PHÁN QUYẾT NGÀY 12 THÁNG 7, 2016
CỦA T̉A TRỌNG TÀI THƯỜNG TRỰC
TRÊN VỤ KIỆN VỀ BIỂN ĐÔNG
GIỮA PHI LUẬT TÂN
VÀ TRUNG QUỐC
Ngô Bắc dịch
***
PCA Case Nº 2013-19
IN THE MATTER OF THE SOUTH CHINA SEA ARBITRATION
- before -
AN ARBITRAL TRIBUNAL CONSTITUTED UNDER ANNEX VII TO THE
1982 UNITED NATIONS CONVENTION ON THE LAW OF THE SEA
- between -
THE REPUBLIC OF THE PHILIPPINES
- and -
THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA
__________________________________________________________
AWARD
__________________________________________________________
Arbitral Tribunal:
Judge Thomas A. Mensah (Presiding Arbitrator)
Judge Jean-Pierre Cot
Judge Stanislaw Pawlak
Professor Alfred H.A. Soons
Judge Rüdiger Wolfrum
Registry:
Permanent Court of Arbitration
12 July 2016
Lời Người Dịch:
Ngày 12 Tháng Bảy 2016, Ṭa Trọng Tài Thường Trực, trụ sở đặt tại The Hague, Ḥa Lan, đă đưa ra một phán quyết lịch sử về vùng biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông). Đây là một quyết định pháp lư rất quan trọng đối với các nước ven vùng biển trọng yếu này, đặc biệt đối với Việt Nam. Bản Phán Quyết dài hơn 500 trang này đă đặt định một nền tảng pháp lư vững chắc để giải quyết các sự tranh chấp giữa các nước ven biển, trong hiện tại cũng như trong tương lai.
Gió O trích dịch để đăng tải dưới dây các phần quan hệ nhiều nhất đến Việt Nam, gồm Chương I: Dẫn Nhâp; Chương IV: “Đường Chín Đoạn” Của Trung Quốc; Chương VI: Quy Chế Pháp Lư Các Địa H́nh Tại Biển Nam Trung Hoa; Chương X: Các Quyết Định Chung Thẩm Của Phiên Ṭa.
Một ngữ vựng các thuật ngữ với định nghĩa chính thức được đặt trên cùng để người đọc tiện tra cứu và nắm bắt ư nghĩa chính xác của từ ngữ. Các phần c̣n lại sẽ được lần lượt đăng tải khi thuận tiện./-
***
CHƯƠNG VII
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC
TẠI BIỂN NAM TRUNG HOA
(CÁC LUẬN ĐIỂM ĐỆ TR̀NH TỪ SỐ 8 ĐẾN 13)
(Kỳ 3)
***
C. CÁC HÀNH ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆC ĐÁNH CÁ TRUYỀN THỐNG TẠI BĂI CẠN SCARBOROUGH SHOAL (LUẬN ĐIỂM ĐỆ TR̀NH SỐ 10)
1. Dẫn Nhập
758. Trong Tiết này, Phiên Ṭa thảo luận đến sự tranh chấp của Phi Luật Tân liên can đến các hành động của Trung Quốc đối với các hoạt động đánh cá truyền thống của các công dân Phi Luật Tân tại Băi Cạn Scarborough Shoal. Sự tranh chấp này được phản ánh trong Luận Điểm Đệ Tŕnh Số 10 của Phi Luật Tân, nêu ra như sau:
(10) Trung Quốc đă ngăn cản một cách bất hợp pháp các ngư phủ Phi Luật Tân không được theo đuổi kế sinh nhai của họ qua việc can thiệp vào các hoạt động đánh cá truyền thống tại Băi Cạn Scarborough Shoal;
759. Trong Phán Quyết về Thẩm Quyền Tài Phán của ḿnh, Phiên Ṭa cho rằng Luận Điểm Đệ Tŕnh này phản ánh một sự tranh chấp không liên can đến sự phân định ranh giới trên biển và không bị ngăn trở khỏi sự cứu xét của Phiên Ṭa bởi bất kỳ điều kiện nào của Tiết 1, Phần XV. 766 Phiên Ṭa ghi nhận rằng Phi Luật Tân đă làm sáng tỏ rằng các hoạt động bị tố giác đều xảy ra trong phạm vi lănh hải 12 hải lư được phát sinh bởi Băi Cạn Scarborough Shoal và, do đó, sự xác định Luận Điểm Đệ Tŕnh Số 10 không lệ thuộc vào sự xác định tính chất pháp lư của địa h́nh như một Băi Đá hay một Ḥn Đảo chiếu theo Điều 121 của Công Ước. 767 Các Điều 297 và 298 của Công Ước cũng không áp dụng trong lănh hải để hạn chế thẩm quyền tài phán của Phiên Ṭa về các ngư trường và sự chấp hành luật pháp. 768 Ngoài ra, Phiên Ṭa ghi nhận rằng các quyền đánh cá truyền thống “có thể hiện hữu ngay trong phạm vi lănh hải của một Quốc Gia khác,” và đă cứu xét rằng thẩm quyền tài phán của ḿnh để bàn thảo sự tranh chấp này không lệ thuộc vào bất kỳ sự xác định tiên quyết nào về chủ quyền trên Băi Cạn Scarborough Shoal. 769 Kết quả, Phiên Ṭa đă kết luận rằng nó có thẩm quyền tài phán để bàn thảo các đề tài được nêu lên trong Luận Điểm Đệ Tŕnh Số 10 của Phi Luật Tân “đến tầm mức mà các quyền tuyên nhận và sự can thiệp bị tố giác đă xảy ra trong phạm vi lănh hải của Băi Cạn Scarborough Shoal.” 770
2. Bối cảnh Thực Tế
760. Các sự kiện bên dưới Luận Điểm Đệ Tŕnh này liên can đến sự ứng xử của các tàu của Chính Phủ Trung Quốc tại Băi Cạn Scarborough Shoal từ 2012, và đặc biệt các tương tác của chúng với các ngư phủ Phi Luật Tân gần cận địa h́nh.
(a) Việc Đánh Cá Truyền Thống Bởi Các Ngư Phủ Phi Luật Tân Tại Băi Cạn Scarborough Shoal
761. Ngay dù vài Quốc Gia đă tuyên nhận chủ quyền trên Băi Cạn Scarborough Shoal, có bằng chứng rằng các hải phận chung quanh vẫn tiếp tục phục vụ như vùng đánh cá cho các ngư phủ, 771 bao gồm các ngư phủ từ Phi Luật Tân, Việt Nam, và Trung Quốc (kể cả Đài Loan). Bối cảnh của một báo cáo của Hải Quân Phi Luật Tân tŕnh trước Phiên Ṭa mô tả Băi Cạn Scarborough Shoal như là “một nơi đánh cá truyền thống của các ngư phủ đến từ các nước Á Châu láng giềng trong số các kẻ mạo hiểm đến ṿng cung san hô này và họ sẽ đánh cá ở đó khoảng một tuần hay lâu hơn.” 772 Tương tự, Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng xác định rằng “hải phận bao quanh Đảo Huyangyan [Hoàng Nham, tức Băi Cạn Scarborough Shoal] đă là một vùng đánh cá truyền thống cho các ngư phủ Trung Quốc. Từ thời thượng cổ, các ngư phủ Trung Hoa đă đánh cá tại hải phận bao quanh ḥn đảo.” 773 Các lời thệ chứng từ các ngư phủ Phi Luật Tân được đệ tŕnh bởi Phi Luật Tân tŕnh bày đă nh́n thấy công dân của các Quốc Gia khác, gồm Việt Nam và Trung Quốc (kể cả Đài Loan), đánh cá tại Băi Cạn Scarborough Shoal. 774
762. Bản đồ lịch sử chứng nhận một sự nối kết giữa Băi Cạn Scarborough Shoal và lục địa Phi Luân Tân. Một bản đồ Phi Luật Tân được vẽ trong năm 1734 có bao gồm băi cạn này, 775 một bản đồ khác vẽ năm 1784 đă gọi Băi Cạn Scarborough Shoal là “Bajo de masinloc.” 776 Các tài liệu khác được cung cấp bỏi Phi Luật Tân -- bao gồm một quyển sách năm 1953 được ấn hành bởi Pḥng Ngư Nghiệp của nó -- miêu tả Băi Cạn Scarborough Shoal trong lịch sử đă phục vụ như một trong “các khu vực đánh cá chính yếu cho các ngư phủ Phi Luật Tân. 777
763. Các bản thệ chứng của sáu ngư phủ được phỏng vấn bởi Phi Luật Tân xác nhận sự hành nghề đánh cá tại Băi Cạn Scarborough Shoal trong các thế hệ gần đây, 778 cung cấp chứng liệu trực tiếp về các hoạt động đánh cá của Phi Luật Tân trong khu vực ít nhất kể từ 1982 779, và bằng chứng gián tiếp từ năm 1972. 780 Các giống cá bắt được từ băi cạn -- chủ yếu sử dụng các phương pháp xiên cá bằng giáo và giăng lưới 781 -- trong lịch sử bao gồm “cá ngừ (bonito), cá talakitok, cá tanguige và các loại cá khác được t́m thấy bên dưới hay gần các ḥn đá.” 782
(b) Sự Ngăn Cản Từng Hồi của Trung Quốc Việc Đánh Cá Bởi Các Tàu Của Phi Luật Tân tại Băi Cạn Scarborough Shoal (Từ Tháng Năm 2012 Đến Hiện Tại)
764. Khởi đầu trong Tháng Tư 2012, một loạt các biến cố xảy ra giữa các tàu Phi Luật Tân và tàu Trung Quốc tại Băi Cạn Scarborough Shoal đă nâng cao sự căng thẳng giữa Đôi Bên. Nhà chức trách Phi Luật Tân đă báo cáo số lượng gia tăng các tàu đánh cá Trung Quốc tại Băi Cạn Scarborough Shoal và đă tăng cường các sự thanh tra để đáp lại các dấu hiệu rằng các tàu Trung Quốc đă sử dụng các phương pháp đánh cá có tính chất phá hoại và thu bắt các con trai (ṣ) khổng lồ, san hô, và rùa biển có nguy cơ tuyệt chủng. Trung Quốc đă gia tăng sự điều động các tàu FLEC và CMS của chính nó để đáp ứng, dẫn đến một chuỗi các biến cố giữa các tàu Trung Quốc và Phi Luật Tân hôm 10 Tháng Tư 2012, 783, hôm 28 Tháng Tư, 2012, 784 và hôm 26 Tháng Năm 2012. 785 Các hàm ư môi trường của việc đánh cá của Trung Quốc được thảo luận chi tiết hơn liên quan đến Luận Điểm Đệ Tŕnh Số 11 (xem các đoạn 815 đến 993 bên dưới). Các biến cố giữa các tàu Trung Quốc và Phi Luật Tân được thảo luận liên kết với Luận Điểm Đệ Tŕnh Số 13 (xem các đoạn 1044 đến 1109 bên dưới).
