CHƯƠNG VI

 

 

T̀NH TRẠNG PHÁP LƯ CỦA CÁC ĐỊA H̀NH

 

TẠI BIỂN NAM TRUNG HOA

 

(CÁC LUẬN ĐIỂM ĐỆ TR̀NH TỪ SỐ 3 ĐẾN SỐ 7)

 

kỳ 4

 

(kỳ 1- bấm vào đây)

(kỳ 2- bấm vào đây)

 (kỳ 3- bấm vào đây)

 

Lời Người Dịch:

       Chương VI dưới đây dài hơn 140 trang, chiếm gần 1/3 Phán Quyết, nói về T́nh Trạng Pháp Lư Của Các Địa H́nh Tại Biển Đông.  Để người đọc tiện tham khảo, người dịch có đặt Ngữ Vựng Tên Gọi Các Địa H́nh này trong nguyên bản Phán Quyết nơi trên cùng của bản dịch.  Phần tên gọi bằng tiếng Việt do người dịch bổ túc.

 

***

 

(tiếp theo Kỳ 3)

 

1.     Các Sự Cứu Xét Của Phiên Ṭa

 

473. Phiên Ṭa phải giải thích và áp dụng Điều 121 của Công Ước để đưa ra các quyết định liên hệ đến Các Luận Điểm Đệ Tŕnh Số 3, 5, và 7 của Phi Luật Tân, cũng như để xác định thẩm quyền tài phán của ḿnh đối với Các Luận Điểm Đệ Tŕnh Số 8 và 9 của Phi Luật Tân.

 

 

474. Điều 121 trước đây chưa là chủ đề của sự cứu xét quan trọng bởi các ṭa án và các phiên ṭa trọng tài 518 và đă dành được một loạt rộng răi các sự giải thích khác nhau trong văn liệu uyên thâm. 519 Như đă hiển hiện trong diễn tiến của các sự tố tụng này, khuôn khổ của sự áp dụng khoản (3) của nó không được thiết định một cách rơ ràng.  Do đó, Phiên Ṭa sẽ cứu xét sự giải thích của sự dự liệu này trước khi hướng đến sự áp dụng của nó đối với các địa h́nh trên biển tại Biển Nam Trung Hoa.

 

(a)   Giải Thích Điều 121 Của Công Ước

 

 

475. Thành tố trọng yếu của Điều 121 đối với Phiên Ṭa là khoản (3) của nó, quy định rằng “các băi, tảng đá không thể chống đỡ cho sự cư trú của con người hay đời sống kinh tế của riêng chính chúng sẽ không có khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa.”

 

 

476. Để giải thích sự dự liệu này, Phiên Ṭa phải áp dụng các sự dự liệu của Công Ước Vienna về Luật Các Hiệp Ước: Vienna Convention on the Law of Treaties. 520 Quy tắc tổng quát của sự giải thích đă được nêu ra trong Điều 31 của Công Ước Vienna và quy định rằng một hiệp ước “sẽ phải được giải thích một cách chính trực phù hợp với ư ngh́a thông thường sẽ được gán cho các từ ngữ của hiệp ước trong khung cảnh của chúng và cứu xét đến đối tượng và mục đích của nó.” 521 Hơn nữa, “bất kỳ sự thực hành theo sau trong sự áp dụng bản hiệp ước thiết lập sự thỏa thuận của các bên kết ước về sự giải thích của nó” sẽ được cứu xét đến.  Theo Điều 32 của Công Ước Vienna, như một phương thức bổ túc của sự giải thích, có thể phải viện dẫn đến công tác chuẩn bị của hiệp ước để khẳng định ư nghĩa của nó, hay xác định ư nghĩa khi nó, một cách nào khác, th́ mơ hồ, tối nghĩa, hay dẫn đến một kết quả không hợp lư hay phi lư một cách hiển nhiên. 522

 

 

477. Trong khi tiến tới sự giải thích Điều 121, Phiên Ṭa sẽ duyệt xét một cách tách biệt văn bản, khung cảnh của nó, đối tượng và mục đích của Công Ước, và các công tác chuẩn bị [travaux préparatoires, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] trước khi đưa ra các kết luận, mà trong quan điểm của Phiên Ṭa, đúng theo ư nghĩa của sự dự liệu.

 

 

i.                    Văn Bản Của Điều Khoản 121(3)

 

 

478. Điều khoản 121(3) chứa đựng vài phần tử nguyên bản đáng cứu xét, bao gồm các từ ngữ (a) “đá; rocks”, (b) “không thể; cannot”, (c) “chống đỡ; sustain”, (d) “sự cư trú của con người: human habitation”, (e) “hay: or”, và (f) “đời sống kinh tế  của riêng, chính chung: economic life of their own”.  Các khía cạnh khác của ư nghĩa của Điều khoản 121(3) nảy sinh từ khung cảnh của nó trong Công Ước và được thảo luận sau này (xem các đoạn 507 đến 520 bên dưới).

 

 

(a)   “Đá: Rocks’

 

 

479. Sự sử dụng trong Điều Khoản 121(3) từ ngữ “đá: rocks’ nêu lên câu hỏi rằng liệu có bất kỳ tiêu chuẩn nào về địa chất học hay địa thế học được chủ định hay không.  Nói cách khác, Điều Khoản 121(3) có chủ định để chỉ áp dụng đối với các địa h́nh được cấu thành bởi đá thuần nhất hay một cách nào khác giống như đá trong bản chất?

 

 

480. Trong quan điểm của Phiên Ṭa, không sự hạn chế nào như thế nhất thiết theo sau sự sử dụng từ ngữ trong Điều khoản 121(3).  Ư nghĩa trong từ điển về “đá: rock” không hạn chế từ ngữ một cách nghiêm ngặt đến thế, và các đá có thể “bao gồm các hỗn hợp của các khoáng sản … và đôi khi cũng gồm cả chất hữu cơ …Chúng thay đổi trong độ rắn, và gồm cả các chất liệu mềm chẳng hạn như đất sét.” 523 Đây cũng là kết luận đạt tới bởi Ṭa Công Lư Quốc Tế (International Court of Justice) trong vụ Tranh Chấp Biển và Lănh Thổ (Nicaragua kiện Colombia) khi nó cho rằng địa điểm Quitasueno của Colombia, một nhánh san hô “nhỏ xíu” nhô lên cao, là đá theo Điều Khoản 121(3):

 

Luật quốc tế định nghĩa một đảo bằng sự tham chiếu là liệu nó có “được tạo lập một cách tự nhiên” và liệu nó có ở trên mặt nước lúc thủy triều dâng cao hay không, chứ không tham khảo đến thành phần địa chất của nó … Sự kiện rằng địa h́nh được hợp thành bởi san hô th́ không liên hợp (irrelevant). 524

 

 

481. Hơn nữa, bất kỳ sự giải thích trái ngược nào áp đặt một tiêu chuẩn địa chất trên Điều Khoản 121(3) sẽ dẫn đến một hậu quả phi lư.  Trong phạm vi Điều 121, đá là một loại đảo.  Một đảo được định nghĩa như một khu vực đất đai được cấu tạo một cách tự nhiên”, không có bất kỳ điều kiện địa chất hay địa thế nào.  Du nhập một điều kiện địa chất vào Khoản (3) sẽ có nghĩa rằng bất kỳ địa h́nh lúc thủy triều dâng cao nào cấu tạo bởi cát, bùn, sỏi, hay san hô – không kể đến các tính chất khác của chúng – sẽ luôn luôn làm phát sinh các sự hưởng quyền trên biển nới dài, ngay dù chúng không có năng lực để chống đỡ cho sự cư trú của con người hay đời sống kinh tế của riêng chúng.  Các địa h́nh như thế th́ phù du hơn một đá địa chất và có thể thay đổi vị trí hay xuất hiện hoặc biến khỏi bên trên mặt nước dâng cao như một kết quả của các điều kiện qua thời gian.  Một tiêu chuẩn địa chất chính v́ thế sẽ chuẩn cấp các sự hưởng quyền lớn hơn cho các địa h́nh ít ổn định và ít thường trực hơn.  Đây không thể là chủ định của Điều này. 

 

 

482. Hậu quả của sự giải thích này rằng “đá” theo các chủ đích của Điều Khoản 121(3) sẽ không nhất thiết được hợp thành bởi đá.  Phiên Ṭa nhân cơ hội để ghi nhận rằng tên gọi một địa h́nh, một cách tương tự, sẽ không liên quan đến việc liệu nó có hội đủ diều kiện như một đá theo các chủ đích của Điều Khoản 121(3) hay không.  Một địa h́nh có thể có từ “Đảo: Island” hay “Đá: Rock” trong tên gọi của nó và tuy thế vẫn hoàn toàn bị ch́m ngập dưới nước.  Ngược lại một địa h́nh với “Rạn San Hô: Reef” hay “Băi Cạn: Shoal” trong tên gọi của nó có thể có các nhánh nhô lên vẫn được bộc lộ lúc thủy triều dâng cao.  Trong bất kỳ trường hợp nào, tên gọi của một địa h́nh không mang lại một sự chỉ dẫn rằng liệu nó có thể chống đỡ cho sự cư trú của con người hay một đời sống kinh tế của riêng nó hay không.

 

(b)   “không thể: cannot”

 

483. Sự sử dụng từ “không thể: cannot” trong Điều Khoản 121(3) cho thấy một khái niệm về năng lực.  Một địa h́nh trong h́nh thái tự nhiên của nó có năng lực để chống đỡ cho sự cư trú của con người hay một đời sống kinh tế hay không?  Nếu không, nó là đá.  Sự thẩm tra này không liên can đến việc liệu địa h́nh có thực sự làm việc chống đỡ cho sự cư trú của con người hay một đời sống kinh tế.  Nó can hệ đến việc liệu, một cách khách quan, địa h́nh có khả năng, có năng lực, hay có thể dùng cho sự cư trú của con người hay đời sống kinh tế hay không. 525 Có nghĩa, sự kiện rằng một địa h́nh hiện thời không có người cư trú không chứng tỏ rằng nó không thể ở đó được.  Sự kiện rằng nó không có sinh hoạt kinh tế không chứng tỏ rằng nó không thể chống đỡ cho một đời sống kinh tế.

 

 

484. Tuy thế, bằng chứng lịch sử về sự cư trú của con người và đời sống kinh tế trong quá khứ có thể thích đáng cho việc thiết lập năng lực của một địa h́nh.  Nếu một địa h́nh hay biết gần cận với một đại lục có người ở nhưng chưa bao giờ được cư trú và chưa bao giờ chống đỡ cho một đời sống kinh tế, điều này có thể nhất quán với một sự giải thích rằng nó không thể cư trú được.  Ngược lại, bằng chứng tích cực rằng con người trong lịch sử đă sống trên một địa h́nh hay địa h́nh đó đă là địa điểm của hoạt động kinh tế có thể cấu thành bằng chứng thích đáng về năng lực của một địa h́nh.

 

(c)    “chống đỡ: sustain”

 

485. Ư nghĩa thông thường của từ “sustain” nói chung có nghĩa “ủng hộ, duy tŕ, nâng giữ: support, maintain, uphold”.  Từ điển Anh Ngữ Oxford English Dictionary định nghĩa từ này là “giữ sự hiện hữu, duy tŕ; đặc biệt dẫn đến việc giữ liên tục một t́nh trạng nào đó trong một thời kỳ kéo dài hay không bị gián đoạn; giữ, hay duy tŕ ở mực độ, tiêu chuẩn, hay tỷ số thích đáng; bảo tồn t́nh trạng.” 526

 

 

486. Khi được dùng liên quan đến “đất, một địa điểm, v.v… ” chống đỡ: sustain có nghĩa “cung cấp hay là nguồn thực phẩm, thức uống v.v… cần thiết để giữ (một người) c̣n sống và khỏe mạnh; [nếu liên quan] đến thực phẩm, thức uống v.v..., có nghĩa mang lại sự dinh dưỡng thiết yếu cho (một người).” 527 Nói một cách khác, nó có nghĩa “yểm trợ hay duy tŕ (sự sống) qua việc cung cấp thực phẩm, thức uống, và các nhu yếu phẩm khác.” 528 Khi được dùng liên quan đến việc chống đỡ cho một con người, sustain có nghĩa “duy tŕ: maintain” …cuộc sống và sức khỏe; cung cấp thực phẩm, thức uống và các chất liệu khác cần thiết cho việc giữ cho sống sót; nuôi ăn, giữ ǵn.” 529 Khi được dùng có dính líu tới việc chống đỡ một hoạt động, “sustain” có nghĩa “giữ sự hiện hữu, duy tŕ; đặc biệt dẫn đến việc giữ liên tục một trạng thái nào đó trong một thời kỳ kéo dài hay không có sự gián đoạn.” 530

 

 

487. Phiên Ṭa xét thấy ư nghĩa thông thường của từ “sustain: chống đỡ” có ba thành tố cấu thành.  Trước tiên là khái niệm về sự hỗ trợ và sự cung cấp các đồ thiết yếu.  Thứ nh́ là một khái niệm thời gian: sự ủng hộ và sự cung cấp phải kéo dài trên một thời kỳ và không phải chỉ một lần rồi thôi hay ngắn hạn.  Thứ ba là một khái niệm về phẩm chất, đ̣i hỏi ít nhất một ‘tiêu chuẩn thích đáng” tối thiểu.  Chính v́ thế, liên quan đến việc chống đỡ cho sự cư trú của con người, “sustain” có nghĩa cung cấp những ǵ cần thiết để giữ con người c̣n sống và khỏe mạnh qua một thời khoảng liên tục, theo một tiêu chuẩn thích đáng.  Liên quan đến một đời sống kinh tế, từ “sustain” có nghĩa cung cấp những ǵ cần thiết không chỉ để khởi sự, mà c̣n để kế tục, một hoạt động qua một thời khoảng trong một cách c̣n sinh tồn được trên một căn bản liên tục.

 

 

(d)   “sự cư trú của con người: human habitation”

 

 

488. Ư nghĩa thông thường của nhóm từ “sự cư trú của con người: human habitation” là “hành động trú ngụ, ở hay cư trú như một cư sở (place of residence); chiếm ngụ bởi các cư dân” hay “một nơi định cư”. 531 “Cư trú: Inhabit” được định nghĩa là “ngụ tại, chiếm ngụ như một nơi ở, để sống một cách thường trực hay thường xuyên (tại một vùng, một môi trường v.v…); cư ngụ (tại một nước, thị trấn, nhà ở, v.v…).” 532

 

 

489. Trong quan điểm của Phiên Ṭa, sự sử dụng trong Điều Khoản 121(3) “từ ngữ “habitation: sự cư trú” bao gồm một thành tố phẩm chất được phản ảnh một cách đặc biệt trong các ư niệm về sự định cư (settlement) và cư sở (residence) nội tại trong từ ngữ đó.  Chỉ có sự hiện diện của một nhóm nhỏ con người trên một địa h́nh không cấu thành cư sở thường trực hay thường xuyên ở đó và không tương đương với sự cư trú.  Đúng hơn, từ ngữ sự cư trú hàm ư một sự hiện diện không ngắn ngủi của các người đă lựa chọn ở lại và cư ngụ trên đia h́nh trong một cung cách định cư.  Sự cư trú của con người chính v́ thế sẽ đ̣i hỏi mọi thành tố cần thiết để giữ con người c̣n sống trên địa h́nh, mà cũng sẽ c̣n đ̣i hỏi các điều kiện có ích lợi một cách đầy đủ cho đời sống con người và sự sinh nhai cho con người để cư trú, chứ không phải chỉ để sống sót trên địa h́nh.

 

 

490. Các h́nh thức của sự cư trú và sinh nhai của con người th́ biến đổi lớn lao, và trong một văn kiện quốc tế chẳng hạn như Công Ước, không nền văn hóa hay cách thức cư trú đặc thù nào lại được giả định cho mục đích của Điều Khoản 121(3).  Tuy nhiên, một số yếu tố nào đó, vẫn bất biến bất kể nơi chốn có liên can đến sự cư trú của con người hay không.  Ở mức tối thiểu, sự cư trú của con người được chống đỡ sẽ đ̣i hỏi rằng một địa h́nh phải có khả năng để hỗ trợ, duy tŕ, và cung cấp thực phẩm, thức uống và nơi nương náu cho một số người để giúp họ cư ngụ ở đó một cách thường trực hay thường xuyên qua một thời khoảng kéo dài.

 

 

491. Trong quan điểm của Phiên Ṭa, từ ngữ “sự cư trú: habitation” cũng hàm ư một cách tổng quát sự cư trú trên địa h́nh bởi một nhóm hay cộng đồng các con người.  Không có con số chính xác về con người được nêu chi tiết nơi Điều Khoản, nhưng việc cung cấp các nhu yếu phẩm căn bản cho một cá nhân duy nhất một cách điển h́nh sẽ không nằm trong sự hiểu biết thông thường về sự cư trú của con người: con người cần hợp đoàn và cộng đồng được chống đỡ qua nhiều thời kỳ.

 

 

492. Vượt quá ba đ̣i hỏi căn bản này – cần thiết để cung cấp lương thực hàng ngày và sự sống c̣n của một số người trong một thời gian không xác định – Phiên Ṭa xét thấy rằng văn bản của Điều Khoản 121(3) không chỉ dẫn một cách trực tiếp ngưỡng cửa sẽ tách biệt sự cư trú của con người được chống đỡ khỏi sự hiện diện không thôi của con người.  Văn bản của Điều 121(3) cũng không nói rơ các đặc tính vật lư của một đia h́nh sẽ cần thiết để chống đỡ cho cách thức định cư nhiều hơn của sự cư trú của con người, chứ không chỉ bảo đảm cho sự sống c̣n của con người không thôi.

