tân, Việt Nam, và Mă Lai, và để gia tăng các khả năng hàng hải của Manila và Hà Nội. Điều này bao gồm việc cung cấp trang thiết bị và sự yểm trợ hạ tầng cơ sở cho lực lượng pḥng vệ duyên hải của Việt Nam, trợ giúp Phi Luật Tân xây dựng một Hệ Thống Theo Dơi Bờ Biển Toàn Quốc (National Coast Watch System) để cải thiển sự nhận thức lănh vực hàng hải của nó, và thực hiện các cuộc thao tập giám sát biển với Indonesia mới bao gồm các phần lộ tŕnh hồi gần đây trên Biển Nam Nrung Hoa lần đầu tiên. 71
Liệu các hành động cá nhân của Hoa Kỳ (ngoài các lời tuyên bố đề cập trực tiếp đến các hoạt động cải tạo đất đai) đang được thực hiện đáp lại nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, các chiến thuật cắt dần từng lát của nó nói chung, các nỗ lực cải tạo đất đai của nó nói riêng, hay một số sự kết hợp của các điều này có khó được nhận thấy hay không. Liệu có các thành tố phụ cộng, không được công bố, trong chiến lược hiện thời của Hoa Kỳ để can ngăn Trung Quốc đừng tiếp tục các hoạt động cải tạo đất đai của nó không được rơ ràng hay không.
Ngoài sự can thiệp quân sự trực tiếp của Hoa Kỳ, điều không rơ rệt rằng đâu là những điều mà Hoa Kỳ có thể làm để ngăn chặn một cách trực tiếp các hoạt động cải tạo đất đai của Trung Quốc. Các sự lựa chọn của Hoa Kỳ để đáp ứng với các hoạt động đó chính v́ thế rơ ràng gồm các hoạt động tiềm năng để áp đặt các giá phải trả của Trung Quốc v́ việc tiếp tục các hoạt động đó. Với nhiều nhiệm ư trong các sự lựa chọn này, như với chính sách hiện thời, có một bất trắc rằng Hoa Kỳ có thể hoặc khiêu khích các phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc hay bị nh́n là không hiệu quả nếu Trung Quốc không thay đổi đường lối.
Trong những tuần lễ gần đây, vài quan sát viên đă nêu ra các ư tưởng về các sự lựa chọn tiềm năng của Hoa Kỳ để áp đặt các sự giá phải trả như thế, bao gồm như sau:
· Các sự tuyên bố mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ với Trung Quốc về các hậu quả dành cho Trung Quốc trên việc tiếp tục các hoạt động cải tạo đất đai, và một cách tổng quát hơn, thay đổi giọng điệu đàm thoại với Trung Quốc;
· Công bố rơ hơn các hoạt động cải tạo đất đai và các hoạt động khác của Trung Quốc trong khu vực, cũng như các hàm ư tiềm năng của chúng đối với luật quốc tế và sự quản trị của cộng đồng toàn cầu, đến công chúng và các chính phủ trong vùng và trên toàn cầu;
· Chống đối các hoạt động cải tạo đất đai trong các hải phận tranh chấp bởi cả Trung Quốc lẫn các nước tuyên nhận khác;
· Tăng cường khả năng của các nước liên minh và đối tác trong vùng để duy tŕ sự nhận thức lănh vực biển (MDA), các cuộc tuần tra của quân pḥng vệ duyên hải, và các hoạt động của đoàn thuyền dánh cá trong khu vực;
· Tăng cường hơn nữa sự hợp tác an ninh Hoa Kỳ với các nước liên minh và đối tác trong vùng, và với Ấn Độ, tới mức độ tạo lập một liên hiệp để đối cân với sự khẳng quyết của Trung Quốc;
· Gia tăng việc bán vũ khí cho Đài Loan; 72 và
· Gia tăng các hoạt động của Hải Quân Hoa Kỳ trong vùng. 73