765. Các nỗ lực để thương thảo một sự triệt thoái tương ứng các tàu chính phủ đă không thành công, 786 và vào đầu Tháng Sáu 2012, Trung Quốc đă điều động khoảng 28 tàu tiện dụng (utility boat) băng qua lối vào hướng đông nam của băi cạn và sắp xếp chúng lại với nhau bằng sợi dây để dựng lên một hàng rào hay rào cản tạm bợ, “phong tỏa” lối vào hồ nước mặn của Băi Cạn Scarborough Shoal. 787
766. Hồ sơ cho thấy rằng, khi các sự căng thẳng gia tăng, các ngư phủ hoạt động tại vùng phụ cận Băi Cạn Scarborough Shoal bị ảnh hưởng bởi sự tranh chấp của Các Bên Tụng Phương. Trong một văn thư đề ngày 2 Tháng Sáu 2012, Tư Lệnh Lực Lượng Hải Quân Vùng Bắc Đảo Luzon” của Phi Luật Tân đă viết rằng rào cản của Trung Quốc “nhiều phần được thiết kế để làm khó nếu không phải để ngăn cản sự nhập/xuất của các tàu Phi Luật Tân đến băi cạn.” 788 Ông cũng ghi nhận rằng “hành động gần đây này đặt ra một sự nguy hiểm đối với sự an toàn sinh mạng trên biển trong số các ngư phủ Phi Luật Tân, những người sử dụng băi cạn như một nơi trú náu trong suốt mùa giông băo để làm giảm bớt các ảnh hưởng của gió mùa tây nam.” 789
767. Tương tự, một văn thư đệ tŕnh bởi Giám Đốc Pḥng Ngư Sản và Các Tài Nguyên Thủy Sản Phi Luật Tân nói rằng:
Kể từ Tháng Tư 2012, khi Trung Quốc nằm quyền kiểm soát Băi Cạn Scarborough Shoal, người dân Phi Luật Tân nhận thấy khó khăn để tiến vào băi cạn bởi các tàu chấp pháp của Trung Quốc đă thiết lập một “khu không được đánh cá” chung quanh nó. Các tầu tuần cảnh Trung Quốc thi hành luật pháp tại khu vực này bằng việc đe dọa các ngư phủ Phi Luật Tân cố gắng đánh cá tại Băi Cạn Scarborough.
Cách ứng xử này của chính phủ Trung Quốc, cùng với sự ban hành các luật mới của nó, chẳng hạn như Các Quy Định Hải Nam 2012 và lệnh cấm đánh cá năm 2012, đă tạo ra một cảm giác lo sợ sâu sắc trong các ngư phủ Phi Luật Tân, làm cắt giảm đáng kể các hoạt động đánh cá của họ và đă tác động một cách nặng nề vào khả năng của họ để sinh nhai. 790
768. Các sự tường thuật được cung cấp bởi các ngư phủ Phi Luật Tân xác định sự gạt bỏ họ ra khỏi vùng đánh cá ở Băi Cạn Scarborough Shoal. Ông Crispen Talatogod, một ngư phủ hồi hưu từ thành phố Infanta tại tỉnh Panganisan, đă nói:
Tôi đă ngừng việc đánh cá trong năm 2012 bởi chúng tôi bị cấm đoán không được đánh cá ở đó bởi người Trung Quốc. Tôi nhớ rằng khi các bạn đồng sự của tôi và tôi đến Băi Cạn Scarborough Shoal, chúng tôi bị đối mặt bởi một thành viên vũ trang của Lực Lượng Pḥng Vệ Bờ Biển Trung Quốc. Viên lính pḥng vệ nói với chúng tôi rằng họ sở hữu Băi Cạn Scarborough Shoal và anh ta ngăn cản chúng tôi không được đánh cá ở đó. Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên và lo sợ khi đó. Chúng tôi cố gắng ẩn trốn và chờ đến ban đêm trước khi khởi sự đánh cá, nhưng quân Trung Quốc ở đó đă có thể dự liệu việc này. Một lần nữa, họ đă cấm đoán chúng tôi không được đánh cá tại Băi Cạn Scarborough Shoal. Tôi đă không thể quay trở lại kể từ khi đó. 791
Tương tự, ông Tolomeo Forones, một cư dân của Masinloc, đă nhớ lại;
Không c̣n một ai đánh cá ở đó nữa. Tôi đă cố gắng để quay trở lại Scarborough Shoal Tháng Sáu 2012 và Tháng Bảy 2013 vừa qua cùng với một số thành viên của giới truyền thông. Khi chúng tôi đến nơi, chỉ có các tàu Pḥng Vệ Bờ Biển Trung Quốc ở đó xua đuổi bất kỳ ai t́m cách tiến vào bên trong. 792
Ngoài ra, ông Cecilio Taneo của thành phố Masinloc, đă nói:
Người Phi Luật Tân đă bị cấm đoán bởi người Trung quốc không được tiến vào Băi Cạn Scarborough Shoal. Trong khi người Phi Luật Tân vẫn c̣n cách xa chưa đến được Băi Can Scarborough Shoal, phía Trung Quốc đă sẵn ra dấu hiệu đừng có tiến xa hơn nữa. Phía Trung Quốc đă dùng súng lớn bắn nước chống lại người Phi Luật Tân. 793
769. Tuy nhiên, trong các thời khoảng khác, các ngư phủ đôi khi được phép tiếp tục đánh cá tại Băi Cạn. Các cơ hội để làm như thế rơ ràng bị hạn chế. Ông Jowe Legaspi, một ngư phủ đă bắt đầu đánh cá tại Băi Cạn Scarborough Shooal trong năm 1994, 794 đă báo cáo:
Trong Tháng Hai đến Tháng Ba 2014, họ tạm thời để ngư phủ tiến vào Băi Cạn Scarborough Shoal. Nhưng đột nhiên trong Tháng Tư 2014, họ lại ngăn cản chúng tôi. Trong Tháng Năm hay Tháng Sáu 2014, họ đă quấy nhiễu các ngư phủ Phi Luật Tân bằng súng lớn bắn nước, loa phát thanh inh tai, và đôi khi họ cầm súng khi tiến gần đến chúng tôi. 795
770. Kể từ khi có sự đua ra các sự hạn chế hoạt động đánh cá của người dân Phi Luật Tân tại Băi Cạn Scarborough Shoal, vài ngư phủ được phỏng vấn đă ghi nhận một sự sút giảm lợi tức, 796 biểu lộ sự bất định về khả năng sống c̣n liên tục trong nghề nghiệp của họ, 797 hay về hưu. 798
3. Lập Trường Của Phi Luật Tân
771. Phi Luật Tân lập luận rằng Trung Quốc đă vi phạm các nghĩa vụ của nó chiếu theo Điều khoản 2(3) của Công Ước và xem kết luận này được chống đỡ một cách gián tiếp bởi sự tham chiếu đến Các Điều khoản 51(1) và 62(3) của Công Ước. 799 Ngoài ra, Phi Luật Tân nêu ư kiến rằng Trung Quốc đă vi phạm các Điều 279 800 và 300 của Công Ước. 801
(a) Điều khoản 2(3) Của Công Ước
772. Phi Luật Tân cho rằng, qua việc ngăn cản các ngư phủ Phi Luật Tân không được đánh cá tại hải phận của Băi Cạn Scarborough Shoal, 802 Trung Quốc đă vi phạm Điều khoản 2(3) của Công Ước, quy định rằng “chủ quyền trên lănh hải được hành sử đúng theo Công Ước này và với các quy tắc khác của luật quốc tế.” 803
773. Như một vấn đề ấn định ngưỡng cửa (hay lằn mức: threshold), Phi Luật Tân nêu ư kiến rằng Điều khoản 2(3), không phải chỉ có tính cách cổ vũ, áp đặt các nghĩa vụ cụ thể trên các Quốc Gia. Phi Luật Tân nhắc lại vụ trọng tài Chagos Marine Protected Area Arbitration, 804 trong dó phiên ṭa “nhất trí bác bỏ” lập luận rằng Điều khoản 2(3) chỉ có “tinh chất mô tả: descriptive” không thôi. 805
774. Trong khía cạnh này, Phi Luật Tân cũng nhắc lại ư kiến cá nhân của Thẩm Phán Alvarez trong vụ kiện Anglo-Norwegian Fisheries, thừa nhận rằng một Quốc Gia có thể “xác định tầm mức lănh hải của nó”, với điều kiện rằng sự xác định như thế ‘không xâm phạm đến các quyền được sở đắc bởi các quốc gia khác.” 806 Sau cùng, Phi Luật Tân xem là có tinh chất hướng dẫn các văn bản của Ngài Sir Gerald Fitzmaurice, kẻ đă khuôn định các quyền đánh cá truyền thống bằng các lời lẽ kể sau:
Nếu các tàu đánh cá của một nước nào đó đă có thói quen từ thời xa xưa, hay trong một thời kỳ kéo dài, đến đánh cá tại một khu vực nào đó, trên căn bản khu vực đó thuộc biển cả và của chung mọi nước, điều có thể được nói rằng quốc gia của chúng xuyên qua chúng … đă sở đắc một quyền lợi bảo đảm bất di dịch (vested interest) rằng các ngư trường của khu vực đó vẫn phải được cung ứng cho các tàu đánh cá của nó (dĩ nhiên không phải trên một căn bản độc quyền) -- sao cho nếu một nước khác khẳng định một sự tuyên nhận khu vực đó làm lănh hải, là sự tuyên nhận được nhận thấy sẽ có giá trị hay sẽ được thừa nhận, điều này có thể chỉ phải chấp nhận các quyền đă sở đắc về ngư nghiệp trong nội vụ, là các quyền phải tiếp tục được tôn trọng. 807
Do đó, Phi Luật Tân xem Điều khoản 2(3) áp đặt các nghĩa vụ cụ thể được thông tri bởi các quy tắc tổng quát của luật quốc tế, kể cả sự bảo tồn các quyền đă hiện hữu từ trước.