 

 

(e)    “hay: or”

 

 

493. Điều Khoản 121(3) quy định rằng “đá không thể chống đỡ cho sự cư trú của con người hay đời sống kinh tế của chính chúng sẽ không có khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa.” Phiên Ṭa phải cứu xét rằng liệu tiêu chuẩn về năng lực để chống đỡ cho sự cư trú của con người hay đời sống kinh tế của riêng nó, cả hai đều bị bắt bưộc cho một địa h́nh để được hưởng dụng quyền có một khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa, hay liệu chỉ một tiêu chuẩn sẽ đủ rồi.  Phi Luật Tân thúc giục Phiên Ṭa hăy chấp nhận sự giải thích kể trước, lập luận rằng:

 

Như một vấn đề hợp lư, sự kết hợp của một h́nh thức động từ phủ định (negative verb) với liên từ phân biệt (disjuntive) “hay: or” tạo ra một điều kiện tích lũy.  Trong bản chất, đó là một sự phủ định kép (hai lần).  Do đó, để được hưởng quyền có được một khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa, một ḥn đảo phải có khả năng vừa chống đỡ cho sự cư trú của con người và vừa chống đỡ cho một đời sống kinh tế của chính nó. 533

 

 

494. Phiên Ṭa đồng ư với Phi Luật Tân về tầm quan trọng của sự hợp lư trong sự giải thích sự dự liệu này, nhưng không phải với kết luận đưa đưa ra bởi Phi Luật Tân.  Áp dụng cho văn bản của Điều Khoản 121(3), sự lư luận chính thức sẽ cho rằng “đá không thể chống đỡ cho (sự cư trú của con người hay đời sống kinh tế của chính chúng)” th́ tương đương với “đá không thể chống đỡ cho sự cư trú của con người [và không thể chống đỡ cho] đời sống kinh tế của chính chúng.” Sự lư luận chính thức v́ thế sẽ đ̣i hỏi rằng một địa h́nh phải không thỏa măn cả hai tiêu chuẩn trước khi nó bị truất quyền hưởng dụng một khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa.  Văn bản tạo ra một điều kiện lũy kế, như Phi Luật Tân lập luận, nhưng cấu trúc tổng thể phủ định của câu văn có nghĩa rằng tiêu chuẩn tích lũy mô tả các t́nh huống trong đó một địa h́nh sẽ bị từ khước các khu biển như thế.  Kết quả hợp lư do đó là nếu một địa h́nh có năng lực để chống đỡ hoặc cho sự cư trú của con người hay một đời sống kinh tế của riêng nó, nó sẽ hội đủ điều kiện như một ḥn đảo hưởng quyền đầy đủ.

 

 

495. Tuy nhiên, Phiên Ṭa nhận thức rằng sự lư luận chính thức không phù hợp một cách hoàn hảo với cách dùng ngôn ngữ trong t́nh trạng tốt nhất khả hữu, ngay cả giữa các nhà soạn thảo luật lệ, và ngần ngại để ban cấp trọng lượng quyết định cho sự xây dựng lư luận không thôi.  Nơi đây, điều có thể được lập luận một cách hoàn hảo rằng một cách đọc tự nhiên câu văn sẽ bao gồm một sự phủ định thứ nh́ mặc nhiên, chỉ bị bỏ đi để làm giảm bớt sự dài ḍng của một điều khoản có phần hơi luộm thuộm: nói cách khác, rằng “đá không thể chống đỡ cho sự cư trú của con người hay [không thể chống đỡ cho] đời sống kinh tế của chính chúng sẽ không có khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa.” Tuy nhiên, trong quan điểm của Phiên Ṭa, khả tính này đă bị truất băi bởi phần c̣n lại của đoạn văn.  Khoản đầu tiên của Điều Khoản 121(3) không phải là sự phủ định duy nhất của một liên từ phân biệt trong phạm vi sự dự liệu.  Cùng sự xây dựng được lập lại ở nửa sau của đoạn văn khi nó quy định rằng các đá như thế “không có khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa.” Tuy nhiên, ở đây sự xây dựng lư luận lại chính xác một cách rơ rệt: câu văn chỉ có thể được giải thích có nghĩa rằng một đá không đáp ứng được tiêu chuẩn của đoạn văn “sẽ không có khu kinh tế độc quyền [và sẽ không có] thềm lục địa.” Sự giải thích cách khác, trong đó đá không đạt tới ngưỡng cửa của Công Ước sẽ làm phát sinh một sự hưởng quyền một trong hai hoặc khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa – nhưng không cả hai – hiển nhiên là phi lư và trái ngược với chủ đích rơ ràng của Điều này.

 

 

496. Sự phát biểu xác thực của phần c̣n lại của Điều Khoản 121(3) chính v́ thế phục vụ cho việc giải quyết bất kỳ sự nghi ngờ nào về sự giải thích câu văn “đá không thể chống đỡ cho sự cư trú của con người hay đời sống ḱnh tế của chính chúng”.  Phiên Ṭa không cho là hợp lư rằng các nhà soạn thảo bản Công Ước đă sử dụng một cách xây dựng lư luận nghiêm ngặt cho một điều khoản trong một cấu trúc song hành của một câu văn duy nhất và lại từ bỏ cách xây dựng như thế cho điều khoản kia.  Do đó, Phiên Ṭa kết luận rằng, giải thích một cách xác thực, một đá sẽ bị truất quyền để có một khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa chỉ khi nào nó thiếu cả hai năng lực để chống đỡ cho sự cư trú của con người lẫn năng lực chống đỡ cho một đời sống kinh tế của chính nó.  Hay diễn đạt một cách thẳng thắn và theo hướng tích cực, một ḥn đảo có khả năng để chống đỡ hoặc cho sự cư trú của con người hay một đời sống kinh tế của chính nó được hưởng quyền đối với cả một khu kinh tế độc quyền lẫn một thềm lục địa (phù hợp với các sự dự liệu của Công Ước có thể áp dụng cho lănh thổ khác).

 

 

497. Tuy nhiên, Phiên Ṭa nhận xét rằng hoạt động kinh tế được thực hiện bởi con người và rằng con người hiếm khi nào sẽ cư ngụ tại các khu vực nơi mà hoạt động kinh tế hay sự sinh nhai không khả hữu.   Hai khái niệm chính v́ thế nối kết nhau trên phương diện thực hành, bất kể cấu trúc văn phạm của Điều Khoản 121(3).  Tuy thế, văn bản vẫn c̣n mở cửa cho khả tính rằng một địa h́nh có thể có khả năng để chống đỡ cho sự cư trú của con người nhưng không mang lại các nguồn tài nguyên để hỗ trợ cho một đời sống kinh tế, hay một địa h́nh có thể chống đỡ cho một đời sống kinh tế trong khi lại thiếu các điều kiện cần thiết để chống đỡ cho sự cư trú một cách trực tiếp trên chính địa h́nh.  Điều này đặc biệt có thể là trường hợp nơi mà nhiều ḥn đảo được dùng trong sự phối hợp để chống đỡ một lối sống cổ truyền, như được tŕnh bày bởi phái đoàn từ Micronesia trong Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Lần Thứ Ba. 534 Phi Luật Tân nêu ư kiến rằng một sự giải thích cho phép các khả tính như thế sẽ lấy mất chủ đích của thể chế khu kinh tế độc quyền, ban cấp các quyền và các trách nhiệm cho các dân cư của các vùng đất phát sinh ra khu [kinh tế độc quyền].  Tuy nhiên, một rủi ro ngược lại cũng xuất hiện, và một định nghĩa quá nghiêm ngặt, được phát triển trong khung cảnh các ḥn đảo đặc biệt, rất có thể tước đoạt các dân số khác, có sự sử dụng các ḥn đảo trong một cách khác biệt, các nguồn tài nguyên trên đó họ lệ thuộc trong truyền thống.

 

 

(f)    "đời sống kinh tế của chính chúng”  

      

 

498. Thành tố sau cùng của văn bản của Điều Khoản 121(3) là nhóm từ “đời sống kinh tế của chính (riêng) chúng: economic life of their own.” Trong quan điểm của Phiên Ṭa, hai thành tố của nhóm từ này cần cứu xét.  Trước tiên, văn bản có sử dụng đến từ ngữ đặc thù của “đời sống kinh tế”.  Thứ nh́, văn bản nói rơ rằng các địa h́nh phải có năng lực để chống đỡ không chỉ “đời sống kinh tế”, mà c̣n là một đời sống kinh tế “của chính chúng.” 

 

 

499. Ư nghĩa thông thường của “kinh tế” th́ ‘liên quan đến sự phát triển và quy định các nguồn tài nguyên vật chất của một cộng đồng” 535 và có thể liên hệ đến một tiến tŕnh hay hệ thống theo đó các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất, bán và mua hay trao đổi.  Từ ngữ “đời sống: life” khiến nghĩ rằng chỉ sự hiện diện không thôi của các nguồn tài nguyên sẽ không đủ và rằng một số mức độ hoạt động của con người địa phương để khai thác, phát triển, và phân phối các nguồn tài nguyên đó sẽ cần có.  Phiên Ṭa cũng nhắc lại rằng “đời sống kinh tê’ phải được đọc với sự ghi nhớ trong đầu thành tố thời gian của “việc chống đỡ”.  Một giao dịch nhất thời hay một sự kinh doanh ngắn ngủi sẽ không cấu thành một đời sống kinh tế được chống đỡ.  Nhóm từ giả định trước hoạt động kinh tế đang diễn ra.  Mặc dù các nhà soạn thảo đă lựa chọn không du nhập bất kỳ sự đề cập nào đến “giá trị: value”, nhu cầu cho hoạt động kinh tế sẽ được chống đỡ qua ḍng thời gian có giả định trước một mức độ căn bản của sự sống c̣n cho hoạt động kinh tế.

 

 

500. Thành tố “của chính, riêng chúng” th́ thiết yếu cho sự giải thích bởi nó nói rơ rằng bản thân một địa h́nh (hay nhóm các địa h́nh liên quan) phải có khả năng để hậu thuẫn cho một đời sống kinh tế độc lập, mà không nhờ cậy một cách một cách ưu thắng vào sự truyền nhập của các nguồn tài nguyên bên ngoài hay phục vụ một cách thuần túy như một đối tượng cho các hoạt động chiết xuất, mà không có sự can dự của một dân số địa phương. 536 Trong quan điểm của Phiên Ṭa, để hoạt động kinh tế cấu thành đời sống kinh tế của một địa h́nh, các nguồn tài nguyên quanh chúng hoạt động kinh tế xoay ṿng phải có tính chất địa phương, không được nhập nội, như phải là phía hưởng phúc lợi của hoạt động như thế.  Hoạt động kinh tế chỉ có thể được thực hiện xuyên qua sự tiêm truyền liên tục các nguồn tài nguyên bên ngoài không nằm trong ư nghĩa của “một đời sống kinh tế của chính chúng”.  Hoạt động như thế sẽ không phải là đời sống kinh tế của địa h́nh như “của chính nó”, mà là một đời sống kinh tế sau hết lệ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài.  Tương tự, các hoạt động kinh tế chiết xuất thuần túy, không tích lũy lợi lộc cho địa h́nh hay dân chúng của nó, sẽ không tương đương với một đời sống kinh tế của một địa h́nh như “của chính nó”.

 

 

501. Trong khía cạnh này, Phiên Ṭa phải đặc biệt cứu xét vai tṛ của hoạt động kinh tế tập trung trên các khu vực trên biển kề cận với địa h́nh.  Nói cách khác, liệu hoạt động kinh tế có phát sinh từ một khu kinh tế độc quyền, thềm lục địa hay lănh hải khả hữu của một địa h́nh đủ để phú cho nó đời sống kinh tế hay không?

 

 

502. Trong quan điểm của Phiên Ṭa, hoạt động kinh tế phát sinh từ một khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa khả hữu phải nhất thiết bị loại bỏ.  Điều khoản 121(3) liên can đến việc xác định các điều kiện theo đó một địa h́nh sẽ -- hay sẽ không – được ban cấp cho một khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa.  Nó sẽ quanh quẩn và phi lư nếu chỉ có sự hiện diện của hoạt động kinh tế không thôi trong khu vực của khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa khả hữu là đủ để phú cho một địa h́nh ngay chính các khu đó.

 

 

503. Một phép tích phân khác áp dụng khía cạnh này đối với lănh hải.  Ở đây, không có sự lẩn quẩn sinh ra bởi bất kỳ địa h́nh lúc thủy triều dâng cao nào, bất kể t́nh trạng pháp lư của nó theo Điều Khoản 121(3) ra sao, sẽ đủ để sinh ra một lănh hải.  Tuy thế, Điều Khoản 121(3) đ̣i hỏi rằng đời sống kinh tế phải được nối kết với địa h́nh như của chính nó.  Trong quan điểm của Phiên Ṭa, nhóm từ ngữ này đ̣i hỏi một sự liên kết giữa đời sống kinh tế và bản thân địa h́nh, thay v́ chỉ với hải phận kề cận của nó.  Theo đó, hoạt động kinh tế trong lănh hải có thể cấu tạo thành một phần của đời sống kinh tế của một địa h́nh, với điều kiện rằng một cách nào đó nó được nối kết với bản thân địa h́nh, bất luận xuyên qua một dân số địa phương hay cách nào khác.  Tuy nhiên, ngư phủ đường xa khai thác lănh hải xung quanh một băi đá nhỏ và không sử dụng ǵ của bản thân địa h́nh, sẽ không đủ để mang lại cho một địa h́nh một đời sống kinh tế của chính nó.  Hay tương tự như thế nếu một doanh nghiệp chỉ chiết xuất các tài nguyên khoáng sản của đáy biển kề cận với một địa h́nh như thế và không sử dụng đến bản thân địa h́nh.

 

 

 

(g)   Các Kết Luận Rút Ra Từ Văn Bản Của Điều Khoản 121(3)

 

 

 

504. Bất kể sự phức tạp hiện ra trong Điều Khoản 121(3), Phiên Ṭa xét thấy rằng một số các mệnh đề sinh ra từ bản thân văn bản:

 

(a)    Trước tiên, sự sử dụng từ ngữ “đá” không đ̣i hỏi rằng một địa h́nh phải được cấu thành bởi đá theo nghĩa địa chất để nằm trong khuôn khổ của sự dự liệu.

 

(b)   Thứ nh́, sử sử dụng từ ngữ “không thể: cannot” làm rơ ràng rằng sự dự liệu liên can đến năng lực khách quan của địa h́nh để chống đỡ cho sự cư trú của con người hay đời sống kinh tế.  Sự cư trú hay đời sống kinh tế thực sự ở bất kỳ một thời điểm đặc biệt biệt nào th́  không quan hệ, ngoại trừ đến tầm mức nó chỉ dẫn về năng lực của địa h́nh.

 

(c)    Thứ ba, sự sử dụng từ ngữ “chống đỡ: sustain” chỉ các thành tố cả về thời gian lẫn phẩm chất.  Sự cư trú và đời sống kinh tế phải có khả năng để kéo dài trong một thời khoảng nào đó và xảy ra với một tiêu chuẩn thích đáng.

 

(d)   Thứ tư, sự giải thích hợp lư của sự sử dụng từ ngữ “hay: or” được thảo luận bên trên cho thấy rằng một địa h́nh có khả năng để chống đỡ hoặc cho sự cư trú của con người hay một đời sống kinh tế của chính nó sẽ được hưởng quyền có một khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa.

 

 

505. Cùng lúc, Phiên Ṭa xét thấy văn bản không nêu chi tiết cụ thể về ngưỡng phân cách sự cư trú của con người với sự hiện diện đơn giản được kéo dài của con người.  Một khía cạnh định tính (qualitative) th́ rơ ràng, nhưng văn bản mang lại ít sự hướng dẫn về việc lằn phân cách được vạch ra ở đâu.  Tương tự, văn bản không cho phép một sự phân biệt dễ dàng giữa hoạt động kinh tế với đời sống kinh tế, mặc dù nhóm chữ “của chính chúng” phục vụ cho việc gạt bỏ một số hoạt động nào đó hoàn toàn lệ thuộc vào các nguồn tài nguyên bên ngoài, được dành riêng để sử dụng một địa h́nh như một đối tượng cho các hoạt động chiết xuất mà không có sự can dự của một dân số địa phương, hay chỉ sử dụng các hải phận nằm kề cận một địa h́nh.

 

 

506. Điều 31 của Công Ước Vienna đ̣i hỏi sự giải thích “các từ ngữ của hiệp ước trong khung cảnh của chúng và có cứu xét đến đối tượng và mục đích của nó.” Những thành tố kể sau là điều mà Phiên Ṭa giờ đây hướng đến.

