PHÁN QUYẾT NGÀY 12 THÁNG 7, 2016
CỦA T̉A TRỌNG TÀI THƯỜNG TRỰC
TRÊN VỤ KIỆN VỀ BIỂN ĐÔNG
GIỮA PHI LUẬT TÂN
VÀ TRUNG QUỐC
Ngô Bắc dịch
***
PCA Case Nº 2013-19
IN THE MATTER OF THE SOUTH CHINA SEA ARBITRATION
- before -
AN ARBITRAL TRIBUNAL CONSTITUTED UNDER ANNEX VII TO THE
1982 UNITED NATIONS CONVENTION ON THE LAW OF THE SEA
- between -
THE REPUBLIC OF THE PHILIPPINES
- and -
THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA
__________________________________________________________
AWARD
__________________________________________________________
Arbitral Tribunal:
Judge Thomas A. Mensah (Presiding Arbitrator)
Judge Jean-Pierre Cot
Judge Stanislaw Pawlak
Professor Alfred H.A. Soons
Judge Rüdiger Wolfrum
Registry:
Permanent Court of Arbitration
12 July 2016
Lời Người Dịch:
Ngày 12 Tháng Bảy 2016, Ṭa Trọng Tài Thường Trực, trụ sở đặt tại The Hague, Ḥa Lan, đă đưa ra một phán quyết lịch sử về vùng biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông). Đây là một quyết định pháp lư rất quan trọng đối với các nước ven vùng biển trọng yếu này, đặc biệt đối với Việt Nam. Bản Phán Quyết dài hơn 500 trang này đă đặt định một nền tảng pháp lư vững chắc để giải quyết các sự tranh chấp giữa các nước ven biển, trong hiện tại cũng như trong tương lai.
Gió O trích dịch để đăng tải dưới dây các phần quan hệ nhiều nhất đến Việt Nam, gồm Chương I: Dẫn Nhâp; Chương IV: “Đường Chín Đoạn” Của Trung Quốc; Chương VI: Quy Chế Pháp Lư Các Địa H́nh Tại Biển Nam Trung Hoa; Chương X: Các Quyết Định Chung Thẩm Của Phiên Ṭa.
Một ngữ vựng các thuật ngữ với định nghĩa chính thức được đặt trên cùng để người đọc tiện tra cứu và nắm bắt ư nghĩa chính xác của từ ngữ. Các phần c̣n lại sẽ được lần lượt đăng tải khi thuận tiện./-
***
CHƯƠNG V
“ĐƯỜNG CHÍN ĐOẠN” VÀ
SỰ TUYÊN NHẬN CÁC QUYỄN LỊCH SỬ CỦA
TRUNG QUÔC TẠI CÁC KHU VỰC BIỂN CỦA
BIỂN NAM TRUNG HOA
(CÁC LUẬN ĐIỂM ĐỆ TR̀NH SỐ 1 VÀ 2)
A. DẪN NHẬP
169. Trong Chương này, Phiên Ṭa nhắm đến sự tranh chấp của Các Bên được phản ảnh trong các Luận Điểm Đệ Tŕnh số 1 và 2 của Phi Luật Tân, thỉnh cầu Phiên Ṭa phán quyết rằng Trung Quôc chỉ được hưởng dụng các quyền được dự liệu bởi Công Ước và rằng những quyền này không được bổ túc hay sửa đổi bởi bất kỳ quyền lịch sử nào, kể cả bên trong phạm vi được đánh dấu bởi “đường chín đoạn” trên các bản đồ Trung Quôc. 131 Các Luận Điểm Đệ Tŕnh số 1 và 2 được tŕnh bày như sau:
(1) Các sự hưởng quyền trên biển của Trung Quôc tại Biển Nam Trung Hoa, giống như các sự hưởng quyền của Phi Luật Tân, không thể vượt quá những điều được cho phép một cách công nhiên bởi Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ([gọi tắt là] “UNCLOS” hay “Công Ước”);
(2) Các sự tuyên nhận thẩm quyền tài phán, các quyền chủ quyền của Trung Quôc, và “các quyền lịch sử” liên quan đến các khu vực biển của Biển Nam Trung Hoa được bao gồm bởi cái gọi là “đường chín đoạn” th́ trái với Công Ước và không có hiệu lực hợp pháp ở tầm mức mà chúng vượt quá các giới hạn địa dư và luật định của các sự hưởng quyền trên biển của Trung Quôc được công nhiên cho phép bởi UNCLOS.
170. Trong Phán Quyết về Thẩm Quyền Tài Phán của ḿnh, Phiên Ṭa đă cho rằng Các Luận Điểm Đệ Tŕnh này phản ảnh một sự tranh chấp liên quan đến nguồn cội của các sự hưởng quyền trên biển tại Biển Nam Trung Hoa và sự tương tác của các quyền lịch sử được tuyên nhận của Trung Quôc với các điều khoản của Công Ước. 132 Sự tranh chấp này không liên quan đến chủ quyền, chỉ đến mức độ Phi Luật Tân yêu cầu Phiên Ṭa xác định các nguồn cội của các quyền đối với các khu vực biển, và không phán quyết về chủ quyền trên bất kỳ cấu h́nh địa dư (địa h́nh) nào trong phạm vi Biển Nam Trung Hoa. 133 Phiên Ṭa cũng cho rằng sự tranh chấp này không liên quan đến sự phân định ranh giới trên biển. 134 Sau cùng, Phiên Ṭa đă nhấn mạnh rằng “[một] sự tranh chấp liên quan đên sự tương tác của Công Ước với văn kiện hay bộ phận của luật nào khác, kể cả câu hỏi rằng liệu các quyền phát khởi từ bộ luật nào khác có hay không được bảo vệ bởi Công Ước, rơ ràng là một sự tranh chấp lên quan đến sự giải thích và áp dụng của Công Ước”. 135
171. Tuy nhiên, Phiên Ṭa cho rằng một sự xác định chung cuộc về thẩm quyền phán quyết của nó liên hệ đến sự tranh chấp của Các Bên th́ lệ thuộc vào bản chất của bất kỳ các quyền lịch sử nào được tuyên nhận bởi Trung Quôc và liệu chúng có được bao yểm bởi sự loại trừ ra khỏi thẩm quyền tài phán trong Điều 298 của Công Ước về các sự tranh chấp liên quan đến “các vũng lơm (bays) hay các bằng khoán (titles) lịch sử” hay không. Theo đó, Phiên Ṭa đă triển hoăn một phán quyêt về thẩm quyền của nó để cứu xét cùng lúc với nội dung [merits] trong các sự khiếu tố của Phi Luật Tân. 136
B. CÁC SỰ TUYÊN BỐ VÀ CÁC PHÁP CHẾ CỦA TRUNG QUÔC LIÊN QUAN ĐẾN CÁC SỰ HƯỞNG QUYỀN ĐỐI VỚI CÁC KHU VỰC BIỂN
172. Trung Quôc đă đưa ra các sự tuyên nhận của nó đối với các khu vực biển trong pháp chế và một loạt các lời tuyên bố.
173. Khi Trung Hoa c̣n nằm dưới sự kiểm soát của Chính Phủ Cộng Ḥa của nó trong thập niên 1930, nó đă công bố một sắc lệnh tuyên bố một lănh hải rộng ba hải lư. 137 Trước khi có bản tuyên bố đó, Trung Hoa xem ra có phân biệt giữa “nội hải: inner ocean” và “ngoại hải: outer ocean” trong các luật đối nội, và có bao gồm các sự tham chiếu đến một lănh hải trong một số các hiệp ước quốc tế, nhưng chưa bao giờ ấn định tầm mức hay các ranh giới của khu vực đó. 138
174. Vào ngày 4 Tháng Chín 1958, Trung Quôc đă công bố một bản Tuyên Bố Của Chính Phủ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc về Lănh Hải Của Trung Quôc, quy định tại phần liên hệ như sau:
Chính Phủ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc tuyên bố:
1. Chiều rộng lănh hải của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc sẽ là mười hai hải lư. Điều khoản này áp dụng cho toàn thể lănh thổ của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc, bao gồm đại lục Trung Quôc và các đảo duyên hải của nó, cũng như Đài Loan và các đảo chung quanh nó, Quần Đảo Bành Hồ (Penghu), Quần Đảo Đông Sa (Dongsha), Quần Đảo Tây Sa (Xisha), Quần Đảo Trung Sa (Zhongsha), Quần Đảo Nam Sa (Nansha) và tất cả những đảo khác thuộc Trung Quôc bị cách biệt với đại lục và các đảo duyên hải của nó bởi biển mở ngỏ (hay biển tự do: high seas).
2. Lănh hải của Trung Quôc dọc đại lục và các đảo duyên hải của nó xem đường cơ sở của nó là đường bao gồm các đường thẳng nối các điểm cơ sở trên bờ biển đại lục và trên bờ xa nhất của các ḥn đảo duyên hải; hải phận kéo dài mười hai hải lư hướng ra ngoài, đo từ đường cơ sở này là lănh hải của Trung Quôc. Các hải phận bên trong đường cơ sở, gồm cả Vũng Bột Hải (Bohai Bay) và Eo Biển Chiungchow Straits), là các nội hải của Trung Quôc. Các đảo bên trong đường cơ sở, kể cả Đảo Tungyin, Đảo Kaoteng, Quần Đảo Matsu (Mă Tổ), Quần Đảo Paichuan, Đảo Wuchiu, Các Đảo Quemoy Lớn và Nhỏ (Greater and Lesser Quemoy Islands), Đảo Tatan, Đảo Erhtan và Đảo Tungting, là các đảo thuộc các hải phận nội địa của Trung Quôc.
3. Không tàu ngoại quốc với sự sử dụng quân sự và không máy bay ngoại quốc nào có thể tiến vào lănh hải và không phận bên trên nó mà không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc.
Trong khi hải hành tại lănh hải Trung Quôc, mọi tàu ngoài quốc phải tôn trọng các luật và các quy định liên hệ được đặt ra bởi Chính Phủ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc.
4. Các nguyên tắc quy định nơi các đoạn (2) và (3), cũng được áp dụng tương tự đối với Đài Loan và các đảo chung quanh nó, Quần Đảo Penghu, Quần Đảo Dongsha, Quần Đảo Xisha, Quần Đảo Zhongsha, Quần Đảo Nansha, và tất cả các đảo khác thuộc về Trung Quôc. 139
175. Ngày 25 Tháng Hai 1992, Trung Quôc đă ban hành một Luật về Lănh Hải và Khu Tiếp Giáp, có quy định nơi phần liên hệ như sau:
Điều 2
Lănh hải (territorial sea) của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc là ṿng đai biển kề cận với lănh thổ (land territory) và các nội hải (internal waters) của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc và các đảo duyên hải của nó; Đài Loan và tất cả đảo thuộc quyền sở hữu của nó, kể cả Đảo Điếu Ngư (Diaoyu); Quần Đảo Bành Hồ (Penghu); Quần Đảo Đông Sa (Dongsha); Quần Đảo Tây Sa (Xisha); Quần Đảo Trung Sa (Zhongsha) và Quần Đảo Nam Sa (Nansha); cũng như tất cả các đảo khác thuộc Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc.
Các hải phận hướng về phía đất liền của đường cơ sở của lănh hải Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc cấu thành các nội hải của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc.
Điều 3
Chiều rộng của lănh hải của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc là mười hai hải lư, tính từ đường cơ sở của lănh hải.
Phương pháp các đường cơ sở thẳng hàng gồm bởi tất cả các đường thẳng hàng nối liền các điểm cơ sở kề cận sẽ được áp dụng trong việc vẽ các đường cơ sở của lănh hải Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc.
Giới hạn vành ngoài của lănh hải Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc là đường mà mọi điểm trên đó đều có một khoảng cách bằng mười hai hải lư tính từ điểm gần nhất của đường cơ sở của lănh hải.
Điều 4
Khu tiếp giáp (contiguous zone) của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc là vong đai biển kề cận và vươn quá lănh hải. Chiều rộng của khu tiếp giáp là mười hai hải lư.
Giới hạn vành ngoài của khu tiếp giáp của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc là đường mà mọi điểm trên đó đều có một khoảng cách bằng hai mươi bốn hải lư tính từ điểm gần nhất của đường cơ sở của lănh hải.
Điều 5
Chủ quyền của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc trên lănh hải của nó vươn tới không gian bên trên lănh hải cũng như xuống tới đáy biển và lớp đất dưới đáy biển của lănh hải. 140
176. Vào ngày 15 Tháng Năm 1996, Trung Quôc công bố một Bản Tuyên Bố Của Chính Phủ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc Về Các Đường Cơ Sở Của Lănh Hải, đưa ra một số tọa độ cho các đường cơ sở từ đó lănh hải của nó được đo lường. 141
177. Vào ngày 7 Tháng Sáu 1996, đi cùng với sự phê chuẩn Công Ước của nó, Trung Quôc đă tuyên bố một khu kinh tế độc quyền (exclusive economic zone: EEZ) trong các mục khoản như sau:
1. Chiếu thao các điều khoản của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc sẽ thụ hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán trên một khu kinh tế độc quyền rộng 200 hải lư và thềm lục địa.
2. Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc sẽ thực thi, xuyên qua sự tham khảo, việc phân định ranh giới quyền tài phán trên biển với các quốc gia có bờ biển đối diện hay kề cận với Trung Quôc một cách hỗ tương trên căn bản luật quốc tế và phù hợp với nguyên tắc công bằng.
3. Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc tái khẳng định chủ quyền của nó trên tất cả các ṿng cung đảo và đảo của ḿnh như được liệt kê nơi Điều 2 Luật của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc về Lănh Hải và Khu Tiếp Giáp được ban hành ngày 25 Tháng Hai 1992.
4. Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc tái khẳng định rằng các điều khoản của Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển liên quan đến sự thông hành vô tư xuyên qua lănh hải sẽ không làm phương hại quyền của một quốc gia duyên hải đ̣i hỏi, phù hợp với luật và các quy định của nó, một nước ngoài phải có sự chấp thuận trước và báo trước cho quốc gia duyên hải về sự thông hành các tàu chiến của nó [nước ngoài] xuyên qua lănh hải của quốc gia duyên hải. 142
178. Vào ngày 26 Tháng Sáu 1998, Trung Quôc đă ban hành một Luật về Khu Kinh Tế Độc Quyền và Thềm Lục Địa, tŕnh bày tầm mức của khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa của Trung Quôc như sau:
Điều 2
Khu kinh tế độc quyền của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc bao trùm khu vực vượt quá và kề cận lănh hải Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc, trải dài 200 hải lư tính từ các đường cơ sở để đo lường bề rộng của lănh hải.
Thềm lục địa của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc bao gồm đáy biển và địa tầng dưới đáy biển của các khu vực dưới nước trải dài vượt quá lănh hải của nó xuyên suốt sự nối dài tự nhiên của lănh thổ của nó đến vành ngoài của viền (gờ, bờ, cạnh: outer edge) lục địa, hay tới một khoảng cách 200 hải lư tính từ các đường cơ sở, từ đó bề rộng của lănh hải được đo lường ở những nơi vành ngoài của viền lục địa không kéo dài tới khoảng cách đó.
Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc sẽ xác định giới hạn khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa của ḿnh về các sự tuyên nhận chồng lấn qua sự thỏa thuận với các quốc gia có bờ biển đối diện hay kề cận, phù hợp với nguyên tắc công bằng và trên căn bản luật quốc tế. 143
179. Điều 14 của Đạo Luật về Khu Kinh Tế Độc Quyền và Thềm Lục Địa quy định thêm rằng “các điều khoản của Luật này sẽ không ảnh hưởng các quyền mà Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc đang từng thụ hưởng từ những ngày trong quá khứ”. 144
C. CÁC SỰ TUYÊN NHẬN CÁC QUYỀN LỊCH SỬ CỦA TRUNG QUÔC
180. Như Phiên Ṭa đă ghi nhận trong Phán Quyết về Thẩm Quyền Tài Phán của ḿnh, sự giải quyết cuộc tranh chấp của Các Bên liên hệ đến Các Luận Điểm Đệ Tŕnh số 1 và 2 bị làm phức tạp bởi một số sự mơ hồ trong lập trường của Trung Quôc. Đến mức độ Phiên Ṭa hay biết được, Trung Quôc chưa bao giờ làm sáng tỏ một cách công khai bản chất hay phạm vi các quyền lịch sử được tuyên nhận của nó. Nó cũng chưa bao giờ làm sáng tỏ sự hiểu biết của nó về ư nghĩa của “đường chín đoạn.” 145 Tuy nhiên, một số sự kiện nào đó có thể được thiết định.
181. Điều trở nên được biết là “đường chín đoạn” đă xuất hiện lần đầu trên một bản đồ Trung Hoa chính thức vào năm 1948. Trong năm đó, Bộ Nội Vụ của Chính Phủ Cộng Ḥa Trung Hoa đương thời đă ấn hành một “Bản Đồ Chỉ Vị Trí Của Nhiều Ḥn Đảo Tại Biển Nam Hải” (Map showing The Location of The Various Islands in the South Sea) (“Bản Đồ 1948”). 146 Một đường tương tự cũng đă xuất hiện trên bản đồ được lập một cách riêng tư ngay từ 1933. 147 Bản Đồ 1946 được in lại thành H́nh 1, trên trang 75 [số đánh trong nguyên bản, ND] dưới đây. Trong h́nh thức nguyên thủy này, bản đồ có vẽ 11 đoạn. Hai đoạn tại Vịnh Bắc Việt đă bị xóa bỏ trong năm 1953, 148 biến nó thành một “đường chín đoạn”, và đường này đă xuất hiện một cách nhất quán dưới h́nh thức chín đoạn trong bản đồ Trung Quôc chính thức từ niên kỳ đó. 149 Tuy nhiên, chiều dài và sự đặt định chính xác của các đoạn cá biệt lại không xuất hiện hoàn toàn nhất quán trong các sự tŕnh bày chính thức khác nhau về đường này.
182. Vào ngày 7 Tháng Năm 2009, Trung Quôc đă gửi hai Giác thư Ngoại Giao (Notes Verbales) đến Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc để trả lời Hồ Sơ Đệ Tŕnh Chung của Mă Lai và Việt Nam vào ngày hôm[M1] trước lên Ủy Hội Các Giới Hạn Thềm Lục Địa (Commission on the Limits of the Continental Shelf: “CLCS”). Trong giác thư của ḿnh, Trung Quôc đă tuyên bố như sau:
Trung Quôc có chủ quyền không thể tranh căi trên các đảo tại Biển Nam Trung Hoa và các hải phận kề cận, và hưởng dụng các quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các hải phận liên hệ cũng như đáy biển và địa tầng bên dưới ở đó (xem bản đồ đính kèm). Lập trường trên được duy tŕ một cách nhất quán bởi Chính Phủ Trung Quôc, và được hay biết một cách rộng răi bởi cộng đồng quốc tế. 150
183. Đính kèm theo các giác thư của Trung Quôc là một bản đồ tŕnh bày “đường chín đoạn” (“Bản Đồ 2009”), được in lại thành H́nh 2 trên trang 77 [nguyên bản, ND] dưới đây.
184. Các giác thư của Trung Quôc đưa đến các sự phản đối tức thời từ Việt Nam và Mă Lai, 151 cũng như các sự phản đối theo sau từ Indonesia 152 và Phi Luật Tân. 153 Ngoài việc tuyên nhận chủ quyền trên “Nhóm Đảo Kalayaan”: Kalayaan Island Group: KIG”, sự phản đối của Phi Luật Tân có phát biểu nơi phần liên hệ:
Về “Các Hải Phận Kề Cận của Quần Đảo và Các Cấu H́nh Địa Dư [địa h́nh] khác
THỨ NH̀, Phi Luật Tân, với khái niệm La Mă về dominium maris: chủ quyền biển và nguyên tắc luật quốc tế về “la terre domine la mer: đất liền khống chế biển” tuyên bố rằng đất liền chế ngự biển, hành sử một cách tất nhiên chủ quyền và quyền tài phán trên các hải phận chung quanh hay kề cận với từng cấu h́nh địa lư liên hệ trong Nhóm Đảo KIG như được quy định theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Trong bất kỳ trường hợp nào, tầm mức của các hải phận “kề cận” với các cấu h́nh địa dư liên hệ được xác định và có thể xác định được theo Công Ước UNCLOS. Một cách cụ thể theo Điều 121 (Regime of Islands: Quy Chế Các Đảo” của Công Ước nói trên.
Về “Các Hải Phận, Đáy Biển và Địa Tầng Dưới Đáy Biển Liên Hệ” Khác Tại Biển Nam Trung Hoa
THỨ BA, bởi v́ các hải phận kề cận của các cấu h́nh địa dư liên hệ được xác định và phải chịu sự đo lường kỹ thuật và hợp pháp, sự tuyên nhận theo kiểu bởi Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc về “các hải phận liên hệ cũng như đáy biển và lớp đất dưới đáy biển theo đó” (như được phản ảnh trong cái được gọi bản đồ chín đoạn đính kèm theo các Giác Thư Ngoại Giao CML/17/2009 đề ngày 7 Tháng Năm 2009 và CML/18/2009 đề ngày 7 Tháng Năm 2009) nằm ngoài các cấu h́nh địa dư liên hệ thuộc Nhóm Đảo KIG đă nêu trên và “các hải phận kề cận” của chúng sẽ không có căn bản theo luật quốc tế, đặc biệt là UNCLOS. Đối với các khu vực này, chủ quyền và quyền tài phán hay các quyền chủ quyền, theo t́nh huống, đương nhiên thuộc sở hữu hay thuộc về quốc gia duyên hải hay ṿng cung đảo thích hợp – Phi Luật Tân – theo đó các hải phận này, cũng như đáy biển và lớp đất dưới đáy biển là phần phụ thuộc, hoặc trong thiên nhiên của Lănh Hải, hay khu Kinh Tế Độc Quyền 200 hải lư (EEZ), hay Thềm Lục Địa (CS), đúng theo các Điều 3, 4, 55, 57 và 76 của UNCLOS. 154
185. Trong sự phúc đáp Phi Luật Tân, Trung Quôc đă lập lại lập trường của nó như sau:
Trung Quôc có chủ quyền không thể tranh căi trên các đảo tại Biển Nam Trung Hoa và các hải phận kề cận của nó, và hưởng dụng các quyền chủ quyền và thẩm quyền tài phán trên các hải phận liên hợp (relevant) cũng như đáy biển và lớp đất bên dưới theo đó. Chủ quyền và các quyền liên hệ và thẩm quyền tài phán của Trung Quôc tại Biển Nam Trung Hoa được hậu thuẫn bởi đầy rẫy bằng chứng pháp lư và lịch sử. Nội dung của Giác Thư Ngoại Giao số 000228 của Cộng Ḥa Phi Luật Tân th́ hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với Chính Phủ Trung Quôc.
… Hơn nữa, theo nguyên tắc pháp lư “la terre domine la mer: đất liền thống trị biển”, các sự tuyên nhận Khu Kinh Tế Độc Quyền (EEZ) và Thềm Lục Địa của các quốc gia duyên hải không được vi phạm chủ quyền lành thổ của các quốc gia khác.
