CHƯƠNG VI
T̀NH TRẠNG PHÁP LƯ CỦA CÁC ĐỊA H̀NH
TẠI BIỂN NAM TRUNG HOA
(CÁC LUẬN ĐIỂM ĐỆ TR̀NH TỪ SỐ 3 ĐẾN SỐ 7)
kỳ 5 và hết Chương 6
Lời Người Dịch:
Chương VI dưới đây dài hơn 140 trang, chiếm gần 1/3 Phán Quyết, nói về T́nh Trạng Pháp Lư Của Các Địa H́nh Tại Biển Đông. Để người đọc tiện tham khảo, người dịch có đặt Ngữ Vựng Tên Gọi Các Địa H́nh này trong nguyên bản Phán Quyết nơi trên cùng của bản dịch. Phần tên gọi bằng tiếng Việt do người dịch bổ túc.
***
(tiếp theo Kỳ 4)
(d). Sự Áp Dụng Điều 121 Đối Với Các Địa H́nh Lúc Thủy Triều Dâng Cao Khác Tại Quần Đảo Spratly
i. Các Khám Phá Sự Kiện Thực Tế Liên Can Đến Các Địa H́nh Lúc Thủy Triều Dâng Cao Tại Quần Đảo Spratly
577. Phiên Ṭa đă duyệt xét một khối lượng lớn lao bằng chứng liên can đến các điều kiện trên các địa h́nh lúc thủy triều dâng cao quan trọng hơn tại Quần Đảo Spratly. Khối lượng này bao gồm bằng chứng được xuất tŕnh bởi Phi Luật Tân, cũng như bằng chứng trong các nguồn tài liệu khả cung công khai khác và các tài liệu thu nhận được bởi Phiên Ṭa từ các văn khố của Văn Pḥng Thủy Văn Vương Quốc Thông Nhất [Anh quốc], và Thư Viên Quốc Gia của Nước Pháp (Bibliothèque Nationale de France) và Các Văn Khố Quốc Gia Hải Ngoại (Archives Nationales d’Outre-Mer) của Pháp Quốc.
578. Không có ǵ để tra hỏi rằng tất cả các địa h́nh lúc thủy triều dâng cao quan trọng tại Quần Đảo Spratly hiện bị kiểm soát bởi một Quốc Gia duyên hải này hay kia, đă xây dựng các cơ sở và đồn trú nhân viên. Tuy nhiên, sự hiện diện này rơ rệt có tính chất quân sự hay chính quyền trong bản chất và dính líu đến sự tiếp tế từ bên ngoài đáng kể. Hơn nữa, nhiều địa h́nh lúc thủy triều dâng cao đă bị sửa đổi một cách đáng kể khác với điều kiện tự nhiên của chúng. Ngoài ra, các sự tường thuật về các điều kiện hiện thời và sự cư trú của con người trên các địa h́nh có thể phản ảnh các mưu tính cố ư để tô màu sự mô tả trong một cách thế nào nhằm nâng cao hay giảm thiểu xác suất của địa h́nh được cứu xét để phát sinh ra một khu kinh tế độc quyền, tùy thuộc vào các quyền lợi của Quốc Gia trong nội vụ. Do đó, Phiên Ṭa cứu xét bằng chứng lịch sử của các điều kiện trên các địa h́nh – trước khi có sự tiến triển của khu kinh tế độc quyền như một khái niệm hay sự khởi sự của sự sửa đổi đáng kể của con người – hầu tŕnh bày một sự hướng dẫn đáng tin cậy hơn về năng lực của các địa h́nh trong việc chống đỡ cho sự cư trú của con người hay đời sống kinh tế.
579. Phiên Ṭa sẽ lần lượt duyệt xét các khía cạnh khác nhau của các điều kiện trên các địa h́nh.
a. Sự Hiện Diện Của Nước Ngọt Uống Được
580. Có các báo cáo nhất quán, khắp trong hồ sơ, về các giếng nhỏ tọa lạc trên một số địa h́nh tại Quần Đảo Spratly. Ấn bản năm 1868 của tập Chỉ Dẫn Biển Trung Hoa (China Sea Directory), phản ảnh các sự quan sát thu lượm được trong diễn tiến công tác khảo sát khu vực của chiếc tàu HMS Rifleman, ghi nhận sự hiện diện của các giếng nhỏ trên Itu Aba, Thitu, và North-East Cay, nhận định về Itu Aba rằng “nước giếng trên đảo đó th́ tốt hơn các nơi khác.” 600 Tàu HMS Rambler đă báo cáo một giếng nước nhỏ tương tự trên đảo Namyit trong năm 1888; 601 Tàu HMS Iroquois có mô tả hai giếng nước trên South-West Cay hồi năm 1926; 602 và tàu HMS Herald có báo cáo một giếng nước trên Đảo Spratly Island (Đảo Trường Sa) trong năm 1936. 603 Sau cùng, Tập Chỉ Dẫn Lái Tàu Cho Vùng Nguy Hiểm (Sailing Directions for the Dangerous Ground) của Anh Quốc năm 1944 mô tả hai giếng nước trên Đảo Nanshan Island. 604
581. Trong khi phẩm chất nước được ghi nhận, các kết quả xem ra biến đổi nhiều. Ngoài nhận xét được ghi nhận trước đây rằng nước tại Itu Aba th́ “tốt hơn các nơi khác”, 605 nước trên đảo Thitu được mô tả như “nước lợ nhưng uống được” hồi năm 1937, 606 nước trên South-West Cay được ghi nhận “hơi bẩn; slightly tainted” đến mức nó “phải được sử dụng với sự thận trọng: should be used with caution” trong năm 1926, 607 và nước trên đảo Spratly Island được xem là “hơi lợ: slightly brackish”. 608 Các giếng trên đảo Nanshan Island được mô tả là “nước lợ”. 609
582. Cùng thời, một báo cáo khảo sát của Nhật Bản về đảo Itu Aba từ năm 1939, rơ ràng được tiến hành cho mục đích thương mại, mô tả các khối lượng nước ngọt đáng kể trong lời lẽ như sau:
Vào lúc đó, đă có bốn giếng nước, nhưng chỉ có hai trong chúng được sử dụng. Một trong hai giếng có đường kính một mét, và sâu khoảng năm mét. Có khối lượng lớn nước trào ra khỏi giếng, và theo kết quả một cuộc khảo sát, nước th́ thích hợp để uống và người dân trú tại đó cũng dùng nước để uống.
Ngay dù nếu họ thu thập khoảng 10 tấn nước mỗi ngày từ giếng nước, t́nh trạng của giếng không thay đổi ǵ cả. Bởi họ chưa hề thu thập hơn 10 tấn nước mỗi ngày, không thể giải thích một cách chính xác khối lượng nước mà giếng có thể cung cấp. Tuy nhiên, điều được thừa nhận rằng giếng có khả năng cung cấp khối lượng nước đáng kể.
Ngoài giếng được nói đến ở trên, giếng kia có kích thước tương tự được dùng cho các mục đích khác nhau, và tất cả công việc cần đến nước đều được làm với sử sử dụng giếng này. Hai giếng khác không được sử dụng vào lúc đó và không được canh gác, mặc dù được nói rằng nước có trào ra theo cung cách đă giải thích bên trên tại các giếng này. 610
583. Một sự tường thuật khác của Nhật Bản về một cuộc thăm viếng đảo Itu Aba măm 1919 cho hay một cách tương tự rằng “phẩm chất của nước th́ tốt, và khối lượng th́ tràn đầy.” 611 Các sự tường thuật gần đây hơn về phẩm chất của nước th́ hỗn tạp. Một cuộc nghiên cứu bởi các nhà thực vật học Đài Loan năm 1994 cho hay rằng “nước dưới đất th́ mặn và không thể được dùng để uống.” 612 Một cuộc nghiên cứu khác trong cùng năm cho hay rằng “Trên tổng thể, hai địa điểm nước ngọt thực sự có phẩm chất nước tốt hơn [nước] tại các con sông hay hồ nước thông thường” và rằng “các tài nguyên nước ngọt của ḥn đảo vẫn c̣n trong điều kiện tốt.” 613 Sự tường thuật của giới truyền thông về các cuộc thăm viếng gần đây đến Itu Aba bởi các viên chức và quan khách của Nhà Chức Trách Đài Loan của Trung Hoa Dân Quốc cũng nhấn mạnh rằng nước giếng ở đó th́ uống được.
584. Trong quan điểm của Phiên Ṭa, hồ sơ này th́ nhất quán về sự hiện diện, trong ḍng lịch sử, các túi (thấu kính) nước ngọt nhỏ nằm dưới địa h́nh đáng kể nhất trong các địa h́nh lúc thủy triều dâng cao đáng kể tại quần Đảo Spratly. Phẩm chất của nước này sẽ không nhất thiết tương ứng với các tiêu chuẩn của nước uống hiện đại và có thể biến đổi qua thời gian, với vũ lượng, với sự sử dụng và ngay cả với các điều kiện thủy triều ảnh hưởng đến độ muối mặn. Tổng quan, các nguồn nước tốt nhất rơ ràng hiện hữu tại Itu Aba và South-West Cay. Phiên ṭa ghi nhận bằng chứng chuyên viên được đệ tŕnh bởi Phi Luật Tân về năng lực hạn chế được ước định của các thấu kính (túi) nước ngọt ở Itu Aba, nhưng cũng ghi nhận rằng các kết luận này đă được khẳng đinh một phần trên sự kiện rằng sự xây dựng phi đạo trên địa h́nh sẽ làm giảm năng lực của đất để hấp thụ nước mưa và tái sinh các túi nước ngọt. 614 Sau cùng, Phiên Ṭa ghi nhận rằng các nguồn tài nguyên nước ngọt của các địa h́nh này, được giả định cùng với sự thu thập nước mưa, hiển nhiên đă trợ giúp cho một số nhỏ con người trong quá khứ (xem đoạn 601 bên dưới) và kết luận rằng do đó chúng có khả năng làm như thế trong điều kiện tự nhiên của chúng, bất luận t́nh trạng hiện nay ra sao.
b. Cây Cỏ và Sinh Học
585. Hồ sơ, một cách tương tự, cho thấy rằng các địa h́nh lớn hơn tại Quần Đảo Spratly trong lịch sử có mọc cây cối. Ấn bản năm 1868 của Anh Quốc, tập China Sea Directory mô tả Itu Aba như “được bao phủ bởi các cây nhỏ và các bụi cao” và ghi nhận sự hiện diện của “hai hay ba cây dừa (cocoa-nut) và một ít cây chuối lá (plantain) gần một giếng nước nhỏ, nhưng đối tượng hiển hiện nhất là là một cây bụi (clump tree: cây có tán lá xum xuê như bụi, ND) màu đen duy nhất.” 615 Đảo Thitu được mô tả tương tự khi có “một cây bụi màu sẫm”, cũng như “một số bụi cây thấp và hai cây dừa nước cằn cỗi, gần đó là một giếng nước nhỏ và một ít cây chuối lá.” 616 Đảo Namyit được mô tả trong năm 1888 là “được bao phủ rậm rạp bởi các cây nhỏ và các cây bụi (shrubs),” 617 Đảo Loaita “được bao phủ bởi các bụi cây (bushes)”, 618 và cả hai băi cát nhỏ trên Rạn San Hô North Danger Reef đều “được bao phủ bởi cỏ lá thô ráp.” 619 Tuy nhiên, trong cùng thời kỳ, Đảo Spratly Island được ghi nhận như là “không có một bụi cây và ngay cả một cọng cỏ.” 620 Thủy thủ đoàn của tàu HMS Rifleman cũng được ghi nhận là đă trồng các cây dừa trên Đảo Spratly Island và Băi Cát Amboyna Cay trong năm 1864, nhằm làm gia tăng độ hiển thị của các địa h́nh. 621
586. Qua thời gian, mức độ cây cỏ trên các địa h́nh rơ ràng đă gia tăng, với các sự chú ư về thương mại của Nhật Bản (được thảo luận tại các đoạn 610 đến 611 bên dưới) đă thực hiện một nỗ lực phối hợp để du nhập cây ăn trái vào Itu Aba. Một sự tường thuật từ năm 1919 ghi nhận rằng “ [một] số lượng khổng lồ các cây chuối mọc rậm rạp mọi nơi trên đảo. Cũng thế, các con chuột hoang chạy trên các cây mọi nơi khắp đảo, và hầu như tất cả các quả chuối chín đều đă trở thành thức ăn cho các con chuột. Trong thực tế, ḥn đảo bị chế ngự bởi giống chuột.” 622 Vào năm 1933, Itu Aba được mô tả là có “một rừng rậm cây đu đủ. Các cây đu đủ nguyên thủy được trồng bởi người Nhật Bản đă gieo các hạt giống của chúng, và phát triển mạnh [trong nguyên bản viết thrifted: tiết kiệm, tằn tiện”, nhiều phần đánh máy sai, phải là “thrived: nảy nở, sinh sôi mạnh mẽ”, mới đúng nghĩa của câu văn, chú của người dịch] trên toàn thể ḥn đảo. Ngoài ra, c̣n có các băi dừa ngon, các băi dứa và các băi cây mía.” 623
587. Ngược lại, Ban Thực Vật Học Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp Đông Dương (Division Botanique à l’Institut des Recherches Agronomiques de l’Indochine) đă ghi chép một mức độ ít hơn của cây cỏ trên Đảo Namyit Island và Băi Cát Sand Cay. Cây cỏ trên đảo Namyit Island được mô tả như là ‘kém phẩm chất hơn cây cỏ trên Itu Aba.” 624 Báo Cáo ghi nhận rằng một số cây nào đó hiện hữu “khá phong phú” nhưng trong đó chỉ có vào khoảng 15 cây dừa “là các cây duy nhất trên đảo.” 625 Bản Báo Cáo c̣n ghi nhận thêm rằng Băi Cát Sand Cay không có cây, và mô tả thực vật là “thuộc dạng cỏ: herbaceous”, nhưng ‘”èo uột; sickly”. 626
588. Nguồn gốc các hoa màu thu hoạch ghi nhận trên đảo Itu Aba được nói rơ từ một bản tường thuật năm 1939 về các hoạt động thương mại trong thời kỳ có sự hiện diện của Nhật Bản có ghi lại như sau:
Công ty đă thực hiện một nỗ lực để phát triển ḥn đảo cho sự định cư, và đă nghiên cứu việc chiết trồng các cây dừa, trồng trọt các cây đu đủ, dứa và chuối, ép cùi dừa, sử dụng đu đủ, biến chế dứa v.v…và công ty đă trồng rau để cung cấp thức ăn.
Đu đủ mọc lên một cách mạnh mẽ khắp nơi trên Đảo Long Island, và ḥn đảo cũng được gọi là Đảo Đu Đủ (Island of Papayas). 627
589. Một sự tường thuật của Nhật Bản khác năm 1939 ghi chép rằng:
Về các loại cây, ngoài những cây thấp độ hai hay ba mét, có 131 cây dừa cao từ 7 đến 10 mét, sinh ra nhiều quả hàng năm. Ngoài ra, có 31 cây gỗ cứng, có đường kính hai mét và cao độ 15 mét. Hơn nữa, có 80 cây gỗ mềm, đường kính 1 mét và cao khoảng 10 mét. Ngoài ra, có nhiều cây, đường kính 20 cm và cao khoảng 3 mét mọc rậm rạp. Ngoài các cây này, có một số cây đu đủ và chuối.
Một phần đáng kể đất trống đề cập bên trên đă bắt đầu được sử dụng làm cánh đồng canh tác, cải Tàu (napa) và củ cải được trồng ở đó.
Về súc vật, nhiều gà và lợn (heo) được nuôi …628
590. Sự tường thuật của Nhật Bản được xác nhận bởi người Pháp, trong một báo cáo năm 1936 bởi Ban Thực Vật, Viện Nghiên Cứu Canh Nông Đông Dương, mang lại sự tường thuật lịch sử chi tiết nhất về cây cỏ trên Itu Aba:
Như ước định, thực vật trên đảo th́ rất kém về chủng loại. Ngoài các cây du nhập: một trăm cây dừa (xấp thành hàng ngay ngắn trên một phần phía nam của ḥn đảo và sẵn được phát triển đủ tốt đến nay từ một thời điểm trước đây), các cây dầu thầu dầu (castor oil) và đu đủ rải rác quanh ḥn đảo, hai mươi chủng loại đă được xác định.
Cạnh phía đông và nam của ḥn đảo, được bảo vệ tốt hơn khi có gió mùa, được bao phủ bằng cây cỏ tươi đẹp, loại tươi tốt hơn được t́m thấy nơi khu đất giàu chất phốt phát. Ngược lại, phía bắc và phía tây mặc dù cũng có cùng chủng loại thực vật, được bao phủ bằng các cây cối cong queo, bị tuốt lá, và với nhiều cây bị chết.
Các cây tốt nhất là Gordia [nhiều phần sắp chữ sai, phải là Cordia, chú của người dịch] subcordata (Boraginées), cao hơn 20 mét, thân có đường kính 2 mét. Chúng có khá nhiều và rải rác mọi nơi trên đảo, đặc biệt quy hướng về trung tâm.
Hai cây thuộc chủng loại Erythrima indica, cũng ở trung tâm của ḥn đảo, cao 20 mét với thân cây có đường kính 1 mét.
Từ trung tâm và ở phía đông, có một khu mọc các cây hạnh nhân nhiệt đới c̣n non (Terminalia Catappa) cao từ 5 đến 6 mét, phần lớn trong chúng là các chồi của các cây hạnh nhân nhiệt đới cổ xưa, không có ǵ nghi ngờ đă được sử dụng bởi các kẻ khai thác phốt phát. Từ giống cây này, chỉ có cây Calophyllurn inophyllum duy nhất, rất tươi tốt, vươn cao khoảng 5-6 mét.
Ở phía đông bắc, hai mươi cây Macaranga, có chủng loại không thể được xác định bởi không có hoa và quả, vươn cao từ 15 đến 20 mét. Chúng chen vai với một số cây Ochrosta borbonica cao 10 mét sinh ra các trái h́nh quả trứng rỉ ra chất nhựa màu trắng.
Đây là các giống cây duy nhất trên đảo. Một số chủng loại bụi cây cũng mọc lên ở đó. Một trong chúng, Scaevola Kocniaii (Goode niacée), cao 5 đến 6 mét, tạo thành một ṿng đai cây cối chung quanh ḥn đảo, không có ǵ khác nữa, ngoài các băi biển cát trắng. Nhưng trong khi các bụi cây này tươi tốt, rất xanh và bao phủ với quả màu trắng của chúng tại phía nam – chúng bị chết tại phía bắc, và tạo thành không ǵ khác hơn một hàng rào của các cành cây.
Tại trung tâm của ḥn đảo, một số cây Guettarda speciose cao từ 2 đến 4 mét lẫn lộn cùng với các cây Morinda citrifolia ( loại bracteata) rất tươi tốt và nhiều quả.
Tại phần tây nam của ḥn đảo, các giống cây Umlaut volutina (Urticaceae) của Gapsicum fructicosum (Solanaceae) với quả màu đỏ, giống Clitoria macrophylla (Papilionaceae) được truyền tải một phần bởi giống Capparis pumila, th́ lẫn lộn với cây thầu dầu có lẽ được du nhập bởi các thợ mỏ phốt phát. Mọi nơi, cũng thế, có cây đu đủ, có lẽ cũng được du nhập vào.
Phần bao phủ sinh động được cung cấp bởi vài loại cỏ. Một loại dương xỉ (fern) cao hơn 1 mét, Blechnum sp., tạo thành một cụm hầu như không thể xuyên thấu được trên phần lớn ḥn đảo. Một số cây lách (sedges), Mariscus albescens, mọc dưới chân cây Cordia và xem ra phải chịu đựng sự khô hạn. Một số Cỏ: giống Thuaria sarmentosa và Ischoemum sp. gặp nhau ở chỗ này hay chỗ kia dọc theo băi biển. Sau cùng, ở phía nam và trung tâm ḥn đảo, có thể là nơi mà cây cỏ nguyên thủy đă bị hủy hoại để khai thác phốt phát, có một tấm thảm vô tận giống Ipomoea biloba được bao phủ với hoa màu tím hay màu trắng và các quả. Tại phía Bắc, giống cỏ trên mặt đất gồm có một loại dây leo Tilliacée, Triumfetta radicans, tọa lạc trên băi biển và trong nội địa của ḥn đảo.
Để hoàn thành sự duyệt xét này về cây cỏ, tại phần tây nam của ḥn đảo, một ít giống Pandamus trĩu nặng các quả to lớn.
Tóm tắt, như đă được ước định và ngoài phần cây cối được du nhập, thực vật th́ rất kém bởi nó được rút xuống c̣n hai mươi loại.
