Oliver W. Wolters
Cornell University
CÁC BÀI THƠ CỦA PHẠM SƯ MẠNH
ĐƯỢC VIẾT KHI ĐI TUẦN TRA
BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
HỒI GIỮA THẾ KỶ THỨ MƯỜI BỐN
Ngô Bắc dịch
Lời Người Dịch:
Trong nguyên bản, chỉ có phần dịch nghĩa của tác giả sang tiêng Anh các bài thơ của ông Phạm Sư Mạnh được đề cập đến trong bài viết. Người dịch có sao lục và bổ túc bản tiếng Hán, phần phiên âm sang tiêng Việt các bài thơ của Phạm Sư Mạnh được đề cập trong bài, cũng như kèm cả phần dịch nghĩa sang tiếng Anh trong nguyên bản để độc giả tiện tham dụng
*****
Tôi có thảo luận gần đây về sự đáp ứng của Phạm Sư Mạnh và các viên chức Việt Nam khác trong thế kỷ thứ mười bốn với các dấu hiệu của sự bất ổn từ nông dân khi triều đại nhà Trần (1226-1400) suy yếu đi. 1 Tôi có nêu ư kiến rằng các viên chức đang chứng kiến các t́nh trạng xă hội và chính trị đă buộc họ phải từ bỏ cảm nghĩ quen thuộc của họ là các thuộc cấp vâng lời của vị hoàng đế và, thay vào đó, miễn cưỡng đảm nhận trách nhiệm xác định các tiêu chuẩn về chính quyền tốt. Động thái bất thường của họ dẫn tôi đến việc tin tưởng rằng các sự thay đổi quan trọng đang diễn ra tại Việt Nam hồi thế kỷ thứ mười bốn. Các kẻ có học thức, dưới áp lực của các biến cố, đang bắt đầu trở thành các kẻ theo dơi chính quyền ngay dù họ đă phục vụ và mong muốn bảo vệ chế độ tự chuyên (autocracy) của nhà Trần.
Các viên chức, những kẻ mà tôi đă mô tả như “các nhân chứng”, cùng là các nhà thơ có tài năng hoàn hảo. Họ đă làm thơ bằng ngôn ngữ văn chương Trung Hoa đúng theo các quy luật phức tạp của thơ Đường “kiểu mới”. Vào khoảng 450 bài thơ của hơn năm mươi thi sĩ c̣n tồn tại. 2 Cùng với một tập về chuyện dân gian, 3 quyển sử biên niên được biết là Việt Sử Lược, và các bia kư đến nay phần lớn chưa được nghiên cứu, các bài thơ này, đa số trong chúng là thơ Đường “kiểu mới”, tạo thành một sự đóng góp đáng kể vào văn liệu Việt Nam đương thời c̣n tồn tại thuộc thế kỷ thứ mười bốn. Hơn nữa, thơ Việt Nam theo kiểu thơ Đường chỉ bắt đầu được tồn tại với số lượng đáng kể từ thế kỷ này.
Tôi có khuynh hướng giải thích sự bùng nổ đột nhiên của hoạt động thi ca như kết quả của hai ảnh hưởng đi theo liền các sự thất bại cuối cùng của quân xâm lăng Mông Cổ trong thập niên 1280. Trước tiên, vào lúc khởi đầu thế kỷ thứ mười bốn, các người có học thức thường được đề cử nhiều hơn vào các chức vụ cao cấp tại triều đ́nh nhà Trần. Trong môi trường chính thức cạnh tranh của thời điểm đó, họ đă lo lắng để làm ḿnh nổi bật lên trước mắt nh́n của các nhà cai trị và các đồng sự của họ. Viết thơ kiểu Đường luật khả dĩ chấp nhận được đă phô bày các tŕnh độ văn chương của họ và khẳng định tư thế của họ là nhà nho [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], hay các thành phần có học của xă hội. Một nho sĩ, ông Nguyên Trung Ngạn (1289-1368), một viên chức và nhà thơ làm quan cao trong sự phục vụ đế triều, được tán tụng bởi một bạn thơ như là “làm thơ trên lưng ngựa” khi ông được phái đi trong một sứ bộ sang Trung Hoa vào năm 1314. 4 Ngay Trần Khắc Chung, một anh hùng trong các cuộc chiến tranh chống quân Mông, kẻ sau này mang tiếng xấu là một cố vấn đế triều tàn nhẫn và nhiều tham vọng, cũng được gợi hứng bởi nhà thơ Trung Hoa nổi tiếng, T’ao Ch’ien, để viết ra một bài thơ về hoa cúc. 5
Ảnh hưởng khác có thể chịu trách nhiệm cho sự thịnh hành đột nhiên của thể thơ Đường luật có thể được nối kết với các hồi ức hănh diện về các thành tích quân sự, vẫn c̣n mới mẻ vào đầu thế kỷ thứ mười bốn. Các trí thức Việt Nam luôn luôn tuyên bố rằng xứ sở của họ sở đắc tư thế chủ tể ngang bằng với những ǵ được quy kết bởi người Trung Hoa cho Vương Quốc Trung Tâm. Họ cũng đă quen trong hơn một ngh́n năm với việc suy nghĩ về thế giới phương Bắc và phương Nam. Có lẽ giờ đây họ đă cương quyết để viết thơ phương Nam cho tuyệt vời như thi ca phương Bắc. Văn nhân Việt Nam ngay từ thế kỷ thứ mười đă thích nghi một cách tài t́nh với nghi thức Trung Hoa trong việc trao đổi thơ văn chào đón và giă biệt, được viết bằng lời thơ tiếng Hán, khi các sứ giả Trung Hoa đến thăm viếng Việt Nam, và trong thế kỷ thứ mười ba, các hoàng đế nhà Trần đă vận dụng cùng nghi thức này để chuyển giao các thông điệp ngoại giao cương quyết nhưng lịch sự đến các sứ giả của Kublai Khan (Hốt Tất Liệt?). Truyền thống đo lường bởi các tiêu chuẩn Trung Hoa thi ca Việt Nam được viết bởi người Việt Nam bằng tiếng Hán đă được thiết lập rất lâu trước thế kỷ thứ mười bốn, và điều không phải là không có thể hợp lư để giả định rằng giới văn nhân trong những năm hậu chiến nồng nhiệt đă đẩy truyền thống này sang một sân khấu xa hơn bằng việc viết thơ theo kiểu Trung Hoa không chỉ cho sự thưởng thức của riềng ḿnh mà c̣n để biểu tỏ một cách thành công rằng đất nước của họ cống hiến cho thi ca kiểu Trung Hoa một cách đáng ngưỡng mộ không khác ǵ đất nước Trung Hoa đă làm. Các kiểu mẫu Trung Hoa thường được thích nghi để phục vụ cho các mục đích Việt Nam; các định chế đế triều Việt Nam là thí dụ nổi bật nhất. Làm thơ kiểu Trung Hoa về Việt Nam sẽ là một hành vi tương tự của sự tôn kính dành cho “xứ sở của các ḍng sông”. “Thi ca đi theo cảnh trí đẹp đẽ”, một nhà thơ đă viết như thế. 6 Đôi khi các nhà thơ đă chiếm dụng quy ước thi ca Trung Hoa trong việc làm thơ về phong cảnh như thể họ đă nh́n thấy nó trong một bức tranh xinh đẹp. Chu Văn An, thày của Phạm Sư Mạnh, đă viết:
Các rặng núi xanh chập chùng lên nhau, chúng tụ hội vào trong một bức b́nh phong vẽ tranh” 7
Tuy nhiên, các bài thơ về các chủ đề Việt Nam chỉ ca tụng khi các nhà thơ thận trọng một cách kiên nhẫn để làm bài thơ đọc nghe đích xác như thể nó là bài thơ Trung Hoa được viết tại Trung Hoa. Các nhà thơ đă chú ư tỉ mỉ đến số câu và vần, các cước vận ở cuối các câu chẵn, và sự đối ứng trong các cặp đôi thứ ba và thứ tư [tức hai câu thực và hai câu luận trong thơ Đường luật, chú của người dịch] trong các bài thơ gồm tám câu. Đôi khi các bài thơ của họ có du nhập các đoạn thơ từ các nhà thơ Trung Hoa nổi tiếng như Ch’u Yuan, Chuang-tzu, T’ao Ch’ien, và Tu Fu. Các sự ám chỉ đôi lúc đến các kinh điển và lịch sử Trung Hoa đă tô điểm cho các bài thơ của họ. Đối với họ cũng như đối với người Trung Hoa, con chim oanh hót tại các nơi quạnh quẽ, và cánh chim hải âu (seagull) đang bay tượng trưng cho sự dứt bỏ một cách hạnh phúc. Sự chú ư kỹ lưỡng đến ngôn ngữ thơ th́ thiết yếu hầu bảo đảm hiệu ứng tối đa trong việc sử dụng các h́nh thức làm thơ Trung Hoa cho các mục đích Việt Nam. Tương tự, sử gia thế kỷ thứ mười ba, ông Lê Văn Hưu, có viết một quyển sử kư Việt Nam phơi bày dáng vẻ của một biên niên sử Trung Hoa.
