E. Alexander Powell

 

 

 

Chương XII

 

CÁC KẺ LƯU VONG NƠI VÙNG ĐẤT NGOÀI

 

 

 

Ngô Bắc dịch

 

 

*****

 

 

LỜI TỰA

 

       Một điều kỳ lạ, khi bạn ngưng không nghĩ về nó, rằng, mặc dù về sau này công chúng có bị tràn ngập với các quyển sách về Các Biển Phương Nam (South Seas), mặc dù các kệ sách của các thư viện công cộng bị trũng xuống dưới các bộ sách dành cho Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, gần như không có điều ǵ được viết, ngoại trừ bởi một nhóm nhỏ các nhà thám hiểm có đầu óc khoa học, về các vùng đất tuyệt diệu, vươn xa đó, trải dài từ các bờ cơi phía nam của Trung Hoa cho đến các vùng ven của Đa Đảo Polynesia, vùng mà các nhà dân tộc học gọi là Mă Lai (Malaysia), Xiêm La, Căm Bốt, An Nam [Trung Kỳ], Cochin-China [Nam Kỳ], Các Bang Quốc Mă Lai (Malay States), Các Khu Định Cư Vùng Eo Biển [Malacca], Sumatra, Java, Bali, Celebes, Borneo, Sulu … Ngay chính danh xưng của chúng đă đồng nghĩa với sự thơ mộng; âm thanh về chúng làm bồn chân đôi chân của tất cả những ai ưa phiêu lưu.  Các tiểu vương và các lănh chúa.. các hải tặc và kẻ săn người… các kẻ tiền phong bị nắng nung sạm làn da như màu đồng và các lính lê dương đội mũ trắng … các khẩu súng bắn ra các mũi tên tẩm thuốc độc và các đoản đao có lưỡi đao uốn cong … các con voi với ghế bành trên lưng nạm vàng … các con hổ, các con cá sấu, các con đười ươi … các ngôi chùa và các cung điện …các nhà sư cạo đầu trọc trong các tấm áo choàng màu vàng … các cây hoa phượng đỏ rực như lửa cháy [?flaming fire-trees] … hương thơm của hoa đại … cánh rừng xanh và các ḍng sông nhiệt đới bốc hơi … ánh trăng bạc trên các băi biển cát trắng chạy dài … tiếng dồn dập của các trống trận và tiêng ngân vang của các chuông chùa bay theo gió …

 

       Nhưng không cần để mọi người chúng ta phải đi xuống các lối đi khác lạ dẫn tới các nơi chốn kỳ diệu này.  Tác phẩm về thế giới phải được thực hiện.  V́ thế, đối với những ai bị bó buộc bởi hoàn cảnh phải hiện diện buồn tẻ ở văn pḥng, cơ xưởng, và ở nhà, tôi đă viết ra quyển sách này.  Tôi sẽ khiến cho họ cảm nhận được làn hơi nóng của Phương Nam.  Tôi sẽ truyền đạt đến họ điều ǵ đó của sự quyến rũ của vùng nhiệt đới, sự huyền bí của rừng rậm, sự lôi cuốn của các ḥn đảo nhỏ có hàng dừa ven bờ biển vươn lên từ biển cả có màu sắc của con công.  Tôi sẽ giới thiệu với họ các h́nh dáng đẹp như tranh và dũng cảm – các nhà làm đồn điền, các viên chức cảnh sát, các lănh sự, các nhà truyền giáo, các nhà hành chính thuộc địa – những kẻ đang thực hiện việc khai hóa văn minh đến các xó xỉnh xa xôi và đen tối này của trái đất.  Tôi sẽ làm cho họ biết được sự say đắm của việc nhoài ra khỏi thành cửa sổ kỳ diệu đó, mở ra trên bọt sóng của biển cả nguy hiểm, tại các vùng đất thần tiên hoang vắng.”