Vào cuối Tháng Ba 2015, Thượng Viện đă đồng ư với Tu Chính Án Thượng Viện số 705 kèm theo nghị quyết chuẩn chi ngân sách Thượng Viện S.Con.Res. 11, cho phép Ủy Ban Ngân Sách Thượng Viện cấp ngân khoản cho một “kế hoạch hợp tác an ninh và xây dựng khả năng đối tác bao quát, nhiều năm tại vùng Indo-Pacific, kể cả cho một kiến trúc nhận thức lănh vực biển cấp vùng và cho các cuộc thao diễn song phương và đa phương, cặp bến hải cảng, và các hoạt động huấn luyện của Quân Lực Hoa Kỳ và Lực Lượng Pḥng Vệ Duyên Hải Hoa Kỳ … “ Các hoạt động an ninh hợp tác dự liệu trong tu chính án này, đặc biệt các hoạt động MDA hỗn hợp, có thể là một tiêu điểm ngắn hạn cho các nỗ lực của quốc hội để điều chỉnh chiến lược an ninh của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á. Đạo Luật Chấp Thuận Chuẩn Chi Quốc Pḥng được đề xuất bởi Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện cho Tài Khóa 2016 (S. 1376) chuẩn chi 50 triệu Mỹ Kim để cung cấp trang thiết bị, đồ tiếp liệu, và huấn luyện các nước Đông Nam Á xây dựng các khả năng nhận thức lănh vực biển để đối phó với các sự thách đố chủ quyền trên biển gia tăng tại Biển Nam Trung Hoa. Tại cuộc Đối Thoại đa phương Shangri-La hồi Tháng Năm 2015, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Carter có loan báo một Sáng Kiến An Ninh Hàng Hải Đông Nam Á trong 5 năm, trị giá $425 triệu Mỹ Kim để trợ giúp các nước trong vùng cải thiện các khả năng hàng hải của họ. 74
Nh́n Về Phía Trước
Một vài biến cố trong những tháng sắp tới có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động bồi đắp hay bởi sự bất ổn tại Biển Nam Trung Hoa một cách tổng quát hơn. Các biến cố này có thể mang đến các cơ hội để Quốc Hội đóng giữ một vai tṛ.
· Vụ kiện theo Công Ước UNCLOS của Phi Luật Tân: Phiên Ṭa Trọng Tài UNCLOS đă nhận được sự phúc đáp của Phi Luật Tân đối với các câu hỏi sơ khởi của phiên ṭa hôm 15 Tháng Ba, 2015. Một số câu hỏi mà phiên ṭa đang cứu xét liên can đến các địa h́nh đang được cải tạo. Phiên ṭa có thể đưa ra một quyết định rằng liệu nó có sẵn sàng để tuyên một phán lệnh vào nửa sau của năm 2015. Một phán lệnh kế tiếp sau đó có thể sớm được đưa ra ngay trong nửa đầu của năm 2016.
· Sự thăm ḍ năng lượng khả hữu: Mùa gió mùa trong vùng khiến cho sự thăm ḍ biển sâu trở nên khó khăn trong phần lớn thời gian của cả năm. Tuy nhiên, mùa yên tĩnh điển h́nh thường bắt đầu trong Tháng Tư hay Tháng Năm. Trong năm 2014, sự khởi đầu thời kỳ yên tĩnh này trùng hợp với quyết định của Trung Quốc để di chuyển giàn khoan nổi thăm ḍ dầu hỏa vào trong hải phận c̣n tranh chấp với Việt Nam.
· Các biến cố ngoại giao: các viên chức Hoa Kỳ cũng có thể có cơ hội để nêu lên vấn đề tại các kỳ họp bao gồm Diễn Đàn Toàn Vùng khối ASEAN (ASEAN Regional Forum) (Ngày 6, Tháng Tám) và Thượng Đỉnh Đông Á (Ngày 22 Tháng Mười Một).
Các biến cố châm ng̣i tiềm năng khác đặc biệt liên quan đến các hoạt động cải tạo đất đai của Trung Quốc mà Quốc Hội có thể theo dơi và chiến lược Hoa Kỳ có thể cứu xét nhưng không bị giới hạn trong các biến cố kể sau:
· Sự công bố khả hữu bằng chứng vệ tinh rằng Trung Quốc đă hoàn tất sự xây cất hạ tầng cơ sở đặc biệt – chẳng hạn như các căn cứ không quân, các hải cảng, hay các hệ thống radar trên các địa h́nh bồi lấp;
· Các sự tuyên bố chính thức hay các hồ sơ pháp lư đệ nạp của Trung Quốc tuyên nhận rằng các địa h́nh hay băi đá ch́m dưới mặt nước trước đây nay hội đủ điều kiện như các ḥn đảo nhằm tuyên nhận lănh hải và khu kinh tế độc quyền (EEZ);
· Sự sử dụng các cơ sở trên đảo mới xây dựng để yểm trợ quân đội Trung Quốc, lực lượng Pḥng Vệ Duyên Hải Trung Quốc, hay các hoạt động thăm ḍ hơi đốt và dầu hỏa; và
· Sự đồn trú của các lực lượng quân sự, các lực lượng bán quân sự, các thuyền đánh cá, các dụng cụ thăm ḍ hơi đốt và dầu hỏa, và các cư dân tại các cơ sở trên đảo mới được xây dựng.