Kể từ thập niên 1930, Chính Phủ Trung Hoa đă công bố vài lần phạm vi địa dư của Quần Đảo Nansha và tên gọi các thành phần của nó. Quần Đảo Nansha do đó đă được xác định một cách rơ rang. Ngoài ra, theo các điều khoản liên hợp của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như Luật của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc về Lănh Hải và Khu Tiếp Giáp (1992) và Luật về Khu Kinh Tế Độc Quyền và Thềm Lục Địa của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc (1988), Quần Đảo Nansha của Trung Quôc được hưởng quyền đầy đủ về Lănh Hải, Khu Kinh Tế Dộc Quyền (EEZ) và Thềm Lục Địa. 155
186. Trung Quôc đă lập lại các biến thể trên định thức này trong thư từ ngoại giao 156 và trong các lời tuyên bố công khai của các phát ngo6n viên chính thức của nó, 157 và đă liên kết một cách công khai “đường chín đoạn” với sự tuyên nhận của Trung Quôc về các quyền “được tạo lập trong chuỗi dài của lịch sứ “:
Trung Quôc có chủ quyền không thể tranh căi trên Quần Đảo Nansha và các hải phận kề cận của chúng. Và một sự kiện không thể tranh căi được rằng Quần Đảo Xisha (Tây Sa) là một phần kết hợp của lănh thổ Trung Quôc. Ngay từ 1948, Chính Phủ Trung Hoa đă ấn hành một bản đồ chính thức tŕnh bày “đường đứt đoạn” tại Biển Nam Trung Hoa. Chủ quyền của Trung Quôc trên Biển Nam Trung Hoa và các sự tuyên nhận của nó đối với các quyền liên hợp đă được thành h́nh trên một chuỗi dài của lịch sử. Chúng có căn bản vững chắc trong luật quốc tế và đă được xác nhận một cách nhất quán bởi các chính phủ Trung Hoa liên tiếp. 158
187. Lời phát biểu chính thức của Trung Quôc, được phổ biến sau sự công bố Phán Quyết về Thẩm Quyền Tài Phán của Phiên Ṭa, tiêu biểu cho sự biểu thị nhất quán của Trung Quôc về các sự hưởng quyền trên biển của nó tại Biển Nam Trung Hoa:
Trung Quôc có chủ quyền không thể tranh căi trên Các Đảo Biển Nam Trung Hoa và các hải phận kề cận. Chủ quyền của Trung Quôc và các quyền thích đáng tại Biển Nam Trung Hoa, được thành h́nh trong chuỗi dài của lịch sử, được xác nhận bởi các chính phủ Trung Hoa liên tiếp, được tái khẳng định bởi các luật nội địa của Trung Quôc trong nhiều dịp, và được bảo vệ theo luật quốc tế kể cả Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) …159
D. LẬP TRƯỜNG CỦA PHI LUẬT TÂN
188. Phi Luật Tân nêu ư kiến rằng Phiên Ṭa có thẩm quyền tài phán để cứu xét các Luận Điểm Đệ Tŕnh số 1 và 2 của nó. Về nội dung, Phi Luật Tân lập luận cho cả hai điểm (a) rằng bất kỳ quyền nào mà Trung Quôc có thể có tại các khu vực biển của Biển Nam Trung Hoa vượt quá những ǵ được quy định trong Công Ước đều đă bị loại bỏ bởi sự gia nhập của Trung Quôc vào Công Ước và (b) rằng Trung Quôc chưa bao giờ có các quyền lịch sử tại các hải phận của Biển Nam Trung Hoa.
H́nh 1: Bản đồ chỉ “Vị Trí Của Nhiều Đảo Khác Nhau Tại Nam Hái,” 1948, Ban Biên Giới, Bộ Nội Vụ, Trung Hoa Dân Quốc
Figure 1: Map showing the “Location of the Various Islands in the South Sea,” 1948
Boundary Department of the Ministry of Interior, Republic of China
***
H́nh 2: Bản đồ đính kèm vào các Giác Thư ngày 7 Tháng năm 2009 của Trung Quôc
Đính Kèm: Giác Thư từ Phái Bộ Thường Trực của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc tại Liên Hiệp Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, số CML/17/2009 (7 Tháng Năm 2009) (Phụ Lục 191); Giác Thư từ Phái Bộ Thường Trực của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, số CML/18/2009 (7 Tháng Năm 2009) (Phụ Lục 192).
Figure 2: Map attached to China’s 7 May 2009 Notes Verbales
Attachment to Note Verbale from the Permanent Mission of the People’s Republic of China to the United Nations to the Secretary-General of the United Nations, No. CML/17/2009 (7 May 2009) (Phụ Lục 191); Note Verbale from the Permanent Mission of the People’s Republic of China to the United Nations to the Secretary-General of the United Nations, No. CML/18/2009 (7 May 2009) (Phụ Lục 192).
1. Thẩm Quyền Tài Phán
189. Về thẩm quyền tài phán, Phi Luật Tân lập luận rằng các lời tuyên bố của Trung Quôc từ Tháng Năm 2009 tạo ra một sự phân biệt nhất quán giữa các sự tuyên nhận “chủ quyền” với các tuyên nhận “các quyền chủ quyền và thẩm quyền tài phán”, và một sự khác biệt khác giữa các ḥn đảo tại Biển Nam Trung Hoa và các hải phận kề cận (adjacent waters)” với “các hải phận liên hợp: relevant waters).” Theo Phi Luật Tân:
Cách hợp lư nhất để giải thích ngôn từ của Trung Quôc là như một sự khẳng định chủ quyền trên các đảo thuộc Biển Nam Trung Hoa và “các hải phận kề cận” của chúng hay lănh hải; và một sự tuyên nhận các quyền chủ quyền và thẩm quyền tài phán – chủ quyền chưa đầy đủ, c̣n khiếm khuyết: short of sovereignty – tại hải phận nằm giữa các lănh hải được tuyên nhận bởi Trung Quôc và đường chín đoạn. 160
190. Trong quan điểm của Phi Luật Tân, bản chất sự tuyên nhận của Trung Quôc như mộ sự tuyên nhân các quyền chủ quyền và thẩm quyền tài phán được xác nhận bởi sự ứng xử của Trung Quôc (a) trong việc theo đuổi việc ngăn cấm đánh cá bởi các Quốc Gia khác trong phạm vi “đường chín đoạn”; (b) can thiệp vào các hoạt động thăm ḍ dầu hỏa của Phi Luật Tân; và (c) đưa ra các đặc nhượng trên các lô dầu hỏa tại các khu vực bên trong “đường chín đoạn” nhưng vượt quá các giới hạn khả hữu của các sự hưởng quyền của Trung Quôc chiếu theo Công Ước. 161 Cùng lúc, Phi Luật Tân cứu xét rằng cách ứng xử của Trung Quôc làm sáng tỏ rằng sự tuyên phán của nó không phải về chủ quyền trên toàn thể khu vực nằm trong “đường chín đoạn”, ở điểm Trung Quôc khẳng định nhiều lần rằng nó tôn trọng sự tự do hàng hải và hàng không tại Biển Nam Trung Hoa. 162 Phi Luật Tân cũng ghi nhận rằng cách giải thích này về lập trường của Trung Quôc đă được chấp nhận bởi nhiều học giả Trung Quôc, kể cả các học giả có các sự liên kết quan trọng với chính phủ. 163
191. Theo Phi Luật Tân, ngoại lệ của thẩm quyền tài phán trong Điều 298 của Công Ước được giới hạn vào các cuộc tranh chấp liên can đến “các vùng hay bằng khoán lịch sử”. Hơn nữa, Phi Luật Tân lập luận, “khái niệm về “bằng khoán lịch sử” như được sử dụng trong Điều 298 có một ư nghĩa cụ thể và hạn chế: nó chỉ gắn liền với các khu vực biển gần bờ có thể thụ nhận một sự tuyên nhận chủ quyền như thế.” 164 Bởi Phi Luật Tân hiểu các sự tuyên nhận của Trung Quốc nằm vào loại chưa phải chủ quyền (short of sovereignty) trên các khu vực biển của Biển Nam Trung Hoa vượt quá “các đảo” và “các hải phận kề cận”, Phi Luật Tân nhận định rằng sự tuyên nhận của Trung Quôc không thể nào là một sự tuyên nhận về bằng khoán lịch sử. Trong khía cạnh này, Phi Luật Tân lập luận rằng đă có một sự khác biệt nhất quán – kể cả trong thuật ngữ của Trung Quôc – giữa sự sử dụng của Trung Quôc từ ngữ “các quyền lịch sử” trong “Đạo Luật Khu Kinh Tế Độc Quyền và Thềm Lục Địa 165 của Trung Quốc với từ ngữ “bằng khoán lịch sử” nơi Điều 298 và những chỗ khác trong Công Ước. Như thế, Phi Luật Tân lập luận, “sự tuyên nhận của Trung Quôc “các quyền lịch sử” trong khu vực bao gồm bởi đường chín đoạn th́ không được bao trùm bởi Điều 298(1)(a)(1).” 166 Tuy nhiên, ngay dù sự tuyên nhận của Trung Quôc là về một bằng khoán lịch sử, Phi Luật Tân nêu ư kiến rằng Điều 298 tuy thế sẽ không thể áp dụng được bởi điều này chỉ áp dụng cho các sự tranh chấp về việc phân định ranh giới của các vũng hay bằng khoán lịch sử” . Theo Phi Luật Tân, “khi Điều 298(10(a)(1) nói đến “các vụ liên can đến các vũng hay các bằng khoán lịch sử”, “các vụ” được đề cập đến không phải là các cuộc tranh chấp nói chung, mà đúng hơn là các sự tranh chấp liên quan đến sự phân định ranh giới. 167
2. Sự Tuyên Nhận Của Trung Quôc Về các Quyền Lịch Sử
192. Về mặt nội dụng lập luận của Phi Luật Tân có hai phần. Thứ nhất, Phi Luật Tân nêu ư kiến rằng luật quốc tế về mặt lịch sử không cho phép loại tuyên nhận mơ/ ro6ng. được đưa ra bởi “đường chín đoán của Trung Quôc và rằng, ngay dù Trung Quôc có sở đắc các quyền lịch sử tại Biển Nam Trung Hoa, bất kỳ quyền nào như thế dều đă bị loại bỏ bởi sự chấp thuận bản Công Ước. Thứ nh́, Phi Luật Tân lập luận rằng, trên cănbản tài liệu lịch sử về các hoạt đo6ng. của Trung Quôc tại Biển Nam Trung Hoa, Trung Quôc không thể hội đủ các điều kiện cho việc thiết định các quyền lịch sử trong phạm vi “đưo=-ng`chín đoạn”.
193. Theo Phi Luật Tân, luật quốc tế trước khi có sự chấp nhận Công Ước đă không đón nhận “các sự khẳng định các quyền lịch sử trên một khu vực bao la” như Trung Quôc giờ đây tuyên nhận. 168 Trước khi có Công Ước, Phi Luật Tân lập luận, “biển chỉ bị chi phối bởi hai nguyên tắc: nguyên tắc về sự tự do của biển, ngăn cấm sự chiếm đoạt bởi bất kỳ quốc gia nào, và nguyên tắc về sự kiểm soát trên một khu vực giới hạn bởi quốc gia duyên hải kề cận trực tiếp, ngăn cấm sự chiếm đoạt bởi bất kỳ quốc gia nào khác.” 169 Trong quan điểm của Phi Luật Tân, “Sự tuyên nhận của Trung Quôc … không phù hợp với cả hai nguyên tắc.” 170
194. Với sự chấp nhận Công Ước, Phi Luật Tân nêu ư kiến, Các Nước Kư Kết đă cứu xét “với sự đặc biệt cẩn trọng bản chất của các sự sử dụng [biển] trước đây được bảo vệ, bản chất của các sự bảo vệ, và các khu vực tại đó các sự bảo vệ như thế được áp dụng.” 171 Theo Phi Luật Tân, khi Công Ước không đưa ra ngoại lệ công khai về các sự sử dụng hay quyền trước đây, “các quyền lịch sử đó sẽ không tồn tại bởi có sự xúc phạm đến chủ quyền, các quyền chủ quyền và các tự do tại biển mở ngỏ của các quốc gia khác.” 172 Đặc biệt, trong khi một số sự bảo vệ của các sự sử dụng trước đây được chấp nhận, Phi Luật Tân lập luận rằng “các quốc gia đánh cá hải phận cách xa đă không giành được sự thừa nhận tại khu kinh tế độc quyền, các quyền lịch sử phát sinh từ việc đánh cá tại biển mở ngỏ trước đây.” 173 Trong diến tiến các sự tranh luận này, Phi Luật Tân nêu ư kiến:
Trung Quôc là một nước lớn tiếng ủng hộ các đ̣i hỏi của các quốc gia duyên hải đang phát triển về thẩm quyền tài phán chuyên độc trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các KKTĐQ (EEZ) và thềm lục địa bên ngoài bờ biển riêng biệt của chúng, và Trung Quôc đă là một nước chỉ trích kiên tŕ các mưu toan hạn chế nội dung của thẩm quyền tài phán đó. Trung Quôc đă tự nhận ḿnh như một trong các quốc gia duyên hải đang phát triển đó. Nó đă không thực hiện bất kỳ nỗ lực nào để giành đạt một ngoại lệ bảo vệ các sự tuyên nhận lịch sử về các quyền trên biển vào loại giờ đây đang được thảo luận. 174
Theo đó, Phi Luật Tân kết luận, “Công Ước không có các sự khẳng định các quyền để kiểm soát các hoạt động vượt quá [các giới hạn được ấn định trong Công Ước] xâm phạm đến các quyền chủ quyền của các quốc gia duyên hải khác hay các quyền và các tự do của mọi quốc gia.” 175
195. Phi Luật Tân cũng không thừa nhận sự hiện hữu của các quyền lịch sử của Trung Quôc tại các khu vực biển thuộc Biển Nam Trung Hoa. Theo Phi Luật Tân, Trung Quôc “lần đầu tiên đă tuyên nhận sự hiện hữu của các quyền như thế vào ngày 7 Tháng Năm 2009.” 176 Phi Luật Tân nêu ư kiến rằng các bản đồ lịch sử Trung Quôc có niên đại lùi về năm 1136, kể cả những bản đồ có dụng ư miêu tả toàn thể Đế Quốc Trung Hoa, đều phô bày một cách nhất quán là lănh thổ của Trung Quôc kéo dài về phía nam không quá đảo Hải Nam. 177 Phi Luật Tân cũng ghi nhận rằng, trong các thời kỳ của thế kỷ thứ 14 và phần lớn các thế kỷ thứ 15 và 16, Chính Quyền Vương Quốc Trung Hoa tích cực ngăn cấm mậu dịch đường biển bởi thần dân Trung Hoa. 178 Trong thực tế, Phi Luật Tân ghi nhận:
Suốt khoảng giữa thế kỷ thứ 15, thí dụ, nhà chức trách triều Minh đă trấn áp các hoạt động trên biển, và trong năm 1500, đă xem là một tội tử h́nh nếu đóng các thuyền hai cột buồm. Trong năm 1525, tất cả các thuyền như thế c̣n lại bị ra lệnh phá hủy. Trong năm 1551, Trung Quôc đă xác định việc mạo hiểm ra ngoài biển trên một chiếc thuyền nhiều cột buồm sẽ là một hành vi phản quốc. 179
196. Thái độ lưỡng lự, nửa yêu nửa ghét đối với việc đi biển giải thích, cho phía Phi Luật Tân, phản ứng lặng thinh của Trung Quôc đối với các hoạt động của Các Quốc Gia Âu Châu tại Biển Nam Trung Hoa và sự không phản đối của Trung Hoa đối với sự hải hành của Âu Châu và sự thiết lập các thuộc địa tại Đông Nam Á, bắt đầu trong thế kỷ thứ 16.
197. Duyệt xét các tài liệu văn khố được ấn hành Cơ Quan Thẩm Quyền Taiwan Authority của Trung Quôc, 180 mà Phi Luật Tân xem là bao gồm các tài liệu được tuyển chọn để ủng hộ cho các sự tuyên nhận của Trung Quôc, Phi Luật Tân nhấn mạnh đến sự vắng bóng của “bất kỳ tài liệu nào làm bằng chứng cho bất kỳ hoạt động Trung Hoa chính thức nào liên hệ đến bất kỳ địa h́nh Biển Nam Trung Hoa nào trước lúc khởi đầu thế kỷ thứ 20.” 181 Phi Luật Tân cũng nhấn mạnh đến một Giác thư Ngoại Giao từ Phái Bộ Ngoại Giao của Trung Hoa Dân Quốc tại Pháp gủi Bộ Ngoại Giao Pháp năm 1932, tuyên bố rằng Quần Đảo Paracels “tạo thành phần cực nam của lănh thổ Trung Hoa.” 182 Theo Phi Luật Tân, khi Trung Quôc t́m cách khẳng định sự tuyên nhận của nó đối với các đảo Biển Nam Trung Hoa,” 183 theo sau sự thất trận của các lực lượng Nhật Bản trong Thế Chiến Thứ Nh́, các kế hoạch có bao gồm một nỗ lực để phát triển các tên gọi bằng Hán tự cho các địa h́nh, đa số trong chúng khi đó chỉ được xác minh bằng các sự chuyển âm sang tiếng Hán các địa danh bằng Anh ngữ. 184 Theo Phi Luật Tân, “Lord Auckland Shoal” chính v́ thế trở thành “Ao ke lan sha”, và Mischief Reef thành “Mi-qi fu”. Gaven Reef thành “Ge-wen”, và Amy Douglas Reef thành “A mi de ge la”,” 184 Dựa trên tài liệu này, Phi Luật Tân nêu câu hỏi làm sao Trung Quôc có thể có các quyền lịch sử tại một khu vực “trên đó nó có quá ít sự can dự hay nối kết đến nỗi phần lớn các địa h́nh không có tên gọi bằng tiếng Hán.” 186
198. Theo Phi Luật Tân, sự vắng mặt của bất kỳ quyền lịch sử nào của Trung Quôc tại Biển Nam Trung Hoa cũng hiển hiện trong nhiều tài liệu lịch sử khác nhau được thu nhận bởi Phiên Ṭa từ Thư Viện Quốc Gia Pháp Quốc (Bibliothèque Nationale de France) và Các Văn Khố Quốc Gia Hải Ngoại (Archives Nationales d’Outre-Mer) và được cung cấp cho Các Bên để b́nh luận. Trong quan điểm của Phi Luật Tân, các tài liệu này xác nhận rằng “trước Thế Chiến thứ Nh́, nước Pháp không xem Trung Hoa có đưa ra một sự tuyên nhận đối với bất kỳ đảo nào của Quần Đảo Spratly, hay đối với các hải phận của Biển Nam Trung Hoa cách xa bờ biển đại lục của Trung Hoa”. 187 Ngoài ra, “các tài liệu thời hậu chiến – kể cả các tài liệu nội bộ của Pháp – nói rơ rằng nước Pháp đă giữ lại các sự tuyên nhận của ḿnh trên các địa h́nh đó,” một lập trường mà Phi Luật Tân xem là phù hợp với quan điểm của nó rằng Anh Quốc và Hoa Kỳ “mong muốn bảo vệ sự tuyên nhận chủ quyền của nước Pháp” trong sự liên hệ với Bản Tuyên Bố Cairo và Tuyên Cáo Postdam. 188
199. Trong bất kỳ trường hợp nào, Phi Luật Tân lập luận rằng bất kỳ sự tuyên nhận lịch sử nào của Trung Quôc đối với các địa h́nh của Biển Nam Trung Hoa đă không, cho đến 2009, “bao gồm một sự tuyên nhận các hải phận vượt quá lănh hải của chúng.” 189 Phi Luật Tân ghi nhận sự ủng hộ của Trung Quôc cho giới hạn lănh hải rộng ba hải lư trong Cuộc Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Lần Thứ Nh́ về Luật Biển năm 1960, 190 cũng như sự kiện rằng Bản Tuyên Bố Của Chính Phủ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc về Lănh Hải Của Trung Quôc của Trung Quôc đề cập đến Quần Đảo Spratly là bị “cách biệt với đại lục và các đảo duyên hải của nó bởi biển mở ngỏ [hay biển tự do],” và không phải bởi bất kỳ khu vực biển nào trong đó Trung Quôc có các sự hưởng quyền đặc biệt. 191 Phi Luật Tân lập luận rằng đây cũng là sự hiểu biết, cho tới gần đây, của các học giả Trung Quôc làm việc tại các văn khố của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc. 192 Sau cùng, khi Trung Quôc nói rơ hồi Tháng Năm 2009 rằng nó tuyên nhận các quyền lịch sử tại các khu vực biển trong phạm vi “đường chín đoạn”, Phi Luật Tân nêu ư kiến rằng việc này tức thời bị phản đối bởi các Quốc Gia bờ biển khác của Biển Nam Trung Hoa. 193 Do đó, Phi Luật Tân nêu ư kiến rằng Trung Quôc không có các quyền lịch sử trong phạm vi “đường chín đoạn”.
E. LẬP TRƯỜNG CỦA TRUNG QUÔC
200. Nhiều lời tuyên bố khác nhau của Trung Quôc cho thấy rằng nó tuyên nhận các quyền lịch sử tại Biển Nam Trung Hoa trong khu vực của “đường chín đoạn” đă được tŕnh bày bên trên, nơi các đoạn 180 đến 187. Vào ngày 12 Tháng Năm 2016, khi Tổng Giám Đốc Tổng Nha Hiệp Ước và Luật Pháp tại Bộ Ngoại Giao Trung Quôc được hỏi về ‘đường chín đoạn” trong khung cảnh của vụ trọng tài này, ông ta đă trả lời với lời tuyên bố như sau:
“Đường chín đoạn” … được gọi bởi người Trung Quôc là đường chấm vạch. Tôi muốn nhấn mạnh rằng chủ quyền và các quyền thích đáng của Trung Quôc tại Biển Nam Trung Hoa đă được tạo lập trong suốt quá tŕnh lâu dài của lịch sử và đă được duy tŕ một cách nhất quán bởi Chính Phủ Trung Quôc.
Đầu năm 1948, đường chấm vạch được vẽ trên bản đồ chính thức của Trung Hoa. Nó là một sự xác định các quyền của Trung Quôc tại Biển Nam Trung Hoa được tạo lập xuyên qua lịch sử, thay cho việc tạo ra các sự tuyên nhận mới. Trong một thời gian dài, không Quốc Gia nào thắc mắc về tính hợp pháp của đường chấm vạch và nó cũng đă xuất hiện trên các bản đồ chính thức của nhiều Quốc Gia.
Trong những năm gần đây, một số Quốc Gia đă khởi sự đả kích đường chấm vạch của Trung Quôc. Động lực thực sự là cố t́nh làm xáo trộn các sự tranh chấp lănh thổ với các cuộc tranh chấp về sự phân định ranh giới trên biển, phủ nhận chủ quyền của Trung Quôc trên các Quần Đảo Biển Nam Trung Hoa và các hải phận kề cận của chúng, và che đậy sự xâm lăng và chiếm đóng bất hợp pháp của chúng một phần các địa h́nh trên biển tại Quần Đảo Nam Sa (Nansha) của Trung Quôc.
Trong vụ trọng tài, Phi Luật Tân đă yêu cầu Phiên Ṭa Trọng Tài phán quyết rằng liệu các sự hưởng quyền trên biển được tuyên nhận bởi Trung Quôc tại Biển Nam Trung Hoa có vượt quá các giới hạn của UNCLOS hay không … Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần quyết định trước tiên về chủ quyền lănh thổ của Trung Quôc. Theo luật quốc tế, chủ quyền lănh thổ là căn bản của các quyền trên biển. Không xác định trước tiên chủ quyền lănh thổ của Trung Quôc trên các địa h́nh trên biển tại Biển Nam Trung Hoa, sẽ không thể nào xác định được các sự hưởng quyền trên biển mà Trung Quôc có thể tuyên nhận tại đó chiếu theo UNCLOS, nói chi đến việc xác định rằng liệu các sự tuyên nhận trên biển của Trung Quôc tại Biển Nam Trung Hoa có vượt quá tầm mức được cho phép theo UNCLOS hay không.
Mặt khác, chúng ta phải ghi nhận rằng đường chấm vach đă hiện hữu sớm hơn UNCLOS nhiều, một Công Ước không bao trùm mọi khía cạnh của luật biển. Bất kể nh́n từ lăng kính nào vào vấn đề này, Phiên Ṭa không có thẩm quyền tài phán trên đường chấm vạch của Trung Quôc. Về các sự thương thảo, Trung Quôc đă lập lại hy vọng của ḿnh rằng các bên liên hệ phải giải quyết các sự tranh chấp xuyên qua sự tham khảo và thương thuyết dựa trên các sự kiện lịch sử và luật quốc tế. Cánh cửa của các sự thương thảo vẫn rộng mở. 194
201. Trung Quôc đă không giải thích bản chất các sự tuyên nhận này trong diễn tiến của các sự tố tụng này. Phiên Ṭa sẽ nói đến bản chất các sự tuyên nhận của Trung Quôc về các quyền lịch sử trong khung cảnh cứu xét thẩm quyền tài phán của nó đối với các Luận Điểm Đệ Tŕnh số 1 và 2 của Phi Luật Tân.