 

       V́ thế, tôi đă trù hoạch rằng quyển sách này phải là một câu chuyện kể nhẹ nhàng, vô tư, tự nhiên.  Và đúng như thế, trong nhiều phần; nhưng các điều nghiêm trọng hơn đă ḅ vào, gần như không thể nhận ra được, trong các trang sách.  Các thành quả của các kẻ xây dựng đế quốc Ḥa Lan tại Insulinde [tên hồi cuối thế kỷ 19 để chỉ một cách tổng quát Quần Đảo Mă Lai, hay quân đảo phía đông, hay quân đảo Nam Dương ngày nay, chú của người dịch], các điều kiện ưu thắng dưới sự cai trị của công ty đặc quyền tại Borneo, sự mở rộng cửa vùng Đông Dương và Bán Đảo Mă Lai, sự phục hưng của Xiêm La, cuộc đấu tranh hào hùng giữa văn minh và t́nh trạng man rợ đang tiến triển tại tất cả các vùng đất này – đây là nhừng giai đoạn trong đời sống Mă Lai mà, nếu quyển sách này sẽ có bất kỳ giá trị nghiêm chỉnh nào, tôi không thể nào làm ngơ được.  Đó là lư do tại sao quyển sách là một sự pha trộn của điều tầm thường với điều nghiêm chỉnh, của sự ngoạn mục và nỗi buồn tẻ, sự hời hợt bên ngoài và ư nghĩa bên trong.  Nếu khi bạn đặt quyển sách xuống, bạn dành được một sự hiểu biết nhiều hơn về các nỗi nguy hiểm và các khó khăn gây lo lắng cho người da trắng thực dân tại các vùng đất của Mă Lai, nếu bạn nhận thức được rằng đời sống tại khu vực nhiệt đới phương đông bao gồm một vài điều ǵ đó nhiều hơn biển cả trong xanh và các túp lều bằng tre nằm dưới các hàng dừa nằm nghiêng và các thiếu nữ bản xứ với cánh hoa dâm bụt cài trên mái tóc đen nhánh của họ, nếu, tóm lại, bạn cảm thấy học hỏi được thêm cũng như lấy làm vui thú, khi đó tôi sẽ cảm thấy rằng ḿnh đă có lư khi viết ra quyển sách này.

 

E. ALEXANDER POWELL

 

York Harbor, Maine,

 

1 Tháng Mười, 1921.

 

***

 

CẢM TẠ

 

       Về các sự lịch sự mà họ đă đối xử với tôi, và sự trợ giúp mà họ đă dành cho tôi trong cuộc du hành dài được ghi chép lại trong quyển sách này, tôi xin biết ơn sâu xa đến nhiều người ở nhiều nơi.  Tôi xin mượn cơ hội này để bày tỏ ḷng biết ơn của tôi đến Ngài Hon. Francis Burton Harrison, cựu Toàn Quyền Quần Đảo Phi Luật Tân, và đến Ngài Hon. Manuel Quezon, Chủ Tịch Thượng Viện Phi Luật Tân, về việc giao cho tôi quyền sử dụng chiếc thuyền pḥng vệ bờ biển Negros, trên đó tôi đă du hành cho đến sáu ngh́n dặm, cũng như về vô số sự tiếp đăi lịch sự khác.  Chuẩn Tướng Ralph W. Jones, Trạng Sư Warren H. Latimer, và Thiếu Tá Edwin C. Bopp đă gác việc riêng của ḿnh, một cách làm tôi hổ thẹn, hầu giúp cho hành tŕnh của tôi được thoải mái và thú vị.  Bác Sĩ Edward C. Ernst, của Sở Kiểm Dịch Hoa Kỳ tại Manila, người đă phục vụ như nhà giải phẫu t́nh nguyện cho đoàn viễn chinh; John L. Hawkinson, Trạng Sự, người đứng đằng sau máy chụp h́nh; James Rockwell, Trạng Sư, và Thuyền Trưởng A. B. Galvez, chỉ huy trưởng chiếc tàu Negros, về ḷng tốt và sự lịch thiệp không bao giờ cạn của họ, đă phụ lực rất nhiều cho sự thành công của cuộc mạo hiểm.  Tương tự tôi chịu ơn sâu xa nhất đối với Đại Tá Ole Waloe, chỉ huy lục lượng Cảnh Sát Phi Luật Tân tại Zamboanga; Ngài Hon. P. W. Rogers, Thống Đốc của Jolo; Đại Úy R. C. d’Oyley-John, cựu Cảnh Sát Trưởng của Sandakan, Bắc Borneo thuộc Anh; M. de Haan, Trú Sứ tại Makassar, Singaradja, Kloeng-Kloeng, Surabaya, Djokjakarta, và Surakarta; Ngài Hon. John F. Jewell, Tổng Lănh Sự Hoa Kỳ tại Batavia; Ngài Hon. Edwin N. Gunsaulus, Tổng Lănh Sự Hoa Kỳ tại Singapore; Trạng Sư J. D. C. Rodgers, Xử Lư Thường Vụ Sứ Quán Hoa Kỳ tại Bangkok; cố Hoàng Thái Tử nước Xiêm La; Hoàng Tử Tướng Công (His Serene Highness Prince) Traidos Prabandh, Thứ Trưởng Ngoại Giao Xiêm La; Hoàng Tử Tướng Công Đại Tá Amoradhat, Trưởng Ngành T́nh Báo Quân Đội Xiêm La, người đă đích thân làm người hướng đạo và chỉ dẫn cho tôi trong suốt thời gian lưu trú của chúng tôi tại xứ sở của ông; Thống Sứ Pháp tại Nam Vang; và đối với các viên chức Pháp khác đă trợ giúp tôi trong các cuộc du hành của tôi tại Đông Dương.  Ngài His Excellency J. J. Jusserand, Đại Sứ Pháp tại Hoa Thịnh Đốn, Ngài Excellency Phya Prabha Karavongse, Sứ Thần Xiêm La tại Hoa Thịnh Đốn, cung cấp thư giới thiệu đă mang lại cho tôi nhiều tiện nghi tại Đông Dương thuộc Pháp và tại Xiêm La.  Tôi cũng không thể quên được nhiều sự tử tế dành cho tôi từ Trạng Sư James R. Bray ở New York City; Trạng Sư Austin Day Brixey ở Greenwịch Conn.; và Bác Sĩ Eldon R. James, Trưởng Cố Vấn cho Chính Phủ Xiêm La.  Tôi cũng muốn ghi lại ḷng biết ơn của tôi đối với Trạng Sư A. Cabaton, người mà cuộc nghiên cứu cực kỳ giá trị về Ḥa Lan mà tôi đă tự do trích dẫn trong việc tŕnh bày hệ thống hành chính của Ḥa Lan tại vùng Insulinde.  Tôi cũng đă thu nhận nhiều dữ liệu quư báu từ quyển “Java and Her Neighbors” của A. C. Walcott, Trạng Sư, và từ quyển “The Kingdom of the Yellow Robe” của Trạng Sư Ernest Young.