775. Một quy tắc như thế, Phi Luật Tân nêu ư kiến, là sự bảo vệ các quyền đánh cá truyền thống thuộc loại được nêu lên trong Luận Điểm Đệ Tŕnh Số 10 của nó; nói cách khác, có “một quy tắc tổng quát của luật quốc tế đ̣i hỏi một quốc gia phải tôn trọng việc đánh cá lâu dài và không gián đoạn bởi các công dân của một quốc gia khác trong lănh hải của nó.” 808
776. Trong quan điểm của Phi Luật Tân, sự bảo vệ các quyền đánh cá truyền thống được thiết lập một cách vững chắc trong thẩm quyền tài phán quốc gia và quốc tế. Thí dụ, trong vụ kiện The Paquete Habana, Phi Luật Tân ghi nhận rằng Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ nh́n nhận, sau đó “chấp thuận và áp dụng quy tắc của thông luật quốc tế miễn trừ các tàu đánh cá ra khỏi sự tịch thu chiến lợi phẩm trong thời chiến.” 809
777. Từ thể thức trọng tài, Phi Luật Tân nhắc lại sự xử lư trong vụ trọng tài Eritrea kiện Yemen (Eritrea v. Yemen), đ̣i hỏi Yemen phải “bảo đảm rằng thể chế đánh cá truyền thống của sự tiếp cận tự do và sự hưởng quyền dành cho các ngư phủ của cả Yemen lẫn Eritrea phải được bảo tồn hầu mang lại phúc lợi của các cuộc đời và các kế sinh nhai của loại người nghèo khổ và cần cù này.” 810 V́ thế, Phi Luật Tân nêu ư kiến rằng “trong trường hợp nó đă được hành xử trong một thời gian kéo dài không gián đoạn hay không có sự phản đối”, việc đánh cá truyền thống tại lănh hải của Quốc Gia khác được bảo vệ bởi luật quốc tế tổng quát như được kết hợp qua Điều khoản 2(3) của Công Ước. 811 Trong khía cạnh này, Phi Luật Tân ghi nhận rằng, trong vụ Trọng Tài Abyei Arbitration, phiên ṭa “đă áp dụng cùng quy tắc ngay cả với việc phân định một ranh giới trên đất liền để bảo vệ các quyền thả súc vật cho ăn cỏ tại băi truyền thống.” 812
778. Về khuôn khổ các quyền đánh cá truyền thống được bảo vệ, Phi Luật Tân một lần nữa tham chiếu đến phán quyết vụ kiện Eritrea v. Yemen. Theo đó Phi Luật Tân lập luận rằng một Quốc Gia có thể hạn chế các quyền đánh cá “chỉ … đến mức các hoạt động đó có thể vượt quá các hoạt động đă từng được thực hiện trong truyền thống.” 813 Tuy nhiên, trong khuôn khổ các quyền đánh cá được bảo vệ, Phi Luật Tân xét thấy rằng “bất kỳ biện pháp hành chính nào khác có thê” tác động” đến các quyền đánh cá truyền thống “phải được thỏa thuận giữa các quốc gia liên can.” 814
779. Phi Luật Tân lập luận rằng việc đánh cá bởi các công dân Phi Luật Tân tại Băi Cạn Scarborough Shoal “rơ ráng đáp ứng được định mức (threshold) đ̣i hỏi để xem nó là một hoạt động được bảo vệ theo luật quốc tế. 815 Các sự thực hành đánh cá của Phi Luật Tân trong khu vực được h́nh dung là ‘lâu đời” 816, ‘kéo dài”, 817 “sâu xa”, 818 “ḥa b́nh”. 819 “không gián đoạn”, 820 “cổ xưa”, 821 và đă diễn ra “từ các thủa xa xưa lắm”. 822 Trong quan điểm của Phi Luật Tân, sự kết hợp các nguồn tài liệu, trải dài từ (a) các bản đồ thời thực dân về Phi Luật Tân có vẽ Băi Cạn Scarborough Shoal, 823 (b) các ấn phẩm thế kỷ thứ hai mươi mô tả các sự hành nghề đánh cá ở đó, 824 và (c) chứng từ từ các ngư phủ Phi Luật Tân, 825 tất cả đều hậu thuẫn cho kết luận rằng các sự hành nghề đánh cá mà nó cáo giác hội đủ điều kiện là các hoạt động được bảo vệ theo Điều khoản 2(3) của Công Ước.
780. Trong quan điểm của Phi Luật Tân, Trung Quốc c̣n làm trái với các nghĩa vụ của nó theo Điều Khoản 2(3) của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Điều 279 của Công Ước về việc giải quyết các sự tranh chấp xuyên qua các phương thức ḥa b́nh. 826 Nó nêu ư kiến rằng Trung quốc “đă bác bỏ” một đề nghị của Phi Luật Tân để giải quyết sự tranh chấp của Đôi Bên xuyên qua việc nhờ cậy đến Pháp Đ́nh Quốc Tế Về Luật Biển; 827 thay vào đó, Phi Luật Tân lập luận, Trung Quốc “đă t́m cách củng cố sự kiểm soát Băi Cạn Scarborough Shoal với việc bố trí và thả neo các tàu Trung Quốc trong một cung cách như thể tạo thành một hàng rào vật thể thực sự nhằm ngăn cản các tàu Phi Luật Tân không tiến vào khu vực được.” 828 Phi Luật Tân nói thêm rằng:
Bất kể sự sử dụng lâu đời Băi Cạn Scarborough Shoal như một vùng đánh cá truyền thống bởi các ngư phủ Phi Luật Tân, Trung Quốc đột nhiên hành động để ngăn cản họ không được theo đuổi kế sinh nhai của họ trong khu vực hồi Tháng Tư và Tháng Năm 2012 … Trung Quốc kể từ niên kỳ đó đă hành sử sự kiểm soát trên Băi Cạn Scarborough và chỉ cho phép từng chập các tàu đánh cá của Phi Luật Tân tiến vào khu vực. Các hành vi này vi phạm các nghĩa vụ của Trung Quốc chiếu theo Công Ước. 829
781. Sau cùng, Phi Luật Tân t́m cách để phân biệt Các Luận Điểm Đệ Tŕnh của nó về “các quyền đánh cá lịch sử” với “các quyền lịch sử” được tuyên nhận bởi Trung Quốc. Nó làm như thế trong ba cách. Trước tiên, trong khi Trung Quốc khẳng định theo như sụ cáo giác “các quyền kiểm soát, kể cả trên “sự thăm ḍ và khai thác tất cả các nguồn tài nguyên trong phạm vi đường chín đoạn,” Phi Luật Tân cho rằng nó “chỉ t́m kiếm sự tiếp cận cho các ngư phủ của nó để theo đuổi kế sinh nhai truyền thống của họ.” 830 Thứ nh́, Phi Luật Tân tuyên bố rằng “một mặt, có sự khác biệt hiển nhiên và quan trọng giữa các quyền cá nhân, không có tính chất độc quyền”, chẳng hạn như các quyền mà nó có ư định t́m kiếm sự bảo vệ trong vụ trọng tài này, và “các quyền chủ quyền độc quyền’ ở mặt kia, bao gồm sự tuyên nhận của Trung Quốc “các quyền chủ quyền chuyên độc trên tất cả các nguồn tài nguyên vượt quá 12 dặm tính từ Băi Cạn Scarborough [Shoal].” 831 Thứ ba, Phi Luật Tân tranh luận rằng Luận Điểm Đệ Tŕnh Số 10 của nó “được giới hạn vào lănh hải” -- thể chế của điều bị hạn chế bởi “các quy tắc khác của luật quốc tế” qua Điều khoản 2(3) -- khi so sánh với sự khẳng định của Trung Quốc về “các quyền lịch sử chuyên độc. … vượt quá các giới hạn của bất kỳ sự hưởng quyền có thể suy tưởng được chiếu theo Công Ước.” 832
(b) Các Điều khoản 51(1) và 62(3) Của Công Ước
782. Phi Luật Tân xét thấy rằng Các Điều khoản 51(1) và 62(3) của Công Ước, mặc dù không thể áp dụng một cách trực tiếp vào vụ kiện này, tuy thế có liên quan ở những điểm chúng có đề cập đến các quyền đánh cá truyền thống. 833 Điều khoản 51(1) quy định rằng “một Quốc Gia ṿng cung đảo … sẽ thừa nhận các quyền đánh cá truyền thống và các hoạt động chính đáng khác của các Quốc Gia láng giềng kề cận trực tiếp tại một số khu vực nào đó nằm trong hải phận ṿng cung đảo.” Về phần ḿnh, Điều khoản 62(3) quy định rằng “trong việc dành sự tiếp cận cho các Quốc Gia khác vào khu kinh tế độc quyền của ḿnh chiếu theo điều này, Quốc Gia duyên hải sẽ cứu xét đến mọi yếu tố liên quan, kể cả, trong số các điều khác (inter alia) ...nhu cầu giảm thiểu tối đa sự xáo trộn kinh tế tại Các Quốc Gia có các công dân vẫn thường đánh cá trong khu.”
783. Trong quan điểm của Phi Luật Tân, Các Điều khoản 51(1) và 62(3) th́ quan trọng v́ hai lư do. Thứ nhất, chúng cấu thành một “sự thừa nhận công khai sự hiện hữu, và nhấn mạnh đến tầm quan trọng, của việc đánh cá truyền thống bởi các công dân của các quốc gia duyên hải kề cận sát cạnh.” 834 Thứ nh́, các điều khoản xác định rằng, khi các nhà soạn thảo Công Ước có ư định “bảo tồn việc đánh cá truyền thống trong khung cảnh các thể chế pháp lư mới mà họ tạo lập ra, họ đă làm như thế “một cách công nhiên” và “nói rơ tầm mức mà các sự sử dụng như thế trước đây có được hay không được bảo vệ.” 835
(c) Nghĩa Vụ Của Trung Quốc Phải Hành Động Với Thiện Chí và Giải Quyết Các Sự Tranh Chấp Bằng Các Phương Cách Ḥa B́nh
784. Sau cùng, Phi Luật Tân nêu ư kiến rằng Trung Quốc đă “làm phương hại đến công lư một cách phi pháp qua việc làm trầm trọng hơn sự tranh chấp giữa nó và Phi Luật Tân liên can đến các quyền và các sự hưởng quyền trên biển của chúng tại vùng phụ cận Băi Cạn Scarborough Shoal.” 836 Một cách cá biệt, Phi Luật Tân xem sự ứng xử của Trung Quốc là làm trái với các nghĩa vụ của nó, cả dưới các Điều 279 và 300 của Công Ước lẫn chiếu theo luật quốc tế tổng quát, trong việc kiềm hăm không làm “bất kỳ hành vi nào có thể làm nặng nề hay mở rộng sự tranh chấp.” 837 Các lập luận của Phi Luật Tân về các đề mục này sẽ được khai triển đầy đủ hơn trong các đoạn từ 1130 đến 1140 của Phán Quyết này, liên quan đến Luận Điểm Đệ Tŕnh Số 14 của nó.
785. Liên quan đến Luận Điểm Đệ Tŕnh này, Phi Luật Tân nhận xét rằng Trung Quốc đă không có hành động quấy nhiễu việc đánh cá truyền thống bởi người Phi Luật Tân theo sau việc tuyên bố một lănh hải 12 hải lư chung quanh Băi Cạn Scarborough Shoal hồi năm 1958. 838 Nó kết luận rằng, chiếu theo “thể thức lâu đời của chính Trung Quốc tại nơi mà nó tuyên nhận làm lănh hải,” Trung Quốc đă “tạo ra một nghĩa vụ không được làm nguy hại đến công lư bởi việc đột ngột biến đổi nguyên trạng (status quo) trên đó việc đánh cá thủ công địa phương lệ thuộc.” 839
(4) Lập Trường Của Trung Quốc
786. Mặc dù Trung Quốc không trả lời Luận Điểm Đệ Tŕnh của Phi Luật Tân trong khung cảnh của vụ tố tụng này, lập trường của Trung Quốc được nêu ra rơ ràng trong các lời tuyên bố cùng thời của nó từ năm 2012.