Dưới các kịch bản như thế, hay các t́nh huống khác, Quốc Hội có một loạt các sự lựa chọn dể thảo luận về t́nh trạng của chiến lược của Hoa Kỳ. Nhiều nhiệm ư trong các sự lựa chọn này đă được thảo luận trong Báo Cáo CRS số R42784, Maritime Territorial and Exclusive Economic Zone (EEZ) Disputes Involving China: Issues for Congress, của Ronald O’Rourke, và Báo Cáo CRS số R42930, Maritime Territorial Disputes in East Asia: Issues for Congress, của Ben Dolven, Mark E. Manyin, và Shirley A. Kan. Như đă ghi nhận ở trên, khi các sự căng thẳng dâng cao trên những năm gần đây, Quốc Hội đă đóng một vai tṛ giám sát quan trọng trên các đường hướng của Chính Phủ về an ninh hàng hải và ngoại giao trong vùng. Nhiều quan sát viên lập luận rằng vai tṛ này đă trở nên đặc biệt quan trọng trước bối cảnh của sự phát triển mới này giữa các sự khẳng quyết lănh thổ trong vùng của Trung Quốc./-
_____
Liên Lạc Với Các Tác Giả
Ben Dolven Ronald O’Rourke
Specialist in Asian Affairs Specialist in Naval Affairs
bdolven@crs.loc.gov, 7-7626 rorourke@crs.loc.gov, 7-7610
Jennifer K. Elsea Ian E. Rinehart
Legislative Attorney Analyst in Asian Affairs
jelsea@crs.loc.gov, 7-5466 irinehart@crs.loc.gov, 7-0345
Susan V. Lawrence
Specialist in Asian Affairs
slawrence@crs.loc.gov, 7-2577
_____
CHÚ THÍCH
1. IHS-Jane’s 360, “Imagery Shows Progress of China’s Land Building Across Spratlys,” February 15, 2015, http://www.janes.com/article/48984/imagery-shows-progress-of-chinese-land-building-across-spratlys.
Center for Strategic and International Studies, Asia Maritime Transparency Initiative Island Tracker, http://amti.csis.org/islandtracker/.
“China to Complete Land Reclamation of Construction on Some Nansha Islands Soon,” June 16, 2015,http://news.xinhuanet.com/english/2015-06/16/c_134330718.htm.
2. Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China, “Foreign Ministry Spokesman Lu Kang’s Remarks on Issues Relating to China’s Construction Activities on the Nansha Islands and Reefs,” June 16, 2015,
http://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/xwfw_665399/s2510_665401/2535_665405/t1273370.shtml.
3. Brunei cũng tuyên nhận một khu kinh tế độc quyền bao gồm các địa h́nh tại Biển Nam Trung Hoa, nhưng không có sự bồi lấp nào liên can đến một địa h́nh mà Brunei tuyên nhận.
4. Department of Defense, “IISS Shangri-la Dialogue: A Regional Security Architecture Where Everyone Rises,” May 30, 2015,http://www.defense.gov/Speeches/Speech.aspx?SpeechID=1945.
5. Daniel Russel, Assistant Secretary of State, Testimony to the House Foreign Affairs Committee Subcommittee on East Asia and the Pacific, February 5, 2014.
6. Admiral Robert Willard, Press Briefing (Moana Surfrider Hotel, Honolulu, November 13, 2011),http://www.whitehouse.gov/the-press-office/2011/11/13/press-briefing-nsa-strategic-communications-ben-rhodes-andadmiral-rober.
7. Admiral Harry B. Harris, Jr., Speech to Australian Strategic Policy Institute, March 31, 2015, available at http://www.cpf.navy.mil/leaders/harry-harris/speeches/2015/03/ASPI-Australia.pdf.
8. Department of Defense, “IISS Shangri-la Dialogue: A Regional Security Architecture Where Everyone Rises,” May 30, 2015,http://www.defense.gov/Speeches/Speech.aspx?SpeechID=1945.