Trong bài khảo luận này, tôi chú tâm đến một số bài thơ của Phạm Sư Mạnh. Ông Mạnh, một trong các chứng nhân, được ghi nhớ bởi nhà biên niên sử thế kỷ thứ mười lăm như một học tṛ của nhà học giả ưu tư về việc công và nổi tiếng, Chu Văn An (1292-1370). Chức nghiệp được ghi chép của ông Mạnh như một viên chức triều đ́nh trải dài thời khoảng từ thập niên 1340 cho đến thập niên 1360. Các nhật kỳ về ngày sinh và từ trần của ông không được hay biết, nhưng ông có viết vài bài thơ trong năm 1369 để chào đón một sứ giả nhà Minh sang Việt Nam. Cho đến nay có ba mười chín bài thơ của ông được xác định. 8
Trong phần thứ nh́ của bài viết gần đây của tôi, tôi có kêu gọi sự chú ư đến bài thơ của ông Mạnh đề cập đến địa danh “Văn Lang” trong khung cảnh cuộc du hành hành chính của ông tại vùng tây bắc Việt Nam. Tôi đă nêu ư kiến rằng, trong ư nghĩ của ông Mạnh và trong ư nghĩ của các chứng nhân khác, vường quốc Văn Lang, được nói đến một cách vắn tắt trong các bản văn Trung Hoa ban sơ về Việt Nam, tượng trưng cho thời hoàng kim của Việt Nam, khi thẩm quyền khoan ḥa của nhà lănh đạo được tượng trưng bởi thành ngữ “thư xa: writing and chariots”. Tôi đă trích dẫn quyển Trung Dung nói rằng ưu đặc quyền duy nhất của Thiên Tử là tiêu chuẩn hóa cách viết và chiều rộng của các vành [bánh] xe. Sách Li-chi (Lễ Kư) cũng dùng thành ngữ này: “Giờ đây khắp nơi trong đế quốc các cỗ xa có cùng các trục [bánh xe], các quyển sách có cùng cách viết, và sự điều hành theo cùng các nguyên tắc”. 9 Thành ngữ “thư và xa” tượng trưng cho ư niệm tiêu chuẩn hóa và thống nhất trong phạm vị một lănh thổ và do đó ư niệm về thẩm quyền. Tại Việt Nam thế kỷ thứ mười bốn, các nhân chứng đă liên kết t́nh trạng sự vụ này với Văn Lang cổ xưa như một thành quả bản xứ không dính dáng ǵ đến ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, và họ đă có thể kết luận rằng, khi các nhà lănh đạo Văn Lang chủ tŕ thời đại hoàng kim của Việt Nam, các tập quán của Việt Nam th́ “đơn giản và thuần khiết’”. 10 Xung lực đàng sau sự xây dựng quá khứ này là sự quan ngại của các nhân chứng về sự suy đồi đương thời trong cách cư xử của dân chúng và hiệu năng của chính quyền. Trong thời kỳ Văn Lang, các nhà cai trị đă cung cấp sự lănh đạo và dân chúng th́ vâng lời và toại nguyện.
Trong bài khảo luận trước đây của tôi, tôi đă sử dụng bài thơ của ông Mạnh bởi v́ nó lập chứng sự liên kết của ông về Văn Lang với một quốc gia được quản trị tuyệt diệu trong thời cổ và đă giúp tôi tái xây dựng một sự tŕnh bày khái quát về các sự phát triển trong thế kỷ thứ mười bốn. Tôi đă sử dụng bài thơ song hành với các loại tài liệu khác chẳng hạn như tập sách biên soạn thế kỷ thứ mười lăm các biên niên sử nhà Trần, một quyển sử kư Việt Nam được viết cho đến cuối thế kỷ thứ mười bốn, các hồi ức của một người Việt Nam lưu vong tại Trung Hoa hồi đầu thế kỷ thứ mười lăm, các câu chuyện dân gian, và các bài thơ của các viên chức khác trong thế kỷ thứ mười bốn. Tuy nhiên, tôi đă không khảo sát bài thơ của ông Mạnh như “thi ca” xứng đáng được đọc đơn giản là một bài thơ.
Để có thể ‘đọc” bài thơ này, tôi mạo hiểm để thí nghiệm với một khảo hướng vay mượn từ lănh vực thi pháp theo cơ cấu luận (structuralist poetics). Tôi đă cố gắng để đọc bài thơ không phải như một “tài liệu: document” mà như một “văn bản: text”. Một tài liệu đề cập đến điều ǵ đó nằm ngoài bản thân nó, và tôi đă xem bài thơ như một tài liệu bởi v́ nó đă đề cập đến địa danh Văn Lang, địa danh mà tôi đă đặt vào mối quan hệ với các sự tham chiếu Việt Nam khác đă được lập chứng trong thế kỷ thứ mười bốn về thời cổ xưa. Một văn bản, mặt khác, không nói ǵ khác ngoài bản thân của nó. Khi người ta đọc một văn bản, tác giả của nó và sự đáp ứng chủ quan riêng của một người đối với nội dụng của nó phải bị trấn áp. Người ta không chú ư đến những ǵ mà các từ ngữ biểu thị. Thay vào đó, người ta lưu ư đến các từ ngữ đơn giản như các ngữ âm [signifiers trong nguyên bản, theo tự điển, là cấu h́nh của các yếu tố âm thanh hay các biểu tượng ngữ học khác đại diện cho một từ hay một đơn vị có ư nghĩa khác trong một ngôn ngữ, chú của người dịch]. Các ngữ âm cung cấp một “thông điệp văn chương: literary message” bằng các sự kết hợp đặc biệt các từ ngữ, được tuyển chọn từ một danh mục với các ư nghĩa hay sự liên kết tương đương. Các sự kết hợp cung cấp cơ cấu cho luồng chảy của các đơn vị ngữ học của nhà thơ. Như một nhà phê b́nh văn chương đă nói, sự nghiên cứu về thông điệp liên can “không phải với nội dung mà với tiến tŕnh theo đó nội dung do nó cấu thành”. 11
Ông Mạnh đang viết một bài thơ chứ không phải một hồ sơ tài liệu cho các sử gia để tham khảo. Ông biết rằng bài thơ của ông nhất định đ̣i hỏi sự chú ư đến bản thân nó như một bài thơ bởi ngôn ngữ thường khác lạ của nó, được sắp đặt đúng theo bộ luật phức tạp của các quy ước thi ca rút ra từ luật thơ Đường “kiểu mới”. Dù thế, các sự kết hợp đặc biệt của các đơn vị ngữ học đă là quyết định của ông, và các sự kết hợp do đó giữ ǵn thông điệp văn chương “Việt Nam” của ông.
Trong bài khảo luận này, tôi sẽ cố gắng để sửa chữa sự khinh xuất của tôi về bài thơ như một “bài thơ” và sẽ đọc nó cùng với tám bài thơ khác được viết bởi ông Mạnh khi ông đi tuần tra biên giới phía bắc. Ba bài được viết khi ông ở vùng tây bắc và sáu bài tại vùng Lạng Sơn, xa hơn về phía đông. Tôi sẽ tham khảo các phiên bản bổ chính các văn bản của ông Mạnh trong quyển Thơ Văn Lư Trần, được ấn hành gần đây tại Hà Nội, nơi mà nội dung đôi khi khác biệt với các phiên bản được cung cấp trước đây cho tôi.
Nhưng, trước tiên, tôi mong muốn để duyệt lại những ǵ tôi đă viết trong bài khảo luận trước đây của tôi về các t́nh huống và thời gian khi mà các bài thơ “biên giới” này được viết ra. Tôi có nêu ư kiến rằng chúng đă được viết trong thập niên 1360 khi các sự đề pḥng quân sự được thực hiện tại biên giới phía bắc để bào toàn Việt Nam khỏi các hậu quả của cuộc nội chiến tại miền nam Trung Hoa vào lúc sắp có sự lên ngôi của triều đại nhà Minh trong năm 1368. Giờ đây tôi tin là tôi đă sai lầm. Tôi đă không để ư đến một ghi nhận của nhà biên tập kèm theo một trong các bài thơ của ông Mạnh về Lạng Sơn trong một sưu tập thế kỷ thứ mười tám về thi ca Việt Nam. Ghi nhận nói rằng có lẽ ông Mạnh đă viết bài thơ này khi ông đang giữ chức Kinh Lược tại Lạng Giang, đơn vị hành chính bao gồm cả Lạng Sơn. 11 Các viên chức trong thời nhà Trần có chức tước này khi họ được ủy thác với các nhiệm vụ đặc biệt tại các tỉnh nhiều hỗn loạn; Trương Hán Siêu, một trong các “nhân chứng”, đă giữ chức vụ này tại Lạng Giang trong năm 1342, và Nguyễn Trung Ngạn cũng giữ chức vụ như thế tại Lạng Giang trong năm 1355. Theo các biên niên sử, các sự xáo trộn đă bùng nổ trong năm 1351 tại Thái Nguyên ở vùng tây bắc và tại Lạng Sơn, và các binh sĩ đă được phái đến cả hai nơi. Trong năm 1354, các sự xáo trộn đă bùng nổ tại Lạng Giang và khu vực lân cận là Nam Sách.
Trương Hán Siêu và Nguyễn Trung Ngạn, cùng với Phạm Sư Mạnh, là các viên chức triều đ́nh cao cấp được đề cập một cách nổi bật nhất trong các niên sử trong suốt sáu mươi năm đầu tiên của thế kỷ thứ mười bốn. Các niên sử không nói rằng ông Mạnh đă được phái đi để trấn áp các cuộc nổi dậy mặc dù các cuộc nổi dậy đă khởi sự trong thập niên 1340. Mặt khác, ông Mạnh được mô tả trong các năm 1346, 1358, và 1362 là phục vụ tại Khu Mật Viện [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], một cơ quan của chính quyền có các trách nhiệm quân sự trong thế kỷ thứ mười bốn. Các bài thơ “Lạng Sơn” của ông Mạnh cho thấy rằng ông phụ trách các binh sĩ. Ông nói rằng ông đă can dự hai mươi lần vào các kế hoạch “b́nh định” biên giới và rằng ông “đă trở thành già lăo” trong khi phục vụ tại khu vực Lạng Sơn. Hơn nữa, theo phiên bản bài thơ về “Văn Lang” của ông trong tập Thơ Văn Lư-Trần, ông đang trấn áp quân thổ phỉ tại vùng tây bắc.
V́ các lư do này, giờ đây tôi tin tưởng rằng ông Mạnh đă viết các bài thơ “biên giới” của ông trong thập niện 1350 hay đầu thập niên 1360, khi ông tham gia vào các biện pháp để văn hồi trật tự tại các vùng đông bắc. Chúng ta không cần ngờ vực rằng ông đă thường ở gần với biên giới, nhưng quan ngại chính yếu của ông nằm ở bên phía Việt Nam của biên giới.
Tôi giờ đây sẽ phiên dịch ba trong sáu bài thơ “Lạng Sơn”, và tôi kế đó sẽ thảo luận cơ cấu thơ của chúng. Các sự phiên dịch của tôi có chủ định chiếu rọi ánh sáng vào ư nghĩa hơn là để ca tụng một thi tuyển. 12
Bài I
關北
奉詔軍行不敢留,
青油幢下握吳鉤.
關山老鼠谷漊瀨,
雨雪上熬嵐祿州.
鐵馬東西催鼓角,
牙旗左右肅貔貅.
平生二十安邊策,
一寸丹衷映白頭.