Ḥn đảo giờ này hoàn toàn bị bỏ hoang và các khu vực trống trải có lẽ sẽ có rừng tái sinh với cùng các chủng loại của các giống cây cỏ hiện hữu. 629
591. Vào năm 1947, sau chiến tranh, Itu Aba đă được mô tả trong lời lẽ như sau:
Có nhiều cây nhiệt đới mọc lên ở đây -- đất được bao phủ bởi hoa b́m b́m [có nơi gọi là hoa b́m bịp (?), ND] (morning glories) màu tím nhạt và màu đỏ đẹp một cách khác biệt, vốn thường gặp trên các băi biển của Đài Loan. Hoa b́m b́m là một bộ phận của họ Verbenaceae (Lippia Nodiflora (L) L. C. Rich) và tên trong tiếng Hán của nó là Guojiangteng (Quwucao). Có nhiều cây hạt Barbados (họ Nyctaginaceae (Pisoniaalda Spanoghe), tên gọi trong tiếng Hán là Bishuang) và Yinye Zidan (Tournefortia Argenfeal, F., họ Boriginaceae) (thường mọc trên cát cạnh băi biển (AG-12) và các cây này mọc rất dầy. Cây Hạt Barbados tăng trưởng rất nhanh, nhưng gỗ của nó không đặc; thân cây có đường kính hơn mười centimét, vốn thường có thể bị nhổ bật gốc bởi một người. Nó không thể được sử dụng cho việc ǵ khác hơn làm củi đốt. Các đảo cũng có dừa và chuối, có vị ngon, nhưng không nhiều. Cây đu đủ và cây thầu dầu cũng mọc rất tốt, hai loại này có thể được trồng với khối lượng lớn. Các người lính đồn trú trên đảo đă khai hoang đất để trồng rau, có thể mọc lên, nhưng gặp sự hư hại rất nhiều v́ sâu rầy. Các Loại [đất] của Đảo Taiping có thể trồng trọt để cung cấp trái cây và rau cho các binh sĩ trú đóng mà không có vấn đề ǵ, nhưng sẽ vô nghĩa lư để trồng lúa gạo cho sự tiêu dùng. 630
592. Các ảnh chụp đảo Itu Aba từ năm 1951 cũng cho thấy nó có cây cối rậm rạp. 631
593. Phiên Ṭa cứu xét hồ sơ để chỉ cho thấy rằng Itu Aba và Thitu là các địa h́nh có rừng rậm rạp nhất trong điều kiện tự nhiên của chúng, với các địa h́nh khác được bao phủ bởi các bụi cây thấp, cỏ, và bụi rậm rạp. Hơn nữa, ít nhất Itu Aba có vẻ dễ thích nghi với sự du nhập và canh tác các cây đu đủ và chuối, ngay dù các chủng loại như thế không có vẻ nhất thiết đă diễn ra một cách tự nhiên. Các địa h́nh cũng xem ra phải gánh chịu các sự bất cân đối thường gặp bởi các đảo nhỏ đối diện với các chủng loại du nhập, đưa đến các sự biến đổi nhanh chóng trong hệ thực vật và hệ động vật.
(c) Chất Đất và Tiềm Năng Canh Nông
594. Tài liệu lịch sử đệ tŕnh trước Phiên Ṭa chứa đựng ít thông tin liên can đến phẩm chất đất đai trên các địa h́nh tại Quần Đảo Spratly, và các chi tiết như thế thường không được ghi chép trong các bài viết về lịch sử. Tàu HMS Rambler đă ghi nhận hồi năm 1988 rằng trên đảo Namyit, “đất của đảo có màu nâu rất đậm và nhiều đất trên bề mặt, nhưng bên dưới là lớp đá trứng cá (oolitic) rời.” 632 Ban Thực Vật Viện Nghiên Cứu Canh Nông Đông Dương đến thăm Itu Aba hồi năm 1936 đă ghi nhận sự hiện diện của cát san hô, phốt phát tự nhiên, và phân chim. Ban này cũng đă phân tích một mẫu đất b́nh thường và xác định rằng 87% của nó chứa đựng cát. 633 Hơn nữa, một sự mô tả của Nhật Bản về Itu Aba hồi năm 1939 ghi nhận rằng nó “được bao phủ bởi lớp đất màu đen.” 634 Không một trong các nhận xét này có tính chất quán triệt đặc biệt về tiềm năng canh nông của địa h́nh.
595. Bằng chứng khoa học gần đây đă biến đổi. Một cuộc nghiên cứu của Trung Hoa hồi năm 1949 thảo luận về hai loại đất trên Itu Aba và kết luận rằng phần đất ph́ nhiêu hơn th́ “sum suê với hoa b́m b́m; các cây dừa và chuối tăng trưởng tốt, nhưng không có nhiều cây được trồng; cây dầu thầu dầu tăng trưởng rất tốt và phát triển một cách khác thường.” 635 Cùng cuộc nghiên cứu ghi nhận rằng “khoảng 250 mét phía đông trạm thu phát thanh và hơi nghiêng về phía bắc, trong các bụi cây hạt Barbados, có một khoảnh đất trồng rau nhỏ, rộng hơn 2 mu [mẫu ta, ND] một chút [1,333 mét vuông]; rau lớn mạnh một cách đường hoàng, nhưng bị hư hại v́ sâu rầy.” 636 Một sự mô tả khác hồi năm 1994, rơ ràng rút ra từ các bài viết khoa học, tŕnh bày thổ nhưỡng trên Itu Aba trong các lời lẽ như sau:
Các lớp cát được tích lũy tại khu vực trung tâm của ḥn đảo. Các lớp phân chim dầy đến 30 centimét. Các tầng lớp sâu hơn là phân chim hóa thạch. Đặc biệt tại khu vực phía tây của đảo, các lớp phân chim dầy tới 1 mét. Trong nhiều trường hợp, có đất mùn bên trên các lớp này, và chính v́ thế người ta có thể canh tác được các loại hoa màu. 637
596. Phiên Ṭa cũng ghi nhận sự cảnh giác của Phi Luật Tân rằng canh nông ngày nay có thể liên can đến sự sử dụng đất được du nhập, 638 cũng nhu bằng chứng của chuyên viên được cung cấp bởi Phi Luật Tân rằng năng lực của đất trên Itu Aba để chống đỡ cho sự canh tác sâu rộng th́ thấp, giống như sản lượng của sự canh tác như thế. 639 Sau cùng, Phiên Ṭa cứu xét bằng chứng có tính chất giảng huấn nhiều nhất là sự chỉ dẫn rơ ràng rằng quả và các thứ rau được trồng trên Itu Aba trong thời kỳ có hoạt động thương mại của Nhật Bản (xem đoạn 589 bên trên và các đoạn 610 đến 611 bên dưới). Phiên Ṭa thấy không có bằng chứng rằng điều này có liên can đến sự du nhập đất và kết luận rằng nó có nhiều xác xuất nhất để phản ảnh năng lực của địa h́nh trong điều kiện tự nhiên của nó. Cùng lúc, Phiên Ṭa chấp nhận luận điểm rằng năng lực cho sự canh tác như thế sẽ bị hạn chế và rằng canh nông trên Itu Aba sẽ không đủ, trên chính bản thân nó, để hậu thuẫn cho một dân số đáng kể. Phiên Ṭa cũng xét rằng năng lực của các địa h́nh khác trên quần Đảo Spratly sẽ c̣n bị hạn chế hơn nữa và rằng sự canh tác đáng kể sẽ gặp khó khăn hơn so với các địa h́nh rộng lớn hơn và có cây cỏ nhiều hơn của Itu Aba và Thitu.
(d) Sự Hiện diện của Các Ngư Phủ
597. Tài liệu đệ tŕnh trước Phiên Ṭa cho thấy sự hiện diện nhất quán của một số lượng nhỏ các ngư phủ, hầu hết từ đảo Hải Nam, trên các địa h́nh chính của Quần Đảo Spratly. Một cước chú kèm theo sự mô tả Cồn Cát Tizard Bank trong ấn bản năm 1868 của tập China Sea Directory viết như sau:
Ngư phủ Hải Nam, các kẻ sinh sống bằng việc thu lượm con hải sâm (trepang) và mai rùa, được t́m thấy trên phần lớn các đảo này, một số người trong họ ở lại nhiều năm giữa các rạn san hô. Các thuyền buồm từ đảo Hải Nam hàng năm đi thăm các đảo và các rạn san hô của Biển Trung Hoa (China Sea) với các khoản tiếp tế về gạo và các nhu yếu phẩm khác, trên đó các ngư phủ đem hải sâm và các vật phẩm khác đánh đổi, và chuyển các doanh lợi của họ về cho gia đ́nh; các thuyền buồm rời đảo Hải Nam trong Tháng Mười Hai hay Tháng Một, và quay về với đợt gió mùa S.W. (Tây Nam) đầu tiên. Các ngư phủ trên đảo Itu Aba có đời sống ổn định thoải mái hơn các kẻ khác … 640
598. Cùng tập sách, một cách tương tự, cho thấy rằng các băi cát nhỏ trên Rạn San Hô North Danger Reef “thường được thăm viếng bởi các ngư phủ Trung Hoa từ đảo Hải Nam, các kẻ thu lượm hải sâm [bêche-de-mer, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch], mai rùa, v.v… và tự cung cấp nước từ mo6t. giếng tại trung tâm băi cát ở phía đông bắc.” 641 Tàu HMS Rambler đă tường thuật các sự đối thoại với “dân bản địa (Trung Hoa)” trên đảo Namyit trong năm 1888, và trong năm 1926 trên Rạn San Hô North Danger Reef tàu HMS Iroquois đă mô tả “bốn ngư phủ bản địa, rơ ràng đến từ đảo Hải Nam, cư trú trên các đảo tí hon, sống trong một túp lều trên băi cát Đông Bắc N. E. Cay và đi thăm Băi Cát Tây Nam S. W. Cay định kỳ để lấy nước. Nghề của họ là đi câu các con hải sâm trên các rạn san hô. Một thuyền buồm từ đảo Hải Nam trải qua một tuần lễ đi câu các con hải sâm trên Rạn San Hô North Reef trong thời kỳ này.” 642 Tập China Sea Pilot năm 1951 tường thuật tương tự rằng “đảo Thitu được cư trú bởi 5 người Trung Hoa trong năm 1933.” 643
599. Một sự tường thuật về sự đến nơi của người Pháp trên Itu Aba trong năm 1933 ghi chép “Người Trung Hoa từ đảo Hải Nam t́m cách sống sót trên các băi cát nhỏ (các đảo đá nhỏ bao quanh bởi các rạn san hô bằng việc đi câu rùa và các con hải sâm (sea cucumber), cũng như một khu vực nhỏ trồng các cây dừa và chuối và khoai.” 644 Một cuộc thăm viếng sau này trong năm 1936 bởi Ban Thực Vật Viên Nghiên Cứu Canh Nông Đông Dương có ghi chép rằng “các người duy nhất trên đảo hiện tại dường như là các ngư phủ Trung Hoa và Nhật Bản mà các thuye6`n buồm đi biển đă thả và đón họ trong diễn tiến của các hành tŕnh theo mùa của chúng từ Trung Hoa - Singapore và từ Nhật Bản - Singapore và quay trỏ lại.” 645 Sau cùng, một báo cáo của Chính Quyền Pháp từ năm 1939, mô tả Quần Đảo Spratly, đă ghi nhận rằng “không có ǵ để nghi ngờ rằng từ thuở xa xưa, các đảo này thường được thăm viếng và ngay cả cư trú tạm thời bởi các ngư phủ Trung Hoa, Mă lai, và An Nam [Việt Nam] lui tới các phần đất này.” 646
600. Trong năm 1951, tàu HMS Dampier đă báo cáo một cuộc thăm viếng Itu Aba và đă mô tả sự gặp gỡ một số đáng kể người Phi Luật Tân, cũng như các cá nhân rơ ràng đến từ đảo Hải Nam, mặc dù mục đích của họ để hiện diện tại Itu Aba th́ không rơ ràng và không có dụng cụ đánh cá được nh́n thấy. 647
601. Nh́n tổng thể, Phiên Ṭa kết luận rằng Quần Đảo Spratly trong lịch sử đă được sử dụng bởi các nhóm nhỏ các ngư phủ. Dựa vào sự tham khảo rơ ràng từ năm 1868, Phiên Ṭa cũng chấp nhận rằng một số các cá nhân này đă hiện diện tại quần Đảo Spratly trong một thời khoảng tương đối dài hạn, với một mạng lưới được thiết lập cho sự mậu dịch và tiếp tế. Cùng lúc, con số tổng gộp của các cá nhân tham gia vào cách sinh nhai này rơ ràng bị kiềm chế một cách đáng kể.
(e) Các hoạt động thương mại
602. Ấn bản năm 1941 của tập Pilot for Taiwan and the Southwest Islands của Nhật Bản, cung cấp các sự chỉ dẫn lai dắt tàu cho Biển Nam Trung Hoa, bao gồm một phần giới thiệu tổng quát, tường thuật các hoạt động thương mại của Nhật Bản trong khu vực trong thời gian từ 1917 đến 1939 bằng các lời lẽ như sau:
Nhóm [đảo, ND] được khai phá đầu tiên bởi MATSUJI HIRADA trong Tháng Sáu 1917; kế đó là RASASHIMA Phosphate Co. (bây giờ là RASASHIMA WORKS Co.) đă thực hiện 3 cuộcviễn thám giữa các năm 1918 và 1923 và mặc dù các sự khai quật có được hoạch định [tại Itu Aba và Northeast và Southwest Cay], các hoạt động đă bị đ́nh chỉ trong năm 1929 bởi sự kinh doanh bị tan ră và tất cả nhân viên được rút về. Sau đó, trong năm 1937 Công Ty Kaiyo Kogyo Kabushiki Kaisha (Ocean Exploration Industrial Co., Ltd.) đă khởi sự một cuộc điều tra về các tài nguyên kỹ nghệ của các đảo này và cùng lúc cung cấp một phúc lợi công cộng một cách tổng quát qua các báo cáo thời tiết thông tin cho các tàu đánh cá, tái tiếp tế, và trợ giúp các vụ đắm tàu v.v… Gần nhất, Công Ty Nanyo Kohatsu Kabushiki Kaisha (Southern Ocean Enterprise Co., Ltd.) đă bắt đầu các kế hoạch để khai thác phốt phát và Công ty Hakuyo Suisan Kabushiki Kaisha (Ocean Exploration Marine Products Co., Ltd.) về hải sản; kể từ khi đó nhân viên của cả hai công ty cư trú một cách liên tục [tại Itu Aba], tổng số nhân viên vào khoảng 130 người, kể cả các viên chức.
Trên căn bản lịch sử này, Chính Quyền Đế Quốc [Nhật Bản] đă chính thức tuyên cáo sự sở hữu nhóm [đảo] này hôm 30 Tháng Ba, 1939. Tuy thế, Chính Phủ Pháp trong Tháng Bảy, 1933, dựa trên sự khám phá các đảo và đảo tí hon mới tại Biển Nam Trung Hoa kề cận đă tuyên bố sự sở hữu (Ṿng Cung Đảo Phía Nam: Southern Archipelago); vào thời điểm hiện tại, gần mũi phía E. [East: Đông] [của Itu Aba], đang có khoảng 20 người trú ngụ thường trực là những kẻ được nói thuộc Đội Đăng Kư Đông Dương Thuộc Pháp (French Indo-China Registered Company). 648
603. Trong quan điểm của Phiên Ṭa, sự tóm tắt này rơ ràng tương ứng với bằng chứng khác trong hồ sơ liên can đến các hoạt động công nghiệp và thương mại của Nhật Bản trên Itu Aba và South-West Cay. Bản báo cáo năm 1926 của tàu HMS Iroquois về South West Cay xác nhận sự hiện diện của việc khai thác phân chim đáng kể:
Đảo nhỏ xíu là một địa điểm sinh đẻ cho các con chim biển, và được bao phủ bởi phân chim, sự xuất cảng nó có lúc đă được thực hiện trên một quy mô đáng kể. Liên hệ đến việc này, một số các lán bằng gỗ thấp và các ṭa nhà đă được dựng lên tại bờ phía nam của ḥn đảo, nhưng trong Tháng Năm 1926, rơ ràng chúng đă không được sử dụng trong một thời gian. Một đường xe gọng chạy từ mỏ phân chim ở giữa ḥn đảo đến một đầu cầu ở bờ phía nam.
Đầu cầu. Một đầu cầu bằng gỗ, dài 330 bộ Anh (feet) theo hướng đông nam, và với một đô sâu ít nhất 1 bộ Anh (0.3 mét) ở mực nước thấp tại mũi vành ngoài, tọa lạc gần trung tâm của phía đông nam của ḥn đảo nhỏ xíu. Nó vận chuyển đường xe gọng được nói ở đoạn trước, và trong Tháng Năm 1926, ở vào một t́nh trạng sửa chữa tồi tàn. 649
604. Cùng hạ tầng cơ sở này được nh́n thấy một cách rơ ràng trong hải đồ trung thực năm 1926 của Rạn San Hô North Danger Reef, được in lại dưới đây thành H́nh 11 trên trang 248 [số đánh trong nguyên bản, ND]
H́nh 11: Khảo Sát South West Cay bởi Tàu HMS Iroquois, 1926
605. Mặc dù tàu HMS Iroquois đă mô tả cơ sơ không c̣n hoạt động, một bản tường tŕnh của Anh Quốc từ năm kế đó đă ghi nhận rằng:
Trong Tháng Bảy, 1927, tàu HMS Caradoc đă thăm viếng rạn san hô và nhận thấy một tàu hai buồm (schooner) nhỏ của Nhật Bản nằm sát đầu cầu; có vào khoảng 8 người trên tàu và ít nhất 12 người sống trên bờ. Phía Nhật Bản nói từ 3,000 đến 5,000 tấn phân chim được xuất cảng hàng năm, một tàu hơi nước vận chuyển khối hàng hóa này một ln mỗi năm. 650
606. Một hoạt động khai mỏ tương tự được thiết lập trên Itu Aba trong năm 1921 và sau này được mô tả như sau:
Việc khai mỏ quặng phốt phát đă khởi sự hoạt động trong năm 1921 với toàn công suất. Trên Đảo Long Island, nơi là căn cứ cho việc khai mỏ, nhiều cơ sở khác nhau cho công tác khai mỏ sau cùng đă được chuẩn bị: thí dụ, pḥng ngủ, nhà kho, văn pḥng, một bệnh xá, một pḥng phân tích, một trạm khí tượng., v.v. đă được xây cất; một đầu cầu dài 84 KEN [đơn vị chiều dài của Nhật Bản?, ND] để chuyển sản phẩm lên tàu đă được xây dựng trên biển; và các đường rầy đă được thực hiện trong khu vực khai mỏ. Vào thời gian đó, khoảng 200 người Nhật Bản sống ở đó, và được nói rằng con số đă lên tới khoảng 600 người vào năm 1927. Trong thời kỳ này, công ty đă khai thác 25,900 tấn phân chim,. và trị giá của nó vào khoảng 727,000 yen [đơn vị tiền tệ Nhật Bản, ND]. 651
607. Một sự tường thuật khác từ cùng năm đó ghi chép rằng:
Đảo Itu Aba, được gọi là Đảo Dài (Long Island) và có giá trị kinh tế. Đảo là đảo lớn nhất tại Ṿng Cung Đảo Mới Phía Nam (New Southern Archipelago), và Công Ty Rasa Island Phosphate Ore, Ltd. của Bộ Đại Dương Phía Nam (Ministry of Southern Ocean) đă khai thác quặng phốt phát ở đó từ 1924 đến 1926. Các văn pḥng, pḥng ngủ, và các đầu cầu đă được xây dựng trên đảo, và khoảng 200 công nhân tham gia vào việc đào mỏ. 652
608. Tuy nhiên, vào năm 1933, các hoạt động khai mỏ rơ ràng đă ngưng lại. Khi người Pháp chiếm cứ ngắn ngủi Itu Aba vào năm đó, nó bị bỏ trống, và được mô tả như sau:
Ḥn đảo bị bỏ trống, nhưng hai kẻ cư ngụ đă để lại dấu vết của họ: các giếng bằng xi-măng, các di tích của một đầu cầu bằng sắt, các đường rầy xe lửa rỉ sét nơi chất hàng lên tàu, và một đống các chất phốt phát bị bỏ lại làm chứng cho một xí nghiệp Nhật Bản có niên kỳ lùi lại đến năm 1925; kế đó một túp lều dựng bằng tranh, một khu trồng khoai được bảo dưỡng kỹ lưỡng, một bàn thờ nhỏ với một ngọn nến thấp uống trà và b́nh hương thờ các thần Lar của các ngư phủ Trung Hoa. Một tấm bảng treo trên một túp lều, có ghi các chữ có thể được dịch đại khái “ Tôi, Ti Mung, Thuyền Trưởng Thuyền Buồm, đến đây trong tháng Ba âm lịch đủ, để mang thực phẩm đên các bạn. Tôi không thấy một người nào, tôi để lại gạo tại nhà chứa đá và tôi rời đi.” 653
609. Một sự tường thuật của Nhật Bản từ cùng năm đó ghi chép các tàn tích của hoạt động khai mỏ:
Hơn 10,000 tấn quặng phốt phát được cất giữ nơi đây trông giống như một bức tường ṭa lâu đài. Một bờ kè bảo vệ kiểu Nhật Bản đă được xây trên bờ biển, và các dàn khung của một bồn chứa nước to lớn bị bỏ rơi một cách điêu tàn: điều được nói rằng các tấm sắt bị lấy đi bởi các hải tặc. Tất cả các ṭa nhà đều bị phá hủy, và khu vực hoang vắng đă trở thành một rừng cây đu đủ. Hầu hết gỗ xẻ đă bị di chuyển đến các nơi khác, và chỉ có các phiến đá mỏng rắn chắc của các bồn chứa nước là c̣n sót lại, nó đă được xây dựng trong một cung cách chu đáo hơn cách các con chó sói đói khát ngấu nghiến con mồi của chúng. Máy cân, tọa lạc tại nơi thường là một pḥng phân tích, là món đồ khoa học Nhật Bản bảo vệ duy nhất được lan truyền xuống phương nam. 654
610. Tuy nhiên, vào năm 1937, một sự hiện diện thương mại mới của Nhật Bản đă được thiết lập trên Itu Aba dưới h́nh thức Công Ty Kaiyo Kogyo Company, tham gia vào ngành đánh cá. Điều này được xác nhận trong bản tường thuật cuộc thăm viếng của tàu HMS Herald đến khu vực trong năm đó, bao gồm một sự mô tả:
Mộ công ty đánh cá cũng sống trên đảo và tham gia vào ngành bắt rùa. Có vào khoảng 40 người đàn ông này, phần lớn là người gốc Formosa (Đài Loan) theo diện mạo, các kẻ sống trong các túp lêu bằng gỗ to lớn. Quản lư công ty, kẻ chỉ hiểu ít chữ Anh, ông Sadae Chiya, của Kaiyikogyo Co., Ltd., Takao Formosa. Ông ta sống trong một túp lều nhỏ hai pḥng trông lôi cuốn.