9. Nơi Điều 76 UNCLOS, Công Ước định nghĩa thềm lục địa của một quốc gia duyên hải bao gồm: “đáy biển và tầng đất bên dưới đó của các khu vực dưới nước trải dài quá lănh hải của nó, xuyên hết sự nối dài tự nhiên của lănh thổ của nó đên mép ngoài của ṿng đai lục địa, hay đến một khoảng cách 200 hải lư từ các đường cơ sở từ đó chiều rộng của lănh hải sẽ được đo lường nơi mà mép ngoài của ṿng đai lục địa không kéo dài đến mức độ đó.
http://www.un.org/depts/los/convention_agreements/texts/unclos/part6.htm.
10. Clive Schofield, “Adrift on Complex Waters,” trong quyển The South China Sea Maritime Dispute: Political, Legal, and Regional Perspectives, đồng biên tập bởi Leszek Buszynski và Christopher B. Roberts (New York: Routledge, 2015), trang. 26.
11. U.S. Ambassador to ASEAN Nina Hachigian, “The Other Problem in the South China Sea,” The Diplomat, April 8, 2015, http://thediplomat.com/2015/04/the-other-problem-in-the-south-china-sea/;
James Borton, “China’s Reclamations Roil South China Sea,” International Policy Digest, April 11, 2015, http://www.internationalpolicydigest.org/2015/04/11/china-s-reclamations-roil-south-china-sea/;
Gabriel Dominguez, “Beijing‘s South China Sea Projects ‘Highly Disruptive’ to Local Ecosystems,” Deutsche Welle, April 16, 2015, http://www.dw.de/beijings-south-china-sea-projects-highly-disruptive-to-local-ecosystems/a-18387012.
12. Robert Williams, “A Secret Weapon to Stop China’s Island Building: The Environment?” The National Interest, April 20, 2015, http://nationalinterest.org/feature/secret-weapon-stop-chinas-island-building-the-environment-12672?page=show;
Youna Lyons và Wong Hiu Fung, “South China Sea: Turning Reefs into Artificial Islands,” RSIS Commentary. S. Rajaratnam School of International Studies (Singapore), No. 104, April 30, 2015, http://www.rsis.edu.sg/wp-content/uploads/2015/04/CO15104.pdf.
13. Muốn có các sự thảo luận về các sự tuyên nhận lănh hải của Trung Quốc và các tài nguyên mà Trung Quốc sử đụng để thi hành chúng, xem Báo Cáo CRS Report R42784, Maritime Territorial and Exclusive Economic Zone (EEZ) Disputes Involving China: Issues for Congress, của Ronald O'Rourke, và CRS Report R42930, Maritime Territorial Disputes in East Asia: Issues for Congress, của Ben Dolven, Mark E. Manyin, và Shirley A. Kan.
14. Một Khu Nhận Diện Pḥng Không ADIZ là một khu vực của không phận nằm ngoài lănh thổ chủ quyền của một nước, trong đó nước này yêu cầu cho biết lư lịch, vị trí và sự kiểm soát không lưu của một phi cơ nhằm bảo vệ quyền lợi về an ninh quốc gia của nó. Muốn có thêm tin tức về các ADIZ và lời tuyên bố của Trung Quốc về một ADIZ tại Biển Đông Á hồi Tháng Mười Một 2013, xem CRS Report R43894, China’s Air Defense Identification Zone (ADIZ), của Ian E. Rinehart và Bart Elias.
15. Muốn có một cuộc thảo luân, xem CRS Report R42335, Iran’s Threat to the Strait of Hormuz, phối hợp bởi Kenneth Katzman.
16. Muốn có các sự thảo luận vệ một số trong các hệ thống này, xem CRS Report RL33153, China Naval Modernization: Implications for U.S. Navy Capabilities—Background and Issues for Congress, của Ronald O'Rourke.
17. James Hardy và Sean O’Connor, “China Building Airstrip-Capable Island on Fiery Cross Reef,” IHS Jane’s Defence Weekly, November 20, 2014.
18. Ian Sundstrom, “Another Unsinkable Aircraft Carrier,” Center for International Maritime Security blog, January 16, 2015, http://cimsec.org/another-unsinkable-aircraft-carrier/14349.
19. Xem đoạn nhan đề “Use of China Coast Guard Ships and Other Ships” trong CRS Report R42784, Maritime Territorial and Exclusive Economic Zone (EEZ) Disputes Involving China: Issues for Congress, của Ronald O'Rourke.