 

E. ALERXANDER POWELL.      

 

***

 

 

CÁC KẺ LƯU VONG NƠI NƯỚC NGOÀI

 

       Từ Nam Vang (Pnom-Penh), kinh đô của Căm Bốt, đến Sàig̣n, thủ phủ của Nam Kỳ, cách xa khoảng hai trăm dặm và hai tuyến đường được mở ra cho du khách.  Tuyến thoải mái nhất và có thể được xem là rẻ tiền nhất là bằng tàu chạy bởi hơi nước mỗi tuần hai lần xuôi theo ḍng Mekong.  Tuyến đường khác, lư thú hơn nhiều,  bao gồm việc xuống thuyền đi trên sông cho đến Banam, một làng khoảng hai mươi dặm bên dưới Nam Vang, ở bên bờ đối diện của sông Mekong, nơi, nếu một chiếc xe hơi đă được dàn xếp, có thể di chuyển ngang qua các đồng bằng ph́ nhiêu của Nam Kỳ đến Sàig̣n trong một ngày duy nhất.  Đó là con đường chúng tôi đă đi qua.

 

       Mặc dù chỉ cách biệt bởi con sông Mekong, thủy lộ mănh liệt mà, nổi lên tại các ngọn núi của Tây Tạng, đă cắt đôi toàn thể bán đảo, Nam Kỳ th́ khác biệt với Căm Bốt y như các vùng đất canh tác ngăn nắp của tiểu bang Ohio đối với Các Đầm Lầy của tiểu bang Florida.  Tại Căm Bốt, các giải cát bao phủ bởi bụi cây thấp, khẳng khiu, trông đáng chán nản xen kẽ với các khu rừng rậm rạp và không thể xâm nhập được.  Nam Kỳ, mặt khác, là một vạt đồng bằng vĩ đại, xanh mướt với cây lúa đang lớn và điểm chấm với những cọc tre của các gầu múc nước, bởi nước có thể t́m thấy mọi nơi ở độ sâu ba mươi đến bốn mươi bộ Anh (feet).  Các sự tương phản nổi bật này tại hai xứ kề cận, trong một số cách thức đo lường, chắc chắn là từ các sự khác biệt về thổ nhưỡng và khí hậu và v́ sự siêng năng của các cư dân của chúng, nhưng phần lớn hơn, theo tôi tưởng, là v́ sự kiện rằng trong khi người Pháp đă hoạt động tại Nam Kỳ hơn sáu năm, Căm Bốt vẫn c̣n là vùng biên cương của nền văn minh.