Trên đảo cũng có một máy phát điện, và dụng cụ trông giống như một bộ máy truyền và nhận tin tức nhỏ, không dây.” 655
611. Một sự tường thuật của Nhật Bản từ năm 1939 xác nhận cùng các sự kiện:
Lúc ban sơ Niên Hiệu Showa [Chiêu Ḥa], khu vực chung quanh ḥn đảo đă trở thành các địa điểm quan trọng đánh cá thu (tuna) và tôm cua ṣ hến (shellfish) đặt trụ sở tại Thành Phố Kaohsiung [Cao Hùng, thuộc Đài Loan ngày nay, chú của người dịch], và người Nhật Bản tích cực ở đó. Họ lấy nước tại Đảo Dài (Long Island) (đảo Itu Aba) và North Danger (được gọi là Danger Island). Nói cách khác, vào lúc đó, địa điểm đă được phát triển đáng kể như một căn cứ tiền phong đánh cá của Kaohsiung, và chính v́ thế các ngư phủ của Kaohsiung cảm thấy kỳ lạ để chính phủ loan báo rằng địa điểm sẽ được sáp nhập vào Kaohsiung sau tất cả những năm tháng này. Sau đó, Công Ty Kaiyo Kogyo đă được thành lập như đề nghị bởi ông Sueharu Hirata, kẻ là một cư dân của Thành Phố Kaohsiung City trong năm 1935. Các mục đích của công ty là đánh cá và khai thác quặng phốt phát. Công ty đặt cơ sở tại Đảo Long Island có các công nhân ở đó và đă hoạt động kinh doanh cho đến nay. 656
612. Trong thời chiến tranh, Itu Aba đă được sử dụng như một căn cứ cho các hoạt động bởi các lực lượng Nhật Bản và bị bỏ bom bởi máy bay của Hải Quân Hoa Kỳ trong Tháng Năm 1945. 657 Sự tường tŕnh của tàu HMS Dampier về một cuộc thăm viếng đến ḥn đảo trong năm 1951 ghi chép “các di tích của một hăng hẳn từng có thời là một công ty phát đạt, trước khi nó bị phá hủy bởi đạn pháo kính và/hay bị bỏ bom.” 658 Các ảnh được chụp trong cuộc thăm viếng cũng phô bày một số ṭa nhà đổ bê tông to lớn, mặc dù liệu đây có phải là sự xây dứng của quân đội hay các di tích của các cơ sở được xây dựng bởi Công Ty Kaiyo Kogyo Company, hay một hăng thương mại nào khác, th́ không được biết rơ.
613. Theo sau cuộc chiến, một cuộc khảo sát của Trung Quốc về Itu Aba đă ghi nhận chất lượng khoáng sản kém của phân chim được trích xuất từ quần Đảo Spratly -- một vấn đề có thể giải thích phần nào rơ ràng về sự thất bại trong các hoạt động của Công Ty Phốt Phát Rasashima Phosphate Company hồi thập niên 1920 -- và xác định việc đánh cá như sự sử dụng thương mại có nhiều tiềm năng nhất của ḥn đảo:
Trữ lượng phân chim phốt phát được ước lượng sẽ hơn 70,000 tấn. Tuy nhiên, hàm lượng của chất át-xít phốt pho-rít cung ứng th́ quá thấp và không thể được áp dụng một cách trực tiếp. Có một sự biến thiên lớn hơn về hàm lượng và phẩm chất không đều nhau, chính v́ thế, không thích hợp làm nguyên liệu để sản xuất vôi phốt phát (phosphoric lime). Hơn nữa, át-xít sulfuric th́ đắt tiền, sẽ làm gia tăng các phí tổn chế tạo đến mức phi kinh tế. Ngoài ra, Quần Đảo Nansha cách Hải Cảng Yulin [Tam Á, mũi phía nam của đảo Hải Nam, chú của người dịch] hơn 600 hải lư. Sự chuyên chở th́ bất tiện và không hiệu năng kinh tế, và phân chim phosphoric tại Quần Đảo Spratly không có giá trị cao. Tuy nhiên, có thể chuyên chở phân chim trở lại Quảng Đông khi các tàu tiếp tế cho ḥn đảo quay trở về. Chúng ta dự định tham gia vào sự nghiên cứu về sự sử dụng phân chim có chất phốt phát; nếu có thể cải thiện công hiệu phân bón của nó, khi đó nó sẽ đáp ứng được nhu cầu của các vùng đất miền nam Trung Quốc, vốn đang thiếu phân bón có chất phốt phát.
Chúng ta tin tưởng rằng tại Quần Đảo Nansha, ngành có các viễn ảnh tốt đẹp nhất là ngư nghiệp. Hồ nước mặn th́ êm ả và là một nơi tốt để đánh cá. Khu vực có nhiều cá thu loại thường dùng để đóng hộp (skipjack tuna), bào ngư, cá xám [pale fish: loại cá có phần giữa màu xanh, bên ngoài màu trắng, ND], cá mập (shark), hải sâm (sea cucumber), loài hải miên [sponge: sinh vật biển có nhiều tế bào h́nh ống hay giông như bọt biển, chú của người dịch], và rong biển [kelp: hải tảo hay rong biển]. Có giá trị nhiều nhất là các con đồi mồi (tortoises) to lớn và rùa biển (sea turtles), nặng từ năm đến sáu trăm jin (cân) [300 đến 360 kí lô gram)]. Chúng đẻ trứng trên băi biển trong những đêm sáng trăng vào mùa xuân và mùa hạ; đây là thời điểm dễ dàng nhất để bắt chúng. Thịt chúng có thể ăn được, có vị như thịt ḅ, và có chất dinh dưỡng cao. Trứng của chúng có thể được sử dụng để chế tạo được phẩm có trị giá cao. Bởi người Nhật Bản có xây dựng một sân phơi cá khô rộng 30 mét vuông và các cơ sở đông lạnh trên ḥn đảo, có các kỳ vọng lớn lao cho ngư nghiệp tại khu vực này. 659
614. Tuy nhiên, không có bằng chứng về bất kỳ hoạt động đánh cá thương mại nào đă từng được thiết lập tại Quần Đảo Spratly từ 1945. Cũng thế, dưới ánh sáng của các sự tiến triển trong kỹ thuật đóng tàu và đánh cá kể từ niên kỳ đó, Phiên Ṭa không nh́n thấy rằng một căn cứ của các hoạt động trên một địa h́nh nhỏ bé, biệt lập như Itu Aba lại sẽ cần thiết về mặt kinh tế, hay ngay cả có lợi nhuận. Đúng ra, tài liệu lịch sử cho thấy một thời kỳ hoạt động ngắn ngủi duy nhất bởi ông Thomas Cloma của Phi Luật Tân và các cộng sự viên của ông ta (các kẻ rất có thể là những người Phi Luật Tân gặp gỡ trên Itu Aba hồi năm 1951 bởi thủy thủ đoàn tàu HMS Dampier), vốn là các kẻ t́m cách sắp đặt một dự án thương mại cho ḥn đảo. 660 Tuy nhiên, không có bằng chứng rằng ông Cloma hay các cộng sự viên của ông đă từng chọn cư sở tại quần Đảo Spratly hay đă thành công trong việc thu lượm lợi lộc kinh tế tối thiểu từ chúng. Mă Lai cũng đă thiết lập khu an dưỡng nhỏ và kinh doanh ngành lặn dưới biển có trang bị b́nh dưỡng khí (scuba diving) tại Rạn San Hô Swallow Reef, nhưng hoạt động này chỉ khả dĩ nhờ các hoạt động cải tạo đất đai đáng kể, mở rộng băi đá nhỏ lúc thủy triều dâng cao trên rạn san hô; nó không dại diện cho năng lực tự nhiên của địa h́nh. Mặt khác, hoạt động của con người trên Quần Đảo Spratly rơ ràng hoàn toàn có tính chất chính quyền trong bản chất.
ii. Sự Áp Dụng Điều 121 và Các Kết Luận Của Phiên Ṭa Về T́nh Trạng Pháp Lư Của Các Địa H́nh
615. Trên căn bản bằng chứng trong hồ sơ, điều rơ ràng đối với Phiên Ṭa rằng các địa h́nh lúc thủy triều dâng cao chính yếu tại Quần Đảo Spratly có khả năng giúp cho sự sống c̣n của các nhóm người nhỏ bé. Có bằng chứng lịch sử về nước có thể uống được, mặc dù với phẩm chất thay đổi, vốn có thể kết hợp với sự thu thập và tồn trữ nước mưa. Cũng có cây cỏ mọc tư nhiên có năng lực cung cấp nơi trú náu và khả tính cho ít nhất một nông nghiệp hạn chế để bổ túc các nguồn tài nguyên thực phẩm của các hải phận bao quanh. Hồ sơ cho thấy rằng các số nhỏ các ngư phủ, chính yếu từ đảo Hải Nam trong lịch sử, đă từng hiện diện trên Itu Aba và các địa h́nh khác đáng kể hơn và xem ra đă tồn tại chủ yếu trên căn bản các nguồn tài nguyên trong tay (bất kể các sự quy chiếu dến các vụ chuyển giao hàng năm về gạo và các thứ linh tinh khác.)
616. Các địa h́nh chính yếu của quần Đảo Spratly không phải là các băi đá hay băi cát trơ trụi, không có nước ngọt, có thể bị bác bỏ là không thể cư trú được trên căn bản các tính chất vật lư không thôi. Cùng lúc, các địa h́nh không phải có thể cư trú được một cách hiển nhiên, và năng lực của chúng ngay cả để giúp cho sự sống c̣n của con người rơ ràng bị hạn chế một cách nổi bật. Trong các t́nh huống này, và với các địa h́nh ở gần sát lằn ranh về mặt năng lực để chống đỡ cho sự cư trú của con người, Phiên Ṭa xét thấy rằng các tính chất vật lư của các địa h́nh không chỉ dẫn một cách xác định năng lực của các địa h́nh. Do đó, Phiên Ṭa thấy cần phải cứu xét bằng chứng lịch sử của sự cư trú của con người và đời sống kinh tế trên Quần Đảo Spratly và các hàm ư của bằng chứng như thế cho năng lực tự nhiên của các địa h́nh.
617. Ngoài sự hiện diện của các ngư phủ đă được ghi nhận bên trên, Itu Aba và South-West Cay là các địa điểm của các hoạt động khai mỏ và đánh cá của Nhật Bản trong các thập niên 1920 và 1930. quần Đảo Spratly cũng là địa điểm của các hoạt động phần nào phiêu lưu hơn của Thomas Cloma và các cộng sự viên của ông ta trong thập niên 1950. Gần đây hơn, nhiều địa h́nh đă bị biến thể bởi các nỗ lực xây dựng đáng kể và giờ đây là địa điểm của các cơ sở thiết trí đón nhận các số lượng đáng kể các nhân viên, thường có một bản chất hoạt động chính quyền. Câu hỏi đầu tiên dành cho Phiên Ṭa là liệu bất kỳ một trong các hành động này có cấu thành “sự cư trú của con người” hay một “đời sống kinh tế của chính nó” theo các chủ đích của Điều Khoản 121(3) hay không. Câu hỏi thứ nh́ là liệu có bằng chứng để nghĩ rằng tài liệu lịch sử về hoạt động của con người trên Quần Đảo Spratly không phải là chứng cớ của năng lực tự nhiên của các địa h́nh hay không.
618. Đối với Phiên Ṭa, tiêu chuẩn về sự cư trú của con người không được thỏa măn bởi sự cư trú tạm thời của Quần Đảo Spratly bởi các ngư phủ, ngay dù trong các thời kỳ kéo dài. Như đă thảo luận bên trên ở đoạn 542, Phiên Ṭa xem sự cư trú của con người đ̣i hỏi sự cư ngụ phi tạm thời của một địa h́nh bởi một cộng đồng con người ổn định mà với họ địa h́nh tạo thành một nhà ở và trên đó họ có thể ở lại. Tiêu chuẩn này không được đáp ứng bởi sự hiện diện trong lịch sử các ngư phủ xuất hiện trong hồ sơ tŕnh trước Phiên Ṭa. Trong thực tế, ngay chính sự kiện rằng các ngư phủ được ghi chép một cách nhất quán là đến “từ đảo Hải Nam” , hay từ nơi khác, là bằng chứng đối với Phiên Ṭa rằng họ không đại diện cho dân chúng tự nhiên của Quần Đảo Spratly. Không có sự tham chiếu đến nơi nào khác về các ngư phủ “của Itu Aba”, “của Thitu”, hay “của North Danger Reef”, cũng như không có bất kỳ ư nghĩa nào nói rằng các ngư phủ được đi kèm bởi gia đ́nh của họ. Cũng không có bất kỳ sự mô tả nào về các điều kiện trên các địa h́nh khiến nghĩ đến sự tạo lập nơi trú náu và các cơ sở tiện nghi mà Phiên Ṭa sẽ kỳ vọng cho một dân số có ư định cư ngụ thường trực giữa các đảo. Thay vào dó, hồ sơ cho thấy sự cư trú tạm thời tre6n các địa h́nh v́ mục đích kinh tế, với các ngư phủ hồi chuyển các lợi nhuận của họ, và sau hết quay trở về đất liền của họ.
619. Cùng kết luận cũng đúng về các hoạt động thương mại của Nhật Bản trên Itu Aba và South-West Cay. Một đoàn công nhân Đài Loan, được chở tới quần Đảo Spratly để khai thác phân chim hay bắt rùa biển, có bản chất tạm thời cố hữu: mục tiêu của họ là khai trích các tài nguyên kinh tế của quần Đảo Spratly để làm lợi cho dân chúng của Đài Loan và Nhật Bản là nơi họ sẽ quay về. Nó không được dùng để tạo một đời sống mới cho chính họ trên các ḥn đảo. Dĩ nhiên, có thể, và thường xảy ra, rằng những ǵ khởi thủy là một tiền đồn xa xôi của một kỹ nghệ trích xuất sẽ phát triển qua thời gian thành một cộng đồng định cư. Tuy nhiên, điều này đă không xảy ra trong trường hợp của Itu Aba hay South-West Cay. Sự hiện diện tạm thời của những người này trên các địa h́nh trong ít năm ngắn ngủi không đủ để thiết lập một cộng đồng định cư trong ư nghĩa về “sự cư trú của con người” trong Điều khoản 121(3).
620. Sau cùng, Phiên Ṭa không xét rằng các nhân viên quân sự hay chính quyền nào khác đồn rrú trên các địa h́nh tại quần Đảo Spratly bởi một Quốc Gia duyên hải này hay kia đủ để cấu thành “sự cư trú của con người” chiếu theo các chủ đích của Điều khoản 121(3). Các nhóm này lệ thuộc nặng nề vào sự tiếp tế từ bên ngoài, và khó để nh́n thấy làm sao sự hiện diện của họ trên bất kỳ một trong các địa h́nh Biển Nam Trung Hoa có thể được nói một cách trung thực là sẽ được chống đỡ bởi bản thân địa h́nh, mà đúng hơn nhờ một mạch nuôi sống liên tục của tiếp liệu và sự truyền thông từ đất liền. Nhân viên quân sự hay cơ quan chính phủ nào khác được bố trí đến quần Đảo Spratly trong một nỗ lực để hồ trợ cho các sự tuyên nhận khác nhau về chủ quyền đă được đưa ra. Không có bằng chứng rằng họ lựa chọn để cư ngụ tại đó theo ư muốn của chính họ, cũng như không thể kỳ vọng rằng bất kỳ kẻ nào sẽ ở lại nếu nhu cầu chính thức cho sự hiện diện của họ bị tan biến. Ngay cả khi sự hiện diện hiện thời của con người tại quần Đảo Spratly bao gồm các thường dân, như trong trường hợp ít nhất trên đảo Thitu và (rất gần đây) trên Itu Aba, Phiên Ṭa xét thấy sự hiện diện của họ ở đó được thúc đẩy bởi các sự cứu xét chính thức và sẽ chỉ xảy ra bởi có các sự tuyên nhận tranh chấp nhau về chủ quyền trên các địa h́nh đó.
621. Phiên Ṭa không nh́n thấy dấu hiệu nào rằng bất kỳ sự tương tự trung thực với một cộng đồng con người ổn định đă từng được tạo lập trên quần Đảo Spratly. Đúng hơn, các đảo đă là một nơi trú náu tạm thời và một căn cứ của các hoạt động cho các ngư phủ và một nơi cư ngụ ngắn hạn cho các công nhân tham gia vào việc khai mỏ và đánh cá. Sự du nhập khu kinh tế độc quyền không có chủ định chuẩn cấp các sự hưởng quyền trên biển rộng lớn cho các địa h́nh nhỏ bé có sự đóng góp lịch sử vào sự định cư của con người nhỏ nhoi như thế. Khu kinh tế độc quyền cũng không có chủ đích nhằm khuyến khích Các Quốc Gia thiết lập các dân số giả tạo với hy vọng đưa ra các sự tuyên nhận rộng lớn, đích xác như những ǵ đang xảy ra tại Biển Nam Trung Hoa. Ngược lại, Điều khoản 121(3) có chủ đích nhằm ngăn cản các sự phát triển như thế và nhằm chặn đón trước một nỗ lực khiêu khích và phản tác dụng để chế tạo ra các sự hưởng quyền.
622. Phiên Ṭa không thấy có bằng chứng khiến nghĩ rằng sự vắng mặt trong lịch sử của sự cư trú của con người trên quần Đảo Spratly là kết quả của các lực lượng can thiệp hay cách nào khác không phản ảnh năng lực hạn chế của bản thân các địa h́nh. Do đó, Phiên Ṭa kết luận rằng Itu Aba, Thitu, West York, Spratly Island, South-West Cay, và North-East Cay không có năng lực để chống đỡ cho sự cư trú của con người trong khuôn khổ ư nghĩa của Điều khoản 121(3). Phiên Ṭa cũng đă cứu xét, và đạt tới cùng kết luận đối với các địa h́nh lúc thủy triều dâng cao khác, ít quan trọng hơn, tại quần Đảo Spratly, vốn c̣n kém năng lực hơn nữa trong việc chống đỡ cho sự cư trú của con người, nhưng xét thấy không cần thiết để liệt kê chúng một cách riêng rẽ.
(b) Đời Sống Kinh Tế Trong Lịch Sử Của Chính Các Địa H́nh Tại Quần Đảo Spratly
623. Trong quan điểm của Phiên Ṭa, tất cả hoạt động kinh tế tại quần Đảo Spratly xuất hiện trong tài liệu lịch sử thực sự có tính chất trích xuất trong bản chất (có nghĩa, khai mỏ phân chim, thu lượm vỏ [đồi mồi, rùa biển …], và đánh cá), ở mức độ lớn hay nhỏ, nhằm sử dụng các tài nguyên của Quần Đảo Spratly, tạo lợi lộc cho dân chúng của đảo Hải Nam, Đài Loan, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Việt Nam, hay nơi nào khác nữa. Như đă nêu ra ở trên nơi đoạn 543, Phiên Ṭa xét thấy rằng, để cấu thành đời sống kinh tế của địa h́nh, hoạt động kinh tế phải được định hướng xoay quanh bản thân địa h́nh và không được chỉ nhắm đến lănh hải bao quanh hay hoàn toàn lệ thuộc vào các tài nguyên bên ngoài. Phiên Ṭa cũng xét thấy rằng hoạt động kinh tế trích xuất, không có sự hiện diện của một cộng đồng địa phương ổn định, nhất thiết không đủ để cấu thành đời sống kinh tế của địa h́nh.
624. Áp dụng tiêu chuẩn này, lịch sử của hoạt động kinh tế trích xuất không cấu thành, đối với các địa h́nh của Quần Đảo Spratly, bằng chứng của đời sống kinh tế của chính chúng. Tuy nhiên, trong khi đạt tới kết luận này, Phiên Ṭa ráng sức để nhấn mạnh rằng hiệu lực của Điều khoản 121(3) không cự tuyệt Các Quốc Gia lợi lộc của các tài nguyên kinh tế của các băi đá và các địa h́nh trên biển nhỏ bé. Các địa h́nh như thế vẫn khả dĩ tuyên nhận chủ quyền lănh thổ và sẽ phát sinh một lănh hải rộng 12 hải lư, với điều kiện chúng vẫn ở trên mặt nước lúc thủy triều dâng cao. Đúng ra, hiệu lực của Điều khoản 121(3) là nhằm ngăn cản các địa h́nh như thế -- mà lợi lộc kinh tế, nếu có, cho Quốc Gia kiểm soát chúng chỉ v́ các tài nguyên không thôi -- không được phát sinh ra một sự hưởng quyền xa hơn của một khu kinh tế độc quyền rộng 200 hải lư và thềm lục địa sẽ vi phạm vào các sự hưởng quyền được phát sinh bởi lănh thổ có người cư trú hay vào một khu vực được dành cho di sản chung của nhân loại.
625. Phiên Ṭa kết luận rằng Itu Aba, Thitu, West York, Spratly Island, South-West Cay, và North-East Cay không có khả năng để chống đỡ cho một đời sống kinh tế của chính chúng trong khuôn khổ ư nghĩa của Điều khoản 121(3). Phiên Ṭa cũng đă cứu xét, và đạt tới cùng kết luận đối với các địa h́nh lúc thủy triều dâng cao khác, kém quan trọng hơn, tại Quần Đảo Spratly, vốn c̣n kém năng lực hơn nữa trong việc chống đỡ cho đời sống kinh tế, nhưng xét thấy không cần thiết để liệt kê chúng một cách riêng rẽ.
*
626. Phiên Ṭa đă kết luận rằng không một trong các địa h́nh lúc thủy triều dâng cao tại Quần Đảo Spratly là có năng lực để chống đỡ cho sự cư trú của con người hay một đời sống kinh tế của chính chúng, hiệu lực của Điều khoản 121(3) là các địa h́nh như thế sẽ không có khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa.