***
Phiên âm:
Quan Bắc
Phụng chiếu quân hành bất cảm lưu,
Thang du chàng hạ ác ngô câu.
Quan sơn Lăo Thử, cốc Lâu Lại,
Vũ tuyết Thượng Ngao lam Lộc Châu.
Thiết Mă đông tây thôi cổ giốc,
Nha kỳ tả hữu túc t́ hưu.
B́nh sinh nhị thập an biên sách,
Nhất thốn đan trung ánh bạc đầu.
***
[Dịch nghĩa của tác giả Wolters sang Anh Ngữ]
The Northern Part of the Border
1. I have been entrusted with the imperial order that the army must march I dare not tarry,
2. Beneath my oil-painted green pennant, I grasp my halberd.
3. The border mountain is called Lăo Thử and the valley is called Lâu Lại,
4. It is raining and snowing on Thượng Ngao’s peak in Lộc Châu.
5. Powerful cavalry to the east and west are urged by drums and horns,
6. Flags to the left and right inspire the brave troops.
7. In my lifetime twenty times I have been [involved] in plans to pacify the border,
8. A loyal hreat glows through my white hair.
***
Dịch nghĩa sang tiếng Việt:
Phía Bắc Của Biên Giới 14
1. Được giao phó mệnh lệnh của triều đ́nh rằng đoàn quân phải tiến bước, tôi nào dám đâu lần lữa,
2. Dưới là cờ đuôi nheo màu xanh sơn dầu của tôi, tôi nắm chặt thanh kích của ḿnh.
3. Ngọn núi biên giới tên là Lăo Thử và thung lũng tên gọi là Lâu Lại,
4. Trời đang mưa và đổ tuyết trên đỉnh Thượng Ngao tại Lộc Châu.
5. Đoàn kỵ binh dũng mănh hai bên đông tây được thúc giục bởi trống và kèn,
6. Cờ quạt hai bên tả hữu gây hứng khởi các binh sĩ can trường.
7. Trong đời ḿnh, hai mươi lần tôi đă can dự vào các kế hoạch b́nh định biên giới,
8. Một ḷng trung thành rực sáng xuyên qua mái tóc bạc của tôi.
***
Bài II
上嶅
偏裨小校擁轅門,
左握弓刀右屬鞬.
萬馬千兵巡界首,
高牙大道照丘溫.
關山險要明經劃,
溪澗藩屏廣撫存.
白手諒州危制置,
一襟忠赤塞乾坤.
***
Thượng Ngao
Thiên tỳ tiểu hiệu ủng viên môn,
Tả ác cung đao hữu thuộc kiên.
Vạn mă thiên binh tuần giới thủ,
Cao nha đại đạo chiếu Khâu Ôn.
Quan sơn hiểm yếu minh kinh hoạch,
Khê giản phiên binh, quảng phủ tồn.
Bạch thủ Lang Châu nguy chế trí,
Nhất khâm trung xích tắc càn khôn.
***
[Dịch nghĩa sang Anh ngữ của tác giả Wolters]
Thượng Ngao
1. Generals and officers surround and guard the camp gate,
2. On their left they grasp bows and swords. On their right they carry the quivers.
3. Ten thousand horses and a thousand foot soldiers patrol the border from end to end,
4. Lofty flags and great banners shine on Khâu Ôn.
5. The barrier mountain’s strong points determine our strategy,
6. Stream, mountain torrents, and a screen of tribesmen provide a far-flung defence.
7. Grown old serving in Lạng Châu, a fearsome suppressor of [disturbances],
8. A loyal heart protect the world.
***
[Dịch nghĩa sang tiếng Việt]
Thượng Ngao 15
1. Các tướng lănh và sĩ quan bao quanh và canh gác cổng trại,
2. Bên tay trái họ cầm cung và kiếm, bên tay phải họ xách túi đựng tên.
3. Một vạn con ngựa và một ngh́n lính tuần tra từ đầu này sang đầu kia biên giới,
4. Các lá cờ kiêu kỳ và các lá phướn to lớn chiếu sáng vùng đất Khâu Ôn.
5. Các cứ điểm kiên cố của rặng núi rào cản xác định chiến lược của chúng ta,
6. Suối, thác núi và một bức b́nh phong dân bộ lạc cung cấp một sự pḥng thủ rộng lớn.
7. Trở nên già lăo khi phục vụ tại Lạng Châu, [thành] một kẻ trấn áp [sự xáo trộn] đáng nể sợ,
8. Một tấm ḷng trung trinh bảo vệ thế giới.
***
Bài III
桄榔道中
日照征鞍月映鞭,
西風旗幟正翻翻.
百千萬瘴桄榔洞,
九十三盤漊瀨泉.
兵勢軍形遵聖略,
蠻鄉番落護窮邊.
試將廊廟經綸手,
草寫平戎第一篇.
***
Quang Lang đạo trung
Nhật chiếu chinh an nguyệt ánh tiên,
Tây phong kỳ xí chính phiên phiên.
Bách thiên vạn chướng [sic] Quang Lạng động.
Cửu thập tam bàn Lâu Lại tuyền.
Binh thế quân b́nh tuân thánh lược,
Man hương phiên lạc hộ cùng biên.
Thí tương lang miếu kinh luân thủ,
Thảo tả b́nh nhung đệ nhất thiên.
***
[Dịch nghĩa sang Anh ngữ của tác giả Wolters]
On the Way to Quang Lang
1. By day sun shines on the patrol’s saddles. Moon gleams on the riders’ crops,
2. In the west wind the flags and pennants are constantly fluttering.
3. There are a multitude of peaks above Quang Lang’s grottos, 17
4. There are ninety-three twists in Lâu Lại’s stream.
5. The army’s muster and deployment comply with the sage’s (the ruler’s) stratagem,
6. The tribal villages and settlement protect the border’s extremities.
7. I’m trying with a court’s official’s hand,
8. To draft the first chapter of the Pacification of the Western Barbarians.
***
[Dịch nghĩa sang tiếng Việt]
Trên Đường Tới Quang Lang 16
1. Mặt trời ban ngày chiếu lên yên ngựa kẻ tuần tra. Ánh trăng rọi vào cán roi của người cưỡi ngựa,
2. Trong ngọn gió tây, cờ xí tung bay liên hồi.
3. Cói vô số các đỉnh cao bên trên các hang động của Quang Lang, 17
4. Có chín mươi ba chỗ uốn khúc trên ḍng suối Lâu Lại.
5. Sự tập hợp và bố trí đoàn quân tuân theo sách lược của Thánh chúa [nhà vua],
6. Các làng xă và khu định cư dân bộ lạc bảo vệ cho các nơi cùng hiểm của biên giới.
7. Tôi đang cố gắng bằng một bàn tay của viên chức triều đ́nh,
8. Để thảo ra chương thứ nhất của sách lược B́nh Định Sắc Dân Man Rợ Phía Tây.
Trong mỗi bài thơ này, như chúng ta sẽ thấy, bốn cặp đôi hai câu thơ một đi theo một tŕnh tự chung của các thành tố. Cặp đôi đầu tiên luôn luôn chứa đựng các từ ngữ biểu thị cho đề xuất của nhà vua cầm quyền hay sự di chuyển của các viên chức và các binh sĩ đáp ứng với đề xuất của nhà vua. Sự di chuyển được tỏ bày bằng nhiều cách: không dám lần lữa, di chuyển hợp thời (ban ngày và ban đêm), nắm chặt các vũ khí, đoàn kỵ binh, và các quân kỳ bay phất phới. Một bài thơ Lạng Sơn khác [tức bài Lạng Sơn đạo trung, chú của người dịch] bắt đầu như sau:
Hành sử một cách không xứng [quyền hành] vị chỉ huy quân sự tối cao, tôi leo lên đài duyệt binh dành cho vị tướng,
Khi miền bắc đang gặp các sự rắc rối, tôi nào dám khước từ sự gian khổ? 18
[Nguyên văn phần dịch nghĩa sang tiếng Anh của tác giả Wolters như sau:
Unworthily exercising supreme military command, I mount the general’s reviewing stand,
When the north has its troubles, dare I decline hardship?
Nguyên văn hai câu thơ của Phạm Sư Mạnh như sau:
Thiểm tổng binh quyền đăng tướng đài,
Sóc phương hữu sự cảm từ nan. (Chú của người dịch)]
Căp đôi thứ nh́ là hai câu thơ đối nhau và mô tả cảnh trí và không gian nơi mà sự di chuyển diễn ra. Các ư niệm về quốc pḥng tham dự vào, nhưng sự nhấn mạnh là trên sự phác thảo cảnh trí thiên nhiên. Có tràn đầy sự chính xác về địa h́nh: sáu địa danh được nêu tên. Đỉnh cao và hẻm sâu được cho thấy bằng các đỉnh núi và các ḍng suối của phong cảnh uốn khúc quanh co. Đỉnh Lộc Châu th́ cao đến nỗi trời đang mưa và đổ tuyết ở đó. Các ngọn cờ kiêu kỳ làm rực sáng Khâu Ôn. Không gian rộng lớn được biểu lộ bằng một cuộc tuần hành của vạn con ngựa và một ngh́n binh sĩ, bởi các đỉnh núi chập chùng, và bởi nhiều khúc quanh trên ḍng suối Lâu Lại. Bài thơ Lạng Sơn khác [cùng vẫn bài Lạng Sơn đạo trung, chú của người dịch] cho hay trong cặp đôi thứ nh́ của nó:
Một ngh́n tầng mây che khuất trạm Khâu Môn,
Trời cao vạn dậm phủ quanh núi Công Mẫu.19
[Nguyên văn phần dịch nghĩa sang Anh ngữ của tác giả Wolters như sau:
A thousand layers of cloud conceal the Khâu Môn post,
Ten thousand miles of sky enclose Công Mẫu mountain.
Nguyên văn hai câu thơ của Phạm Sư Mạnh như sau:
Thiên trùng vân ủng Khâu Môn dịch,
Van lư thiên hồi Công Mẫu san. (Chú của người dịch.)]
Thêm hai địa danh nữa được nói đến.