 

       Các đường lộ mà người Pháp đă xây dựng tại Đông Dương xứng đáng nhân được một đoạn tuyên dương, bởi, ngoài các con sông và ba đoạn đường rầy ngắn không nối kết nhau tại bờ biển phía Đông của bán đảo, chúng tạo thành phương tiện lưu thông duy nhất của lănh thổ.  Các thông lộ quốc gia bao gồm hai hệ thống vĩ đại.  Đường Thuộc Địa (Route Coloniale), con đường mà tôi đi theo, có điểm khởi đầu tại Kep, bên Vịnh Xiêm La, chạy theo hướng đông bắc xuyên qua các cánh rừng của Căm Bốt đến Nam Vang, và, tái khởi hành tại Banam, đổi xuống hướng nam băng ngang đồng bằng Nam Kỳ đến Sàig̣n.  Đường Cái Quan (Route Mandarine), khởi hành từ Sàig̣n, ôm sát bờ biển của Biển Trung Hoa [sic] và, sau khi xuyên qua một ngh́n hai trăm dặm đường rừng rậm, rừng cây và đất đồi núi tại Trung Kỳ (An Nam) và Bắc Kỳ (Tongking), đến điểm cuối ở Hà Nội, thủ đô của Đông Dương.  Toàn thể chiều dài của Đường Cái Quan giờ đây có thể thông qua bằng xe buưt (auto-bus) – một cách tuyệt hảo để quan sát xứ sở, với điều kiện rằng bạn quen thuộc với sự mệt mỏi, không màng đến sự oi bức, và không quá quan tâm đến các hành khách đồng hành.  Một xe hơi riêng, dĩ nhiên, thoải mái hơn và tốn kém hơn; một chiếc xe nhỏ có thể được mướn với giá chín mươi đô la một ngày.

 

       Không nơi nào mà người da trắng thực dân lại gặp phải với các trở ngại lớn hơn những ǵ đă đối diện với các người Pháp làm việc xây dựng đường xá tại Đông Dương; không nơi nào mà Thiên Nhiên quay nh́n anh ta với một bộ mặt nghiêm khắc và cấm đoán hơn.  Nhưng, mặc dù các người thợ khuân vác của họ đă chết cả hàng ngh́n người v́ bệnh dịch tả và sốt, mặc dù các chiếc cầu được xây dựng một cách khổ nhọc của họ đă bị quét đi mất trong một đêm bởi các ḍng sông dậy sóng từ các trận mưa băo, mặc dù rừng rậm tăng trưởng mau chóng cương quyết lấn chiếm quyền lưu thông khó dành đoạt được, mặc dù họ đă phải chiến đấu chống lại các thú hoang và các con người c̣n man dại hơn nữa, họ đă theo đuổi với sự can đảm bất khả khuất phục và sự kiên tŕ công tác xây dựng một con đường “tiến tới Tương Lai từ vùng Đất của Quá Khứ”.

 

       Sàig̣n, thủ đô của Nam Kỳ và địa điểm quan trọng nhất tại các lănh thổ chiếm hữu tại Á Châu của Pháp, là một thành phố Âu Châu được dựng bên bờ Á Châu.  Đến mức mà h́nh dáng của nó phơi bày ra, có thể là ở trên sông Seine thay v́ Saig̣n.  Thị trấn nguyên thủy bị thiêu hủy bởi người Pháp trong cuộc giao tranh theo đó họ chiếm đoạt địa điểm và họ đă tái xây dựng nó theo các đường nét Âu Châu, với các đại lộ, cửa hiệu, quán cà phê, một Ṭa Thị Chính, một Nhà Hát Thành Phố, một Bảo Tàng Viện, một Vườn Bách Thảo, thật đầy đủ.  Một quy hoạch tổng quát của thành phố, với các con đường thông thường và cắt ngang các đại lộ, hiển nhiên được làm theo kiểu của họa đồ của thủ đô Pháp và người Sàig̣n đă hănh diện gọi nó là “Paris ở phương Đông”.  Trong một số khía cạnh nào đó, điều này nói khá xa sự thực, nhưng họ rất cô đơn và nhớ nhà và người ta không nên phiền trách họ.  Phần lớn các con đường, với vệ đường được lát gạch theo một mẫu thời thượng, có trồng dọc hai bên đường với các cây me, chính v́ thế cung cấp bóng mát thật quá cần thiết ở nơi mà mực thủy ngân nằm giữa 90 và 110 độ [Farenheit, của Anh & Mỳ, chú của người dịch], mùa đông cũng như mùa hè, ban ngày lẫn ban đêm.  Tại hầu hết mọi ngă tư đường đều dựng một bức tượng của một ai đó đă tḥ một tay vào cuộc chinh phục xứ sở, từ h́nh dáng trong áo thày tu của Pigneau de Behaine, Giám Mục  d’Aran, nhà truyền giáo Pháp đầu tiên tại Đông Dương [sic], cho đến h́nh tượng bảnh bảo của viên Đô Đốc Rigault de Genouilly, được kèm bên bởi các thủy quân lục chiến đang ở thế tấn công, là các kẻ đă chiếm cứ Sàig̣n cho nước Pháp.