 

 

ii.                  Khung Cảnh Của Điều Khoản 121(3) và Đối Tượng Cùng Mục Đích Của Công Ước

 

 

507. Trong quan điểm của Phiên Ṭa, hai khía cạnh trong khung cảnh của Điều Khoản 121(3) cần cứu xét.  Trước tiên, các băi đá và các đảo được hưởng quyền đầy đủ hiện hữu trong khung cảnh một hệ thống xếp loại các địa h́nh kể cả các ḥn đảo hưởng quyền đầy đủ, các băi đá, các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp và các địa h́nh bị ch́m ngập dưới nước.  Do đó Điều Khoản 121(3) phải được giải thích cùng với các đoạn khác của Điều 121 và cùng với Điều 13 liên can đến các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp.  Thứ nh́, bởi Điều Khoản 121(3) liên can đến các t́nh huống trong đó một địa h́nh sẽ bị từ khước không được có các sự hưởng quyền đối với một khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa, nó phải được giải thích trong khung cảnh của các khu vực trên biển đó và chiếu theo chủ đích của sự du nhập khu kinh tế độc quyền.

 

 

(a)   Khung Cảnh Của Các Đảo, Đá, và Cao Điểm Lúc Thủy Triều Xuống Thấp

 

 

508. Như đă thảo luận bên trên cùng với t́nh trạng pháp lư của các địa h́nh khi ở trên hay dưới mặt nước (xem các đoạn 305 đến 306), Điều 13 và Điều 121 đều áp dụng cho một “khu vực đất đai được cấu tạo một cách tự nhiên.” Chính bởi một cao điểm lúc thủy triều xuống thấp hay một khu vực đáy biển không thể nào được biến thể trên mặt pháp lư thành một ḥn đảo xuyên qua các nỗ lực của con người, Phiên Ṭa xét thấy rằng một băi đá không thể nào được biến thể thành một ḥn đảo hưởng quyền đầy đủ xuyên qua sự bồi đắp đai đai.  T́nh trạng pháp lư của một địa h́nh phải được giám định trên căn bản t́nh trạng tự nhiên của nó.

 

 

509. Ngoài việc duy tŕ cấu trúc hiển hiện xuyên qua Điều 13 và Điều 121, sự giải thích này nhất quán với đối tượng và mục đích của Điều Khoản 121(3).  Nếu Các Quốc Gia được phép để cải biến bất kỳ băi đá nào không có khả năng để chống đỡ cho sự cư trú của con người hay một đời sống kinh tế thành một ḥn đảo được hưởng quyền đầy đủ đơn giản bằng sự du nhập kỹ thuật và các vật liệu bên ngoài, khi đó mục đích của Điều Khoản 121(3) như một sự dự liệu sự giới hạn sẽ bị vô hiệu hóa.  Nó không c̣n có thể được sử dụng như một sự kiềm chế thực tiễn để ngăn cản Các Quốc gia khỏi việc tuyên nhận cho chính ḿnh không gian trên biển có tiềm năng bao la.  Trong khía cạnh này, Phiên Ṭa đồng ư với Phi Luật Tân rằng “một quy tắc ngược lại sẽ tạo ra các sự khích lệ đối nghịch để Các Quốc Gia tiến hành các hành động như thế hầu mở rộng các khu trên biển của chúng làm phương hại đến Các Quốc Gia duyên hải khác và/hay di sản chung của nhân loại.” 537 Một khi năng lực chống đỡ của một địa h́nh được cho phép sẽ được thiết lập bằng các sự nâng cấp kỹ thuật, khi đó “mọi địa h́nh lúc thủy triều dâng cao, bất kể …. các điều kiện tự nhiên của nó ra sao, đều có thể cải biến thành một ḥn đảo làm phát sinh một sự hưởng quyền rộng 200 hải lư nếu Quốc Gia tuyên nhận nó sẵn ḷng để dồn sức và tiếp tế một cách thường xuyên các tài nguyên cần thiết nhằm chống đỡ cho một sự định cư của con người.” 538

 

 

510. Do đó, Phiên Ṭa hiểu nhóm từ “không thể chống đỡ: cannot sustain” có nghĩa “không thể, nếu không có sự bổ trợ nhân tạo, chống đỡ: cannot, without artificial addition, sustain”.  Sự giải thích này th́ nhất quán với điều kiện “được cấu tạo một cách tự nhiên” của định nghĩa về “đảo” và các từ “của chính chúng” định tính cho “một đời sống kinh tế.”

 

 

511. Như đă ghi nhận bên trên liên quan đến các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp, nhiều địa h́nh lúc thủy triều dâng cao tại Quần Đảo Spratly đă phải chịu các sự sửa đổi đáng kể của con người khi các cơ sở thiết trí to lớn và các phi đạo được xây dựng trên chúng.  Các cơ sở lọc muối đă được thiết lập và đất có thể canh tác được du nhập.  Trong một số trường hợp, giờ đây khó quan sát một cách trực tiếp t́nh trạng nguyên thủy của địa h́nh trong trạng thái tự nhiên của nó.  Trong các t́nh huống như thế, Phiên Ṭa xét thấy rằng Công Ước đ̣i hỏi rằng t́nh trạng pháp lư của một địa h́nh phải được chứng nhận trên căn bản t́nh trạng tự nhiên, sớm hơn của nó, trước khi bắt đầu có sự sửa đổi đáng kể của con người, cứu xét đến bằng chứng khả cung tốt nhất của t́nh trạng trước đây của các địa h́nh lúc thủy triều dâng cao, trước khi có sự sửa đổi sâu rộng.

 

(b)   Sự Liên Kết Giữa Điều Khoản 121(3) và Mục Đích Của Khu Kinh Tế Độc Quyền

 

 

512. Như đă ghi nhận bên trên, Phiên Ṭa xét thấy rằng một sự phân tích cặn kẽ văn bản của Điều Khoản 121(3) chiếu rọi một vài ánh sáng vào điều sẽ -- hay sẽ không – đủ cho các mục đích của sự dự liệu đó.  Tuy nhiên, sau hết, Phiên Ṭa thấy rằng văn bản đơn giản của các từ “sự cư trú của con ngưới và “một đời sống kinh tế của chính nó” đưa ra sự hướng dẫn hạn chế về tính chất hay quy mô của hoạt động sẽ thỏa măn các điều kiện của Điều này.  Ở đây, ư nghĩa của văn bản của Điều Khoản 121(3) được định h́nh bởi khung cảnh của nó trong phạm vi Công Ước và mối liên hệ cơ hữu giữa sự dự liệu này với khái niệm về khu kinh tế độc quyền.  Chiếu theo Công Ước Geneva 1958, các quyền hạn và thẩm quyền tài phán của Các Quốc Gia bị giới hạn đến lănh hải và thềm lục địa và không có điều ǵ na ná với Điều Khoản 121(3) được quy định.  Căn nguyên của Điều đó được liên kết một cách không thể tháo gỡ với sự mở rộng thẩm quyền tài phán của Quốc Gia duyên hải xuyên qua khu kinh tế độc quyền.

 

 

513. Như đă sẵn được thảo luận cùng với sự cứu xét của Phiên Ṭa về các quyền lịch sử tại Biển Nam Trung Hoa, mục đích của khu kinh tế độc quyền xuất hiện từ lịch sử của Công Ước (xem các đoạn 248 đến 254 bên trên) nhằm nới rộng thẩm quyền tài phán của Các Quốc Gia trên các hải phận kề cận với bờ biển của chúng và để bảo tồn các nguồn tài nguyên của các hải phận đó cho phúc lợi của người dân của Quốc Gia duyên hải.

 

 

514. Các mục tiêu này th́ rơ ràng trong các lời tuyên bố cấp vùng khác nhau trước khi có Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Lần Thứ Ba bởi Các Quốc Gia là các nước ủng hộ chính yếu thẩm quyền tài phán của Quốc Gia duyên hải được mở rộng:

 

(a)    Trong vùng Mỹ Châu La Tinh, Tuyên Bố Santiago năm 1952 bởi Chile, Ecuador, và Peru đă liên kết sự mở rộng các khu biển với các nghĩa vụ của các chính phủ “để bảo đảm cho người dân của chúng các điều kiện cần thiết của sự sống c̣n, và để cung cấp cho họ các nguồn tài nguyên để phát triển kinh tế.” 539

 

(b)   Một cách tương tự, Các Tuyên Bố Motevideo và Lima năm 1970 đă nhấn mạnh “rằng các quan hệ có bản chất địa dư, kinh tế và xă hội ràng buộc biển, đất, và con người cư trú trên đó, từ đó phát sinh ra một sự ưu tiên chính đáng nghiêng về phía các dân tộc duyên hải được hưởng lợi lộc từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên mang lại cho họ bởi môi trường biển của chúng.” 540

 

(c)    Tại Phi Châu, các kết luận được chấp nhận tại Cuộc Hội Thảo Cấp Vùng Của Các Quốc Gia Phi Châu về Luật Biển, được tổ chức tại Yaoundé từ ngày 20 đến 30 Tháng Sáu 1972, nhấn mạnh rằng “Các Quốc Gia Phi Châu có quyền ngang bằng để thiết lập vượt quá lănh hải một Khu Kinh Tế trên đó chúng sẽ có một thẩm quyền tài phán chuyên độc cho mục đích quy định sự kiểm soát và khai thác quốc gia các nguồn tài nguyên sinh động của Biển và sự bảo lưu của chúng cho phúc lợi chính yếu của người dân và nền kinh tế liên hệ của chúng …” 541

 

(d)   Sau cùng, trong năm 1973, Tổ Chức Phi Châu Thống Nhất đă chấp nhận bản Tuyên Bố Addis Ababa, tŕnh bày các điều khoản dự thảo cho nhiều khía cạnh khác nhau của luật biển và ghi chép sự tin tưởng của nó “rằng các nước Phi Châu có một quyền để khai thác các tài nguyên thiên nhiên chung quanh lục địa Phi Châu cho phúc lợi kinh tế của người dân Phi Châu.” 542

 

 

515. Các mục tiêu này cũng rơ ràng trong các lập trường của Các Quốc Gia duyên hải đang phát triển xuyên qua các sự thương thảo của Ủy Ban Đáy Biển (Seabed Committee) và Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Lần Thứ Ba, và đă được nhấn mạnh không kém bởi một sô Các Quốc Gia đă phát triển nào đó có một sự lệ thuộc đặc thù vào việc đánh cá. 543 Sau hết, các điều của Công Ước liên can đến khu kinh tế độc quyền (cũng như với phần lớn bản Công Ước) đă là một sự thỏa hiệp và có chủ định làm cân bằng các quyền lợi của dân chúng của Các Nước duyên hải đang phát triển với các quyền lợi của Các Quốc Gia đi biển truyền thống và các quyền lợi của Các Quốc Gia có các kỹ nghệ đánh cá đường trường vốn chống đối sự mở rộng thẩm quyền tài phán của Quốc Gia duyên hải.  Tuy nhiên, lực thúc đẩy chủ yếu cho việc mở rộng thẩm quyền tài phán như thế trong trường hợp thứ nhất, được liên kết một cách dứt khoát với quyền lợi của Các Quốc Gia duyên hải trong việc bảo tồn các tài nguyên biển cho phúc lợi của người dân của chúng.  Một sự nhấn mạnh đặc biệt về nhu cầu của Các Quốc Gia cũng được ghi lại trong Lời Mở Đầu của Công Ước, ghi nhận rằng thành quả của một trật tự trên các đại dương qua bản Công Ước sẽ “góp phần vào sự thực hiện một trật tự kinh tế quốc tế chính đáng và công bằng, có cứu xét đến các quyền lợi và các nhu cầu của nhân loại như một tổng thể và, nói riêng, các quyền lợi và các nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển, bất luận là duyên hải hay trong nội địa.”

 

 

516. Như một phản biện đối với thẩm quyền tài phán mở rộng của khu kinh tế độc quyền, Điều Khoản 121(3) dùng để ngăn cản sự bành trướng như thế không đi quá xa.  Nó dùng để vô hiệu hóa các địa h́nh tí hon khỏi việc sinh ra một cách không hợp lư và không công bằng các sự hưởng quyền khổng lồ đối với không gian biển sẽ không phục vụ cho phúc lợi của dân chúng địa phương, mà lại ban thưởng một quà biếu cho Quốc Gia (có tiềm năng xa xôi) đă duy tŕ một sự tuyên nhận trên một địa h́nh như thế.  Với khung cảnh này, ư nghĩa được quy kết cho các từ ngữ của Điều Khoản 121(3) phải dùng để tăng cường, chứ không chống lại, các mục đích mà khu kinh tế độc quyền và Điều Khoản 121(3) lần lượt nhắm tới để phục vụ.

 

 

517. Trong quan điểm của Phiên Ṭa, điều này được hoàn tất tốt đẹp nhất bằng việc thừa nhận sự liên hệ giữa tiêu chuẩn “sự cư trú của con người” với dân chúng của Quốc Gia duyên hải về phúc lợi của những kẻ mà các nguồn tài nguyên của khu kinh tế độc quyền sẽ được bảo tồn.  Điều này không nêu ư kién rằng mục đích của việc ban cấp cho một ḥn đảo có người cư trú một khu kinh tế độc lập sẽ được chủ định một cách chật hẹp để bảo tồn các nguồn tài nguyên của khu vực cho dân chúng của đảo đó.  Đúng hơn, nó có nghĩa rằng không có sự cư trú của con người (hay một đời sống kinh tế), sợi dây liên kết giữa một địa h́nh trên biển với dân chúng của Quốc Gia duyên hải càng trở nên mong manh hơn.

 

 

518. Cùng sự liên hệ được nh́n nhận trong thời khoảng của Ủy Ban Đáy Biển và có thể được nhận thấy trong các sự nhận xét của đại diện Peru, kẻ đă ghi nhận rằng:

 

Điều hiển nhiên rằng giới hạn 200 dặm là giới hạn tối đa và không phải là giới hạn duy nhất, bởi có những vùng nơi mà nó không thể áp dụng được; nó cũng không nên được áp dụng cho các đảo ít nhiều không có con người cư trú, bởi sự biện minh chính yếu của nó không nằm ở sự hiện hữu của một lănh thổ mà ở sự hiện diện của dân chúng cư trú trên đó, những kẻ mà các nhu cầu phải được thỏa măn xuyên qua sự sử dụng các nguồn tài nguyên cung ứng trong môi trường của nó. 544

 

 

519. Điềm này đă được lập lại trong Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Lần Thứ Ba bởi Đại Sứ Koh của Singapore, kẻ sau này đảm nhận chức vụ Chủ Tịch Hội Nghị, khi ông nhận xét rằng:

 

Lư luận cho đề nghị rằng Các Quốc Gia duyên hải phải có quyền để thiết lập một khu kinh tế độc quyền trong thực chất được đặt trên các quyền lợi của dân chúng và ước muốn sắp xếp các nguồn tài nguyên của không gian đại dương cho sự phát triển của chúng …Tuy nhiên, sẽ không chính đáng, và di sản chung của nhân loại sẽ bị cắt giảm hơn nữa, nếu mọi ḥn đảo, bất kể các đặc điểm của nó, đương nhiên được hưởng quyền để tuyên nhận một khu kinh tế giống nhau.  Một chiều hướng như thế sẽ trao các phúc lợi không công bằng cho Các Quốc Gia duyên hải có các đảo nhỏ hay không người cư trú nằm rải rác trên một giải rộng lớn của đại dương.  Khu kinh tế của một tảng đá trơ trụi sẽ lớn hơn lănh thổ của nhiều Quốc Gia và lớn hơn các khu kinh tế của nhiều Quốc Gia duyên hải. 545

 

       Một quan điểm tương tự được bày tỏ vào lúc bế mạc Hội Nghị bởi đại diện của Colombia khi ông đă ghi nhận rằng “Các băi đá chỉ được hưởng một lănh hải không thôi bởi chúng không thể chống đỡ cho sự cư trú của con người hay đời sống kinh tế của chính chúng.  Điều này th́ hợp lư.  Nó là một “kiện hàng trọn gói” phát sinh từ quan điểm rằng các không gian biển này được chuẩn cấp để làm lợi cho các cư dân, với một khái niệm kinh tế.” 546

 

 

520. Trong khung cảnh này, Phiên Ṭa xét thấy rằng sự cư trú của con người mà các nhà soạn thảo Điều Khoản 121(3) quan tâm đến là sự cư trú của một bộ phận của dân chúng là những kẻ được hưởng phúc lợi khi khu kinh tế độc quyền đă được du nhập vào.  Gộp chung với các ư niệm về sự định cư và cư sở cùng khía cạnh phẩm chất cơ hữu trong từ ngữ cư trú, điều phải được hiểu để đề cập đến sự cư trú trên một địa h́nh bởi một nhóm hay cộng đồng định cư đối với họ địa h́nh là một nơi chốn trú thân.

 

 

iii.                Các Công Tác Chuẩn Bị (Travaux Preparatoires) của Điều Khoản 121(3)

 

 

521. Phiên Ṭa xét thấy rằng sự khảo sát hơn nữa về các t́nh huống đă dẫn đến sự chấp nhận Điều 121 th́ cần thiết v́ ánh sáng nó chiếu rọi vào mục đích của bản thân sự dự liệu.