Cặp đôi thứ ba trong mỗi bài thơ, cũng là các câu thơ đối nhau, liên quan đến sự chiếm cứ và kiểm soát không gian vừa mô tả. Sự chiếm đóng được thực hiện bởi kỵ binh “từ đông sang tây” và bởi “các binh sĩ can trường hai bên phải và trái”. Sự kiểm soát được thực hiện bởi sự sử dụng tài t́nh các đặc điểm của địa h́nh và nhân sự. Cấu trúc bài thơ th́ tương tự trong cặp đôi thứ ba của hai [sic] bài thơ khác:
Để kiểm soát thế giới, các lá cờ phải được phất cao,
Chỉ khi nào các vùng núi rào cản được tảo thanh, tiếng tù và [thúc quân] mới trở lạnh. 20
[Nguyên văn phần dịch nghĩa sang Anh ngữ của tác giả Wolters như sau:
For the control of the world, the flags must be unfurled,
Only when barrier mountains are cleansed do the horns begin to chill.
Nguyên văn hai câu thơ này của Phạm Sự Mạnh, vẫn trong bài Lạng Sơn đạo trung, như sau:
Vũ trụ chỉ huy kỳ dục đông,
Quan san tảo đăng giốc sơ hàn. (Chú của người dịch).]
“Được tảo thanh, được tẩy trứ” th́ đồng nghĩa với sự “kiểm soát”. Hay, một lần nữa,
Khe núi Lâu Lại th́ sâu hơn đáy một cái giếng,
Các đèo cao hiểm nghèo của Chi Lăng th́ ngang bằng với bàu trời. 21
[Nguyên văn phần dịch nghĩa sang Anh ngữ của tác giả Wolters như sau:
The Lâu Lại ravine is deeper than the bottom of a well,
Chi Lăng’s perilous heights are level with the sky.
Nguyên văn hai câu thơ này của Phạm Sư Mạnh trong bài Chi Lăng động như sau:
Lâu Lại thâm cốc ư tỉnh để,
Chi Lăng quan hiểm dữ thiên tề. (Chú của người dịch).]
Đây là một cách khác để nói đến bức b́nh phong của các cứ điểm vững chắc được cung cấp bởi các ngọn núi chắn ngang trong bài thơ về Thượng Ngao.
Cặp đôi cuối cùng xác định ông Mạnh là một bầy tôi lớn tuổi, kinh nghiệm, can đảm và trung thành của nhà vua, kẻ đă được giao phó với trách nhiệm nặng nề của việc giám sát sự chiếm cứ và kiểm soát không gian được nói đến. Người ta không c̣n nghi ngờ nào rằng vai tṛ của ông Mạnh là một vai tṛ quan trọng. Ông đă hiện diện hai mươi lần trong loại sứ mệnh này. Ông đang “bảo vệ thế giới”. Ông đang bắt đầu “b́nh định các kẻ man rợ phía tây”. Trong bài thơ Lạng Sơn khác ông viết nơi cặp đôi cuối cùng của ông:
Trong cuộc viễn chinh này, tôi không chỉ trưng thu các thực phẩm của các bộ lạc,
Tôi sẽ chiếm đoạt và kiểm soát Lộc Châu với tất cả đất đai vùng núi non của nó. 22
[Nguyên văn phần dịch nghĩa sang Anh ngữ của tác giả Wolters như sau:
On this expedition, I am nót just seizing the tribes’ provisions,
I shall take and hold Lộc Châu with all its mountain lands.
Nguyên văn hai câu thơ này, cũng trong bài Lạng Sơn đạo trung, của Phạm Sư Mạnh như sau:
Tư hành bất dụng phiên trung vật,
Khiết thủ Lộc Châu chư động san. (Chú của người dịch).]
Đoạn này hậu thuẫn cho quan điểm rằng ông đă tham dự vào việc tái lập luật pháp và trật tự tại tỉnh phía bắc, Lạng Giang, hơn là việc pḥng thủ vùng biên cương. Một bài thơ khác đă kết thúc:
Đối diện với luồng gió, các con ngựa lần bước nặng nhọc. Leo cao, chúng hất đầu lên.
Chúng là các đỉnh cao kiêu kỳ của các ngọn núi chắn ngang cản đường, với mây và sương mù kéo dài về phía tây. 23
[Nguyên văn phần dịch nghĩa sang Anh ngữ của tác giả Wolters như sau:
Facing the wind, the horses plod on. High up, they toss their heads.
They are lofty peaks of blocking barriers, with cloud and mist trailing westward. [sic, câu này tác giả dịch có phần tối và không sát nghĩa, chú của người dịch].
Nguyên văn của Phạm Sư Mạnh, trong bài Chi Lăng động, như sau:
Lâu phong bạt mă cao hồi thủ,
Câm khuyết thiều nghiêu vân khí tê. (Chú của người dịch).]
Ông Mạnh không được nhắc đến. Ông được tượng trưng bởi các con ngựa đang lần bước.
Cấu trúc của các bài thơ này th́ đồng nhất và đơn giản. Luồng chảy của ngôn ngữ được chủ định để tŕnh bày sự di chuyển quân sự do nhà vua bảo trợ xuyên qua phong cảnh hiểm trở, sự chiếm đóng vùng đất này được giao phó cho ông Mạnh trung thành.
Tôi giờ đây sẽ phiên dịch một bài thơ “Lạng Sơn” khác. Ngôn ngữ thơ th́ khác biệt, nhưng ư nghĩa đàng sau cấu trúc vẫn như nguyên.
Bài IV
三清洞
控帶七泉聯上嶅,
石為疆界水為濠.
地分南北金湯險,
天設神仙洞府高.
帝所清都纔咫尺,
仙池禹穴四周遭.
處邊軍際因登覽,
偏佐輕行總握刀.
***
Tam Thanh động
Khống đới Thất Tuyền liên Thượng Ngao,
Thạch vi cương giới thủy vi hào.
Địa phân nam bắc kim thang hiểm,
Thiên thiết thần tiên động phủ cao.
Đế Sở Thanh Đô tài chỉ xích,
Tiên Tŕ Vũ Huyệt tứ chu tao.
Xử biên quân tế nhân đăng lăm,
Thiên tá khinh hành tổng ác đao.
***
[Phần dịch nghĩa sang Anh ngữ của tác giả Wolters như sau:
The Tam Thanh Grotto
1. Drawing a girdle, the Seven Streams surround Thượng Ngao,
2. The rocks are a strong border. The water is a moat.
3. The terrain sepatates South from North, as forbidding as a fortified citadel,
4. When Heaven created spirits and immortals, their grotto abode was [and is] in these heights.
5. The Celestial Emperor’s Pure Capital is close at hand,
6. The pool of the immortals and (the sage emperor) Vũ (Yu)’s Cave are within easy reach.
7. When the troops are stationed on the border, naturally they climb here to survey,
8. In close formation they tread lightly, each of them grasping his sword.
***
Dịch nghĩa sang tiếng Việt:
Động Tam Thanh 24
1. Vạch thành một ṿng đai, Bẩy Con Suối bao quanh Thượng Ngao,
2. Các núi đá làm thành một biên giới vững chắc. Ḍng nước làm thành hào.
3. Địa thế được phân chia thành bắc nam, hiểm trở như một thành tŕ bằng sắt,
4. Khi Ngọc Hoàng tạo lập ra các vị thần tiên bất tử, chỗ ở của họ đă [và hiện] là các đỉnh cao này.
5. Kinh đô thanh khiết của Ngọc Hoàng Thượng Đế ở sát cận,
6. Ao của các vị thần tiên bất tử và Động [Huyệt] vua Vũ [minh quân] dễ dàng với tới.
7. Khi các binh sĩ đồn trú tại biên giới, dĩ nhiên họ leo lên đây để khảo sát,
8. Trong đội h́nh chặt chẽ họ bước đi một cách dè dặt, mỗi người nắm chắc thanh kiếm của ḿnh.
Trong bài thơ này, các sự liên kết một cách mơ hồ với Đạo Giáo (Đạo Lăo) gợi hứng ngôn ngữ. Các vị thần tiên bất tử có nơi trú ngụ trong thiên nhiên. Chỉ ở cặp đôi cuối cùng mới du nhập các kẻ bị chết nơi thân xác của các binh sĩ, mặc dù ông Mạnh không xuất hiện. Dù thế, ngôn ngữ tuôn chảy như trong các bài thơ khác. Trong cặp đôi đầu tiên, “vạch thành một ṿng đai” biểu thị cho sự di chuyển diễn ra vào thời gian bắt đầu khi vùng đất được tạo lập như một biên giới gồm các núi đá và hào nước. Trong các bài thơ khác “các tướng lĩnh và các sĩ quan bao quanh và canh gác cổng trại”, đẩy quân tuần cảnh tiến về phía trước, nhà vua ban hành các mệnh lênh, và ông Mạnh vâng lời. Cặp đôi thứ nh́ mô tả không gian nói đến được tạo lập và pḥng vệ một cách thiêng liêng, nơi mà các vị thần tiên bất tử cư trú trong một địa điểm “cấm chỉ như một thành tŕ bằng sắt”. Không gian mang tính chất đặc ưu quyền đặc biệt. Việt Nam th́ cách biệt với Trung Hoa bởi các vị thần tiên bất tử.
Trong các cặp đôi thứ ba của các bài thơ khác tŕnh bày các hoạt động liên hệ đến sự chiếm cứ và kiểm soát không gian. Trong bài thơ này, có một sự ám chỉ đến hoạt động thần thông liên kết với các nhà cai trị thần thánh. 25 Một trong những bài thơ khác đề cập trong cặp đôi tương ứng của nó đến “thánh quân”, là một vị vua Việt Nam. Cặp đôi sau chót đặt định các binh sĩ vào cảnh trí; họ bị mê hoặc và do đó bảo toàn lănh thổ. Các bài thơ khác đặt ông Mạnh ở đó, mặc dù một trong các bài thơ kết thúc với “các con ngựa lần bước” trên các đỉnh núi cao.
Bài thơ về động Tam Thanh phát triển ngôn ngữ của quyền lực tinh thần để chỉ rằng biên giới nằm dưới sự bảo vệ thần thánh hơn là dưới sự bảo vệ của nhà vua, nhưng cấu trúc thơ th́ đồng nhhất với cấu trúc của các bài thơ khác. Bài thơ về động Tam Thanh hậu thuẫn cho kết luận rằng ông Mạnh tổ chức tất cả các bài thơ “Lạng Sơn” của ông theo cùng một cung cách.