787. Giống như Phi Luật Tân, Trung Quốc tuyên nhận chủ quyền trên Băi Cạn Scarborough Shoal và khẳng quyết rằng hải phận của nó cấu thành một vùng đánh cá truyền thống cho các ngư phủ Trung Quốc. Vào ngày 12 Tháng Sáu năm 2012, Ṭa Đại Sứ của Trung Quốc tại Manila công bố lời tuyên bố sau đây tŕnh bày sự tuyên nhận của Trung Quốc:
Đảo Huangyan (Hoàng Nham) và hải phận bao quanh nó đă là các vùng đánh cá truyền thống của Trung Hoa từ thời thượng cổ. Các ngư phủ Trung Hoa đă tham gia vào các hoạt động đánh cá trong nhiều thế hệ. Ngoài ra, họ đă sử dụng Đảo Huangyan như một nơi trú náu [haven, nguyên bản đánh máy thiếu chữ “n” sau cùng, thành “have”, chú của người dịch] an toàn trong sự du hành của họ tại Biển Nam Trung Hoa. Genglubu, một tập nhật kư hải hành Trung Hoa cổ thời ghi chép các chuyến du hành tại Biển Nam Trung Hoa, và các văn kiện và văn liệu cổ thời khác chứa đựng các tài liệu đầy đủ về các hoạt động của các ngư phủ Trung Quốc chung quanh Đảo Huangyan. Từ thời Nhà Nguyên, người dân Trung Hoa chưa bao giờ ngừng phát triển và khai thác Đảo Huangyan và hải phận bao quanh nó và chính phủ Trung Quốc đă hành sử sự quản trị và thẩm quyền tài phán thực sự trên các hoạt động của họ trong suốt các năm này. Các sự kiện lịch sử này được hậu thuẫn bởi các văn kiện chính thức, các niên giám địa phương và các bản đồ chính thức trong các thế kỷ qua. 840
788. Trung Quốc cũng đưa ra sự tường thuật của chính nó về các biến cố đă xảy ra hôm 10 Tháng Tư 2012:
Khi 12 thuyền đánh cá từ Hải Nam, Trung Quốc đang thực hiện các hoạt động b́nh thường tại hồ nước mặn của Đảo Huangyan vào buổi sáng ngày 10 Tháng Tư, tàu chiến Gregorio del Pilar của Hải Quân Phi Luật Tân phong tỏa lối vào hồ nước mặn. Nhân viên vũ trang Phi Luật Tân đă đi lên bốn chiếc thuyền đánh cá của Trung Quốc, thẩm vấn các ngư phủ Trung Quốc, lục soát các chiếc thuyền và chụp ảnh. Họ th́ thô lỗ và cứng rắn, đă vi phạm một cách nghiêm trọng chủ quyền lănh thổ của Trung Quốc và các nhân quyền của các ngư phủ Trung Quốc. Vào trưa ngày 10 Tháng Tư, sau khi hay biết về biến cố, các tàu hải giám Trung Quốc có số hiệu 84 và 75, cả hai đang thi hành nhiệm vụ tuần cảnh thường lệ gần đó, đă tức thời hướng đến đảo để bảo vệ sự an toàn của các ngư phủ Trung Quốc. Vào trưa ngày 11 Tháng Tư, thuyền cơ quan quản trị ngư nghiệp Trung Quốc với số hiệu 303 cũng đă tới địa điểm và đă chỉ thị các thuyền đánh cá và các ngư Phủ Trung Quốc di tản một cách an toàn và gạt bỏ sự đe dọa của Phi Luật Tân. Sau đó, một tàu khảo cổ của Phi Luật Tân ở lại hồ nước mặn để hoạt động một cách bất hợp pháp trong một thời gian dài, và đă từ chối không chịu rời khỏi địa điểm măi cho tới ngày 18 Tháng Tư sau khi có các sự phản kháng nhiều lần của Trung Quốc. 841
789. Trung Quốc cũng đă tŕnh bày chi tiết về các hoạt động của nó theo sau Tháng Tư 2012:
Sau khi xảy ra biến cố Đảo Huangyan, Trung Quốc đă nhất quán kiên định lập trường giải quyết vấn đề xuyên qua sự tham khảo ngoại giao. Tuy nhiên, Phi Luật Tân vẫn leo thang t́nh h́nh, đưa ra các nhận xét sai lạc để lừa dối công luận trong nước và ngoài nước và khuấy động các cảm tính thù hận. Tất cả các hành động trên đă gây tổn hại nghiêm trọng cho các quan hệ song phương. Để ngăn cản hơn nữa các sự khiêu khích của Phi Luật Tân, các tàu công vụ Trung Quốc tiếp tục theo dơi chặt chẽ trên hải phận đảo Huangyan, cung cấp dịch vụ hành chính và dịch vụ khác cho các tàu đánh cá Trung Quốc phù hợp với luật pháp Trung Quốc, hầu bảo đảm cho các ngư phủ Trung Quốc một môi trường tốt cho các hoạt động tại vùng đánh cá truyền thống của họ. 842
790. Trung Quốc cũng đă trả lời các sự cáo giác của Phi Luật Tân rằng sự ứng xử của Trung Quốc không chu toàn nghĩa vụ của nó để giải quyết sự tranh chấp của Đôi Bên một cách ḥa b́nh. Vào ngày 24 Tháng Năm 2012, Xử Lư Thường Vụ Ṭa Đại Sứ Phi Luật Tân tại Bắc Kinh đă gặp Tổng Giám Đốc Ban Ranh Giới và Đại Dương Sự Vụ của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc. Như được ghi chép bởi Phi Luật Tân, Trung Quốc đă bày tỏ lập trường kể sau:
DG [Tổng Giám Đốc] họ Deng cũng đă tham chiếu Điều khoản 2.4 của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, nói rằng hôm 10 Tháng Tư, Phi Luật Tân đă sử dụng một tàu chiến để quấy nhiễu các ngư phủ Trung Quốc không vũ trang. Đây là một dấu hiệu của sự sử dụng vũ lực. Kể từ 10 Tháng Tư, mọi hành động của Phi Luật Tân tại Đảo Huangyan đều vi phạm chủ quyền lănh thổ của Trung Quốc. Phi Luật Tân hiện đang trưng dẫn Điều khoản 2.4. Trung Quốc tin rằng chính Phi Luật Tân đă vi phạm Điều khoản này và Trung Quốc rất tiếc về điều này.
…
Đă không có các lời nói hay hành động của Trung Quốc để leo thang t́nh h́nh ở cấp đa quốc gia; trên mặt trận ngoại giao hay trong giới truyền thông. Trung Quốc cũng không có bất kỳ hành động nào trên vùng hải phận Đảo Huangyan. 843
791. Đến mức Phiên Ṭa hay biết được, Trung Quốc đă không đưa ra các lời tuyên bố xác định nào liên can đến quy chế của các ngư phủ Phi Luật Tân tại Băi cạn Scarborough Shoal. Tuy thế, Phiên Ṭa cứu xét nội dung các lời tuyên bố của Trung Quốc, đặc biệt về sự hiện diện và cách ứng xử của các tàu Trung Quốc tại địa h́nh, cho thấy lập trường của Trung Quốc rằng các hành động của nó tại Băi Cạn Scarborough Shoal nói chung là hợp pháp.
5. Các Sự Cứu Xét Của Phiên Ṭa
792. Phiên Ṭa ghi nhận từ khởi đầu cả Phi Luật Tân lẫn Trung Quốc đều tuyên nhận chủ quyền trên Băi Cạn Scarborough Shoal và cả hai Phi Luật Tân lẫn Trung Quốc đều xem Băi Cạn Scarborough Shoal là vùng đánh cá truyền thống cho các công dân của chúng.
793. Phù hợp với các giới hạn trong thẩm quyền tài phán của ḿnh, Phiên Ṭa đă kiềm chế bất kỳ quyết định hay ư kiến b́nh luận nào về chủ quyền trên Băi Cạn Scarborough Shoal. Phiên Ṭa cũng xét thấy cần phải nhấn mạnh rằng sự thảo luận theo sau về các quyền đánh cá tại Băi Cạn Scarborough Shoal không khẳng định về bất kỳ sự giả định rằng Bên Này hay Bên Kia là chủ tể trên địa h́nh. Cũng không có nhu cầu cho các sự giả định như thế. Luật quốc tế liên quan đến việc đánh cá truyền thống sẽ được áp dụng một cách công bằng cho việc đánh cá bởi các ngư phủ Trung Quốc trong trường hợp Phi Luật Tân là chủ tể trên Băi Cạn Scarborough Shoal giống như việc đánh cá bởi các ngư phủ Phi Luật Tân trong trường hợp Trung Quốc là chủ tể. Các kết luận của Phiên Ṭa về việc đánh cá truyền thống chính v́ thế độc lập với vấn đề chủ quyền.
(a) Luật Khả Dĩ Áp Dụng Cho Việc Đánh Cá Truyền Thống
794. Sự chú ư dành cho các quyền đánh cá truyền thống trong luật quốc tế khởi sinh từ sự thừa nhận rằng các kế sinh nhai truyền thống và các khuôn mẫu văn hóa th́ mong manh trước sự phát triển và các ư tưởng hiện đại về các quan hệ liên quốc gia và cần có sự bảo vệ đặc thù.
795. Cũng được đề cập đến như việc đánh cá thủ công, việc đánh cá truyền thống đă được thảo luận một cách sâu xa trong vụ trọng tài Eritrea v. Yemen, đă hướng đến các báo cáo của Tổ Chức Lương Nông (Food and Agriculture Organization: “FAO” của Liên Hiệp Quốc để t́m sự chỉ dẫn về việc đánh cá thủ công tại Hồng Hải (Red Sea). Dựa trên các sự nghiên cứu của Tổ Chức Lương Nông FAO, phiên ṭa đó đă ghi nhận rằng:
Các tàu thủ công và đồ trang bị của chúng th́ đơn giản. Các thuyền thường là các chiếc xuồng (canoes) thích hợp với các máy gắn ở bên ngoài thuyền, thuyền hơi lớn hơn (9-12 mét) thich hợp với các máy 40-76 mă lực, hay các sambuk [thuyền buồm bằng gỗ kiểu Ả Rập, chú của người dịch] đánh cá với các máy được gắn bên trong thuyền. Các xuồng độc mộc [dugout canoes, khoét ruột từ một thân cây, chú của người dịch] và các bè nhỏ cũng được sử dụng. Các dây câu cá quay tay (hand lines), các lưới móc (gill nets) và các dây đánh cá thương mại dài, [long lines: dây câu cá dài, có giăng nhiều móc dọc theo đường dây, chú của người dịch] được sử dụng. Trong Báo Cáo về việc đánh cá tại hải phận Eritrea của nó, cuộc nghiên cứu của Tổ Chức FAO cho hay rằng đồ trang bị đánh cá thủ công này, vốn thay đổi tùy theo tàu và loại cá, th́ “đơn giản và hữu hiệu”. 844
796. Tuy nhiên, phiên ṭa xử vụ Eritrea v. Yemen tiếp tục ghi nhận:
Từ ngữ “thủ công: artisan” không được hiểu khi chỉ áp dụng trong tương lai cho một kiểu đánh cá nào đó chính xác như nó được thực hành ngày nay. “Việc đánh cá thủ công: artisan fishing” được dùng để đối phản với “việc đánh cá công nghiệp: industrial fishing”. Nó không loại bỏ các sự cải thiện trong mă lực của các tàu nhỏ, trong kỹ thuật hải hành, sự truyền tin hay trong các kỹ thuật đánh cá; nhưng thể chế truyền thống của việc đánh cá không nới rộng đến việc đánh cá thương mại hay công nghiệp trên quy mô lớn cũng như việc đánh cá bởi các công dân của Các Quốc Gia thứ ba tại Hồng Hải, bất luận với quy mô nhỏ hay công nghiệp.” 845
797. Việc đánh cá thủ công đă là một đề mục quan tâm tại một loạt các diễn đàn quốc tế mà không có bất kỳ định nghĩa chung nào đă được chấp tuận. Việc đánh cá thủ công được nói đến tại Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (World Trade Organization) trong khung cảnh của các cuộc Thương thảo Doha Round về các sự trợ cấp ngư nghiệp, 846 khi một loạt các định nghĩa được đưa ra. 847 Việc đánh cá truyền thống, thủ công, và quy mô nhỏ cũng cấu thành một phần công việc của Tổ Chức FAO, 848 Văn Pḥng Lao Động Quốc Tế (International Labour Office), 849 và Chường Tŕnh Môi Trường Liên Hiệp Quốc: United Nations Environment Programme (“UNEP”). 850 Bất kể sự chú ư này, thành tố định nghĩa cốt yếu của việc đánh cá thủ công, như phiên ṭa vụ án Eritrea v. Yemen, vẫn c̣n tương đối. Cách thức cụ thể của việc đánh cá thủ công sẽ biến đổi từ vùng này sang vùng khác, để thích nghi với các tập quán địa phương. Đặc điểm phân biệt của nó sẽ luôn luôn, khi đối phản với việc đánh cá kỹ nghệ, rằng việc đánh cá thủ công sẽ giản dị và được thực hiện trên một quy mô nhỏ, sử dụng các phương pháp đánh cá áp dụng nhiều phần tương tự với các phương pháp đă được sử dụng trong lịch sử tại vùng này.