 

 

(a)   Lịch Sử Điều Khoản 121(3)

 

 

522. Một định nghĩa có trước sớm sủa về “đảo” được giới thiệu tại Hội Nghị Đế Quốc (Imperal Conference) năm 1923 để dung ḥa chính sách biển khắp Đế Quốc Anh.  Nghị Quyết số 4 của Hội Nghị nói rơ rằng lănh hải sẽ kéo dài ba hải lư từ bờ biển của “lục địa cũng như bờ biển của các ḥn đảo”.  Từ ngữ “các ḥn đảo” bao gồm tất cả các phần lănh thổ thường trực nằm trên mặt nước trong các t́nh huống b́nh thường và có khả năng dành cho sự sử dụng hay cư trú.” 547 Một văn thư giải thích đi kèm Nghị Quyết có nói rằng nhóm từ “có khả năng cho sự sử dụng: capable of use” đă được chấp nhận như một sự thỏa hiệp, nhưng có chủ định mang ư nghĩ “có năng lực, không có sự tăng bổ nhân tạo, để được sử dụng mọi mùa cho một số mục đích thương mại hay pḥng thủ xác định,” và “ có năng lực cho sự cư trú” phải có nghĩa ‘có năng lực, không có sự tăng bổ nhân tạo, cho sự cư trú của con người một cách thường trực.”  Văn thư giải thích đă thừa nhận rằng “các tiêu chuẩn này trong nhiều trường hợp sẽ thu nhận sự tranh luận, nhưng không có điều ǵ có tính xác quyết hơn có thể đạt tới” và không có các tiêu chuẩn có thể được tuyển chọn mà không bị “mở ngỏ cho một số h́nh thức của sự chỉ trích.” 548

 

 

523. Vương Quốc Thống Nhất Anh đă t́m cách giới thiệu các tiêu chuẩn tương tự cho các đảo tại Hội Nghị Điển Chế Luật Lệ Tại Hague của Hội Quốc Liên năm 1930 (1930 League of Nations Hague Codification Conference), khi nó đề nghị giới hạn loại các địa h́nh được hưởng quyền có một lănh hải vào các mảnh ‘lănh thổ được bao quanh bởi nước biển và trong các t́nh huống b́nh thường thường trực ở trên mặt nước.  Nó không bao gồm một mảnh lành thổ không có năng lực cho sự chiếm cứ và sử dụng.” 549 Một nhóm Các Quốc Gia khác thay vào đó đă đề nghị rằng một ḥn đảo là bất kỳ bộ phận nào được cấu tạo một cách tự nhiên của mặt trái đất nằm trên mặt nước lúc thủy triều xuống thấp, mà không có điều kiện về năng lực cho sự sử dụng hay chiếm cứ.  Sự dung ḥa được đề nghị bởi ủy ban chuẩn bị lên hội nghị (mặc dù không bao giờ được chấp nhận trong bất kỳ văn kiện chính thức nào, là “cho phép [ ] một đảo (có nghĩa một ḥn đảo biệt lập) có được lănh hải riêng của chính nó chỉ khi nào nó ở trên mặt nước lúc thủy triều dâng cao,” nhưng “sẽ cứu xét đến mực nơi ḥn đảo ở trên mực nước xuống thấp khi xác định đường cơ sở cho các hải phận của đảo khác hay đất liền, nếu các đảo như thế nằm trong phạm vi các hải phận đó.”
 550

 

 

524. Ủy Hội Luật Quốc Tế đă chấp nhận một định nghĩa tương tự trong Các Điều Khoản Liên Can Đến Luật Biển năm 1956 (1956 Articles Concerning the Law of the Sea) của nó, quy định rằng “mọi đảo có lănh hải của chính nó” và đă định nghĩa một ḥn đảo như “một khu vực đất đai được bao quanh bởi nước, mà trong các t́nh huống b́nh thường, thường trực ở trên mực nước dâng cao.” 551 Một đề nghị của Anh Quốc để ghi thêm rằng một ḥn đảo phải “có năng lực cho sự chiếm cứ và kiểm soát hữu hiệu” bị bác bỏ trong diễn tiến các của thảo luận của Ủy Hội Luật Quốc Tế, bởi có các sự lo ngại rằng bất kỳ địa h́nh nào cũng có thể được biến thể thành một đảo một cách đơn giản bằng việc thiết trí một trạm truyền tin hay một trạm quan sát thời tiết. 552

 

 

535. Một phiên bản sửa đổi của văn bản của Ủy Hội ILC đă được gộp vào Điều 10 của Công Ước năm 1958 về Lănh Hải và Khu Tiếp Giáp, có thừa nhận một lănh hải từ bất cứ đảo nào, được định nghĩa như “một khu vực đất đai được cấu tạo một cách tự nhiên, được bao quanh bởi nước biển, ở trên mặt nước lúc thủy triều lên cao.” 553 Trong việc mô tả các đảo như “được cấu tạo một cách tự nhiên”, các nhà soạn thảo rơ ràng đă loại bỏ khả tính của Các Quốc Gia thu nhận một lănh hải xuyên qua sự tạo lập các ḥn đảo nhân tạo.

 

 

526. Trước thập niên 1970, vấn đề các địa h́nh rất nhỏ bé lúc thủy triều dâng cao phát sinh các thềm lục địa rộng lớn chưa trở nên khẩn thiết, với cả các sự bất định chung quanh định nghĩa về giới hạn của thềm lục địa trong Công Ước Thềm Lục Địa năm 1958 lẫn năng lực kỹ thuật bị hạn chế của Các Quốc Gia để khai thác đáy biển dưới sâu.  Tuy nhiên, từ 1971, định nghĩa về đảo và các sự hưởng quyền về biển của chúng đă có tầm quan hệ mới trong khung cảnh của thể chế phát sinh của các sự hưởng quyền trên biển được mở rộng.  Tại phiên họp của Ủy Ban Đáy Biển năm 1971, trước khi mở Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Lần Thứ Ba, Đại Sứ Arvid Pardo của Malta đă tŕnh bày các sự quan tâm kể sau về viễn ảnh chuẩn cấp các sự hưởng quyền như thế cho tất cả các ḥn đảo mà không có sự phân biệt;

 

Nếu một giới hạn 200 dặm của thẩm quyền tài phán có thể được đặt nền tảng trên sự sở hữu các ḥn đảo không người cư trú, xa xôi hay rất nhỏ bé, hiệu năng của sự quản trị quốc tế về không gian biển vượt quá một thẩm quyền tài phán quốc gia sẽ bị tổn hại một cách nghiêm trọng. 554

 

 

527. Trong các phiên họp của Ủy Ban Đáy Biển, một số Các Quốc Gia ưa thích việc giữ lại quy tắc rằng mọi ḥn đảo đều phát sinh cùng các sự hưởng quyền và đă cảnh cáo về “các sự nguy hiểm cơ hữu trong việc vạch ra bất kỳ sự phân biệt giữa các ḥn đảo theo kích thước, vị trí, dân số của chúng.” 555 Tuy nhiên, nhiều Quốc Gia đă đệ tŕnh các văn bản phân biệt giữa các sự hưởng quyền của các loại khác nhau của các đảo trên căn bản của chính các tiêu chuẩn này. 556

 

 

528. Các sự thương thảo sâu rộng nhất về sự dự liệu đă trở thành Điều Khoản 121(3) diễn ra trong Khóa Họp Thứ Nh́ của Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Lần Thứ Ba tại Caracas trong năm 1974. 557 Đại điện nước Roumania đă bày tỏ các sự quan ngại kể sau:

      

Vấn đề về các ḥn đảo phải được cứu xét trong phạm vị các chu vi mới của lănh hải mở rộng 12 hải lư, khu kinh tế 200 hải lư, và khái niệm về di sản chung của nhân loiạ.  Thể chế được thiết lập cho các ḥn đảo sẽ là một yếu tố trợ lục trong việc xác định tầm mức của khu vực quốc tế trong đó các Quốc Gia duyên hải và Các Quốc Gia nằm gọn trong nội địa có một quyền lợi ngang nhau.  Sự khác biệt lớn lao giữa các ḥn đảo về kích thước, t́nh trạng địa dư, và tầm quan trọng kinh tế và xă hội mang lại một số ư tưởng về sự phức tạp của vấn đề trên đó các giải pháp tổng quát hóa theo các đường hướng được chấp nhận tại Hội Nghị Geneva 1958 sẽ không c̣n thích đáng. 558

 

 

529. Chính trong khóa họp này của Hội Nghị, Đại Sứ Koh đă nối kết thể chế của các ḥn đảo và nhu cầu các hạn chế trên các địa h́nh sẽ phát sinh ra một khu kinh tế độc quyền với sự phát triển và di sản chung của nhân loại (xem đoạn 518 bên trên).

 

530. Một sô” Quốc Gia đă chống lai sự du nhập các sự phân biệt đặc biệt bởi họ tin rằng việc đạt tới một công thức khả thi là “điều bất khả trong thực tiễn”. 559 Đai diện của Vương Quốc Thống Nhất Anh đă nêu ra nhiều khó khăn thực tiễn khác nhau với việc phân biệt các sự hưởng quyền được dựa trên kích thước, dân số, hay sự xa xôi hay sự gần cận về địa dư của một địa h́nh liên quan đến Các Quốc Gia duyên hải hay Các Quốc Gia khác. 560  Đại diện của Mexico đồng ư sẽ “khó khăn, nếu không phải là bất khả thi”, để soạn thảo các quy định chi tiết bao hàm “sự đa trạng bao lao về các t́nh trạng của đảo” và, do đó đă nêu ư kiến rằng “tiêu chuẩn căn bản phải phản ảnh rằng … không gian biển của một ḥn đảo phải được đo lường phù hợp với cùng các sự dự liệu như khi có thể được áp dụng với lănh thổ khác.  Tuy nhiên, các ngoại lệ đặt căn bản trên nguyên tắc công bằng có thể được chấp nhận.” 561

 

 

531. Rốt cuộc, tại Khóa Họp Thứ Ba của Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Lần Thứ Ba tại Geneva năm 1975, vấn đề được chuyển tới một nhóm tham vấn không chính thức đă soạn thảo, không để lại các tài liệu, “Văn Bản Thương Thảo Duy Nhất Không Chính Thức: Informal Single Negotiating Text” đă đưa ra ngoại lệ đối với “các băi đá không thể chống đỡ cho sự cư trú của con người hay đời sống kinh tế của chính chúng” trong một sự dự liệu giống hệt như những ǵ đă trở thành Điều Khoản 121(3) của Công Ước. 562

 

 

532. Văn Bản Thương Thảo Duy Nhất Không Chính Thức đă phản ảnh một sự “thỏa hiệp”. 563 Văn bản thảo luận đă nhận được sự ủng hộ từ một số Quốc Gia, 564 nhưng các nỗ lực kiên quyết bởi các nước khác, kể cả Nhật Bản, Hy Lạp, và Vương Quốc Thông Nhất, để loại bỏ ngoại lệ các băi đá trong khoản (3). 565 Một số đại biểu nêu ư kiến giữ lại khoản (3), nhưng du nhập thêm các sự tu chỉnh, chẳng hạn như một sự liên kết công nhiên với các sự dự liệu về sự phân định ranh giới nơi Các Diều 15, 74, và 83 566 hay một sự xác quyết cụ thể về “các đảo nhỏ không người cư trú.” 567 Không điều tu chỉnh nào được chấp nhận.

 

 

533. Ngay trong các phiên họp sau cùng của Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Lần Thứ ba, trong năm 1982, các đề nghị để xóa bỏ khoản (3) đă được đưa ra và bị bác bỏ.  Để bảo vệ sự thỏa hiệp đă đạt được, đại diện nước Đan Mạch đă nhấn mạnh rằng không có khoản (3) “các đạo tí hon và trơ trụi, bị nh́n trong quá khứ chỉ là các chướng ngại vật cho sự hải hành, sẽ trở thành, một cách kỳ diệu, các ch́a khóa bằng vàng cho các khu biển mênh mông.  Điều đó trong thực tế sẽ là một hậu quả không đáng mong muốn và không thể chấp nhận được của luật mới về biển.” 568 Đại diện nước Colombia nhận xét rằng Điều 121 đă phản ảnh “một sự cân bằng tế nhị và độc đáo và sẽ giúp bảo tồn di sản chung tại các đại dương” 569 và, trong phiên họp cuối cùng, đă nhắc lại sự liên kết giữa sự thỏa hiệp trọn gói với mục đích bảo vệ cho người dân của Quốc Gia duyên hải các phúc lợi của khu kinh tế độc quyền (xem đoạn 518 bên trên). 570

 

 

(b)   Các Kết Luận Được Rút Ra Từ Các Công Tác Chuẩn Bị

 

 

534. Phiên Ṭa chấp nhận rằng các công tác chuẩn bị (travaux préparatoires) của Điều 121 là một sự hướng dẫn không hoàn hảo trong việc giải thích khoản (3) của Điều đó.  Đặc biệt, sự thỏa hiệp then chốt đưa đến định thức tối hậu cho văn bản đó đă được đạt tới xuyên qua các sự tham khảo không chính thức trong năm 1975, mà lại không có hồ sơ nào được lưu trữ.  Tuy thế, Phiên Ṭa xét thấy một số các kết luận tổng quát có thể được rút ra từ lịch sử thương thảo. 

 

 

535. Trước tiên, Điều Khoản 121(3) là một sự dự liệu về sự giới hạn.  Nó áp đặt hai điều kiện có thể truất băi các địa h́nh lúc thủy triều lên cao khỏi việc phát sinh ra các không gian biển bao la.  Các điều kiện này đă được du nhập với đối tựợng và mục đích nhằm ngăn cản sự xâm lấn trên đáy biển quốc tế được bảo lưu cho di sản chung của nhân loại và nhằm né tránh sự phân phối không công bằng các không gian biển thuộc thẩm quyền tài phán quốc gia.  Sự giải thích này về đối tượng và mục đích của Điều Khoản 121(3) th́ nhất quán với các quan điểm của cả Phi Luật Tân lẫn Trung Quốc như được tóm tắt bên trên ở các đoạn 409 đến 422 và 451 đến 458.

 

 

536. Thứ nh́, các định nghĩa nơi Điều Khoản 121(3) đă không được thảo luận một cách riêng biệt, mà thường được thảo luận trong khung cảnh của các khía cạnh khác của Công Ước.  Các khía cạnh này bao gồm: (a) sự du nhập một khu kinh tế độc quyền, 571 (b) mục đích của khu kinh tế độc quyền trong việc bảo đảm phúc lợi của các nguồn tài nguyên biển cho người dân của Quốc Gia duyên hải 572 (c) vấn đề các ḥn đảo dưới sự cai tri nước ngoài hay lệ thuộc thực dân, 573 (d) sự du nhập khu vực đáy biển quốc tế (di sản chung của nhân loại), 574 (e) sự bảo vệ các quyền lợi của Các Quốc Gia ṿng cung đảo, 575 (f) vai tṛ của các đảo trong sự phân định ranh giới trên biển, 576 và (g) các sự quan tâm về tiềm năng của các sự thiết trí nhân tạo nhằm làm phát sinh các khu biển. 577

 

 

537. Thứ ba, các nhà soạn thảo đă chấp nhận rằng có các địa h́nh lúc thủy triều dâng cao khác nhau: bao la và tí hon, trơ trụi và tươi tốt; đá và cát; biệt lập và sát cạnh nhau; dân cư đông đúc và thưa thớt, hay không có người ở ǵ cả.  Nhiều Quốc Gia xét thấy rằng các tiêu chuẩn chẳng hạn như diện tích bề mặt, kính thước dân số, và sự gần cận với khu đất khác có thể hữu dụng trong việc quyết định liệu một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao có phải là một đảo hưởng quyền đầy đủ hay không.  Nhưng lịch sử thương thảo chứng minh một cách rơ ràng sự khó khăn trong việc ấn định, trên mặt lư thuyết, các quy tắc có đường hướng sáng rỡ cho mọi trường hợp.  Các đề nghị để du nhập các tiêu chuẩn chi tiết đă được cứu xét, nhưng bị bác bỏ một cách nhất quán. 578 Chống lại các nỗ lực để nói một cách chính xác như thế, các nhà soạn thảo rơ ràng đă nghiêng về ngôn ngữ của sự thỏa hiệp được phản ảnh nơi Điều Khoản 121(3).

 

 

538. Đặc biệt, các mưu tính được lập lại nhiều lần trong cuộc Hội Nghị để định nghĩa hay xếp loại các đảo hay các băi đá bằng sự tham chiếu đến kích thước đều bị bác bỏ.  Các nỗ lực này gồm các đề nghị để kể thêm “kích thước’ trên một danh sách của “các yếu tố thích đáng: relevant factors”; 579 các đề nghị xếp loại các đảo và đảo nhỏ tùy thuộc rằng liệu chúng là “bao la” hay “nhỏ hơn; 580 và các đề nghị đưa ra các sự phân biệt dựa trên việc liệu diện tích bề mặt của một địa h́nh được đo lớn hơn hay nhỏ hơn một con số đặc định nào, chẳng hạn như một cây số vuông 581 hay mười cây số vuông. 582 Trong khía cạnh này, đại diện Vương Quốc Thông Nhất Anh nhắc lại rằng “có những đảo lớn phần lớn hay hoàn toàn không có người cư trú và các đảo nhỏ với các dân số đông đúc tùy thuộc nhiều vào biển.” 583 Các đại diện của Các quốc Gia đảo quốc nhỏ bé, chẳng hạn như Micronesia, Fiji, Tonga, và Western Samoa, cũng lập luận rằng không công bằng nếu tước đoạt khỏi các địa h́nh những sự hưởng quyền trên biển của chúng trên căn bản kích thước. 584 Phiên Ṭa xét thấy rằng các công tác [chuẩn bị] có nói rơ rằng – mặc dù kích thước có thể tương quan đến tính khả dĩ cung ứng về nước, thực phẩm, không gian sinh sống, và các tài nguyên cho một đời sống kinh tế -- kích thước không thể quyết đoán về t́nh trạng pháp lư của một địa h́nh như một ḥn đảo hưởng quyền đầy đủ hay là đá và không phải, tự bản thân của chính nó, là một yếu tố thích đáng.  Như đă ghi nhận bởi Ṭa Công Lư Quốc Tế trong vụ Tranh Chấp Biển và Lănh Thổ (Nicaragua chống Colombia), “luật quốc tế không tuyên phán bất kỳ kích thước tối thiểu nào mà một địa h́nh phải sở hữu để được xem là một ḥn đảo.” 585

 

 

iv.                Các Kết Luận Trên Sự Giải Thích Điều Khoản 121(3)

 

 

539. Rút tỉa từ sự cứu xét ở trên về văn bản, khung cảnh, đối tượng và mục đích, và lịch sử soạn thảo Điều Khoản 121(3), Phiên Ṭa đạt tới các kết luận kể sau về việc giải thích sự dự liệu đó.