Chúng ta giờ đây có thể tóm tắt về cấu trúc của các bài thơ. Nhà vua Việt Nam hay thế giới tinh thần đề xướng sự di chuyển trong một quang cảnh cá biệt. Sự di chuyển dẫn dắt đến sự chiếm cứ và kiểm soát cảnh trí. Ông Mạnh tuân lệnh tham dự vào sự kiểm soát. Các đơn vị ngữ học thường xuyên nhất là các từ về việc “nắm chặt” các vũ khí, các lá cờ tung bay, các đỉnh cao và các hẻm sâu, các binh sĩ tuần cảnh, các từ mang ư nghĩa sự kiểm soát, và tấm ḷng trung thành và mái tóc bạc của ông Mạnh. H́nh tượng sống động được khêu gợi bởi thẩm quyền của một nhà vua vắng mặt hay của các vị thần dấu ḿnh.
Ba ư kiến tổng quát có thể được đưa ra về các bài thơ “Lạng Sơn”.
Thứ nhất, ông Mạnh không hề tạm ngừng để thụ hưởng hay lo sợ. Một sự bỏ sót có thể nhận thấy trong ngữ vựng của ông là các sự đề cập đến “chướng khí” tại các thung lũng vùng núi. 26 Ước lệ thi ca Trung Hoa cũng như Việt Nam rằng các núi đồi miền bắc Việt Nam và miền nam Trung Hoa th́ bị nhiễm chướng khí, lạnh lẽo và ẩm ướt. Thí dụ, ông Nguyễn Trung Ngạn, có viết về núi Công Mẫu mà ông Mạnh đă nói tới như sau:
Đôi mắt ngước lên những con chim đang bay quá mặt trời đang lặn xuống.
Song thân xác tôi đang dơi theo luống cỏ dài [sic] trong chướng khí và sương mù.
Tôi đang đi xa để thi hành công vụ, đang hát lên một cách buồn bă và hoang mang đến mức không thể chịu đựng được,
Luôn luôn quay mặt về nhọn núi này để làm nguôi ngoai nỗi khổ sở của tôi. 27
[Nguyên văn bản dịch nghĩa sang Anh ngữ của tác giả Wolters như sau:
Eyes look up at the flying birds beyond the setting sun,
Yet my body is trailing long grass in the miasmas and mist.
I am away on active service, sadly chanting and unbearably confused,
Always facing this mountain to console my misery.
Nguyên văn các câu thơ này trong bài Công Mẫu sơn của ông Nguyễn Trung Ngạn như sau:
Nhăn cao phi điểu tà dương ngoại,
Thân trệ hoàng mao chướng vụ gian.
Trắc hỗ bi ngâm hồn bất cấm,
Khước phùng Công Mẫu ủy sầu nhan. (Chú của người dịch).]
Ông Ngạn th́ quen thuộc với biên giới hiện đại khi ông vượt qua nó trong sứ mệnh của ông sang Trung Hoa vào năm 1314. Ông đă viết vài bài thơ về kinh nghiệm của ông và nhấn mạnh đến sự gian khổ cụ thể mà ông đă phải gánh chịu v́ một chữ “công danh” (meritorious name).
Một công danh đạt được trong thế giới hay thay đổi này nằm trong tâm tưởng một người
Chỉ có một nửa sự chú ư của tôi về chữ trung và chữ hiếu.
Bất kể tất cả điều này, mặc dù phải đi đường và lội suối thật gian lao,
Vẫn c̣n hơn ở nhà vướng mắc với các con trai và con gái [sic]. 28
[Các câu thơ này nằm trong bài Lệ Quán lưu túc của Nguyễn Trung Ngạn, phần dịch nghĩa sang Anh ngữ của tác giả Wolters như sau:
A meritorious name gained in this fickle world is in one’s mind.
Only half my attention is on loyalty and filial piety.
In spite of all this, although marching and fording on this journey are ardous,
It is still better than being at home in the company of my daughters and my sons.]
Các bài thơ của ông Mạnh không có sự tủi thân.
Thứ nh́, ông Mạnh không chú ư đến những ǵ vượt quá biên giới hay về các sự khác biệt giữa Nam và Bắc. Với ông, phía bên Việt Nam của biên giới giống như một bức b́nh phong. Các đỉnh núi cao chắn ngang biến mất vào bàu trời và các đám mây. Trung Hoa không bao giờ được nh́n lướt qua. Ông cũng có thể hạ tầm mắt chăm chú và t́m thấy các khe núi dưới sâu, và ông nh́n vào cảnh vật và t́m thấy các hang động. Các đội lính tuần cảnh khắc họa đường ṿng quanh núi khi họ leo lên các đỉnh cao. Giống như trong một bức họa Trung hoa, các chi tiết th́ thưa thớt nhưng cảnh trí th́ toàn diện.
Dĩ nhiên, ông Mạnh có hay biết rằng Trung Hoa nằm đàng sau biên giới, và ư kiến thứ ba của tôi là, bất kể sự kiện này, các bài thơ của ông thiấu vắng bất kỳ loại tham chiếu lịch sử nào. Một bàu không khí vượt thời gian thấm nhập vào chúng ngay dù trong thời đại của ông, vùng Lạng Sơn đă đóng một vai tṛ chiến lược quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Trong các thế kỷ thứ mười một và mười ba, các binh lính Bắc phương đă khởi sự các cuộc xâm lăng không thành công của họ từ các cửa ải thuộc hay gần vùng này. Khâu Ôn có liên hệ đến cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ năm 1285. Tù trưởng của Lạng Giang đă nổi bật lên trong cuộc xâm lăng lần thứ ba của quân Mông Cổ năm 1288. Song lần duy nhất mà ông Mạnh đề cập đến Bắc phương là trong bài thơ về động Tam Thanh khi ông tuyên bố rằng “địa thế phân cách Nam Phương với Bắc Phương. Nó th́ hiểm trở như một thành tŕ bằng sắt”. Ngọc Hoàng Thượng Đế đă tạo ra các vị thần bảo hộ ở đây, và Ngọc Hoàng có nghĩa vượt thời gian. Khái niệm của ông Mạnh về an ninh của Việt Nam bởi chủ định thần thánh có thể so sánh với ư tưởng của ông Lư Thường Kiệt trong thế kỷ thứ mười một khi ông này viết lên một bài thơ nổi tiếng vào lúc có cuộc xâm lăng của Trung Hoa:
Nam quốc sơn hà nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Tôi giờ đây sẽ thảo luận ba bài thờ của ông Mạnh về phần tây bắc của biên giới. Một bài trong chúng nói đến Văn Lang, vương quốc vào buổi b́nh minh của văn minh Việt Nam. Tôi quan tâm đến việc khám phá rằng liệu những ǵ chúng ta đă thu lượm được về cấu trúc của các bài thơ “Lạng Sơn” có giúp chúng ta thông hiểu rơ hơn khi đọc ba bài thơ này hay không.
Bài V
按洮江路
關河萬里一征衫,
雨伯風師闢瘴嵐.
俗雜冉龐兼[棘火]北,
地連鄯善與雲南.
丹心白髮天門九.
碧水青山邊郡三.
我為朝庭訪民瘼
剗除蠹弊革奸貪.
***
An Thao Giang lộ
Quan hà vạn lư nhất chính sam,
Vũ bá phong sư tích chướng lam.
Tục tạp Nhiêm Bàng kiêm Bặc Bắc,
Địa liên Thiện Thiện dữ Vân Nam.
Đan tâm bạch phát thiên môn cửu,
Bích thuỷ thanh sơn biên quận tam.
Ngă vị triều đ́nh phỏng dân mịch,
Sản trừ đố tệ, cách gian tham.
***
[Phần dịch nghĩa sang Anh ngữ của tác giả Wolters như sau:
Inspecting the Thao River Province
1. Here are the frontier river’s ten thousand miles. I am constantly in my campaigning attire.
2. The gods of the rain and wind drive away the miasmas and mist.
3. The customs include those of the Nhiêm Bàng and Bặc Bắc tribes.
4. The north adjoins Thiện Thiện and Vân Nam (Yunnan).
5. For me, with my loyal heart and white hair, the heaven gates are nine.
6. With its blue water and purple mountains, the border commanderies are three.
7. On behalf of the court, I am enquiring into the people’s suffering.
8. I shall extirpate corruption and evil practices and eliminate treachery and extortion.
***
Phần dịch nghĩa sang tiêng Việt như sau:
Thanh Tra Tỉnh Hạt Sông Thao 29
1. Nơi đây là vạn dậm của con sông vùng biên cương. Tôi thường trực mang trang phục chiến dịch.
2. Các vị thần mưa và gió xua đuổi chướng khi và sương lam.
3. Phong tục th́ gồm cả của các sắc dân Nhiêm Bàng và Bặc Bắc.
4. Phía bắc tiếp giáp với vùng Thiện Thiện và Vân Nam.
5. Với tôi, bằng tấm ḷng trung thành và mái tóc bạc, cổng thiên đường có chín cửa.
6. Với sông xanh và núi tím của nó, biên giới có ba bộ chỉ huy.
7. Nhân danh triều đ́nh, tôi đang đi thăm hỏi sự thống khổ của người dân.
8. Tôi sẽ trừ khử nan/ tham nhũng và các thói xấu cùng loại bỏ sự xảo trá và cưỡng đoạt.
***
Bài VI
巡視真登州
天開地闢三江路,
奇絕茲遊我未曾.
徼外百蠻環古壘,
國西鉅鎮壯真登.
池為地塹石城壁,
屋似橧巢塔豆登.
欲上崑崙訪玄圃,
摶風萬里快飛鵬。
***
Tuần thị Chân Đăng châu
Thiên khai địa tịch Tam Giang Lộ,
Kỳ tuyệt tư du ngă vị tằng.
Kiểu ngoại bách man hoàn cổ luỹ,
Quốc tây cự trấn tráng Chân Đăng.
Tŕ vi địa tạm, thạch thành bích,
Ốc tự tăng sào, tháp đậu đăng.
Dục thướng Côn Luân phỏng Huyền Phố,
Đoàn phong vạn lư khoái chi bằng.