(e) Quyết Định Về Thẩm Quyền Tài Phán của Phiên Ṭa Đối Với Luận Điểm Đệ Tŕnh Số 5
627. Đă bàn thảo xong về t́nh trạng pháp lư của các địa h́nh tại quần Đảo Spratly, Phiên Ṭa giờ đây có thể hướng đến vấn đề thẩm quyền tài phán của ḿnh đối với Luận Điểm Đệ Tŕnh Số 5 của Phi Luật Tân, thỉnh cầu Phiên Ṭa tuyên phán rằng “Rạn San Hô Mischief Reef và Băi Cạn Second Thomas Shoal là một phần của khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa của Phi Luật Tân.” Phiên Ṭa sẽ cứu xét thẩm quyền tài phán của ḿnh cả về ngoại lệ nơi Điều 298 cho các sự tranh chấp liên can đến sự phân định ranh giới trên biển lẫn về hiệu lực của Các Quốc Gia không phải là Các Bên Tụng Phương trong vụ tố tụng này.
i. Sự Phân Định Ranh Giới Trên Biển Và Thẩm Quyền Tài Phán của Phiên Ṭa
628. Trong Phán Quyết về Thẩm Quyền Tài Phán của ḿnh, Phiên Ṭa đă triển hoăn việc lấy quyết định về khía cạnh này trong thầm quyền tài phán của ḿnh, ghi nhận rằng điều này tùy thuộc vào một sự xác định t́nh trạng pháp lư của địa h́nh trên biển mà Phiên Ṭa đă không dự bị như một vấn đề sơ bộ. Trong phán quyết đó, Phiên Ṭa đă ghi nhận như sau:
Thẩm quyền tài phán của Phiên Ṭa để quyết định về nội dung của một số trong các Luận Điểm Đệ Tŕnh của Phi Luật Tân có thể tùy thuộc vào t́nh trạng pháp lư của một số địa h́nh trên biển nào đó tại Biển Nam Trung Hoa. Một cách riêng biệt, nếu (trái với lập trường của Phi Luật Tân) bất kỳ địa h́nh trên biển nào tại quần Đảo Spratly cấu thành một “đảo” trong khuôn khổ ư nghĩa của Điều 121 của Công Ước, làm phát sinh ra một sự hưởng quyền trên một khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa, trường hợp có thể xảy ra rằng Phi Luật Tân và Trung Quốc sở hữu các sự hưởng quyền chồng lấn lên nhau đối với các khu trên biển tại các khu vực liên quan của Biển Nam Trung Hoa. Trong trường hợp đó, Phiên Ṭa không thể xét tới các nội dung của một số Luận Điểm Đệ Tŕnh nào đó của Phi Luật Tân (Các Số 5, 8 và 9) mà không phân định ranh giới trước tiên các sự hưởng quyền chồng lấn lên nhau của Các Bên Đối Tụng, một công việc mà Phiên Ṭa không thể làm được chiếu theo Điều 298 và sự tuyên bố của Trung Quốc. 661
629. Cùng lúc, Phiên Ṭa đă nhấn mạnh rằng Luận Điểm Đệ tŕnh Số 5 của Phi Luật Tân tự bản thân không yêu cầu Phiên Ṭa quyết định một sự tranh chấp liên can đến sự phân định ranh giới trên biển: “tiền đề của Luận Điểm Đệ Tŕnh của Phi Luật Tân không phải rằng Phiên Ṭa sẽ phân định ranh giới bất kỳ sự hưởng quyền chồng lấn nào hầu tuyên phán rằng các địa h́nh này tạo thành một phần của khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa của Phi Luật Tân, mà đúng hơn rằng không có các sự hưởng quyền chồng lấn nào có thể hiện hữu.” 662 Nói cách khác, không có điều nào trong Công Ước ngăn cản một Phiên Ṭa khỏi việc nh́n nhận sự hiện hữu của một khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa, hay của việc nói đến hậu quả pháp lư của các khu như thế, tại một khu vực nơi mà các sự hưởng quyền của Quốc Gia tuyên nhận một khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa không bị chồng lấn bởi các sự hưởng quyền của bất kỳ Quốc Gia nào khác. Làm như thế không ám thị sự phân định các ranh giới trên biển hay sự loại trừ ra khỏi thẩm quyền tài phán nơi Điều khoản 298(1)(a)(i). Trong sự vắng mặt của bất kỳ sự chồng lấn khả hữu nào, điều hoàn toàn đúng là không có ǵ để phân định.
630. Tuy nhiên, Phiên Ṭa tiếp tục ghi nhận rằng:
Tuy nhiên, nếu địa h́nh trên biển nào khác được tuyên nhận bởi Trung Quốc nằm trong phạm vi 200 hải lư của Rạn San Hô Mischief Reef hay Băi Cạn Second Thomas Shoal sẽ là một “đảo” theo các chủ đích của Điều 121, có khả năng làm phát sinh một sự hưởng quyền đối với một khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa, sự chồng lấn nảy sinh và sự loại trừ việc phân định ranh giới ra khỏi thẩm quyền tài phán của Phiên Ṭa bởi Điều 298 sẽ ngăn cản Phiên Ṭa không được bàn thảo đến Luận Điểm Đệ Tŕnh này. 663
631. Phiên Ṭa đă sẵn cho rằng (xem đoạn 277 đến 278 bên trên) không có căn bản pháp lư cho bất kỳ quyền lịch sử nào, hay các quyền chủ quyền và thẩm quyền tài phán nào của Trung Quốc vượt quá những điều được quy định trong Công Ước, tại các hải phận của Biển Nam Trung Hoa được bao quanh bởi “đường chín đoạn”. Phiên Ṭa không thấy bằng chứng nào, trước khi có Công Ước, rằng Trung Quốc đă từng thiết lập một quyền lịch sử cho sự sử dụng chuyên độc các nguồn tài nguyên sinh động và phi sinh động của các hải phận thuộc Biển Nam Trung Hoa, bất kỳ sự sử dụng nào mà nó có thể đă đưa ra trong lịch sử đối với bản thân Quần Đảo Spratly. Trong bất kỳ trường hợp nào, bất kỳ quyền nào như thế đều sẽ đều bị băi bỏ bởi sự chấp nhận Công Ước và sự tạo lập hợp pháp khu kinh tế độc quyền. Chính v́ thế, “đường chín đoạn” không thể cung cấp một căn bản cho bất kỳ sự hưởng quyền nào bởi Trung Quốc đối với các khu trên biển tại khu vực của Rạn San Hô Mischief hay Băi Cạn Second Thomas Shoal sẽ chồng lấn lên sự hưởng quyền của Phi Luật Tân đối với một khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa được phát sinh từ các đường cơ sở trên đảo Palawan.
632. Phiên Ṭa giờ đây cho rằng (xem các đoạn 378 và 381 bên trên) Rạn San Hô Mischief Reef và Băi Cạn Second Thomas Shoal là các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp và như thế, không làm phát sinh sự hưởng quyền nào đối với các khu trên biển của chính chúng. Phiên Ṭa giờ đây cũng cho rằng (xem đoạn 626 bên trên) Itu Aba, cũng như bất kỳ địa h́nh lúc thủy triều dâng cao nào khác tại quần Đảo Spratly, không phải là một đảo hưởng quyền đầy đủ theo các chủ đích của Điều 121 của Công Ước. Như thế, chiếu theo sự điều hành của Điều khoản 121(3) của Công Ước, các địa h́nh này được xem về mặt pháp lư, là các “ḥn đá” và không phát sinh ra khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa. Phiên Ṭa cũng ghi nhận rằng không có địa h́nh trên biển nào ở trên mặt nước lúc thủy triều dâng cao trong điều kiện tự nhiên của nó và tọa lạc trong phạm vi 12 hải lư của hoặc Rạn San Hô Mischief Reef hay Băi Cạn Second Thomas Shoal.
633. Từ các kết luận này, điều theo sau rằng không có căn bản pháp lư cho bất kỳ sự hưởng quyền nào bởi Trung Quốc đối với các khu trên biển tại khu vực của Rạn San Hô Mischief Reef hay Băi Cạn Second Thomas Shoal. Do đó, không có t́nh trạng các sự hưởng quyền chồng lấn sẽ đ̣i hỏi đến sự áp dụng Các Điều 15, 74 hay 83 để phân dịnh ranh giới sự chồng lấn. Bởi v́ không cần đến sự phân định ranh giới -- hay, trong thực tế, ngay dù khả hữu -- không có căn bản khả dĩ nào cho sự áp dụng ngoại lệ đối với thẩm quyền tài phán nơi Điều khoản 298(1)(a)(i)\.
ii. Các Bên Thứ Ba và Thẩm Quyền Tài Phán của Phiên Ṭa
634. Trong Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán của ḿnh, Phiên Ṭa đă cứu xét liệu có bất kỳ bên thứ ba nào không thể không có mặt trong vụ tố tụng, đă nhắc lại các vụ kiện trong đó một ṭa án hay phiên ṭa quốc tế đă từ chối tiến hành bởi có sự vắng mặt của một bên thiết yếu, và đă kết luận rằng “sự vắng mặt của Các Quốc Gia khác như các tụng phương trong vụ trọng tài không đặt ra các trở ngại.” 664 Phiên Ṭa tái xác định và kết hợp với quyết định đó (xem các đoạn 157 và 168 bên trên). Tuy nhiên, bởi có Thông Tri (Communication) của Malaysia gửi đến Phiên Ṭa hôm 23 Tháng Sáu, 2016, Phiên Ṭa xét thấy có lợi ích để khai triển thêm về ư nghĩa của các bên thứ ba và căn bản cho thẩm quyền tài phán của ḿnh để đạt tới các kết luận nêu ra trong Phán Quyết này.
635. Trong Thông Tri của nó, Mă Lai nhắc lại rằng Mă Lai tuyên nhận chủ quyền trên một số các địa h́nh tại Biển Nam Trung Hoa và “cũng có thể có các sự hưởng quyền trên biển chồng lấn (kể cả một thềm lục địa nới dài) trong các khu vực của một số trong các địa h́nh mà Phiên Ṭa Trọng Tài đă được yêu cầu xếp loại.” 665 Mă Lai viện dẫn vụ án Tiền Vàng Được Di Chuyển Khỏi Rome năm 1943: Monetary Gold Removed from Rome in 1943, cũng như các vụ kiện khác nơi mà các ṭa án và các phiên ṭa đă t́m cách hạn chế các hiệu lực của sự phân định ranh giới trên biển đối với các bên thứ ba, và lập luận rằng:
Phiên Ṭa Trọng Tài phải bảo đảm rằng, trong việc xác định liệu một số địa h́nh trên biển nào đó tại Biển Nam Trung Hoa được hưởng quyền đối với các khu biển riêng biệt chiếu theo Công Ước UNCLOS 1982, nó không bày tỏ bất kỳ lập trường nào có thể ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến các quyền và các quyền lợi của Mă Lai. Phiên Ṭa Trọng Tài chính v́ thế không thể chủ định để phán quyết về các sự hưởng quyền trên biển chiếu theo các Điều 13 và 121 của Công Ước 1982 của bất kỳ địa h́nh nào nằm trong phạm vi Khu Kinh Tế Độc Quyền và Thềm Lục Địa của Mă Lai như được ấn hành trong Bản Đồ Năm 1979 của Mă Lai. 666
636. Phiên Ṭa nhận xét rằng Mă Lại đă có quy chế quan sát viên trong vụ tố tụng này kể từ 25 Tháng Sáu 2015 và, do đó, đă tham dự cuộc Điều Trần về Thẩm Quyền Tài Phán và cuộc Điều Trần Về Nội Dung và đă nhận được các bản sao của toàn thể các luận điểm đệ tŕnh của vụ kiện. Tuy nhiên, nó đă nêu lên các sự quan tâm của ḿnh đến Phiên Ṭa lần đầu tiên hồi Tháng Sáu 2016. Tuy thế, Phiên Ṭa đă t́m kiếm ư kiến của Các Bên Tụng Phương về Thông Tri của Mă Lai và, như được tŕnh bày bên dưới, đă ghi nhận các sự quan tâm của Mă Lai.
637. Phiên Ṭa ghi nhận rằng Mă Lai không phải là một bên tụng phương của vụ trọng tài này và đă không nạp đơm để can thiệp vào các sự tố tụng này. Như Thông Tri của Mă Lai ghi nhận một cách chính xác, với tư cách một bên không phải tụng phương , “Mă Lai không bị ràng buộc bởi kết quả của vụ kiện trọng tài hay bất kỳ lời công bố nào về sự kiện hay luật pháp sẽ được đưa ra bởi Phiên Ṭa Trọng Tài.” 667 Điều này tuân theo một cách tổng quát nguyên tắc rằng hiệu lực pháp lư của một phán quyết tư pháp hay trọng tài được giới hạn vào Các Bên Tụng Phương và từ Điều khoản 296(2) của Công Ước, quy định một cách công khai rằng “bất kỳ quyết định nào như thế sẽ không có hiệu lực cưỡng hành ngoại trừ giữa các bên tụng phương và liên quan đến vụ tranh chấp cá biệt đó.”
638. Phiên Ṭa ghi nhận thêm rằng không một trong các địa h́nh được xác định một cách riêng biệt trong Các Luận Điểm Đệ Tŕnh của Phi Luật Tân nằm trong giới hạn thềm lục địa được tuyên nhận bởi Mă Lai trong bản đồ năm 1979 của nó và rằng Mă Lai đă không khẳng định lập trường rằng bất kỳ địa h́nh trên biển nào tại Quần Đảo Spratly cấu thành một ḥn đảo hưởng quyền đầy đủ theo các chủ đích của Điều khoản 121(3) của Công Ước. Ngược lại, hồ sơ đệ tŕnh chung của Mă Lai (cùng với Việt Nam) lên Ủy Hội CLCS có đưa ra các tọa độ chính thức cho giới hạn vành ngoài của sự tuyên nhận thềm lục địa rộng 200 hải lư của Mă Lai, được vẽ một cách rơ rệt từ các điểm cơ sở kề cận với bờ biển của Borneo, chứ không phải từ bất kỳ địa h́nh nào tại Quần Đảo Spratly.
639. Phiên Ṭa nhận xét rằng -- tới mức độ liên can đến các địa h́nh không được tuyên nhận bởi Mă Lai trong bản đồ năm 1979 của nó -- không một trong các điều xác định của nó về Các Luân Điểm Đệ Tŕnh Số 4, 6 hay 7 của Phi Luật Tân có liên quan đến các quyền hay các quyền lợi mà Mă Lai đă khẳng quyết trong Thông Tri của nó. Về Luận Điểm Đệ Tŕnh Số 5 của Phi Luật Tân, Phiên Ṭa ghi nhận rằng Rạn San Hô Mischief và Băi Cạn Second Thomas Shoal có nằm trong phạm vi 200 hải lư của các địa h́nh được tuyên nhận bởi Mă Lai, mặc dù bản thân Mă Lai không tuyên nhận một khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa trong khu vực hoặc của Rạn San Hô Mischief Reef hay Băi Cạn Second Thomas Shoal.
640. Tuy nhiên, Phiên Ṭa xét thấy Thông Tri của Mă Lai nói quá đáng về nguyên tắc vụ án Monetary Gold khi nó lập luận một cách bao quát rằng Phiên Ṭa phải “tránh không quyết định về bất kỳ câu hỏi nào đ̣i hỏi nó chấp nhận một quan điểm rằng, một cách trực tiếp hay gián tiếp, có thể ảnh hưởng đến các quyền và các quyền lợi của Mă Lai.” 668 Hiểu một cách chính xác, vụ án Monetary Gold kêu gọi một ṭa án hay phiên ṭa kiềm chế không hành sử thẩm quyền tài phán của nó khi các quyền lợi hợp pháp [của một Quốc Gia Thứ Ba] sẽ không chỉ bị ảnh hưởng bởi một phán quyết, mà sẽ tạo thành chính vấn đề chủ yếu của quyết định.” 669 Tuy nhiên, các t́nh huống của vụ kiện Monetary Gold “tượng trưng cho giới hạn của quyền lực của Ṭa Án để từ chối không hành sử thẩm quyền tài phán của nó,” 670 và bất kỳ cách hiểu nào bao quát hơn sẽ hạn chế. một cách trái phép, năng lực thực tiễn của các ṭa án và các phiên ṭa thực hiện chức năng của chúng. Phiên Ṭa xét thấy rằng, đến mức độ nó khảo sát một số địa h́nh nào đó được tuyên nhận bởi Trung Quốc (mà cũng được tuyên nhận bởi Mă Lai) với mục đích lượng định các sự hưởng quyền khả hữu của Trung Quốc trong các khu vực mà Mă Lai không đưa ra các sự tuyên nhận, các quyền lợi pháp lư của Mă Lai không tạo thành “chính vấn đề chủ yếu của sự tranh chấp” 671 và không được ám chỉ bởi các kết luận của Phiên Ṭa.
641. Trong các t́nh huống này, các quyền và các quyền lợi của Mă Lai được bảo vệ, đến tầm mức chúng được mặc thị trong bất kỳ trường hợp nào, bởi quy chế của nó như một bên phi tụng phương của vụ tố tụng này và bởi Điều khoản 296(2), và không vướng mắc với quy tắc trong vụ kiện Monetary Gold. 672
*
642. Với các lư do nêu trên, Phiên Ṭa kết luận rằng nó có thẩm quyền tài phán liên quan đến Luận Điểm Đệ Tŕnh Số 5 của Phi Luật Tân.
(f) Kết Luận
643. Dựa trên các sự cứu xét phác họa bên trên (xem các đoạn 333 đến 334), Phiên Ṭa nhận thấy liên quan đến Luận Điểm Đệ Tŕnh Số 3 của Phi Luật Tân rằng Băi Cạn Scarborough Shoal chứa đựng, trong khuôn khổ ư nghĩa của Điều khoản 121(3) của Công Ước, các khu vực đất đai được cấu tạo một cách tự nhiên, được bao quanh bởi nước, ở trên mặt nước lúc thủy triều dâng cao. Tuy nhiên, chiếu theo Điều khoản 121(3) của Công Ước, các địa h́nh lúc thủy triều dâng cao tại Băi Cạn Scarborough Shoal là đá không thể chống đỡ cho sự cư trú của con người hay đời sống kinh tế của chính chúng và do đó sẽ không có khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa.
644. Dựa trên các sự cứu xét phác họa bên trên (xem các đoạn 335 đến 351), Phiên Ṭa nhận thấy liên quan đến Luận Điểm Đệ Tŕnh Số 7 của Phi Luật Tân rằng Rạn San Hô Johnson Reef, Cuarteron Reef, và Fiery Cross Reef chứa đựng, trong khuôn khổ ư nghĩa của Điều khoản 121(3) của Công Ước, các khu vực đất đai được cấu tạo một cách tự nhiên, được bao quanh bởi nước, ở trên mặt nước lúc thủy triều dâng cao. Tuy nhiên, theo các chủ đích của Điều khoản 121(3) của Công Ước, các địa h́nh lúc thủy triều dâng cao tại Rạn San Hô Johnson Reef, Cuarteron Reef, và Fiery Cross Reef là đá không thể chống đỡ cho sự cư trú của con người hay đời sống kinh tế của chính chúng và do đó sẽ không có khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa.
645. Nhận thấy -- trái với Luận Điểm Đệ Tŕnh Số 6 của Phi Luật Tân -- rằng Rạn San Hô Gaven Reef (North) và Rạn San Hô McKennan là các khu vực đất đai được cấu tạo một cách tự nhiên, được bao quanh bởi nước, ở trên mặt nước lúc thủy triều dâng cao (xem các đoạn 354 và 366 bên trên), Phiên Ṭa phán quyết rằng theo các chủ đích của Điều khoản 121(3) của Công Ước, các địa h́nh lúc thủy triều dâng cao tại Rạn San Hô Gaven Reef (North) và McKennan Reef là đá không thể chống đỡ cho sự cư trú của con người hay đời sống kinh tế của chính chúng và do đó, sẽ không có khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa.
646. Dựa trên các sự cứu xét phác họa bên trên (xem các đoạn 374 đến 381), Phiên Ṭa kết luận rằng Rạn San Hô Mischief Reef và Băi Cạn Second Thomas Shoal cả hai đều là các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp, không phát sinh ra các khu biển của chính chúng. Phiên Ṭa cũng kết luận rằng không một trong các địa h́nh lúc thủy triều dâng cao tại quần Đảo Spratly có năng lực để chống đỡ cho sự cư trú của con người hay một đời sống kinh tế của chính chúng trong khuôn khổ ư nghĩa của Điều khoản 121(3) của Công Ước. Tất cả các địa h́nh lúc thủy triều dâng cao tại Quần Đảo Spratly v́ thế là đá về mặt pháp lư theo các chủ đích của Điều khoản 121(3) và không phát sinh ra các sự hưởng quyền đối với một khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa. Do đó, không thể nào có sự hưởng quyền bởi Trung Quốc đối với bất kỳ khu vực biển nào nằm trong khu vực của Rạn San Hô Mischief Reef hay Băi Cạn Second Thomas Shoal và không có trở ngại về thẩm quyền tài phán cho sự cứu xét của Phiên Ṭa Luận Điểm Đệ Tŕnh Số 5 của Phi Luật Tân.
647. Về Luận Điểm Đệ tŕnh Số 5 của Phi Luật Tân, Phiên Ṭa kết luận rằng cả Rạn San Hô Mischief Reef lẫn Băi Cạn Second Thomas Shoal đều nằm trong phạm vi 200 hải lư của bờ biển của đảo Palawan thuộc Phi Luật Tân và tọa lạc tại một khu vực không bị chồng lấn bởi các sự hưởng quyền được phát sinh bởi bất kỳ địa h́nh trên biển nào được tuyên nhận bởi Trung Quốc. Do đó mà, như giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc, Rạn San Hô Mischief Reef và Băi Cạn Second Thomas Shoal tạo thành một phần của khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa của Phi Luật Tân.
648. Phiên Ṭa giờ đây hướng đến sự cứu xét Các Luận Điểm Đệ Tŕnh Số 8 Đến Số 13 của Phi Luật Tân, liên can đến các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa.