 

 

540. Trước tiên, v́ các lư do đă được tŕnh bày bên trên, sự sử dụng từ ngữ “đá” không giới hạn sự dự liệu vào các địa h́nh được cấu thành bởi đá không thôi.  Các đặc tính địa chất và địa thế học của một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao th́ không liên quan đến sự xếp loại của nó chiếu theo Điều Khoản 121(3).

 

 

541. Thứ nh́, t́nh trạng pháp lư của một địa h́nh sẽ được xác định trên căn bản năng lực tự nhiên của nó, không có các sự bổ trợ hay sửa đổi ngoại lai nhằm gia tăng năng lực của nó, để chống đỡ cho sự cư trú của con người hay một đời sống kinh tế của chính nó.

 

 

542, Thứ ba, về sự “cư trú của con người”, yếu tố trọng yếu là tính chất phi tạm thời (non-transient) của sự cư ngụ, như thế các cư dân có thể được nói một cách hợp lư là cấu thành dân số tự nhiên của địa h́nh, là các kẻ có phúc lợi từ các nguồn tài nguyên của khu kinh tế độc quyền được xem là xứng đáng sự bảo vệ.  Từ ngữ “sự cư trú của con ngưới” phải được hiểu liên can đến sự cư trú trên một địa h́nh bởi một cộng đồng con người ổn định là những kẻ mà địa h́nh cấu thành một nơi ở và trên đó họ có thể ở lại lâu dài.  Một cộng đồng như thế không nhất thiết phải to lớn, và tại các ṿng cung san hô xa xôi một ít cá nhân hay các nhóm gia đ́nh có thể là quá đủ.  Sự cư ngụ từng thời kỳ hay thường xuyên trên một địa h́nh bởi một sắc dân du mục cũng có thể cấu thành sự cư trú, và các tài liệu của Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Lần Thứ Ba ghi chép một sự nhạy cảm lớn lao đến sinh kế của các dân chúng thuộc các đảo quốc nhỏ bé.  Một dân số bản địa hiển nhiên là đủ, nhưng sự cư trú của người không phải bản địa cũng có thể thỏa măn tiêu chuẩn này nếu ư định của dân chúng là thực sự muốn cư ngụ ở đó và kiếm sống trên các ḥn đảo được bàn thảo.

 

 

543. Thứ tư, từ ngữ “đời sống kinh tế của chính chúng” được nối kết với điều kiện về sự cư trú của con người, và cả hai trong phần lớn các trường hợp, song hành với nhau.  Điều khoản 121(3) không nói một địa h́nh có giá trị kinh tế, mà nói đến việc chống đỡ cho “đời sống kinh tế”.  Phiên Ṭa xét thấy rằng “đời sống kinh tế” đang thảo luận, một cách b́nh thường sẽ là đời sống và các kế sinh nhai của dân số con người cư trú và lập nhà ở” của nó trên một địa h́nh tại biển hay một nhóm các địa h́nh.  Ngoài ra, Điều Khoản 121(3) nói rơ rằng đời sống kinh tế được bàn thảo đến phải thuộc về địa h́nh như “của chính nó”.  Do đó, đời sống kinh tế phải được định hướng chung quanh bản thân địa h́nh và không chỉ được nhắm đến hải phận hay đáy biển của lănh hải bao quanh.  Hoạt động kinh tế hoàn toàn lệ thuộc vào các tài nguyên ngoại lai hay chỉ dành để sử dụng một địa h́nh như một đối tượng cho các hoạt động chiết xuất không có sự can hệ của một dân chúng địa phương cũng sẽ không hội đủ điều kiện một cách cơ hữu về sợi dây liên kết cần thiết này với bản thân địa h́nh.  Hoạt động kinh tế trích xuất để thu hái các tài nguyên thiên nhiên của một địa h́nh hầu tạo phúc lợi cho một dân chúng ở một nơi nào khác chắc chắn cấu thành sự khai thác các tài nguyên cho lợi lộc kinh tế, nhưng nó không thể được xem, một cách hợp lư, là cấu thành đời sống kinh tế của một ḥn đảo như của chính nó.

 

 

544. Thứ năm, văn bản của Điều Khoản 121(3) có tính chất biện biệt (disjunctive), như thế khả năng để chống đỡ hoặc cho sự cư trú của con người hay một đời sống kinh tế của chính nó sẽ đủ để cấp quyền cho một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao được hưởng một khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa.  Tuy nhiên, như một vấn đề thực tiễn, Phiên Ṭa xét thấy rằng một địa h́nh trên biển một cách b́nh thường sẽ chỉ sở đắc một đời sống kinh tế của chính nó nếu nó cũng được cư trú bởi một cộng đồng con người ổn định.  Một ngoại lệ của quan điểm đó cần phải được ghi nhận cho trường hợp các dân chúng tự chống đỡ xuyên qua một mạng lưới của các địa h́nh trên biển liên kết nhau.  Phiên Ṭa không tin rằng các địa h́nh trên biển có thể hay phải được cứu xét trong một cách thức phân chia thành phần nhỏ chi li (atomised).  Một dân số có thể cư ngụ chỉ trên một khu vực bằng việc sử dụng nhiều địa h́nh trên biển không thiếu điều kiện cư trú trên địa h́nh trên căn bản rằng sự cư trú của nó không được chống đỡ bởi từng cá nhân địa h́nh duy nhất.  Tương tự, một dân chúng mà sự sinh nhai và đời sống kinh tế trải dài khắp một chùm các địa h́nh trên biển không bị truất băi khỏi việc nh́n nhận rằng các địa h́nh như thế sở đắc một đời sống kinh tế của chính chúng chỉ bởi v́ không phải tất cả các địa h́nh đă được cư trú một cách trực tiếp.

 

 

545. Thứ sáu, Điều Khoản 121(3) liên can đến năng lực của một địa h́nh trên biển để chống đỡ cho sư cư trú của con người hay một đời sống kinh tế của chính nó, không liên can đến việc liệu địa h́nh hiện đang, hay đă từng, được cư trú hay là địa điểm của đời sống kinh tế.  Năng lực của một địa h́nh nhất thiết là một tiêu chuẩn khách quan.  Nó không liên quan đến vấn đề chủ quyền trên địa h́nh.  V́ lư do này, sự xác định năng lực khách quan của một địa h́nh không lệ thuộc vào bất kỳ quyết định có trước nào về chủ quyền, và Phiên Ṭa không bị ngăn cản khỏi việc lượng định t́nh trạng pháp lư của các địa h́nh bởi sự kiện rằng nó không phải và sẽ không quyết định vấn đề chủ quyền trên chúng.

 

 

546. Thứ bảy, năng lực của một địa h́nh để chống đỡ cho sự cư trú của con người hay một đời sống kinh tế của chính nó phải được lượng định trên căn bản từng trường hợp một.  Các nhà soạn thảo Công Ước đă cứu xét các đề nghị với bất kỳ số lượng nào của các sự trắc nghiệm chi tiết và bác bỏ chúng để nghiêng theo một định thức tổng quát được tŕnh bày nơi Điều Khoản 121(3).  Phiên Ṭa xét thấy rằng các yếu tố chính yếu góp phần vào năng lực tự nhiên của một địa h́nh có thể được xác định.  Các yếu tố này sẽ bao gồm sự hiện diện của nước, thực phẩm, và nơi trú ẩn với số lượng đầy đủ giúp cho một nhóm người có thể sống trên địa h́nh trong một thời khoảng vô hạn định (indeterminate).  Các yếu tố như thế cũng sẽ bao gồm các sự cứu xét liên quan đến các điều kiện cho việc cư trú và phát triển một đời sống kinh tế trên một địa h́nh, kể cả thời tiết thịnh hành, sự gần cận của địa h́nh với các khu vực cư trú và dân chúng khác, và tiềm năng cho sự sinh nhai trên và chung quanh địa h́nh.  Sự đóng góp và tầm quan trọng tương đối của các yếu tố này vào năng lực để chống đờ cho sự cư trú của con người và đời sống kinh tế, tuy nhiên, sẽ biến đổi từ địa h́nh này sang địa h́nh kia.  Trong khi các địa h́nh nhỏ bé, trơ trụi có thể hiển nhiên không thể cư trú được (và các địa h́nh rộng lớn, có dân cư đông đảo hiển nhiên có năng lực để chống đỡ cho sự cư trú). Phiên Ṭa không xét thấy rằng một trắc nghiệm lư thuyết về các điều kiện khách quan để chống đỡ cho sự cư trú của con người hay đời sống kinh tế có thể hay nên được định thành công thức.  Điều này đặc biệt đúng với vụ án này chiếu theo kết luận của Phiên Ṭa rằng sự cư trú của con người đ̣i hỏi nhiều hơn sự sống c̣n không thôi của con người trên một địa h́nh và rằng đời sống kinh tế đ̣i hỏi nhiều hơn sự hiện diện của các nguồn tài nguyên.  Tuy nhiên, sự vắng mặt của một sự trắc nghiệm lư thuyết có các hậu quả đặc thù (sẽ được thảo luận bên dưới) cho khảo hướng của Phiên Ṭa đi t́m bằng chứng về các điều kiện trên, và năng lực của địa h́nh được bàn thảo đến.

 

 

547. Thứ tám, Phiên Ṭa xét thấy năng lực của một địa h́nh phải được lượng định kỹ lưỡng (with due regard) về tiềm năng cho một nhóm địa h́nh đảo nhỏ để chống đỡ, một cách tập thể, cho sự cư trú của con người và đời sống kinh tế.  Một mặt, điều kiện trong Điều khoản 121(3) rằng bản thân địa h́nh chống đỡ cho sự cư trú của con người hay đời sống kinh tế loại bỏ một sự lệ thuộc vào sự tiếp tế từ bên ngoài.  Một địa h́nh chỉ có khả năng để chống đỡ cho sự cư trú xuyên qua sự chuyển giao liên tục đồ tiếp tế từ bên ngoài không hội đủ các điều kiện của Điều Khoản 121(3).  Hay hoạt động kinh tế vẫn c̣n lệ thuộc hoàn toàn vào các tài nguyên ngoại lai hay dồn mỏi nỗ lực vào việc sử dụng một địa h́nh như một đối tượng cho các hoạt động chiết xuất, không có sự can dự của một dân số địa phương, cũng không cấu thành một đời sống kinh tế “riêng” của địa h́nh.  Cùng lúc, Phiên Ṭa cũng hay biết rằng các dân số ở đảo xa xôi thường sử dụng một số đảo, đôi khi rải rác ở các khoảng cách đáng kể, cho sự sống c̣n và các kế sinh nhai.  Một sự giải thích Điều Khoản 121(3) đă t́m cách lượng giá từng cá nhân địa h́nh sẽ không phù hợp với các thực tế của đời sống trên các đảo xa xôi hay với sự nhạy cảm của các lối sống của các người dân đảo nhỏ có xuất hiện tại Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Lần Thứ Ba.  Theo đó, với điều kiện rằng các đảo như thế một cách tập thể tạo thành một phần của một mạng lưới chống đỡ cho sự cư trú của con người phù hợp với lối sống cổ truyền của các dân chúng trong nội vụ, Phiên Ṭa sẽ không đánh đồng vai tṛ của các đảo đa cấp trong cung cách này với sự tiếp tê ngoại lai.  Hay sự sử dụng địa phương các tài nguyên gần kề như một phần của sinh kế của cộng đồng cùng sẽ không bị đánh đồng với sự đến nơi của các quyền lợi kinh tế xa xôi nhắm vào việc trích xuất các tài nguyên thiên nhiên.

 

 

548. Thứ chín, chiếu theo các kết luận của Phiên Ṭa về sự giải thích Điều Khoản 121(3), bằng chứng của các điều kiện khách quan, cụ thể trên một địa h́nh cá biệt chỉ có thể dẫn Phiên Ṭa đến mức này, trong nhiệm vụ của nó.  Trong quan điểm của Phiên Ṭa, bằng chứng về các điều kiện cụ thể, một cách b́nh thường, sẽ chỉ đủ để xếp loại các địa h́nh, một cách rơ ràng, thuộc vào một loại này hay loại kia.  Nếu một địa h́nh hoàn toàn trơ trụi cây cỏ và thiếu nước có thể uống được và thực phẩm cần thiết ngay cả chỉ cho sự sống sót căn bản, điều sẽ rơ ràng rằng nó cũng thiếu năng lực để chống đỡ cho sự cư trú của con người.  Kết luận ngược lại, một cách tương tự, cũng có thể được đạt tới nơi các đặc tính vật lư của một địa h́nh rộng lớn khiến cho nó có thể cư trú được, một cách dứt khoát.  Tuy nhiên, Phiên Ṭa xét thấy rằng bằng chứng về các điều kiện vật lư th́ không đủ cho các địa h́nh tiến gần đến định mức.  Sẽ khó khăn, nếu không phải là bất khả, để ấn định từ những đặc điểm vật lư của một địa h́nh không thôi khi mà năng lực chỉ để giữ cho con người sống sót kết thúc và khi mà năng lực để chống đỡ cho sự cư trú ổn định bởi một cộng đồng con người khởi đầu.  Điều này đặc biệt sẽ là trường hợp này khi ngưỡng cửa thích đáng có thể khác biệt từ một địa h́nh này đến địa h́nh kia.

 

 

549. Trong các t́nh huống như thế, Phiên Ṭa xét thấy rằng bằng chứng đáng tin cậy nhất về năng lực của một địa h́nh thường sẽ là sự sử dụng trong lịch sử mà nó được đặt để vào.  Con người đă biểu lộ không thiếu tài trí trong việc thiết lập các cộng đồng tại những vùng xa xôi của thế giới, thường trong các điều kiện cực kỳ khó khăn.  Nếu tài liệu lịch sử của một địa h́nh cho thấy không có điều ǵ giống như một cộng đồng ổn định đă từng được phát triển ở đó bao giờ, kết luận hợp lư nhất sẽ là các điều kiện tự nhiên đơn giản quá khó khăn cho một cộng đồng như thế thành h́nh và rằng địa h́nh không có khả năng để chống đỡ cho một sự cư trú như thế.  Trong các t́nh huống như thế, Phiên Ṭa phải cứu xét rằng liệu có bằng chứng rằng sự cư trú của con người đă từng bị ngăn cản hay chấm dứt bởi các sức lực tách biệt khỏi năng lực nội tại của địa h́nh đó hay không.  Chiến tranh, nạn ô nhiễm, và sự hủy hoại môi trường đều có thể dẫn đến sự suy giảm dân số, trong một thời kỳ kéo dài, của một địa h́nh mà, trong trạng thái tự nhiên của nó, có năng lực chống đỡ cho sự cư trú của con người.  Tuy nhiên, trong sự thiếu vắng các lực can thiệp như thế, Phiên Ṭa có thể kết luận một cách hợp lư rằng một địa h́nh chưa hề trong lịch sử chống đỡ cho một cộng đồng con người, không có năng lực để chống đỡ cho sự cư trú của con người.

 

 

550. Ngược lại, nếu một địa h́nh hiện đang có người cư trú hay trong lịch sử đă có người cư trú, Phiên Ṭa phải cứu xét rằng liệu có bằng cớ cho thấy rằng sự cư trú chỉ có thể khả dĩ xuyên qua sự ủng hộ bên ngoài hay không.  Mậu dịch và các sự nối kết với thế giới bên ngoài không làm mất điều kiện của một đia h́nh đến mực độ chúng hướng đến việc cải thiện phẩm chất của đời sống của các cư dân của nó.  Tuy nhiên, khi sự ủng hộ bên ngoài quá quan trọng đến nỗi nó cấu thành một điều kiện cần thiết cho sự cư trú của một địa h́nh, nó không c̣n là địa h́nh tự thân chống đỡ cho sự cư trú của con người nữa.  Về khía cạnh này, Phiên Ṭa ghi nhận rằng một dân số chỉ thuần túy gồm viên chức và quân đội, được phục dịch từ bên ngoài, không cấu thành bằng chứng rằng một địa h́nh có năng lực chống đỡ cho sự cư trú của con người.  Ghi nhớ trong đầu rằng mục đích của Điều khoản 121(3) là nhằm đặt các giới hạn trên các sự tuyên nhận thái quá và không hợp lư bởi Các Quốc Gia, mục đích đó sẽ bị triệt tiêu nếu một dân số được đặt định trên một địa h́nh mà, như thế, sẽ không có năng lực để chống đỡ cho sự cư trú của con người, một cách chính xác, nhằm khoanh vùng tuyên nhận một lănh thổ và các khu biển phát sinh bởi nó.  Kết quả, Phiên Ṭa ghi nhận rằng bằng chứng về sự cư trú của con người có niên kỳ trước thời tạo lập các khu kinh tế độc quyền có thể có nhiều ư nghĩa hơn bằng chứng đương thời, nếu bằng chứng kể sau bị t́ tích bởi một mưu toan rơ ràng nhằm khẳng định một sự tuyên nhận trên biển.