 

       Đường nét tượng trưng nhất của Sàig̣n là sinh hoạt ở quán cà phê của nó.  Trong suốt buổi nóng nực của một ngày, các người Âu Châu ẩn ḿnh trong cánh cửa, nhưng khi đêm xuống tất cả họ đều ra ngoài và, tụ tập nơi các bàn nhỏ chen chúc trên các vỉa hè trước các quán cà phê tại Đại Lộ Bonnard và Đường Catinat, họ tán gẫu và nhấm nháp rượu khổ ngăi (absinthes) và hút vô số thuốc lá và lau các khuôn mặt đỏ gay của họ và tranh luận một cách ồn ào và với nhiều sự khoa tay múa chân về các tin tức trong tờ Courrier de Saigon hay các tờ FigaroLe Temps đă cũ đến sáu tuần mới đến tối hôm trước bởi tàu chở thư từ Pháp.  Họ mặc hàng màu trắng phun hồ cứng ngắc – mặc dù các áo khoác ngoài tất cả thường được cởi cúc ở gần cổ -- và mũ topée h́nh nấm khổng lồ phủ xuống đến gần vai của họ và với các khổ quá rộng đối với họ, và họ đă nốc khối lượng lớn lao thức uống, buổi tối thường kết thúc trong một loạt căi cọ dữ dội.  Khi các kẻ tranh luận dùng đến các cú đấm bằng các chiếc gậy và chai lọ để hậu thuẫn cho luận cứ của minh, người chủ quán cà phê tống họ một cách chẳng khách khí lên các chiếc xe pousse-pousses [tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] hay xe kéo tay (rickshaws) như được gọi tại Sàig̣n, và gửi họ về nhà.

 

       Dọc theo Đường Catinat, trong những buổi tối, một đám rước ngoạn mục và nhiều màu sắc vẫn diễn hành – các sĩ quan hốc hác, nhếch nhác của các đội quân thực dân [troupes coliniales, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] và của Đoàn Lính Ngoại Quốc Đánh Thuê (Foreign Legion), từng hàng các huân chương nhiều màu trên ngực của họ nói lên hoạt động tại các cuộc chiến tranh nhỏ ở các xó xỉnh bị lăng quên của thế giới; các nhân viên Chính Phủ mặt trắng, buồn bă, má của họ hóp lại v́ bệnh sốt, mắt của họ đỏ ngầu v́ uống nhiều rượu; các kẻ trồng cây cao su bị nắng làm da sạm màu đồng, dáng điệu nghênh ngang, nói lớn tiếng, trong quần ống túm cưỡi ngựa và mũ nỉ hai chỏm có vành rộng cong xuông kiểu Tetrais [? double Terais, tam dịch như trên, chú của người dịch], xuống từ các đồn điền của họ tại vùng sâu xa cho một dip ăn chơi định kỳ; các phụ nữ mặc áo dài theo cao trào thời trang Paris, nhưng với đôi má quá hồng và đôi môi quá đỏ và quá sẵn sàng tươi cười với các người xa lạ, cảm thấy không khác quê nhà trên Con Đê ở Thượng Hải (Bund of Shanghai) hay trên các đại lộ của Paris; các kẻ cho vay tiền Ấn Độ đầu cạo trọc từ Ấn Độ thuộc Anh, các chiều dài của tấm vải tạo thành y phục duy nhất của họ làm lộ ra các thân thể nhiều lông và gớm ghiếc như cơ thể của các con khỉ không đuôi; các lính bắn súng An Nam đi chân đất trong cac bộ đồng phục vải khaki bạc màu, các chiếc nón tṛn rộng bằng rơm đan lại với các đinh bằng đồng trông giống như trên các mũ sắt của lính Đức; các người đàn bà Trung Hoa mảnh mai, bước nhẹ trên các đôi giầy tí hon, có gót dầy, trong các áo khoác giống như bộ đồ ngủ (pajama) và các chiếc quần lụa mỏng, bám sát [cơ thể]; các cu-li (coolies) kéo xe (pousse-pousse) ở trần, nhễ nhại mồ hôi, trông duyên dáng như các pho tượng đồng trong một bảo tàng viện; các tu sĩ hành khất của các ḍng đạo trong các chiếc mũ to vành và áo choàng bằng vải đay; các thủy thủ của hạm đội và của các chiếc tàu thương mại tại hải cảng, nghênh ngang cùng với dáng đi như sóng biển cuồn cuộn; các kẻ bán hàng rong người Armenia với các chồng thảm và đồ thêu vắt ngang đôi vai của họ; các người Ả Rập, Ấn Độ, Mă Lai, Căm Bốt, Lào, Xiêm La, Miến Điện, Trung Hoa, một thế giới đủ loại người, Amen, đúng vậy Chúa ơi!