Hết Chương VI
***
(c̣n tiếp)
CHƯƠNG VII
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC TẠI BIỂN NAM TRUNG HOA
(CÁC LUẬN ĐIỂM ĐỆ TR̀NH SỐ 8 ĐẾN SỐ 13)
___
CHÚ THÍCH
261. Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, các đoạn 401, 403.
262. Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, các đoạn 401, 403.
263. Mọi tính toán sử dụng các tọa độ địa dư được biểu thị bằng các dạng thức của Hệ Thống Đo Đạc Thế Giới (World Geodetic System: WGS84), và cách đo khoảng cách theo sự đo đạc giữa hai điểm. Các sự tính toán đo đạc được thực hiện sử dụng cách tính nghịch đảo của Vincenty. Xem T. Vincenty, “Direct and Inverse Solutions on the Ellipsoid with Application of Nested Equations,” Survey Review, Vol. 23, No. 176, trang 88 (1975).
264. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), các trang 19-20.
265. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 20.
266. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 21.
267. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 21.
268. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), các trang 21-22.
269. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), các trang 22-23.
270. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 23.
271. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 25.
272. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 25.
273. Thông Tư, Các H́nh 5.6, 5.8, 5.10, 5.12.
274. EOMAP GmbH & Co, Satellite Derived Bathymetry for Selected Features in the South China Sea (18 Tháng Mười Một 2015) (Phụ Lục 807).
275. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), các trang 26-32.
276. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 25.
277. U.S. Defense Mapping Agency Chart No. 93043 (Tizard Bank South China Sea) (Phụ Lục NC51).
278. U.S. National Geospatial-Intelligence Agency, Pub. 161 Sailing Directions (Enroute), South China Sea and the Gulf of Thailand (13th ấn bản lần thứ, 2011) ở trang 9 (Phụ Lục 233).
279. Điều Trần về Nội Dung (Ngày 4), các trang 74-76.
280. Điều Trần về Nội Dung (Ngày 4), các trang 76-77.
281. Geographical Information on Thitu Reefs, các trang 5-8 (Phụ Lục 856).
282. Bản Lập Trường của Trung Quốc, đoạn 24.
283. Department of Foreign Affairs, Republic of the Philippines, Record of Proceedings: 10th Philippines–China Foreign Ministry Consultations (30 Tháng Bẩy 1998) (Phụ Lục 184). Cũng xem Ministry of Foreign Affairs, People’s Republic of China, Chinese Foreign Ministry Statement Regarding Huangyandao (22 May 1997) (Phụ Lục 106).
284. Giác Thư từ Ṭa Đại Sứ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc tại Manila gửi Bộ Ngoại Giao, Công Ḥa Phi Luật Tân, Số 15 (PG)-214 (28 Tháng Sáu 2015) (Phụ Lục 689).
285. Giác Thư từ Phái Bộ Thường Trực Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, Số CML/8/2011 (14 Tháng Tư 2011) (Phụ Lục 201). Cũng xem Giác Thư từ Phái Bộ Thường Trực Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, Số /12/2009 (13 Tháng Tư 2009).
286. Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, đoạn 170.
287. Territorial and Maritime Dispute (Nicaragua v. Colombia), Judgment, ICJ Reports 2012, trang 624 ở trang 641, đoạn 26.
288. International Hydrographic Organization, Hydrographic Dictionary, trang 144 (ấn bản lần thứ 5, 1994).
289. International Hydrographic Organization, Chart Specifications of the IHO: Medium and Large-scale Charts, Section B-300, trang 4 (2013) cung ứng tại
<www.iho.int/iho_pubs/standard/S-4/S-4_e4.4.0_EN_Sep13.pdf >.
290. International Hydrographic Organization, Chart Specifications of the IHO: Medium and Large-scale Charts, Section B-300, trang 4 (2013) cung ứng tại
<www.iho.int/iho_pubs/standard/S-4/S-4_e4.4.0_EN_Sep13.pdf >.
291. Điều Trần Về Thẩm Quyền Tài Phán Tr. (Ngày 1), trang 85.
292 Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân cho Các Câu Hỏi của Phiên Ṭa ngày 13 Tháng Bẩy 2015 Questions, các trang 23-30 (23 Tháng Bẩy 2015) (từ giờ về sau gọi tắt là “Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân (23 Tháng Bẩy 2015)”).
293. Xem, thí dụ, Chart No. 4803 (Scarborough Shoal) (2006) (Phụ Lục NC32); Chart No. 4723 (Kalayaan Island Group) (2008) (Phụ Lục NC33).
294. Xem Thư từ Hội Đồng Nhà Nước Trung Quốc gửi Pḥng Vẽ Bản Đồ Quốc Gia, 16 Tháng Năm 1987, cung ứng tại
<www.gov.cn/xxgk/pub/govpublic/mrlm/201103/t20110330_63783.html>;National Bureau of Surveying and Mapping, “State Height” cung ứng tại
<www.sbsm.gov.cn/zszygx/hzzs/chkp/ddcl/201001/t20100115_83615.shtml>.
295. Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, Symbols Identifying Direction Used on Chinese Charts (2006) (Phụ Lục 231).
296. Xem Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, Chart No. 18400 (Zhenghe Qunjiao to Yongshu Jiao) (2005) (Phụ Lục NC17); Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, Chart No. 18600 (Yinqing Qunjiao to Nanwei Tan) (2012) (Phụ Lục NC24); Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, Chart No. 18100 (Shuangzi Qunjiao to Zhenghe Quojiao) (2013) (Phụ Lục NC25); Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, Chart No. 18300 (Yongshu Jiao to Yinqing Qunjiao) (2013) (Phụ Lục NC27).
297. Xem Letter from Commander Ward, HMS Rifleman, to the Hydrographer of the Admiralty (29 Tháng Bẩy 1864).
298. HMS Iroquois, Sailing Directions to accompany Chart of North Danger Reef.
299. Trong thuật ngữ thủy triều, biên độ (amplitude) bằng nửa tầm hạn của phần tử điều ḥa (harmonic constituent). Xem International Hydrographic Office, Hydrographic Dictionary, Part I, Vol. I, ở trang 11 (ấ.n bản lần thứ 5, 1994). Tầm hạn thủy triều (tidal range) là số sai biệt trong chiều cao giữa thủy triều dâng cao và thủy triều xuống thấp. Biên độ thủy triều (tidal amplitude) là số sai biệt trong chiều cao giữa thủy triều dâng cao (hay thủy triều xuống thấp) với mức độ của thủy triều trung b́nh. Nói cách khác, biên độ bằng phân nửa tầm hạn thủy triều.
300. Admiralty Hydrographic Office, China Sea Directory, Vol. II, trang 71 (ấn bản lần thứ nhất, 1868); Admiralty Hydrographic Department, China Sea Pilot, Vol. I, trang 120 (ấn bản lần thứ nhất, 1937).
301. Survey fair chart of Spratly Island and Amboyna Cay, UKHO Ref. D7446 (1864).
302. Survey fair chart of North Danger Reef, UKHO Ref. E1207 (1926).
303. Hải đồ đi biển hợp lư cho thấy độ dâng cao trung b́nh của Thủy Triều Dâng Cao Hơn Nữa (higher High Tide) là 5 bộ Anh (feet), nhưng các sự tham chiếu độ sâu có số lượng là 3.5 bộ Anh (feet) dưới mức thủy triều trung b́nh (mean tide level). Do đó, biên độ giữa Thủy Triều Dân Cao Hơn Nữa với Thủy Triều Xuống Thấp Hơn Nữa sẽ là 3 bộ Anh (feet).
304. Xem, thí dụ, Royal Navy Fleet Chart F6064: Reefs in South China Sea (Northern Portion) (1966).
305. Imperial Japanese Navy, Chart No. 521: North Danger Reef (1938); Imperial Japanese Navy, Chart No. 521: Tizard Bank (1938).
306. C. Schofield, J.R.V. Prescott & R. van der Poll, An Appraisal of the Geographical Characteristics and Status of Certain Insular Features in the South China Sea, trang 7 (Tháng Ba 2015) (Phụ Lục 513) (từ giờ về sau gọi tắt là “Báo Cáo Schofield”). Giới chức trách được trịch dẫn bởi Báo Cáo Schofield cho đề xuất này c̣n nói thêm, trên căn bản các dữ liệu thủy triều duyên hải của Phi Luật Tân và Mă Lai rằng: Các thủy triều tại Biển Nam Trung Hoa nằm trong số phức tạp nhất của thế giới. Ngoài một độ sâu, các vũng, vịnh và eo biển thay đổi, hệ thống lưu hành đại dương tại Biển Nam Trung Hoa bang ngang đường xích đạo. Các tính chất khác thường này đưa đến, tại một số địa điểm, một khuôn mẫu cả ngày [diurnal: 24 tiếng đồng hồ, ND] và nửa ngày thay đổi của chu kỳ thủy triều trong mỗi năm hay ngay cả trong ṿng một tháng (một chu kỳ mặt trăng) và không đồng nhất về mặt đia dư. Phía tây của lưu vực thường bị khống chế bởi chu kỳ thủy triều nửa ngày (semidiurnal), trong khi phía đông th́ hỗn tạp hơn. Tầm hạn thủy triều cũng biến đổi từ gần như từ số 0 đến số được tiên đoán 2 mét trong suốt thời kỳ thủy triều mùa xuân tại phần phía bắc của Quần Đảo Spratly. Y. Lyons, “Prospects for Satellite Imagery of Insular Features and Surrounding Marine Habitats in the South China Sea,” Marine Policy, Vol. 45, trang 146 at các trang 150-151 (2014).
307. Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, các đoạn 401, 403.
308. Xem Báo Cáo Schofield, các trang 12-13.
309. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 25.
310. Các khả năng kỹ thuật của nhiều loại vệ tinh Landsat khác nhau được tŕnh bày trong tập cẩm nang Landsat 8 Data Users Handbook, trang 3, cung ứng tại
<landsat.usgs.gov/documents/Landsat8DataUsersHandbook.pdf>.
311. Các khả năng kỹ thuật của các vệ tinh Worldview được tŕnh bày trong tập Digital Globe Standard Imagery Data Sheet, cung ứng tại
<dg-cms-uploads-production.s3.amazonaws.com/uploads/document/file/21/ StandardImagery_DS_10-14_forWeb.pdf>.
312. Thông tin địa du về Các Rạn San Hô Thitu Reefs, trang 5 (Phụ Lục 856).
313. Điều Trần về Nội Dung (Ngày 4), các trang 54-55.
314. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 35.
315. D. Hancox & V. Prescott, “A Geographical Description of the Spratly Islands and an Account of Hydrographic Surveys Amongst Those Islands,” IBRU Maritime Briefing, Vol. 1, No. 6, trang 40 (1995) (Phụ Lục 256); D. Hancox & V. Prescott, Secret Hydrographic Surveys in the Spratly Islands, các trang 154-155 (1999).
316. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 38.
317. Territorial and Maritime Dispute (Nicaragua v. Colombia), Judgment, ICJ Reports 2012, trang 624 ở trang 644, đoạn 35.
318. Xem Thư của Tư Lệnh Reed (đang nghỉ dưỡng sức) gửi Nhà Thủy Văn Học của Bộ Hải Quân (26 Tháng Ba 1865); Thư của Tư Lệnh Reed, HMS Rifleman, gửi Nhà Thủy Văn Học của Bộ Hải Quân (19 Tháng Sáu 1868).
319. HMS Iroquois, Sailing Directions to accompany Chart of North Danger; HMS Herald, Corrections to Sailing Directions for Spratly Island, Amboyna Cay, and Fiery Cross Reef, UKHO Ref. H3853/1936; HMS Herald, Amendments to Sailing Directions for West York, Nanshan, Flat Island, and Mischief Reef, UKHO Ref. H3911/1938.
320. Xem, thí dụ, Philippines Chart No. 4803 (Scarborough Shoal) (2006) (Phụ Lục NC32); British Admiralty Chart No. 3489 (Manila to Hong Kong) (1998) (Phụ Lục NC46).
321. Philippine National Mapping and Resource Information Agency, Philippine Coast Pilot (ấn bản lần thứ 6, 1995) (Phụ Lục 230); United States National Geospatial-Intelligence Agency, Pub. 161 Sailing Directions (Enroute), South China Sea and the Gulf of Thailand, trang 7 (ấn bản lần thứ 13, 2011) (Phụ Lục 233); United Kingdom Hydrographic Office, Admiralty Sailing Directions: China Sea Pilot (NP31), Vol. 2, trang 68 (ấn bản lần thứ 10, 2012) (Phụ Lục 235).
322. Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, China Sailing Directions: South China Sea (A103), trang 172 (2011) (Phụ Lục 232(bis)).
323. Xem Admiralty Hydrographic Office, China Sea Directory, Vol. II, trang 68 (ấn bản lần thứ 1, 1868).
324. China Sea Pilot, Vol. I, trang 123 (ấn bản lần thứ 2, 1951).
325. United Kingdom Hydrographic Office, Admiralty Sailing Directions: China Sea Pilot (NP31), Vol. 2, trang 65 (ấn bản lần thứ 10, 2012) (Phụ Lục 235).
326. United States National Geospatial-Intelligence Agency, Pub. 161 Sailing Directions (Enroute), South China Sea and the Gulf of Thailand, trang 13 (ấn bản lần thứ 13, 2011) (Phụ Lục 233).
327. Japan Coast Guard, Document No. 204: South China Sea and Malacca Strait Pilot trang 26 (Tháng Ba 2011) (Phụ Lục 234).
328. Philippine National Mapping and Resource Information Agency, Philippine Coast Pilot, trang 16-72 (ấn bản lần thứ 6, 1995) (Phụ Lục 230).
329. Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, China Sailing Directions: South China Sea (A103), trang 178 (2011) (Phụ Lục 232(bis)).
330. Admiralty Hydrographic Office, China Sea Directory, Vol. II, trang 68 (ấn bản lần thứ 1, 1868).
331. HMS Herald, Corrections to Sailing Directions for Spratly Island, Amboyna Cay, and Fiery Cross Reef, UKHO Jacket H3853/1936.
332. China Sea Pilot, Vol. I, các trang 123-124 (ấn bản lần thứ 2, 1951).
333. United Kingdom Hydrographic Office, Admiralty Sailing Directions: China Sea Pilot (NP31), Vol. 2, trang 65 (ấn bản lần thứ 10, 2012) (Phụ Lục 235).
334. United States National Geospatial-Intelligence Agency, Pub. 161 Sailing Directions (Enroute), South China Sea and the Gulf of Thailand, trang 13 (13th ấn bản lần thứ 13, 2011) (Phụ Lục 233).
335. Philippine National Mapping and Resource Information Agency, Philippine Coast Pilot, trang 16-72 (ấn bản lần thứ 6, 1995).
336. Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, China Sailing Directions: South China Sea (A103), trang 178 (2011) (Phụ Lục 232(bis)).
337. Báo Cáo Schofield, trang 66.
338. U.S. Navy Hydrographic Office, Notes and Sailing Directions: Dangerous Ground in China Sea, các trang 4-5 (1937).
339. United States National Geospatial-Intelligence Agency, Pub. 161 Sailing Directions (Enroute), South China Sea and the Gulf of Thailand, trang 11 (ấn bản lần thứ 13, 2011) (Phụ Lục 233).
340. Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, China Sailing Directions: South China Sea (A103), trang 178 (2011) (Phụ Lục 232(bis)).
341. Hải đồ đi biển Union Bank từ Bản Đồ số 5657, Văn Pḥng Thủy Văn Hoa Kỳ được in lại (và đánh số sai là Bản Đồ 5667) trong sách của D. Hancox và V. Prescott, Secret Hydrographic Surveys in the Spratly Islands, trang 215 (1999).
342. United Kingdom Hydrographic Office, Admiralty Sailing Directions: China Sea Pilot (NP31), Vol. 2, trang 63 (ấn bản lần thứ 10, 2012) (Phụ Lục 235).
343. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 30.
344. Hải đồ đi biển Union Bank từ Bản Đồ số 5657, Văn Pḥng Thủy Văn Hoa Kỳ được in lại (và đánh số sai là Bản Đồ 5667) trong sách của D. Hancox và V. Prescott, Secret Hydrographic Surveys in the Spratly Islands, trang 215 (1999).
345. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 30.
346. Xem D. Hancox & V. Prescott, Secret Hydrographic Surveys in the Spratly Islands, các trang 154-155 (1999).
347. Admiralty Hydrographic Office, China Sea Directory, Vol. II, trang 71 (ấn bản lần thứ 1, 1868).
348. Admiralty Hydrographic Department, China Sea Pilot, Vol. I, trang 125 (ấn bản lần thứ 2, 1951).
349. Admiralty Hydrographic Department, China Sea Pilot, Vol. I, các trang 110-111 (ấn bản lần thứ 3, 1964).
350. Imperial Japanese Navy, Chart No. 523: Tizard Bank (1938).
351. Bản dịch sang tiếng Anh tập Pilot for Taiwan and the South-West Islands bằng tiếng Nhật, Vol. V, trang 243 (ấn bản Tháng Ba 1941), “Sailing Directions for Shinnan Guntao,” UKHO Ref. H019893/1944.
352. United States National Geospatial-Intelligence Agency, Pub. 161 Sailing Directions (Enroute), South China Sea and the Gulf of Thailand, trang 9 (ấn bản lần thứ 13, 2011) (Phụ Lục 233).
353. Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, China Sailing Directions: South China Sea (A103), trang 177 (2011) (Phụ Lục 232(bis)).
354. Xem D. Hancox & V. Prescott, Secret Hydrographic Surveys in the Spratly Islands, các trang 154-155 (1999).
355. Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, China Sailing Directions: South China Sea (A103), trang 177 (2011) (Phụ Lục 232(bis)) (bản phiên dịch đă được kiểu chính).
356. Admiralty Hydrographic Office, China Sea Directory, Vol. II, trang 72 (ấn bản lần thứ 1, 1868).
357. D. Hancox & V. Prescott, Secret Hydrographic Surveys in the Spratly Islands, trang 38 (1999).
358. BA Chart 1201 B8 (2000).
359. Điều Trần về Nội Dung (Ngày 4), trang 62.
360. D. Hancox & V. Prescott, “A Geographical Description of the Spratly Islands and an Account of Hydrographic Surveys Amongst Those Islands,” IBRU Maritime Briefing, Vol. 1, No. 6, trang 40 (1995) (Phụ Lục 256).
361. Philippine National Mapping and Resource Information Agency, Philippine Coast Pilot, trang 16-74 (ấn bản lần thứ 6, 1995) (Phụ Lục 230).
362. Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, China Sailing Directions: South China Sea (A103), trang 176 (2011) (Phụ Lục 232(bis)).
363. United Kingdom Hydrographic Office, Admiralty Sailing Directions: China Sea Pilot (NP31), Vol. 2, trang 66 (ấn bản lần thứ 10, 2012) (Phụ Lục 235).
364. United States National Geospatial-Intelligence Agency, Pub. 161 Sailing Directions (Enroute), South China Sea and the Gulf of Thailand, trang 9 (ấn bản lần thứ 13, 2011) (Phụ Lục 233).
365. HMS Herald, Report of visit to Mischief Reef, UKHO Ref. H3331/1933.
366. Sailing Direction for the Dangerous Ground, UKHO Ref. HD384 (ấn bản năm1944).
367. Sailing Direction for the Dangerous Ground, UKHO Ref. HD384, các trang 5-6 (ấn bản năm 1944).
368. Imperial Japanese Navy, Chart No. 525.
369. Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, China Sailing Directions: South China Sea (A103), trang 177 (2011) (Phụ Lục 232(bis)).
370. Xem D. Hancox & V. Prescott, Secret Hydrographic Surveys in the Spratly Islands, trang 61 (1999).
371. Sailing Direction for the Dangerous Ground, UKHO Ref. HD384, trang 6 (ấn bản năm 1944).
372. Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, China Sailing Directions: South China Sea (A103), trang 180 (2011) (Phụ Lục 232(bis)).
373. 1958 Convention on the Territorial Sea and the Contiguous Zone, art. 10.
374. Xem, thí dụ, 1958 Convention on the Territorial Sea and the Contiguous Zone; International Law Commission, Report of the International Law Commission Covering the Work of its Eighth Session, UN Doc. A/3159 (4 Tháng Bẩy 1956).
375. Xem Convention on the Continental Shelf, art. 1, 25 Tháng Tư 1958, 499 UNTS 311 (từ giờ về sau gọi tắt là “1958 Convention on the Continental Shelf.
376. Muốn có một sự tường thuật chi tiết về lịch sử thương thảo Điều 121 Công Ước, xem United Nations, Office for Ocean Affairs and the Law of the Sea, The Law of the Sea: Régime of Islands: Legislative History of Part VIII (Article 121) of the United Nations Convention on the Law of the Sea (1988).
377. Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, các đoạn 152-153.
378. Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, đoạn 400.
379. Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, đoạn 156; cũng xem Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, các đoạn 155-157.
380. Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, đoạn 413(G).
381. Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, các đoạn 404, 413(G).
382. Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, đoạn 172.
383. Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, đoạn 402.
384. Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, đoạn 402
385. Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, đoạn 402.
386. Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, các đoạn 405-406.
387. Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, các đoạn 405-406.
388. Republic of the Philippines, Republic Act No. 9522, An Act to Amend Certain Provisions of Republic Act No. 3046, as amended by Republic Act No. 5446, to Define the Archipelagic Baseline of the Philippines and for Other Purposes (10 Tháng Ba 2009) (Phụ Lục 60).
389. Thông Tư, các đoạn 5.1-5.114.
390. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 62; cũng xem Văn Thư, đoạn 5.26.
391. Thông Tư, các đoạn 5.16-5.26; Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), các trang 62-65.
392. Điều Trần về Nội Dung (Ngày 4), trang 11.
393. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 3), các trang 92-93; Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân, đoạn 108 (11 Tháng Ba 2016).
394. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), các trang 67-69.
395. Thông Tư, đoạn 5.26.
396. Điều Trần về Nội Dung (Ngày 4), trang 44; cũng xem Báo Cáo Schofield, trang 18.
397. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), các trang 69-70.
398. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), các trang 73-75, 88; Văn Thư, đoạn 5.37.
399. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 78.
400. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 81.
401. Thông Tư, đoạn 5.56.
402. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 82.
403. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 85.
404. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 87.
405. Điều Trần về Nội Dung (Ngày 4), trang 45; C. Schofield, và các tác giả khác, An Appraisal of the Geographical Characteristics and Status of Certain Insular Features in the South China Sea (Tháng Ba 2015) (Phụ Lục 513).
406. Điều Trần về Nội Dung (Ngày 4), các trang 8-9, trang 45.
407. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 77; (Day 4), các trang 36-37; Thông Tư, đoạn 5.106; D. Anderson, “Islands and Rocks in the Modern Law of the Sea,” in United Nations Convention on the Law of the Sea 1982: A Commentary, Vol. II, trang 313 (M. Nordquist, et. al. eds., 2002); R. Platzöder, Third United Nations Conference on the Law of the Sea: Documents, Vol. IV, trang 222 (1987); United Nations, Office for Ocean Affairs and the Law of the Sea, The Law of the Sea: Régime of Islands: Legislative History of Part VIII (Article 121) of the United Nations Convention on the Law of the Sea, Part 8, các trang 44-45 (1988); C. Schofield, “What’s at Stake in the South China Sea? Geographical and Geopolitical considerations,” trong quyển Beyond Territorial Disputes in the South China Sea, trang 11 ở trang 23 (2013); M. Gjetnes, “The Spratlys: Are They Rocks or Islands?,” Ocean Development and International Law, Vol. 32, No. 2, trang 191 ở trang 200 (2001).
408. Điều Trần về Nội Dung (Ngày 4), trang 48.
409 Thông Tư, các đoạn 5.28-5.33; Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), các trang 58, 89.
410. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 124.
411. Thông Tư, các đoạn 5.107-5.114; Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 124-127; Maritime Delimitation in the Black Sea (Romania v. Ukraine), Judgment, ICJ Reports 2009, trang 61; Territorial and Maritime Dispute (Nicaragua v. Colombia), Judgment, ICJ Reports 2012, trang 624; Dubai/Sharjah Border Arbitration, Award of 19 Tháng Mười 1981, ILR, Vol. 91, trang 543; Delimitation of the Continental Shelf Between the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, and the French Republic, Decision of 30 Tháng Sáu 1977, RIAA, Vol. XVIII, trang 3; Delimitation of the Maritime Boundary Between Bangladesh and Myanmar in the Bay of Bengal (Bangladesh v. Myanmar), Judgment of 14 Tháng Ba 2012, ITLOS Reports 2012.
412. Thông Tư, các đoạn 5.112-5.113.
413. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 127; (Day 4), các trang 10-11.
414. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 129; cũng xem Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân, các đoạn 109-115 (11 Tháng Ba 2015).
415. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 129.
416. Điều Trần về Nội Dung (Ngày 4), trang 33.
417. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 88.
418. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân, đoạn 107 (11 Tháng Ba 2016).
419. Xem Thông Tư, các đoạn 5.137, 7.31, 7.145; Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), các trang 17-18, 30-34; (Day 4), các trang 40, 50-52; Báo Cáo Schofield, trang 18; Supplemental Written Submission, Vol. II, các trang 50, 80, 104, 160.
420. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), các trang 91-92.
421. Territorial and Maritime Dispute (Nicaragua v. Colombia), Judgment, ICJ Reports 2012, trang 624.
422. Thông Tư, các đoạn 5.89-5.95; Supplemental Written Submission, Vol. II, các trang 48-51, 78-81, 102-105, 158-161.
423. Thông Tư, đoạn 5.95.
424. Thông Tư, các đoạn 5.44-5.48.
425. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 94.
426. Thông Tư, các đoạn 5.96-5.114; Supplemental Written Submission, Vol. I, các trang 117-118, các đoạn 1-4; Báo Cáo Schofield, trang 18.
427. Điều Trần về Nội Dung (Ngày 4), các trang 41-42. Cũng xem Thông Tư, các đoạn 5.96-5.97; Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân, đoạn 45 (11 Tháng Ba 2016).
428. Thông Tư, đoạn 5.97; Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), các trang 72, 111; (Day 4), các trang 28, 47, 50; cũng xem Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân đối với Yêu Cầu Cho Ư Kiến về Các Tài Liệu Bổ Túc liên quan đến t́nh trạng pháp lư của đảo Itu Aba của Phiên Ṭa đề ngày 1 Tháng Tư 2016, các đoạn 42, 51 (25 Tháng Tư 2016) (từ giờ về sau gọi tắt là “Written Responses of the Philippines về đảo Itu Aba (25 Tháng Tư 2016)”).
429. T.C. Huang, và các tác giả khác, “The Flora of Taipingtao (Itu Aba Island),” Taiwania, Vol. 39, No. 1-2, trang 1 (1994) (Phụ Lục 254).
430. Điều Trần về Nội Dung (Ngày 4), trang 22; cũng xem Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân đối với Yêu Cầu cho Ư Kiến đề ngày 1 Tháng Tư 2016 của Phiên Ṭa, 25 Tháng Tư 2016, các đoạn 18, 24, 33; Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân về đảo Itu Aba, các đoạn 27, 30 (25 Tháng Tư 2016); Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân về Tài Liệu Văn Khố Pháp Quốc, các đoạn 10-12 (3 Tháng Sáu 2016).
431. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 113; Văn Bản Đệ Tŕnh Bổ Túc (Supplemental Written Submission), Vol. II, trang 177; cũng xem Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân về đảo Itu Aba, các đoạn 19-20 (25 Tháng Tư 2016); Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân về Tài Liệu Văn Khố Pháp Quốc, đoạn 7 (3 Tháng Sáu 2016).
432. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân đối với Yêu Cầu Cho Ư Kiến về Các Tài Liệu Pḥng Thủy Văn Anh Quốc của Phiên Ṭa đề ngày 1 Tháng Tư 2016, đoạn 26 (28 Tháng Tư 2016) (từ giờ về sau gọi tắt là “Phúc Đáp Bằng Văn Bản của Phi Luật Tân về Tài Liệu Pḥng Thủy Văn Anh Quốc (28 Tháng Tư 2016)”).
433. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân về Tài Liệu Pḥng Thủy Văn Anh Quốc, đoạn 27 (28 Tháng Tư 2016); China Sea Directory Vol. II (ấn bản lần thứ 1, 1868), các trang 70-71.
434. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân về Tài Liệu Pḥng Thủy Văn Anh Quốc, các đoạn 28-29 (28 Tháng Tư 2016).
435. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân về Tài Liệu Pḥng Thủy Văn Anh Quốc, đoạn 30 (28 Tháng Tư 2016).
436. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân về Tài Liệu Pḥng Thủy Văn Anh Quốc, các đoạn 31-32 (28 Tháng Tư 2016).
437. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân về Tài Liệu Văn Khố Pháp Quốc, đoạn 2 (3 Tháng Sáu 2016).
438. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân về Tài Liệu Văn Khố Pháp Quốc, các đoạn 14-15 (3 Tháng Sáu 2016); Division Botanique à l’Institut des Recherches Agronomiques de l’Indochine, “Visite Botanique au Récif Tizard,” Bulletin Économique de l’Indochine, các trang 769, 773-774 (Tháng Chín-Tháng Mười 1936).
439. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân về Tài Liệu Văn Khố Pháp Quốc, đoạn 18 (3 Tháng Sáu 2016).
440. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân về Tài Liệu Văn Khố Pháp Quốc, đoạn 13 (3 Tháng Sáu 2016).
441. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân về Tài Liệu Văn Khố Pháp Quốc, đoạn 20 (3 Tháng Sáu 2016).
442. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân về Tài Liệu Văn Khố Pháp Quốc, các đoạn 5-6, 8-12 (3 Tháng Sáu 2016).
443. Điều Trần về Nội Dung (Ngày 4), trang 26. Xem Ministry of the Interior of the Republic of China, A Frontier in the South China Sea: Biodiversity of Taiping Island, Nansha Islands (Tháng Mười Hai 2014); Ministry of the Interior of the Republic of China, Compilation of Historical Archives on the Southern Territories of the Republic of China (Tháng Bẩy 2015); Ministry of the Interior of the Republic of China, Compilation of Historical Archives on the Southern Territories of the Republic of China, trang 233 (Tháng Bẩy 2015).
444. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 114.
445. Điều Trần về Nội Dung (Ngày 4), các trang 38-40; cũng xem Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân, đoạn 46 (11 Tháng Ba 2016).
446. Điều Trần về Nội Dung (Ngày 4), trang 25.
447. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân, các đoạn 51-53 (11 Tháng Ba 2016); Armed Activities on the Territory of the Congo (Democratic Republic of the Congo v. Uganda), Judgment, ICJ Reports 2005, trang 168; Territorial and Maritime Dispute between Nicaragua and Honduras in the Caribbean Sea (Nicaragua v. Honduras), Judgment, ICJ Reports 2007, trang 659; Dispute Concerning Delimitation of the Maritime Boundary Between Bangladesh and Myanmar in the Bay of Bengal (Bangladesh/Myanmar), Judgment of 14 Tháng Ba 2012, ITLOS Reports 2012.
448. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân, đoạn 59 (11 Tháng Ba 2016).
449. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân, đoạn 65 (11 Tháng Ba 2016).
450. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân, đoạn 69 (11 Tháng Ba 2016).
451. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân, đoạn 76 (11 Tháng Ba 2016).
452. Báo Cáo Bailey Thứ Nhất.
453. Báo Cáo Bailey Thứ Nhất, trang 10.
454. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân, đoạn 86 (11 Tháng Ba 2016).
455. Báo Cáo Motavalli Thứ Nhất; P.P. Motavalli, Second Supplemental Expert Report on Soil Resources and Potential Self-Sustaining Agricultural Production về đảo Itu Aba (2 Tháng Sáu 2016) (Phụ Lục 934) (từ giờ về sau gọi tắt là “Báo Cáo Motavalli Thứ Nh́”).
456. Báo Cáo Motavalli Thứ Nhất, các trang 3, 7-10; cũng xem Dr. L. Xi, “Summary of Land of Guangdong Nansha Islands,” Soil Quarterly Vol. 6, No. 3 (1947) (Phụ Lục 885).
457. Báo Cáo Motavalli Thứ Nhất, các trang 5, 8; cũng xem Dr. L. Xi, “Summary of Land of Guangdong Nansha Islands,” Soil Quarterly Vol. 6, No. 3 (1947) (Phụ Lục 885).
458. Báo Cáo Motavalli Thứ Nh́, trang 5.
459. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân về đảo Itu Aba, đoạn 11 (25 Tháng Tư 2016); cũng xem Phúc Đáp Bằng Văn Bản của Phi Luật Tân về Tài Liệu Pḥng Thủy Văn Anh Quốc, đoạn 27 (28 Tháng Tư 2016); Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân về Tài Liệu Văn Khố Pháp Quốc, các đoạn 2-20 (3 Tháng Sáu 2016).
460. Dr. Ryan T. Bailey, Supplemental Report on Groundwater Resources Analysis of Itu Aba (20 Tháng Tư 2016) (Phụ Lục 911) (từ giờ về sau gọi tắt là “Báo Cáo Bailey Thứ Nh́”).
461. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân về đảo Itu Aba, đoạn 95 (25 Tháng Tư 2016).
462. Ministry of Foreign Affairs of the Republic of China (Taiwan), Taiping Island is an Island, not a Rock, and the ROC Possesses Full Rights Associated with an Exclusive Economic Zone and Continental Shelf in accordance with UNCLOS, Press Release No. 023 (23 January 2016) (Phụ Lục 875).
463. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân, đoạn 109 (11 Tháng Ba 2016).
464. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân, đoạn 114 (11 Tháng Ba 2016).
465. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân, đoạn 115 (11 Tháng Ba 2016).
466. Thông Tư, đoạn 5.99.
467. Thông Tư, đoạn 5.105.
468. Báo Cáo Schofield, trang 28.
469. Thông Tư, đoạn 5.101.
470. Văn Bản Đệ Tŕnh Bổ Túc, Vol. I, các trang 117-119; Xem generally Supplemental Written Submission, Vol. II; Báo Cáo Schofield, các trang 18-68; Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 3), các trang 5-10.
471. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân về Tài Liệu Pḥng Thủy Văn Anh Quốc, các đoạn 39 (Loaita Island), 60 (Nanshan Island), 71 (Sand Cay), 91 (Swallow Reef), 95 (Thitu), 98 (West York) (28 Tháng Tư 2016).
472. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân về Tài Liệu Pḥng Thủy Văn Anh Quốc, đoạn 96 (28 Tháng Tư 2016); China Sea Directory, Vol. II, trang 72 (ấn bản lần thứ 1, 1868).
473. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân về Tài Liệu Pḥng Thủy Văn Anh Quốc, đoạn 62 (28 Tháng Tư 2016); HMS Herald, Amendments to Sailing Directions for West York, Nanshan, Flat Island, and Mischief Reef, UKHO Ref. H3911/1938.
474. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân về Tài Liệu Pḥng Thủy Văn Anh Quốc, đoạn 97 (28 Tháng Tư 2016); HMS Herald, Report of 1937 Visit to Thitu and Itu Aba, UKHO Ref. H2499/1937.
475. Xem, thí dụ, Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân về Tài Liệu Pḥng Thủy Văn Anh Quốc, các đoạn 62, 71, 96 (28 Tháng Tư 2016); China Sea Directory, Vol. II, trang 72 (ấn bản lần thứ 1, 1868); HMS Herald, Amendments to Sailing Directions for West York, Nanshan, Flat Island, and Mischief Reef, UKHO Ref. H3911/1938; Report of the Results of an Examination by the Officers of HMS Rambler of the Slopes and Zoological Condition of Tizard and Macclesfield Banks, UKHO Ref. HD106, trang 17 (1888).
476. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân về Tài Liệu Văn Khố Pháp Quốc, đoạn 21 (3 Tháng Sáu 2016).
477. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân về Tài Liệu Văn Khố Pháp Quốc, đoạn 21 (3 Tháng Sáu 2016).
478. Bản Lập Trường của Trung Quốc, đoạn 18.
479. Ministry of Foreign Affairs, People’s Republic of China, Briefing on the South China Sea Arbitration Initiated by the Philippines: Xu Hong, Director General of Department of Treaty and Law (19 Tháng Năm 2016).
480. Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, các đoạn 400-404.
481. Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, đoạn 153.
482. Bản Lập Trường của Trung Quốc, đoạn 21.
483. Bản Lập Trường của Trung Quốc, các đoạn 19, 22.
484. Thư từ Đại Sứ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc tại Ḥa Lan gửi cho từng cá nhân hội viên của Phiên Ṭa (3 Tháng Sáu 2016), đính kèm Ministry of Foreign Affairs, People’s Republic of China, Foreign Ministry Spokesperson Hua Chunying’s Remarks on Relevant Issue about Taiping Dao (3 Tháng Sáu 2016), cung ứng tại
<www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/xwfw_665399/s2510_665401/t1369189.shtml>; cũng xem Giác Thư từ Phái Bộ Thường Trực Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, Số CML/8/2011 (14 Tháng Tư 2011) (Phụ Lục 201).
485. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 103; Giác Thư từ Cộng Ḥa Indonesia gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, Số 480/POL-703/VII/10 (8 Tháng Bẩy 2010) (Phụ Lục 197); Socialist Republic of Viet Nam, Statement of the Ministry of Foreign Affairs of the Socialist Republic of Viet Nam Transmitted to the Arbitral Tribunal in the Proceedings Between the Republic of the Philippines and the People’s Republic of China, trang 5 (14 Tháng Mười Hai 2014) (Phụ Lục 468).
486. Malaysia and the Socialist Republic of Vietnam, Joint Submission to the Commission on the Limits of the Continental Shelf, in Respect of the Southern Part of the South China Sea (6 May 2009) (Phụ Lục 223); cũng xem Socialist Republic of Vietnam, Submission to the Commission on the Limits of the Continental Shelfpursuant to Article 76, paragraph 8 of the United Nations Convention on the Law of the Sea: Partial Submission in Respect of Vietnam’s Extended Continental Shelf: North Area (VNM-N) (Tháng Tư 2009) (Phụ Lục 222).
487. Ministry of Foreign Affairs of the Republic of China (Taiwan), Statement on the South China Sea, No. 001, đoạn 3 (7 Tháng Bẩy 2015) (Phụ Lục 656); Ministry of Foreign Affairs of the Republic of China (Taiwan), ROC Government Reiterates its Position on South China Sea Issues, No. 240, đoạn 3 (31 Tháng Mười 2015) (Phụ Lục 657); cũng xem Republic of China (Taiwan), Position Paper on ROC South China Sea Policy, 21 Tháng Ba 2016, cung ứng tại
<www.mofa.gov.tw/Upload/RelFile/1112/156185/12467dfc-3b8c-4392-9096-57f84ff31f1c.pdf >; “Amicus Curiae Submission by the Chinese (Taiwan) Society of International Law” (23 Tháng Ba 2016), cung ứng tại <csil.org.tw/home/wpcontent/uploads/2016/03/SCSTF-Amicus-Curiae-Brief-final.pdf>; Office of the President, Republic of China (Taiwan), President Ma’s Remarks at International Press Conference regarding Taiping Island in Nansha Islands (23 Tháng Ba 2016), cung ứng tại
<english.president.gov.tw/Default.aspx? tabid=491&itemid=36980&rmid=2355>.
488. Japan, Submission to the Commission on the Limits of the Continental Shelf pursuant to Article 76, paragraph 8 of the United Nations Convention on the Law of the Sea: Executive Summary, 12 Tháng Mười Một 2008) (Phụ Lục 228).
489. Giác Thư từ Phái Bộ Thường Trực Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, Số CML/2/2009 (6 Tháng Hai 2009) (Phụ Lục 189).
490. Giác Thư từ Phái Bộ Thường Trực Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, Số CML/2/2009 (6 Tháng Hai 2009) (Phụ Lục 189).
491. Giác Thư từ Phái Bộ Thường Trực Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, Số CML/2/2009 (6 Tháng Hai 2009) (Phụ Lục 189); Giác Thư từ Phái Bộ Thường Trực Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, Số CML/12/2009 (13 Tháng Tư 2009).
492. Giác Thư từ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, (21 Tháng Năm 2009), được in lại trong tập United Nations Convention on the Law of the Sea, Meeting of States Parties, Proposal for the Inclusion of a Supplementary Item in the Agenda of the Nineteenth Meeting of States Parties, UN Doc. SPLOS/196, (22 Tháng Năm 2009) (Phụ Lục 668).
493. Giác Thư từ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, (21 Tháng Năm 2009), được in lại trong tập United Nations Convention on the Law of the Sea, Meeting of States Parties, Proposal for the Inclusion of a Supplementary Item in the Agenda of the Nineteenth Meeting of States Parties, UN Doc. SPLOS/196, (22 Tháng Năm 2009) (Phụ Lục 668).
494. Giác Thư từ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, (21 Tháng Năm 2009), được in lại trong tập United Nations Convention on the Law of the Sea, Meeting of States Parties, Proposal for the Inclusion of a Supplementary Item in the Agenda of the Nineteenth Meeting of States Parties, UN Doc. SPLOS/196, (22 Tháng Năm 2009) (Phụ Lục 668).
495. Giác Thư từ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, (21 Tháng Năm 2009), được in lại trong tập United Nations Convention on the Law of the Sea, Meeting of States Parties, Proposal for the Inclusion of a Supplementary Item in the Agenda of the Nineteenth Meeting of States Parties, UN Doc. SPLOS/196, (22 Tháng Năm 2009) (Phụ Lục 668).
496. Delegation of the People’s Republic of China, Statement at the 15th Session of the International Seabed Authority (Tháng Sáu 2009), được tóm tắt trong International Seabed Authority, Press Release, UN Doc. SB/15/14, trang 3 (4 Tháng Sáu 2009), cung ứng tại
<www.isa.org.jm/sites/default/files/files/documents/sb-15-14.pdf>.
497. Delegation of the People’s Republic of China, Statement at the 15th Session of the International Seabed Authority (Tháng Sáu 2009), được tóm tắt trong International Seabed Authority, Press Release, UN Doc. SB/15/14, trang 3 (4 Tháng Sáu 2009), cung ứng tại
<www.isa.org.jm/sites/default/files/files/documents/sb-15-14.pdf>.
498. Xem Giác Thư từ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, (21 Tháng Năm 2009), Số CML/59/2011 (3 Tháng Tám 2011) (Phụ Lục 203).
499. Giác Thư từ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, (21 Tháng Năm 2009), Số CML/59/2011 (3 Tháng Tám 2011) (Phụ Lục 203). Trung Quốc cũng biểu lộ sự quan tâm rằng, nếu CLCS đưa ra các khuyến cáo về sự tuyên nhận thềm lục địa nới dài từ Oki-no-Tori trước khi t́nh trạng pháp lư của nó được làm sáng tỏ, sẽ có “tác động bất lợi cho việc duy tŕ một trật tự cồng bằng và hợp lư cho các đại dương.”
500. Bản Lập Trường của Trung Quốc, đoạn 6.
501. People’s Republic of China, Declaration of the Government of the People’s Republic of China on China’s Territorial Sea, đoạn 1 (4 Tháng Chín 1958), reproduced in Collection of the Sea Laws and Regulations of the People’s Republic of China (ấn bản lần thứ 3, 2001).
502. People’s Republic of China, Law on the Territorial Sea and the Contiguous Zone, Article 2 (25 Tháng Hai 1992) cung ứng tại
<www.npc.gov.cn/englishnpc/Law/2007-12/12/content_1383846.htm>.
503. United Nations, Multilateral Treaties Deposited with the Secretary-General, Vol. III, Part 1, Chapters XXII-XXIX, and Part 2, UN Doc. ST/LEG/SER.E/26, trang 450 (1 Tháng Tư 2009).