 

 

551. Cùng phương cách phân tích sẽ được áp dụng đồng đều cho sự hiện hữu trong quá khứ hay hiện thời của đời sống kinh tế.  Phiên Ṭa trước tiên sẽ cứu xét bằng chứng về sự sử dụng mà địa h́nh trong lịch sử đă được đặt định trước khi cứu xét rằng liệu có bằng chứng để khiến nghĩ rằng tài liệu lịch sử đó không phản ảnh đầy đủ đời sống kinh tế mà địa h́nh có thể đă chống đỡ trong điều kiện tự nhiên của nó hay không.

 

 

v.                   Tầm Thích Đáng Của Sự Thực Thi Quốc Gia Trong Sự Thi Hành Điều Khoản 121(3)

 

 

552. Sau cùng, Phiên Ṭa nhắc lại rằng Điều khoản 31(3) của Công Ước Vienna quy định rằng “bất kỳ sự thực hành kế tiếp trong sự áp dụng hiệp ước thiết lập sự thỏa thuận của các bên về sự giải thích của nó” sẽ phải được cứu xét cùng lúc với khung cảnh.  Điều này có nghĩa rằng Các Bên Kết Ước phải ưng thuận cách thực thi như thế sao cho có thể nói về một sự thỏa thuận đă được đạt tới liên can đến sự giải thích sự dự liệu trong nội vụ.  Xem xét kỹ lưỡng án lệ của Ṭa Công Lư Quốc Tế về vấn đề này, đặc biệt án lệ Ư Kiến Cố Vấn Liên Can Đến Tính Hợp Pháp Của Sự Sử Dụng Bởi Một Quốc Gia Các Vũ Khí Hạch Tâm Trong Cuộc Xung Đột Vũ Trang (Advisory Opinion Concerning the Legality of the Use by a State of Nuclear Weapons in Armed Conflict) 586 và phán quyết trong vụ kiện Kasikili/Sedudu Island, 587 cho thấy rằng ngưỡng cửa mà Ṭa thiết lập cho việc chấp nhận một sự thỏa thuận trên sự giải thích bởi cách thực thi của Quốc Gia th́ khá cao.  Ngưỡng cửa cũng cao tương tự trong án lệ về Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế, đ̣i hỏi “một chuỗi ‘ḥa hợp, thông thường, và nhất quán’ của các hành vi hay các sự tuyên cáo” để thiết lập một khuôn mẫu mặc thị sự thỏa thuận của các bên kết ước về sự giải thích một hiệp ước. 588

 

 

553. Trên căn bản các điều nêu trên, Phiên Ṭa đi đến kết luận rằng đến mức mà vụ kiện trước khi được quan tâm, không có bằng chứng cho một sự thỏa thuận đặt nền trên sự thực thi Quốc Gia về sự giải thích Điều Khoản 121(3) khác biệt với sự giải thích của Phiên Ṭa như được phác họa trong các Tiết trước đây.

 

 

(b)              Sự Áp Dụng Điều Khoản 121(3) đối với Băi Can Scarborough Shoal, Rạn San Hô Johnson Reef, Rạn San Hô Cuarteron Reef, Rạn San Hô Fiery Cross Reef, Rạn San Hô Gaven Reef (North) và Rạn San Hô McKennan Reef

 

 

i.                    Băi Cạn Scarborough Shoal

 

 

554. Trong quan điểm của Phiên Ṭa, Scarborough Shoal là “đá” theo mục đích của Điều khoản 121(3)

 

 

555. Như đă thảo luận ở các đoạn 333 đến 334 bên trên, Phiên Ṭa nhận thấy rằng Băi Cạn Scarborough Shoal bao gồm năm đến bảy tảng đá được bộc lộ lúc thủy triều dâng cao và do đó là một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao.  Các chóp đỉnh nhô cao đó được cấu tạo bởi san hô th́ không liên hệ ǵ đến sự xếp loại của chúng chiếu theo Điều khoản 121(3).

 

 

556. Trong bất kỳ trường hợp nào, các chóp nhô lên bên trên thủy triều dâng cao tại Băi Cạn Scarborough Shoal th́ nhỏ xíu.  Điều này được xác nhận bởi các ảnh chụp trong hồ sơ. 589            Chúng hiển nhiên không thể chống đỡ cho sự cư trú của con người trong trạng thái cấu tạo tự nhiên của chúng; chúng không có nước ngọt, rau cỏ, hay không gian sinh sống và cách xa bất kỳ địa h́nh nào sở đắc các đặc tính như thế.  Băi Cạn Scarborough Shoal trong truyền thống đă từng được sử dụng như một vùng đánh cá bởi ngư phủ từ Các Quốc Gia khác nhau, nhưng Phiên Ṭa nhắc lại rằng hoạt động kinh tế tại các hải phận bao quanh phải có một số sự liên kết hữu h́nh với bản thân địa h́nh lúc thủy triều dâng cao trước khi nó có thể khởi sự đời sống kinh tế của địa h́nh (xem đoạn 503 bên trên).  Không có bằng chứng rằng các ngư phủ làm việc trên rạn san hô có sử dụng, hay có bất kỳ sự liên kết nào với, các tảng đá lúc thủy triều dâng cao của Băi Cạn Scarborough Shoal.  Cũng không có bất kỳ bằng chứng nào về hoạt động kinh tế ngoài việc đánh cá.  Do đó, không có bằng chứng rằng Băi Cạn Scarborough Shoal có thể, một cách độc lập, chống đỡ cho một đời sống kinh tế của chính nó.

 

 

ii.                  Rạn San Hô Johnson Reef

 

 

557. Trong quan điểm của Phiên Ṭa, Johnson Reef cũng là một “đá” theo mục đích của Điều Khoản 121(3).

 

 

558. Như đă thảo luận ở các đoạn 344 đến 351 bên trên, Phiên Ṭa t́m thấy rằng Rạn San Hô Johnson Reef, trong điều kiện tự nhiên của nó, có ít nhất một tảng đá vươn lên tới 1.2 mét bên trên Mực Biển Trung B́nh (Mean Sea Level) và do đó là một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao.  Giống như các đá tại Băi Cạn Scarborough Shoal, phần ở trên thủy triều dâng cao của Rạn San Hô Johnson Reef thiếu nước uống, cây cỏ, và không gian sinh sống.  Nó là một địa h́nh nhỏ xíu, trơ trụi, hiển nhiên không có năng lực, trong điều kiện tự nhiên của nó, để chống đỡ cho sự cư trú của con người hay một đời sống kinh tế của chính nó.

 

 

559. Trong khi Trung Quốc đă xây dựng một cơ sở và duy tŕ một sự hiện diện chính thức trên Rạn San Hô Johnson Reef, điều này chỉ khả dĩ xuyên qua sự xây dựng trên phần của nền san hô bị ch́m ngập dưới nước lúc thủy triều dâng cao. 590 Sự hiện diện của Trung Quốc nhất thiết lệ thuộc vào các sự tiếp tế từ bên ngoài, và không có bằng chứng về bất kỳ hoạt động nào của con người trên Rạn San Hô Johnson Reef trước khi bắt đầu có sự hiện diện của Trung Quốc trong năm 1988.  Như đă thảo luận bên trên (xem các đoạn 508 đến 511), t́nh trạng pháp lư của một địa h́nh theo chủ đích của Điều Khoản 121(3) sẽ được giám định trên căn bản điều kiện tự nhiên của nó, trước khi có sự sửa đổi của con người.  Sự xây dựng của Trung Quốc một cơ sở trên Rạn San Hô Johnson Reef không thể nâng cao t́nh trạng của nó từ đá thành ḥn đảo được hưởng quyền đầy đủ.

 

 

iii.                Ran San Hô Cuarteron Reef

 

 

 

560. Trong quan điểm của Phiên Ṭa, Rạn San Hô Cuarteron Reef cũng là một “đá” theo mục đích của Điều khoản 121(3).

 

 

561. Như đă thảo luận ở các đoạn 335 đến 339 bên trên, Phiên Ṭa t́m thấy rằng Rạn San Hô Cuarteron Reef, trong điều kiện thiên nhiên của nó, được chồng chất bởi các tảng đá c̣n nhô lên từ một đến hai mét bên trên thủy triều dâng cao và do đó là một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao.  Các phần nhô trên thủy triều dâng cao của Ran San Hô Cuarteron Reef th́ nhỏ xíu, trơ trụi, hiển nhiên không có năng lực, trong điều kiện tự nhiên của nó, để chống đỡ cho sự cư trú của con người hay một đời sống kinh tế của chính nó.

 

 

562. Trong khi Trung Quốc đă xây dựng một cơ sở và tham gia vào việc bồi đắp đáng kể tại Rạn San Hô Cuarteron Reef, điều này chỉ khả dĩ xuyên qua việc nạo vét và nâng cao một phần của nền san hô bị ch́m ngập dưới nước lúc thủy triều dâng cao. 591 Sự hiện diện của Trung Quốc nhất thiết lệ thuộc vào các sự tiếp tế từ bên ngoài, và không có bằng chứng về bất kỳ hoạt động nào của con người trên Rạn San Hô Johnson Reef trước khi bắt đầu có sự hiện diện của Trung Quốc trong năm 1988.  Như với các địa h́nh lúc thủy triều dâng cao khác từng là đối tượng của công tác bồi đắp và xây dựng, t́nh trạng pháp lư của một địa h́nh theo chủ đích của Điều Khoản 121(3) sẽ được giám định trên căn bản điều kiện tự nhiên của nó, trước khi có sự sửa đổi của con người.  Sự xây dựng của Trung Quốc trên Rạn San Hô Cuarteron Reef, cho dù rộng lớn đến đâu, cũng không thể nâng cao t́nh trạng của nó từ đá thành ḥn đảo được hưởng quyền đầy đủ.

 

 

iv.                 Rạn San Hô Fiery Cross Reef

 

 

563. Trong quan điểm của Phiên Ṭa, Rạn San Hô Fiery Cross Reef cũng là một “đá” theo mục đích của Điều khoản 121(3).

 

 

564. Như đă thảo luận ở các đoạn 340 đến 343 bên trên, Phiên Ṭa t́m thấy rằng Rạn San Hô Fiery Cross Reef, trong điều kiện thiên nhiên của nó, có một tảng đá nổi bật c̣n nhô lên cao khoảng một mét bên trên thủy triều dâng cao và do đó là một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao.  Theo các tập chỉ dẫn lái tàu của Trung Quốc, bề mặt của tảng đá bộc lộ lúc thủy triều dâng cao chỉ vào khoảng hai mét vuông.  Phần bên trên lúc thủy triều lên cao của Ran San Hô Fiery Cross Reef th́ nhỏ xíu, trơ trụi, hiển nhiên không có năng lực, trong điều kiện tự nhiên của nó, để chống đỡ cho sự cư trú của con người hay một đời sống kinh tế của chính nó.

 

 

565. Trong khi Trung Quốc đă xây dựng một cơ sở và tham gia vào việc bồi đắp đáng kể tại Rạn San Hô Fiery Cross Reef, điều này chỉ khả dĩ xuyên qua việc nạo vét và nâng cao một phần của nền san hô bị ch́m ngập dưới nước lúc thủy triều dâng cao. 592 Sự hiện diện của Trung Quốc nhất thiết lệ thuộc vào các sự tiếp tế từ bên ngoài, và không có bằng chứng về bất kỳ hoạt động nào của con người trên Rạn San Hô Fiery Cross Reef trước khi bắt đầu có sự hiện diện của Trung Quốc trong năm 1988.  Như với các địa h́nh lúc thủy triều dâng cao khác từng là đối tượng của công tác bồi đắp và xây dựng, t́nh trạng pháp lư của một địa h́nh theo chủ đích của Điều Khoản 121(3) sẽ được giám định trên căn bản điều kiện tự nhiên của nó, trước khi có sự sửa đổi của con người.  Sự xây dựng của Trung Quốc trên Rạn San Hô Fiery Cross Reef, cho dù rộng lớn đến đâu, cũng không thể nâng cao t́nh trạng của nó từ đá thành ḥn đảo được hưởng quyền đầy đủ.

 

 

v.                   Rạn San Hô Gaven Reef (North)

 

 

566. Trong quan điểm của Phiên Ṭa, Rạn San Hô Gaven Reef (North) cũng là một “đá” theo mục đích của Điều khoản 121(3).

 

 

567. Như đă thảo luận ở các đoạn 359 đến 366 bên trên, Phiên Ṭa t́m thấy rằng Rạn San Hô Gaven Reef (North), trong điều kiện thiên nhiên của nó, có một băi cát nhỏ tại góc đông bắc của nó c̣n nhô lên lúc thủy triều dâng cao và do đó là một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao.  Nó là một địa h́nh nhỏ xíu, trơ trụi, hiển nhiên không có năng lực, trong điều kiện tự nhiên của nó, để chống đỡ cho sự cư trú của con người hay một đời sống kinh tế của chính nó.

 

 

568. Trong khi Trung Quốc đă xây dựng một cơ sở và tham gia vào việc bồi đắp đáng kể tại Rạn San Hô Gaven Reef (North), điều này chỉ khả dĩ xuyên qua việc nạo vét và nâng cao một phần của nền san hô bị ch́m ngập dưới nước lúc thủy triều dâng cao. 593 Sự hiện diện của Trung Quốc nhất thiết lệ thuộc vào các sự tiếp tế từ bên ngoài, và không có bằng chứng về bất kỳ hoạt động nào của con người trên Rạn San Hô Gaven Reef (North) trước khi bắt đầu có sự hiện diện của Trung Quốc trong năm 1988.  Như với các địa h́nh lúc thủy triều dâng cao khác từng là đối tượng của công tác bồi đắp và xây dựng, t́nh trạng pháp lư của một địa h́nh theo chủ đích của Điều Khoản 121(3) sẽ được giám định trên căn bản điều kiện tự nhiên của nó, trước khi có sự sửa đổi của con người.  Sự xây dựng của Trung Quốc trên Rạn San Hô Gaven Reef (North), cho dù rộng lớn đến đâu, cũng không thể nâng cao t́nh trạng của nó từ đá thành ḥn đảo được hưởng quyền đầy đủ.

 

 

vi.                 Rạn San Hô McKennan Reef

 

 

569. Trong quan điểm của Phiên Ṭa, Rạn San Hô McKennan Reef cũng là một “đá” theo mục đích của Điều khoản 121(3).

 

 

570. Như đă thảo luận ở các đoạn 352 đến 354 bên trên, Phiên Ṭa t́m thấy rằng Rạn San Hô McKennan Reef, bao gồm một địa h́nh vẫn được bộc lộ lúc thủy triều dâng cao và do đó là một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao.  Không có dấu hiệu chỉ dẫn rằng địa h́nh này có bất kỳ kích thước đáng kể nào, và Phiên Ṭa kết luận rằng chiều cao được chỉ dẫn trong hải đồ Triung Quốc gần đây có nhiều xác xuất nhất để cho thấy một tảng san hô bị đẩy nhô lên trên mực nước dâng cao bởi tác động của băo tố.  Một địa h́nh như thế sẽ hiển nhiên không có năng lực, trong điều kiện tự nhiên của nó, để chống đỡ cho sự cư trú của con người hay một đời sống kinh tế của chính nó.  Không có bằng chứng về bất kỳ hoạt động nào của con người trên Rạn San Hô McKennan Reef, cũng như không có bất kỳ Quốc Gia nào thiết lập một sự hiện diện của con người ở đó.

 

 

(c).  Sự Áp Dụng Điều Khoản 121(3) Cho Quần Đảo Spratly Như Một Tổng Thể

 

 

571. Trước khi hướng đến t́nh trạng pháp lư của các địa h́nh lúc thủy triều dâng cao đáng kể hơn tại Quần Đảo Spratly, Phiên Ṭa có ghi nhận lời tuyên bố của Trung Quốc rằng “Trung Quốc, dựa trên Quần Đảo Nansha như một tổng thể, có lănh hải, khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa.” 594 Phiên Ṭa cũng nhắc lại rằng trong Bản Lập Trường của nó đề ngày 7 Tháng Mười Hai, 2014, Trung Quốc đă phản đối rằng “về Quần Đảo Nansha, Phi Luật Tân chỉ lựa chọn một ít địa h́nh và thỉnh cầu Phiên Ṭa Trọng Tài quyết định về các sự hưởng quyền tại biển của chúng.  Điều này trong bản chất là một mưu toan để phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Quần Đảo Nansha như một tổng thể.” 595

 

 

572. Trong quan điểm của Phiên Ṭa, các lời tuyên bố này có thể được hiểu theo hai cách khác nhau.  Đến tầm mức mà Trung Quốc xét thấy rằng các tiêu chuẩn về sự cư trú của con người và đời sống kinh tế phải được giám định với ư nghĩ trong đầu rằng một dân số có thể tự ḿnh chống đỡ xuyên qua sự sử dụng một mạng lưới các địa h́nh trên biển liên hệ chặt chẽ với nhau, Phiên Ṭa đống ư.  Như đă sẵn được ghi nhận (xem đoạn 547 bên trên), Phiên Ṭa cũng ư thức rằng dân chúng đảo nhỏ sẽ thường sử dụng một nhóm các rạn san hô hay ṿng cung san hô để hỗ trợ cho sự sinh nhai của họ và, khi là trường hợp này, không xét thấy rằng Điều Khoản 121(3) lại có thể hay phải được áp dụng theo cách thức phân chia chi li nhất (atomized) một cách nghiêm ngặt.  Do đó, Phiên Ṭa đă không giới hạn sự cứu xét của ḿnh đến các địa h́nh được xác định một cách cụ thể bởi Phi Luật Tân trong các luận điểm đệ tŕnh của nó, mà đă yêu cầu Phi Luật Tân cung cấp thông tin chi tiết về tất cả các địa h́nh lúc thủy triều dâng cao đáng kể tại Quần Đảo Spratly. 596 Phiên Ṭa đă áp dụng một khảo hướng bao quát tương tự trong các nỗ lực của chính ḿnh để chứng tỏ rằng các khiếu tố của Phi Luật Tân được đặt vững chắc trên sự kiện.