F. CÁC SỰ CỨU XÉT CỦA PHIÊN T̉A
1. Thẩm Quyền Tài Phán Của Phiên Ṭa
202. Điều 298 của Công Ước quy định nơi phần liên hệ như sau:
Điều 298
Các ngoại lệ nhiệm ư đối với sự áp dụng của Đoạn 2
1. Khi kư kết, phê chuẩn, hay gia nhập Công Ước này hay tại bất kỳ thời điểm nào sau đó, một Quốc Gia có thể, không gây phương hại đến các nghĩa vụ phát sinh theo đoạn 1, tuyên bố bằng văn bản rằng nó không chấp nhận một hay nhiều tố tụng quy định trong đoạn 2 về một hay nhiều hơn các loại tranh chấp kể sau:
(a) (i) các sự tranh chấp liên quan đến sự giải thích hay áp dụng các điều 15, 74, và 83 liên hệ đến sự phân định ranh giới trên biển, hay những việc liên can đến các vũng hay các bằng khoán lịch sử …
203. Vào ngày 25 Tháng Tám 2006, Trung Quôc công bố một lời tuyên bố chiếu theo Điều 298, hiệu lực hóa tất cả các ngoại trừ nhiệm ư đối với thẩm quyền tài phán trong lời lẽ như sau: “Chính Phủ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc không chấp nhận bất kỳ tố tụng nào quy định nơi Đoạn 2, Phần XV của Công Ước về tất cả các loại tranh chấp được đề cập tới nơi đoạn 1 (a), (b) và (c) của Điều 298 Công Ước.” 195
204. Phiên Ṭa đă sẵn nói đến ngoại lệ đầu tiên đối với thẩm quyền tài phán tại Điều 298(1)(a)(i) Công Ước, áp dụng cho các cuộc tranh chấp liên quan đến sự giải thích hay áp dụng các điều 15, 74, và 83 của Công Ước, liên hệ đến các sự phân định ranh giới trên biển, và nhận thấy nó không thể được áp dụng trong vụ kiện này. 196 Vắn tắt, một cuộc tranh chấp về nguồn gốc và sự hiện hữu của các sự hưởng quyền trên biển đơn thuần không “liên quan” đến sự phân định ranh giới trên biển bởi v́ sự hiện hữu của các sự hưởng quyền chồng lấn là một điều kiện cần thiết cho sự phân định ranh giới. Trong khi tất cả các sự phân định ranh giới trên biển sẽ liên quan đến các sự hưởng quyền, điều ngược lại không phải như thế: mọi tranh chấp về các sự hưởng quyền dều không liên quan đến sự phân định ranh giới. Như ở đây, khi một bên phủ nhận sự hiện hữu của một sự hưởng quyền, một hậu quả khả hữu với xác suất cao là sự vắng mặt của bất kỳ sự chồng lấn nào và bất kỳ khả tính nào của sự phân định ranh giới. Ngoại lệ nơi Điều 298(1)(a)(i) công Ước không vươn quá xa đến việc chú ư tới một sự tranh chấp về sự hiện hữu của các sự hưởng quyền có thể – hay không có thể -- sau hết đ̣i hỏi sự phân định ranh giới.
205. Điều c̣n lại cho Phiên Ṭa trong sự quyết định này là ngoại lệ thứ nh́ đối với thẩm quyền tài phán nơi Điều 298(1)(a0(i) Công Ước, áp dụng cho các sự tranh chấp liên can đến các vũng hay các bằng khoán lịch sử. Khái niệm về một vũng lịch sử được hiểu rất rơ trong luật quốc tế 197 và, như một vấn đề địa dư giản dị, Biển Nam Trung Hoa không phải là một vũng. 198 V́ thế câu hỏi là liệu Trung Quôc có tiềm năng tuyên nhận bằng khoán lịch sử tại Biển Nam Trung Hoa hay không, và nếu có, các hàm ư ra sao đối với thẩm quyền tài phán của Phiên Ṭa.
206. Liệu sự tranh chấp của Các Bên liên can đến các bằng khoán lịch sử, v́ thế, có lệ thuộc trước tiên vào bản chất của các sự tuyên nhận của Trung Quôc tại Biển Nam Trung Hoa và, thứ nh́, vào phạm vi của ngoại lệ hay không. Việc xác định phạm vi của các sự tuyên nhận trên biển phục vụ cho Trung Quốc. Tuy nhiên, đến mức độ Phiên Ṭa hay biết được, sự tŕnh bày (formulation) sâu sắc nhất bởi Trung Quôc về các sự tuyên nhận của nó tại Biển Nam Trung Hoa, vượt quá sự tuyên nhận của nó về chủ quyền trên các ḥn đảo và các hải phận kề cận của chúng, th́ như là một sự tuyên nhận “các quyền thích đáng tại Biển Nam Trung Hoa, được h́nh thành trong ḍng lịch sử lâu dài.” 199 Trong sự thiếu vắng của một sự chỉ dẫn rơ ràng hơn từ chính Trung Quôc, điều cần thiết là Phiên Ṭa cần chứng thực, trên căn bản của sự ứng xử, rằng liệu sự tuyên nhận của Trung Quôc có tương đương với “bằng khoán lịch sử” hay không.
(a) Bản Chất Của Các Quyền Được Tuyên Nhận của Trung Quôc tại Biển Nam Trung Hoa
207. Từ 1956, Trung Quôc đă tuyên cáo một loạt các khu trên biển – một lănh hải, một khu tiếp giáp, một thềm lục địa, và một khu kinh tế độc quyền – vốn, nói một cách tổng quát, phù hợp với các điều được dự liệu bởi Công Ước. Tuy thế, sự viện dẫn lập lại nhiều lần của Trung Quôc về các quyền “được tạo thành trong chuỗi dài lịch sử” và sự nối kết của nó khái niệm này với “đường chín đoạn” cho thấy rằng Trung Quôc hiểu rằng các quyền của nó được nối dài, trong một số h́nh thức, vượt quá các khu trên biển được mô tả công khai trong Công Ước. Phiên Ṭa v́ thế hướng dến các quyền mà Trung Quôc thực sự viện dẫn tại Biển Nam Trung Hoa. Phần lớn khu vực bao quanh bởi “đường chín đoạn”, tuy thế, cũng rơi vào phạm vi một sự tuyên nhận một khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa được vẽ ra từ các địa h́nh khác nhau của Quần Đảo Spratly. Liệu Phiên Ṭa sẽ đồng ư rằng Công Ước hay các địa h́nh hậu thuẫn cho các sự hưởng quyền như thế hay không, một vấn đề được thảo luận trong Chương VI phía dưới, chỉ riêng sự kiện rằng Trung Quôc khẳng định các quyền tại Biển Nam Trung Hoa không cho thấy rằng Trung Quôc xem các quyền đó phát sinh từ “đường chín đoạn”. Tuy nhiên, nơi mà Trung Quôc đă khẳng định các quyền tại các khu vực vượt quá các sự hưởng quyền tối đa có thể được tuyên nhận chiếu theo Công Ước, Phiên Ṭa xem các sự khẳng định như thế chỉ cho thấy một sự tuyên nhận các quyền phát sinh một cách độc lập với Công Ước. Có ít nhất ba trường hợp mà Trung Quôc rơ ràng đă khẳng định các quyền như thế.
208. Trong Tháng Sáu 2012, Tổ Hợp Dầu Hỏa Ngoài Khơi Quốc Gia của Trung Quôc (China National Offshore Oil Corporation: “CNOOC”) đưa ra một thông báo về các lô mở ra cho sự thăm ḍ dầu hỏa kề cận đường viến phía tây của “đường chín vạch”. 200 Các phần phía tây của ít nhất một trong các lô này (Lô BS16) nằm bên ngoài 200 hải lư của bất kỳ địa h́nh nào tại Biển Nam Trung Hoa được tuyên nhận bởi Trung Quôc, 201 và bên ngoài bất kỳ thềm lục địa nối dài khả hữu nào. 202 Bản đồ đi kèm với vụ gọi thầu của CNOOC được in lại thành H́nh 3 trên trang 89 [số trang nguyên bản, ND]. Phiên Ṭa thừa nhận rằng khu vực bị ảnh hưởng của “đường chín đoạn” không có sự liên hệ trực tiếp nào đến các sự tuyên nhận trên biển của riêng Phi Luật Tân, tuy nhiên vẫn ghi nhận rằng thông cáo 2012 của Trung Quôc trợ lực vào sự hiểu biết bản chất của các sự tuyên nhận của Trung Quôc trong phạm vi đường chín đoạn”. Chính vi thế, đối với một số khu vực của các lô này, ngay dù giả định sự tuyên nhận khả dĩ tối đa các sự hưởng quyền mà Trung Quôc có thể đưa ra chiếu theo Công Ước, thẩm quyền của Trung Quôc để đưa ra các lô dầu trong nội vụ không thể chỉ dựa trên các sự hưởng quyền phát sinh từ Công Ước.
209. Trung Quôc cũng phản đối sự chuẩn cấp của Phi Luật Tân các lô dầu khí trong phạm vi “đường chín đoạn,” một vấn đề được thảo luận với nhiều chi tiết hơn liên hệ với Luận Điểm Đệ Tŕnh số 8 của Phi Luật Tân. Khu vực các lô dầu của Phi Luật Tân có thể bị bao trùm hầu hết bởi các sự hưởng quyền được tuyên nhận bởi Trung Quôc theo Công Ước, nếu Trung Quôc được hiểu sẽ tuyên nhận một khu kinh tế độc quyền từ tất cả các cao điểm lúc thủy triều lên cao tại Quần Đảo Spratly, bất kể nhỏ đến đâu, và từ Băi Cạn Scarborough Shoal. Sự kiện về sự phản đối của Trung Quôc do đó không nhất thiết chỉ dấu về nguồn gốc của các quyền được tuyên nhận bởi Trung Quôc. Tuy nhiên, khi Trung Quôc phản đối Hợp Đồng Thăm Ḍ và Khảo Sát Địa Vật Lư Lô Dầu 101 (Geophysical Survey and Exploration Contract 101: “GSEC101”) của Phi Luật Tân (được miêu tả trong Bản Đồ 4, trang 269 [nguyên bản, ND], Phi Luật Tân có ghi chép lời Xử Lư Thường Vụ của Trung Quôc tại Manila đă phát biểu rằng “kể từ Trung Hoa đă có chủ quyền không thể tranh căi trên Quần Đảo Nansha và các hải phận kề cận của nó. Khu Vực Hợp Đồng GSEC101 (SC 72) tọa lạc tại hải phận kề cận của Quần Đảo Nansha (Spratly).” 203 Tương tự, khi Trung Quôc phản đối Hợp Đồng Dịch Vụ Lô 58 (“SC58”) của Phi Luật Tân, Phi Luật Tân có ghi chép lời Phó Trưởng Phái Bộ của Trung Quôc tại Manila phát biểu rằng “Hợp Đồng Dịch Vụ 54, 14, 58, 63, và các hợp đồng dịch vụ khác gần đó đều tọa lạc “sâu trong phạm vi đường 9 đoạn.”” 204 Sau cùng, Trung Quôc đă phản đối các lô dầu khi Khu Vực 3 và Khu Vực 4 của Phi Luật Tân bằng Giác Thư Ngoại Giao:
Ngày 30 Tháng Sáu 2011 vào lúc khai mạc Phiên Kết Ước Năng Lượng Thứ Tư Của Phi Luật Tân (Fourth Phillipne Energy Contracting Round: PECR4), Bộ Năng Lượng Của Phi Luật Tân mở đấu thầu dành cho các công ty địa phương và quốc tế để thăm ḍ và phát triển 15 lô dầu khí. Trong số các lô nêu trên, KHU VỰC 3 và KHU VỰC 4 tọa lạc tại hải phận trên đó Trung Quôc có bằng khoán lịch sử kể cả các quyền chủ quyền và thẩm quyền tài phán. 205
Bất kể khả tính rằng các sự tuyên nhận của Trung Quôc được đặt căn bản trên một học thuyết về sự hưởng quyền đối với các quyền thềm lục địa theo Công Ước, khuôn khổ của các sự phản đối của Trung Quôc cho thấy một cách mạnh mẽ rằng Trung Quôc xem các quyền của nó đối với các nguồn tài nguyên dầu khí bắt nguồn từ các quyền lịch sử.
210. Một kết luận tương tự được nêu ra bởi ḷi tuyên bố của Trung Quôc, trong Tháng Năm 2012, về “Lệnh Cấm Mùa Hè Việc Đánh Cá Trên Biển Tại Không Gian Hàng Hải Biển Nam Trung Hoa”, hầu “bảo vệ và sử dụng một cách hợp lư nguồn ngư sản Biển Nam Trung Hoa.” 206 Lời loan báo tŕnh bày lệnh cấm và khu vực tại đó nó sẽ áp dụng như sau:
Mọi loại hoạt động sản xuất, ngoại trừ việc sử dụng lưới móc một lớp duy nhất và dụng cụ câu cá bằng dây, sẽ bị cấm chỉ từ 12 giờ trưa ngày 16 Tháng Năm cho đến 12 giờ trưa ngày 1 Tháng Tám tại các khu vực Biển Nam Trung Hoa từ bắc vĩ tuyến 120 trở lên cho tới “Đường Ranh Giới Chung Của Các Khu Vực Biển Phúc Kiến – Quảng Đông” (kể cả Vịnh Bắc Việt) nằm dưới thẩm quyền tài phán của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc. 207
***
H́nh 3: Bản đồ kèm theo Bản Tin Phổ Biến Báo Chí Của Tổ Hợp Dầu Hỏa Ngoài Khơi Quốc Gia Trung Quôc Thông Báo Phần Của Các Lô Mở Thầu Tại Hải Phận Thuộc Thẩm Quyền Tài Phán của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc Cung Cấp cho Hợp Tác Quốc Tế trong Năm 2012 (23 Tháng Sáu 2012) (Phụ Lục 121).
Figure 3: Map enclosed with China National Offshore Oil Corporation Press Release
Notification of Part of Open Blocks in Waters under Jurisdiction of the People’s Republic of China
Available for Foreign Cooperation in the Year of 2012 (23 June 2012) (Phụ Lục 121)
211. Sự mô tả này không hoàn toàn rơ rệt về nguồn gốc của quyền được tuyên nhận của Trung Quôc để hạn chế việc đánh cá tại các khu vực Biển Nam Trung Hoa. Sở dĩ như thế bởi trước tiên, nó chủ yếu chỉ áp dụng đối với các khu vực nằm dưới thẩm quyền tài phán của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc,” mặc dù một sự mô tả lệnh cấm bởi Tân Hoa Xă, cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quôc, ghi nhận rằng nó đă áp dụng “tại phần lớn Biển Nam Trung Hoa … kể cả Đảo Huangyan [Scarborough Shoal].” 208 Thứ nh́, khu vực bắc vĩ tuyến 120 có thể được bao trùm bởi các sự hưởng quyền được tuyên nhận từ Công Ước, nếu Trung Quôc được hiểu có tuyên nhận một khu kinh tế độc quyền từ các ḥn đá rất nhỏ của Băi Cạn Scarborough Shoal. 209 Tuy nhiên, gộp chung với kết luận ở trên về sự chuẩn cấp các lô dầu khí vá các sự tham chiếu thường xuyên của Trung Quôc các quyền lịch sử mà không có chi tiết cụ thể nào khác nữa, Phiên Ṭa kết luận rằng Trung Quôc tuyên nhận các quyền đối với các nguồn tài nguyên dầu hỏa và ngư sản trong phạm vi “đường chín đoạn” trên căn bản các quyền lịch sử hiện hữu một cách độc lập với Công Ước.
212. Cùng lúc, Trung Quôc có tuyên bố một cách rơ rệt rằng nó tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không tại Biển Nam Trung Hoa. Vào ngày 27 Tháng Mười 2015, Thứ Trưởng Ngoại Giao Trung Quôc có tuyên bố rằng “phía Trung Quốc tôn trọng và bảo toàn sự tự do hàng hải và hang không tại Biển Nam Trung Hoa đối với mọi quốc gia được hưởng quyền theo luật quốc tế … Chưa hề có và sẽ không có sự trở ngại nào cho quyền tự do hàng hải và hàng không tại Biển Nam Trung Hoa.” 210 Cùng lời cam kết này đă được lập lại trong nhiều lời tuyên bố khác bởi các viên chức và phát ngôn viên Trung Quốc.
213. Trong phạm vi lănh hải, Công Ước không quy định sự tự do hàng không hay tự do hàng hải, vượt quá một quyền thông hành vô tư (không gây hại: innocent passage). 211 Theo đó, Phiên Ṭa xem sự cam kết của Trung Quôc tôn trọng cả tự do hàng hải lẫn hàng không để thiết định rằng Trung Quôc không xem các khu vực biển trong phạm vi “đường chín đoạn” như là lănh hải hay nội hải của nó. Phiên Ṭa cũng ghi nhận rằng Trung Quôc đă tuyên bố các đường cơ sở cho lănh hải chung quanh Đảo Hải Nam và Quần Đảo Paracel (xem đoạn 176 bên trên). Trong quan điểm của Phiên Ṭa, Trung Quôc được giả định sẽ không làm như thế nếu hải phận cả bên trong lẫn vượt quá 12 hải lư của các đảo đó sẵn tạo thành một phần của lănh hải (hay nội hải) của Trung Quôc bởi có một sự tuyên nhận các quyền lịch sử qua “đường chín đoạn”.
214. Tổng kết, trên căn bản sự ứng xử của Trung Quôc, Phiên Ṭa hiểu rằng Trung Quôc tuyên nhận các quyền đối với các nguồn tài nguyên sinh động và phi sinh động trong phạm vi ‘đường chín đoạn”, nhưng (ngoại trừ lănh hải phát sinh từ bất kỳ ḥn đảo nào) không xem rằng các hải phận đó tạo thành một phần của lănh hải hay nội hải của nó. Phiên Ṭa giờ đây sẽ cứu xét liệu một sự tranh chấp liên quan đến một sự tuyên nhận như thế có nằm trong ngoại lệ đối với sự tài phán bắt buộc về “các vùng hay bằng khoán lịch sử” ghi nơi Điều 298 (10(a)(i) Công Ước hay không.
(b) Phạm Vi Của Ngoại Lệ Trong Điều 298(1)(a)(i) của Công Ước
215. Trong việc thẩm định phạm vi của ngoại lệ trong Điều 298(1)(a)(i). Phiên Ṭa ghi nhận, như một vấn đề tiên khởi, rằng nó không đồng ư với Phi Luật Tân rằng ngoại lệ có thể được loại bỏ trên căn bản, được giải thích một cách xác thực, rằng ngoại lệ chỉ áp dụng cho “các sự phân định ranh giới … liên can đến các vùng hay bằng khoán lịch sử.” 212 Phiên Ṭa xét thấy sự giải thích này trái ngược với việc đọc tự nhiên ngay phiên bản bằng Anh ngữ, nhưng đồng ư rằng ít nhất phiên bản Anh ngữ của Điều này có tiềm tàng sự mơ hồ. Tuy nhiên, Công Ước là một văn kiện đa ngôn ngữ, và theo Điều 320 của Công Ước, “các văn bản bằng tiếng Ả rập, tiếng Hoa, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, và tiếng Tây Ban Nha đều có giá trị ngang nhau.” Không có sự mơ hồ đáng so sánh được t́m thấy trong các phiên bản bằng tiếng Hoa, Pháp, Nga hay Tây Ban Nha của Công Ước, từng phiên bản được đặt câu sao làm rơ ràng rằng ngoại lệ nới rộng đến “các sự tranh chấp … liên can đến các vũng và bằng khoán lịch sử,” bất luận các sự tranh chấp như thế có dính líu đến sự phân định ranh giới hay không.
216. Điều 33 của Công Ước Vienna về Luật Các Hiệp Ước (“Vienna Convention on the Law of Treaties” hay “Vienna Convention”) nói về sự giải thích một hiệp ước được chứng nhận xác thực trong nhiều ngôn ngữ và quy định rằng, trừ khi được chỉ dần cách khác, “bản văn có giá trị xác thực ngang nhau trong mỗi ngôn ngữ.” 213 Điều 33 của Công Ước Vienna cũng quy định “khi một sự so sánh các văn bản được chứng nhận xác thực lại phát hiện một sự khác biệt về ư nghĩa mà sự áp dụng các điều 31 và 32 không tháo gỡ được, ư nghĩa ḥa giải nhất các văn bản, chú tâm đến đối tượng và mục đích của hiệp ước, sẽ phải được chấp nhận.” 214 Trong vụ kiện này, và ghi nhận rằng Công Ước không nói ǵ đến sự giải quyết các sự khác biệt giữa các phiên bản khác nhau của nó, Phiên Ṭa xét thấy rằng ngoại lệ rộng răi hơn trong các văn bản không phải Anh ngữ, dành cho “các cuộc tramnh chấp …. liên can đến các vũng và bằng khoán lịch sứ,” có tính chất ḥa giải nhiều nhất cho các phiên bản khác nhau.
217. Điều 298(10(a)(i) của Công Ước quy định một ngoại lệ cho các sự tranh chấp liên can đến “các bằng khoán lịch sử.” Trong khi ư nghĩa thông thường của từ ngữ này sẵn mặc thị một khái niệm về tài sản, Phiên Ṭa xét thấy ư nghĩa của sự đề cập đến “bằng khoán lịch sử” của Công Ước phải được hiểu trong khung cảnh đặc thù của sự tiến hóa của luật quốc tế về biển.
218. Căn nguyên của Công Ước hiện nay có niên hạn trở lùi ít nhất về Hội Nghị Điển Chế Luật Pháp của Liên Đoàn các Quốc Gia [hay Hội Liên Quốc, ND] (Leagues of Nations Codification) nhóm họp tại The Hague trong Tháng Ba và Tháng Tư 1930. Thể chế của lănh hải nằm trong các đề tài được cứu xét, và Ủy Bản Chuẩn Bị Hội Nghị đă khuyến cáo rằng Hội Nghị nên t́m cách xác định các vũng được tuyên nhận và “các vũng lịch sử: historic bays”. 215 Tuy nhiên, không có công ước nào được sinh ra từ Hội Nghị này.
219. Các nỗ lực để điển chế kế đó được chuyển đến Ủy Hội Luật Quốc Tế (International Law Commission), cơ quan đă đệ tŕnh một bộ các điều khoản dự thảo lên Đại Hội Đồng trong năm 1956. Điều 7 của các điều khoản dự thảo này nói đến chủ đề về các vũng (bays) và Điều 7(4) quy định rằng “các điều khoản kể trên sẽ không được áp dụng cho các vùng được gọi là ‘lịch sủ”. 216 Các ư kiến b́nh luận các điều khoản dự thảo cũng ghi nhận rằng chiều rộng của lănh hải, điều mà khi đó chưa được thỏa thuận, có thể được ấn định tới 12 hải lư trên căn bản của “các quyền lịch sủ”. 217
220. Trước khi có Hội Nghị Thứ Nhất về Luật Biển, Thư Kư Đoàn Liên Hiệp Quốc đă soạn thảo một thông tư nhiều ảnh hưởng về các vùng lịch sử đă ghi nhận như sau:
Học thuyết về các vũng nước lịch sử có khuôn khổ tổng quát. Các quyền lịch sử được tuyên nhận không chỉ đối với các vũng nước (bays), mà c̣n đối với các khu vực trên biển không cấu thành các vũng, chẳng hạn như các hải phận của các ṿng cung đảo (archipelago) và các vùng nước nằm giữa một ṿng cung đảo và đại lục bên cạnh (neighbouring mainland); các quyền lịch sử cũng được tuyên nhận đối với các eo biển (straits), các cửa sông (estuaries), và các hải phận tương tự khác. Hiện có một khuynh hướng lớn mạnh để tŕnh bày các khu vực này như là “các hải phận lịch sử: historic waters’, chứ không phải như “các vũng lịch sử: historic bays.” 218
Báo cáo cũng nhắc lại sự nhận định của Ṭa Công Lư Quốc Tế (International Court of Justice) trong vụ kiện Anglo-Norwegian Fisheries (Ngư trường Anh-Na Uy) rằng “bởi “hải phận lịch sử” thường được hiểu là hải phận được xem là nội hải, nhưng sẽ không có tính chất đó nếu không phải dành cho sự hiện hữu của một bằng khoán lịch sử” 219 và đă thảo luận sự thành lập các quyền trên một vùng lịch sử về mặt h́nh thành một bằng khoán lịch sử. 220
221. Sự đề cập đầu tiên đến bằng khoán lịch sử trong các hiệp ước có trước Công Ước ngày nay đă xuất hiện trong Công Ước Genava 1958 về Lănh Hải và Khu Tiếp Giáp, Điều 12 trong đó nói đến sự phân định ranh giới của lănh hải, nhưng quy định rằng “các điều khoản của đoạn này, tuy thế, sẽ không áp dụng tại nơi, bởi lư do có bằng khoán lịch sử hay các t́nh huống đặc biệt khác, cần phải phân định ranh giới các lănh hải của hai Quốc Gia trong một cung cách khác biệt với điều khoản này.” 221 Điều khoản này được giới thiệu bởi Na Uy, phản ảnh kinh nghiệm gần đó của nó trước Ṭa Công Lư Quốc Tế. 222 Như được sử dụng nơi Điều 12 của Công Ước 1958, “bằng khoán lịch sứ rơ ràng có chủ định có cùng ư nghĩa như cách dùng của nó trong vụ kiện Anglo-Norwegian Fisheries, tức một khu vực của biển được tuyên nhận một cách ngoại lệ như nội hải (internal waters) (hay, có thể, như lănh hải). Vào lúc kết thúc Hội nghị Lần Thứ Nhất, một nghị quyết đă được chấp nhận theo đề xướng của Ấn Độ và Panama, yêu cầu Đại Hội Đồng “thực hiện các sự sắp xếp thích hợp cho sự nghiên cứu chế độ pháp lư của các hải phận lịch sử bao gồm các vũng lịch sử, và kết quả của các cuộc nghiên cứu này sẽ được gửi đến tất cả các Quốc Gia Hội Viên của Liên Hiệp Quốc.” 223ư”Đại Hội Đồng đă chuyển vấn đề đến Ủy Hội Luật Quốc Tế, là cơ quan, tuy thế, đă không đảm nhận vấn đề.