***
Phần dịch nghĩa sang Anh ngữ của tác giả Wolters như sau:
On Patrol I inspect Chân Đăng Châu
1. Heaven opens and the Earth splits asunder: this is the province of the Three Rivers.
2. How marvelous is this journey, such as I have never known before.
3. Beyond the border the hundred tribes are an ancient encircling rampart.
4. In the western part of our country the great stronghold is the powerful Chân Đăng.
5. Pools from an earth-banked moat; rocks make the town’s breastwork.
6. The houses are like thatched nests; the towers rise like bean stalks.
7. I want to climb the Côn Luân (K’un Lun) mountains and visit the magic orchard.
8. Soaring on the wind for ten thousand miles, happily flying like the roc.
***
Phần dịch nghĩa sang tiêng Việt như sau:
Đi tuần tra châu Chân Đăng 30
1. Trời đất khai mở tách làm đôi: đây là tỉnh hạt của Ba Con Sông.
2. Thật là tuyệt diệu biết bao hành tŕnh này, tôi chư hề biết đên như thế trước đây.
3. Ngoài biên giới, hàng trăm bộ tộc là một thành lũy bao0 quanh cổ xưa.
4. Tại vùng tây bắc xứ sở chúng ta thành tŕ kiên cố vĩ đại là hạt Chân Đăng hùng mạnh.
5. Các ao làm thành từ một hào đắp bờ bằng đất; đá xây lên tường thành cao đến ngực của thị trấn.
6. Các ngôi nhà như các tổ lợp tranh; các tháp canh vươn lên như các cuống cây đậu.
7. Tôi muốn trèo lên núi Côn Lôn và thăm viếng cảnh vuờn huyền diệu.
8. Cưỡi gió trên vạn dậm đường, bay đi một cách sung sướng như con chim bằng.
Cấu trúc của hai bài thơ này không cách nào là không quen thuộc, mặc dù ngôn ngữ th́ khác biệt. Khung cảnh không c̣n là khung cảnh của một chiến dịch quân sự đang tiến hành, song cặp đôi đầu tiên vẫn bàn về các sự di chuyển của đại diện nhà vua. Cặp đôi đầu tiên trong bài thờ Chân Đăng châu chứa đứng sự bộc lộ duy nhất của ông Mạnh về sự thích thú có tính chất thẩm mỹ trong phong cảnh biên giới. Cặp đôi thứ nhất trong bài thơ về sông Thao nói rằng “các chướng khí” bị đuổi đi bởi các vị thần mưa và sương mù [sic, gió?]. Nơi đây là một sự tương đương khác nữa với sự di chuyển, vốn luôn là một chủ đề trong các cặp đôi thứ nhất. Các chướng khí được liên kết theo ước lệ với núi non phía bắc của Việt Nam và phía nam của Trung Hoa, nhưng ông Mạnh gỡ bỏ chúng ra khỏi phong cảnh Việt Nam. Các chướng khí chỉ có ở Trung Hoa. Bên phía Việt Nam của biên giới, các thành tố đang hoạt động thuận lợi cho Việt Nam, giống y như các vị thần tiên tại các hang động ở khu vực Lạng Sơn.
Cặp đôi thứ nh́ mô tả quang cảnh, và ở đây, như thường lệ, các địa danh được nêu lên. Cảnh trí trong bài thơ về sông Thao ám chỉ đến Trung Hoa lần đầu tiên trong các bài thơ “biên giới”, cho dù Trung Hoa tiếp tục bị loại bỏ ra khỏi cảnh trí giống như các chướng khí của nó. Thiện Thiện (Shan-his) là tên của một quốc gia tại miền trung Trung Hoa thời nhà Hán. Nhiêm Bàng và Bặc Bắc được tin tưởng là tên gọi cổ xưa của các bộ tộc tại vùng đông nam Trung Hoa, 31 và các bộ tộc ở điểm xa xôi nhất bên phía Việt nam của biên giới được nh́n bởi ông Mạnh giống như thế. Biên giới tây bắc dường như có nhiều lỗ hổng hơn biên giới Lạng Sơn. Chân Đăng là một khu định cư thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, vùng tây bắc Việt Nam, và là địa danh Việt Nam đầu tiên trong các bài thơ này lại không đề cập đến một đặc điểm thiên nhiên: nó là tên của một cung điện kiên cố. Chân Đăng được nói đến trong các biên niên sử nhà Lư nơi các niên kỳ 1033, 1068, và 1140. Các thủ lĩnh của nó, luôn luôn trung thành, nằm trong liên minh do hôn phối với nhà vua ban sơ nhà Lư. Hơn nữa, Chân Đăng nằm trong một khu vực nhiều uy tín. Một ngôi đền thờ các vua Hùng đă hiện diện tại huyện Lâm Thao muộn nhất ngay từ lúc bắt đầu thế kỷ thứ mười lăm. Theo quyển Việt Sử Lược, một quyển sử kư Việt Nam hồi cuối thế kỷ thứ mười bốn, các vua Hùng là các nhà lănh đạo của Văn lang. Tôi tin tưởng rằng sự chú ư của ông Mạnh đến Chân Đăng phát sinh từ khu vực lân cận nổi tiếng của nó trong thời thượng cổ.
Cặp đôi thứ ba tiếp ttục nói đến sự chiếm cứ không gian, cho dù ngôn ngữ có khác biệt với ngôn ngữ được dùng khi ông Mạnh đang chỉ huy các cuộc tuần cảnh tại khu vực Lạng Sơn. Trong bài thơ về sông Thao, sự kiểm soát không gian được tượng trưng bởi các bộ chỉ huy do con người thiết định. Ông Mạnh cũng nghĩ về các “cổng thiên đường”: h́nh tượng Đạo Giáo đă xuất hiện trong bài thơ về động Tam Thanh, khi ông đề cập đến kinh đô của vị Ngọc Hoàng Thượng Đế và ao của các vị thần tiên bất tử. Không gian trong bài thơ Chân Đăng được kiểm soát bởi một đường hào, một công sự pḥng thủ cao đến ngực, các ngôi nhà trông giống như các tổ chim, và các tháp canh gác. Ông giờ đây đang suy nghĩ về một mạng lưới các công sự và sự chiếm cứ bởi dân định cư chứ không phải của các binh sĩ lưu động và các đặc điểm địa h́nh chiến lược. Hơn nữa, các từ ngữ cổ khác xuất hiện nơi cặp đôi thứ ba của bài thơ về Chân Đăng. “Các ngôi nhà như các tổ chim” là một quy uớc trong tiếng Hán để chỉ các nơi ở trong thời cổ xưa. Có lẽ thành ngữ được du nhập bởi ông Mạnh hay biết rằng ông đang ở trong một vùng liên hệ với Văn Lang. Câu chuyện đầu tiên trong quyển Lĩnh Nam Chích Quái, một sưu tập hồi cuối thế kỷ thứ mười bốn hay đầu thế kỷ thứ mười lăm, cho biết tại nước Văn Lang, người dân dựng các ngôi nhà bằng gỗ để tự bảo vệ chống lại các con hổ và các con chó sói. 32 Các ngôi nhà sàn nâng cao làm liên tưởng đến các tổ chim. Từ ngữ cổ thích hợp tại một vùng chứa đựng đền thờ các vị vua Hùng cổ thời. Một biên giới thủng lỗ, được chỉ bởi một sự tương đồng của phong tục ở bên này hay bên kia, có thể là một sự ám chỉ tiếng cổ khác trong một bài thơ được viết về một vùng đất đă nổi tiếng từ lâu trước khi các hoàng đế Trung Hoa củng cố sự kiểm soát trên vùng đất tây nam của họ và ấn định biên giới. Các chứng nhân đă tin tưởng rằng Văn Lang đă phát triển trong nhiều thế kỷ trước khi vị Hoàng Đế Đầu tiên của Trung Hoa chinh phục miền nam Trung Hoa trong thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên.
Các cặp đôi cuối cùng xác định vị trí của ông Mạnh. Trong bài thơ về sông Thao, ông dường như đang thi hành các nhiệm vụ dân sự hơn là quân sự, và trong bài thơ về Chân Đăng ông tự cho phép ḿnh một sự mơ mộng. Lư do hẳn phải là, như câu thứ nh́ cho chúng ta hay, rằng ông đang ở giữa một phong cảnh “kỳ diệu”.
Cấu trúc “biên giới” vẫn c̣n có thể nhận thức được trong hai bài thơ này, nhưng sự hiện diện của ông Mạnh tại vùng tây bắc được đi kèm bởi h́nh ảnh mới. Sự di chuyển được chuyên chở trong các từ ngữ phi quân sự, các địa danh ám chỉ đến không gian do con người xác định, không gian trở thành không gian cổ thời, và ông Mạnh th́ phấn khởi trong một cung cách đă không được bộc lộ trong các bài thơ Lạng Sơn nghiêm nghị hơn.
Chúg ta giờ đây có một số sự chuẩn bị để đọc lại bài thơ có đề cập đến Văn Lang. Tôi đă sửa chữa bản dịch của tôi cho phù hợp với văn bản tiếng Hán được cung cấp bởi các nhà biên tập quyển Thơ Văn Lư-Trần.
Bài VII
行郡
艤船河石溯清波,
瀧在爭迎使旆過。
瀘水藩籬洮聚落,
文郎日月蜀山河。
書車萬里邊塵靜,
宇宙千年世事多。
我幸蒙恩開制閫,
驅攘盜賊息干戈。
***
Hành Quận
Nghĩ thuyền hà thạch tố thanh ba,
Lũng lại tranh nghênh sứ bái qua.
Lô thuỷ phiên ly, Thao tụ lạc,
Văn Lang nhật nguyệt Thục sơn hà.
Thư xa vạn lư biên trần tĩnh,
Vũ trụ thiên niên thế sự đa.
Ngă hạnh mông ân khai chế khổn,
Khu nhương đạo tặc, tức can qua.