 

 

573. Mặt khác, các lời tuyên bố của Trung Quốc cũng có thể được hiểu như một sự khẳng định rằng Quần Đảo Spratly phải được khép kín trong phạm vi một hệ thống của các đường cơ sở thẳng hàng hay ṿng cung đảo, bao quanh các địa h́nh lúc thủy triều dâng cao của nhóm, và được ban cấp một sự hưởng quyền trên các khu biển như một đơn vị duy nhất.  Về điểm này, Phiên Ṭa không thể đồng ư.  Sự sử dụng các đường cơ sở ṿng cung đảo (một đường cơ sở bao quanh một ṿng cung đảo như một tổng thê bị kiểm soát một cách nghiêm ngặt bởi Công Ước, khi Điều khoản 47(1) giới hạn sự sử dụng của chúng vào “các quốc gia ṿng cung đảo: archipelagic states”. 597  Các Quốc Gia Ṿng Cung Đảo được định nghĩa nơi Điều 46 như Các Quốc Gia “được cấu thành toàn bộ bởi một hay nhiều ṿng cung đảo và có thể bao gồm các đảo khác.” 598 Phi Luật Tân là một Quốc Gia ṿng cung đảo (được cấu thành toàn bộ bởi một ṿng đảo), hội đủ điều kiện để xử dụng các đường cơ sở ṿng cung đảo, và có làm như thế khi ban hành các đường cơ sở cho lănh hải của nó.  Tuy nhiên, Trung Quốc, được cấu thành chính yếu bởi lănh thổ trên đại lục của Á Châu và không thể đáp ứng với định nghĩa về một Quốc Gia ṿng cung đảo.

 

 

574. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào, ngay Phi Luật Tân cũng không thể tuyên bố các đường cơ sở ṿng cung đảo bao quanh Quần Đảo Spratly.  Điều 47 của Công Ước giới hạn sự sử dụng các đường cơ sở ṿng cung đảo vào các t́nh huống khi “trong phạm vi các đường cơ sở như thế có bao gồm các đảo chính và một khu vực trong đó tỷ số diện tích của biển đối với diện tích của đất, kể cả các ṿng cung san hô, nằm trong khoảng tỷ số từ 1 trên 1 đến 9 trên 1.” 599 Tỷ số biển đối với đất liền tại Quần Đảo Spratly sẽ vượt quá xa tỷ số 9 trên 1 dưới bất kỳ hệ thống có thể nhận thức được của các đường cơ sở.

 

 

575. Công Ước cũng quy định, nơi Điều 7 của nó, về việc Các Quốc Gia sử dụng các đường cơ sở thẳng hàng trong một số tinh huống nào đó, và Phiên Ṭa cũng hay biết về cách thực thi của một số Quốc Gia trong việc sử dụng các đường cơ sở thẳng hàng liên quan đến các ṿng cung đảo ngoài khơi để phỏng chừng hiệu ứng của các đường cơ sở ṿng cung đảo.  Trong quan điểm của Phiên Ṭa, bất kỳ sự áp dụng nào các đường cơ sở thẳng hàng đối với Quần Đảo Spratly trong cung cách này sẽ đi ngược lại Công Ước.  Điều 7 quy định sự áp dụng các đường cơ sở thẳng hàng chỉ “tại các địa phương nơi bờ biển bị lơm và cắt sâu vào phía trong, hay nếu có một chuỗi đảo dọc bờ biển tại vùng lân cận sát cạnh nó.” Các điều kiện này không bao gồm t́nh trạng của một ṿng cung đảo ngoài khơi.  Mặc dù Công Ước không công khai loại bỏ sự sử dụng các đường cơ sở thẳng hàng trong các t́nh huống khác, Phiên Ṭa xét thấy rằng việc chuẩn cấp sự cho phép ở các Điều 46 và 47 cho một số Quốc Gia nào đó được vẽ các đường cơ sở ṿng cung đảo, loại trừ khả tính của việc sử dụng các đường cơ sở thẳng hàng trong các t́nh huống khác, đặc biệt liên quan đến các ṿng cung đảo ngoài khơi không hội đủ tiêu chuẩn cho các đường cơ sở ṿng cung đảo.  Bất kỳ sự giải thích nào khác trong thực tế sẽ khiến cho các điều kiện nơi các Điều 7 và 47 thành vô nghĩa.

 

 

576. Bất kể cách thực thi của một số Quốc Gia trái ngược lại, Phiên Ṭa không nh́n thấy bằng chứng rằng bất kỳ các sự trệch hướng nào từ quy tắc này lại tương đương với sự thành h́nh một quy tắc mới của thông luật quốc tế sẽ cho phép một sự tách rời khỏi các sự dự liệu công nhiên của Công Ước.

 

 

(d). Sự Áp Dụng Điều 121 Đối Với Các Địa H́nh Lúc Thủy Triều Dâng Cao Khác Tại Quần Đảo Spratly 

 

(c̣n tiếp)

      

___

 

CHÚ THÍCH

518. Xem, thí dụ, Territorial and Maritime Dispute (Nicaragua v. Colombia), Judgment, ICJ Reports 2012, trang 624.

 

519. Xem, thí dụ, D.W. Bowett, The Legal Regime of Islands in International Law (1979); E.D. Brown, “Rockall and the Limits of National Jurisdiction of the UK: Part 1,” Marine Policy Vol. 2, trang 181 ở các trang 206-207 (1978); J.M. Van Dyke & R.A. Brooks, “Uninhabited Islands: Their Impact on the Ownership of the Oceans’ Resources,” Ocean Development and International Law, Vol. 12, Nos. 3-4, trang 265 (1983); R. Kolb, “The Interpretation of Article 121, Paragraph 3 of the United Nations Convention on the Law of the Sea: Rocks Which Cannot Sustain Human Habitation or Economic Life of Their Own,” French Yearbook of International Law, Vol. 40, trang 899 (1994); D. Anderson, “Islands and Rocks in the Modern Law of the Sea,” trong tập United Nations Convention on the Law of the Sea 1982: A Commentary, Vol. VI, các trang 307-21 (M. Nordquist, gen. (tổng biên tập, ấn bản lần thứ, 2002); J.L. Jesus, “Rocks, New-born Islands, Sea Level Rise, và Maritime Space,” trong sách của  J. Frowein, và các tác giả khác, đồng biên tập, Negotiating for Peace, trang 579 (2003).

 

520. Vienna Convention on the Law of Treaties, art. 31(1).

 

521. Vienna Convention on the Law of Treaties, art. 31(1).

 

522. Vienna Convention on the Law of Treaties, art. 32.

 

523. “Rock,” Oxford English Dictionary (Phụ Lục 818).

524. Territorial and Maritime Dispute (Nicaragua v. Colombia), Merits Judgment, ICJ Reports 2012, trang 624 ở trang 645, đoạn 37.

 

525. Theo Phi Luật Tân, “các nguyên bản xác thực khác [của Điều 121] phản ảnh cùng ư nghĩa như từ ngữ tiếng Anh “cannot: không thể”: Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 70.  Phi Luật Tân ghi nhận rằng “trong tiếng Hoa, “cannot” là “bu neng: bất năng” có nghĩa “không có khả năng” hay “vô khả năng”.  Cũng thế, thí dụ, văn bản tiếng Tây Ban Nha sử dụng nhóm chữ “no aptas”; một lần nữa, có nghĩa “không có khả năng”, “vô khả năng”.  Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 71.

 

526. “Sustain,” Oxford English Dictionary (Phụ Lục 819).

 

527. “Sustain,” Oxford English Dictionary (Phụ Lục 333).

 

528. “Sustain,” Oxford English Dictionary (Phụ Lục 333).

 

529. “Sustain,” Oxford English Dictionary (Phụ Lục 819).

 

530. “Sustain,” Oxford English Dictionary (Phụ Lục 819).

531. “Habitation,” Oxford English Dictionary (Phụ Lục 815).

 

532. “Inhabit,” Shorter Oxford English Dictionary (ấn bản lần thứ 5, 2002).

533. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 84.

534. Phái đoàn Micronesian đă phát biểu rằng:

 

Các đảo nhỏ không có các nguồn tài nguyên đất liền muốn nói đến sự cần thiết các phúc lợi của một khu kinh tế và các nguồn tài nguyên của biển trong phạm vi khu đó một cách tha thiết hơn bất kỳ lănh thổ nào khác.   Sẽ không có sự công b́nh khi bác bỏ các nguồn tài nguyên của biển đối với những nơi cần đến chúng nhiều nhất.

      

Các ư kiến đề nghị cũng đă được dưa ra rằng các ḥn đảo không người cư trú sẽ không được có một khu kinh tế trọn vẹn.  Gần như tất cả các ḥn đảo trên cao của chúng tôi, và gần như tất cả các ṿng cung đảo san hô (atoll) của chúng tôi, tạo thành các đảo thấp, đều có người cư trú.  Nhưng một số dảo chỉ được cư trú một phần thời gian trong năm, trong khi các đảo khác được sử dụng không phải làm nhà ở mà để đánh cá hay trong một số phương cách hoạt động khác hơn là cho một sự cư trú thường trực.  Chúng đều có tính chất sinh tử như một bộ phận của nền kinh tế và sự sinh nhai của chúng tôi giống như một số đảo có thể có các nhà ở thường trực trên đó, nhưng có thể chỉ có ít hay không có các nguồn tài nguyên ngư sản gần chúng.  Chúng tôi không tin rằng tiêu chuẩn về sự cư ngụ hay kích thước có tinh chất thực tiễn hay công bằng.

 

Phát biểu của Chủ Tịch Ủy Ban Hỗn Hợp của Quốc Hội Micronesia đệ tŕnh nhân danh Quốc Hội Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, UN Doc. A/CONF.62/L.6 (27 Tháng Tám 1974).

 

535. “Economic,” Shorter Oxford English Dictionary (ấn bản lần thứ 5, 2002).

 

536. Theo Phi Luật Tân, “Trong tiếng Hoa, ‘of its own’, nhóm từ được dùng là “qibenshen de jingji shenghuo’, trong đó nhóm từ ‘qibenshen’ có nghĩa ‘it itself: tự bản thân nó’, và nó đi trước và bổ nghĩa cho nhóm từ “’economic life’ ‘jingji shenghuo: kinh tế sinh hoạt”.  Do đó, điều rơ ràng rằng bất kể “sinh hoạt kinh tế” có nghĩa ra sao, nó phải có tinh chất đặc thù và địa phương hóa trên chính bản thân địa h́nh.”  Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 79.

 

537. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 72.

 

538. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 73.

539. Tuyên Bố Về Khu Vực Tại Biển: Declaration on the Maritime Zone, được kư tại Santiago, 18 Tháng Tám 1952, 1976 UNTS 326 (Chile, Ecuador và Peru).

 

540. Bản Tuyên Bố Motevideo về Luật Biển: The Declaration of Montevideo on Law of the Sea, được kư kết tại Montevideo, Uruguay, 8 Tháng Năm 1970 (Argentina, Brazil, Chile, Ecuador, El Salvador, Panama, Peru, Nicaragua, và Uruguay), được sao chụp lại trong 9 ILM 1081 (1970); cũng xem Declaration of Latin American States on the Law of the Sea, Lima, 4-8 Tháng Tám 1970 (Argentina, Brazil, Colombia, Chile, the Dominican Republic, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Honduras, Panama, Peru, Mexico, Nicaragua, và Uruguay), được sao chụp lại trong 10 ILM 207 (1971).

 

541. Các kết luận trong Báo Cáo Tổng Quát của Cuộc Hội Thảo Cấp Vùng Các Quốc Gia Phi Châu về Luật Biển, được tổ chức tại Yaoundé, 20-30 Tháng Sáu 1972, được sao chụp lại trong 12 ILM 210 (1973).

 

542. Tuyên bố của Tổ Chức Thông Nhất Phi Châu về các vấn đề trong Luật Biển: Declaration of the Organization of African Unity on the issues of the Law of the Sea, 1973, được sao chụp lại thành UN Doc. A/CONF.62/33.

 

543. Xem, thí dụ, Committee on the Peaceful Uses of the Sea-Bed and the Ocean Floor Beyond the Limits Of National Jurisdiction, Sub-Committee II, “Summary Record of the Twenty-Seventh Meeting,”, UN Doc. A/AC.138/SC.II/SR.27, trang 25 ở trang 40 (22 Tháng Ba 1972) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Iceland); Committee on the Peaceful Uses of the Sea-Bed and the Ocean Floor Beyond the Limits Of National Jurisdiction, Sub-Committee II, “Summary Record of the Fortieth Meeting,” 4 Tháng Tám 1972, UN Doc. A/AC.138/SC.II/SR.40, trang 43 ở trang 44 (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Norway).

 

544. Committee on the Peaceful Uses of the Seabed and the Ocean Floor beyond the Limits of National Jurisdiction, Sub-Committee II, “Summary Record of the Fifty-first Meeting, UN Doc. A/AC.138/SC.II/SR.51, trang 43 ở trang 46 (9 Tháng Ba 1973) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Peru).

 

545. “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 39th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.39 ở trang 285, đoạn 72 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Singapore), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session).

 

546. “189th Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.189, trang 66 ở trang 83, đoạn 251 (8 Tháng Mười Hai 1982) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Colombia), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XVI (Summary Records, Plenary, First and Second Committees, as well as Documents of the Conference, Eleventh Session).

 

547. Imperial Conference 1923, Report of Inter-Departmental Committee on the Limits of Territorial Waters (27 Tháng Chín 1923).

 

548. Imperial Conference 1923, Report of Inter-Departmental Committee on the Limits of Territorial Waters (27 Tháng Chín 1923).

 

549. League of Nations Conference for the Codification of International Law, Bases of Discussion for the Conference Drawn up by the Preparatory Committee, Vol. II: Territorial Waters, League of Nations Doc. C.74.M.39.1929.V, trang 53 (15 May 1929).

 

550. League of Nations Conference for the Codification of International Law, Bases of Discussion for the Conference Drawn up by the Preparatory Committee, Vol. II: Territorial Waters, League of Nations Doc. C.74.M.39.1929.V, các trang 52-54 (15 May 1929).

 

551. International Law Commission, Articles concerning the Law of the Sea, art. 10, Yearbook of the International Law Commission, Vol. II, trang 256 ở trang 257 (1956).

 

552. International Law Commission, “Summary Record of the 260th meeting,” UN Doc. A/CN.4/SR.260, Yearbook of the International Law Commission, Vol. I, ở trang 90 (1954).

 

553. 1958 Convention on the Territorial Sea and the Contiguous Zone, art. 10.

 

554. Committee on the Peaceful Uses of the Seabed and the Ocean Floor beyond the Limits of National Jurisdiction, “Summary Record of the Fifty-Seventh Meeting,” UN Doc. A/AC.138/SR.57, trang 163 ở trang 167 (23 Tháng Ba 1971) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Malta).

 

555. UN Doc. A/8721, ở trang 46, đoạn 186 (1972), Official Records of the UN General Assembly, 27th Session, Supplement No. 21.

 

556. Thí dụ, Malta đă đề nghị các sự hưởng quyền khác nhau về đất lớn hơn hay nhỏ hơn một cây số vuông.   Báo Cáo của Ủy Ban về Các Sự Sử Dụng Ḥa B́nh Đáy Biển và Sàn Đại Dương vượt quá Các Giới Hạn của Thẩm Quyền Tài Phán Quốc Gia, Vol. III, UN General Assembly, Official Records, 28th Session, Supplement No. 21, UN Doc. A/9021, các trang 87 ở trang 89 (1973). Tổ Chức Thông Nhất Phi Châu (The Organization of African Unity) có đưa ra bản bản Lời Tuyên Bố Addis Ababa Declaration sẽ ấn định các khoảng không gian trên biển của các ḥn đảo qua việc cứu xét đến “tất cả các yếu tố liên quan và các t́nh huống đặc biệt”, kể cả kích thước, dân chúng hay sự vắng mặt ở đó, sự tiếp giáp với lănh thổ chính yếu, cấu h́nh địa chất, hay các quyền lợi đặc biệt của Các Quốc Gia là đảo quốc (island States) và Các Quốc ṿng cung đảo (archipelago States).  Báo Cáo của Ủy Ban về Các Sự Sử Dụng Ḥa B́nh Đáy Biển và Sàn Đại Dương vượt quá Các Giới Hạn của Thẩm Quyền Tài Phán Quốc Gia, Vol. III, UN Doc. A/9021, các trang 35 ở trang 37 (1973), Official Records of the UN General Assembly, 28th Session, Supplement No. 21.