222. Trong năm 1962, theo sau Hội Nghị Liên Hiêp Quốc Lần Thứ Nh́ về Luật Biển, Thư Kư Đoàn Liên Hiệp Quốc đă đưa ra một thông tư về các hải phận lịch sử, xem từ này này tương đương với bằng khoán lịch sử. Đối với các vũng lịch sử, Thư Kư Đoàn Liên Hiệp Quốc đă ghi nhận rằng các hải phận lịch sử như thế “sẽ là nội hải hay lănh hải tùy theo liệu chủ quyền hành sử trên chúng trong diễn tiến phát triển bằng khoán lịch sử là chủ quyền như trên nội hải hay chủ quyền trên lănh hải.” 224 Thông tư phân tích sự h́nh thành bằng khoán lịch sử như một tiến tŕnh của việc sở đắc một quyền lịch sử 225 – một từ ngữ được dùng một cách tổng quát – và kết luận rằng:
Trong việc xác định rằng liệu một bằng khoán trên ‘hải phận lịch sử” có hiện hữu hay không, có ba yếu tố phải được cứu xét đến, tức;
(i) Thẩm quyền hành sủ trên khu vực bởi Quốc Gia tuyên nhận nó như “hải phận lịch sử”;
(ii) Sự liên tục của sự hành sử thẩm quyền như thế;
(iii) Thái độ của các nước ngoài. 226
223. Trong suốt Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Lần Thứ Ba về Luật Biển (“Third UN Conference”), Điều 12 của Công Ước 1958 đă được chấp nhận thành Điều 15 của Công Ước 1982, mà không có sự thảo luận đáng kể. Thành phần chủ yếu của khái niệm về bằng khoán lịch sử trong diễn tiến của Hội Nghị, trong thực tế, chính là Phi Luật Tân, nước đă sử dụng từ ngữ liên hệ đến một sự tuyên nhận (mà nó đă từ bỏ từ khi đó) trên một lănh hải trong phạm vi các đường được ấn định bởi Hiếp Ước Paris năm 1988 giữa Tây Ban Nha và Hoia Kỳ chi phối sự chuyển nhượng đất Phi Luật Tân. 227
224. Trong những năm gần đây, Ṭa Công Lư Quốc Tế, đă hai lần có dịp phân biệt giữa các quyền đánh cá lịch sử với bằng khoán lịch sử có liên quan đến sự hưởng quyền trên các khu trên biển. Trong vụ kiện Qatar với Bahrain, Tḥa đă ghi nhận rằng việc đánh bắt ngọc trai lịch sử “xem ra trong bất kỳ trường hợp nào, chưa hề dẫn đến sự thừa nhận một quyền giống như lănh thổ độc quyền (exclusive quasi-territorial right) trên bản thân các vùng đánh cá hay trên các hải phận bên trên (superjacents).” 228 Tương tự, trong vụ kiện Thềm Lục Địa Continental Shelf (Tunisia/Lyban Arab Jamahiriya), Ṭa đă phân biệt căn bản pháp lư cho các quyền đánh cá lịch sử của Tunisia – trên đó sau cùng Ṭa đă kiềm chế không tuyên phán – với thể chế của thềm lục địa. 229
225. Mục đích của sự trần thuật dài ḍng này là nhằm nhấn mạnh rằng có hiện hữu, trong khung cảnh của luật biển, một sự sử dụng được hay biết trong nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ các quyền rút ra từ các tiến tŕnh lịch sử. Từ ngữ “các quyền lịch sử: historic rights” có bản chất tổng quát và có thể mô tả bất kỳ quyền nào mà một Quốc Gia có thể sở đắc sẽ không xảy ra một cách b́nh thường chiếu theo các quy tắc tổng quát của luật quốc tế, nếu không có các t́nh huống lịch sử đặc biệt. Các quyền lịch sử có thể bao gồm chủ quyền, nhưng cũng có thể bao gồm không kém nhiều quyền bị hạn chế hơn, chẳng hạn như các quyền đánh cá hay các quyền tiếp cận, vốn không đủ thành một sự tuyên nhận chủ quyền. “Bằng khoán lịch sử; historic title”, ngược lại, được dùng một cách chuyên biệt để chỉ chủ quyền lịch sử đối với các khu vực đất liền hay trên biển. “Các hải phận lịch sử: historic waters” đơn giản là một từ ngữ để chỉ bằng khoán lịch sử trên các khu vực biển, được hành sử một cách điển h́nh hoặc như một sự tuyên nhận các nội hải hay như một sự tuyên nhận lănh hải, mặc dù “luật quốc tế tổng quát … không dự liệu một “thể chế: régimé” duy nhất cho “các hải phận lịch sử: historic waters” hay “các vũng lịch sử: historic bays”. 230 Sau cùng, một “vũng lịch sử” chỉ đơn giản là một vùng tại đó một Quốc Gia tuyên nhận là hải phận lịch sử.
226. Phiên Ṭa có quan điểm rằng sự sử dụng này đă được thông hiểu bởi các nhà soạn thảo Công Ước và rằng sự đề cập tới “các bằng khoán lịch sử” nơi Điều 298(1)(a)(i) của Công Ước theo đó là một sự đề cập đến các sự tuyên nhận chủ quyền trên các khu vực biển bắt nguồn từ các t́nh huống lịch sử. Điều này phù hợp với sự sử dụng trực tiếp duy nhất khác tại Điều15 của Công Ước, nơi mà chủ quyền lịch sử, một cách dễ hiểu, sẽ liên quan đến sự phân định ranh giới lănh hải. “Các quyền lịch sử” khác, ngược lại, không được nói đền ở chỗ nào khác của Công Ước, và Phiên Ṭa không thây điều ǵ nêu ư kiến rằng Điều 298(1)(a)(i) có chủ định cũng để loại trừ thẩm quyền tài phán trên một loại bao quát và không có chi tiết cụ thể của các sự tuyên nhận khả hữu đối với các quyền lịch sử rơi vào kiểu chủ quyền khiếm khuyết, không đầy đủ (short of sovereignty).
227. Sự khác biệt về mặt từ ngữ học phác họa ở trên cũng hiện hữu trong phiên bản tiếng Trung Hoa, và Phi Luật Tân thúc giục Phiên Ṭa lưu ư đến sự kiện rằng trong các lời tuyên bố công khai của nó, Trung Quôc đă viện dẫn “các quyền lịch sử” của ḿnh (li shi xing quan li, (Lịch Sử Tính Quyền Lợi) hay 历史性权利) tại Biển Nam Trung Hoa, thay v́ bằng khoán lịch sử (li shi xing suo you quan,(Lịch Sư Tính Sở Hữu Quyền) hay 历史性所有权) như từ ngữ đó xuất hiện trong phiên bản tiếng Trung Hoa chính thức của Công Ước. 231 Về phần ḿnh, Phiên Ṭa ghi nhận rằng sự sử dụng của Trung Quôc không hoàn toàn nhất quán, và rằng ít nhất phiên bản Anh ngữ Giác Thư của Trung Quôc ngày 6 Tháng Bảy 2011 (trong đó chỉ có phiên bản Anh ngữ nằm trong hồ sơ trước Phiên Ṭa) đề cập đến “hải phận trên đó Trung Quôc có các bằng khoán lịch sử kể cả các quyền chủ quyền và thẩm quyền tài phán”. 232 Tuy nhiên, thí dụ này trái ngược với tuyệt đại đa số các lời tuyên bố của Trung Quôc, và Phiên Ṭa xét thấy nhiều phần nó tượng trưng cho một sự nhầm lẫn trong khi phiên dịch hay một trường hợp soạn thảo không chính xác, hơn là một sự tuyên nhận bởi Trung Quôc chủ quyền trên toàn thể Biển Nam Trung Hoa.
228. Tuy nhiên, quan trọng hơn, Phiên Ṭa không thấy rằng sự vắng mặt của một sự tuyên nhận bằng khoán lịch sử có thể được suy luận từ sự sử dụng của Trung Quôc từ ngữ bao quát hơn và ít chi tiết cụ thể hơn, bởi bằng khoán lịch sử cấu thành một h́nh thức của quyền lịch sử. Đối với Phiên Ṭa, bằng chứng có tinh chất quyết đoán rằng sự tuyên nhận của Trung Quôc không phải là một sự tuyên nhận bằng khoán lịch sử nằm ở sự ứng xử của Trung Quôc, điều được thảo luận ở trên (xem các đoạn 207 đến 214) th́ không tương thích với một sự tuyên nhận rằng các hải phận của Biển Nam Trung Hoa cấu thành lănh hải hay nội hải của Trung Quốc.
229. Kết luận rằng ngoại lệ đối với thẩm quyền tài phán nơi Điều 298(1)(a)(i) được giới hạn đến các sự tranh chấp liên can tới các bằng khoán lịch sử và rằng Trung Quôc không tuyên nhận bằng khoán lịch sử đối với các hải phận của Biển Nam Trung Hoa, mà đúng hơn một chùm các quyền lịch sử chưa đủ cho một bằng khoán, Phiên Ṭa cho rằng Phiên Ṭa có thẩm quyền tài phán để cứu xét các Luận Điểm Đệ Tŕnh số 1 và 2 của Phi Luật Tân. Bởi Trung Quốc đă không đưa ra một sự tuyên nhận như thế, Phiên Ṭa không cần cứu xét rằng liệu sẽ có bất kỳ giới hạn nào đối với sự áp dụng Điều 298 cho các sự tuyên nhận bao quát của bằng khoán lịch sử nới rộng quá mức những sự tuyên nhận có thể được dự liệu khi Công Ước được kết thúc trong năm 1982.
1. Các Nội Dung Của Các Luận Điểm Đệ Tŕnh
Số 1 và 2 Của Phi Luật Tân
230. Đă xác định rằng ḿnh có thẩm quyền tài phán để cứu xét Các Luận Điểm Đệ Tŕnh Số 1 và 2 của Phi Luật Tân, Phiên Ṭa giờ đây hướng tới nội dung [merits: từ ngữ luật học chỉ t́nh tiết, tức lẽ đúng hay sai của vấn đề, khi xét đến bằng chứng và các sự tranh luận pháp lư liên quan đến cả hai mặt t́nh (de facto) và lư (de jury), không bị che khuất bởi các chi tiết về thủ tục, các chi tiết kỹ thuật pháp lư, cảm nhận cá nhân …, chú của người dịch] của các sự khiếu tố đó.
231. Xây dựng trên luật quốc tế có trước và Công Ước về Luật Biển năm 1958, Công Ước thiết lập các giới hạn cho các sự hưởng quyền trên biển và đặt ra các quyền và các nghĩa vụ của các Quốc Gia duyên hải – cũng như các Quốc Gia khác – trong phạm vi các khu biển như thế. Các Điều từ số 2 đến 32 của Công Ước quy định các quyền và các nghĩa vụ của các Quốc Gia bên trong phạm vi lănh hải và giới hạn sự nới rộng lănh hải đến mức 12 hải lư. Các Điều 55 đến 75 của Công Ước quy định sự tạo lập một khu kinh tế độc quyền và giới hạn sự nới dài của nó ở mức 200 hải lư. Các Điều từ 76 đến 85 của Công Ước quy định các quyền và các nghĩa vụ của các Quốc Gia đối với thềm lục địa, một cách tổng quát, giới hạn thềm lục địa đến mức 200 hải lư, và đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật theo đó một số Quốc Gia có thể tuyên nhận một thềm lục địa vượt quá 200 hải lư. Các Điều từ 86 đến 120 và từ 133 đến 191 của Công Ước quy định các quyền và các nghĩa vụ của các Quốc Gia tại biển mở ngỏ [hay biển tự do: high seas] và tại Khu Vực đáy biển vượt quá các giới hạn của thẩm quyền tài phán quốc gia. Công Ước chính v́ thế cung cấp – và xác định các giới hạn trong đó – một hệ thống bao hàm các khu trên biển có khả năng bao quanh một khu vực trên biển hay đáy biển.
232. Phiên Ṭa đă sẵn cho hay rằng nó hiểu, trên căn bản các hành động của Trung Quốc, rằng Trung Quốc tuyên nhận các quyền lịch sử đối với các nguồn tài nguyên sinh động và phi sinh động tại các hải phận của Biển Nam Trung Hoa bên trong phạm vi “đường chín đoạn”, nhưng Trung Quốc không xem các hải phận đó tạo thành bộ phận của lănh hải hay nội hải của nó (khác với lănh hải được phát sinh bởi các ḥn đảo). Sự tuyên nhận như thế sẽ không phải không tương hợp với Công Ước tại bất kỳ khu vực nào nơi Trung Quốc sẵn sở đắc các quyền như thế xuyên qua sự điều hành của Công Ước. Đặc biệt, điều này sẽ là trường hợp nằm bên trong phạm vi khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa của Trung Quốc. Tuy nhiên, đến mức mà sự tuyên nhận của Trung Quốc các quyền lịch sử nới dài đến các khu vực sẽ được xem tạo thành bộ phận của sự hưởng quyền của Phi Luật Tân trên một khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa, ít nhất nó sẽ là một sự khác biệt với Công Ước.
233. Trong Các Luận Điểm Đệ tŕnh số 1 và 2 của ḿnh, Phi Luật Tân thỉnh cầu Phiên Ṭa tuyên phán rằng các sự hưởng quyền của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa bị giới hạn vào các sự hưởng quyền được quy định trong Công Ước và rằng bất kỳ sự tuyên nhận nào về các quyền lịch sử, hay các quyền chủ quyền khác và thẩm quyền tài phán, bên trong phạm vi “đường chín đoạn” vượt quá những ǵ được quy định trong Công Ước, bị cấm chỉ.
234. Các sự tuyên nhận của Trung Quốc các quyền và thẩm quyền tài phán trong phạm vi “đường chín đoạn” và Các Luận Điểm Đệ Tŕnh của Phi Luật Tân trên sự tranh chấp này nêu lên ba vấn đề liên hệ với nhau, nhưng riêng biệt:
(a) Thứ nhất, Công Ước, và đặc biệt các quy tắc của nó về khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa, có cho phép sự bảo vệ các quyền đối với các nguồn tài nguyên sinh động và phi sinh động khác biệt với các điều khoản của Công Ước và các điều khoản có thể được thiết lập trước khi Công Ước có hiệu lực bởi sự thỏa thuận hay hành vi đơn phương hay không?
(b) Thứ nh́, trước khi Công Ước có hiệu lực, Trung Quốc đă có các quyền lịch sử và thẩm quyền tài phán trên các nguồn tài nguyên sinh động và phi sinh động tại các hải phận của Biên Nam Trung Hoa vượt quá các giới hạn của lănh hải hay không?
(c) Thứ ba, và độc lập với hai sự cứu xét trước tiên, Trung Quốc trong nhiều năm kể từ khi kư kết vào Công Ước, đă thiết lập các quyền và thẩm quyền tài phán trên các nguồn tài nguyên sinh động và phi sinh động ở các hải phận của Biển Nam Trung Hoa khác biệt với các điều khoản của Công Ước hay không? Nếu có, sự thiết lập các quyền và thẩm quyền tài phán như thế có phù hợp với Công Ước hay không?
(a) Công Ước và Các Sự Tuyên Nhận Các Quyền Lịch Sử và Thẩm Quyền Tài Phán Có Trước
235. Phiên Ṭa đối diện với câu hỏi rằng liệu Công Ước có cho phép sự bảo quản các quyền đối với các nguồn tài nguyên khác biệt với Công Ước và được thiết lập trước khi Công Ước có hiệu lực hay không. Để trả lời câu hỏi này, cần khảo sát mối quan hệ giữa Công Ước và các nguồn tư liệu khả hữu khác về các quyền theo luật quốc tế. Mối quan hệ giữa Công Ước và các sự thỏa thuận quốc tế khác được tŕnh bày nơi Điều 311 Công Ước. Phiên Ṭa xét thấy rằng điều khoản này áp dụng như nhau đối với sự tương tác của Công Ước với các tiêu chuẩn khác của luật quốc tế, chẳng hạn như các quyền lịch sử, không có h́nh thức của một sự thỏa thuận. Điều 311 quy định như sau:
Điều 311
Quan Hệ Với Các Công Ước Khác và Các Thỏa Ước Quốc Tế
1. Công Ước này sẽ có ưu thế, như giữa các Bên Quốc Gia, trên Các Công Ước Geneva về Luật Biển ngày 29 Tháng Tư 1958.
2. Công Ước này sẽ không thay đổi các quyền và các nghĩa vụ của Các Bên Quốc Gia Kết Ước vốn phát sinh từ các thỏa ước khác phù hợp với Công Ước này và không ảnh hưởng đế sự hưởng quyền của Các Quốc Gia Kết Ước khác về các quyền của chúng hay sự thi hành các nghĩa vụ của chúng chiếu theo Công Ước này.
3. Hai hay nhiều Quốc Gia Kết Ước có thể kư kết các thỏa ước sửa đổi hay đ́nh chỉ sự điều hành các điều khoản của Công Ước này, chỉ áp dụng riêng cho các quan hệ giữa chúng mà thôi, với điều kiện rằng các sự thỏa thuận như thế không liên quan đến một sự làm suy yếu điều khoản từ đó không tương hợp với sự thực hiện hữu hiệu đối tượng và mục đích của Công Ước này, và với điều kiện nữa rằng các thỏa thuận như thế sẽ không ảnh hưởng đến sự áp dụng các nguyên tắc căn bản được biểu hiện ở đây, và rằng các điều khoản của các sự thỏa thuận như thế không được ảnh hưởng đến sự hưởng quyền của các Quốc Gia Kết Ước khác các quyền của chúng hay sự thi hành các nghĩa vụ của chúng theo Công Ước.
4. Các Quốc Gia Kết Ước có ư định kư kết một sự thỏa thuận được đề cập nơi đoạn 3 phải thông báo với các Quốc Gia Kết Ước khác qua sự đăng kư với Công Ước ư định của chúng để kư kết sự thỏa thuận và về sự sửa đổi hay đ́nh chỉ sự thi hành mà thỏa ước dự trù.
5. Điều này không ảnh hưởng đến các sự thỏa thuận quốc tế được cho phép hay bảo toàn một cách công khai bởi các điều khác của Công Ước này.
6. Các Quốc Gia Kết Ước đồng ư rằng sẽ không có các sự tu chính đối với nguyên tắc căn bản liên quan đến di sản chung của nhân loại được nêu ra nơi Điều 136 và rằng các nước sẽ không phải là một bên của bất kỳ sự thỏa thuận làm suy yếu điều đó.
236. Mối quan hệ giữa Công Ước và các quy tắc khác của luật quốc tế cũng được nói rơ nơi Điều 293(1) Công Ước, áp dụng cho sự giải quyết tranh chấp – kể cả thủ tục này – và quy định rằng “[một] ṭa án hay phiên ṭa có thẩm quyền tài phán theo đoạn này sẽ áp dụng Công Ước này và các quy tắc của luật quốc tế không trái ngược với Công Ước này.”
237. Các điều khoản này phản ảnh các quy tắc tổng quát của luật quốc tế liên quan đến sự tương tác của các bộ phận khác nhau của luật pháp, quy định rằng ư định của các bên kư kết một Công Ước sẽ kiểm soát mối quan hệ của nó với các văn kiện khác. Điều này có thể được nh́n thấy, trong trường hợp có các sự xung đột giữa các hiệp Ước, nơi Điều 30 của Công Ước Vienna về Luật Các Hiệp Ước. Các Điều 30(20 và 30(3) của Công Ước Vienna quy định rằng, như giữa các hiệp ước, bản hiệp ước sau sẽ có ưu thế cho đến mức có bất kỳ sự bất tương thích nào, trừ khi một hiệp ước nào ghi rơ rằng nó phụ thuộc vào hiệp ước kia, trong trường hợp đó ư định của các bên sẽ chiếm ưu thế.
238. Trong trường hợp Công Ước, sự áp dụng các quy tắc nêu trên dẫn đến bốn đề xuất:
(a) Nơi Công Ước cho phép hay bảo tồn một cách công khai các sự thỏa thuận quốc tế khác, Điều 311(5) quy định rằng các sự thỏa thuận như thế sẽ vẫn không bị ảnh hưởng. Phiên Ṭa xét thấy rằng điều khoản này áp dụng theo cùng cung cách nơi các quyền lịch sử, có thể có có h́nh thức một sự thỏa thuận một cách nghiêm ngặt, được cho phép và được bảo tồn một cách công nhiên, chẳng hạn như trong các Điều 10 và 15, đề cập một cách công nhiên đến các vũng lịch sử và các bằng khoán lịch sử.
(b) Nơi Công Ước không cho phép hay bảo tồn một cách công nhiên một sự thỏa thuận có trước, quy tắc của luật quốc tế thông thường, hay quyền lịch sử, các tiêu chuẩn có trước như thế sẽ không trái ngược với Công Ước nơi sự điều hành của chúng không xung đột với bất kỳ điều khoản nào của Công Ước hay đến mức độ sự giải thích cho thấy rằng Công Ước có ư định để các sự thỏa thuận, các quy tắc, hay các quyền có trước tiếp tục hoạt động.
(c) Nơi các quyền và các nghĩa vụ xuất hiện một cách độc lập với Công Ước không trái với các điều khoản của nó, Điều 311(2) quy định rằng hoạt động của chúng sẽ giữ nguyên không thay đổi.
(d) Nơi các quyền và các nghĩa vụ độc lập đă xuất hiện trước khi Công Ước có hiệu lực và không trái với các điều khoản của nó, các nguyên tắc được tŕnh bày nơi Điều 30(3) của Công Ước Vienna và Điều 293 Công Ước quy định rằng Công Ước sẽ có ưu thế trước các quyền hay các nghĩa vụ trái ngược, sớm hơn.
239. Không điều nào của Công Ước quy định một cách công khai hay cho phép sự hiện hữu tiếp tục của các quyền lịch sử đối với các nguồn tài nguyên sinh động hay phi sinh động của khu kinh tế độc quyền. Tương tự, không điều khoản nào trong Công Ước quy định hay cho phép một Quốc Gia được duy tŕ các quyền lịch sử trên các nguồn tài nguyên sinh động và phi sinh động của thềm lục địa, biển mở ngỏ, hay Khu Vực. Câu hỏi dành cho Phiên Ṭa do đó rằng liệu Công Ước tuy thế có ư định cho phép sự hoạt động liên tục của các quyền lịch sử như thế, như thế các sự tuyên nhận của Trung Quốc phải được xem là không trái ngược với Công Ước hay không.
i. Văn Bản Và Khung Cảnh Của Công Ước
240. Trong phạm vi khu kinh tế độc quyền, Điều 56(1) Công Ước quy định về các quyền chủ quyền và thẩm quyền tài phán của Quốc Gia duyên hải trong các ngôn từ như sau:
Điều 56
Các Quyền, thẩm quyền tài phán và các bổn phận của Quốc Gia duyên hải
tại khu kinh tế độc quyền
1. Tại khu kinh tế độc quyền, Quốc Gia duyên hải có:
(a) Các quyền chủ quyền cho mục đích thăm ḍ và khai thác, bảo tồn và quản trị các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bất luận sinh động hay không sinh động, các hải phận bên trên đáy biển và thuộc đáy biển và tầng lớp bên dưới đáy biển của nó, và đối với các hoạt động khác nhằm khai thác kinh tế và thăm ḍ khu vực, chẳng hạn như sự sản xuất năng lượng từ nước, luồng chảy, và gió;
(b) Thẩm quyền tài phán như được quy định trong các điều khoản liên hệ của Công Ước này về:
(i) Sự thiết lập và sử dụng các ḥn đảo nhân tạo, các sự thiết trí cơ sở, và các kiến trúc;
(ii) Nghiên cứu khoa học về biển;
(iii) Sự bảo vệ và bảo tồn môi trường biển;
(c) Các quyền và các bổn phận khác được quy định trong Công Ước này.