 

       Nhưng, bên dưới tất cả, một t́nh trạng tê liệt xảy ra trên mọi sự việc – sự tê liệt của nền hành chính quá độ mà với nó người Pháp đă tàn phá Đông Dương.  Đă có quá nhiều người đàng trước các quán cà phê và quá ít người trong các văn pḥng và cửa hiệu.  Uống rượu quá nhiều và làm việc quá ít.  Các viên chức th́ u sầu và hống hách lẫn lộn; người dân bản xứ th́ quỵ lụy và buồn bă.  Đó không phải là một bàu không khí lành mạnh.  Nạn tham nhũng, nếu không phải là phổ biến, là sự kiện thông thường đáng ghê tởm.  Các ngoại kiều tham gia vào việc kinh doanh tại Sàig̣n nói với tôi rằng cần “bôi trơn ḷng bàn tay” của mọi người nắm giữ một chức vụ trong Chính Quyền.  Như một hậu quả của cách thức này, các viên chức là các kẻ nghèo khó khi đến thuộc địa, đă hồi hưu sau bốn hay năm năm công vụ với một tài sản thoải mái – và nước Pháp cũng không trả lương cao cho công chức của họ.  Và c̣n có các tật xấu khác.  Quản đốc của một đại công ty Hoa Kỳ kinh doanh ở Sàig̣n nói với tôi rằng chín mươi phần trăm số người Âu Châu của thành phố được xác nhận là các kẻ hút thuốc phiện.  Và, phán đoán từ vẻ xanh xao không khỏe mạnh và cặp mắt lờ đờ của họ, tôi có thể tin nhiều vào sự kiện đó.  Nhưng bạn c̣n có thể mong đợi điều ǵ khác nữa tại một xứ sở nơi mà thuốc phiện được bán cho bất kỳ ai có tiền mua nó; nơi mà nha phiến là một trong các nguồn thu chính yếu của Chính Phủ?

 