20. Andrew S. Erickson và Conor M. Kennedy, “Tanmen Militia: China’s ‘Maritime Rights Protection’ Vanguard,” The National Interest, May 6, 2015,
21. Jeremy Page và Julian Barnes, “China Expands Island Construction in Disputed South China Sea,” Wall Street Journal, February 18, 2015.
22. David Shear, “Statement of David Shear, Assistant Secretary of Defense for Asian and Pacific Security Affairs before the Senate Committee on Foreign Relations,” chứng từ bằng văn bản, Senate Foreign Relations Committee Hearing on the United States and the East and South China Seas, May 13, 2015.
23. Ethan Meick, “China’s First Airstrip in the Spratly Islands Likely at Fiery Cross Reef,” U.S.-China Economic and Security Review Commission, Staff Report, December 18, 2014.
24. PLA Air Force Colonel Jin Zhirui, như được trích dẫn bởi Nanae Kurashige, “Chinese Military Officer Explains Need for Construction in Disputed Spratlys,” Asahi Shimbun, November 23, 2014.
25. Zhang Xiyi, “Two Sessions Interview With PLA Navy Rear Admiral Yin Zhuo: Perfect South China Sea Communications, Improve Search and Rescue Capabilities,” Zhongguo Xinwen She, March 8, 2015.
26. Một số quan sát viên tin tưởng rằng chỉ c̣n là vấn đề thời gian trước khi Trung Quốc tuyến bố một khu ADIZ trên Biển Nam Trung Hoa. Xem, thí dụ, Andrew Erickson và Austin Strange, “Pandora’s Sandbox: China’s Island-Building Strategy in the South China Sea,” Foreign Affairs, Snapshots blog, July 13, 2014; Kristine Kwok và Minnie Chan, “China Plans Artificial Island in Disputed Spratlys Chain in South China Sea,” South China Morning Post, June 7, 2014.
27. U.S. Congress, House Committee on Armed Services, The Risk of Losing Military Technology Superiority and its Implications for U.S. Policy, Strategy, and Posture in the Asia-Pacific, 114th Cong., 1st sess., April 15, 2015.
28. Điều cũng có thể ghi nhận rằng một ADIZ của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa có thể tạo ra các sự thách đố cho sự kiểm soát không lưu dân sự và sự an toàn trong vùng, bởi các chuyến bay dân sự tại phần lớn Biển Nam Trung Hoa được quản lư bởi các kiểm soát viên không lưu ở Phi Luật Tân, Singapore và Việt Nam.
29. Một số nơi của Biển Nam Trung Hoa th́ quá nông cho các hoạt động tàu ngầm, nhưng các máy bay ASW đặt căn cứ tại Rạn San Hô Fiery Cross Reef có thể được sử dụng để tuần tra các phần vừa đủ sâu cho các tàu ngầm và vượt quá bán kính hoạt động của máy bay ASW trú đóng tại đảo Hải Nam hay trên đất liền Trung Quốc.
30. James Hardy và Sean O’Connor, “China Advances with Johnson South Reef Construction,” IHS Jane’s Defence Weekly, September 19, 2014.
31. V́ cùng một số trong các lư do này, các trận băo có thể gây tổn hại đáng kể cho các cơ sở trên các đảo này và đặt ra các sự phức tạp quan trọng cho các binh sĩ đồn trú trên đó.
32. Ian Sundstrom, “Another Unsinkable Aircraft Carrier,” Center for International Maritime Security blog, January 16, 2015, http://cimsec.org/another-unsinkable-aircraft-carrier/14349.
33. CRS phỏng vấn bằng điện thoại với giáo sư tại trường U.S. Naval War College, March 9, 2015.
34. Gregory Poling, “The Legal Challenge of China’s Island Building,” Center for Strategic and International Studies, Asia Maritime Transparency Initiative, February 18, 2015.
35. IHS-Jane’s 360, “China Starts Work on Mischief Reef Land Reclamation,” March 11, 2015.
36. Open Source Center, “Philippines: RP Lashes Back at Beijing over South China Sea,” March 15, 2015.
37. Daniel Russel, Assistant Secretary of State, State’s Russel on Priorities for East Asia and Pacific Region. Address to National Press Club, February 4, 2105.
38. 施施Shi Yang, “南沙填海利器——中国制造” (“South China Sea Reclamation Weapon—Made in China”) (in Chinese), Guancha,
http://www.guancha.cn/ShiYang/2014_09_12_266391.shtml.
39. Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China, “Foreign Ministry Spokesman Lu Kang’s Remarks on Issues Relating to China’s Construction Activities on the Nansha Islands and Reefs,” June 16, 2015,
http://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/xwfw_665399/s2510_665401/2535_665405/t1273370.shtml.
40. Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China, “Foreign Minister Wang Yi Meets the Press,” March 8, 2015,
http://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/zxxx_662805/t1243662.shtml.
41. Foreign Ministry of the People’s Republic of China, “Foreign Ministry Spokesperson Hua Chunying’s Regular Press Conference,” April 9, 2015,
http://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/xwfw_665399/s2510_665401/2511_665403/t1253488.shtml.
42. Foreign Ministry of the People’s Republic of China, “Foreign Ministry Spokesperson Hua Chunying’s Regular Press Conference,” April 9, 2015.
43. Admiral Sun Jianguo, “Jointly Safeguard Peace and Build a Secure Asia-Pacific Region,” Diễn văn tại Đối Thoại Lần Thứ 14 Shangri-La Dialogue, May 31, 2015, http://eng.mod.gov.cn/TopNews/2015-05/31/content_4587686.htm.
44. Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China, “Foreign Ministry Spokesman Lu Kang’s Remarks on Issues Relating to China’s Construction Activities on the Nansha Islands and Reefs,” June 16, 2015,
http://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/xwfw_665399/s2510_665401/2535_665405/t1273370.shtml.
45. Xinhua News Agency English Service, “China Plans Civil Facilities in Nansha Islands,” June 17, 2015, http://news.xinhuanet.com/english/2015-06/17/c_134335391.htm.
46. Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China, “Foreign Ministry Spokesperson Hong Lei’s Regular Press Conference,” May 22, 2015,
http://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/xwfw_665399/s2510_665401/2511_665403/t1266162.shtml.
Jim Sciutto, “Exclusive: China Warns U.S. Surveillance Plane,” CNN, May 26, 2015,
http://www.cnn.com/2015/05/20/politics/south-china-sea-navy-flight/.
47. Xu Xu 徐徐, “中中中陆中中中中中中中“ (“China’s Sea, Ground, and Air Dimensional Control of the South China Sea”) (in Chinese), Dongguan Daily, December 8, 2014.
48. 杨波, “被被中被被被被被中被被岛岛被” (“Spratlys Islands and Reefs Illegally Occupied by Vietnam,” 兵兵兵识 (Ordnance Knowledge), No. 3, 2010. Một bản lập trường năm 2014 của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc tố cáo Phi Luật Tân đă “chiếm đóng bất hợp pháp” tám địa h́nh thuộc Quần Đảo Spratly: Nanshan Island, Flat Island, Thitu Island, Loaita Island, Northeast Cay, West York Island, Loaita Nan, và Commodore Reef, Foreign Ministry of the People’s Republic of China, “Position Paper of the Government of the People’s Republic of China on the Matter of Jurisdiction in the South China Sea Arbitration Initiated by the Republic of the Philippines,” December 7, 2014, http://www.fmprc.gov.cn/ce/cegv/eng/zywjyjh/t1217446.htm.
49. Xem, thí dụ, Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China, “Foreign Ministry Spokesperson Hua Chunying’s Regular Press Conference,” May 12, 2015.
50. Xi Zhigang, 席志刚, 中国南沙前进机场锁定永署礁?(“Is China’s Forward-based Airport in the South China Sea Set for Fiery Cross Reef?”) (bằng tiếng Hoa), China Newsweek (中国新闻周刊), October 16, 2014, http://news.inewsweek.cn/detail-1029-1.html.
51. Cùng nơi dẫn trên.
52. Foreign Ministry of the People’s Republic of China, “Foreign Ministry Spokesperson Hong Lei’s Regular Press Conference,” April 29, 2015,
http://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/xwfw_665399/s2510_665401/2511_665403/t1259519.shtml.
53. Xu Xu, 徐旭, “中国海陆空立体掌控南海” (“China’s Sea, Ground, and Air Dimensional Control of the South China Sea”) (in Chinese), Dongguan Daily, December 8, 2014. See also Wu Qi (吴琪), 菲律宾的战略意图——黄岩岛为什么重要 (“The Philippines’ Strategic Intent: Why Scarborough Reef Is Important”), Life Week(三联生活周刊, May 16, 2012,
http://www.lifeweek.com.cn/2012/0516/37226.shtml.