504. People’s Republic of China, Law on the Exclusive Economic Zone and the Continental Shelf, art. 2 (26 Tháng Sáu 1998) cung ứng tại
< www.npc.gov.cn/englishnpc/Law/2007-12/11/content_1383573.htm>.
Vào ngày 15 Tháng Năm 1996, Trung Quốc đă công bố một Bản Tuyên Bố của Chính Phủ Công Ḥa Nhân Dân Trung Quốc về các Đường Cơ Sở của lănh Hải (Declaration of the Government of the People’s Republic of China on the Baselines of the Territorial Sea), đưa ra các tọa độ cho các đường cơ sở từ đó lănh hải của nó sẽ được đo lường, nhưng lời tuyên bố này không bao gồm các đường cơ sở từ lănh hải của Băi Cạn Scarborough Shooal. Xem United Nations, Office of Legal Affairs, Division of Ocean Affairs and the Law of the Sea, Law of the Sea Bulletin No. 32, các trang 37-40 (1996). Trung Quốc sau đó cũng công bố các tọa độ cho các đường cơ sở từ các sự tuyên nhận của nó đối với một lănh hải từ Đảo Điếu Ngư (Diaoyu Dao) và Các Đảo Liên Thuộc của nó. Xem United Nations, Office of Legal Affairs, Division of Ocean Affairs and the Law of the Sea, Law of the Sea Bulletin No. 80, các trang 30-31 (2013).
505. Tham khảo Giác Thư từ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, Số CML/8/2011 (14 Tháng Tư 2011) (Phụ Lục 201).
506. Ministry of Foreign Affairs, People’s Republic of China, Chinese Foreign Ministry Statement Regarding Huangyandao (22 May 1997) (Phụ Lục 106).
507. Department of Foreign Affairs, Republic of the Philippines, Record of Proceedings: 10th Philippines–China Foreign Ministry Consultations, trang 23 (30 Tháng Bẩy 1998) (Phụ Lục 184).
508. Bản Ghi Nhớ từ Thứ Trưởng về Chính Sách, Bộ Ngoại Giao, Cộng Ḥa Phi Luật Tân, gửi Tổng Thống Công Ḥa Phi Luật Tân, trang 4 (27 Tháng Năm 1997) (Phụ Lục 25).
509. Thư từ Đại Sứ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc tại Ḥa Lan gửi cho từng cá nhân hội viên của Phiên Ṭa (3 Tháng Sáu 2016), đính kèm Ministry of Foreign Affairs, People’s Republic of China, Foreign Ministry Spokesperson Hua Chunying’s Remarks on Relevant Issue about Taiping Dao (3 Tháng Sáu 2016), cung ứng tại
www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/xwfw_665399/s2510_665401/t1369189.shtml.
510. Xem Ministry of Foreign Affairs, People’s Republic of China, Foreign Ministry Spokesperson Hua Chunying’s Regular Press Conference (24 Tháng Ba 2016), <www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/
xwfw_665399/s2510_665401/2511_665403/t1350552.shtml>; Ministry of Foreign Affairs, People’s Republic of China, Foreign Ministry Spokesperson Hua Chunying’s Regular Press Conference (23 Tháng Ba 2016) cung ứng tại
<http://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/xwfw_665399/s2510_665401/t1350212.shtml>; Ministry of Foreign Affairs, People’s Republic of China, Foreign Ministry Spokesperson Hua Chunying’s Regular Press Conference (28 January 2016), cung ứng tại
<www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/xwfw_665399/s2510_665401/t1336013.shtml>.
511. Bản Lập Trường của Trung Quốc, đoạn 19.
512. Giác Thư từ Phái Bộ Thường Trực Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, Số CML/8/2011 (14 Tháng Tư 2011) (Phụ Lục 201).
513 Giác Thư từ Phái Bộ Thường Trực Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, Số CML/8/2011 (14 Tháng Tư 2011) (Phụ Lục 201).
514. Bản Lập Trường của Trung Quốc, đoạn 21.
515. Bản Lập Trường của Trung Quốc, đoạn 2.
516. Ministry of Foreign Affairs, People’s Republic of China, Chinese Foreign Ministry Statement Regarding Huangyandao (22 Tháng Năm 1997) (Phụ Lục 106).
517. Thư từ Đại Sứ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc tại Ḥa Lan gửi cho từng cá nhân hội viên của Phiên Ṭa (3 Tháng Sáu 2016), đính kèm Ministry of Foreign Affairs, People’s Republic of China, Foreign Ministry Spokesperson Hua Chunying’s Remarks on Relevant Issue about Taiping Dao (3 Tháng Sáu 2016), cung ứng tại
www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/xwfw_665399/s2510_665401/t1369189.shtml.
518. Xem, thí dụ, Territorial and Maritime Dispute (Nicaragua v. Colombia), Judgment, ICJ Reports 2012, trang 624.
519. Xem, thí dụ, D.W. Bowett, The Legal Regime of Islands in International Law (1979); E.D. Brown, “Rockall and the Limits of National Jurisdiction of the UK: Part 1,” Marine Policy Vol. 2, trang 181 ở các trang 206-207 (1978); J.M. Van Dyke & R.A. Brooks, “Uninhabited Islands: Their Impact on the Ownership of the Oceans’ Resources,” Ocean Development and International Law, Vol. 12, Nos. 3-4, trang 265 (1983); R. Kolb, “The Interpretation of Article 121, Paragraph 3 of the United Nations Convention on the Law of the Sea: Rocks Which Cannot Sustain Human Habitation or Economic Life of Their Own,” French Yearbook of International Law, Vol. 40, trang 899 (1994); D. Anderson, “Islands and Rocks in the Modern Law of the Sea,” trong tập United Nations Convention on the Law of the Sea 1982: A Commentary, Vol. VI, các trang 307-21 (M. Nordquist, gen. (tổng biên tập, ấn bản lần thứ, 2002); J.L. Jesus, “Rocks, New-born Islands, Sea Level Rise, và Maritime Space,” trong sách của J. Frowein, và các tác giả khác, đồng biên tập, Negotiating for Peace, trang 579 (2003).
520. Vienna Convention on the Law of Treaties, art. 31(1).
521. Vienna Convention on the Law of Treaties, art. 31(1).
522. Vienna Convention on the Law of Treaties, art. 32.
523. “Rock,” Oxford English Dictionary (Phụ Lục 818).
524. Territorial and Maritime Dispute (Nicaragua v. Colombia), Merits Judgment, ICJ Reports 2012, trang 624 ở trang 645, đoạn 37.
525. Theo Phi Luật Tân, “các nguyên bản xác thực khác [của Điều 121] phản ảnh cùng ư nghĩa như từ ngữ tiếng Anh “cannot: không thể”: Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 70. Phi Luật Tân ghi nhận rằng “trong tiếng Hoa, “cannot” là “bu neng: bất năng” có nghĩa “không có khả năng” hay “vô khả năng”. Cũng thế, thí dụ, văn bản tiếng Tây Ban Nha sử dụng nhóm chữ “no aptas”; một lần nữa, có nghĩa “không có khả năng”, “vô khả năng”. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 71.
526. “Sustain,” Oxford English Dictionary (Phụ Lục 819).
527. “Sustain,” Oxford English Dictionary (Phụ Lục 333).
528. “Sustain,” Oxford English Dictionary (Phụ Lục 333).
529. “Sustain,” Oxford English Dictionary (Phụ Lục 819).
530. “Sustain,” Oxford English Dictionary (Phụ Lục 819).
531. “Habitation,” Oxford English Dictionary (Phụ Lục 815).
532. “Inhabit,” Shorter Oxford English Dictionary (ấn bản lần thứ 5, 2002).
533. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 84.
534. Phái đoàn Micronesian đă phát biểu rằng:
Các đảo nhỏ không có các nguồn tài nguyên đất liền muốn nói đến sự cần thiết các phúc lợi của một khu kinh tế và các nguồn tài nguyên của biển trong phạm vi khu đó một cách tha thiết hơn bất kỳ lănh thổ nào khác. Sẽ không có sự công b́nh khi bác bỏ các nguồn tài nguyên của biển đối với những nơi cần đến chúng nhiều nhất.
Các ư kiến đề nghị cũng đă được dưa ra rằng các ḥn đảo không người cư trú sẽ không được có một khu kinh tế trọn vẹn. Gần như tất cả các ḥn đảo trên cao của chúng tôi, và gần như tất cả các ṿng cung đảo san hô (atoll) của chúng tôi, tạo thành các đảo thấp, đều có người cư trú. Nhưng một số dảo chỉ được cư trú một phần thời gian trong năm, trong khi các đảo khác được sử dụng không phải làm nhà ở mà để đánh cá hay trong một số phương cách hoạt động khác hơn là cho một sự cư trú thường trực. Chúng đều có tính chất sinh tử như một bộ phận của nền kinh tế và sự sinh nhai của chúng tôi giống như một số đảo có thể có các nhà ở thường trực trên đó, nhưng có thể chỉ có ít hay không có các nguồn tài nguyên ngư sản gần chúng. Chúng tôi không tin rằng tiêu chuẩn về sự cư ngụ hay kích thước có tinh chất thực tiễn hay công bằng.
Phát biểu của Chủ Tịch Ủy Ban Hỗn Hợp của Quốc Hội Micronesia đệ tŕnh nhân danh Quốc Hội Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, UN Doc. A/CONF.62/L.6 (27 Tháng Tám 1974).
535. “Economic,” Shorter Oxford English Dictionary (ấn bản lần thứ 5, 2002).
536. Theo Phi Luật Tân, “Trong tiếng Hoa, ‘of its own’, nhóm từ được dùng là “qibenshen de jingji shenghuo’, trong đó nhóm từ ‘qibenshen’ có nghĩa ‘it itself: tự bản thân nó’, và nó đi trước và bổ nghĩa cho nhóm từ “’economic life’ ‘jingji shenghuo: kinh tế sinh hoạt”. Do đó, điều rơ ràng rằng bất kể “sinh hoạt kinh tế” có nghĩa ra sao, nó phải có tinh chất đặc thù và địa phương hóa trên chính bản thân địa h́nh.” Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 79.
537. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 72.
538. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 73.
539. Tuyên Bố Về Khu Vực Tại Biển: Declaration on the Maritime Zone, được kư tại Santiago, 18 Tháng Tám 1952, 1976 UNTS 326 (Chile, Ecuador và Peru).
540. Bản Tuyên Bố Motevideo về Luật Biển: The Declaration of Montevideo on Law of the Sea, được kư kết tại Montevideo, Uruguay, 8 Tháng Năm 1970 (Argentina, Brazil, Chile, Ecuador, El Salvador, Panama, Peru, Nicaragua, và Uruguay), được sao chụp lại trong 9 ILM 1081 (1970); cũng xem Declaration of Latin American States on the Law of the Sea, Lima, 4-8 Tháng Tám 1970 (Argentina, Brazil, Colombia, Chile, the Dominican Republic, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Honduras, Panama, Peru, Mexico, Nicaragua, và Uruguay), được sao chụp lại trong 10 ILM 207 (1971).
541. Các kết luận trong Báo Cáo Tổng Quát của Cuộc Hội Thảo Cấp Vùng Các Quốc Gia Phi Châu về Luật Biển, được tổ chức tại Yaoundé, 20-30 Tháng Sáu 1972, được sao chụp lại trong 12 ILM 210 (1973).
542. Tuyên bố của Tổ Chức Thông Nhất Phi Châu về các vấn đề trong Luật Biển: Declaration of the Organization of African Unity on the issues of the Law of the Sea, 1973, được sao chụp lại thành UN Doc. A/CONF.62/33.
543. Xem, thí dụ, Committee on the Peaceful Uses of the Sea-Bed and the Ocean Floor Beyond the Limits Of National Jurisdiction, Sub-Committee II, “Summary Record of the Twenty-Seventh Meeting,”, UN Doc. A/AC.138/SC.II/SR.27, trang 25 ở trang 40 (22 Tháng Ba 1972) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Iceland); Committee on the Peaceful Uses of the Sea-Bed and the Ocean Floor Beyond the Limits Of National Jurisdiction, Sub-Committee II, “Summary Record of the Fortieth Meeting,” 4 Tháng Tám 1972, UN Doc. A/AC.138/SC.II/SR.40, trang 43 ở trang 44 (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Norway).
544. Committee on the Peaceful Uses of the Seabed and the Ocean Floor beyond the Limits of National Jurisdiction, Sub-Committee II, “Summary Record of the Fifty-first Meeting,” UN Doc. A/AC.138/SC.II/SR.51, trang 43 ở trang 46 (9 Tháng Ba 1973) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Peru).
545. “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 39th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.39 ở trang 285, đoạn 72 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Singapore), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session).
546. “189th Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.189, trang 66 ở trang 83, đoạn 251 (8 Tháng Mười Hai 1982) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Colombia), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XVI (Summary Records, Plenary, First and Second Committees, as well as Documents of the Conference, Eleventh Session).
547. Imperial Conference 1923, Report of Inter-Departmental Committee on the Limits of Territorial Waters (27 Tháng Chín 1923).
548. Imperial Conference 1923, Report of Inter-Departmental Committee on the Limits of Territorial Waters (27 Tháng Chín 1923).
549. League of Nations Conference for the Codification of International Law, Bases of Discussion for the Conference Drawn up by the Preparatory Committee, Vol. II: Territorial Waters, League of Nations Doc. C.74.M.39.1929.V, trang 53 (15 May 1929).
550. League of Nations Conference for the Codification of International Law, Bases of Discussion for the Conference Drawn up by the Preparatory Committee, Vol. II: Territorial Waters, League of Nations Doc. C.74.M.39.1929.V, các trang 52-54 (15 May 1929).
551. International Law Commission, Articles concerning the Law of the Sea, art. 10, Yearbook of the International Law Commission, Vol. II, trang 256 ở trang 257 (1956).
552. International Law Commission, “Summary Record of the 260th meeting,” UN Doc. A/CN.4/SR.260, Yearbook of the International Law Commission, Vol. I, ở trang 90 (1954).
553. 1958 Convention on the Territorial Sea and the Contiguous Zone, art. 10.
554. Committee on the Peaceful Uses of the Seabed and the Ocean Floor beyond the Limits of National Jurisdiction, “Summary Record of the Fifty-Seventh Meeting,” UN Doc. A/AC.138/SR.57, trang 163 ở trang 167 (23 Tháng Ba 1971) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Malta).
555. UN Doc. A/8721, ở trang 46, đoạn 186 (1972), Official Records of the UN General Assembly, 27th Session, Supplement No. 21.
556. Thí dụ, Malta đă đề nghị các sự hưởng quyền khác nhau về đất lớn hơn hay nhỏ hơn một cây số vuông. Báo Cáo của Ủy Ban về Các Sự Sử Dụng Ḥa B́nh Đáy Biển và Sàn Đại Dương vượt quá Các Giới Hạn của Thẩm Quyền Tài Phán Quốc Gia, Vol. III, UN General Assembly, Official Records, 28th Session, Supplement No. 21, UN Doc. A/9021, các trang 87 ở trang 89 (1973). Tổ Chức Thông Nhất Phi Châu (The Organization of African Unity) có đưa ra bản bản Lời Tuyên Bố Addis Ababa Declaration sẽ ấn định các khoảng không gian trên biển của các ḥn đảo qua việc cứu xét đến “tất cả các yếu tố liên quan và các t́nh huống đặc biệt”, kể cả kích thước, dân chúng hay sự vắng mặt ở đó, sự tiếp giáp với lănh thổ chính yếu, cấu h́nh địa chất, hay các quyền lợi đặc biệt của Các Quốc Gia là đảo quốc (island States) và Các Quốc ṿng cung đảo (archipelago States). Báo Cáo của Ủy Ban về Các Sự Sử Dụng Ḥa B́nh Đáy Biển và Sàn Đại Dương vượt quá Các Giới Hạn của Thẩm Quyền Tài Phán Quốc Gia, Vol. III, UN Doc. A/9021, các trang 35 ở trang 37 (1973), Official Records of the UN General Assembly, 28th Session, Supplement No. 21.
557. Muốn có sự tóm tắt tổng quát về soạn thảo lịch sử Điều 121, xem United Nations, Office for Ocean Affairs and the Law of the Sea, The Law of the Sea: Régime of Islands: Legislative History of Part VIII (Article 121) of the United Nations Convention on the Law of the Sea (1988).
558. “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 39th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.39 trang 279 ở trang 281-282, các đoạn 29-36 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Romania), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session); Cũng xem Romania, “Draft Articles on Definition of and Regime Applicable to Islets and Islands Similar to Islets,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/L.53 (21 Tháng Tám 1974).
559. “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 40th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.40, trang 286 ở trang 286-287, các đoạn 6-9 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước France), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session).
560. “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 40th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.40, trang 286 ở trang 288, đoạn 33 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước the United Kingdom), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session).
561. “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 40th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.40, ở trang 289, các đoạn 46-47 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Mexico), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session).
562. Informal Single Negotiating Text, Part II, UN Doc. A/CONF.62/WTRANG8/PartII ở các trang 170-171 (7 Tháng Năm 1975), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume IV (Summary Records, Plenary, General Committee, First, Second and Third Committees, as well as Documents of the Conference, Third Session).
563. “170th Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.170, trang 100 ở trang 102, đoạn 27 (16 Tháng Tư 1982)(Phát Biểu Của Đại Diện Nước the USSR), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XVI (Summary Records, Plenary, First and Second Committees, as well as Documents of the Conference, Eleventh Session).
564. Xem, thí dụ, “170th Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.170, ở trang 105, các đoạn 68-69 (16 Tháng Tư 1982) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Mozambique), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XVI (Summary Records, Plenary, First and Second Committees, as well as Documents of the Conference, Eleventh Session); “171st Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.171 trang 106 ở trang 106, đoạn 8 (16 Tháng Tư 1982) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Denmark), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XVI (Summary Records, Plenary, First and Second Committees, as well as Documents of the Conference, Eleventh Session); “171st Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.171, trang 106 ở trang 108, đoạn 31 (16 Tháng Tư 1982) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Trinidad and Tobago), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XVI (Summary Records, Plenary, First and Second Committees, as well as Documents of the Conference, Eleventh Session); “171st Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.171, trang 106 ở trang 109, đoạn 38 (16 Tháng Tư 1982) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Tunisia), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XVI (Summary Records, Plenary, First and Second Committees, as well as Documents of the Conference, Eleventh Session).
565. “168th Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.168, trang 87 ở trang 91, đoạn 57 (15 Tháng Tư 1982) (Phát Biểu Của Đại Diện Vương Quốc Thống Nhất [Anh Quốc]), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XVI (Summary Records, Plenary, First and Second Committees, as well as Documents of the Conference, Eleventh Session); United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, “Amendments,” UN Doc. A/CONF.62/L.126 (13 Tháng Tư 1982).
566. “140th Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.140, trang 75 ở trang 79, đoạn 55 (27 Tháng Tám 1980) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Turkey), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XIV (Summary Records, Plenary, General Committee, First and Third Committees, as well as Documents of the Conference, Resumed Ninth Session).
567. “169th Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.169, trang 93 ở trang 97, các đoạn 52-53 (15 Tháng Tư 1982) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Romania), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XVI (Summary Records, Plenary, First and Second Committees, as well as Documents of the Conference, Eleventh Session); Romania, “Amendment to Article 121,” UN Doc. A/CONF.62/L.118 (13 Tháng Tư 1982).
568. “171st Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.171, trang 106 ở trang 106, đoạn 8 (16 Tháng Tư 1982) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Denmark), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XVI (Summary Records, Plenary, First and Second Committees, as well as Documents of the Conference, Eleventh Session).
569. “172nd Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.172, trang 114 ở trang 116, đoạn 29 (16 Tháng Tư 1982) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Colombia), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XVI (Summary Records, Plenary, First and Second Committees, as well as Documents of the Conference, Eleventh Session).
570. “189th Plenary meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.189, trang 66 ở trang 83, đoạn 251 (8 Tháng Mười Hai 1982) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Colombia), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XVI (Summary Records, Plenary, First and Second Committees, as well as Documents of the Conference, Eleventh Session).
571. “Sự liên kết thực chất” giữa Điều 121(3) Công Ước và sự du nhập khu kinh tế độc quyền được thừa nhận bởi Ṭa Công Lư Quốc Tế trong vụ án Nicaragua v. Colombia: Territorial and Maritime Dispute (Nicaragua v. Colombia), Judgment, ICJ Reports 2012, trang 624 ở trang 674, đoạn 139.
572. “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 39th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.39, trang 279 ở trang 285, đoạn 72 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Singapore), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session); “189th Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.189, trang 66 ở trang 83, đoạn 251 (8 Tháng Mười Hai 1982) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Colombia), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XVI (Summary Records, Plenary, First and Second Committees, as well as Documents of the Conference, Eleventh Session).
573 Xem Fiji, New Zealand, Tonga and Western Samoa, “Draft Articles on Islands and on Territories under Foreign Domination or Control,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/L.30 (30 Tháng Bẩy 1974); Argentina, Bolivia, Brazil, Colombia, Costa Rica, Cuba, Dominican Republic, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Honduras, Libyan Arab Republic, Mexico, Morocco, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Uruguay, “Draft Article on Islands and Other Territories under Colonial Domination or Foreign Occupation,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/L.58 (13 Tháng Tám 1974); “Summary records of meetings of the Second Committee, 38th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.38, trang 273 ở trang 278, đoạn 69 (13 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước New Zeeland), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session); “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 24th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.24, trang 187 ở trang 190, đoạn 46 (1 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Tonga), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session); “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 39th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.39, trang 279 at các trang 284-285, các đoạn 64-71 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Argentina), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session).
574. Xem “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 39th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.39, trang 279 ở trang 284, các đoạn 62-63 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Turkey), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session).
575. Xem “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 39th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.39, trang 279 at các trang 285-286, các đoạn 79-80 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Greece), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session); “Summary Records of Meetings of the Second Committee,” 37th Meeting, UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.37, trang 266 ở trang 272, các đoạn 73-75 (12 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Tunisia), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session).