241. Các quyền của các Quốc Gia khác trong khu kinh tế độc quyền sau đó được tŕnh bày nơi Điều 58, giới hạn chúng vào việc hàng hải, hàng không, và việc đặt các dây điện và ống dẫn dầu dưới biển, và các sự sử dụng biển hợp pháp quốc tế khác liên hệ với các sự tự do này. Các quyền tại biển mở ngỏ và các tự do áp dụng tại khu kinh tế độc quyền chỉ đến mức độ chúng không bất tương thích với các điều khoản trong phần này của Công Ước. Điều 58 Công Ước quy định như sau:
Điều 58
Các quyền và các bổn phận của Các Quốc Gia khác tại khu kinh tế độc quyền
1. Trong khu kinh tế độc quyền, tất cả các Quốc Gia, bất luận duyên hải hay sâu trong đất liền, hưởng dụng, theo các điều khoản liên kết của Công Ước này, các tự do được nói đến trong Điều 87 về việc hàng hải và hàng không và việc lắp đặt các đường dây điện và ống dẫn dầu dưới biển, và các sự sử dụng biển hợp pháp quốc tế khác liên hệ với các tự do này, chẳng hạn như các sự tự do đi liền với sự hoạt động của các chiếc tàu, máy bay, và các đường dây điện và ống dẫn dầu dưới biển, và thích hợp với các điều khoản khác của Công Ước này.
2. Các Điều 88 đến 115 và các quy tắc luật quốc tế thích hợp khác áp dụng cho khu kinh tế độc quyền cho đến mức độ chúng không trái ngược với Phần (Part) này.
3. Trong việc hành sử các quyền và sự thi hành các bổn phận của chúng chiếu theo Công Ước này tại khu kinh tế độc quyền, Các Quốc Gia phải tôn trọng một cách hợp thức các quyền và các bổn phận của Quốc Gia duyên hải và phải tuân hành các luật và các sự quy định được chấp nhận bởi Quốc Gia duyên hải phù hợp với các điều khoản của Công Ước này và các quy tắc khác của luật quốc tế đến mức độ chúng không trái ngược với Phần này.
242. Sau cùng, các quyền của Các Quốc Gia khác “có các công dân đánh cá theo thói quen trong khu” được nói đến một cách riêng biệt nơi Điều 62 của Công Ước. Theo điều khoản này, Các Quốc Gia duyên hải chỉ buộc phải cấp giấy phép đánh cá tại khu kinh tế độc quyền cho các công dân nước ngoài trong trường hợp Quốc Gia duyên hải không có khả năng để thu hoạch toàn thể số đánh bắt có thể cho phép. Ngay khi đó, việc đánh cá lịch sử trong khu vực chỉ là một trong các tiêu chuẩn sẽ được áp dụng để chỉ định sự tiếp cận, và việc đánh cá của nước ngoài phải tuân theo các luật lệ và các quy định của Quốc Gia duyên hải. Điều 62 Công Ước quy định nơi phần liên hợp như sau:
Điều 62
Sự sử dụng các nguồn tài nguyên sinh động
1. Quốc Gia duyên hải phải phát triển mục tiêu vận dụng tối đa các nguồn tài nguyên sinh động tại khu kinh tế độc quyền không gây phương hại cho Điều 61.
2. Quốc Gia duyên hải sẽ xác định khả năng của ḿnh để thu hoạch các tài nguyên sinh động của khu kinh tế độc quyền. Nơi mà Quốc Gia duyên hải không có năng lực để thu hoạch toàn thể số đánh bắt cho phép, nó sẽ, xuyên qua các sự thỏa thuận hay các sự dàn xếp khác và đúng theo các điều khoản, các điều kiện, các luật và các quy định được đề cập đến nơi đoạn 4, chuẩn cấp các Quốc Gia khác sự tiếp cận với phần thặng dư của số đánh bắt có thể cho phép, đặc biệt lưu ư đến các điều khoản của các Điều 69 và 70, nhất là trong sự quan hệ với Các Quốc Gia đang phát triển sở tại.
3. Trong việc cấp phát sự tiếp cận cho Các Quốc Gia khác với khu kinh tế độc quyền của ḿnh theo điều này, Quốc Gia duyên hải sẽ cứu xét đến tất cả các yếu tố liên hợp, kể cả, trong số các điều khác, tầm quan trọng của nguồn tài nguyên sinh động của khu vực đối với nền kinh tế của Quốc Gia duyên hải liên quan và các quyền lợi quốc gia khác của ḿnh, các điều khoản 69 và 70, các điều kiện của Các Quốc Gia đang phát triển trong phân vùng và vùng trong việc thu hoạch phần thặng dư và nhu cầu tổi thiểu hóa sự hủy hoại kinh tế tại Các Quốc Gia có các công dân đánh cá thường xuyên trong khu hay của những quốc gia đă thực hiện những nỗ lực đáng kể trong việc nghiên cứu và nhận diện các giống cá.
4. Công dân của Các Quốc Gia khác đánh cá trong khu kinh tế độc quyền phải tuân hành các biện pháp bảo tồn và các điều khoản và điều kiện khác được thiết lập trong các luật và các quy định của Quốc Gia duyên hải. Các luật và các quy định này phải phù hợp với Công Ước này và có thể liên hệ, giữa các điều khác, đến các điều kể sau …
243. Như một vấn đề của văn bản không thôi, Phiên Ṭa xét thấy rằng Công Ước th́ rơ ràng trong việc chuẩn cấp các quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên sinh động và phi sinh động thuộc khu kinh tế độc quyền cho riêng Quốc Gia duyên hải. Khái niệm các quyền chủ quyền trên các nguồn tài nguyên sinh động và phi sinh động nói chung không tương thích với Quốc Gia khác có các quyền lịch sử đối với cùng các nguồn tài nguyên, đặc biệt nếu các quyền lịch sử như thế được xem là độc quyền, như sự tuyên nhận các quyền lịch sử của Trung Quốc rơ ràng như vậy Hơn nữa, Phiên Ṭa xét thấy rằng, như một sự giải thích thông thường, (a) sự bao gồm một điều khoản tŕnh bày về các quyền của Các Quốc Gia khác và (b) sự chú ư dành cho các quyền của Các Quốc Gia khác trong sự phân phát bất kỳ số đánh bắt dư thừa nào loại trừ khả tính rằng Công Ước đă có ư định dành cho Các Quốc Gia khác có các quyền vượt quá các quyền được ghi rơ.
244. Cùng các sự cứu xét được áp dụng đối với các quyền chủ quyền của thềm lục địa, được nêu ra nơi Điều 77 Công Ước. Trên thềm lục địa, các quyền của Các Quốc Gia khác bị giới hạn đến việc lắp đặt các dây điện và các ống dẫn dầu và đến các quyền và các sự tự do mà chúng, một cách nào khác, được hưởng quyền tại các hải phận bên trên. Trong thực tế, các điều khoản của Công Ước liên quan đến thềm lục địa c̣n minh thị hơn nữa rằng các quyền đối với các nguồn tài nguyên sinh động và phi sinh động liên hệ với Quốc Gia duyên hải một cách chuyên độc (exclusively). Điều 77(2) quy định một cách công nhiên rằng “các quyền được đề cập trong đoạn 1 [về các nguồn tài nguyên thiên nhiên] có tính chất độc quyền theo nghĩa rằng nêu Quốc Gia duyên hải không thăm ḍ thềm lục địa hay khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nó, không ai có thể tiến hành các hoạt động này mà không có sự ưng thuận rơ ràng của Quốc Gia duyên hải.” Điều 81, một cách tương tự. nói rằng “Quốc Gia duyên hải có quyền chuyên độc để cho phép và quy định việc khoan trên thềm lục địa cho mọi mục đích.”
245. Di chuyển ra khỏi văn bản đến khung cảnh của các quyền trên vùng kinh tế độc quyền, Phiên Ṭa nhắc lại nhận định trước đây của ḿnh (xem đoạn 231 bên trên) rằng hệ thống các khu trên biển được tạo lập bởi Công Ước có ư định mang tính chất bao quát và bao trùm bất kỳ khu vực nào của biển và đáy biển. Cùng chủ định của Công Ước để cung cấp một căn bản toàn diện cho các quyền và các bổn phận của Các Quốc Gia Kết Ước xuất hiện nơi Lời Nói Đầu, ghi nhận ư định giải quyết “mọi vấn đề liên quan đến luật biển” và nhấn mạnh ước muốn thiết lập “một trật tự pháp lư cho biển.” Cùng mục tiêu của việc giới hạn các ngoại lệ đối với Công Ước đến mức độ nhiều nhất có thể được cũng hiển hiện nơi Điều 309, quy định rằng “không sự bảo lưu (reservations) hay ngoại lệ (exceptions) có thể được đưa ra đối với Công Ước này trừ khi được cho phép một cách công nhiên bởi các điều khác của Công Ước này.”
246. Trung Quốc đă phát biểu quan điểm của nó rằng “các quyền liên hợp của nó (relevant rights) tại Biển Nam Trung Hoa, được h́nh thành trong diễn tiến lịch sử lâu dài”, “được bảo vệ theo luật quốc tế kể cả Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)”. 233 Đến mức độ các quyền liên hợp của Trung Quốc bao gồm một sự tuyên nhận các quyền lịch sử đối với các nguồn tài nguyên sinh động và phi sinh động trong phạm vi “đường chin đoạn”, một phần tại những khu vực một cách nào khác sẽ bao gồm khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa của Phi Luật Tân, Phiên Ṭa không thể đồng ư với lập trường này. Công Ước không bao gồm bất kỳ điều khoản công nhiên nào bảo tồn hay bảo vệ các quyền lịch sử khác biệt với Công Ước. Ngược lại, Công Ước hủy bỏ các quyền và các sự thỏa thuận có trước ở mức độ có bất kỳ sự bất tương thich nào. Công Ước th́ bao quát trong việc tŕnh bày bản chất của khu kinh tế độc quyền và thềm lục dịa và các quyền của Các Quốc Gia khác bên trong phạm vi các khu đó. Sự tuyên nhận các quyền lịch sử của Trung Quốc th́ không tương hợp với các diều khoản này.
247. Phiên Ṭa cứu xét thấy văn bản và khung cảnh của Công Ước th́ rơ ràng trong việc hủy bỏ bất kỳ các quyền lịch sử nào mà một Quốc Gia có thể đă từng có trong các khu vực giờ đây tạo thành một phần của khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa của một Quốc Gia khác. Không có sự mơ hồ ở đây đ̣i hỏi Phiên Ṭa phải viện dẫn đến cách giải thích bổ túc được nêu ra trong Điều 32 của Công Ước Vienna Convention. Tuy thế, trong t́nh trạng nhạy cảm của các vấn đề thảo luận trong các tố tụng này, Phiên Ṭa xét thấy xác đáng để nhắc lại nguồn gốc và mục đích đàng sau các điều khoản của Công Ước về khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa.
ii. Sự Thương Thảo Về Công Ước và Sự Tạo Lập Khu Kinh Tế Độc Quyền
248. Phiên Ṭa nhắc lại rằng trước khi có sự chấp nhận Công Ước, sự thất bại chính yếu của Các Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Lần Thứ Nhất và Thứ Nh́ về Luật Biển là v́ sự không đồng ư về chiều rộng của lănh hải và tầm mức của thẩm quyền tài phán của Các Quốc Gia duyên hải trên các nguồn tài nguyên, khi đó chủ yếu liên can đến ngư nghiệp, thuộc hải phận kề cận các băi biển của chúng. Thời kỳ này trùng hợp với phong trào giải phóng chế độ thực dân rộng răi của Các Quốc Gia đang phát triển, và nhiều chính phủ mới độc lập t́m cách giành đạt được sự kiểm soát nhiều hơn trên các hải phận kề cận với bờ biển của chúng. Sự thiếu đồng ư trên một tiêu chuẩn quốc tế và các khả năng tăng trưởng của các đội thuyền đánh cá đường xa của Các Quốc Gia đă phát triển dẫn đến sự tuyên bố đơn phương phổ biến các khu đánh cá độc quyền có các chiều rộng biến đổi và đến sự tuyên bố, bởi một số Quốc Gia, một lănh hải rộng 200 hải lư. Các sự tuyên nhận các khu như thế, kể cả khu đánh cá độc quyền của Iceland được cứu xét bởi Ṭa Công Lư Quốc Tế trong các vụ kiện về Fisheries Jurisdiction (Thẩm Quyền Tài Phán Ngư Nghiêp), 234 thường bị chống đối bởi Các Quốc Gia vùng biển truyền thống, đă t́m cách hạn chế phạm vi của thẩm quyền tài phán quốc gia.
249. Sự tạo lập Các Ủy Ban Đặc Nhiệm (Ad Hoc) và Đáy Biển Thường Trực xảy ra trước Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Lần Thứ Ba về Luật Biển được thúc đẩy bởi sự quan ngại về sự lan truyền vô quy định của các sự tuyên nhận các quyền và thẩm quyền tài phán trên biển và với viễn ảnh rằng các sự phát triển kỹ thuật sẽ mau chóng cho phép sự khai thác rộng lớn hơn các nguồn tài nguyên của đáy biển, sẽ rơi vào tay Các Quốc Gia có khả năng nhất dể tuyên nhận chúng. 235 Các Quốc Gia Mỹ Châu La Tinh và Phi Châu đă được tổ chức chung quanh một sự khẳng định quyền kiểm soát lớn hơn trên các nguồn tài nguyên duyên hải 236 và các điều khoản dự thảo trên khái niệm một khu kinh tế độc quyền đă được giới thiệu tại Kenya trong khóa họp năm 1972 của Ủy Ban Đáy Biển (Seabed Committee). 237 Trong h́nh thức này, khu kinh tế độc quyền đă là một đề nghị thỏa hiệp: một h́nh thức được tiêu chuẩn hóa của thẩm quyền tài phán của Quốc Gia duyên hải – có tinh chất độc quyền nếu Quốc Gia duyên hải mong muốn như thế -- trên các nguồn tài nguyên sinh động và phi sinh động, tuy thế đă ngừng không nới rộng lănh hải vượt quá 12 hải lư.
250. Phiên Ṭa nhắc lại lịch sử này bởi nó đóng khung các sự tranh luận đă diễn ra trong suốt sự thương thảo Công Ước. Nhật Bản và Liên Bang Sô Viết sở hữu các đội tàu đánh cá đường xa lớn nhất và đă t́m cách để duy tŕ nguyên trạng (status quo), đưa ra các đề nghị sẽ chỉ dành “các quyền ưu tiên: prefential rights” cho Các Quốc Gia duyên hải, trong khi bảo vệ vị thế của Các Quốc Gia đánh cá truyền thống. Như được tóm lược bởi Nhật Bản:
Trong khi chuẩn cấp một quyền ưu tiên đánh bắt cho Các Quốc Gia duyên hải đang phát triển tương ứng với các khả năng thu hoạch của chúng và một quyền ưu đăi khác biệt cho các Quốc Gia duyên hải đă phát triển, các đề nghị cũng cứu xét đến các quyền lợi chính đáng của Các Quốc Gia khác. Chính v́ thế, chúng t́m kiếm để bảo đảm rằng một sự thích nghi tiệm tiến của các quyền lợi có thể xảy ra trong sự khai thác mở rộng và sự sử dụng các nguồn tài nguyên ngư sản của biển mở ngỏ, mà không gây ra bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào trong trật tự hiện tại của việc đánh cá có thể dẫn đến việc làm xáo trộn các cơ cấu kinh tế và xă hội của Các Quốc Gia. 238
Liên Bang Sô Viết, về phần ḿnh, đă t́m cách giới hạn các quyền của các Quốc Gia duyên hải đối với ngư trường bên ngoài 12 hải lư vào một quyền ưu tiên để bảo lưu “phần như thế của số cá đánh bắt được có thể cho phép có thể được thu hoạch bởi các tàu hải hành dưới lá cờ của Quốc Gia đó.” 239 Các đề nghị này sau hết bị cự tuyệt và không được phản ảnh trong văn bản của Công Ước, như được chấp nhận.
251. Trong diễn tiến của các sự tranh luận này, Trung Quốc đă tích cực tự đặt ḿnh như một trong các kẻ biện hộ hàng đầu các quyền của Các Quốc Gia đang phát triển và cương quyết chống đối bất kỳ ư kiến đề nghị nào rằng Các Quốc Gia duyên hải có thể bị bắt buộc phải chia sẻ các nguồn tài nguyên của khu kinh tế độc quyền với các nước khác đă đánh cá trong lịch sử tại các hải phận đó. Phiên Ṭa cứu xét các nhận xét của ông Ling Ching nhân danh Trung Quốc trong kỳ họp thứ 24 của Ủy Ban Thứ Nh́ có tính cách đại diện cho lập trường cam kết mà Trung Quốc đă nhiều lần phát biểu trong suốt cuộc thương thảo của Công Ước.
Về câu hỏi liệu Quốc Gia duyên hải phải hành sử chủ quyền đầy đủ trên các nguồn tài nguyên có thể tái tạo và phi tái tạo trong khu kinh tế của nó hay chỉ có các quyền ưu tiên trên chúng. [Ông Ling] nói rằng các nguồn tài nguyên như thế tại các khu vực biển ngoài khơi của một Quốc Gia duyên hải là một phần kết hợp của các tài nguyên thiên nhiên của nó. Các siêu cường trong nhiều năm đă cướp đoạt một cách bừa băi các nguồn tài nguyên ngoài khơi của Các Quốc Gia duyên hải đang phát triển, do đó gây tổn hại nghiêm trọng các quyền lợi của họ. Sự tuyên bố chủ quyền vĩnh viễn trên các nguồn tài nguyên như thế là một quyền chính đáng, điều sẽ phải được tôn trọng bởi các nước khác. Tuy nhiên, các siêu cường, trong khi đưa ra sự thừa nhận bằng miệng khu kinh tế, lại bênh vực cho việc đặt các sự hạn chế trên chủ quyền của Các Quốc Gia duyên hải trên các nguồn tài nguyên của họ. Thí dụ, một nước trong chúng đă đề nghị rằng Quốc Gia duyên hải phải cho phép các ngư phủ ngoại quốc quyền để đánh cá bên trong khu đó trong các trường hợp khi mà Quốc Gia đă không thu hoạch 100 phần trăm số đánh bắt có thể cho phép. Sự lư luận như thế th́ vô lư. Ư kiến đề nghị trong thực tế quay trở về đề nghị nổi tiếng của siêu cường rằng Các Quốc Gia duyên hải sẽ chỉ được cấp phát “các quyền ưu tiên” khi đánh cá tại các khu vực ngoài khơi của chính họ. Song, sự thiết lập các khu kinh tế độc quyền trên các nguồn tài nguyên trên đó Các Quốc Gia duyên hải sẽ hành sử chủ quyền vĩnh viễn chỉ dơn giản có nghĩa rằng các nước đang phát triển đang giành lại các quyền bị mất từ lâu của họ và không cách nào ám chỉ một sự hy sinh về phía các siêu cường. Quốc Gia duyên hải phải được cho phép để quyết định liệu các ngư phủ ngoại quốc có được phép đánh cá tại những khu vực thuộc thẩm quyền tài phán của nó bởi các thỏa ước song phương hay cấp vùng hay không, nhưng nó không bị bị bắt buộc phải chuẩn cấp cho Các Quốc Gia khác bất kỳ quyền nào như thế. 240
252. Phiên Ṭa ghi nhận các ư kiến này không chỉ bởi các nhận xét của bất kỳ Quốc Gia cá biệt nào trong suốt cuộc thương thảo một Công Ước đa phương biểu thị cho nội dung của bản hiệp ước sau cùng, mà c̣n bởi sự chống đối kiên quyết của Trung Quốc đối với bất kỳ sự thích nghi nào việc đánh cá lịch sử vốn tiêu biểu phần lớn lập trường đă thắng thế trong văn bản sau cùng của Công Ước. Phiên Ṭa cũng ghi nhận rằng lập trường của Trung Quốc, như được khẳng định trong suốt cuộc thương thảo Công Ước, th́ không tương thích với một sự tuyên nhận rằng Trung Quốc sẽ được hưởng quyền trên các quyền lịch sử đối với các nguồn tài nguyên sinh động và phi sinh động tại Biển Nam Trung Hoa, các quyền sẽ có tính chất ưu tiên trên các quyền của khu kinh tế độc quyền của các nước ven biển khác. Trung Quốc chưa hề đưa ra một sự tuyên nhận như thế trong diễn tiến của cuộc thương thảo, cho dù Biển Nam Trung Hoa và vấn đề chủ quyền trên Quần Đảo Spratly đă được nêu lên trong vài dịp trao đổi giữa Trung Quốc và Phi Luật Tân trong hoạt động của Ủy Ban Đáy Biển (Seabed Committee) 241 và giữa Trung Quốc và Việt Nam trong Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Lần Thứ Ba [nhấn mạnh bởi người dịch]. 242
253. Phiên Ṭa cũng xét thấy lịch sử thương thảo Công Ước có tính chất giảng giải nhờ ánh sáng mà nó chiếu rọi vào ư định dành cho Công Ước phục vụ như một văn bản toàn diện và tầm quan trọng đối với mục đích của sự cấm đoán trên các sự bảo lưu được trân giữ nơi Điều 309. Công Ước được thương thảo trên căn bản đồng thuận và văn bản sau cùng tượng trưng cho một chính sách toàn kiện (package deal). Một sự cấm chỉ trên các sự bảo lưu được nh́n là thiết yếu để ngăn cản Các Quốc Gia khỏi việc cào quắp lại, xuyên qua các sự bảo lưu, các bộ phận của sự thỏa hiệp sau cùng mà chúng đă chống đối trong các cuộc thương thảo. Về phương diện này, Công Ước tuân theo thể thức của các hiệp ước đa phương khác được xem là có tầm quan trọng nền tảng, kể cả Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Pháp Chế Rome về Ṭa H́nh Sự Quốc Tế, và Công Ước Khung Của Liên Hiệp Quốc về Sự Biến Đổi Khí Hậu. Tầm quan trọng của một sự thỏa thuận toàn diện, không có các sự bảo lưu, được bày tỏ một cách rất rơ rệt trong các nhận xét của Chủ Tịch Hội Nghị trước Phiên Khoáng Đại Không Chính Thức và Nhóm Các Chuyên Viên Pháp Lư có nhiệm vụ soạn thảo các điều khoản cuối cùng:
Sự quan tâm chính yếu của chúng ta là sự thiết lập một trật tự pháp lư kết hợp toàn diện cho sự sử dụng các đại dương và các nguồn tài nguyên và tiềm năng của nó. Tất cả mọi điều khác phải bị phụ thuộc và phục vụ cho mục đích này. Đây là chức năng của Lời Nói Đầu và các điều khoản sau cùng. Chúng không được cho phép để tạo ra các sự tranh chấp như thế sẽ che khuất và cản trở mục tiêu phủ quyết, ngăn trở công việc của Hội Nghị và làm nguy hại các cơ may thành công của chúng ta.
Chúng ta phải t́m cách bảo tồn nguyên vẹn, và bảo vệ, hiệu quả và sự bền vững của bộ luật mà chúng ta đang cố gắng tạo lập dưới h́nh thức một Công Ước, bao hàm mọi đề tài và vấn đề liên hệ đến luật biển như một sách lược kiện toàn bao gồm một số thành tố nào đó cấu thành một thực thể (entity) duy nhất và bất khả phân chia.
Chúng ta phải t́m cách thu hút mức độ phê chuẩn tiêu biểu và sâu rộng nhất và thời điểm có hiệu lực sớm nhất của Công Ước mới.