       Trên số dân bản xứ, bàn tay của người Pháp đè nén một cách thô bạo.  Trong năm 1916, đă có một sự giải thoát khỏi nhà giam các tù nhân chính trị được toan tính tại Sàig̣n, nhưng âm mưu đă bị phát giác trước khi nó có thể thực hiện, các thủ lănh bị bắt giữ, và ba mươi tám người trong họ bị kết án tử h́nh.  Họ bị hành quyết thành từng toán bốn người, bị bắt quỳ gối, bịt mắt, trói vào các chiếc cọc.  Đội khai hỏa bao gồm một tiểu đội các lính bắn súng trường người An Nam.  Đàng sau họ, với các khẩu súng máy đă sẵn sàng, đứng thành hàng một tiểu đoàn bộ binh Pháp.  Biến cố được cử hành tại Sàig̣n như một ngày lễ công cộng, hàng trăm người Pháp, cùng với vợ và con họ, đi xe đến xem quang cảnh.  Ngày kế đó, bưu thiếp chụp h́nh cuộc hành quyết được tung ra bán trên các đường phố.  Nhưng các giới chức thẩm quyền tại Paris rơ ràng không chấp thuận sự xét xử, bởi viên thống đốc thuộc địa và viên chỉ huy các lực lượng quân sự đă tức thời bị triệu hồi để giáng chức.  Bài học làm gương khủng khiếp chắc chắn đă có một hiệu quả mong muốn, bởi người dân bản xứ khúm núm giống như các con chó bị quất roi khi một người Pháp nói với họ.  Nhưng trong cung cách của họ có chứa đựng điều ǵ đó báo trước điều chẳng lành dành cho chủ nhân của họ nếu một cuộc khủng hoảng có dip khởi phát tại Đông Dương.  Tôi sẽ không thích để nh́n đến các khu phố dân da nâu của chính chúng ta, các người Phi Luật Tân, nh́n người Hoa Kỳ với ḷng thù hận giết người mà người An Nam nh́n người Pháp.  Tại Phi Châu, bởi sự ôn ḥa, dung thứ và lẽ công b́nh, người Pháp đă xây dựng một đế quốc thực dân uy hùng trong đó cư dân là các kẻ trung thành và hài ḷng như thể họ được sinh ra dưới lá cờ Ba Màu [Tricolor, chỉ cờ Pháp, chú của người dịch].  Nhưng tại vùng Đông Dương xa xôi, chính quyền Pháp xem ra, ngay cả đối với một thân hữu của Pháp kiên định như tôi, sẽ c̣n rất xa [mới tới được] một sự thành công toàn diện.

 

       Trong suốt mười ngày mà tôi trải qua tại Sàig̣n, tôi đă cư ngụ tại Khách Sạn Hôtel Continental.  Tôi sẽ ghi nhớ nó như một nơi chốn mà họ đă tính một đô la rưỡi cho một cốc rượu mạnh pha sô đa (high-ball) và năm mươi xu cho một trái chanh.  Trời nóng đến không thể chịu nổi.  Tôi giờ đây có thể thông cảm với phạm nhân ngoan cố bị trừng phạt bằng cách tống giam vào buồng nóng chảy mồ hôi.  Các tiểu đoàn muỗi dữ tợn phóng ra các cuộc tấn công chống lại cơ thể không được bảo vệ của tôi với sự cương quyết mà quân Đức đă biểu lộ tại trận chiến Verdun.  Trong pḥng bên cạnh, giọng nam thanh của đoàn đại nhạc kịch lưu động đang có một loạt các buổi tŕnh diễn tại Nhà Hát Thành Phố lớn tiếng căi cọ không dứt với bạn gái đồng hành.  Cả hai nói chung c̣n tệ hơn nữa khi uống rượu.  Một buổi trưa đặc biệt oi bức, khi cả thể giới xem ra giống như một buồng phủ đầy hơi của một nhà tắm kiểu Thổ Nhĩ Kỳ, giọng của họ gào lên ở một âm độ chưa từng có của bạo lực.  Xuyên qua các tám ván mỏng của chiếc cửa được nghe thấy tiếng chân lê bước.  Một số đồ đạc hạng nặng được nghe với tiếng đổ vỡ loảng xoảng.  Kế đến là tiếng ngă uỵch của một cơ thể đổ nhào.

 

       “Mi là đứa đang phỉ nhổ!” Tôi nghe thấy giọng nam thanh rên rỉ.  Sau đó “Giúp tôi với! … Tôi đang chết đây!”

 

       “Bà ta giờ đây đă làm việc đó!” tôi kêu lên, nhảy ra khỏi giường.

 

       “Mày có đang chết ngộp v́ máu không?”, người đàn bà rít lên, một sự đắc chí mănh liệt trong giọng điệu của bà ta.

 

       “Cứu tôi với! … Tôi đang chết đây!”, người đàn ông than văn.  “Và bị giết chết bởi một con đàn bà!”

 

       Đó là một vụ sát nhân – chắc chắn là như thế.  Mặc dù chỉ mặc mỗi bộ đồ ngủ, tôi đă sẵn sàng để tông ḿnh vào cánh cửa. 

 

       “Chết đi, đồ đáng nguyền rủa! Biến mất đi!”, người đàn bà thét lên.