798. Căn bản pháp lư cho việc bảo vệ việc đánh cá thủ công khởi nguyên từ khái niệm về các quyền bất di dịch và sự thông cảm rằng, đă từng theo đuổi một sinh kế xuyên qua việc đánh cá thủ công trong một thời khoảng kéo dài, các thế hệ ngư phủ sở đắc một quyền, na ná như một tài sản, về khả năng để tiếp tục đánh cá theo cung cách của các tiền nhân của họ. Chính v́ thế, các quyền đánh cá truyền thống mở rộng đến việc đánh cá thủ công được thực hiện nhiều phần nhằm duy tŕ sự thực hành lâu đời của cộng đồng, nói cách khác, đến “các sự hưởng quyền mà mọi ngư phủ đă hành sử một cách liên tục qua nhiều thời đại,” 851 nhưng không mở rộng cho việc đánh cá công nghiệp đă xa rời một cách triệt để các sự hành nghề truyền thống. Quan trọng, các quyền đánh cá thủ công gắn liền với các cá nhân và các cộng đồng đă đánh cá theo truyền thống tại một khu vực. Đây không phải là các quyền lịch sử của Các Quốc Gia, như trong trường hợp các bằng khoán lịch sử, mà là các quyền tư nhân, như được thừa nhận trong vụ kiện Eritrea v. Yeman, khi mà phiên ṭa từ khước việc tán thành hư cấu pháp lư tây phương … theo đó mọi quyền pháp lư, ngay cả những quyền trong thực tế được nắm giữ bởi các cá nhân, được xem là các quyền của Quốc Gia.” 852
799. Khi liên quan đến các quyền tư nhân, luật quốc tế từ lâu đă thừa nhận rằng các sự phát triển về các ranh giới quốc tế và các ư niệm về chủ quyền phải, ở mức độ tối đa khả dĩ, kiềm hăm việc sửa đổi các quyền cá nhân. Chính v́ thế, Ṭa Thường Trực Công Lư Quốc Tế trong bản góp ư kiến cố vấn vụ kiện Settlers of German Origin in Poland (Các Người Định Cư Gốc Đức tại Ba Lan) đă ghi nhận rằng “các quyền tư nhân thụ đắc theo luật hiện hữu không bị đ́nh chỉ trong một sự thay đổi chủ quyền,” 853 và phiên ṭa trong vụ trọng tài Abyei Arbitration đă nhận xét rằng “các quyền truyền thống, trong sự vắng mặt một sự thảo thuận công nhiên ngược lại, thường được xem vẫn không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ sự phân định ranh giới lănh thổ nào.” 854 Cùng nguyên tắc được thừa nhận đối với các quyền trên biển bởi phiên ṭa trong vụ trọng tài Bering Sea Arbitration, khi nó miễn trừ các người dân bản địa ra khỏi sự phân chia thẩm quyền tài phán của nó về việc săn bắn các chó biển có bộ da lông (fur seal) tại Biển Bering Sea.
800. Trước khi hướng đến câu hỏi về quy chế pháp lư của các quyền đánh cá thủ công theo Công Ước, Phiên Ṭa ghi nhận rằng nó hay biết về điều có thể được nh́n như một sự mâu thuẫn trong Các Luận Điểm Đệ Tŕnh của Phi Luật Tân. Một mặt, Phi Luật Tân khẳng định (và Phiên Ṭa đồng ư) rằng bất kỳ các quyền lịch sử nào mà Trung Quốc có thể có trong hải phận của Biển Nam Trung Hoa vượt quá lănh hải của nó đều bị triệt tiêu bởi sự chấp thuận Công Ước và trong thông luật của khái niệm về khu kinh tế độc quyền. Mặt khác, Phi Luật Tân đă lập luận rằng các quyền đánh cá truyền thống của nó tại Băi Cạn Scarborough Shoal phải được bảo vệ, ngay trong trường hợp Trung Quốc có chủ quyền trên địa h́nh này.
801. Phiên Ṭa xét thấy không có sự mâu thuận trong thực tế hiện hữu giữa hai lập trường này. Đúng hơn, luật phản ánh các t́nh huống đặc thù của sự tạo lập ra khu kinh tế độc quyền.
802. Theo luật hiện hữu trước khi lập ra khu kinh tế độc quyền, bất kỳ sự mở rộng nào các khu vực trên biển thuộc thẩm quyền tài phán quốc gia được vận hành trong bản chất y như được mô tả trong đoạn 799 bên trên. Sự mở rộng thẩm quyền tài phán được xem tương đương với sự điều chỉnh một ranh giới hay một sự thay đổi chủ quyền, và các quyền đă thụ đắc, đặc biệt đối với các ngư trường, được xem là được bảo vệ. Chính v́ thế, trong vụ kiện Fisheries Jurisdiction Cases, Ṭa Công Lư Quốc Tế đă cho rằng sự mở rộng của đảo quốc Iceland khu vực ngư trường của nó chỉ mang lại cho nó các quyền ưu tiên đối với các công dân của Các Quốc Gia đă từng quen đánh cá trong khu vực. 856
803. Tuy nhiên, với sự chấp thuận trong Công Ước khu kinh tế độc quyền, một sự tính toán khác biệt đă được áp dụng. Sau khi đă duyệt xét sự chú ư sâu rộng dành cho vấn đề đánh cá bởi các công dân của các Quốc Gia khác tại khu kinh tế độc quyền (xem các đoạn 248 đến 254 và 522 tới 538 bên trên), và mức độ của sự kiểm soát các ngư trường sau hết được trao cho Quốc Gia duyên hải, Phiên Ṭa không xét thấy khả dĩ rằng các nhà soạn thảo Công Ước lại đă có ư định để các quyền đánh cá thủ công hay truyền thống được tồn tại với sự du nhập khu kinh tế độc quyền. Trong khía cạnh này, Phiên Ṭa không đồng ư với các kết luận của phiên ṭa trong vụ kiện Eritrea v. Yemen (vốn cho rằng thể chế đánh cá truyền thống tại Hồng Hải (Red Sea) được nới rộng khắp các khu trên biển của Các Quốc Gia đó) và xét thấy rằng phiên ṭa đó đă có thể đạt tới các kết luận nó đă đưa ra chỉ v́ nó được phép áp dụng các yếu tố khác hơn bản thân Công Ước chiếu theo các sự dự liệu luật khả dĩ áp dụng trong thỏa thuận về sự trọng tài của Các Bên tụng phương (xem đoạn 259 bên trên).
804. Do đó, theo Công Ước, các quyền đánh cá truyền thống đă chuẩn cấp sự đối xử khác biệt ngang qua các khu biển:
(a) Tại hải phận ṿng cung đảo, các quyền đánh cá truyền thống được bảo vệ một cách công nhiên, và Điều khoản 51(1) của Công Ước quy định rằng “một Quốc Gia ṿng cung đảo phải tôn trọng các sự thỏa thuận hiện hữu với Các Quốc Gia khác và phải thừa nhận các quyền đánh cá truyền thống và các hoạt động chính đáng khác của Các Quốc Gia láng giềng sát cận tại một số khu vực nào đó nằm trong hải phận ṿng cung đảo.”
(b) Ngược lại, trong khu kinh tế độc quyền, các quyền đánh cá truyền thống bị loại bỏ, ngoại trừ tới mức độ mà Điều khoản 62(3) xác định cụ thể rằng “nhu cầu tối thiểu hóa sự xáo động kinh tế tại Các Quốc Gia có các công dân vốn quen đánh cá trong khu” sẽ cấu thành một trong những yếu tố sẽ được cứu xét bởi Quốc Gia duyên hải trong việc cho phép tiếp cận đến bất kỳ số thặng dư nào trong cho đánh bắt được cho phép. Phiên Ṭa xét thấy rằng việc bao gồm sự dự liệu này -- sẽ hoàn toàn không cần thiết nếu các quyền đánh cá truyền thống được bảo tồn trong khu kinh tế độc quyền -- xác nhận rằng các nhà soạn thảo Công Ước đă không có ư định bảo tồn các quyền như thế. Dĩ nhiên, Công Ước không loại bỏ việc Các Quốc Gia có thể tiếp tục thừa nhận các quyền đánh cá truyền thống tại khu kinh tế độc quyền trong pháp chế của chúng, trong các sự thảo thuận tiếp cận ngư trường song phương, hay xuyên qua các tổ chức quản trị ngư trường cấp vùng. Sự thừa nhận như thế, trong phần lớn trường hợp, đáng tuyên dương, nhưng không bị bắt buộc bởi Công Ước, ngoại trừ đến tầm mức đă được xác định cụ thể nơi Điều khoản 62(3).
(c) Sau cùng, trong lănh hải, Công Ước tiếp tục thể chế pháp lư hiện hữu phần lớn không có sự thay đổi. Sáng kiến trong Công Ước là sự chấp thuận một giới hạn thỏa thuận 12 hải lư trên bề rộng của lănh hải, không phải sự phát triển về nội dung pháp lư của nó. Phiên Ṭa nhận thấy không có điều nào khiến nghĩ rằng sự chấp thuận Công Ước có chủ định làm thay đổi các quyền trong lănh hải và kết luận rằng trong phạm vi khu đó -- trái với khu kinh tế độc quyền -- các quyền đánh cá truyền thống đă thiết lập vẫn được bảo vệ bởi luật quốc tế. Phiên Ṭa cũng ghi nhận rằng đại đa số việc đánh cá truyền thống diễn ra gần sát với bờ biển.
(b) Sự Bảo Vệ Việc Đánh Cá Truyền Thống Tại Băi Cạn Scarborough Shoal
805. Dựa trên hồ sơ tŕnh trước ṭa, Phiên Ṭa có quan điểm rằng Băi Cạn Scarborough Shoal đă là một vùng đánh cá truyền thống cho các ngư phủ thuộc nhiều quốc tịch bao gồm Phi Luật Tân, Trung Quốc (kể cả từ Đài Loan), và Việt Nam. Các câu chuyện của phần lớn các kẻ đă đánh cá tại Băi Cạn Scarborough Shoal trong nhiều thế hệ đă qua không phải là chủ đề của các tài liệu văn bản, và Phiên Ṭa xét thấy rằng các quyền đánh cá truyền thống cấu thành một khu vực nơi mà các vấn đề về bằng chứng phải được tiến tới với sự nhạy cảm. Sự kiện rằng các cách sinh nhai nào đó đă không được chú ư đối với các kẻ giữ hồ sơ chính thức hay đối với các tác giả lịch sử không làm chúng kém quan trọng đối với những kẻ thực hành chúng. Đối với Băi Cạn Scarborough Shoal, Phiên Ṭa chấp nhận rằng các sự xác nhận của cả Phi Luật Tân lẫn Trung Quốc đă từng đánh cá trong truyền thống tại băi cạn là xác thực và đă hành nghề với sự lương thiện.