Mục tiêu thứ nh́ mà tôi nêu rơ chi tiết ở đây không thể đạt được nếu chúng ta phơi bày sự thống nhất và cấu kết thiết yếu của bộ luật mới ra trước sự nguy hiểm của sự làm hư hỏng xuyên qua sự hành sử không giới hạn quyền bảo luu. 243
254. Về vấn đề này, Phiên Ṭa ghi nhận rằng Trung Quôc và Các Quốc Gia khác đă chống đối sự cấm đoán hoàn toàn trên các sự bảo lưu 244 và rằng chiều hướng sau cùng trong Công Ước tượng trưng cho một sự thỏa hiệp: một số sự bảo lưu nào đó được cho phép sẽ được đưa ra trong văn bản của Công Ước trong khi bất kỳ sự bảo lưu nào khác bị cấm chỉ. Chính v́ thế, Trung Quốc có hưởng quyền, và đă thực hiện, việc hiệu lực hóa (activate) các sự bảo lưu đối với sự giải quyết tranh chấp bắt buộc trong Điều 298 – mà Phiên Ṭa đă sẵn xác định không được áp dụng cho vụ tranh chấp này – nhưng không được quyền tự loại bỏ ḿnh ra khỏi hệ thống giải quyết bắt buộc nói chung. 245 Trong quan điểm của Phiên Ṭa, sự cấm chỉ các sự bảo lưu có tính chất thông tri về chiều hướng của Công Ước đối với các quyền lịch sử. Điều đơn giản không thể nghĩ rằng các nhà soạn thảo Công Ước lại có thể đi xa đến như thế để trui rèn một văn bản đồng thuận và để cấm chỉ, ngoài một ít sự bảo lưu công khai, bất kỳ sự bảo lưu nào trong khi, cùng lúc, dự liệu rằng Công Ước phát sinh sẽ bị phụ thuộc vào các sự tuyên nhận rộng răi các quyền lịch sử.
iii. Các Quyền Tai Khu Kinh Tế Độc Quyền Trong Các Vụ Tranh Chấp Khác liên can đến Luật Biển
255. Vụ tranh chấp hiện tại không phải là trường hợp đầu tiên trong đó một Quốc Gia có tuyên nhận các quyền trong hay đối với khu kinh tế độc quyền của một Quốc Gia láng giềng. Phiên Ṭa xét thấy hữu ích, cho việc xác nhận sự lư luận của chính ḿnh, để thảo luận một cách ngắn gọn các quyết định khác nhắm vào các sự tuyên nhận liên can đến các quyền trong khu kinh tế độc quyền của Quốc Gia khác.
256. Trong quan điểm của Phiên Ṭa, trường hợp liên quan nhất xảy ra trong sự cứu xét dành cho các hoạt động đánh cá lịch sử trong sự phân định ranh giới của Vịnh Gulf of Maine giữa Hoa Kỳ và Canada bởi một pḥng xét xử của Ṭa Công Lư Quốc Tế (International Court of Justice). Khu vực sẽ được phân định ranh giới gồm cả Cồn Georges Bank, với các nguồn tài nguyên ngư sản phong phú của nó, và Hoa Kỳ đă lập luận rằng đường phân định ranh giới phải cứu xét đến sự sử dụng từ lâu cồn cát bởi các ngư phủ Hoa Kỳ. Pḥng xét xử đă không chỉ bác bỏ lập luận này v́ lư do phân định ranh giới, mà c̣n tiếp tục b́nh luận về bản chất các quyền đánh cá của Hoa Kỳ và ảnh hưởng trên các hoạt động đanh cá của Hoa Kỳ của sự chấp nhận bởi Hoa Kỳ và Canada các khu đánh cá độc quyền, vụ kiện đă được thiết định trước khi có sự tuyên bố về một khu kinh tế dộc quyền đầy đủ bởi Hoa Kỳ nhưng vào một lúc khi Các Quốc Gia đă sẵn khởi sự để tuyên bố các khu như thế một cách đơn phương trong sự phản ảnh sự đồng thuận xuất hiện tại Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Lần Thứ Ba. Trong khung cảnh này, Pḥng Xét Xử vụ Gulf of Maine đă b́nh luận như sau:
Pḥng Xét Xử không thể chấp nhận các lập trường này của Các Bên. Liên can đến lập trường của Hoa Kỳ, nó chỉ có thể xác nhận rằng quyết định của nó không quy kết bất kỳ trọng lượng quyết định nào, cho mục đích phân định ranh giới mà nó có trách vụ phải thi hành, cho thời xa xôi trước đây hay sự liên tục của các hoạt động đánh cá được thực hiện trong quá khứ trong phạm vi của phần của khu vực phân định ranh giới nằm bên ngoài đường đóng cửa của Vịnh. Cho đến lúc rất gần đây, như Pḥng Xét Xử nhắc lại, các dải biển rộng lớn này đă là một phần của biển mở ngỏ và như thế được mở tự do đối với các ngư phủ không chỉ của Hoa Kỳ và Canada mà cũng cho ngư phủ của các nước khác, và trong thực tế, chúng được đánh cá bởi rất nhiều công dân của các nước khác. Pḥng xét xử dĩ nhiên sẵn sàng cho phép rằng, trong suốt thời kỳ của sự cạnh tranh tự do đó, Hoa Kỳ, như Quốc Gia duyên hải, có thể có khả năng tại một số dịa điểm và thời gian nào đó – bất kể kéo dài trong bao lâu – giành đạt được một vị trí không chế thực sự cho ngư nghiệp của nó. Nhưng sau khi Các Quốc Gia duyên hải đă lập ra các khu đánh cá độc quyền rộng 200 hải lư, t́nh trạng đă thay dổi một cách triệt để. Các Quốc Gia Thứ Ba và các công dân của chúng nhận thấy họ bị tước đoạt bất kỳ quyền tiếp cận nào đến các khu vực biển nằm trong phạm vi các khu này và bất kỳ vị trí thuận lợi nào mà chúng có thể đạt được trong các phạm vi đó. Đối với Hoa Kỳ, bất kỳ sự khống chế hoàn toàn có thực mà nó đă từng có khả năng đạt được trong khu vực bị biển thể thành một t́nh trạng của sự độc quyền hợp pháp đến tầm mức các địa điểm trong nội vụ đă trở thành bộ phận hợp pháp của khu đánh cá dộc quyền của riêng nó. Ngược lại, đến tầm mức chúng đă trở thành bộ phận của khu đánh cá độc quyền của Quốc Gia láng giềng, không sự tín nhiệm nào c̣n có thể được đặt định trên sự khống chế đó. Rơ ràng, bất kể t́nh trạng ưu đăi nào mà Hoa Kỳ có thể hưởng dụng trước đây, điều này không thể cấu thành trong bản thân của nó một căn bản giá trị cho sự tuyên nhận giờ đây của nó sự sáp nhập vào khi đánh cá độc quyền của riêng nó bất kỳ khu vực nào, theo luật, đă trở thành một phần của Canada. 246
257. Vụ kiện này, dĩ nhiên, không dính líu đến sự phân định ranh giới, nhưng Phiên Ṭa xét thấy các quan điểm của Pḥng Xét Xử trên hiệu lực của các khu đánh cá độc quyền, đă tuyên bố như một vấn dề của thông luật, để xác nhận sự giải thích của chính nó về các điều khoản của Công Ước. Phiên Ṭa không có ǵ ngờ vực rằng các ngư phủ Trung Quốc đă từng thực hiện từ lâu sự sử dụng các hải phận của Biển Nam Trung Hoa, kể cả những khu vực vượt quá lănh hải của bất kỳ địa h́nh nào. Nếu Trung Quốc có các quyền lịch sử mang lại cho nó một vị thế đặc ưu về các nguồn tài nguyên của các hải phận như thế, sự chấp nhận khu kinh tế độc quyền như một vấn đề của thông luật và sự gia nhập của Trung Quốc vào Công Ước đă biến đổi t́nh trạng đó. Xuyên qua Công Ước, Trung Quốc giành đoạt được các quyền bổ túc tại các khu vực kề cận với các bờ biển của nó nay đă trở thành một phần của khu kinh tế độc quyền của nó, kể cả các khu vực kề cận với bất kỳ ḥn đảo nào được hưởng quyền một khu như thế. Tuy nhiên, điều nhất thiết theo sau rằng Trung Quốc cũng đă từ bỏ các quyền nó có thể nắm giữ tại các hải phận đă được phân chia bởi Công Ước thành các khu kinh tế độc quyền của Các Quốc Gia khác.
257. Một chỉ dấu trái ngược có thể được quy kết cho quyết định của Ṭa Công Lư Quốc Tế trong Các Vụ Kiện Thẩm Quyền Tài Phán Các Ngư Trường (Fisheries Jurisdiction Cases). 247 Trong các cuộc tranh chấp đó, liên can đến sự tuyên bố của Iceland một khu đánh cá độc quyền 50 hải lư, Ṭa cho rằng các quyền ưu tiên được khẳng định bởi khu đánh cá của Iceland th́ không tương thích với sự loại bỏ tất cả việc đánh cá bởi Các Quốc Gia khác và rằng Iceland không thể tiêu diệt các quyền của Các Quốc Gia khác đă thường xuyên đánh cá trong khu vực. 248 Tuy nhiên, trong quan điểm của Phiên Ṭa, quyết định này từ năm 1974 phải được hiểu trong khung cảnh luật biển như nó có khi đó, khác biệt với luật ưu thắng theo Công Ước hay trong thông luật mới xuất hiện về khu kinh tế độc quyền có hiệu lực vào lúc có vụ kiện Gulf of Maine. Như một vấn đề sơ khởi, Phiên Ṭa ghi nhận rằng các nguyên đơn trong vụ kiện Thẩm Quyền Tài Phán Các Ngư Trường, Vương Quốc Thống Nhất (Anh Quốc) và Cộng Ḥa Liên Bang Đức, chưa bao giờ khẳng định rằng việc đánh cá lịch sử của chúng thay thế cho sự tuyên bố của Iceland về một khu đánh cá, mà chỉ tuyên xác một quyền tiếp cận. Việc này chính v́ thế khác biệt từ nền tảng với các tố tụng này, nơi Phiên Ṭa hiểu rằng Trung Quốc xem rằng các quyền lịch sử đă tuyên nhận của nó đối với các nguồn tài nguyên sinh động và phi sinh động thực sự phủ nhận các quyền khu kinh tế độc quyền của Các Quốc Gia duyên hải khác tại Biển Nam Trung Hoa. Bất kể sự khác biệt này, Phiên Ṭa cũng cứu xét sự lư luận được tŕnh bày trong vụ kiện Thẩm Quyền Tài Phán Các Ngư Trường không thể áp dụng được theo luật biển hiên tại. Vào lúc Iceland tuyên bố khu 50 hải lư của nó hồi Tháng Bảy 1972, sự nới dài thẩm quyền tài phán quốc gia trên các khu vực biển vượt quá lănh hải vẫn c̣n là một đề tài tranh căi nóng bỏng. Bởi Ṭa Án xem t́nh trạng của thông luật khi đó là ưu thắng, nó cho phép một khu đánh cá độc quyền chỉ tới 12 hải lư và các quyền ưu tiên tại một khu vực không xác định vượt quá giới hạn đó. 249 Tuy nhiên, chỉ it năm sau đó, tiến tŕnh làm việc tại Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Kỳ Thứ Ba (được tŕnh bày ở trên tại các đoạn từ 249 đến 252) được đúc kết thành sự đồng thuận tán thành khu kinh tế độc quyền. Luật được áp dụng trong vụ kiện Gulf of Maine và được ghi chép trong Công Ước chính v́ thế khác biệt một cách cụ thể với luật được cứu xét bởi Ṭa trong vụ kiện Thẩm Quyền Tài Phán Các Ngư Trường.
259. Một chiều hướng trái ngược với vụ Gulf of Maine cũng có thể được xác định trong vụ trọng tài Eritrea kiện Yemen, trong đó phiên ṭa trọng tài đă nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo tồn các cách thức đánh cá cổ truyền tại Red Sea (Hồng Hải) vốn được thi hành trong nhiều thế kỷ, mà không để ư đến các quy định chi tiết về các ranh giới trên biển. Phiên ṭa trọng tài cũng đă cho rằng “chế độ đánh cá truyền thống không bị giới hạn vào vài hải phận của các đảo cá biệt” mà cũng nới rộng xuyên qua khu kinh tế độc quyền của Eritrea và Yemen. 250 Phi Luật Tân làm nổi bật quyết định này 251 – một cách xác thực trong quan điểm của Phiên Ṭa – trên căn bản luật có thể áp dụng. Vụ Eritrea kiện Yemen không phải là một vụ trọng tài theo Phụ Lục VII của Công Ước và rằng phiên ṭa trọng tài không bị ràng buộc bởi Điều 293 để chỉ áp dụng Công Ước và các quy tắc luật không trái ngược với điều đó. Thay vào đó, sự thỏa thuận trọng tài của Các Bên đă trao quyền phiên ṭa trọng tài, trong giai đoạn thứ nh́ của các tố tụng, đưa ra quyết định của nó “cứu xét đến ư kiến mà nó sẽ cấu thành trên các vấn đề về chủ quyền lănh thổ, Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, và bất kỳ yếu tố thích đáng nào khác.” 252 Phiên ṭa trọng tài trong vụ Eritrea kiện Yemen chính v́ thế được trao quyền – và trong quan điểm của Phiên Ṭa đă – vượt quá luật về sự đánh cá truyền thống như nó sẽ hiện hữu theo Công Ước. Phiên Ṭa sẽ nói đến bên dưới phạm vị của các quyền đánh cá truyền thống chiếu theo luật biển hiện thời liên quan với Luận Điểm Đệ Tŕnh Số 10 của Phi Luật Tân.
260. Sau cùng, Phiên Ṭa ghi nhận rằng phiên ṭa trọng tài trong vụ trọng tài Khu Vực Được Bảo Vệ Biển Chagos: Chagos Marine Protected Area Arbitration cho rằng Mauritius có các quyền tại khu kinh tế độc quyền được tuyên bố bởi Vương Quốc Thống Nhất chung quanh Lănh Thổ Của Biển (British Indian Ocean Territory). Đây là những quyền đánh cá, chiếu theo sự cấm đoán của Công Ước trong Điều 297 về sự giải quyết bắt buộc liên quan các vụ tranh chấp trên các quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên sinh động tại khu kinh tế độc quyền, mà đúng ra là một quyền đối với sự trao trả sau rốt Ṿng Cung Đảo Chagos Archipelago khi không c̣n cần thiết cho mục đích pḥng thủ và một quyền hưởng lợi trên bất kỳ mỏ dầu hay khoáng sản nào được khám phá tại hay gần Ṿng Cung Đảo Chagos Archipelago. Các quyền này đă có các nguồn gốc của chúng được bảo đảm được trao trong năm 1968 liên hệ với sự tách rời Ṿng Cung Đảo Chagos ra khỏi Mauritius khi đó c̣n là thuộc địa đă được lập lại bởi Vương Quốc Thống Nhất sau đó. Tuy nhiên, trong vụ này, Vương Quốc Thống Nhất đă không chỉ tranh luận rằng các quyền của Mauritius đă bị triệt tiêu bởi tuyên bố của Vương Quốc Thông Nhất về một Sự Bảo Vệ Môi Trường và Khu Bảo Tồn/Bảo Toàn Ngư Trường và Khu Quản Trị, mà nó đă tái lập các sự cam kết của nó sau đó 253 và đă nhấn mạnh rằng khu mà nó đă tạo lập không phải là một khu kinh tế độc quyền v́ mục đích bảo vệ môi trường và ngư trường. 254 Điều 311 cho phép Các Quốc Gia đồng ư được sửa đổi một số khía cạnh nào đó của Công Ước giữa chúng (một vấn đề mà Phiên Ṭa sẽ quay trở lại bên dưới) và Phiên Ṭa xem sự sự lập lại các sự cam kết theo sau sự chấp nhận Công Ước nằm trong phạm vi của điều khoản đó.
*
261. Bất kể các lư do thảo luận ở trên, Phiên Ṭa kết luận rằng sự tuyên nhận của Trung Quốc các quyền lịch sử đối với các nguồn tài nguyên sinh động và phi sinh động trong phạm vi “đường chin đoạn” th́ không phù hợp với Công Ước ở mức độ nó vượt quá các giới hạn của các khu biển của Trung Quốc như được quy định bởi Công Ước. Điều này rơ ràng trong văn bản của Công Ước vốn có nói một cách bao quát các quyền của Các Quốc Gia khác trong phạm vi các khu vực thuộc khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa là không có chỗ nào dành cho sự khẳng định các quyền lịch sử. Nó cũng được tăng cường bởi tài liệu thương thảo của Công Ước nơi tầm quan trọng của việc chấp nhận một văn kiện bao quát th́ hiển nhiên và nơi mà chính nghĩa của việc củng cố các quyền của Các Quốc Gia đang phát triển trên khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa của chúng được bênh vực, đặc biệt, bởi Trung Quốc.
262. Theo đó, với sự gia nhập của Trung Quốc vào Công Ước và trở nên có hiệu lực, bất kỳ quyền lịch sử nào mà Trung Quốc có thể đă có trên các nguồn tài nguyên sinh động và phi sinh động trong phạm vị “đường chin đoạn” đều đă bị băi bỏ, như một vấn đề pháp lư và như giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc, bởi các giới hạn của các khu trên biển được quy định bởi Công Ước. Điều này không thể bị xem là ngoại lệ hay bất ngờ. Công Ước là một văn kiện trọn gói đă không, và không thể, phản ảnh đầy đủ sự hiểu biết trước đây của bất kỳ quốc gia nào về các quyền trên biển của nó. Sự gia nhập vào Công Ước phản ảnh một sự cam kết sẽ đặt các sự tuyên nhận không tương thích phù hợp với sự sắp xếp các điều khoản của nó [Công Ước], và sự hoạt động liên tục của nó nhất thiết đ̣i hỏi sự dung ḥa của Các Quốc Gia đó với các sự tuyên nhận có trước vượt quá các giới hạn của Công Ước.
(b) Sự Tuyên Nhận Của Trung Quốc Các Quyền Lịch Sử Tại Biển Nam Trung Hoa
263. Phiên Ṭa cho rằng, tại Đoạn trước, rằng sự hiệu lực hóa Công Ước đă có tác dụng băi bỏ bất kỳ sự tuyên nhận nào bởi Trung Quốc về các quyền lịch sử đối với các nguồn tài nguyên sinh động và phi sinh động trong phạm vi “đường chin đoạn” vượt quá các giới hạn của các khu biển của Trung Quốc như được quy định bởi Công Ước. Quyết định này, ở một ư nghĩa, sẽ đủ để phán quyết sự tranh chấp được tŕnh bày bởi Các Luận Điểm Đệ Tŕnh Số 1 và 2 của Phi Luật Tân. Tuy thế, Phiên Ṭa xét thấy điều quan trọng, v́ sự hoàn chỉnh, để phân biệt giữa các sự tuyên nhận của Trung Quốc về các quyền lịch sử và tách biệt các sự tuyên nhận, trong thực tế, vượt quá và không tương thích với Công Ước với những sự tuyên nhận không phải như thế. Phiên Ṭa xét thấy rằng, trong việc phê chuẩn Công Ước, Trung Quốc, trong thực tế, đă từ bỏ rất ít về mặt tuyên nhận các quyền lịch sử của nó so với kết luận kể trên cỏ thể gợi ư ban đầu. Phiên Ṭa cũng xét thấy rằng đây là một lănh cực nơi mà sự thông tin giữa Các Bên được tiêu biểu bởi một mức độ cao cấp của sự lẫn lộn và hiểu lầm.
264. Trong các lời tuyên bố công khai, thư tín ngoại giao, và trong Bản Lập Trường của nó ngày 7 Tháng Mười Hai, 2014, Trung Quốc đă khẳng định nhiều lần chủ quyền của nó trên Quần Đảo Spratly và Băi Cạn Scarborough Shoal. 255 Theo Trung Quốc, các công dân của nó đă tham gia trong lịch sử việc hải hành và mậu dịch tại Biển Nam Trung Hoa và các hoạt động của các ngư phủ Trung Quốc trong việc cư trú, làm việc, và sinh sống trong Quần Đảo Spartly “đều được ghi chép một cách rơ ràng trung bộ Geng Lu Bu (Manual of Sea Routes: Cẩm Nang Các Hải Lộ) được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác của giới đánh cá Trung Hoa.” 256 Thực sự, có bằng chứng đáng chú ư hơn nhiều – từ mọi phía – có thể được xem xét bởi một phiên ṭa được trao quyền giải quyết vấn đề về chủ quyền trên Quần Đảo Spratly và Băi Cạn Scarborough Shoal. Tuy nhiên, Phiên Ṭa này không được trao quyền để giải quyết câu hỏi đó. Về phần ḿnh, Phi Luật Tân, một cách tương tự, đă lập luận về các giới hạn lịch sử của lănh thổ Trung Quốc, mức độ sự giao kết lịch sử của Trung Hoa đối với mậu dịch và hải hành đại dương và kiến thức lịch sử của Trung Quốc liên can đến Quần Đảo Spratly. Tuy nhiên, trong quan điểm của Phiên Ṭa, phần lớn bằng chứng này – trên cả hai phía – đều có dính líu ǵ đến câu hỏi rằng liệu Trung Quốc có các quyền trong lịch sử đối với các nguồn tài nguyên sinh động và phi sinh động vượt quá các giới hạn của lănh hải tại Biển Nam Trung Hoa và do đó có liên hệ với các vấn đề trước Phiên Ṭa này.
265. Phiên Ṭa nhắc lại rằng tiến tŕnh của sự thành h́nh các quyền lịch sử trong luật quốc tế được tóm tắt rất hoàn hảo trong Thông Tư Ghi Nhớ về Chế Độ Tư Pháp Lư Của Các Hải Phận Lịch Sử, Kể Cả Các Vũng Lịch Sử (Memorandum on the Juridical Regime of Historic Water) của Ban Thư Kư Liên Hiệp Quốc và yêu cầu sự hành sử tiếp tục quyền đă tuyên nhận bởi Quốc Gia khẳng định sự tuyên nhận và sự ưng thuận về phía Các Quốc Gia bị ảnh hưởng khác. Mặc dù thông tư thảo luận sự h́nh thành các quyền đối với chủ quyền trên các hải phận lịch sử, như Phiên Ṭa đă ghi nhận ở trên (xem đoạn 225), hải phận lịch sử chỉ là một h́nh thức của quyền lịch sử và tiến tŕnh cũng giống với các sự tuyên nhận các quyền của chủ quyền khiếm khuyết, chưa đầy đủ.
266. Theo đó, phạm vi của một sự tuyên nhận các quyền lịch sử tùy thuộc vào phạm vi của các hành vi được thực hiện như sự hành sử quyền đă tuyên nhận. Bằng chứng rằng hoặc Phi Luật Tân hay Trung Quốc đă có sử dụng trong lịch sử các đảo tại Biển Nam Trung Hoa sẽ, nhiều nhất, hậu thuẫn cho một sự tuyên nhận các quyền lịch sử đối với các đảo đó. Bằng chứng của sự sử dụng gây ra các quyền lịch sử trên các đảo, tuy thế, sẽ không thiết lập các quyền lịch sử đối với hải phận vượt quá lănh hải. Sự kiện ngược lại cũng đúng như thế: sự sử dụng lịch sử các hải phận tại Biển Nam Trung Hoa không thể dẫn đến các quyền đối với các đảo ở đó. Hai lănh vực th́ khác biệt nhau.
267. Bởi Phiên Ṭa không nhắm đến các câu hỏi về chủ quyền, bằng chứng liên can đến sự sử dụng lịch sử của Bên Này hay Bên Kia các ḥn đảo của Biển Nam Trung Hoa th́ không lưu tâm đến sự h́nh thành các quyền lịch sử (mặc dù, như sẽ được thảo luận bên dưới (xem các đoạn từ 549 đến 551), nó có thể liên quan đến quy chế của các địa h́nh theo Điều 121(3). Tuy nhiên, Phiên Ṭa nhận thấy xác đáng để cứu xét những điều ǵ sẽ bị yêu cầu để Phiên Ṭa t́m hiểu rằng Trung Quốc đă có các quyền trên biển lịch sử đối với các nguồn tài nguyên sinh động và phi sinh động trong phạm vi “đường chín đoạn” hay không.