 

       Tôi đang sắp sửa xông vào pḥng nhưng bị dừng lại bởi âm thanh trong giọng nói của giọng nam thanh ở các âm độ b́nh thường.  Tiếp theo sau là tiếng cười của một người đàn bà.  Tôi ngừng lại lắng nghe.  Thật đúng lúc khi tôi làm như thế.  Họ đang tập dượt cho cuộc tŕnh diễn vào buổi tối cảnh sát nhân từ vở nhạc kịch La Tosca!

 

       Trong một dịp khác, sau nửa đêm khá âu, tôi đă bị đánh thức dậy từ giấc ngủ bởi một tiếng động kinh khiếp đột nhiên phát ra từ đường phố bên dưới.  Tôi nghe thấy tiếng nổ của các chai lọ vỡ ra, tiếp nối bởi các bước chân của đội canh tuần bản xứ theo nhịp một sự thoái lui vội vă.  Sau đó, từ các cổ họng phát ra cùng tiếng nói của tôi, cất lên các lời vui nhộn của một bài ca quen thuộc:

 

       “Tôi đă say rượu tối qua,

       Tôi đă say rượu tối kia,

       Tôi sẽ say rượu tối mai

       Nếu tôi không c̣n bao giờ say rượu nữa;

       Bởi khi tôi say

       Tôi hạnh phúc nhiều  như tôi có thể được

       Bởi tôi là một thành viên của Gia Đ́nh Souse..!”

 

       Nhoài người từ khung cửa sổ, tôi chào đón một người đàn ông Pháp đi ngang qua.

 

       “Họ là ai vậy?”, tôi hỏi ông ta.

 

       “Các khách du lịch Hoa Kỳ đang tới, thưa Ông,” [Les touristes Américains sont arrives, M’sieu, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch], ông ta trả lời một cách khô khan.

 

       Nhờ ánh sáng của các ngọn đèn đường khi ông ta quay đi, tôi có thể nh́n thấy ông ta nhún vai.

 

       Nghĩ về điều đó, nó đánh động rằng tôi đă quá nghiêm khắc trong phán đoán của ḿnh về các kẻ lưu vong nhớ quê nhà ở góc xa xôi này của trái đất đang đóng sát các đầu đinh tán xuống cho đế quốc thực dân của Pháp.

 

       Buổi sáng kế tiếp tôi khởi hành bằng thuyền rời Sàig̣n sang Trung Hoa.  Rời cửa sông trên bước đường đi, chúng tôi ṿng quanh mũi đất to rộng tại Cap St. Jacques (Vũng Tàu) và tiến ra biển cả.  Bờ biển với hàng dừa ven bờ của Nam Kỳ từ từ khuất mất; các ngọn núi màu xanh của Trung Kỳ trở thành nhợt nhạt và như bóng ma trong sương chiều.  Một vùng đất mặt trời thiêu đốt, nguy hiểm v́ dịch bệnh … tôi hoan hỷ rời khỏi nó.  Nhưng tôi sẵn ao ước để quay lại.  Tôi muốn một lần nữa ngồi ở bàn cà phê bên dưới các mái hiên của được Catinat, trước mặt tôi là một ly nước cao với đá lạnh kêu leng keng trong đó.  Tôi muốn nghe các phu xe kéo pousse-pousse nhẹ bước đi qua trong cuộc tụ tập lúc hoàng hôn.  Tôi muốn nh́n thấy các phụ nữ An Nam nhỏ bé trong trang phục bằng lụa mỏng và các người lính lê dương [legionnaires, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] ngông nghênh, ồn ào trong các chiếc mũ sắt màu trắng của họ.  Tôi muốn đi dạo một lần nữa bên dưới các cây me cạnh sông Mekong, để ngửi thấy mùi của vùng đất nóng, để nghe lại nhịp rộn ràng của các trống cơm và âm nhạc nhẹ nhàng của các chuông chùa thoảng bay theo làn gió thổi.  Bởi

 

       “Khi bạn đă nghe được tiếng gọi từ phương Đông,

       Bạn sẽ chẳng bao giờ cần đến điều ǵ khác.”

              

_____

 

Nguồn: E. Alexander Powell, Chapter XII, Exiles of the Outlands, Where The Strange Trails Go Down: Sulu, Borneo, Celebes, Bali, Java, Sumatra, Straits Settlements, Malay States, Siam, Cambodia, An Nam, Cochinchina, Nhà Xuất Bản: Charles Scribner’s Sons: New York, 1921, các trang 270-279.

 

 

 Ngô Bắc dịch và phụ chú

14/06/2010  
    

 http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

 

© gio-o.com 2010