***
Phần dịch nghĩa sang Anh ngữ của tác giả Wolters như sau:
Patrolling the Province
1. I moor my boat by a rock in the river, facing the clear waves.
2. The river guards race to hail the official’s pennant as it passes by.
3. There are tribal stockades along the Lô river and the Thao river’s settlements.
4. Here Văn Lang’s sun and moon once shone upon Thục’s mountains and rivers.
5. Then, when over ten thousand miles there was writing and chariots, the frontier soil was peaceful.
6. But for a thousand years there have been disorders in the world.
7. I am favoured with the imperial order to control the border lands.
8. I shall expel and subdue robbers and bring warfare to an end.
***
Phần dịch nghĩa sang tiếng Việt như sau:
Đi tuần tra Quận Hạt 33
1. Tôi buộc thuyền vào một ḥn đá trên sông, đối diện với các làn sóng trong trẻo.
2. Các quân canh gác ḍng sông chạy đến chào đón cờ hiệu của quan chức khi nó đi ngang qua.
3. Có các hàng rào bằng cọc của bộ tộc dọc sông Lô và các khu định cư dọc sông Thao.
4. Nơi đây mặt trời và mặt trăng của Văn Lang từng có thời soi sáng sông núi của vua Thục.
5. Thời đó, khi trên vạn dậm đă có văn tự và cỗ xe thống nhất, vùng đất biên cương th́ an b́nh.
6. Nhưng trong một ngh́n năm đă có các sự xáo trộn trong thế giới.
7. Tôi nhận ân sủng với mệnh lệnh của nhà vua để kiểm soát đất đai biên giới.
8. Tôi sẽ trục xuất và khuất phục quân cướp và mang chiến tranh đến chỗ kết thúc.
Chúng ta không biết liệu ông Mạnh đă viết bài thơ này trước khi hay sau khi ông ở ttong vùng Lạng Sơn, nhưng cấu trúc th́ đồng nhất với cấu trúc trong các bài thờ “biên giới” . Cặp đôi thứ nhất nói đến sự di chuyển được đặt vào sự vận hành bởi nhà vua. “Cờ hiệu đuôi nheo” (pennant) có nghĩa viên chức đang du hành của nhà vua như trong bài thơ Lạng Sơn nói về “Phía Bắc Biên Giới”. Các lính canh gác ḍng sông đang di chuyển khi họ “chạy đến để chào đón cờ hiệu”; Chúng tương đương với các binh sĩ được tập hợp, các ngọn cờ, và các cờ hiệu trong các bài thơ khác. Cặp đôi thứ nh́ mô tả quang cảnh. Các địa danh, kể cả Văn Lang, một lần nữa được ghi danh. “Các hàng rào bằng tre” và “các khu định cư” chiếm chỗ của các “ngọn núi” , “các thung lũng”, “”rào cản chắn ngang”, và “thành tŕ kiên cố” trong các bài thơ Lạng Sơn hay của “pháo đài vĩ đại” ở Chân Đăng. Các bài thơ “biên giới” không hề mô tả phía Trung Hoa bên kia biên giới; ngay trong bài thơ về sông Thao, các người dân bộ lạc chỉ là các sắc dân Shan-his (Thiện Thiện) và Vân Nam. Với ông Mạnh, như đối với các sử gia Việt Nam hiện đại, đất Thục th́ liên hệ chặt chẽ với lănh thổ Việt Nam. 34
Cặp đội thứ ba, như ở các bài thơ khác, bàn đến sự hành sử thẩm quyền hoàng triều cùng sự chiếm cứ và kiểm soát không gian. Trong thời đại của Văn Lang, “đất biên cương th́ an b́nh”. Thẩm quyền của nhà vua được biểu hiệu bằng “cách viết và các cỗ xe” (phép thư xa), đơn vị ngữ học cổ xưa nói đến sự tiêu chuẩn hóa các phép đo lường trong thời đại hoàng kim của Việt Nam. Cặp đôi thứ tư tất nhiên đặt ông Mạnh trung thành vào trong khung cảnh. Ông ta hănh diện để trợ lực vào việc kiểm soát biên giới nhân danh nhà vua.
Cấu trúc chung, được khai triển theo nhiều cách khác nhau, vẫn luôn luôn c̣n nguyên vẹn trong các bài thơ “biên giới”, ngay dù h́nh tượng có thay đổi khi ông Mạnh ở vùng tây bắc. Đây là kết luận mà tôi đă đạt tới sau khi cố gắng để đọc bài thơ “Văn Lang” không phải như một văn kiện tài liệu trong số các văn kiện khác, phần lớn trong đó không phải là các bài thơ, nhưng như một bài thơ trong số vài bài thơ “biên giới” bởi cùng tác giả. Cấu trúc thơ “Văn Lang” ủng hộ một cách nhất quán “thông điệp” trong tất cả các bài thơ: hoạt động xảy ra khi nhà vua truyền lệnh đó, và kết quả là sự kiểm soát lănh thổ. Cấu trúc th́ thích hợp cho một viên chức thế kỷ thứ mười bốn đang làm nhiệm vụ của ḿnh để phục vụ chế độ độc đoán nhà Trần. Khi chúng ta đọc các bài thơ này, chúng ta được báo cho hay về các khái niệm được xem là đương nhiên vào thời đó. Các bài thơ mang lại sự sống động một khía cạnh của sự phục vụ công quyền hồi giữa thế kỷ thứ mười bốn, và thông điệp của chúng có tính chất tự động và chân thực. Ông Mạnh không thể viết một cách nào khác bởi ông là một người Việt Nam sống vào một thời kỳ đặc biệt trong lịch sử đất nước ông. Ư niệm về thẩm quyền hoàng triều được khắc sâu thành nếp đến nỗi ông có thể xem nó là đương nhiên và tập trung các kỹ năng của ông vào việc thi ca hóa nó. Ư niệm về thẩm quyền hoàng triều của ông quá đơn giản đến nỗi ông hẳn đă ư niệm hóa nhà cai trị không phải như “hoàng đế” [đế, tiếng Hán Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], một từ ngữ phát sinh từ ngữ vựng của Trung Hoa và được dùng trong nghi thức triều đ́nh Việt Nam, mà như là vua [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], một từ ngữ Việt Nam để chỉ h́nh ảnh người cha lănh đạo dân chúng của ḿnh.
Tôi đă t́m cách để khám phá cấu trúc thơ trong các bài thơ “biên giới” của ông Mạnh. Giờ đây tôi sẽ nêu ra các lư do tại sao “thông điệp văn chương” của ông có thể khiến một sử gia chú ư đến.
Trước tiên, chúng ta đă nh́n thấy rằng ông Mạnh sử dụng một h́nh tượng đặc biệt tại vùng tây bắc. Trong bài thơ về Chân Đăng, và đặc biệt trong bài thơ Văn Lang, đề xuất của triều đ́nh và sự kiểm soát không gian được phô bày trong khung cảnh của thời cổ xưa và được hậu thuẫn bởi ngôn ngữ cổ thích hợp. Thành ngữ “thư xa: cách viết và các cỗ xe” cho thấy rằng ông Mạnh hay biết rơ rằng ông đang nh́n thấy không gian “văn hóa” cũng như “quân sự”, từng có lần được kiểm soát bởi các nhà vua giống như các nhà hiền triết thông thái củaVăn Lang. Các sự liên kết địa h́nh của vùng tây bắc buộc ông phải du nhập “lịch sử” trong phần liên hệ của cấu trúc của ông. Các sự ám chỉ lịch sử không phải là một cuộc diễn hành sự học hỏi của ông. Miền tây bắc đă có ư nghĩa đặc biệt đối với các người trí thức trong thế kỷ thứ mười bốn và đ̣i hỏi ông Mạnh phải sử dụng ngôn ngữ này.
Chúng ta cũng có thể đối chiếu cảm nghĩ của ông Mạnh về sự liên kết lịch sử tại vùng tây bắc với bàu không khí vượt thời gian trong các bài thơ Lạng Sơn của ông. Tôi tin tưởng rằng, với ông, “quá khứ” có nghĩa một quá khứ có thực được bảo tồn trong văn học dân gian và được tổ chức quanh các câu chuyện về các vị thần giám hộ được viết ra trong thế kỷ thứ mười bốn. Tất cả mọi người Việt Nam đều tôn kính các vị thần linh bởi các vị thần đă bảo vệ các địa phương cụ thể và đặt sức mạnh tinh thần bảo vệ không gian của họ dưới quyền sử dụng của nhà vua. Vùng tây bắc th́ phong phú về văn học dân gian như thế, và không có các vị thần linh nào lại sẽ có uy tín hơn các vua Hùng, các nhà lănh đạo của Văn Lang cổ xưa. 35 Nhưng trong thời đại của ông Mạnh, khu vực Lạng Sơn không có vẻ được ghi nhớ trong cung cách này, và đây là lư do tại sao ông Mạnh, trong bài thơ về động Tam Thanh của ông, thay thế sự bảo vệ siêu nhiên bằng các vị thần linh vượt thời gian của các hang động.
Các bài thơ “biên giới” làm liên tưởng đến điều ǵ nhiều hơn nữa. Trung Hoa luôn luôn bị chặn đứng ngoài, bất luận là bởi phong cảnh hay bởi dân bộ tộc trung thành. Ông Mạnh chỉ quan tâm đến phía bên Việt Nam của biên giới, và lư do chắc chắn phải là v́ ông đang trấn áp các cuộc nổi dậy nhân danh nhà vua. Trong bài khảo luận trước đây của tôi, tôi đă tin tưởng rằg ông đă vui mừng v́ thẩm quyền nhà Trần đă được chấp nhận tại vùng tây bắc. Giờ đây tôi lại nghĩ khác. Sự đề cập duy nhất và không mơ hồ của ông Mạnh về “quân cướp” lại xuất hiện trong bài thơ Văn Lang. Sự tương phản giữa thẩm quyền của các nhà lănh đạo Văn Lang và thẩm quyền nhà vua của chính ông hẳn phải nổi bật và nhức nhối. Không gian trong thời đại của ông phải sẽ được thu hồi từ quân nổi dậy. Bài thơ của ông là một cái nh́n thoáng qua của sự hoài niệm trong thế kỷ thứ mười bốn về thời đại hoàng kim của Văn Lang.