268. Trên vấn đề này, Phiên Ṭa ghi nhận rằng các quyền lịch sử, trong phần lớn các trường hợp, là các quyền ngoại lệ. Chúng chuẩn cấp một quyền mà một Quốc Gia không có được một cách nào khác, nếu không phải cho sự điều hành tiến tŕnh lịch sử gây ra quyền và sự ưng thuận của Các Quốc Gia khác trong tiến tŕnh. Tuy nhiên, đi theo điều này, rằng sự hành sử các tự do được cho phép theo luật quốc tế không thể gây ra một quyền lịch sử; nó không dính líu đến điều ǵ sẽ đ̣i hỏi sự ưng thuận của Các Quốc Gia khác và chỉ có thể tiêu biểu cho sự sử dụng của điều mà luật quốc tế đă sẵn cho phép một cách tự do.
269. Trước khi có sự du nhập hệ thống Công Ước, -- và chắc chắn trước cuộc Thế Chiến Thừ Nh́ – chế độ pháp lư quốc tế về đại dương chỉ nh́n nhận một ṿng đai hẹp của lănh hải và các khu vực bao la của biển mở ngỏ bao gồm (và vẫn đang bao gồm) đa số các đại dương (oceans). Theo thể chế này, gần như tất cả Biển Nam Trung Hoa tạo thành một phần của biển mở ngỏ, và trong thực tế, Bản Tuyên Bố của Chính Phủ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc về Lănh Hải của Trung Quốc ngày 4 Tháng Chín 1958 thừa nhận một cách công khai rằng nó áp dụng cho “Các Quần Đảo Dongsha (Đông Sa)”, Quần Đảo Xisha (Tây Sa), Quần Đảo Trung Sa (Zhongsha), Quần Đảo Nansha (Nam Sa) (và tất cả các đảo khác thuộc Trung Quốc nhưng bị tách biệt, với đại lục và các đảo duyên hải của nó bởi biển mở ngỏ”. 257 V́ thế, trong phần lớn lịch sử, sự hải hành và mậu dịch của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa, cũng như việc đánh cá bên ngoài lănh hải, tiêu biểu cho sự hành sử các sự tự do trên biển mở ngỏ. Trung Quốc đă tham gia vào các hoạt động được cho phép đối với mọi Quốc Gia bởi luật quốc tế giống như Phi Luật Tân và các Quốc Gia duyên hải khác bao quanh Biển Nam Trung Hoa đă làm. Trước Thế Chiến Thứ Nh́, sự sử dụng đáy biển, vượt quá lănh hải, tương tự như một sự tự do mở ngỏ cho bất kỳ Quốc Gia nào muốn làm như thế, mặc dù như một vấn đề thực tiễn, năng lực kỹ thuật để làm như thế một cách hiệu quả chỉ mới xuất hiện gần đây hơn.
270. Sự hải hành và việc đánh cá lịch sử, vượt quá lănh hải, v́ thế không thể tạo thành căn bản cho sự xuất hiện một quyền lịch sử. Như Pḥng Xét Xử trong vụ kiện Gulf of Maine đă thừa nhận về việc đánh cá lịch sử tại Hoa Kỳ tại Cồn Cát Georges Bank, hoạt động như thế chỉ là sự hành sử các tự do đă sẵn được cho phép bởi luật quốc tế. 258 Bằng chứng chỉ cho thấy ngay cả có sự hải hành và đánh cá của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa không thôi sẽ không đủ. Thay vào đó, để thiết lập các quyền lịch sử tại các hải phận thuộc Biển Nam Trung Hoa, điều cần phải chứng tỏ rằng Trung Quốc đă tham gia vào các hoạt động trệch hướng với những ǵ được cho phép chiếu theo quyền tự do của biển mở ngỏ và rằng Các Quốc Gia khác đă ưng thuận một quyền như thế. Trong thực tế, để thiết lập quyền lịch sử độc quyền trên các nguồn tài nguyên sinh động và phi sinh động trong phạm vi “đường chín đoạn”, điều mà Trung Quốc giờ đây rơ ràng tuyên nhận, điều cần thiết phải chứng tỏ rằng Trung Quốc đă t́m cách, trong lịch sử, cấm đoán hay hạn chế sự khai thác các nguồn tài nguyên như thế bởi các công dân của Các Quốc Gia khác và rằng Các Quốc Gia đó đă ưng chịu các sự hạn chế như thế. Trong quan điểm của Phiên Ṭa, một sự tuyên nhận như thế không thể biện hộ được. Phiên Ṭa đă không thể xác minh được bất kỳ bằng chứng nào khiên nghĩ rằng Trung Quốc, về mặt lịch sử, đă quy định hay kiểm soát việc đánh cá tại Biển Nam Trung Hoa, vượt quá các giới hạn của lănh hải. Về các nguồn tài nguyên phi sinh động của đáy biển, Phiên Ṭa c̣n không thể nh́n thấy làm thể nào có thể có được điều đó ngay trên mặt lư thuyết. Việc khai mỏ ở đáy biển đă là một tia sáng le lói của một ư tưởng khi Ủy Hội Đáy Biển khởi sự các cuộc thương thảo dẫn đến Công Ước. Sự trích rút dầu hỏa ngoài khơi c̣n trong thời ban sơ của nó và chỉ gần đây mới trở thành khả dĩ tại các hải phận nước sâu. Trong thực tế, bản thân Tổ Hợp Dầu Ngoài Khơi Quốc Gia Trung Quốc mới chỉ được thành lập trong năm 1982, cùng năm mà Trung Quốc kư kết Công Ước. Về đáy biển, Phiên Ṭa không nh́n thấy bất kỳ hoạt động lịch sử nào có thể đă bị hạn chế hay kiểm soát, và một cách tương ứng, không có căn bản cho một quyền lịch sử.
271. Theo đó, trong quan điểm của Phiên Ṭa, sự phê chuẩn của Trung Quốc bản Công Ước hồi Tháng Sáu 1996 đă không loại trừ các quyền lịch sử tại các hải phận của Biển Nam Trung Hoa. Đúng hơn, Trung Quốc đă từ bỏ các tự do trre^n biển mở ngỏ mà nó đă sử dụng trước đây liên quan đến các nguồn tài nguyên sinh động và phi sinh động của một số khu vực nào đó mà cộng đồng quốc tế đă xác định một cách tập thể để đặt vào trong phạm vi của khu kinh tế độc quyền của Các Quốc Gia khác. Cùng lúc, Trung Quốc đă giành được một mức độ lớn hơn của sự kiểm soát trên các khu biển nằm kế cận và vươn ra từ các bờ biển và các ḥn đảo của nó. Tự do hàng hải của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa c̣n nguyên không bị ảnh hưởng.
272. Cuối cùng, bởi Phiên Ṭa xét thấy vấn đề các quyền lịch sử liên quan đến các khu vực biển th́ hoàn toàn khác biệt với vấn đề các quyền lịch sử đối với đất liền, Phiên Ṭa xét thấy thích hợp để ghi nhận rằng một số tuyên nhận nào đó c̣n nguyên không bị ảnh hưởng bởi quyết định này. Đặc biệt, Phiên Ṭa nhấn mạnh rằng không điều nào trong Phán Quyết này phải được hiểu để b́nh luận trong bất kỳ cung cách nào về sự tuyên nhận lịch sử của Trung Quốc đối với các ḥn đảo của Biển Nam Trung Hoa. Cũng thế, quyết định của Phiên Ṭa rằng một sự tuyên nhận các quyền lịch sử đối với các nguồn tài nguyên sinh động và phi sinh động là không tương thích với Công Ước, sẽ không giới hạn khả năng của Trung Quốc để tuyên nhận các khu biển phù hợp với Công Ước, trên căn bản của các đảo như thế. Phiên Ṭa sẽ nói đến vấn đề các sự hưởng quyền có thể được phát sinh bởi các địa h́nh khác nhau tại Biển Nam Trung Hoa trong chương kế tiếp.
(c) Liệu Trung Quốc Đă Thiết Lập Các Quyền hay Thẩm Quyền Tài Phán Ngoại Lệ Kể Từ Khi Chấp Nhận Công Ước Hay Không
273. Như một chủ đề sau cùng, và để được hoàn chỉnh, Phiên Ṭa xét thấy thích hợp để nói một cách vắn tắt về việc liệu Trung Quốc có thụ đắc các quyền hay thẩm quyền tài phán khác biệt với Công Ước trong nhiều năm kể từ khi Công Ước có hiệu lực trong năm 1996 hay không.
274. Các Đoạn 3 và 4 Điều 311 của Công Ước cho phép Các Quốc Gia thỏa thuận với nhau để sửa đổi sự điều hành Công Ước giữa chúng, miễn là các sự thỏa thuận như thế được thông báo với Các Bên Kêt Ước liên hệ khác, không ảnh hưởng đên các quyền của Các Quốc Gia khác, và đồng hành với đối tượng và mục đích của Công Ước:
3. Hai hay nhiều Quốc Gia Kết Ước có thể kư kết các sự thỏa thuận sửa đổi và đ́nh chỉ sự điều hành các điều khoản của Công Ước này, chỉ có thể áp dụng đối với sự quan hệ giữa chúng, với điều kiện rằng các sự thỏa thuận như thế không liên hệ đến sự vi phạm làm suy yếu điều khoản từ đó không tương thích với sự thực hiện hữu hiệu đối tượng và mục đích của Công Ước này, và với diều kiện nữa rằng các sự thỏa thuận như thế sẽ không ảnh hưởng đến sự áp dụng các nguyên tắc căn bản bao gồm nơi đây, và rằng các điều khoản của các sự thỏa thuận như thế không ảnh hưởng đến sự hưởng dụng bởi Các Quốc Gia Kết Ước khác các quyền của chúng hay sự thi hành các nghĩa vụ của chúng theo Công Ước này.
4. Các Quốc Gia Kết Ước có ư định kư kết một sự thỏa thuận được đề cập nơi đoạn 3 sẽ thông báo Các Quốc Gia Kết Ước khác xuyên qua bộ phận tín thác (depositary) của Công Ước này ư định của chúng để kư kết sự thỏa thuận và về sự sửa đổi hay đ́nh chỉ dự liệu.
Tương tự, sự thực hành sau đó của các bên Quốc Gia có thể liên quan đến sự giải thích một hiệp ước chiếu theo Điều 31 Công Ước Vienna Convention, hay một quy tắc mới của thông luật quốc tế có thể xuất hiện để sửa đổi các điều khoản của một hiệp ước. Luật quốc tế không ở trạng thái tĩnh lặng.
275. Phiên Ṭa không xét thấy cần thiết ở đây để nói một cách tổng quát là liệu và dưới những điều kiện nào Công Ước có thể bị sửa đổi bởi sự thực thi của Quốc Gia. 259 Chỉ cần nói rằng một hành vi đơn phương không thôi th́ không đủ. Một sự tuyên nhận như thế sẽ đ̣i hỏi cùng các thành phần đă được thảo luận ở trên liên quan đến các quyền lịch sử: sự khẳng định bởi một Quốc Gia một quyền khác biệt với Công Ước, được ưng thuận theo đó bởi Các Quốc Gia Kết Ước khác, và sự trải qua thời gian dài đủ để thiết lập mà không có sự ngờ vực sự hiện diện của cả quyền lẫn một sự ưng thuận tổng quát. Tuy nhiên, nơi đây không có căn bản cho một sự tuyên nhận như thế. Kể từ khi có sự chấp nhận Công Ước, các quyền lịch sử được đề cập trong Đạo Luật Khu Kinh Tế Độc Quyền và Thềm Lục Địa của Trung Quốc, 260 nhưng không có bất kỳ điều nào sẽ giúp cho Quốc Gia khác biết được bản chất hay tầm mức của các quyền được tuyên nhận. Tầm mức của các quyền khẳng định trong phạm vi “đường chin đoạn” chỉ trở thành rơ rệt với Các Giác Thư Tháng Năm 2009 của Trung Quốc. Kể từ niên hạn đó, các sự tuyên nhận của Trung Quốc đă bị phản đối một cách rơ ràng bởi Các Quốc Gia khác. Trong quan điểm của Phiên Ṭa, không có sự ưng thuận.
(d) Kết Luận
276. Các Luận Điểm Đệ Tŕnh Số 1 và 2 của Phi Luật Tân được nối kết và tượng trưng cho hai khía cạnh của một sự tranh chấp liên can đến nguồn gốc các quyền và các sự hưởng quyền trên biển tại Biển Nam Trung Hoa.
277. Liên quan đến Luận Điểm Đệ Tŕnh Số 1, v́ các lư do nêu ra ở trên, Phiên Ṭa kết luận rằng, như giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc, Công Ước xác định phạm vi của các sự hưởng quyền tại biển ở Biện Nam Trung Hoa, không thể nới rộng quá các giới hạn được đặt định ra ở đó.
278. Liên quan đến Luân Điểm Đệ Tŕnh Số 2, v́ các lư do nêu ra ở trên, Phiên Ṭa kết luận rằng, như giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc, các sự tuyên nhận của Trung Quốc các quyền lịch sử, hay các quyền chủ quyền khác hay thẩm quyền tài phán, liên quan đến các khu vực biển thuộc Biển Nam Trung Hoa bao gồm bởi phần liên hợp của “đường chin đoạn” th́ trái với Công Ước và không có hiệu lực pháp lư ở tầm mức chúng vượt quá các giới hạn địa dư và trách nhiệm của các sự hưởng quyền trên biển của Trung Quốc chiếu theo Công Ước. Phiên Ṭa kết luận rằng Công Ước băi bỏ bất kỳ quyền lịch sử nào hay các quyền chủ quyền khác hay thẩm quyền tài phán vượt quá các giới hạn được đặt định nơi đó./-
_____
CHÚ THÍCH
131 Như được ghi nhận trong Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, trang 62, chú thích số 121, “đường chín đoạn” để chỉ đường có vạch các đoạn được vẽ trên các bản đồ đính kèm theo Giác Thư (Note Verbale) của Phái Bộ Thường Trực của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc tại Liên Hiệp Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, Số CML/17/2009 (7 Tháng Năm, 2009) (Phụ Lục 191); Giác Thư (Note Verbale) của Phái Bộ Thường Trực của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc tại Liên Hiệp Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, Số CML/18/2009 (7 Tháng Năm 2009) (Phụ Lục 192). Phiên Ṭa đă sử dụng từ ngữ “đường chín đoạn” không thể được hiểu là việc thừa nhận bất kỳ danh mục hay bản đồ nào là chính xác hay có thẩm quyền. Phiên Ṭa nhận xét thấy các từ ngữ khác nhau đă được sử dụng tại nhiều lần khác nhau và bởi các thực thể khác nhau để nói về đường này. Thí dụ, Trung Quôc nói đến “đường các đoạn của Trung Quôc tại Biển Nam Trung Hoa” (Bản Lập Trường Trung Quôc, đoạn 8); Việt Nam nói đến “đường chín đoạn” (Tuyên Bố Của Việt Nam, các đoạn 2(iii)-(iv), 4(i)); Indonesia nói đến “cái gọi là ‘bản đồ các đường chín đoạn” (Giác Thư (Note Verbale) của Phái Bộ Thường Trực của Cộng Ḥa Indonesia tại Liên Hiệp Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, Số 480/POL-703/VII/10 (8 Tháng Bảy 2010) (Phụ Lục 197); và một số các nhà b́nh luận nói về nó như “Lưỡi Ḅ” và “Đường H́nh chữ U”. Như được ghi nhận bên dưới ở đoạn 181, Phiên Ṭa nhận thấy số đoạn thay đổi, tùy thuộc vào nhật kỳ và phiên bản của bản đồ tham khảo.
132 Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, các đoạn 164-168.
133 Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, các đoạn 152-154.
134 Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, các đoạn 155-157.
135 Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, đoạn 168.
136 Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, các đoạn 398-399.
137 Xem K.H. Wang, “The ROC’s Maritime Claims and Practices with Special Reference to the South China Sea,” Ocean Development & International Law, Vol. 41, No. 3, trang 237 tại trang 238 (2010).
138 Xem generally H. Chiu, “China and the Question of Territorial Sea,” Maryland Journal of International Law, Vol. 1(1), trang 29 ở các trang 33-36 (1975).
139 People’s Republic of China, “Declaration of the Government of the People’s Republic of China on China’s Territorial Sea” (4 September 1958), in Collection of the Sea Laws and Regulations of the People’s Republic of China (3rd ed., 2001).
140 People’s Republic of China, Law on the Territorial Sea and the Contiguous Zone (25 February 1992), cung ứng tại <www.npc.gov.cn/englishnpc/Law/2007-12/12/content_1383846.htm> cũng cung ứng tại <www.un.org/depts/los/legislationandtreaties/pdffiles/chn_1992_law.pdf>.
141 Xem United Nations, Office of Legal Affairs, Division of Ocean Affairs and the Law of the Sea, Law of the Sea Bulletin No. 32, các trang 37-40 (1996).
142 United Nations, Secretary-General, Multilateral Treaties Deposited with the Secretary-General, Vol. III, Part I, Chapters XXII to XXIX, and Part II, UN Doc. ST/LEG/SER.E/26 (2009).
143 People’s Republic of China, Exclusive Economic Zone and Continental Shelf Act (26 June 1998), cung ứng tại <www.npc.gov.cn/englishnpc/Law/2007-12/11/content_1383573.htm> cũng cung ứng tại <www.un.org/depts/los/legislationandtreaties/pdffiles/chn_1998_eez_act.pdf>.
144 People’s Republic of China, Exclusive Economic Zone and Continental Shelf Act (26 June 1998), cung ứng tại <www.npc.gov.cn/englishnpc/Law/2007-12/11/content_1383573.htm>. Bản dịch được lưu giữ bởi UN Department of Ocean Affairs and the Law of the Sea phiên dịch Điều 14 như sau: “Các điều khoản của Đạo Luật này sẽ không ảnh hưởng đến các quyền lịch sử của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc.” People’s Republic of China, Exclusive Economic Zone and Continental Shelf Act (26 June 1998), cung ứng tại
<www.un.org/depts/los/legislationandtreaties/pdffiles/chn_1998_eez_act.pdf>.
145 Xem Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, đoạn 160.
146 Ban Ranh Giới, Bộ Nội Vụ, Trung Hoa Dân Quốc (Boundary Department of the Ministry of Interior, Republic of China), “Bản Đồ Chỉ Vị Trí Của Các Đảo Khác Nhau Tại Nam Hải: Map Showing the Location of the Various Islands in the South Sea” (1948). Các bài viết uyên bác cho hay bản đồ được vẽ trong năm 1947 và được ấn hành trong năm 1948. Xem, thí dụ, K. Zou, “The Chinese Traditional Maritime Boundary Line in the South China Sea and Its Legal Consequences for the Resolution of the Dispute over the Spratly Islands,” International Journal of Marine and Coastal Law, Vol. 14, No. 27 (1999).
147 Xem K. Zou, “The Chinese Traditional Maritime Boundary Line in the South China Sea and Its Legal Consequences for the Resolution of the Dispute over the Spratly Islands,” International Journal of Marine and Coastal Law, Vol. 14, No. 27 (1999).
148 Xem Z. Gao and B.B. Jia, “The Nine-Dash Line in the South China Sea: History, Status, and Implications,” American Journal of International Law, Vol. 107, No. 1 at trang 2013 (2013).
149 Phiên Ṭa ghi nhận rằng, trong năm 2013, Trung Quôc đă công bố một bản đồ chính thức mới của Trung Quôc theo chiều dọc và một đoạn thứ mười nằm ở phía đông đảo Đài Loan (Taiwan). Xem China Cartographic Publishing House, “Map of the People’s Republic of China” (2013). Phiên Ṭa hiểu rằng điều này không phản ảnh một sự thay đổi trong đường hướng của “đường chín đoạn”, mà đúng hơn về sự kiện rằng các sự phóng chiếu trước đây theo chiều ngang và một bản đồ nhỏ về Biển Nam Trung Hoa [lồng trong bản đồ lớn] đă che khuất khu vực phía đông đảo Đài Loan trên bản đồ nhỏ này.
150 Giác Thư (Note Verbale) của Phái Bộ Thường Trực của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc tại Liên Hiệp quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, Số CML/17/2009 (7 Tháng Năm, 2009) (Phụ Lục 191); Giác Thư (Note Verbale) của Phái Bộ Thường Trực của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc tại Liên Hiệp Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, Số CML/18/2009 (7 Tháng Năm 2009) (Phụ Lục 192).
151 Giác Thư (Note Verbale) của Phái Bộ Thường Trực của Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Liên Hiệp quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, Số 86/HC-2009 (8 Tháng Năm, 2009) (Phụ Lục 193); Giác Thư (Note Verbale) của Phái Bộ Thường Trực của Malaysia tại Liên Hiệp Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, Số HA 24/09 (20 Tháng Năm 2009) (Phụ Lục 194).
152 Giác Thư (Note Verbale) của Phái Bộ Thường Trực của Cộng Ḥa Indonesia tại Liên Hiệp Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, Số 480/POL-703/VII/10 (8 July 2010) (Phụ Lục 197).
153 Giác Thư (Note Verbale) của Phái Bộ Thường Trực của Cộng Ḥa Philippines tại Liên Hiệp Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, Số 000228 (5 Tháng Tư 2011) (Phụ Lục 200).
154 Giác Thư (Note Verbale) của Phái Bộ Thường Trực của Cộng Ḥa Philippines tại Liên Hiệp Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, Số 000228 (5 Tháng Tư 2011) (Phụ Lục 200).
155 Giác Thư (Note Verbale) của Phái Bộ Thường Trực của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc tại Liên Hiệp Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, Số CML/8/2011 (14 Tháng Tư, 2011) (Phụ Lục 201)
156 Xem, thí dụ, Giác Thư (Note Verbale) của Ṭa Đại Sứ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc tại Manila gửi Bộ Ngoại Giao, Cộng Ḥa Phi Luật Tân, Số (12) PG-251 (12 Tháng Sáu 2012) (Phụ Lục 213); Giác Thư (Note Verbale) của Ṭa Đại Sứ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc tại Manila gửi Bộ Ngoại Giao, Cộng Ḥa Phi Luật Tân, Số (13) PG-173 (20 Tháng Sáu 2012) (Phụ Lục 220); Giác Thư (Note Verbale) của Ṭa Đại Sứ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc tại Manila gửi Bộ Ngoại Giao, Cộng Ḥa Phi Luật Tân, Số (12) PG-251 (12 Tháng Sáu 2012) (Phụ Lục 213); Giác Thư (Note Verbale) của Ṭa Đại Sứ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc tại Manila gửi Bộ Ngoại Giao, Cộng Ḥa Phi Luật Tân, Số (14) PG-195 (30 Tháng Sáu 2012) (Phụ Lục 675); Giác Thư (Note Verbale) của Bộ Ngoại Giao, Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc gửi Ṭa Đại Sứ Cộng Ḥa Phi Luật Tân tại Bắc Kinh, Số (2015) Bu Bian Zi No. 5 (20 Tháng Một 2015) (Phụ Lục 681).
157 Xem, thí dụ, Ministry of Foreign Affairs, People’s Republic of China, Foreign Ministry Spokesperson Hong Lei’s Regular Press Conference (9 December 2014) (Phụ Lục 620); Ministry of Foreign Affairs, People’s Republic of China, Foreign Ministry Spokesperson Hong Lei’s Remarks on Vietnam’s Statement on the Chinese Government’s Position Paper on Rejecting the Jurisdiction of the Arbitral Tribunal Established at the Request of the Philippines for the South China Sea Arbitration (12 December 2014) (Phụ Lục 621); Ministry of Foreign Affairs, People’s Republic of China, Foreign Ministry Spokesperson Hong Lei’s Regular Press Conference (11 March 2015) (Phụ Lục 623); Ministry of Foreign Affairs, People’s Republic of China, Foreign Ministry Spokesperson Hua Chunying’s Remarks on the Philippines’ Playing up and Airing of a Documentary on the South China Sea Issue (29 June 2015) (Phụ Lục 628).
158 Ministry of Foreign Affairs, People’s Republic of China, Foreign Ministry Spokesperson Hong Lei’s Remarks on Vietnam’s Statement on the Chinese Government’s Position Paper on Rejecting the Jurisdiction of the Arbitral Tribunal Established at the Request of the Philippines for the South China Sea Arbitration (12 December 2014) (Phụ Lục 621).
159 Ministry of Foreign Affairs, People’s Republic of China, Statement of the Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China on the Award on Jurisdiction and Admissibility of the South China Sea Arbitration by the Arbitral Tribunal Established at the Request of the Republic of the Philippines (30 October 2015) (Phụ Lục 649).