806. Phiên Ṭa không có trước mặt các chi tiết sâu rộng về các phương pháp đánh cá đă được sử dụng trong truyền thống bởi các ngư phủ Phi Luật Tân hay Trung Quốc, hay của các cộng đồng trong truyền thống đă phái các tàu đến Băi Cạn Scarborough Shoal. Cùng nhịp với sự kiện rằng các quyền đánh cá truyền thống là các quyền theo tập quán, được thụ đắc xuyên qua sự sử dụng lâu dài, Phiên Ṭa ghi nhận rằng các phương pháp đánh cá được bảo vệ theo luật quốc tế sẽ là các quyền tuân thủ một cách bao quát sự hành nghề đánh cá đă được thực hiện trong nhiều thế hệ: nói cách khác, việc đánh cá thủ công phù hợp với các truyền thống và các tập quán trong vùng. Phiên Ṭa không chuẩn bị để xác định chi tiết bất kỳ lằn ranh (ngưỡng) chính xác nào cho các phương pháp đánh cá sẽ hội đủ điều kiện là đánh cá thủ công, cũng như Phiên Ṭa xem là không cần thiết để cứu xét làm sao và khi nào các sự hành nghề đánh cá truyền thống có thể thay đổi một cách dần dần với sự tiến triển của kỹ thuật.
807. Dựa trên hồ sơ tŕnh trước ṭa, 857 Phiên Ṭa có quan điểm rằng ít nhất một số việc đánh cá được thực hiện tại Băi Cạn Scarborough Shoal có một bản chất thủ công, truyền thống. Phiên Ṭa cũng mở cửa cho khả tính rằng một số việc đánh cá tại Băi Cạn Scarboroug Shoal có thể đă trở nên được tổ chức đầy đủ và có tính chất công nghiệp khiến nó không c̣n có thể được xem một cách hợp lư là có tính cách thủ công.
808. Hướng tới Luận Điểm Đệ Tŕnh của Phi Luật Tân, Phiên Ṭa ghi nhận rằng Điều khoản 2(3) của Công Ước quy định rằng “chủ quyền trên lănh hải được hành sử đúng theo Công Ước này và các quy tắc khác của luật quốc tế.” Phiên Ṭa tán đồng sự phán quyết trong vụ trọng tài Chagos Marine Protected Area Arbitration rằng, tại lănh hải, “Điều khoản 2(3) chứa đựng một nghĩa vụ trên Các Quốc Gia phải hành sử chủ quyền của chúng tuân theo “các quy tắc khác của luật quốc tê’” 858 Các quyền đánh cá truyền thống cấu thành một quyền khẳng quyết, và Phiên Ṭa xem các quy luật của luật quốc tế về sự đối xử các quyền khẳng quyết, bất di dịch (vested rights) của các công dân ngoại quốc 859 hoàn toàn nằm trong phạm vi “các quy tắc khác của luật quốc tế” khả dĩ áp dụng trong lănh hải.
809. Tuy nhiên, Phiên Ṭa ghi nhận rằng các quyền đánh cá truyền thống th́ không tuyệt đối hay không thể không bị ảnh hưởng bởi sự quy định. Trong thực tế, sự quy định kỹ lưỡng việc đánh cá truyền thống có thể cần thiết cho sự bảo tồn và hạn chế các sự hành nghề gây phương hại đến môi trường. Thông luật quốc tê, trong khía cạnh này, không giới hạn Quốc Gia duyên hải đưa ra sự quy định hợp lư (một nguyên tắc được thừa nhận liên quan đến các quyền đánh cá dựa trên hiệp ước trong vụ kiện North Atlantic Coast Fisheries 860). Nó cũng không ngăn cản Quốc Gia duyên hải khỏi việc giám định khuôn khổ của việc đánh cá truyền thống để xác định, với hảo ư, định mức của quy mô và sự phát triển kỹ thuật vượt quá lằn mức đó, nó sẽ không c̣n chấp nhận việc đánh cá của các công dân nước ngoài là có bản chất truyền thống nũa.
810. Phiên Ṭa nhận thấy như một sự kiện thực tế rằng kể từ Tháng Năm 2012, các tàu Chính Phủ Trung Quốc đă hành động để ngăn cản hoàn toàn việc đánh cá bởi các ngư phủ Phi Luật Tân tại Băi Cạn Scarborough Shoal trong một thời gian đáng kể, nhưng không liên tục. Phi Luật Tân đă cung cấp bằng chứng về các tàu Trung Quốc thực sự phong tỏa lối vào Băi Cạn Scarborough Shoal, 861 và các ngư phủ Phi Luật Tân đă chứng nhận bị xua đuổi bởi các tàu Trung Quốc sử dụng đại pháo bắn nước. 862 Trong suốt các thời kỳ này, các tàu đánh cá Trung Quốc vẫn liên tục đánh cá tại Băi Cạn Scarborough Shoal. 863 Các hành động của các chiếc tàu Trung Quốc cấu thành các hành vi chính thức của Trung Quốc, và các hậu quả theo sau chúng có thể quy kết cho Trung Quốc như thế.
811. Liên quan đến các hành động này, Phiên Ṭa xét thấy rằng Luận Điểm Đệ Tŕnh Số 10 được đặt trên một trong hai tiền đề thay thế nhau. Nếu, một mặt, Phi Luật Tân là chủ tể trên Băi Cạn Scarborough Shoal, khi đó hải phận chung quanh sẽ cấu thành lănh hải của Phi Luật Tân, với tất cả các hệ quả từ đó. Nếu, mặt khác, Trung Quốc là chủ tể của băi Cạn Scarborough Shoal tiền đề của Luận Điểm Đệ Tŕnh của Phi Luật Tân rằng Trung Quốc đă thiếu sót trong việc tôn trọng các quyền đánh cá truyền thống của các ngư phủ Phi Luật Tân trong phạm vi lănh hải của Trung Quốc.
812. Trong quan điểm của Phiên Ṭa, không cần thiết để thăm ḍ các giới hạn trên sự bảo vệ nhờ ở thông luật quốc tế đối với các quyền thụ đắc của các cá nhân và các cộng đồng tham gia vào việc đánh cá truyền thống. Phiên Ṭa chứng minh rằng sự ngăn cản hoàn toàn bởi Trung Quốc việc đánh cá bởi người Phi Luật Tân tại Băi Cạn Scarborough Shoal trong một thời gian đáng kể sau Tháng Năm 2012 th́ không phù hợp với sự tôn trọng thích đáng theo luật quốc tế đối với các quyền đánh cá truyền thống của các ngư phủ Phi Luật Tân. Điều này đúng thực với sự kiện Trung Quốc rơ ràng đă hành động để ngăn cản việc đánh cá bởi người Phi Luật Tân, một cách cá biệt, trong khi cho phép các công dân của nó tiếp tục [đánh cá]. Phiên Ṭa hiểu rơ rằng Tháng Tư và Tháng Năm 2012 tượng trưng cho một thời kỳ của các sự căng thẳng dâng cao giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc tại Băi Cạn Scarborough Shoal. Tuy nhiên, sự tranh chấp của Trung Quốc với Phi Luật Tân về chủ quyền và việc chấp hành luật pháp tại Băi Cạn Scarborough Shoal là với Chính Phủ Phi Luật Tân. Phiên Ṭa không nh́n thấy các t́nh huống tương ứng sẽ biện minh cho việc có hành động chống lại các ngư phủ Phi Luật Tân tham gia vào cách sinh nhai truyền thống của họ và đ̣i hỏi việc tiếp tục loại bỏ các ngư phủ Phi Luật Tân ra khỏi Băi Cạn Scarborough Shoal trong nhiều tháng sau khi Phi Luật Tân đă triệt thoái các chiếc tàu chính thức của nó. Tuy nhiên, Phiên Ṭa ghi nhận rằng phiên ṭa sẽ đạt tới một cách xác thực, cùng kết luận nếu Phi Luật Tân thiết lập sự kiểm soát trên Băi Cạn Scarborough và hành động trong một cung cách kỳ thị để loại bỏ các ngư phủ Trung Quốc tham gia vào việc đánh cá truyền thống.
813. Về sự khiếu tố của Phi Luật Tân rằng các hành động của Trung Quốc tại Băi Cạn Scarborough Shoal tượng trưng cho một sự thiếu sót rơ rệt trong việc chu toàn các bổn phận của nó chiếu theo Điều khoản 2(3) Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Điều 279 của Công Ước nhằm giải quyết các sự tranh chấp bằng các phương cách ḥa b́nh, Phiên Ṭa ghi nhận rằng cả Hai Bên Tụng Phương đều đổ lỗi cho phía bên kia trong việc xử lư t́nh trạng bế tắc và rằng cả hai bên t́m cớ để tố cáo các sự vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. 864 Phiên Ṭa không t́m thấy trong hồ sơ tŕnh trước ṭa đủ để chống đỡ cho một khiếu tố như thế đối với bất kỳ bên nào.
(c) Kết Luận
814. Dựa trên các sự cứu xét phác họa bên trên, Phiên Ṭa nhận thấy rằng Trung Quốc, xuyên qua sự điều hành các tàu chính thức của nó tại Băi Cạn Scarborough Shoal từ Tháng Năm 2012 trở đi, đă ngăn cản một cách phi pháp các ngư phủ Phi Luật Tân trong việc tham gia vào việc đánh cá truyền thống tại Băi Cạn Scarborough Shoal. Phiên Ṭa ghi chú rằng quyết định này hoàn toàn không có định kiến về vấn đề chủ quyền trên Băi Cạn Scarborough Shoal.
***
___
CHÚ THÍCH
766 Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, đoạn 407.
767 Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, đoạn 407.
768 Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, đoạn 407.
769 Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, đoạn 407.
770 Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, đoạn 407
771 Xem, thí dụ, trang Manacop, “The Principal Marine Fisheries” trong sách biên tập bởi D.V. Villadolid (ed.), Philippine Fisheries: Handbook Prepared by the Technical Staff of the Bureau of Fisheries, trang 103 ở trang 121 (1953) (Phụ Lục 8); A.M. Mane, “Status, Problems and Prospects of the Philippine Fisheries Industry,” Philippine Farmers Journal, Vol. 2, No. 4, trang 32 ở trang 34 (1960) (Phụ Lục 244).
772 Văn Thư Của Đại Tá, Hải Quân Phi Luật Tân, gửi Tham Mưu Trưởng, Quân Lực Phi Luật Tân, Số N2E-0412-008 (Tháng Tư 2012) (Phụ Lục 77).
773 Bộ Ngoại Giao, Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc, Cuộc Họp Báo Thường Lệ của Phát Ngôn Viên Liu Weimin (18 Tháng Tư 2012), cung ứng tại
<nl.china-embassy.org/eng/wjbfyrth/t925289.htm>.
774 Xem Bản Thệ Chứng của R.Z. Comandante (12 Tháng Mười Một 2015), các đoạn Q38-A38 (Phụ Lục 693) (từ giờ về sau gọi tắt là “Bản Thệ Chứng của R.Z. Comandante”; Bản Thệ Chứng của T.D. Forones (12 Tháng Mười Một 2015), các đoạn Q8-A8 (Phụ Lục 694) (từ giờ về sau gọi tắt là “Bản Thệ Chứng của T.D. Forones”); Bản Thệ Chứng của M.C. Lanog (12 Tháng Mười Một 2015), các đoạn Q26-A26 (Phụ Lục 695) (từ giờ về sau gọi tắt là “Bản Thệ Chứng của M.C. Lanog”); Bản Thệ Chứng của J.P. Legaspi (12 Tháng Mười Một 2015), các đoạn Q-18-A18 (Phụ Lục 696) (từ giờ về sau gọi tắt là “Bản Thệ Chứng của J.P. Legaspi”); Bản Thệ Chứng của Crispen Talatagod (12 Tháng Mười Một 2015), các đoạn Q7-A7 (Phụ Lục 697) (từ giờ về sau gọi tắt là “Bản Thệ Chứng của C.D. Talatagod”); Bản Thệ Chứng của C.O. Taneo (12 Tháng Mười Một 2015), các đoạn Q18-A18 (Phụ Lục 698) (từ giờ về sau gọi tắt là “Bản Thệ Chứng của C.O. Taneo”).