576. Xem “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 39th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.39, trang 279 ở trang 285, đoạn 76 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Greece), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session); Summary records of meetings of the Second Committee, 40th meeting, UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.40, trang 286 ở trang 288, các đoạn 26-27 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Tunisia), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session); “140th Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.140, trang 75 ở trang 79, đoạn 55 (27 Tháng Tám 1980) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Turkey), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XIV (Summary Records, Plenary, General Committee, First and Third Committees, as well as Documents of the Conference, Resumed Ninth Session); “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 40th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.40, ở các trang 286-287, đoạn 9 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước France), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session); cũng xem Algeria, Dahomey, Guinea, Ivory Coast, Liberia, Madagascar, Mali, Mauritania, Morocco, Sierra Leone, Sudan, Tunisia, Upper Volta and Zambia, “Draft Articles on the Regime of Islands, Draft Art. 3,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/L.62/Rev.1 (27 Tháng Tám 1974).
577. Xem “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 39th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.39, trang 279 ở trang 284, đoạn 63 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Turkey), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session).
578. Các nỗ lực để bao gồm “cấu h́nh địa chất: geological configuration” hay “cấu trúc h́nh thế địa dư: geomorphological structure” như các yếu tố thích đáng trong Điều 121 đều thất bại, xác nhận sự giải thích của Phiên Ṭa về phần đó của văn bản. Xem, thí dụ, Romania, “Draft Articles on Definition of and Régime Applicable to Islets and Islands Similar to Islets,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/L.53 (12 Tháng Tám 1974); Algeria, Dahomey, Guinea, Ivory Coast, Liberia, Madagascar, Mali, Mauritania, Morocco, Sierra Leone, Sudan, Tunisia, Upper Volta and Zambia, “Draft Articles on the Regime of Islands,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/L.62/Rev. 1 (27 Tháng Tám 1974); “103rd Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.103 trang 61 ở trang 64, đoạn 39 (18 May 1978) (Statement of the Representative of Madagascar), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume IX (Summary Records, Plenary, General Committee, First, Second and Third Committees, as well as Documents of the Conference, Seventh and Resumed Seventh Session).
579. Algeria, Cameroon, Ghana, Ivory Coast, Kenya, Liberia, Madagascar, Mauritius, Senegal, Sierra Leone, Somalia, Sudan, Tunisia and United Republic of Tanzania, “Draft Articles on Exclusive Economic Zone, Report of the Committee on the Peaceful Uses of the Seabed and the Ocean Floor beyond the Limits of National Jurisdiction,” Vol. III, UN Doc. A/9021, các trang 87-89 ở trang 89 (1973), Official Records of the UN General Assembly, 28th Session, Supplement No. 21; Romania, “Draft Articles on Delimitation of Marine and Ocean Space between Adjacent and Opposite Neighbouring States and Various Aspects Involved,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/L.18 (23 Tháng Bẩy 1974).
580. Algeria, Dahomey, Guinea, Ivory Coast, Liberia, Madagascar, Mali, Mauritania, Morocco, Sierra Leone, Sudan, Tunisia, Upper Volta and Zambia, “Draft Articles on the Regime of Islands,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/L.62/Rev. 1 (27 Tháng Tám 1974).
581. Báo Cáo của Ủy Ban về Các Sự Sử Dụng Ḥa B́nh Đáy Biển và Sàn Đại Dương vượt quá Các Giới Hạn của Thẩm Quyền Tài Phán Quốc Gia (Report of the Committee on the Peaceful Uses of the Seabed and the Ocean Floor beyond the Limits of National Jurisdiction), Vol. III, UN Doc. A/9021, các trang 35-70 ở trang 37 (1973), Official Records of the UN General Assembly, 28th Session, Supplement No. 21; Romania, “Draft Articles on Definition of and Regime Applicable to Islets and Islands Similar to Islets,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/L.53 (12 Tháng Tám 1974).
582. Báo Cáo của Ủy Ban về Các Sự Sử Dụng Ḥa B́nh Đáy Biển và Sàn Đại Dương vượt quá Các Giới Hạn của Thẩm Quyền Tài Phán Quốc Gia (Report of the Committee on the Peaceful Uses of the Seabed and the Ocean Floor beyond the Limits of National Jurisdiction), Vol. III, UN Doc. A/9021, các trang 35-70 ở trang 41 (1973), Official Records of the UN General Assembly, 28th Session, Supplement No. 21.
583. “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 40th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.40, trang 286 ở trang 288, đoạn 37 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước the United Kingdom), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session).
584. Xem “Statement by the Chairman of the Joint Committee of the Congress of Micronesia submitted on behalf of the Congress by the United States of America,” UN Doc. A/CONF.62/L.6 (27 Tháng Tám 1974); “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 24th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.24, trang 187 ở trang 190, các đoạn 40-47 (1 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Tonga), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session); “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 39th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.39, trang 279 ở trang 281, các đoạn 22-28 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Western Samoa), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session); “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 39th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.39, trang 279 ở trang 283, các đoạn 48-51 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Fiji), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session); cũng xem “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 40th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.40, trang 286 ở trang 287, các đoạn 13-15 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Jamaica), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session).
585. Territorial and Maritime Dispute (Nicaragua v. Colombia), Judgment, ICJ Reports 2012, trang 624 ở trang 645, đoạn 37.
586. Advisory Opinion Concerning the Legality of the Use by a State of Nuclear Weapons in Armed Conflict, ICJ Reports 1996, trang 66 ở trang 75, 81-82, các đoạn 19, 27.
587. Kasikili/Sedudu Island (Botswana/Namibia), Judgment, ICJ Reports 1999, trang 1045 ở trang 1075-1087, các đoạn 48-63. Phán Quyết bao gồm một bản liệt kê chi tiết án lệ có trước của Ṭa về sự thực hành sau đó nơi đoạn 50.
588. Japan - Taxes on Alcoholic Beverages, Report of the Appellate Body, AB-1996-2, WT/DS8/AB/R, WT/DS10/AB/R, WT/DS11/AB/R, các trang 12-13 (4 Tháng Mười 1996); Chile - Price Band System and Safeguard Measures relating to Certain Agricultural Products, Report of the Appellate Body, AB-2002-2, WT/DS207/AB/R, các đoạn 213-214 (23 Tháng Chín 2002); United States - Measures Affecting the Cross-Border Supply of Gambling and Betting Services, Report of the Appellate Body, AB-2005-1, WT/DS285/AB/R, các đoạn 191-195 (7 Tháng Tư 2005); European Communities - Customs Classification on Frozen Boneless Chicken Cuts, Report of the Appellate Body, AB-2005-5, WT/DS269/AB/R, WT/DS286/AB/R, các đoạn 255-276, 304 (12 Tháng Chín 2005).
589. Văn Thư, Figure 5.1; Supplemental Written Submission, Vol. II, trang 158.
590. Các ảnh chụp về sự tiến triển của sự thiết trí cơ sở nguyên thủy của Trung Quốc trên Rạn San Hô Johnson Reef được in lại trong sách của Quân Lực Phi Luật Tân [Armed Forces of the Philippines], Matrix of Events: Johnson (Mabini) Reef (2013) (Phụ Lục 90).
Ảnh chụp và h́nh ảnh của vệ tinh sự xây dựng và các hoạt động cải tạo gần đây hơn trên Rạn San Hô Johnson Reef được in lại trong quyển Compilation of Images of Johnson Reef (nhiều nguồn tài liệu khác nhau) (biên soạn ngày 13 Tháng Mười Một 2015) (Phụ Lục 790).
591. Các ảnh chụp về sự tiến triển của sự thiết trí cơ sở nguyên thủy của Trung Quốc trên Rạn San Hô Cuarteron Reef được in lại trong sách của Quân Lực Phi Luật Tân [Armed Forces of the Philippines], Matrix of Events: Cuarteron (Calderon) Reef (2013) (Phụ Lục 87).
Ảnh chụp và h́nh ảnh của vệ tinh sự xây dựng và các hoạt động cải tạo gần đây hơn trên Rạn San Hô Cuarteron Reef được in lại trong quyển Compilation of Images of Cuarteron Reef (nhiều nguồn tài liệu khác nhau) (biên soạn ngày 13 Tháng Mười Một 2015) (Phụ Lục 787).
592. Các ảnh chụp về sự tiến triển của sự thiết trí cơ sở nguyên thủy của Trung Quốc trên Rạn San Hô Fiery Cross Reef được in lại trong sách của Quân Lực Phi Luật Tân [Armed Forces of the Philippines], Matrix of Events: Fiery Cross (Kagitingan) Reef (2013) (Phụ Lục 88).
Ảnh chụp và h́nh ảnh của vệ tinh sự xây dựng và các hoạt động cải tạo gần đây hơn trên Rạn San Hô Fiery Cross Reef được in lại trong quyển Compilation of Images of Fiery Cross Reef (nhiều nguồn tài liệu khác nhau) (biên soạn ngày 13 Tháng Mười Một 2015) (Phụ Lục 788).
593. Các ảnh chụp về sự tiến triển của sự thiết trí cơ sở nguyên thủy của Trung Quốc trên Rạn San Hô Gaven Reef (North) được in lại trong sách của Quân Lực Phi Luật Tân [Armed Forces of the Philippines], Matrix of Events: Gaven (Burgos) Reef (2013) (Phụ Lục 89).
Ảnh chụp và h́nh ảnh của vệ tinh sự xây dựng và các hoạt động cải tạo gần đây hơn trên Rạn San Hô Gaven Reef (North) được in lại trong quyển Compilation of Images of Gaven Reef (nhiều nguồn tài liệu khác nhau) (biên soạn ngày 13 Tháng Mười Một 2015) (Phụ Lục 789).
594. Thư từ Đại Sứ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc tại Ḥa Lan gửi cho từng cá nhân hội viên của Phiên Ṭa (3 Tháng Sáu 2016), đính kèm Ministry of Foreign Affairs, People’s Republic of China, Foreign Ministry Spokesperson Hua Chunying’s Remarks on Relevant Issue about Taiping Dao (3 Tháng Sáu 2016), cung ứng tại
www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/xwfw_665399/s2510_665401/t1369189.shtml.
cũng xem Giác Thư từ Phái Bộ Thường Trực Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, Số CML/8/2011 (14 Tháng Tư 2011) (Phụ Lục 201).
595. Bản Lập Trường của Trung Quốc, đoạn 19.
596. Yêu Cầu Lập Luận Bằng Văn Bản Khác Nữa, Yêu Cầu 22.
597. Công Ước, điều 47(1).
598. Công Ước, điều 46.
599. Công Ước, điều 47(1).
600. Văn Pḥng Thủy Văn Bộ Hải Quân (Admiralty Hydrographic Office), China Sea Directory, Vol. II, trang 71 (ấn bản lần thứ nhất, 1868); cũng xem Admiralty Hydrographic Office, China Sea Directory, Vol. II, các trang 72, 74 (ấn bản lần thứ nhất, 1868); Division Botanique à l’Institut des Recherches Agronomiques de l’Indochine, “Visite Botanique au Récif Tizard,” Bulletin Économique de l’Indochine (Tháng Chín-Tháng Mười 1936).
601. Report of the Results of an Examination by the Officers of H.M.S. Rambler of the Slopes and Zoological Condition of Tizard and Macclesfield Banks, UKHO Ref. HD106 ở trang 15 (1888).
602. HMS Iroquois, Sailing Directions to accompany Chart of North Danger (North-East Cay and South-West Cay) ở trang 2 (1926).
603. HMS Herald, Corrections to Sailing Directions for Spratly Island, Amboyna Cay, and Fiery Cross Reef, UKHO Ref. H3853/1936 ở trang 1 (1936).
604. Sailing Direction for the Dangerous Ground, UKHO Ref. HD384 ở trang 7 (ấn bản năm 1944).
605. Admiralty Hydrographic Office, China Sea Directory, Vol. II, trang 71 (ấn bản lần thứ nhất, 1868); cũng xem Admiralty Hydrographic Office, China Sea Directory, Vol. II, các trang 72, 74 (ấn bản lần thứ nhất, 1868).
606. HMS Herald, Report of 1937 Visit to Thitu and Itu Aba, UKHO Ref. H2499/1937 ở trang 1 (1937).
607. HMS Iroquois, Sailing Directions to accompany Chart of North Danger (North-East Cay and South-West Cay) ở trang 2 (1926).
608. HMS Herald, Corrections to Sailing Directions for Spratly Island, Amboyna Cay, and Fiery Cross Reef, UKHO Ref. H3853/1936 ở trang 1 (1936).
609. Sailing Direction for the Dangerous Ground, UKHO Ref. HD384 ở trang 7 (ấn bản năm 1944).
610. H. Hiratsuka, “The Extended Base for the Expansion of the Fishery Business to Southern Area: New Southern Archipelago–On-Site Survey Report,” Taiwan Times (May 1939).
611. U. Kokura, The Islands of Storm, các trang 188, 194 (1940).
612. T.C. Huang, và các tác giả khác, “The Flora of Taipingtao (Itu Aba Island),” Taiwania, Vol. 39, No. 1-2 (1994) (Phụ Lục 254).
613. I.M. Chen, “Water Quality Survey in South China Sea and Taiping Island Sea Region,” in L. Fang & K. Lee (đồng biên tập), Policy Guiding Principles: The Report for the Ecological Environment Survey on South Sea, trang 187 ở trang 194 (1994).
614. Xem tổng quát Báo Cáo Bailey Thứ Nhất; Báo Cáo Bailey Thứ Nh́.
615. Admiralty Hydrographic Office, China Sea Directory, Vol. II, trang 70 (ấn bản lần thứ nhất, 1868).
616. Admiralty Hydrographic Office, China Sea Directory, Vol. II, trang 72 (ấn bản lần thứ nhất, 1868).
617. Report of the Results of an Examination by the Officers of H.M.S. Rambler of the Slopes and Zoological Condition of Tizard and Macclesfield Banks, UKHO Ref. HD106 ở trang 15 (1888).
618. Admiralty Hydrographic Office, China Sea Directory, Vol. II, trang 71 (ấn bản lần thứ nhất, 1868).
619. Admiralty Hydrographic Office, China Sea Directory, Vol. II, trang 74 (ấn bản lần thứ nhất, 1868).
620. Admiralty Hydrographic Office, China Sea Directory, Vol. II, trang 66 (ấn bản lần thứ nhất, 1868).
621. Thư từ Tư Lệnh Commander Ward, HMS Rifleman, gửi Nhà Thủy Văn Học Bộ Hải Quân (29 Tháng Bẩy 1864).
622. U. Kokura, The Islands of Storm, các trang 182-183 (1940).
623. “Look, Japan Made Significant Marks Everywhere,” Osaka Asahi Shimbum (6 Tháng Chín 1933).
624. “Visite Botanique au Récif Tizard,” Bulletin économique de l’Indo-Chine, các trang 772 (Tháng Chín-Tháng Mười 1936) (bản dịch từ nguyên bản tiếng Pháp).
625. “Visite Botanique au Récif Tizard,” Bulletin économique de l’Indo-Chine, các trang 772 (Tháng Chín-Tháng Mười 1936) (bản dịch từ nguyên bản tiếng Pháp).
626. “Visite Botanique au Récif Tizard,” Bulletin économique de l’Indo-Chine, các trang 772 (Tháng Chín-Tháng Mười 1936) (bản dịch từ nguyên bản tiếng Pháp).
627. Y. Yamamoto, “The Brief History of the Sinnan Islands,” Science of Taiwan, Vol. 7, No. 3 (1939).
628. H. Hiratsuka, “The Extended Base for the Expansion of the Fishery Business to Southern Area: New Southern Archipelago–On-Site Survey Report,” Taiwan Times (May 1939).
629. “Visite Botanique au Récif Tizard,” Bulletin économique de l’Indo-Chine, các trang 770-771 (Tháng Chín-Tháng Mười 1936) (bản dịch từ nguyên bản tiếng Pháp).
630. L. Xi, “Summary of Land of Guangdong Nansha Islands,” Soil Quarterly, Vol. 6, No. 3, trang 77 ở trang 80 (1947) (Phụ Lục 885).
631. HMS Dampier, Report on Visit to Itu Aba and Spratly Islands, UKHO Ref. H02716/1951 (1951).
632. Report of the Results of an Examination by the Officers of H.M.S. Rambler of the Slopes and Zoological Condition of Tizard and Macclesfield Banks, UKHO Ref. HD106 ở trang 15 (1888).
633. “Visite Botanique au Récif Tizard,” Bulletin économique de l’Indo-Chine, các trang 773-775 (Tháng Chín-Tháng Mười 1936) (bản dịch từ nguyên bản tiếng Pháp).
634. “Determination Regarding Jurisdiction of New Southern Archipelago will be Announced Today,” Osaka Asahi Shimbum (18 Tháng Tư 1939).
635. L. Xi, “Summary of Land of Guangdong Nansha Islands,” Soil Quarterly, Vol. 6, No. 3, trang 77 ở trang 79 (1947).
636. L. Xi, “Summary of Land of Guangdong Nansha Islands,” Soil Quarterly, Vol. 6, No. 3, trang 77 ở trang 79 (1947).
637. N. Fujishima, “Discussions on the names of islands in the Southern China Sea,” The Hokkaido General Education Review of Komazawa University Vol. 9, trang 56 (1994).
638. Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân, đoạn 98 (11 Tháng Ba 2016).
639. Báo Cáo Motavalli Thứ Nhất.
640. Admiralty Hydrographic Office, China Sea Directory, Vol. II, trang 71 (ấn bản lần thứ nhất, 1868).
641. Admiralty Hydrographic Office, China Sea Directory, Vol. II, trang 74 (ấn bản lần thứ nhất, 1868).
642. HMS Iroquois, Sailing Directions to accompany Chart of North Danger (North-East Cay and South-West Cay) (1926).
643. Admiralty Hydrographic Office, China Sea Pilot, Vol. I, trang 126 (ấn bản lần thứ nh́, 1951).
644. “French Flag over the Unoccupied Islets,” The Illustration (15 Tháng Bẩy 1933).
645. “Visite Botanique au Récif Tizard,” Bulletin économique de l’Indo-Chine, trang 771 (Tháng Chín-Tháng Mười 1936) (bản dịch từ nguyên bản tiếng Pháp).
646. “Les Iles Spratly,” Document No. 210, trang 7 (5 Tháng Tư 1939).
647. HMS Dampier, Report on Visit to Itu Aba and Spratly Islands, UKHO Ref. H02716/1951 (1951).
648. Bản dịch sang Anh ngữ tập sách bằng Nhật ngữ nhan đề Pilot for Taiwan and the South-West Islands, Vol. V, trang 243 (ấn bản Tháng Ba 1941), “Sailing Directions for Shinnan Guntao,” UKHO Ref. H019893/1944.
649. HMS Iroquois, Sailing Directions to accompany Chart of North Danger (North-East Cay and South-West Cay), trang 1 (1926).
650. Sailing Direction for the Dangerous Ground, UKHO Ref. HD384, trang 4 (ấn bản 1944).
651. Y. Yamamoto, “The Brief History of the Sinnan Islands,” Science of Taiwan, Vol. 7, No. 3 (1939).
652. “Determination Regarding Jurisdiction of New Southern Archipelago will be Announced Today,” Osaka Asahi Shimbum (18 Tháng Tư 1939).
653. “French Flag on the Unoccupied Islands,” Illustration (1933).
654. “Look, Japan Made Significant Marks Everywhere,” Osaka Asahi Shimbum (6 Tháng Chín 1933).
655. HMS Herald, Report of 1937 Visit to Thitu and Itu Aba, UKHO Ref. H2499/1937 ở trang 3 (1937).
656. “Determination Regarding Jurisdiction of New Southern Archipelago will be Announced Today,” Osaka Asahi Shimbum (18 Tháng Tư 1939). Niên hiệu Showa (Chiêu Ḥa), được nói đến trong phần trích dẫn này, bắt đầu trong năm 1926, tương ứng với sự lên ngôi vua Nhật Bản của Hoàng Đế Showa (Hirohito).
657. “The Texts of the Day’s Communiques on the Fighting in Various War Zones,” New York Times (4 Tháng Năm 1945); “Australians Widen Borneo Grip; Americans Crash Way into Davao,” New York Times (4 Tháng Năm 1945).
658. HMS Dampier, Report on Visit to Itu Aba and Spratly Islands, UKHO Ref. H02716/1951 at đoạn 10 (21 Tháng Tư 1951).
659. L. Xi, “Summary of Land of Guangdong Nansha Islands,” Soil Quarterly, Vol. 6, No. 3, trang 77 ở trang 80 (1947).
660. Xem một cách tổng quát B. Hayton, The South China Sea, các trang 65-70 (2014).
661. Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, đoạn 394.
662. Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, đoạn 402.
663. Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, đoạn 402.
664. Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, đoạn 188.
665. Giác Thư từ Liên Bang Mă Lai gửi Phiên Ṭa, Số PRMC 5/2016 (23 Tháng Sáu 2016), đính kèm Thông Tri của Bộ Ngoại Giao Mă Lai, trang 6 (23 Tháng Sáu 2016) (từ giờ về sau gọi tắt là “Malaysia’s Communication”).
666. Malaysia’s Communication, trang 6.
667. Malaysia’s Communication, trang 8.
668. Malaysia’s Communication, trang 7.
669. Monetary Gold Removed from Rome in 1943 (Preliminary Question), Judgment of 15 Tháng Sáu 1954, ICJ Reports 1954, trang 19 ở trang 32.
670. Military and Paramilitary Activities in and against Nicaragua (Nicaragua v. United States of America), Jurisdiction and Admissibility, Judgment, ICJ Reports 1984, trang 392 ở trang 431, đoạn 88.
671. Monetary Gold Removed from Rome in 1943 (Preliminary Question), Judgment of 15 Tháng Sáu 1954, ICJ Reports 1954, trang 19 ở trang 32.
672. Xem Military and Paramilitary Activities in and against Nicaragua (Nicaragua v. United States of America), Jurisdiction and Admissibility, Judgment, ICJ Reports 1984, trang 392 ở trang 431, đoạn 88.
Ngô
Bắc
© gio-o.com 2016