160 Điều Trần Về Nội Dung Tr. (Ngày 1), trang 19.
161 Điều Trần Về Nội Dung Tr. (Ngày 1), các trang 22-24. Cũng xem the Philippines’ Position in respect of its Submission No. 8 at paragraphs 681 to 686 below.
162 Điều Trần Về Nội Dung Tr. (Ngày 1), các trang 24-27.
163 Điều Trần Về Nội Dung Tr. (Ngày 1), các trang 27-28; Bản Ghi Nhớ, đoạn 1.23; Z. Gao và B.B. Jia, “The Nine-Dash Line in the South China Sea: History, Status, and Implications,” American Journal of International Law, Vol. 107, No. 1, trang 98, các trang 123-124 (2013).
164 Bản Ghi Nhớ, đoạn 7.130.
165 People’s Republic of China, Exclusive Economic Zone and Continental Shelf Act (26 June 1998), cung ứng tại <www.npc.gov.cn/englishnpc/Law/2007-12/11/content_1383573.htm>. Bản dịch được lưu giữ bởi UN Department of Ocean Affairs and the Law of the Sea phiên dịch Điều 14 như sau: “Các điều khoản của Đạo Luật này sẽ không ảnh hưởng đến các quyền lịch sử của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc.” People’s Republic of China, Exclusive Economic Zone and Continental Shelf Act (26 June 1998), cung ứng tại
<www.un.org/depts/los/legislationandtreaties/pdffiles/chn_1998_eez_act.pdf>.’
166 Bản Ghi Nhớ, đoạn 7.128.
167 Bản Ghi Nhớ, đoạn 7.139.
168 Điều Trần Về Nội Dung Tr. (Ngày 1), trang 59.
169 Điều Trần Về Nội Dung Tr. (Ngày 1), trang 61.
170 Điều Trần Về Nội Dung Tr. (Ngày 1), trang 61.
171 Điều Trần Về Nội Dung Tr. (Ngày 1), trang 66.
172 Điều Trần Về Nội Dung Tr. (Ngày 1), trang 71.
173 Điều Trần Về Nội Dung Tr. (Ngày 1), trang 67.
174 Điều Trần Về Nội Dung Tr. (Ngày 1), trang 72 (các trích dẫn nội bộ được lược bỏ).
175 Điều Trần Về Nội Dung Tr. (Ngày 1), trang 74.
176 Điều Trần Về Nội Dung Tr. (Ngày 1), trang 77.
177 Điều Trần Về Nội Dung Tr. (Ngày 1), các trang 79-80.
178 Điều Trần Về Nội Dung Tr. (Ngày 1), trang 81; Luận Điểm Đệ Tŕnh Bằng Văn Bản Bổ Túc, các đoạn A13.3-A13.11.
179 Điều Trần Về Nội Dung Tr. (Ngày 1), trang 81.
180 Ministry of Foreign Affairs Research & Planning Committee, Republic of China (ed.), Archival Compilation on South China Sea Islands by Ministry of Foreign Affairs (1995); Ministry of the Interior, Republic of China, Compilation of Historical Archives on the Southern Territories of the Republic of China (2015).
181 Điều Trần Về Nội Dung Tr. (Ngày 1), trang 89.
182 Giác Thư từ Phái Đoàn của Trung Hoa Dân Quốc tại Paris gửi Bộ Ngoại Giao nước Pháp, (29 Tháng Chín 1932), được in lại trong sách của Monique Chemillier-Gendreau, Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands (2000).
183 Điều Trần Về Nội Dung Tr. (Ngày 1), trang 94.
184 Điều Trần Về Nội Dung Tr. (Ngày 1), các trang 94-96; Cũng xem Thư từ Bộ Ngoại Giao, Trung Hoa Dân Quốc gửi Bộ Nội Vụ, Trung Hoa Dân Quốc (1 Tháng Mười 1946), được in lại trong Republic of China Ministry of Foreign Affairs Research & Planning Committee, ed., Archival Compilation on South China Sea Islands by Ministry of Foreign Affairs, Vol. 2, Doc. No. III(1):008 (1995); Thư từ Bộ Nội Vụ, Trung Hoa Dân Quốc gửi Bộ Ngoại Giao, Trung Hoa Dân Quốc (9 Tháng Mười 1946), được in lại trong Republic of China Ministry of Foreign Affairs Research & Planning Committee, ed., Archival Compilation on South China Sea Islands by Ministry of Foreign Affairs, Vol. 2, Doc. No. III(1):009 (1995).
185 Điều Trần Về Nội Dung Tr. (Ngày 1), trang 96.
186 Điều Trần Về Nội Dung Tr. (Ngày 1), trang 96.
187 Phúc đáp của Phi Luật Tân trước Lời Yêu Cầu của Phiên Ṭa ngày 26 Tháng Năm 2016 về việc Cho Ư Kiến Về Tài Liệu từ các Văn Khố của Pháp, đoạn 30 (3 Tháng Sáu 2016) (từ giờ về sau, “Written Responses of the Philippines on French Archive Materials (3 June 2016): Văn bản phúc đáp của Phi Luật Tân về Các Tài Liệu Văn Khố Pháp (3 Tháng Sáu 2016)”).
188 Written Responses of the Philippines on French Archive Materials, đoạn 31 (3 June 2016).
189 Điều Trần Về Nội Dung Tr. (Ngày 2), trang 2.
190 Điều Trần Về Nội Dung Tr. (Ngày 2), trang 5.
191 Điều Trần Về Nội Dung Tr. (Ngày 2), trang 7.
192 Điều Trần Về Nội Dung Tr. (Ngày 2), các trang 8-9; Z. Gao, “The South China Sea: From Conflict to Cooperation?” Ocean Development and International Law, Vol. 25, No. 3, trang 346 (1994).
193 Điều Trần Về Nội Dung Tr. (Ngày 2), trang 11.
194 Ministry of Foreign Affairs, People’s Republic of China, Briefing by Xu Hong, Director-General of the Department of Treaty and Law on the South China Sea Arbitration Initiated by the Philippines (12 May2016), cung ứng tại
<www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/wjdt_665385/zyjh_665391/t1364804.shtml>.
195 Xem People’s Republic of China, Declaration under Article 298 (25 August 2006), 2834 UNTS 327.
196 Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, các đoạn 155-157.
197 Xem một cách tổng quát United Nations, Historic Bays: Memorandum by the Secretariat of the United Nations, UN Doc. A/CONF.13/1 (30 September 1957); United Nations, Juridical Regime of Historic Waters, Including Historic Bays, U.N. Doc A/CN.4/143 (9 March 1962).
198 Xem định nghĩa về một vũng (bay) nơi Điều 10 của Công Ước.
199 Ministry of Foreign Affairs, People’s Republic of China, Statement of the Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China on the Award on Jurisdiction and Admissibility of the South China Sea Arbitration by the Arbitral Tribunal Established at the Request of the Republic of the Philippines (30 October 2015) (Phụ Lục 649).
200 China National Offshore Oil Corporation, “Notification of Part of Open Blocks in Waters under Jurisdiction of the People’s Republic of China Available for Foreign Cooperation in the Year of 2012” (23 June 2012) (Phụ Lục 121).
201 Đây vẫn c̣n là một trường hợp ngay dù một khu kinh tế độc quyền đầy đủ có được gán cho một ḥn đá nhỏ duy nhất ở trên mặt nước lúc thủy triều lên cao tại Rạn San Hô Fiery Cross Reef (được thảo luận bên dưới tại các đoạn 340 đến 343 và từ đoạn 563 đến 565).
202 Phiên Ṭa lưu ư Báo Cáo Chuyên Viên đệ tŕnh bởi Tiến Sĩ Lindsay Parson và kết luận của ông rằng, trong khi Trung Quôc có tiềm năng tuyên nhận một số khu vực nào đó của thềm lục dịa vượt quá 200 hải lư, như một vấn đề của địa h́nh học (geomorphology), Quần Đảo Spratly nhiều phần sẽ không hậu thuẫn cho một sự tuyên nhận vượt quá 200 hải lư và rằng Quần Đảo Paracel nhiều phần sẽ không nới dài một cách đáng kể các khu vực biển của Trung Quôc vượt quá một thềm lục địa có thể được tuyên nhận từ đảo Hải Nam. Dr. Lindsay Parson, The Potential for China to Develop a Viable Submission for Continental Shelf Area beyond 200 Nautical Miles in the South China Sea, các trang 5-6, 9, 37-38 (March 2015) (Phụ Lục 514).
203 Thông Tư Ghi Nhớ từ Quyền Phụ Tá Bộ Trưởng về Á Châu và Thái B́nh Dương Sự Vụ, Bộ Ngoại Giao, Cộng Ḥa Phi Luật Tân, gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao (10 Tháng Ba 2011) (Phụ Lục 70).
204 Thông Tư Ghi Nhớ từ Thứ Trưởng về Các Mối Quan Tâm Đại Dương và Đặc Biệt, Bộ Ngoại Giao, Cộng Ḥa Phi Luật Tân, gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao Cộng Ḥa Phi Luật Tân (30 Tháng Bảy 2010) (Phụ Lục 63).
205 Giác Thư (Note Verbale) của Ṭa Đại Sứ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc tại Manila gửi Bộ Ngoại Giao, Cộng Ḥa Phi Luật Tân, Số (11) PG-202 (6 Tháng Bảy 2011) (Phụ Lục 202).
206 Pḥng Ngư Nghiệp Quận Nam Hải, Bộ Nông Nghiệp, Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc, Announcement on the 2012 Summer Ban on Marine Fishing in the South China Sea Maritime Space (10 May 2012) (Phụ Lục 118).
207 Như trên, Fishery Bureau of Nanhai District, Ministry of Agriculture, People’s Republic of China, Announcement on the 2012 Summer Ban on Marine Fishing in the South China Sea Maritime Space (10 May 2012) (Phụ Lục 118).
208 “Fishing Ban Starts in South China Sea,” Xinhua (17 May 2012) (Phụ Lục 318).
209 Phiên Ṭa sẽ thảo luận các sự hưởng quyễn của Băi Cạn Scarborough Shoal một cách chi tiết sau này (Xem các đoạn 333 đến 334 and 554 đến 556 bên dưới).
210 Ministry of Foreign Affairs, People’s Republic of China, Vice Foreign Minister Zhang Yesui Makes Stern Representations to US over US Naval Vessel’s Entry into Waters near Relevant Islands and Reefs of China’s Nansha Islands (27 October 2015) (Phụ Lục 645).
211 Công Ước, điều 17.
212 Điều Trần [Về Nội Dung?, có thể sót từ Merits ở đầu, ND] Tr. (Ngày 1), các trang 51-52.
213 Công Ước Vienna về Luật Hiệp Ước, điềuVienna 33(1), 22 May 1969, 1155 UNTS 331 (từ giờ về sau, “Vienna Convention on the Law of Treaties”). Cả Phi Luật Tân lẫn Trung Quôc đều là hội viện kết ước của Công Ước Vienna, Phi Luật Tân đă phê chuẩn hôm 15 Tháng Mười Mo6t. 1972 và Trung Quôc đă gia nhập vào ngày 3 Tháng Chín 1997..
214 Công Ước Vienna (Vienna Convention on the Law of Treaties), điều 33(4).
215 Xem United Nations, Historic Bays: Memorandum by the Secretariat of the United Nations, UN Doc. A/CONF.13/1 at paras. 207-208 (30 September 1957).
216 Báo cáo của Ủy Hội Luật Quốc Tế tường thuật Công Tác Của Khóa Tám của nó, từ 23 Tháng Tư – 4 Tháng Bảy 1956, UN Doc. A/3159, Official Records of the General Assembly, Eleventh Session, Supplement No. 9, Yearbook of the International Law Commission: 1956, Vol. II, trang 253 ở trang 257.
217 Như trên, Report of the International Law Commission covering the Work of its Eighth Session, 23 April–4 July 1956, UN Doc. A/3159, Official Records of the General Assembly, Eleventh Session, Supplement No. 9, Yearbook of the International Law Commission: 1956, Vol. II, trang 253 ở trang 266.
218 United Nations, Historic Bays: Memorandum by the Secretariat of the United Nations, UN Doc. A/CONF.13/1, đoạn 8 (30 September 1957).
219 Anglo-Norwegian Fisheries (United Kingdom v. Norway), Judgment, ICJ Reports 1951, trang 116 at trang 130.
220 United Nations, Historic Bays: Memorandum by the Secretariat of the United Nations, UN Doc. A/CONF.13/1, paras. 137-198 (30 September 1957).
221 Công Ước về Lănh Hải và Khu Tiếp Giáp: Convention on the Territorial Sea and the Contiguous Zone, 29 April 1958, 516 UNTS 205 (từ giờ về sau, “1958 Convention on the Territorial Sea and the Contiguous Zone”).
222 “Summary Records of the First Committee, 61st to 66th Meetings,” UN Doc. A/CONF.13/C.1/SR.61-66 ở các trang 190, 192, Official Records of the United Nations Conference on the Law of The Sea, Volume III (First Committee (Territorial Sea and Contiguous Zone)) (1958); “Certain Legal Aspects Concerning the Delimitation of the Territorial Waters of Archipelagos,” UN Doc. A/CONF.13/18, Official Records of the United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume I (Preparatory Documents), trang 289 ở các trang 300-301 (1958).
223 India and Panama, “Revised Draft Resolution,” UN Doc. A/CONF.13/C.l/L.158/Rev.l (17 April 1958), Official Records of the United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume III (First Committee); “Summary Records of the 20th Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.13/38 ở trang 68 (27 April 1958), Official Records of the United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Plenary Meetings).
224 United Nations, Juridical Regime of Historic Waters, Including Historic Bays, UN Doc. A/CN.4/143, đoạn 167 (9 March 1962).
225 United Nations, Juridical Regime of Historic Waters, Including Historic Bays, UN Doc. A/CN.4/143, các đoạn 80-148 (9 March 1962).
226 United Nations, Juridical Regime of Historic Waters, Including Historic Bays, UN Doc. A/CN.4/143, đoạn 185 (9 March 1962).
227 Xem, thí dụ, “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 5th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.5 ở đoạn 30 (16 July 1974), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session).
228 Maritime Delimitation and Territorial Questions between Qatar and Bahrain, Merits, Judgment, ICJ Reports 2001, trang 40 ở các trang 112-113, đoạn 236.
229 Continental Shelf (Tunisia/Libyan Arab Jamahiriya), Judgment, ICJ Reports 1982, trang 18 ở các trang 73-74, đoạn 100.
230 Continental Shelf (Tunisia/Libyan Arab Jamahiriya), Judgment, ICJ Reports 1982, trang 18 ở các trang 73-74, đoạn 100.
231 Bản Ghi Nhớ, đoạn 4.28; Điều Trần Về Nội Dung Tr. (Ngày 1), trang 34.
232 Giác Thư của Ṭa Đại Sứ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quôc tại Manila gửi Bộ Ngoại Giao, Cộng Ḥa Phi Luật Tân, No. (11) PG-202 (6 July 2011) (Phụ Lục 202).
233 Ministry of Foreign Affairs, People’s Republic of China, Statement of the Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China on the Award on Jurisdiction and Admissibility of the South China Sea Arbitration by the Arbitral Tribunal Established at the Request of the Republic of the Philippines (30 October 2015) (Phụ Lục 649).
234 Fisheries Jurisdiction (United Kingdom v. Iceland), Merits, Judgment, ICJ Reports 1974, trang 3; Fisheries Jurisdiction (Federal Republic of Germany v. Iceland), Merits, Judgment, ICJ Reports 1974, trang 175.
235 Xem, thí dụ, Remarks of the Ambassador of Malta, First Committee, 1515th Meeting, UN Doc. A/C.1/PV.1515 (1 November 1967), Official Records of the UN General Assembly, 22nd Session.
236 Xem, thí dụ, “Conclusions in the General Report of the African States Regional Seminar on the Law of the Sea, Held at Yaoundé from 20-30 June 1972,” United Nations Legislative Series, National Legislation and Treaties relating to the Law of the Sea, ST/LEG/SER.B/16, trang 601; “Specialized Conference of Caribbean Countries concerning the Problems of the Sea: The Declaration of Santo Domingo” (Colombia, Costa Rica, Dominican Republic, Guatemala, Haiti, Honduras, Mexico, Nicaragua, Trinidad and Tobago, and Venezuela) (9 June 1972), in lại trong 11 ILM 892.
237 Report of the Committee on the Peaceful Uses of the Sea-Bed and the Ocean Floor Beyond the Limits of National Jurisdiction, UN Doc. A/8721 (1972) at trang 180-182, Official Records of the UN General Assembly, 27th Session, Supplement No. 21.
238 Japan, “Proposals for a Régime of Fisheries on the High Seas,” UN Doc. A/AC.138/SC.II/L.12 (1972), reproduced in Report of the Committee on the Peaceful Uses of the Sea-Bed and the Ocean Floor Beyond the Limits of National Jurisdiction, UN Doc. A/8721 ở trang 188, Official Records of the UN General Assembly, 27th Session, Supplement No. 21.
239 Union of Soviet Socialist Republics, “Draft Article on Fishing (Basic Provisions and Explanatory Note),” UN Doc. A/AC.138/SC.II/L.6 (1972) reproduced in Report of the Committee on the Peaceful Uses of the Sea-Bed and the Ocean Floor Beyond the Limits of National Jurisdiction, UN Doc. A/8721 ở trang 158, Official Records of the UN General Assembly, 27th Session, Supplement No. 21.
240 “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 24th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.24 ở đoạn 2 (1 August 1974), Official Records of the Third United Nations
Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session), trang 187; Cũng xem “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 26th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.26 at đoạn 108 (5 August 1974), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session), trang 210; “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 30th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.30 ở đoạn 22 (7 August 1974), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session), trang 228; “Summary Records of the Meetings of the Second Committee, 48th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.48 ở đoạn 29 (2 May 1975), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume IV (Summary Records, Plenary, General Committee, First, Second and Third Committees, as well as Documents of the Conference, Third Session), trang 77.
241 Committee on the Peaceful Uses of the Sea-Bed and the Ocean Floor Beyond the Limits of National Jurisdiction, “Summary Records of the 72nd Meeting,” UN Doc. A/AC.138/SR.72 ở các trang 13-18, 20 (3 March 1972); Committee on the Peaceful Uses of the Sea-Bed and the Ocean Floor Beyond the Limits of National Jurisdiction, “Summary Records of the 73rd Meeting,” UN Doc. A/AC.138/SR.73 ở các trang 33-35 (10 March 1972).
242 “Summary Records of Plenary Meetings, 25th Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.25 at đoạn 21 (5 August 1974), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume I (Summary Records of Plenary Meetings of the First and Second Sessions, and of Meetings of the General Committee, Second Session), trang 81; “Summary Records of Plenary Meetings, 191st Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.191 ở đoạn 36 (9 December 1982), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XVII (Plenary Meetings, Summary Records and Verbatim Records, as well as Documents of the Conference, Resumed Eleventh Session and Final Part Eleventh Session and Conclusion), trang 103; “Note by the Secretariat,” UN Doc. A/CONF.62/WS/37 and Add.1-2 (1983), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XVII (Plenary Meetings, Summary Records and Verbatim Records, as well as Documents of the Conference, Resumed Eleventh Session and Final Part Eleventh Session and Conclusion), trang 240.
243 “Văn Thư bởi Chủ Tịch về Các Điều Khoản Sau Cùng: Note by the President on the Final Clauses,” UN Doc. FC/1 (23 July 1979), sao chụp trong sách của Renate Platzöder (ed.), Third United Nations Conference on the Law of the Sea: Documents, Vol. XII, trang 349 (1987).
244 Xem “Summary Records of Plenary Meetings, 135th Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.135, paras. 52-53 (25 August 1980), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XIV (Summary Records, Plenary, General Committee, First and Third Committees, as well as Documents of the Conference, Resumed Ninth Session), các trang 23-24; “Summary Records of Plenary Meetings, 161st Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.161 ở đoạn 30 (31 March 1982), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XVI (Summary Records, Plenary, First and Second Committees, as well as Documents of the Conference, Eleventh Session), trang 32.
245 Xem Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, đoạn 107.
246 Delimitation of the Maritime Boundary in the Gulf of Maine Area (Canada v. United States), Judgment, ICJ Reports 1984, trang 246 ở các trang 341-342, đoạn 235.
247 Fisheries Jurisdiction (United Kingdom v. Iceland), Merits, Judgment, ICJ Reports 1974, trang 3; Fisheries Jurisdiction (Federal Republic of Germany v. Iceland), Merits, Judgment, ICJ Reports 1974, trang 175.
248 Fisheries Jurisdiction (United Kingdom v. Iceland), Merits, Judgment, ICJ Reports 1974, trang 3 at pp 27-28, đoạn 62; Fisheries Jurisdiction (Federal Republic of Germany v. Iceland), Merits, Judgment, ICJ Reports 1974, trang 175 ở các trang 196-197, đoạn 54.
249 Fisheries Jurisdiction (United Kingdom v. Iceland), Merits, Judgment, ICJ Reports 1974, trang 3 at trang 23, đoạn 52; Fisheries Jurisdiction (Federal Republic of Germany v. Iceland), Merits, Judgment, ICJ Reports 1974, trang 175 ở các trang 191-192, đoạn 44.
250 Eritrea v. Yemen, Award of 17 December 1999, RIAA Vol. XXII, trang 335 ở trang 361, đoạn 109.
251 Bản Ghi Nhớ, các đoạn 4.65-4.69.
252 Eritrea v. Yemen, Award of 17 December 1999, Phụ Lục I – The Arbitration Agreement, art. 2(3), RIAA Vol. XXII, trang 335 ở trang 374.
253 Chagos Marine Protected Area (Mauritius v. United Kingdom), Award of 18 March 2015, đoạn 430.
254 Chagos Marine Protected Area (Mauritius v. United Kingdom), Award of 18 March 2015, đoạn 124.
255 Xem, thí dụ, China’s Position Paper, đoạn 4.
256 Ministry of Foreign Affairs, People’s Republic of China, Foreign Ministry Spokesperson Hua Chunying’s Remarks on Relevant Issue about Taiping Dao (3 June 2016), cung ứng tại
<www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/xwfw_665399/s2510_665401/t1369189.shtml>; Cũng xem Letter from the Ambassador of the People’s Republic of China to the Netherlands to the individual members of the Tribunal (3 June 2016).
257 People’s Republic of China, Declaration of the Government of the People’s Republic of China on China’s Territorial Sea (4 September 1958), in Collection of the Sea Laws and Regulations of the People’s Republic of China (3rd ed. 2001) (phần nhấn mạnh được thêm vào).
258 Delimitation of the Maritime Boundary in the Gulf of Maine Area (Canada v. United States), Judgment, ICJ Reports 1984, trang 246 ở các trang 341-342, đoạn 235.
259 Phiên Ṭa sẽ nói đến vai tṛ của sự thực hành của Quốc Gia trong sự giải thích Công Ước, phù hợp với Điều 31 của Công Ước Vienna về Luật Hiệp Ước, liên quan đến sự giải thích Điều 121 của Công Ước. Xem các đoạn 552 to 553 bên dưới.
260 People’s Republic of China, Exclusive Economic Zone and Continental Shelf Act (26 June 1998), cung ứng tại <www.npc.gov.cn/englishnpc/Law/2007-12/11/content_1383573.htm> cũng cung ứng tại <www.un.org/depts/los/legislationandtreaties/pdffiles/chn_1998_eez_act.pdf>.
_____
Nguồn: Arbitral Tribunal: Judge Thomas A. Mensah (Presiding Arbitrator), Judge Jean-Pierre Cot, Judge Stanislaw Pawlak, Professor Alfred H.A. Soons, Judge Rudiger Wolfrum, Permanent Court of Arbitration, PCA Case No 2013-19, IN THE MATTER OF THE SOUTH CHINA SEA ARBITRATION –before- AN ARBITRAL TRIBUNAL CONSTITUTED UNDER ANNAX VII TO THE 1982 UNITED NATIONS CONVENTION ON THE LAW OF THE SEA –between- THE REPUBLIC OF THE PHILIPPINES –and- THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA : AWARD OF 12 JULY 2016, PART V. The “Nine-Dash Line” And China’s Claim To Historic Rights In The Maritime Areas Of The South China Sea (Submissions No. 1 and 2), các trang 67-117
Ngô Bắc dịch và phụ chú
25.07.2016
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2016