775 A.R. Brotons, Spain in the Philippines (16th-19th Centuries), các trang 16, 24 (19 Tháng Ba 2014) (Phụ Lục 238).
776 Bản đồ Thái B́nh Dương giữa bờ biển California và Mexico với Japan, Phi Luật Tân, và bờ biển Trung Hoa (Map of Pacific Ocean between the coast of California and Mexico and Japan, Philippines, and the coast of China) (Spain, c. 1784) (Phụ Lục M113).
777 P. Manacop, “The Principal Marine Fisheries” trong sách biên tập bởi D.V. Villadolid, Philippine Fisheries: A Handbook Prepared by the Technical Staff of the Bureau of Fisheries, trang 103 ở trang 121 (1953) (Phụ Lục 8). Cũng xem, A.M. Mane, “Status, Problems and Prospects of the Philippine Fisheries Industry,” Philippine Farmers Journal, Vol. 2, No. 4 (1960), trang 34 (Phụ Lục 244).
778 Xem Bản Thệ Chứng của R.Z. Comandante, các đoạn Q7-A8, Q12-A13, Q15-A19, Q35-A35, Q38-A38; Bản Thệ Chứng của T.D. Forones, các đoạn Q7-A8, Q19-A19; Bản Thệ Chứng của M.C. Lanog, các đoạn Q13-A13, Q18-A18; Bản Thệ Chứng của J.P. Legaspi, các đoạn Q2-A4, Q9-A11, Q18-A18; Bản Thệ Chứng của C.D. Talatagod, các đoạn Q6-A7, Q19-A19; Bản Thệ Chứng của C.O. Taneo, các đoạn Q6-A9, Q14-A14, Q17-A18.
779 Bản Thệ Chứng của J.P. Legaspi, các đoạn Q4-A5; Bản Thệ Chứng của C.D. Talatagod, đoạn A7.
780 Cũng xem Bản Thệ Chứng của R.Z. Comandante, đoạn A12.
781 Bản Thệ Chứng của T.D. Forones, các đoạn A5, A11, A18, A20; Bản Thệ Chứng của J.P. Legaspi, đoạn Q12-A12, Q15-A15; Bản Thệ Chứng của C.D. Talatagod, đoạn A4, A9, A20 (Phụ Lục 697).
782 Bản Thệ Chứng của R.Z. Comandante, đoạn A11.
783 Xem Văn Thư Của Đại Tá, Hải Quân Phi Luật Tân, gửi Tham Mưu Trưởng, Quân Lực Phi Luật Tân, Số N2E-0412-008 (Tháng Tư 2012) (Phụ Lục 77); Bộ Ngoại Giao, Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc, Cuộc Họp Báo Thường Lệ của Phát Ngôn Viên Liu Weimin (12 Tháng Tư 2012), (Phụ Lục 117); Giác Thư của Bộ Ngoại Giao, Cộng Ḥa Phi Luật Tân gửi Ṭa Đại Sứ Công Ḥa Nhân Dân Trung Quốc tại Manila, No. 12-0894 (11 Tháng Tư 2012) (Phụ Lục 205); Giác Thư của Bộ Ngoại Giao, Cộng Ḥa Phi Luật Tân gửi Ṭa Đại Sứ Công Ḥa Nhân Dân Trung Quốc tại Manila, No. 12-1137 (26 Tháng Tư 2012) (Phụ Lục 207); Giác Thư của Ṭa Đại Sứ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc tại Manila gửi Bộ Ngoại Giao, Cộng Ḥa Phi Luật Tân, No. (12) PG-206 (29 Tháng Tư 2012) (Phụ Lục 208).
784 Xem Báo Cáo của Sĩ Quan Chỉ Huy, SARV-003, Lực Lượng Pḥng Vệ Bờ Biển Phi Luật Tân, gửi Tư Lệnh, Khu Pḥng Vệ Bờ Biển Tây bắc đảo Luzon, Lực Lượng Pḥng Vệ Bờ Biển Phi Luật Tân, các đoạn 5.44-5.48 (28 Tháng Tư 2012) (Phụ Lục 78); Văn Thư Của Trưởng Pḥng FRPLEU/QRT, Pḥng Ngư Nghiệp và Tài Nguyên Thủy Sản, Cộng Ḥa Phi Luật Tân, gửi Giám Đốc, Pḥng Ngư Nghiệp và Tài Nguyên Thủy Sản, Cộng Ḥa Phi Luật Tân (2 Tháng Năm 2012) (Phụ Lục 79); Báo Cáo Của Các Viên Chức Pḥng FRPLEU/QRT, Pḥng Ngư Nghiệp và Tài Nguyên Thủy Sản, Cộng Ḥa Phi Luật Tân, gửi Giám Đốc, Pḥng Ngư Nghiệp và Tài Nguyên Thủy Sản, Cộng Ḥa Phi Luật Tân (2 Tháng Năm 2012) (Phụ Lục 80); Văn Thư của Ṭa Đại Sứ Cộng Ḥa Phi Luật Tân tại Bắc Kinh gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao Cộng Ḥa Phi Luật Tân, Số ZPE-080-2012-S (24 Tháng Năm 2012) (Phụ Lục 81); Ṭa Đại Sứ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc tại Cộng Ḥa Phi Luật Tân, Chủ Quyền của Trung Quốc trên Đảo Huangyan (Hoàng Nham) Th́ Không Thể Tranh Căi (15 Tháng Năm 2012) (Phụ Lục 119); Giác Thư của Bộ Ngoại Giao, Cộng Ḥa Phi Luật Tân, gửi Ṭa Đại Sứ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc tại Manila, Số 12-1222 (30 Tháng Tư 2012) (Phụ Lục 209); Giác Thư của Bộ Ngoại Giao, Cộng Ḥa Phi Luật Tân, gửi Các Ṭa Đại Sứ Các Quốc Gia Hội Viên Khối ASEAN tại Manila, Số 12-1372 (21 Tháng Năm 2012) (Phụ Lục 210); Giác Thư của Ṭa Đại Sứ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc tại Manila gửi Bộ Ngoại Giao, Cộng Ḥa Phi Luật Tân, Số (12) PG-239 (25 Tháng Năm 2012) (Phụ Lục 211); Giác Thư của Bộ Ngoại Giao, Cộng Ḥa Phi Luật Tân, gửi Ṭa Đại Sứ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc tại Manila, Số 12-1371 (21 Tháng Năm 2012) (Phụ Lục 688).
785 Xem Báo Cáo Của Các Viên Chức Pḥng FRPLEU/QRT, Pḥng Ngư Nghiệp và Tài Nguyên Thủy Sản, Cộng Ḥa Phi Luật Tân, gửi Giám Đốc, Pḥng Ngư Nghiệp và Tài Nguyên Thủy Sản, Cộng Ḥa Phi Luật Tân (28 Tháng Năm 2012) (Phụ Lục 82); Giác Thư của Bộ Ngoại Giao, Cộng Ḥa Phi Luật Tân, gửi Ṭa Đại Sứ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc tại Manila, Số 12-1453 (31 Tháng Năm 2012) (Phụ Lục 212); Giác Thư của Ṭa Đại Sứ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc tại Manila gửi Bộ Ngoại Giao, Cộng Ḥa Phi Luật Tân, Số (12) PG-251 (12 Tháng Sáu 2012) (Phụ Lục 213); Ṭa Đại Sứ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc tại Cộng Ḥa Phi Luật Tân, “Ten Questions Regarding Huangyan Island: Mười Câu Hỏi Về Đảo Hoàng Nham” (15 Tháng Sáu 2012) (Phụ Lục 120).
786 Văn Thư từ Ṭa Đại Sứ Cộng Ḥa Phi Luật Tân tại Bắc Kinh gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao Cộng Ḥa Phi Luật Tân, Số ZPE-080-2012-S (24 Tháng Năm 2012) (Phụ Lục 81); Văn Thư từ Ṭa Đại Sứ Cộng Ḥa Phi Luật Tân tại Bắc Kinh gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao Cộng Ḥa Phi Luật Tân, Số ZPE-110-2012-S (26 Tháng Bảy 2012) (Phụ Lục 84).
787 Văn Thư của Tư Lệnh, Lực Lượng Hải Quân Bắc Luzon, Hải Quân Phi Luật Tân, gửi Đô Đốc Soái Kỳ tại Bộ Tư Lệnh, Hải Quân Phi Luật Tân (Memorandum from the Commander, Naval Forces Northern Luzon, Philippine Navy, to the Flag Officer in Command, Philippine Navy), Số CNFNL Rad Msg Cite NFCC-0612-001 (2 Tháng Sáu 2012) (Phụ Lục 83).
788 Văn Thư của Tư Lệnh, Lực Lượng Hải Quân Bắc Luzon, Hải Quân Phi Luật Tân, gửi Đô Đốc Soái Kỳ tại Bộ Tư Lệnh, Hải Quân Phi Luật Tân Số CNFNL Rad Msg Cite NFCC-0612-001, đoạn 5 (2 Tháng Sáu 2012) (Phụ Lục 83).
789 Văn Thư của Tư Lệnh, Lực Lượng Hải Quân Bắc Luzon, Hải Quân Phi Luật Tân, gửi Đô Đốc Soái Kỳ tại Bộ Tư Lệnh, Hải Quân Phi Luật Tân Số CNFNL Rad Msg Cite NFCC-0612-001, đoạn 5 (2 Tháng Sáu 2012) (Phụ Lục 83).
790 Bản Thệ Chứng của A.G. Perez, Director, Bureau of Fisheries and Aquatic Resources, Republic of the Philippines, các đoạn 5-6 (26 Tháng Ba 2014) (Phụ Lục 241).
791 Bản Thệ Chứng của C.D. Talatagod, đoạn A24.
792 Bản Thệ Chứng của T.D. Forones, đoạn A25.
793 Bản Thệ Chứng của C.O. Taneo, đoạn A30.
794 Bản Thệ Chứng của J.P. Legaspi, đoạn A5.
795 Bản Thệ Chứng của J.P. Legaspi, đoạn A27.
796 Bản Thệ Chứng của T.D. Forones, đoạn Q27-A27; Bản Thệ Chứng của M.C. Lanog, đoạn Q27-A27; Bản Thệ Chứng của J.P. Legaspi, đoạn Q28-A28; Bản Thệ Chứng của C.D. Talatagod, đoạn Q27-A27; Bản Thệ Chứng của C.O. Taneo, đoạn Q34-A35.
797 Bản Thệ Chứng của T.D. Forones, đoạn Q27-A27; Bản Thệ Chứng của C.D. Talatagod, đoạn Q27-A27.
798 Bản Thệ Chứng của C.D. Talatagod, đoạn Q27-A27.
799 Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), các trang 185-186; (Day 4), các trang 108-110.