54. “天鲸号,” (“The Tianjing”), October 12, 2013, on the website of the CCC Tianjin Dredging Co. Ltd. http://www.tjhdj.com/index.php?mod=article&act=view&cid=46&id=397;
“天鲸号’自航绞吸式挖泥船完成航行试验[图]” (“The Tianjing Self-Propelled Cutter Suction Dredger Completes Sea Trials (Image),” January 4, 2010, website of Shanghai JiaoTong University, http://news.sjtu.edu.cn/info/1007/74411.htm.
55. “施洋Shi Yang, “南沙填海利器——中国制造” (“South China Sea Reclamation Weapon – Made in China”) (in Chinese), Guancha,
http://www.guancha.cn/ShiYang/2014_09_12_266391.shtml.
Muốn có thông tin về tàu Thiên Ḱnh (Tianjing), cũng xem James Hardy, Krispen Atkinson, Richard Hurley, và Michael Cohen, “China Goes All Out with Major Island Building Project in Spratly’s,” IHS Jane’s Defence Weekly, June 20, 2014,
http://www.janes.com/article/39716/chinagoes-all-out-with-major-island-building-project-in-spratlys.
56. Xem, thí dụ, “Reclaimed Land in Singapore: Nation-Building in the Most Literal Sense,” The Basement Geographer, February 3, 2011, accessed March 11, 2015, http://basementgeographer.com/reclaimed-land-in-singaporenation-building-in-the-most-literal-sense/; và “Such Quantities of Sand,” The Economist, February 28, 2015.
57. Xem Vụ Kiện Liên Can Đến Sự Cải Tạo Đất Đai bởi Singapore Tại và Chung Quanh Eo Biển Straits of Johor (Mă Lai chống Singapore: Case Concerning Land Reclamation by Singapore In and Around the Straits of Johor (Malaysia v. Singapore), Provisional Measures, Case No. 12, International Tribunal for the Law of the Sea, accessed March 11, 2015,
https://www.itlos.org/cases/list-of-cases/case-no-12/;
và Land Reclamation by Singapore In and Around the Straits of Johor (Malaysia v. Singapore), Permanent Court of Arbitration, tiếp cận ngày March 11, 2015,
http://www.pca-cpa.org/showpage.asp?pag_id=1154.
Cũng xem Tommy Koh and Jolene Lin, “The Land Reclamation Case: Thoughts and Reflections,” tiếp cận ngày March 11, 2015
58. Xem, thí dụ, “Vivian Balakrishnan Restates Singapore’s Concerns over Johor Strait Land Reclamation Projects During KL Visit,” The Straits Times, November 25, 2014, tiếp cận ngày March 11, 2015,
Yvonne Lim, “Malaysian Land Reclamation Work Suspended Pending Environment Impact Reports,” Today, November 29, 2014, tiếp cận ngày March 11, 2015,
Marissa Lee, “Controversial Johor Strait Land Reclamation Project Forest City Gets the Go-Ahead,” The Straits Times, January 14, 2015, tiếp cận ngày March 11, 2015,
“Johor Chief Minister: Singapore Has Also Done Massive Land Reclamation,” Asia One, January 18, 2015, tiếp cận ngày March 11, 2015,
59. Asia Maritime Transparency Initiative, “Sandcastles of Their Own: Vietnamese Expansion in the Spratly Islands.” http://amti.csis.org/vietnam-island-building.
60. Department of Defense, “Annual Report to Congress on Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2015.”
61. Xem “Johnston Atoll, About the Refuge,” U.S. Fish and Wildlife Service, accessed March 11, 2015, http://www.fws.gov/refuge/Johnston_Atoll/about.html.
Muốn có một bản đồ chưa được kiểm chứng tŕnh bày các giai đoạn của sự mở rộng đất đai tại
Johnston Atoll, xem “America’s Perilous Habit of Undervaluing Islands,” Next Navy, March 30, 2014, tiếp cận ngày March 11, 2015, http://nextnavy.com/americas-perilous-habit-of-undervaluing-islands/.
62. Xem “Johnston Atoll,” U.S. Fish and Wildlife Service, tiếp cận ngày March 15, 2015, http://www.fws.gov/refuge/Johnston_Atoll/.