 

557. Muốn có sự tóm tắt tổng quát về soạn thảo lịch sử Điều 121, xem United Nations, Office for Ocean Affairs and the Law of the Sea, The Law of the Sea: Régime of Islands: Legislative History of Part VIII (Article 121) of the United Nations Convention on the Law of the Sea (1988).

 

558. “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 39th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.39 trang 279 ở trang 281-282, các đoạn 29-36 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Romania), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session); Cũng xem Romania, “Draft Articles on Definition of and Regime Applicable to Islets and Islands Similar to Islets,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/L.53 (21 Tháng Tám 1974).

 

559. “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 40th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.40, trang 286 ở trang 286-287, các đoạn 6-9 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước France), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session).

 

560. “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 40th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.40, trang 286 ở trang 288, đoạn 33 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước the United Kingdom), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session).

 

561. “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 40th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.40, ở trang 289, các đoạn 46-47 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Mexico), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session).

 

562. Informal Single Negotiating Text, Part II, UN Doc. A/CONF.62/WTRANG8/PartII ở các trang 170-171 (7 Tháng Năm 1975), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume IV (Summary Records, Plenary, General Committee, First, Second and Third Committees, as well as Documents of the Conference, Third Session).

 

563. “170th Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.170, trang 100 ở trang 102, đoạn 27 (16 Tháng Tư 1982)(Phát Biểu Của Đại Diện Nước the USSR), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XVI (Summary Records, Plenary, First and Second Committees, as well as Documents of the Conference, Eleventh Session).

 

564. Xem, thí dụ, “170th Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.170, ở trang 105, các đoạn 68-69 (16 Tháng Tư 1982) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Mozambique), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XVI (Summary Records, Plenary, First and Second Committees, as well as Documents of the Conference, Eleventh Session); “171st Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.171 trang 106 ở trang 106, đoạn 8 (16 Tháng Tư 1982) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Denmark), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XVI (Summary Records, Plenary, First and Second Committees, as well as Documents of the Conference, Eleventh Session); “171st Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.171, trang 106 ở trang 108, đoạn 31 (16 Tháng Tư 1982) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Trinidad and Tobago), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XVI (Summary Records, Plenary, First and Second Committees, as well as Documents of the Conference, Eleventh Session); “171st Plenary Meeting, UN Doc. A/CONF.62/SR.171, trang 106 ở trang 109, đoạn 38 (16 Tháng Tư 1982) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Tunisia), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XVI (Summary Records, Plenary, First and Second Committees, as well as Documents of the Conference, Eleventh Session).

 

565. “168th Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.168, trang 87 ở trang 91, đoạn 57 (15 Tháng Tư 1982) (Phát Biểu Của Đại Diện Vương Quốc Thống Nhất  [Anh Quốc]), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XVI (Summary Records, Plenary, First and Second Committees, as well as Documents of the Conference, Eleventh Session); United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, “Amendments,” UN Doc. A/CONF.62/L.126 (13 Tháng Tư 1982).

 

566. “140th Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.140, trang 75 ở trang 79, đoạn 55 (27 Tháng Tám 1980) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Turkey), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XIV (Summary Records, Plenary, General Committee, First and Third Committees, as well as Documents of the Conference, Resumed Ninth Session).

 

567. “169th Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.169, trang 93 ở trang 97, các đoạn 52-53 (15 Tháng Tư 1982) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Romania), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XVI (Summary Records, Plenary, First and Second Committees, as well as Documents of the Conference, Eleventh Session); Romania, “Amendment to Article 121,” UN Doc. A/CONF.62/L.118 (13 Tháng Tư 1982).

 

568. “171st Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.171, trang 106 ở trang 106, đoạn 8 (16 Tháng Tư 1982) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Denmark), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XVI (Summary Records, Plenary, First and Second Committees, as well as Documents of the Conference, Eleventh Session).

 

569. “172nd Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.172, trang 114 ở trang 116, đoạn 29 (16 Tháng Tư 1982) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Colombia), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XVI (Summary Records, Plenary, First and Second Committees, as well as Documents of the Conference, Eleventh Session).

 

570. “189th Plenary meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.189, trang 66 ở trang 83, đoạn 251 (8 Tháng Mười Hai 1982) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Colombia), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XVI (Summary Records, Plenary, First and Second Committees, as well as Documents of the Conference, Eleventh Session).

 

571. “Sự liên kết thực chất” giữa Điều 121(3) Công Ước và sự du nhập khu kinh tế độc quyền được thừa nhận bởi Ṭa Công Lư Quốc Tế trong vụ án   Nicaragua v. Colombia: Territorial and Maritime Dispute (Nicaragua v. Colombia), Judgment, ICJ Reports 2012, trang 624 ở trang 674, đoạn 139.

 

572. “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 39th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.39, trang 279 ở trang 285, đoạn 72 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Singapore), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session); “189th Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.189, trang 66 ở trang 83, đoạn 251 (8 Tháng Mười Hai 1982) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Colombia), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XVI (Summary Records, Plenary, First and Second Committees, as well as Documents of the Conference, Eleventh Session).

 

573 Xem Fiji, New Zealand, Tonga and Western Samoa, “Draft Articles on Islands and on Territories under Foreign Domination or Control,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/L.30 (30 Tháng Bẩy 1974); Argentina, Bolivia, Brazil, Colombia, Costa Rica, Cuba, Dominican Republic, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Honduras, Libyan Arab Republic, Mexico, Morocco, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Uruguay, “Draft Article on Islands and Other Territories under Colonial Domination or Foreign Occupation,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/L.58 (13 Tháng Tám 1974); “Summary records of meetings of the Second Committee, 38th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.38, trang 273 ở trang 278, đoạn 69 (13 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước New Zeeland), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session); “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 24th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.24, trang 187 ở trang 190, đoạn 46 (1 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Tonga), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session); “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 39th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.39, trang 279 at các trang 284-285, các đoạn 64-71 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Argentina), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session).

 

574. Xem “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 39th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.39, trang 279 ở trang 284, các đoạn 62-63 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Turkey), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session).

 

575. Xem “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 39th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.39, trang 279 at các trang 285-286, các đoạn 79-80 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Greece), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session); “Summary Records of Meetings of the Second Committee,” 37th Meeting, UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.37, trang 266 ở trang 272, các đoạn 73-75 (12 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Tunisia), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session).

 

576. Xem “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 39th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.39, trang 279 ở trang 285, đoạn 76 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Greece), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session); Summary records of meetings of the Second Committee, 40th meeting, UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.40, trang 286 ở trang 288, các đoạn 26-27 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Tunisia), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session); “140th Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.140, trang 75 ở trang 79, đoạn 55 (27 Tháng Tám 1980) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Turkey), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume XIV (Summary Records, Plenary, General Committee, First and Third Committees, as well as Documents of the Conference, Resumed Ninth Session); “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 40th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.40, ở các trang 286-287, đoạn 9 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước France), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session); cũng xem Algeria, Dahomey, Guinea, Ivory Coast, Liberia, Madagascar, Mali, Mauritania, Morocco, Sierra Leone, Sudan, Tunisia, Upper Volta and Zambia, “Draft Articles on the Regime of Islands, Draft Art. 3,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/L.62/Rev.1 (27 Tháng Tám 1974).

 

577. Xem “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 39th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.39, trang 279 ở trang 284, đoạn 63 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Turkey), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session).

 

578. Các nỗ lực để bao gồm “cấu h́nh địa chất: geological configuration” hay “cấu trúc h́nh thế địa dư: geomorphological structure” như các yếu tố thích đáng trong Điều 121 đều thất bại, xác nhận sự giải thích của Phiên Ṭa về phần đó của văn bản.  Xem, thí dụ, Romania, “Draft Articles on Definition of and Régime Applicable to Islets and Islands Similar to Islets,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/L.53 (12 Tháng Tám 1974); Algeria, Dahomey, Guinea, Ivory Coast, Liberia, Madagascar, Mali, Mauritania, Morocco, Sierra Leone, Sudan, Tunisia, Upper Volta and Zambia, “Draft Articles on the Regime of Islands,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/L.62/Rev. 1 (27 Tháng Tám 1974); “103rd Plenary Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/SR.103 trang 61 ở trang 64, đoạn 39 (18 May 1978) (Statement of the Representative of Madagascar), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume IX (Summary Records, Plenary, General Committee, First, Second and Third Committees, as well as Documents of the Conference, Seventh and Resumed Seventh Session).

 

579. Algeria, Cameroon, Ghana, Ivory Coast, Kenya, Liberia, Madagascar, Mauritius, Senegal, Sierra Leone, Somalia, Sudan, Tunisia and United Republic of Tanzania, “Draft Articles on Exclusive Economic Zone, Report of the Committee on the Peaceful Uses of the Seabed and the Ocean Floor beyond the Limits of National Jurisdiction,” Vol. III, UN Doc. A/9021, các trang 87-89 ở trang 89 (1973), Official Records of the UN General Assembly, 28th Session, Supplement No. 21; Romania, “Draft Articles on Delimitation of Marine and Ocean Space between Adjacent and Opposite Neighbouring States and Various Aspects Involved,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/L.18 (23 Tháng Bẩy 1974).

 

580. Algeria, Dahomey, Guinea, Ivory Coast, Liberia, Madagascar, Mali, Mauritania, Morocco, Sierra Leone, Sudan, Tunisia, Upper Volta and Zambia, “Draft Articles on the Regime of Islands,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/L.62/Rev. 1 (27 Tháng Tám 1974).

 

581. Báo Cáo của Ủy Ban về Các Sự Sử Dụng Ḥa B́nh Đáy Biển và Sàn Đại Dương vượt quá Các Giới Hạn của Thẩm Quyền Tài Phán Quốc Gia (Report of the Committee on the Peaceful Uses of the Seabed and the Ocean Floor beyond the Limits of National Jurisdiction), Vol. III, UN Doc. A/9021, các trang 35-70 ở trang 37 (1973), Official Records of the UN General Assembly, 28th Session, Supplement No. 21; Romania, “Draft Articles on Definition of and Regime Applicable to Islets and Islands Similar to Islets,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/L.53 (12 Tháng Tám 1974).

 

582. Báo Cáo của Ủy Ban về Các Sự Sử Dụng Ḥa B́nh Đáy Biển và Sàn Đại Dương vượt quá Các Giới Hạn của Thẩm Quyền Tài Phán Quốc Gia (Report of the Committee on the Peaceful Uses of the Seabed and the Ocean Floor beyond the Limits of National Jurisdiction), Vol. III, UN Doc. A/9021, các trang 35-70 ở trang 41 (1973), Official Records of the UN General Assembly, 28th Session, Supplement No. 21.

 

583. “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 40th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.40, trang 286 ở trang 288, đoạn 37 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước the United Kingdom), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session).

 

584. Xem “Statement by the Chairman of the Joint Committee of the Congress of Micronesia submitted on behalf of the Congress by the United States of America,” UN Doc. A/CONF.62/L.6 (27 Tháng Tám 1974); “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 24th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.24, trang 187 ở trang 190, các đoạn 40-47 (1 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Tonga), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session); “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 39th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.39, trang 279 ở trang 281, các đoạn 22-28 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Western Samoa), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session); “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 39th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.39, trang 279 ở trang 283, các đoạn 48-51 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Fiji), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session); cũng xem “Summary Records of Meetings of the Second Committee, 40th Meeting,” UN Doc. A/CONF.62/C.2/SR.40, trang 286 ở trang 287, các đoạn 13-15 (14 Tháng Tám 1974) (Phát Biểu Của Đại Diện Nước Jamaica), Official Records of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Volume II (Summary Records of Meetings of the First, Second and Third Committees, Second Session).

 

585. Territorial and Maritime Dispute (Nicaragua v. Colombia), Judgment, ICJ Reports 2012, trang 624 ở trang 645, đoạn 37.

 

586. Advisory Opinion Concerning the Legality of the Use by a State of Nuclear Weapons in Armed Conflict, ICJ Reports 1996, trang 66 ở trang 75, 81-82, các đoạn 19, 27.

 

587. Kasikili/Sedudu Island (Botswana/Namibia), Judgment, ICJ Reports 1999, trang 1045 ở trang 1075-1087, các đoạn 48-63.  Phán Quyết bao gồm một bản liệt kê chi tiết án lệ có trước của Ṭa về sự thực hành sau đó nơi đoạn 50.

 

588. Japan - Taxes on Alcoholic Beverages, Report of the Appellate Body, AB-1996-2, WT/DS8/AB/R, WT/DS10/AB/R, WT/DS11/AB/R, các trang 12-13 (4 Tháng Mười 1996); Chile - Price Band System and Safeguard Measures relating to Certain Agricultural Products, Report of the Appellate Body, AB-2002-2, WT/DS207/AB/R, các đoạn 213-214 (23 Tháng Chín 2002); United States - Measures Affecting the Cross-Border Supply of Gambling and Betting Services, Report of the Appellate Body, AB-2005-1, WT/DS285/AB/R, các đoạn 191-195 (7 Tháng Tư 2005); European Communities - Customs Classification on Frozen Boneless Chicken Cuts, Report of the Appellate Body, AB-2005-5, WT/DS269/AB/R, WT/DS286/AB/R, các đoạn 255-276, 304 (12 Tháng Chín 2005).

 

589. Văn Thư, Figure 5.1; Supplemental Written Submission, Vol. II, trang 158.

 

590. Các ảnh chụp về sự tiến triển của sự thiết trí cơ sở nguyên thủy của Trung Quốc trên Rạn San Hô Johnson Reef được in lại trong sách của Quân Lực Phi Luật Tân [Armed Forces of the Philippines], Matrix of Events: Johnson (Mabini) Reef (2013) (Phụ Lục 90).

 

Ảnh chụp và h́nh ảnh của vệ tinh sự xây dựng và các hoạt động cải tạo gần đây hơn trên Rạn San Hô Johnson Reef được in lại trong quyển Compilation of Images of Johnson Reef (nhiều nguồn tài liệu khác nhau) (biên soạn ngày 13 Tháng Mười Một 2015) (Phụ Lục 790).

 

591. Các ảnh chụp về sự tiến triển của sự thiết trí cơ sở nguyên thủy của Trung Quốc trên Rạn San Hô Cuarteron Reef được in lại trong sách của Quân Lực Phi Luật Tân [Armed Forces of the Philippines], Matrix of Events: Cuarteron (Calderon) Reef (2013) (Phụ Lục 87).

 

Ảnh chụp và h́nh ảnh của vệ tinh sự xây dựng và các hoạt động cải tạo gần đây hơn trên Rạn San Hô Cuarteron Reef được in lại trong quyển Compilation of Images of Cuarteron Reef (nhiều nguồn tài liệu khác nhau) (biên soạn ngày 13 Tháng Mười Một 2015) (Phụ Lục 787).

 

 

592. Các ảnh chụp về sự tiến triển của sự thiết trí cơ sở nguyên thủy của Trung Quốc trên Rạn San Hô Fiery Cross Reef được in lại trong sách của Quân Lực Phi Luật Tân [Armed Forces of the Philippines], Matrix of Events: Fiery Cross (Kagitingan) Reef (2013) (Phụ Lục 88).

 

Ảnh chụp và h́nh ảnh của vệ tinh sự xây dựng và các hoạt động cải tạo gần đây hơn trên Rạn San Hô Fiery Cross Reef được in lại trong quyển Compilation of Images of Fiery Cross Reef (nhiều nguồn tài liệu khác nhau) (biên soạn ngày 13 Tháng Mười Một 2015) (Phụ Lục 788).

 

593. Các ảnh chụp về sự tiến triển của sự thiết trí cơ sở nguyên thủy của Trung Quốc trên Rạn San Hô Gaven Reef (North) được in lại trong sách của Quân Lực Phi Luật Tân [Armed Forces of the Philippines], Matrix of Events: Gaven (Burgos) Reef (2013) (Phụ Lục 89).

 

Ảnh chụp và h́nh ảnh của vệ tinh sự xây dựng và các hoạt động cải tạo gần đây hơn trên Rạn San Hô Gaven Reef (North) được in lại trong quyển Compilation of Images of Gaven Reef (nhiều nguồn tài liệu khác nhau) (biên soạn ngày 13 Tháng Mười Một 2015) (Phụ Lục 789).

 

594. Thư từ Đại Sứ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc tại Ḥa Lan gửi cho từng cá nhân hội viên của Phiên Ṭa (3 Tháng Sáu 2016), đính kèm Ministry of Foreign Affairs, People’s Republic of China, Foreign Ministry Spokesperson Hua Chunying’s Remarks on Relevant Issue about Taiping Dao (3 Tháng Sáu 2016), cung ứng tại

 www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/xwfw_665399/s2510_665401/t1369189.shtml.

 

cũng xem Giác Thư từ Phái Bộ Thường Trực Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, Số CML/8/2011 (14 Tháng Tư 2011) (Phụ Lục 201).

 

595. Bản Lập Trường của Trung Quốc, đoạn 19.

 

596. Yêu Cầu Lập Luận Bằng Văn Bản Khác Nữa, Yêu Cầu 22.

 

597. Công Ước, điều 47(1).

 

598. Công Ước, điều 46.

599. Công Ước, điều 47(1).