800 Văn Thư Ghi Nhớ, các đoạn 6.42-6.45; Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 4), các trang 110-111.
801 Văn Thư Ghi Nhớ, các đoạn 6.46-6.47; Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), các trang 185-186.
802 Văn Thư Ghi Nhớ, các đoạn 3.51-3.54, 6.36-6.37.
803 Công Ước, Điều 2(3).
804 Vụ kiện Chagos Marine Protected Area (Mauritius v. United Kingdom), Phán Quyết ngày 18 Tháng Ba 2015.
805 Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 164.
806 Vụ kiện Anglo-Norwegian Fisheries (United Kingdom v. Norway), Judgment, ICJ Reports 1951, trang 150.
807 G. Fitzmaurice, “The Law and Procedure of the International Court of Justice, 1951-54: General Principles” British Yearbook of International Law, Vol. 30, đoạn 1 tại trang 51 (1953).
808 Điều Trần (Ngày 2), trang 165.
809 Điều Trần (Ngày 2), các trang 165-166, tham chiếu The Paquete Habana, 175 U.S. 677 (1900).
810 Vụ kiện Eritrea v. Yemen, Phán Quyết ngày 9 Tháng Mười 1998, RIAA Vol. XXII trang 209 ở các trang 329-330, đoạn 526.
811 Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 170; cũng xem Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 165.
812 Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 170; Vụ Trọng Tài Abyei Arbitration (Government of Sudan v. Sudan People’s Liberation Movement/Army), Phán Quyết Chung Thẩm ngày 22 Tháng Sáu 2009, RIAA, Vol. XXX, trang 145 ở các trang 408-409, 412, các đoạn 753-754, 766.
813 Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 171.
814 Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), các trang 171-172.
815 Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 170.
816 Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 163.
817 Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 181.
818 Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 174.
819 Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 181.
820 Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 181.
821 Văn Thư Ghi Nhớ, đoạn 6.40.
822 Văn Thư Ghi Nhớ, đoạn 6.41.
823 Văn Thư Ghi Nhớ, đoạn 6.41; Điều Trần (Ngày 2), trang 175.
824 Văn Thư Ghi Nhớ, đoạn 6.41; Điều Trần (Ngày 2), các trang 175-176; xem A.M. Mane, “Status, Problems and Prospects of the Philippine Fisheries Industry,” Philippine Farmers Journal, Vol. 2, No. 4 (1960), trang 34 (Phụ Lục 244).
825 Bản Thệ Chứng của R.Z. Comandante; Bản Thệ Chứng của T.D. Forones; Bản Thệ Chứng của M.C. Lanog; Bản Thệ Chứng của J.P. Legaspi; Bản Thệ Chứng của C.D. Talatagod; Bản Thệ Chứng của C.O. Taneo.
826 Văn Thư Ghi Nhớ, đoạn 6.42-6.45, 7.35; Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), các trang 185-186; (Ngày 4), các trang 110-112.
827 Văn Thư Ghi Nhớ, đoạn 3.52; Giác Thư của Bộ Ngoại Giao, Cộng Ḥa Phi Luật Tân gửi Ṭa Đại Sứ Công Ḥa Nhân Dân Trung Quốc tại Manila, No. 12-0894 (11 Tháng Tư 2012) (Phụ Lục 205).
828 Văn Thư Ghi Nhớ, đoạn 3.53.
829 Văn Thư Ghi Nhớ, đoạn 6.42.
830 Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 172.
831 Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), p 173.
832 Điều Trần (Ngày 2), trang 173.
833 Điều Trần (Ngày 4), các trang 107-110.
834 Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 4), các trang 109-110.
835 Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 4), trang 110.
836 Văn Thư Ghi Nhớ, đoạn 6.45.
837 Văn Thư Ghi Nhớ, đoạn 6.45.
838 Văn Thư Ghi Nhớ, đoạn 6.44.
839 Văn Thư Ghi Nhớ, đoạn 6.44.
840 Ṭa Đại Sứ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc tại Cộng Ḥa Phi Luật Tân, “Ten Questions Regarding Huangyan Island: Mười Câu Hỏi Về Đảo Hoàng Nham” (15 Tháng Sáu 2012) (Phụ Lục 120).
841 Ṭa Đại Sứ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc tại Cộng Ḥa Phi Luật Tân, “Ten Questions Regarding Huangyan Island: Mười Câu Hỏi Về Đảo Hoàng Nham” (15 Tháng Sáu 2012) (Phụ Lục 120).
842 Ṭa Đại Sứ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc tại Cộng Ḥa Phi Luật Tân, “Ten Questions Regarding Huangyan Island: Mười Câu Hỏi Về Đảo Hoàng Nham” (15 Tháng Sáu 2012) (Phụ Lục 120).
843 Memorandum from the Embassy of the Republic of the Philippines in Beijing to the Secretary of Foreign Affairs of the Republic of the Philippines, No. ZPE-080-2012-S (24 Tháng Năm 2012) (Phụ Lục 81).
844 Vụ kiện Eritrea v. Yemen, Phán Quyết ngày 17 Tháng Mười Hai 1999, RIAA Vol. XXII, trang 335 ở các trang 359-360, đoạn 105.
845 Vụ kiện Eritrea v. Yemen, Phán Quyết ngày 17 Tháng Mười Hai 1999, RIAA Vol. XXII trang 335 ở trang 360, đoạn 106.
846 Xem World Trade Organisation, Ministerial Declaration, Fourth WTO Ministerial Conference, Doha, Qatar, WT/MIN(01)/DEC/1, các đoạn 28, 31 (14 Tháng Mười Một 2001).
847 Xem, thí dụ, World Trade Organization, Definitions Related to Artisanal, Small-Scale And Subsistence Fishing: Note by the Secretariat, TN/RL/W/197 (24 Tháng Mười Một 2005).
848 Xem, thí dụ, Food and Agriculture Organization of the United Nations, Voluntary Guidelines for Securing Sustainable Small-Scale Fisheries: In the Context of Food Security and Poverty Eradication (2015).
849 Xem, thí dụ, M. Ben-Yami, Risks and Dangers in Small-Scale Fisheries: An overview, International Labour Office, Sectoral Activities Programme, Doc. SAP 3.6/Wtrang147 (2000).
850 Xem, thí dụ, D.K. Schorr, UN Environment Programme, Artisanal Fishing: Promoting Poverty Reduction and Community Development through New WTO Rules on Fisheries Subsidies: An Issue and Options Paper, các trang 12-18 (Tháng Mười Một 2005).
851 Eritrea v. Yemen, Phán Quyết ngày 17 Tháng Mười Hai 1999, RIAA Vol. trang 335 tại trang 359, đoạn 104.
852 Eritrea v. Yemen, Phán Quyết ngày 17 Tháng Mười Hai 1999, RIAA, Vol. XXII, trang 335 tại trang 359, đoạn 101.
853 Questions relating to Settlers of German Origin in Poland, Advisory Opinion, PCIJ Series B, No. 6, trang 6 ở trang 36.
854 Abyei Arbitration (Government of Sudan v. Sudan People’s Liberation Movement/Army), Phán Quyết Chung Thẩm 22 Tháng Sáu 2009, RIAA, Vol. XXX, trang 145 ở trang 412, đoạn 766.
855 Award between the United States and the United Kingdom relating to the Rights of Jurisdiction of United States in the Bering’s Sea and the Preservation of Fur Seals (United Kingdom v. United States), Phán Quyết ngày 15 Tháng Tám 1893, RIAA, Vol. XXVIII, trang 263 ở trang 271.
856 Fisheries Jurisdiction (United Kingdom v. Iceland), Merits, Judgment, ICJ Reports 1974, phần 3 ở các trang 27-28, đoạn 62; Fisheries Jurisdiction (Federal Republic of Germany v. Iceland), Merits, Judgment, ICJ Reports 1974, phần 175 ở các trang 196-197, đoạn 54.
857 Xem Báo Cáo Của Các Viên Chức Pḥng FRPLEU/QRT, Pḥng Ngư Nghiệp và Tài Nguyên Thủy Sản, Cộng Ḥa Phi Luật Tân, gửi Giám Đốc, Pḥng Ngư Nghiệp và Tài Nguyên Thủy Sản, Cộng Ḥa Phi Luật Tân (2 Tháng Năm 2012) (Phụ Lục 80); Bản Thệ Chứng của T.D. Forones, đoạn A5, A8, A11, A18, A20; Bản Thệ Chứng của J.P. Legaspi, đoạn Q12-A12 Q15-A15; Bản Thệ Chứng của C.D. Talatagod, đoạn A4, A7, A9, A20.
858 Chagos Marine Protected Area (Mauritius v. United Kingdom), Phán Quyết ngày 18 Tháng Ba 2015, đoạn 514.
859 Xem, thí dụ, Certain German Interests in Polish Upper Silesia, Merits, Judgment of 25 Tháng Năm 1926, PCIJ, Series A, No.7, phần 4 ở trang 42.
860 North Atlantic Coast Fisheries (United Kingdom/United States), Permanent Court of Arbitration, Award of 7 Tháng Chín 1910, RIAA, Vol. XI, trang 167.
861 Văn Thư của Tư Lệnh, Lực Lượng Hải Quân Bắc Luzon, Hải Quân Phi Luật Tân, gửi Đô Đốc Soái Kỳ tại Bộ Tư Lệnh, Hải Quân Phi Luật Tân Số CNFNL Rad Msg Cite NFCC-0612-001, (2 Tháng Sáu 2012) (Phụ Lục 83).
862 Bản Thệ Chứng của T.D. Forones; Bản Thệ Chứng của J.P. Legaspi; Bản Thệ Chứng của C.D Talatagod; Bản Thệ Chứng của C.O. Taneo.
863 Ṭa Đại Sứ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc tại Cộng Ḥa Phi Luật Tân, “Ten Questions Regarding Huangyan Island: Mười Câu Hỏi Về Đảo Hoàng Nham” (15 Tháng Sáu 2012) (Phụ Lục 120).
864 Xem, thí dụ, Văn Thư từ Ṭa Đại Sứ Cộng Ḥa Phi Luật Tân tại Bắc Kinh gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao Cộng Ḥa Phi Luật Tân, Số ZPE-080-2012-S (24 Tháng Năm 2012) (Phụ Lục 81).
(c̣n tiếp)
D. SỰ THIẾU SÓT BỊ CÁO GIÁC TRONG VIỆC BẢO VỆ VÀ BẢO TỒN MÔI TRƯỜNG BIỂN (CÁC LUẬN ĐIỂM ĐỆ TR̀NH SỐ 11 VÀ 12(B))
=================================
Nguồn: Arbitral Tribunal: Judge Thomas A. Mensah (Presiding Arbitrator), Judge Jean-Pierre Cot, Judge Stanislaw Pawlak, Professor Alfred H.A. Soons, Judge Rudiger Wolfrum, Permanent Court of Arbitration, PCA Case No 2013-19, IN THE MATTER OF THE SOUTH CHINA SEA ARBITRATION –before- AN ARBITRAL TRIBUNAL CONSTITUTED UNDER ANNAX VII TO THE 1982 UNITED NATIONS CONVENTION ON THE LAW OF THE SEA –between- THE REPUBLIC OF THE PHILIPPINES –and- THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA : AWARD OF 12 JULY 2016, PART V. The “Nine-Dash Line” And China’s Claim To Historic Rights In The Maritime Areas Of The South China Sea (Submissions No. 1 and 2), các trang 67-117
Ngô Bắc dịch và phụ chú
03.01.2017
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2017