Sau cùng chúng ta có thể ghi nhận ngôn ngữ mạnh bạo mà ông Mạnh sử dụng để mô tả vai tṛ của chính ông. Ông đang đối phó với “sự kiểm soát thế giới” và đang “bảo vệ thế giới”. Ông là một kẻ “trấn áp đáng sợ” và đang hành sử quyền “chỉ huy quân sự tối cao”. Ông đang “thảo chương đầu tiên của sách lược B́nh Định Các Dân Man Rợ Phía Tây”. Ông đang “chiếm đóng” toàn vùng núi non của Lộc Châu”. Trong thời kỳ sớm hơn của nhà Trần, hoàng đế Minh Tôn đă lănh đạo các cuộc viễn chinh chống lại quân xâm lược trong thập niên 1330, và cha và ông nội của vua Minh Tôn cũng đă làm như vậy. Gia tộc nhà Trần đă đóng vai tṛ lănh đạo trong các cuộc chiến tranh chống lại quân Mông Cổ. Nhưng giờ đây ông Mạnh đang chỉ huy các binh sĩ trong những năm cuối cùng thời trị v́ của vua Minh Tôn (1320-1357) hay dưới thời của người con nhu nhược của Minh Tôn, vua Dụ Tôn (1357-1369). Quyển Lĩnh Nam Chích Quái cho chúng ta hay rằng tại vương quốc Văn Lang, “các nhà lănh đạo và các quan chức’ được ấn định “theo thứ tự ưu tiên”, 36 nhưng vào giữa thế kỷ thứ mười bốn các nhà lănh đạo đă phải lệ thuộc vào các quan chức của họ đến tầm mức chưa hề xảy ra trước đây trong triều đại nhà Trần hay trong thời đại Văn Lang. Ông Mạnh biết rằng ông đang gánh vác các trách nhiệm mà chính bản thân các vị vua phải làm, và đây là lư do tại sao các bài thơ của ông, không giống như các bài thơ được viết ra sớm hơn trong thế kỷ thứ mười bốn, không bao giờ biện minh hành động của ông trên các duyên cớ rằng ông đang lập “công danh”. Không giống như các người tiền nhiệm của ông phải cạnh tranh để có sự thừa nhận bởi các nhà lănh đạo nghị lực, ông đang cung cấp các dịch vụ không thể không có. Kinh nghiệm của trách nhiệm nặng nề giải thích lư do tại sao ông và các nhân chứng khác đă miễn cưỡng không muốn đưa ra sự khuyến cáo với các nhà lănh đạo về cách thức mà thẩm quyền nên được hành sử. Mặc dù “thông điệp” trong các bài thơ của ông Mạnh rằng tất cả đề xuất đến từ các nhà lănh đạo, ông và các đồng sự của ông đang giữ sự chủ động trong các chiến dịch quân sự và trong các sự tưởng nhớ đến ngôi vua. Sau khi đọc các bài thơ của ông Mạnh, tôi vẫn c̣n tự tin rằng thế kỷ thứ mười bốn đă là một thời khoảng của các sự mâu thuẫn tàn nhẫn cho các nhân chứng và là một đường phân ranh trong lịch sử Việt Nam./-
-----
CHÚ THÍCH
* Bài viết này nguyên thủy được tŕnh bày tại Hội Nghị Lần Thứ Tám của Hiệp Hội Quốc Tế Các Sử Gia Về Á Châu (International Association of Historians of Asia), được tổ chức tại Kuala Lumpur hồi Tháng Tám 1980.
1. O. W. Wolters, “Assertions of Cultural Well-Being in Fourteenth Century Vietnam: Part Two”, Journal of Southeast Asian Studies 11, số 1 (1980), 74-90.
2. Các bài thơ này được ấn hành trong quyển Thơ-Văn Lư-Trần (Nhà Xuất Bản Khoa Học Xă Hội, Hà Nội, 1978), tập 3.
3. Việt Điện U Linh Tâp. Có lẽ một số câu chuyện trong Lĩnh Nam Chích Quái đă được biên soạn vào những năm sau này của thế kỷ thứ 14.
4. Nguyễn Sưởng, TVTL = Toàn Việt Thi Lục (HM2319 tại thư viên của Société Asiatique, Paris, lời đề tựa không ghi nhật kỳ), quyển 3, các trang 14a-b.
5. TVTL, quyển 2, trang 10b. Ông cũng phô trương sự hiểu biết của ḿnh về Ch’u Yuan.
6. Nguyễn Tử Thành, TV = Thơ Văn Lư-Trần, tập 3, trang 21.
7. TV, tập 3, trang 56.
8. Chúng cũng được ấn hành trong TV.
9. S. Couvreur, Li Ki, ấn bản lần thứ nh́, Ho Kien Fou, 1913, tập 2, trang 469.
10. Ư nghĩa văn hóa của thành ngữ “thư xa: cách viết và [bánh] xe” được soi sáng nơi một trong các bài thơ của Nguyễn Trăi, được làm để ca ngợi chiến thắng của Lê Lợi trong năm 1432 trên các cuộc nổi loạn bộ lạc tại Lai Châu, phần đất cực tây bắc của Việt Nam. Ông Trăi có liên hệ qua hôn nhân với gia tộc [Trần] Nguyên Đán (1326-90), một trong các nhân chứng thế kỷ thứ 14. Nguyễn Trăi phát biểu rằng lấy làm thương xót các tập quán của người dân xa xôi và kết luận bài thơ của ông như sau:
Từ này trong bốn biển các cỗ xe và cách viết văn tự sẽ được thống nhất.
Điều này tương tư như đức độ tràn đày và thành quả huy hoàng của cổ thời xa xưa.
Ông Trăi nh́n sự chiến thắng của Lê Lợi như là một sự mệnh khai hóa và, bởi hàm ư, có thể so sánh với thành tích của các nhà cai trị Văn Lang; Ức Trai tập (HM 2210 tại Société Asiatique; lời nói đầu đầu tiên có ghi nhật kỳ năm 1825), quyển 1, các trang 12b-13a.
11. Terence Hawkes, Structuralism and Semiotics (Berkeley and Los Angeles University of California Press, 1977), trang 158.
12. Tôi nói đến Hoàng Việt Thi Tuyển của Bùi [Huy?] Bích. Xem TV, tập 3, trang 115, chú thích số 1.
13. Tôi đă dùng các văn bản thu thập bởi các nhà biên tập quyển TV. Tôi xin cám ơn các Giáo Sư Jonathan Cutler, Harold Shadick, và James Siegel [?] về sự phê b́nh của họ trên một bản thảo trước đây của bài khảo luận này.
14. TV, tập 3, trang 102.
15. TV, tập 3, trang 112.
16. TV, tập 3, trang 113.
17. Bản văn của TV ghi là “ chướng khí, khí độc: miasmas” thay v́ các “đỉnh núi: peaks”. Văn bản trong bản sao HM ở Paris ghi là “các đỉnh cao: peaks” và tôi đi theo bản văn đó ở đây bởi tôi tin tưởng rằng h́nh tượng của ông Mạnh không bị ảnh hưởng bởi ước lệ Trung Hoa rằng các núi non miền bắc Việt Nam được đặc trưng bởi sương lam chướng khí. Tôi đưa ra dưới đây hai sự đề cập đến “chướng khí”, một của ông Nguyễn Trung Ngạn và một của ông Mạnh. Ông Ngạn tuân theo quy ước nhưng ông Mạnh liên kết chướng khí với biên giới phía bên Trung Hoa.
18. TV, tập 3, trang 109.
19. TV, tập 3, trang 109.
20. TV, tập 3, trang 109.
21. TV, tập 3, trang 114.
22. TV, tập 3, trang 109.
23. TV, tập 3, trang 114.
24. TV, tập 3, trang 110.
25. Giáo Sư Siegel nhận xét một sự tương phản trong các bài thơ này giữa các chi tiết quân sự của ông Mạnh với sự không có thật của biên giới cụ thể. Ông chỉ nêu tên các đỉnh cao và các khe. Các chướng khí bị loại bỏ. Các màu sắc dành riêng cho các lá cờ. Ông chú ư đến sự di chuyển gần biên giới nhưng khi ông nh́n vào bản thân biên giới, ông ta chưa bao giờ xem ra có nh́n thấy nó. Bài thơ về động Tam Thanh nhấn mạnh sự vô h́nh của biên giới qua việc đề cập đến các địa điểm trên Trời là “ngay sát cận” hay ‘trong tầm tay với” nhưng không bao giờ được nh́n thấy. Song biên giới chứa đựng một đế đô trên Trời và là một trung tâm được bao quanh bởi các ḍng suối và một đường hào. Kinh đô trên trời th́ nhất thiết không nh́n thấy được, và điều này mang thực chất đến cho các sự vật bên ngoài nó chẳng hạn như các cờ quạt và các binh sĩ. Các lá cờ và các binh sĩ bù đắp cho những ǵ không được nh́n thấy, chúng cung cấp sự hiện diện để đền bù cho sự vắng bóng trên bản thân biên giới. Kinh đô trên Trời tạo ra một khoảng trống cụ thể, và khoảng trống này tượng trưng cho biên giới.
26. Xem chú thích số 14 ở trên.
27. TVTL, quyển 2, trang 26a.
28. TVTL, quyển 2, trang 33b.
29. TV, tập 3, trang 98.
30. TV, tập 3, trang 101.
31. TV, tập 3, trang 99, chú thích số 2.
32. Tôi có tham khảo các ấn bản của Lê Hữu Mục và của Đinh Gia Khánh và Nguyễn Ngọc San.
33. TV, tập 3, trang 99.
34. Các sử gia Việt Nam tin tưởng rằng Thục không phải là một địa danh mà là họ của một nhà lănh đạo một liên bang các bộ tộc Âu Việt; Nguyễn Khắc Viện, Le Vietnam traditionnel – quelques étapes [?] historiques. Études vietnamiennes, số 21 (Hà Nội, 1969), trang 21.
35. Trong một bài thơ khác, ông Mạnh nói đến Phong Khê, liên hệ đến An Dương Vương, kẻ đă lật đổ các vua Hùng trong thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Song trong một bài thơ khác nữa, ông đề cập đến [Lư] Ông Trọng, một anh hùng của thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, kẻ đă trở thành một vị thần giám hộ Việt Nam. Đền thờ Ông Trọng được ghi nhận trong bài thơ. Trong cả hai trường hợp, ông Mạnh đang ám chỉ đến các địa điểm ở vùng lân cận của Hà Nội.
36. Trong chuyện kể thứ nhất.
_____
Nguồn: Oliver W. Wolters, Phạm Sư Mạnh’s Poems Written while Patrolling the Vietnamese Northern Border in the Middle of the Fourteenth Century, Journal of Southeast Asian Studies, Tập 13, Số 1, Tháng Ba 1982, các trang 107-119.
Ngô Bắc dịch và phụ chú
04.02.2013
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2013