63. Một phân tích viên nêu câu hỏi, liệu, khi Trung Quốc trở nên hùng mạnh hơn trong trung và dài hạn, Hoa Kỳ có nên đặt ḷng tin của nó trên việc cam kết rằng một tiến tŕnh không cưỡng bách được tuân thủ trong mọi trường hợp hay không. Michael Swaine, “Beyond American Predominance in the Western Pacific: The Need for a Stable U.S.-China Balance of Power,” Carnegie Endowment for International Peace, April 20, 2015,
64. Xem, thí dụ, Jeremy Page và Julian E. Barnes, “China Expands Island Construction in Disputed South China Sea,” Wall Street Journal, February 18, 2015.
65. NSC Senior Director (Giám Đốc Cao Câp) Evan Medeiros, như được trích dẫn bởi Jun Kaminishikawara, “U.S. Could Change Military Posture If China Expands Air Defense Zone,” Kyodo News Agency, January 31, 2014.
66. David Shear, “Statement of David Shear, Assistant Secretary of Defense for Asian and Pacific Security Affairs before the Senate Committee on Foreign Relations,” văn bản làm chứng, Senate Foreign Relations Committee Hearing on the United States and the East and South China Seas, May 13, 2015.
67. “China Cautions U.S. Navy on Patrols in the South China Sea,” CNN, May 14, 2015.
68. Mira Rapp-Hooper, “In Defense of Facts in the South China Sea,” CSIS Asia Maritime Transparency Initiative. June 2, 2015.
http://amti.csis.org/in-defense-of-facts-in-the-south-china-sea/.
69. Department of Defense, “IISS Shangri-la Dialogue: ‘A Regional Security Architecture Where Everyone Rises,’” May 30, 2015.
70. Sharon Chen, “U.S. Navy Urges Southeast Asian Patrols of South China Sea,” Bloomberg Business, March 17, 2015; Tim Kelly và Nobuhiro Kubo, “U.S. Would Welcome Japan Air Patrols in South China Sea,” Reuters, January 29, 2014.
71. Prasanth Parameswaran, “US Launches New Maritime Security Initiative at Shangri La Dialogue 2015,” The Diplomat, June 2, 2015.
72. Mặc dù các sự tuyên nhận tại Biển Nam Trung Hoa của Đài Loan phản ảnh các sự tuyên nhận của Trung Quốc, không có chỉ dẫn nào cho thấy rằng Trung Quốc có thể t́m kiếm sự kiểm soát cưỡng ép trên đảo Itu Aba, một khối đất của Biển Nam Trung Hoa mà Đài Loan kiểm soát.
73. “China’s Menacing Sandcastles in the South China Sea,” War on the Rocks, March 2, 2015
(một tuyển tập các bài viết ngắn của vài tác giả; xem, đặc biệt, các bài viết của Ely Ratner, Shawn Brimley, Robert Haddick, Mira Rapp-Hooper, và Zack Cooper); Richard Fontaine, “Chinese Land Reclamation Pushes Boundaries,” Wall Street Journal, March 3, 2015; Michael Mazza, “Obama’s China Tool Kit: In Need of Serious Repair,” American Enterprise Institute, March 5, 2015; Harry Kazianis, “Superpower Showdown: America Can Stop Chinese Aggression in Asia,” National Interest, March 6, 2015; Michael J. Green và Mira Rapp Hooper, “China’s New Maritime Provocation,” Washington Post, March 13, 2015; John Schaus, “Concrete Steps for the U.S. in the South China Sea,” War on the Rocks, March 16, 2015,
http://warontherocks.com/2015/03/concrete-steps-for-the-u-s-in-the-south-china-sea/.
74. Prashanth Parameshwaran, “US Announces New Maritime Security Initiative at Shangri-La Dialogue 2015,” The Diplomat, June 2, 2015.
***
Author Contact Information
Ben Dolven
Specialist in Asian Affairs
bdolven@crs.loc.gov, 7-7626
Ronald O'Rourke
Specialist in Naval Affairs
rorourke@crs.loc.gov, 7-7610
Jennifer K. Elsea
Legislative Attorney
jelsea@crs.loc.gov, 7-5466
Ian E. Rinehart
Analyst in Asian Affairs
irinehart@crs.loc.gov, 7-0345
Susan V. Lawrence
Specialist in Asian Affairs
slawrence@crs.loc.gov, 7-2577
_____
Nguồn: Congressional Research Service, Chinese Land Reclamation in the South China Sea: Implications and Policy Options, 7-5700, www.crs.gov, R44072, June 18, 2015, Washington, D.C.
Ngô Bắc dịch và phụ chú
16.11.2015
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2015
>